Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Mối liên hệ giữa nền sọ và hệ thống sọ mặt trong quá trình tăng trưởng nghiên cứu dọc trên phim x quang sọ nghiêng ở trẻ từ 3 13 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
o0o

ĐỐNG KHẮC THẨM

MỐI LIÊN HỆ GIỮA NỀN SỌ VÀ HỆ THỐNG
SỌ – MẶT TRONG Q TRÌNH TĂNG TRƯỞNG:
NGHIÊN CỨU DỌC TRÊN PHIM X QUANG SỌ NGHIÊNG
Ở TRẺ TỪ 3-13 TUỔI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

TP.HỒ CHÍ MINH- 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
o0o

ĐỐNG KHẮC THẨM

MỐI LIÊN HỆ GIỮA NỀN SỌ VÀ HỆ THỐNG
SỌ – MẶT TRONG Q TRÌNH TĂNG TRƯỞNG:
NGHIÊN CỨU DỌC TRÊN PHIM X QUANG SỌ NGHIÊNG
Ở TRẺ TỪ 3-13 TUỔI


Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt
Mã số : 62 72 28 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. HỒNG TỬ HÙNG

Tp. Hồ Chí Minh- 2010


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Cam đoan

Đống Khắc Thẩm


i

CAC TỪ VIẾT TẮT
Cs

Cộng sự

CC


Chiều cao

CD

Chiều dài

ĐLC

Độ lệch chuẩn

mpKC

Mặt phẳng khẩu cái

p

Mức ý nghĩa

r

Hệ số tương quan

TB

Trung bình

XHD

Xương hàm dưới


XHT

Xương hàm trên

S-N

Nền sọ trước

Ba-S

Nền sọ sau

Ba-S-N

Góc nền sọ


ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: ...................................................................................................................... 51
Giá trò trung bình của góc nền sọ (Ba-S-N), chiều dài nền sọ trước (S-N),
chiều dài nền sọ sau (S-Ba) giữa nam và nữ theo giới và tuổi.
Bảng 3.2: ...................................................................................................................... 53
Giá trò trung bình của độ nhô xương hàm trên, chiều dài tương đối
xương hàm trên, hướng phát triển của xương hàm trên theo giới và tuổi.
Bảng 3.3: ...................................................................................................................... 55
Giá trò trung bình của độä nhô xương hàm dưới và chiều dài thân xương hàm dưới

theo giới và tuổi.
Bảng 3.4: ...................................................................................................................... 56
Giá trò trung bình của độ mở xương hàm dưới, góc mặt phẳng hàm dưới và
vò trí góc hàm dưới theo giới và theo tuổi.
Bảng 3.5: ...................................................................................................................... 57
Giá trò trung bình của chiều cao tầng mặt trước và sau theo giới và tuổi.
Bảng 3.6: ...................................................................................................................... 58
Giá trò trung bình của chiều dài mặt tương đối theo gi i tính và tuổi.
Bảng 3.7 ....................................................................................................................... 59
Phần trăm tăng trưởng của một số số đo nền sọ trước, chiều dài tương đối của
xương hàm trên và xương hàm dưới cũng như chiều cao mặt ở trẻ 5, 7, 9, 11
và 13 tuổi so với trẻ 3 tuổi.
Bảng 3.8 ....................................................................................................................... 60
Giá trò trung bình của góc nền sọ (Ba-S-N), chiều dài nền sọ trước (S-N),
chiều dài nền sọ sau (S-Ba) giữa nam và nữ theo giới và tuổi.
Bảng 3.9 ....................................................................................................................... 62
Giá trò trung bình của độ nhô xương hàm trên, chiều dài tương đối
xương hàm trên, hướng phát triển của xương hàm trên theo giới và tuổi.


iii

Bảng 3.10: .................................................................................................................... 63
Giá trò trung bình của độä nhô xương hàm dưới và chiều dài thân
xương hàm dưới theo giới và tuổi.
Bảng 3.11: .................................................................................................................... 65
Giá trò trung bình của độ mở xương hàm dưới, góc mặt phẳng hàm dưới và
vò trí góc hàm dưới theo giới và theo tuổi.
Bảng 3.12: .................................................................................................................... 67
Giá trò trung bình của chiều cao tầng mặt trước và sau theo gi i tính và tuổi.

