Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Báo cáo thực tập tại ban quản lý các dự án đường sắt ( RPMU)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.3 KB, 45 trang )

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Khoa Kinh tế Đầu tư

Báo cáo thực tập
tại
Ban Quản lý các dự án Đường sắt ( RPMU)

Sinh viên : Nguyễn Thành Công
Mã sinh viên : CQ 520423
Lớp : Kinh tế đầu tư 52C
GVHD : GV. Nguyễn Thị Thu Hà

Hà nội, ngày 20 tháng 9 năm 2013


Mục lục
Chương I. Giới thiệu chung về Ban Quản lý các dự án Đường
sắt
1. Cơ sở pháp lý hình thành Ban quản lý và khái quát hoạt động
của RPMU
1.1) Cơ sở pháp lý
1.2) Khái quát hoạt động
2. Cơ cấu tổ chức và các phòng ban
2.1) Thực trạng vị trí việc làm
2.2) Cơ cấu tổ chức
2.3) Kinh nghiệm quản lý
2.4) Trình độ cán bộ

Chương II. Tình hình quản lý các dự án đầu tư của RPMU
1. Các kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý đạt được trong năm
2012


2. Kết quả thực hiện và giải ngân vốn của RPMU từ năm 2010 đến
nay
3. Thực trạng quản lý các dự án đang triển khai năm 2013
4. Đánh giá chung về công tác quản lý đầu tư tại RPMU

Chương III. Phương hướng hoạt động của RPMU năm 2013
1. Mục tiêu nhiệm vụ
1.1) Mục tiêu
1.2) Nhiệm vụ trọng tâm
1.3) Các biện pháp thực hiện
2. Tiến độ thực hiện các dự án trong năm 2013


2.1) Các dự án đang triển khai
2.2) Chuẩn bị đầu tư

Chương I. Giới thiệu chung về Ban Quản lý các dự
án Đường sắt ( RPMU)
1. Cơ sở pháp lý hình thành Ban quản lý và khái quát
hoạt động của RPMU
1.1) Cở sở pháp lý
- Quyết định 347/QĐ-TCCB-LĐ ngày 16/3/1994 và Quyết định 2495/QĐTCCB-LĐ ngày 24/9/1997 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc thành lập tổ chức
và quy định chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý các dự án Đường sắt
(RPMU)
- Quyết định 873/QĐ-ĐS-TCCBLĐ ngày 10/11/2003 của Hội đồng Quản trị
Tổng Công ty Đường sắt VN ban hành Quy định phân cấp quản lý tổ chức, cán
bộ, lao động, tiền lương trong Tổng Công ty Đường sắt VN
- Quyết định 507/QĐ-ĐS-TCCBLĐ ngày 07/6/2011 của Hội đồng Quản trị
Tổng công ty Đường sắt VN ban hành Quy định Quyền, nghĩa vụ của Đường
sắt Việt Nam trong lĩnh vực tổ chức, quản trị nhân sự


1.2) Khái quát hoạt động
a) Nội dung hoạt động.
Ban Quản lý các dự án Đường sắt là đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng công ty
Đường sắt VN, có chức năng cơ bản là Đại diện cho Đường sắt Việt Nam thực
hiện công tác quản lý các dự án Đường sắt do Tổng công ty Đường sắt VN
làm Chủ đầu tư.
b) Đối tượng, phạm vi, tính chất hoạt động.
Nhiệm vụ cơ bản của RPMU là quản lý toàn bộ hoặc từng phần quá trình thực
hiện đầu tư các dự án đường sắt (chủ yếu là dự án sử dụng vốn nước ngoài)
được Đường sắt VN giao theo quy định của Pháp luật từ khi có quyết định
đầu tư đến khi kết thúc.


Được làm tư vấn quản lý dự án cung cấp dịch vụ tư vấn đầu tư và xây dựng
cho các chủ đầu tư khác, theo quy định của Pháp luật.
RPMU thực hiện chế độ kế toán đơn vị Chủ đầu tư, có tư cách pháp nhân đầy
đủ, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại hệ thống ngân hàng và Kho bạc
Nhà nước và có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính của một đơn vị sự nghiệp công lấp theo
quy định của Pháp luật và Đường sắt VN.
Thực hiện các nhiệm vụ tư vấn quản lý dự án khác do Tổng giám đốc giao.
c) Cơ chế hoạt động.
RPMU chị sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám đốc Đường sắt Việt
Nam. Các tổ chức Đảng, Công đoàn ĐSVN, Đoàn thanh niên ĐSVN.
Giám đốc RPMU chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc ĐSVN và pháp luật
toàn bộ công việc quản lý dự án, việc điều hành hoạt động của Ban.
Kinh phí hoạt động của RPMU được cân đối chủ yếu từ nguồn thu chi phí
quản lý các dự án; RPMU cũng được quyền sử dụng các nguồn kinh phí khác
như: nguồn hỗ trợ của ĐSVN cho các hoạt động nghiên cứu và áp dụng khoa

học – công nghệ, cải tiến quản lý, thi đua, khen thưởng, đào tạo…; nguồn thu
hợp pháp từ các dự án do RPMU quản lý; nguồn thu từ các hoạt động cung
cấp dịch vụ tư vấn.
Nhà nước và ĐSVN trang bị cơ sở vật chất, gồm cả trụ sở làm việc và trang
thiết bị, phương tiện cần thiết để RPMU có đủ điều kiện thực hiện chức năng.
Mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động: gồm 09 phòng: 04 phòng THDA và 05
phòng nghiệp vụ:
- Các phòng quản lý nghiệp vụ: Văn phòng; Phòng Kế hoạch và Chuẩn bị
dự án; Phòng Tài chính - Kế toán; phòng Kỹ thuật chất lượng; Phòng
Giải phóng mặt bằng.
- Các phòng dự án: Phòng dự án 1; Phòng dự án 2; Phòng dự án 3,
Phòng dự án 4,
Các dự án đang được RPMU quản lý và triển khai thực hiện :
- Nâng cao an toàn cầu ĐS trên tuyến HN-Tp HCM (44 cầu);


- Xây dựng ĐS đô thị Hà Nội tuyến số 1, giai đoan 1 (ĐSTC);
- Cải tạo và nâng cấp, tuyến ĐS Yên Viên - Lào Cai;
- Dự án Hiện đại hóa T3H Hà Nội - Vinh giai đoạn 2;
- Hiện đại hóa T3H 3 tuyến phía bắc và khu đầu mối HN, giai đoạn I;
- Hiện đại hóa T3H đường sắt đoạn Vinh Sài gòn;
- Hiện đại hóa Trung tâm Điều hành VT (OCC)
- Dự án Lắp ráp, chế tạo đầu máy trong nước bằng nguồn vốn ưu đãi
cho sản phẩm cơ khí trọng điểm
- Đoàn tàu tốc hành giai đoạn 1
- Tiểu dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn
2A
- CBĐT Khôi phục cầu Cầu Long Biên

