Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Nghiên cứu sự thay đổi môi trường nhân văn trong quá trình phát triển các công trình thủy lợi, thủy điện tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.37 MB, 186 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***********

NGUYỄN THỊ KIM LOAN

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG NHÂN VĂN
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG

THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH 03/2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***********

NGUYỄN THỊ KIM LOAN

NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI MÔI TRƯỜNG NHÂN VĂN
TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHUYÊN NGÀNH: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 62 85 1501

LUẬN ÁN TIẾN SĨ MÔI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


1. PGS.TS.HÒANG HƯNG
2. PGS.TS LÊ MẠNH HÙNG

THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH 03/2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thị Kim Loan-NCS, đang công tác tại trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn-Đại học Quốc gia Tp.HCM, là tác giả luận án “Nghiên cứu
sự thay đổi môi trường nhân văn trong quá trình xây dựng các công trình thủy
lợi, thủy điện ở Bình phước” xin cam đoan như sau:
Luận án tiến sỹ này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS Hòang Hưng và PGS.TS Lê Mạnh Hùng cùng sự giúp đỡ của các thầy cô,
lãnh đạo cơ quan, bạn bè đồng nghiệp và các đơn vị có liên quan… Các số liệu
tổng hợp, tham khảo tài liệu là hòan tòan trung thực và được trích dẫn từ các
nguồn tài liệu đáng tin cậy đã được công bố rộng rãi. Trừ các bảng, sơ đồ có chú
thích nguồn bên dưới, các số liệu khảo sát, phân tích và các bảng, biểu đồ, sơ đồ,
hình ảnh minh họa… được thu thập trong phần kết quả nghiên cứu, cùng các đề
xuất giải pháp thực hiện và các ý tưởng đề nghị nghiên cứu tiếp theo được trình
bày trong luận án là hòan tòan trung thực và của riêng cá nhân tôi.
Tôi xin cam đoan những nội dung ghi trên là đúng sự thật và hòan tòan chịu trách
nhiệm về những nội dung này.

Tác giả

Nguyễn Thị Kim Loan


LỜI CÁM ƠN
Để hòan thành luận án này, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc đến hai

thầy hướng dẫn trực tiếp là PGS.TS Hòang Hưng và PGS.TS Lê Mạnh Hùng.
Xin chân thành cám ơn cố PGS.TS Nguyễn Văn Tài đã giúp đỡ trong quá trình
chọn đề tài và chuẩn bị đề cương nghiên cứu.
Xin chân thành cám ơn cố TS. Basil van Horen- trường đại học Queensland-Úc đã
góp ý và tạo điều kiện cho tôi trong việc tham khảo tài liệu liên quan đến đề tài.
Xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc nhà máy thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn,
Srokphumiêng đã tạo điều kiện cung cấp tài liệu và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời
gian thực hiện luận án.
Xin chân thành cám ơn TS. Phạm Thị Bích Ngân, TS. Ngô Thanh Loan, TS.Trần
Nam Dũng, PGS.TS Võ Hưng, PGS.TS. Trần Thị Kim Xuyến, PGS.TS. Nguyễn
Minh Hòa, TS. Lê Hải Thanh, TS. Đinh Công Sản đã tận tình hỗ trợ và góp ý cho
tôi rất nhiều trong thời gian hoàn thành luận án.
Xin chân thành cám ơn các bạn đồng nghiệp: ThS. Trần Anh Tiến, Phạm Thị
Quỳnh Trang, ThS.Nguyễn Anh Quân, Nguyễn Thanh Nga, Hòang Công Thảo,
Đặng Viên Ngọc Trai, Trần Chí Quốc- Khoa xã hội học trường Đại học KHXH và
Nhân văn, các sinh viên Khoa Xã hội học đã tham gia điều tra, phỏng vấn mẫu
khảo sát trong quá trình tôi thực hiện đề tài.
Xin chân thành cám ơn Ủy ban nhân dân xã Đa Kia, xã Bình Thắng, xã Long Bình
đã tạo điều kiện khảo sát, điều tra, phỏng vấn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời
gian thực hiện việc nghiên cứu.
Xin cám ơn Ban Giám hiệu trường Đại học KHXH-NV và tập thể cán bộ Phòng
CTCT-QLSV đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian
thực hiện đề tài phục vụ luận án.
Xin cám ơn các Thầy, cô, các anh chị và các bạn bè mà tôi chưa nêu tên ở đây đã
khuyến khích, động viên tôi thực hiện luận án này.
Xin chân thành cám ơn tất cả.