Bảng 3.13: .................................................................................................................... 68
Giá trò trung bình chiều dài mặt tương đối theo giới và theo tuổi.
Bảng 3.14: .................................................................................................................... 70
Tương quan giữa góc nền so (Ba-S-N)ï với các số đo ở xương hàm trên theo tuổi.
Bảng 3.15: .................................................................................................................... 71
Tương quan giữa góc nền sọ (Ba-S-N) với các số đo của hàm dưới.
Bảng 3.16: .................................................................................................................... 72
Tương quan giữa góc nền so (Ba-S-N)ï và góc mặt phẳng khớp cắn
Bảng 3.17: .................................................................................................................... 73
Tương quan giữa chiều dài nền sọ trước và hàm trên (hệ số r của Pearson):
Bảng 3.18: .................................................................................................................... 74
Tương quan giữa chiều dài nền sọ trước (S-N) và với các số đo chiều dài hàm dưới
Bảng 3.19: .................................................................................................................... 75
Tương quan giữa chiều dài nền sọ trước và chiều cao các tầng mặt
Bảng 3.20: .................................................................................................................... 76
Mối tương quan giữa chiều dài nền sọ sau và hàm trên
Bảng 3.21: .................................................................................................................... 77
Tương quan giữa chiều dài nền sọ sau (Ba-SN) và hàm dưới
Bảng 3.22: .................................................................................................................... 77
Tương quan giữa chiều dài nền sọ sau và khớp cắn
Bảng 3.23: .................................................................................................................... 79
Tương quan giữa chiều dài nền sọ sau và chiều cao các tầng mặt.


iv

Bảng 3.24: .................................................................................................................... 80
Thay đổi trung bình tổng góc Ba-S-N và S-Ba-Me từ 3 đến 13 tuổi
Bảng 3.25: .................................................................................................................... 81
Thay đổi trung bình tỉ lệ S-N/Ba-Me từ 3 đến 13 tuổi

Bảng 3.26: .................................................................................................................... 81
Thay đổi trung bình tỉ lệ Ba-S/N-Me từ 3 đến 13 tuổi


v

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: .......................................................................................................................... 4

Các xương của nền sọ.
Hình 1.2: ......................................................................................................................... 5

Nền sọ trước (SN) và nền sọ sau (BaS) trên phim sọ nghiêng
Hình 1.3: ......................................................................................................................... 7
Nền sọ và các cấu trúc xương của khối xương mặt
Hình 1.4: ......................................................................................................................... 7
Sọ mặt nhìn từ mặt bên.
Hình 1.5: ......................................................................................................................... 9
Nền sọ của động vật có vú (không đi thẳng đứng bằng hai chân) có dạng phẳng.
Hình 1.6: ......................................................................................................................... 9
Nền sọ của con người gập lại.
Hình 1.7: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 11
Nền sọ v i các kh p sụn ở trẻ sơ sinh.
Hình 1.8: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 11
Sơ đồ về sự tăng trưởng khớp sụn của nền sọ.
Hình 1.9: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. 17
Góc nền sọ.
Hình 1.10: ..................................................................................................................... 18
Sự tăng trưởng của mặt về phía trư c và phía dư i.

Hình 1.11: ..................................................................................................................... 21
Các vùng (tô màu) tiêu xương khi xương mặt tăng trưởng về phía trư c.
Hình 1.12 ...................................................................................................................... 21
Tăng trưởng của phức hợp xương mũi-sàng.
Hình 1.13: ...................................................................................................................... 22
Sự tăng trưởng cuả xương mặt và xương hàm trên. (+) chỉ vùng đắp xương,
(-) chỉ vùng tiêu xương.


vi

Hình 1.14: ..................................................................................................................... 23
Sự tăng trưởng của xương hàm dưới. Khi xương hàm dưới tăng trưởng theo
chiều dài, nhánh đứng được bồi đắp xương phía sau và tiêu xương đáng kể phía trước.
Hình 1.15: ..................................................................................................................... 24
Sự di chuyển ra sau của hai lồi cầu hàm dưới.
Hình 1.16 ...................................................................................................................... 25
Sơ đồ sự tăng trưởng của xương hàm dưới.
Hình 1.17: ..................................................................................................................... 30
Nền sọ trên phim sọ nghiêng.
Hình 2.1: ....................................................................................................................... 39
Các điểm chuẩn, mặt phẳng chuẩn và trục sử dụng trong nghiên cứu
Hình 2.2: ....................................................................................................................... 39
Tứ giác (H) S-N-Ba-Me gồm có S-N là nền sọ trư c, Ba-S là nền sọ sau.
Hình 2.3: ....................................................................................................................... 45
Phim sọ nghiêng được vẽ đúng chuẩn và scan vào máy tính với tỷ lệ 1/1.
Hình 3.1: ....................................................................................................................... 83
Chồng phim ở 3 tuổi và 5 tuổi (nữ)
Hình 3.1 bis: ................................................................................................................. 83
Chồng phim ở 3 tuổi và 5 tuổi (nam)

