Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Giáo án tích hợp dạy học theo chủ đề tích hợp môn vật lí 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.67 KB, 17 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP
PHÒNG GD&ĐT TX. HỒNG NGỰ

BÀI DỰ THI DẠY HỌC
THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
MÔN : VẬT LÍ 7

ĐƠN VỊ : TRƯỜNG TH-THCS AN LỘC
GIÁO VIÊN DỰ THI : NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

NĂM HỌC : 2014 - 2015
1


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học :
Tích hợp chủ đề Giáo dục môi trường và kỹ năng sống thông qua kiến thức các môn:
Vật lý, Sinh học, Giáo dục công dân, Ngữ văn vào giảng dạy bài15 : “ Chống ô nhiễm
tiếng ồn ” môn Vật lý 7.
2. Mục tiêu dạy học :
* Kiến thức.
- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp
cụ thể.
* Kĩ năng :
- Học sinh tìm ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở gia đình mình, ở khu dân
cư, ở trường, ở lớp học.
- Biết sử dụng các vật liệu cách âm trong cuộc sống.
* Thái độ :
- Có ý thức bảo vệ, cải tạo môi trường, đặc biệt là trong việc chống ô nhiễm tiếng


ồn.
- Tích cực tham gia, vận động những người xung quanh cùng tham gia giữ gìn, cải
tạo môi trường, chống lại những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm
tiếng ồn.
3. Đối tượng dạy học của bài học :
* Đối tượng dạy học là học sinh khối 7
- Số lượng học sinh: 35 em.
- Số lớp thực hiện: 01 lớp.
* Dự án mà chúng tôi thực hiện là kiến thức Vật lý 7 đồng thời trực tiếp giảng dạy
với các em học sinh lớp 7 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.
- Thứ nhất: các em học sinh lớp 7 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương
trình bậc THCS nói chung và môn Vật lý nói riêng nên các em không còn bỡ ngỡ, lạ
lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.
- Thứ hai: Đối với kiến thức bài “ Chống ô nhiễm tiếng ồn ” các em đã học ở bài
trước các kiến thức liên quan đến Độ to của âm, Môi trường truyền âm, Vật phả xạ âm
– Tiếng vang.
- Thứ 3: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Sinh học, Giáo dục công
dân, Ngữ văn... các em cũng được tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn Vật lý trong đó
có kiến thức về “ Chống ô nhiễm tiếng ồn ” . Vì vậy khi cần tích hợp kiến thức của một
môn học nào đó vào vào bộ môn Vật lý để giải quyết vấn đề trong bài học các em
không cảm thấy bỡ ngỡ.
4. Ý nghĩa của bài học :
Qua dạy học thực tế nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa
các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức
cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm
bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi,
2


trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các em giải quyết các tình

huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Đối với việc tích hợp kiến thức các môn sinh học, giáo dục công dân, ngữ văn
vào bài dạy “ Chống ô nhiễm tiếng ồn ” sẽ giúp các em nắm đươc ý nghĩa của việc bảo
vệ môi trường sống, tiếng ồn đối với sức khỏe con người. Nêu được những biện pháp
cần thiết để bảo vệ môi trường đặc biệt là tiếng ồn, giúp học sinh biết cách chống khi có
ô nhiễm tiếng ồn từ các kiến thức liên môn đã được tích hợp trong bài học này. Từ đó
các em có ý thức bảo vệ môi trường bằng một số biện pháp thiết thực của bản thân.
Trong thực tế tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học
khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong
SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú học tập hơn, được tìm
tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào
thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu :
* GV: - Tranh ảnh về tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.
- Thông tin, tranh ảnh, về bảo vệ môi trường sống và một đoạn phim về tác
hại của tiếng ồn đối với sức khỏe con người, biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint, kỹ năng soạn giảng bằng
chương trình word.
- Kiến thức ngữ văn về lập luận, mô tả.
- Kiến thức sinh học về cấu tạo trong của tai người, cơ quan thần kinh.
- Kiến thức giáo dục công dân về ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần tự giác,
kí hiệu biển báo giao thông.
* Học sinh:
Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học :
Đối với bài “ Chống ô nhiễm tiếng ồn ” giáo viên thực hiện theo các bước sau:
 Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.

- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp
cụ thể.
2. Kĩ năng :
- Học sinh tìm ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở gia đình mình, ở khu dân
cư, ở trường, ở lớp học.
- Biết sử dụng các vật liệu cách âm trong cuộc sống.
3. Thái độ :
- Có ý thức bảo vệ, cải tạo môi trường, đặc biệt là trong việc chống ô nhiễm tiếng
ồn.

3


- Tích cực tham gia, vận động những người xung quanh cùng tham gia giữ gìn, cải
tạo môi trường, chống lại những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm
tiếng ồn.
 Hoạt động 1 :
+ Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số HS
+ Kiểm tra bài cũ :
+ Giảng bài mới :
. Giới thiệu bài :
Hãy tưởng tượng nếu thiếu âm thanh cuộc sống chúng ta sẽ tẻ nhạc và khó khăn như thế
nào? Tuy nhiên tiếng động lớn và kéo dài sẽ tác động lớn tới thần kinh của con người.
Vì vậy trong các nhà máy, ở các thành phố công nghiệp, người ta phải hạn chế bớt
những tiếng ồn. Cần phải làm thế nào? => bài mới

. Nội dung bài mới :
 Hoạt động 2 : Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn.
Ngưỡng đau ( làm đau nhức tai ) là bao nhiêu đêxiben?
- Treo hình 15.1,15.2,15.3 cho học sinh xem và yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời C1.


H.15.1 Tiếng
sấm sét

H.15.2
Máy khoan bê
tông liên tục
hoạt động cạnh
nơi làm việc

H.15.3
Họp chợ ồn
ào ở gần lớp
học

C1:
+ Hình 15.1: Tiếng ồn to như không kéo dài. Không gây ô nhiễm.
+ Hình 15.2: Tiếng ồn to, kéo dài. Gây ô nhiễm ảnh hưởng đến việc gọi điện thoại, điếc tai
người thợ khoan.
+ Hình 15.3: Tiếng ồn to, kéo dài. Gây ô nhiễm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh.
- Yêu cầu học sinh nhận biết được tiếng ổ gây ô nhiễm luận.
* Kiến thức liên quan đến nội dung giáo dục bảo vệ môi trường : Nếu người tiếp xúc với
tiếng ồn to và kéo dài lâu ngày bị bệnh gì?
=> + Về sinh lý, nó gây mệt mỏi toàn thân, nhức đầu, choáng váng, ăn không ngon, gầy
yếu. Ngoài ra người ta còn thấy tiếng ồn quá lớn làm suy giảm thị lực.
+ Về tâm lý, nó gây khó chịu, lo lắng, bực bội, dễ cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh, mất tập
trung, dễ nhầm lẫn, thiếu chính xác.
* Tích hợp kiến thức liên quan đến môn sinh học :
+ Cấu tạo trong của tai người :


4


- Từ hình vẽ giáo viên giới thiệu sơ lược về cấu tạo trong của tai người. Sau đó yêu cầu HS
nhìn vào hình vẽ trả lời câu hỏi : cấu tạo trong của tai người gồm những bộ phận nào?
=> Cấu tạo trong của tai người gồm : Trái tai, Màng nhĩ, tiểu cốt, ống hình bán nguyệt, ốc
tai, thần kinh thính giác, ống điều khiển áp suất không khí.
- GV hỏi : vì sao ta nghe được các tiếng động xung quanh?
=> + Vì âm được truyền bởi không khí đến tai làm cho màng nhĩ dao động. Dao động này
được truyền qua các bộ phận bên trong tai, tạo ra tín hiệu truyền lên não giúp ta cảm nhận
được âm thanh. Màng nhĩ dao động với biên độ càng lớn, ta nghe thấy âm càng to.
+ Âm truyền đến tai có độ to quá lớn có thể làm thủng màng nhĩ. Vì vậy trong nhiều
trường hợp cần phải chú ý bảo vệ tai.
+ Cơ quan thần kinh người :

