Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

Nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở huyện củ chi thành phố hồ chí minh từ năm 2001 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.72 MB, 224 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Huyện Củ Chi là đòa bàn cửa ngõ ở phía tây bắc thành phố Hồ
Chí Minh, có diện tích tự nhiên 43.496,59 ha, trong đó đất nông nghiệp
chiếm 76,06% và tổng số dân là 302.662 người (năm 2005).
Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà
nước về việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH), huyện Củ Chi đã tích
cực xây dựng các công trình thủy lợi, đường giao thông, đưa điện đến tận các
xã vùng sâu, vùng xa và thực hiện nhiều chương trình phát triển văn hóa xã hội ở nông thôn, đã làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến tích
cực: giá trò tổng sản lượng nông nghiệp không ngừng gia tăng, nhiều khu
công nghiệp - cụm công nghiệp - thương mại - dich vụ và khu dân cư mới
được hình thành và phát triển, cơ cấu kinh tế nông thôn có sự chuyển dòch từ
các hộ thuần nông sang các hộ kiêm nghiệp.
Tuy nhiên, trong tiến trình CNH - HĐH nông nghiệp và nông
thôn, huyện Củ Chi đang có những vấn đề bức thiết cần giải quyết, đó là:
o Sản xuất nông nghiệp vẫn đang ở trình độ thấp, quy mô nhỏ, công
nghệ lạc hậu, chất lượng nông sản kém khó tiêu thụ ở trong nước và khó
cạnh tranh ở nước ngoài, dẫn đến hiệu quả sản xuất kém, thu nhập thấp và
đời sống của cư dân nông thôn còn nhiều khó khăn.
o Đất canh tác ngày càng bò thoái hóa, bạc màu, tuy năng suất cây trồng
có tăng lên chút ít.
o Môi trường tự nhiên nhất là môi trường nước có nơi, có lúc bò ô nhiễm
và mức độ ô nhiễm có xu hướng gia tăng.
o Ngành nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, nhưng
lại đang đứng trước nguy cơ thiếu lực lượng lao động nông nghiệp trẻ kế
thừa.
o Một số diện tích ruộng đất bò bỏ hoang vì canh tác không hiệu quả
đang làm cho một bộ phận hộ nông dân gặp nhiều khó khăn trong đời sống.


o Huyện đang xây dựng mô hình phát triển nông thôn cấp xã từ xã có cơ
cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.


2

Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp phát triển bền vững nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở huyện Củ Chi, TP. Hồ
Chí Minh, từ năm 2001 - 2010” nhằm đề xuất những giải pháp chính góp
phần giải quyết một số vấn đề nêu trên, cụ thể: khai thác và bảo vệ đất
trồng, hạn chế tình trạng bỏ đất hoang, chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập của các nông hộ, chính sách
phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nội dung của các giải pháp đều nhằm
góp phần đưa ngành nông nghiệp huyện Củ Chi phát triển bền vững trong
những năm tới.
2. Ý NGHĨA THỰC TIỄN VÀ TÍNH KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
2.1 Ý nghóa thực tiễn
“Phát triển bền vững nông nghiệp và công nghiệp hóa (CNH), hiện
đại hóa (HĐH) nông thôn” là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta1.
Cho đến nay, tuy có nhiều công trình nghiên cứu khoa học (NCKH) vấn đề
này, nhưng các công trình NCKH chưa tập trung vào hệ thống một cách đầy
đủ các lý thuyết kinh tế liên quan đến phát triển bền vững nông nghiệp và
nông thôn theo hướng CNH-HĐH, nhất là trên đòa bàn ngoại thành của một
thành phố lớn. Do vậy, theo tác giả, nội dung nghiên cứu của luận án đáp
ứng được yêu cầu cả về lý thuyết và thực tiễn cho tiến trình phát triển bền
vững nông nghiệp và nông thôn, không riêng huyện Củ Chi mà cho cả các
huyện ngoại thành TP.HCM.
2.2 Tính khoa học
Tính khoa học của luận án được thể hiện trên nhiều mặt:


 Về cấu trúc nội dung bao gồm: Lý thuyết, kinh nghiệm thế giới, hệ

thống thước đo, đánh giá thực trạng, hệ thống giải pháp.

 Các giải pháp và kiến nghò cho từng vấn đề ở chương 3 đều được đề

cập đến ở chương 1 hoặc chương 2.

 Phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa phân tích đònh tính, đònh

lượng, quan sát, điều tra thực tế, phân tích thống kê, xây dựng 25 bản đồ,
sơ đồ, biểu đồ và 41 ảnh minh họa, 40 bảng số liệu.
Nhìn chung, luận án nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững nông
nghiệp và nông thôn huyện Củ Chi và đảm bảo tính khoa học trong nghiên
cứu.
1

Hội nghò lần thứ 5 BCHTW Đảng (Khóa IX), tháng 3/2002, đã khẳng đònh CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình CNH, HĐH đất nước.


3

3. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN ÁN
Đóng góp quan trọng nhất của luận án là hệ thống các giải pháp phát triển
nơng nghiệp bền vững. Đóng góp này có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ
quan chức năng, khơng chỉ ở huyện Củ Chi mà còn cho các huyện khác có điều
kiện tự nhiên tương tự, trong việc xây dựng quy hoạch phát triển nong nghiệp
hoặc đề ra các chiến lược, chủ trương trong phát triển kinh tế nói chung và nơng
nghiệp nói riêng. Còn là tài liêu tham khảo cho các sinh viên làm luận văn tốt

nghiệp thuộc các bộ mơn kinh tế nơng gnhiệp hoặc bộ mơn kinh tế và phát triển
vùng trong các trường đại học. Có thể coi đây là mục tiêu chính của luận án.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Không gian
Củ Chi là huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh
4.2 Thời gian
Luận án được viết dựa vào các số liệu từ 2001 - 2005 và 2006, 2007.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1 Phương pháp chung
5.1.1 Thu thập tài liệu
Thu thập các tài liệu có liên quan đến phát triển nông nghiệp và nông
thôn từ các Phòng, ban của huyện Củ Chi, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Viện Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, các đề tài NCKH, các
sách, báo trong và ngoài nước.
5.1.2 Nghiên cứu thực đòa
Trong nghiên cứu thực đòa, hai phương pháp chính được thực hiện:
phỏng vấn cá nhân và tập thể, và điều tra bằng phiếu câu hỏi soạn sẵn cho
đơn vò nông hộ.
5.1.3 Xử lý thông tin - viết luận án
5.2 Các phương pháp nghiên cứu chủ yếu.
5.2.1 Điều tra
Điều tra thực tế về thu nhập của một số hộ thuần nông và hộ kiêm
nghiệp ở nhiều xã trên đòa bàn huyện Củ Chi. Điều tra bằng phiếu câu hỏi
về mức sống của 132 nông hộ (Bảng 22) và điều tra về trình độ học vấn,
trình độ CMKT của 140 lao động thường trú tại huyện Củ Chi (Bảng 23).
5.2.2 Phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn được thực hiện trên các đối tượng: cán bộ
thuộc Hội Nông dân huyện, các cán bộ phụ trách ở các phòng, ban: Nông



