Tải bản đầy đủ (.pdf) (276 trang)

Nghiên cứu so sánh thơ thiền lý trần (việt nam) và thơ thiền đường tống (trung quốc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 276 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------------

LÊ THỊ THANH TÂM

NGHIÊN CỨU SO SÁNH
THƠ THIỀN LÝ - TRẦN (VIỆT NAM)
VÀ THƠ THIỀN ĐƯỜNG - TỐNG
(TRUNG QUỐC)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2007


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-------------------LÊ THỊ THANH TÂM

NGHIÊN CỨU SO SÁNH
THƠ THIỀN LÝ - TRẦN (VIỆT NAM)
VÀ THƠ THIỀN ĐƯỜNG - TỐNG
(TRUNG QUỐC)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. MAI CAO CHƯƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2007




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2007

Lê Thò Thanh Tâm


KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. ĐH

: Đại học

2. H .

: Hà Nội

3. KH

: Khoa học

4. KHXH và NV

: Khoa học xã hội và nhân văn


5. NXB

: Nhà xuất bản

6. SG

: Sài Gòn (trước 1975)

7. TCVH

: Tạp chí Văn học

8. TCNCVH

: Tạp chí Nghiên cứu văn học

9. TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

10. tr.

: trang

11. Ví dụ: [3]

:Tài liệu số 3 ở mục Tài liệu tham khảo

12. Ví dụ: [3; 12]


: Tài liệu số 3 ở mục Tài liệu tham khảo
trang 12


1

MỤC LỤC
DẪN NHẬP ............................................................................................................3
1.
Lý do chọn đề tài...................................................................................... 3
2.
Lòch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 4
3.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu .................................. 21
4.
Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................... 22
5.
Đóng góp mới của luận án:................................................................... 22
6.
Cấu trúc luận án: .................................................................................. 23
CHƯƠNG 1: THƠ THIỀN VỚI VĂN HỌC PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG THỜI
LÝ-TRẦN (VIỆT NAM) VÀ THỜI ĐƯỜNG-TỐNG (TRUNG
QUỐC) ............................................................................................25
1.1 Xung quanh khái niệm “thơ thiền” ở Việt Nam và Trung Quốc ......... 25
1.1.1
Nguồn gốc thơ thiền ........................................................................... 25
1.1.2
Thơ thiền với văn học Thiền tông Trung Quốc thời Đường-Tống....... 37
Thơ thiền với Văn học Thiền tông Việt Nam thời Lý-Trần ................. 46

1.1.2
1.1.2
Một số khái niệm được sử dụng trong luận án có liên quan đến quá
trình nghiên cứu so sánh thơ thiền ..................................................... 55
1.2 Quan niệm sáng tác và tư duy nghệ thuật ............................................. 64
1.2.1
Quan niệm sáng tác ........................................................................... 64
1.2.2
Tư duy nghệ thuật .............................................................................. 67
1.3 Kiểu tác giả Thiền gia ........................................................................... 73
1.3.1
Tác giả Thiền gia trong hệ thống loại hình tác giả văn học trung đại73
1.3.2
Một số tính chất loại hình tác giả Thiền gia thời Lý Trần và Đường
Tống .................................................................................................. 74
CHƯƠNG 2: HÌNH TƯNG THIÊN NHIÊN VÀ ĐIỂM NHÌN BẢN THỂ
LUẬN PHẬT GIÁO THIỀN TÔNG TRONG THƠ THIỀN LÝ TRẦN VÀ THƠ THIỀN ĐƯỜNG - TỐNG .................................83
2.1 Về mối quan hệ giữa hình tượng thiên nhiên và điểm nhìn bản thể luận
Phật giáo Thiền tông trong thơ thiền ................................................... 83
2.1.1
Thiên nhiên và những kinh nghiệm thiền ........................................... 83
2.1.2
Thiên nhiên và những biểu tượng thiền học ...................................... 85
2.2 Cảm hứng bản thể trong thơ thiền Lý - Trần và Đường - Tống ........... 89
2.2.1
Cảm hứng bản thể trong thơ thiền Lý - Trần...................................... 90
2.2.2
Cảm hứng bản thể trong thơ thiền Đường - Tống............................... 97



2

2.3

Khảo sát một số hình ảnh thiên nhiên tiêu biểu từ điểm nhìn bản thể
luận Phật giáo Thiền tông................................................................... 106
2.4.1
Hoa và Pháp .................................................................................... 106
2.4.2
Núi non, sông suối và cảm thức nguồn cội ....................................... 114
2.4.3
Mây trắng và không gian bản thể .................................................... 126
2.4.4
Trăng, ánh sáng và cảm hứng soi chiếu bản thể .............................. 128
2.4.5
Âm thanh thiên nhiên như sự vang vọng bản thể .............................. 132
2.4.6
Thiên nhiên trong mối liên hệ với “không gian mẹ”, không gian của
thiên chức tạo tác, nuôi dưỡng vónh viễn.......................................... 140
2.4.7
Thiên nhiên trong chiều kích của chân không – một phương diện bản
thể luận của Thiền tông Phật giáo nhìn từ lý thuyết Tính không...... 149
CHƯƠNG 3: HÌNH TƯNG CON NGƯỜI VÀ NHÂN SINH QUAN PHẬT
GIÁO THIỀN TÔNG TRONG THƠ THIỀN LÝ – TRẦN VÀ
THƠ THIỀN ĐƯỜNG - TỐNG ..................................................161
3.1 Về quan niệm con người trong văn học Phật giáo nói chung ............ 161
3.2 Quan niệm con người trong thơ thiền.................................................. 162
3.3 Nhân sinh quan Phật giáo trong thơ thiền Lý - Trần và Đường - Tống –
tìm hiểu một số hình tượng con người tiêu biểu .................................. 163
3.3.1

Con người hành hương..................................................................... 165
3.3.2
Con người giải thoát ........................................................................ 175
3.3.3
Con người mộng huyễn .................................................................... 183
KẾT LUẬN ........................................................................................................204
TƯ LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................210
PHỤ LỤC
........................................................................................................239
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 239
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 254


3

DẪN NHẬP
1.