- Từ hình vẽ giáo viên giới thiệu sơ lược về cấu tạo cơ quan thần kinh người. Sau đó yêu cầu
HS nhìn vào hình vẽ trả lời câu hỏi : cấu tạo của cơ quan thần kinh người gồm những bộ phận
nào?
=> + Thần kinh trung ương : não (gồm trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não) và tủy sống.
+ Thần kinh ngoại biên: dây thần kinh (dây thần kinh não, dây thần kinh tủy) và hạch thần kinh.

Vậy nếu tai ta nghe tiếng ồn to và kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thần kinh của con người
- GV giới thiệu một số hình ảnh về ô nhiễm tiếng ồn và tác hại của ô nhiễm tiếng ồn trong thực
tế bằng một video clip .
* Tích hợp kiến thức liên quan đến môn Ngữ Văn :
+ Giáo dục cho HS lòng yêu quê hương đất nước từ đó có ý thức bảo vệ môi trường nói
chung và việc chống ô nhiễm tiếng ồn nói riêng.

5



GV: Trong truyện “Buất Khuất” của nhà văn Nguyễn Đức Thuận đã kể lại hình
thức tra tấn của kẻ thù đối với người chiến sĩ mà không cần súng, đánh đập nhưng lại
làm người chiến sĩ rất đau đớn. Đó là cách để người chiến sĩ vào thùng sắt, đóng nắp
lại, chỉ có một lỗ nhỏ đủ để không khí lọt vào, sau đó dùng búa gõ bên ngoài thùng.
Kiểu tra tấn đó đã làm cho người chiến sĩ rất đau đớn, đau đến mức ù tai, chóng mặt,
ngất xỉu. Xong người chiến sĩ vấn không khuất phục. Một kiểu tra tấn thật đáng sợ,
tiếng ồn của chiếc thùng sắt đã làm đau đớn về thể xác của người chiến sĩ.
+

 Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
Tích hợp kiến thức liên quan đến môn vật lí :
+ Thế nào là vật phản xạ âm tốt? Thế nào là vật phản xạ âm kém?
=> + Vật phản xạ âm tốt : là các vật cứng có bề mặt nhẵn.
+ Vật phản xạ âm kém:là các vật mềm, có bề mặt gồ ghề.

+ Âm truyền được qua những môi trường nào và không truyền được qua
những môi trường nào?
=> Âm truyền qua được những môi trường rắn, lỏng, khí và không truyền qua được môi
trường chân không.

- Yêu cầu học sinh đọc thông tin sách giáo khoa.
- Giải thích cho học sinh hiểu thông tin.
- Phân nhóm phát phiếu học tập yêu cầu học sinh làm C3?
Cách làm giảm tiếng ồn
1. Tác động vào nguồn âm
2. Phân tán âm trên đường truyền
3. Ngăn không cho âm truyền tới tai

Biện pháp cụ thể làm giảm tiếng ồn


- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- Gọi học sinh nhận xét.
- C3:
+ Cấm bóp còi…

+ Trồng cây xanh…

+ Xây tường chắn…

6


- Yêu cầu học sinh làm C4?
- C4:
+ Tường gạch, bêtông, gỗ…
+ Kính, lá cây…
- GV giới thiệu môt số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn bằng video.
* Tích hợp kiến thức liên quan đến nội dung giáo dục bảo vệ môi trường: Phòng tránh ô
nhiễm tiếng ồn:
- Trồng cây: Trồng cây xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và
đường cao tốc là cách rất hiệu quả để giàm thiểu tiếng ồn.
- Lắp đặt thiết bị giảm âm: Lắp đặt một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc như: thảm,
rèm, thiết bị cách âm, để giảm thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào.
- Đề ra nguyên tắc: Lặp bảng thông báo quy định về việc gây ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức
giữ trật tự cho mọi người.
- Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy, cần lắp đặt ống
xả và các thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao
thông đã cũ hoặc lạc hậu.
- Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: Không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn lớn như máy