4

nghiệp & phát triển nông thôn, Tài nguyên & môi trường, Xóa đói giảm
nghèo, Lao động - thương binh - xã hội… Trong khi đi thực đòa, chúng tôi
thực hiện nhiều cuộc quan sát về sinh thái nhân văn, môi trường, các điểm
và vùng quy hoạch đã và đang được triển khai, các công trình thủy lợi và
giao thông nông thôn…
5.2.3 Trao đổi với cấp lãnh đạo Huyện
Trao đổi, thảo luận, phân tích một số vấn đề về phát triển nông
nghiệp và nông thôn. Từ đó đề xuất các giải pháp mang tính khả thi.
5.2.4 Phân tích mẫu đất, mẫu nước
Phân tích một số mẫu đất, mẫu nước ở một vài nơi vào các thời điểm
khác nhau, để xác đònh tính chất của đất, mức độ ô nhiễm nguồn nước.
5.2.5 Phân tích vấn đề
Dùng phương pháp phân tích LOGFRAMES, PSR để xác đònh mục
tiêu, giải pháp bảo vệ môi trường huyện Củ Chi và TP. Hồ Chí Minh.
5.2.6 Ứng dụng viễn thám (giải đoán ảnh vệ tinh Landsat
TM) và kỹ thuật thông tin đòa lý (Gis) xây dựng bản đồ: hiện trạng sử dụng
đất nông nghiệp huyện Củ Chi năm 2004.
5.3 Xây dựng khung phân tích nội dung của luận án
Phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển bền vững nông nghiệp và
nông thôn huyện Củ Chi dựa trên các cơ sở sau:
5.3.1 Cơ sở lý luận về phát triển bền vững nông nghiệp
o Tăng trưởng nông nghiệp và môi trường tự nhiên.
o Tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông thôn.
o Tăng trưởng nông nghiệp và môi trường con người ở nông thôn.
5.3.2 Mô hình lý thuyết về tăng trưởng và phát triển nông
nghiệp
o Mô hình hai khu vực (Lewis, Oshima).
o Mô hình các giai đoạn tăng trưởng và phát triển nông nghiệp (Todaro,

S.S Park)
o Mô hình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
o Mô hình chuyển dòch cơ cấu kinh tế (Chenery)


5

5.3.3 Hệ thống thước đo đánh giá phát triển bền vững
nông nghiệp và nông thôn
o Chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng vốn trong nông nghiệp.
o Chỉ tiêu đánh giá việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
o Chỉ tiêu đánh giá sự nghèo đói ở nông thôn.
o Chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm môi trường nông thôn.
6. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI CỦA LUẬN ÁN:
Là giảng viên đại học từ năm 1973-2005, tác giả đảm nhận giảng dạy
các môn: Đòa lý nông nghiệp, Đòa lý Việt Nam, Đòa lý Đông Nam Á, Đòa lý
Đông Bắc Á, Đòa lý Úc châu; đã xuất bản bốn quyển sách để làm giáo trình
dạy học, và thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học về công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Hơn nữa tác giả đã thực hiện đề tài
thạc só “Lược khảo đòa phương, đòa lý nông thôn tỉnh Hậu Nghóa “ năm 1972,
và báo cáo chuyên đề năm thứ nhất tiến só chuyên khoa đòa lý học “Phát
triển nông nghiệp quận Củ Chi” năm 1974.
Trên cơ sở đó, tác giả đăng ký tên đề tài luận án tiến só năm học 20042007.
Qua tham khảo các sách và các bài báo đăng trong các tạp chí về phát
triển nông nghiệp, nông thôn của Việt Nam và một số nước trên thế giới, tác
giả nhận thấy các nước đều hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Tuy
nhiên cho đến năm 2008, tác giả chưa được đọc các công trình nghiên cứu
khoa học về phát triển nông nghiệp bền vững một huyện ngoại thành của
một thành phố lớn.
Tác giả thực hiện đề tài luận án trên cơ sở kế thừa, tổng hợp các kết

quả nghiên cứu về phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn của bản thân
mình.


6

7. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu và kết luận - kiến nghò, luận án gồm 3
chương.
Chương 1.Tổng quan cơ sở lý luận về phát triển bền vững nông
nghiệp và kinh nghiệm công nghiệp hóa và phát triển nông nghiệp bền vững
của một số nước và vùng lãnh thổ châu Á.
Chương 2. Đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững và
phát triển nông thôn huyện Củ Chi giai đoạn 2001 - 2005.
Chương 3. Hệ thống các giải pháp phát triển bền vững nông nghiệp
và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa huyện Củ Chi.


7

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP VÀ KINH NGHIỆM CÔNG
NGHIỆP HÓA VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH THỔ CHÂU Á.
1.1 MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
BỀN VỮNG.
1.1.1 Sự khác nhau về đònh nghóa
Trong hai thập niên 1980, 1990, đònh nghóa về nông nghiệp bền vững
đã được hình thành rất khác nhau.
1.1.1.1 Các đònh nghóa về nông nghiệp bền vững trong

thập niên 1980.
 Douglas G.K phân thành 3 nhóm khác nhau về đònh nghóa.
Nhóm thứ nhất : Nông nghiệp bền vững được nhấn mạnh vào khía
cạnh kinh tế kỹ thuật.
-

Năng suất lao động tăng và duy trì trong lâu dài là bằng chứng cho sự
tăng trửơng của nông nghiệp theo con đường bền vững.
Nhóm thứ hai : Nông nghiệp bền vững được nhấn mạnh chủ yếu
vào khía cạnh sinh thái.
-

Một hệ thống nông nghiệp mà làm suy yếu, ô nhiễm, phá vỡ cân bằng
sinh thái của hệ thống tự nhiên một cách không cần thiết thì hệ thống đó
không bền vững.
Nhóm thứ ba : Nông nghiệp bền vững được nhấn mạnh vào khía
cạnh con người.
-

Một hệ thống nông nghiệp mà không cải thiện được trình độ giáo dục,
sức khoẻ và dinh dưỡng của người dân nông thôn thì hệ thống đó không
được xem là bền vững.
 Ủy Ban Tư vấn kỹ thuật của Liên Hiệp Quốc ( Technical Advisory
Committee – TAC, 1989) nhấn mạnh rằng, mục tiêu của nông nghiệp bền
vững nên là duy trì sản xuất nông nghiệp ở trình độ cần thiết, đáp ứng nhu
cầu gia tăng của việc mở rộng về dân số thế giới mà không làm suy thoái
môi trường.