Lý do chọn đề tài:
Thơ thiền là một đối tượng nghiên cứu phức tạp, vừa liên quan đến tôn

giáo, triết học, vừa hàm chứa những nguyên tắc thể loại văn học thuộc về một
giai đoạn lòch sử nhất đònh. Thơ thiền ở một nghóa rộng mở nhất là thơ Phật giáo
đã có mặt trong nhiều kinh điển nguyên thủy của Phật giáo dưới cái tên chung là
“Kệ”. Nó cũng tiếp tục hành trình thể loại của mình ở khắp các quốc gia có
truyền thống Phật giáo Đại Thừa như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn
Quốc… Vì đặc tính kép vừa phổ biến vừa độc đáo, thơ thiền luôn luôn là đối tượng
cần được soi chiếu từ nhiều phương diện.
Việc nghiên cứu so sánh thơ thiền trên thế giới hiện nay hầu như tập
trung vào hai quốc gia Trung Quốc và Nhật Bản, trong khi đó những công trình

giới thiệu thơ thiền thuộc các nước khu vực Đông Á như Việt Nam, Hàn Quốc…
hầu như chưa được quan tâm. Bức tranh thơ thiền phương Đông từ trước đến nay
đối với các nhà nghiên cứu Âu Mỹ rất có thể chỉ được hình dung với hai nguồn
thơ thiền: thơ thiền Đường Tống của Trung Quốc và thơ Haiku (cũng được xem là
một biểu hiện đặc sắc của thơ thiền) Nhật Bản, nghóa là thiếu sót mảng thơ thiền
của các nước có truyền thống văn hóa Phật giáo khác. Vì thế, so sánh thơ thiền
Việt Nam với thơ thiền các nước, đặc biệt với Trung Quốc, là một hướng nghiên
cứu nhiều hứa hẹn. Việc so sánh này không chỉ làm nổi bật phần nào nghệ thuật
và tư tưởng thơ thiền hai nước mà còn góp phần chỉ ra những dấu vết giao lưu văn
hóa, tôn giáo ở khu vực Đông Á – mảnh đất vẫn còn thu hút mãi những ai quan
tâm đến các giá trò sâu bền và cổ xưa của nó.
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có bề dày giao lưu văn hóa lâu
dài và phức tạp. Thơ thiền là một ví dụ sống động về con đường ảnh hưởng của
văn học Thiền tông Trung Quốc đối với hệ thống văn học Thiền tông Việt Nam.


4

Thơ thiền Đường - Tống và Lý - Trần còn có sự tương đồng đặc biệt về những
đóng góp giá trò của nó cho nền văn học Phật giáo mỗi nước. Thơ thiền đời
Đường - Tống là tinh hoa của thơ ca đời Đường - Tống và của văn học Phật giáo
Trung Quốc. Thơ thiền đời Lý – Trần là đóa hoa đầu mùa của văn học viết, đồng
thời cũng là di sản q giá của dòng văn học Phật giáo Việt Nam. Việc nghiên
cứu so sánh thơ thiền hai nước, trong các giai đoạn đỉnh cao của Phật giáo Đại
Thừa (thời Lý – Trần ở Việt Nam và thời Đường – Tống ở Trung Quốc), trùng
khớp với các giai đoạn phát triển cực thònh của hai nhà nước phong kiến, nằm
trong ảnh hưởng của tư tưởng Tam giáo và những nguyên lý mỹ học tinh tế xuất
phát từ nền tảng Thiền tông là một lựa chọn bước đầu có tính vấn đề và nhiều gợi
mở.
Từ nhiều lý do cơ bản như trên, chúng tôi tiến hành thực hiện luận án

“Nghiên cứu so sánh thơ thiền Lý Trần (Việt Nam) và thơ thiền Đường Tống
(Trung Quốc)”, với mong muốn đóng góp thêm một cái nhìn mới về đặc điểm thơ
thiền Việt Nam trong mối tương quan với thơ thiền Trung Quốc, đặc biệt từ góc
độ ảnh hưởng mỹ học Phật giáo, mỹ học Thiền tông.
2.

Lòch sử nghiên cứu vấn đề
Để hình dung một cách toàn diện vấn đề, chúng tôi không chỉ giới thiệu

những công trình liên quan đến việc “so sánh thơ thiền Lý Trần và thơ thiền
Đường Tống” mà hướng đến giới thiệu tổng quát tiến trình nghiên cứu và phê
bình văn học Lý Trần nói chung của giới nghiên cứu Việt Nam. Trong phạm vi
khảo sát tư liệu của mình, chúng tôi chưa tìm được công trình nào hay bài báo
nào trực tiếp bàn riêng về việc so sánh hai nền thơ thiền Lý - Trần và Đường Tống. Do vậy, trong quá trình tổng thuật, chúng tôi sẽ nhấn mạnh “điểm nhìn so
sánh” của các nhà nghiên cứu trong khi khảo sát, tìm hiểu thơ thiền Lý Trần nói
riêng, thơ văn Lý Trần nói chung.


5

2.1.

Quá trình tìm hiểu và so sánh thơ Lý Trần và Đường Tống trong giai đoạn
trung đại:
Việc sưu tầm và nghiên cứu thơ văn Lý Trần thời trung đại được bắt đầu

từ đầu thế kỷ XV, với Việt âm thi tập của Phan Phu Tiên năm 1433 (sau được
Chu Xa hiệu đính, bổ sung, Lý Tử Tấn phê bình, khắc in năm 1459). Trải qua
hơn nửa thế kỷ, văn học Lý Trần đã xuất hiện lần lượt ít nhiều trong các công
trình sau: Quần hiền phú tập (Hoàng Sần Phu), Cổ kim chế từ tập (Lương Như

Hộc), Việt điện u linh tục bổ (Nguyễn Văn Chất), Tinh tuyển chư gia luật thi
(Dương Đức Nhan), Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Só Liên), Quốc triều chương
biểu tập (Trần Văn Mô), Lónh Nam chích quái (Vũ Quỳnh và Kiều Phú sưu tầm),
Trích diễm thi tập (Hoàng Đức Lương) soạn xong khoảng năm 1497.
Đến thế kỷ XVIII, nhà bác học Lê Q Đôn đã biên soạn Toàn Việt thi
lục bao gồm thơ văn của nước ta từ thời Lý đến đời Hồng Đức. Cùng với thiên
Văn nghệ chí trong Đại Việt thông sử, Lê Q Đôn được ghi nhận là “người đầu
tiên cung cấp cho ta mục lục các sách cha ông ta sáng tác từ thời Lý Trần” (trang
61- TCVH số 6/1976, bài của Trương Chính). Trong cuốn Kiến văn tiểu lục,
Quyển chi tứ, Thiên Chương, Lê Q Đôn viết như sau: “Thời Lý thời Trần, nước
nhà, đối chiếu chính vào khoảng thời Tống thời Nguyên bên Trung Hoa. Hiềm
một nỗi, những vở biên chép về văn hóa bấy giờ, sơ sót không tường. Tôi may
cóp nhặt trong tập Kim thạch di văn được vài chục thiên, thì thấy vào thời Lý
phần nhiều dùng lối biền ngẫu lời văn văn hoa và tươi đẹp, còn giống như thể
văn đời Đường. Đến thời nhà Trần thì văn chỉnh tề, lưu loát, đã giống khí phẩm
người đời Tống” [61; 240]. Dựa vào những trước tác lớn còn lại trong di sản văn
học cổ nước nhà, có thể nói, đây là điểm nhìn so sánh văn học Lý Trần với
Đường Tống đầu tiên trong lòch sử văn học Việt Nam. Tuy Lê Q Đôn không


