Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại ngân hàng chính sách xã hội huyện võ nhai tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.77 KB, 18 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp tại ngân hàng chính sách xã hội huyện Võ
Nhai tỉnh Thái Nguyên.
A. LỜI NÓI ĐẦU:
Tại hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động ngân hàng Chính sách Xã hội
năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu: “Đảm bảo an sinh xã hội
nói chung, xóa đói, giảm nghèo nói riêng là chủ trương lớn, là sự nghiệp mà
Đảng và Nhà nước ta dành sự quan tâm hàng đầu. Trong tổng thể các chính sách
phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
nhiều chính sách hướng vào mục tiêu xóa đói giảm nghèo được triển khai và đã
mang lại những kết quả hết sức quan trọng. Việt Nam được quốc tế công nhận là
quốc gia sớm thực hiện thành công mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về sự phát
triển bền vững, về xóa đói giảm nghèo và phát triển con người mà trong đó có
đóng góp quan trọng của Ngân hàng chính sách”.
Thật vậy, tính đến nay đời sống của người dân ở các vùng nông thôn dần
được cải thiện, sinh hoạt của người lao động đã bớt đi phần khó khăn do họ đã
được tiếp cận và hướng dẫn sử dụng đúng nguồn vốn ưu đãi vào việc sản xuất
kinh doanh, làm kinh tế. Với mong muốn có thể tìm hiểu sâu sắc và nghiên cứu
cụ thể về thực trạng và hiệu quả hoạt động cho vay trong Ngân hàng chính sách
xã hội, tôi quyết định lựa chọn chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội huyện
Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên làm đề tài nghiên cứu.
Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô giáo TS. Hoàng Lan
Hương – giáo viên hướng dẫn thực tập tốt nghiệp trường Đại học Kinh Tế Quốc
Dân và ban lãnh đạo Ngân hàng chính sách xã hội huyện Võ Nhai để tôi có thể
hoàn thiện hơn cho đề tài của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn!


B. NỘi Dung :
I. Những nét chung về sự hình thành và phát triển của ngân hàng
chính sách xã hội huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên.
1.1 Tóm tắt sơ lược về đặc điểm huyện Võ Nhai:
Võ nhai là một huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên. Cách trung tâm


thành phố Thái Nguyên 37 Km, phía Đông của huyện giáp tỉnh Lạng Sơn, phía
Nam giáp huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang, phía Tây và phía Bắc giáp huyện Chợ
Mới, Na Rì tỉnh Bắc Kạn. Diện tích tự nhiên là 845,1 km 2 (Là huyện lớn nhất
trong 9 huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên). Trong đó đất lâm nghiệp có rừng chiếm
64%, đất nông nghiệp chiếm 7,55% với địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và núi
đá vôi, xen giữa là những vùng đất bằng phẳng, nhỏ nằm ở các triền sông. Đặc
điểm địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi cao, nên thời tiết khí hậu khắc nghiệt
hơn các vùng khác trong tỉnh vì vậy đã chi phối đến đời sống sinh hoạt, sản xuất
của nhân dân địa phương.
Đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng như ngô, lúa, đỗ tương, thuốc lá,
mía, lạc, chè... tạo ra một tiềm năng khá lớn phát triển hàng sản xuất hàng hoá
trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.
Nghành nghề chính của người dân là sản xuất nông nghiệp kết hợp với
trồng rừng và khai thác lâm sản bởi Võ Nhai là huyện có tiềm năng khá lớn về
sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn ngày, trồng rừng và
chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Về tài nguyên khoáng sản khá đa dạng như chì, kẽm, vàng ở Thần Sa,
Cúc Đường, Liên Minh; Đồng ở xã Sảng Mộc; mỏ Phốt Pho ở La Hiên, đá xây
dựng, cát sỏi, đất sét ở La Hiên, Cúc Đường. Tuy các mỏ không tập trung, trữ
lượng nhỏ nhưng cũng tạo nhiều cơ hội cho cho huyện trong việc chuyển đổi cơ
cấu kinh tế đẩy mạnh sản xuất công nghiệp - Thủ công nghiệp giải quyết việc
làm nâng cao đời sống nhân dân..
Về tiềm năng du lịch huyện Võ Nhai có những thắng cảnh nổi tiếng như
quần thể hang động Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, hang Là Kháo ngoài ra còn có
những di tích lịch sử văn hoá như khu di chỉ người tiền sử Mái Đá Ngườm xã
2