8


1.1.1.2 Các đònh nghóa về nông nghiệp bền vững trong
thập niên 1990.
 Nijkamp, Bergh và Soetoman (1990) cho rằng, sự bền vững được
xem như là một sự cân bằng được đảm bảo giữa phát triển kinh tế và bền
vững sinh thái.
 Pearce và Turner (1990) cho rằng, sự phát triển nông nghiệp bền
vững được đònh nghóa như là phát huy tối đa lợi ích của phát triển kinh tế
trên cơ sở ràng buộc việc duy trì chất lượng của nguồn lực tự nhiên theo thời
gian và tuân thủ các qui luật sau:
a) Đối với những tài nguyên có thể tái sinh (rừng, đất, lao động), việc
sử dụng chúng phải đảm bảo ở mức thấp hơn khả năng tái sinh tự nhiên của
chúng;
b) Đối với tài nguyên không tái sinh (máy móc, vật tư nông nghiệp),
việc phát huy tối đa hiệu quả sử dụng chúng phụ thuộc vào khả năng thay
thế các nguồn lực này (ví dụ: sử dụng phân bón để tăng sản lượng thay thế
cho việc tăng sản lượng dựa vào tăng diện tích và tiến bộ kỹ thuật).
1.1.1.3 Các đònh nghóa về phát triển bền vững của Ngân
hàng Phát triển châu Á (ADB, 1991) và Tổ chức Lương Nông thế giới
(FAO).
o Đònh nghóa về phát triển bền vững của ADB
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB, 1991), trên thế
giới nói chung có rất nhiều đònh nghóa khác nhau về khái niệm phát triển
bền vững, tuy nhiên đònh nghóa sau đây tương đối được nhiều người ủng hộ
nhất:
“Phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép một
quá trình sản xuất và bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường.
Phát triển bền vững cần phải đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không
phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu các thế hệ tương
lai” (Sustainable development is a new form of development which

intergrates the production process with resource conservation and
environmental enhancement. It should meet the needs of the present
without compromising our ability to meet those of the future (Brundland in
ADB, 1991)
Như vậy, phát triển bền vững có mục tiêu rõ ràng:


9

Thứ nhất, phát triển sản xuất phải đi đôi với vấn đề sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Thứ hai, phải chú trọng đến các mối quan hệ giữa các thế hệ, thế hệ
trước phải có trách nhiệm với thế hệ sau trong việc để lại các di sản và tài
nguyên có giá trò.
o Đònh nghóa về phát triển nông nghiệp bền vững của FAO:
FAO, 1989 đã đònh nghóa về nông nghiệp bền vững như sau 1:
“Phát triển bền vững là việc quản lý và bảo tồn cơ sở tài nguyên thiên
nhiên: đònh hướng những thay đổi công nghệ và thể chế theo một phương
thức sao cho đạt đến sự thỏa mãn một cách liên tục những nhu cầu của con
người của những thế hệ hôm nay và mai sau. Sự phát triển bền vững như vậy
trong lónh vực nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) chính là sự
bảo tồn đất, nước và các nguồn gen động và thực vật, không bò suy thoái môi
trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận được về mặt xã
hội.”
Do đó, các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững theo FAO là :
Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương
lai về số lượng và chất lượng và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác.




Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống cho
những người trực tiếp làm nông nghiệp.



Duy trì và chỗ nào có thể, tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở
tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên
tái tạo được, không phá vỡ bản sắc văn hóa - xã hội của các cộng đồng sống
ở nông thôn, hoặc không gây ô nhiễm môi trường.



Giảm thiểu khả năng bò tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tin
trong nhân dân.



Qua các đònh nghóa trên, cho thấy chưa có sự đồng nhất về đònh nghóa
của nông nghiệp bền vững giữa các nhà kinh tế học. Tuy nhiên, hầu hết các
nhà kinh tế học đều nhìn nhận rằng, phát triển nông nghiệp bền vững là một
mô hình phát triển mà trong đó có sự ràng buộc giữa tăng trưởng nông
nghiệp với môi trường tự nhiên, sự nghèo đói và môi trường con người ở
nông thôn. Do đó, để nắm được bản chất của phát triển nông nghiệp bền
vững, chúng ta cần xem xét đến mối quan hệ ràng buộc này.
1

Lê Văn Khoa (Chủ biên) – Nguyễn Đức Lương – Nguyễn Thế Truyền, 1999, Nông nghiệp và Môi
trường, NXB Giáo Dục, tr.63.



10

1.1.2 Các mối quan hệ ràng buộc.
1.1.2.1 Tăng trưởng nông nghiệp và môi trường tự nhiên.
Theo Haen (1991), tất cả các dạng, hình thức của sản xuất nông
nghiệp đều liên quan đến sự biến đổi của một hệ sinh thái.
-

Tình trạng suy thoái đất nông nghiệp và nguồn nước chủ yếu do sự
phá huỷ một cách trầm trọng đối với diện tích rừng (10 – 17 triệu ha rừng bò
phá hàng năm) và kém chất lượng của các công trình thuỷ lợi. Sự phát triển
nông nghiệp không phải chỉ bằng cách mở rộng diện tích để tăng sản lượng,
mà còn là tăng sản lượng từ việc thâm canh trên một diện tích đang sử dụng
và tăng vụ đối với diện tích được tưới chủ động. Theo dự báo của FAO,
trong những thập niên tới, 80% tổng sản lượng nông sản sẽ được tưới tiêu
chủ động. Do đó, vấn đề cốt lõi của sự mất cân bằng sinh thái không phải là
do tốc độ phát triển nông nghiệp mà là do phương thức thực hiện sự tăng
trưởng.
-

Việc sử dụng đúng liều lượng, chủng loại của các loại thuốc trừ
sâu, và đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi đủ về số lượng và đảm bảo về
chất lượng có thể ngăn chặn tình trạng nhiễm mặn và nhiễm độc nguồn
nước. Khôi phục và bảo vệ rừng sẽ hạn chế tình trạng lũ lụt. Do yêu cầu
ngày càng cao về lương thực, nguyên liệu và xuất khẩu đối với tiến trình
công nghiệp hoá và nâng cao thu nhập cho nông dân, tăng trưởng nông
nghiệp nhanh và ổn đònh là cần thiết. Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh hơn
không có nghóa là hủy hoại môi trường sinh thái hơn. Từ mối quan hệ này
cho thấy rằng mô hình phát triển nông nghiệp bền vững là mô hình sử dụng
các phương thức sản xuất tiến bộ để thực hiện tăng trưởng nông nghiệp

nhưng không làm suy thoái cân bằng sinh thái của môi trường tự nhiên.
-

Biểu hiện của nông nghiệp bền vững trên khía cạnh này có thể đánh
giá qua các chỉ tiêu sau:
o Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của nông nghiệp ổn đònh và
tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng dân số.
o Năng suất đất và lao động theo thời gian.
o Diện tích rừng bò phá và được khôi phục.
o Độ màu mỡ của đất nông nghiệp đang sử dụng, độ nhiễm mặn của
đất.
o Tỷ lệ diện tích đất được tưới tiêu chủ động và chất lượng nguồn nước.


