Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Tổng hợp một số dạng văn ôn thi THPT quốc gia mới nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.59 KB, 40 trang )

Đề bài: Có ý kiến cho rằng: Văn học chân chính có khả năng nhân đạo hóa con
người. Bằng các tác phẩm văn học đã học, em hãy chứng minh ý kiến trên.
Văn học là trong những loại hình nghệ thuật có từ rất sớm, gắn bó thiết thân với
đời sống tinh thần của con người ngay từ thuở xa xưa. Dù dưới hình thức nào thì
nó vẫn là sự phản ánh thế giới khách quan qua thế giới chủ quan của nghệ sĩ. Tác
phẩm nghệ thuật chân chính là sự giãi bày những tình cảm, những khát vọng sâu xa
của nhà văn trước cuộc đời, trước những vấn đề có ý ngĩa thân thiết đối với con
người. Dù văn học viết về những sự cố lớn lao, bào táp cách mạng, chiến tranh,
hay chỉ diễn tả một tiếng chuông chùa, một bờ tre, ruộng lúa., bao giờ ta cũng tìm
thấy hình bóng, tâm sự của con người gửi gắm ở bên trong. Con người với tất cả
niềm vui, nỗi buồn, tâm tư khát vọng, thành đạt hay khổ đau luôn luôn là đối tượng
trung tâm của văn học, là mối quan tâm hàng đầu của nghệ sĩ chân chính. Tình yêu
thương đối với con người là nguồn động lực căn bản nhất thúc đẩy ngòi bút của
mọi nhà văn chân chính. Nhà văn Nga Tolstoi đả từng viết: “Một tác phẩm nghệ
thuật là kết quả của tình yêu” Còn Goethe thì nói: “Những điều đầu tiên mà thiên
nhiên cần là tình yêu nồng nàn đối với cuộc sống". Nữ văn sĩ Pháp Elsa Trisolet thì
diễn tả tình yêu ấy bàng hình ảnh thật cụ thể: “Nhà văn là người cho máu”. Đó là
một tình yêu bao gồm cả sự hi sinh to lớn. Tác phẩm chân chính đúng là sản phẩm
của trí tuệ, trái tim, mồ hôi và cả nước mắt nữa của người nghệ sĩ, là kết quả của
quá trình nếm trải, nung nấu, cảm xúc dào dạt – cái mà người ta gọi là cảm hứng
trong sáng tạo nghệ thuật. Không ai làm thơ làm văn trong trạng thái khô cằn, chai
sạn xúc cảm. Cảm hứng ấy có thể bắt đầu từ niềm vui sướng, tự hào hay tin tưởng,
phấn khởi, nhưng với nghệ sĩ chân chính thì chẳng bao giờ có niềm vui hời hợt,
giản đơn. Bởi vì cuộc sống con người, trong tính hiện thực của nó, niềm vui luôn
luôn đi đối với nỗi buồn, ánh sáng luôn tồn tại bên cạnh bóng tôi, cái xấu luôn luôn
xen lẫn bên cạnh cái tốt, hạnh phúc thường đi liền với khổ đau, bất hạnh…Và
những khổ đau của con người xưa nay vốn là nỗi nhức nhối, bức xúc nhất thôi thúc
người nghệ sĩ cầm bút.
Chính nhà văn Xô viết V. Raxpuchin đã diễn đạt tình cảm ấy một cách giản dị chân
thành: “Nếu tôi viết, ấy là vì tôi cảm thấy đau ở đâu đấy trong người”. Với Hugo
thì bể khổ của nhân loại là hầm mỏ khai thác không vơi cạn của đời ông. Truyện


Kiều là tiếng khóc đứt ruột; Chí Phèo là tiếng thét phần uất đòi quyền làm người…
Những tác phẩm chân chính, bất tử với thời gian thường là những tác phẩm diễn tả
những xung đột có khi đầy bi kịch giữa cái thật và cái giả, giữa cái thiện và cái ác,
giữa bóng tối và ánh sáng, giữa cái cao thượng và cái thấp hèn, đáng ghê tởm …
Tuy nhiên “thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp,
cái thủy chung”. Đó chính là khả năng nhân đạo mà văn học chân chính có thể
mang lại cho con người.


Sở dĩ nói văn học chân chính chứ không phải văn học nói chung vì trong sự tồn tại
của văn học nhân loại quả là có những tác phẩm vì con người, nâng cao phẩm giá
con người nhưng cũng có thứ văn chương làm hạ thấp phẩm giá con người. Có
những tác phẩm là kết quả của thao thức khổ đau, hi sinh, trăn trở, nhưng cũng
không thiếu thứ văn chương làm thuê, làm công cụ, bồi bút tô son trát phấn cho
giai cấp thống trị trong những xã hội đã suy tàn, mục ruỗng… Có thứ văn chương
bất tử, sống mãi với muôn đời, có thứ văn chương rẻ tiền sẽ bị quên lãng với thời
gian. Chủ nghĩa nhân đạo, lòng yêu thương tôn trọng con người là thước đo căn
bản nhất để đánh giá mọi giá trị văn học chân chính. Những người khốn khổ của
Hugo, Sống lại của L. Tolstoi, Truyện Kiều của Nguyễn Du… là những tác phẩm
trong đó tác giả còn bộc lộ nhiều quan điểm sai lầm về tư tưởng và những giải
pháp cải tạo xã hội, nhiều nhân vật cũng đã trải qua bao nhiêu vấp ngã, giằng, xé,
lầm lẫn… nhưng đó lại là những tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ sống mãi với
thời gian; bởi sức mạnh cảm hóa sâu xa, bởi lòng yêu thương con người mênh
mông, sâu thăm; bởi thái độ căm ghét, phẫn uất trước nhửng thế lực xâu xa, tàn ác
đã giày xéo, chà đạp lên con người.
Đó chính là lí tưởng thẩm mỹ của nhà văn có khả năng nhân đạo hóa con người,
làm cho con người tin hơn ở những điều thiện, ở khả năng vươn tới cái cao cả, cao
thượng, kế cả những con người đã trải qua và chịu đựng những điều ác khủng
khiếp do xã hội và có khi do chính mình gây ra.
Mặt khác, nói tới quá trình nhân đạo hóa của văn học không phải chỉ là khả năng

