Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Sự tham gia của thiết kế đô thị trong quy trình quy hoạch xây dựng đô thị tại việt nam (lấy thành phố hồ chí minh làm địa bàn nghiên cứu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.35 MB, 213 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------

TRƯƠNG TRUNG KIÊN

SỰ THAM GIA CỦA THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TRONG
QUY TRÌNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
TẠI VIỆT NAM
(LẤY TP. HỒ CHÍ MINH LÀM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-----------------

TRƯƠNG TRUNG KIÊN

SỰ THAM GIA CỦA THIẾT KẾ ĐÔ THỊ TRONG


QUY TRÌNH QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
TẠI VIỆT NAM
(LẤY TP. HỒ CHÍ MINH LÀM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU)

Chuyên ngành : Quy hoạch đô thị và nông thôn
Mã số
: 62.58.05.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

Người hướng dẫn khoa học :
PGS.TS. KTS.NGUYỄN TRỌNG HÒA

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CBD

:
Central Business District - Trung tâm thương mại
dịch vụ

NXB

:

Nhà xuất bản

TP.HCM


:

Thành phố Hồ Chí Minh

TKĐT

:

Thiết kế đô thị

QH

:

Quy hoạch

QHCTXDĐT:

Quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị

QCQLKTĐT:

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị

XD

:

Xây Dựng


MB

:

Mặt bằng

GIS

:
Geographic Information System - Hệ thống thông
tin địa lý

BRT

:

Bus Rapid Transit -Hệ thống xe bus nhanh

LRT

:

Light Rail Transit - Đường sắt nhẹ (mặt đất)


DANH MỤC SƠ ĐỒ
SD 3.1. Mối liên hệ giữa “Hướng dẫn thiết kế” và các Quy định quản lý kiến
trúc.
Sd 3.2. Sự tham gia của TKĐT trong hệ thống pháp lý hiện hành và theo đề

xuất của luận án.


DANH MỤC HÌNH ẢNH MINH HỌA
H 1-1. Central Park – New York
H 1-2. Paris tree-lined boulervard
H 1-3. Phác thảo của Camilo Sitte. TP. Verona. Piazza Erbe
H 1-4. Phác thảo của Camilo Sitte. TP. Vicenza. Piazza del Sigrony
H 1-5. Phác thảo của Camilo Sitte. TP. Venice. (I) Piazza San Marco, (II)
Piazzetta
H 1-6. Phác thảo của Th. Hoftman. TP Rome. Khu vực lân cận St. Peter
H 1-7. Kích thước các quản trường Phục hưng
H 1-8. Thành phố vườn của Howard - Nguyên tắc phát triển
H 1-9. Thành phố vườn của Howard - Cấu trúc và quy mô
H 1-10. Thành phố vườn thế kỷ 21- Cấu trúc và thành phần cơ bản
H 1-11. Thành phố công nghiệp của Tony Garnier - Trường tiểu học
H 1-12. Thành phố công nghiệp của Tony Garnier - Trường tiểu học
H 1-13. Thành phố công nghiệp của Tony Garnier - Khu ở
H 1-14. Thành phố công nghiệp của Tony Garnie
H 1-15. Đơn vị ở láng giềng của Clarence Perry
H 1-16. Phương án quy hoạch của Le Corbusier - Thành phố hiện đại
H 1-17. Phương án quy hoạch của Le Corbusier - đường phố với khoảng lùi
H 1-18. Đặc trưng TP Mỹ, sự đa dạng trong lưới ô vuông, trung tâm Savana
H 1-19. Đặc trưng TP Mỹ, việc bổ sung các yếu tố như đường sắt làm thay
đổi lưới ô vuông, thành phố Milwaukee
H 1-20. Đặc trưng TP Mỹ, sự biến dạng của lưới ô vuông tạo không gian đô
thị bớt đơn điệu - Wiscosin Avenue - thành phố Milwaukee
H 1-21. Đặc trưng TP châu Âu, với quảng trường trục chính và hẻm phố
H 1-22. Đặc trưng TP châu Âu, TP Guocester, Anh. lưới đường vuông góc
Roman cổ xưa đã bị mềm hóa

H 1-23. Dự án La Defence, Paris
H 1-24. Dự án La Defence, Paris


H 1-25. Mô hình phát triển đô thị - Bảo tàng Quy hoạch TP Thượng Hải.
Trung Quốc
H 1-26. Editt Tower - Ecological design in the tropical - Singapore
H 1-27. MB điều chỉnh QH chung TP. HCM đến năm 2020
H 1-28. Hệ thống hạ tầng bị quá tải, xuống cấp
H 1-29. MB giao thông TP . HCM đến năm 2020
H 1-30. MB tổng thể - Khu ĐT Nam Sài Gòn
H 1-31. Đại lộ Nguyễn Văn Linh - Khu ĐT Nam Sài Gòn
H 1-32. MB tổng thể - Khu ĐT Phú Mỹ Hưng - Nam Sài Gòn
H 1-33. Khu nhà ở Sky Garden - Khu ĐT Phú Mỹ Hưng - Nam Sài Gòn
H 1-34. Hiện trạng bán đảo Thủ Thiêm năm 2010
H 1-35. MB tổng thể trung tâm đô thị mới Thủ Thiêm
H 1-36. Công trình dọc trục đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi
H 1-37. Công trình dọc trục đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi
H 1-38. TKĐT trục đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi
H 1-39. Cách nhìn truyền thống (a) và cách nhìn hiện nay (b) của lĩnh vực
TKĐT trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác của John Lang
H 2-1. MB tổng thể khu trung tâm San Diego
H 2-2. Tòan cảnh khu trung tâm San Diego
H 2-3. Phân vùng đặc trưng khu trung tâm San Diego.
H 2-4. Dự án đô thị khu trung tâm San Diego. Sân vận động Petco - Trung
tâm Hội Nghị.
H 2-5. Chương trình cây nghệ thuật dọc cảng San Diego
H 2-6. Mô hình hướng dẫn TKĐT khu đô thị mới Thủ Thiêm
H 2-7. Quá trình thi tuyển “Ý tưởng TKĐT khu trung tâm hiện hữu thành
phố HCM”