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ
Thực hiện tổng quan tài liệu về môi trường nhân văn, tác động của việc xây

dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, vấn đề đền bù, di dời và tái định cư… trên
thế giới và Việt Nam; trình bày những điều kiện hình thành các dự án thủy lợi, thủy
điện tỉnh Bình phước (điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội và chủ trương
chính sách của nhà nước về việc xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện tỉnh Bình
phước); khảo sát, đánh giá sự thay đổi môi trường nhân văn tỉnh Bình Phước trong
vùng dự án; phân tích các chính sách đền bù tái định cư đã áp dụng,.......Phân tích
ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại. Từ kết quả nghiên cứu thực tế, Luận án đã đề
xuất các giải pháp mang tính khả thi có thể áp dụng ngay vào thực tiễn.
Những kết quả mới của luận án :
- Lần đầu tiên những thay đổi về môi trường nhân văn khi xây dựng các công trình
thủy lợi, thủy điện được nghiên cứu sâu hơn và có hệ thống hơn theo hướng tiếp cận
đa ngành (Khoa học môi trường, Xã hội học, Địa lý học).
- Luận án đã phát hiện sự chênh lệch quá lớn giữa diện tích đất ngập thực tế với
diện tích đất ngập theo tính tóan trong nghiên cứu tiền khả thi khi hồ chứa được
hình thành. Tác giả cũng chỉ ra những lý do dẫn đến sự chênh lệch, trong đó có sự
bất hợp lý khi áp dụng công thức cơ bản tính tóan điều tiết lũ.
- Đề xuất và trình bày những giải pháp có tính định hướng trong việc nhận thức và
xử lý đúng đắn, công bằng lợi ích của cá nhân và cộng đồng, bảo đảm cuộc sống
của người dân bị thu hồi đất sau khi có dự án ít nhất là bằng hoặc hơn so với trước
khi có dự án.
- Đề xuất thay đổi quan điểm cho rằng những người tái định cư là những người bị
ảnh hưởng, tác động bởi các dự án phát triển bằng quan điểm: những người dân
vùng dự án trong đó có nguời tái định cư là những nguời tham gia đóng góp cho quá
trình phát triển và họ phải là người làm chủ, được tham gia công bằng ngay từ đầu,
trong suốt qúa trình dự án và được hưởng lợi nhiều nhất của quá trình này.


Các ứng dụng thực tiễn và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu :
- Kết quả nghiên cứu mới của luận án là những đóng góp mang tính vừa khoa học vừa
thực tiễn giúp cho việc quản lý và sử dụng tài nguyên theo định hướng phát triển bền

vững. Việc áp dụng kết quả đề xuất của đề tài không chỉ giới hạn ở tỉnh Bình Phước
mà còn áp dụng đối việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện ở những nơi
khác nhằm nâng cao hiệu quả công trình và đem đến sự ổn định nhanh chóng, cần
thiết cho người bị thu hồi đất, đặc biệt là người dân tộc thiểu số.
- Qua nghiên cứu sự thay đổi môi trường nhân văn trong quá trình xây dựng các
công trình thủy lợi, thủy điện tỉnh Bình Phước, Luận án thấy có nhiều vấn đề còn bỏ
ngỏ và đề nghị tiếp tục nghiên cứu như: thực hiện tiếp các nghiên cứu lấy số liệu để
có cơ sở điều chỉnh công thức tính tóan cho đúng, không đơn giản hóa dẫn đến sai
số lớn khi tính toán diện tích đất bị ngập khi xây dựng hồ chứa. Tiếp tục nghiên cứu
vấn đề sức khỏe của dân cư trong vùng dự án (chú ý những bệnh sán lá gan, viêm
gan, đau mắt hột…xuất hiện nhiều hơn so với trước khi có các công trình thủy lợi,
thủy điện)…. Hy vọng trong tương lai không xa sẽ có thêm nhiều nghiên cứu bổ sung và
cho ra các giải pháp hỗ trợ góp phần tăng cường các ảnh hưởng tích cực và giảm
thiểu các ảnh hưởng tiêu cực do việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện
đem đến.


SUMMARY OF THESIS
The dissertastion focuses on overall implementation of human environment works;
impacts of building irrigational and hydroelectric works; clearance, compensation
and rehousing etc. in Vietnam and in the world; presentation of condition leading to
irrigational and hydroelectric projects in Binh Phuoc Province (natural condition,
socio-economic condition and State policies about the building of irrigational and
hydroelectric works in Binh Phuoc Province); investigation and survey, evaluation
of the change of the human environment in Binh Phuoc Province in the projectimplementing area; analysis of compensation and rehousing policies which have
been applied etc., analysis of strong points and shortcomings. From investigation
outcomes from in real life, the author tried to suggest feasible solutions which can
applied.
New research outcomes of the dissertation
- For the first time, changes of human environment when irrigational and