6

nhấn mạnh trường hợp “thơ thiền” trong khi so sánh, nhưng khái niệm “văn” mà
ông sử dụng vẫn có thể bao hàm cả thơ văn nói chung.
Tiếp đó, trong sách Vũ trung tùy bút, mục Văn thể, Phạm Đình Hổ có đưa
ra nhận đònh: “Ta thường xét về văn hiến nước ta, văn đời Lý thì cổ áo xương
kính, phảng phất như văn đời Hán…, đến đời Trần lại hơi kém hơn đời Lý, nhưng
cũng còn điển nhã hoa thiệm, nghò luận phô bày đều có sở trường cả, so với
những văn các danh gia đời Hán, Đường không đến nỗi kém lắm. Gián hoặc có
đôi ba bài để lẫn vào trong tập văn Hán, Đường cũng không khác gì, chưa dễ

mấy người đã phân biệt được” [88; 136]; hoặc một đoạn khác nằm trong phần
Thể thơ: “Nước ta thơ đời Lý già dặn, súc tích, thơ đời Trần tinh vi, trong trẻo,
đều có sở trường tột bực, cũng như thơ đời Hán, Đường bên Trung Hoa…”[88;
144].
Phan Huy Chú trong Lòch triều hiến chương loại chí đã dành riêng phần
Văn tòch chí để giới thiệu văn học nước nhà từ thời Lý Trần đến nửa đầu thế kỷ
XIX. Có đến ba lần tác giả so sánh thơ ca đời Trần với đời Đường, nhưng lại tập
trung vào thơ văn của nhà nho. Ví dụ như các nhận đònh sau: “Lời thơ hùng hồn,
mạnh mẽ và phóng khoáng, không kém gì đời Thònh Đường” [42; 90] (nhận xét
bài thơ “Bạch Đằng Giang” của Trần Minh Tông trong Minh Tông thi tập); “Lời
thơ phần nhiều hào mại phóng khoáng, có khí khách và cốt cách Đỗ Lăng” [42;
95]. “Những câu hay rất nhiều không kể hết. Thơ tứ tuyệt lại càng hay, không
kém gì đời Thònh Đường” [42; 97] (nhận xét thơ Nguyễn Trung Ngạn). Các tập
thơ ngộ đạo hoặc mang thi hứng Phật giáo hầu như đứng ngoài mối quan tâm so
sánh của tác giả. Đặc biệt thơ đời Lý (hầu hết là thơ Phật giáo) không hiểu sao
lại vắng mặt hoàn toàn trong mục Văn tòch chí của Phan Huy Chú.
2.2.

Quá trình tìm hiểu và so sánh thơ Lý Trần và Đường Tống giai đoạn
1900-1945:


7

Do đặc điểm của phương thức nghiên cứu thơ văn Lý Trần của cả hai giai
đoạn 1900-1945 và 1945 đến nay, chúng tôi chọn giới thiệu các công trình nghiên
cứu, các tuyển tập thơ văn Lý Trần song song với các công trình khảo cứu về
Phật học. Ngay trong những công trình khảo cứu Phật học đó, các tác giả đã dừng
lại khá lâu ở những thi phẩm ví dụ có nguồn gốc từ văn học Phật giáo Lý Trần.
Trên tạp chí Nam Phong tập 20, tiến só Đinh Văn Chấp phiên dòch hàng

loạt thơ thời Lý Trần với chủ ý “để chép lại câu văn của Tổ quốc kẻo lâu ngày
thất thác…”. Hoạt động này cùng với nhiều bài dòch và giới thiệu thơ Lý Trần của
Thi Nham, Nguyễn Lợi, Hoa Bằng… được ghi nhận như là những nỗ lực lớn của
giới nghiên cứu văn học Việt Nam đối với “việc giới thiệu thơ văn của thời đại
xa xăm này”. Năm 1942, Ngô Tất Tố nổi bật với hai công trình giá trò Văn học
đời Lý và Văn học đời Trần. Điều đáng nói là tác giả đã mạnh dạn giới thiệu (bao
gồm ghi nguyên văn chữ Hán, phiên âm, chú thích, giải nghóa, dòch thuật) mảng
thơ văn Phật giáo của các nhà sư đời Lý và đời Trần, bên cạnh các trước tác đậm
nét Nho học. Tuy nhiên, việc so sánh chỉ được tiến hành trong phạm vi giữa văn
học đời Lý và đời Trần.
2.3.

Việc tìm hiểu và so sánh thơ thiền Lý Trần và Đường Tống giai đoạn từ
1945 đến nay:
Đặng Thai Mai trong bài Mối quan hệ lâu đời và mật thiết giữa văn học

Việt Nam và văn học Trung Quốc đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 7 1961 đã phát biểu về thơ “theo tinh thần giáo lý Thích Ca” như sau: “Từ ngữ
trong thơ, kể cả thơ nói về đời sống tinh thần theo giáo lý Thích Ca, thường
thường vẫn được vay mượn trong sách vở thánh hiền, và trong điển cố văn
chương của nho học, của đạo học từ thời Xuân Thu Chiến Quốc cho đến đời
Đường, đời Tống”[135; 10]. Đoạn văn ngắn này đã chỉ ra khá rõ nguồn gốc ảnh
hưởng thơ ca Phật giáo ở Việt Nam thời cổ, đặc biệt có nhấn mạnh ảnh hưởng


8

điển văn của thời Đường, Tống. Tiếp đó, Kiều Thu Hoạch có bài Tìm hiểu thơ
văn của các nhà sư Lý – Trần đăng trên TCVH số 6 – 1965. Năm 1972, TCVH số
5 có đăng bài viết Một vài tìm tòi bước đầu về văn bản “Thơ văn Lý Trần” của
Trần Thò Băng Thanh. Theo tác giả, ba trường hợp văn bản được nêu rõ còn tồn

đọng nhiều vấn đề về lai lòch và dò bản là Khóa hư lục, Tam tổ thực lục và Thánh
đăng lục (đều là các tác phẩm thuộc văn học Thiền tông).
Từ đầu thập kỷ 70, và những năm 80, nhiều bài viết của Nguyễn Huệ Chi
đăng trên Tạp chí Văn học bàn về văn học Lý Trần đánh dấu sự thể hiện rõ nét
của việc nghiên cứu sâu hơn về thể loại văn học Lý. Đó là loạt bài: Từ nghóa rộng
và hẹp của hai chữ “văn học” trong quá khứ đến việc phân loại các loại hình văn
học Lý-Trần, TCVH, số 5-1976; Trần Tung, một gương mặt lạ trong làng thơ thơ
thiền thời Lý-Trần, TCVH, số 4-1977; Các yếu tố Phật Nho Đạo được tiếp thu và
chuyển hóa như thế nào trong đời sống tư tưởng và văn học thời đại Lý-Trần,
TCVH, số 6-1978, tr.76-94; Mãn Giác và bài thơ thiền nổi tiếng của ông, TCVH,
số 5-1987, tr. 67-72; Đề nghò một cách hiểu mối quan hệ giữa văn học đời Trần và
cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đời Trần, TCVH, số 3-1988; Hiện tượng
hội nhập văn hóa dưới thời Lý Trần nhìn từ một trung tâm Phật giáo tiêu biểu:
Quỳnh Lâm, TCVH, số 2 – 1992,… Từ thực tế công tác sưu tập chỉnh lý văn bản,
dòch thuật, và giới thiệu thơ thiền Lý Trần, Nguyễn Huệ Chi đã gợi dẫn phương
thức nghiên cứu đặc thù cho văn học giai đoạn này, đồng thời cũng giúp “phục
chế” lại gương mặt Tuệ Trung trong bối cảnh chung “làng thơ thiền” đời Trần,
đònh hình một số nguyên tắc tìm hiểu thơ văn Lý Trần và văn học trung đại, trong
đó việc tìm hiểu ảnh hưởng Trung Hoa đối với thơ văn Lý Trần cũng được tác giả
quan tâm lý giải… Quan trọng nhất là sự xuất hiện bộ ba cuốn Thơ văn Lý Trần
của Viện Văn học mà tác giả thuộc Hội đồng chủ biên. Tính từ các tuyển tập
trước đó bằng chữ quốc ngữ của Ngô Tất Tố, các bài dòch của tiến só Đinh Văn