H 2-8. Phạm vi nghiên cứu cuộc thi “Ý tưởng TKĐT khu trung tâm hiện hữu
thành phố HCM”
H 2-9. Các phương án đoạt giải “Ý tưởng TKĐT khu trung tâm hiện hữu
thành phố HCM”


H 3-1. Horton Plaza, San Diego
H 4-1. Khu bờ Tây sông SG
H 4-2. Khu bờ Tây sông SG. Tạo không gian mở - Kết nối bờ sông
H 4-3. Khu bờ Tây sông SG. Bổ sung không gian công cộng
H 4-4. Khu bờ Tây sông SG. tạo lập mạng lưới giao thông khu vực
H 4-5. Khu bờ Tây sông SG. Định hướng phát triển không gian
H 4-6. Khu bờ Tây sông SG. Bảo tồn các công trình có giá trị
H 4-7. Khu bờ Tây sông SG. Phân khu (5 khu)
H 4-8. Tân Cảng. Đánh giá hiện trạng
H 4-9. Tân Cảng. Giải pháp tổ chức không gian
H 4-10. Nam Thị Nghè. Đánh giá hiện trạng
H 4-11. Nam Thị Nghè. Giải pháp tổ chức không gian
H 4-12. Ba Son. Đánh giá hiện trạng.
H 4-13. Ba Son. Giải pháp tổ chức không gian
H 4-14. Công viên Bến Bạch Đằng. Đánh giá hiện trạng
H 4-15. Công viên Bến Bạch Đằng. Giải pháp tổ chức không gian
H 4-16. Cảng Q4. Đánh giá hiện trạng
H 4-17: Hình ảnh hiện trạng ô phố
H 4-18: Phân nhóm các công trình
H 4-19: Áp dụng quy định đối với dạng nhà liên kế.
H 4-20: Áp dụng quy định đối với công trình bảo tồn
H 4-21: Áp dụng quy định đối với các khu đất có diện tích lớn
H 4-22: Điều chỉnh chiều cao các công trình



DANH MỤC BẢNG BIỂU
B 1.1: Bảng liệt kê 40 tài liệu lý thuyết TKĐT
B 1.2: Bảng tổng hợp các văn bản dưới Luật XD và các nội dung quy định về
TKĐT tại các văn bản này
B 1.3: Bảng tổng hợp các văn bản dưới Luật QH và các nội dung quy định về
TKĐT tại các văn bản này
B 2.1: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về TKĐT
B 3.1: Bảng so sánh sự tham gia của TKĐT trong hệ thống QH tại Việt Nam
theo luật QH và theo đề xuất của luận án
B 3.2: Bảng tổng hợp các thành phần hồ sơ TKĐT - đồ án TKĐT tổng thể
B 3.3: Bảng tổng hợp các thành phần hồ sơ TKĐT - đồ án TKĐT chi tiết


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
* Các bài báo khoa học:
- Kiến trúc cầu tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Kiến trúc Việt
Nam 2004
- Sự tham gia của thiết kế đô thị trong quy hoạch, xây dựng các thành
phố tại Mỹ. Tạp chí Xây dựng. 2004.
- Mảng xanh, yếu tố tạo lập nét đặc thù về nơi chốn đối với các đô thị
đang phát triển. Tạp chí Xây dựng. Số 7.2010.
- Quy hoạch hệ thống không gian ngầm đô thị trong điều kiện thay đổi
khí hậu toàn cầu. Tạp chí Xây Dựng. Số 8.2010.
* Các công trình khoa học:
- Luận văn thạc sỹ với đề tài: “Không gian thương mại tối ưu trong
trung tâm đô thị”.
- Tham gia đề tài NCKH cấp Sở do PGS.TS.KTS Nguyễn Trọng Hòa
chủ trì: “Giải pháp tăng cường hiệu quả của các dự án cải tạo giao
thông đã được thực hiện tại TP Hồ Chí Minh trong thời gian qua”.