2. Cơ cấu tổ chức và các phòng ban

2.1) Thực trạng vị trí việc làm
Căn cứ điều 5 và 6 Thông tư 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội
vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của
Chính Phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, Ban
Quản lý các dự án Đường sắt xác định số lượng người làm việc trong đơn vị
như sau:
1. Vị trí việc làm được phê duyệt năm 2013: Tổng số : 105 vị trí (không
kể chuyên gia).
2. Vị trí việc làm thực tế thực hiện năm 2013: 105 vị trí.
3. Vị trí việc làm gắn với công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành.
3.1. Vị trí cấp trưởng đơn vị: 01 vị trí.
- Vị trí Giám đốc.
3.2. Vị trí cấp phó của người đứng đầu đơn vị: 05 vị trí.
- Vị trí Phó Giám đốc 1;
- Vị trí Phó Giám đốc 2;


- Vị trí Phó Giám đốc 3;
- Vị trí Phó Giám đốc 4;
- Vị trí Phó Giám đốc 5;
3.3. Vị trí cấp trưởng đơn vị thuộc và trực thuộc: 09 vị trí.
- Vị trí Chánh Văn phòng;
- Vị trí Trưởng Phòng Tài chính kế toán;
- Vị trí Trưởng Phòng Kế hoạch và chuẩn bị dự án;
- Vị trí Trưởng Phòng Kỹ thuật chất lượng;
- Vị trí Trưởng Phòng Giải phóng mặt bằng;
- Vị trí Trưởng Phòng Thực hiện dự án 1;
- Vị trí Trưởng Phòng Thực hiện dự án 2;
- Vị trí Trưởng Phòng Thực hiện dự án 3;
- Vị trí Trưởng Phòng Thực hiện dự án 4;

3.4. Vị trí cấp phó của người đứng đầu đơn vị: 12 vị trí.
- Vị trí Phó Chánh Văn phòng 1;
- Vị trí Phó Chánh Văn phòng 2;
- Vị trí Phó phòng Tài chính kế toán;
- Vị trí Phó phòng Kế hoạch và chuẩn bị dự án;
- Vị trí Phó phòng Thực hiện dự án 1: 02 vị trí;
- Vị trí Phó phòng Thực hiện dự án 2: 02 vị trí;
- Vị trí Phó phòng Thực hiện dự án 3: 02 vị trí;
- Vị trí Phó phòng Thực hiện dự án 4: 02 vị trí;
4. Vị trí việc làm gắn với công việc hoạt động nghề nghiệp.
4.1. Vị trí tham mưu về chuyên môn, nghiệp vụ: 12 vị trí.
- Vị trí Thống kê - báo cáo - kế hoạch: 01 vị trí;
- Vị trí thẩm định: 02 vị trí;
- Vị trí kế toán tổng hợp: 01 vị trí;
- Vị trí kế toán dự án: 02 vị trí;
- Vị trí kế toán thanh toán nội bộ: 01 vị trí;
- Vị trí Thủ quỹ: 01 vị trí;
- Vị trí Tài liệu - Trợ lý dự án: 04 ví trí;


4.2. Vị trí trực tiếp tham gia làm QLDA: 58 vị trí.
5. Vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ.
5.1. Vị trí hành chính, văn phòng: 05 vị trí.
- Vị trí Hành chính - Ngoại vụ;
- Vị trí Lao động - Tiền lương;
- Vị trí Quản trị mạng;
- Vị trí Văn thư - lưu trữ;
- Vị trí Lế tân;
5.2. Vị trí Lái xe: 03 vị trí.
6. Bảng tổng hợp danh mục vị trí việc làm.

TT

Vị trí làm việc

(1)

01

(2)

Vị trí làm việc

Tăng, giảm

thực tế thực hiện

vị trí việc làm

(3)

(4)

Ban Giám đốc

06

Giám đốc; CV cao cấp

01


Phó giám đốc; CV chính

05

Văn phòng

10

Chánh Văn phòng; CV chính

01

Phó chánh Văn phòng; CV chính

02

Nhân sự -Lao động, tiền lương; CV
02

Giảm 01

Nhân viên văn thư; Lễ tân; Cán sự

02

Hành chinh: visa, hộ chiếu; CV

01

Tin học (LAN và MIS); CV


01

Thư ký Giám đốc
Lái xe; nhân viên kỹ thuật

Tăng 01

03


03

04

05

06

07

Phòng Tài chính - Kế toán

07

Trưởng phòng kiêm KTT; CV chính

01

Phó Phòng Kế toán; CV chính


01

Kế toán TH; CV chính(1 ch/gia HĐ)

02

Kế toán dự án, thủ quỹ); CV & Cán sự

03

Phòng Kế hoạch

05

Trưởng phòng; CV chính

01

Phó trưởng phòng; CV chính & CV

02

Thống kê + báo cáo; CV

01

Thẩm định; Kinh tế dự án: CV

01


Phòng dự án 1

18

Trưởng phòng; CV

01

Phó trưởng phòng; CV

02

Kinh tế dự án; CV

03

Kỹ thuật DA (2 ch/gia HĐ); CVC&CV

11

Tài liệu & trợ lý DA; CV

01

Phòng Thực hiện DA2

19

Trưởng phòng; CV


01

Phó trưởng phòng; CV

02

Kỹ thuật DA (1 ch/gia HĐ); CVC&CV

13

Kinh tế DA; CV

02

Tài liệu & trợ lý DA; CV

01

Phòng Thực hiện DA3

21

Trưởng phòng; CV

01

Phó trưởng phòng; CV

02


Tăng 01


08

09

10

Kỹ thuật DA; CVC&CV

14

Kinh tế DA; CV

03

Tài liệu & trợ lý DA; CV

01

Phòng Thực hiện DA4

15

Trưởng phòng; CV

01


Phó trưởng phòng; CV

02

Kinh tế DA; CV

02

Kỹ thuật DA; CV;

09

Tài liệu & trợ lý DA; CV

01

Phòng Kỹ thuật chất lượng

05

Trưởng phòng; CV chính

01

Giảm 01

Tăng 01

Giảm 01


Phó trưởng phòng; CV
Kỹ thuật DA; CV

04

Phòng Giải phóng mặt bằng

04

Trưởng phòng; CVC

01

Phó trưởng phòng; CV
Kỹ thuật DA (1 ch/gia HĐ); CV

03

Tài liệu & trợ lý DA; CV
Tổng cộng:

110 người

(Kể cả chuyên gia)

2.2) Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, RPMU có các đơn vị trực thuộc là:
- Có 04 phòng quản lý nghiệp vụ: Văn phòng; Phòng Kế hoạch và chuẩn
bị dự án; Phòng Tài chính kế toán; Phòng Kỹ thuật chất lượng.
- Có 04 Phòng dự án: Phòng THDA1, THDA2, THDA3, THDA4.