11

1.1.2.2 Tăng trưởng nông nghiệp và sự nghèo đói ở nông
thôn.
Rao C.H.H và Choprak (1991) đề cập đến mối quan hệ giữa tăng
trưởng nông nghiệp - suy thoái môi trường - nghèo đói ở nông thôn như sau:
-

Trong quá trình tăng trưởng nông nghiệp, hai phương thức được
thực hiện là quảng canh và thâm canh. Quảng canh: tăng sản lượng chủ yếu
do mở rộng diện tích, và thâm canh: tăng năng suất trên một đơn vò diện tích
bằng cách tăng cường các yếu tố đầu vào do ngành công nghiệp cung cấp.
Đối với phương thức quảng canh, mở rộng diện tích đất sản xuất nông
nghiệp chủ yếu bởi phá rừng. Nông nghiệp sẽ tăng trưởng trong ngắn hạn,
nhưng một khi môi trường tự nhiên suy thoái, năng suất sẽ giảm, rồi thu
nhập sẽ thấp trong khi dân số tăng lên, và hệ quả là thất nghiệp và nghèo

đói xuất hiện. Đối với phương thức thâm canh, để đáp ứng với yêu cầu tăng
trưởng nhanh, tình trạng lạm dụng các hoá chất sẽ xuất hiện (phân bón,
thuốc trừ sâu). Điều này sẽ làm suy thoái tài nguyên đất và nước; và một khi
sự suy thoái xuất hiện, năng suất và thu nhập của nông dân sẽ giảm dần,
trong khi dân số nông thôn tăng và môi trường nông thôn không thu hút việc
làm, tình trạng thất nghiệp sẽ tăng và nghèo đói sẽ xuất hiện.
Shepherer A (1998) cũng tranh luận sự xuất hiện nghèo đói với
khía cạnh khác. Ông cho rằng, ngay cả việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất
mà đảm bảo được cân bằng sinh thái vẫn dẫn đến tình trạng nghèo đói. Do
đặc điểm tiềm năng của từng vùng đòa lý khác nhau, hiệu quả của việc ứng
dụng kỹ thuật mới có sự khác nhau. Bắt đầu giai đoạn ứng dụng kỹ thuật
mới, vì đòi hỏi tăng đầu tư (giống mới, phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, cải
tạo mặt bằng đồng ruộng…) và có rủi ro trong đầu tư, phần lớn nông dân có
khả năng áp dụng chính là những hộ nông dân giàu trong các vùng có lợi
thế về tiềm năng tự nhiên. Và chính họ nhận được lợi ích từ việc áp dụng
các kỹ thuật mới, sau đó với sự hỗ trợ của chính phủ thông qua trợ giá các
yếu tố đầu vào của sản xuất và tín dụng ưu đãi, nhiều nông dân kể cả nông
dân nghèo trên các vùng tiềm năng tự nhiên khác nhau có thể áp dụng được
kỹ thuật mới. Tuy nhiên khi đại bộ phận nông dân có thể áp dụng đựơc,
tổng sản lượng sẽ tăng nhanh và giá cả nông sản sẽ rơi xuống nhanh và hệ
quả là thu nhập của nông dân sẽ bò giảm, nhất là nông dân nghèo trong các
vùng tiềm năng tự nhiên thấp. Nếu quá trình này tiếp tục, họ sẽ lỗ và mang
gánh nặng về nợ nần và họ sẽ từ bỏ việc đầu tư trong khi dân số tiếp tục
tăng trưởng, thất nghiệp sẽ gia tăng và tình trạng nghèo đói sẽ trầm trọng.
Một khi bộ phận nông dân nghèo đói gia tăng, thì đối với họ, việc đáp ứng
-


12


nhu cầu tồn tại ở hiện tại là quan trọng nhất, còn đáp ứng cho nhu cầu tương
lai sẽ không thực sự có ý nghóa. Do thu nhập thấp và tỉ lệ thất nghiệp cao,
họ sẽ sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng hàng hoá với nguyên liệu
chính từ tự nhiên (gỗ, da thú…) của bộ phận dân cư có thu nhập cao bằng
cách khai thác nguồn tự nhiên để kiếm thu nhập (phá rừng, săn bắn, đánh
bắt mọi loài sinh vật bất kể kích thước). Hệ quả là môi trường tự nhiên tiếp
tục suy thoái và lần nữa, thu nhập của họ sẽ tiếp tục giảm và rơi vào cái
vòng luẩn quẩn của nghèo đói.
Như vậy, một hệ thống nông nghiệp bền vững mà không đảm bảo
được sinh kế bền vững trên mức nghèo đói cho người dân nông thôn thì
không thể nào là hệ thống nông nghiệp bền vững được. Hay nói cách khác,
mô hình nông nghiệp bền vững là mô hình sử dụng các phương thức sản xuất
tiến bộ để thực hiện tăng trưởng nông nghiệp nhưng không làm suy thoái
cân bằng tự nhiên và đảm bảo được sinh kế bền vững trên mức nghèo đói
cho nông dân.
Biểu hiện của nông nghiệp bền vững trên khía cạnh này có thể đánh
giá qua các chỉ tiêu sau:
o Tỷ lệ hộ nghèo đói.
o Tỷ lệ lao động thất nghiệp ở vùng nông thôn.
1.2.2.3 Tăng trưởng nông nghiệp và môi trường con người ở
nông thôn.
Theo Braun J.V (1991), quan tâm đến sự cân bằng của môi trường tự
nhiên vẫn chưa đủ, mà còn phải quan tâm đến môi trường mà trong đó người
dân nông thôn sinh sống, đó là: nước và thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ và
bệnh tật, vệ sinh, văn hoá. Nói chung là tình trạng về sức khoẻ, dinh dưỡng
và giáo dục nguồn nhân lực nông thôn.
 Tăng trưởng nông nghiệp và môi trường sức khoẻ dinh dưỡng.
Strauss (1986), Haddad và Bouis (1991) cho rằng, tăng trưởng nông
nghiệp và cải thiện môi trường sức khoẻ - dinh dưỡng thường có ảnh hưởng
hỗ tương. Tăng trưởng nông nghiệp tạo ra việc làm và thu nhập, do đó làm

thuận tiện cho việc cải thiện tình trạng sức khoẻ - dinh dưỡng của nông dân.
Mặt khác, tình trạng sức khoẻ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới
chất lượng nguồn lao động và năng suất lao động, và như vậy sẽ ảnh hưởng
trở lại đối với tăng trửơng nông nghiệp. Nhưng nếu tăng trưởng nông nghiệp
được thực hiện bằng phương thức có thể làm giảm suy thoái môi trường tự
nhiên thì điều này sẽ làm nông nghiệp tăng trưởng chậm và theo đó sẽ giảm