9

Chấp, thì Thơ văn Lý Trần có thể được xem là công trình công phu nhất về văn
học trung đại thế kỷ X – XIV. Công tác dòch thuật, khảo chú trong tác phẩm trên
không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu, sưu tập, mà còn có ý nghóa phân đònh giá trò
văn học Phật giáo Thiền tông thời Đại Việt. Điểm nhìn so sánh của ông có thể

được phát hiện rải rác. Nhận đònh về Trần Quang Triều là một ví dụ tiêu biểu cho
những điểm xuyết so sánh của tác giả: “Ta hãy để ý: những bài thơ này đều
mang rõ sắc thái “thi trung hữu họa” rất gần với thơ Vương Duy đời Đường”
[202; 20].
Giáo sư Hà Văn Tấn trong bài viết Vấn đề văn bản học các tác phẩm văn
học Phật giáo Việt Nam (TCVH số 4 – 1992) đã trích dẫn trường hợp những bài
thơ thiền của một số thiền sư Việt Nam trong Thiền uyển tập anh có nguồn gốc
hoặc có sự tương đồng rõ nét với thơ thiền của các thiền sư Trung Hoa trong
Cảnh Đức truyền đăng lục. Đó là trường hợp các bài thi kệ của Tònh Không (Việt
Nam) và Giáp Sơn (Trung Quốc), Nguyện Học (Việt Nam) và Huệ Tư (Trung
Quốc), Không Lộ (Việt Nam) và Lý Tường (Trung Quốc). Tác giả bài viết cũng
nêu ra một số trường hợp phức tạp về văn bản như thơ của Huyền Quang và Ảo
Đường Trung Nhân, Hương Hải và Thanh Nguyên Hành Tư… Cách đặt vấn đề
của Hà Văn Tấn, cũng như một số bài viết về sau của Nguyễn Khắc Phi, Nguyễn
Đăng Na, Lê Mạnh Thát… về khả năng ảnh hưởng lẫn nhau giữa thơ thiền hai
nước, hoặc nghi vấn “ai đó” đã sao lục và gán ghép thơ của các thiền sư Trung
Quốc cho các thiền sư Việt Nam, đều nhằm phản ánh xác thực một tình trạng
“tam sao” rất phức tạp của thơ thiền đời Lý Trần. Đứng từ góc độ so sánh loại
hình, tình trạng nói trên là một luận cứ quan trọng để người viết có thể tham
chiếu kỹ hơn trong khi đưa ra những kết luận về mặt thi học đối với trường hợp
thơ thiền.


10

Năm 1999, Nguyễn Duy Hinh có công trình Tư tưởng Phật giáo Việt Nam,
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Tuy bàn về Phật giáo Việt Nam từ góc độ lòch sử
tư tưởng triết học, song trong quá trình tham cứu, tác giả đã dẫn giải khá nhiều
thơ thiền Lý - Trần và chỉ ra khá nhiều nguồn gốc thư tòch thiền tông (chứ không
phải thơ thiền) Trung Hoa của chúng. Chẳng hạn ở trang 409 tác giả dẫn thơ Đạo

Huệ “Lô trung hoa nhất chi” với lời bình “Ý cành hoa sen trong lò lửa có trong
kinh Phật mà các thiền sư Trung Hoa thường dùng trước Đạo Huệ để chỉ Phật
tính vónh hằng không thể thiêu đốt”… Đặt nghi vấn về trường hợp nhà sư Thảo
Đường, tác giả đã lần trở lại Bích Nham Lục do Viên Ngộ Khắc Cần biên soạn
dựa trên 100 công án của Tuyết Đậu Trùng Hiển. “Với 100 công án Tuyết Đậu
được đưa vào nước ta theo chân Thảo Đường, các nhà sư Việt Nam đã biết đến
hai thiền sư thời Tống mà trước đó học chỉ biết đến thiền sư đời Đường” [79;
473]. Cách lập luận như vậy gián tiếp cho thấy mối liên hệ tư tưởng thiền như là
một cơ sở dẫn đến ảnh hưởng thiền thi giữa các nhà thơ – thiền sư Việt Nam và
các nhà thơ – thiền sư Trung Quốc (đặc biệt vào thời Lý-Trần và Đường-Tống).
Tác giả Nguyễn Hữu Sơn qua công trình Loại hình tác phẩm Thiền uyển
tập anh, NXB KHXH, Hà Nội, 2002, ở chương II, đã nhấn mạnh tính chất “tàng
trữ giá trò thi ca” trong Thiền uyển tập anh và đặt tính chất ấy trong trong quan hệ
với truyện – ghi chép tiểu sử thiền sư. Tác giả cũng trích dẫn một số bài thơ thiền
đời Lý và phân tích chúng trong điểm nhìn đối sánh nguồn gốc thiền tòch Trung
Hoa. Nhà nghiên cứu Phạm Tú Châu trong công trình tập hợp các bài nghiên cứu
xoay quanh mối quan hệ giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc nhan đề
Đi giữa đôi dòng (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1999) có đề cập tới hiện
tượng “ảnh hưởng công án” của thơ thiền Trung Quốc đối với thơ thiền Việt Nam
qua trường hợp nghiên cứu “Xác đònh tính chất và bối cảnh ra đời bài Cảm xúc
khi đọc Phật sự đại minh lục của Trần Thánh Tông”. Thực chất tinh thần của bài