hydroelectric works were built more thoroughly and more systematically in a
multidisciplinary-approach way (environment science, sociology, geography).
- The author discovers the big difference between real inundated land and inundated
land calculated in pre-feasibility research when water reservoirs are built. The
author also points out the reasons leading to the difference, in which there are
unreasonable factors when basic calculated formulas for flood regulations are
applied.
- By the dissertation, the author also suggests and presents orientation-based
solutions in raising the right awareness, in properly and fairly dealing with
individual as well as community benefit, and in ensuring that the life of the
inhabitants after their lands are taken when the project is introduced will be at least
equal or more comfortable than prior the project.
- In addition, the author proposes a replace in the viewpoint being those who
rehouse are those who are affected with development projects, with the viewpoint
favoring those in the project area in which there are rehoused inhabitants are those
who participate in the development process. They must be the owners with fair


contribution right at the beginning, during the project implementation process and
with the most benefit from the process.
Practical application and issues to be researched more deeply
- the new research outcomes from the dissertation are contributions in a scientific as
well as practical manner which helps the management and use of resources to
develop with sustainable development orientation. The application of the research
outcomes is not confined only to Binh Phuoc Province but also for the building of
irrigational and hydroelectric works in other places in order to enhance the
effectiveness of the works, to bring quick and necessary stability to those subject to
land takings, especially minority groups.
- Through research on the change of human environment in the process of building
irrigational and hydroelectric works, as the author discovers a lot of issues which

are still open, she suggests continuing research on 1) research for data to serve the
regulation and correction of calculating formulas; 2) not to round the number so that
there will be big odds during the process of calculating inundated land area when
water reservoirs are built; 3) the health of inhabitants in the project area (paying
close attention to liver fluke worm, hepatitis, trachoma etc. which happen more
frequently than prior to irrigational and hydroelectric works construction) etc. The
author hopes that in the near future there will be more additional research and
solutions for assistance to foster positive impacts and to reduce negative impacts
due to irrigational and hydroelectric works construction.


MỤC LỤC
*******
Trang
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................
TÓM TẮT ...............................................................................................................
MỤC LỤC..........................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG ..........................................................................................................

DANH MỤC SƠ ĐỒ ..............................................................................................
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .........................................................................................
DANH MỤC HÌNH ..............................................................................................
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................
2. Mục tiêu của luận án .................................................................................
3.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án....................................................
4. Điểm mới của luận án ...............................................................................
5. Khung phân tích .......................................................................................
6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu........................................

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG ............................................................... 11
1.1. KHÁI QUÁT VỀ MÔI TRƯỜNG NHÂN VĂN ......................................... 11
1.1.1. Khái niệm về môi trường.
1.1.2. Một số quan điểm về môi trường nhân văn.
1.2. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY
ĐIỆN ........................................................................................................................ 15
1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về tác động của việc xây
dựng đập chắn nước và hồ chứa.
1.2.2. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về vấn đề đền bù, di dời,
tái định cư trong quá trình xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện.


1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỀN BÙ, DI DỜI VÀ TÁI ĐỊNH CƯ ………29
1.3.1. Các khái niệm.
1.3.2. Những hạng mục công trình thuộc dự án thủy lợi, thủy điện gây nên việc
di dời, tái định cư và những kiểu thiệt hại do chiếm dụng đất.
CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI,
THỦY ĐIỆN TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA
CHÚNG
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH BÌNH PHƯỚC……… .............................. ...34
2.1.1. Vị trí địa lý
2.1.2. Đặc điểm địa hình
2.1.3. Đặc điểm khí hậu
2.1.4. Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC……………………38
2.2.1. Dân số
2.2.2. Cơ sở hạ tầng
2.2.3. Đặc điểm kinh tế
2.3. CHỦ TRƯƠNG CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ VIỆC XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC............ ..42

2.4. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY
ĐIỆN TỈNH BÌNH PHƯỚC ................................................................................. ..43
2.4.1. Một số đặc trưng cơ bản của các công trình thủy lợi,
thủy điện tỉnh Bình Phước…………………………………………………………..45
2.4.1.1. Thác Mơ
2.4.1.2. Cần đơn
2.4.1.3. Srokphumiêng
2.4.2. Tác động môi trường của các công trình Thác Mơ, Cần Đơn và
Srokphumiêng………………………………………………………………………51
2.4.2.1. Công trình thủy điện Thác Mơ


2.4.2.2. Công trình thủy điện Cần đơn
2.4.2.3. Công trình thủy điện Srokphumiêng
CHƯƠNG 3: NHỮNG THAY ĐỔI VỀ MÔI TRƯỜNG NHÂN VĂN TỈNH
BÌNH PHƯỚC TRONG VÙNG DỰ ÁN XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH
THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN ..................................................................................... 59
3.1. MA TRẬN TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÂN VĂN CỦA CÁC CÔNG
TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN .......................................................................... 60
3.2. NHỮNG THAY ĐỔI TÍCH CỰC ĐỐI VỚI TỈNH BÌNH PHƯỚC .... 60
3.2.1. Tăng dân số cơ học, cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển các khu
công nghiệp trong tỉnh
3.2.2. Tạo thêm cảnh quan, làm tiền đề cho du lịch phát triển
3.2.3. Góp phần cải tạo hệ thống giao thông trong vùng
3.2.4. Góp phần cải tạo hệ thống điện, nước trong vùng
3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
3.2.6. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, đạt được mục tiêu
phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh
3.3. NHỮNG THAY ĐỔI ĐỐI VỚI NHÓM BỊ THU HỒI ĐẤT PHỤC VỤ
CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN .................................................... .66

