Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Báo cáo kiến tập kế toán tại công ty cổ phần đầu tư xây lắp điện hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.81 KB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN

BÁO CÁO
KIẾN TẬP KẾ TOÁN

Đơn vị kiến tập: Công ty cổ phần đầu tư xây lắp điện Hải Phòng
Sinh viên thực hiện:

Vũ Việt Dũng

MSSV:

11120710

Lớp:

Kiểm toán 54B

Khóa:

54

Giảng viên hướng dẫn:

Phạm Xuân Kiên

Hà Nội, tháng 12 năm 2015


2



MỤC LỤC

Vũ Việt Dũng

Kiểm toán 54B


3

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Từ viết đầy đủ
BCTC

Báo cáo tài chính

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

BHYT
BHXH
BHTN

Vũ Việt Dũng

Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm thất nghiệp


TSCĐ

Tài sản cố định

Thuế GTGT

Thuế giá trị gia tăng

Kiểm toán 54B


4

DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy quản lý công
ty……………………………………….6
Bảng 1.1: Tình hình tài sản – nguồn vốn công ty mẹ tại thời điểm
31/12……………………………………………………………………….10
Bảng 1.2 Cơ cấu doanh thu và thu nhập trong 3 năm gần
đây……………………………………………………………………………
…..11
Bảng 1.3 Cơ cấu chi phí trong 3 năm gần đây …………………………….12
Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức kế toán công ty cổ phần đầu tư xây lắp điện Hải
phòng…………………………………………………………………………
…...15
Sơ đồ 2.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy
tính………….20
Sơ đồ 2.3Trình tự ghi sổ kế toán tiền gửi ngân hàng………………………...

….22
Sơ đồ 2.4 Trình tự ghi sổ kế toán tài sản cố
định……………………………...….24
Sơ đồ 2.5 Trình tự ghi sổ kế toán lương và các khoản trích theo
lương…….....…27
Sơ đồ 2.6 Trình tự ghi sổ kế toán hàng tồn
kho………………………………..…28
Sơ đồ 2.7Trình tự ghi sổ kế toán tiền
mặt……………………………………..…29
Biểu 2.1 Phiếu thu …………………………………………………………….
….31

Vũ Việt Dũng

Kiểm toán 54B


5

Biểu 2.2Hóa đơn GTGT (liên 2)………….
……………………………………..33
Biểu 2.3.Giấy đề nghị thanh toán......…………..………………………...….
…...34
Biểu 2.4Phiếu chi ……………………………...
…………………………….......35
Biểu 2.5 Chứng từ ghi sổ 01………………………………………………....
…...36
Biểu 2.6 Chứng từ ghi sổ
02……………………………………………………...37
Biểu 2.7 Số đăng kí chứng từ ghi

sổ……………………………………………...38
Biểu 2.8 Sổ cái………………………………...
………………………………….39

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay,Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO, điều này tạo cơ hội cho
nền kinh tế Việt Nam phát triển nhưng cũng không ít thách thức đối với
các doanh nghiệp trong nước. Nó đặt các doanh nghiệp vào những cuộc
cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Vì vậy, bất cứ một doanh nghiệp
nào cũng tìm mọi biện pháp để nâng cao doanh thu, giảm thiểu chi phí
nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thu được
nhiều lợi nhuận nhất. Để đạt được mục tiêu này, các nhà quản lý phải
nhận thức được vai trò của những thông tin kinh tế như: Quan hệ cung cầu, mặt hàng giá cả, tình trạng cạnh tranh, môi trường kinh doanh của

Vũ Việt Dũng

Kiểm toán 54B


6

doanh nghiệp,... Các thông tin số liệu này chỉ có kế toán mới thu thập và
tổng hợp được. Hiểu được tầm quan trọng của các thông tin kế toán, các
doanh nghiệp luôn muốn tổ chức công tác kế toán của mình thật hoàn
chình mang lại hiệu quả cao.
Xuất phát từ lý do trên, đồng thời qua thời gian kiến tập tại Công ty
cổ phần đầu tư xây lắp điện Hải Phòng, em đã đi sâu tìm hiểu thực tế và
nhận thấy tầm quan trọng của công tác kế toán, cùng những kiến thức thu
nhận được trong quá trình học tập tại nhà trường, sự giúp đỡ nhiệt tình

của các cô chú trong ban Tài chính – Kế toán công ty,em đã hoàn thành
Báo cáo về công tác kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư xây lắp điện Hải
Phòng.
Về mặt kết cấu, báo cáo được chia thành 3 chương
Chương I: Tổng quan về đặc điểm kinh tế - kỹ thuật và tổ chức
bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần
đầu tư xây lắp điện Hải Phòng.
Chương II: Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tại
Công ty cổ phần đầu tư xây lắp điện Hải Phòng.
Chương III: Một số đánh giá về tình hình tổ chức công tác
hạch toán kế toán tại Công ty cổ phần đầu tư xây lắp điện Hải Phòng.
Do trình độ và thời gian kiến tập có hạn, công tác kế toán rất phức
tạp nên bản báo cáo mới chỉ đi vào tìm hiểu một số vấn đề chủ yếu và còn
nhiều thiếu sót. Vì vậy, em kính mong được sự đóng góp ý kiến của thầy
cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Vũ Việt Dũng

Kiểm toán 54B


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT
VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY LẮP ĐIỆN HẢI
PHÒNG
1

