Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của tổng công ty may nhà bè – công ty cổ phần (nbc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 110 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƢƠNG MẠI
----------

NGUYỄN NGỌC LAN
LỚP 11DKQ1 – MSSV:1112060047

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
HÀNG MAY MẶC CỦA TỔNG CÔNG TY
MAY NHÀ BÈ – CÔNG TY CỔ PHẦN (NBC)
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƢƠNG MẠI
----------

NGUYỄN NGỌC LAN
LỚP 11DKQ1 – MSSV:1112060047

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU


HÀNG MAY MẶC CỦA TỔNG CÔNG TY
MAY NHÀ BÈ – CÔNG TY CỔ PHẦN (NBC)
CHUYÊN NGÀNH: KINH DOANH QUỐC TẾ
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
TS NGUYỄN XUÂN HIỆP

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, em đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị trong phòng sản
xuất nói riêng và của Tổng Công ty May Nhà Bè nói chung cũng như sự giúp đỡ
của các Thầy, Cô trường Đại học Tài chính – Marketing.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể quý Thầy Cô tại
trường Đại học Tài chính – Marketing đã quan tâm tận tình dạy bảo, truyền đạt
những kiến thức bổ ích, giúp chúng em có nền tảng kiến thức để áp dụng vào công
việc thực tế trong tương lai. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn
Xuân Hiệp. Trong thời gian qua thầy đã dành nhiều thời gian và công sức để
hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong Tổng Công ty Cổ
phần May Nhà Bè đã tạo điều kiện để em được thực tập tại công ty và đã giúp đỡ
em rất nhiều trong quá trình em thực tập tại Công ty.
Cuối cùng, em xin chúc Quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong công tác giảng dạy. Chúc Ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên Tổng
Công ty May Nhà Bè dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc và chúc cho
Công ty ngày càng làm ăn phát đạt.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015
Sinh viên thực tập



NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày........., tháng,....... năm.....


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
TP. Hồ Chí Minh, ngày......... tháng...... năm.....


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TPP

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược Thái Bình Dương

EU


Liên minh châu Âu

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

NBC

Tổng Công ty May Nhà Bè – Công ty cổ phần

NCIF

Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế xã hội quốc gia

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

EU – MUTRAP

Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của châu Âu

XK

Xuất khẩu

DN

Doanh nghiệp



MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................ii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3

4.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3

5.

Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài nghiên cứu ......................... 3

6.

Kết cấu của đề tài ............................................................................................ 4


CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU
CỦA DOANH NGHIỆP ........................................................................................... 5
1.1 Khái quát chung về xuất khẩu ........................................................................... 5
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu ............................................................................. 5
1.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu ............................................................................. 6
1.1.3 Vai trò của xuất khẩu ................................................................................. 7
1.1.3.1 Đối với nền kinh tế toàn cầu .............................................................. 7
1.1.3.2 Đối với nền kinh tế quốc gia .............................................................. 7
1.1.3.3 Đối với doanh nghiệp ......................................................................... 8
1.1.4 Các hình thức xuất khẩu ............................................................................. 9
1.1.4.1 Căn cứ vào tính chất của xuất khẩu ................................................... 9
1.1.4.2 Căn cứ vào mức độ tham gia của doanh nghiệp .............................. 10
1.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp ........... 11


1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu................................ 11
1.2.1.1 Sản lượng hàng hóa xuất khẩu ......................................................... 11
1.2.1.2 Giá trị hàng hóa xuất khẩu ............................................................... 12
1.2.1.3 Doanh thu xuất khẩu ........................................................................ 13
1.2.1.4 Lợi nhuận xuất khẩu ........................................................................ 14
1.2.1.5 Thị trường, thị phần xuất khẩu......................................................... 15
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu................................................. 16
1.2.2.1 Suất sinh lợi của doanh thu (ROS)................................................... 16
1.2.2.2 Suất sinh lợi của chi phí (ROC) ....................................................... 16
1.2.2.3 Suất sinh lợi của tài sản (ROA) ....................................................... 17
1.2.2.4 Suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE).......................................... 18
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp ............... 19
1.3.1 Nhóm các nhân tố môi trường vĩ mô ....................................................... 19
1.3.1.1 Môi trường kinh tế ........................................................................... 20
1.3.1.2 Môi trường chính trị, luật pháp và chính phủ .................................. 20

1.3.1.3 Môi trường văn hóa, xã hội .............................................................. 21
1.3.1.4 Môi trường khoa học công nghệ ...................................................... 21
1.3.1.5 Môi trường tự nhiên ......................................................................... 22
1.3.2 Nhóm các nhân tố môi trường vi mô ....................................................... 23
1.3.2.1 Nhà cung cấp .................................................................................... 23
1.3.2.2 Khách hàng ...................................................................................... 23
1.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh ............................................................................ 23
1.3.2.4 Sản phẩm thay thế ............................................................................ 24
1.3.2.5 Các ngành công nghiệp phụ trợ ....................................................... 24