Hình 3.2: ....................................................................................................................... 84
Chồng phim ở 3 tuổi và 7 tuổi (nữ)
Hình 3.2 bis: ................................................................................................................. 84
Chồng phim ở 3 tuổi và 7 tuổi (nam)
Hình 3.3: ....................................................................................................................... 85
Chồng phim ở 3 tuổi và 9 tuổi (nữ)
Hình 3.3 bis: ................................................................................................................. 85
Chồng phim ở 3 tuổi và 9 tuổi (nam)
Hình 3.4: ....................................................................................................................... 86
Chồng phim ở 3 tuổi và 11 tuổi (nữ)


vii

Hỡnh 3.4 bis: ................................................................................................................. 86
Chong phim ụỷ 3 tuoồi vaứ 11 tuoồi (nam)
Hỡnh 3.5: ....................................................................................................................... 87
Chong phim ụỷ 3 tuoồi vaứ 13 tuoồi (nửừ)
Hỡnh 3.5 bis: ................................................................................................................. 87
Chong phim ụỷ 3 tuoồi vaứ 13 tuoồi (nam)
Hỡnh 3.6: ....................................................................................................................... 88
Chong phim ụỷ tuoồi 3, 5,7, 9, 11, 13 (nửừ)
Hỡnh 3.6 bis: ................................................................................................................. 88
Chong phim ụỷ tuoồi 3, 5,7, 9, 11, 13 (nam)


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1 ................................................................................................................... 51
Đường biểu diễn góc nền sọ, chiều dài nền sọ trước, chiều dài nền sọ sau theo tuổi.
Biểu đồ 3.2 ................................................................................................................... 54
Đường biểu diễn của độ nhô xương hàm trên, chiều dài tương đối xương hàm trên,
hướng phát triển của xương hàm trên theo tuổi.
Biểu đồ 3.3 ................................................................................................................... 59
Đường biểu diễn % tăng của một số số đo nền sọ trước, chiều dài tương đối của xương
hàm trên và xương hàm dưới cũng như chiều cao mặt ở trẻ 5, 7, 9, 11 và 13 tuổi so với
trẻ 3 tuổi.
Biểu đồ 3.4 ................................................................................................................... 61
Đường biểu diễn góc nền sọ, chiều dài nền sọ trước, chiều dài nền sọ sau theo tuổi.
Biểu đồ 3.5 ................................................................................................................... 62
Đường biểu diễn giá trò trung bình của độ nhô xương hàm trên, chiều dài tương đối
xương hàm trên, hướng phát triển của xương hàm trên theo tuổi.
Biểu đồ 3.6 ................................................................................................................... 64
Đường biểu diễn giá trò trung bình của độ nhô xương hàm dưới và chiều dài thân xương
hàm dưới giữa theo tuổi.
Biểu đồ 3.7 ................................................................................................................... 65
Đường biểu diễn giá trò trung bình của các số đo hướng độ mở XHD, hướng phát triển
XHD, góc mặt phẳng hàm dưới và vò trí góc hàm dưới theo tuổi.
Biểu đồ 3.8 ................................................................................................................... 68
Đường biểu diễn giá trò trung bình của các số đo chiều cao tầng mặt trước và sau theo
tuổi.
Biểu đồ 3.9 ................................................................................................................... 69
Đường biểu diễn giá trò trung bình của các số đo chiều dài mặt tương đối theo tuổi.


ix
PHỤ LỤC
Biểu đồ A.1 .................................................................................................................... 1