Lịch sử hinh thành và phát triển công ty cổ phần đầu tư xây
lắp điện Hải Phòng.
1 Giới thiệu chung về Công ty cổ phần đầu tư xây lắp điện Hải
Phòng
Tên cơ sở kinh doanh: Công ty cổ phần đầu tư xây lắp điện Hải Phòng
Tên tiếng Anh: HAIPHONG ELECTRIC CONSTRUCTION
&INVESTMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt:
HECICO
Mã số thuế:
0203001207
Trụ sở chính:
1 Trần Tất Văn, Trần Thành Ngọ, Kiến An, Hải
Phòng
Điện thoại:
+84 31 3876 424
Fax:
+84 31 3876 525
Email:

Website:
www.hecico.com.vn
Logo:

Vốn điều lệ:

Vũ Việt Dũng

9.900.000.000 VND
(Chín tỷ chín trăm triệu đồng)


Kiểm toán 54B


8

2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần đầu tư xây lắp
điện Hải Phòng
Công ty Cổ phàn Đầu tư Xây lắp điện Hải Phòng tiền thân đó là Công
ty Điện lực Hải Phòng được thành lập theo quyết định số 1499/QĐTCCQ ngày 31/7/1976 và được lập lại theo quyết định số 144/QĐ-TCCQ
ngày 20/01/1993 mang tên công ty Xây lắp điện Hải Phòng. Ngày
30/12/2004 chuyển đổi từ Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Xây lắp điện
Hải Phòng theo Quyết định số: 3629/QĐ- UB của Chủ tịch Ủy bản nhân
dân thành phố Hải Phòng.
Công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký Kinh doanh số:
0203001207 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp ngày
04/01/2005.
Từ năm 1987 đến năm 1997, Công ty lắp đặt đường dây 110kV An
Lạc- Lạch Tray- Hải Phòng năm 1987. Thi công đường dây 110kV Lạch
Tray- Cửa Cấm Hải Phòng năm 1989. Lắp đặt hoàn chỉnh hệ thống điện
cao, hạ thế và hệ thống tự động hóa kho khí hóa lỏng Petrolimex khu vực
3, Sở Dầu -Hải Phòng năm 1996. Lắp đặt hệ thống điện nhà máy may
Hợp Thịnh khu công nghiệp Nomura- Hải Phòng năm 1997.
Từ năm 2000 đến năm 2005, Công ty lắp đặt đường dây 110kV giải
phóng mặt bằng Quốc lộ 5, lắp đặt TBA trung gian 2x1600KVA- Xí
nghiệp K131 năm 2000. Lắp đặt TBA trung gian 35kV Kiến An, lắp đặt
hệ thống chiếu sáng và đèn tín hiệu Thủ đô Viên Chăn – Lào, Dự án cải
tạo luới điện 3 thành phố Hà Nội- Hải Phòng- Nam Định năm 2001. Lắp
đặt hệ thống mạng điện ngoài và trạm tăng áp- Dự án Điện sức gió- đảo
TN Bạch Long Vĩ, lắp đặt 10 TBA phục vụ chiếu sáng Quốc lộ 10 thuộc

tỉnh Thái Bình năm 2003. Thi công hàng chục km đuờng dây cao hạ thế
đua điện đến nhân dâu vùng cao xã Kỳ Thượng, Xây dựng hệ thống điện
mạng ngoài và trạm tăng áp Huyện đảo TN Bạch Long Vĩ, sửa chữa lớn
đuờng dây 110kV Đồng hòa- Cửa cấm năm 2004. Lắp đặt DDK 110kV
giải phóng mặt bằng ngã 5 Sân Bay Cát Bi, lắp đặt TBA trung gian 35kV
An Lão năm 2005.
Từ 2005 đến nay, Công ty đang đầu tư lắp đặt TBA, hệ thống chiếu
san khu công nghiệp Đình Vũ, lắp đặt và bảo trì hệ thống điện ROBOT
TECH khu công nghiệp Nomura, Đầu tư sản xuất lắp dựng cấu kiện thép,
xà đường dây, xà dàn trạm…
Bằng uy tín, chất luợng và phong cách phục vụ, công ty đã thực
hiện nhiều hợp đồng kinh tế xây lắp các công trình điện có quy mô lớn ở

Vũ Việt Dũng

Kiểm toán 54B


9

hầu hết các tỉnh Miền Bắc và nước CHDCDN Lào… Công ty đã được
tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba và
nhiều cờ thưởng thi đua của chính phủ, của Bộ GTVT, XD, Tổng liên
đoàn LĐVN và thành phố Hải Phòng.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây lắp điện Hải Phòng sãn sang đáp ứng
mọi yêu cầu của khách hàng và các chủ đầu tư. Công ty nhận liên doanh,
liên kết với mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nuớc với chính sách
chất luợng:
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây lắp điện Hải Phòng quyết tâm phấn
đầu trở thành một Doanh nghiệp đuợc xã hội cần trong lĩnh vực xây lắp