11

viết này là so sánh ảnh hưởng thơ thiền Trung Quốc đối với thơ thiền Việt Nam
xuất phát từ một trường hợp thơ vònh công án. Cách tiếp cận như vậy theo chúng
tôi rất có giá trò đối với những người quan tâm đến sự vận động và phát triển của
thơ thiền Việt Nam, từ góc độ nghiên cứu những hình ảnh thơ ca trong công án
thiền Trung Hoa và sự xuất hiện phổ biến các hình ảnh ấy trong thơ thiền. Cùng

năm, Phạm Văn Khoái trong bài Hán văn Lý – Trần, thời kỳ cổ điển của 10 thế kỷ
Hán văn Việt Nam thời độc lập đăng trên Hán Nôm, số 1 – 1999 có một nhận đònh
như sau: “Nhóm các văn bản ngữ lục Thiền tông phần nào đònh hướng theo ngôn
ngữ nói của bạch thoại Trung đại (bạch thoại sớm), do nó chòu ảnh hưởng của
ngôn ngữ các bản dòch kinh Phật và do nhiều yếu tố xã hội – ngôn ngữ khác nữa”
[112; 3]. Như vậy, bài viết này có điểm qua việc ngôn ngữ văn học thiền tông
Việt Nam chòu ảnh hưởng Hán văn thời Tiên Tần, Lưỡng Hán và ngôn ngữ kinh
điển Phật giáo Trung Hoa. Đây cũng là điểm nhìn mang nét so sánh giữa ngôn
ngữ văn học thiền Việt Nam và ngôn ngữ Trung Hoa cổ.
Trần Đình Sử trong tiểu luận Mấy vấn đề thi pháp văn học Việt Nam trung
đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999, viết: “So với thơ thiền Trung Quốc như của
Vương Duy thì thơ thiền Việt Nam thuộc loại thơ thiền sư nhiều hơn là thơ thi
nhân. Thời gian thiền ở đây ít được hiểu hiện ngoại lộ trong phong cảnh, cảm
giác mà khép kín trong cảm giác nội tại của nhân vật trữ tình, người ngoài có thể
đoán thấy, hiểu được mà không dễ cảm thấy và chia sẻ. Có lẽ đó cũng là do thơ
thiền Việt Nam gần kệ hơn thơ. Kệ vốn không phải là thơ. Ở Trung Quốc từ
Đường, Tống mới bắt đầu có sự “kệ thơ quán thông”, nhưng ranh giới vẫn có
phân biệt. Thơ của Tề Kỷ, Thập Đắc gần kệ hơn, thơ Vương Duy gần thơ hơn.
Thơ thiền Việt Nam đời Lý Trần ngay nhan đề cũng mang hình thức kệ (…). Sang
đời Trần, cảm giác thiền thú được tăng lên và sang đời Lê thì phai dần. Tính chất
nói trên có thể cũng do thơ thiền ta nói chung gần thơ Tống hơn thơ Đường” [192;


12

234]. Đoạn văn ngắn này đã trực tiếp đề cập sự tương đồng giữa thơ thiền Lý
Trần và Đường Tống, đặc biệt quan điểm thơ thiền Việt Nam gần với thơ Tống
hơn thơ Đường là một gợi ý nghiên cứu khá sâu sắc.
Chuyên luận Từ văn học so sánh đến thi học so sánh (NXB Văn học, Hà
Nội, 2002) của Phương Lựu dành ba chương cho việc nghiên cứu so sánh văn học

Việt Nam và Trung Quốc, trong đó chương VIII với nhan đề “So sánh thi học
Việt Nam – Trung Hoa từ các khuynh hướng và học phái” đã bàn về quan niệm
Phật Lão và ảnh hưởng của quan niệm này đến thơ ca Việt Nam nói chung. Tác
giả cũng chỉ ra ảnh hưởng của Nghiêm Vũ đời Tống (qua những phát biểu vềà thơ
thiền Trung Hoa) đối với nền văn học mang màu sắc Phật giáo ở Việt Nam; Tuy
nhiên những luận cứ cụ thể về việc so sánh thơ thiền hai nước lại chưa có mặt
trong công trình này.
Cuốn Thơ thiền Việt Nam – những vấn đề lòch sử và tư tưởng nghệ thuật
của tác giả Nguyễn Phạm Hùng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội in năm 1999 là
một công trình khoa học khảo sát toàn diện thể loại thơ thiền Việt Nam thời trung
đại, từ thời Lý Trần cho đến thời nhà Nguyễn… Tuy không đưa ra luận điểm so
sánh, nhưng công trình lại thể hiện đònh hướng chứng minh đặc điểm của thơ
thiền Việt Nam trong tương quan so sánh phức tạp với thơ thiền Trung Hoa từ góc
độ thiền luận (nghóa là đi từ nguồn gốc ảnh hưởng đến hình thành đặc điểm).
Hình dung tính chất quan trọng của việc đối sánh, tác giả chủ động giới thiệu thơ
thiền Trung Hoa ở nhiều trang viết. So sánh những “hình ảnh thơ ca sinh động,
bột phát, trực cảm” trong thơ thiền nói chung. Trong khi liên hệ tới bài kệ nổi
tiếng của Lục Tổ Huệ Năng (Trung Quốc), tác giả viết: “Thơ thiền Việt Nam nở
rộ theo chiều hướng đó” [92; 61]. Kết luận ngắn ngủi này tuy có thể bò lướt qua
trong hàng trăm trang sách bình luận thơ thiền, nhưng chúng tôi cho rằng đó
chính là một gợi ý nghiên cứu so sánh có cơ sở. Ngoài ra, trên tạp chí NCPH số 2


13

- 1997, trang 31, Nguyễn Phạm Hùng và Trần Kim Đỉnh có bài Thơ thiền Trung
Hoa với lời đề dẫn như sau: “Văn học thời trung đại Việt Nam chòu ảnh hưởng
của văn học cổ điển Trung Hoa, và thơ Thiền Việt Nam cũng chòu ảnh hưởng của
thơ Thiền Trung Hoa. Nói tới những đặc sắc của thơ Thiền Việt Nam, thiết tưởng
cũng không thể thiếu một cái nhìn đại quan, sơ lược về thơ thiền Trung Hoa”. Hai

tác giả cũng nhấn mạnh một số gương mặt nhà thơ – thiền sư đời Đường Tống
như Vương Duy, Thập Đắc, Hàn San, Liễu Tông Nguyên, Tề Kỷ, Vô Khả … Bài
viết Vấn đề tính xác thực của các tác phẩm và việc nghiên cứu thơ thiền thời Lý
của Nguyễn Phạm Hùng đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Đại học Quốc gia Hà
Nội số 4 – 2004 cũng thể hiện phần nào quan điểm so sánh ảnh hưởng thể loại
(giữa thơ thiền Việt Nam và Trung Quốc qua một số trường hợp trùng lắp tư liệu).
Từ biến văn, bảo quyển Trung Quốc và chân kinh Việt Nam, thử nhận đònh
về vai trò của Phật giáo hai nước trong sự hình thành tiểu thuyết là bài viết của
tác giả Trần Quang Huy, đăng trên Tạp chí Văn học số 3 – 2003. Từ góc nhìn về
vai trò biến văn, tác giả nhận đònh: ”trong thơ văn đời Lý Trần, chúng ta còn thấy
một số bài sáng tác theo thể cách đặc biệt mà Nguyễn Đổng Chi trong Việt Nam
cổ văn học sử gọi là những lối thơ mới như những bài ca dài ngắn không đều,
không câu thúc vần điệu (như là Phóng cuồng ca của Trần Quốc Tảng1, Ái miên
ca của ẩn só núi Na) và những bài thơ lối sáu chữ của Trần Ngạc, Phạm Tông
Mại). Những thể tài thi ca này rất ít thấy trong văn học điển nhã Trung Quốc.
Một cách dè dặt, chúng tôi tự hỏi phải chăng chúng có liên quan đến biến
văn?”[95; 53].
Tác giả Nguyễn Công Lý trong chuyên luận Văn học Phật giáo thời Lý
Trần – Diện mạo và đặc điểm (NXB Đại học Quốc gia TP.HCM) cùng nhiều bài
viết trên Tạp chí Nghiên cứu Phật học (NCPH) đã cung cấp một cái nhìn khá toàn
1

