Tải bản đầy đủ (.pdf) (194 trang)

Quản lý tổng hợp lưu vực sông bé trên cơ sở cân bằng tài nguyên nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.83 MB, 194 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*********
Ù

Nguyễn Thị Phương

QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SƠNG BÉ
TRÊN CƠ SỞ CÂN BẰNG TÀI NGUN NƯỚC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUN MƠI TRƯỜNG

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Ù

Nguyễn Thị Phương

QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SƠNG BÉ
TRÊN CƠ SỞ CÂN BẰNG TÀI NGUN NƯỚC

CHUN NGÀNH: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUN MƠI TRƯỜNG
Mã số: 62.85.15.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUN MƠI TRƯỜNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Hồng Hưng



TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2010


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện trong khóa 2 ngành Sử dụng và
tái tạo tài nguyên thiên nhiên tại trường Đại học Xã Hội và Nhân văn
thành phố Hồ Chí Minh. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ chân thành và nhiệt tình
của các Thầy Cô, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến các Thầy Cô, bạn bè và đồng
nghiệp. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn PGS.
TS Hòang Hưng, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi tận tình để thực
hiện luận văn này. Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô
trong Khoa Địa lý Trường Đại học Xã hội và Nhân văn, Ban Lãnh đạo
và các anh em đồng nghiệp Viện Khoa Học Khí Tượng Thủy văn và
Môi trường, Phân Viện Khí Tượng Thủy văn và Môi trường Phía Nam
đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong thời gian hoàn thành
luận án.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Phương

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................................. ii
DANH SÁCH HÌNH ............................................................................................................... viv

DANH SÁCH BẢNG.............................................................................................................. viv
MỞ ĐẦU viiivii
TỔNG QUAN VẾ LUẬN ÁN ................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của luận án ................................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2
3.Mục đích nghiên cứu ........................................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án ................................................................................. 2
4.1. Phương pháp luận ...................................................................................................... 2
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ................................................................................ 3
4.3. Cách tiếp cận ............................................................................................................. 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ......................................................................... 4
5.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................................... 4
5.2. Ý nghĩa thực tế .......................................................................................................... 5
6. Những đóng góp mới của luận án ....................................................................................... 5
7. Cấu trúc của luận án ........................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG .......................... 7
1.1. Tài nguyên nước ở Việt Nam .......................................................................................... 7
1.2. Các quan điểm về quản lý tài nguyên nước trong các giai đoạn ..................................... 9
1.2.1. Quản lý tài nguyên nước......................................................................................... 9
1.2.2. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước ......................................................................... 9
1.2.3. Quản lý tổng hợp lưu vực sông ............................................................................ 11
1.3. Mục tiêu của việc quản lý tổng hợp lưu vực ................................................................. 12
1.3.1. Bền vững về kinh tế .............................................................................................. 13
1.3.2. Bền vững về xã hội ............................................................................................... 13
1.3.3. Bền vững về môi trường và sinh thái ................................................................... 13
1.4. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước .............................................................................. 14
1.4.1. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước trên thế giới ................................................. 14
1.4.2. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam ................................................ 15
1.4.3. Sự cần thiết quản lý tổng hợp lưu vực tại Việt Nam ............................................ 18
1.4.4. Các tiếp cận cần quan tâm về quản lý tổng hợp lưu vực tại Việt Nam ................ 22

1.4.5. Các mô hình toán thường dùng trong quản lý tổng hợp lưu vực .......................... 28
1.5. Kết luận chương Tổng quan về quản lý tổng hợp lưu vực sông .................................... 31
CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG BÉ ....................... 33
2.1. Đặc điểm lưu vực sông Bé............................................................................................. 33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................. 33
2.1.2. Đặc điểm tài nguyên nước lưu vực sông Bé ......................................................... 42
2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội lưu vực sông Bé............................................................. 50
2.2. Sự cần thiết quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé ............................................................. 56
2.2.1. Vai trò của lưu vực sông Bé ................................................................................. 56
2.2.2. Hiện trạng quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé ...................................................... 57
2.2.3. Sự phân bố không đồng đều của dòng chảy trong sông ....................................... 57
2.2.4. Quy hoạch và sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Bé .................................... 58
2.3. Mô hình áp dụng cho quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé .............................................. 59
2.3.1. Giới thiệu mô hình GAMS ................................................................................... 59
2.3.2. Giới thiệu mô hình MIKE BASIN ....................................................................... 66
2.3.3. Giới thiệu mô hình CROPWAT ........................................................................... 70

ii


2.3.4. Giới thiệu mô hình NAM ..................................................................................... 71
2.4. Cơ sở khoa học để ứng dụng mô hình cho lưu vực sông Bé ......................................... 71
2.4.1. Phân vùng cân b ng nước trên lưu vực sông Bé .................................................. 71
2.4.2. Sơ đồ hóa mạng lưới tính của sông Bé ................................................................. 73
2.4.3. Nguyên tắc phân bổ nguồn nước trên sông Bé ..................................................... 74
2.4.4. Cơ sở xác định nhu cầu nước trên lưu vực sông Bé ............................................. 74
2.4.5. Kiểm chứng mô hình ............................................................................................ 75
2.5. Ứng dụng các mô hình cho lưu vực sông Bé................................................................. 78
2.5.1. Các kịch bản mô hình GAMS .............................................................................. 78
2.5.2. Các kịch bản mô hình MIKE BASIN ................................................................... 78

2.6. Kết luận chương Nghiên cứu quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé ................................. 80
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP
LƯU VỰC SÔNG BÉ .............................................................................................................. 82
3.1. Các kết quả của mô hình GAMS_MIKE BASIN cho lưu vực sông Bé ........................ 82
3.1.1. Kết quả của mô hình GAMS ................................................................................ 82
3.1.2. Kết quả mô hình MIKE BASIN ......................................................................... 106
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé .......................................... 119
3.2.1. Biện pháp công trình .......................................................................................... 119
3.2.2. Biện pháp phi công trình .................................................................................... 121
3.2.3. Xây dựng “Tổ chức quản lý lưu vực sông Bé” .................................................. 128
KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 134
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ............................................................. 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 138
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 142
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................................. ii
DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................................ iv
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................................................ v
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ vii
TỔNG QUAN VẾ LUẬN ÁN .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của luận án ............................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 2
3.Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án ............................................................................ 2
4.1. Phương pháp luận ................................................................................................... 2
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................................. 3
4.3. Cách tiếp cận ............................................................................................................ 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án .................................................................... 4
5.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................... 4
5.2. Ý nghĩa thực tế ......................................................................................................... 5

6. Những đóng góp mới của luận án ................................................................................... 5
7. Cấu trúc của luận án ........................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG ..................... 7
1.1. Tài nguyên nước ở Việt Nam ........................................................................................ 7
1.2. Các quan điểm về quản lý tài nguyên nước trong các giai đoạn ............................... 9
1.2.1. Quản lý tài nguyên nước ...................................................................................... 9
1.2.2. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước ...................................................................... 9
1.2.3. Quản lý tổng hợp lưu vực sông .......................................................................... 11
1.3. Mục tiêu của việc quản lý tổng hợp lưu vực ............................................................. 12
1.3.1. Bền vững về kinh tế ............................................................................................ 13
1.3.2. Bền vững về xã hội .............................................................................................. 13
1.3.3. Bền vững về môi trường và sinh thái ................................................................ 13

iii


1.4. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước .......................................................................... 14
1.4.1. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước trên thế giới ........................................... 14
1.4.2. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam........................................... 15
1.4.3. Sự cần thiết quản lý tổng hợp lưu vực tại Việt Nam ....................................... 18
1.4.4. Các tiếp cận cần quan tâm về quản lý tổng hợp lưu vực tại Việt Nam ......... 22
1.4.5. Các mô hình toán thường dùng trong quản lý tổng hợp lưu vực .................. 28
1.5. Kết luận chương Tổng quan về quản lý tổng hợp lưu vực sông.............................. 31
CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG BÉ.................. 33
2.1. Đặc điểm lưu vực sông Bé ........................................................................................... 33
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................... 33
2.1.2. Đặc điểm tài nguyên nước lưu vực sông Bé ..................................................... 42
2.1.3. Đặc điểm kinh tế xã hội lưu vực sông Bé .......................................................... 50
2.2. Sự cần thiết quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé ......................................................... 56
2.2.1. Vai trò của lưu vực sông Bé ............................................................................... 56

