Tải bản đầy đủ (.pdf) (262 trang)

Quá trình phát triển kinh tế trang trại gia đình tại tỉnh bình phước giai đoạn 1986 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.06 MB, 262 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
****

TRẦN HÁN BIÊN

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI GIA ðÌNH TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC
GIAI ðOẠN 1986 – 2006

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
****

TRẦN HÁN BIÊN

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TRANG TRẠI GIA ðÌNH TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC
GIAI ðOẠN 1986 – 2006
Chuyên ngành: Lòch sử Việt Nam
Mã số: 5.03.15

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.VÕ VĂN SEN



Thành phố Hồ Chí Minh – 2010


MỤC LỤC
Dẫn luận ................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ........................................................ 1
2. Lòch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 6
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................... 12
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ..................................... 13
5. Nguồn tư liệu tham khảo .................................................................................. 15
6. Đóng góp của luận án ...................................................................................... 19
7. Kết cấu của luận án ......................................................................................... 20

Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1. Những vấn đề chung về kinh tế trang trại .................................................. 21
1.1.1. Khái niệm và những đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại gia đình ..........21
1.1.2. Quá trình hình thành và các quy luật phát triển của kinh tế trang trại
gia đình .................................................................................................... 27
1.1.3. Ưu thế và những hạn chế của loại hình kinh tế trang trại gia đình . 30
1.1.4. Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở một số nước ................ 33
1.2. Kinh tế trang trại ở Việt Nam ....................................................................... 35
1.2.1. Kinh tế trang trại ở Việt Nam trong lòch sử ..................................... 35
1.2.2. Chính sách của Đảng, nhà nước về phát triển kinh tế trang trại gia
đình thời kỳ đổi mới .................................................................................. 40
1.2.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trang trại
gia đình ..................................................................................................... 45

1.3.1. Sự ra đời của tỉnh Bình ..................................................................... 45
1.3.2. Những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng
đến việc phát triển kinh tế trang trại gia đình............................................. 47


Chương 2

BƯỚC ĐẦU HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TRANG TRẠI GIA ĐÌNH Ở 5 HUYỆN PHÍA BẮC
TỈNH SÔNG BÉ THỜI KỲ 1986 - 1996
2.1. Cơ sở để phát triển kinh tế trang trại gia đình ở tỉnh Sông Bé thời kỳ
đổi mới ......................................................................................................... 61
2.2. Kinh tế trang trại gia đình ở 5 huyện phía Bắc tỉnh Sông Bé thời kỳ
1986 – 1996 ................................................................................................... 63
2.2.1. Sự phát triển về số lượng và đòa bàn phân bố của trang
trại gia đình ............................................................................................... 64
2.2.2. Quy mô sản xuất kinh doanh của các trang trại gia đình ............... 69
2.2.3. Phương tiện và điều kiện vật chất phục vụ sản xuất trong các
trang trại gia đình thời kỳ 1986 - 1996 ..................................................... 80
2.2.4. Cơ cấu sản xuất của kinh tế trang trại gia đình ............................... 83
2.2.5. Kết quả sản xuất của kinh tế trang trại gia đình ở 5 huyện
phía Bắc tỉnh Sông Bé .............................................................................. 87

Chương ba
KINH TẾ TRANG TRẠI GIA ĐÌNH Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC
PHÁT TRIỂN TRONG THỜI KỲ 1997 – 2006
3.1. Chủ trương của tỉnh Bình Phước về phát triển
kinh tế trang trại gia đình.. ............................................................................ 92
3.2. Kinh tế trang trại gia đình ở tỉnh Bình Phước
phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ 1996 – 2006........................................... 96

3.2.1. Sự phát triển nhanh về số lượng ...................................................... 97
3.2.2. Mở rộng quy mô sản xuất .............................................................. 100
3.2.3. Phương tiện, máy móc phục vụ sản xuất
thời kỳ 1996 – 2006 ..................................................................... 123
3.2.4. Cơ cấu sản xuất của kinh tế trang trại gia đình
thời kỳ 1996 - 2006 ..................................................................... 126
3.2.5. Kết quả sản xuất .......................................................................... 132


Chương 4
VAI TRÒ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ TRANG TRẠI GIA ĐÌNH
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI Ở BÌNH PHƯỚC
4.1. Vai trò của kinh tế trang trại gia đình trong phát triển kinh tế nông nghiệp130
4.1.1. Kinh tế trang trại gia đình thúc đẩy việc khai thác
các nguồn lực xã hội ................................................................... 130
4.1.2. Kinh tế trang trại gia đình góp phần làm biến đổi cơ cấu
ngành kinh tế, tăng giá trò hàng hóa ............................................ 140
4.1.3. kinh tế trang trại gia đình từng bước làm thay đổi tập quán canh
tác cũ, hình thành tập quán mới trong sản xuất và đời sống.............. 145
4.2. Những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế trang trại gia
đình ở Bình Phước ..................................................................................... 148
4.2.1. Cơ sở pháp lý và vấn đề tích tụ ruộng đất ................................. 148
4.2.2. Vấn đề trình độ trình độ quản lý và tổ chức sản xuất ................. 152
4.2.3. Vấn đề vốn đầu tư, khoa học – kỹ thuật
và thò trường đầu ra ...................................................................... 155
4.2.4. Vấn đề phân hóa giàu nghèo trong xã hội ................................... 161
4.3. Xu hướng phát triển kinh tế trang trại gia đình ở tỉnh Bình Phước
trong thời gian tới ...................................................................................... 165

KẾT LUẬN ............................................................................................... 172

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 184
PHỤ LỤC .................................................................................................. 200


