Tải bản đầy đủ (.pdf) (286 trang)

Mối quan hệ việt hàn trong và sau chiến tranh của mỹ tại việt nam (1955 2005)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.46 MB, 286 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ku Su Jeong

MỐI QUAN HỆ VIỆT – HÀN
TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH
CỦA MỸ TẠI VIỆT NAM
(1955 - 2005)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Tp. Hồ Chí Minh – 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ku Su Jeong

MỐI QUAN HỆ VIỆT – HÀN
TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH
CỦA MỸ TẠI VIỆT NAM
(1955 - 2005)
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số:
5. 03. 15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. HÀ MINH HỒNG
2. PGS – TS. VÕ VĂN SEN

Tp. Hồ Chí Minh – 2008


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực.
Những kết luận của luận án chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Ku Su Jeong


2

MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan ...................................................................................................

1

Mục lục..............................................................................................................


2

Danh mục các chữ viết tắt ...............................................................................

6

Danh mục các bảng ..........................................................................................

7

Dẫn luận ............................................................................................................

9

1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ....................................................

10

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................

13

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và các nguồn tài liệu ...........................................

15

4. Phương pháp nghiên cứu và bố cục luận án...................................................

25


5. Những đóng góp của luận án .........................................................................

28

Chương I. Mối quan hệ Việt − Hàn trong lịch sử (trước năm 1955)...........

30

1.1. Quan hệ Việt − Hàn trong thời kỳ hai nước có chủ quyền .........................

31

1.1.1. Sự khởi đầu của mối quan hệ Việt − Hàn dưới góc nhìn tông tộc.....

31

1.1.2. Mối quan hệ giao lưu giữa các sứ thần Đại Việt − Triều Tiên ..........

37

1.1.3. Sự kiện những người dân đảo Tế Châu (Je−ju) trôi dạt đến Hội
An ......................................................................................................

44

1.2. Quan hệ Việt − Hàn trong thời kỳ hai nước mất chủ quyền .......................

47


1.2.1. Mối liên hệ giữa Phan Bội Châu và những nhà cách mạng Triều
Tiên.....................................................................................................

47


3

1.2.2. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh và phong trào giải phóng dân
tộc Triều Tiên .....................................................................................

51

Tiểu kết...............................................................................................................

61

Chương II. Mối quan hệ Việt − Hàn giai đoạn Hàn Quốc chưa can dự
vào chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1955 − 1963) ....................................

64

2.1. Cơ sở của mối quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc ..

65

2.2. Quan hệ bang giao giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc.........

69


2.2.1. Thời kỳ Ngô Đình Diệm − Lý Thừa Vãn ...........................................

69

2.2.2. Thời kỳ Ngô Đình Diệm − Yun Po Sun .............................................

79

2.2.3. Thời kỳ Ngô Đình Diệm − Park Chung Hee ......................................

84

2.3. Việt Nam Cộng hòa và Hàn Quốc liên kết hành động chống Cộng ở
châu Á ........................................................................................................

92

2.3.1. Việt Nam Cộng hòa và Hàn Quốc tham gia Liên minh Nhân dân
châu Á chống Cộng ............................................................................

92

2.3.2. Việt Nam Cộng hòa và Hàn Quốc trong việc thành lập Trung tâm
chống Cộng châu Á ............................................................................

98

2.4. Hàn Quốc với việc gửi quân sang tham chiến tại Việt Nam.......................

101


2.4.1. Lý Thừa Vãn muốn gửi quân sang tham chiến tại Việt Nam.............

101

2.4.2. Park Chung Hee muốn gửi quân sang tham chiến tại miền Nam
Việt Nam.............................................................................................

103

Tiểu kết...............................................................................................................

109

Chương III. Mối quan hệ Việt − Hàn giai đoạn Hàn Quốc can dự vào
chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1964 − 1973) và giai đoạn sau Hiệp
định Paris (1973 − 1975) ..................................................................................

111

3.1. Quan hệ Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc trong giai đoạn
Hàn Quốc gửi quân (1964 − 1969) ....................................................................

112

3.1.1. Việc Hàn Quốc gửi quân sang Việt Nam ...........................................

113



4

3.1.1.1. Việc gửi quân phục vụ chiến đấu (1964 − 1965).......................

113

3.1.1.2. Việc gửi quân chiến đấu (1965 − 1969).....................................

118

3.1.2. Những hoạt động của quân đội Hàn Quốc tại miền Nam Việt Nam..

125

3.1.2.1. Những hoạt động tác chiến tại miền Nam Việt Nam.................

125

3.1.2.2. Những công tác dân sự vụ tại miền Nam Việt Nam ..................

128

3.1.3. Quan hệ bang giao giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân
Quốc .................................................................................................

131

3.1.3.1. Hiệp định về địa vị quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam ...............

131


3.1.3.2. Chuyến viếng thăm lẫn nhau của Thủ tướng Việt Nam Cộng
hòa và Đại Hàn Dân Quốc ........................................................

132

3.1.3.3. Chuyến viếng thăm lẫn nhau của Tổng thống Đại Hàn Dân
Quốc và Việt Nam Cộng hòa ....................................................

135

3.1.4. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc .....

139

3.1.4.1. Đoàn hợp tác kinh tế của Hàn Quốc tại Việt Nam ....................

139

3.1.4.2. Hội nghị kinh tế cấp cao Hàn − Việt lần thứ nhất .....................

140

3.1.4.3. Hội nghị kinh tế cấp cao Hàn − Việt lần thứ hai .......................

142

3.2. Quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc trong giai
đoạn Hàn Quốc rút quân (1970 − 1973) ....................................................


147

3.2.1. Hàn Quốc rút quân khỏi Việt Nam.....................................................

147

3.2.1.1. Hàn Quốc rút quân lần thứ nhất .................................................

148

3.2.1.2. Hàn Quốc rút quân lần thứ hai ...................................................

151

3.2.2. Những hoạt động của quân đội Hàn Quốc tại miền Nam Việt Nam..

152

3.2.3. Quan hệ bang giao giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân
Quốc ..................................................................................................

155

3.2.4. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc.....

157

3.3. Quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc trong giai
đọan sau Hiệp định Paris (1973 – 1975) ....................................................


162

3.3.1. Quan hệ bang giao giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân
Quốc ...........................................................................................................