bay phản lực, các động cơ, máy khoan cắt, rèn kim loại…. Khi cần tiếp xúc với các thiết bị đó
cần sử dụng các thiết bị bào vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn. Xây dựng các
trường học, bệnh viện, khu dân cư xa nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn.
* Tích hợp kiến thức liên quan đến môn GDCD : Giáo viên giới thiệu các biển báo giao
thông và yêu cầu HS quan sát nhận biết biển báo cấm bóp còi…Qua đó giáo dục các em
chấp hành tốt luật giao thông đường bộ.

 Hoạt động 4: Vận dụng.
- Yêu cầu học sinh đọc và trả lời C5, C6
=> C5:
+ Hình 15.2 : Yêu cầu trong giờ làm việc không được khoan, người thợ phải có dụng cụ
bảo vệ tai.

7


+ Hình 15.3: Xây tường gạch chắn giữa lớp học và chợ.
=> C6:
* Trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn nơi em sống :
+ Nhà ở cạnh nhà máy xay xát lúa gạo.
+ Nhà ở cạnh quán Karaokê.
* Biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn :
+ Trồng nhiều cây xanh quanh nhà.
+ Đóng kín cửa, treo rèm nhung.
* Liên hệ thực tế: Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường sống, đặc biệt là ô nhiễm tiếng
ồn.
Em hãy nêu một số biện pháp cụ thể để chống ô nhiễm tiếng ồn tại ngôi trường em
đang học?
=> Học sinh cần thực hiện các nếp sống văn minh tại trường học: bước nhẹ lên cầu thang,
không nói chuyện trong lớp học, không nô đùa, mất trật tự trong trường học….

- GV giảng : Môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng như là tiếng ồn trong giao
thông, ý thức của người dân trong việc nghe nhạc còn hạn chế… qua các tranh ảnh, thông tin,
băng video clip.
=> Hs lắng nghe, tiếp thu

 Hoạt động 5 : Phương pháp dạy học
+ Phương pháp đặt vấn đề, giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp hoạt động nhóm.
+ Phương pháp vấn đáp.
+ Phương pháp quan sát, tư duy, luyện tập…
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập :
- Phát phiếu học tập cho học sinh, yêu cầu học sinh hoàn thành câu C3 của nội dung
bài học.
- Chiếu một đoạn video clip sau tiết học giáo viên phỏng vấn 4 HS để nhận biết kết
quả học tập của HS.
8. Các sản phẩm của học sinh :
- Đa số các em hiểu bài , thể hiện qua đoạn video clip phỏng vấn học sinh sau tiết
học ( cả 4 câu hỏi HS đều trả lời tốt ).
- Phiếu học tập của học sinh : 100% học sinh hoàn thành tốt phiếu bài tập.

GIÁO ÁN VẬT LÍ 7

8


Tiết 16, Bài 15: CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
- Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.

- Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp
cụ thể.
2. Kĩ năng :
- Học sinh tìm ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn ở gia đình mình, ở khu dân
cư, ở trường, ở lớp học.
- Biết sử dụng các vật liệu cách âm trong cuộc sống.
3. Thái độ :
- Có ý thức bảo vệ, cải tạo môi trường, đặc biệt là trong việc chống ô nhiễm tiếng
ồn.
- Tích cực tham gia, vận động những người xung quanh cùng tham gia giữ gìn, cải
tạo môi trường, chống lại những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm
tiếng ồn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh ảnh về tiếng ồn và ô nhiễm tiếng ồn.
- Thông tin, tranh ảnh, về bảo vệ môi trường sống và một đoạn phim về tác hại
của tiếng ồn đối với sức khỏe con người, biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
- Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint, kỹ năng soạn giảng bằng chương
trình word.
- Kiến thức ngữ văn về lập luận, mô tả.
- Kiến thức sinh học về cấu tạo trong của tai người, cơ quan thần kinh.
- Kiến thức giáo dục công dân về ý thức bảo vệ môi trường, tinh thần tự giác,
kí hiệu biển báo giao thông.
2. Học sinh:
Nghiên cứu kĩ nội dung bài học.
III. Tổ chức hoạt động dạy học :
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ : (2’)
- Thế nào là vật phản xạ âm tốt ? Cho ví dụ ?
- Thế nào là vật phản xạ âm kém ? Cho ví dụ ?