Thực ra là Trần Tung (hay Trần Quốc Tung)


14

diện về văn học Phật giáo thời Lý Trần, trong đó có thơ thiền. Phần tìm hiểu về
tư duy nghệ thuật trong chuyên luận nói trên có thể nói là một đóng góp có dấu
ấn riêng của tác giả Nguyễn Công Lý. Nhận xét về đặc trưng thời đại, tác giả

cũng lưu ý về vấn đề lệ thuộc, ảnh hưởng của văn học Lý Trần trước nền văn học
Trung Hoa trên nhiều phương diện ngôn ngữ, thể loại, hệ tư tưởng, …
NCVH số 7 – 2005 có bài viết của Lê Từ Hiển nhan đề Basho (16441694) và Huyền Quang (1254-1334) – sự gặp gỡ với mùa thu hay sự tương hợp về
cảm thức thẩm mỹ. Đây là một trong số ít các bài viết chọn đối tượng so sánh nhà
thơ – thiền sư Việt Nam với nhà thơ – thiền sư Nhật Bản. Ngay phần đặt vấn đề,
tác giả đề cập đến “mối kỳ duyên” của thiền và thơ giữa ba nền thơ lớn: thơ
Haiku Nhật Bản, thơ thiền Đường Tống của Trung Hoa và thơ thiền Lý Trần của
Việt Nam như một cái nền rộng cho điểm nhìn so sánh. Tác giả Hoàng Thò Thơ
mới đây trong công trình Lòch sử tư tưởng Thiền từ Veda Ấn Độ đến Thiền tông
Trung Quốc (NXB KHXH, H, 2005), mục Thơ thiền có đề cập thơ thiền Trung
Quốc và Việt Nam, chủ yếu ở giai đoạn Đường - Tống và Lý - Trần. Các tác
phẩm thơ thiền Đường – Tống được tác giả nhắc tới là Chứng Đạo Ca (Vónh Gia
Huyền Giác), Tham Đồng Khế và Thảo Am Ca (Thạch Đầu Hy Thiên), Bảo Cam
Tam Muội (Đông Sơn Ngộ Bản), Linh Khê Ca và Thung Dung Lục (Thiên Đồng
Chánh Giác), 100 tắc tụng cổ trong Không Cốc Tập (Đầu Tử Nghóa Thanh), Sơn
Cư Bách Vònh (Viên Chiếu Tông Bản), Lãnh Trai Dạ Thoại (Huệ Hồng Giác
Phạm).
Về các trí thức nghiên cứu Phật học miền Nam từ năm 1955 đến 1975, có
thể nhắc đến các tên tuổi sau: Thích Mật Thể, Phan Văn Hùm, Nhất Hạnh
(Nguyễn Lang), Lê Mạnh Thát, Trúc Thiên, Tuệ Sỹ, Đoàn Trung Còn, Nguyễn
Đăng Thục, Nguyễn Duy Cần, Nghiêm Xuân Hồng, Trần Tuấn Mẫn, … Tác phẩm
của họ không đơn giản là một công trình nghiên cứu văn học thuần túy, mà phần


15

lớn là những luận giải triết học, khảo sát văn bản, hệ thống tư liệu, biên soạn tự
điển, giới thiệu và dòch thuật kinh điển Phật giáo, v.v… Song, chúng tôi nhận thấy
việc họ đề cập và trích dẫn thơ thiền Lý Trần trong quá trình nghò luận là khá phổ
biến.

Nguyễn Đăng Thục, tác giả của nhiều bài báo như : Tinh thần văn nghệ
Phật giáo Việt Nam (Tư tưởng số 4 – 1971, trang 43 – 67)), Tinh thần thiền học
Việt Nam (Tư tưởng số 4 – 1971, trang 91 – 108), …rải rác có bàn về ảnh hưởng
thơ thiền Trung Hoa đối với tư tưởng thơ thiền Việt Nam. Ông cũng là người giới
thiệu liên tục trên Tư tưởng các số 2, 3, 4, 5 năm 1971 với nhan đề Tài liệu về
quốc học và Phật học Việt Nam (chủ yếu qua Đại tạng Kinh). Đặc biệt trong các
chuyên luận lớn như Phật giáo Việt Nam, Thiền học đời Trần…, ông đã chỉ ra một
số luận điểm so sánh mang màu sắc mỹ học Thiền Phật giáo như : “Triết lý âm
thanh trong Trúc Lâm An Tử”, ảnh hưởng hoa sen trong truyền thống văn nghệ
Việt Nam…Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang (Nhất Hạnh) là công
trình có tiếng vang không chỉ về khía cạnh hệ thống và sử liệu, điều đáng nói là
tác giả đã trích dẫn hết sức tài hoa những bài thơ thiền Lý Trần thuộc vào loại
độc đáo nhất của nền thơ thiền Việt Nam. Vì thế, tuy công trình thuộc loại khảo
cứu Phật học nhưng lại mang tính văn chương khá rõ; nhất là ở mục Thiền ngữ và
hình ảnh thi ca [114; tr. 164 – 172]. Tác giả nhấn mạnh: “Sự xuất hiện tại Việt
Nam năm 1069 của thiền sư Thảo Đường, đệ tử của thiền sư Tuyết Đậu, đã khiến
cho khuynh hướng thiền ngữ thi ca ảnh hưởng sâu đậm đến thiền học Việt Nam,
đặc biệt là trong thiền phái Vô Ngôn Thông. Thảo Đường đã mang qua Việt Nam
các tác phẩm của Tuyết Đậu vốn thấm nhuần tính chất thi ca…” [114; 165]. Ngoài
ra, năm 1966, trên Văn hóa nguyệt san số 1, Phạm Văn Diêu có bài Hai trăm năm
lòch sử văn học nhà Lý có đưa ra lời nhận xét như sau: “Trong hình thức nghệ
thuật, văn học đời Lý là văn học chữ Hán, từ thể cách đến hình tượng ngôn ngữ