1.3.3 Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp.............................................. 25
1.3.3.1 Nguồn nhân lực và năng lực quản trị ............................................... 25
1.3.3.2 Tiềm lực tài chính ............................................................................ 25
1.3.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ .............................................. 26
1.3.3.4 Chiến lược Marketing ...................................................................... 26
1.3.3.5 Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)..................................... 26
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA NBC ................. 28
2.1 Tổng quan về Tổng Công ty May Nhà Bè – Công ty cổ phần (NBC) .......... 28
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty.............................. 28
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Tổng Công ty .............................................. 30
2.1.3 Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của NBC .................................... 30
2.1.4 Kết quả kinh doanh của NBC giai đoạn 2012 – 2014.............................. 38
2.1.5 Định hướng phát triển NBC đến năm 2020 ............................................. 40
2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu của NBC giai đoạn 2012 – 2014 ................... 41
2.2.1 Phân tích chung về thực trạng xuất khẩu của NBC ................................. 41
2.2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của NBC theo loại hình
xuất khẩu ........................................................................................................... 43
2.2.3 Phân tích thực trạng xuất khẩu của NBC theo mặt hàng ......................... 45
2.2.4 Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của NBC theo thị trường 48

2.2.5 Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu của NBC .................................... 51
2.2.5.1 Kết quả đạt được .............................................................................. 51
2.2.5.2 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 52
2.3 Phân tích dự báo các nhân tố có ảnh hưởng chủ yếu đến tình hình XK của
NBC giai đoạn 2015 – 2020 .................................................................................. 54


2.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ....................................................... 54
2.3.1.1 Triển vọng phục hồi kinh tế của thế giới và Việt Nam .................... 54
2.3.1.2 Tình hình chính trị trên thế giới và trong nước ................................ 56
2.3.1.3 Ưu đãi thuế suất từ các hiệp định thương mại ................................. 57
2.3.1.4 Ngành công nghiệp phụ trợ được đầu tư phát triển ......................... 60
2.3.1.5 Áp lực cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt........................... 61
2.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp ........................................................ 62
2.3.2.1 Biến động về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực ........................ 62
2.3.2.2 Máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại ............................................. 63
2.3.2.3 Công tác quản lý nguyên vật liệu của Tổng Công ty ...................... 64
2.3.2.4 Khả năng tiếp cận thị trường và giữ quan hệ với đối tác ................. 65
2.3.3 Đánh giá chung về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình xuất khẩu
của NBC ............................................................................................................ 66
2.3.3.1 Phương pháp đánh giá ...................................................................... 66
2.3.3.2 Kết quả đánh giá .............................................................................. 67
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG MAY
MẶC CỦA NBC GIAI ĐOẠN 2015 – 2020 .......................................................... 74
3.1 Định hướng và mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của NBC giai
đoạn 2015 – 2020 .................................................................................................. 74
3.1.1 Định hướng đẩy mạnh xuất khẩu của NBC giai đoạn 2015 - 2020 ........ 74
3.1.2 Mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu của NBC giai đoạn 2015-2020 ............... 74
3.2 Xác lập các phương án đẩy mạnh xuất khẩu của NBC giai đoạn 2015– 202075
3.2.1 Kết hợp SWOT hình thành các phương án đẩy mạnh xuất khẩu của NBC

giai đoạn 2015– 2020 ........................................................................................ 75


3.2.2 Lựa chọn phương án các đẩy mạnh xuất khẩu của NBC giai đoạn
2015–2020 ........................................................................................................ .77
3.2.2.1 Phương pháp đánh giá ...................................................................... 77
3.2.2.2 Kết quả đánh giá .............................................................................. 78
3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của NBC giai đoạn 2015
– 2020 .................................................................................................................... 79
3.3.1 Gia tăng thâm nhập thị trường truyền thống và phát triển thị trường mới79
3.3.2 Chủ động cung ứng nguồn nguyên phụ liệu thông qua hình thức liên
doanh hợp tác với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu....................................... 82
3.3.3 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ............................................................ 83
3.3.4 Liên kết, hợp tác với đối thủ cạnh tranh ................................................ 84
3.3.5 Phát triển sản phẩm mới nhằm tạo điều kiện cần thiết đẩy mạnh xuất
khẩu tự doanh .................................................................................................... 85
3.4 Một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của NBC ................. 86
3.4.1 Đối với nhà nước ...................................................................................... 86
3.4.2 Đối với Hiệp hội Dệt May Việt Nam ....................................................... 87
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 90