3.3.1. Những thay đổi về đời sống vật chất…………………………………71
3.3.1.1. Quyền sử dụng đất
3.3.1.2. Công việc làm
3.3.1.3. Nguồn thu nhập
3.3.1.4. Nguồn điện sử dụng
3.3.1.5. Nguồn nước sử dụng
3.3.1.6. Tài sản khác
3.3.2. Những thay đổi về đời sống tinh thần……………………………….93
3.3.2.1. Tôn giáo, tín ngưỡng
3.3.2.2. Phương tiện hỗ trợ đời sống văn hóa tinh thần
3.3.2.3. Phong tục tập quán, truyền thống văn hóa


3.3.2.4. Lựa chọn các dịch vụ y tế, giáo dục…
3.3.3. Mối quan hệ cộng đồng, công bằng xã hội …………………………98
3.3.3.1.Mối quan hệ hàng xóm
3.3.3.2.Các tổ chức xã hội
3.3.3.3. Công bằng xã hội
CHƯƠNG 4: CÁC CHÍNH SÁCH ĐỀN BÙ, TÁI ĐỊNH CƯ ÁP DỤNG TRONG
CÁC DỰ ÁN THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ CÁC ĐỊNH
HƯỚNG, GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
ĐẾN MÔI TRƯỜNG. ............................................................................................ 121
4.1. CÁC CHÍNH SÁCH ĐỀN BÙ, TÁI ĐỊNH CƯ ÁP DỤNG TRONG CÁC DỰ
ÁN THỦY LỢI, THỦY ĐIỆN TỈNH BÌNH PHƯỚC………………………….122
4.1.1. Chính sách đền bù, di dời và tái định cư bắt buộc trước năm 1993
4.1.2. Chính sách đền bù, di dời và tái định cư bắt buộc từ năm 1993 đến nay
4.1.3. Những bất cập về chính sách trong quá trình thực hiện đền bù,
tái định cư
4.2. GIẢM THIỂU NHỮNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG
NHÂN VĂN: CÁC ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP………………………….138

4.2.1. Cơ chế chính sách ...............................................................................
4.2.2.Tổ chức quản lý ...................................................................................
4.2.3.Công tác chỉ đạo và thực hiện ..............................................................
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 149
KẾT LUẬN .............................................................................................................
KIẾN NGHỊ ..........................................................................................................
ĐỀ XUẤT CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CÓ LIÊN QUAN .....................
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................
PHẦN PHỤ LỤC ...................................................................................................


DANH MỤC BẢNG
SỐ
1

TÊN BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Các yếu tố chính được quan tâm khi nghiên cứu sự