* Phòng THDA1, được giao quản lý dự án: Nâng cao an toàn cầu
Đường sắt trên tuyến HN-TP.HCM (44 cầu).
* Phòng THDA2, được giao quản lý các dự án về lĩnh vực Thông
tin, tín hiệu như:
Dự án TTTH 3 tuyến phía Bắc và Khu đầu mối Hà Nội;
Dự án TTTH Vinh - Sài Gòn giai đoạn 1
Dự án TTTH Hà Nội - Vinh giai đoạn 2
Dự án Hiện đại hoá Trung tâm điều hành vận tải
* Phòng THDA3, được giao quản lý
Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1, giai đoạn 1:
Dự án Đường sắt Đô thị Hà Nội tuyến số1, giai đoạn 2A:
Chuẩn bị đầu tư dự án Khôi phục cầu Long Biên
* Phòng THDA4, được giao quản lý
Dự án Cải tạo và nâng cấp tuyến ĐS Yên Viên - Lào Cai:
* Phòng kỹ thuật chất lượng, ngoài việc thực hiện chức năng còn
được giao quản lý 02 dự án:
Dự án: Lắp ráp, chế tạo đầu máy trong nước bằng nguồn vốn ưu
đãi cho SP Cơ khí trọng điểm
Dự án Đoàn tàu tốc hành giai đoạn 1.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc
trên đây do giám đốc RPMU quy định cụ thể trong các Quy chế Quản lý hoạt
động nội bộ.
Hiện nay, bộ máy tổ chức của RPMU gồm:
- 01 giám đốc
- 08 Trưởng phòng

- 04 Phó giám đốc
- 14 Phó Trưởng phòng


SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ


Ghi chú:
- Director : Giám đốc
- Deputy Director : Phó Giám đốc
- ADM: Văn phòng
- ACD: Phòng Tài chính kế toán
- TQM: Phòng Kỹ thuật chất lượng

- PD1: Phòng Thực hiện dự án 1
- PD2: Phòng Thực hiện dự án 2
- PD3: Phòng Thực hiện dự án 3
- PD4: Phòng Thực hiện dự án 4
- PPD: Phòng Kế hoạch & CBDA

2.3) Kinh nghiệm quản lý
a) Các dự án đã hoàn thành
1. Dự án Khôi phục 10 cầu ĐSTN.
2. Dự án Đoàn tàu tốc hành giai đoạn 1.
3. Dự án T3H Hà Nội Vinh giai đoạn 1
4. Dự án Lắp ráp 20 đầu máy trong nước.
5. Dự án Cải tạo hệ thống thoát nước trên tuyến HN-TP.HCM (WB4).
b) Các dự án đang triển khai:
1. Dự án TTTH 3 tuyến phía Bắc và Khu đầu mối Hà Nội: chuyển tiếp từ
2011, tiếp tục thực hiện.
2. Dự án Nâng cao an toàn cầu Đường sắt trên tuyến HN-TP.HCM (44
cầu): chuyển tiếp từ 2011, tiếp tục thực hiện.



3. Dự án TTTH Vinh - Sài Gòn giai đoạn 1: chuyển tiếp từ 2011, tiếp tục
thực hiện.
4. Dự án TTTH Hà Nội - Vinh giai đoạn 2: chuyển tiếp từ 2011, tiếp tục
thực hiện.
5. Dự án Cải tạo và nâng cấp tuyến ĐS Yên Viên - Lào Cai: chuyển tiếp
từ 2011, tiếp tục thực hiện.
6. Dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1, giai đoạn 1:
chuyển tiếp từ 2011, tiếp tục thực hiện.
7. Dự án Hiện đại hoá Trung tâm điều hành vận tải: chuyển tiếp từ
2011, tiếp tục thực hiện.
8. Dự án Lắp ráp, chế tạo đầu máy trong nước bằng nguồn vốn ưu đãi
cho SP Cơ khí trọng điểm: chuyển tiếp từ 2011, tiếp tục thực hiện.
9. Dự án Khôi phục cầu Long Biên: chuyển tiếp từ 2011, tiếp tục Lập dự
án đầu tư.
10. Dự án Đường sắt Đô thị Hà Nội tuyến số1, giai đoạn 2A: bắt đầu lập
dự án.

2.4) Trình độ cán bộ
Tổng số CBVC có mặt đến 31/12/2011 là: 103 người . Trong đó:
- Tiến sỹ: 01 người

- Cao đẳng, trung cấp: 02 người

- Thạc sỹ: 24 người

- Lái xe: 03 người

- Đại học: 73 người
Thu nhập bình quân: 9.815.000 đ/người/tháng.



Chương II. Tình hình quản lý các dự án đầu tư
của RPMU
1. Các kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý đạt được
trong năm 2012
Năm 2012 là năm kết quả thực hiện các dự án và khối lượng giải ngân tốt
nhất so với những năm trước đây, cụ thể:
• Tổ chức mở, chấm thầu, đàm phán thương thảo, hoàn thiện trình phê duyệt,
ký kết hợp đồng được 15 gói thầu với tổng giá trị là: 3.270.683 triệu đồng;
(01 gói thầu về mua sắm hàng hóa; 05 gói thầu đấu thầu rộng rãi trong nưóc;
03 gói thầu đấu thầu rộng rãi quốc tế; 05 gói thầu chỉ đỉnh thầu trong nước;
01 gói thầu tự thực hiện)
• Tổng vốn giải ngân năm 2012 là 2.238.970 triệu đồng đạt 137% so với kế
hoạch, bằng 127,3% so với năm 2011 (Khối lượng giải ngân năm 2011là
1.759.132 triệu đồng). Trong đó:

- Vốn nước ngoài là 1.910.596 triệu đồng, bằng 123,7% so vói
năm 2011(năm 2011 là 1.544.178 triệu đồng).
- Vốn trong nước là 328.373 triệu đồng, bằng 152,8% so với năm
2011 (năm 2011 là 214.954 triệu đồng).
• Công tác quản lý các dự án đã đạt được những kết quả như sau:
a) Dự án 44 cầu:
Gói thầu xây lắp CP2; gói thầu mua sắm thiết bị EP hoàn thành đúng tiến độ
Hợp đồng và đã bàn giao đưa vào sử dụng; các gói thầu CS1, CS2, CP2, CP1B,
CP1C, CP1D, CP1A đang triển khai đúng tiến độ, gói thầu CP4 đã ký Hợp đồng,
đang phát hành HSMT cho gói thầu CP3. Công tác điều chỉnh dự án đã hoàn
tất, JICA đã thống nhất cam kết vốn bổ sung cho dự án. Kết quả giải ngân vốn
ODA là: 1.008,17 tỷ đồng, đạt 188,71% kế hoạch; chiến gần 50% tổng giá trị
giải ngân của toàn Ban.