162


5

3.3.2. Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc ..

163

Tiểu kết...............................................................................................................

165

Chương IV. Mối quan hệ Việt − Hàn sau chiến tranh của Mỹ tại Việt
Nam (1975 − 2005)............................................................................................

167

4.1. Thời kỳ quan hệ ngoại giao Việt − Hàn bị gián đoạn (1975 − 1992) .........

168

4.2. Quá trình bình thường hóa quan hệ Việt − Hàn..........................................

170


4.3. Quan hệ Việt − Hàn từ năm 1992 đến năm 2005........................................

175

4.3.1. Quan hệ bang giao ..............................................................................

175

4.3.2. Quan hệ kinh tế...................................................................................

178

4.3.3. Quan hệ văn hóa .................................................................................

185

Tiểu kết...............................................................................................................

210

Kết luận ............................................................................................................

212

Chú thích ..........................................................................................................

222

Danh mục công trình của tác giả ....................................................................


233

Tài liệu tham khảo ..........................................................................................

234

Phụ lục


6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADP
AID
APEC
ARF
ASEAN
ASEM
BA
CIA
CNTT
ĐH
ĐHDQ
ĐH KHXH & NV
ĐHQG
EDCF
EPS
HCM
HN

HUFS
GS
ICT
KCIA
KF
KOICA
KOVIET

Area Development Program
Chương trình phát triển địa phương
Agency for International Development
Cơ quan phát triển quốc tế
Asia-Pacific Economic Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
ASEAN Regional Forum
Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN
Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Asia-Europe Meeting
Hội nghị cấp cao Á-Âu
Buy American
Mua hàng Mỹ
Central Intelligence Agency
Cơ quan tình báo Trung ương
Công nghệ Thông tin
Đại học
Đại Hàn Dân Quốc
Đại học khoa học xã hội & nhân văn
Đại học quốc gia
Economic Development Cooperation Foundation

Quỹ hợp tác và phát triển kinh tế
Employment permit system
Hình thức cấp phép lao động
Hồ Chí Minh
Hà Nội
Hankuk University of Foreign Studies
Đại học Ngọai ngữ Hàn Quốc
Giáo sư
Information and Communication(s) Technology
Công nghệ thông tin và Truyền thông
Korea Central Intelligence Agency
Cơ quan tình báo Trung ương Hàn Quốc
Korea Foundation
Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc
Korean International Cooperation Agency
Cơ quan Hợp tác phát triển Hàn Quốc
Korea – Vietnam Friendship Association


7

MAP
MNVN
MTDTGPMNVN
NATO
NEATO
NGO
NLNT
NXB
PUFS

QĐHQ
QLVNCH
R&D
ROK
Sđd
SEATO
SKIG
SKILA
UBCBKTQGTT
UN
USOM
VIKOTECH
VN
VNCH
VNDCCH

Military Assistance Program
Chương trình viện trợ quân sự
Miền Nam Việt Nam
Cơ quan tình báo trung ương Hàn Quốc
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
North Atlantic Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
Northeast Asia Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Đông Bắc Á
Non Government Organization
Tổ chức Phi chính phủ
Năng lượng Nguyên tử
Nhà xuất bản
Pusan University of Foreign Studies

Trường Đại học Ngọai ngữ Pusan
Quân đội Hàn Quốc
Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Research and Development
Nghiên cứu và phát triển
Republic of Korea
Hàn Quốc
Sách đã dẫn
Southeast Asia Treaty Organization
Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á
South Korea Interim Government
Chính phủ lâm thời Nam Hàn
South Korea Interim Legislative Assembly
Nghị viện lập pháp lâm thời Nam Hàn
Ủy ban Chuẩn bị Kiến thiết Quốc gia Triều Tiên
United Nations
Liên Hiệp Quốc
United States Operations Mission
Cơ quan viện trợ của Mỹ
Vietnam – Korea Technology cooperation Centre
Trung tâm Hợp tác Công nghệ Việt - Hàn
Việt Nam
Việt Nam Cộng hòa
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa


8

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng DL.1: Những hồ sơ về quan hệ Việt – Hàn lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ

quốc gia II (1955-1975) ..............................................................................
Bảng DL.2: Những hồ sơ của Bộ Ngoại vụ Hàn Quốc liên quan đến chiến tranh
Việt Nam.....................................................................................................
Bảng 1.1: Các cuộc gặp gỡ giữa sứ thần Đại Việt – Triều Tiên .................................
Bảng 3.1: Đơn vị và số lượng trong bốn lần Hàn Quốc gửi quân sang Việt Nam......
Bảng 3.2: Những cuộc hành quân (từ cuối năm 1965 đến ngày 31-08-1969) ............
Bảng 3.3: Các công trình xây dựng (từ năm 1965 đến ngày 31-08-1969)..................
Bảng 3.4: Tình hình xuất khẩu nhân lực của Hàn Quốc sang miền Nam
Việt Nam (tháng 9 năm 1966) ....................................................................
Bảng 3.5: Số nhân công ngoại quốc được cấp phép nhập cảnh và lưu ngụ
tại miền Nam Việt Nam (1966-1969) .........................................................
Bảng 3.6: Ngoại viện song phương cho miền Nam Việt Nam theo khu vực,
bằng đô la Mỹ, 1964 – 1969 (Không kể viện trợ Mỹ)................................
Bảng 3.7: Quân số Hàn Quốc và Mỹ ở Nam Việt Nam ..............................................
Bảng 3.8: Tình hình tác chiến của quân đội Hàn Quốc tại miền Nam Việt Nam
cấp đại đội trở lên (từ khi HQ tham chiến đến tháng 12-1972) ..................
Bảng 3.9: Quân số bình quân hàng năm và tình hình thiệt hại
(09/1964 – 03/1973)....................................................................................
Bảng 3.10: Tình hình xuất khẩu nhân lực của Hàn Quốc
sang miền Nam Việt Nam...........................................................................
Bảng 3.11: Việc cung cấp quân nhu sang miền Nam Việt Nam ...................................
Bảng 3.12: Thu nhập ngoại tệ của Hàn Quốc từ chiến tranh Việt Nam........................
Bảng 3.13: Viện trợ quân sự của Mỹ dành cho Hàn Quốc
trong giai đoạn 1956 – 1975 .......................................................................
Bảng 4.1. Các cuộc viếng thăm cấp cao giữa hai nước Việt Nam – Hàn Quốc..........
Bảng 4.2: Các Hiệp định được ký kết giữa Việt Nam – Hàn Quốc ............................
Bảng 4.3: Tình hình giao dịch thương mại Hàn Quốc – Việt Nam.............................
Bảng 4.4: Tình hình đầu tư của các nước vào Việt Nam (1988 - 2005) .....................
Bảng 4.5: Tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam ...............
Bảng 4.6: Tình hình đầu tư của Việt Nam vào Hàn Quốc ..........................................

