Tải bản đầy đủ (.pdf) (199 trang)

Mỹ thuật Việt Nam Những biến đổi trong thời đại công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 199 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
-------------------------------------------

Lê Trần Hậu Anh

MỸ THUẬT VIỆT NAM - NHỮNG BIẾN ĐỔI
TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
-------------------------------------------

MỸ THUẬT VIỆT NAM - NHỮNG BIẾN ĐỔI
TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử mỹ thuật
Mã số: 62 21 01 01
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS NGUYỄN NGỌC DŨNG


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội - 2016


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, luận án tiến sĩ Mỹ thuật Việt Nam - những
biến đổi trong thời đại công nghệ thông tin là do tôi viết. Các số liệu, trích
dẫn, tư liệu trong luận án đảm bảo độ tin cậy chính xác, trung thực, có dẫn
nguồn cụ thể. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả


2

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN …………………………………………………………………… 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT …………………………………………………….. 3
DANH MỤC SƠ ĐỒ …………………………………………………………………4
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………….5
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỸ THUẬT TRONG THỜI ĐẠI CNTT …... 25

1.1. Khái niệm Mỹ thuật ………………………………………………………. 25
1.2. Khái niệm Biến đổi Văn hoá ……………………………………............... 27
1.3. Khái quát về các loại hình nghệ thuật mới ……………………………….. 31
1.4. Khái quát về Mỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ Đổi mới ………................ 49
1.5. Khái niệm về khoa học, công nghệ và nghệ thuật …………………………52

Tiểu kết
Chương 2: SỰ KẾT NỐI GIỮA MỸ THUẬT VÀ CNTT ………………………. 55
2.1. Mối quan hệ giữa Khoa học, công nghệ và Nghệ thuật …………...............55
2.2. Sự hình thành nghệ thuật mới trong thời đại CNTT ………………………62
2.3. Mối quan hệ giữa nghệ sỹ và CNTT ………………………………………83
Tiểu kết
Chương 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA MỸ THUẬT VIỆT NAM TRƯỚC TÁC
ĐỘNG CỦA CNTT ……………………………………………………………… 97
3.1. Những biến đổi trong cách thức sáng tác, và giới thiệu tác phẩm Mỹ thuật
Việt Nam ………………………………………………………………………….97
3.2. Những biến đổi về cách thưởng thức các tác phẩm Mỹ thuật ……………107
3.3. Ý nghĩa của CNTT đối với sự biến đổi trong Mỹ thuật Việt Nam …….... 112
3.4. Những tác động của Mỹ thuật có ứng dụng CNTT đối với xã hội ……….114
3.5. Những vấn đề cần làm để phát triển các loại hình nghệ thuật có sử dụng
CNTT tại Việt Nam ……………………………………………………………. 125
Tiểu kết
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………...128
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ………………………….134
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………...136
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………. 143


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN

Công nghệ thông tin:

CNTT


Compact disc:

CD

Computer assisted design:

CAD

Computer assisted manufacturing:

CAM

Công nghệ thông tin di động thứ 3:

3G

Giáo sư:

GS

Hình:

H.

Không gian 3 chiều

3D

Nhà xuất bản:


Nxb

Nghiên cứu sinh:

NCS

Phó giáo sư:

PGS

Phụ lục:

PL

Thành phố

TP

Tiến sĩ:

TS

Trang:

tr

Trước Công nguyên:

TCN



4

DANH MỤC SƠ ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
Sơ đồ 1: Phân tích sự xuất hiện một số nghệ thuật mới từ tác động của khoa
học và CNTT ................................................................................16
Sơ đồ 2: Những chuyển biến của mỹ thuật khi có CNTT ..........................82
Sơ đồ 3: CNTT tác động đến người sáng tác ............................................106
Sơ đồ 4: CNTT tác động đến người thưởng thức ......................................111


5

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Những phát minh khoa học và những bước phát triển của công nghệ
trên thế giới đã làm thay đổi và ngày càng thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ cuộc
sống của con người. Khoa học và công nghệ không những tác động vào sự
phát triển của cuộc sống xã hội mà còn tác động nhiều đến nghệ thuật nói
chung và Mỹ thuật nói riêng. Trong quá trình sáng tác của các bậc thày thế
giới Khoa học và Công nghệ đã đóng một vai trò rất quan trọng giúp cho các
bậc thày thoả mãn những ý tưởng mà họ mong muốn. Những cải tiến về kỹ
thuật vật liệu, để hoạ sỹ có thể thuận tiện trong quá trình thể hiện bức vẽ. Từ
nền gỗ đến mặt toan, từ tempera đến sơn dầu để tạo nên hiệu quả của da thịt
hay diễn tả ánh sáng lung linh của thiên nhiên thì không thể không nói đến vai
trò của khoa học và công nghệ đem lại. Vào giữa những năm 40 của thế kỷ
XX đã mở đầu cho các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
Thành tựu của khoa học và công nghệ đã tác động đến mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, nó làm thay đổi nhanh chóng nhiều mặt của đời sống xã hội
trong đó có nghệ thuật, đặc biệt là lĩnh vực Mỹ thuật. Một trong những đặc

điểm của nghệ thuật từ giữa thế kỷ XX đến nay là sự ứng dụng khoa học và
công nghệ một cách mạnh mẽ trong sáng tác nghệ thuật nói chung và Mỹ
thuật nói riêng. Các tác phẩm Mỹ thuật như hội hoạ không còn giới hạn trong
hai chiều của khung tranh, chúng cũng chuyển từ những chất liệu thông
thường như sơn dầu, thuốc nước… sang những vật liệu tưởng như không liên
quan gì đến hội hoạ như hình ảnh động, máy tính, động cơ, âm thanh... Đối
với điêu khắc cũng có nhiều thay đổi, ngày nay điêu khắc không còn chỉ là
chiếm dụng không gian của thực tại mà chúng đã chiếm dụng một không gian
ảo nơi đó người ta có thể cảm nhận điêu khắc theo một cách khác, không còn
giống như trước đây là tác phẩm điêu khắc phải sờ mó và chạm vào chúng