c) Dự án Đường sắt Đô thị Hà Nội, tuyến số 1, giai đoạn I:


Đã quyết liệt đôn đốc, báo cáo các bộ ngành liên quan để Bộ GTVT phê duyệt
Tiểu dự án “Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1), giai đoạn IIA.
Đã phê duyệt chỉ giới đường đỏ, ranh giới dự án cho khu tổ hợp Ngọc Hồi,
trình thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 khu tổ hợp Ngọc Hồi, phê
duyệt phương án kiến trúc nhà ga và cầu cạn, đây là những thủ tục phức tạp
có ý nghĩa quyết định đối với tiến độ dự án.
d) Dự án Cải tạo và nâng cấp tuyến ĐS Yên Viên Lào Cai:
Đã ký hợp đồng và triển khai thi công gói thầu xây lắp đầu tiên CP2; CP3; Các
gói thầu Tư vấn giám sát thi công (CS2) và Tư vấn quản lý dự án (CS4) được
huy động dịch vụ đáp ứng tiến độ xây lắp; Xử lý sụt trượt tại Km 242+200Km 243+500 và Km 245+000 – Km 245+700 theo lệnh khẩn cấp của Thủ
tướng Chính phủ: Đã quyết toán, bàn giao, đưa công trình vào sử dụng; Kết
quả giải ngân vốn ODA là: 463.537 triệu đồng, đạt 157% kế hoạch đề ra,
chiếm gần 22% tổng giá trị giải ngân của toàn Ban.
e) Dự án Hiện đại hóa Trung tâm điều hành vận tải:
Đã ký kết hợp đồng sau nhiều năm bị ách tắc và đang triển khai thực hiện.
f) Hai dự án sử dụng vốn vay tín dụng của Chính phủ Trung Quốc đã
được triển khai và có nhiều chuyển biến tích cực;
g) Dự án “Lắp ráp, chế tạo đầu máy trong nước bằng nguồn vốn ưu đãi
của ngân hàng phát triển Việt Nam”: Đã hoàn thành việc lắp ráp, chế tạo,
nghiệm thu và bàn giao cho đơn vị sử dụng toàn bộ các đầu máy.
h) Dự án Đoàn tàu tốc hành giai đoạn I (Cung cấp đầu máy Đức). Hoàn
thành quá trình đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và ký hợp đồng MS01, đang
thương thảo hợp đồng Gói thầu MS02
i) RPMU đã làm việc với JICA và các Bộ, Ngành ký văn bản ghi nhớ bổ
sung vốn cho dự án nâng cao an toàn các cầu trên tuyến ĐSTN là: 13,79 tỷ
Yên; cho Khu tổ hợp ga Ngọc Hồi dự án ĐS đô thị Hà Nội, tuyến số I là : 16,555
tỷ Yên.

k) Phối hợp với các ban GPMB địa phương giải quyết dứt điểm một số
vướng mắc trong công tác GPMB đảm bảo có mặt bằng sạch phục vụ công tác
thi công đúng tiến độ;


m) Hoàn thành việc xây dựng trụ sở mới và tổ chức di chuyển an toàn,
tiết kiệm.

2. Kết quả thực hiện và giải ngân các nguồn vốn của
RPMU từ năm 2010 đến nay
Kế hoạch

Thực
hiện

1,176,250

915,652

78%

915,652

78%

Vốn NSNN

225,250

224,161


100%

224,161

100%

Vốn ODA

950,000

690,491

73%

690,491

73%

1,000

1,000

100%

1,000

100%

1,279,650


1,759,1
33

137%

1,759,13
3

137%

213,000

212,955

100%

212,955

100%

1,064,000

1,544,17
8

145% 1,544,178

145%


2,650

2,000

75%

2,000

75%

1,633,800

2,267,6
46

139%

2,267,64
6

139%

306,800

297,499

97%

297,499


97%

1,297,000

1,940,33
2

150% 1,940,332

150%

30,000

29,815

99%

29,815

99%

1/1/2013 ÷
15/8/2013

1,841,780

1,608,1
42

87%


1,479,52
6

80%

Vốn NSNN

200,280

56,209

28%

55,889

28%

1,621,500

1,533,23
3

95% 1,405,937

87%

20,000

18,700


94%

89%

Nguồn vốn
Năm 2010

Trái phiếu CP
Năm 2011
Vốn NSNN
Vốn ODA
Trái phiếu CP
Năm 2012
Vốn NSNN
Vốn ODA
Trái phiếu CP

Vốn ODA
Trái phiếu CP

Tỷ lệ so
với KH

Giải ngân

17,700

Tỷ lệ so
với KH



3. Thực trạng quản lý các dự án đang được triển khai
năm 2013
3.1) Dự án Nâng cao an toàn các cầu trên tuyến ĐSTN (44C)
a) Thông tin chung về dự án:
Dự án 44C sử dụng vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật bản (JICA
- theo điều kiện tín dụng đặc biệt dành cho các đối tác kinh tế (STEP)) và
nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam đã được Bộ GTVT quyết định đầu
tư tại Quyết định số 1888/GTVT-KHĐT ngày 25/06/2004 và được điều chỉnh
tại quyết định số 1488/QĐ-BGTVT ngày 26/06/2012 với TMĐT là: 9.283.990
triệu VNĐ. Phần vốn vay ODA thông qua 03 Hiệp định vay vốn với tổng giá trị
33,749 tỷ Yên Nhật (trong đó Hiệp định vay vốn VNXI-8 ký tháng 3/2004 giá
trị 8,222 triệu Yên, Hiệp đinh vay vốn VNXIV-8 ký tháng 3/2007 giá trị 11,737
triệu Yên, Hiệp đinh vay vốn VN12-P3 ký tháng 2/2013 giá trị 13,790 triệu
Yên). 3 Hiệp định này được đầu tư cho 02 gói thầu tư vấn CS1 và CS2, 09 gói
thầu xây lắp (CP1A,B,C và D ; CP2; CP3A,B,C; và CP4) và 01 gói thầu mua sắm
thiết bị EP. Dự án đang triển khai đúng tiến độ cam kết với nhà tài trợ.
b) Kết quả thực hiện:
Cho đến nay, gói thầu mua sắm thiết bị EP đã được hoàn thành, 6/9 gói thầu
xây lắp được đưa vào triển khai thi công trong đó 2 gói đã hoàn thành, bàn
giao và đưa vào sử dụng (CP1B, CP2) và theo kế hoạch sẽ có 2 gói thầu xây
lắp tiếp theo hoàn thành cuối năm 2013 (CP1C, CP1D), còn lại 2 gói thầu
CP1A và CP4 sẽ kết thúc giai đoạn thực hiện hợp đồng trong năm 2015. 3 gói
thầu còn lại CP3A, CP3B và CP3C đang trong quá trình hoàn tất công tác đấu
thầu, chuẩn bị thương thảo, ký kết hợp đồng để triển khai thi công cuối năm
2013, đầu năm 2014.
Đến 15/8/2013, dự án đã giải ngân được 790.508 triệu VND vốn ODA, đạt
226% Kế hoạch vốn năm 2013. Tổng giá trị các Hợp đồng đã ký kết là
5.853.448 triệu VND, đến nay đã giải ngân được 3.231.857 triệu VND, đạt