gợi lòng trắc ẩn, động tâm, thương cảm đổì với những cảnh ngộ bất hạnh đói
nghèo diễn ra trong xã hội, dù điều đó cũng là một phương tiện đáng quí. Khả năng
nhân đạo hóa còn bộc lộ ở sự tự ý thức về bản thân, tự nhận diện bản thân trước
những điều xấu, tốt, thiện, ác… mà tác phẩm gợi lên. Người ta đã nói đến sự thanh
lọc tâm hồn của văn học, hay hình thức sám hối của bản thân trước lương tâm của
quá trình tiếp nhận tác phẩm là như thế.
Đọc Nam Cao không phải chỉ là để cảm thông với Điền, với Thứ, với Hộ… với
một cuộc sống bị cơm áo ghì sát đất, nó đang có nguy cơ giết chết những ước mơ
và những tình cảm nhân ái, cao thượng. Những tác phẩm của Nam Cao còn như
một tấm gương soi để độc giả hôm nay tự nhận diện chính mình, không ngừng
vượt lên hoàn cảnh bản thân để sống một cách xứng đáng hơn, tốt đẹp hơn. Nếu
trong tác phẩm Đời thừa, nhân vật Hộ là một trí thức hoàn toàn tốt thì tác phẩm có
thể không làm ta xúc động đến thế. Sự giằng xé giữa nhân cách cao thượng, hành
vi đẹp đẽ, hoài bão to lớn, tấm lòng vị tha của một chàng trai trẻ vốn say mê lí
tưởng với những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí, với sự câu thúc của đời sống tầm
thường hàng ngày, cả những cẩu thả, bất lương trong nghề cầm bút và những hành
vi khốn nạn, tàn nhẫn của hắn đối với Từ – người vợ rất đỗi đáng thương của y và
những giằng xé nội tâm không nguôi trong lòng Hộ, lại làm người đọc xót xa


thương cảm đến tận đáy lòng. Chính điều đó đã làm nên giá trị nhân văn rất lớn
của tác phẩm. Chính bản thân tác phẩm Đời thừa đã tạo được giá trị đích thực mà
tác giả của nó hàng mong mỏi. Nó chứa đựnh được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ
vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công
bình… Nó làm cho con người gần người hơn. Những giá trị nhân văn to lớn như
thế lại được hình thành từ những mẩu chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh nhưng đã được
viết bằng một ngòi bút chân thực, tài hoa và nhất là bằng một cuộc sống cũng đầy
mâu thuẫn, đau xót, trăn trở của chính nhà văn Nam Cao. Ở đây có vấn đề viết cái
gì và viết như thế nào. Không nên đồng nhất nội dung phản ánh và sự phản ánh.
Nói cho rõ hơn, ở đây tình cảm, lương tri, thái độ trân trọng đối với giá trị tinh thần

của con người đã rọi sáng vào từng cảnh ngộ trong câu văn, làm dấy lên ở người
đọc một mối liên tưởng đồng cảm, đau xót. Đó mới là những yếu tố tạo nên sức
thuyết phục sâu xa đối với người đọc.
Đọc Đời thừa ta có cảm giác như nhà văn đã rọi vào chồ sâu kín nhất của tâm tư.
Quá trình nhân đạo hóa sẽ hình thành từ sự đồng cảm ấy. Ở Lão Hạc cũng vậy. Tác
phẩm gợi lên lòng thương cảm nơi người đọc từ cái chết thê thảm của lão vì lòng
thương con và vì tình trạng khốn quẫn của lão. Nhưng giá trị nhân đạo của tác
phẩm chủ yếu lại không chỉ nằm ở đấy. Tác phẩm gợi lên những tình cảm vị tha,
cao thượng đầy tự trọng cùa một lão già nông dân chất phác, hiền lành: biết đâu lão
tự tử còn vì lòng tự trọng bị tổn thương, bị lương tâm cắn rứt vì nỡ lừa dối một con
chó! (trong khi còn biết bao con người mang mặt người nhưng lòng lang dạ thú –
người với người là chó sói). Phát hiện ở chỗ sâu xa nhất những nét đẹp lương tri
con người, tác phẩm đóng vai trò tích cực trong việc làm cho con người trở nên tốt
đẹp, nhân ái hơn. Đó là chưa kể đến những câu văn chan chứa một lòng vị tha độ
lượng, một thái độ làm hòa với người khác và với chính mình, những tình cảm
nhân văn, nhân đạo là bài học về cách sống, cách xử thế, cách nhìn nhận và đánh
giá con người làm cho lòng ta trở nên thanh thản hơn, cao thượng hơn. “Chao ôi!
Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cô tâm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ
gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xâu xa, bỉ ổi… toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn,
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương…
Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân, có lúc nào quên được
cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác hơn. Khi người ta khổ quá thì
người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị nỗi lo
lắng buồn đau ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ
giận”.
Chao ôi, nếu ai cũng nghĩ được như thế thì quan hệ giữa con người với con người
sẽ tốt đẹp biết bao nhiêu! Những câu văn xót xa mà đẹp đẽ như thế đã vượt ra khỏi
khuôn khổ của tác phẩm, nó nói về cái tình người muôn thuở cần có, nó có khả
năng nhân đạo hóa con người, làm cho con người trở nên cao thượng và nhân ái
hơn.