Bảng 4.7: Tình hình viện trợ của EDCF cho Việt Nam ..............................................
Bảng 4.8: Tình hình nghiên cứu về Hàn Quốc tại các trường Đại học Việt Nam.......
Bảng 4.9: Tình hình nghiên cứu về Việt Nam tại các trường Đại học Hàn Quốc.......
Bảng 4.10: Các tổ chức Hàn Quốc liên quan đến Việt Nam.........................................
Bảng 4.11: Các thành phố, tỉnh thành Việt Nam và Hàn Quốc có quan hệ
kết nghĩa (tính đến năm 2005) ....................................................................

17
18
37
125
126
129
142
143
145
150
153
154
158
159
160
163
175
176
178
180
180
181
182

192
193
205
207


9

DẪN LUẬN


10

1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Việt Nam và Hàn Quốc 1 là hai quốc gia cùng nằm ở phía đông châu Á, đều
là hai bán đảo như hai bao lơn trông ra Thái Bình Dương. Hai nước đều có bề dày
lịch sử hàng ngàn năm, có nền văn hóa truyền thống lâu đời, và cùng chịu ảnh
hưởng sâu sắc của Nho giáo Trung Hoa. Theo phong thủy Trung Hoa, Hàn Quốc là
“Thanh Long ở bên tả”, còn Việt Nam là “Bạch Hổ ở bên hữu” 2 của Trung Quốc
[198, 49-50]. Vì vậy, không hẹn mà gặp, hai nước có nhiều điểm tương đồng về các
mặt văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và cả về mặt lịch sử...
Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, hai dân tộc đều có chung một
cảnh ngộ là liên tục bị các triều đại phong kiến Trung Hoa xâm lược và tìm cách đô
hộ. Từ đầu công nguyên, cả hai dân tộc đều bị đặt dưới chế độ quận huyện của nhà
Hán. Đến nhà Đường, Hàn Quốc trở thành An Đông đô hộ phủ, còn Việt Nam trở
thành An Nam đô hộ phủ. Vương triều Cao Ly và nhà Trần Đại Việt ở thế kỷ XIII
đều đã ba lần đánh đuổi quân xâm lược Mông Nguyên, giữ vững chủ quyền dân tộc.
Mở đầu cho trang sử quan hệ hai nước là sự kiện hoàng tử Đại Việt Lý
Dương Côn vượt biển sang Cao Ly định cư vào thế kỷ XII. Khoảng một thế kỷ sau,
một hoàng tử Đại Việt khác là Lý Long Tường cũng dong buồm đến Cao Ly và tích

cực tham gia vào cuộc kháng chiến bảo vệ nước này chống lại quân xâm lược Mông
Nguyên. Trong những thế kỷ sau, quan hệ hai nước tiếp tục được duy trì bằng các
cuộc gặp gỡ của các sứ thần khi đi sứ sang Trung Hoa.
Bước sang thời kỳ cận hiện đại, hai nước đều lâm vào cảnh ngộ vong quốc.
Hàn Quốc phải chịu ách thống trị của quân phiệt Nhật, còn Việt Nam thì nằm dưới
ách đô hộ của thực dân Pháp. Một cách chi tiết hơn, do chính sách bành trướng của
chủ nghĩa đế quốc Pháp thời Napoléon III, không chỉ Việt Nam bị xâm lăng mà


11

Triều Tiên cũng trải qua cuộc chiến tranh Bính Dần Dương Nhiễu 3 với Pháp. Sau
đó, với chính sách Đại Đông Á, phát xít Nhật cũng xâm chiếm Việt Nam dù là một
thời gian ngắn. Cùng là nạn nhân của chủ nghĩa đế quốc, hai dân tộc có chung quyết
tâm đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì vậy, các nhà yêu nước Việt Nam và Hàn Quốc
sớm có những sự giao tiếp, hợp lực để giúp nhau trong khát vọng giành tự chủ dân
tộc: Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc... của Việt Nam và Triệu Tố Ngang, Kim
Khuê Thực... của Hàn Quốc.
Khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Việt Nam và Hàn Quốc đều chớp
thời cơ giành độc lập. Song niềm vui ấy của nhân dân hai nước kéo dài không được
bao lâu thì tai họa thực dân đế quốc lại ập tới. Ở khu vực châu Á – Thái Bình
Dương, Hoa Kỳ triển khai chiến lược toàn cầu từ rất sớm, trong đó, Việt Nam và
Hàn Quốc đều là hai quốc gia nằm trong chiến lược này. Ở Hàn Quốc, Mỹ giải tán
chính phủ Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên, lập ra chính phủ Đại Hàn Dân Quốc do
Lý Thừa Vãn làm tổng thống (1948). Còn ở Việt Nam, Mỹ không công nhận Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngược lại hỗ trợ đắc lực cho Pháp lập ra chính
phủ Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm quốc trưởng (1949). Sau khi chính quyền
Bảo Đại thất bại, Mỹ sử dụng con bài tiếp theo là Ngô Đình Diệm để lập ra chế độ
Việt Nam Cộng hòa ở Nam Việt Nam. Vì đều là quốc gia chống Cộng, thân Mỹ nên
suốt thời gian từ 1955 đến 1975, hai chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân

Quốc luôn có mối quan hệ gần gũi, gắn kết với nhau.
Có thể nói, Việt Nam và Hàn Quốc là những nơi diễn ra xung đột gay gắt
nhất của chủ nghĩa can thiệp đế quốc Mỹ với cách mạng giải phóng dân tộc thông
qua hình thức “chia cắt” và “chiến tranh”. Cuộc chiến mà Mỹ tiến hành trên hai bán
đảo Triều Tiên và Đông Dương đã khiến hai dân tộc Việt Nam và Hàn Quốc phải