TRANG
15

thay đổi môi trường nhân văn
2

Bảng 1.2. Thống kê một số trạm thủy điện ở Việt Nam

20

3


Bảng 1.3. Hạng mục công trình thủy lợi-thủy điện và lọai tác

31

động tái định cư
4

Bảng 1.4 Những kiểu thiệt hại do chiếm dụng đất

32

5

Bảng 2.1. Dân số trung bình tỉnh Bình Phước năm 2007

38

6

Bảng 2.2. Dân số trung bình tỉnh Bình Phước năm 2007 phân

39

chia theo dân tộc
7

Bảng 2.3. Tổng hợp số liệu dân cư, đất đai tỉnh Bình Phước bị

51


ảnh hưởng bởi các công trình thủy lợi, thủy điện
8

Bảng 2.4. Một số đặc trưng cơ bản của vùng bị ngập thủy điện

52

Thác Mơ
9

Bảng 2.5.Thiệt hại sản phẩm nông nghiệp lòng hồ Thác Mơ

53

10

Bảng 2.6. Tổn thất về xây dựng cơ bản

54

11

Bảng 2.7. Thống kê lọai đất và diện tích bị ngập trong lòng hồ

55

Cần đơn
12

Bảng 2.8. Một số đặc trưng cơ bản vùng bị ngập công trình thủy


55

điện Cần Đơn
13

Bảng 2.9. Thiệt hại sản phẩm nông nghiệp lòng hồ Cần đơn

56

14

Bảng 2.10. Thiệt hại khi xây dựng hồ Cần Đơn

56

15

Bảng 2.11. Thống kê diện tích đất các lọai bị ngập chìm trong

57

khu vực lòng hồ
16

Bảng 2.12. Thống kê các hộ gia đình nằm trong vùng chịu ảnh

57

hưởng và thiệt hại về tài sản

17

Bảng 3.1. Bảng ma trận tác động môi trường nhân văn của công

60

trình thủy lợi, thủy điện
18

Bảng 3.2. Một số số liệu kinh tế xã hội tỉnh Bình Phước từ

65


năm 2000 đến 2007

19

Bảng 3.3. Thành phần người được phỏng vấn trong gia đình

67

20

Bảng 3.4. Giới tính người trả lời bảng hỏi

67

21


Bảng 3.5. Trình độ học vấn của người trả lời bảng hỏi

68

22

Bảng 3.6. Thành phần dân tộc của người trả lời bảng hỏi

69

23

Bảng 3.7. Thành phần tôn giáo của người trả lời bảng hỏi

69

24

Bảng 3.8. Quy mô hộ gia đình

70

25

Bảng 3.9. Kết quả khảo sát tình hình thu hồi đất

71

26


Bảng 3.10. Thống kê số đợt đền bù đã thực hiện và tổng diện

73

tích đất đã đền bù khi xây dựng công trình thủy điện Cần Đơn
27

Bảng 3.11. Thống kê số đợt đền bù đã thực hiện và tổng diện

74

tích đất đã đền bù khi xây dựng công trình thủy điện
Srokphumiêng
28

Bảng 3.12. Công việc làm của chủ hộ bị thu hồi đất được phỏng

80

vấn
29

Bảng 3.13. Công việc làm của vợ hoặc chồng chủ hộ bị thu hồi

81

đất được phỏng vấn
30

Bảng 3.14. Nguồn thu nhập chính trước khi bị thu hồi đất


83

31

Bảng 3.15. Nguồn thu nhập chính sau khi bị thu hồi đất

84

32

Bảng 3.16. So sánh mức thu nhập trước và sau khi thu hồi đất

85

33

Bảng 3.17. Nguồn điện sử dụng

88

34

Bảng 3.18. So sánh tài sản mà người dân có trước đây và hiện

91

nay
35


Bảng 3.19. Phân lọai nhà ở trước đây

91

36

Bảng 3.20. So sánh phương tiện hỗ trợ đời sống văn hóa tinh

95

thần hiện nay so với trước đây
37

Bảng 3.21. Lựa chọn dịch vụ chữa bệnh khi đau ốm

98

38

Bảng 3.22. Nơi cư trú hiện nay so với trước kia

99

39

Bảng 3.23. Ý kiến so sánh về mối quan hệ hàng xóm hiện nay

100



sovới trước đây
40

Bảng 3.24. Tham gia các tổ chức xã hội

104

41

Bảng 3.25. Hình thức đền bù

106

42

Bảng 3.26. Ý kiến về vấn đề đền bù

107

43

Bảng 3.27. Tình hình khiếu kiện

109

44

Bảng 3.28. Ý kiến về thủ tục giấy tờ để nhận tiền đền bù

110


45

Bảng 3.29. Ý kiến về cách làm việc của nhân viên kiểm kê, đền

112


46

Bảng 3.30. Ý kiến về thời gian nhận đền bù

114

47

Bảng 3.31. Ý kiến về nơi bố trí tái định cư

115

48

Bảng 3.32. Những hỗ trợ mà các hộ bị thu hồi đất được nhận

118

49

Bảng 4.1. các văn bản quy định về đất đai và đền bù tái định cư


121

áp dụng trong các dự án thủy lợi, thủy điện tỉnh Bình Phước


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
SỐ

TÊN BIỂU ĐỒ

TRANG

1

Biểu đồ 3.1. Trình độ văn hóa

68

2

Biểu đồ 3.2. Thành phần tôn giáo

70

3

Biểu đồ 3.3. Công việc của chủ hộ bị thu hồi đất được

81


phỏng vấn
4

Biểu đồ 3.4. Mức thu nhập trước và sau khi thu hồi đất

85

5

Biểu đồ 3.5. Nguồn điện sử dụng

89

6

Biểu đồ 3.6. Phương tiện hỗ trợ văn hóa tinh thần so với

95

trước
9

Biểu đồ 3.7. Nơi khám chữa bệnh

98

7

Biểu đồ 3.8. Sự thay đổi nơi cư trú


99

8

Biểu đồ 3.9. Mối quan hệ hàng xóm

101

9

Biểu đồ 3.10. Hình thức nhận đền bù

106

10

Biểu đồ 3.11. Ý kiến đánh giá về thủ tục khi nhận đền bù

111

11

Biểu đồ 3.12. Mức độ đánh giá về cách làm việc của nhân

112

viên
12

Biểu đồ 3.13. Mức độ hài lòng về thời gian nhận đền bù


114


DANH MỤC HÌNH
SỐ

TÊN HÌNH ẢNH

TRANG

1

Hình2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Phước

35

2

Hình 2.2. Sơ đồ khai thác bậc thang trên sông Bé- tỉnh Bình

44

Phước
3

Hình 2.3. Nhà máy thủy điện Thác Mơ