6

được. Chúng có thể vẫn đáp ứng những yêu cầu của một tác phẩm điêu khắc,
việc thể hiện tác phẩm cũng được thể hiện trên máy tính không dùng đến
những dụng cụ điêu khắc truyền thống và vẫn đáp ứng ở sự cảm nhận nhiều
chiều, nhiều diện (của một tác phẩm điêu khắc) chỉ bằng một màn hình và
bằng công nghệ in 3D. Đường biên của Mỹ thuật mở rộng, có sự dung hợp
giữa nhiều hình thức nghệ thuật khác nhau như hội họa, điêu khắc, âm nhạc,
kỹ thuật ấn loát cho tới công nghệ thông tin hiện đại như kỹ thuật số,
Internet… Việc áp dụng những tiến bộ của CNTT như một chất xúc tác đã
kích thích các nghệ sỹ có nhiều bước biến đổi trong phương pháp sáng tác,
cũng như thưởng thức tác phẩm, đồng thời nó cũng có nhiều tác động đến
công chúng thưởng thức nghệ thuật. Trong Mỹ thuật (không tính đến Mỹ
thuật ứng dụng), với các ưu thế của khoa học và CNTT đã tạo điều kiện cho
người nghệ sỹ có được những chất liệu và phương tiện biểu đạt để tạo nên
những hình thức mới cho mình. Hơn nữa CNTT đã giúp cho người nghệ sỹ có
nhiều điều kiện thuận lợi hơn để họ có được những hình thức chuyển tải
những vấn đề xã hội trong cuộc sống đương đại. Từ đó dẫn đến sự ra đời

những loại hình nghệ thuật chưa từng có trước kia như Video Art, Newmedia
Art, Digital Art, Sound Art và Web Art… Cũng từ đây khái niệm: Nghệ thuật
thị giác đã được các học giả nghiên cứu và khẳng định vị trí của nó trong sự
phát triển của lịch sử Mỹ thuật.
Từ khi có chính sách “Đổi mới” (Đại hội Đảng VI-1986), mở cửa của
nhà nước, bộ mặt xã hội thay đổi, kinh tế, văn hóa có một diện mạo mới. Đặc
biệt là CNTT và truyền thông đã phát triển nhanh chóng được đánh giá thuộc
vào những top đầu của thế giới. Việt Nam sớm trở thành một nước có dân số
sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin truyền thông với tỷ lệ cao trên quy
mô dân số. Trong Mỹ thuật những loại hình nghệ thuật mới đã được du nhập
vào Việt Nam trong khoảng hơn mười lăm năm trở lại đây và sớm được các


7

nghệ sĩ tiếp nhận, đặc biệt là các nghệ sỹ trẻ. Từ chỗ xem đó là thứ sáng tạo
có vẻ “thời thượng” mang tính thử nghiệm kỹ thuật, thì nay đã hình thành
những nghệ sĩ chuyên sáng tác các hình thức nghệ thuật mới này với kỹ thuật
ngày một công phu, phức tạp (như kết hợp giữa âm thanh, ánh sáng và nhiều
yếu tố khoa học công nghệ khác), đạt hiệu quả thị giác cao. Việc ứng dụng
thành tựu công nghệ thông tin ngày càng phổ biến trong sáng tác Mỹ thuật.
Tuy nhiên, về phương diện nghiên cứu lý thuyết bức tranh toàn cảnh về Mỹ
thuật Việt Nam, những biến đổi trong thời đại công nghệ thông tin, cũng như
các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu các loại hình nghệ thuật đương đại
vẫn chưa được giới thiệu, nghiên cứu đầy đủ và toàn diện. Câu hỏi đặt ra là:
CNTT và Mỹ thuật Việt Nam có mối quan hệ như thế nào trong sáng tác mỹ
thuật gần đây (đương đại)? Hiệu quả, tác động của nó như thế nào ? Đóng góp
của nó như thế nào đối với xã hội ?
Xuất phát từ Đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng và nhà nước là xây
dựng một nền Mỹ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong

giai đoạn hiện nay rất nhiều sáng tác Mỹ thuật, đặc biệt của lớp nghệ sỹ trẻ,
đã có nhiều sự biến đổi trong quá trình sáng tác nhờ vào những phương tiện
CNTT đem lại. Trong sự phát triển của văn hoá xã hội, các hoạt động nghệ
thuật khác cũng xuất hiện rất nhiều các sự kiện có ứng dụng nhiều sản phẩm
CNTT, các phương pháp sáng tác của nghệ sỹ thay đổi, nhiều loại hình nghệ
thuật được phối hợp với nhau tạo nên các hiệu quả về thị giác, thính giác... từ
đó cũng tạo nên các cách thưởng thức nghệ thuật mới đối với người dân. Hơn
nữa NCS đã có thời gian được đào tạo, và trải nghiệm qua những thực hành
và giảng dạy về loại hình nghệ thuật mới có ứng dụng CNTT. Từ lý do trên,
luận án tiến hành nghiên cứu đề tài Mỹ thuật Việt Nam - những biến đổi trong
thời đại công nghệ thông tin. Hy vọng thông qua đề tài này, với khả năng
nghiên cứu của mình, NCS sẽ làm rõ sự biến đổi của Mỹ thuật trong thời đại


8

CNTT, đặc biệt là trong Mỹ thuật Việt Nam. Với sự phát triển của CNTT
trong xã hội cùng với những biến đổi của Mỹ thuật Việt Nam mà CNTT đem
lại, hy vọng Mỹ thuật Việt Nam sẽ khẳng định được những bước sáng tạo
mới, tăng cường khả năng giao lưu hợp tác giữa các nghệ sĩ của Việt Nam và
quốc tế, nhất là trong bối cảnh mở rộng hội nhập quốc tế và xu thế “toàn cầu
hóa” hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát
Làm rõ sự biến đổi của Mỹ thuật trong thời đại CNTT, đặc biệt là Mỹ
thuật Việt Nam.
Mục đích cụ thể
- Xác định những biến đổi của Mỹ thuật trong thời đại CNTT, từ đó
thấy được những ảnh hưởng, thay đổi, chuyển biến trong sáng tác Mỹ thuật
Việt Nam.