điện, hoạt động điện lực, xây dựng công trình cơ sở hạ tầng công nghiệp
và dân dụng. Công ty cam kết chỉ chuyển giao những sản phẩm đảm bảo
chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế.
Để thực hiện mong muốn trên, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây lắp
điện Hải Phòng không ngừng cải tiến nâng cao trình độ cán bộ công nhân
viên, hoàn thiện mọi phương diện, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Thỏa
mãn mọi yêu cầu của Khách hàng
Nhằm đảm bảo chất lượng cao cho sản phẩm. Công ty Cổ phần
Đầu tư Xây lắp điện Hải Phòng xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống
Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000.
2
Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
đầu tư xấy lắp điện Hải Phòng
1 Ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư
xây lắp điện Hải Phòng
Các ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đầu tư đầu tư
xây lắp điện Hải phòng bao gồm:
- Tư vấn đầu tư, khảo sát thiết kế, giám sát các công trình điện đến điện
áp 35kV.
- Thi công, xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp đến cấp
điện áp 220kV và từng phần của đường dây 500kV, lắp đặt hệ thống điện
động lực công nghiệp, điện chiếu sáng công cộng, điện tự động hoá, tín
hiệu, báo cháy, phòng chống cháy nổ.
- Sản xuất các loại cấu kiện bê tông đúc sẵn, cột điện bê tông li tâm từ 6m
đến 20m các loại.
- Gia công cấu kiện thép và cột điện bằng thép, các cấu kiện phục vụ
đường dây và trạm điện.

Vũ Việt Dũng


Kiểm toán 54B


10

- Thí nghiệm thiết bị điện, đo điện trở đất, kiểm định công tơ điện.
- Xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ sở
hạ tầng.
- Quản lý vận hành, kinh doanh bán điện hạ thế 0.4kV.
- Vận hành các trạm điện và quản lý vận hành lưới điện phân phối có điện
áp đến 35kV.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị điện, điện lạnh, điện tử.
- Đóng mới và sửa chữa phương tiện thuỷ trọng tải đến 500 tấn.
- Lắp đặt hệ thống điện tầu.

-

-

2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần đầu tư xây lắp điện
Hải Phòng
Khảo sát thiết kế, xây lắp đường dây và trạm điện 35kV trở xuống. thi
công xây lắp các hệ thông điện động lưc, điện chiếu sáng, điện báo
cháy, điện điều khiển tự động.
Sản xuất các loại cột điện bê tông cốt thép, sản xuất các loại phụ kiện
điện phục vụ việc xây lắp đường dây và trạm biến áp.
Nhận thầu thi công các công trình điện từ 55kV trở xuống ở nhóm B
với giá trị xây lắp trên 30 tỷ đồng.
Sản xuất các tủ bảng điện, tủ điều khiển.
Cung cấp và lắp đặt các thiết bị, dây chuyền sản xuất tự động.

Sửa chửa, bảo dưỡng máy biến thế và các thiết bị điện.
3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
đầu tư xây lắp điện Hải Phòng

Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động Công ty có đội ngũ kỹ sư chuyên
ngành và đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Bằng những kinh nghiệp
lâu năm trong nghề, cộng với những trang thiết bị, phương tiện đặc
chủng, hiện đại chuyên phục vụ cho công tác thi công xây lắp các công
trình điện.
Tư vấn đầu tư, khảo sát thiết kế các công trình điện đến điện áp 35kV.
Thi công, xây lắp các công trình đường dây và trạm biến áp đến cấp điện
áp 220kV và từng phần của đường dây 500kV, lắp đặt hệ thống điện động
lực, dđện chiếu sáng công cộng, điện tự động hóa, tín hiệu, điều khiến,
báo cháy, phòng chống cháy nổ.
Sản xuất các loại cấu kiện bê tông và cột điện bê tông cốt thép các loại,
dây và cáp điện, dịch vụ bảo trì hệ thống điện, gia công cấu kiện thép và

Vũ Việt Dũng

Kiểm toán 54B


11

cột điện bằng thép, các cấu kiện bằng thép, các cấu kiện phục vụ đường
dây và trạm điện.
Lắp ráp, sửa chữa thiết bị điện công nghiệp, dân dụng, thí nghiệm thiết bị
chuyên ngành điện và nước.
Xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ
tầng.

Đầu tư kinh doanh bất động sản.
Quản lý kinh doanh bán điện, nước, vận hành các trạm phát điện và quản
lý vận hành lưới điện phân phối có điện áp đến 35kV.
Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị điện, điện tử, điện lạnh, thiết
bị năng lượng sạch và vật tư thiết bị ngành xây dựng, dịch vụ bến bãi, vận
tải hàng hóa, vận tải hành khách, dịch vụ khách sạn, du lịch lữ hành.
Đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy trọng tải 500 tấn.
Đào tạo kỹ thuật cơ điện lạnh và điện tử tin học.

Vũ Việt Dũng

Kiểm toán 54B


12

3
Mô hình tổ chức hoạt động của công ty cổ phần đầu tư xây lắp
điện Hải Phòng
1 Mô hình tổ chức bộ máy
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC ĐIÊU HÀNH
BAN THƯ KÝ