16

đều chòu ảnh hưởng tuyệt đối của thi văn Trung Hoa. Các thể cách đều được đem
ra thể nghiệm: ca từ, ngũ ngôn, thất ngôn, cổ phong, Đường luật, văn biền ngẫu,
…” [50; 36].
Từ 1975 trở lại đây, việc nghiên cứu văn học Phật giáo nói chung, thơ

thiền Lý Trần nói riêng ở miền Nam vẫn được tiếp tục với các bài báo và công
trình nghiên cứu của giáo sư Minh Chi như tham luận Phật giáo và triều đại Lý
Trần, Thơ thiền đời Lý, sách Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam (NXB
Tôn giáo, Hà Nội, 2003), hàng loạt công trình của Lê Mạnh Thát như: Tổng tập
văn học Phật giáo Việt Nam (3 tập), Toàn tập Trần Nhân Tông, Toàn tập Trần
Thái Tông, Lòch sử Phật giáo Việt Nam (3 tập)… Sử liệu và luận chứng dồi dào,
tham bác công phu, các công trình nghiên cứu Lê Mạnh Thát là chỗ dựa tin cậy
cho giới nghiên cứu Phật học, nhất là khi đi vào các vấn đề văn bản, và quan
điểm “giải trung tâm” của tác giả đối với Phật giáo Trung Hoa và ảnh hưởng của
nền Phật giáo này đến các nước đồng văn. Tác giả Thích Thanh Từ cũng đóng
góp cho tiến trình nghiên cứu thơ thiền Việt Nam và Trung Hoa qua các công
trình biên khảo, dòch thuật Thiền sư Việt Nam, Thiền sư Trung Hoa, Bích Nham
Lục…
Rất đáng chú ý là sự xuất hiện nhiều bài viết và chuyên luận về thơ thiền
Lý Trần và văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến XIV của Đoàn Thò Thu Vân. Quá
trình nghiên cứu này cho thấy sự quan tâm sâu sắc của tác giả đến chân dung thể
loại và chiều sâu triết học, mỹ học của thơ thiền mà tác giả là một trong những
người có công tìm hiểu kỹ lưỡng. Mối quan tâm này có lẽ bắt nguồn từ khuynh
hướng chung tìm hiểu thơ thiền có trong quá khứ học thuật của giới trí thức
nghiên cứu Phật học ở miền Nam. Khởi từ tạp chí Đại học năm 1959 với bài viết
đặt vấn đề trực diện của Nguyễn Xuân Sanh: Ảnh hưởng của Phật giáo trong thi
ca, các tác giả miền Nam dù viết khảo cứu hay thẩm bình văn học Phật giáo đều


17

có chủ ý khai thác đặc chất nghệ thuật của những bài thơ thiền trong liên hệ với
ảnh hưởng mỹ học Phật giáo. Công trình Khảo sát đặc trưng nghệ thuật của thơ
thiền Việt Nam thế kỷ XI – thế kỷ XIV của tác giả Đoàn Thò Thu Vân được xuất
bản vào năm 1997 có hẳn một chương so sánh thơ thiền Việt Nam với thơ thiền

Trung Quốc và Nhật Bản. Tính từ giai đoạn 1945 đến nay, Đoàn Thò Thu Vân là
tác giả đặt vấn đề đầu tiên về việc so sánh thơ thiền Việt Nam với các nền thơ
thiền khác trong khu vực với một luận điểm nghiên cứu rõ ràng: “So sánh nghệ
thuật thơ thiền Lý Trần với thơ Nho cùng thời và thơ thiền Trung Quốc, Nhật
Bản”. Việc so sánh cụ thể thơ thiền Việt Nam và Trung Quốc trong cuốn sách
nói trên được tóm tắt như sau:
+ Giống nhau: về cách thể hiện gợi trực cảm, dùng thủ pháp ẩn dụ và
nghòch ngôn, dùng đối pháp trong thơ đối đáp, hệ thống thi liệu điển cố và hình
ảnh nghệ thuật.
+ Khác nhau: thơ thiền Trung Quốc thiên về chất lý luận, ít trữ tình, trong
khi thơ thiền Việt Nam cân đối hơn trong lý luận và trữ tình. Thiên nhiên trong
thơ thiền Trung Quốc đa phần là ẩn dụ trong khi thiên nhiên trong thơ thiền Việt
Nam có thêm màu sắc hiện thực. Thơ thiền Trung Quốc triệt để dùng tinh thần
thiền, chủ trương cô đọng, thơ thiền Việt Nam lại mang tính đại chúng hóa, bình
dò. Thơ thiền Trung Quốc nói về đạo khá nhiều, đậm chất triết học, còn thơ thiền
Việt Nam lại hướng đến bày tỏ tâm trạng cảm hứng mang mùi vò thiền, đậm chất
nhân tình.
Tuy chỉ gói ghém trong vài trang, nhưng phần nghiên cứu so sánh thơ
thiền Trung Quốc và Việt Nam của tác giả Đoàn Thò Thu Vân đã chỉ ra gần hết
những đặc điểm hết sức cơ bản về sự giống và khác nhau của hai nền thơ thiền.
Chính từ những gợi dẫn thiết thực này mà luận án của chúng tôi đã phát huy thêm


18

hướng so sánh bản thể luận và nhân sinh quan trong thơ thiền Việt Nam – Trung
Quốc.
Luận án tiến só Ý thức văn học cổ trung đại Việt Nam, mục “Ý thức văn
học của các thiền sư thời Lý Trần” của Đoàn Lê Giang có đoạn: “Ở Trung Quốc,
Vương Duy, Tô Thức đã đưa Thiền và Lão Trang vào thơ văn, làm cho thơ thêm

phần lung linh, phiêu diêu, thoát tục. Nghiêm Vũ lấy thiền để ví với thơ, lấy thơ
bàn về thiền (dó thiền dụ thi, dó thi luận thiền)(…) Ở Việt Nam, thời Lý Trần
không có ai bàn về thơ văn theo quan điểm riêng của Lão Trang, nhưng tư tưởng
Lão Trang hòa trong thiền thi thì có ảnh hưởng khá sâu sắc trong bộ phận thơ văn
của các thiền sư mà Tuệ Trung Thượng Só Trần Tung là một ví dụ tiêu biểu nhất”
[63; 46]. Nhật Chiêu với loạt bài nghiên cứu nhiều số liên tiếp trên Văn hóa Phật
giáo từ số 8 đến số 11 - 2005 bàn luận về thơ thiền của các tác giả Trần Thánh
Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Só, Huyền Quang… mang đậm phong
cách mỹ học thiền tông. Tác giả cũng có bài so sánh Huyền Quang với Issa về
cảm quan từ bi theo tinh thần thiền tông…
Về tình hình nghiên cứu so sánh thơ thiền Đường Tống ở nước ngoài, trong
phạm vi khảo cứu của luận án, chúng tôi chưa tìm được một công trình nào so
sánh thơ thiền Lý Trần và Đường Tống bằng tiếng Anh và tiếng Hoa. Trường hợp
so sánh phổ biến nhất ở các học giả Âu Mỹ là so sánh thơ thiền Trung Quốc và
Nhật Bản từ cả hai phương diện thi pháp và nội dung. Tác phẩm Zen and
Japanese Culture (Thiền và văn hóa Nhật Bản) của Suzuki có nhiều phần viết so
sánh thơ thiền Trung Quốc và Nhật Bản (điển hình là thơ Haiku); cuốn Zen
poems of China and Japan (Thơ thiền Trung Quốc và Nhật Bản) của nhóm tác giả
Lucien Stryk và Takashi Ikemoto chuyển dòch năm 1973, cuốn The Poetry of Zen
(Thơ thiền) do Sam Hamill và J.P. Seaton biên soạn năm 2004… đều hầu hết chỉ
giới thiệu và chú thích, thẩm bình thơ thiền Trung Quốc với vài nét đối sánh thơ