- Nghiên cứu những biến đổi trong một số tác phẩm thành công và
những tác phẩm đã để lại dấu ấn qua các cuộc trưng bày ở Việt Nam trong
thời đại CNTT. Từ đó, làm rõ hiệu quả của việc sử dụng CNTT trong sáng tác
nghệ thuật.
- Nghiên cứu cũng chỉ ra những biến đổi về giới thiệu tác phẩm và
thưởng thức tác phẩm Mỹ thuật trong thời đại CNTT.
- Liên hệ tác phẩm Mỹ thuật Việt Nam với một số tác phẩm đã đạt
những thành công mang tính quốc tế của một số nghệ sĩ châu Á và thế giới,
trên cơ sở đó rút ra bài học kinh nghiệm về sự vận dụng CNTT trong sáng tác
Mỹ thuật.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu


9

Đối tượng nghiên cứu là các tác giả, tác phẩm Mỹ thuật Việt Nam
trong thời đại CNTT.
Phạm vi nghiên cứu
- Sự biến đổi của Mỹ thuật trong thời đại CNTT được nghiên cứu trong
phạm vi Mỹ thuật Việt Nam và giới hạn trong giai đoạn từ 1997 – 2013, trong
đó đối tượng chính là các sự kiện nghệ thuật đương đại tại Hà Nội vì đây là
“trung tâm đầu tiên của các thể nghiệm nghệ thuật đương đại” [16, tr 18], số
lượng các cuộc triển lãm cũng nhiều nhất, ngoài ra còn có một số triển lãm
của thành phố Hồ Chí Minh và Huế. Tuy nhiên, để làm rõ hơn và bao quát
vấn đề đặt ra, luận án đã nghiên cứu một số tác phẩm thành công của các
nghệ sĩ châu Á và thế giới có sử dụng phương tiện CNTT, từ đó rút ra những
bài học để góp phần vào sự phát triển của Mỹ thuật Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu những biến đổi của Mỹ thuật trong thời đại công
nghệ thông tin, nghĩa là nghiên cứu tư tưởng, nội dung, hình thức thể hiện

(trong đó có cả các yếu tố kỹ thuật) của tác phẩm Mỹ thuật có sử dụng CNTT.
Đặc biệt tập trung vào những loại hình nghệ thuật mới như Video Art, Digital
Art, Multimedia Art... những loại hình có sử dụng công nghệ thông tin nhiều
nhất, trực tiếp nhất. Trong thực tiễn, việc phát triển các hình thức nghệ thuật
mới ngoài yếu tố con người – nghệ sỹ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cơ chế
quản lý, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, môi trường văn hóa… Luận án
chỉ đúc kết những vấn đề mang tính học thuật để tìm ra những bài học về phát
huy công nghệ thông tin trong việc sáng tạo các tác phẩm Mỹ thuật.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận án có thể xem là công trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ
thống về những biến đổi của Mỹ thuật Việt Nam trong thời đại CNTT.
- Luận án xác định rõ những tác động của CNTT đối với Mỹ thuật, tìm
ra những yếu tố tích cực mà CNTT đem lại trong sáng tác Mỹ thuật Việt


10

Nam. Đây là đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu
và sáng tác các tác phẩm Mỹ thuật ở Việt Nam.
- Từ việc nghiên cứu về những biến đổi của Mỹ thuật Việt Nam trong
thời đại CNTT, luận án nghiên cứu thực tế sáng tác Mỹ thuật Việt Nam và từ
đó chỉ ra những biểu hiện về sự biến đổi trong quá trình sáng tác, cách thức
giới thiệu tác phẩm Mỹ thuật, cũng như cách thưởng thức tác phẩm Mỹ thuật.
- Luận án đóng góp vào việc tìm ra những giải pháp phát huy và kết
hợp hài hòa những tiến bộ của công nghệ trong sáng tác, góp phần vào việc
xây dựng một nền mỹ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Đề xuất xây dựng chương trình giảng dạy các nghệ thuật có ứng dụng
công nghệ thông tin như Video Art, Sound Art, Multimedia Art… trong các
trường nghệ thuật ở Việt Nam.
5. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài

5.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, bước đầu đã có một số công trình giới thiệu tác giả, tác
phẩm và những thành tựu ban đầu của các loại hình nghệ thuật mới có ảnh
hưởng của công nghệ thông tin. Cuốn Video Art [84] do Sylvia Martin và Uta
Grosenick biên soạn, xuất bản năm 2006, giới thiệu về sáng tác thử nghiệm
Video Art trong năm 1970, các nghệ sĩ và tác phẩm tiêu biểu. Trong khi đó
cuốn Newmedia Art [81] xuất bản năm 2006 của Mark Tribe và Reena Jana,
trình bày về nghệ thuật trong thời đại truyền thông kỹ thuật số, đặc biệt nhấn
mạnh đến sự ra đời của Internet năm 1994 như một xúc tác phổ biến phong
trào nghệ thuật toàn cầu trong việc khám phá khả năng văn hóa, xã hội và
thẩm mỹ của công nghệ truyền thông mới. Cuốn sách không chỉ tập trung vào
các công nghệ và hình thức mà còn phân tích các khái niệm. Postmodern
Currents: Art and Artists in the Age of Electronic Media [79] của Margot
Lovejoy, năm 1996, tập trung vào nghệ thuật và nghệ sĩ trong thời đại truyền