Thần Sa, rừng Khuôn Mánh xã Liên Minh nơi thành lập đội Cứu quốc quân II là
một trong những tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tính đến thời điểm 31/12/2013 toàn huyện có 14 đơn vị hành chính và 01
thị trấn, với 172 thôn bản. Trong đó có 14 xã thuộc xã đặc biệt khó khăn, nền
kinh tế trong huyện còn chậm phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó
khăn, Theo số liệu thống kê có gần 70.000 dân số, với 8 dân tộc anh em chung
sống cùng nhau: Kinh, Nùng, Tày, Dao, H’Mông, Sán Dìu, Mường, Thái phân
bố không đồng đều trong toàn huyện.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Chính sách xã
hội ( CSXH) huyện Võ Nhai:
Luật Tổ chức tín dụng năm 1997 đã quy định: “Phát triển các Ngân hàng
Chính sách hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận phục vụ người nghèo và các
đối tượng chính sách khác nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của
Nhà nước.” Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng nhà nước
hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo không vì mục đích lợi nhuận; là đơn
vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về
hoạt động của mình trước pháp luật; thực hiện bảo tồn vốn ban đầu, phát triển
vốn và bảm bảo bù đắp các chi phí rủi ro hoạt động tín dụng theo các điều khoản
quy định. Thực hiện chủ trương cơ cấu lại nghành Ngân hàng, tách tín dụng
chính sách ra khỏi tín dụng thương mại, ngày 04/10/2002 Chính phủ đã ban
hành quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng Chính sách Xã hội
(NHCSXH) - Ngân hàng phục vụ cho người nghèo.
Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Võ Nhai trước đây là một chi nhánh
nhỏ trực thuộc ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank)
huyện Võ Nhai. Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước mong muốn
thực hiện tốt mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ cho các hộ
nghèo và đối tượng chính sách có vốn để sản xuất kinh doanh, giải quyết việc
làm, từng bước ổn định đời sống, hòa nhập với cộng đồng, tạo sự phát triển bền
vững cho xà hội. Bởi vậy Ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Võ Nhai đã

3



chính thức được thành lập theo quyết định số 602/ QĐ-HĐQT ngày 10 tháng 05
năm 2003 của HĐQT ngân hàng CSXH.
Quá trình hoạt động của NHCSXH huyện Võ Nhai luôn bám sát sự chỉ
đạo của NHCSXH tỉnh Thái Nguyên, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội của huyện, mục tiêu xóa đói giảm nghèo của địa phương. Ngân hàng đã
giải ngân và quản lý các nguồn vốn tín dụng chính sách hiện nay bao gồm 10
chương trình cho vay theo chỉ định của Chính phủ bao gồm: Cho vay hộ sản
xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó
khăn, cho vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, cho vay hộ nghèo, cho
vay nước sạch và vệ sinh môi trường, cho vay dân tộc thiểu số đặc biệt khó
khăn, cho vay thương nhân sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay hỗ trợ
nhà ở cho hộ nghèo và cho vay đối với cận nghèo.
Từ khi đi vào hoạt động đến nay NHCSXH huyện luôn tranh thủ sự lãnh
đạo của cấp Ủy đảng, Chính quyền phối kết hợp với 04 tổ chức chính trị xã hội
bao gồm: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên
cộng sản HCM từ Trung ương đến địa phương, thành lập ban giảm nghèo do
chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND làm trưởng ban để điều hành hoạt động quản
lý ngân hàng CSXH theo địa bàn. Tại thôn bản thành lập các tổ tiết kiệm và vay
vốn hoạt động có sự kiểm tra giám sát của tổ chức hội cấp xã và ban quản lý
thôn, bản.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy :
Những thành tựu mà NHCSXH huyện Võ Nhai đã đạt được trong thời
gian qua là do thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước.Dưới sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam,
NHCSXH tỉnh Thái Nguyên,cùng sự phối kết hợp đồng bộ của các cấp cơ quan,
ban nghành, các tổ chức chính trị - xã hội. Đặc biệt là sự lãnh đạo sáng suốt của
Ban lãnh đạo Chi nhánh ngân hàng, tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết, năng
động sáng tạo và sự phấn đấu vươn lên không ngừng của tập thể cán bộ công
nhân viên trong ngân hàng.


4


Cơ cấu bộ máy của Ngân hàng Chính Sách Xã hội huyện Võ Nhai
được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu bộ máy:
Giám đốc Chi nhánh

Phó Giám đốc

Kế toán trưởng

Tổ tín dụng

Bộ máy Tài vụ

Ngân hàng Chính Sách Xã hội huyện Võ Nhai có tổng số 11 cán bộ.
Đứng đầu là Giám đốc chi nhánh: Ông Hoàng Long Giáp.
Hai phó giám đốc: Ông Phạm Thế Vinh và Ông Ma Hồng Đức.
Bộ phận tổ chức hành chính bao gồm 2 tổ: Tổ Tín dụng và tổ Kế toán Ngân quỹ.
Bộ phận quản lý gồm 3 người: Giám đốc, tổ trưởng tổ tín dụng, tổ trưởng
tổ kế toán.
Bộ phận nhân sự gồm 08 người trong đó có 06 cán bộ trong biên chế và
02 hợp đồng bảo vệ.
Nhận xét:
Những năm đầu khi mới thành lập NHCSXH huyện bộ máy chưa ổn định
cán bộ đa phần là mới vào nghành, chưa có kinh nghiệm thực tiễn và còn nhiều
khó khăn bỡ ngỡ, nhưng đến nay bộ máy tổ chức đã được hoàn thiện hơn. Đều
là những cán bộ Ngân hàng có trình độ đại học hoặc tương đương đại học, vững

chuyên môn, giỏi nghiệp vụ. Lực lượng cán bộ này đã từng ngày xây dựng nên
nền tảng quan trọng để tiếp tục cho những cuộc hành trình tiếp theo.