1

Dẫn luận
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới hình thành và phát triển từ
khi phương thức sản xuất tư bản thay thế cho phương thức sản xuất phong
kiến. Trong hàng trăm năm phát triển, kinh tế trang trại gia đình đã thể
hiện rõ vai trò tích cực nhiều mặt của mình trong quá trình phát triển kinh
tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa.
Ngày nay, mặc dù trên thế giới vẫn tồn tại nhiều hình thức tổ chức
sản xuất nông nghiệp khác nhau như kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại
gia đình, xí nghiệp nông nghiệp tư bản tư nhân và tư bản nhà nước, hợp tác
xã sản xuất nông nghiệp, công xã nhân dân, nông trang tập thể, nông
trường quốc doanh. Nhưng trong đó, kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang
trại gia đình là hai trong nhiều hình thức sản xuất ổn đònh nhất và cũng là
lực lượng sản xuất chủ yếu, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa trên thế
giới. Năm 1990 – 1991, lực lượng sản xuất ra 1.955 triệu tấn hạt ngũ cốc,
225 triệu tấn hạt có dầu, 1.000 triệu tấn thực phẩm thòt sữa, rau quả cho
thế giới không phải là các xí nghiệp nông nghiệp tập trung quy mô lớn mà
là các hộ nông dân, các trang trại gia đình [64, tr.5].
Không chỉ là lực lượng sản xuất ra phần lớn sản phẩm phục vụ xã
hội mà kinh tế trang trại gia đình còn phù hợp với sản xuất nông nghiệp và
có thể khai thác có hiệu quả các nguồn lực xã hội để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Nước Mỹ với 2,2 triệu trang trại đã
sản xuất ra hơn 50% sản lượng đậu tương và ngô của toàn thế giới, hàng



2

năm xuất khẩu 40 – 50 triệu tấn lúa mỳ, 50 triệu tấn ngô, đậu tương… Nước
Pháp với 980.000 trang trại đã xản xuất ra nông sản gấp hai lần nhu cầu
trong nước, tỷ xuất hàng hóa về hạt cốc là 95%, thòt, sữa là 70 – 80%, rau
quả trên 70% và năm 1981 đã xuất khẩu 24 triệu tấn hạt cốc chiếm gần
50% tổng sản lượng. Các trang trại ở Malaixia, năm 1992 sản xuất ra 6,4
triệu tấn dầu cọ chiếm 53% tổng sản lượng dầu cọ thế giới và xuất khẩu ra
40 nước trên 6 triệu tấn [64, tr. 36].
Trong quá trình phát triển, ngoài vai trò sản xuất hàng hóa kinh tế
trang trại gia đình còn là lực lượng đi đầu trong việc hiện đại hóa sản xuất
nông nghiệp, nông thôn. Năm 1985, kinh tế trang trại gia đình ở các nước
công nghiệp phát triển sử dụng hết 7% sức người, 11% sức súc vật, còn lại
82% là sức máy móc. Các nước đang phát triển là 25-30% sức người, 50 %
sức súc vật và 20% sức máy [64, tr. 37]. Ngày nay, các trang trại gia đình
trên thế giới ứng dụng ngày một nhiều hơn những thành tựu tiến bộ về
khoa học và công nghệ trong sản xuất.
Ở Việt Nam, từ thế kỷ XI những cơ sở ban đầu của kinh tế trang trại
gia đình đã phát triển. Tuy nhiên, trong mỗi thời kỳ phát triển khác nhau
của đất nước kinh tế trang trại gia đình cũng có sự phát triển khác nhau. Có
lúc kinh tế trang trại gia đình bò hòa tan vào kinh tế hợp tác và mất đi vai
trò đối với xã hội.
Từ 12/1986, với đường lối đổi mới được đại hội Đảng lần thứ VI
vạch ra, kinh tế trang trại gia đình ở Việt Nam được hồi phục, phát triển
mạnh xác lập lại vò trí và vai trò của mình. Từ đây, những ưu thế nhất đònh


3


của kinh tế trang trại gia đình trong sự so sánh với các hình thức sản xuất
nông nghiệp khác tiếp tục được khẳng đònh: linh hoạt và có khả năng thích
ứng với nhiều điều kiện xã hội khác nhau; năng động và có khả năng ứng
dụng kết hợp nhiều thành tựu khoa học – kỹ thuật (từ thô sơ đến hiện đại)
trong sản xuất; hiệu quả trong quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất
cho gia đình và cho xã hội đạt được những ưu thế riêng nhất đònh.
Đến năm 2006, sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện do
Đảng cộng sản Việt Nam khởi động và lãnh đạo, kinh tế nước nhà đã và
đang thu được những thành tựu quan trọng. Nền kinh tế tập trung trước đây
từng bước chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ
chế thò trường có sự quản lý của nhà nước. Kinh tế đất nước có những bước
phát triển vượt bậc và đạt được nhiều kết quả. Trong sản xuất nông
nghiệp, năng suất đến chất lượng được nâng cao, đời sống của đại bộ phận
quần chúng nhân dân được cải thiện, bộ mặt các vùng nông thôn có những
diện mạo mới. Những chuyển biến tích cực của đất nước về kinh tế, xã hội
trong 20 năm qua có sự góp sức của nhiều ngành, nghề kinh tế khác nhau
trong đó có kinh tế trang trại gia đình.
Hòa cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước, Bình Phước cũng có
những bước tiến dài và thu được những thành tựu đáng trân trọng trên
nhiều lónh vực kinh tế, xã hội.
Tại thời điểm tái lập ngày 1 tháng 1 năm 1997, tỉnh Bình Phước có
xuất phát điểm kinh tế gần như thấp nhất toàn quốc. Tổng thu ngân sách
hàng năm của tỉnh thường chỉ đạt từ 30 đến 40% tổng chi ngân sách [27,