2.2.2. Hiện trạng quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé ................................................. 57
2.2.3. Sự phân bố không đồng đều của dòng chảy trong sông .................................. 57
2.2.4. Quy hoạch và sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Bé ............................... 58
2.3. Mô hình áp dụng cho quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé ......................................... 59
2.3.1. Giới thiệu mô hình GAMS ................................................................................. 59
2.3.2. Giới thiệu mô hình MIKE BASIN .................................................................... 66
2.3.3. Giới thiệu mô hình CROPWAT ........................................................................ 70
2.3.4. Giới thiệu mô hình NAM ................................................................................... 71
2.4. Cơ sở khoa học để ứng dụng mô hình cho lưu vực sông Bé .................................... 71
2.4.1. Phân vùng cân b ng nước trên lưu vực sông Bé.............................................. 71
2.4.2. Sơ đồ hóa mạng lưới tính của sông Bé .............................................................. 73
2.4.3. Nguyên tắc phân bổ nguồn nước trên sông Bé ................................................ 74
2.4.4. Cơ sở xác định nhu cầu nước trên lưu vực sông Bé ........................................ 74
2.4.5. Kiểm chứng mô hình .......................................................................................... 75
2.5. Ứng dụng các mô hình cho lưu vực sông Bé ............................................................. 78
2.5.1. Các kịch bản mô hình GAMS............................................................................ 78
2.5.2. Các kịch bản mô hình MIKE BASIN ............................................................... 78
2.6. Kết luận chương Nghiên cứu quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé ............................ 80
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TỔNG
HỢP LƯU VỰC SÔNG BÉ ................................................................................................... 82
3.1. Các kết quả của mô hình GAMS_MIKE BASIN cho lưu vực sông Bé .................. 82
3.1.1. Kết quả của mô hình GAMS ............................................................................. 82
3.1.2. Kết quả mô hình MIKE BASIN ...................................................................... 106
3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé ..................................... 119
3.2.1. Biện pháp công trình ........................................................................................ 119
3.2.2. Biện pháp phi công trình ................................................................................. 121
3.2.3. Xây dựng “Tổ chức quản lý lưu vực sông Bé” ............................................... 128
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 137
Formatted: Line spacing: single


iv


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1. Mức đảm bảo lượng nước cho một người trong năm ................................................. 8
Hình 1.2. Mối liên kết trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước .............................................. 10
Hình 1.3. Mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông. .................................................................. 12
Hình 1.4. Minh họa quá trình phát triển quản lý tài nguyên nước ........................................... 12
Hình 2.1. Bản đồ lưu vực sông Bé ........................................................................................... 34
Hình 2.2. Phân bố lượng mưa năm trên lưu vực sông Bé ........................................................ 39
Hình 2.3. Phân bố số ngày mưa trên lưu vực sông Bé ............................................................. 39
Hình 2.4. Phân bố lượng mưa trong hai mùa mưa và mùa khô ................................................ 40
Hình 2.5. Phân phối lượng dòng chảy theo mùa tại trạm Phước Hòa ...................................... 43
Hình 2.6. Sơ đồ bậc thang các công trình lớn dọc sông Bé ...................................................... 44
Hình 2.7. Phân loại đất và các loại cây trồng lâu năm trên lưu vực ......................................... 53
Hình 2.8. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất trên lưu vực sông Bé................................................ 55
Hình 2.9. Sơ đồ mô hình kinh tế – thủy văn GAMS ................................................................ 62
Hình 2.10. Sơ đồ mô hình MIKE BASIN ................................................................................ 68
Hình 2.11. Sơ đồ minh họa bộ mô hình phục vụ quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé............... 70
Hình 2.12. Phân vùng tính toán cân b ng nước lưu vực sông Bé trên giao diện mô hình
MIKE BASIN ................................................................................................... 73
Hình 2.13. Sơ đồ minh họa vị trí dùng nước trên lưu vực sông Bé .......................................... 73
Hình 2.14. Lưu lượng thực đo và tính toán tại trạm Phước Long (1980- 1994) ...................... 77
Hình 2.15. Lưu lượng tính toán và thực đo tại trạm Phước Hòa ( 1990- 1994) ....................... 77
Hình 2.16. Lưu lượng tháng tính toán và thực đo tại trạm Phước Hòa .................................... 77
Hình 3.1. Sơ đồ khu dân cư trên lưu vực .................................................................................. 84
Hình 3.2. Lượng nước cần dùng cho các khu dân cư ............................................................... 86
Hình 3.3. Lợi nhuận từ việc cung cấp nước cho sinh hoạt ....................................................... 88
Hình 3.4. Sơ đồ khu cụm công nghiệp trên lưu vực ................................................................. 91

Hình 3.5. Nhu cầu nước dùng cho công nghiệp trong giai đoạn 2010 và 2020 ....................... 92
Hình 3.6. Lượng nước cần để tưới từng vùng trong các giai đoạn ........................................... 97
Hình 3.7. Lợi nhuận từ điện năng trên toàn lưu vực .............................................................. 102
Hình 3.8. Dòng chảy tháng nhỏ nhất tại Phước Hòa trước và sau khi có công trình (theo tính
toán mô hình Mike Basin)............................................................................... 107
Hình 3.9. Dòng chảy tại cửa sông Bé theo mô hình MIKE BASIN ....................................... 108
Hình 3.10. Dòng chảy nhỏ nhất tháng tại trạm Phước Hòa trong các giai đoạn .................... 113
Hình 3.11. Dòng chảy tại cửa sông Bé trong các giai đoạn ................................................... 114
Hình 3.12. Sơ đồ Ủy Ban quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé ................................................ 132

Formatted: Space After: 0 pt, Line spacing:
Multiple 1.4 li

v


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Lượng mưa tại một số nơi trên lưu vực sông Bé ..................................................... 38
Bảng 2.2. Lượng mưa ngày lớn nhất trên lưu vực.................................................................... 38
Bảng 2.3. Lượng bốc hơi của một số nơi trên lưu vực (ống Piche) ......................................... 41
Bảng 2.4. Lượng bốc hơi gia tăng tại hồ Thác Mơ, Cần Đơn, Srock Phu Miêng .................... 41
Bảng 2.5. Phân phối dòng chảy theo mùa tại Phước Hòa ........................................................ 43
Bảng 2.6. Moduyn dòng chảy năm và mùa tại Phước Hòa sau khi có công trình.................... 43
Bảng 2.7. Một số đặc trưng của lưu vực sông Bé..................................................................... 44
Bảng 2.8. Các bậc thang khai thác trên sông Bé ...................................................................... 45
Bảng 2.9. Dao động các yếu tố chất lượng nước trên sông Bé (1997-2006)............................ 47
Bảng 2.10. Các tiểu lưu vực trên lưu vực sông Bé ................................................................. 74
Bảng 2.11. Bộ thông số của mô hình NAM tại trạm thủy văn Phước Hòa ............................. 76
Bảng 2.12. Các khu sử dụng nước trên lưu vực ....................................................................... 78
Bảng 2.13. Các hệ số phân phối và tổn thất trên lưu vực ......................................................... 78