Ở đây nói nhân đạo hóa để nhấn mạnh sức cảm hóa mạnh mè của nghệ thuật. Con
người là sản phẩm của tạo hóa, nó vốn đẹp đẽ nhân chi sơ, tính bản thiện. Nhưng
xã hội có thể làm,tha hóa con người thì văn chương chân chính lại có khả năng tác
động ngược lại. Tình thương, lòng nhân đạo sẽ cảm hóa, thức tỉnh lương tri vốn
luôn ấn chứa trong chiều sâu nội tâm con người, có khả năng nhân đạo hóa con
người. Nói khả năng vì không nhất thiết bao giờ cũng có thể đạt được như vậy. Nó
còn tuỳ thuộc vào sự tiếp nhận riêng biệt của chủ thế cảm thụ. Nhưng một nhà văn
chân chính bao giờ cũng nung nấu, khát vọng tác phẩm của mình sẽ đem lại một
giá trị tinh thần nào đấy, nhằm cứu vãn con người. Ngay cả Truyện Kiều, dù
Nguyễn Du có viết:
Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh.
thì ta cũng hiểu đó chỉ là một cách nói khiêm nhường. Khi trút lên ngòi bút bao nỗi
đớn đau về cuộc đời, đương nhiên nhà văn khao khát những tấm lòng tri âm,
những giọt nước mắt đồng cảm:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
Mấy thế kỉ trôi qua, Truyện Kiều và những tác phẩm đầy nhân đạo của Nguyễn Du
mãi mãi là người bạn tâm tình, là nguồn sức mạnh của biết bao thế hệ độc giả, kể
cá những độc giả trẻ tuổi hiện nay:
Dẫu súng đạn nặng lòng ra hỏa tuyến
Đi đường dài, em giữ Truyện Kiều theo.
(Chế Lan Viên – Gửi Kiều cho em Năm đi đánh Mỹ)
Không thế nào có thể nói hết khả năng nhân đạo hóa của văn học đốí với con
người. Nhưng quả thật, đọc một tác phẩm văn học chân chính, ta có cảm giác thật
hạnh phúc và sung sướng như đang được đối diện, tâm tình trò truyện với một
người bạn thông minh, nhân ái, từng trải, như đang được chia sẻ nỗi buồn, niềm
vui, tâm tư, ước vọng; như đang được đón nhận ý chí, niềm tin, nghị lực trong cuộc

hành trình đầy thử thách của cuộc sống.
Biết bao nhiêu tác phẩm văn chương đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của
nhiều thế hệ. Nói như Gorki: “Sách vở đã chỉ cho tôi chỗ đứng của mình trong đời
sông, nói cho tôi biết rằng con người thật là vĩ đại và đẹp đẽ, rằng con người luôn
luôn hưởng về cái tốt đẹp hơn, rằng con người đă làm nên nhiều thứ trên trái đất và
vì thế mà họ đã chịu biết bao đau khổ”. Và cũng chính Gorki đã tuyên ngôn: “Con
người – cái tên mới đẹp làm sao, mới vinh quang làm sao! Con người phải tôn
trọng con người”.
Hiểu biết con người, hiểu chính mình, cảm thông chia sẻ với nỗi khổ đau của nhau
trong đời sống, đón nhận ý chí, niềm tin, nghị lực trong cuộc hành trình gian nan,
biết căm ghét cái giả dối, ti tiện, tàn ác, biết huớng tới cái chân, thiện, mỹ; biết


sống một cách chân thật, nhân ái, cao thượng, đó là những dấu hiệu của quá trình
nhân đạo hóa mà văn học chân chính đã và mãi mãi sẽ đem lại cho con người, vì
hạnh phúc của con người.
Phân tích vẻ đẹp của tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống ở các nhân vật
Tràng, người vợ nhặt và cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân).
Gợi ý theo đáp án của Bộ:
Các ý chính:
1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm:
a. Kim Lân là một cây bút đặc sắc của văn học Việt Nam hiện đại với đề tài: đời
sống làng quê. Ông đã có nhiều đóng góp cho thể loại truyện ngắn viết về đề tài
này. Đó là sự hiểu biết sâu sắc về nỗi thống khổ của người nông dân và sự đổi đời
của họ.
b. Truyện ngắn "Vợ nhặt" thực ra là một chương trong tiểu thuyết "Xóm ngụ cư"
(1946). Tác phẩm được viết ngay sau CMT8 1945 nhưng còn dang dở và mất bản
thảo. Sau ngày hòa bình 1954, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết
tiếp truyện ngắn này.
c. "Vợ nhặt" là một truyện ngắn xuất sắc không chỉ của Kim Lân mà còn là một

kiệt tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Thông qua tình huống nhặt vợ trớ trêu của
Tràng, tác phẩm đã thể hiện sâu sắc vẻ đẹp của tình người và niềm hy vọng của
cuộc sống của những người nông dân xóm ngự cư, cụ thể là ở các nhân vật: Tràng,
người vợ nhặt và bà cụ Tứ.
2. Phân tích: có thể phân tích từng nhân vật để làm rõ vẻ đẹp của tình người và
niềm hy vọng vào cuộc sống của những người dân ngụ cư ngay trong hoàn cảnh
khốn cùng. Cũng có thể phân tích theo 2 luận điểm của đề, trong đó lần lượt chứng
minh qua các nhân vật. Dù phân tích theo hướng nào cũng phải làm nổi bật các ý
sau:
a. "Sự túng đói quay quắt", "hoàn cảnh khốn khổ" không làm những người dân ngụ
cư từ bỏ lòng nhân ái. Họ vẫn vượt lên trên cái chết, cái thảm đạm để sống với
nhau bằng tình người đẹp đẽ.
- Vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn Tràng.
+ Hào hiệp, thương người khi chia sẻ miếng ăn với người đàn bà xa lạ đang đói
khát; khi cưu mang thị dù mình cũng đang khốn khổ.
+ Chu đáo, ân cần khi mua cho chị ta cái thúng con, cùng thị đánh một bữa no nê,
mua 2 hào dầu để đánh dấu ngày "nhặt vợ".
+ Thái độ tình nghĩa và trách nhiệm: xót xa thương cảm khi nhìn vẻ buồn bã của
vợ; trân trọng thương yêu mà không hề rẻ rúng; mong muốn "dự phần tu sửa lại
căn nhà"- nơi Tràng sẽ sống với những người mà anh yêu thương…