4

tr.32]. Cơ cấu kinh tế mất cân đối, ngành nông – lân – ngư nghiệp chiếm
70%, dòch vụ chiếm 25%, công nghiệp 5% [14, tr. 8]. Sau 10 năm phát
triển (1997 – 2006), tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh luôn đạt trên 8%

năm. Tổng thu ngân sách năm 2006 đạt trên 80% tổng chi ngân sách [31,
tr. 31]. Cơ cấu kinh tế chuyển dòch theo hướng ngày một tích cực, đến năm
2003 ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm xuống còn 60,6%; ngành dòch
vụ tăng lên 27,66%; ngành công nghiệp tăng lên 11,74% [140, tr.1].
Trong khỏang thời gian này, Bình Phước cũng là một trong những
đòa phương có tốc độ phát triển kinh tế trang trại gia đình mạnh nhất toàn
quốc trên nhiều phương diện (số lượng, quy mô sản xuất…) trong sự so sánh
với các đòa phương khác. Do đó, những thành quả kinh tế trang trại gia
đình đem lại kết hợp cùng các ngành nghề kinh tế khác trong xã hội là
những cơ sở tạo nên sự phát triển toàn diện của tỉnh.
Như vậy, từ sự phát triển ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam
cũng như tại tỉnh Bình Phước cho thấy kinh tế trang trại gia đình có nhiều
đặc điểm tích cực cần phải được khám phá và nhận thức. Điều đó cũng có
nghóa là nếu ta khai thác và sử dụng có hiệu quả những mặt tích cực của
kinh tế trang trại gia đình thì Bình Phước nói riêng, Việt Nam nói chung sẽ
có thêm những yếu tố cần để đi nhanh hơn trong công cuộc phát triển công
nghiệp hóa hiện, đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Đây cũng là một trong nhiều lý do khiến các nhà nghiên cứu khoa
học tiếp cận, đào sâu, khám phá kinh tế trang trại gia đình ở những phương
diện khác nhau. Các nhà nghiên cứu lòch sử mà nhất là nghiên cứu lòch sử


5

Việt Nam thời kỳ hiện đại phải xác đònh rõ nhiệm vụ của mình trong việc
nghiên cứu lónh vựïc này. Dưới góc nhìn của ngành sử học kết hợp cùng các
ngành khoa học khác sẽ là những cơ sở cho phép đưa ra những quyết sách
phù hợp thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển toàn diện hơn. Đây cũng là lý
do thôi thúc tôi chọn đề tài: “Quá trình phát triển kinh tế trang trại gia đình
tại tỉnh Bình Phước giai đoạn 1986 – 2006” làm đề tài luận án tiến só của

mình.
Xuất phát từ lý do nêu trên nên mục đích nghiên cứu của đề tài này
hướng đến là mô tả lại những đặc điểm cơ bản nhất của kinh tế trang trại
gia đình dưới các phương diện:
Thứ nhất, dựng lại toàn cảnh quá trình phát triển của kinh tế trang
trại gia đình tại tỉnh Bình Phước qua từng thời kỳ khác nhau (1986 đến
1996 và từ 1997 đến 2006). Thông qua đó đi đến xác đònh kinh tế trang trại
gia đình ở Bình Phước đang trong thời kỳ hình thành hay thời kỳ phát
triển?
Thứ hai, trên cơ sở tư liệu của những thời kỳ phát triển khác nhau,
tác giả đi đến phân tích, làm rõ những tác động của kinh tế trang trại gia
đình đối với kinh tế – xã hội tại đòa phương tỉnh Bình Phước. Trong từng
thời kỳ đó, kinh tế trang trại gia đình có đặc điểm gì và có vai trò ra sao
trong cơ cấu kinh tế – xã hội của tỉnh? Kinh tế trang trại gia đình đã và
đang tác động ra sao đến việc tăng cường phát triển lực lượng sản xuất tại
đòa phương?


6

Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu dựng lại toàn cảnh những bước phát
triển khác nhau của kinh tế trang trại gia đình, kết hợp cùng việc nắm bắt
những quy luật phát triển, luận án làm rõ những mặt hạn chế cần phải
khắc phục cũng như mặt tích cực và ưu thế nào của kinh tế trang trại gia
đình cần tiếp tục khai thác và phát triển?
2. Lòch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề sản xuất kinh tế trang trại là một vấn đề lớn, chứa đựng
nhiều phức tạp trong quá trình nghiên cứu đối với các ngành khoa học xã
hội đặc biệt là ngành sử học. Mặc dù chưa có những công trình lớn mang
tính toàn diện và chuyên sâu trong việc nghiên cứu chủ đề này nhưng

trong hai mươi năm qua ngành sử học Việt Nam nói riêng cũng như các
ngành khoa học khác nói chung đã có nhiều công trình nghiên cứu mang
tính gợi mở, đònh hướng từng mặt được công bố.
Vào những năm 80 của thế kỷ XX, vấn đề về kinh tế hộ gia đình nói
chung không chỉ là một đề tài được nhiều nhà khoa học quan tâm mà còn
tập trung nghiên cứu và tranh luận. Nhiều công trình nghiên cứu đã được
công bố dưới dạng sách và tạp chí. Đầu tiên và đáng chú ý nhất là loạt bài
viết theo một chủ đề: “Vấn đề khoán sản phẩm trong nông nghiệp” được
đăng tải nhiều kỳ trên Tạp Chí Cộng sản với những bài như: Phải chăng
khoán sản phẩm đã phù hợp với giai đoạn hiện nay của tác giả Trần Đức;
Khoán sản phẩm và cơ chế quản lý trong nông nghiệp nước ta của Nguyễn
Đình Nam; Mấy suy nghó về việc đánh giá và đònh hướng hoàn thiện cơ chế
khoán sản phẩm trong nông nghiệp của Đào Xuân Sâm; Tổng hợp ý kiến đã


