Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.23 KB, 2 trang )
ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LƯU VỰC SÔNG SÀI
GÒN ĐỒNG NAI
Qua kết quả quan trắc môi trường nước trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai trong
năm 2007 cho thấy mức độ ô nhiễm nước mặt trên lưu vực này cũng đã có những biến đổi
theo chiều hướng gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm. Đặc biệt là lưu vực sông Sài Gòn,
mức độ ô nhiễm cao ở các vị trí thuộc khu vực sông Thị Tính, khu vực nội thành Tp. HCM
như Cầu Bình Triệu, Cầu Tân Thuận, Cầu Chữ Y. Ngoài ra mức độ ô nhiễm vẫn còn cao ở
một số vị trí thuộc lưu vực sông Đồng Nai (vị trí Cầu Ông Buông) và lưu vực các cửa sông
(Cảng Gò Dầu, Cảng Phú Mỹ và Cảng Cái Mép). Vì vậy, qua quá trình thực hiện nhiệm vụ
này, chi cục BVMT khu vực Đông Nam Bộ đưa ra một số kiến nghị sau đây:
Đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Xây dựng các chương trình điều tra, nghiên cứu phân vùng chất lượng nước của hệ
thống sông Sài Gòn – Đồng Nai, nhằm phục vụ cho các mục đích sử dụng nước và quy
hoạch hợp lý các loại hình công nông nghiệp trên lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai.
- Cần thiết lập Ủy ban lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn để quản lý tổng hợp lưu vực
sông nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững
Đối với Cục Bảo vệ môi trường:
- Duy trì và mở rộng mạng lưới quan trắc chất lượng nước mặt và bùn lắng trên lưu vực
sông Sài Gòn – Đồng Nai để từ đó xây dựng các cơ sở dữ liệu có tính khoa học nhằm
theo dõi và giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình ô nhiễm môi trường các lưu vực sông.
- Cảnh báo các địa phương có các điểm ô nhiễm trầm trọng để có những giải pháp theo
dõi và kiểm tra kịp thời.
- Kết hợp chặt chẽ với các địa phương trên các lưu vực sông để xử lý dứt điểm các
nguồn gây ô nhiễm trực tiếp, kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các hoạt động phát triển kinh
tế để phòng ngừa việc phát sinh các nguồn ô nhiễm mới.
- Cần xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin về chất lượng môi trường giữa các tỉnh thành với
nhau và chi cục quản lý môi trường vùng. Giúp Chi cục quản lý được các số liệu quan
trắc; đồng thời Chi cục sẽ sử dụng các số liệu này kết hợp với số liệu Chi cục quan trắc
được để đánh giá diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai chuẩn
xác nhất.
- Xây dựng và ứng dụng các mô hình số hóa để đánh giá và dự báo diễn biến chất lượng