12

gánh chịu những hậu quả thảm khốc nhất trong lịch sử hiện đại của mình.
Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, quan hệ hai nước trải qua gần hai
thập kỷ bị gián đoạn (1975-1992). Ngày 22-12-1992, quan hệ hai nước chính thức
bước sang một trang sử mới khi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại Hàn
Dân Quốc thiết lập mối quan hệ ngoại giao. Từ đó đến nay, quan hệ hai nước không
ngừng phát triển một cách mạnh mẽ và nhanh chóng trên mọi lĩnh vực: chính trị,
kinh tế, ngoại giao, văn hóa, khoa học...
Như vậy, không chỉ về mặt truyền thống văn hóa mà còn cả về mặt lịch sử,
đặc biệt là lịch sử hiện đại đầy thăng trầm và thử thách – sự chia cắt đất nước,
những cuộc cách mạng và chiến tranh – gần như không có dân tộc nào ở cùng một
khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung lại gần gũi như hai dân tộc Việt Nam và
Hàn Quốc. Đây là lý do căn bản mà tôi chọn mối quan hệ Việt – Hàn làm đề tài
nghiên cứu cho luận án.
Tuy hai nước Việt Nam và Hàn Quốc có một quá trình quan hệ gắn bó lâu
dài và mật thiết, nhưng đến nay ở cả Việt Nam và Hàn Quốc đều chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về mối quan hệ này. Đặc biệt, sự nghiên
cứu về mối quan hệ hai nước trong giai đoạn 1955-2005 đến nay hầu như bỏ ngỏ.
Do đó, chúng tôi chọn đề tài “Quan hệ Việt – Hàn trong và sau chiến tranh của Mỹ
tại Việt Nam (1955-2005)” để thực hiện luận án tiến sĩ, một mặt là lấp khoảng trống
đó trong sử học của hai nước, mặt khác rút ra từ quá khứ những bài học lịch sử để
có thể vận dụng vào việc đẩy mạnh bang giao hai nước trong hiện tại và tương lai.

GS Bruce Cumsming từng nói: “Tất cả mọi người đều có thể nhớ lịch sử,
nhưng điều quan trọng là nhớ lịch sử nào và đánh giá bằng quan điểm đạo đức
nào”[221,169]. Quan hệ Việt – Hàn là một tiến trình lâu dài mà khi nghiên cứu


13

chúng tôi đã chọn cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam làm bối cảnh (context) cho
tiến trình này. Bởi lẽ, quân đội Hàn Quốc đã từng tham gia trực tiếp vào cuộc chiến
Việt Nam, tạo nên thời kỳ đen tối nhất trong trang sử quan hệ hai nước. Triết gia
Mỹ George Santayana có câu nói rất nổi tiếng: “Những ai không chịu rút ra bài học
từ lịch sử thì sẽ phải lặp lại bài học ấy một lần nữa”[133,63]. Đây chính là mối quan
tâm và mục đích của chúng tôi khi thực hiện luận án này.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng luận án là quan hệ giữa Đại Hàn Dân Quốc với Việt Nam Cộng
hòa và sau đó là với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trong nửa thế kỷ qua.
Từ khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc đến nay, ở Việt Nam có các Nhà
nước: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945 - 1976), Cộng hòa Miền Nam Việt Nam
(1969 - 1976), Quốc gia Việt Nam (1949 - 1955), Việt Nam Cộng hòa (1955 - 1975),
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (1976 - nay). Trong khi đó, ở Triều Tiên có
các Nhà nước: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (1948 - nay) ở bắc vĩ tuyến
38o và Đại Hàn Dân Quốc (1948 – nay) ở nam vĩ tuyến 38o.
Tuy nhiên, do khuôn khổ của một luận án có những hạn chế nhất định, nên
trong luận án này chúng tôi chỉ đề cập đến quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa với
Đại Hàn Dân Quốc (chương II và chương III) và giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam với Đại Hàn Dân Quốc (chương IV). Về mối quan hệ giữa Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Triều Tiên, giữa Quốc gia Việt Nam với Đại Hàn Dân Quốc, chúng tôi hy vọng sẽ
có dịp trình bày trong một công trình nghiên cứu khác.



14

Về thời gian, phạm vi nghiên cứu của luận án trải dài từ ngày 27-10-1955
(khi hai chính phủ Việt Nam Cộng hòa và Đại Hàn Dân Quốc thiết lập quan hệ
ngoại giao) cho đến ngày 31-12-2005. Đề cập đến mối quan hệ Việt – Hàn trong
thời gian 50 năm là một phạm vi nghiên cứu quá rộng đối với một luận án tiến sĩ.
Nhưng tác giả luận án vẫn chọn phạm vi nghiên cứu này vì cho đến thời điểm hiện
tại, cả hai nước Việt Nam và Hàn Quốc vẫn chưa có một công trình khoa học nào về
lịch sử quan hệ Việt – Hàn một cách tổng quát và toàn diện .
Để tiện cho việc nghiên cứu, thời gian nửa thế kỷ ấy được chia giai đoạn
như sau:
c Giai đoạn 1955 – 1963: Giai đoạn trước khi Hàn Quốc can dự vào cuộc
chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
d Giai đoạn 1964 – 1975: Giai đoạn Hàn Quốc can dự vào cuộc chiến tranh
của Mỹ ở Việt Nam và hai năm sau Hiệp định Paris. Đến năm 1973, lực lượng quân
đội Hàn Quốc đã triệt thóai khỏi miền Nam Việt Nam theo Hiệp định Paris, tuy
nhiên Hàn Quốc vẫn duy trì mối quan hệ với Việt Nam Cộng hòa cho đến khi chiến
tranh Việt Nam kết thúc.
e Giai đoạn 1975 – 2005: Giai đoạn Việt Nam lập lại hòa bình và thống
nhất đất nước. Có thể chia thời kỳ này thành hai giai đoạn nhỏ:
- 1975-1992: giai đoạn quan hệ giữa hai nước tạm thời bị gián đoạn.
- 1992-2005: giai đoạn hai nước nối lại quan hệ và hợp tác phát triển.
Tuy đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án là mối quan hệ Việt – Hàn
trong thời gian 1955 – 2005, nhưng chúng tôi cũng điểm qua một cách sơ lược
những sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ giữa hai nước từ thế kỷ XII (khi
hoàng tử Lý Dương Côn đặt chân lên đất nước Cao Ly) đến giữa thế kỷ XX.