5


Với quy mô hoạt động không lớn nên bộ máy quản lý cũng nhỏ và phù hợp
với yêu cầu của công việc. Giữa các bộ phận trong bộ máy có mối liên quan mật
thiết với nhau, ban lãnh đạo chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát quản lý và đôn đốc
nhân viên cấp dưới của mình làm việc có hiệu quả và đảm bảo đúng tiến độ công
việc được giao. Có sự phân công, phân nhiệm rõ người, rõ việc nên dù số cán bộ
không nhiều nhưng luôn hoàn thành tốt công việc và đạt hiệu quả cao.
Trong cơ chế điều hành, tác nghiệp của cán bộ NHCSXH có sự khác biệt
với Ngân hàng Thương mại, để tiết kiệm chi tiêu ngân sách, NHCSXH đã hạn
chế tăng biên chế cán bộ chuyên trách, thực hiện chế độ mỗi cán bộ chuyên sâu
một công việc và biết nhiều việc để thay thế, kiêm nhiệm khi cần thiết, ví dụ như
cán bộ kế toán có thể làm được tín dụng, cán bộ tín dụng có thể làm được thủ
quỹ…
Đặc biệt lực lượng cán bộ NHCSXH không có được hình ảnh complet, áo
dài, ngồi phòng máy lạnh mà luôn phải đối mặt với công việc bận rộn tại cơ
sở.Trời nắng cũng như trời mưa, ngày làm việc bình thường hay vào ngày nghỉ,
không quản giao thông đi lại khó khăn, cứ đến ngày giao dịch tại các xã thì cán
bộ ngân hàng chính sách đều phải có mặt đúng giờ để phục vụ bà con.
Tóm lại, bộ máy tổ chức của chi nhánh ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyện Võ
Nhai gọn nhẹ không cồng kềnh và hợp lý.
II. Tình hình hoạt động của chi nhánh ngân hàng chính sách huyện
Võ Nhai.
2.1 Nét chung về tình hình kinh tế giai đoạn năm 2013:
Sau một thời gian dài khắc phục được tình trạng khủng hoảng của nền
kinh tế, về cơ bản thị trường trong nước đã ổn định, cung cầu hàng hóa được

đảm bảo. Ngân hàng nhà nước và toàn nghành ngân hàng đã triển khai thực hiện
các chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt, phù hợp góp phần tháo gỡ khó khăn
cho tình hình các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng ở mức hợp lý tuy nhiên
sức mua của thị trường chưa lớn, giá cả hàng hóa chưa ổn định…Đây là tình
hình nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế huyện Võ Nhai nói riêng. Tại
địa bàn huyện vấn đề luôn được quan tâm đến là sự ổn định và cải thiện đời
6


sống của nhân dân, tính đến thời điểm hiện nay tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao bởi
tâm lý người nghèo họ chỉ muốn làm nông, lâm nghiệp hoặc chăn nuôi nhỏ lẻ
nên hầu hết các hộ gia đình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, hợp tác xã
chưa mạnh dạn vay vốn vào đầu tư và sản xuất.
Hộ nghèo huyện Võ Nhai giai đoạn 2006 - 2010 tỷ lệ hộ nghèo của huyện
là 53.2 % giai đoạn 2011 - 2015 tỷ lệ 43.2 % phân bố không đồng đều theo vùng
miền, theo đặc điểm Dân tộc và giữa khu vực thị trấn và nông thôn tỷ lệ này có
sự khác biệt rõ rệt .
Dưới đây là bảng số liệu thống kê về số hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn
2011 -2015( Đơn vị tính: % )
Bảng 2.1a: Bảng số liệu hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2013 - 2015
STT