45


4

Hình 2.4. Hồ chứa nước Thác Mơ

46

5

Hình 2.5. Tòan cảnh thủy điện Thác Mơ

47

6

Hình 2.6. Thủy điện Cần Đơn

48

7

Hình 2.7. Lễ chặn dòng thủy điện Cần Đơn

49

8

Hình 2.8. Một góc nhà máy thủy điện Srokphumiêng

50


9

Hình 3.1. Hồ Thác Mơ

61

10

Hình 3.2. Núi Bà Rá và hồ Thác Mơ

62

11

Hình 3.3. Đường phố Đồng Xòai ngày nay

64

12

Hình 3.4. Phương pháp giản đơn dùng để tính tuổi thọ công trình

75

và độ dài nước dâng
13

Hình 3.5. Quá trình bồi lắng trong hồ chứa

77


14

Hình 3.6. Xác định đường mặt nước trong hồ chứa

78

15

Hình 3.7. Nhà sàn của người Stiêng

96

16

Hình 3.8. Một gia đình người Stiêng

97


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Các công trình thủy lợi, thủy điện được xây dựng ngày càng nhiều trên khắp cả
nước mang lại nguồn lợi lớn góp phần cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Một công trình thủy lợi, thủy điện bao gồm hệ thống các hạng mục: đập, hồ chứa,
kênh dẫn, nhà máy, hệ thống truyền tải… Trong các hạng mục này, hồ chứa là hạng
mục quan trọng, giữ vai trò chủ đạo của hệ thống. Hồ chứa mang lại nhiều lợi ích
kinh tế bằng các hình thức khai thác khác nhau như: sản xuất điện năng, cấp nước

sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông thủy,
tạo cảnh quan du lịch, giảm nhẹ thiên tai do lũ lụt, hạn hán gây ra…
Tuy nhiên, việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện cho đến nay đã làm
thay đổi môi trường nhân văn trong vùng dự án. Thành phần và tính chất của môi
trường nhân văn có nhiều thay đổi với sự xuất hiện của hệ thống tự nhiên (có dấu ấn
của con người) và các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật do con người tạo ra. Cuộc sống
của con người (chủ thể của môi trường nhân văn) cũng vì thế mà không thể như cũ.
Việc xây dựng các hạng mục của công trình thủy lợi, thủy điện đã buộc một bộ phận
dân cư phải rời bỏ nơi đang sinh sống để đến nơi ở mới. Những người bị thu hồi đất
có khả năng phải thay đổi việc làm, nghề nghiệp, nếp sống, sinh họat bình thường,
phải đối mặt với những khó khăn về vật chất cũng như tinh thần để từng bước thích
nghi với cuộc sống mới.
Trên thế giới, các công trình thủy lợi, thủy điện xuất hiện khắp nơi, vì vậy việc
nghiên cứu những thay đổi về môi trường nhân văn cũng diễn ra ở nhiều quốc gia
khác nhau với nhiều mức độ quan tâm khác nhau. Tại các nước phát triển, vấn đề di
dân, tái định cư bắt buộc do sự xuất hiện của hồ chứa được nghiên cứu kỹ lưỡng.


2

Chính vì vậy, những thiệt hại do tái định cư, kế họach tái định cư, chương trình khôi
phục thu nhập… được ghi nhận hết sức cụ thể trong nhiều tài liệu.
Ở Việt Nam, các công trình thủy lợi, thủy điện được xây dựng ngày càng nhiều
và trải dài từ Bắc đến Nam, nhưng việc đánh giá những ảnh hưởng của các công trình
chưa đầy đủ. Đặc biệt những thay đổi về đời sống vật chất, tinh thần… của những
người bị thu hồi đất được quan tâm khảo sát song vẫn chưa lường hết hậu quả của nó
trong quá trình triển khai thực hiện. Các chính sách về đền bù, tái định cư của các dự
án thủy lợi, thủy điện chưa đầy đủ, rõ ràng, dẫn đến những bất cập khi thực hiện, ảnh
hưởng đến đời sống của người dân sau tái định cư.
So với nhiều tỉnh thành khác, Bình Phước là tỉnh có nhiều công trình thủy lợi,

thủy điện nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ năm 1990 đến nay, tại
tỉnh này, hàng loạt các công trình như Thác Mơ, Cần Đơn, Srokphumiêng, Phước Hòa
đã được xây dựng. Các công trình này đã đem lại những lợi ích kinh tế xã hội to lớn,
nhưng bên cạnh đó cũng kéo theo nhiều tác động tiêu cực. Vì thế việc lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu sự thay đổi môi trường nhân văn trong quá trình xây dựng các công
trình thủy lợi, thủy điện tỉnh Bình phước” chính là nhằm hướng đến việc xem xét
những thay đổi môi trường nhân văn một cách hệ thống tại ba công trình : Thác Mơ,
Cần Đơn, Srokphumiêng trên cùng một dòng sông trong một hệ thống chính sách của
nhà nước luôn được sửa đổi bổ sung. Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng
cao lợi ích kinh tế và xã hội của dự án, đồng thời giúp những người bị ảnh hưởng mau
chóng ổn định cuộc sống.
Trong phạm vi luận án, những nghiên cứu của đề tài đứng trên quan điểm chủ
nghĩa duy vật lịch sử, xem xét những thay đổi môi trường nhân văn thông qua họat
động thực tiễn của con người.
Hy vọng kết quả đề tài sẽ chuyển tải được những vấn đề về lý luận và thực
tiễn, vận dụng được những kiến thức về mặt lý thuyết và kinh nghiệm của các dự án