15

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề và các nguồn tài liệu
Như đã trình bày ở phần đầu của Dẫn luận, quan hệ Việt – Hàn từ trước đến
nay chưa được khảo sát một cách đầy đủ. Những công trình nghiên cứu hiện có
thường tập trung vào giai đoạn thế kỷ XII – XIX. Trong khi những giai đoạn về sau
thì chưa thấy một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống. Cho nên, khi
thực hiện luận án, chúng tôi chủ yếu dựa vào những nguồn tài liệu tản mạn trên
nhiều lĩnh vực khác nhau để cố gắng xâu chuỗi những sự kiện nhằm tái hiện lịch sử
quan hệ hai nước một cách toàn diện. Cụ thể những nguồn tư liệu chính được khảo
cứu trong luận án này như sau:

1) Tư liệu về quan hệ Việt – Hàn giai đoạn trước năm 1955
Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Hán học Lê Dư là người đầu tiên đề cập đến
hoàng tử Lý Long Tường trong bài viết “Cháu 22 đời vua Lý Anh Tông (11371195) hiện ở Cao Ly” trên tạp chí Tri Tân (số xuân Nhâm Ngọ, 1942). Năm 1959,
nhà sử học Trần Văn Giáp trong một chuyến sang thăm Bắc Hàn đã thu thập và
mang về Việt Nam một số tài liệu quý liên quan đến dòng họ Lý Hoa Sơn. Cũng
năm 1959, một tác giả khác là Trần Đại Sỹ đã phát hiện tại thư viện Paris một bài
viết về Lý Long Tường đăng trên tập san Sử địa (số 2, 1941) của Nhật Bản. Năm
1980, ông Trần Đại Sỹ lại tìm thấy Trần tộc vạn thế ngọc phả tại Trung Quốc, trong
đó có phần ghi chép về Ninh tổ hoàng đế Trần Lý với những thông tin mới về Lý
Long Tường. Sau hai chuyến thăm Bắc Hàn và Nam Hàn vào các năm 1980 và
1983, Trần Đại Sỹ công bố bài viết “Đi tìm con cháu thuyền nhân 849 năm trước:
Nguyên tổ hai dòng họ Lý tại Đại Hàn”.
Tại Hàn Quốc, năm 1948, tác giả Kim Vĩnh Kiện cho xuất bản quyển sách
Triều Tiên trong thời đại khai hóa, trong đó có đề cập đến Lý Long Tường. Năm


16


1966, nhà dân tộc học Choi Sang Su cho xuất bản quyển sách Mối quan hệ Hàn
Quốc và Việt Nam. Có thể nói đây là công trình duy nhất nghiên cứu về quan hệ hai
nước dựa trên khía cạnh lịch sử. Tác giả tường thuật lại những sự kiện quan trọng
trong lịch sử quan hệ Hàn-Việt từ những năm 1216 – 1965, bao gồm nhiều lĩnh vực
chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa...
Đến năm 1997, Hội khoa học lịch sử Việt Nam cho xuất bản tập Người Việt
Nam ở Triều Tiên và mối giao lưu văn hóa Việt – Triều trong lịch sử. Nhìn chung,
công trình của Choi Sang Su và tài liệu của Hội sử học Việt Nam đã thu thập và
trình bày tương đối đầy đủ những cột mốc quan trọng trong quan hệ hai nước. Tuy
nhiên, hai nguồn tư liệu này chỉ mang nặng tính tường thuật và liệt kê các sự kiện
hơn là đi sâu vào phân tích, đánh giá các nguồn sử liệu, nên chưa thể tái hiện bức
tranh quá khứ một cách có hệ thống.
Bước vào thời cận hiện đại, quan hệ hai nước còn thể hiện bằng mối liên hệ
giữa các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh với Triệu Tố Ngang, Kim
Khuê Thực... Đến nay, nội dung này chỉ là những thông tin được tìm thấy tản mạn,
manh mún trong các tác phẩm của Phan Bội Châu, Hồ Chí Minh, cùng những báo
cáo của mật thám Pháp về họat động của Nguyễn Ái Quốc được nhắc đến trong các
tác phẩm: Nguyễn Ái Quốc tại Paris (1917-1923) của Thu Trang và Thêm một số tư
liệu về họat động của Nguyễn Ái Quốc thời gian ở Pháp của Nguyễn Phan Quang.
Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào được tiến hành về nội dung
này. Có thể thấy đây là một khoảng trống đáng tiếc trong tiến trình nghiên cứu lịch
sử quan hệ hai nước. Hiện nay, những tài liệu về sự liên hệ của Nguyễn Ái Quốc với
những người Triều Tiên có thể tìm thấy trong phông hồ sơ lưu trữ của Quốc tế Cộng
sản (nay là lưu trữ quốc gia CHLB Nga), phông lưu trữ của Ban chấp hành Quốc tế
Cộng sản với Đảng Cộng sản Đông Dương... Ngoài ra, tác giả luận án này cũng tìm


17

thấy những bài báo của Hồ Chí Minh viết về chiến tranh Triều Tiên được ký với bút

danh Đ.X., C.B., T.L đăng trên các báo Cứu quốc, Nhân dân... vào những năm
1950-1955 hiện đang lưu trữ tại Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Thiết nghĩ, đây là
những tư liệu quý giá cần được khai thác, công bố rộng rãi... nên dù chưa có điều
kiện nghiên cứu, tác giả vẫn mạn phép được dẫn ra trong luận án này.