13

đi ảnh hưởng tích cực của tăng trưởng nông nghiệp đối với sự cải thiện tình
trạng sức khoẻ - dinh dưỡng. Braun (1991) cũng tìm thấy rằng, nếu tăng
trưởng nông nghiệp được thực hiện bởi phương thức ảnh hưởng tới suy thoái
môi trường, thì tình trạng sức khoẻ - dinh dưỡng của người dân nông thôn
cũng bò ảnh hưởng một cách trực tiếp. Trong trường hợp áp dụng phương
thức thâm canh do thiếu hoàn chỉnh về số lượng cũng như chất lượng của các
công trình thuỷ lợi sẽ làm suy thoái chất lượng nước, gia tăng muỗi, ruồi và
các côn trùng khác và điều này sẽ dẫn tới sự phát triển các loại bệnh như sốt
rét, dòch tả, đường ruột. Do sử dụng thuốc trừ sâu không thích hợp đã ảnh
hưởng tới ngộ độc (nghiên cứu của Bull (1982) cho thấy 10.000 người chết
vì ngộ độc thuốc trừ sâu hàng năm trong các nước đang phát triển). Trong
trừơng hợp áp dụng phương thức quảng canh, do mở rộng diện tích bởi phá
rừng sẽ dẫn đến tình trạng suy thoái về nguồn nước và hệ quả là khô hạn, lũ,
thay đổi về khí hậu. Điều này dẫn đến tình trạng không an toàn về sản xuất
lương thực, suy dinh dưỡng, nạn đói và hàng loạt bệnh tật liên quan đến lũ
lụt, hạn hán sẽ xuất hiện.
 Tăng trưởng nông nghiệp và trình độ văn hoá của nông dân.
Theo Alves E (1991), rõ ràng rằng con đường phát triển nông nghiệp
thông qua phương thức thâm canh đòi hỏi việc sử dụng các kỹ thuật sinh học
với giống mới, nhiều phân bón hơn, thay đổi cơ cấu cây trồng trên đất, kết

hợp nông - lâm - nuôi trồng thuỷ sản, các kỹ thuật hoá sinh để chống sâu
dòch bệnh. Nếu kỹ thuật này có thể đảm bảo không làm suy thoái môi
trường, thì nông nghiệp sẽ bền vững. Nhưng nếu trình độ văn hoá của nông
dân thấp kém (tỉ lệ mù chữ cao) thì rất khó khăn đối với họ để hiểu về các
khái niệm bền vững, suy thoái môi trường và hiểu được các kỹ thuật có thể
làm giảm suy thoái môi trường. Và điều này sẽ là rào cản đối với áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật mới vừa đem lại lợi ích cho họ vừa đồng thời gìn giữ
môi trường. Do đó, tăng trưởng nông nghiệp mà không gắn với cải thiện
trình độ dân trí nông thôn sẽ ảnh hưởng tới suy thoái môi trường.
Vậy thì, tăng trưởng nông nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến cải thiện
môi trường sức khỏe - dinh dưỡng ở nông thôn. Tuy nhiên, khi lựa chọn các
kỹ thuật để thực hiên tăng trưởng mà ảnh hưởng đến suy thoái môi trường,
ảnh hưởng tích cực sẽ bò giảm đi và hệ quả này sẽ trầm trọng thêm khi môi
trường giáo dục ở nông thôn không được cải thiện.
Như vậy, một hệ thống nông nghiệp mà không đảm bảo được sự bền
vững trong cải thiện tình trạng sức khỏe - dinh dưỡng, trình độ văn hóa cho


14

người dân nông thôn thì không thể nào là hệ thống nông nghiệp bền vững
được.
Biểu hiện của nông nghiệp bền vững trên khía cạnh này có thể đánh
giá qua các chỉ tiêu sau:
o Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ở nông thôn.
o Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh.
o Tỷ lệ nông dân bò các bệnh chủ yếu liên quan đến môi trường (bệnh
sốt rét, đường ruột, dòch tả, ngộ độc).
o Tỷ lệ nông dân mù chữ.
Từ phân tích 3 mối quan hệ chủ yếu trên, phát triển nông nghiệp bền

vững có thể được khái quát như sau:
Phát triển nông nghiệp bền vững là sự phát triển mà đáp
ứng được nhu cầu tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng không làm
suy thoái môi trường tự nhiên - con người và đảm bảo được sinh kế bền
vững trên mức nghèo đói cho người dân nông thôn.


15

1.2 MÔ HÌNH LÝ THUYẾT VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG NGHIỆP
1.2.1 Mô hình hai khu vực (Lewis, Oshima)1
Mô hình được giải thích bởi Lewis và Oshima.
Luận điểm cơ bản: Nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính là khả
năng thu hút lao động nông nghiệp của khu vực công nghiệp (L.labour).
1.2.1.1 Mô hình Lewis (1955)
o Đối với khu vực nông nghiệp:

 Do đất đai ngày càng khan hiếm, trong khi lao động ngày càng

tăng. Hệ quả là có tình trạng dư thừa lao động trong khu vực nông nghiệp.
Với tình trạng này, theo Lewis, khi đó khu vực nông nghiệp có một số đặc
trưng:

 Sản phẩm biên của lao động nông nghiệp bằng không.
 Mức tiền lương ở mức tối thiểu.
 Lao động giảm đi tương ứng với (L3-L2) nhưng không ảnh hưởng

đến tổng sản phẩm nông nghiệp.


Biểu đồ 1.1: Đường tổng sản phẩm nông nghiệp
o Đối với khu vực công nghiệp:
Lewis cho rằng mức tiền lương của khu vực công nghiệp cao hơn khu
vực nông nghiệp, ở mức cao hơn 30% (W1= 1,3w0) có thể thu hút lao động
dư thừa khu vực nông nghiệp. Trong hình (1.2), cho thấy:

 Khi

1

Li  L3 ,Wi  W1 . Khi Li > L3, Wi tăng.

TS Đinh Phi Hổ (Chủ biên), 2006, Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn, Nxb Thống kê, tr. 29-37.


16

 Khi khu vực công nghiệp thu hút L1 từ khu vực nông nghiệp,

tổng sản phẩm Y1 với K1. Vì tiền lương công nhân không đổi, tổng sản
phẩm tăng do đó lợi nhuận nhà tư bản công nghiệp tăng. Lợi nhuận (P)
được tái đầu tư mở rộng sản xuất, do đó vốn sản xuất mới sẽ là: K2= K1+P
tổng sản phẩm sẽ là TP2 (K2), Li = L2.
thừa.