7

phát biểu trên bốn số tạp chí. Loạt bài này tuy chưa đề cập đến việc phát
triển kinh tế trang trại gia đình nhưng đã phân tích và làm rõ nhiều vấn đề
liên quan đến việc phát triển kinh tế hộ gia đình, một cơ sở để kinh tế
trang trại gia đình nói riêng sau này phát triển. Ngoài ra nhiều bài viết
mang tính khảo cứu chuyên sâu về các mặt khác nhau của quá trình phát
triển kinh tế nông nghiệp nông thôn cũng được đăng tải như: Vai trò nông
nghiệp trong phát triển kinh tế của Lê Vinh Danh; Những vấn đề có tính
quy luật trong việc xác lập và chuyển dòch cơ cấu kinh tế nông thôn của Vũ
Xuân Kiều; Vai trò của kinh tế hộ trong việc chuyển dòch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn của Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Đình Long;
Chính sách thò trường với phát triển nông nghiệp nông thôn của Chu Hữu
Quý và Nguyễn Kế Tuấn; Về vốn đầu tư phát triển nông nghiệp và kinh tế
nông thôn ở nước ta của Phạm Văn Bốn; Mối quan hệ giữa dân số với phát

triển kinh tế – xã hội của Nguyễn Thò Hằng; Chuyển dòch cơ cấu kinh tế và
lao động nông thôn của Nguyễn Sinh Cúc…
Nhìn một cách khái quát có thể nói rằng ở những năm 80 của thế kỷ
XX, vấn đề kinh tế trang trại nói chung cũng như kinh tế trang trại gia đình
nói riêng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm. Các công trình nghiên
cứu chủ yếu đi sâu vào lónh vực kinh tế hộ gia đình và những vấn đề liên
quan đến kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Đến những năm 90 của thế kỷ XX, nhiều công trình nghiên cứu
chuyên sâu vào lónh vực kinh tế trang trại đã được công bố dưới dạng sách,
các bài nghiên cứu. Năm 1993, Trung tâm kinh tế Châu Á – Thái Bình


8

Dương đã cho xuất bản quyển sách: Kinh tế trang trại gia đình trên thế giới
và Châu Á của tập thể tác giả Nguyễn Điền, Trần Đức, Trần Huy Năng.
Tài liệu này không chỉ đề cập đến nguồn gốc ra đời mà còn mô tả những
đặc điểm cơ bản nhất của kinh tế trang trại gia đình ở nhiều nước trên thế
giới. Năm 1998, trong chương trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan, kỹ sư
Trần Đức – Trưởng đề án Kinh tế trang trại vùng đồi núi đã cho ra đời tác
phẩm: “Kinh tế trang trại vùng đồi núi”. Cuốn sách này có thể được coi là
một trong những cuốn sách đầu tiên viết về kinh tế trang trại ở Việt Nam.
Công trình này chưa đi sâu vào việc phân tích làm rõ quá trình phát triển
cũng như những thành quả từ kinh tế trang trại đem lại mà chủ yếu đi vào
mô tả những điều kiện để kinh tế trang trại phát triển như: quan hệ đất đai;
vốn đầu tư phát triển; lao động và máy móc; thò trường đầu ra của các loại
sản phẩm… Năm 1999, sau Hội nghò đại biểu nông dân sản xuất – kinh
doanh giỏi toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại Hội trường Ba Đình Hà Nội
(từ ngày 10 – 11 tháng 9 năm 1998), Trung Ương Hội Nông dân Việt Nam
phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn biên soạn và cho ra

đời cuốn kỷ yếu: “Những điển hình nông dân sản xuất giỏi toàn quốc”. Tập
sách này không chỉ giới thiệu đến hội viên nông dân, những tấm gương
xuất sắc trong sản xuất kinh tế nông nghiệp tại các vùng miền của cả nước
mà còn cung cấp thêm những tài liệu, kinh nghiệm thực tiễn giúp các hộ
gia đình mở rộng phát triển sản xuất, trong đó có các hộ gia đình làm kinh
tế trang trại.
Trên các tạp chí cũng xuất hiện nhiều bài liên quan trực tiếp đến
kinh tế trang trại gia đình, tiêu biểu là Trần Đức với bài: Bước đầu tìm


9

hiểu kinh tế trang trại ở nước ta, công bố năm 1995. Trong bài viết này tác
giả chủ yếu chỉ dừng lại ở việc phân loại các loại hình trang trại. Đến
tháng 3 năm 1999, tác giả lại có bài: “Nhìn lại kinh tế trang trại những năm
gần đây”. Ở bài viết này, nhiều vấn đề lớn từng bước được làm rõ như khái
niệm trang trại; các loại hình trang trại... Tác giả Trương Công Hùng với
bài: “Kinh tế trang trại ở nước ta”, trong đó nhiều yếu tố dẫn đến sự ra đời
cũng như những kết quả bước đầu của kinh tế trang trại nông nghiệp ở
nước ta đã được phân tích. Doãn Thế với bài: “Quan điểm và giải pháp về
phát triển kinh tế trang trại ở nước ta hiện nay”, chủ yếu đề cập đến những
quan điểm và những giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại của Đảng
và nhà nước.
Từ năm 2000 đến nay, các công trình nghiên cứu về kinh tế trang
trại gia đình xuất hiện đa dạng và phong phú hơn. Kết thúc Hội nghò
nghiên cứu kinh tế trang trại, tổ chức trong hai ngày 30 và 31 tháng 7 năm
1998 tại thò xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Ban Vật giá Chính phủ đã
tập hợp các bài viết và biên soạn thành sách với nhan đề: “Tư liệu về kinh
tế trang trại”. Công trình này được trình bày dưới dạng kỷ yếu và chứa
đựng nhiều văn bản (16 văn bản) trình bày rõ những chủ trương, chính sách