19

thiền Nhật Bản. Tác phẩm Zen and Zen classics (Thiền và những tác phẩm Thiền
học kinh điển) của Blyth cũng đóng góp thêm nhiều điểm nhìn về quan hệ thơ và
thiền, trong đó, tác giả lại có xu hướng so sánh thơ thiền Trung Quốc với thơ
thiền hiện đại của Mỹ, cùng một số bài thơ thiền Nhật.
Nhiều bài báo tiếng Anh nghiên cứu về thơ Đường có các nội dung chính

như tìm hiểu ẩn dụ thi ca và thiền học, hình tượng con thuyền trong thơ Đường,
mộng trong thơ Liễu Tông Nguyên, mây trắng trong thơ của thi Phật Vương Duy,
đọc giải cấu trúc thơ ca cổ điển Trung Quốc, … cũng ít nhiều đề cập yếu tố so
sánh thơ thiền, nhưng không rõ rệt.
Bức tranh giới thiệu, nghiên cứu, so sánh thơ thiền Lý Trần và Đường
Tống bên trên là nền tảng học thuật để chúng tôi đi đến một vài nhận xét chung
sau:
a) Về giới nghiên cứu thơ thiền ở Việt Nam
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu thường bắt đầu từ việc khảo cứu tư
tưởng, luận giải kinh điển, giới thiệu văn hóa Phật giáo đến tìm hiểu, phân tích
thơ văn Phật giáo. Đối với các nhà nghiên cứu văn học, việc tìm hiểu thơ thiền
được quan tâm về mặt thi học và tư tưởng chỉ bắt đầu từ những năm 1960 trở đi ở
cả hai miền Nam và Bắc. Quá trình nghiên cứu bộc lộ rõ các khuynh hướng sau:
1- Chống lại ảnh hưởng Trung Hoa, hoặc chứng minh những điểm khác
biệt với tư tưởng Trung Hoa trên nhiều phương diện.
2- Chứng minh sự ảnh hưởng ngược trở lại của Phật giáo Việt Nam đối
với Trung Quốc hoặc cho thấy sự đồng đẳng về tiến trình Phật học thời trung đại
ở hai nước. Quan điểm này hầu hết được triển khai thông qua những khảo sát về
văn học Phật giáo, nhất là vấn đề văn bản văn học Phật giáo cổ sơ xuất hiện tại
Việt Nam. Hai sự kiện nghiên cứu lớn là việc tìm hiểu tác phẩm Lý hoặc luận của
Mâu Bác và việc đặt vấn đề Lục Tổ Huệ Năng là người Việt Nam.


20

3- Gắn kết đặc điểm của văn học Phật giáo Việt Nam thời Lý Trần với
thời đại lòch sử Lý Trần, đặc biệt là ba cuộc chiến thắng quân Nguyên Mông vào
đời nhà Trần. Đồng thời cũng nhấn mạnh tính “tùy tục”, “vui đạo tùy duyên” của
thiền học Việt Nam.
4- Đi dần từ việc xem thơ thiền như một trường hợp văn học sử đến việc

xem nó là một thể loại văn học cổ có đặc thù lòch sử; đi dần từ việc đặt thơ thiền
trong tương quan lòch sử – xã hội, tương quan thể loại văn học cổ đến việc đặt nó
trong tương quan thi pháp văn học trung đại, và hơn thế, trong tương quan mỹ học
Thiền tông nói chung.
5- Đặt thơ thiền trong mối quan hệ lớn giữa Phật giáo và văn hóa truyền
thống Việt Nam để phân tích, lý giải đặc điểm.
b) Về giới nghiên cứu thơ thiền nước ngoài
Việc nghiên cứu so sánh thơ thiền Trung Quốc và Nhật Bản được quan
tâm nhiều nhất. Đặc biệt là các cuốn sách được biên soạn bằng tiếng Anh và
trang web thiền học tiếng Anh rất được học giả thế giới quan tâm như
Phần viết về thơ thiền Triều Tiên ít hơn nhiều, và
chưa thấy biểu hiện so sánh cụ thể. Việc so sánh thơ thiền Trung Quốc với thơ
thiền Nhật Bản và thơ thiền Mỹ hiện đại được nhìn từ các luận điểm lớn sau:
+ So sánh về quan niệm bản thể
+ So sánh về phong cách thiền gia
+ So sánh về loại thơ bàn về cái chết
+ So sánh sự ảnh hưởng tông phái thiền đến văn học thiền
+ So sánh thiên nhiên trong thơ thiền
Hiện nay, theo danh sách nghiên cứu sinh Khoa Đông Nam Á học của
trường Đại học Cornell (Mỹ), chúng tôi được biết chỉ có một nghiên cứu sinh duy


21

nhất là Jason Hoài Trần đang tiến hành luận án tiến só về thơ đời Lý Trần của
Việt Nam trong đối sánh với thơ Đường Tống, Trung Quốc.
3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu
- Đối tượng, pham vi nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là thơ thiền thời Lý Trần và

Đường Tống với nội dung tìm hiểu so sánh là: vấn đề bản thể luận Phật giáo
Thiền tông (thể hiện qua hình tượng thiên nhiên) và vấn đề nhân sinh quan Phật
giáo Thiền tông (thể hiện qua hình tượng con người). Quan điểm so sánh này có
kế thừa những nghiên cứu đi trước về điểm nhìn bản thể luận và con người trong
thơ thiền; đó là khu vực nghiên cứu có triển vọng mang lại cái nhìn rộng mở hơn
đối với hai vấn đề mang tính trọng tâm của thơ thiền. Những vấn đề khác như:
nghệ thuật ngôn ngữ, văn bản, thể loại, điển cố điển tích Phật giáo…, không thuộc
nội dung nghiên cứu luận án.
- Nguồn tư liệu:
1) Thơ văn Lý Trần, tập I, NXB KHXH, Hà Nội, 1977.
2) Thơ văn Lý Trần, tập II, quyển thượng, NXB KHXH, Hà Nội, 1989.
2) Văn học đời Lý, Ngô Tất Tố, Khai Trí xuất bản, SG, 1960.
3) Văn học đời Trần, Ngô Tất Tố, Đại Nam xuất bản, SG.
4) Thơ thiền Đường Tống , Đỗ Tùng Bách, NXB Đồng Nai, 2000.
5) Thiền thi tam bách thủ, Lý Miễu, Cát Lâm văn sử liệu xuất bản, Trung
Quốc, 1995.
6) Thiền thi nhất bách thủ, Lý Miễu, Trung Hoa thư cục, Hương Cảng,
xuất bản (lần 1 vào tháng 5-1992), tái bản tháng 3 – 1996). Hai cuốn này sưu tầm
thơ thiền Trung Quốc từ đời Tùy đến đời Nguyên, hiện chưa được dòch ra tiếng
Việt.


×