Tên xã, thị trấn

Tổng
số hộ

Hộ nghèo
Hộ cận nghèo
Tỷ lệ

Số hộ
Số hộ
Tỷ lệ %
%
505
55.01
156
16.99

1

Phương Giao

918

2
3
4

Liên Minh
Thần Xa
Lâu Thượng

1 020
526
1 663

562
289
404


55.10
55
24.29

169
92
350

16.57
17.49
21.05

5

Thị trấn Đình Cả

997

199

19.96

170

17.05

6

Cúc Đường


544

301

55.33

118

21.69

7

La Hiên

2 142

428

19.98

433

20.21

8

Phú Thượng

1 172


340

29.01

265

22.61

9

Tràng Xá

2 013

1108

55.04

292

14.51

10

Sảng Mộc

612

337


55.07

110

17.97

11

Dân Tiến

1 513

833

55.06

221

14.61

12
13

Thượng Nung
Vũ Chấn

449
602


250
333

55.68
55.3

71
123

15.81
20.43

14

Nghinh Tường

628

346

55.10

107

17.04

15

Bình Long


1 355

746

55.06

229

17

Tổng cộng

16 154

6 981

43.2

2 906

17.99

Ghi
chú

(Nguồn: NHCSXH Chi nhánh huyện Võ Nhai)

7



Qua biểu phân tích số liệu trên ta thấy tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn
huyện là 43,2 % nhưng ở những vùng có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát
triển, trình độ dân trí cao, dễ dàng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật, thuận lợi
trong lưu thông hàng hoá, nơi có nhiều người Kinh sinh sống thì tỷ lệ hộ nghèo
thấp: (Thị Trấn Đình Cả 19.9 % ; Xã La Hiên 19.98 %; Xã Lâu Thượng 24,2% ;
xã Phú Thượng 29,01% ). Còn lại là những Xã ở vùng sâu vùng xa đồng nghĩa
với đặc điểm là nơi sinh sống chủ yếu của người dân tộc thiểu số, giao thông đi
lại khó khăn, trình độ dân trí thấp thì tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao hơn hẳn
trên 50%, cao nhất là Sảng Mộc cách trung tâm huyện lỵ 62Km tỷ lệ hộ nghèo là 55,7% .
Nông dân thiếu vốn thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất kém, làm
không đủ ăn, phải đi làm thuê, phải đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng
ngày. Có thể nói: Thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất hạn chế sự phát
triển của sản xuất và nâng cao đời sống của các hộ gia đình nghèo.
Bị hạn chế về khả năng nhận thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh. Người
dân nghèo thường tổ chức sản xuất theo thói quen, chưa biết mở mang ngành
nghề và chưa có điều kiện tiếp xúc với thị trường. Do đó, sản xuất mang nặng
tính tự cung tự cấp, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa và đối tượng sản xuất
kinh doanh thường thay đổi.
Bởi vậy Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Võ Nhai đã khẳng định
được vai trò quan trọng của mình trong việc chuyển tải nguồn vốn ưu đãi tới các
đối tượng hộ nghèo và đối tượng chính sách, bằng cách tạo điều kiện tốt nhất
giúp cho nhân dân có cơ hội tiếp cận và sử dụng nguồn vốn để sản xuất kinh
doanh, đảm bảo an sinh xã hội. Người dân tin tưởng và tìm đến với ngân hàng
chính sách - “Ngân hàng dành cho người nghèo” với thời gian vay vốn và mức
lãi suất rất ưu đãi để phục vụ cho các đối tượng chính sách, điều đó được thể
hiện dưới bảng lãi suất sau:

8



Bảng 2.1b: Chi tiết đối tượng phục vụ và mức lãi suất NHCSXH Chi
nhánh huyện Võ Nhai ( Đơn vị tính: % )
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Đối tượng cho vay
Cho vay hộ nghèo
Học sinh ,sinh viên
Cho vay đẻ giải quyết việc làm
Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

Cho vay nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn
Cho vay nhà ở theo quyết định 167
Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn
Cho vay thương nhân SXKD vùng khó khăn
Cho vay dân tộc thiểu số

Lãi suất
0.65%/tháng
0.65%/tháng
0.65%/tháng
0.65%/tháng

0.9%/Tháng
0.25%/tháng
0.9%/tháng
0.9%/tháng
0%

(Nguồn: NHCSXH Chi nhánh huyện Võ Nhai)
* Vốn vay được sử dụng vào các việc sau:
Mua sắm các loại vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ
sâu, thức ăn gia súc gia cầm... phục vụ cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi. Mua
sắm các công cụ lao động nhỏ như: cày, bừa, cuốc, thuổng, bình phun thuốc trừ
sâu... Các chi phí thanh toán cung ứng lao vụ như: thuê làm đất, bơm nước, dịch
vụ thú y, bảo vệ thực vật. Đầu tư làm các nghề thủ công trong hộ gia đình như:
mua nguyên vật liệu sản xuất, công cụ lao động thủ công, máy móc nhỏ... Chi
phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản như: đào đắp ao hồ, mua sắm các
phương tiện ngư lưới cụ... Góp vốn thực hiện dự án sản xuất kinh doanh do cộng
đồng người lao động sáng lập và được chính quyền địa phương cho phép thực
hiện. Cho vay làm mới, sửa chữa nhà ở: Cho vay làm mới nhà ở thực hiện theo
từng chương trình, dự án của Chính phủ. Cho vay sửa chữa nhà ở: NHCSXH chỉ
cho vay đối với hộ nghèo sửa chữa lại nhà ở bị hư hại, dột nát. Vốn vay chủ yếu
sử dụng vào việc mua nguyên vật liệu xây dựng, chi trả tiền công lao động phải
thuê ngoài. Chi phí lắp đặt đường dây dẫn điện từ mạng chung của thôn, xã tới
hộ vay như: cột, dây dẫn, các thiết bị thắp sáng... Cho vay góp vốn xây dựng
thủy điện nhỏ, các dự án điện dùng sức gió, năng lượng mặt trời; máy phát điện
cho một nhóm hộ gia đình ở nơi chưa có điện lưới quốc gia. Góp vốn xây dựng
dự án cung ứng nước sạch đến từng hộ. Những nơi chưa có dự án tổng thể phát
9