Xí nghiệp xây lắp
điện 1


Phòng tổ chức –
hành chính

Xí nghiệp xây lắp
điện 2

Phòng kế hoạchthị trường

Xí nghiệp xây lắp
điện 3
Xí nghiệp xây lắp
điện 4

Phòng kỹ thuậtcông nghệ

Xí nghiệp xây lắp
điện 5

Phòng kế toán –
tài chính

Xí nghiệp xây
lắp điện 6

Văn phòng đại
diện tại Hà Nội

Xí nghiệp xây
lắp điện 7


Văn phòng vận
hành bảo trì công
nghiệp – Khu CN
và chế xuất HP

Xí nghiệp xây
lắp điện 8
Xí nghiệp xây lắp
điện 9

Công ty con

XN quản lý
kinh doanh
điện

Công ty
CP bê tông
& xây
dựng Hải
Phòng

Chi nhánh
công ty
xn tư vấn
thiết kế

Công ty cổ
phần tự

động hóa
HECICO

Chi nhánh
công ty
xn cơ điện

Chi nhánh
công ty
Xn xây dựng

Công ty
CP thương
mại dịch
vụ
HECICO

Đội xây lắp
điện 3

Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy quản lý công ty

Vũ Việt Dũng

Kiểm toán 54B


13

Nguồn: Phòng hành chính tống hợp

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Cơ cấu tổ chức gồm 2 khối: khối quản lý và khối sản xuất
Khối quản lý bao gồm:
+ Đại hội đồng cổ đông: Chức năng nhiệm vụ của đại hội đồng cổ đông
bao gồm:
- Thông qua định hướng phát triển của công ty.
- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền
chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần, trừ
trường hợp điều lệ công ty có quy định khác.
- Bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của hội đồng quản trị, thành
viên Ban kiểm soát.
+ Hội đồng quản trị có chức năng sau:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh
doanh từng năm của công ty
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng
đối với giảm đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lí quan trọng khác
do điều lệ công ty quy định, quyết định mức lương và lợi ích khác của
những người quản lý đo, cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện
quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định
mức thù lao và lợi ích khác của những người đó.
- Giám sát, chỉ đạo, giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý
khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.,
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định
thành lập cong ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp
vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
+ Ban kiếm soát: Chức năng nhiệm vụ của ban kiểm soát bao gồm:
- Ban kiểm soát thực hiện giảm sát hội đồng quản trị, giảm đốc hoặc
tổng giám đốc, trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách
nhiệm trước đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ
được giao.

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng
trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác
kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.
- Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính năm và
giữa niên độ của công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của hội
đồng quản trị. Trình báo cáo thẩm định báo cáo tài chinh, báo cáo tinh
hình kinh doanh hằng năm của công ty.
+ Tổng giám đốc: Chức năng nhiệm vụ của Tổng giám đốc bao gồm:

Vũ Việt Dũng

Kiểm toán 54B


14

Là người đứng đàu Công ty và chịu trách nhiệm trước mọi hoạt
động của Công ty. Giúp việc cho Tổng giám đốc là các Phó tổng giám
đốc.
- Phụ trách kinh doanh
- Phụ trách khai thác
- Phụ trách kỹ thuật
Mỗi phó giám đốc phụ trách một bộ phận để tránh tình trạng chồng
chéo về chức năng và nhiệm vụ. Tất cả các phòng đều dưới sự chỉ đạo
của Tổng giảm đốc.
+Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ:
Quản lý hồ sơ lưu trữ tài liệu thường xuyên, nghiên cứu và tổ chức
bộ máy cho phù hợp với công ty ở mỗi thời kỳ, tham mưu cho Tổng giám
đốc về vấn đề tuyển dụng hay đề bạt cán bộ, tính toán tiền lương và xử lý
các chế độ chính sách lao động của công ty.

+ Phòng kế hoạch thị trường có nhiệm vụ:
Triển khai các hoạt động tiêu thụ sản phẩm. quản lý các khu vực
thị trường, tập hợp khách hàng, sản phẩm, giá cả, doanh thu, phân phối,
dịch vụ khách hàng… nhằm quản lý hệ thống phân phối, quản lý dự trữ
và hoàn thiện sản phẩm, quản ly lực lượng bán hàng, tổ chức bán hàng, tổ
chức bán hàng và cung cấp dịch vụ.
+ Phòng kỹ thuật – công nghệ
Có chức năng tham mưu Giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý
kỹ thuât, chất lượng công trình, an toàn lao động và các hoạt động kỹ
thuật, có chương trình đối mới và tiếp nhân các tiến bộ khoa học công
nghệ, nghiên cứu, triển khai thử nghiệm, sản xuất thay thế hoặc cải thiện
cải tiến máy móc thiết bị và các phương tiện vật chất khác.
+ Phòng Kế toán – tài chính có chức năng nhiệm vụ sau:
- Lập báo cáo tài chính xử lý các số liệu thu chi công ty phản ánh ghi
chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty một cách đầy đủ, kịp thời,
chính xác.
- Thu thập, phân loại, xử lý, tổng hợp số liệu thông tin về hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho
các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau.
- Tổng hợp số liệu và lập báo cáo kế hoạch theo định kì.
- Thực hiện phân tích thông tin kế toán, đề xuất các biện pháp cho lãnh
đạo. giúp công ty có đường lối phát triển đúng đắn, hiệu quả cao nhất
trong quản lý.
+ Ban thư ký ISO

Vũ Việt Dũng

Kiểm toán 54B



15

Chịu trách nhiệm về chính sách chất lượng của toàn công ty, kiểm
tra và giám sát chất lượng sản phẩm hoàn thành.