Bảng 2.14. Mức thay đổi nhiệt độ(oC) và lượng mưa mùa (%) so với thời kỳ 1980-1999 ở
Nam Bộ theo các kịch bản phát thải ................................................................. 79
Bảng 2.15. Mức thay đổi lượng mưa tháng (%) ở Nam Bộ so với thời kỳ 1980-1999 theo các
kịch bản phát thải .............................................................................................. 80
Bảng 3.1. Tỉ lệ sử dụng nước mặt và nước dưới đất dùng cho sinh hoạt ................................. 84
Bảng 3.2. Định mức sử dụng nước cho các khu dân cư ........................................................... 85
Bảng 3.3. Ước lượng nước cần dùng cho các khu dân cư năm 2004 (P=95%) ....................... 85
Bảng 3.4. Ước lượng nước cần dùng cho các khu dân cư giai đoạn 2010 (P=95%) ................ 86
Bảng 3.5. Ước lượng nước cần dùng cho các khu dân cư giai đoạn 2020 (P=95%) ................ 86
Bảng 3.6. Lượng nước cần dùng cho khu dân cư giai đoạn 2020 ( khi định mức sử dụng tăng)
........................................................................................................................... 87
Bảng 3.7. Lượng nước cần cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt trong các giai đoạn ..................... 87
Bảng 3.8. Lợi nhuận từ việc cấp nước sinh hoạt trong các giai đoạn....................................... 88
Bảng 3.9. Lượng nước cần dùng cho các khu dân cư giai đoạn 2010 ( ở các giá 1m3 nước
khác nhau) ......................................................................................................... 89
Bảng 3.10. Ước lượng định mức nhu cầu nước theo tháng của khu cụm công nghiệp ............ 90
Bảng 3.11. Quy hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp trên lưu vực sông Bé ................. 91
Bảng 3.12. Ước lượng nước cần dùng cho công nghiệp giai đoạn 2010 và 2020 .................... 92
Bảng 3.13. Ước lượng lượng lợi nhuận từ cấp nước công nghiệp giai đoạn 2010 và 2020 khi
giá nước 0,3 USD.............................................................................................. 93
Bảng 3.14. Nhu cầu nước và lợi nhuận từ sản xuất công nghiệp khi giá nước 0,4 USD (tăng từ
0,3 lên 0,4 USD) trong giai đoạn 2020 ............................................................. 93
Bảng 3.15. Lượng nước cần để tưới trong các giai đoạn ứng (P= 75%) .................................. 96
Bảng 3.16. Ước lượng lượng nước thiếu hụt trong các giai đoạn ứng với tần suất 95% .... 9798
Bảng 3.17. Lợi nhuận từ nông nghiệp cho toàn lưu vực .......................................................... 98

vi


Bảng 3.18. Ước lượng mức thiệt hại do thiếu nước tưới .......................................................... 98

Bảng 3.19. Nhu cầu nước cho chăn nuôi tại tỉnh Bình Dương và Bình Phước ........................ 99
Bảng 3.20. Ước lượng điện phát ra từ các nhà máy thủy điện. .............................................. 101
Bảng 3.21. Lợi nhuận từ điện lượng của các nhà máy thủy điện (106 USD) ......................... 101
Bảng 3.22. Lợi nhuận từ điện lượng do giá bán điện tăng lên ............................................... 102
Bảng 3.23. Lượng nước cần cung cấp cho các hoạt động ...................................................... 103
Bảng 3.24. Lượng nước tổn thất chung cho các hoạt động .................................................... 103
Bảng 3.25. Lợi nhuận từ cung cấp nước cho các hoạt động trên lưu vực .............................. 104
Bảng 3.26. Lợi nhuận từ việc cấp nước cho các hoạt động .................................................... 104
Bảng 3.27. Dòng chảy tại Phước Hòa trong điều kiện tự nhiên (theo mô hình Mike Basin) 107
Bảng 3.28. Dòng chảy tại Phước Hòa sau khi có các công trình thủy điện (theo mô hình Mike
Basin) .............................................................................................................. 107
Bảng 3.29. Lượng xả tràn trung bình tại các hồ chứa ............................................................ 108
Bảng 3.30. Lượng nước thiếu của các khu dùng nước sinh hoạt và công nghiệp trong giai
đoạn 2004 ........................................................................................................ 109
Bảng 3.31. Mức đảm bảo nước (%) tại các nút trên lưu vực sông Bé (2004) ........................ 109
Bảng 3.32. Lượng nước thiếu của các khu dùng nước sinh hoạt và công nghiệp trong giai
đoạn 2010 ........................................................................................................ 110
Bảng 3.33. Lượng nước thiếu của các khu tưới trong giai đoạn 2010 ................................... 110
Bảng 3.34. Mức đảm bảo (%) nước tại các nút trên lưu vực sông Bé trong giai đoạn 2010 110
Bảng 3.35. Lượng nước thiếu của các khu dùng nước sinh hoạt và công nghiệp trong giai
đoạn 2020 ........................................................................................................ 111
Bảng 3.36. Lượng nước thiếu của các khu tưới trong giai đoạn 2020 ................................... 111
Bảng 3.37. Mức đảm bảo nước (%) tại các nút trên lưu vực trong giai đoạn 2020 ............. 111
Bảng 3.38. Lượng thiếu nước của các ngành ......................................................................... 112
Bảng 3.39. Dòng chảy tại Phước Hòa trong điều kiện tự nhiên ............................................. 112
Bảng 3.40. Dòng chảy tại Phước Hòa (giai đoạn 2004) ......................................................... 112
Bảng 3.41. Dòng chảy tại Phước Hòa (giai đoạn 2010) ......................................................... 112
Bảng 3.42. Dòng chảy tại Phước Hòa (giai đoạn 2020) ................................................... 112113
Bảng 3.43. Dòng chảy mô phỏng ứng theo tần suất tại Phước Hòa trong các giai đoạn ...... 113
Bảng 3.44. Dòng chảy tại cửa sông Bé (trong các giai đoạn) ................................................ 114

Bảng 3.45. Mức đảm bảo nước (%) tại các công trình thủy điện trong các giai đoạn .......... 115
Bảng 3.46. Mức độ giảm điện lượng tại nhà máy (tính phần trăm) ....................................... 115
Bảng 3.47. Mức độ thiếu nước tại tiểu lưu vực Srock Phu Miêng (tính phần trăm) .............. 116
Bảng 3.48. Lượng nước thiếu khi chuyển nước cho Dầu Tiếng trong trường hợp dòng chảy
môi trường là 10m3/s và 14m3/s ...................................................................... 117
Bảng 3.49. Tỉ lệ thiếu nước nhiều nhất (phần trăm) khi chuyển nước cho Dầu Tiếng trường
hợp dòng chảy môi trường là 10m3/s và 14m3/s ............................................. 117

vii


MỞ ĐẦU

N

ước là rất cần thiết cho sự sống và phát triển. Trong Luật Tài nguyên
nước “Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu
của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững
của đất nước...”
Nước là một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất - nước trong thế kỷ
21 còn được xem là quý như dầu mỏ. Nhưng nước không phải là nguồn tài nguyên vô
hạn, hiện nguồn tài nguyên này đang bị khai thác triệt để và chịu sự ô nhiễm nghiêm
trọng ở nhiều nơi trên thế giới.
Để tài nguyên nước trở thành một tài nguyên có nguồn lợi kinh tế đồng thời
bảo đảm nhu cầu cho xã hội, vấn đề đặt ra là phải khai thác sử dụng nó một cách hợp
lý và hiệu quả. Trong thập kỷ gần đây, nguyên tắc quản lý tài nguyên nước được nhiều
quốc gia trên thế giới thừa nhận đó là “quản lý tổng hợp lưu vực sông”.
Quản lý tổng hợp lưu vực là một vấn đề rất rộng, liên quan đến nhiều ngành
sử dụng nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, thủy sản, thủy điện, giao thông, du lịch,
công nghiệp, bảo vệ môi trường, bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên và các hoạt động