và những đònh hướng của Đảng và nhà nước về việc phát triển kinh tế
trang trại gia đình cùng 141 bài nghiên cứu, báo cáo của các nhà nghiên
cứu, nhà quản lý kinh tế. Đây là tập thể tác giả đang làm công tác nghiên
cứu khoa học và những người đang giữ các chức vụ khác nhau trong công
tác quản lý tại đòa phương trong toàn quốc. Đúng như tên gọi của nó, ngoài
một số bài viết mang tính lý luận, còn lại là các báo cáo nặng về tổng hợp


10

số liệu hoặc và đôi khi nêu ra một vài kinh nghiệm phát triển trang trại tại
các đòa phương. Đây là một tài liệu có nhiều ý nghóa và rất có giá trò trên
phương diện tham khảo tư liệu. Năm 2001, tác giả Nguyễn Thò Song An
cho xuất bản cuốn sách có tên là “Quản trò nông trại”, đây là một tài liệu
phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu đối với sinh viên hệ chính qui và
không chính qui thuộc chuyên ngành có tên gọi: Tổ chức quản lý xí nghiệp
nông nghiệp, hay là Quản trò nông trại. Cuốn sách này gồm 21 chương và
được chia thành 5 phần với nội dung chính là cung cấp những kiến thức cơ
bản trong việc quản lý một trang trại. Do vậy, cuốn sách này không chỉ là
một tài liệu cần thiết đối với các sinh viên chuyên ngành mà nó còn có giá
trò tham khảo đối với các nhà khoa học, nghiên cứu, các nhà quản lý, chủ
các trang trại. Năm 2002, Tác giả Vũ Trọng Khải xuất bản công trình có
nhan đề “Hai mô hình kinh tế và sự đổi mới kinh tế qua thực tiễn phát triển
nông nghiệp ở Việt Nam”. Đây là công trình nghiên cứu của một người,
dưới dạng là tập hợp những bài viết trong nhiều năm và đã được đăng tải
trên các tạp chí, báo trong thời gian từ năm 1969 đến những năm 2000. Tác
giả cũng là người đã có thời gian công tác nhiều năm trong ngành nông
nghiệp về lónh vực này. Do đó, trong công trình tác giả đã đề cập đến
nhiều góc độ khác nhau của lónh vực kinh tế nông nghiệp từ các chủ trương
chính sách đến những diện mạo cụ thể. Trong đó kinh tế trang trại gia đình

đã được tác giả đi sâu phân loại, đồng thời đã đưa ra những dự báo xu
hướng phát triển của chúng trong cơ chế thò trường.
Kết thúc cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản
năm 2001 theo quyết đònh số: 34/2001/QĐ – TTg ngày 13 tháng 3 năm


11

2001, năm 2002 Tổng cục Thống kê Việt Nam đã tiến hành biên soạn và
xuất bản tài liệu: “Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy
sản năm 2001” với hai phần nội dung cơ bản là phân tích kết quả tổng điều
tra và số liệu tổng hợp kết quả tổng điều tra. Có thể nói đây là tài liệu đầu
tiên ở tầm quốc gia, thể hiện tính tổng hợp số liệu, toàn diện nhiều mặt đối
với kinh tế trang trại gia đình. Do đó, có thể nói rằng đây là tài liệu rất có
giá trò không chỉ đối với các cấp, các ngành mà còn có giá trò đối với các
nhà nghiên cứu về kinh tế trang trại gia đình. Cũng trong thời gian này, tác
giả Nguyễn Sinh Cúc xuất bản tác phẩm: “Nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam thời kỳ đổi mới (1986 - 2002)” với 3 phần chính. Ba phần này, tác giả
đã cung cấp cho bạn đọc nhiều nguồn thông tin phong phú, toàn diện, được
tính toán và phân tích theo phương pháp khoa học kết hợp với đònh tính và
đònh lượng… Mọi sự phân tích, chứng minh, kết luận và dự báo đều được
minh chứng bằng những số liệu thực tế [49, tr. 4]. Đây là cuốn sách có giá
trò tham khảo đối với nhiều người thuộc nhiều ngành, lónh vực khác nhau.
Người đọc có thể tìm thấy những số liệu, những thông tin cần thiết cho
công tác nghiên cứu và học tập của mình. Ngoài những công trình kể trên
chúng ta còn có thể tìm thấy nhiều công trình với những tên tuổi khác nhau
thông qua sách, báo, tạp chí, trên mạng internet…như: Thực trạng và giải
pháp phát triển kinh tế trang trại trong thời kỳ CNH – HĐH ở Việt Nam;
Phát triển và quản lý trang trại trong kinh tế thò trường; Kinh tế trang trại
các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc…

Nhìn chung, đến nay việc nghiên cứu và nhận thức về kinh tế trang
trại nói chung, kinh tế trang trại gia đình nói riêng đã và đang được nhiều