Đường biểu diễn sự biến thiên góc S-N-A ở từng giai đoạn phát triển của trẻ theo sự
tăng và giảm của Ba-S-N từ 3-13 tuổi (13-3).
Biểu đồ A.2 .................................................................................................................... 2
Đường biểu diễn sự biến thiên góc S-N-B ở từng giai đoạn phát triển của trẻ theo sự
tăng và giảm của Ba-S-N từ 3-13 tuổi (13-3).
Biểu đồ A.3 .................................................................................................................... 2
Đường biểu diễn sự biến thiên góc S-N-Go-Gn ở từng giai đoạn phát triển của trẻ theo
sự tăng và giảm của Ba-S-N từ 3-13 tuổi (13-3).
Biểu đồ A.4 .................................................................................................................... 3
Đường biểu diễn sự biến thiên góc N-S-ANS ở từng giai đoạn phát triển của trẻ theo sự
tăng và giảm của Ba-S-N từ 3-13 tuổi (13-3)
Biểu đồ A.5 .................................................................................................................... 4
Đường biểu diễn sự biến thiên góc S-N-ANS ở từng giai đoạn phát triển của trẻ theo sự
tăng và giảm của Ba-S-N từ 3-13 tuổi (13-3).
Biểu đồ A.6 .................................................................................................................... 4
Đường biểu diễn sự biến thiên góc N-S-PNS ở từng giai đoạn phát triển của trẻ theo sự
tăng và giảm của Ba-S-N từ 3-13 tuổi (13-3).
Biểu đồ A.7 .................................................................................................................... 5
Đường biểu diễn sự biến thiên góc N-S-Me ở từng giai đoạn phát triển của trẻ theo sự
tăng và giảm của Ba-S-N từ 3-13 tuổi (13-3).
Biểu đồ A.8 .................................................................................................................... 5
Đường biểu diễn sự biến thiên góc S-N-Me ở từng giai đoạn phát triển của trẻ theo sự
tăng và giảm của Ba-S-N từ 3-13 tuổi (13-3).
Biểu đồ A.9 .................................................................................................................... 6
Đường biểu diễn sự biến thiên góc N-S-Go ở từng giai đoạn phát triển của trẻ theo sự
tăng và giảm của Ba-S-N từ 3-13 tuổi (13-3).
Biểu đồ A.10 .................................................................................................................. 6
Đường biểu diễn sự biến thiên góc S-Ba-Me ở từng giai đoạn phát triển của trẻ theo sự
tăng và giảm của Ba-S-N từ 3-13 tuổi (13-3).



x

Biểu đồ B.1 .................................................................................................................... 8
Đường biểu diễn sự thay đổi góc nền sọ (Ba-S-N) và các số đo xương hàm trên của trẻ
có mã số nghiên cứu 1.
Biểu đồ B.2 .................................................................................................................... 8
Đường biểu diễn sự thay đổi góc nền sọ (Ba-S-N) và các số đo xương hàm dư i của trẻ
có mã số nghiên cứu 1.
Biểu đồ B.3 .................................................................................................................... 9
Đường biểu diễn sự thay đổi chiều dài nền sọ trư c (S-N) và các số đo ở HT và HD của
trẻ có mã số nghiên cứu 1.
Biểu đồ B.4 .................................................................................................................. 10
Đường biểu diễn sự thay đổi góc nền sọ (Ba-S-N) và các số đo xương hàm trên của trẻ
có mã số nghiên cứu 5.
Biểu đồ B.5 .................................................................................................................. 11
Đường biểu diễn sự thay đổi góc nền sọ (Ba-S-N) và các số đo xương hàm dư i của trẻ
có mã số nghiên cứu 5.
Biểu đồ B.6 .................................................................................................................. 11
Đường biểu diễn sự thay đổi chiều dài nền sọ trư c (S-N) và các số đo ở HT và HD của
trẻ có mã số nghiên cứu 5.
Biểu đồ B.7 .................................................................................................................. 12
Đường biểu diễn sự thay đổi góc nền sọ (Ba-S-N) và các số đo xương hàm trên của trẻ
có mã số nghiên cứu 8.
Biểu đồ B.8 .................................................................................................................. 13
Đường biểu diễn sự thay đổi góc nền sọ (Ba-S-N) và các số đo xương hàm dư i của trẻ
có mã số nghiên cứu 8.
Biểu đồ B.9 .................................................................................................................. 13
Đường biểu diễn sự thay đổi chiều dài nền sọ trư c (S-N) và các số đo ở HT và HD của
trẻ có mã số nghiên cứu 8.