2) Tư liệu về quan hệ Việt – Hàn giai đoạn 1955 – 1975
Tài liệu về quan hệ giữa Việt Nam Cộng hòa với Đại Hàn Dân Quốc giai
đoạn 1955-1975 được sử dụng nghiên cứu phục vụ luận án này chủ yếu là những tư
liệu gốc hiện đang lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II ở TP. HCM. Các tài liệu
này được chia thành hai nguồn, gồm: Văn bản về quan hệ hai nước lưu trữ ở phông
tài liệu Phủ tổng thống và Phủ thủ tướng; Tư liệu thống kê từ các cơ quan chức
năng. Các tư liệu trên tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II được lưu trữ trong hai phông
là Phông Phủ tổng thống đệ nhất Cộng hòa (1955-1963) và Phông Phủ tổng thống
đệ nhị Cộng hòa (1964-1975). Ngoài ra còn có những sách báo, tạp chí... khác của
chế độ Sài Gòn lưu trữ tại Thư viện tổng hợp TP. HCM.
Tại Hàn Quốc, có thể tìm thấy những tư liệu về quan hệ Việt – Hàn, đặc biệt
là những tư liệu liên quan đến việc Hàn Quốc gửi quân sang Việt Nam, được lưu trữ
tại Phòng sử liệu ngoại giao thuộc Bộ Thương mại – Ngoại giao Hàn Quốc. Ngòai
ra, ngày 26-08-2005, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho công khai những văn kiện ngoại
giao liên quan đến chiến tranh Việt Nam từ 1965-1973 (49 quyển, khoảng 7400
trang). Sau đó, ngày 02-12-2005, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng công khai những
văn kiện liên quan đến chiến tranh Việt Nam (17 quyển, hơn 1700 trang). Đây là
những nguồn tư liệu mới mẻ và rất quý giá đối với những nhà nghiên cứu, có thể
làm sáng rõ những khúc mắc lịch sử lâu nay vẫn bị vùi lấp về chiến tranh Việt Nam.


18

Bảng DL.1: Những hồ sơ về quan hệ Việt – Hàn lưu trữ
tại Trung tâm lưu trữ quốc gia II (1955-1975)

Phông
lưu trữ

Đệ
nhất
cộng
hòa
(19551963)

Đệ
nhị
cộng
hòa
(19641975)

Tên hồ sơ

Ký hiệu tài liệu

HS v/v ngoại kiều Đại Hàn xin nhập Việt tịch 1960-1961
HS v/v tổng thống VNCH viếng thăm Đại Hàn từ 1722/9/1957
Tổng thống Đại Hàn Syng Man Rhee viếng thăm VN năm
1958
HS v/v các cá nhân, phái đòan Đại Hàn viếng thăm VN năm
1958
HS v/v các cá nhân Đại Hàn viếng thăm VN năm 1959
HS v/v các phái đòan Đại Hàn viếng thăm VN năm 1959
HS v/v các cá nhân, phái đòan Đại Hàn viếng thăm VN năm
1960
HS v/v quan hệ VN và Đại Hàn năm 1960

HS v/v quan hệ VN và Đại Hàn năm 1962
HS v/v 02 khu trục hạm và sinh viên Te Sik Yoo Đại Hàn
viếng thăm VN năm 1963
Tài liệu của Bộ kinh tế v/v quan hệ thương mại giữa VN với
Đại Hàn năm 1962
HS về hoạt động của quân đội Đại Hàn tại VNCH năm
1964-1974
T1.Viện trợ quân sự Đại Hàn cho VNCH
T2.Diễn văn của tổng thống VNCH đọc nhân dịp đón nhận
các đơn vị tác chiến và chuyến thăm trường võ bị Đại Hàn
năm 1965
T3.Tướng lĩnh phái đòan cựu chiến binh Đại Hàn thăm
viếng VNCH và xin yết kiến tổng thống
T4.Quân nhân Đại Hàn phạm pháp tại VNCH
T5.Bản tin về hoạt động của quân đội Đại Hàn
T6.Lễ kỷ niệm đệ ngũ chu niên quân đội Đại Hàn hoạt động
tại VNCH
T7.Triệt thoái quân đội Đại Hàn ra khỏi VNCH từ 23-101969 đến 03-12-1973
T8.Lễ tiễn đưa Bộ tư lệnh quân đội Đại Hàn về nước
T9.Phái đoàn tướng lĩnh VNCH dự lễ Ngày quan hệ VNCH
– Đại Hàn 01-10-1973
HS v/v các phái đoàn, cá nhân Đại Hàn xin yết kiến tổng
thống năm 1970, 1972, 1974
HS v/v bang giao VNCH với Đại Hàn 1967-1975
HS v/v phê chuẩn thỏa ước hợp tác kinh tế và kỹ thuật giữa
VNCH và Đại Hàn năm 1970-1971
HS v/v tổng thống tiếp kiến ông Jae Pil Koh tổng trưởng y tế
và xã hội Đại Hàn năm 1974

Hộp số 708, HS số 7236

Hộp số 895, HS số 8688
Hộp số 909, HS số 8824
Hộp số 910, HS số 8825
Hộp số 918, HS số 8915
Hộp số 918, HS số 8916
Hộp số 933, HS số 9041
Hộp số 936, HS số 9096
Hộp số 959, HS số 9289

Hộp số 1391, HS số
14808

Hộp số 57, HS số 528
Hộp số 57, HS số 529
Hộp số 57, HS số 530
Hộp số 57, HS số 531
Hộp số 57, HS số 532
Hộp số 57, HS số 533
Hộp số 58, HS số 534
Hộp số 58, HS số 535

Hộp số 199, HS số 2023
Hộp số 207, HS số 2127
Hộp số 246, HS số 2605
Hộp số 346, HS số 3998


19

Bảng DL.2: Những hồ sơ của Bộ Ngoại vụ Hàn Quốc

liên quan đến chiến tranh Việt Nam
Năm
1962
1964

Ký hiệu
tài liệu
787724.11US
891729.12VT
1089 741.13VT
1097 741.14

1965

1482-83724.11US
1574 741.13VT/14
1653 761.311VT
1677 765.54VT
1683 772VT
1810 723.3XB

1966

1816 724.11VT
1826724.12US
1833724.32US
1834724.32VT
1840724.62US
2033765.54VT
2156724.12US


1967
2326741.23VT
2357722.4121
538-40 722. 4121
1968

2577-78 724.11US
2605724.62US
2662-69 729.55
3012723.3XB

1969

3017-19 724.11US
3035-37 724.12VT
3042724.32US
3100729.21US

1970

3510-11 723.3XB
3659729-439VT

Tên hồ sơ
Tổng thống Park Chung Hee viếng thăm Mỹ 11-1961
Viện trợ quân sự Hàn Quốc cho MNVN
Hiệp định về địa vị quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam
Thỏa thuận giữa Hàn – Mỹ - Việt về thực thi công vụ (để hỗ
trợ cho quân đội Hàn Quốc tại MNVN)