Khối sản xuất bao gồm:
+ Xí nghiệp cơ điện
Có chức năng mua bán, vận hánh, sửa chữa các máy móc thiết bị
phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Ban kinh doanh dịch vụ
Chuyên kinh doanh vật tư thiết bị công nghiệp và dân dụng, là nhà
phân phối các sản phẩm cửa nhựa lõi thép công nghệ Đức, cửa nhựa Đài
Loan…
+ Xí nghiệp tư vấn thiết kế
Nhận liên doanh liên kết với mọi thành phần kinh tế trong và ngoài
nước, tư vấn đầu tư, giám sát công trình.
+ Xí nghiệp quản lý kinh doanh điện nông thôn
Quản lý kinh doanh điện tại nhiều xã,các khu chung cư thuộc các
huyện của thành phố Hải Phòng.
4
Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty cổ phần
đầu tư xây lắp điện Hải Phòng
1 Tình hình tài sản, nguồn vốn trong những năm gần đây
Bảng 1.1: Tình hình tài sản – nguồn vốn công ty mẹ tại thời điểm
31/12 (đvt : triệu đồng)
Chỉ tiêu
Tài sản
A- Tài sản ngắn hạn
I.Tiền và các khoản tương đương tiền

II.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III.Các khoản phải thu ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
B. Tài sản dài hạn
I. Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản dài hạn
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Vũ Việt Dũng

2012

2013

86.917,72
6.505,20

82.65
19.80

463,47
76.319,76
3.629,29
54.617,15

3.71
50.94
8.19

50.98

46.621,09

43.26

5.784,00

5.78

Kiểm toán 54B


16

V. Tài sản dài hạn khác
Tổng cộng tài sản
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
B.Vốn chủ sở hữu
I. Nguồn vốn quĩ
II. Nguồn vốn kinh phí khác
Tổng cộng nguồn vốn

2.212,06
141.534,86

1.93

133.63

126.515,18
80.431,40
46.083,78
15.019,68
14.973,37
46,31
141.534,86

118.22
72.21
46.00
15.41
15.36
4
133.63

2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần
đây
Bảng 1.2 Cơ cấu doanh thu và thu nhập trong 3 năm gần đây
(đvt : triệu đồng)
Tỷ
Tỷ
Tỷ
Chỉ tiêu
2014
trọn 2013
trọn 2012
trọn

g
g
g
379.896,8 99,7 315.432,0 99,6
99,4
Doanh thu thuần
299.715,49
7
4
4
6
4
Doanh thu hoạt
964,99
0,25 1.055,32
0,33 1.157,66
0,38
động tài chính
Thu nhập khác
35,79
0,01 18,95
0,01 544,75
0,18
380.897,6
316.506,3
Tổng
100
100 301.417,90 100
5
1

Nhận xét:
Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh dịch vụ có sự gia tăng đều qua các
năm, trong đó năm 2013 tăng 5,2% so với năm 2012 và năm 2014 tăng
20,4% so với năm 2013.
Doanh thu hoạt động tài chính giảm dần qua các năm, năm 2013 giảm
8.84% so với năm 2012 và năm 2014 giảm 8,56% so với năm 2013. Điều
này xả y ra một phần do tác động của sự suy giảm lãi suất tiền gửi ngân
hàng trong giai đoạn từ 2012 – 2014. Tuy nhiên điều này không ảnh
hưởng đảng kể đến kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh
nghiệp do doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ đóng góp một phần nhỏ
trong cơ cấu chung doanh thu của công ty.
Thu nhập khác giảm mạnh trong năm 2013 so với năm 2012, có sự gia
tăng trở lại vào năm 2014, tuy nhiên vẫn còn nhỏ hơn đáng kể so với năm
2012. Sự gia tăng của thu nhập khác này tương ứng với sự thay đổi giảm
trên khoản mục nguyên giá tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán, cho
thấy việc thanh lý tài sản cố định là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia
tăng thu nhập khác trong năm 2014.

Vũ Việt Dũng

Kiểm toán 54B


17

Cơ cấu doanh thu của công ty hầu như không thay đổi qua 3 năm, trong
đó doanh thu thuần từ các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp
luôn chiếm tỉ trọng gần như tuyệt đối (lớn hơn 99%), trong khi doanh thu
hoạt động tài chính và thu nhập khác luôn chiểm một tỉ trọng dưới 1%.
Điều này phù hợp với đặc thù là của công ty là một doanh nghiệp sản

xuất - xây lắp với mô hình hoạt động kinh doanh không quá phức tạp.

Bảng 1.3 Cơ cấu chi phí trong 3 năm gần đây (đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Giá vốn hàng bán
Chi phí tài chính
Chi phí BH và
QLDN
Chi phí khác
Tổng

Tỷ
Tỷ
Tỷ
2013
2012
trọng
trọng
trọng
371.719,
307.173,
292.096,
39
98,54 97
97,94 85
97,83
1.563,98 0,41
2.020,45 0,64
2.102,86 0,70
2014


3.960,78 1,05
4.453,88 1,42
4.367,41 1,46
348,99
0,09
35,50
0,01
83,10
0,03
377.244, 100,0 313.648, 100,0 298.567, 100,0
15
0
31
0
12
0

Nhận xét:
Giá vốn hàng bán: Với đặc thù là doanh nghiệp hoạt động chủ yếu ở lĩnh
vực sản xuất – xây lắp, giá vốn hàng bán là một khoản mục chi phí quan
trọng và luôn chiếm tỷ trọng lớn tỏng tổng thể chi phí của công ty. Tỷ
trọng chi phí giá vốn hàng bán trong tổng chi phí qua các năm 2012,
2013. 2014 lần lượt là 97,83; 97.94 và 98,54%.
Tỉ trọng cũng như quy mô của chi phí tài chính giảm dần qua các năm từ
2012 đến 2014, lý giải cho sự sụt giảm này là do xu hướng giảm của lãi
suất vay đã làm đã làm giảm chi phí đi vạy của doanh nghiệp trong giai
đoạn này.
Chi phí quản lý và bán hàng của công ty trong giai đoạn này biến động
không nhiều và luôn chiếm tỉ trọng 1 – 1.5% tổng chi phí của công ty.