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức kinh doanh và quản lý của NBC ......................................31
Hình 2.2 Dự báo XK Dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ trong trường hợp TPP
được hoặc không được thông qua (2013-2025) ........................................................58

i



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 : Kết quả kinh doanh của NBC giai đoạn 2012 – 2014 .............................38
Bảng 2.2: Phân tích chung thực trạng xuất khẩu hàng may mặc NBC .....................41
Bảng 2.3: Phân tích thực trạng xuất khẩu của NBC theo loại hình XK....................44
Bảng 2.4: Thực trạng xuất khẩu của NBC theo mặt hàng giai đoạn 2012 – 2014 ...46
Bảng 2.5: Thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của NBC theo thị trường giai đoạn
2012 – 2014 ...............................................................................................................49
Bảng 2.6: Doanh thu và EBT bình quân giai đoạn 2012 – 2014 ..............................51
Bảng 2.7: Sự biến động nhân sự của NBC giai đoạn 2013 – 2014 ...........................62
Bảng 2.8: Các đối tác nhập khẩu nguyên vật liệu chính của NBC ...........................65
Bảng 2.9: Tổng hợp mức độ quan trọng của các cơ hội và thách thức đối với hoạt
động xuất khẩu của NBC giai đoạn 2015 - 2020 ......................................................70
Bảng 2.10: Tổng hợp mức độ quan trọng của các điểm mạnh và điểm yếu đối với
hoạt động xuất khẩu của NBC giai đoạn 2015 - 2020 ..............................................72
Bảng 3.1: Ma trận SWOT của NBC .........................................................................76

ii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa đất nước, đồng thời từng bước tham gia hội nhập kinh tế khu vực và
thế giới, việc đẩy mạnh XK được nhà nước đặc biệt quan tâm. Là hàng hóa tiêu
d ng thiết yếu, hàng năm ngành dệt may có những đóng góp đáng kể cho nguồn thu
ngân sách đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ từ XK. Toàn ngành Dệt may với trên 6000
doanh nghiệp, đóng góp 16,4% tổng kim ngạch XK của cả nước, kim ngạch XK
liên tục tăng cao, từ mức 5,9 tỉ USD năm 2006, đến năm 2014 đạt 24,5 tỉ USD, tăng
trung bình 18,4%/năm.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định khá lạc quan: Trong nhiều mặt hàng XK
chủ lực, hàng dệt may Việt Nam đang có đà tăng trưởng và những bứt phá ngoạn
mục nhờ những FTA đã và sắp ký kết. Thuế XK hàng dệt may sang nhiều thị
trường có thể giảm về 0%, là cơ hội lớn để thương hiệu dệt may Việt Nam tăng tốc
trong cuộc đua với nhiều thương hiệu dệt may lớn trên thế giới. Đây chính là sức
hút để các nhà nhập khẩu từ các quốc gia khác chuyển dịch đơn hàng về Việt Nam.
Năm 2015 được đánh giá là năm thuận lợi cho hoạt động XK của ngành dệt
may Việt Nam. Phân tích sâu về cơ hội tại các thị trường, ông Phan Văn Chinh, Cục
trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định: Triển vọng tăng
trưởng kim ngạch ngay tại các thị trường truyền thống của ngành dệt may còn rất
lớn. Đơn cử như thị trường EU, đây là thị trường liên tục được mở rộng về quy mô
mà Việt Nam cũng mới chỉ chiếm khoảng 1% tổng giá trị nhập khẩu hàng dệt may
của thị trường này. Bên cạnh đó, khi FTA Việt Nam – EU được ký kết, thuế từ
12% về 0% sẽ tạo ra sức cạnh tranh lớn cho hàng dệt may XK vào thị trường này.
Theo đó, EU tiếp tục là thị trường trọng điểm của dệt may Việt Nam trong thời gian
tới.
Tương tự, ưu đãi về thuế do Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
(TPP) mang lại cũng là yếu tố thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng thị phần tại
thị trường Mỹ. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Hải quan (Nga,
1