- Tham gia đề tài NCKH trọng điểm của Bộ Xây Dựng do
PGS.TS.KTS Nguyễn Trọng Hòa chủ trì: “Nghiên cứu đề xuất các
giải pháp Quy hoạch, xây dựng và nâng cao hiệu quả quản lý hệ
thống giao thông đô thị. Khắc phục sự ùn tắc giao thông tại thành phố
Hồ Chí Minh”.
- Tham gia đề tài NCKH cấp Sở do Ths.KTS.Nguyễn Thị Thanh Hằng
chủ trì: “Định hướng quy hoạch chỉnh trang các khu nhà ở liên kế
thấp tầng xây dựng theo dự án trước năm 1975 tại TP.HCM trong giai
đoạn phát triển đô thị đến năm 2020”.
- Đồng chủ trì đề tài NCKH cấp Bộ: “Nghiên cứu xây dựng khung quy
định - quy chế quản lý kiến trúc - cảnh quan đô thị tại TP.HCM”.
* Các nghiên cứu khác về thiết kế đô thị :
- Tham gia soạn thảo Quy định quản lý kiến trúc nhà liên kế tại khu
trung tâm hiện hữu tại TP.HCM.
- Tham gia soạn thảo Quy định quản lý kiến trúc nhà biệt thự và biệt
thự biến đổi tại TP.HCM.
- Tham gia soạn thảo Quy chế quản lý kiến trúc 4 ô phố trước dinh
Thống Nhất – TP HCM.


LỜI CAM ĐOAN:
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Trương Trung Kiên

i



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU. ............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN.......................................................................... 8
1.1. TKĐT trong quá trình lịch sử xây dựng đô thị và bối cảnh xây dựng
phát triển đô thị từ cuối thế kỷ XVIII - tiền đề về mặt lý luận của TKĐT
hiện đại.. ........................................................................................................... 8
1.1.1. TKĐT trong quá trình lịch sử xây dựng đô thị............................. 8
1.1.2. Sự chuyển biến của các đô thị Âu Mỹ từ cuối thế kỷ XVIII và
các vấn đề của đô thị trong quá trình hiện đại hóa................................ 9
1.1.3. Các vấn đề QHĐT phải đối mặt trong quá trình hiện đại hóa của
các đô thị - tiền đề hình thành các lý luận TKĐT hiện đại. ................ 14
1.2. Các khái niệm về TKĐT. ....................................................................... 19
1.3. Quy trình TKĐT .................................................................................... 26
1.3.1. Hướng tiếp cận............................................................................. 27
1.3.2. Quy trình thiết kế. ........................................................................ 30
1.3.2.1. Quy trình chủ quan .................................................................... 30
1.3.2.2. Quy trình khái quát .................................................................... 32
1.3.2.3. Quy trình tiến triển..................................................................... 33
1.3.2.4. Quy trình đứt đoạn..................................................................... 33
1.3.2.5. Quy trình đa nguyên................................................................... 33
1.3.2.6. Quy trình lý trí............................................................................ 34
1.4. Sự tham gia TKĐT vào hệ thống QH tại một số khu vực trên thế giới
. ........................................................................................................................ 34
1.4.1.TKĐT ở Mỹ.................................................................................... 35
1.4.2.TKĐT ở Châu Âu. ......................................................................... 38
1.4.3.TKĐT ở Châu Á. ........................................................................... 43
1.5. Sự tham gia của TKĐT trong hệ thống QH tại Việt Nam (từ năm
2003-2010) ...................................................................................................... 47

1.5.1. Hệ thống các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị tại Việt Nam. .. 47
1.5.2. Tổng hợp nội dung và hồ sơ TKĐT trong hệ thống QHXDĐT

ii


theo luật Xây Dựng. ............................................................................... 48
1.5.2.1. Theo Luật Xây dựng................................................................... 48
1.5.2.2. Theo Nghị định 08/2005/NĐ-CP ............................................... 49
1.5.2.3. Theo Thông tư 15/2005/TT-BXD ............................................... 50
1.5.2.4. Theo Quyết định 04/2008/QĐ-BXD........................................... 50
1.5.3. Tổng hợp nội dung và hồ sơ TKĐT trong hệ thống QH theo luật
QH........................................................................................................... 53
1.5.3.1. Luật QH đô thị 30/2009/QH12 .................................................. 53
1.5.3.2. Nghị định 37/2010/NĐ-CP ........................................................ 55
1.5.3.1. Nghị định 38/2010/NĐ-CP ........................................................ 55
1.5.3.1. Thông tư 10/2010/TT-BXD ........................................................ 55
1.6. Sự tham gia của TKĐT trong hoạt động QHĐT tại TP HCM .......... 57
1.6.1. Quá trình phát triển đô thị của TP.HCM. .................................. 57
1.6.1.1. Giai đoạn trước năm 1975......................................................... 57
1.6.1.2. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1985 ...................................... 57
1.6.1.3. Giai đoạn từ năm 1986 đến nay................................................. 57
1.6.2. Một số đồ án thực tế có nội dung TKĐT đã thực hiện tại
TPHCM................................................................................................... 62
1.7. Tổng quan đề tài..................................................................................... 65
1.7.1. Các nghiên cứu về TKĐT ở nước ngoài. .................................... 65
1.7.2. Các nghiên cứu trong nước......................................................... 73
1.8. Tổng hợp và xác định mục tiêu nghiên cứu......................................... 75
CHƯƠNG 2 : ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 82
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 82