- Vẻ đẹp trong tâm hồn người "vợ nhặt":
+ Lúc đầu đi theo Tràng chỉ vì miếng ăn mong chạy trốn cái đói, thị đã thất vọng
khi chứng kiến hoàn cảnh khốn khổ của Tràng nhưng thị vẫn ở lại ngôi nhà ấy vì
thị hiểu mình đã tìm thấy những điều còn quý giá hơn cả miếng ăn, đó là tình
người cao đẹp, đó là tấm lòng nhân hậu của những con người sẵn sàng cưu mang,
yêu thương thị khi chính họ đang đói khát.
+ Người vợ nhặt đã biến đổi sâu sắc sau khi theo Tràng về nhà: vẻ chao chát,
chỏng lỏn đã thay bằng sự hiền hậu đúng mực, mau mắn trong việc làm, ý tứ trong

cư xử.
- Vẻ đẹp trong tâm hồn bà cụ Tứ:
Việc con "nhặt vợ" giữa lúc túng đói quay quắt đã khiến bà bất ngờ, ngạc nhiên,
nhưng khi đã "hiểu ra bao nhiêu là cơ sự", trong lòng bà chỉ tràn ngập tình thương:
thương con, thông cảm với nàng dâu, trăn trở xót xa về bổn phận làm mẹ. Cố tạo
niềm vui cho các con ngay trong bữa cơm ngày đói thê thảm khiến cho món ăn của
loài vật lại thắm đẫm tình người…
b. "Sự túng đói quay quắt", "hoàn cảnh khốn khổ" không ngăn cản được những
người dân xóm ngụ cư hy vọng vào cuộc sống- niềm hy vọng đã tạo nên vẻ đẹp
rạng rỡ trong tâm hồn họ.
Nhân vật Tràng: sau cảm giác "chợn" "sờ sợ" khi "thóc gạo này đến cái thân mình
cũng chưa biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng", Tràng tặc lưỡi, liều lĩnh và từ
lúc đó, Tràng cảm nhận hạnh phúc đang và sẽ đến với cuộc đời mình. Việc mua hai
hào dầu thắp, cảm giác êm ái lửng lơ như trong giấc mơ đi ra, dự liệu về một tương
lai khi hắn sẽ cùng vợ mình sinh con đẻ cái ở đây"… Đặc biệt hình ảnh lá cờ đỏ
phấp phới trong đầu Tràng đều là biểu hiện của niềm hy vọng mong manh mà vững
chắc về tương lai.
- Người "vợ nhặt": sự biến đổi trong thái độ, trong cách cư xử khi cùng mẹ chồng
quét tước cửa nhà cũng phần nào cho thấy niềm hy vọng và sự đổi đời đang âm
thầm diễn ra trong lòng thị.
- Bà cụ Tứ: là người thể hiện rõ nhất niềm hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn:
bà cắt đặt lo toan công việc, bàn về việc đan phên ngăn phòng, việc nuôi gà, động
viên các con bằng cả triết lý dân gian "ai giàu ba họ, ai khó ba đời", cùng con thu
dọn cửa nhà cho quang quẻ.
3. Đánh giá chung:
- Tình người và niềm hy vọng vào cuộc sống đã làm nên vẻ đẹp vừa "thấm thía
cảm động", vừa rạng rỡ trong tâm hồn những người dân xóm ngụ cư.
- Phát hiện và miêu tả vẻ đẹp ấy trong tâm hồn người dân xóm ngụ cư, Kim Lân đã
đem đến cho tác phẩm tình cảm nhân đạo sâu sắc, mới mẻ.



Nỗi ám ảnh không gian trong bài thơ "Tràng giang" của Huy Cận
Năm 1940, tập thơ “Lửa thiêng” của Huy Cận xuất hiện như một mảnh hồn đầy ảo
não giữa trời thơ mới đang đi dần vào bế tắc. Điều được quan tâm nhất là trong
hồn thơ ảo não ấy, Huy Cận vẫn giữ được nét trong trẻo lạ thường. Ngay từ khi
mới “trình làng” tập thơ đã tạo được ấn tượng mạnh và thu hút mọi sự chú ý, khiến
người ta phải thốt lên rằng: “Huy Cận là nhà thơ của nỗi khắc khoải không gian”.
Riêng đối với bài thơ “Tràng giang” thì không gian đã trở thành nỗi ám ảnh dai
dẳng lạ thường.
Nỗi buồn là mảnh hồn của tác giả được thả xuống dòng sông mênh mang vô định,
trôi nổi bồng bềnh rồi tan, chảy suốt dọc bài thơ. Khổ thơ đầu mở ra một không
gian lạ với những cảnh vật còn lạ thường hơn: “Sóng gợn tràng giang buồn điệp
điệp/ Con thuyền xuôi mái nước song song/ Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả/ Củi
một cành khô lạc mấy dòng”. Dòng sông quê hương gắn bó thân thương muôn đời
là thi tứ cho biết bao nhà thơ say đắm: “Anh ở biên cương/ Nơi con sông Hồng
chảy vào đất Việt/ Ở nơi đây mùa này con nước/ Lắng phù sa in bóng đôi bờ” (Gửi
em ở cuối sông Hồng – Dương Soái). “Quê hương tôi có con sông xanh biếc/ Nước
sông xanh soi bóng những hàng tre” (Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh). Dòng
sông trong thơ Dương Soái và Tế Hanh gần gũi, cụ thể như bao dòng sông tuổi thơ
ta tắm mát. Ngược lại dòng sông trong thơ Huy Cận lại dị thường biết bao, dị
thường ở chỗ nó như muốn vượt ra, muốn phá bỏ hoàn toàn những cái quen thuộc,
cái cụ thể để vươn tới cái vô cùng và vĩnh cửu. Bằng các cặp từ gây ấn tượng
mạnh: “tràng giang”, “điệp điệp”, “song song”, “mấy dòng” khiến cho dòng sông
của Huy Cận không phải là một dòng sông bình thường mà là dòng sông vũ trụ
mênh mông.
Khi đánh giá thơ ông, Xuân Diệu nói rất tình: “Thơ Huy Cận không gắn đến cái
hằng ngày, cái trước mắt mà là cái ngàn năm”. Đây là một quan niệm nhân sinh
mới mẻ thể hiện sự vụt tỉnh của ý thức cá nhân, thôi thúc Huy Cận sáng tạo nên
một hình ảnh tương phản thể hiện rõ cảm quan buốt nhói về thời gian ngay trên
chính dòng sông “Tràng giang”. Lọt thỏm giữa dòng sông vũ trụ mênh mông vô