 Quá trình này sẽ tiếp tục cho đến khi thu hút hết lao động dư

Biểu đồ 1.2: Quá trình dòch chuyển lao động

 Nếu khu vực công nghiệp tiếp tục thu hút lao động từ khu vực


nông nghiệp (vượt quá mức L3), tiền lương bây giờ phải cao hơn vì
MPa>0. Lợi nhuận của khu vực công nghiệp sẽ giảm. Do đó, để mở rộng
tổng sản phẩm, nhà tư bản sẽ lựa chọn yếu tố khác thay thế lao động
(công nghệ thâm dụng vốn), quá trình tăng trưởng sẽ tiếp tục.
Kết luận: Mô hình Lewis cho thấy tăng trưởng của nền kinh tế
được thực hiện trên cơ sở tăng trưởng của công nghiệp thông qua tích lũy
vốn từ thu hút lao động dư thừa của khu vực nông nghiệp.
1.2.1.2 Mô hình Harry T.Oshima
Oshima tranh luận như sau:
o Khu vực nông nghiệp có dư thừa lao động, nhưng chỉ lúc thời vụ
không căng thẳng.
o Đầu tư chiều sâu cả nông nghiệp và công nghiệp là không khả thi vì
nguồn lực và trình độ lao động có hạn của các nước đang phát triển.
Oshima đề nghò:

 Trong giai đoạn 1: Đầu tư cho nông nghiệp phát triển theo

chiều rộng nhằm đa dạng hóa sản xuất thu hút lao động tại nông nghiệp
không cần dòch chuyển qua khu vực công nghiệp.
Hướng này phù hợp vì đòi hỏi vốn không lớn, trình độ kỹ thuật không
cao và không đòi hỏi đầu tư lớn như đầu tư cho công nghiệp.


17

Nông nghiệp mở rộng sản lượng và xuất khẩu tạo ngoại tệ nhập khẩu
máy móc thiết bò cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Kết thúc giai đoạn 1: thể hiện chủng loại nông sản đa dạng với quy
mô lớn, đòi hỏi chế biến nông sản với quy mô mô lớn.


 Giai đoạn 2: Đồng thời đầu tư phát triển theo chiều rộng các

ngành nông nghiệp, công nghiệp và dòch vụ. Tiếp tục đa dạng hóa sản
xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất theo quy mô lớn
(trang trại) nhằm mở rộng quy mô sản lượng. Phát triển công nghiệp chế
biến, công nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp và các ngành công
nghiệp thâm dụng lao động.
Như vậy, phát triển nông nghiệp tạo điều kiện mở rộng thò trường
công nghiệp, tăng quy mô sản xuất công nghiệp và nhu cầu về các hoạt
động dòch vụ.
Kết thúc giai đoạn 2: thể hiện tốc độ tăng trưởng việc làm lớn hơn tốc
độ tăng trưởng lao động.

 Giai đoạn 3: Phát triển các ngành kinh tế theo chiều sâu nhằm

giảm nhu cầu lao động.

Sự phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và dòch vụ của giai
đoạn 2 làm cho hiện tượng thiếu lao động ngày càng phổ biến. Do đó:

 Trong nông nghiệp đẩy nhanh cơ giới hóa và ứng dụng công
nghệ sinh học để tăng nhanh năng suất lao động. Nông nghiệp có thể
giảm số lao động chuyển sang khu vực công nghiệp mà không ảnh hưởng
đến tổng sản phẩm nông nghiệp.

 Công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thay thế sản phẩm
nhập khẩu và chuyển dòch hướng về xuất khẩu. Ngành công nghiệp thâm
dụng lao động thu hẹp và ngành công nghiệp thâm dụng vốn sẽ mở rộng
để nâng sức cạnh tranh và giảm nhu cầu lao động.

1.2.2 Mô hình các giai đoạn tăng trưởng và phát triển nông
nghiệp (Todaro, s.s Park)1
1.2.2.1 Mô hình: Ba giai đoạn phát triển nông nghiệp
(Todaro, 1990).
Theo Todaro, phát triển nông nghiệp trải qua 3 giai đoạn, tuần
tự từ thấp đến cao, đó là:
1

TS Đinh Phi Hổ (chủ biên), 2006, Kinh tế phát triển: Lý thuyết và thực tiễn, Nxb Thống kê, tr.257-265.


18

Giai đoạn 1: Nền nông nghiệp tự cung tự cấp.
Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này thể hiện ở các mặt sau:

 Phần lớn sản phẩm sản xuất ra được tiêu dùng nội bộ trong khu

vực nông nghiệp.

 Sản phẩm chưa đa dạng, chủ yếu là từ các loại cây lương thực và

một số con vật nuôi truyền thống.

 Công cụ thô sơ, phương pháp sản xuất truyền thống giản đơn.
 Đất, lao động là những yếu tố sản xuất chủ yếu, đầu tư vốn còn

thấp. Do đó, xu hướng lợi nhuận giảm dần được thể hiện rõ khi sản
xuất mở rộng trên diện tích đất không màu mỡ.


 Sản lượng nông nghiệp vẫn gia tăng nhưng chủ yếu là do mở

rộng diện tích và phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Giai đoạn 2: Chuyển dòch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng
hóa.
Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp là bước trung gian từ sản
xuất tự cung tự cấp sang chuyên môn hóa.
Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này thể hiện ở các mặt sau:

 Cơ cấu cây trồng con vật nuôi trên từng đơn vò diện tích đất nông

nghiệp, trên từng hộ, được phát triển theo hướng hỗn hợp và đa dạng,
để thay thế cho chế độ canh tác độc canh trong sản xuất trước kia.
Nhờ vậy, tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp được hạn chế đáng
kể.

 Sử dụng giống mới kết hợp với phân bón hóa học và nước tưới

tiêu chủ động, làm tăng năng suất trong nông nghiệp. Sản lượng
lương thực tăng, nhưng đồng thời tiết kiệm được diện tích đất sản
xuất, phát triển nhiều loại sản phẩm hàng hóa khác.

 Sản lượng nông nghiệp gia tăng chủ yếu từ nâng cao sản lượng

trên một đơn vò diện tích đất nông nghiệp và sản xuất hướng tới thò
trường, thoát khỏi tự cung tự cấp.
Giai đoạn 3: Nông nghiệp hiện đại - Đây là giai đoạn phát triển cao
nhất của nông nghiệp.
Đặc trưng cơ bản của giai đoạn này thể hiện ở các mặt sau:



19

 Trong các trang trại được chuyên môn hóa, sản xuất được cung

ứng hoàn toàn cho thò trường và lợi nhuận thương mại là mục tiêu của
người sản xuất.