Tổng thống Park Chung Hee viếng thăm Mỹ 16-05-1965
Thỏa thuận giữa nhân viên thực thi nhiệm vụ Hàn – Việt về
địa vị quân đội Hàn Quốc tại MNVN
Hội đàm kinh tế cấp cao Hàn – Việt lần thứ nhất tại Seoul
Thương lượng về xuất khẩu vật tư quân nhu sang MNVN
Việc Hàn Quốc gửi quân sang MNVN và phản ứng của các
nước
Đề nghị tổ chức Hội nghị hòa bình toàn châu Á về vấn đề
VN
Tổng thống Park Chung Hee viếng thăm VN 21-10
Lyndon B. Johnson viếng thăm HQ 31/10 - 02/11
Dean Rusk viếng thăm HQ 08-09/07
Bộ trưởng Ngoại giao VNCH Trần Văn Đỗ viếng thăm HQ
08-12/10
Henry C. Lodge - Đại sứ Mỹ tại MNVN viếng thăm HQ 1920/05
Thương lượng về xuất khẩu vật tư quân nhu sang MNVN
Phó tổng thống Mỹ Humphrey viếng thăm HQ lần thứ ba
29-30/06
Hiệp định về quyền đòi hỏi đối với thiệt hại tài sản chính
phủ và thiệt mạng trong khi thực thi công vụ của thành viên
quân đội Hàn – Việt
Việc thành lập ASEAN và Hội nghị cấp cao lần thứ II
Hội nghị cấp cao ASPAC lần thứ III tại Canberra 30/07 –
01/08
Tổng thống Park Chung Hee viếng thăm Mỹ 17-19/04
William P. Bundy – Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phụ
trách Á Đông và Thái Bình Dương viếng thăm HQ
Sự kiện Đội 124 Bắc Hàn đột nhập vào Dinh tổng thống HQ
21-01 và Sự kiện Pueblo
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao 07 nước tham chiến tại VN

lần thứ III tại Bangkok 22-05
Tổng thống Park Chung Hee viếng thăm Mỹ 20-25/08
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu viếng thăm HQ 27-30/05
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ W.P Rogers viếng thăm HQ
31/07-01/08
Hội đàm Bộ trưởng Quốc phòng Hàn – Mỹ lần thứ II tại
Seoul 03-04/06
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao 06 nước tham chiến tại VN
lần thứ III tại Sài Gòn 05-06/07
Việc triệt thoái quân đồng minh khỏi MNVN

Microfilm số
(file no)
File no. 05
G-0002
J-0010(06)
J-0010(14)
C-0011
J-0024 (04)
M-0005 (03)
N-0004 (05)
O-0022 (04)
C1-0017 (06)
C-0016 (16)
C-0017 (10)
C-0017 (17)
C-0017 (18)
C-0017
N-0005 (06)
C-0022 (13)

J-0043 (02)
C-0024 (30)
C-0025 (31,32)
C-0027 (06)
7.22-24C-0028
(19)
G-0011 (08)
C1-0022 (02)
C-0033 (01-03)
C-0034 (07-09)
C-0035 (02)
G-0012 (11)
C1-0023 (06-07)
G-0019 (10)


20

3943722VT

1971

4716722VT
4906722.31VT

1972

514729.22
5631791.42VT


Vấn đề chuyển giao tù binh chiến tranh VN
Chuyển giao tù binh chiến tranh và vấn đề quân nhân HQ
mất tích trong chiến tranh VN
Việc giải tán Công quán hải ngoại HQ tại Đà Nẵng 01-11
Thương lượng với Mỹ về việc bảo vệ quân đội HQ tại
MNVN
Kế hoạch di tản Hàn kiều tại MNVN

O-0029 (02)
C-0031 (16)
C-0052 (15)
G-0025 (15)
P-0011 (13)

Nguồn: An Jeong Ae (2004), “Tính chất và các loại hình tư liệu trong nước liên quan đến
việc gửi quân Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam”, Nghiên cứu Ký lục học, số 9, Học hội Ký lục
Hàn Quốc, tr. 234-251.

Tại Việt Nam, có rất nhiều nguồn tư liệu cấp II nghiên cứu về việc quân đội
Mỹ tiến hành chiến tranh ở Việt Nam, nhưng chưa thấy tư liệu nào nghiên cứu họat
động các quân đội đồng minh của Mỹ, trong đó có Hàn Quốc. Trong khi đó, ở Mỹ
và Hàn Quốc lại có khá nhiều công trình tìm hiểu về vấn đề này. Có thể kể một số
công trình tiêu biểu như:
-

“Korea’s Involvement in Vietnam” (Sự can dự của Hàn Quốc vào Việt Nam)
của Princeton N. Lyman (1968).

-


“South Korea’s involvement in Vietnam and its economic and political
impact” (Sự can dự của Hàn Quốc vào Việt Nam và tác động về kinh tế,
chính trị của nó) của Kim Se Jin (1970)

-

America’s Rented Troops: South Koreans in Vietnam (Các đội quân đánh
thuê của Mỹ: Người Hàn Quốc ở Việt Nam) của Baldwin Frank and Diane
& Micheal Jone (1975).

-

“South Korea’s participation in the Vietnam conflict: an analysis of the
U.S.-Korean Alliance” (Sự tham gia của Hàn Quốc vào chiến tranh Việt
Nam: Phân tích mối quan hệ đồng minh Hàn-Mỹ) của Han Sung Joo (1978).

- Sự tham gia của Hàn Quốc vào chiến tranh Việt Nam và mối quan hệ Hàn –
Mỹ, Luận án tiến sĩ của Kim Gi Tae (1981).