11

thông, khám phá công nghệ video, máy tính và internet, trải nghiệm mỹ học
và xem xét vai trò của các nghệ sĩ Jenny Holzer, Nam June Paik, Bill Viola,
Gary Hill, và Laurie Anderson… Tác giả chỉ ra các công cụ điện tử đã tác
động đến nghệ sĩ, tạo nên quan điểm mới về nghệ thuật, ảnh hưởng đến cách
nhìn, tư duy, sáng tác và cả cách giới thiệu và truyền thông tác phẩm. Cuốn
sách khảo sát tác động của máy tính đến nghệ thuật đương đại và những vấn
đề chính diễn ra trong lĩnh vực nghệ thuật thị giác trong kỷ nguyên số hóa.
Trong cuốn sách Art of the Digital Age [61] xuất bản năm 2006 của Bruce
Wands, trình bày những tác động của công nghệ kỹ thuật số đã thay đổi hoàn
toàn các hoạt động nghệ thuật truyền thống như hội họa và điêu khắc, trong
khi đó những hình thức mới như nghệ thuật mạng (internet art), sắp đặt kỹ
thuật số, và thực tế ảo đã nổi lên và được công nhận. Những nghệ sỹ kỹ thuật

số thường thúc đẩy sự thể hiện nghệ thuật và khám phá hầu hết các vấn đề xã
hội và chính trị đối với nhân loại ngày nay. Cuốn sách này là một cuộc khảo
sát có quy mô lớn khi trình bày công việc của hơn 100 nghệ sỹ từ khắp nơi
trên thế giới. Sau lời giới thiệu về nguồn gốc lịch sử của các loại hình nghệ
thuật trong kỷ nguyên kỹ thuật số, cuốn sách đi vào xem xét các thể loại đa
dạng, từ ảnh kỹ thuật số, sắp đặt đến hình ảnh động tới phần mềm và nghệ
thuật mạng (net art). Công trình cung cấp tài liệu tham khảo về những thời
điểm đột phá trong nghệ thuật kỹ thuật số, bên cạnh đó là danh mục trang web
nghệ sỹ và các dự án trực tuyến, và chú giải các thuật ngữ kỹ thuật số. Ngoài
ra, còn có các công trình như Art at the turn of the Millenium [64], Art of the
20th Century Painting – Sculture – Newmedia - Photography [83], Art now
Vol 2 [86]… do Nxb Taschen xuất bản; Styles, school and Movement [58],
Art: From Impressionism to the Internet [74], Art Today [63], Understanfing
Instalation Art From Duchamp to Holzer [80], Art through the ages [69]…
của Nxb Prestel, Phaidon, W W Norton & Co Inc, Harcoart Brace Jovanovich…


12

nghiên cứu và trình bày về nghệ thuật đương đại phương Tây trong giai đoạn
phát triển khoa học và CNTT.
Các công trình kể trên nghiên cứu tập trung về nghệ thuật trong giai
đoạn hậu hiện đại, bối cảnh ra đời, lý thuyết và thực hành nghệ thuật đương
đại. Tuy ít nhiều đã xuất hiện những nhận định về ứng dụng khoa học công
nghệ thông tin trong sáng tác nghệ thuật song chưa có công trình nào đặt mục
tiêu nghiên cứu “Những biến đổi của Mỹ thuật Việt Nam trong thời đại
CNTT” là vấn đề trọng tâm để nghiên cứu.
5.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
a. Nghiên cứu về các loại hình nghệ thuật mới
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin – truyền thông, nhiều

loại hình nghệ thuật mới có ứng dụng CNTT đã ra đời như Video Art, Sound
Art, Multimedia Art… Từ đó mở ra nhiều quan niệm mới, nhiều cách làm
nghệ thuật mới, đồng thời cũng tạo ra nhiều cuộc tranh luận.
Các loại hình nghệ thuật mới ra đời luôn là đối tượng được các nghệ sỹ,
các nhà nghiên cứu quan tâm. Ở phương Tây các tư tưởng, khái niệm, đặc
trưng, nghệ thuật, hoàn cảnh ra đời, giá trị của các loại hình nghệ thuật mới
trong thời kỳ hậu hiện đại đã được bàn đến khá sâu rộng. Tuy nhiên ở Việt
Nam, các vấn đề này mới được bàn rải rác trong một số sách, tiểu luận, bài
báo phê bình, nghiên cứu văn học và một số hội thảo khoa học. Cuốn sách
Nghệ thuật Môđéc và Hậu Môđéc (1996) [11] của tác giả Lê Thanh Đức có
thể xem là công trình mang tính giới thiệu, tổng hợp đầu tiên về các trào lưu
nghệ thuật phương Tây ra đời trong thời kỳ hậu hiện đại. Cho đến nay, đa
phần các vấn đề về các loại hình nghệ thuật mới chủ yếu là các bài dịch giới
thiệu trong các tạp chí văn học nghệ thuật.


13

b. Nghiên cứu về sự tác động CNTT trong Mỹ thuật Việt Nam
Công việc nghiên cứu Mỹ thuật Việt Nam trong giai đoạn gần đây
thể hiện trong các công trình như: 20 năm Mỹ thuật Việt Nam thời kỳ đổi
mới [56], Nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa [57] của Viện
Mỹ thuật thuộc Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Các nghiên cứu cho
thấy sau mở cửa và đổi mới, Mỹ thuật Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh
mẽ, từ sự độc tôn chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong sáng tác và
nghiên cứu văn học nghệ thuật, chuyển sang thời kỳ xuất hiện nhiều xu
hướng mới, nhiều phong cách cá nhân đa dạng. Các họa sỹ đã nhanh chóng
hòa nhập với nghệ thuật quốc tế, đặc biệt các nghệ sỹ trẻ đã có điều kiện
hơn để tiếp cận các loại hình nghệ thuật mới như Video Art, Installation
Art… Một số bài viết đã chỉ ra sự ứng dụng khoa học công nghệ thông tin

góp phần trong việc hỗ trợ sáng tác nghệ thuật, tạo ra các hiệu quả thẩm
mỹ mới phù hợp với thời đại. Tuy nhiên, cả hai công trình nói trên đều là
kỷ yếu hội thảo khoa học tập hợp những nghiên cứu bước đầu về mỹ thuật
Việt Nam trong khoảng 20 năm gần đây.
Ngoài ra, còn có một số bài viết nghiên cứu về các nghệ thuật mới ở
Việt Nam trong những năm gần đây trên báo và tạp chí Mỹ thuật, tạp chí Văn
hóa Nghệ thuật hay Nghiên cứu Mỹ thuật của trường Đại học Mỹ thuật Việt
Nam, chẳng hạn: Vài nét về hình thức Video Art ở Việt Nam [43] của tác giả
Phạm Trung khái quát về hình thức Video Art ở Việt Nam từ năm 1998 đến
2006, đồng thời nêu nhận định về sáng tác Video Art có kỹ thuật thô sơ, ít sử
dụng khả năng multimedia với nhiều đường truyền và máy chiếu do điều kiện
kinh tế và kỹ thuật còn hạn chế. Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Quân trong
bài Nghệ thuật đương đại sống với cộng đồng [36] giới thiệu về quá trình
nghệ thuật đương đại vào Việt Nam, tổng kết về hiện trạng thực hành nghệ