định là những hình ảnh lẻ mọn, nhỏ nhoi khiến cho không gian trở nên thật khác lạ:
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp”. Câu thơ dung chứa cả hai đợt sóng, sóng
nước và sóng lòng. Đây là con sóng đa tầng nghĩa khiến cho dòng sông cựa mình
biến thành một thực thể vô thường. Nhạc sóng và nhạc lòng, không gian vũ trụ và
không gian tâm tưởng hoà quện vào nhau tạo thành thứ sắc màu tâm lý, màu buồn
đổ bóng lên vạn vật: “Con thuyền xuôi mái nước song song”. Hai chữ “xuôi mái”
đầy bất lực và phó mặc, tất cả mọi quyền lực được trao trọn cho số phận, cho sự
chiếm lĩnh của không gian và thời gian.
Tê tái nhất vẫn là hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng”. Đây là câu thơ cô
đơn nhất, xót xa nhất trong bài thơ. Câu thơ bảy chữ vỡ vụn thành sáu mảnh đầy
nhói buốt: “Củi - một - cành - khô - lạc - mấy dòng”. “Củi” là trạng thái chết chóc


của cô đơn vì cô đơn vốn là cội nguồn của cái chết. Xưa nay không ai chết vì buồn
nhưng lại chết vì cô đơn. “Một” là số từ gợi sự lẻ loi đơn độc bởi cô đơn thường là
một mình (Đôi khi nỗi cô đơn khủng khiếp đến mức đang tắm mình trong đám
đông mà vẫn cô đơn). “Cành” là cái nhỏ nhoi, yếu ớt gợi thân phận của kiếp người.
“Khô” là trạng thái cằn cỗi thiếu sức sống, “lạc” là sự trôi dạt bơ vơ. “Mấy dòng”
là cái mênh mông vô định của không gian, cũng là sự lạc loài bơ vơ của cảm xúc.
Câu thơ trải qua một cuộc hành trình từ kiếp củi đến kiếp người. Đó là hành trình
đầy cô đơn tuyệt vọng của con người nhỏ nhoi, yếu ớt bị lọt thỏm giữa vũ trụ mênh
mông rợn ngợp. Trạng thái khô héo, cô đơn và chết chóc ngay trong sự sống mới
càng trở nên buốt nhói hơn vì nước là sự sống, là cội nguồi của sự sống được bắt
đầu từ những hạt Coasepva. Một quan niệm nhân sinh hiện đại, sự tự ý thức về nỗi
cô đơn được hình thành trên cơ sở của sự thức tỉnh ý thức cá nhân mạnh mẽ mà
trước đó chưa từng có.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu/ Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều/ Nắng xuống, trời lên
sâu chót vót/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Không gian thơ càng trở nên rợn
ngợp và ám ảnh hơn khi tứ thơ đột ngột được nhấc bổng lên để toả ra đôi bờ và
phía “cồn nhỏ”, “làng xa” gợi cảm giác về vũ trụ quá rộng nhưng rỗng và lạnh.

Huy Cận diễn tả không gian 3D bằng hai câu thơ đầy tài hoa: “Nắng xuống, trời
lên sâu chót vót/ Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”. Không gian trong thơ cổ thường
bị đập bẹp với hai chiều cao-thấp. Huy Cận cũng làm như vậy nhưng khi diễn tả
chiều rộng, ông bổ sung thêm chiều sâu “sâu trót vót” khiến không gian được dựng
dậy, mở rộng về tứ phía tạo không gian hình lập phương ba chiều hiện đại đầy ám
ảnh. Huy Cận còn khéo léo tạo ra nỗi ám ảnh dai dẳng cho người đọc bằng thủ
pháp đối lập giữa hai khổ thơ. Nếu khổ thơ thứ nhất là sự nhói buốt bởi cái nhìn
nhỏ nhoi và hữu hạn của kiếp người trong sự “vô thủy vô chung” của không gian
thì khổ thơ thứ hai lại choáng váng trước cái thăm thẳm vô cùng của vũ trụ.
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng/ Mênh mông không một chuyến đò ngang/ Không
cầu gợi chút niềm thân mật/ Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Khổ thơ thứ ba này là
cái rùng mình lạnh toát mồ hôi của sự đứt mối giao cảm. Vạn vật vỡ vụn, đứt mối
liên hệ dồn con người về phía cô đơn và ngột thở trong cái không gian ba chiều
hun hút. Nỗi cô đơn của khổ thơ được diễn tả bằng hình ảnh cánh bèo truyền thống
nhưng mang linh hồn hiện đại “Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng”. Câu thơ là sự ngân
dài qua ba biến tấu, từ kiếp “củi” đến kiếp “bèo” và cuối cùng là kiếp “người”. Đặc
sắc nhất là chữ “dạt” đứng sau chữ “bèo” gợi sự chới với, chơi vơi. Càng ấn tượng
hơn nữa là hai chữ “không”: “không cầu”, “không đò” như những nhát dao cắt đứt
mọi mối liên hệ dù là mỏng manh nhất khiến thế giới thống nhất trở nên vỡ vụn,
vạn vật hoàn toàn bị cô lập. Đây là thủ pháp nghệ thuật dùng cái không để diễn đạt
cái có, Lấy cái “không cầu”, “không đò” để diễn tả nỗi cô đơn đã chiếm lĩnh hết vị
trí của ôxi trong cái không gian hình lập phương ba chiều ấy. Một đặc trưng nữa
của thơ mới là cái buồn gắn với cái đẹp, tác giả cũng tạo ra một câu thơ lấp lánh vẻ


đẹp như dòng sông dưới ánh trăng nhưng hoang vắng và lặng lẽ như “cõi không
người”: “Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Hai chữ “bờ xanh” và “bãi vàng” khiến
câu thơ đẹp như trong miền cổ tích ngày xưa hay từ lời ru đưa nôi nhưng hoang
vắng lạ thường. Thực chất đây là thủ pháp dùng cái lặng lẽ ở bên ngoài để rồn tụ,
để lắng đọng những cái đang náo động, đang nhảy múa toán loạn bên trong. Đó là