triển nước sạch thì cho vay làm giếng khơi; giếng khoan; xây bể lọc nước, chứa

nước... Cho vay giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về học tập:
Các chi phí cho học tập như: học phí, mua sắm các thiết bị phục vụ học
tập (sách, vở, bút mực...) của con em hộ nghèo đang theo học tại các trường phổ
thông.
Với chức năng nhiệm vụ được giao Ngân hàng chính sách huyện Võ Nhai
đã cho các hộ nghèo vay với quy mô vốn không ngừng được tăng lên công tác kế
hoạch đã bám sát chủ trương của Đảng và Nhà nước đảm bảo cho tất cả các đối
tượng hộ nghèo trên địa bàn toàn huyện có cơ hội nhận được nguồn vốn ưu đãi.
2.2 Kết quả đã đạt được trong năm 2013 vừa qua: (ĐVT: trđ)
2.2.1 Chỉ tiêu về nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn tính đến 31/12/2013 là: 221.994/ 222.667 triệu đạt 99.6% kế
hoạch, tốc độ tăng là 11.4% trong đó:
-

Nguồn

vốn

được

cân

đối

từ

ngân

sách


Trung

Ương:

213.990/213.607triệu đạt 101% kế hoạch.
- Nguồn vốn từ ngân sách địa phương cấp: 2.570/2.570 triệu đạt 100% kế
hoạch (300 tr vốn của ngân sách huyện hỗ trợ qua các năm).
- Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung Ương cấp bù lãi suất:
5.704 / 6.820 triệu đạt 83.6% kế hoạch (Trong đó nguồn vốn huy động tiết kiệm
hàng tháng trong các cộng đồng dân cư đạt: 4.548 tr/4.548 tr đạt 100% kế
hoạch).
Nhận xét:
+ Về số liệu: Nguồn vốn năm 2013 tăng 22.796 tr so với cùng thời điểm
năm 2012 đã tạo lập được nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu vay vốn của tầng lớp
dân nghèo ở nông thôn do:
Công tác xây dựng kế hoạch vốn được thực hiện hàng tháng, đúng quy
định, xác định tương đối chính xác nguồn vốn thu hồi quay vòng, nguồn vốn
mới tăng trưởng để có kế hoạch quản lý và điều chỉnh nguồn vốn hợp lý.

10


Công tác huy động tiết kiệm đã đi vào nề nếp, kế hoạch huy động tiết
kiệm được Ủy ban nhân dân các xã, tố chức cấp huyện giao cho tổ chức hội cấp
xã, xã giao xuống các xóm theo chỉ tiêu tính toán hợp lý.
+ Ưu điểm:
Nguồn vốn của Trung ương cấp kịp thời cho chi nhánh ngân hàng chính
sách địa bàn huyện đã đảm bảo cho vay không để tồn đọng hồ sơ vay vốn, giải
ngân kịp hời nguồn vốn đến các đối tượng chính sách.
Nguồn vốn huy động tại địa phương trong năm vừa qua đã được hội đồng

nhân dân huyện cấp bổ sung 100 triệu đồng nâng tổng số vốn lên 300 triệu.
Trong năm ngân hàng huy động vượt kế hoạch 170 triệu, nguồn vốn nhàn
rỗi các cơ quan tổ chức trên địa bàn gửi vào ngân hàng đạt 1.200 triệu đồng.
+ Khó Khăn:
Nguồn vốn huy động tại chỗ của NHCS hầu như không huy động được do lãi
suất huy động của Ngân hàng thấp hơn so với lãi suất huy động của các Ngân
hàng thương mại tren cùng địa bàn nên nguồn vốn chủ yếu là chờ Trung ương
cấp.
Do tính chất hoạt động ngân hàng là tổ chức hoạt động vì mục tiêu phi lợi
nhuận nên số tiền huy động được từ địa phương chưa nhiều nên còn tồn đọng
hạn chế về quy mô nguồn vốn, trong khi các đối tượng chính sách cần được tiếp
cận nguồn vốn thì quá nhiều nhất là vay vốn cho học sinh sinh viên và vay vốn
hộ nghèo.
2.2.2 Hoạt động sử dụng vốn:
2.2.2.1 Doanh số cho vay năm 2013: 74.600 triệu tăng so với năm 2012 là
5300triệu. Trong đó:
- Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn: 12.743triệu.
- Cho vay học sinh sinh viên hoàn cảnh khó khăn: 5.169triệu.
- Cho vay giải quyết việc làm: 2.350triệu.
- Cho vay xuất khẩu lao động: 30triệu.
- Cho vay hộ nghèo: 40.115triệu.
- Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường: 3.772triệu.
11