14

thuật đương đại kể từ sau Đổi mới, giá trị và ích lợi của nghệ thuật đương đại
đối với cộng đồng.
Bài viết Tái định nghĩa quá khứ và chuyển hóa không gian công cộng:
Hai chiến thuật gần đây của các nghệ sĩ đương đại Việt Nam trong những
năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới [44, tr 282] của tác giả Nguyễn Như Huy
chỉ ra xu hướng sử dụng các công cụ nghệ thuật đương đại du nhập như
những công cụ có tính phân tích để quán chiếu vào các chủ đề có liên quan tới
quá khứ. Tác giả đã điểm qua một vài tác phẩm Video Art, Nhiếp ảnh,
Performance Art, Installation Art của một số nghệ sĩ chủ yếu đang sinh sống
và làm việc tại Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Hay như Richard Streitmatter
- Tran đã đề cập đến một số điều kiện quan trọng có ảnh hưởng tới việc sáng
tạo nghệ thuật đương đại ở Việt Nam trong bài viết Các giai đoạn và điều

kiện cho việc sáng tạo nghệ thuật đương đại ở Việt Nam [44, tr 290].
Năm 2011, Hội thảo khoa học toàn quốc Nghệ thuật đương đại Việt
Nam hướng tới cộng đồng tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nghệ
thuật đương đại, đề cập đến sự thay đổi căn bản về cách thức tiếp cận, mối
quan hệ giữa nghệ sĩ và công chúng, và bản chất của nghệ thuật đương đại.
Tuy sự tác động của khoa học và công nghệ thông tin không được đặt làm
trọng tâm chính để nghiên cứu nhưng ta có thể thấy các loại hình nghệ thuật
có ứng dụng khoa học và công nghệ thông tin như Video Art, Multimedia Art,
Digital Art,... là một phần quan trọng của nghệ thuật đương đại Việt Nam.
Nhìn chung, các công trình và bài viết nghiên cứu nói trên đã bước đầu
giới thiệu diện mạo tổng quan của mỹ thuật Việt Nam giai đoạn từ 1986 đến
nay, tuy nhiên vẫn chưa có những nghiên cứu sâu chỉ ra những biểu hiện của
khoa học và công nghệ trong các loại hình nghệ thuật mới như Video Art,
Sound Art, Multimedia Art; cũng như chưa có những nhận định, đánh giá


15

những giá trị của việc vận dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sáng tác
Mỹ thuật ở Việt Nam.
Đề tài “Mỹ thuật Việt Nam - Những biến đổi trong thời đại công nghệ
thông tin” của NCS là một đề tài mới. Qua đề tài của luận án có thể hiểu sâu
hơn về những giá trị của các loại hình nghệ thuật chịu tác động của khoa học
và công nghệ, đồng thời sẽ nhận biết rõ hơn mối quan hệ giữa CNTT và Mỹ
thuật, nhận biết rõ hơn giá trị tình cảm của các tác phẩm có sử dụng phương
tiện CNTT. Trong luận án, NCS cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu, tiếp thu, đúc
kết các công trình, các ý kiến có liên quan của các nhà nghiên cứu, các học
giả để thực hiện đề tài “Mỹ thuật Việt Nam – Những biến đổi trong thời đại
CNTT” một cách có hệ thống và toàn diện.
6. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin từ sự quan
sát, phỏng vấn, điều tra đối với đối tượng nghiên cứu là Mỹ thuật Việt Nam
dưới những tác động của CNTT đã làm thay đổi các hình thức sáng tác, các
cách thức thể hiện tác phẩm mới, các loại hình nghệ thuật mới xuất hiện, cũng
như sự thay đổi cách thưởng thức tác phẩm của người xem. Trong đó các thao
tác nghiên cứu cụ thể như sau:
- Thu thập thông tin, phân loại thông tin: để chỉ ra cơ sở lý thuyết cho
việc nghiên cứu “Mỹ thuật Việt Nam - những biến đổi trong thời đại CNTT”.
Thống kê tài liệu và kết quả nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài. Tra
cứu từ điển, sách công cụ, sách chuyên khảo…
- Phân tích tài liệu: Tổng hợp, hệ thống các tài liệu, các tác phẩm nghệ
thuật cho thấy vai trò khoa học CNTT đối với Mỹ thuật thế giới và Việt Nam,
phân loại các loại hình nghệ thuật có liên quan đến khoa học CNTT. Trên cơ
sở đó, phân tích, đánh giá về mối quan hệ giữa khoa học, công nghệ và nghệ


16

thuật, tìm ra sự biến đổi trong sáng tác của các nghệ sỹ, cũng như sự thưởng
thức của người xem.
- Phân tích tác phẩm: Để thấy rõ sự ảnh hưởng của các trào lưu nghệ
thuật mới cũng như sự phát triển về khoa học CNTT đã tác động đến các
phương thức sáng tác nghệ thuật, đến cách giới thiệu tác phẩm của các nghệ
sỹ, cũng như những tương tác từ tác phẩm đến người thưởng thức. Một phần
qua phân tích tác phẩm cũng làm rõ hơn nét mới về biến đổi trong Mỹ thuật
mà xã hội CNTT đem lại. Từ đó nhận ra được sự biến đổi của Mỹ thuật ở
Việt Nam, luận án phân tích các tác phẩm nghệ thuật có sử dụng CNTT. Từ
đó, làm rõ hiệu quả nghệ thuật trong những tác phẩm này về hình thức nghệ
thuật, cách biểu đạt, tính thời đại, tính giáo dục... Qua việc phân tích này NCS
đã rút ra được kết luận về sự tác động của khoa học và CNTT đối với Mỹ

thuật như trong sơ đồ 1.
Sơ đồ 1: Phân tích sự xuất hiện một số nghệ thuật mới từ tác động của
khoa học, công nghệ thông tin