Belarus, Kazakhstan) được ký kết vào đầu năm 2015 sẽ cải thiện đáng kể chính sách
thuế, hải quan và tạo sức hấp dẫn lớn với doanh nghiệp.
Bản thân là một trong những doanh nghiệp Dệt may đầu ngành, Tổng Công ty
May Nhà Bè NBC) trong những năm qua luôn đạt nhiều kết quả cũng như thành
tựu trong kinh doanh nói chung và hoạt động XK nói riêng. Kim ngạch XK giai
đoạn 2012 – 2014 đều tăng cao và ổn định trong vài năm trở lại đây. Đáng nói là chi
phí gia công của NBC càng được cải thiện và có sức cạnh tranh trên thị trường thế
giới và trong nước. Trong sự kiện “Liên hoan doanh nghiệp Rồng Vàng và Thương

hiệu Mạnh năm 2014”, Tổng Công ty May Nhà Bè – NBC đã vinh dự lọt vào Top
10 doanh nghiệp nhận danh hiệu Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2014. Tuy vậy, nếu
so sánh với vị thế là một doanh nghiệp tiêu biểu đầu ngành trực thuộc Tập đoàn Dệt
may Việt Nam thì những thành tựu mà NBC đạt được chưa tương xứng với những
tiềm năng và thế mạnh có thể khai thác được. Bởi thế, trước tình hình Việt Nam
tham gia nhiều hiệp định FTA, các doanh nghiệp dệt may đứng trước nhiều cơ hội,
bên cạnh không ít những thách thức, thiết nghĩ NBC cần phải có những giải pháp
đón đầu xu thế nhằm đẩy mạnh XK gia tăng lợi nhuận, nâng cao uy tín trước khách
hàng. Chính vì lẽ đó tác giả chọn đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu hàng may
mặc của Tổng Công ty May Nhà Bè – Công ty cổ phần” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Một là, tổng kết lý thuyết về phân tích tình hình XK của doanh nghiệp đặt cơ
sở khoa học cho việc phân tích, đánh giá tình hình XK của doanh nghiệp và dự báo
các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình XK hàng may mặc của NBC.
Hai là, phân tích thực trạng XK hàng may mặc của NBC, từ đó xác định những
kết quả đạt được, bên cạnh những tồn tại hạn chế và nguyên nhân.
Ba là, dự báo các yếu tố có ảnh hưởng chủ yếu đến hoạt động XK hàng may
mặc của NBC giai đoạn 2015 – 2020, từ đó đánh giá những cơ hội và thách thức;
điểm mạnh và điểm yếu đối với hoạt động XK hàng may mặc của NBC trong giai
đoạn này.

2


Bốn là, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh XK hàng may
mặc của NBC giai đoạn 2015 – 2020.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là tình hình XK của NBC. Trong
đó, tập trung vào các nội dung:

- Các chỉ tiêu đánh giá tình hình XK của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh
hưởng đến tình hình XK của doanh nghiệp.
- Thực trạng XK của NBC giai đoạn 2012 – 2014; các nhân tố có ảnh hưởng
đến tình hình XK của NBC giai đoạn 2015 – 2020 và các giải pháp đẩy mạnh XK
của NBC giai đoạn này.
Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 5/2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu
sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu mô tả sử dụng các kỹ thuật: thống kê, tổng hợp,
tham chiếu, đối chứng để tổng kết lý thuyết về phân tích tình hình XK của doanh
nghiệp và phân tích thực trạng XK hàng may mặc của NBC.
- Phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung
phương pháp chuyên gia) để dự báo các nhân tố ảnh hưởng; đánh giá các cơ hội và
thách thức; các điểm mạnh và điểm yếu đối với XK hàng may mặc của NBC giai
đoạn 2015 – 2020 và lựa chọn các phương án đẩy mạnh XK của NBC giai đoạn này.
- Kỹ thuật phân tích SWOT để hình thành các phương án đẩy mạnh XK hàng
may mặc của NBC giai đoạn 2015 – 2020.
5. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của đề tài nghiên cứu
Một là, nghiên cứu vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu từ phương pháp
mô tả với các kỹ thuật: thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chứng đến
phương pháp nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung
phương pháp chuyên gia). Vì vậy, hy vọng nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo cho

3


các bạn sinh viên về phương pháp luận thực hiện một đề tài khoa học theo hướng
tiếp cận nghiên cứu ứng dụng.
Hai là, nghiên cứu là bức tranh phản ánh tình hình XK hàng dệt may của

NBC. Vì vậy, hy vọng sẽ giúp cho các nhà quản trị có được cách nhìn đầy đủ hơn
về tình hình XK hàng may mặc của Tổng Công ty, đồng thời cung cấp cơ sở khoa
học để các nhà quản trị của NBC hoạch định các giải pháp đẩy mạnh XK hàng may
mặc của NBC trong giai đoạn 2015- 2020.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, kết cấu luận văn bao
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp
Chương này tập trung hệ thống hóa các lý thuyết về XK của doanh nghiệp, mà
trọng tâm là các chỉ tiêu đánh giá tình hình XK và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt
động XK của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích tình hình xuất khẩu hàng may mặc của NBC giai đoạn
2012 – 2014
Chương này, sau khi giới thiệu khái quát về NBC, là trọng tâm vào phân tích
thực trạng XK hàng may mặc của NBC giai đoạn 2012 – 2014 nhằm đánh giá
những kết quả đạt được, cùng những hạn chế và nguyên nhân; đồng thời phân tích
dự báo các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động XK của NBC giai đoạn 2015 –
2020, từ đó nhận diện và đánh giá các cơ hội và thách thức; các điểm mạnh và
điểm yếu của NBC trong giai đoạn này.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng
may mặc của NBC giai đoạn 2015 – 2020.
Căn cứ vào kết quả phân tích tình hình XK hàng may mặc của NBC ở chương
2, chương này thực hành phân tích SWOT để hình thành các phương án đẩy mạnh
XK và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh XK của NBC giai đoạn 2015 – 2020