3. Nội dung bài mới :

TG NỘI DUNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

9

HỌAT ĐỘNG CỦA HS


1’

15’

*HĐ1 : Tổ Chức Tình Huống
Học Tập.
Hãy tưởng tượng nếu thiếu - Nghe giảng và suy nghĩ.
âm thanh cuộc sống chúng ta sẽ
tẻ nhạc và khó khăn như thế
nào? Tuy nhiên tiếng động lớn
và kéo dài sẽ tác động lớn tới
thần kinh của con người. Vì vậy
trong các nhà máy, ở các thành
phố công nghiệp, người ta phải
hạn chế bớt những tiếng ồn.
Cần phải làm thế nào?
I. Nhận biết ô nhiễm tiếng
ồn.


C1:
+ Hình 15.1: Tiếng ồn to như
không kéo dài. Không gây ô
nhiễm.
+ Hình 15.2: Tiếng ồn to, kéo
dài. Gây ô nhiễm ảnh hưởng
đến việc gọi điện thoại, điếc
tai người thợ khoan.

* HĐ 2: Nhận biết ô nhiễm
tiếng ồn.
Trước khi trả lời C1, GV hỏi
lại kiến thức cũ ( phần này sử
dụng kiến thức vật lí : ngưỡng
đau, khả năng cảm nhận âm
thanh )
Ngưỡng đau ( làm đau nhức
tai ) là bao nhiêu đêxiben?

HS: 130dB

- Treo hình 15.1,15.2,15.3 cho
học sinh xem và yêu cầu HS
thảo luận nhóm để trả lời C1.

- Xem hình, thảo luận nhóm
và trả lời C1.

H.15.1 Tiếng
sấm sét


H.15.2
Máy khoan bê
tông liên tục
hoạt động cạnh

+ Hình 15.3: Tiếng ồn to, kéo
dài. Gây ô nhiễm ảnh hưởng
đến việc học tập của học
sinh.
* Kết luận: Tiếng ồn gây ô
nhiễm là tiếng ồn to và kéo
dài làm ảnh hưởng xấu đến
sức khoẻ và sinh hoạt của
con người.

nơi làm việc

H.15.3
Họp chợ ồn
ào ở gần lớp
học

+ Hình 15.1: Tiếng ồn to
như không kéo dài. Không
gây ô nhiễm.
+ Hình 15.2: Tiếng ồn to,
kéo dài. Gây ô nhiễm ảnh
hưởng đến việc gọi điện
thoại, điếc tai người thợ

khoan.
+ Hình 15.3: Tiếng ồn to,
kéo dài. Gây ô nhiễm ảnh
hưởng đến việc học tập của
học sinh.

- Yêu cầu học sinh tìm từ thích * Kết luận: Tiếng ồn gây ô
hợp điền vào chỗ trống phần kết nhiễm là tiếng ồn to và kéo
luận.
dài làm ảnh hưởng xấu đến
sức khoẻ và sinh hoạt của
con người.

10


C2: b, c, d.

- Gọi học sinh nhận xét bổ
sung.
* Kiến thức liên quan đến nội
dung giáo dục bảo vệ môi
trường : Nếu người tiếp xúc
với tiếng ồn to và kéo dài lâu
ngày bị bệnh gì?

- Nhận xét bổ sung.

- Yêu cầu học sinh đọc và trả
lời C2?