55%.
Cụ thể tình hình thực hiện từng gói thầu như sau


- Gói thầu CP1A (Cầu Ninh Bình):
Hợp đồng giá trị 6,568 tỷ Yên xây lắp gói thầu đã được ký ngày
12/01/2012 giữa RPMU và Liên danh MES-TAISEI-RINKAI-CIENCO1. Bắt đầu
thi công từ ngày 02/4/2012 đến 01/4/2015 (tổng thời gian thi công 36
tháng). Đến nay, gói thầu đã thực hiện được: Cầu đường sắt Ninh Bình: Hoàn
thành được 19/24 trụ, đúc xong 06/22 phiến dầm trên đà giáo, đang tiến
hành chế tạo dầm thép. Ga Ninh Bình: Đã hoàn thành công tác đắp nền khu
vực ga và hiện nay đang trong quá trình dỡ tải và chuẩn bị thi công đường
sắt và các hạng mục kiến trúc. Cầu vượt Nam ga Ninh bình: đang tiến hành
thi công cọc khoan nhồi.
- Gói thầu CP1B (Cầu Đò Lèn):
Hợp đồng giá trị 1,913 tỷ Yên do Liên danh MES-RINKAI-CIENCO1 thi
công. Theo hợp đồng, bắt đầu thi công từ ngày 15/4/2011 đến 15/7/2013
(tổng thời gian thi công 27 tháng). Đã hoàn thành tất cả các hạng mục thi
công của gói thầu. Kết thúc gói thầu và đã tổ chức Lễ khánh thành vào ngày
19/7/2013.
- Gói thầu xây lắp CP1C (8 cầu):
Hợp đồng giá trị 4,793 tỷ Yên do Liên danh TAISEI-MES-CIENCO1 thực
hiện. Bắt đầu thi công từ ngày 15/7/2011 đến 15/1/2014 (tổng thời gian thi
công 30 tháng). Đến nay đã hoàn thành chế tạo 12/12 dàn thép, sàng lắp
dầm cho 6/8 cầu. Đã tiến hành chuyển tuyến tại cầu Lộc Yên và chuyển tuyến
tạm để thi công nâng đường sắt 2 đầu cầu Ngân Sơn. Tiếp tục thi công các
hạng mục đường đầu cầu, hầm chui, chân khay tứ nón.
- Gói thầu xây lắp CP1D (7 cầu):
Hợp đồng giá trị 3,269 tỷ Yên do Liên danh Tekken-Yokogawa-Thang
Long thực hiện. Bắt đầu thi công từ ngày 01/12/2011 đến 1/3/2014 (tổng

thời gian thi công 27 tháng). Tính đến nay đã hoàn thành lao dầm cho toàn
bộ 7/7 cầu. Tiếp tục tiến hành thi công đường hai đầu cầu cũng như các hạng
mục phụ trợ như: hầm chui, đường ngang, chân khay tứ nón và phá dỡ kết
cấu cũ.
- Gói thầu CP2 (10 cầu):


RPMU và Liên danh Tekken-Yokogawa-Thang Long-Marubeni đã tiến
hành ký kết hợp đồng vào ngày 09/02/2010 với giá trị 5,459 tỷ Yên, thời gian
thi công 30 tháng. Đã hoàn thành và đưa vào sử dụng toàn bộ 10 cầu của gói
thầu từ tháng 10/2012.
- Gói thầu CP3A, B,C (16 cầu):
Gói thầu CP3A (6 cầu), CP3C (6 cầu) và CP3B (4 cầu): Hiện nay, đang
trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu. Đối với gói thầu CP3A, CP3B: RPMU đang
chờ kết quả thẩm định từ phía Đường sắt Việt Nam. Đối với gói thầu CP3C,
RPMU đã nhận được văn bản chỉ đạo về kết quả đánh giá HSDT và đang tiếp
tục thực hiện các bước tiếp theo .
- Gói thầu CP4
Đã tiến hành ký hợp đồng vào cuối năm 2012 giữa RPMU với nhà thầu
Liên danh MES-DPS-CIENCO1, thời gian thi công từ 1/2/2013 - 25/1/2016
(36 tháng). Hiện nay, đang tiến hành thi công cọc khoan nhồi, đổ bê tông mố
trụ.
- Gói thầu mua sắm máy móc thiết bị (EP):
Đã hoàn thành năm 2011.
- Gói thầu dịch vụ tư vấn CS1&CS2:
Gói thầu dịch vụ tư vấn thiết kế cho dự án và giám sát thi công cho các
gói thầu xây lắp CP1A,B,C và D (CS1 - do tư vấn Nhật JOJ - Joint Venture of
JTC-OC-JARTS) và Gói thầu dịch vụ tư vấn (CS2 - do tư vấn Nhật JOT - Joint
Venture of JBSI-OC-Tonichi) giám sát thi công các gói thầu xây lắp CP2,
CP3A,B và C, CP4 và EP đang thực hiện theo tiến độ các gói thầu xây lắp.

c) Những khó khăn vướng mắc:
Do dự án trải dài qua rất nhiều các địa phương nên công tác theo dõi và quản
lý gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số gói thầu nằm ở khu vực miền
Trung thường xuyên phải gánh chịu bão lũ nên cũng ảnh hưởng nhiều đến
tiến độ thi công.
Liên quan đến nhân sự dự án: Đội ngũ nhân sự thực hiện dự án còn thiếu về
số lượng và yếu về chất lượng.


Thủ tục GPMB chậm: việc GPMB chậm đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến
độ thi công mà nguyên nhân chủ yếu là chế độ chính sách GPMB thay đổi nên
một số địa phương có dự án đi qua lúng túng trong việc triển khai, áp dụng
chính sách hỗ trợ, đền bù cho người dân.
Các thủ tục đấu thầu bị kéo dài do có sự khác biệt về thủ tục giữa Nhà tài trợ
và quy định về đấu thầu lựa chọn nhà thầu của Việt Nam dẫn đến chậm ký kết
hợp đồng để chuyển sang giai đoạn thi công xây lắp, chậm hoàn thành dự án
và bàn giao đưa vào sử dụng.