Khoa
 học,
 
CNTT
 

Mỹ
 thuật
 

Video
 Art,
 
Sound
 Art,
 
Digital
 Art,
 
Computer
 
Art,
 
Multimedia
 
Art

 


17

- Phương pháp phỏng vấn nghệ sỹ, nhà phê bình, người xem và nhà
quản lý nghệ thuật về ảnh hưởng của khoa học công nghệ thông tin đối với
Mỹ thuật Việt Nam, đánh giá vai trò của các nghệ thuật mới đối với xã hội.
Sau khi phỏng vấn khoảng 30 người là các nghệ sỹ, các nhà nghiên cứu và
phê bình mỹ thuật và các sinh viên mỹ thuật, tôi nhận thấy tất cả các nghệ sỹ
đều có chung quan điểm là CNTT dĩ nhiên có ảnh hưởng đến nghệ thuật. Các
nghệ sỹ, nhà nghiên cứu và cả các sinh viên cũng đều cho rằng CNTT chính
là một phương tiện biểu đạt mới của nghệ thuật, dù có thể nó vẫn có một vài
nhược điểm nếu như người nghệ sỹ quá phụ thuộc vào máy móc.
- Sử dụng phương pháp định tính để chỉ ra những biến đổi của Mỹ
thuật Việt Nam trong thời đại CNTT. Nhận dạng mối liên hệ giữa sự phát
triển CNTT đối với sáng tác Mỹ thuật. Xác định những nghệ sỹ chịu ảnh
hưởng nhiều về khoa học và CNTT trong sáng tác.
- Sử dụng phương pháp định lượng để thu thập dữ liệu về tần suất các
tác phẩm nghệ thuật ứng dụng khoa học và CNTT trong các triển lãm.
Phương pháp này cho phép đo lường, đánh giá những biến đổi Mỹ thuật Việt
Nam trong thời đại CNTT [PL.2, tr 174].
- Phương pháp so sánh cho phép nghiên cứu ảnh hưởng khoa học CNTT
đối với Mỹ thuật trong tương quan giữa Việt Nam với khu vực và thế giới để rút
ra các kết quả về đặc điểm riêng của Mỹ thuật Việt Nam. Ngày nay các hình
thức nghệ thuật mới như là Nghệ thuật sắp đặt, Nghệ thuật trình diễn, Video Art,
Nghệ thuật đa phương tiện (Multimedia Art) đã chiếm ưu thế, có khi tới 70, 80%
và thậm chí là gần 100%, các tác phẩm tham gia trong các triển lãm mỹ thuật
quốc tế lớn như Documenta (thường niên 5 năm, Cộng hoà Liên Bang Đức),
Biennale Venice (thường niên 2 năm, Italia), Shang Hai Biennale (thường niên 2

năm, Trung Quốc), Basel Biennale (thường niên 2 năm, Thuỵ Sỹ), và trong hầu
hết các triển lãm nghệ thuật đương đại diễn ra hàng ngày tại các trung tâm nghệ


18

thuật lớn như Paris, New York, Berlin,… Và chúng đã trở thành các hình thức
nghệ thuật thường nhật và được gọi chung là nghệ thuật đương đại. Trong các
triển lãm này người ta cũng có thể thấy những tác phẩm hội hoạ giá vẽ nhưng nó
được trình bày với những hình thức khác.
7. Giả thuyết khoa học của đề tài
7.1 Công nghệ thông tin và những thay đổi trong nghệ thuật
Nghệ thuật là một phần của văn hóa, và văn hóa được khái niệm là một
sản phẩm do loài người sáng tạo ra, là cái đặc hữu của loài người. Mọi thứ
thuộc về văn hóa thì đều thuộc về loài người, các thứ tự nhiên không thuộc
vào khái niệm văn hóa. Văn hóa là đặc trưng căn bản, phân biệt con người với
động vật, cũng là tiêu chí căn bản để phân biệt sản phẩm nhân tạo và sản
phẩm tự nhiên.
Con người từ tự nhiên mà ra, không thể tách rời tự nhiên để tồn tại và
phát triển. Văn hóa trước hết là sự thích nghi có chủ động và có ý thức của
con người với tự nhiên, đồng thời lại là sự phát triển của sự thích nghi ấy.
Cũng vì nghệ thuật là một phần của văn hóa, nên nghệ thuật cũng là sản
phẩm của sự sáng tạo của loài người, sự phát triển của nó cũng thể hiện sự
thay đổi, thích nghi của con người đối với tự nhiên.
Một câu hỏi đặt ra là nếu không có CNTT thì nghệ thuật có thay đổi
hay không? Trên thực tế nghệ thuật luôn đòi hỏi phải thay đổi và làm mới, đó
chính là sự sáng tạo.
CNTT ra đời là mong muốn của con người để thích nghi và để phát
triển, kế thừa những cái đã có để có những sản phẩm giúp cho con người có
sự hưởng thụ cao hơn nữa. Và khi con người đã được hưởng thụ cao hơn nữa,

con người (ở đây kể cả các nghệ sỹ, những người tạo nên nghệ thuật) cũng đã
biết tiếp thu những thành tựu của CNTT, tận dụng, thích nghi để đưa ra những
sáng tạo mới, sản phẩm mới phục vụ con người. “Hệ thống công nghệ đương