2.2. Các phương pháp sử dụng .................................................................... 83
2.4. Nội dung và trình tự nghiên cứu .......................................................... 84
2.3.1. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu thực hiện cho
bước 1 ..................................................................................................... 85
2.3.2. Nội dung nghiên cứu và kết quả bước 2................................... 98
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và kết quả bước 3................................. 104

iii


2.3.4. Nội dung nghiên cứu bước và kết quả bước 4:...................... 105
2.3.5. Nội dung nghiên cứu và kết quả bước 5: ............................... 106
2.3.6. Nội dung nghiên cứu và kết quả bước 6: ............................... 107
2.3.7. Bàn luận và kiểm chứng............................................................ 108
CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................ 109
3.1. Đề xuất quy trình TKĐT trong hệ thống QH hiện nay và các điều
chỉnh trong nội dung hướng dẫn về TKĐT trong các văn bản pháp lý
hiện hành...................................................................................................... 109
3.1.1 Về quy trình thực hiện ................................................................ 109
3.1.2. Đề xuất các nội dung bổ sung vào các văn bản pháp lý quy định
về TKĐT trong hệ thống văn bản pháp lý hiện hành........................ 115
3.1.2.1. Đối với đồ án QH chung .......................................................... 119
3.1.2.2. Đối với đồ án QH phân khu ..................................................... 120
3.1.2.3. Đối với đồ án QH chi tiết......................................................... 120
3.1.2.4. Đồ án TKĐT riêng ................................................................... 120
3.1.2.5. Đối với QCQLKTĐT................................................................ 120
3.2. Hồ sơ thể hiện và sản phẩm TKĐT. ................................................... 116
3.2.1. Thành phần hồ sơ của đồ án TKĐT ......................................... 109
3.2.2. Sản phẩm TKĐT ........................................................................ 111
3.2.2. Lựa chọn sản phẩm TKĐT phù hợp theo điều kiện đồ án ...... 112

3.2.4. Xây dựng sản phẩm trong điều kiện đặc thù cho TP.HCM .... 120
CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN ......................................................................... 126
4.1. Xem xét sự tham gia của TKĐT trong quy trình QH thông qua việc
thực hiện đồ án QH chung TP và đồ án QHCT 1/2000 (QHPK) khu trung
tâm TP mở rộng tại TP HCM .................................................................... 126
4.2. Thành phần hồ sơ TKĐT - Áp dụng cho đồ án triển khai TKĐT khu
Bờ tây sông Sài Gòn .................................................................................... 134
4.3. Xây dựng hướng dẫn thiết kế cho khu vực thông qua các quy định
quản lý kiến trúc - Áp dụng cho ô phố Đại lộ Đông Tây, Nam Kỳ Khởi
Nghĩa, Phó Đức Chính, Nguyễn Công Trứ ............................................... 143
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 145

iv


1. Kết Luận................................................................................................... 145
1.1. TKĐT trong quy trình QH ............................................................ 146
1.2. Thành phần hồ sơ và Sản phẩm của TKĐT................................ 147
2. Kiến Nghị ................................................................................................ 149
2.1. Điều chỉnh các văn bản dưới luật liên quan đến TKĐT............. 149
2.2. Pháp lý hóa các công cụ và sản phẩm TKĐT.............................. 149
2.3. Xây dựng đơn giá thực hiện các sản phẩm TKĐT...................... 149
2.4. Thực hiện TKĐT một cách có ưu tiên, áp dụng các sản phẩm phù
hợp ........................................................................................................ 149
3. Các nội dung đề xuất nghiên cứu bổ sung ............................................ 150

v


1


PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với những bước tiến vượt bậc của cả nước với nền kinh tế trong
giai đoạn hoàn thiện cơ chế thị trường định hướng XHCN và tiến trình hội
nhập quốc tế, các đô thị Việt Nam cũng đang trong giai đoạn phát triển hết
sức nhanh chóng và mạnh mẽ. Sự phát triển tại các đô thị lớn như thành phố
Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây có thể dễ dàng
nhận thấy qua sự mở rộng của ranh giới hành chính được, tốc độ gia tăng
nhanh chóng của dân sốvà số lượng, quy mô các công trình xây dựng.
Đứng trước tình hình đó, công tác QH đô thị tạiViệt Nam đang phải đối
mặt giải quyết các vấn đề đa dạng, phức tạp hơn nhiều so với thời kỳ bao cấp
trước đây. Tại TP. HCM, công tác QH gặp phải rất nhiều khó khăn cũng như
chưa đáp ứng được hết các yêu cầu của hoạt động xây dựng phát triển đô thị.
Bên cạnh những thành tựu có thể dễ dàng nhìn thấy được, vẫn còn tồn tại
rất nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết. Một trong các vấn đề đó là bộ
mặt đô thị, mặc dù có nhiều công trình mới được xây dựng nhưng việc hình
thành được các không gian đô thị đẹp, đồng bộ vẫn còn hạn chế, các không
gian công cộng phục vụ hiệu quả cho người dân đô thị chưa nhiều, các kiến
trúc, không gian đặc trưng của đô thị bị mai một, môi trường sống trong đô
thị bị xuống cấp, v.v. các vấn đề trên của TP.HCM nói riêng và các đô thị
Việt Nam nói chung cần có những giải pháp mang tính tổng hợp và khoa học
mới có thể giải quyết một cách toàn diện, hợp lý.
Qua kinh nghiệm phát triển đô thị ngày nay ở các quốc gia, khu vực tiên
tiến trên thế giới, có thể thấy chuyên ngành TKĐT đã tham gia vào tiến trình
QH, xây dựng đô thị ở nhiều quy mô, cấp độ khác nhau và trở nên một hoạt
động không thể thiếu giúp định hướng, kiểm soát quá trình phát triển không
gian đô thị, tác động vào các hoạt động skinh tế, xã hội, giúp giải quyết hài