phát triển kinh tế – xã hội khác… và nhiều lãnh vực như qui hoạch, phân bổ, điều tiết,
khai thác, bảo tồn… nhằm mục tiêu sử dụng hiệu quả tài nguyên nước và bảo đảm
không bị suy thoái.
Trong phạm vi tình hình khai thác tài nguyên nước mặt và hoạt động kinh tế
xã hội diễn ra trên lưu vực, nghiên cứu sinh mong muốn tiếp cận một mảng của vấn đề
“quản lý tổng hợp lưu vực sông”, cụ thể là về phân phối nguồn nước và hiệu quả kinh
tế của việc sử dụng nước trên lưu vực sông Bé, trong luận án của mình.
Trong luận án “Quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé trên cơ sở cân bằng tài
nguyên nước”, nghiên cứu sinh trình bày sự cần thiết quản lý tổng hợp lưu vực sông
trong giai đoạn hiện nay và ứng dụng nguyên tắc quản lý tổng hợp lưu vực cụ thể cho
lưu vực sông Bé. Luận án đồng thời áp dụng hai mô hình toán (mô hình kinh tế - thủy
văn GAMS và mô hình cân bằng nước MIKE BASIN) để tính toán, mô phỏng nhu cầu
nước, lợi nhuận của việc sử dụng nguồn nước trên lưu vực; từ đó định hướng công tác
quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé với mục tiêu phát triển bền vững.

viii


TỔNG QUAN VẾ LUẬN ÁN
1. Tính cấp thiết của luận án
Sông Bé là một trong bốn sông nhánh lớn của hệ thống sông Đồng Nai. Với diện
tích 7650 km2 và lượng nước khá dồi dào, lưu vực sông Bé là vùng có hoạt động kinh
tế khá năng động, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam. Từ sau ngày thống nhất đất nước cho đến nay, sông Bé
đã xây dựng ba công trình hồ chứa thủy điện Thác Mơ, Cần Đơn và Srok Phu Miêng
và công trình thủy lợi Phước Hòa dự kiến hoàn thành năm 2010.
Cùng với quá trình đô thị hoá và công nghiệp - hiện đại hóa, nhu cầu nước ngày
càng tăng với nhiều mục tiêu khác nhau như tưới tiêu, phát điện, sinh hoạt, sản xuất
công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch, môi trường…; trong tương lai nhu cầu sử
dụng nước còn cao gấp nhiều lần so với hiện tại. Bên cạnh đó tác động của biến đổi

khí hậu mang tính toàn cầu cũng không loại trừ lưu vực sông Bé, khiến cho nguy cơ
suy giảm và tác hại đến nguồn nước diễn biến phức tạp. Vì vậy, vấn đề quản lý tổng
hợp tài nguyên nước ngày càng trở nên cần thiết.
Tuy nhiên, thực trạng việc quản lý tài nguyên nước ở nước ta hiện nay còn nhiều
bất cập, nhất là đối với quy hoạch lưu vực sông và phân bổ nguồn nước cho sử dụng.
Cho đến nay thì việc quy hoạch tổng hợp cụ thể cho các lưu vực sông cũng như lưu
vực sông Bé hầu như chưa được quan tâm, dẫn đến việc khai thác và sử dụng nước
chưa hợp lý. Lượng nước trong sông tập trung chủ yếu vào mùa mưa, trong khi mùa
khô thường xuyên thiếu nước gây khó khăn cho việc cấp nước sinh hoạt, nước tưới và
hạn hán cục bộ tại nhiều khu vực. Trong sử dụng nước còn có nguy cơ nảy sinh cạnh
tranh và mâu thuẫn giữa các ngành, giữa vùng thượng lưu với hạ lưu… Mỗi ngành có
quy hoạch sử dụng riêng phục vụ lợi ích của ngành mình mà chưa quan tâm đến lợi ích
của ngành khác. Hiện nay, thường chú trọng thủy điện, thủy lợi mà chưa chú ý đầy đủ
đến các giá trị nhiều mặt của nước trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường
và chưa có một nguyên tắc hợp lý trong phân bổ nước giữa các đối tượng sử dụng trên
lưu vực sông Bé.
Nh m phát triển bền vững tài nguyên nước phục vụ cho công nghiệp hóa và nâng
cao chất lượng cuộc sống, việc quy hoạch tổng thể và phân bổ tài nguyên nước b ng
các giải pháp cụ thể, bảo đảm nguyên tắc công b ng và hiệu quả là yêu cầu quan trọng

1


và bức xúc, đặc biệt đối với một lưu vực đã khai thác nhiều công trình thủy lợi, thủy
điện như sông Bé.
Với những lý do nêu trên, luận án “Quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé trên cơ sở
cân bằng tài nguyên nước” được thực hiện để góp phần giải quyết những đòi hỏi trên
và đáp ứng nhu cầu thực tiễn về nghiên cứu và xây dựng mô hình quản lý tổng hợp lưu
vực sông Bé.


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Quản lý lưu vực sông là vấn đề lớn, liên quan đến nhiều ngành và lãnh vực khác
nhau. Với mục tiêu giới hạn trong vấn đề hiệu quả kinh tế và phân bố nguồn nước, đối
tượng nghiên cứu của luận án gồm:
 Đặc điểm thủy văn và tài nguyên nước mặt trên lưu vực sông Bé.
 Những hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra trên lưu vực hiện tại và trong
tương lai gắn liền với phân phối tài nguyên nước
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào lĩnh vực khai thác và sử dụng tài nguyên nước
mặt trên lưu vực sông Bé thuộc hai tỉnh Bình Phước và Bình Dương, có xem xét đến
việc chuyển nước cho hạ du.

3.Mục đích nghiên cứu
Luận án được thực hiện nh m các mục tiêu sau:
 Nghiên cứu vấn đề quản lý tổng hợp lưu vực sông trên cơ sở phân phối nguồn
nước nh m phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
 Ứng dụng mô hình toán (mô hình kinh tế - thủy văn và mô hình cân b ng nước)
trong bài toán cụ thể, để phục vụ việc quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé.
 Đề xuất mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé

4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án căn cứ trên những phương pháp luận sau:
1. Luận điểm khoa học về quản lý tổng hợp lưu vực sông.
 Trên cơ sở xem xét tài nguyên nước trong mối liên quan tương tác với các
tài nguyên khác như: đất, rừng và các hoạt động kinh tế xã hội trên lưu vực.
 Quản lý bao gồm các lãnh vực: khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển, qui
hoạch... nghĩa là bao gồm các hoạt động đánh giá tài nguyên, thực hiện và vận
2