 Yếu tố vốn và công nghệ trở thành yếu tố quyết đònh đối với

việc tăng sản lượng nông nghiệp.

 Dựa vào lợi thế về quy mô, áp dụng tối đa công nghệ mới,

hướng vào sản xuất một vài loại sản phẩm riêng biệt.

1.2.2.2 Mô hình: Hàm sản xuất tăng trưởng nông nghiệp
theo các giai đoạn phát triển (Sung Sang Park)
Sung Sang Park phân chia quá trình phát triển nông nghiệp trải
qua 3 giai đoạn: Sơ khai, đang phát triển và phát triển. Mỗi giai đoạn phát
triển, sản lượng nông nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau và được
mô tả dưới dạng hàm sản xuất.
Giai đoạn sơ khai:
Người sản xuất nông nghiệp chưa sử dụng các yếu tố đầu vào được
sản xuất từ khu vực công nghiệp. Trong giai đoạn đầu, sản lượng nông
nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên như đất đai, thời tiết khí hậu và
lao động. Mối quan hệ đầu ra với đầu vào được khái quát bởi hàm sản xuất
như sau:
Y = F (N, L)


(1)

Y: Sản lượng nông nghiệp, N: Yếu tố tự nhiên, L: Lao động
Trong giai đoạn sơ khai, quy luật năng suất biên giảm dần thể hiện
trong sản xuất.
Đường biểu diễn F1 cho biết mối quan hệ giữa số lao động nông
nghiệp (L) và sản lượng tính trên 1 ha đất nông nghiệp (Y/S).
Lúc đầu, khi tăng thêm 1 đơn vò lao động, sản lượng trên 1 ha sẽ tăng
hơn 1 đơn vò. Sau đó, phần gia tăng của sản lượng trên 1 ha sẽ giảm dần khi
số lao động sẽ tiếp tục tăng lên. Nguyên nhân của năng suất biên giảm dần
chủ yếu là do không chuyển được số lao động dư thừa trong khu vực nông
nghiệp sang khu vực công nghiệp và dòch vụ.
Y/S
F1

O
L


20

Biểu đồ 1.3: Năng suất biên của lao động nông nghiệp.
Giai đoạn đang phát triển:
Trong giai đoạn kế tiếp này, sản lượng nông nghiệp còn phụ thuộc
vào các yếu tố đầu vào được sản xuất từ khu vực công nghiệp (phân bón,
thuốc hóa học).
Mối quan hệ này được khái quát bởi hàm sản xuất sau:
Y = F (N, L) + F (R)


(2)

R: Đầu vào do công nghiệp cung cấp
Trong giai đoạn đang phát triển, sản lượng trên 1 ha đất nông nghiệp
(năng suất đất) tăng lên tương ứng với lượng phân bón và thuốc hóa học sử
dụng tăng lên.

Biểu đồ 1.4: Năng suất biên của lao động nông nghiệp.
Đường biểu diễn F2 cho thấy sản lượng trên 1 ha ở giai đoạn đang
phát triển cao hơn nhiều so với giai đoạn sơ khai (F1). Thay vì tăng lao động
trên 1 ha đất, mà thêm vào đó là sử dụng phân hóa học nhiều hơn làm cho
sản lượng tăng nhanh, rồi sau đó giảm xuống theo quy luật năng suất biên
giảm dần.
Cuộc cách mạng xanh đã đưa giống mới năng suất cao ứng dụng trong
nông nghiệp, các loại giống mới luôn đòi hỏi lượng phân bón, thuốc hóa học
nhiều hơn và nước tưới tiêu chủ động. Do đó, trong giai đoạn này, sản lượng
nông nghiệp tăng còn nhờ vào tác động từ cuộc cách mạng xanh đem lại
(ứng dụng thành tựu của công nghệ sinh học).
Park nhấn mạnh rằng, sản lượng trên 1 ha đất rất phu thuộc vào khả
năng cung cấp các yếu tố đầu vào (R) từ khu vực công nghiệp.
Giai đoạn phát triển:


21

Nền kinh tế đạt mức toàn dụng (Full employment), không còn tình
trạng bán thất nghiệp trong nông nghiệp. Sản lượng nông nghiệp phụ thuộc
vào công nghệ thâm dụng vốn (máy móc) sử dụng trong nông nghiệp.
y


y

y

Biểu đồ 1.5: Năng suất lao động và thu nhập của một lao động nông nghiệp
Mối quan hệ này được khái quát bởi hàm sản xuất sau:
Y = F (N, L) + F (R) + F (K)

(3)

K: Vốn sản xuất
Trong giai đoạn phát triển, sản lượng trên 1 lao động (năng suất lao
động, Y) tăng lên tương ứng với lượng vốn sản xuất (K) sử dụng tăng thêm
và thu nhập của 1 lao động (I) cũng tăng lên tương ứng.
Trong biểu đồ trên, lúc đầu ở mức vốn K1, năng xuất lao động (Y1) và
thu nhập là I1 (tương ứng số lao động là L1). Khi vốn tăng lên K2, năng xuất
lao động (Y2) và thu nhập là I2 (tương ứng số lao động là L2). Như vậy, do
thay đổi vốn làm cho năng suất lao động tăng, nâng cao thu nhập và tiết
kiệm được lao động (L2 – L2).
Thu nhập bình quân của người lao động nông nghiệp trong các nước
đang phát triển và phát triển có sự chênh lệch rất lớn vì khác nhau năng suất
lao động. Để thu hẹp khoảng cách này, theo Park không còn có con đường
nào khác ngoài việc chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực
công nghiệp.
Hàm sản xuất của giai đoạn phát triển cho thấy để tăng năng suất đất
cần tăng đầu tư cho khu vực công nghiệp để tăng khả năng cung cấp các yếu
tố đầu vào cho nông nghiệp. Vậy muốn tăng thu nhập cho lao động nông
nghiệp cần tăng đầu tư vốn cho nông nghiệp dưới dạng máy móc, trang thiết
bò hiện đại.
1.2.3 Công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) nông

nghiệp và nông thôn


22

1.2.3.1 Khái niệm
Khái niệm về công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn cũng
như đònh nghóa về công nghiệp nông thôn đến nay vẫn còn có những ý kiến
khác nhau về nội dung, tính chất và phạm vi hoạt động.
Ý kiến chung của nhiều người cho rằng, công nghiệp hóa nông
nghiệp và nông thôn là đưa khoa học công nghệ, thiết bò tiên tiến vào sản
xuất nông nghiệp và đưa công nghiệp và dòch vụ vào nông thôn, nhằm
chuyển một nông thôn thuần nông với đa số là nông dân thành một nông
thôn có đa số dân phi nông nghiệp.
1.2.3.2 Nội dung CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Hội nghò lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa
IX), tháng 3 năm 2002, đã khẳng đònh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình CNH, HĐH đất nước.
Nghò quyết Hội nghò Trung ương năm cũng đã chỉ rõ nội dung tổng quát về
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn như sau:
“ - CNH, HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển dòch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, gắn với công nghiệp
chế biến và thò trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng
dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học,
đưa thiết bò, kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông
nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của
nông sản hàng hóa trên thò trường.
- CNH, HĐH nông thôn là quá trình chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông
thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trò sản phẩm và lao động các ngành
công nghiệp và dòch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông

nghiệp; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông
thôn, bảo vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng sản xuất
phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng
nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn” 1
1.2.3.3 Mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
Mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn là xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn,
bền vững, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, đạt năng suất, chất
lượng, hiệu quả và giá trò cao trên 1 ha, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất
1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghò lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb
Chính trò quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.93-94.


