Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án vật lý 12 học kì 1 tiết 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.3 KB, 3 trang )

Tuần: 11
Tiết: 21

 Giáo án Vật Lý 12 – Ban cơ bản

Trường THPT Phú Hữu

Chương III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
ĐẠI CƯƠNG VỀ DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
I. MỤC TIÊU
- Phát biểu được định nghĩa dòng điện xoay chiều. Viết được biểu thức cường độ tức thời của dòng điện.
- Nêu được ví dụ về đồ thị của cường độ dòng điện tức thời, chỉ ra được trên đồ thị các đại lượng I 0, T.
- Giải thích tóm tắt nguyên tắc tao ra dòng điện xoay chiều.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của cường độ dòng điện hiệu dụng, điện áp hiệu dụng.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Mô hình máy phát điện xoay chiều.
2. Học sinh: Ôn lại các khái niệm về dòng điện không đổi, dòng điện biến thiên và các tính chất của hàm điều
hòa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1 (10 phút): Tìm hiểu khái niệm về dòng điện xoay chiều.
Hoạt động của giáo viên
Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
Giới thiệu dòng điện xoay
chiều.

Hoạt động của học sinh
Thực hiện C1.
Ghi nhận khái niệm.

Xác định các đại lượng trong
Yêu cầu học sinh xác định các biểu thức của i.


đại lượng trong biểu thức của i.

Nội dung cơ bản
I. Khái niệm về dòng điện xoay chiều
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có
cường độ biến thiên tuần hoàn với thời
gian theo quy luật của hàm số sin hay
côsin, với dạng tổng quát: i = I0cos(ωt +
ϕ).
Trong đó: i là cường độ dòng điện tức thời
tại thời điểm t; I0 > 0 là cường độ dòng
điện cực đại; ω > 0 là tần số góc; T =

Thực hiện C2, C3.

là chu kỳ; f =


ω

ω
là tần số; (ωt + ϕ) là


pha và ϕ là pha ban đầu của i.

Yêu cầu h/s thực hiện C2, C3.

Hoạt động 2 (15 phút): Tìm hiểu nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều.
Hoạt động của giáo viên


Hoạt động của học sinh

Vẽ hình 12.2. Dẫn dắt để học
sinh nắm được nguyên tắc tạo
ra dòng điện xoay chiều.

Nội dung cơ bản
II. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay
chiều
Cho cuộn dây dẹt, hình tròn có N vòng,
mỗi vòng có diện tích S, quay đều với tốc
độ góc ω xung quanh một trục cố định
đồng phẵng với cuộn dây đặt trong một từ


Xác định từ thông qua mỗi
vòng dây và qua cả cuộn dây tại
thời điểm t bất kì.

trường đều B có phương vuông góc với
trục quay.
Giả sử lúc t = 0 góc hợp giữa pháp tuyến


n của mặt phẵng chứa cuộn dây và véc tơ


Viết biểu thức tính suất điện
động cảm ứng trong cuộn dây.

Viết biểu thức định luật Ôm
cho mạch kín.

cảm ứng từ B là α = 0, tại thời điểm t > 0
thì α = ωt, từ thông qua cuộn dây cho bởi:
Φ = NBScosα = NBScosωt
Trong cuộn dây xuất hiện suất điện động
cảm ứng: e = -


= NBSωsinωt
dt

Nếu cuộn dây khép kín có điện trở R thì


 Giáo án Vật Lý 12 – Ban cơ bản

Trường THPT Phú Hữu

cường độ dòng điện cho bởi:
Yêu cầu học sinh nhắc lại khái
niệm dòng điện xoay chiều.

Nhắc lại khái niệm dòng điện
xoay chiều.

i=

NBSω

sinωt
R

Đây là dòng điện xoay chiều với tần số
góc ω và cường độ cực đại: I0 =

NBSω
.
R

Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Giới thiệu công thức và định
Ghi nhận công thức và khái
nghĩa cường độ hiệu dụng của niệm.
dòng điện xoay chiều.

Giới thiệu cách tính giá trị
hiệu dụng của các đại lượng
biến thiên theo hàm sin hay
côsin theo thời gian.

Ghi nhận cách tính giá trị hiệu
dụng của các đại lượng biến
thiên theo hàm sin hay côsin theo
thời gian.


Nội dung cơ bản
III. Giá trị hiệu dụng
1. Cường độ hiệu dụng
Đại lượng I =

I0
2

được gọi là giá trị hiệu

dụng của cường độ dòng điện xoay chiều
(cường độ hiệu dụng).
Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay
chiều bằng cường độ của một dòng điện
không đổi, sao cho khi đi qua cùng một
điện trở R thì công suất tiêu thụ trong R bởi
hai dòng điện đó là như nhau.
2. Các giá trị hiệu dụng khác
Những đại lượng điện và từ biến thiên theo
hàm sin hay côsin theo thời gian đều có giá
trị hiệu dụng tính theo công thức:
Giá trị cực đại
Giá trị hiệu dụng = 

2
Yêu cầu học sinh viết công
thức tính các giá trị hiệu dụng
của điện áp và suất điện động
hiệu dụng của dòng điện xoay
chiều.


Viết công thức tính các giá trị
hiệu dụng của điện áp và suất
điện động hiệu dụng của dòng
điện xoay chiều.

U0
Điện áp hiệu dụng: U =
2
Suất động hiệu dụng: E =

E0
.
2

Khi tính toán, đo lường, ... các mạch điện
xoay chiều, chủ yếu sử dụng các giá trị hiệu
dụng. Các số liệu ghi trên các thiết bị điện
đều là các giá trị hiệu dụng.

Hoạt động 4 (5 phút): Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà.


 Giáo án Vật Lý 12 – Ban cơ bản

Hoạt động của giáo viên
Cho học sinh tóm tắt những kiến thức đã học trong
bài.
Yêu cầu học sinh về nhà giải các bài tập từ 4 đến 9
trang 66 sgk và12.4, 12.5 sbt.


Trường THPT Phú Hữu

Hoạt động của học sinh
Tóm tắt lại những kiến thức đã học trong bài.
Ghi các bài tập về nhà.

IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------BGH DUYỆT

TỔ DUYỆT

GIÁO VIÊN SOẠN

DANH HOÀNG KHẢI



×