12

ngành quan tâm, nhiều vấn đề đã được đặt ra và giải quyết, nhiều công
trình đã được công bố. Tuy nhiên ở phương diện quốc gia cũng như ở đòa
phương tỉnh Bình Phước vẫn chưa có những công trình chuyên sâu, phân
tích đầy đủ các mặt của kinh tế trang trại gia đình.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mặc dù có thể tiếp cận ở những phương diện khác nhau kết hợp
cùng những cách thức khác nhau, song cho dù ở phương diện hay cách thức
nào đi nữa thì với đề tài: “Quá trình phát triển kinh tế trang trại gia đình tại
tỉnh Bình Phước giai đoạn 1986 – 2006” vẫn là quá lớn so với khả năng
thực hiện. Vì vậy, việc giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu là cần
thiết đối với tác giả.
Một là, mặc dù đề tài của luận án là nghiên cứu: “Quá trình phát
triển kinh tế trang trại gia đình tại tỉnh Bình Phước giai đoạn 1986 – 2006”
nhưng điều đó không có nghóa là tác giả đi sâu xem xét hết tất cả các hình
thức sản xuất kinh tế trang trại hiện đang tồn tại ở tỉnh Bình Phước. Trong
luận án tác giả chỉ tập trung đào sâu, xem xét và giải quyết những vấn đề
có liên quan đến kinh tế trang trại gia đình. Sở dó tác giả tập trung vào kinh
tế trang trại gia đình vì đây là hình thức sản xuất kinh doanh nông nghiệp
chủ yếu và phổ biến nhất hiện nay so với các hình thức tổ chức sản xuất
khác.
Hai là, về phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu: như tựa đề
của luận án, tác giả đã chỉ rõ luận án chỉ nghiên cứu kinh tế trang trại gia



13

đình tại đòa bàn tỉnh Bình Phước trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến
năm 2006.
Về địa điểm nghiên cứu tác giả khơng chọn địa bàn vùng, miền hay
phạm vi quốc gia mà chỉ giới hạn trong địa bàn tỉnh Bình Phước vì những đề
tài này vượt ra ngồi khả năng thực hiện độc lập của tác giả. Nói cách khác,
để hồn thành đề tài với địa bàn nghiên cứu rộng đòi hỏi và cần phải có nhiều
yếu tố hỗ trợ kết hợp trong đó có yếu tố kinh tế - đây là một trở ngại lớn
khơng cho phép tác giả thực hiện độc lập. Xét về tính vượt trội trong sự so
sánh với các địa phương khác trong tồn quốc, Bình Phước là một trong 5 tỉnh
có tốc độ và số lượng trang trại gia đình nhiều nhất. Xét về tính tương đồng,
Bình Phước là một tỉnh miền núi, biên giới có đặc điểm địa hình và mật độ cư
dân tương đồng với nhiều địa phương khác... Vì vậy, tác giả quyết định chọn
tỉnh Bình Phước làm địa phương để nghiên cứu.
Về mặt thời gian, tác giả giới hạn trong hai mốc lòch sử 1986 – 2006
là nhằm phân biệt, làm rõ một chặng đường hình thành và phát triển của
kinh tế trang trại gia đình. Hai mốc thời gian này hoàn toàn không có ý
nghóa phân đònh khô cứng một hình thức sản xuất kinh tế nông nghiệp.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận: để giải quyết những nội dung mà đề tài đặt ra,
tác giả dựa vào những lý luận, quan điểm của chủ nghóa Mác – Lênin về
hình thái kinh tế – xã hội, tư tưởng của Chủ tòch Hồ Chí Minh về phát triển
kinh tế nông nghiệp nông thôn cùng những quan điểm, đường lối của Đảng
làm cơ sở định hướng cho tác giả xác định con đường và phạm vi nghiên
cứu.


14


Về phương pháp nghiên cứu: mọi sự vật, hiện tượng của tự nhiên và xã
hội ñều có một quá trình lịch sử riêng – ñó là quá trình phát sinh, phát triển và
diệt vong. Nắm bắt và ñi theo những bước ñi ñó người nghiên cứu sẽ dựng lại
ñược một bức tranh ñầy ñủ về chính ñối tượng cần nghiên cứu. Phương pháp
lịch sử với những ưu thế nhất ñịnh: “ñi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình
phát triển và biến hóa của ñối tượng, ñể phát hiện bản chất và quy luật của ñối
tượng” sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu làm ñược ñiều mong muốn ñó. Vì vậy,
luận án rất coi trọng phương pháp lịch sử và sử dụng phương pháp lịch sử
xuyên suốt quá trình nghiên cứu ñề tài.
Song hành với phương pháp lịch sử và kết hợp chặt chẽ với phương
pháp lịch sử là phương pháp logic trong quá trình nghiên cứu. Cả hai phương
pháp kết hợp với nhau trong quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra bản chất phát
triển của sự vật, nắm bắt những quan hệ biện chứng, nhân quả và quy luật
phát triển của sự vật, hiện tượng.
Mặt khác ñể hỗ trợ phương pháp lịch sử, tác giả cố gắng tiếp cận và kết
hợp với các phương pháp khác trong quá trình nghiên cứu như phương pháp
phân tích; phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm; phương pháp tổng
hợp...
Phương pháp phân tích là phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu
lý luận khác nhau về một chủ ñề, bằng cách phân tích chúng thành từng bộ
phận, theo lịch sử thời gian ñể hiểu chúng một cách ñầy ñủ và toàn diện.
Phương pháp này ñược sử dụng kết hợp và nhiều nhất trong chương 1;
chương 2; chương 3.
Phương pháp tổng hợp là phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận
thông tin ñã thu thập ñược từ ñó tạo ra hệ thống lý thuyết ñầy ñủ, sâu sắc về
ñối tượng nghiên cứu. Phương pháp này ñược sử dụng nhiều trong chương 2;