C2: b, c, d.

+ Về sinh lý, nó gây mệt
mỏi toàn thân, nhức đầu,
choáng váng, ăn không
ngon, gầy yếu. Ngoài ra
người ta còn thấy tiếng ồn
quá lớn làm suy giảm thị
lực.
+ Về tâm lý, nó gây khó
chịu, lo lắng, bực bội, dễ
cáu gắt, sợ hãi, ám ảnh,
mất tập trung, dễ nhầm
lẫn, thiếu chính xác.

* Tích hợp kiến thức liên
quan đến môn sinh học :
+ Cấu tạo trong của tai
người :

- Từ hình vẽ giáo viên giới
thiệu sơ lược về cấu tạo trong
của tai người. Sau đó yêu cầu
HS nhìn vào hình vẽ trả lời câu
hỏi : cấu tạo trong của tai người
gồm những bộ phận nào?

- Cấu tạo trong của tai người
gồm : Trái tai, Màng nhĩ,

tiểu cốt, ống hình bán
nguyệt, ốc tai, thần kinh
thính giác, ống điều khiển áp
suất không khí

GV hỏi : vì sao ta nghe được
các tiếng động xung quanh?

- Vì âm được truyền bởi
không khí đến tai làm cho
màng nhĩ dao động. Dao
động này được truyền qua
các bộ phận bên trong tai,
tạo ra tín hiệu truyền lên não
giúp ta cảm nhận được âm
thanh. Màng nhĩ dao động
với biên độ càng lớn, ta nghe
thấy âm càng to.

11


- Âm truyền đến tai có độ to
quá lớn có thể làm thủng
màng nhĩ. Vì vậy trong
nhiều trường hợp cần phải
chú ý bảo vệ tai.
+ Cơ quan thần kinh người :

- Từ hình vẽ giáo viên giới

thiệu sơ lược về cấu tạo cơ quan
thần kinh người. Sau đó yêu cầu
HS nhìn vào hình vẽ trả lời câu
hỏi : cấu tạo của cơ quan thần
kinh người gồm những bộ phận
nào?

- Thần kinh trung ương : não
(gồm trụ não, tiểu não, não
trung gian, đại não) và tủy
sống.
- Thần kinh ngoại biên: dây
thần kinh (dây thần kinh
não, dây thần kinh tủy) và hạch
thần kinh.

Vậy nếu tai ta nghe tiếng ồn to - HS lắng nghe và quan sát
và kéo dài sẽ gây ảnh hưởng
xấu đến thần kinh của con
người
- GV giới thiệu một số hình ảnh
về ô nhiễm tiếng ồn và tác hại
của ô nhiễm tiếng ồn trong thực
tế bằng một video clip
* Tích hợp kiến thức liên
quan đến môn Ngữ Văn :
+ Giáo dục cho HS lòng
yêu quê hương đất nước từ đó
có ý thức bảo vệ môi trường
nói chung và việc chống ô


12


nhiễm tiếng ồn nói riêng.
+ GV: Trong truyện “Buất - Nghe giảng và tiếp thu

Khuất” của nhà văn Nguyễn
Đức Thuận đã kể lại hình
thức tra tấn của kẻ thù đối với
người chiến sĩ mà không cần
súng, đánh đập nhưng lại làm
người chiến sĩ rất đau đớn.
Đó là cách để người chiến sĩ
vào thùng sắt, đóng nắp lại,
chỉ có một lỗ nhỏ đủ để
không khí lọt vào, sau đó
dùng búa gõ bên ngoài thùng.
Kiểu tra tấn đó đã làm cho
người chiến sĩ rất đau đớn,
đau đến mức ù tai, chóng
mặt, ngất xỉu. Xong người
chiến sĩ vấn không khuất
phục. Một kiểu tra tấn thật
đáng sợ, tiếng ồn của chiếc
thùng sắt đã làm đau đớn về
thể xác của người chiến sĩ.
- Vậy có những biện pháp nào
để chống ô nhiễm tiếng ồn?
13’