hành các hệ thống công trình, giám sát và kiểm soát tài nguyên. Những công tác
này được thực hiện cho cả hai phía cung và cầu.
 Lưu vực sông là một vùng lãnh thổ, nơi tập trung nước của một con sông.
Quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông là một phương thức quản lý hữu hiệu,
bao gồm các hoạt động đánh giá, qui hoạch, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước để
thực hiện các nội dung về phát triển kinh tế xã hội, môi trường trong mối tương tác
không gian giữa các vùng trên lưu vực (thượng, trung và hạ lưu).
2. Luận điểm khoa học về phát triển bền vững
Quản lý tổng hợp lưu vực nh m đảm bảo sự phát triển kinh tế xã hội trong điều
kiện vẫn bảo vệ và cải thiện môi trường; nghĩa là giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa
bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội.
3. Quản lý tổng hợp lưu vực thông qua công cụ mô hình toán
Quản lý tổng hợp lưu vực thông qua công cụ mô hình toán, xem xét trong mối
quan hệ giữa nhu cầu nước và nguồn nước tự nhiên với những ràng buộc về thể chế,
gắn kết với hoạt động kinh tế xã hội. Phương pháp sử dụng mô hình cho phép trả lời
một cách định lượng các phương án chọn lựa.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các phương pháp dùng trong luận án:
1. Phương pháp thống kê và thu thập số liệu, thông tin của vùng nghiên cứu,
chủ yếu thu thập số liệu về kinh tế xã hội hiện có liên quan đến lưu vực
sông Bé từ các ban ngành khác nhau và số liệu khí tượng thủy văn.
2. Phương pháp tính toán thủy văn và tính nhu cầu nước của các ngành.
3. Phương pháp mô hình: kết hợp mô hình thủy văn (NAM), mô hình tính
nhu cầu nước (CROPWAT), mô hình kinh tế - thủy văn (khai thác tối ưu
tài nguyên nước GAMS) và mô hình cân b ng nước (MIKE BASIN)
nh m chọn phương án khai thác tài nguyên nước tối ưu.
Số liệu sử dụng cho nghiên cứu gồm:
+ Số liệu thủy văn: mực nước, dòng chảy…
+ Số liệu khí tượng: mưa, bốc hơi...
+ Thông tin về dân sinh, hoạt động kinh tế xã hội hiện tại và tương lai

+ Chỉ tiêu và qui hoạch của các ngành dùng nước của các tỉnh trên lưu vực

3


4.3. Cách tiếp cận
1. Tiếp thu có chọn lọc các nghiên cứu đã có ở trong và ngoài nước, sử dụng dữ
liệu khí tượng thủy văn trên lưu vực tiến hành đánh giá tài nguyên nước, hiện trạng
khai thác sử dụng tài nguyên nước để khái quát hóa vấn đề.
2. Tiếp cận quan điểm "quản lý tổng hợp lưu vực sông" trong việc phân bổ nguồn
nước, nh m nghiên cứu một số phương án khai thác và sử dụng tài nguyên trên lưu
vực sông Bé. Áp dụng một số quan điểm trong quản lý tổng hợp lưu vực trong việc đề
xuất biện pháp quản lý tổng hợp lưu vực nghiên cứu.
3. Kết hợp với các kỹ thuật, phương pháp mô hình toán nh m định hướng khai
thác sử dụng nguồn nước trên quan điểm phát triển bền vững. Từ cách tiếp cận trên,
nghiên cứu xem xét đến các mối quan hệ:
- giữa điều kiện tự nhiên của lưu vực và hoạt động khai thác sử dụng nước;
- giữa quản lý khai thác và bảo vệ môi trường;
- giữa vùng thượng và hạ lưu;
- giữa tiềm năng và khả năng;
- giữa hiện tại và tương lai.
Các cách tiếp cận trên định hình một phương thức giải quyết bài toán quản lý tổng
hợp lưu vực sông Bé.

Sơ đồ cách tiếp cận quản lý lưu vực sông Bé

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Luận án nh m đạt kết quả trong việc hệ thống hóa các yếu tố cấu thành tài
nguyên nước trên cơ sở lồng ghép các khái niệm, lý luận và các nguyên tắc của quản

lý tổng hợp lưu vực sông Bé.

4


- Luận án lần đầu tiên vận dụng quan điểm nước là “hàng hóa có giá trị kinh tế” và
ứng dụng thành công mô hình toán kinh tế - thủy văn (mô hình GAMS) để tính lợi
nhuận từ việc sử dụng và phân bổ nguồn nước cho các hoạt động trên lưu vực.
- Luận án sử dụng lý thuyết của bài toán cân b ng nước hệ thống đối với lưu vực
sông và ứng dụng thành công mô hình cân b ng nước (MIKE BASIN) làm công cụ
trong quá trình quản lý tổng hợp lưu vực sông.
- Luận án kết hợp bộ mô hình GAMS_MIKE BASIN để ứng dụng cho lưu vực
sông Bé.
5.2. Ý nghĩa thực tế
- Phương pháp tiếp cận nghiên cứu và kết quả tính toán của luận án có giá trị thực
tiễn đối với lưu vực sông Bé và các hệ thống sông khác trong cả nước.
- Tính toán kinh tế cho các hoạt động kinh tế trên lưu vực. Góp phần xây dựng
phương pháp quản lý tổng hợp lưu vực sông một cách khoa học mang tính định lượng
và trực quan b ng mô hình toán.
- Đáp ứng quá trình ra quyết định và điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế xã
hội phù hợp với quan điểm phát triển bền vững

6. Những đóng góp mới của luận án
Thông qua những kết quả nghiên cứu trên, luận án đã nghiên cứu vấn đề quản lý
tổng hợp lưu vực sông Bé trên cơ sở tài nguyên nước mặt với những đóng góp mới
sau:
- Tiếp cận theo hướng ứng dụng quan điểm “Nước là một hàng hóa kinh tế”, một
trong các nguyên tắc chủ đạo của quản lý tổng hợp lưu vực sông góp phần định hướng
và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước theo quan điểm phát triển bền vững.
- Tiếp cận quản lý tổng hợp lưu vực trên cơ sở thiết lập dòng chảy môi trường.

Dòng chảy môi trường được thừa nhận như một lượng nhu cầu nước tối thiểu trong
dòng sông (về lượng và chất) trong việc đánh giá tác động của con người đến việc bảo
tồn lưu vực và hệ sinh thái của nó.
- Luận án đã góp phần khai thác và ứng dụng bộ mô hình toán làm công cụ cho
quản lý tổng hợp lưu vực sông mang tính định lượng và trực quan, nh m nâng cao khả
năng quản lý và kiểm soát tài nguyên nước một cách hiệu quả. Luận án này lần đầu
tiên sử dụng kết hợp hai mô hình GAMS và MIKE BASIN để tính toán cho lưu vực

5


sông Bé theo các kịch bản sử dụng nguồn nước để xây dựng một kế hoạch quản lý tài
nguyên nước trên cơ sở kinh tế nhất.
Hiện nay, vấn đề quản lý tổng hợp lưu vực sông phải giải quyết trong điều kiện
chịu nhiều thách thức và phức tạp về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế. Những dữ liệu và
công cụ được phát triển trong luận án này là bước khởi đầu có ý nghĩa đối với việc
chọn lựa giải pháp thích hợp cho việc quản lý tổng hợp lưu vực sông. Từ đó có thể
nhân rộng và áp dụng cho các lưu vực khác.

7. Cấu trúc của luận án
Mở đầu
Tổng quan về luận án
Chương 1. Tổng quan về vấn đề quản lý tổng hợp lưu vực sông và sự cần thiết,
các thách thức, hiện trạng của việc quản lý tổng hợp, bao gồm: trình
bày khái niệm, phương pháp luận, những tiếp cận cần quan tâm và
những mô hình thường sử dụng trong quản lý lưu vực ở nước ta.
Chương 2. Giới thiệu đặc điểm tự nhiên xã hội lưu vực sông Bé, trong đó đánh
giá khai thác sử dụng tài nguyên nước, từ đó xác định sự cần thiết
quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé.
Giới thiệu mô hình kinh tế - thủy văn và mô hình cân b ng nước

(GAMS và MIKE BASIN), từ đó ứng dụng trong nghiên cứu quản lý
tổng hợp lưu vực sông Bé. Bao gồm cách tiếp cận và các kết quả tính
toán tương ứng với các kịch bản phát triển trên lưu vực cho đến năm
2020. Phân tích, nhận xét và đánh giá các kết quả của các mô hình sử
dụng trong việc nghiên cứu quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé.
Chương 3. Trên cơ sở kết quả phân tích và đánh giá các kết quả của các mô hình
sử dụng trong việc nghiên cứu quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé, đề
xuất xây dựng một mô hình quản lý và các giải pháp cụ thể trong công
tác quản lý tổng hợp lưu vực sông Bé.
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

6


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ TỔNG HỢP LƯU VỰC SÔNG
Ngày nay, nhu cầu nước sử dụng ngày càng tăng. Nó trở thành một thách thức lớn
cho nhiều quốc gia trên thế giới, thực tiễn đã đòi hỏi vấn đề quản lý tốt nguồn tài
nguyên qui giá này để đáp ứng sự phát triển bền vững.
Trong chương này, nghiên cứu sinh trình bày quan điểm và sự cần thiết quản lý
tổng hợp lưu vực sông trên thế giới và Việt Nam và cụ thể tại lưu vực sông Bé.