3.2) Dự án Nâng cấp, cải tạo tuyến ĐS Yên Viên - Lào Cai (YVLC)
a) Thông tin chung về dự án
Dự án YVLC được Bộ GTVT quyết định đầu tư tại Quyết định số 2742/QĐBGTVT ngày 10/9/2007 và được điều chỉnh tại Quyết định số 2522/QĐBGTVT ngày 03/11/2011 với TMĐT là 5.763.887 triệu VND với tổng quy mô
đầu tư của dự án: Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt hiện tại với tổng chiều
dài 285km từ ga Yên Viên (Km10+900) đến giữa cầu Hồ Kiều (km296+050)
và nhánh đường sắt từ ga Phố Lu đến ga Xuân Giao với qui mô đầu tư: Cải
tạo 166,77 Km đường sắt trong đó làm mới 2,98 Km đoạn cải tuyến, thay thế
các ray, ghi, tà vẹt, gia cố nền đường; xây mới 10 cầu và khôi phục 43 cầu hư
hỏng; cải tạo 12 ga; nâng cấp 10 đường ngang. Dự án được chia thành 2 giai
đoạn
Giai đoạn 1, TMĐT là 3.434.077 triệu VND được đầu tư bằng nguồn vốn vay
ODA của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) (60 triệu USD), Cơ quan phát

triển Pháp (AFD) (32 triệu EURO), Tổng cục kho bạc và chính sách kinh tế
Pháp (DG Tresor) (31 triệu EURO), và nguồn vốn đối ứng của Chính Phủ Việt
Nam là 344.757 triệu VND tương đương 21.097 triệu USD. Giai đoạn 1 của dự
án được chia làm 04 gói thầu xây lắp CP1, CP2, CP3, CP5 và 01 gói thầu mua
sắm hàng hóa ray ghi RP.
Giai đoạn 2: Tổng vốn vay ODA theo các Hiệp định trên chỉ đủ để thực hiện
cho công tác xây lắp, công tác mua sắm ray, ghi, các dịch vụ tư vấn thiết kế kỹ
thuật, tư vấn giám sát thi công và tư vấn tăng cường năng lực quản lý dự án
trong giai đoạn 1 của dự án. Tổng mức đầu tư của giai đoạn 2 khoảng 135
triệu USD (Bao gồm cả đoạn kết nối giữa ga Lào Cai và ga Hà Khẩu – Trung
Quốc). Nhà tài trợ chưa cam kết bổ sung khoản vay để thực hiện giai đoạn 2.


Hiện nay RPMU đang xúc tiến làm việc với các nhà tài trợ và dự kiến sẽ được
cam kết vốn trong tài khóa năm 2015.
b) Kết quả thực hiện:
Toàn bộ các gói thầu xây lắp và mua sắm hàng hóa của dự án (CP1, CP2, CP3,
CP5, RP) đã được trao thầu, ký kết hợp đồng và triển khai thực hiện. Quá
trình đấu thầu các gói thầu xây lắp bị kéo dài do có rất ít nhà thầu tham gia
và giá dự thầu vượt nhiều so với giá dự toán được duyệt nên phải xử lý tình
huống đấu thầu theo qui định. Đến nay Dự án đã đáp ứng tiến độ cũng như
yêu cầu về giải ngân và đảm bảo hoàn thành trước thời điểm khoản vay hết
hiệu lực (31/12/2015)
Đến 15/8/2013, dự án đã giải ngân được 389.121 triệu VND, đạt 83% Kế
hoạch vốn năm 2013. Tổng giá trị các Hợp đồng đã ký kết là 3.171.444 triệu
VND, đến nay đã giải ngân được 1.228.352 triệu VND, đạt 39%.
Cụ thể tình hình thực hiện từng gói thầu như sau
- Gói thầu xây lắp CP2:
Do liên danh nhà thầu Namkwang – Sampyo thực hiện với giá trị là
44,3 triệu USD, thời gian thi công 36 tháng khởi công ngày 1/3/2012 và dự

kiến hoàn thành tháng 3/2015. Tính đến 31/7/2013, nhà thầu thi công được
30,22% giá trị gói thầu.
- Gói thầu xây lắp CP3:
Do liên danh nhà thầu Lotte – Sampyo thực hiện với giá trị 31,6 triệu
USD, thời gian thi công 27 tháng khởi công ngày 4/3/2013, hoàn thành tháng
6/2015. Đến nay, Nhà thầu đã lập, phê duyệt kế hoạch thi công, hoàn thành
toàn bộ công tác chuẩn bị, lập bản vẽ thi công, biện pháp tổ chức thi công và
đã bắt đầu triển khai thi công từ tháng 6/2013. Các hạng mục đang thi công
bao gồm: cầu Bùn, ga Xuân Giao, ga Lào Cai, hai đoạn đường sắt Phố Lu –
Xuân Giao và Làng Giàng – Lào Cai.
- Gói thầu xây lắp CP1:
Do Nhà thầu ETF thực hiện với giá trị 12,6 triệu USD, thời gian thi công
24 tháng, đã ký hợp đồng ngày 13/6/2013. Nhà thầu đang triển khai công
tác chuẩn bị, khảo sát, lập bản vẽ thi công để triển khai thi công từ 1/9/2013.


- Gói thầu xây lắp CP5:
Do nhà thầu Minh Nghĩa thực hiện với giá trị 1,1 triệu USD. Ký kết hợp
đồng ngày 15/5/2013, thời gian thi công 18 tháng từ tháng 7/2013 đến
T3/2015. Đến nay, Nhà thầu đang thực hiện công tác chuẩn bị, khảo sát lập
thiết kế BVTC, biện pháp tổ chức thi công cho hạng mục nhà ga chính. Hạng
mục nhà ga tạm đang được thi công để sớm đưa vào phục vụ hành khách
trong tháng 10/2013.
- Gói thầu mua sắm ray, ghi (RP):
Do Nhà thầu TATA (Pháp) thực hiện. Ký kết hợp đồng ngày 17/1/2012
với giá trị là 30,3 triệu EUR và quy mô là mua sắm 22.338 tấn ray, 14 bộ ghi
P50 và phụ kiện liên kết phục vụ cho các gói thầu xây lắp. Đến nay, Nhà thầu
đã cung cấp 8.250 tấn ray theo tiến độ. Dự kiến toàn bộ hàng hóa gói thầu sẽ
được cấp hết trong Quý 1/2014.
c) Những khó khăn vướng mắc:

Dự án có tuyến kéo dài với địa hình hiểm trở, nhiều hạng mục thi công (cầu,
cống, đường sắt, ga, bảo vệ mái dốc…) trong khi năng lực của các Nhà thầu
chính nước ngoài còn hạn chế cũng là 1 nguyên nhân khiến dự án chậm trễ.
Dự án được tài trợ bởi nhiều Nhà tài trợ nên vướng rất nhiều thủ tục cả về
phía Nhà tài trợ và trong nước.
Đến nay khó khăn lớn nhất của dự án là thiếu vốn cho công tác GPMB, Tái
định cư và nộp thuế VAT nhập khẩu cho các lô hàng phục vụ thi công.