15


chương 3 khi mơ tả những thời kỳ phát triển khác nhau của kinh tế trang trại
gia đình.
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp xem
xét những thành quả của hoạt động thực tiễn trong q khứ để rút ra những
kết luận cho thực tiễn và cho khoa học. Phương pháp này được sử dụng chủ
yếu trong chương 4
Ngồi các phương pháp đã được sử dụng, tại nhiều chương mục nhỏ
của luận án tác giả vẫn sử dụng kết hợp thêm phương pháp thống kê.
5. Nguồn tư liệu tham khảo
Tài liệu sử dụng để hoàn thành đề tài: “Quá trình phát triển kinh tế
trang trại gia đình tại tỉnh Bình Phước giai đoạn 1986 – 2006” có thể được
phân chia thành những nguồn khác nhau:
Thứ nhất, các tác phẩm của các nhà kinh điển như bộ Tư bản của C.
Mác; tác phẩm “Sự phát triển của chủ nghóa tư bản ở Nga” của Lênin; các
văn kiện Đảng và các tác phẩm của Chủ tòch Hồ Chí Minh bàn về phát
triển nông nghiệp.
Thứ hai, tác giả tiếp cận và sử dụng nhiều tài liệu của các cơ quan,
ban ngành trong tỉnh như: tài liệu báo cáo của Ban kinh tế tỉnh ủy tỉnh Bình
Phước về tình hình kinh tế trang trại và đònh hướng phát triển trong các
năm 1997, 1998; Báo cáo của Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn về tình
hình kinh tế trang trại gia đình qua các năm 1999, 2000, 2001, 2002, 2003,
2004, 2005. Nguồn tài liệu này rất phong phú và đa dạng, nó bổ khuyết và
tạo ra cho tác giả một cái nhìn hệ thống về sự phát triển của kinh tế trang
trại gia đình qua từng năm.


16

Thứ ba, ngoài những tài liệu đã nêu trên, thì việc nghiên cứu quá
trình phát triển của kinh tế trang trại gia đình còn cần phải có các số liệu

thống kê đầy đủ, toàn diện với độ tin cậy cao là một yếu tố không thể
thiếu. Đây là những cơ sở quan trọng cho phép tác giả cũng như những nhà
nghiên cứu nói chung quan tâm đến lónh vực này đưa ra những đánh giá,
nhận xét có tính đònh lượng thuyết phục. Xuất phát từ vai trò quan trọng
đó, tác giả cố gắng tiếp cận với các nguồn số liệu thống kê có thể tiếp cận
từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, Cục thống kê Bình Phước, phòng thống
kê các huyện, thò cũng như số liệu thống kê của các xã thuộc đòa bàn tỉnh
Bình Phước.
Kết quả tổng điều tra nông thôn và nông nghiệp thời điểm ngày 1
tháng 6 năm 1997 nhằm mục đích nắm bắt những thông tin cơ bản, chuẩn
xác về hiện trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp cũng như kết quả gieo
trồng các loại cây hàng năm, lâu năm, chăn nuôi gia súc,… Đây là tập tài
liệu chứa đựng thông tin nhiều mặt về thực trạng của nền kinh tế nông
nghiệp ở tỉnh Bình Phước những ngày mới tái lập. Tác giả đã tìm thấy ở
đây những số liệu thống kê đa dạng từ đó cho phép nhận diện rõ hơn quá
trình hình thành của kinh tế trang trại gia đình ở tỉnh Bình Phước thời điểm
trước năm 1997.
Năm 1998, thực hiện Quyết đònh của Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê về việc điều tra tình hình trang trại tại 4 tỉnh là Yên Bái, Thanh
Hóa, Bình Dương và Bình Phước – Kết quả cuộc điều tra này ở tỉnh Bình
Phước được tổng hợp trong 05 tập tài liệu theo đơn vò huyện. Mặc dù chỉ
điều tra tại 4 tỉnh nhưng đây là cuộc điều tra đầu tiên, toàn diện về kinh tế


17

trang trại đình xét ở phương diện quốc gia cũng như đòa phương. Đây cũng
là thời điểm chưa có một khái niệm thống nhất từ trung ương đến đòa
phương về kinh tế trang trại vì vậy cuộc điều tra này được tiến hành trên
cả hai quan niệm trung ương và đòa phương. Do đó, trong quá trình phân

tích, sử dụng số liệu, tác giả phải sử dụng cả hai số liệu khác nhau nhằm
bảo đảm tính chính xác.
Năm 2001, thực hiện quyết đònh số 34/2001/QĐ-TTg, ngày 13 tháng
3 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc: Tổng điều tra nông thôn,
nông nghiệp và thủy sản năm 2001 – Đây là cuộc Tổng điều tra lớn nhất,
toàn diện trên cơ sở một khái niệm thống nhất từ trung ương đến các đòa
phương. Ở phương diện quốc gia, kết quả cuộc tổng điều tra này được
Tổng cục Thống kê biên soạn và xuất bản thành sách “Kết quả tổng điều
tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2001” còn tại đòa phương thì
được tổng hợp riêng thành tài liệu “Các biểu tình hình kinh tế trang trại
tỉnh Bình Phước”. Hai tập tài liệu này không chỉ cung cấp những thông tin
toàn diện nhiều mặt mà nó còn cho phép ta thực hiện việc so sánh nhận
diện sự phát triển khác nhau của kinh tế trang trại gia đình tại mỗi đòa
phương ở những thời kỳ khác nhau.
Năm 2006, thực hiện Quyết đònh số 188/2005/QĐ – TTg ngày 26
tháng 07 năm 2005 về việc: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy
sản năm 2006, đây là cuộc tổng điều tra toàn diện lần thứ hai trên cơ sở
một khái niệm thống nhất có điểu chỉnh từ TW đến các đòa phương. Số liệu
chính thức được công bố theo từng chuyên đề từ tháng 6 năm 2007.