2


hòa mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người và không gian đô
thị trong quá trình phát triển.
Tại Việt Nam, từ những năm đầu của thế kỷ XXI, cùng với sự tiếp thu
nhanh chóng các kiến thức mới, các kinh nghiệm trên thế giới trong lĩnh vực
quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị, chuyên ngành TKĐT đã được giới
thiệu và bàn luận trong giới chuyên môn.
Khởi đầu là một số ấn phẩm về TKĐT nước ngoài được dịch sang tiếng
Việt, Năm 2000, cuốn TKĐT có minh họa của Kim Quảng Quân là ấn phẩm
nói về TKĐT đầu tiên được dịch ra tiếng Việt. Trong cuốn sách này, Kim
Quảng Quân đã tổng hợp các nội dung về TKĐT của nhiều tác giả khác nhau
trên thế giới và các hình vẽ minh họa nhằm giới thiệu một cách tổng quát về
TKĐT. Cuốn sách này đã nhanh chóng được giới chuyên môn đón nhận và
tham khảo rộng rãi.
Tiếp theo các bài báo của các nhà chuyên môn đang trên các tạp chí
chuyên ngành. Các hội thảo, hội nghị, các khóa tập huấn đã góp phần đưa
TKĐT trở thành một thuật ngữ được đề cập thường xuyên trong hoạt động
chuyên môn và quen thuộc đối với đại bộ phận quần chúng nhân dân qua các
kênh thông tin đại chúng.
Các minh chứng rõ ràng về sự đóng góp hiệu quả của hoạt động TKĐT
trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị trên thế giới đã tạo được sự quan
tâm của các cấp lãnh đạo nhà nước cũng như Bộ Xây dựng, vào năm 2000,
Bộ Xây dựng giao cho Viện QH Đô Thị - Nông thôn thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu ứng dụng TKĐT vào trong quy trình QH”. Vào tháng 09/2002,
Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 112/2002/QĐ-TTg ngày
03/09/2002 phê duyệt định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm
2020. Trong nội dung phần “Các nhiệm vụ chủ yếu” xác định một trong các


3


nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2020 là “Tiếp tục đổi mới công tác QH xây dựng
và hình thành chuyên ngành TKĐT”. Tuy chỉ là một nội dung rất ngắn gọn
trong quyết định nhưng cũng đã thể hiện được sự quan tâm của Chính phủ đối
với lĩnh vực mới mẻ này đồng thời khẳng định tầm quan trọng của TKĐT
trong việc định hướng kiến trúc Việt Nam đến năm 2020.
Vào đầu năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị đầu tiên về
TKĐT (số: 09/2003/CT-TTg ngày 07/04/2003) trong đó nêu rõ:
…Trong những năm qua, công tác QH xây dựng và phát triển
kiến trúc đô thị ở nước ta đã có tiến bộ. … Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đã đạt được, trật tự kiến trúc đô thị vẫn chưa được
thiết lập; kiến trúc phát triển khá đa dạng nhưng mang nặng tính tự
phát và chưa hình thành bản sắc. Một trong những nguyên nhân chủ
yếu của tình trạng này là do công tác TKĐT chưa được coi trọng.
Cũng tại chỉ thị này, Thủ Tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Xây dựng, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc triển
khai công tác TKĐT tại các thành phố trên cả nước.
Với việc pháp lý hóa nội dung TKĐT trong Luật Xây dựng số
16/2003/QH11 do Chính Phủ ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2003 (tại điều 3
mục 15) và tiếp sau đó là các văn bản dưới Luật như Nghị Định 08/2005/NĐCP ngày 24/01/2005, Thông tư 15/2005/TT-BXD ngày 19/08/2005 của Bộ
Xây Dựng, Thông tư 07/2008/TT-BXD ngày 07/04/2008, TKĐT không còn
đơn thuần là những kiến thức, kinh nghiệm được góp nhặt từ nước ngoài du
nhập vào Việt Nam mà đã được chính thức được pháp lý hóa để đưa vào áp
dụng trong các hoạt động xây dựng phát triển đô thị mà cụ thể là hệ thống các
đồ án quy hoạch.


4


Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn khi triển khai áp dụng vào thực tế, tuy
nhiên về mặt học thuật, đến thời điểm này, TKĐT đã trở thành một thuật ngữ
quen thuộc trong giới chuyên môn, các trường đại học đã bắt đầu đưa môn
TKĐT vào chương trình giảng dạy, các hội thảo, hội nghị chuyên đề về
TKĐT cũng liên tiếp được tổ chức ở các cấp bộ ngành, địa phương, cả trong
nước và quốc tế. [5][9][12].
Tuy đã được quy định tại nhiều văn bản pháp quy các cấp như Luật,
Nghị định, Thông tư, từ năm 2003 đến nay, việc đưa TKĐT tham gia vào quy
trình QHXDĐT tại TP Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều các hạn chế.
Các hạn chế này thể hiện rất rõ qua một thực tế là mặc dù các hoạt động
TKĐT đã liên tục được triển khai tại TP HCM, tuy nhiên cho đến cuối năm
2010, qua việc đánh giá kết quả các đồ án QHCT đã được thực hiện trên địa
bàn TP, các nội dung TKĐT của các đồ án QH chi tiết thì đều bị né tránh,
không được thực hiện. Các đồ án TKĐT hầu hết đều gặp lúng túng trong quá
trình thực hiện, phê duyệt. Một số ít được phê duyệt thì kết quả đưa vào áp
dụng trong thực tế rất khó khăn, thiếu tính khả thi về mặt đầu tư, không có các
công cụ cần thiết để quản lý trong quá trình thực thi.
Qua công tác tổng kết thực tế cũng như đúc kết ý kiến của các nhà
chuyên môn trong các hội nghị, hội thảo chuyên đề liên quan đến TKĐT, có
nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, trong đó có số nguyên nhân
như sau:
- Cho đến nay, TKĐT vẫn còn là nội dung hết sức mới mẻ tại Việt Nam
nói chung và TPHCM nói riêng, do đó, sự tham gia của TKĐT trong quá trình
quy hoạch chưa được phân định rõ ràng, tiến trình thực hiện được quy định
trong các văn bản pháp quy còn chồng chéo, chưa khớp nối chặt chẽ với các
thành phần khác trong quy trình làm QH và quản lý phát triển xây dựng đô