Biểu đồ B.10 ................................................................................................................ 15
Đường biểu diễn sự thay đổi góc nền sọ (Ba-S-N) và các số đo xương hàm trên của trẻ
có mã số nghiên cứu 11.


xi
Biểu đồ B.11 ................................................................................................................ 15
Đường biểu diễn sự thay đổi góc nền sọ (Ba-S-N) và các số đo xương hàm dư i của trẻ
có mã số nghiên cứu 11.
Biểu đồ B.12 ................................................................................................................ 16
Đường biểu diễn sự thay đổi chiều dài nền sọ trư c (S-N) và các số đo ở HT và HD của
trẻ có mã số nghiên cứu 11.
Biểu đồ B.13 ................................................................................................................ 17
Đường biểu diễn sự thay đổi góc nền sọ (Ba-S-N) và các số đo xương hàm trên của trẻ
có mã số nghiên cứu 12.
Biểu đồ B.14 ................................................................................................................ 18
Đường biểu diễn sự thay đổi góc nền sọ (Ba-S-N) và các số đo xương hàm dư i của trẻ
có mã số nghiên cứu 12.
Biểu đồ B.15 ................................................................................................................ 18
Đường biểu diễn sự thay đổi chiều dài nền sọ trư c (S-N) và các số đo ở HT và HD của
trẻ có mã số nghiên cứu 12.
Biểu đồ B.16 ................................................................................................................ 20
Đường biểu diễn sự thay đổi góc nền sọ (Ba-S-N) và các số đo xương hàm trên của trẻ
có mã số nghiên cứu 14.
Biểu đồ B.17 ................................................................................................................ 20
Đường biểu diễn sự thay đổi góc nền sọ (Ba-S-N) và các số đo xương hàm dư i của trẻ
có mã số nghiên cứu 14.
Biểu đồ B.18 ................................................................................................................ 21
Đường biểu diễn sự thay đổi chiều dài nền sọ trư c (S-N) và các số đo ở HT và HD của
trẻ có mã số nghiên cứu 14.



1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Với sự kết hợp của nhiều cấu trúc và hệ cơ quan, cơ thể con người nói
chung, hệ thống đđầu mặt nói riêng là một khối thống nhất. Sự kết hợp ấy đã
tạo ra mỗi cá thể với từng nét đặc trưng riêng, nhưng trong một chừng mực
nào đó từng cá thể đều đạt được sự hài hòa tương đối[25],[55]. Đó là do sự kết
hợp mang tính hỗ tương giữa các thành phần. Khối sọ mặt là một trong
những bộ phận có cấu tạo phức tạp bậc nhất của cơ thể cũng kết hợp theo
nguyên tắc này.
Kể từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, cơ thể luôn có những biến đổi
mang tính đặc trưng của từng giai đoạn*. Ở trẻ em, phần sọ não khá lớn so
với sọ mặt, khuôn mặt có dạng bầu bónh do hàm dưới chưa phát triển; với
quá trình hoạt động chức năng và trong quá trình phát triển, xương hàm được
kích thích phát triển làm cho khuôn mặt thay đổi, đđưa đđến sự cân xứng của
ba tầng mặt ở tuổi trưởng thành[45]. Như vậy, sự hài hòa của các tầng mặt ở
người trưởûng thành là kết quả của sự tác động qua lại của sọ não nói chung,
trong đó có nền sọ và khối xương mặt trong quá trình phát triển cũng như
nhờ các hoạt động chức năng của hệ thống nhai. Nền sọ có cơ chế tăng
trưởng phức tạp, trong đó sự tăng trưởng của sụn bướm-chẩm giữ một vai trò
quan trọng[1],[2],[23]. Sụn bướm-chẩm có khuynh hướng tăng trưởng vừa ra sau
vừa xuống dưới, và chiều hướng này góp phần làm tăng kích thước của nền
sọ theo chiều cao và chiều trước sau[45],[46],[53]. Quá trình tăng trưởng này
không chỉ làm thay đổi bản thân nền sọ mà còn ảnh hưởng tới chiều hướng

*


Tỷ lệ sọ mặt/sọ toàn bộ ở trẻ mới sinh là 1/7; ở người trưởng thành, tỉ lệ này là 1/3. (Đỗ Xuân
Hợp,”Giải Phẫu Đại Cương Đầu Mặt Cổ” NXB Y Học), 1971.