1.1. Tài nguyên nước ở Việt Nam
Tài nguyên nước ở Việt Nam được đánh giá là tương đối phong phú so với nhiều
nước trên thế giới, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông, trong khi đó
diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Bao gồm:
- Tài nguyên nước trong sông
Do điều kiện địa hình đồi núi chia cắt nhiều, tạo cho Việt Nam một hệ thống sông

suối ch ng chịt. Nếu chỉ xét những sông dài trên 10 km, nước ta có 2355 sông. Hầu hết
các sông lớn đều có liên quan đến các nước láng giềng. Tổng lượng nước mặt chảy
qua lãnh thổ trung bình nhiều năm là 850 tỷ m3. Trong đó, lượng nước ở ngoài lãnh
thổ chảy vào chiếm 60% và trong nội địa chỉ chiếm 40%.
Theo Hội Nước Quốc tế (IWRA), quốc gia có lượng nước dùng bình quân hàng
năm cho mỗi người dưới 4.000m3 được xếp vào loại quốc gia thiếu nước và nếu nhỏ
hơn 2000 m3 thì thuộc loại hiếm nước.
Ở nước ta, nếu tính cả dòng chảy từ ngoài lãnh thổ thì lượng nước trung bình cho
một người từ 12.800 m3/người vào năm 1990, giảm còn 10.900 m3/người vào năm
2000 và khả năng còn khoảng 8500 m3/người vào năm 2020

[46]

.Theo nguồn Chiến

lược Quốc gia về Tài nguyên nước, với mức độ tăng dân số như hiện nay, dự kiến đến
năm 2025, tỷ lệ nước mặt trung bình đầu người tính theo lượng nước sinh ra trong lãnh
thổ nước ta vào khoảng 2.830 m3/người/năm và nếu tính cả dòng chảy từ ngoài lãnh
thổ thì khối lượng này vào khoảng 7.660 m3/người/năm.
Xét chung trên cả nước thì nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng cũng có
khu vực thiếu hay hiếm nước như vùng ven biển Ninh Thuận - Bình Thuận, hạ lưu
sông Đồng Nai, trong đó có lưu vực sông Bé.

7


Mức đảm bảo lượng nước cho một người trong năm
15000

m3


12000
9000
6000
3000
0
1990

m3/ người
2000

2020

Hình 1.1. Mức đảm bảo lượng nước cho một người trong năm
Do đặc điểm địa lý và khí hậu ở nước ta, lượng mưa phân bố không đều về không
gian và thời gian. Mùa mưa lũ lượng nước dư thừa, mùa khô thì thiếu nước trầm trọng.
80% lượng nước tập trung trong 3 đến 5 tháng mùa mưa, trong khi nhu cầu nước trong
7 - 9 tháng mùa khô là rất lớn, nên mức bảo đảm nước trong mùa khô nhỏ hơn nhiều
so với trung bình toàn năm.
- Tài nguyên nước hồ
Ngoài dòng chảy trong sông, còn phải kể đến lượng nước trong các hồ chứa (tự
nhiên và nhân tạo) được sử dụng cho nhiều mục tiêu như điều tiết dòng chảy, tưới tiêu,
cấp nước sinh hoạt, phát điện, vận tải thủy....
Từ sau năm 1975, việc xây dựng hồ chứa và đập phát triển khá mạnh. Đến nay, cả
nước có trên 650 hồ chứa, đập cỡ lớn và vừa; trên 3500 hồ chứa, đập cỡ nhỏ. Tổng
dung tích của các hồ chứa lớn và vừa khoảng 26 tỷ m3.
Tiềm năng thủy điện khoảng 300 tỷ KWh/năm, trữ lượng lý thuyết của dòng sông
là 427,4 tỉ KWh, trong đó tiềm năng kỹ thuật khai thác 123 tỷ KWh/năm[71] chưa kể
mặt nước các sông và khoảng 300.000- 400.000 ha eo vịnh, đầm phá ven biển có thể
sử dụng vào nuôi trồng thủy sản chưa được quy hoạch.

- Tài nguyên nước dưới đất
Trữ lượng nước dưới đất của nước ta khoảng 50 - 60km3/năm và phân bố không
đều về không gian. Hiện có thể khai thác 20-30% tổng trữ lượng. Nước dưới đất giữ
vai trò quan trọng trong sinh hoạt và sản xuất ở nước ta, nhất là trong mùa khô.
Tài nguyên nước ở Việt Nam khá phong phú, nhưng đang đứng trước thử thách

8


lớn do nhu cầu nước ngày càng gia tăng do áp lực dân số và phát triển kinh tế, thiếu
nước vào mùa khô và ô nhiễm nguồn nước ngày càng lan rộng. Do đó, cần thiết có
những biện pháp quản lý tốt sao cho đáp ứng nhu cầu sử dụng nước theo không gian
thời gian và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

1.2. Các quan điểm về quản lý tài nguyên nước trong các giai đoạn
Với thách thức về nhu cầu nước ngày càng cao, các quốc gia trên thế giới đòi hỏi
thay đổi phương thức quản lý tài nguyên nước theo hướng mới phù hợp hơn.
Dưới đây là một số khái niệm đã được nhiều quốc gia thừa nhận và sử dụng trong
các giai đoạn khác nhau trong quá trình quản lý nguồn nước.
1.2.1. Quản lý tài nguyên nước
Khái niệm “Quản lý tài nguyên nước” được thừa nhận và sử dụng cách đây khá
lâu. “Quản lý tài nguyên nước” được hiểu như một quá trình điều chỉnh và thực hiện
có tính lôgic bao gồm các giai đoạn: quy hoạch, phát triển, sử dụng và bảo vệ tài
nguyên nước. Quá trình này nh m quản lý hiệu quả tài nguyên nước, nó thể hiện đầy
đủ các hoạt động từ đánh giá cho đến việc thực hiện giám sát và kiểm soát tài nguyên
nước, từ đó định hướng quy hoạch và đưa ra các giải pháp thực hiện. Quản lý tài
nguyên nước là hoạt động gồm nhiều thành phần, nhiều mục tiêu và ràng buộc.
[42][42][42]