- Cho vay dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn: 320triệu.
- Cho vay thương nhân Sản xuất kinh doanh vùng khó khăn: 1.057triệu.
- Cho vay hỗ trợ nhà ở: 0triệu.
- Cho vay đối với hộ cận nghèo: 9.044triệu.
Nhận xét:

+ Về số liệu: Hoạt động sử dụng vốn năm 2013 có hiệu quả hơn so với
năm 2012 do ngân hàng chính sách huyện đã thực hiện tốt việc truyền tải và
đảm bảo quy trình thủ tục giải ngân nguồn vốn được giao (kể cả vốn mới và vốn
thu hồi quay vòng) với hệ số sử dung vốn trong năm đạt trên 99%.Chính vậy đã
phát huy được cao nhất hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ.
+Ưu điểm: Hoạt động cho vay hộ nghèo đã góp phần tạo công ăn việc
làm cho người lao động, phát huy tiềm lực, đất đai ngành nghề, tạo điều kiện sản
xuất, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, tình trạng bán lúa non, bán và cầm cố ruộng
đất ở nông thôn, đời sống dân nghèo được cải thiện góp phần ổn định kinh tế,
chính trị, xã hội của đất nước.
+ Khó khăn: Phương thức cho vay đơn giản nhưng còn không ít trở ngại.
Việc cho vay vốn hộ nghèo phải được bình xét từ tổ vay vốn có chữ ký của
trưởng thôn, trình uỷ ban nhân xã, thị trấn phê duyệt ngân hàng mới cho vay.
Vậy nên không thể bất kỳ lúc nào cũng có thể tổ chức họp được nhất là đối với
những xã dân cư thưa thớt, đường xá đi lại khó khăn vậy buộc NHCSXH phải
giải ngân theo từng đợt dẫn đến sự lệch pha giữa thời điểm giải ngân và thời
điểm đang cần vốn của nhân dân.
2.2.2.2 Doanh số thu nợ: đạt 51.613 triệu đồng.
Tốc độ luân chuyển vốn sau khi loại trừ 3 loại vốn có chu kỳ cho vay dài là Học
sinh sinh viên, nhà ở, dân tộc thiểu số, nước sạch, xuất khẩu lao động còn lại các
loại vốn chiếm tỷ trọng lớn là: Hộ nghèo, sản xuất kinh doanh, giải quyết việc
làm, thương nhân SXKD đạt 22%. Đạt mục tiêu trong quản trị rủi ro và có
nguồn vốn đáp ứng cho đông đảo hộ nghèo và đối tượng chính sách.
Cụ thể như sau: thu nợ đối với:
+ Cho vay SXKD vùng khó khăn: 12.860 triệu đồng. (Năm 2012: 11.900)
12


+ Cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn: 5.471 triệu đồng. (Năm 2011:
3.303)

+ Cho vay Giải quyết việc làm: 2.204 triệu đồng. (Năm 2012: 1972)
+ Cho vay xuất khẩu lao động: 88 triệu đồng.
+ Cho vay hộ nghèo: 27.908 triệu đồng. (Năm 2012: 20.238)
+ Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường: 1.850 triệu đồng. (Năm 2012:
1.163)
+ Cho vay dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn: 574 triệu đồng.
+ Cho vay thương nhân SXKD vùng khó khăn: 1.070 triệu đồng. (Năm 2012:
780)
Nhận xét:
+ Về số liệu: Qua những số liệu trên cho thấy việc thu nợ hầu hết đều có xu
hướng tăng so với cùng thời điểm 2012 do ngân hàng đã thực hiện cương quyết
và dứt điểm trong công tác xử lý thu hồi nợ và xử lý nợ quá hạn.Triển khai chỉ
thị 09/2004/CT-CTg ngày 16/03/2004.
Các tổ thu nợ quá hạn tại các xã đã và đang dần phát huy hiệu quả công tác
thu hồi nợ cho nhà nước.
+ Ưu điểm:
Ngân hàng trong quá trình cho vay đã phối hợp với Các ban giảm nghèo tại
các xã thực hiện nghiêm túc quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn và động viên
tuyên truyền các hộ sản xuất kinh doanh phần lớn đều đã biết sử dụng vốn đúng
mục đích có hiệu quả.
+ Khó khăn:
Các đối tượng hộ nghèo vay vốn thường thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật
trong sản xuất nông lâm nghiệp cho nên năng suất lao động không cao nên chưa
phát huy đầy đủ hiệu quả nguồn vốn tín dụng này.
Một số hộ nghèo vay vốn không đầu tư vào sản xuất mà chuyển sang tiêu
dùng nên đã không thể trả được nợ làm cho nghèo thêm sau khi vay.