19

đại đang đưa lại cho con người một sức mạnh phi thường, có thể tạo ra những
loại vật liệu có tính năng mong muốn, những giống loài thực vật, động vật
theo yêu cầu của con người” [32, tr 70].
Đặc biệt là khi mà CNTT tác động đến mọi mặt của đời sống con người
tạo ra một xã hội thông tin. Những thay đổi này đã tạo ra nhiều hình thái nghệ
thuật mới, mà nhiều khi nó là sự tổng hòa của những loại hình nghệ thuật
trước đó.
Từ khi CNTT ra đời, không chỉ các ngành nghệ thuật như điện ảnh,
nhiếp ảnh, âm nhạc, sân khấu mà ngay trong Mỹ thuật (hội họa, điêu khắc…)
cũng đã có những thay đổi khá rõ rệt. CNTT đã làm cho Mỹ thuật nhận ra
được cần phải có sự thay đổi, có thể tạo ra những sức biểu hiện mới phong
phú đa dạng hơn, từ đó đã xuất hiện nhiều loại hình mới như Video Art,
Sound Art, Intermedia Art, Digital Art,…
CNTT giúp cho các nghệ sỹ có được những phương tiện, những
phương pháp làm việc mới và cả những quan niệm mới. CNTT đã tạo điều
kiện, có thể coi là chất xúc tác để các nghệ sỹ sáng tạo nên nhiều loại hình
nghệ thuật mới, tăng thêm sức biểu hiện của nghệ thuật và tạo nên mối quan
hệ mới, tương tác giữa người xem và người sáng tác.
Thông qua toàn bộ quá trình phát triển nghệ thuật của những thập niên
cuối thế kỷ XX ta có thể thấy rằng, nghệ thuật của thế giới đã thay đổi rất
nhiều kể từ sự ra đời của CNTT. Khi CNTT ra đời cũng hình thành nên xã hội
thông tin, tác động mọi mặt vào đời sống của con người, nên hiển nhiên đã
tạo nên sự thay đổi to lớn đối với nghệ thuật.

7.2. Nhận thức về thế giới có thay đổi hay không khi xuất hiện CNTT
Thế giới mà không có CNTT thì chắc chắn sẽ vẫn có những sự thay đổi
về nhận thức. Nhưng tốc độ của sự thay đổi này sẽ diễn ra chậm chạp hơn rất


20

nhiều. Bởi các phương tiện trước đó không đủ khả năng truyền tải được một
lượng dữ liệu lớn như CNTT có thể đưa đến cho con người.
Khi CNTT ra đời nó đã ảnh hưởng lớn đến nhận thức của con người về
thế giới quan xung quanh mình. Nó giúp cho con người xóa bỏ các rào cản về
khoảng cách, về không gian, và cả thời gian. Trong một xã hội thông tin phát
triển như vũ bão hiện nay, con người dường như lớn nhanh hơn, hấp thu được
nhiều kiến thức hơn. Với mạng truyền thông toàn cầu, họ dễ dàng có thể tìm
mọi thông tin mình cần, từ kiến thức xưa nhất đến những cái gì sẽ là tương lai
dường như chúng ta đều có thể tìm thấy trên mạng internet, những trang web
như Google đã thay đổi cuộc sống của chúng ta, cách thức nghiên cứu, tìm
hiểu một vấn đề ta quan tâm. Trước đây chúng ta muốn tìm hiểu một thông
tin về vấn đề nào đó, chúng ta sẽ phải vào thư viện và tìm từng trang sách để
thấy được vấn đề chúng ta mong muốn với một thời gian rất lâu, nay thì chỉ
với một máy tính kết nối mạng để vào những trang web như google là chúng
ta có thể tìm kiếm mọi thông tin mà mình cần trong một vài giây hàng ngàn
kết quả được đưa ra cho chúng ta lựa chọn.
Cũng nhờ có CNTT mà các khoảng cách về địa lý thông thường cũng
được rút ngắn, con người có thể liên lạc với nhau, thậm chí có thể gặp, nhìn
thấy nhau trên màn hình thông qua các phương tiện của nó là máy tính, điện
thoại thông minh, mạng thông tin toàn cầu internet phát triển mạnh mẽ và kết
nối với nhau.
7.3. CNTT thay đổi giá trị chuẩn mực thẩm mỹ truyền thống
Từ thời Nguyên thuỷ con người còn sống trong một xã hội mông muội,

cuộc sống chủ yếu dựa vào tự nhiên, săn bắt và hái lượm. Thời đại đó con
người ngập tràn trong những nỗi sợ hãi trước những thảm hoạ thiên nhiên, thú
dữ trong rừng. Họ phải tìm kiếm các biểu tượng, các hình thức để giúp tồn tại
trong cuộc sống đó, như vẽ hình trên cơ thể, sử dụng những totem để tránh đi


21

những nỗi khiếp sợ trước những tai hoạ khủng khiếp của thiên nhiên, cũng
như thế giới xung quanh. Tất cả những dấu tích, những hình vẽ, hình khắc của
con người thời nguyên thuỷ đã cho chúng ta nhận biết được thẩm mỹ của thời
kỳ đó.
Nhìn lại lịch sử xã hội loài người, chúng ta đều có thể nhận thấy vai trò
của khoa học và công nghệ tác động đến đời sống con người và nâng cao chất
lượng sống của con người. Những nền văn minh của nhân loại để lại cho ngày
nay càng khẳng định vai trò của khoa học và công nghệ. Những tác phẩm
nghệ thuật, những công trình kiến trúc, tượng đài, không thể không kể đến vai
trò của khoa học và công nghệ. Khi chúng ta đứng trước Kim tự tháp của Ai
Cập, chúng ta không thể không đặt câu hỏi: Tại sao con người có thể làm
được như vậy? Một trong những điều phải nghĩ đến ngoài sức con người đó là
khoa học và công nghệ.
Nhìn lại lịch sử nghệ thuật từ trước thế kỷ XIX, thế kỷ XII-XIV với hai
tên tuổi Giotto và Masachio. Những thành tựu của Giotto được người đương
thời nhìn nhận bởi những sáng tạo cảm thức vững chắc về không gian hội
hoạ. Và khi Giotto đặt nhân vật vào không gian trực giác thì Masachio bám
chặt và giải quyết vấn đề tạo ra cảm giác ba chiều một cách hoàn toàn mạch
lạc, chặt chẽ trên bề mặt hai chiều. Thành tựu lớn lao của ông đặt trên cơ sở
nắm vững khoa học mới về phối cảnh và cách ông sử dụng một nguồn sáng
đều đặn duy nhất để xác định giới hạn kiến tạo của vật thể và nếp áo. Những
điều này đã tạo nên thẩm mỹ của một thời kỳ và có ảnh hưởng nhiều về sau

này. Rõ ràng khoa học mới về phối cảnh đã thay đổi những chuẩn mực thẩm
mỹ trước đó.
Đến thế kỷ XV-XVI, với ba thiên tài kiệt xuất Leonardo de Vince,
Michelangelo, Raphael của thời kỳ đỉnh cao của nghệ thuật Phục hưng. Bằng