4


CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT
KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP


1.1 Khái quát chung về xuất khẩu
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
XK là một hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương; là hình thức cơ bản
của hoạt động mua bán quốc tế. XK xuất hiện khá sớm trong lịch sử kể từ khi nền
sản xuất hàng hóa bắt đầu phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi hàng hóa vượt bên
giới quốc gia, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn tồn tại khá nhiều quan
niệm về xuất khẩu.
Theo quan niệm truyền thống, XK là việc đưa hàng hóa được sản xuất ở quốc
gia này sang tiêu thụ ở quốc gia khác. Nghĩa là, đối tượng của XK là hàng hóa và
ranh giới để xác định XK là biên giới quốc gia, vùng lãnh thổ.
Theo Luật Thương mại Việt Nam 2005 Điều 27 và Điều 28): XK là một hình
thức mua bán quốc tế, bên cạnh các hình thức khác như: nhập khẩu, tập xuất, tái
nhập, tạm nhập, tái xuất và chuyển khẩu. Đó là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam, hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là
khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật. Nghĩa là, đối tượng của XK là
hàng hóa; ranh giới để xác định XK không chỉ là là biên giới lãnh thổ quốc gia như
quan niệm truyền thống, mà còn là ranh giới giữa khu vực đặc biệt nằm trên lãnh
thổ quốc gia được hưởng quy chế hải quan riêng theo quy định của pháp luật và thị
trường nội địa.
Tuy nhiên theo nhiều quan điểm hiện nay và phù hợp với thực tế đã và đang
diễn ra, thì đối tượng XK bên cạnh hàng hóa còn là dịch vụ (dịch vụ khoa học, công
nghệ, Franchising…). Vì vậy, một cách đầy đủ, XK nên được hiểu là việc đưa hàng
hóa, hoặc dịch vụ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, hoặc vào khu vực đặc biệt nằm trên
lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

5


1.1.2 Đặc điểm của xuất khẩu

Thứ nhất, các bên XK thường mang quốc tịch khác nhau, kéo theo những sự
xung đột về luật pháp, phong tục, tập quán mỗi nước và đây là một trong các
nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro và tranh chấp giữa các bên trong quá trình xuất
khẩu. Bởi thế, các nhà XK cấn phải trang bị cho mình những kiến thức nhất định về
văn hóa và pháp luật của các quốc gia là thị trường mục tiêu XK của doanh nghiệp.
Thứ hai, hàng hóa hoặc dịch vụ XK di chuyển ra ngoài biên giới quốc gia
hoặc, khu vực đặc biệt được hưởng quy chế hải quan riêng theo quy định của pháp
luật do đó phải thực hiện đầu đủ các thủ tục Hải quan. Điều này sẽ làm cho hoạt
động XK sẽ phức tạp hơn; chi phí sẽ cao hơn so cới hoạt động kinh doanh trương
nước, đồng thời đòi hỏi nhà XK phải trang bị cho mình những kiến thức về thủ tục
thông quan XK và các dịch vụ thông quan xuất khẩu.
Thứ ba, việc chuyển giao hàng hành hóa XK cho khách hàng thường thông
qua nhiều nhiều bên trung gian như: người môi giới; người vận tải, người giao
nhận, vv. Điều này sẽ làm tăng chi phí và cũng là một trong những nguyên chính
dẫn đến rủi ro và tranh chấp trong hoạt động xuất khẩu. Vì thế, đòi hỏi phải thấu
hiểu các đối tác khi lựa chọn họ để thực hiện các dịch vụ này.
Thứ tư, chi phí XK thường rất lớn và phụ thuộc vào điều kiện giao hàng mà
các bên thỏa thuận. Bởi thế, đỏi hỏi các nhà XK phải được trang bị những kiến thức
và kỹ năng vận dung các điều kiện gia hàng Incoterms.
Thứ năm, đồng tiền được sử dụng thanh toán trong XK là ngoại tệ ít nhất đối
một bên xuất khẩu, nhập khẩu. Điều này làm cho kết quả XK chịu ảnh hưởng và rủi
ro của biến động tỷ giá. Vì thế, nhà XK phải được trang bị những kiến thức nhất
định về tỷ giá và những thông tin dự báo xu hướng biến động của các đồng ngoại tệ
để lựa chọn được đồng tiền thanh toán phù hợp nhất.