5


thị. Các sản phẩm, hồ sơ về KTĐT chưa được quy định rõ ràng dẫn đến các
khó khăn trong quá trình thực hiện, thẩm định và phê duyệt.
- Các nội dung TKĐT tại Việt Nam hiện nay được quy định chủ yếu tập
trung vào việc xác định không gian kiến trúc cảnh quan đô thị, giải quyết vấn
đề thẩm mỹ của không gian đô thị, chưa có các công cụ nhằm đảm bảo sự cân
đối quyền lợi giữa cá nhân và công cộng để tạo ra nguồn lực đầu tư phát triển
xây dựng đô thị theo định hướng quy hoạch đề ra, do đó các đồ án đã được
thực hiện áp dụng không đạt được kết quả như mong muốn.
- Kết quả của các dạng đồ án TKĐT là các bức tranh cố định của không
gian đô thị trong tương lai do đó khi đưa vào áp dụng trở nên không khả thi
trước sự thay đổi của các yếu tố kinh tế, xã hội diễn ra trong quá trình phát
triển.
Để góp phần giải quyết các vấn đề nêu trên, đề tài luận án đề xuất nghiên
cứu “Sự tham gia của TKĐT trong quy trình QHXD đô thị, lấy địa bàn
TPHCM làm khu vực nghiên cứu” với các mục tiêu đặt ra bao gồm:
- Xác định vị trí, nội dung tham gia của TKĐT trong quy trình QHXD
ĐT hiện hành.
- Xác định các sản phẩm, thành phần hồ sơ của các đồ án TKĐT.
Thông qua các mục tiêu trên, luận án sẽ giúp làm rõ trước hết là sự gắn
kết của TKĐT vào quy trình QH trong bối cảnh đặc thù của Việt Nam hiện
nay, giúp loại bỏ các bước trùng lặp, chồng chéo, gây khó khăn cho quá trình
áp dụng trong thực tế hiện nay.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu xác định sản phẩm, thể hiện qua các thành
phần hồ sơ cần thiết phù hợp cho các dạng đồ án TKĐT nhằm góp phần giải
quyết các nội dung mà hiện nay các đồ án TKĐT còn hạn chế như đảm bảo


6

tính khả thi, tạo động lực đầu tư, cung cấp các công cụ quản lý trong quá trình

thực thi của các đồ án TKĐT.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm các lý thuyết về TKĐT, hoạt
động TKĐT ở một trường hợp đô thị điển hình, các kinh nghiệm của một số
đồ án TKĐT nước ngoài và trong nước, Với các đối tượng nghiên cứu nêu
trên, các phương pháp nghiên cứu phù hợp được sử dụng như khảo cứu, thống
kê, phỏng vấn,… nhằm rút ra kết quả nghiên cứu tin cậy và chính xác.
Giới hạn nghiên cứu của đề tài tập trung vào các đối tượng của TKĐT,
sự tham gia của TKĐT vào hệ thống QH và thành phần hồ sơ, sản phẩm thể
hiện các kết quả của đồ án TKĐT.
Giá trị của đề tài về mặt lý thuyết là thông qua các nội dung phân tích, so
sánh, kết quả nghiên cứu trong luận án góp phần làm rõ vai trò, vị trí của
TKĐT trong hệ thống QHXD ĐT mang tính đặc thù trong quá trình chuyển
đổi kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay. Qua đó góp phầ điều chỉnh quy trình
Quy hoạch xây dựng trở nên chặt chẽ, mạch lạc và hiệu quả hơn. Đây là nội
dung cấp bách và cần thiết trong bối cảnh quy trình QHXDĐT tại Việt nam
còn nhiều bước trùng lặp, chồng chéo và nhận thức về TKĐT vẫn còn hết sức
phân tán và đa dạng. Về mặt lý thuyết, các nội dung nghiên cứu cũng là bước
tổng hợp ban đầu về mặt lý thuyết cho các nghiên cứu sâu hơn trong lĩnh vực
này. Kết quả nghiên cứu này của luận án có thể được sử dụng trong việc
giảng dạy chuyên môn trong các trong các lĩnh vực QH, Kiến trúc, TKĐT,
Quản lý đô thị,…
Với các số liệu, nội dung nghiên cứu gắn kết với thực tế phát triển đô
thị tại TP.HCM, kết quả nghiên cứu có thể dùng làm cơ sở đề xuất các quy
định cho việc thực hiện các đồ án TKĐT tại TP.HCM, qua đó bổ sung các
thành phần cần thiết vào các đồ án TKĐT hiện nay để góp phần giải quyết các