Formatted: Superscript

Formatted: Superscript

1.2.2. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Hầu hết ở các quốc gia, các ngành chịu trách nhiệm đối với sự phát triển và quản
lý nguồn nước sử dụng theo cách riêng rẽ của từng ngành như nông nghiệp, cấp nước
cho sinh hoạt, năng lượng thủy điện, giao thông thủy, bảo vệ môi trường v.v... Phương
thức quản lý này bộc lộ sự kém hiệu quả và không nhất quán.
Khi nhận thức của con người về tài nguyên nước đầy đủ hơn về mối tương tác và
quan hệ giữa thành phần nước với các thành phần khác thì quan điểm về quản lý tài
nguyên nước được hướng tới một phương thức “tổng hợp “.
Cách tiếp cận “quản lý tổng hợp tài nguyên nước” được Mạng lưới Cộng tác Toàn
cầu về Nước (GWP) phát triển từ thập niên 1990. Quản lý tổng hợp là một mô hình
mới trong việc quản lý tài nguyên nước, nó bao hàm một yêu cầu mang tính bản chất.
Cách tiếp cận tổng hợp xem xét toàn diện và đầy đủ các nhân tố có mối liên quan tới
kinh tế xã hội, môi trường; nghĩa là xét đến sự cân b ng giữa các nhu cầu môi trường
9


và phát triển kinh tế, quan tâm đến những lợi ích và phúc lợi xã hội. Điều này thỏa
mãn nhu cầu của con người và thiên nhiên.
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một quá trình bao gồm qui hoạch, phát triển,
khai thác và bảo vệ tài nguyên nước trong các mối tương tác sau:
- Tương tác về không gian (giữa các bộ phận trên lưu vực).
- Tương tác giữa các nhân tố (xói mòn, thoái hóa đất, rừng, đất nông nghiệp, ô
nhiễm nước, nước mặt với nước ngầm…).
- Giữa các mục tiêu hay giữa các ngành.
Khái niệm “quản lý tổng hợp tài nguyên nước” ra đời thay thế cho khái niệm
“quản lý nguồn nước” truyền thống.
Năm 1992 tại Dublin (Ireland) Hội nghị Nước và Môi trường Thế giới đã nêu 4
nguyên tắc về quản lý nước, gọi tắt là nguyên tắc Dublin, bao hàm các nội dung:

1. Nước ngọt là tài nguyên có hạn và dễ suy thoái, cần thiết để duy trì sự sống,
phát triển môi trường.
2. Phát triển và quản lý cần dựa trên nguyên tắc cùng tham gia của người
dùng nước, người lập kế hoạch và hoạch định chính sách ở mọi cấp.
3. Phụ nữ có vai trò trung tâm trong việc dự trữ, quản lý và bảo vệ nước.
4. Nước có giá trị kinh tế trong mọi sử dụng cạnh tranh và cần được thừa
nhận là một hàng hóa kinh tế.
Năm 1999, Dr. Neil S. Grigg cho r ng “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một
khuôn khổ được tạo nên cho việc quy hoạch, tổ chức và kiểm soát hệ thống nước
nh m cân b ng tất cả những quan điểm và mục tiêu của những người bị ảnh hưởng”.

Hình 1.2. Mối liên kết trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước
10


Mạng lưới Cộng tác vì Nước toàn cầu (GWP) năm 2000 với mục đích đưa ra một
khuôn khổ chung cho quản lý tài nguyên nước, đã nêu định nghĩa “Quản lý tổng hợp
tài nguyên nước là một quá trình đẩy mạnh sự phối hợp phát triển và quản lý tài
nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan khác để tối ưu hóa lợi ích kinh tế và
phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không tổn hại đến sự bền vững của các hệ sinh
thái thiết yếu ”.
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước thực chất là sự kế thừa của quản lý tài nguyên
nước nh m phát triển kinh tế xã hội trong một vùng, một lưu vực...dưới hình thức quản
lý tổng hòa của nhiều mục tiêu, nhiều phương diện, nhiều ngành của xã hội.
1.2.3. Quản lý tổng hợp lưu vực sông
Từ năm 1970, tổ chức FAO bắt đầu đưa ra khái niệm “quản lý lưu vực”. Từ sau
Hội nghị Dublin và Hội nghị Thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển (1992) tại Rio
De Janero (Brasin), phần lớn các nước trên thế giới đều thống nhất thực hiện quản lý
tổng hợp tài nguyên nước, với việc lấy lưu vực sông làm đơn vị quản lý là điều kiện
cần để nâng cao hiệu quả sử dụng nước.

Theo Ban Cố vấn Kỹ thuật của GWP, quản lý tổng hợp lưu vực là quá trình điều
phối việc bảo vệ, quản lý và phát triển các tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên
quan bởi các ngành trong một lưu vực sông nh m đạt lợi ích tối đa từ tài nguyên nước
một các công b ng trong lúc vẫn bảo vệ được hệ sinh thái hoặc khi cần thiết thì khôi
phục được các hệ sinh thái
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và quản lý tổng hợp lưu vực sông, cả hai khái
niệm có tính thống nhất và mối quan hệ hữu cơ, đều có cùng chung một mục đích là
quản lý điều hòa và cân đối các lợi ích liên quan đến nước, sự khác nhau nhất định
giữa hai khái niệm là không gian quản lý - theo lưu vực sông. Nếu quản lý tổng hợp tài
nguyên nước quan tâm trên một phạm vi không gian là một đơn vị hành chính như một
tỉnh, một quốc gia thì quản lý tổng hợp lưu vực được xem xét trên phạm vi của một
đơn vị mang tính địa lý là “lưu vực sông”.
Quản lý tổng hợp lưu vực sông là quản lý các hoạt động khai thác nguồn nước và
hoạt động dân sinh kinh tế ở cấp độ của một lưu vực. Theo đó, quản lý tổng hợp tài
nguyên nước và quản lý tổng hợp lưu vực là sự kế thừa và bổ sung cho nhau. Quản lý
tổng hợp lưu vực sông là một bước tiến mới, có nhiều ưu điểm hiện đang được áp
dụng ngày càng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới nh m phát triển bền vững.
11


Hình 1.3. Mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông.
Quản lý tổng hợp lưu vực sông không chỉ xem xét đến bảo vệ nguồn nước, chất
lượng nước mà còn xét đến các tài nguyên liên quan đến nước như việc sử dụng đất,
rừng, hệ sinh thái, đất ngập nước, các hoạt động sản xuất nông công nghiệp, hoạt động
dân sinh xã hội có tác động đến tài nguyên nước.

Quản lý

Qu?n lý
Quản lý

Tài
tài
nguyên
nguyên
n??c

nước

Qu?n lý
tổng
T?ng h?p
hợp
Tài
tài
nguyên
nguyên
n??c

nước

Qu?n
Quảnlýlý
t?ng
tổh?p
ng
L?u v?c
hợsông
p

hợp

lưu vự
vực
sông

Hình 1.4. Minh họa quá trình phát triển quản lý tài nguyên nước
Quản lý tổng hợp tài nguyên nước với việc lấy lưu vực sông làm đơn vị quản lý
ngày càng được chú trọng và được coi là điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả sử
dụng nước, điều phối và giải quyết tốt các mâu thuẫn trong khai thác và sử dụng tài
nguyên nước giữa các vùng, các khu vực thượng hạ lưu của lưu vực sông.[26]

1.3. Mục tiêu của việc quản lý tổng hợp lưu vực
Quản lý tổng hợp lưu vực sông là giải pháp cơ bản và tối ưu. Các nước trên thế
giới đã áp dụng các biện pháp và các hướng tiếp cận khác nhau, tựu trung nh m vào
mục tiêu cuối cùng là phát triển bền vững tài nguyên nước.
Phát triển bền vững tài nguyên nước phải được quản lý và khai thác sử dụng một
cách hợp lý, không vượt qua khả năng của nguồn nước, để nước có thể hồi phục hay