Chi phí khác chiếm tỉ trọng rất nhỏ (dưới 1%) trong cả ba năm 2012,
2013 và 2014. Tuy nhiên trong năm 2014 lại có sự gia tăng đáng kể về
giá trị tuyệt đối so với các năm trước, sự gia tăng này là do trong năm

Vũ Việt Dũng

Kiểm toán 54B


18

2014 công ty tiến hành thanh lý một số tài sản cố định. Điều này dân đến
sự gia tăng trong chi phí khác do phần giá trị còn lại và các chi phí phát
sinh trong các nghiệp vụ này.

Vũ Việt Dũng

Kiểm toán 54B


19

Bảng 1.3: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
mẹ 3 năm gần đây
Đơn
vị
Triệu
Vốn chủ sở hữu
đồng
Triệu

Doanh thu thuần
đồng
Chi phí giá vốn hàng Triệu
bán
đồng
Triệu
Lợi nhuận gộp
đồng
Tỷ suất lợi nhuận
%
gộp
Triệu
Lợi nhuận trước thuế
đồng
Triệu
Lợi nhuận sau thuế
đồng
Chỉ tiêu

2012

2013

2014

15019,
68
37989
6.87
37171

9.39
8177.4
8

15415,
04
31543
2.04
30717
3.97
8258.0
7

15669,
52
29971
5.49
29209
6.85
7618.6
4

2.2%

2.6%

2.5%

3304. 2822. 2767.
51

51
67
2752,4 2313,4 2296,1
6
2
5

Tỷ suất lợi nhuận
%
sau thuế/Tài sản

2.1%

1.6%

1.6%

Tỷ suất lợi nhuận
sau thuế/Vốn chủ sở %
hữu

18%

15%

15%

Nhận xét:
Trong 3 năm qua, doanh thu của công ty có xu hướng giảm, tuy nhiên tốc
độ sụt giảm đa có phần chậm lại. Năm 2013 giảm 17.4% so với năm 2012

và năm 2014 giảm 4,9% so với năm 2013, do vậy dù tỉ suất lợi nhuận cao
hơn so với 2,2% năm 2012 lên 2.6% vào năm 2013 và 2,5% vào năm
2014, tổng lợi nhuận gộp vẫn có xu hướng giảm.
Sự suy giảm của lợi nhuận gộp trong các năm 2013 và 2014, cùng với
việc các khoản chi phí và thu nhập khác hầu như chỉ có biến động rất ít
đã làm giảm chỉ tiêu về lợi nhuận của đơn vị. Nếu như năm 2012 tỷ suất
lợi nhuận trên tổng tài sản đạt 2,1% hai năm sau đó tỷ suất này chỉ dạt
1,6%; tỷ suất lơi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Vũ Việt Dũng

Kiểm toán 54B


CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ XÂY LẮP ĐIỆN HẢI PHÒNG
5
Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần đầu tư xây lắp điện
Hải Phòng
1 Sơ đồ tổ chức lao động kế toán
Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp điện Hải Phòng tổ chức kế toán theo
hình thức tập trung. Theo mô hình này toàn bộ công tác kế toán được
phân bổ tập trung ở đơn vị cấp trên hay còn gọi là mô hình 1 cấp. Các
đơn vị cấp dưới không có tổ chức công tác kế toán riêng.
Theo hình thức tổ chức kế toán tập trung, bộ máy kế toán tập trung là
một bộ máy kế toán chỉ có một cấp. Nghĩa là toàn bộ doanh nghiệp (đơn
vị hạch toán cơ sở) chỉ tổ chức 1 phòng kế toán ở đơn vị chính, còn các
đơn vị phụ thuộc đều không có tổ chức kế toán riêng.
Phòng kế toán chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác kế toán,

thống kê, tài chính trong toàn doanh nghiệp. Ở các bộ phận khác không tổ
chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên làm nhiệm vụ
hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ban đầu, thu nhận kiểm tra chứng từ,
ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho nhu cầu quản lý sản
xuất kinh doanh của từng bộ phận đó, lập báo cáo nghiệp vụ và chuyển
chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán doanh nghiệp để xử lý và tiến
hành công tác kế toán.Phòng kế toán tổ chức hệ thống sổ tổng hợp và chi
tiết để xử lý, ghi chép toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp, lập báo cáo kế toán và cung cấp thông tin cho hoạt động quản lý
toàn doanh nghiệp.