nỗi khắc khoải, nỗi khát khao của tâm hồn ham sống cho ra sống.
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc/ Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa/ Lòng quê
dợn dợn vời con nước/ Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Khổ thơ cuối cùng
là đỉnh điểm của cảm xúc, là sự lắng tụ ý tưởng của bài thơ. Tác giả tạo ra hai
hoàng hôn, hoàng hôn của cảnh vật với sự đối lập của hai phạm trù không gian,
không gian của dáng chiều và không gian của cánh chim. Dáng chiều đẹp và hoành
tráng với núi mây kỳ vĩ bao la, cánh chim lại nhỏ nhoi yếu đuối nhưng chính cánh
chim ấy mang một tầm vóc phi thường. Chỉ cần nghiêng cánh mà cả dáng chiều
hấp hối đã đổ sập xuống. Đấy là thủ pháp cường điệu hoá dùng để diễn tả hữu hiệu
nhất cái đẹp không bền vững cứ chới với chơi vơi… Đặt chúng trong pháp tư duy
tổng thể, ta thấy xuất hiện hoàng hôn lòng. Thông qua phút hoàng hôn chấp chới
ấy tác giả muốn nhấn mạnh rằng: sự sống thì quá đỗi nhỏ nhoi, cái cô đơn lại quá
đỗi khổng lồ giữa không gian vô định.
Hai câu thơ cuối cùng xuất hiện đầy bất ngờ, vừa quen lại vừa lạ. Quen vì nó được
gợi tứ từ hai câu thơ cổ của nhà thơ Thôi Hiệu: “Nhật mộ hương quan hà xứ thị/
Yên ba giang thượng sử nhân sầu” (Hoàng Hạc lâu). Lạ vì mãi cho đến hai câu
cuối cùng mới thấy sự xuất hiện của con người mà lại là con người của cảm thức
cá nhân mới mẻ. Thôi Hiệu phải nhìn thấy khói sóng, phải có khói mới nhớ nhà
còn Huy Cận thì “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Nỗi nhớ như đầy ắp và
luôn trào ra khỏi cái vực thẳm của tâm hồn cô đơn trước không gian ám ảnh. Đây
không đơn thuần là nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình mà là nỗi nhớ quê hương, nhớ đất
nước ngay khi đang đứng chân trên chính quê hương đất nước, đang tắm mình
trong không gian của quê hương đất nước mình. Đây chính là nỗi buồn “vong
quốc” của một thế hệ nhà thơ như tác giả vì quê hương đất nước không còn là của
mình mà đã bị giặc chiếm.
Bằng biện pháp sắp đặt các sự vật của vũ trụ trong “mối quan hệ vô quan hệ”, các
thủ pháp nghệ thuật tu từ và tạo ra mối tương quan giữa các từ ngữ trong bài thơ
“Tràng giang”, Huy Cận đã đem đến cho người đọc nhiều khoái cảm thẩm mỹ mới
lạ về không gian vũ trụ và con người với ý thức cá nhân bừng tỉnh mà trước đây
chưa từng có. Đặc biệt hơn cả là tác giả đã nhẹ nhàng “đánh bẩy” người đọc vào

nỗi ám ảnh không gian dai dẳng lạ thường.
NGUYỄN THANH TUẤN


ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO ĐẾN TRUYỆN KIỀU CỦA
NGUYỄN DU
2.1. Vài nét về Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”
2.1.1.Vài nét về Nguyễn Du
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu, niên hiệu Cảnh
Hưng trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời; quê ở
làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cha là Nguyễn Nghiễm, nổi tiếng
thông minh, học rộng, từng làm tể trần Thị Tần tướng trong triều đình. Mẹ là Trần
Thị Tần vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, vốn là một cô gái đẹp và giỏi nghề xướng
ca. Hoàn cảnh xuất thân và cuộc đời của Nguyễn Du cùng bối cảnh xã hội đã ảnh
hưởng rất lớn đến tư tưởng và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ.
Gia đình cũng như dòng họ Nguyễn Du có nhiều người làm quan dưới triều Lê –
Trịnh. Qua thực tiễn gia đình và dòng họ ông đã nhận thức được nhiều điều về thế
giới quan lại thời bấy giờ. Đó là cảnh ăn chơi, đàn hát mua vui của giới vương giả
giàu sang, phú quý đối lập với nỗi thống khổ điêu linh của bao lớp người nhỏ bé,
cùng cực trong xã hội. Tư tưởng nhân đạo trong con người và cả trong sáng tác của
Nguyễn Du cắm rễ từ hiện thực đó.
Nhưng gia đình Nguyễn Du không chỉ có nhiều người làm quan mà còn có nhiều
người viết sách, làm văn nghĩa là một gia đình có truyền thống văn học. Nguyễn
Quỳnh, ông nội của Nguyễn Du là một nhà triết học chuyên nghiên cứu Kinh Dịch.
Nguyễn Nghiễm, cha Nguyễn Du là một sử gia, đồng thời là một nhà thơ. Nguyễn
Khản, anh cả của Nguyễn Du giỏi thơ Nôm hay làm thơ đối đáp với chúa Trịnh
Sâm. Sống trong một môi trường như thế, năng khiếu văn học của Nguyễn Du có
điều kiện nảy nở và phát triển từ sớm.
Bản thân Nguyễn Du là một người tài năng và cũng là một nhà thơ ý thức được tài
năng ấy. Xuất thân trong một gia đình phong kiến đại quý tộc có danh vọng vào

loại bậc nhất đương thời nhưng Nguyễn Du sống trong cuộc sống nhung lụa không
bao lâu. Nhà thơ lớn lên trong lúc gia đình đang sụp đổ nhanh chóng theo đà sụp
đổ nhanh chóng của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh. Ông sớm phải đương đầu với
những biến cố lớn lao của gia đình và xã hội. Có lúc ông cũng bị hất ra giữa cuộc
đời, đã từng trải qua nhiều bất hạnh. Một thời gian dài khoảng 16 năm, nhà thơ
sống vất vả ở quê vợ Thái Bình và quê cha Hà Tĩnh. Những năm tháng bất hạnh
này có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến sự hình thành con người nghệ sĩ vĩ đại ở
ông.
Nguyễn Du sống vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, đây là giai đoạn chế độ
phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng sâu sắc và toàn diện. Khi chế độ phong
kiến bước vào thời kì khủng hoảng, suy vong thì Nho giáo cũng bị đả kích, xâm
phạm. Tư tưởng “khắc kỉ phục lễ” từng tồn tại trong nhiều thế kỉ giờ không còn giữ
nguyên bản chất những cái gọ là “tam cương ngũ thường” của Nho giáo đều bị vi
phạm một cách trắng trợn từ trong cung vua đến phủ chúa. Sống trong thời đại Nho