7

mặt hạn chế và vướng mắc trong quá trình triển khai TKĐT. Trên cơ sở đó,

thông qua những kinh nghiệm, bài học rút ra tại TP.HCM có thể dùng làm tài
liệu tham khảo cho các đô thị khác trên cả nước. Ngoài ra, trong thời gian
này, Bộ Xây dựng đang tiến hành dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành
Luật QH, trong đó dự kiến sẽ bổ sung nhiều nội dung cụ thể về TKĐT, do đó,
các kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể sử dụng để đóng góp trong
quá trình dự thảo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật QH về nội dung
TKĐT nhằm giúp các văn bản này khi triển khai trong thực tế phù hợp, hiệu
quả hơn.


8

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.1. TKĐT trong quá trình lịch sử xây dựng đô thị và bối cảnh xây dựng
phát triển đô thị từ cuối thế kỷ XVIII - tiền đề về mặt lý luận của TKĐT
hiện đại
1.1.1. TKĐT trong quá trình lịch sử xây dựng đô thị
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm xuất hiện của thiết kế đô thị
(TKĐT). Trả lời câu hỏi TKĐT xuất hiện từ thời điểm nào trong lịch sử loài
người, có rất nhiều ý kiến khác nhau về khởi điểm của TKĐT. Nếu xem xét
TKĐT dưới góc độ là các hoạt động của con người liên quan đến việc xây
dựng, sắp xếp nơi cư trú theo một trật tự nhất định và hình thành các không
gian chung thì các hoạt động này đã có từ thời xa xưa, khi con người đã bắt
đầu định cư và sống tập trung thành các khu vực. Tuy vào các thời kỳ đầu tiên
chưa thể gọi các điểm quần cư này là các đô thị nhưng việc bố trí sắp xếp của
một điểm quần cư ở vượt ra ngoài quy mô, giới hạn của từng chỗ ở của một
cá nhân, một gia đình đã xuất hiện ngay từ thời kỳ xa xưa nhất của lịch sử loài
người. Khi có sự sắp xếp nhiều gia đình thành một tổ hợp quần cư, các không
gian sử dụng chung và các nguyên tắc trật tự, tổ chức sắp xếp cũng từng bước
xuất hiện. Ý thức và hành động hình thành các không gian chung và tạo ra các

nguyên tắc trật tự, tổ chức bố cục này có thể coi là khởi điểm sơ khai nhất của
TKĐT.
“…TKĐT ra đời từ buổi bình minh của đô thị cổ đại. Nó làm nhiệm
vụ nhạc trưởng tạo thành bản đại hợp xướng của nghệ thuật tổ chức
đô thị, không gian, cảnh quan, phong cách kiến trúc, màu sắc, vật
liệu... Các đô thị cổ đại xinh xắn, nhỏ bé lặng lẽ phát triển qua các
thời đại chỉ với công cụ của TKĐT để hình thành cấu trúc đô thị độc
đáo mà không một đô thị hiện đại nào sánh kịp. (Để TKĐT trở


9

thành công cụ quản lý đô thị - theo TS. Phạm Hùng Cường - Đại
học Xây dựng Hà Nội…)”.
Với những thành tựu về mặt xây dựng đô thị có thể được nhận thấy
trong suốt quá trình lịch sử hình thành các đô thị trên thế giới, nhiều ý kiến
cho rằng việc xác định TKĐT có từ lúc nào nên dựa trên cơ sở các thành tựu
trong việc xây dựng đô thị mà có thể gắn kết được với các hoạt động TKĐT.
Dưới góc độ này, Giáo sư Kim Quảng Quân, khẳng định: “Có xây đô thị thì
có TKĐT…” .
Như vậy, trong lịch sử, TKĐT tuy chưa được nhận thức một các tách
biệt, rõ ràng với kiến trúc và quy hoạch đô thị (QHĐT) nhưng các hoạt động
về TKĐT vẫn diễn ra. Với những thành tựu bắt nguồn từ rất xa xưa có thể
thấy TKĐT tuy không được gọi tên một các đầy đủ nhưng các tư tưởng, quan
điểm về tổ chức, thẩm mỹ không gian, đã được lồng ghép trong quy hoạch đô
thị và thiết kế các công trình công cộng tại các đô thị Hy lạp, La mã cổ đại,
các thành phố thời kỳ Phục hưng…, rất nhiều các nguyên tắc về tổ chức, thẩm
mỹ sau này đã được xem xét như các lý thuyết tiền thân cho TKĐT hiện đại.
Điều này cho thấy TKĐT không phải chỉ đến thế kỷ 19-20 mới được thực
hiện, tuy nhiên các nghiên cứu về TKĐT hiện đại cũng chỉ ra rằng việc một

số nguyên tắc thẩm mỹ được sử dụng trong TKĐT có từ thời xa xưa không
đồng nghĩa với quan niệm các khái niệm về TKĐT ngày nay đã có từ thời xa
xưa đó. Các tiền đề của TKĐT hiện đại chỉ được hoàn thiện một cách đầy đủ
khi có những thay đổi sâu sắc về kỹ thuật, kinh tế, xã hội vào nửa sau của thế
kỷ XVIII ở các nước Âu Mỹ và dần dần lan tỏa ra toàn thế giới.
1.1.2. Sự chuyển biến của các đô thị Âu Mỹ từ cuối thế kỷ XVIII và các vấn
đề của đô thị trong quá trình hiện đại hóa.
Nguyên nhân của sự biến đổi sâu rộng tại các thành phố Âu Mỹ vào giai