6


1.1.3 Vai trò của xuất khẩu
1.1.3.1 Đối với nền kinh tế toàn cầu

Nhắc đến vai trò của XK đối với nền kinh tế toàn cầu, ta không thể bỏ qua học
thuyết mà Ricardo1 đã nhấn mạnh: Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn
hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế so sánh so với các nước khác trong sản xuất
mọi sản phẩm, thì vẫn có thể và vẫn có lợi khi tham gia vào phân công lao động và
thương mại quốc tế bởi vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về sản xuất
một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác.
Bằng việc chuyên môn hoá sản xuất và XK sản phẩm mà nước đó có lợi thế so
sánh, tổng sản lượng về sản phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, kết quả là mỗi nước đều
có lợi ích từ thương mại. Như thế, nền kinh tế mỗi nước đều có cơ hội phát triển.
Cũng theo Võ Thanh Thu (2012, tr. 388), đẩy mạnh XK có vai trò tăng cường
hợp tác kinh tế giữa các nhà nước. Thông qua xuất khẩu, các quốc gia có dịp trao
đổi những thế mạnh, cùng nhau hợp tác phát triển đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế, kế
tiếp các lĩnh vực khác như giáo dục, quốc phòng, chính trị cũng được chú trọng
trong các hiệp định thương mại song phương, đa phương.
1.1.3.2 Đối với nền kinh tế quốc gia
Theo Võ Thanh Thu (2012, tr. 387), XK đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối
nến kinh tế của mỗi quốc gia thể hiện trên các phương diện:
Thứ nhất, XK tạo ra nguồn vốn quan trọng để thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và
tích luỹ phát triển sản xuất. Thật vậy, nhập khẩu cũng như vốn đầu tư của một quốc
gia thường dựa vào 3 nguồn tiền chủ yếu :viện trợ nước ngoài, đi vay, xuất khẩu.
Trong đó XK là nguồn vốn quan trọng nhất để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu tư liệu
sản xuất phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hay thỏa mãn
nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Có thể nói, XK và nhập khẩu có mối quan hệ mật thiết
với nhau, đẩy mạnh XK là để tăng cường nhập khẩu, tăng nhập khẩu để mở rộng và
tăng khả năng xuất khẩu.

1

David Ricardo 1817), “Principles of Political Economy and Taxation”, Irwin 1963


7


Thứ hai, XK kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh XK có tác
động thúc đẩy, mở rộng quy mô sản xuất, kích thích các ngành sản xuất khác phát
triển. Kết quả là làm tăng tổng sản phẩm xã hội, góp phần vào sự tăng trưởng kinh
tế của một quốc gia.
Thứ ba, XK kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghiệp sản xuất. Trong
xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể XK hàng hóa ra thị
trường nước ngoài đòi hỏi ta phải đáp ứng được quy cách chất lượng sản phẩm.
Muốn thế, ta phải đổi mới công nghệ cũng như trang thiết bị phục vụ quá trình sản
xuất làm sao cho sản phẩm xuất đi đáp ứng được yêu cầu của bên nhập khẩu. Như
thế có thể nói XK có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghiệp sản
xuất.
Thứ tư, XK tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử
dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước: tài
nguyên, lao động, vốn kĩ thuật, công nghệ…Ví dụ như Việt Nam có nguồn nguyên
liệu về mặt hàng nông sản, lao động dồi dào nên trong cơ cấu ngành kinh tế XK thì
mặt hàng nông sản luôn đóng một vai trò chủ yếu mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn
cho quốc gia.
Thứ năm, XK góp phần nâng cao đời sống của nhân dân. Thực tế cho thấy mở
rộng XK giúp lao động phổ thông có công ăn việc làm giảm gánh nặng cho đất
nước. Lao động có trình độ cao có môi trường để phát huy năng lực trong xu hướng
cạnh tranh toàn cầu.
1.1.3.3 Đối với doanh nghiệp
XK là phương thức mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Vì thế, XK là điều
kiện để doanh nghiệp mở rộng quy mô, gia tăng năng lực kinh doanh; nâng cao hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp và cải thiện thu nhập của người lao động.
XK đem về nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp, vì thế đây là điều kiện để
doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ

vào quá trình sản xuất hàng hóa.