giáo sụp đổ thảm hại như vậy, một tầng lớp nho sĩ chân chính bị khủng hoảng về
mặt lí tưởng. Họ không tìm ra con đường đi, hoang mang trước thời cuộc. Chính
Nguyễn Du cũng đã từng thốt lên:
“Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên
Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên
Xuân lan thu cúc thành hư sự
Hạ thử đông tàn đoạt thiếu niên”
( Người tráng sĩ bạc đầu đau xót ngẩng mặt nhìn trời
Hoài bão cao xa , sinh kế hành ngày đều cùng mờ mịt
Cái thú hoa lan mùa xuân, hoa cúc mùa thu là chuyện hảo
Cái oi bức của mùa hè và giá rét của mùa đông làm tiêu tan chí khí tuổi trẻ )
Xuất phát từ tầng lớp quan lại phong kiến, Nguyễn Du một mặt cũng tiếp thu tư
tưởng Nho gia; mặt khác ông lại tiếp thu những tư tưởng, tình cảm lành mạnh của
trào lưu tư tưởng nhân văn thời đại. Từ đó, ông có được cách nhìn mới, cách cảm

mới đối với cuộc sống và con người; đã vận dụng, tiếp thu quan điểm chính thống
một cách sáng tạo phù hợp với nhu cầu và tinh thần của thời đại. Tác phẩm của
Nguyễn Du là sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và tư tưởng thị
dân đã kết tinh những thành tựu rực rỡ.
Tóm lại, những yếu tố chung của gia đình, hoàn cảnh xã hội và những nét riêng
trong cuộc đời Nguyễn Du đã tạo nên những khuyng hướng mới trong sáng tác của
đại thi hào mà cụ thể nhất là trong “Truyện Kiều”.
2.1.2. Vài nét về “Truyện Kiều”
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du vốn có tên là “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu
mới về nỗi đau đứt ruột). Tác phẩm không phải do Nguyễn Du hoàn toàn hư cấu
mà tác giả đã dựa vào một tác phẩm của văn học Trung Quốc có tên là “Kim Vân
Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân.
“Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân vốn bắt nguồn từ một câu
chuyện có thật do Mao Khôn ghi lại. Câu chuyện của Mao Khôn được nhiều người
viết đi viết lại. Vào khoảng cuối đời Minh. Thanh Tâm tài Nhân viết lại chuyện này
một lần nữa nhưng câu chuyện có bề thế hơn trước rất nhiều. Câu chuyện kể về
người con gái tài sắc Vương Thúy Kiều, vì cứu gia đình nàng buộc phải bán mình
làm kĩ nữ. Nàng đành lỗi hẹn cùng Kim Trọng và nhờ em gái mình – Thúy Vân
thay mình giữ lời hẹn ước cùng Kim Trọng. Từ Hải – viên chủ tướng của một đám
giặc đã cứu nàng ra khỏi lầu xanh và hết lòng yêu thương nàng. Thúy Kiều dụ Từ
Hải ra hàng, kết quả là Từ Hải bị giết, Thúy Kiều bị bắt. Trong bữa tiệc hạ công,
Thúy Kiều phải đánh đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến, viên quan đã giết chồng nàng.
Sau đó viên quan này bắt nàng phải lấy một viên thổ quan. Thúy Kiều đau khổ,
nhục nhã, đã nhảy xuống sông tự tử. thúy Kiều được vớt lên, được cứu sống và về
sau tái hồi cùng Kim Trọng khép lại đoạn đời 15 năm lưu lạc.
So với tác giả trước đó, Thanh Tâm tài Nhân đã làm phong phú rất nhiều cho “Kim


Vân Kiều truyện”. Nội dung xã hội đầy đặn hơn. Cuộc đời Kiều trở thành đa tai đa
nạ, chứa đầy oan khổ. Tuy nhiên tác giả trọng lí hơn tình, nhân vật của ông cốt

sống hợp lí hơn tình, nên truyện ít sống động và ít thuyết phục.
So sánh “Truyện Kiều” với “Kim Vân Kiều truyện” chúng ta thấy giống nhau về
cơ bản. Có thể nói Nguyễn Du đã bám khá sát vào “Kim Vân Kiều truyện” để viết
tác phẩm của mình. Vấn đề vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học nước ngoài là
hiện tượng phổ biến. Việc vay mượn không hề hạ thấp nhà văn và không ngăn cản
ngòi bút sáng tạo của người cầm bút. Sở dĩ Nguyễn Du mượn cốt truyện của Thanh
Tâm Tài Nhân mà không phải những tiểu thuyết chương hồi khác là do Nguyễn Du
phát hiện ở “Kim Vân Kiều truyện” có những điểm nổi bật. Một là truyện nhắc
nhiều đến quy luật tài mệnh tương đố. Hai là có một cốt truyện hay nhiểu sự biến
thể hiện tư tưởng may rủi biến ảo khôn lường ở đời. Ba là bút pháp miêu tả tâm lí,
khai thác nội tâm, ngôn ngữ độc thoại.
Có thể nói nếu không có cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện”, hằn Nguyễn Du
không dễ sáng tạo ra một cốt truyện tương xứng với tư tưởng của ông. Nhưng
không có Nguyễn Du thì “Truyện Kiều” không có và chắc hẳn ít ai nhắc tới “Kim
Vân Kiều truyện”. Đặt “Truyện Kiều” bên cạnh “Kim Vân Kiều truyện” thì có thể
thấy giữa hai tác phẩm có nhiều điều khác biệt. Nếu Thanh Tâm Tài Nhân viết
“Kim Vân Kiều truyện” vào cuối khoảng thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII và Nguyễn
Du đã viết lại “Truyện Kiều ”sau hơn một trăm năm. Nếu Thanh Tâm Tài Nhân kể
chuyện như để ca ngợi những con người trung, hiếu, tiết nghĩa thì Nguyễn Du lại là
người trước hết lắng nghe khúc đàn bạc mệnh của Thúy Kiều.:
Hồng nhan vốn xưa nay bạc mệnh
Thì đoạn trường há tránh được sao?
Ta nay hờn oán tiêu tao
Xin làm khúc oán ai nào chẳng thương?
Nguyễn Du đặt tên “Truyện Kiều ” là “Đoạn trường tân thanh” như vậy chứng tỏ
ông đã có cách nhìn riêng so với Thanh Tâm Tài Nhân. Ông không chạy theo thú
tài tử giai nhân mà ông lấy lòng đáp lại tiếng lòng, lấy cái tình xót thương, thương
đời mà làm sống lại hồn người bạc mệnh. Chính cảm hứng nhân đạo và nhân bản
đã đổi mới lại “Truyện Kiều” nâng nó lên thành kiệt tác thế giới. Nguyễn Du
không vướng quan điển của người chăm chăm bảo vệ quan điểm đạo đức lễ giáo

