Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề và đáp án kiểm tra học kì 1 môn vật lý 10 năm 2016 trường THPT TRƯNG VƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.97 KB, 3 trang )

Sở GD & ĐT TP.HCM
Trường THPT Trưng Vương.

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: Vật Lí khối 10.
Thời gian làm bài: 45 phút.
A. Lý thuyết
Câu 1 (1 điểm): Viết công thức tính gia tốc. Nêu ý nghĩa của gia tốc.
Câu 2 (1 điểm): Nêu định nghĩa và đặc điểm của sự rơi tự do.
Câu 3 (1 điểm): Nêu điều kiện xuất hiện, đặc điểm về phương, chiều và độ lớn của lực ma sát trượt?
Câu 4 (2 điểm):
a. Phát biểu và viết hệ thức của định luật III Newton.
b. Một bạn học sinh quan sát quá trình một chiếc búa đóng đinh vào
tường như hình vẽ. Bạn ấy cho rằng lực do búa tác dụng vào đinh lớn
hơn lực do đinh tác dụng vào búa vì trong quá trình va chạm, đinh
chuyển động vào gỗ rất nhanh, còn búa di chuyển rất ít. Em có đồng ý
với ý kiến của bạn học sinh này không? Giải thích?

B. Bài tập:
Câu 5 (1 điểm): Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 32 cm. Tác dụng lực dọc theo trục để nén lò xo đến
chiều dài 30cm thì lực đàn hồi của nó bằng 4 N. Hỏi phải nén lò xo đến chiều dài bằng bao nhiêu để lực đàn
hồi của lò xo bằng 10 N?
Câu 6 (1 điểm): Hai quả cầu khối lượng bằng nhau, đặt cách nhau 10 m thì hút nhau một lực có độ lớn
2,688.10-8N. Tính khối lượng mỗi quả cầu.
Câu 7 (3 điểm): Một xe có khối lượng m = 2 tấn, bắt đầu chuyển động trên đường thẳng nằm ngang dưới tác
dụng của lực kéo động cơ FK = 4000 N. Hệ số ma sát giữa bánh xe và mặt đường là µl = 0,1. Lấy g = 10 m/s2.
a. Sau khi đi được 32 m, tốc độ của xe này bằng bao nhiêu?
b. Sau khi đi được 50 m thì xe tắt máy. Tìm quãng đường xe đi được thêm đến khi dừng lại.
c. Khi xe đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì tài xế thấy một chướng ngại vật cách xe 20 m liền tắt máy
và hãm phanh để xe trượt. Nếu hệ số ma sát trượt giữa xe và mặt đường là 0,5 thì xe có va vào chướng ngại
vật không?




ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn vật lý 10
CÂU
1
(1đ)

2
(1đ)

3
(1đ)

4
(2đ)

ĐÁP ÁN
a=
Ý nghĩa: Gia tốc của chuyển động cho biết về sự biến thiên của vận tốc
theo thời gian

ĐIỂM
0,5đ
0,5đ

Định nghĩa sự rơi tự do: Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng
lực.
Đặc điểm:
- Phương thẳng đứng.

- Chiều từ trên hướng xuống.
- Là chuyển động hẳng nhanh dần đều với.

0,25đ

Lực ma sát trượt xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề
mặt
Đặc điểm phương chiều :
Có cùng phương, ngược với hướng của vận tốc
Đặc điểm về độ lớn :
Có độ lớn tỉ lệ thuận với độ lớn của áp lực.
Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của bề mặt tiếp xúc.

0,25đ

a. Định luật III Newton : trong mọi trường hợp , khi A tácdụng lên B một lực ,
thì B cũng tácdụng lên A 1 lực , hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng
ngược chiều .
r
r
FAB = FBA

b. Ý kiến của bạn học sinh trên không đúng. Vì theo định luật 3
Newton thì khi búa tác tác dụng lên đinh một lực thì định cũng
tác dụng lại búa một lực, hai lực này bằng nhau về độ lớn.
Nhưng theo định luật 2 Newton ta có a =

F
. Vậy m càng lớn, gia tốc
m


0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,5đ
0,5đ
Mỗi ý
in đậm
0,25 đ

vật thu được càng nhỏ tức là vận tốc vật thu được càng nhỏ. vì khối lượng
của búa lớn hơn đinh nhiều lần nên đinh chuyển động vào gỗ rất

nhanh, còn búa di chuyển rất ít
5
(1đ)

6
(1đ)

ur ur

Vì lò xo ở trạng thái cân bằng nên: F + F đh = 0
 F1 = Fđh1, F2 = Fđh2
Áp dụng:

F1 = Fđh1 = k (lo – l1) ⟹ k = 200N/m
F2 = Fđh2 = k (lo – l2) ⟹ l2 = 27cm.

0,25đ
0,5đ

Áp dụng công thức tính lực hấp dẫn:
0,5đ
Fhd =


7

0,25đ

b)1đ

m1 = m2 = 200 kg

0,5đ

GHI CHÚ


(1đ)

Vẽ hình + chọn hệ trục Oxy

0,25đ


Viết phương trình định luật II Newton:
Chiếu lên 2 trục Ox và Oy:
F – Fms = ma và N = P
⟹a = (F - µ1. mg)/m = 1 m/s2
Áp dụng: v2 – v02 = 2as => v = 8 m/s
b) v0b =
= 10 m/s
Viết phương trình định luật II Newton:
Chiếu phương trình trên 2 trục Ox và Oy
– Fms = mab và N = mg
⟹ ab = - µ1. g = -1 m/s2
v2 – v0b2 = 2ab. sb => sb = 50 m.

0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ

c)
Chiếu phương trình trên 2 trục Ox và Oy
– Fms = mac và N = mg
⟹ ac = - µ2. g = -5 m/s2
v2 – v0c2 = 2ac . sc => sc = 10 m
Vì sc = 10 m <20m, vậy xe không va vào vật cản.

0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ



×