8


Bên cạnh đó, XK khuyến khích doanh nghiệp không ngừng đổi mới, nâng cao
trình độ quản lý và tái cấu trúc doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Tóm lại, XK là điều kiện để doanh nghiệp nâng cao năng lục cạnh tranh trong
bối cảnh hội nhập hiện nay.
1.1.4 Các hình thức xuất khẩu
1.1.4.1 Căn cứ vào tính chất của xuất khẩu
Xuất khẩu trực tiếp
XK trực tiếp là việc doanh nghiệp trực tiếp ký kết hợp đồng XK và tổ chức
thực hiện hợp đồng XK thông qua tổ chức của mình.
Ưu điểm của XK trực tiếp là giúp doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp với thị
trường, am hiểu thị trường, nắm bắt được phản ứng của thị trường, cập nhật được
những nhu cầu mới và xu hướng mới để kịp thời cải tiến sản phẩm, thỏa mãn nhu
cầu thị trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp XK còn có thể thu được lợi nhuận cao
hơn do giảm được các chi phí trung gian và lợi nhuận không bị chia sẻ, việc XK
cũng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn, cho hiệu quả cao hơn.
Tuy vậy, XK trực tiếp thường đòi hỏi chi phí cao hơn và ràng buộc nguồn lực
lớn để phát triển thị trường, phải chấp nhận môi trường cạnh tranh quốc tế khốc liệt
hơn, phải chấp nhận mọi rủi ro của thị trường nước ngoài. Mặt khác, XK trực tiếp
đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản và tinh
thông nghiệp vụ. Bởi thế, XK trực tiếp thường được áp dụng đối với các doanh
nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh; có đội ngũ cán bộ quản lý giỏi về nghiên cứu thị
trường và nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
Xuất khẩu gián tiếp
Là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông qua
trung gian (thông qua người thứ ba). Các trung gian này có thể là đại lý, công ty

quản lý xuất nhập khẩu và công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, có vai trò trợ giúp
công ty XK hàng hoá sang thị trường nước ngoài.
Ưu điểm của XK gián tiếp là không yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức bộ
máy thực hiện các nghiệp vụ XK và giảm được chi phí XK (ký kết hợp đồng; cước

9


phí vận tải; khai báo hải quan, vv., đồng thời giúp doanh nghiệp giảm bớt rủi ro
trong quá trình xuất khẩu. Đây là một lợi thế của hình thức XK gián tiếp so với XK
trực tiếp.
Tuy nhiên XK gián tiếp sẽ làm cho doanh nghiệp mất đi cơ hội tiếp cận tực
tiếp với thị trường, dẫn đến không nhận biết kịp thời nhu cầu biến động của thị
trường nước ngoài cũng như tâm lý thị hiếu của khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm
và bị phụ thuộc nhiều vào phía trung gian. Ngoài ra, XK gián tiếp là hình thức “mua
đứt , bán đoạn”, hoặc phát sinh thêm những chi phí trung gian, do đó lợi nhuận của
doanh nghiệp sẽ giảm. Bởi vậy, XK gián tiếp thường được áp dụng khi doanh
nghiệp chưa có đủ thông tin cần thiết về thị trường nước ngoài như nhu cầu, tập
quán và thị hiếu của người tiêu d ng, đối thủ cạnh tranh, hay doanh nghiệp lần đầu
tiếp cận, thâm nhập thị trường. Hình thức này cũng thường được áp dụng cho các
doanh nghiệp có quy mô kinh doanh nhỏ, nguồn lực có hạn, chưa thể dàn trải các
hoạt động ở nước ngoài hoặc thị trường quá phức tạp, rủi ro cao, cạnh tranh gay gắt
,hay chịu rào cản thương mại từ phía nhà nước.
1.1.4.2 Căn cứ vào mức độ tham gia của doanh nghiệp
Xuất khẩu tự doanh
XK tự doanh là hình thức XK trong đó doanh nghiệp XK tự mình sản xuất
hàng hóa XK và tổ chức XK hàng hóa đó cho khách hàng.
Ưu điểm của hình thức XK này là giúp doanh nghiệp chủ động được nguồn
hàng xuất khẩu. Mặt khác, chính vì doanh nghiệp tự mình sản xuất hàng hóa XK
nên doanh nghiệp sẽ đảm bảo được chất lượng hàng hóa phù hợp với yêu cầu của

khách hàng.
Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức XK này là doanh nghiệp phải chịu chi
phí cao cho việc tiếp thị và tìm kiếm khách hàng, tổ chức thu gom, sản xuất nguồn
hàng xuất khẩu, vì thế đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính mạnh và
nguồn nhân lực có trình độ cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải chịu nhiều rủi
ro trong XK vì doanh nghiệp phải khép kín các công đoạn của quá trình kinh doanh
xuất khẩu. Bởi vậy, hình thức này phù hợp với các doanh nghiệp XK đã có chỗ