2
của khối xương mặt[34],[58]. Khối xương mặt với sự tăng trưởng theo hai cơ
chế: cơ chế thứ nhất là sự tăng trưởng thụ động cùng với nền sọ theo ba
chiều không gian nhờ các đường khớp sụn; cơ chế thứ hai là sự tăng trưởng
của chính khối xương mặt nhờ các đường khớp sụn cũng như nhờ sự đắp và
tiêu xương bề mặt bởi vốn chòu ảnh hưởng của hoạt động chức năng[29],[45].
Như vậy sự tăng trưởng của khối xương mặt làm cho xương hàm trên và
xương hàm dưới đi xuống dưới và cùng ra trước đồng thời tăng khoảng cách
giữa hai nền xương hàm dành cho việc mọc răng, quá trình này làm tăng
kích thước theo chiều đứng của tầng mặt dưới[23],[29],[45]. Các nghiên cứu trên
phim sọ nghiêng của Bishara và Jakobsen (1985)[12], Donald Anderson
(1989)[10], Sarhan (1997)[49],[50], Jarvinen (1997)[35],[36],[37], Hoàng Tử Hùng và
Trần Thúy Nga (1999)[9] đã nhận đònh về sự thay đổi của góc nền sọ và ảnh
hưởng của nó đối với sự phát triển của xương mặt trên những mẫu nghiên
cứu khác nhau.
Trong quá trình chẩn đoán và điều trò các sai hình ở hệ thống sọ -mặtrăng, nếu chỉ dựa vào việc quan sát các tương quan giữa các xương mặt và
răng – nghóa là tương quan giữa xương hàm và răng với hàm trên, hàm dưới
- thì chưa đầy đủ và có thể phiến diện. Thật vậy, với một giá trò của góc SN-A được xem là trong giới hạn bình thường, tùy cá thể, vẫn có thể cho ta
một giá trò của góc ANB đủ để kết luận là có lệch lạc xương hạng II hoặc
hạng III. Đó là do hàm dưới có thể kém phát triển hoặc phát triển bình
thường nhưng lùi sau (hạng II) hoặc có chiều hướng ra trước hơn so với vò trí
bình thường (hạng III)[31],[33],[57]. Việc nghiên cứu hạng xương và kết luận về
các cấu trúc của mặt đòi hỏi phải nghiên cứu chúng trong một phức hợp sọ mặt với những ảnh hưởng hỗ tương giữa chúng[15],26]. Khối sọ nói chung và
nền sọ nói riêng có liên quan chặt chẽ với khối xương mặt về mặt giải phẫu



3
học. Sự thay đổi góc nền sọ trong quá trình tăng trưởng là một đề tài thu hút
sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới. Các nghiên cứu trên trẻ
em Âu Mỹ cho thấy còn nhiều ý kiến trái ngược nhau. Bjưrk[14] thấy rằng
góc nền sọ khi thay đổi sẽ ảnh hưởng đến độ nhô của xương hàm trên và
xương hàm dưới. Donald Anderson và Popovich[10] kết luận rằng góc nền sọ
tương quan với góc hàm dưới. Chính vì vậy, cần có nghiên cứu về vấn đề
này trên trẻ em Việt Nam ở lứa tuổi từ 3 đến 13 tuổi. Đây là lứa tuổi mà bộ
răng sữa đã mọc đầy đủ đến khi khi bộ răng vónh viễn được thành lập tương
đối hoàn chỉnh. Để giải quyết vấn đề này, những câu hỏi nghiên cứu sau
đây đã được đặt ra:
1-

Trong quá trình phát triển từ 3 đến 13 tuổi, góc nền sọ có diễn ra sự
thay đổi không? Diễn biến của sự thay đổi như thế nào?

2-

Sự thay đổi của góc nền sọ (nếu có) ảnh hưởng như thế nào đối với
sự phát triển của sọ mặt?

Công trình nghiên cứu được trình bày trong luận án này có các mục tiêu
nghiên cứu sau:
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
1- Xác đònh các đặc điểm mẫu hình thái sọ mặt trên phim sọ nghiêng
chuẩn hóa bằng các phương pháp phân tích phổ biến ở các độ tuổi 3,
5, 7, 9, 11 và 13.
2- Phát hiện và xác đònh các phương trình hồi qui về mối tương quan
giữa góc nền sọ và sọ mặt trong quá trình nghiên cứu.
3- Xác đònh đặc điểm phát triển của sọ mặt ở trẻ em Việt trong mẫu

nghiên cứu qua tứ giác sọ-mặt (Tứ giác H).
4- Công bố kết quả chồng phim.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIẢI PHẪU HỌC NỀN SỌ VÀ KHỐI XƯƠNG MẶT
1.1.1. NỀN SỌ:
Nền sọ là phần nền của khối sọ, là cấu trúc xương phức tạp nhất trong cơ
thể con người. Mặt trên của nền sọ chứa sọ não. Mặt dưới của nền sọ tiếp
khớp với khối xương mặt.
Nền sọ được chia làm 3 phần khi nhìn từ trên xuống, lần lượt là hố sọ
trước, hố sọ giữa và hố sọ sau. Hố sọ trước có giới hạn phía trước là mặt sau
xoang trán và giới hạn sau là bờ sau cánh nhỏ xương bướm, hai mỏm yên
bướm trước và rãnh giao thoa thò giác. Hố sọ giữa có giới hạn phía trước là
cánh lớn xương bướm và giới hạn phía sau là mặt dốc phần đá xương thái
dương và một phần thân sau xương bướm. Ở trung tâm là hố tuyến yên, được
bao quanh bởi bốn mỏm yên xương bướm. Hố sọ sau được tạo nên phần lớn
bởi xương chẩm[1],[6] .