22

những khoa học về cơ thể người, luật phối cảnh đã khẳng định thẩm mỹ của
thời kỳ Phục hưng.
Tiếp đến là thế kỷ XVII-XVIII, với nghệ thuật Baroque (Caravaggio,
Rubens, Rembrandt, Velazquez), nghệ thuật Rococo (Jean Anfoine Wattean,
Nicolas Poussin, Francois Boucher). Đầu thế kỷ XIX là của trào lưu Tân Cổ
điển (Louis David, Ingres), Chủ nghĩa Hiện thực (Millet, Courbet).
Cuối thế kỷ XIX với sự ra đời của chủ nghĩa Ấn tượng và những ảnh
hưởng của nó cho đến tận đầu thế kỷ XX, và mở đầu của chủ nghĩa Hiện đại.
Với những hoạ sĩ Tân Ấn tượng chẳng hạn, đã cố đặt các nguyên tắc quang học
của chủ nghĩa Ấn tượng trên cơ sở khoa học. Các hoạ sĩ Hậu Ấn tượng với sự
giải phóng màu sắc và đường nét khỏi những chức năng thể hiện đơn thuần và
quay trở lại những giá trị cảm xúc và tượng trưng, không những tạo nên một
thẩm mỹ mới mà còn ảnh hưởng dài đến thời kỳ sau Nghệ thuật Hiện đại.
Nghệ thuật Hiện đại là sản phẩm của xã hội công nghiệp, là một thời
đại mà nhân loại hoài nghi và chất vấn chính mình. Giá trị mới của nghệ thuật
Hậu hiện đại là tiếng nói phản kháng, tất cả cấu thành một trạng thái cực đoan
phân liệt và phức tạp. Những tìm tòi về hình thức, như đi tìm cách thể hiện lối
nguyên sắc và bình dị (Matisee), cách hợp thành từ những miếng vụn của phái
Lập thể (Picasso, Braque), Trừu tượng (Kandinsky, Paul Klee, Mondrian).
Bên cạnh đó là các hướng tìm kiếm các giá trị tinh thần như cách vẩy màu của
phái Biểu hiện trừu tượng (Jackson Pollock), cách thức của tốc độ của phái Vị
lai (Boccioni, Balla), hay cảnh giới ảo mộng của phái Siêu thực (Dali, Miro),

chủ nghĩa DaDa (Duchamp) khởi xướng việc dùng vật thể thực, có thể xem
đây như sự bắt đầu của nghệ thuật Hậu hiện đại.
Sau những năm 1960 đánh dấu sự xuất hiện của nghệ thuật Hậu hiện
đại. Đó là sản phẩm của một xã hội thông tin, trong một thời đại cộng đồng,
thế giới trở nên nhỏ bé giống như một ngôi làng, luôn gắn bó và lắng nghe


23

tiếng nói của nhau, nghệ sĩ và công chúng cùng sáng tạo. Đây là thời kỳ kinh
tế toàn cầu hoá, văn minh đi đến sự tái kết hợp tạo dựng theo hướng tốt đẹp,
nghệ thuật theo hướng đa dạng, cộng đồng trong một giới hạn bao la, thúc đẩy
một trạng thái tổng hợp.
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã góp phần tạo điều
kiện cho nghệ sĩ có thể thực hiện được những ý tưởng, những biểu hiện tình
cảm của mình. Thành quả của những tác phẩm mà nghệ sĩ sáng tạo ra đã
khẳng định thẩm mỹ nghệ thuật của mỗi thời kỳ.
Khi có CNTT, văn hóa của thế giới trở nên gần gũi nhau hơn. Xã hội
thông tin đã làm cho thế giới của chúng ta trở nên thành một thế giới phẳng.
Ngày nay, người ta nghe nhiều đến cụm từ “toàn cầu hóa”, nhiều vấn đề
không còn là của một nước mà đã trở thành vấn đề của thế giới. CNTT cũng
đã tác động vào tiến trình toàn cầu hóa, tạo điều kiện cho mọi người trên thế
giới dễ dàng hiểu nhau hơn. Nhiều giá trị chuẩn mực văn hóa thẩm mỹ truyền
thống được thay đổi. Những quan niệm về thẩm mỹ mới được hình thành tại
nhiều quốc gia và là sự kết hợp từ những cái bản sắc của mỗi dân tộc kết hợp
với những nền văn hóa mới bên ngoài đem đến; ở đây CNTT đã trở thành một
công cụ nhanh nhất để phát tán văn hóa, cũng như phổ biến văn hóa tới mọi
nơi. Cũng nhờ CNTT có một khả năng giao tiếp tuyệt vời đối với người sử
dụng khi trong nó có thể tái tạo mọi giác quan của con người như: thị giác,
thính giác, xúc giác… cũng như biến đổi nó để có thể tiếp cận nhanh nhất đến

con người. Khi mà truyền hình và mạng thông tin toàn cầu (internet) càng
ngày càng trở nên phổ biến người ta sống quen với việc sử dụng các sản phẩm
CNTT, chịu mọi tác động của xã hội CNTT, thẩm mỹ của con người cũng
thay đổi theo sự thay đổi của xã hội. CNTT dường như đã lan tỏa mọi ngóc
ngách của cuộc sống.


×