3

trên thế giới vào hoàn cảnh nghiên cứu cụ thể ở Việt Nam. Từ đó đưa ra các giải pháp
khả thi nhằm tăng cường các ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu
cực do việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện đem đến.
2. Mục tiêu của luận án
- Xác định được những thay đổi môi trường nhân văn trong quá trình xây dựng các
công trình thủy lợi, thủy điện tại tỉnh Bình Phước.
- Đề xuất được các nhóm giải pháp về kinh tế, kỹ thuật và chính sách tạo điều kiện
cho những người sống trong vùng dự án, bị ảnh hưởng bởi các công trình thủy lợi,
thủy điện nhanh chóng ổn định cuộc sống, bảo đảm sự công bằng về lợi ích và điều
kiện sống giữa cá nhân và cộng đồng theo quan điểm phát triển bền vững…

3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
3.1.Ý nghĩa lý luận
- Luận án làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các yếu tố khác nhau trong môi trường nhân
văn thông qua họat động của con người đồng thời khẳng định rằng sự thay đổi môi
trường nhân văn chịu sự tác động của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan.
- Là tài liệu tham khảo cho môn học: “Hành vi con người và môi trường xã hội” trong
các trường Đại học.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Thông qua việc phân tích các chính sách tái định cư và ảnh hưởng của nó đến đời
sống của cộng đồng sau tái định cư, luận án cung cấp một góc nhìn xã hội học về
chính sách tái định cư đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số.
- Đề xuất một số đóng góp cho các nhà quản lý, các nhà họach định chính sách xây
dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, ban hành các chính sách phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả của các công trình.


4

- Ứng dụng vào quá trình thực hiện việc đền bù, di dời và tái định cư, nhằm đem đến
sự ổn định nhanh chóng và cần thiết cho người bị thu hồi đất.
4. Những điểm mới của luận án
- Lần đầu tiên những thay đổi về môi trường nhân văn khi xây dựng các công trình
thủy lợi, thủy điện được nghiên cứu sâu hơn và có hệ thống hơn theo hướng tiếp cận
đa ngành (Khoa học môi trường, Xã hội học, Địa lý học).
- Luận án đã phát hiện sự chênh lệch quá lớn giữa diện tích đất ngập thực tế với diện
tích đất ngập theo tính tóan trong nghiên cứu tiền khả thi khi hồ chứa được hình
thành. Tác giả cũng chỉ ra những lý do dẫn đến sự chênh lệch, trong đó có sự bất hợp
lý khi áp dụng công thức cơ bản tính tóan điều tiết lũ.
- Đề xuất và trình bày những giải pháp có tính định hướng trong việc nhận thức và
xử lý đúng đắn, công bằng lợi ích của cá nhân và cộng đồng, bảo đảm cuộc sống của

người dân bị thu hồi đất sau khi có dự án ít nhất là bằng hoặc hơn so với trước khi có
dự án.
- Đề xuất thay đổi quan điểm cho rằng những người tái định cư là những người bị ảnh
hưởng, tác động bởi các dự án phát triển bằng quan điểm: những người dân vùng dự
án trong đó có nguời tái định cư là những nguời tham gia đóng góp cho quá trình phát
triển và họ phải là người làm chủ, được tham gia công bằng ngay từ đầu, trong suốt
qúa trình dự án và được hưởng lợi nhiều nhất của quá trình này.
5. Khung phân tích


5
Chủ trương, Chính sách của
nhà nước về việc xây dựng các
công trình thủy lợi, thủy điện

Điều kiện tự nhiên

Điều kiện kinh tế xã hội

Quá trình phát triển các công trình thủy lợi,
thủy điện tỉnh Bình phước

Sự thay đổi môi trường nhân văn tại khu vực
xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện
tỉnh Bình phước

Hệ thống tự nhiên (có dấu ấn
của con người)

-Mục đích sử dụng đất (Đất

nông nghiệp, đất rừng…)
-Sự xuất hiện các hồ chứa
- Cảnh quan

Con người

Đời sống
vật chất

Đời sống tinh
thần

Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
do con người tạo ra

- Các mối quan hệ
-Tính công bằng,
bình đẳng…

-Hệ thống đường
giao thông, điện,
nước…

- Luật đất đai
- Các văn bản qui định về đền bù, thu hồi đất ( Nghị định 22/CP. Nghị định 197/CP…)