21

- Nghiên cứu về yếu tố quyết định và kết quả của sự tham gia của quân đội
Hàn Quốc vào chiến tranh Việt Nam, Luận án tiến sĩ của Lee Gi Jong
(1981) ...
Nhìn chung, giai đoạn 1955-1975 là thời kỳ diễn ra chiến tranh ở Việt Nam
nên những công trình nghiên cứu về giai đoạn này chủ yếu tập trung phân tích
những nguyên nhân, tiến trình, kết quả và tính chất của cuộc chiến, trong khi hiếm
thấy công trình nào nghiên cứu về mối quan hệ Việt – Hàn. Tuy nhiên, cũng có một
số nhà nghiên cứu tiếp cận vấn đề theo khía cạnh khác là nghiên cứu lịch sử so sánh

hai nước Việt Nam và Hàn Quốc. GS Kang Jeong Gu đã nghiên cứu so sánh về vai
trò của Mỹ trong quá trình tiến hành chiến tranh và chia cắt đất nước ở Việt Nam và
Hàn Quốc trong các công trình: “Nghiên cứu so sánh chiến tranh Việt Nam và chiến
tranh Hàn Quốc” (1997) và “Sự chia cắt Việt Nam và vai trò của Mỹ” (1995). Còn
nhà nghiên cứu Chun Sang In chọn từ khóa “cách mạng” và “chiến tranh” để nghiên
cứu so sánh lịch sử hiện đại Việt Nam và Hàn Quốc. Trong công trình “Cách mạng
và chiến tranh trong thể chế thế giới: Hàn Quốc và Việt Nam”, ông so sánh quá
trình tiến hành cách mạng ở Việt Nam và Hàn Quốc sau thế chiến thứ II và rút ra
những điểm tương đồng dẫn đến kết quả giống nhau ở hai nước là chiến tranh.
Tác giả luận án cũng đặc biệt quan tâm đến công trình của nhà nghiên cứu
Yoon Chung Ro với tiêu đề: Nghiên cứu so sánh về sự hình thành quốc gia độc tài
chống Cộng và năng lực quốc gia – Trọng tâm là chính quyền Diệm ở Nam Việt
Nam và chính quyền Lý Thừa Vãn ở Nam Hàn (2002). Trong tác phẩm này, ông đặt
ra câu hỏi: Tại sao trong hai thời điểm khác nhau, tại hai bán đảo cách xa nhau, ở
Triều Tiên và Đông Dương lại cùng xuất hiện hai nhà nước có tính chất rất giống
nhau; cùng thân Mỹ, cùng chống Cộng và đều là chính quyền độc tài? Để trả lời câu


22

hỏi đó, ngược dòng lịch sử, tác giả tìm hiểu những nguyên nhân khởi thủy nhất dẫn
đến sự hình thành của hai nhà nước, quá trình hình thành hai quốc gia này. Tiếp đó,
tác giả một lần nữa đặt ra câu hỏi: Tại sao hai quốc gia có cùng điểm xuất phát, có
cùng bước đi lịch sử (chia cắt, chiến tranh) nhưng lại đi đến hai kết quả hoàn toàn
khác nhau? Từ những kết quả nghiên cứu của mình, tác giả xem xét những bản chất
chung nhất về chiến lược toàn cầu của Mỹ tại Nam Hàn và Nam Việt Nam, cũng
như những thành công và thất bại của nó trên bán đảo Triều Tiên và Đông Dương.

3) Tư liệu về quan hệ Việt – Hàn giai đoạn 1975-2005
Từ năm 1975 đến 1992 là giai đoạn quan hệ hai nước tạm thời bị gián đoạn.

Tuy nhiên, vì một số lý do lịch sử, những tài liệu về Việt Nam vẫn xuất hiện tại Hàn
Quốc bất chấp sự kiểm duyệt của chính phủ. Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, mặc
dù chính quyền độc tài quân sự Chun Du Hwan thẳng tay đàn áp, nhưng các phong
trào dân chủ, phong trào phản đế, phong trào đòi thống nhất dân tộc... của nhân dân
Hàn Quốc vẫn nổ ra mạnh mẽ và cao điểm nhất. Trong suy nghĩ của những người
đấu tranh vì dân chủ ở Hàn Quốc lúc bấy giờ, Việt Nam nổi lên như một hình tượng
đẹp về tinh thần bất khuất dân tộc, đấu tranh vì tự do và quyền tự chủ đất nước. Cho
nên, mặc dù bị chính quyền tuyệt đối cấm đóan, những tài liệu về Việt Nam vẫn bí
mật ra đời và được chuyền tay nhau trong các phong trào dân chủ. Có thể dẫn ra đây
những tài liệu trong giai đoạn này là:
- Lý luận về cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh (bản dịch Ho Chi Minh
on Revolution, Selected Writings 1920-1966 của Bernard B. Fall)
- Nghiên cứu lịch sử chủ nghĩa cộng sản Việt Nam (bản dịch History of
Vietnamese Communism, 1925-1976 của Douglas Pike)


23

- Ngôi sao Việt Nam (Bản dịch Ho Chi Minh của Jean Lacouture)
- Lịch sử phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam (biên sọan từ Le
Vietnam-Etudes de politique et d’histoire của J Chesneaux)...

Đến nay, khi quan hệ hai nước đã nối lại, việc nghiên cứu không còn tình
trạng khó khăn vì thiếu thông tin, không thể trao đổi, không thể tiếp cận tài liệu....
như trước đây. Tuy vậy, trong khi hai nước đã công bố nhiều công trình về mối quan
hệ với các nước khác như quan hệ Việt – Mỹ, Việt – Trung, Việt – Nhật, Hàn – Mỹ,
Hàn – Nhật, Hàn – Trung... thì mối quan hệ Việt – Hàn thực sự chưa có công trình
nghiên cứu nào.
Trong phạm vi tác giả luận án được biết, giai đoạn này có hai tài liệu bước
đầu đề cập đến quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc là Chính sách mở cửa đối ngoại Việt

Nam và việc thiết lập quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc (luận văn thạc sĩ của Phạm
Việt Hùng) và Sự thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam của Hàn Quốc: Trọng
tâm là tiếp cận và phương hướng xâm nhập (nghiên cứu của Kim Kook Chin). Luận
văn của Phạm Việt Hùng khẳng định chính sách đối ngoại truyền thống và chính
sách Đổi Mới hiện nay của Việt Nam là cơ sở để thiết lập mối quan hệ Việt – Hàn,
cũng như giới thiệu quá trình bình thường hóa quan hệ hai nước. Tuy nhiên, luận
văn này chỉ trình bày một cách sơ lược mà không tiếp cận, phân tích, đánh giá
những nguồn văn kiện quan trọng của hai chính phủ trong quá trình bình thường
hóa quan hệ. Ở công trình nghiên cứu của Kim Kook Chin, tác giả chủ yếu trình bày
“chính sách Phương Bắc” (Nordpolitik) của Hàn Quốc và chính sách Đổi Mới của
Việt Nam, xem đó là nền tảng trong việc bình thường hóa quan hệ hai nước. Vì
nghiên cứu này được tiến hành năm 1989, trước khi Việt Nam và Hàn Quốc nối lại


×