10


đứng trên thị trường, doanh nghiệp có đủ nguồn lực về tài chính, nguồn nhân lực,
trình độ công nghệ đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho quá trình XK của doanh
nghiệp.
Gia công xuất khẩu
Gia công XK là một hình thức XK trong đó doanh nghiệp XK thực hiện việc
gia công hàng hóa XK theo hợp đồng gia công cho bên đặt gia công là nhà nhập
khẩu. Toàn bộ sản phẩm gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công để được nhận thù
lao. Đối với hình thức này, doanh nghiệp không trực tiếp ký kết hợp đồng XK và tổ
chức việc XK hàng hóa.
Ưu điểm của gia công XK là doanh nghiệp có điều kiện tích lũy kinh nghiệm
tổ chức sản xuất hàng xuất khẩu; cho phép tận dụng công suất của máy móc thiết bị
cũng như nguồn lực lao động dư thừa và giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động; đồng thới giảm thiểu rủi ro kinh doanh, vì đầu vào và đầu ra của quá trình
kinh doanh đều do phía đối tác đặt gia công nước ngoài đảm nhận.
Tuy nhiên gia công XK cũng có nhược điểm là hiệu quả XK thấp, ngoại tệ thu
được chủ yếu là thu được gia công và phụ thuộc dường như hoàn toàn vào đối tác
nước ngoài. Bởi vậy, hình thức XK này thích hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
có vốn đầu tư hạn chế; trình độ tổ chức quản lý và nghiệp vụ xuất nhập khẩu còn
hạn chế hoặc chưa am hiểu về luật lệ và thị trường thế giới.

Ngoài các hình thức trên, nếu căn cứ vào nơi chuyển giao hàng hóa XK thì
XK bao gồm 02 loại là XK mậu biên và XK tại chỗ; căn cứ vào phương thức thanh
toán có XK thanh toán bằng tiền tệ và XK đối lưu; căn cứ vào hình thức pháp lý XK
có XK theo hợp đồng và XK theo nghị định thư.
1.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu của doanh nghiệp
1.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu
1.2.1.1 Sản lƣợng hàng hóa xuất khẩu
Sản lượng hàng hóa XK là số lượng hoặc khối lượng hàng hóa XK của doanh
nghiệp trong một kỳ kinh doanh nhất định.

11


Trong đó:
Q: tổng sản lượng hàng hóa
: sản lượng từng loại hàng hóa
Ý nghĩa của chỉ tiêu sản lượng hàng hóa XK là phản ánh quy mô kết quả kinh
doanh XK bằng hiện vật của doanh nghiệp. Bên cạnh đó nó còn là chỉ tiêu cơ bản
được sử dụng để hạch toán các chỉ tiêu khác như giá trị hàng hóa xuất khẩu, doanh
thu xuất khẩu, lợi nhuận xuất khẩu.
Ưu điểm của chỉ tiêu này đơn giản, dễ hiểu, dễ thống kê, tính toán. Tuy nhiên,
nhược điểm của chỉ tiêu này là không thể sử dung dụng để phân tích, đánh giá kết
quả kinh doanh XK của doanh nghiệp qua các kỳ kinh doanh với nhau, hoặc so sánh
với đối thủ canh tranh, khi doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng xuất khẩu,
hoặc cơ cấu các mặt hàng XK thay đổi qua các kỳ kinh doanh. Bởi vậy, chỉ tiêu này
thường chỉ sử dụng cho các doanh nghiệp chỉ XK một mặt hàng, hoặc cơ cấu mặt
hàng XK ít thay đổi qua các kỳ kinh doanh.
1.2.1.2 Giá trị hàng hóa xuất khẩu
Giá trị hàng hóa XK (hay còn gọi là kim ngạch XK) là số tiền thu được từ hoạt
động XK hàng hóa, dịch vụ được tính trên cơ sở giá trị hợp đồng XK theo điều kiện

FOB

Trong đó:
V: tổng giá trị hàng hóa
: đơn giá XK tính trên hợp đồng XK theo điều kiện FOB
: sản lượng hàng hóa xuất khẩu
Ý nghĩa của chỉ tiêu giá trị hàng hóa XK là phản ánh tổng hợp quy mô kết quả
kinh doanh XK bằng giá trị .
Ưu điểm của chỉ tiêu này, ngoài việc đơn giản, dễ hiểu, dễ thống kê, tính toán
và khắc phục được các nhược điểm của chỉ tiêu sản lượng hàng hóa xuất khẩu. Tuy

12


×