II. Tìm hiểu biện pháp
chống ô nhiễm tiếng ồn.

- C3:

* HĐ 3: Tìm hiểu biện pháp
chống ô nhiễm tiếng ồn.
Tích hợp kiến thức liên
quan đến môn vật lí :
+ Thế nào là vật phản xạ + Vật phản xạ âm tốt : là
âm tốt? Thế nào là vật phản các vật cứng có bề mặt nhẵn
xạ âm kém?
+ Vật phản xạ âm kém:là
các vật mềm, có bề mặt gồ
ghề
+ Âm truyền được qua những
môi trường nào và không
truyền được qua những môi
trường nào?

+ Âm truyền qua được qua
những môi trường rắn, lỏng,
khí và không truyền qua
được môi trường chân không

- Yêu cầu học sinh đọc thông
tin sách giáo khoa.
- Giải thích cho học sinh hiểu
thông tin.

- Phân nhóm phát phiếu học tập

- Đọc thông tin sách giáo
khoa.

13

- C3:


+ Cấm bóp còi…

+ Trồng cây xanh…

yêu cầu học sinh làm C3?
Cách làm giảm tiếng
ồn
1. Tác động vào
nguồn âm
2. Phân tán âm trên
đường truyền
3. Ngăn không cho âm
truyền tới tai

+ Cấm bóp còi…

Biện pháp cụ thể làm
giảm tiếng ồn

+ Xây tường chắn…


+ Trồng cây xanh…

+ Xây tường chắn…

Cách làm giảm tiếng ồn:
1. Tác động vào nguồn âm.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết
2. Phân tán âm trên đường
quả.
truyền.
3. Ngăn không cho âm truyền
- Nhận xét.
- Gọi học sinh nhận xét.
đến tai.
- C4:
+ Tường gạch, bêtông, gỗ…
+ Kính, lá cây…

- Yêu cầu học sinh làm C4?
- GV giới thiệu môt số biện
pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
bằng video.

- C4:
+ Tường gạch, bêtông, gỗ…
+ Kính, lá cây…

* Tích hợp kiến thức liên

quan đến nội dung giáo dục
bảo vệ môi trường: Phòng
tránh ô nhiễm tiếng ồn:
- Trồng cây: Trồng cây xung
quanh trường học, bệnh viện,
nơi làm việc, trên đường phố và
đường cao tốc là cách rất hiệu
- HS lắng nghe và tiếp thu
quả để giàm thiểu tiếng ồn.
- Lắp đặt thiết bị giảm âm: Lắp
đặt một số thiết bị giảm âm
trong phòng làm việc như:
thảm, rèm, thiết bị cách âm, để
giảm thiểu tiếng ồn từ bên
ngoài truyền vào.
- Đề ra nguyên tắc: Lặp bảng
thông báo quy định về việc gây

14


ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức
giữ trật tự cho mọi người.
- Các phương tiện giao thông
cũ, lạc hậu gây ra những tiếng
ồn rất lớn. Vì vậy, cần lắp đặt
ống xả và các thiết bị chống ồn
trên xe. Kiểm tra, đình chỉ hoạt
động của các phương tiện giao
thông đã cũ hoặc lạc hậu.

- Tránh xa các nguồn gây tiếng
ồn: Không đứng gần các máy
móc, thiết bị gây ồn lớn như
máy bay phản lực, các động cơ,
máy khoan cắt, rèn kim loại….
Khi cần tiếp xúc với các thiết bị
đó cần sử dụng các thiết bị bào
vệ (mũ chống ồn) và tuân thủ
các quy tắc an toàn. Xây dựng
các trường học, bệnh viện, khu
dân cư xa nguồn gây ra ô nhiễm
tiếng ồn.
* Tích hợp kiến thức liên
quan đến môn GDCD : Giáo
viên giới thiệu các biển báo
giao thông và yêu cầu HS
quan sát nhận biết biển báo
cấm bóp còi…Qua đó giáo
dục các em chấp hành tốt luật
giao thông đường bộ.
HS quan sát và trả lời biển
báo cấm bóp

* HĐ 4: Vận dụng.
- Yêu cầu học sinh đọc và trả
lời C5, C6

7’

III. Vận dụng.

- C5:

15

C5 :
+ Hình 15.2 : Yêu cầu
trong giờ làm việc không
được khoan, người thợ phải
có dụng cụ bảo vệ tai.