23

trong nước, có khả năng cạnh tranh trên thò trường; nông thôn có cơ cấu kinh
tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng phát triển và từng bước
được hiện đại, xây dựng con người mới, nông thôn mới, giàu mạnh, công
bằng, dân chủ, văn minh.
1.2.3.4 Hệ thống tiêu chí về CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn
Tiêu chí xác lập một nền nông nghiệp đã đạt tới trình độ CNH,
HĐH có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau: 1
âp5Tiêu chí
ât5chính sách

Tiêu chí xã
hội


Tiêu chí nguồn
nhân lực

Tiêu chí đầu tư vốn và
thu nhập

Tiêu chí kinh tế
kỹ thuật

Nông nghiệp, kinh tế
nông thôn CNH, HĐH

Tiêu chí môi trường tự
nhiên

Tiêu chí quản lý tổ
chức

Tiêu chí thiết bò, cơ sở
hạ tầng

2.4 Mô hình chuyển dòch cơ cấu kinh tế (Chenery)
Lý thuyết về chuyển dòch cơ cấu kinh tế của nhà kinh tế học Hollis
Chenery, Giáo sư Đại học Havard ở Mỹ. Chenery dựa vào các công trình
nghiên cứu về sự phát triển của nhiều quốc gia từ giai đoạn 1950 đến 1973
kết luận rằng: Tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP có xu hướng
giảm dần, trong khi tỷ trọng công nghiệp trong GDP có xu hướng tăng
dần tương ứng với GDP đầu người tăng dần.
Ở mức GNP/người = 200USD, tỷ trọng GDP nông nghiệp là 45%,

trong khi công nghiệp là 15%. Tại mức GNP/người = 600USD, tỷ trọng GDP
nông nghiệp = tỷ trọng GDP công nghiệp. Ở mức GNP/người = 1000USD, tỷ
trọng nông nghiệp là 20%, trong khi công nghiệp là 28%.
Những quốc gia có GNP/người < 600USD được Chenery xếp vào giai
đoạn trước của quá trình phát triển (kém phát triển), còn những quốc gia có
thu nhập từ 600- 3.000USD được xếp vào giai đoạn giữa (chuyển tiếp phát
1

PGS.TS Vũ Năng Dũng, Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội -2004, tr.218.


24

triển) và thu nhập trên 3.000USD được xếp vào giai đoạn sau (phát triển).
Đặc trưng của từng giai đoạn phát triển chính là cơ cấu GDP và sự thay đổi
giai đoạn từ thấp lên cao khi sự chuyển dòch cơ cấu GDP theo hướng tỷ trọng
GDP nông nghiệp giảm dần.
Lý thuyết của Chenery cho thấy rõ trước điểm giữa, GDP phụ thuộc
chủ yếu vào nông nghiệp, nhưng qua điểm giữa GDP phụ thuộc vào khu
vực công nghiệp (điểm giữa có thể nhận được nơi mà tỷ trọng GDP nông
nghiệp bằng với GDP công nghiệp). Điều này có ý nghóa quan trọng đối với
các nước đang phát triển nhận diện được thời điểm nào, khu vực nào của
nền kinh tế cần được sự quan tâm về phân bổ đầu tư, có hệ thống chính sách
kích thích ưu đãi thích hợp.


24

1.3 KINH NGHIỆM CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ VÙNG LÃNH
THỔ CHÂU Á.
1.3.1 Công nghiệp hóa và phát triển nông nghiệp bền vững
của Nhật Bản.
Nhật Bản là nước đầu tiên ở châu Á đưa nông nghiệp đi lên công
nghiệp hóa - hiện đại hóa. Từ một nền nông nghiệp thủ công, cổ truyền theo
phương thức châu Á, đến nay Nhật Bản đã xây dựng được một nền nông
nghiệp được công nghiệp hóa - hiện đại hóa với trình độ khoa học công nghệ
cao, mang những nét đặc thù của Nhật Bản và đứng đầu châu Á.
Từ năm 1960 - 1995, tuy tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 9%
năm 1960 còn 2% năm 1995; lao động nông nghiệp giảm từ 11,8 triệu người
(28% lao động xã hội), xuống còn 3,35 triệu người (5,2% lao động xã hội),
diện tích đất canh tác giảm từ 6 triệu ha còn 4,4 triệu ha, nhưng tổng giá trò
sản lượng nông nghiệp đã tăng gấp 6 lần (từ 2.000 tỷ yên lên 12.000 tỷ yên).
Năm 2001, nông nghiệp chiếm 1,37% GDP, công nghiệp 30,56% và dòch vụ
68,07%.
Nhật Bản là nước phát triển, có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với tổng
sản phẩm nội đòa (GDP) đạt 4,0 nghìn tỷ USD năm 2002 (Mỹ: 10,4 nghìn tỷ
USD), 4,765 nghìn tỷ USD năm 2005. GDP bình quân đầu người là 36.694
USD năm 2005.
Năm 2004, dân số Nhật Bản là 127,6 triệu người, tỷ lệ dân thành thò
78%.
1.3.1.1 Chính sách phát triển nông nghiệp
Chính sách phát triển nông nghiệp của Nhật Bản có những nội dung
cụ thể nhằm đạt được các mục tiêu trong từng giai đoạn phát triển kinh tế.



Thập niên 1950: Để đạt được mục tiêu chủ yếu là đảm bảo cung cấp
lương thực thiết yếu cho nhân dân, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành cải

cách ruộng đất, hình thành kinh tế trang trại, xây dựng hợp tác xã nông
nghiệp kiểu mới.



Thập niên 1960: Năm 1961, Bộ Nông - Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản
đã ban hành Luật Nông nghiệp cơ bản (Agriculture Basic Law), nêu rõ mục
đích của các chính sách nông nghiệp là tăng năng suất lao động và nâng cao
thu nhập của người nông dân để ngang bằng với thu nhập của những người
làm việc trong các lónh vực khác. Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ


×