Hình 1.1: Các xương của nền so (Hình từ Atlas Giải Phẫu Người)[3] .


5
Theo mặt phẳng ngang từ trước ra sau, nền sọ được cấu thành từ các
xương: phần ngang của xương trán, mấu mào gà và mảnh sàng của xương
sàng, phần ngang của cánh lớn xương bướm, cánh nhỏ và thân xương bướm,
phần đá của xng thái dương, lỗ chẩm và xương chẩm. Nền sọ mặt trên

không phẳng mà được chia thành ba hố sọ: hố sọ trước, hố sọ giữa và hố sọ
sau. Nền sọ mặt dưới tiếp khớp với khối xương mặt.
Theo mặt phẳng đứng dọc từ trước ra sau, nền sọ không phải là một mặt
phẳng mà tạo thành một góc: góc nền sọ- là góc hợp bởi nền sọ trước và
nền sọ sau[1]. Nền sọ trước được tính từ N (Nasion: điểm trước nhất của
đường khớp trán mũi trên phim sọ nghiêng) đến S (Sella turcica: điểm giữa
của hố yên xương bướm). Nền sọ sau được tính từ S đến Ba (Basion: điểm
dưới nhất cuả bờ trước lỗ chẩm).

Hình 1.2: Nền sọ trước (SN) và nền sọ sau (BaS) trên phim sọ nghiêng.


6

Chức năng chính của nền sọ cùng với các xương vòm sọ là nâng đỡ và
bảo vệ khối não bên trên đồng thời tạo một tấm nền để khối mặt phát triển
bên dưới. Sọ mặt nói chung và nền sọ nói riêng là vấn đề rất được các nhà
nghiên cứu thuộc nhiều lónh vực khác nhau quan tâm từ trước đến nay[6].
Nghiên cứu về sọ mặt và nền sọ đã được thực hiện trên các loài đđộng vật
khác nhau từ động vật bò sát, chim, động vật có vú bao gồm cả linh trưởng
và con người. Trong quá trình tiến hóa đã có sự thay đổi hình thể cột sống,
thay đổi hình dạng nền sọ phù hợp thích ứng với tư thế đứng bằng hai chân
của con người. Nền sọ gập góc của con người và tư thế đứng thẳng bằng hai
chân là vấn đề thu hút sự chú ý nghiên cứu của các nhà nhân chủng
học[22],[44].
Nền sọ cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thống sọ
mặt đặc biệt là nền sọ trước- liên quan trực tiếp đến tầng giữa mặt qua phức
hợp sàng- hàm trên. Những bất thường nền sọ trong các hội chứng rối loạn
phát triển sọ mặt như hội chứng Down’s, hội chứng Turner, hội chứng loạn
sản đòn-sọ, hội chứng dính khớp, khe hở hàm ếch…. Người ta cho rằng nền

sọ đóng vai trò nguyên phát đối với các bất thường trong hội chứng
này[12],[54].
1.1.2. Hệ thống xương mặt về phương diện giải phẫu:
Khối xương mặt gồm hai xương hàm trên, hai xương lệ, hai xương mũi,
xương lá mía, hai xương khẩu cái, hai xương gò má, xương hàm dưới và
xương móng.


7

Hình 1.3: Nền sọ và các cấu trúc xương của khối xương mặt(Hình
từ Atlas Giải Phẫu Người)[8].

Hình 1.4: Sọ mặt nhìn từ mặt bên (Hình từ Atlas Giải Phẫu Người)[8].


8
Khối sọ nói chung và nền sọ nói riêng có liên quan chặt chẽ với khối
xương mặt về mặt giải phẫu học. Như vậy, sự phát triển và tăng trưởng của
nền sọ cũng như sự thay đổi của góc nền sọ có ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng, vò trí và hình thái của khối xương mặt như thế nào?