18

Nhìn chung trong các năm 1997, 1998, 2001, 2006 ở Việt Nam cũng
như ở tỉnh Bình Phước nói riêng đã có nhiều đợt tổng điều tra, khảo sát
tình hình kinh tế trang trại. Kết thúc các cuộc điều tra này đã thu thập được
nhiều số liệu thống kê toàn diện – Đây là những nguồn số liệu vô cùng
quý để từ đó phân tích, nhận xét về những biến đổi kinh tế, xã hội trong
nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên, trong quá trình điều
tra có thời điểm ở Việt Nam chưa có một khái niệm thống nhất nên số liệu

tổng hợp từ TW đến các đòa phương, giữa các đòa phương với đòa phương,
giữa các ban ngành trong một đòa phương vẫn còn nhiều khoảng cách. Do
vậy, việc sử dụng các số liệu tổng hợp từ các đợt điều tra này phục vụ cho
đề tài cũng như các công tác nghiên cứu khác gặp nhiều khó khăn trong
quá trình phân tích, so sánh... Mặt khác, trong khoảng thời gian dài từ năm
1986 đến năm 1998 công tác thống kê về sự phát triển của kinh tế trang
trại chưa phải là một công tác thường niên từ TW đến các đòa phương nên
số liệu tổng hợp thống kê trong thời gian này còn nhiều khoảng trống. Đây
là một khó khăn không chỉ của tác giả mà còn là khó khăn chung cho
nhiều nhà nghiên cứu, quản lý mỗi khi muốn tìm hiểu về quá trình hình
thành và phát triển ban đầu của kinh tế trang trại gia đình.
Thứ tư, những tác phẩm, công trình nghiên cứu đã được đăng tải trên
sách, báo, tạp chí, các luận văn, luận án về phát triển kinh tế trang trại ở
tầm vó mô cũng như ở các đòa phương.
Thứ năm, nguồn tài liệu từ các cuộc điền dã khảo sát thực tế tại một
số trang trại gia đình ở tỉnh cụ thể như sau: Bình Long 40 trang trại; Lộc


19

Ninh 20 trang trại; Chơn Thành 40 trang trại; Phước Long 20 trang trại;
Đồng Phú 40 trang trại; Bù Đăng 20 trang trại; thò xã Đồng Xoài 20 trang
trại. Từ các đợt điền dã khảo sát, phỏng vấn trực tiếp các chủ trang trại đã
giúp và cung cấp thêm cho tác giả nhiều hiểu biết hơn về một sự phát triển
toàn diện của kinh tế trang trại gia đình. Tuy nhiên vì nhiều yếu tố khác
nhau chi phối làm cho quá trình điền dã, khảo sát vượt ra ngoài khả năng
độc lập của tác giả, do đó nguồn tài liệu này chưa phản ánh được tính toàn
diện, còn nhiều hạn chế nên chỉ được xem là nguồn tham khảo.
6. Đóng góp của luận án
Thơng qua việc trình bày một cách tồn diện có hệ thống về kinh tế

trang trại gia đình ở Bình Phước trong suốt 20 năm phát triển, luận án có
những đóng góp khoa học trên hai phương diện lý luận và thực tiễn như
sau:
- Về mặt lịch sử, luận án đã dựng lại bức tranh tổng thể về kinh tế trang
trại gia đình ở tỉnh Phước trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2006).
- Về mặt lý luận, luận án làm rõ mối quan hệ về sự phát triển của kinh
tế trang trại gia đình với các chủ trương, chính sách của ðảng và nhà nước
trong thời kỳ đổi mới; Những đặc điểm chung, đặc điểm riêng mang tính
đặc thù của kinh tế trang trại gia đình ở Bình Phước trong sự so sánh với
các địa phương.
- Về mặt thực tiễn, từ tác động của kinh tế trang trại gia đình đến kinh
tế, xã hội luận án góp phần cung cấp những cơ sở khoa học làm rõ những
vấn đề đang đặt ra hiện nay.


20

Trên cơ sở quy luật và lịch sử phát triển luận án đưa ra dự báo về xu
hướng phát triển, những khuyến nghị đối với tỉnh về việc phát triển kinh tế
trang trại gia đình trong tương lai.
Nội dung và nguồn tư liệu sử dụng trong luận án góp phần phục vụ trực
tiếp cho việc học và giảng dạy phần lịch sử địa phương hiện đại; phục vụ cho
người đọc quan tâm đến vấn đề kinh tế trang trại gia đình.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần dẫn luận và kết luận, luận án có 4 chương nội dung:
- Chương 1: Khái qt về kinh tế trang trại
- Chương 2: Bước đầu hình thành phát triển kinh tế trang trại gia đình
ở 5 huyện phía Bắc tỉnh sông bé thời kỳ 1986 – 1996
- Chương 3: Kinh tế trang trại gia đình ở tỉnh Bình Phước phát triển
trong thời kỳ 1997 – 2006

- Chương 4: Vai trò và tác động của kinh tế trang trại gia đình trong
phát triển kinh tế – xã hội ở Bình Phước


×