6

6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu
- Sự thay đổi môi trường nhân văn trong quá trình xây dựng các công trình thủy lợi,
thủy điện tỉnh Bình Phước.
- Sự tái định cư của những người bị thu hồi đất trong quá trình xây dựng các công
trình thủy lợi, thủy điện tỉnh Bình Phước.
- Sự tác động của các chính sách kinh tế xã hội đến đời sống người dân tại khu vực có
công trình thủy lợi, thủy điện ở Bình Phước.
Phạm vi nghiên cứu
Môi trường nhân văn tỉnh Bình Phước tại khu vực xây dựng các công trình thủy lợi,
thủy điện gồm Thác Mơ, Cần Đơn và Srokphumiêng.
Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu trực tiếp là 3 năm, từ 2004 đến 2007
Giả thuyết nghiên cứu:
Việc xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện sẽ tác động đến môi trường nhân văn
tại vùng dự án theo 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực. Tác động này khác nhau đối
với hai nhóm người kinh và người dân tộc thiểu số. Chính sách tác động mạnh mẽ đến
những thay đổi về môi trường nhân văn trong vùng dự án.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cơ sở phương pháp luận
Nghiên cứu sự thay đổi môi trường nhân văn trong quá trình xây dựng các công trình
thủy lợi, thủy điện tỉnh Bình Phước được đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế, xã hội
chung của đất nước từ năm 1990 đến nay. Đây là thời kỳ đổi mới, thời kỳ mà cả nước


7

nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng chuyển sang nền kinh tế thị trường, dưới sự
quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Quá trình xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện cũng có nghĩa là thu hẹp một
phần diện tích đất nông nghiệp để làm hồ chứa và những hạng mục khác của nhà máy.

Điều này dẫn đến đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người dân bị thu
hồi đất có nhiều thay đổi. Vấn đề cần giải quyết là phải làm sao để những chuyển
biến, thay đổi này, mang tính tích cực bền vững, bảo đảm xã hội ổn định và phát triển.
Vì vậy, phương pháp luận chủ yếu của đề tài dựa trên quan điểm chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, xem xét sự thay đổi môi trường nhân văn
thông qua họat động thực tiễn của con người.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nghiên cứu, xử lý lại và phân tích các tài
liệu có sẵn liên quan đến đề tài. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn chính sau:
* Một số báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu thực nghiệm trong quá
trình xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện tỉnh Bình Phước của các Ban quản lý
dự án và của các Sở tài nguyên môi trường tỉnh Bình Phước, Bình Dương.
*Báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Phước.
*Số liệu thống kê 15 năm xây dựng và phát triển tỉnh Bình Phước.
*Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước qua các năm.
* Sách báo và các phương tiện truyền thông khác
* Phương pháp điều tra xã hội học chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng bằng
bảng hỏi kết hợp với một số công cụ thu thập thông tin định tính (quan sát, phỏng vấn
sâu, thảo luận nhóm).


8

Đây là phần tự nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Phiếu điều tra, phỏng vấn được thu
thập tại xã Đa Kia, xã Long Bình, xã Bình Thắng trong 2 cuộc điều tra khảo sát năm
2004 và 2007.
Phiếu phỏng vấn:
Bảng hỏi sử dụng để khảo sát các hộ bị ảnh hưởng được thiết kế gồm 31 câu (đính
kèm trong phần phụ lục). Trong bảng hỏi, các biến số định tính và định lượng chủ yếu
sau đã được sử dụng để khảo sát và phân tích:

- Công việc trước và sau khi nhận đền bù.
- Nguồn và mức thu nhập trước và sau khi bị ảnh hưởng, nhận đền bù.
- Cơ hội tiếp cận với các dịch vu xã hội: điện, nước, y tế, giáo dục, tín dụng trước và
sau khi bị ảnh hưởng, nhận đền bù.
- Phương thức kiếm sống, kế sinh nhai trước và sau khi bị ảnh hưởng, nhận đền bù.
- Những thay đổi về các mối quan hệ: hàng xóm, tổ chức xã hội tại địa phương,
phương tiện giải trí, sự hiểu biết về pháp luật...
- Sự thay đổi về các chính sách liên quan đến vấn đề đất đai, đền bù… của nhà nước
và tác động của chúng đến người dân bị ảnh hưởng.
Phương pháp chọn mẫu:
Xác định số lượng mẫu: Để xác định số lượng mẫu khảo sát, tác giả sử dụng công
thức tính là:
n = ( Nt2x0.25) / (Nє 2 +t2*0.25)
N: Kích thước của tổng thể
n: dung lượng mẫu
t: hệ số tin cậy
Є: Phạm vi sai số chọn mẫu


×