1.2. SỰ THAY ĐỔI CỦA GÓC NỀN SỌ TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN
HÓA VÀ TĂNG TRƯỞNG
1.2.1. SỰ THAY ĐỔI CỦA GÓC NỀN SỌ TRONG QUÁ TRÌNH TIẾN
HÓA
Con người có góc nền sọ gập hơn động vật linh trưởng. Nền sọ nói chung
và góc nền sọ nói riêng có ảnh hưởng qua lại với vò trí, tư thế đứng và vận
động bằng hai chân của con người trong quá trình tiến hóa[24],[44].
Quá trình tiến hóa từ động vật sang loài người với sự thay đổi từ tư thế đi

bằng bốn chi thành tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân. Tư thế đứng bằng
hai chân của con người liên quan đến sự thay đổi cấu trúc giải phẫu và chức
năng của cơ thể để thích ứng trong đó có cả sự thay đổi hình dạng nền sọ .
Từ hình dạng cột sống nằm ngang của động vật chuyển sang tư thế đứng của
con người với cột sống phải nâng đỡ khối sọ não bên trên, nền sọ phải gập
góc để thích ứng với tư thế này, do vậy, nền sọ của các động vật có vú
thường phẳng trong khi nền sọ của con người lại gập góc[22],[44],[50].


9

Hình 1.5: Nền sọ của một động vật có vú (không đi thẳng đứng bằng hai
chân) có dạng phẳng[24]. Thùy trán kém phát triển. Xương trán nghiêng theo
đường ---. Trục của mắt không thẳng góc với cột sống (mũi tên).

Hình 1.6: Nền sọ của con người gập lại[24]. Thùy trán của não phát triển,
xương trán xoay theo chiều thẳng đứng. Trục mắt của người thẳng góc
với cột sống.


10
1.2.2. SỰ THAY ĐỔI CỦA GÓC NỀN SỌ TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG
TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
Góc nền sọ thay đổi nhanh sau sinh.
Trong sự tăng trưởng và phát triển của nền sọ, sụn bướm-chẩm có vai trò
quan trọng bởi chiều hướng và thời gian hoạt động dài nhất của nó. Chiều
hướng và vò trí của sụn bướm-chẩm làm thay đổi đáng kể góc độ nền sọ.
Brodie (1955)[15] nghiên cứu dọc 30 trường hợp có khớp cắn hạng I ở trẻ từ 3
tuổi đến 18 tuổi, ghi nhận 18 trường hợp góc nền sọ có thay đổi trong đó 8
trường hợp góc nền sọ giảm và 10 trường hợp góc nền sọ tăng so với giá trò

ban đầu.
Kerr và Hirst (1987)[38], ghi nhận giá trò góc nền sọ ở 85 trẻ em (gồm
khớp cắn hạng I và II) trong một nghiên cứu dọc, nhận thấy góc nền sọ thay
đổi khác nhau giữa hai nhóm. Ngoài ra, ở 73% trường hợp, có thể dự đoán
được dạng khớp cắn lúc trẻ 15 tuổi dựa vào giá trò góc nền sọ ghi nhận ở
thời điểm 5 tuổi.

1.3. SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN SỌ VÀ SỌ MẶT
1.3.1. SỰ TĂNG TRƯỞNG CỦA NỀN SỌ
Các xương nền sọ được tạo thành ban đầu dưới hình thức sụn và sau đó
được cốt hóa do sự hình thành xương từ sụn. Những vùng phát triển quan
trọng ở nền sọ là các đường khớp sụn giữa xương bướm và xương chẩm,
giữa hai phần của xương bướm và giữa xương bướm và xương sàng [28],[16].


11

Hình 1.7: Nền sọ với các khớp sụn ở trẻ sơ sinh[2],[44].

Hình 1.8: Sơ đồ về sự tăng trưởng của khớp sụn của nền sọ[2],[44].
Sự tăng trưởng của nền sọ chòu ảnh hưởng chủ yếu bởi sự tăng trưởng các
đường khớp sụn. Ngoài ra sự tăng trưởng của nền sọ còn chòu ảnh hưởng bởi
quá trình tái tạo xương (tiêu xương mặt trong và đắp xương mặt ngoài). Theo
Bjưrk[13], Enlow[24] nền sọ góp phần vào sự phát triển khối mặt.
Về mô học, các đường khớp sụn ở nền sọ giống như bản sụn có ở hai mặt
của đầu xương chi. Vùng nằm giữa hai xương chứa sụn đang tăng trưởng.
Các đường khớp sụn có vùng tăng sinh tế bào ở giữa và nhóm tế bào sụn
trưởng thành trải dài ở hai đầu mà sau này sẽ được thay thế bởi
xương[28],[44],[54].



×