3.3) Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1, giai đoạn 1
(HURC1)
a) Thông tin chung về dự án:
Dự án HURC1 được Bộ GTVT phê duyệt tại quyết định số 3304/QĐ-BGTVT
ngày 31/10/2008. Tổng mức đầu tư: 19.460 tỷ VNĐ trong đó vốn vay ODA là
106.053 triệu Yên, tương đương 13.972 tỷ đồng, vốn đối ứng là 5.487 tỷ VNĐ
với quy mô: Xây dựng tuyến đường sắt đi trên cao bằng hệ thống cầu cạn từ
phía nam ga Giáp Bát đến phía bắc ga Gia Lâm và các khu chức năng của tổ
hợp Ngọc Hồi. Tuyến đường sắt bao gồm các nhà ga trên cao: 03 ga Quốc gia
(Giáp Bát, Hà Nội, Gia Lâm), 05 ga đô thị (Phương Liệt, Bạch Mai, Công viên


Thống Nhất, Long Biên Nam, Long Biên Bắc). Xây dựng hệ thống cung cấp
điện cho dự án và hệ thống điện khí hóa trên toàn tuyến phục vụ vận tải chạy
tàu đô thị. Xây dựng hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống bán vé tự động
(AFC) và các trang thiết bị nhà ga. Tổ chức chạy tàu trong từng giai đoạn của
dự án.
Dự án HURC1 sử dụng vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật bản
(JICA - theo điều kiện tín dụng đặc biệt dành cho các đối tác kinh tế (STEP))
và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Hiệp định vay lần 1 ngày
31/03/2008 có giá trị 4,640 tỷ Yên (không bao gồm lãi vay và phí cam kết)
cho dịch vụ tư vấn thiết kế kỹ thuật (TKKT) giai đoạn I (đoạn Giáp Bát-Gia

Lâm). Hiệp định vay lần 2 với giá trị 16,588 tỷ Yên cho 5 gói thầu xây lắp
thuộc tổ hợp Ngọc Hồi; dịch vụ tư vấn giám sát cho khu tổ hợp ga Ngọc Hồi
và dịch vụ TKKT cho giai đoạn IIA.
Dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc dự án Xây dựng đường sắt đô
thị Hà Nội, tuyến số 1, giai đoạn 1 đã được Bộ GTVT phê duyệt, tách tiểu dự
án tại quyết định số 2019/QĐ-BGTVT ngày 9/7/2009 với tổng kinh phí là
3.125.180 triệu VND. Từ khi thực hiện đến nay, kinh phí GPMB đang sử dụng
vốn TPCP.
Các gói thầu sử dụng vốn ODA: Gói thầu dịch vụ TV TKKT; 19 gói thầu xây lắp,
mua sắm; Gói thầu dịch vụ TVGSTCXD.
Các gói thầu sử dụng vốn đối ứng: Gói thầu thẩm tra TKKT, thẩm tra DT. Gói
thầu TV lập điều chỉnh DA. Gói thầu TV thẩm tra lập điều chỉnh DA. Gói thầu
cắm cọc GPMB.
Dự kiến dự án khởi công vào Quý II/2014 và hoàn thành vào năm 2020.
b) Kết quả thực hiện:
Hiện nay dự án đang triển khai hợp đồng tư vấn TKKT: liên danh JKT; TV
thẩm tra TKKT: liên danh BRITEC-HP, thẩm tra dự toán: Viện KTXD, gói thầu
cắm cọc giải phóng mặt bằng: Công ty TNHH 1 thành viên địa chính Hà Nội;
TV lập điều chỉnh dự án: liên danh TRICC-CDC, TV thẩm tra lập điều chỉnh dự
án: Tedi South.


Đến 15/8/2013, dự án đã giải ngân được 20.524 triệu VND, đạt 17% Kế
hoạch vốn năm 2013. Tổng giá trị các Hợp đồng đã ký kết là 1.013.723 triệu
VND, đến nay đã giải ngân được 728.366 triệu VND, đạt 72%.
Phần GPMB giải ngân được 17.700 triệu VND, đạt 89% Kế hoạch vốn 2013.
Lũy kế phần GPMB là 49.499 triệu VNĐ, đạt 1,6% tổng kinh phí GPMB.
Cụ thể tình hình thực hiện từng gói thầu như sau
- Gói thầu HURC1-001 (Dịch vụ TKKT giai đoạn I):
Hợp đồng dịch vụ tư vấn kỹ thuật HURC1-001 ký ngày 9/9/2009 giữa

ĐSVN với Liên danh Tư vấn JKT (liên danh giữa Công ty Tư vấn Giao thông
Nhật Bản (JTC), Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Đường sắt Nhật Bản (JARTS), Công
ty Tư vấn Đường Sắt Đông Nhật Bản (JRC), Công ty Tư vấn Điện Nhật Bản
(JEC), Công ty Kiến trúc Koken (KOKEN), Công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng
giao thông vận tải (TRICC), Tổng công ty Tư vấn thiết kế Giao thông vận tải
(TEDI) và Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam (TEDI South).
Giá trị hợp đồng là 2.900.786.900 Yên Nhật (JPY) và 320.589 triệu VND
tương đương 4.691.885.976 JPY hoặc 839.800 triệu VNĐ. Sau khi Hợp đồng
được ký kết, Tư vấn JKT đã bắt đầu triển khai công việc từ ngày 01/10/2009.
Thời gian thực hiện hợp đồng là 74 tháng (trong đó gồm 27 tháng liên tục
cho thiết kế kỹ thuật và 11 tháng không liên tục cho hỗ trợ đấu thầu trong
khoảng thời gian 47 tháng). Dự kiến hoàn thành thiết kế kỹ thuật vào tháng
12/2011. Hiện nay, dự án vẫn đang triển khai TKKT, khối lượng công việc
thiết kế kỹ thuật hoàn thành đạt khoảng 70% yêu cầu.
Về chỉ giới đường đỏ: UBND Thành phố Hà Nội đã có quyết định phê duyệt chỉ
giới đường đỏ khu tổ hợp Ngọc Hồi, đoạn tuyến Giáp Bát-Nam Long Biên,
đoạn tuyến Ngọc Hồi-Giáp Bát;
Điều chỉnh dự án: ĐSVN đã có quyết định số 561/QĐ-ĐS ngày 08/05/2013
phê duyệt kết quả đấu thầu gói thầu lập dự án điều chỉnh. Ngày 28/5/2013
RPMU đã ký hợp đồng với tư vấn lập điều chỉnh (liên danh tư vấn TRICCCDC).
Về công tác sơ tuyển + đấu thầu: RPMU đã hoàn tất công tác sơ tuyển cho gói
thầu xây lắp Chuẩn bị mặt bằng và xử lý nền đất yếu Tổ hợp Ngọc Hồi I
(HURC1-101) và gói thầu tư vấn giám sát Tổ hợp Ngọc Hồi (HURC1-007).