10

đoạn cuối thế kỷ XVII chính là cuộc Cách mạng công nghiệp. Nói cách khác,
cuộc cách mạng công nghiệp chính là yếu tố cơ bản tạo ra động lực chuyển
biến các thành phố thời kỳ phong kiến thành các thành phố hiện đại ngày nay.
Tiến bộ đầu tiên về kỹ thuật trong việc đưa máy hơi nước vào sử dụng trong
các hoạt động sản xuất vào những năm 70 của thế kỷ XVIII đã mở ra thời kỳ
hết sức quan trọng của lịch sử loài người, thời kỳ công nghiệp hóa. Việc
chuyển đổi từ phương thức sản xuất bằng lao động thủ công sang phương
thức sản xuất bằng máy móc và sự tiến bộ trong các ngành như cơ khí, luyện
kim đã dẫn đến sự gia tăng sản lượng trong các lĩnh vực sản xuất khác như
nông nghiệp, dệt, chế biến, khai thác mỏ. Hoạt động trao đổi hàng hóa,
thương mại cũng phát triển mạnh nhờ các phương tiện giao thông cơ giới như
xe lửa, tàu thủy chạy bằng hơi nước trên các hệ thống đường sắt, kênh đào.
Các thành tựu kỹ thuật được áp dụng trong các lĩnh vực sản xuất, giao
thông đã tác động làm cho các thành phố mở rộng một cách nhanh chóng.
Phục vụ cho các hoạt động công nghiệp và trao đổi hàng hóa. Các hoạt động
công nghiệp, đại công nghiệp ở các thành phố thu hút lực lượng lao động
nhập cư làm cho quy mô dân số của các thành phố tăng lên nhanh chóng, số
lượng các thành phố lớn ngày càng nhiều. “…Cuối thế kỷ XVIII, thế giới tư

bản Tây Âu có 15 thành phố trên 100.000 người. Năm 1800, số thành phố có
quy mô như vậy lên đến 19 và đến năm 1902 đã có tổng số 149 thành phố
lớn.” [13] tr.166.
Với sự đa dạng của các hoạt động sản xuất, vận chuyển và thương mại,
các đô thị thời kỳ này có cấu trúc và thành phần phức tạp hơn các đô thị thời
kỳ trước, bao gồm các khu công nghiệp, kho tàng và các đầu mối giao thông
phục vụ cho các hoạt động công nghiệp như ga đường sắt, bến tàu, v.v. Tuy
nhiên, bố cục các khu vực chức năng của đô thị vào giai đoạn này gần như
phát triển một cách tự phát, “...trừ khu trung tâm ra còn đại đa số các thành


11

phần bố cục khác thường được bố trí hỗn loạn, không có quy luật về văn minh
đô thị mà chỉ phụ thuộc vào yếu tố lợi nhuận.” [13] tr. 171. Mặc dù vậy, sự
tập trung dân cư và hoạt động công nghiệp đã tạo ra tiền đề cho việc hình
thành các thành phố hiện đại.
Đến giữa thế kỷ thứ XIX, giai đoạn 2 của cuộc cách mạng công nghiệp
bắt đầu nhờ vào sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật cũng như sự tích lũy
kinh tế dựa trên nền tảng của giai đoạn đầu. Các thành tựu về khoa học kỹ
thuật, công nghệ tiếp tục được cải tiến như động cơ đốt trong được phát minh
thay thế máy hơi nước vào cuối thế kỷ thứ XIX, việc ứng dụng năng lượng
điện đã tạo ra những biến đổi mạnh mẽ tại các đô thị, khởi đầu từ Anh, sau đó
lan rộng ra Châu Âu, Mỹ và dần dần lan tỏa ra toàn thế giới. Những thay đổi
của các đô thị từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 có thể được nhận thấy
thông qua cấu trúc và bộ mặt đô thị. Tốc độ xây dựng trong đô thị gia tăng
nhanh chóng và nhà cao tầng bắt đầu xuất hiện.
Do sự cải thiện của mạng lưới giao thông và các phương tiện vận tải,
việc vận chuyển vật liệu xây dựng trở nên dễ dàng, nhanh chóng và có thể
thực hiện được với khối lượng lớn đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây

dựng, tiết kiệm thời gian và giảm giá thành các công trình. Các tiến bộ trong
công nghệ xây dựng giúp đẩy nhanh tiến độ thi công. Sự ra đời của thang máy
vào giữa thế kỷ XIX cùng với sự khan hiếm đất đai trong thành phố và đã làm
thay đổi bộ mặt đô thị với việc xây dựng hàng loạt các công trình cao tầng tập
trung trong khu trung tâm thành phố.
Khu vực ngoại vi thành phố ngày càng mở rộng, đối với các thành phố
công nghiệp của thế kỷ XIX, sự tập trung hoạt động công nghiệp và thương
mại tại khu vực trung tâm thành phố đã tạo nên xu hướng giảm dân ở các khu
vực nội thành và gia tăng dân số ở các vùng ngoại thị, kết quả hình thành nên


×