KẾ TOÁN TRƯỞNG
PHÓ PHÒNG – KẾ TOÁN TỔNG

THỦ QUỸ

KẾ TOÁN
NGÂN
HÀNG VÀ
THUẾ

KẾ TOÁN
CÔNG
NỢ

KẾ
TOÁN
THEO
DÕI

CÁC
ĐƠN
VỊ

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức kế toán công ty cổ phần đầu tư xây lắp
điện Hải phòng
Nguồn: Phòng kế toán – tài chính
Phòng kế toán Công ty có 12 người đảm nhận các chức năng và vị trí
như sau:
- Kế toán trưởng: Tổ chức xây đựng bộ máy kế toán Công ty, tổ chức
hạch toán kế toán, phân công và hướng dẫn nghiệp vụ cho nhân viên
phòng kế toán.
- Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp; Tập hợp phản ánh chi phí sản xuất
kinh doanh, tình hình giá thành của từng công trình, từng đơn vị và
toàn Công ty.
- Thủ quỹ: Nhập tiền và xuất tiền mặt theo chứng từ thu cih, xác định số
tồn quỹ, tình hình thu chi tiền mặt. Thực hiện trả lương, tạm ứng,
thanh toán các chi phí phục vụ sản xuất và công tác của cơ quan, đội
tổ ; thực hiện mua BHYT cho cán bộ công nhân viên. Ghi chép phản
ánh đày đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển vật tư về giá
trị và hiện vật.
- Kế toán ngân hàng và thuế: Thực hiện các công việc với ngân hàng
Công ty giao dịch, theo dõi tình hình các loại tài sản cố định, tình hình
khấu hao tài sản cố định của Công ty và các đơn vị, kiểm tra việc tập
hợp chứng từ của kế toán đơn vị theo dõi, ghi sổ phản ánh nghiệp vụ
kinh tế phát sinh, theo dõi các khoản thuế phát sinh tại Công ty.
- Kế toán công nợ: Theo dõi và thanh toán các khoản nợ phải thu và nợ
phải trả của Công ty.
- Kế toán theo dõi các đơn vị: Theo dõi việc tập hợp chứng từ của kế
toán các đơn vị, vào sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, hàng



tháng đối chiếu số dư giữa Công ty và các đơn vị trực thuộc phải khớp
đúng.
2 Chức năng nhiệm vụ của từng phần hành và mối quan hệ tương
tác
Trưởng phòng kế toán là người có quyền và trách nhiệm cao nhất trong
Phòng kế toán tài chính, là người xây dựng kế hoạch tài chính cho Công
ty, kiểm tra tình hình hạch toán, kiểm tra tình hình tài chính về vốn và
huy động vốn. Có nhiệm vụ tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả, khai thác
khả năng tiềm tang của tài sản, cung cấp các thông tin về tình hình tài
chính một cách thật chính xác, kịp thời và toàn diện.
Bộ phận kế toán vật tư theo dõi quá trình nhập xuất, tồn vật tư
trong kỳ hạch toán, tính giá nhập xuất tồn của vật tư hàng hóa để ghi vào
chứng từ sổ sách có liên quan. Hướng dẫn kiểm tra đối chiếu với thủ kho
về tình hình vật tư tại kho.
Bộ phận kế toán tài sản cố định theo dõi tình hình tăng giảm
TSCĐ, ghi chép phản ánh chính xác số hiện có và tình hình biến động của
từng loại tài sản. Tính giá giá trị hao mòn TSCĐ và phân bổ chi phí khấu
hao một cách khoa học và hợp lý.
Bộ phận kế toán thanh toán và tiền lương theo dõi vấn đề thanh
toán, khoản thu chi có liên quan đến tiền mặt, tính tiền luơng để trả
CBCNV, phân bổ chi phí về lương, bảo hiểm, kinh phí công đoàn.
Bộ phận kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh tập hợp chi phí
bán hàng phát sinh, xác định doanh thu bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh của Công ty.
Bộ phận kế toán tổng hợp và kiểm tra: Phó phòng kế toán tài chính
chịu trách nhiệm thực hiện kế toán tổng hợp và cùng với Trưởng phòng
kế toán kiểm tra tình hình hạch toán tài chính của Công ty, Phó phòng là
người ghi sổ cái, lên Bảng cân đối số phát sinh và lập Báo cáo kế toán.

Bộ phận kế toán nguồn vốn và các quỹ doanh nghiệp theo dõi tình
hình biến động nguồn vốn và các quỹ doanh nghiệp. Từ đó có kế hoạch
phân bổ nguồn vốn một cách hợp lý và hiệu quả.
6
Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty cổ phần đầu tư xây lắp
điện Hải Phòng
1 Các chính sách kế toán chung
• Kỳ kế toán năm của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào
ngày 31/12 hàng năm.
• Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam
(VND).
• Công ty áp dụng chế độ Kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài








chính và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2009
của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh
nghiệp trước năm 2015. Từ sau năm 2015 công ty áp dụng Chế độ Kế
toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư 200/2014 /TT-BTC
Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
Kế toán thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
Kế toán hàng tồn kho: Giá trị hàng tồn kho được xác định theo
phương pháp bình quân gia quyền; Hạch toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên.

Kế toán tài sản cố định: TSCĐ khấu hao theo phương pháp đường
thẳng.
Kế toán các chỉ tiêu có gốc ngoại tệ: được quy đổi ra đồng Việt Nam
theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