13



Khoản cho vay học sinh sinh viên phần lớn sau khi ra trường họ chưa kiếm
ngay được việc làm nên phải ra hạn nợ cho khách hàng, chuyển nợ trong hạn
sang nợ quá hạn, nhiều khi gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.
2.2.2.3 Nợ quá hạn:
+ Nợ quá hạn cho vay hộ nghèo: 80triệu.
+ Nợ quá hạn cho vay giải quyết việc làm: 10triệu.
+ Nợ quá hạn cho vay SXKD: 30triệu.
+ Nợ quá hạn cho vay Dân tộc thiểu số: 5triệu.
+ Nợ quá hạn cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường: 8triệu.
Nhận xét:
Nguyên nhân nợ quá hạn do:
Nguyên nhân khách quan: Thiên tai, bão lụt, dịch bệnh, giá cả tiêu thụ sản
phẩm sụt giảm.
Nguyên nhân chủ quan: Hộ nghèo vay vốn chưa biết sử dụng vốn vào sản
xuất kinh doanh mà sử dụng vốn vào mua lương thực cứu đói, tiêu dùng nên
không thể trả nợ, trả lãi Ngân hàng được. Nhiều hộ nghèo trình độ dân trí thấp,
không biết cách làm ăn, có hộ ỷ lại vào chính sách trợ cấp của Nhà nước, không
phân biệt được vốn tín dụng với vốn tài trợ từ NSNN. Tuy ngân hàng thường
xuyên thông báo cho Ủy ban nhân dân các xã, các tổ chức hội nhưng một số cấp
cơ sở chưa chủ động trong việc đôn đốc, chưa có phương pháp thực hiện cương
quyết với thành viên trong tổ vay vốn của mình.
Một số người dân cố tình không tự giác trả nợ cho ngân hàng, một phần do
làm ăn thua lỗ, khi không có khả năng trả nợ thì bỏ khỏi địa phương vì vậy đã
gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.
2.2.2.4 Tổng dư nợ:
- Ước tổng dư nợ đến 31/12/2013: 21.994 / 222.053 triệu đồng. Kế hoach
đạt 99.95% tăng so với năm 2012 là: 23.987 triệu đồng. Tốc độ tăng: 11.4%. Cụ
thể như sau:
- Dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn: 44.856 / 44.8859
triệu, đạt 99.9% kế hoạch. Chủ yếu là cho vay thông qua hộ gia đình, cho vay

14


trực tiếp 3% nguồn vốn trong năm không giải ngân được vì thế chấp tài sản hình
thành từ vốn vay không đủ điều kiện để cho vay.
- Dư nợ cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: 27.897/
27.902 triệu đồng, đạt 99.98%.
- Dư nợ cho vay giải quyết việc làm: 6.107/ 6.141 triệu đồng, đạt kế
hoạch 99.4%.
- Dư nợ cho vay xuất khẩu lao động: 387/ 387 triệu đồng, đạt 100% kế
hoạch.
- Dư nợ cho vay hộ nghèo: 105.549/ 105.556 triệu đồng, đạt 99.9% kế
hoạch.
- Dư nợ cho vay dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn: 1.173/1.176 triệu
đồng, đạt 99.8%.
- Dư nợ cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: 9.525/ 9.561 triệu đồng, đạt
99.6% kế hoạch.
- Dư nợ cho vay thương nhân sản xuất kinh doanh vùng khó khăn: 2.223/
2.240 triệu đồng, đạt kế hoạch 99.2% kế hoạch.
* Số hộ còn dư nợ:
Số hộ vay vốn sản xuất kinh doanh:1.925 hộ.
Số hộ cho vay giải quyết việc làm: 138 hộ và tổ chức kinh tế.
Số hộ cho vay xuất khẩu lao động: 27 hộ.
Số hộ vay vốn hộ nghèo: 4.973 hộ.
Số hộ cho vay dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn: 73 hộ.
Số hộ cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở 167: 1.194 hộ.
Số hộ cho vay thương nhân sản xuất kinh doanh vùng khó khăn: 73 hộ.
Số hộ vay vốn nước sạch và vệ sinh môi trường: 1.194 hộ.
Nhận xét:
Dư nợ không ngừng tăng trưởng về quy mô và cải thiện về chất lượng.