+ Hình 15.2 : Yêu cầu trong
giờ làm việc không được
khoan, người thợ phải có
dụng cụ bảo vệ tai.

+ Hình 15.3: Xây tường
gạch chắn giữa lớp học và
chợ.
- C6:
* Trường hợp gây ô nhiễm
tiếng ồn nơi em sống :
+ Nhà ở cạnh nhà máy
xay xát lúa gạo
+ Nhà ở cạnh quán
Karaokê
* Biện pháp chống ô nhiễm
tiếng ồn :
+ Trồng nhiều cây xanh
quanh nhà

+ Đóng kín cửa, treo rèm
nhung

+ Hình 15.3: Xây tường gạch
chắn giữa lớp học và chợ.
- C6:
* Trường hợp gây ô nhiễm
tiếng ồn nơi em sống :
+ Nhà ở cạnh nhà máy
xay xát lúa gạo
+ Nhà ở cạnh quán
Karaokê
* Biện pháp chống ô nhiễm
tiếng ồn :
+ Trồng nhiều cây xanh
quanh nhà
+ Đóng kín cửa, treo rèm
nhung

* Liên hệ thực tế: Giáo dục
HS ý thức bảo vệ môi trường
sống, đặc biệt là ô nhiễm tiếng
ồn.
Em hãy nêu một số biện
pháp cụ thể để chống ô nhiễm Học sinh cần thực hiện các
nếp sống văn minh tại
tiếng ồn tại ngôi trường em
trường học: bước nhẹ lên
đang học?
cầu thang, không nói

chuyện trong lớp học,
không nô đùa, mất trật tự
trong trường học….
GV giảng : Môi trường sống
của chúng ta đang bị ô nhiễm
nặng như là tiếng ồn trong giao
Hs lắng nghe, tiếp thu
thông, ý thức của người dân
trong việc nghe nhạc còn hạn
chế… qua các tranh ảnh, thông
tin, băng video clip.
GV củng cố bài bằng hình thức
kiểm tra HS cả lớp 5 phút :
+ Qua tiết học này em hiểu
như thế nào về tiếng ồn gây ô
nhiễm?

16

+ Là tiếng ồn to và kéo dài
làm ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe và hoạt động bình


4. Củng cố :
5’

+ Hãy nêu một số biện pháp
chống ô nhiễm tiếng ồn?


+ Em có suy nghĩ gì khi học
môt tiết học có sử dụng hình
ảnh trực quan,hoạt động nhóm
như thế này?
+ Em có nhận xét gì khi học
một tiết học được kết hợp với
các môn học khác?

- Về nhà học bài và đọc phần
có t thể em chưa biết.
- Làm bài tập SBT. Xem trước
bài 16 SGK. Học từ bài 10 đến
bài 15 tiết sau kiểm tra 15 phút

thường của con người.
+ Giảm độ to của tiếng ồn
phát ra, ngăn chặn đường
truyền âm, làm cho âm
truyền theo hướng khác.
+ Giúp các em dễ hiểu, dễ
tiếp thu bài hơn
+ Hoạt động nhóm như thế
này em thấy tình bạn bè của
chúng em đoàn kết hơn.
+ Giúp các em tiếp thu được
một lượng kiến thức sâu
hơn, rộng hơn, không chỉ ở
những môn học chính mà
còn ở những môn học khác
có liên quan đến bài học.

- HS lắng nghe, tiếp thu

5. Dặn dò:
1’

- Học thuộc bài, làm bài tập và
xem trước bài mới

17

- Lắng nghe



×