2 Tổ chức vận dung hệ thống chứng từ kế toán
Công ty cổ phần đầu tư xây lắp điện Hải Phòng áp dụng hệ thống
chứng từ theo Thông tư 200/2006/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014.
Hệ thống chứng từ của công ty bao gồm các chứng từ trong các lĩnh vực:
• Lao động tiền lương gồm các chứng từ như Bảng chấm công, Bảng
thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Phiếu xác nhận
sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, Bảng thanh toán tiền làm thêm
giờ, Bảng thanh toán tiền thuê ngoài, Bảng kê trích nộp các khoản
theo lương, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội;...
• Hàng tồn kho gồm các chứng từ như Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho;
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa; Phiếu báo
vật tư còn lại cuối kỳ; Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ,
dụng cụ;...
• Tài sản cố định gồm các chứng từ như Biên bản giao nhận TSCĐ;
Biên bản thanh lý TSCĐ; Biên bản kiểm kê TSCĐ; Bảng tính và phân
bổ khấu hao TSCĐ;...
• Tiền tệ gồm các chứng từ như Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm
ứng; Giấy đề nghị thanh toán; Biên lai thu tiền; Bảng kiểm kê quỹ;
Bảng kê tiền ngay
Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán bao gồm các bước sau:
• Lập chứng từ: chứng từ được lập khi có nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh liên quan tới hoạt động của công ty và chứng từ kế toán chỉ
được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ.
• Kiểm tra chứng từ: trước khi được dùng để ghi sổ, các chứng từ kế
toán sẽ được kiểm tra về các mặt như nội dung kinh tế của nghiệp vụ

phát sinh, số liệu kế toán được phản ánh trên chứng từ và kiểm tra tính
hợp pháp (chữ ký, con dấu,...).
• Ghi sổ: sau khi kiểm tra chứng từ kế toán tiến hành việc phân loại, sắp
xếp các chứng từ và ghi vào sổ liên quan tới các chứng từ đó.


• Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán: công ty bảo quản chứng từ kế

toán trong các tủ đựng chứng từ của phòng kế toán. Công ty lưu trữ
chứng từ ít nhất là 5 năm kể từ ngày lập chứng từ.

Để dễ dàng hơn trong việc quản lý chứng từ, công ty đã sắp xếp các
chứng từ một cách khá khoa học:
• Các hóa đơn mua hàng thanh toán bằng tiền mặt luôn kèm phiếu chi
tiền mặt.
• Các hóa đơn mua hàng thanh toán bằng chuyển khoản luôn kèm ủy
nhiệm chi hoặc giấy báo nợ.
• Các hóa đơn bán hàng thu bằng tiền mặt luôn kèm phiếu thu.
• Các hóa đơn bán hàng thu bằng chuyển khoản luôn kèm giấy báo Có.
• Các hóa đơn nhập khẩu kèm theo hồ sơ nhập khẩu, bảng kê chi tiết
hàng hóa, chứng từ nộp thuế,…
• Tờ khai thuế GTGT nộp cho cơ quan thuế được sắp xếp theo tháng.
• Giấy nộp thuế TNDN đính kèm tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng
quý.
3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán theo Thông tư số
200/2014/TT- BTC, tuy nhiên công ty mở thêm một số tài khoản cấp 2,
cấp 3 để phù hợp hơn với các đối tượng.
Công ty hiện sử dụng hai phương pháp mã hóa cơ bản để phân cấp
tài khoản là mã hóa phân cấp (sử dụng dãy số kéo dài về phía phải để chi

tiết cho đối tượng) và mã hóa tổng hợp (kết hợp mà hóa phân cấp với mã
hóa gợi nhớ, sử dụng tên viết tắt của đối tượng để đại diện cho đối tượng
đó).
• Phân cấp theo phương pháp mã hóa phân cấp thường được áp dụng
cho các tài khoản như: Vốn chủ sở hữu, các tài khoản doanh thu, chi
phí,… VD: TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có các
tài khoản chi tiết cấp 2 là TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa, TK
5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ và TK 5117 – Doanh thu kinh
doanh bất động sản đầu tư.
• Phân cấp theo phương pháp mã hóa tổng hợp thường dùng với các tài
khoản công nợ chi tiết cho các khách hàng hoặc các tài khoản cấp 3
của tài khoản tiền gửi để chi tiết cho các ngân hàng,... VD TK 112 –
Tiền gửi ngân hàng có 2 tài khoản cấp 2 là TK 1121 – Tiền Việt Nam
và TK 1122 – Ngoại tệ, TK 1121 có các TK cấp 3 ví dụ TK
1121BIDV – Tiền gửi VNĐ Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam,…
TK 111 – Tiên mặt có 2 TK cấp 2 là TK 1111 – Tiền Việt Nam và TK
1112 – Ngoại tệ, TK 1112 có các TK cấp 3 chi tiết cho từng loại ngoại
tệ như TK 1112USD, TK 1112EURO,…


Về nguyên tắc phân cấp: việc phân cấp tài khoản được xác định dựa trên
các tiêu thức như: với các tài khoản tiền gửi ngân hàng thì phân cấp chi
tiết đến tài khoản cấp 3 cho từng ngân hàng; với các tài khoản công nợ thì
phân cấp chi tiết đến tài khoản cấp 3 cho từng khách hàng thường xuyên,
những khách hàng có ít giao dịch sẽ được gộp vào một tài khoản cấp 3
chung cho khách lẻ; với các tài khoản tài sản cố định, nguyên vật liệu,
công cụ dụng cụ thì được chi tiết cho các đối tượng lớn. VD: TK 131 –
Phải thu khách hàng có các TK cấp 2 là TK 1311 – khách hàng trong
nước và TK 1312 – khách hàng nước ngoài, các TK cấp 3 được chi tiết
theo từng khách hàng thường xuyên

4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Công ty áp dụng hình thức kế toán máy, sử dụng phần mềm IT - SOFT để
hạch toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
Trình tự ghi sổ kế toán như sau:
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế
toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng
ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ
kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ,
thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài
chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra
Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản
trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.

Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp
chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo
tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng
số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh
phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ
ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân


×