Nhờ nguồn vốn được tập trung khai thác với tốc độ tăng trưởng khá cao nên số
hộ nghèo và đối tượng chính sách đã tiếp nhận được nguồn vốn ưu đãi góp phần
giúp 727 hộ đã thoát nghèo trong năm 2013.
15


* Hoạt động cho vay ủy thác:
- Hội nông dân: 50.756 triệu đồng. (2.360 hộ)
- Hội phụ nữ: 51.180 triệu đồng. (2.550 hộ)
- Hội cựu chiến binh: 47.183 triệu đồng (2.300 hộ)
- Đoàn thanh niên: 44.207 triệu đồng (2.260 hộ)
- Tổng số phí ủy thác chi cho 04 tổ: 1.560 triệu đồng và chi cho cấp TW:
46.8 triệu.
Cấp Tỉnh: 78 triệu.
Cấp huyện: 93.6 triệu
Cấp xã: 1.341 triệu.
Nhận xét:
Thông qua phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức chính trị- xã hội
đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ
từ Trung ương đến địa phương không ngừng mệt mỏi để chuyển tải nguồn vốn
ưu đãi của Nhà nước đến hàng nghìn hộ nghèo, đối tượng chính sách giúp họ
biết sử dụng đồng vốn đúng mục đích.
2.2.3 Đánh giá chung:
Sự ra đời của NHCSXH huyện Võ Nhai là một chủ trương đúng đắn sáng
suốt, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Do đó đã nhận được sự ủng
hộ nhiệt tình của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp tới toàn thể nhân dân. Kết
quả đã gây được lòng tin tưởng tuyệt đối và ấn tượng vô cùng tốt đẹp, đặc biệt
trong những năm qua đời sống của các gia đình đối tượng Chính sách, hộ nghèo
và cận nghèo cũng như các đối tượng khác đã được cải thiện cuộc sống góp
phần phát triển kinh tế gia đình và địa phương.

Theo những số liệu trên cho thấy trong năm 2013 Ngân Hàng Chính Sách
Xã Hội huyện Võ nhai đã đạt được những thành công nhất định, có đóng góp to
lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Mặc dù tỷ lệ
hộ nghèo giảm nhưng số hộ nghèo hộ cận nghèo vẫn còn ở ngưỡng tương đối
lớn. Ranh giới giữa thoát nghèo và tái nghèo là rất mong manh nên nhiệm vụ đặt
ra cho NHCSXH Việt Nam nói chung và NHCSXH huyện Võ Nhai nói riêng
16


cần có sự nỗ lực nhiều hơn nữa, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại giai đoạn 2014-2020.

17


III. Kết luận:
Được sự giúp đỡ tạo điều kiện của các thầy cô giáo trường ĐH Kinh Tế Quốc
Dân và ngân hàng Chính Sách Xã Hội huyệnVõ Nhai. Tôi đã được giới thiệu và
tham gia khóa thực tập trong khoảng thời gian 3 tháng tại chi nhánh Ngân hàng
Chính Sách Xã Hội huyện Võ Nhai.
Là một thực tập viên, dưới sự chỉ bảo tận tình của Ban lãnh đạo chi nhánh
Ngân hàng Chính Sách Xã Hội tôi đã được hướng dẫn và thực hiện công việc tại
tổ tín dụng cụ thể là: rút hồ sơ, định kỳ trả lãi hồ sơ vay vốn, giải ngân tại chi
nhánh Ngân hàng và được phân công xuống các điểm giao dịch tại Ủy ban nhân
dân các xã.
Qua thời gian đầu học tập và tiếp thu tại đây tôi nhận thấy vấn đề cần phải
quan tâm trước mắt cũng như lâu dài đối với hoạt động của ngân hàng CSXH để
hoàn thành mục tiêu trọng tâm của Đảng và Nhà nước giao phó là giúp người
dân địa phương thoát nghèo, ổn định cuộc sống và đảm bảo an sinh xã hội. Tôi
dự định sẽ nghiên cứu và tìm hiểu về chủ đề: ‘‘Thực trạng và giải pháp nâng cao

hiệu quả nguồn vốn cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo , các đối tượng chính sách
huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2020.’’
Nhằm vận dụng những kiến thức đã được trau dồi tại môi trường học chuyên
nghiệp để có thể mạnh dạn bày tỏ quan điểm của mình, đưa ra những ý kiến
đóng góp và các giải pháp về nguồn vốn, về quy trình quản lý, bộ máy tổ chức
hoạt động và cơ chế chính sách của nhà nước... Với mong muốn hiệu quả tín
dụng nói chung và hiệu quả của hoạt động cho vay ưu đãi nói riêng đối với hộ
nghèo và các đối tượng chính sách tại địa bàn huyện sẽ được nâng cao hơn nữa,
góp sức trong công cuộc thực hiện mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước trong
tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập Quốc tế, đưa đất nước ngày
càng phát triển hơn!

18



×