Tiến độ hoàn thành gói thầu là chậm so với tiến độ trong hợp đồng do những
lý do như sau:
+ Về công tác khảo sát: Do dự án có quy mô lớn, tính chất kỹ thuật rất
phức tạp, tổng hợp của rất nhiều kỹ thuật chuyên ngành . Tư vấn phải lập
phương án, trình duyệt, tổ chức khảo sát rất nhiều hạng mục, hầu hết việc

khảo sát phải tiến hành trên địa bàn thành phố rất chật hẹp, ùn tắc nên gặp
nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Một số lỗ khoan khảo sát phát
chuyển sang giai đoạn thi công.
+ Về công tác thiết kế: Do Hồ sơ F/S được duyệt còn tồn tại một số nội
dung kỹ thuật cần giải quyết trong bước TKKT (Bộ GTVT ghi nhận trong
quyết định phê duyệt dự án) như: Nghiên cứu và đề xuất cụ thể, chi tiết
phương án tối ưu kết cấu cầu cạn, cầu ĐS qua sông Hồng, hệ thống thông tin,
tín hiệu điện, kiến trúc nhà ga,… nên sau khi rà soát F/S, Tư vấn JKT đã đề
xuất rất nhiều thay đổi và cần có sự chấp thuận của UBND TP Hà Nội, Bộ
GTVT nên cũng làm chậm trễ tiến độ chung của dự án, điển hình như: Mở
rộng diện tích sử dụng đất tại Khu tổ hợp Ngọc Hồi; Vị trí của cầu ĐS qua
sông Hồng; Vị trí các ga đô thị và ga quốc gia...dẫn đến việc Tư vấn phải
nghiên cứu bổ sung và xin ý kiến của các cơ quan hữu quan nên quá trình
thiết kế kéo dài hơn dự kiến.
+ Do dự án sử dụng nhiều công nghệ lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam,
việc áp dụng nhiều quy trình, quy phạm và công nghệ mới gây lúng túng cho
chủ đầu tư và các đơn vị liên quan trong công tác quản lý, thẩm tra, thẩm
định Hồ sơ do tư vấn JKT đề trình, điển hình là các tài liệu thiết kế: Hệ thống
thu vé tự động (AFC); Hệ thống thông tin tín hiệu, điện khí hóa; Đề pô tàu đô
thị; Đầu máy toa xe, Danh mục tiêu chuẩn nước ngoài áp dụng cho dự án.
+ Thủ tục xin phê duyệt, thỏa thuận của các cơ quan hữu quan: Dự án
nằm tên địa bàn thủ đô chịu sự quản lý của Bộ GTVT, UBND TP Hà Nội và
nhiều cơ quan hữu quan nên thủ tục trình duyệt, xin thỏa thuận là rất phức
tạp, đa dạng và tốn nhiều thời gian, điển hình là các hạng mục như: PA thiết
kế tại các nút giao; Kiến trúc, cảnh quan, quy hoạch tổng mặt bằng, cấp điện,
cấp nước, viễn thông và thủ tục điều chỉnh F/S...
+ Về công tác GPMB: Theo qui định của TP Hà Nội, Chủ dự án phải lập
Hồ sơ chỉ giới đường đỏ trình thành phố Hà Nội xem xét phê duyệt làm căn cứ
triển khai công tác GPMB, TĐC. Tuy nhiên, do dự án phải điều chỉnh nhiều



hạng mục như: Vị trí ga quốc gia và ga đô thị; Vị trí cầu đường sắt vượt sông
Hồng; Mở rộng diện tích sử dụng đất tại khu tổ hợp Ngọc Hồi... dẫn đến thay
đổi cục bộ hướng tuyến kéo theo hành lang chiếm dụng đất, tổng mặt bằng
của dự án đến thời điểm hiện tại mới cơ bản hoàn thành, Hồ sơ chỉ giới
đường đỏ cũng như nhiều công tác liên quan đến GPMB, TĐC cũng vì thế mà
bị chậm lại.
- Gói thầu HURC1-101 (Xây lắp xử lý nền đất yếu khu tổ hợp Ngọc Hồi):
Kết quả sơ tuyển của gói thầu đã được RPMU và JICA phê duyệt. Thiết
kế kỹ thuật của gói thầu HURC1-101 cũng đã được ĐSVN phê duyệt ngày
9/4/2013. Hồ sơ mời thầu đã được RPMU trình ĐSVN và JICA phê duyệt.
- Gói thầu HURC1-007 (TVGS):
Kết quả lựa chọn danh sách ngắn của gói thầu đã được RPMU và JICA
phê duyệt. Hồ sơ mời thầu đang được RPMU hoàn thiện
- Các gói thầu vốn đối ứng trong nước:
Đang tiếp tục thực hiện các gói thầu thẩm tra TKKT, thẩm tra dự toán:
phối hợp chặt chẽ với Tổ thẩm định chuyên ngành tiến hành thẩm tra các hồ
sơ TKKT. Gói thầu cắm cọc giải phóng mặt bằng đang tiến hành các thủ tục
cắm cọc ngoài hiện trường. Và gói thầu tư vấn lập điều chỉnh dự án bắt đầu
triển khai hợp đồng.
c) Những khó khăn vướng mắc:
Phương án hướng tuyến và phương án kiến trúc cầu ĐS sông Hồng chưa
được các cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cuối cùng.
Quy hoạch chi tiết ga Hà Nội tỷ lệ 1/500 còn nhiều chồng chéo bất hợp lý. Thi
tuyển kiến trúc ga Hà Nội gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Khó khăn trong việc bố trí bổ sung vốn để triển khai GPMB năm 2013: trong
năm 2012, 2013 mới bố trí khoảng 50 tỷ đồng từ nguồn vốn TTCP cho công
tác GPMB dự án. Trong khi đó tổng cộng số tiền cần thiết để chi trả cho công
tác GPMB, xây hạ tầng khu tái định cư của tổ hợp Ngọc Hồi trong năm 2013
là 507 tỷ đồng. Việc sử dụng vốn vay ODA cho khu tái định cư, di dời hạ tầng

kỹ thuật của toàn bộ dự án chưa được thống nhất.


×