12


tái tạo theo chu trình thủy văn vốn có. Tài nguyên nước phải được sử dụng tiết kiệm và
thật sự hiệu quả; phải được bảo vệ, kiểm soát cả về số lượng và chất lượng.
Phát triển bền vững tài nguyên thể hiện tổng hợp một các hài hòa ở cả ba khía
cạnh bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.
1.3.1. Bền vững về kinh tế
Theo nguyên tắc hiệu quả về kinh tế, thể hiện ở việc phân phối tài nguyên nước
hay khả năng điều tiết cân b ng giữa cung và cầu của các nhu cầu và dịch vụ liên quan
tới nước. Việc cung cấp nước theo nhu cầu xã hội có tính đến các chi phí phải trả và
lợi ích nh m phát triển kinh tế xã hội và phúc lợi xã hội, đáp ứng yêu cầu nâng cao đời
sống. Đối với nguồn tài nguyên nước có giới hạn, cần đạt được hiệu quả kinh tế cao

nhất cho một đơn vị khối lượng nước.
1.3.2. Bền vững về xã hội
Theo nguyên tắc công b ng, lợi ích về mặt xã hội nh m đảm bảo về mặt số lượng
và chất lượng của các dịch vụ liên quan đến tài nguyên nước, cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần, thể hiện ở mức bảo đảm sức khoẻ, xóa giảm tình trạng đói nghèo và
nâng cao mức sống của cộng đồng.
1.3.3. Bền vững về môi trường và sinh thái
Theo Liên Hiệp quốc “là một xã hội bền vững cho phép các thành viên trong xã
hội đạt được cuộc sống có chất lượng cao nhờ những phương thức bền vững về sinh
thái”. Bền vững về môi trường thể hiện ở việc sử dụng hợp lý tài nguyên nước nh m
duy trì được về chất lượng và trữ lượng các nguồn nước, hạn chế ô nhiễm và cải thiện
môi trường sống chung quanh.
Bền vững về hệ sinh thái thể hiện ở chỗ các hoạt động phát triển phải duy trì được
năng lực của hệ sinh thái ở cả ba mặt: năng suất, thích nghi và tái sinh.
Ở hầu hết các quốc gia, tiếp cận này đã được lồng ghép vào trong các văn bản
pháp quy về môi trường, đặc biệt là các yêu cầu về đánh giá tác động môi trường và
kinh tế xã hội đối với các dự án mới và những thay đổi lớn liên quan đến chế độ quản
lý nguồn nước hiện hành. Hiện nay, nước ta đã từng bước đẩy mạnh khai thác sử dụng
tài nguyên nước theo quan điểm phát triển bền vững nh m tối đa hóa lợi ích kinh tế và
phúc lợi xã hội một cách công b ng và không làm tổn hại đến tính bền vững của hệ
thống môi trường của lưu vực.

13


1.4. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước
1.4.1. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước trên thế giới
Từ sự tích lũy kinh nghiệm trong thực tiễn và nhận thức về lý luận, các nhà quản
lý đã nhận thức đúng đắn sự ràng buộc, gắn bó và tính phụ thuộc lẫn nhau của các hệ
thống tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Trong đó tài nguyên nước đóng vai trò

quan trọng và trực quan nhất.
Từ sau thế kỷ 20, khi nhiều ngành công nghiệp ngày càng phát triển và dân số
ngày càng tăng nhanh cùng với sự kém nhận thức và thiếu trách nhiệm trong bảo vệ
nguồn nước, tài nguyên nước trở nên cạn kiệt, thiếu hụt về lượng và suy thoái về chất.
Cuộc khủng hoảng tài nguyên nước đang diễn ra trên toàn cầu là mối lo lớn của nhân
loại... Quản lý tài nguyên nước trở thành chủ đề nóng được bàn luận nhiều hơn trên
toàn thế giới.
Khái niệm Quản lý tài nguyên nước, Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và Quản
lý tổng hợp lưu vực đã lần lượt được đưa ra thảo luận và tranh luận trên nhiều diễn
đàn, hội nghị của các tổ chức quốc tế về nước.
Từ thập niên 1970, vấn đề về ô nhiễm môi trường đã xuất hiện ở các nước ngày
càng nghiêm trọng. Từ 1980 người ta bắt đầu quan tâm đến vấn đề chất lượng nước, sự
biến đổi dòng chảy trên sông suối và ô nhiễm nguồn nước trên lưu vực sông.
Từ năm 1990, hiệp định Helsinki đã xem xét đến sự lành mạnh của hệ sinh thái,
đến việc dùng nước hợp lý, vấn đề phát triển bền vững và đa dạng sinh học, tác động
của sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu, tính chiến lược trong việc bảo tồn quản lý tài
nguyên nước trên lưu vực sông.
Cho đến Hội nghị Quốc tế về Nước và Môi trường tại Dublin (1992) đã đưa ra
những khái niệm và định hướng cho việc quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông.
Cho đến nay, 5 diễn đàn thế giới về Nước đã diễn ra (năm 1997, 2000, 2003, 2006
và 2009) với mục tiêu là thảo luận và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao nhận
thức về các vấn đề nước, xác định các hành động ưu tiên nh m tăng cường quản lý
tổng hợp tài nguyên nước và xúc tiến việc tìm giải pháp khả thi các biện pháp ngăn
lãng phí nước, cải thiện việc cung cấp nước, xem xét vai trò của khu vực tư nhân trong
việc cung cấp nước v.v…
Vấn đề quản lý tổng hợp lưu vực sông trên thế giới cũng là vấn đề mới. Tổ chức
quản lý sông quốc tế (International Network of basin Organization, INBO) mới được

14



thành lập hơn 10 năm.
Các nước châu Âu đã tiếp cận sớm việc quản lý tổng hợp lưu vực, điển hình như
tại Pháp quản lý tổng hợp lưu vực sông Rhône và lưu vực Arc, tại Bồ Đào Nha quản lý
tổng hợp lưu vực Tajo, tại Anh quản lý tổng hợp lưu vực Roding, Beam và Ingreboure.
Tại Mỹ, Australia….đã tạo ra nhiều loại hình tổ chức quản lý tiên tiến theo cách tiếp
cận quản lý tổng hợp lưu vực sông. Tuy nhiên đây là quá trình đòi hỏi nhiều thời gian
và nỗ lực. Mỹ mất gần một thế kỷ và châu Âu mất hàng thập kỷ để đạt được các thành
tựu về quản lý tài nguyên nước như hiện nay (T.Shah và nnk, 2001).
Ở châu Á đã có nhiều nước tiếp cận vấn đề quản lý tổng hợp lưu vực như
Bangadesh, Nam Triều Tiên, Ấn Độ... Trong khối Asean, hầu hết các nước tiến hành
quản lý tổng hợp lưu vực sông như Indonesia, Malaysia, Philipines, Thái Lan…
Tại khu vực Đông Nam Á, 4 Diễn đàn nước (2003, 2005, 2007 và 2009) cho thấy
cần phải chuyển đổi mô hình quản lý nước truyền thống, chỉ tập trung vào các mục
tiêu chuyên ngành sang cách tiếp cận tổng hợp. Tài nguyên nước phải được quản lý
hiệu quả để đảm bảo sử dụng công b ng, hợp lý đối với con người và thiên nhiên.
Trong thập niên gần đây, vấn đề “quản lý lưu vực sông” ngày càng được quan tâm
hơn và được nâng lên thành một lý luận, một phương pháp khoa học khi mà nhu cầu
nước càng cao và nhu cầu quản lý tài nguyên nước càng bức xúc. Sổ tay về quản lý
tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực (Handbook for Intergrated Water Resources
management in Basins) cũng mới xuất bản từ tháng 3/2009 trong Diễn đàn nước lần
thứ 5 tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Quản lý tổng hợp lưu vực đã thể hiện tính phù hợp và đúng đắn nên được nhiều
nước trên thế giới thừa nhận. Tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia mà những
bước đi của quá trình quản lý tổng hợp lưu vực sông có những đặc thù riêng.
Mặc dù vấn đề quản lý tài nguyên nước đã được quan tâm và thực hiện, nhưng
theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc thì chỉ mới 12% chiến lược về quản lý tài nguyên
nước được xem là có hiệu quả.. Theo Tổ chức Quốc tế về Nước nhận định "cuộc
khủng hoảng nước toàn cầu trong tương lai đang được định hình từ hôm nay do các
vấn đề về thái độ và ứng xử" của giới lãnh đạo tầm quốc gia.

1.4.2. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam
Đối với nước ta, quản lý tài nguyên nước đã được quan tâm và thực hiện trong
nhiều năm qua. Từ 1960, đã hình thành Ủy Ban Trị Thủy và khai thác tổng hợp hệ
15


×