quan phương như Thanh Tâm Tài Nhân. Ông viết như chỉ đại giải bày và cũng để
“mua vui một vài trống canh”. Vì vậy Nguyễn Du nhìn người rất gần gũi, như ở
trong lòng mà ra hiểu nó cả từ chỗ mạnh tới chỗ yếu, đầy phấp phỏng lo âu với
điều chưa biết. Ông nhìn nhân vật theo cái nhìn nhiều chiều, nhìn theo nhu cầu
sống còn của một ai muốn tồn tại trên cõi đời này. Cái nhìn của ông luôn hướng về
phía con người. Nguyễn Du rõ ràng có huynh hướng khẳng định con người cá
nhân, tình yêu đôi lứa và hơn nữa thể hiện cảm hứng quý phái sang trọng. Về mặt
tinh thần nhân đạo, ông vượt xa Thanh Tâm Tài Nhân. Mặt khác, ông là một nhà


Nho nên những yếu tố dù tích cực hay tiêu cực của xã hội bao giờ cũng được ông
thể hiện rất sâu sắc.
Dưới góc độ văn học có thể thấy rõ Nguyễn Du tiếp thu và sáng tạo văn học Trung
Quốc để viết nên “Truyện Kiều”. Dưới góc độ triết học sự ảnh hưởng của tư tưởng
Nho gia đến tác phẩm là không thể phủ nhận.
2.2. Biểu hiện của sự ảnh hưởng của triết học Nho giáo đến “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du
2.2.1. Ảnh hưởng của thuyết “Thiên mệnh”
Trong học thuyết Nho gia, Khổng Tử cho rằng mỗi cá nhân, sự sống- cái chết, phú
quý hay nghèo hèn đều do “Thiên mệnh” quy định. Mạnh Tử nhấn mạnh thêm:
không có việc gì xảy ra mà không có mệnh trời, mình nên tùy thuận mà nhận lấy
cái mệnh chính đáng ấy. Là một nhà Nho uyên bác Tứ thư, Ngũ kinh, Nguyên Du
đã thấm nhuần chân lí khái quát từ học thuyết của Nho gia. Ngay khi mở đầu tác
phẩm, tác giả đã đưa ra nhiều khái niệm của đạo Nho:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

Cảo thơm lần giở trước đèn
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh”
Có thể thấy qua đoạn mở đầu, tác giả đã khái quát nên quy luật về mối quan hệ
giữa con người với thế lực siêu hình, đó là “mệnh trời”- một trong những học
thuyết cơ bản của Nho gia. Mối quan hệ này được Nhắc lại ở đoạn kết của tác
phẩm. Theo ông, mệnh trời là một thế lực vạn năng:
Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Và trời cũng hết sức công bằng:
Có đâu thiên vị người nào
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai
Như vậy với hai đoạn thơ mở đầu và kết thúc tác phẩm, Nguyễn Du đã đi vào quỹ
đạo chính thống “văn dĩ tải đạo” để làm sáng tỏ học thuyết của tiên thánh, để
thuyết giải về Thần quyền. Trong trường hợp này, phụ nữ sẽ là đối tượng phú bẩm
cho vẻ đẹp “hồng nhan”, đồng thời lại bị tạo hóa “đánh ghen”đày đọa số phận “trời
xanh quen thói mà hồng đánh ghen”. Và qua những khái niệm của Nho gia với
những quan niệm triết lí đã đúc kết thành biểu thức, với phong cách diễn đạt có
màu sắc thành ngữ, tục ngữ thường gặp trong “Truyện Kiều”, tác giả nêu lên cảm


hứng có tính chất chính thống bắt nguồn từ quan niệm sáng ác của Nho gia. Đó
chính là quan niệm được nọ mất kia, hơn tài kém mệnh. Cùng với việc mượn đề
tài, cốt truyện như đã nói trên, Nguyễn Du một mặt thể hiện khuynh hướng chính
thống trong văn học trung đại. Khuynh hướng ấy đã được các tác gia kinh điển của
Nho gia phát ngôn qua Luận ngữ: “thuận nhi bất tác” (nói theo, dựa theo người xưa
mà không sáng tạo).
Tồn tại song song với nhưng khái niệm và quan niệm về mệnh trời, về những biến
động vô lường của cuộc sống con người, về hình tượng nhan sắc bị vùi dập bởi tạo

hóa:
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền vỡi chữ tai một vần
Nguyễn Du lại khẳng định:
Sinh rằng giải cấu là duyên
Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều
Ví dù giải kết đến điều
Thì đem vàng đá mà liều với thân.
Hay như hai câu ở đoạn cuối:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Hòa vào màu sắc của tư tưởng Phật giáo ở những câu thơ trên là nét tư tưởng Nho
giáo của Khổng Mạnh: con người bằng nỗ lực chủ quan có thể vượt lên trên số
phận.
Những câu thơ mang tính chất triết lí đóng vai trò bình luận ngoại đề đã dẫn ra ở
trên đã chứng minh rằng Nguyễn Du không phải một triết gai lạnh lùng khách quan
ngoài cuộc sống để tổng kết nhân sinh. Nhà thơ không chỉ có cái nhìn sắc xảo
“trông thấu sáu cõi” mà còn có một trái tim nhân hậu, “một tấm lòng nghĩ suốt
nghìn đời”, bởi vì nhà thơ đã hướng tới một lớp người bình thường trong xã hội,
chính là người phụ nữ. Từng câu thơ trong “Truyện Kiều” là hành trình nhà thơ
luận giải số mệnh của người phụ nữ, tìm đến chân trời hạnh phúc cho họ. Khát
vọng tha thiết và sâu sắc đó được thể hiện sinh động phong phú, đa dạng trong toàn
bộ diễn biến của cốt truyện.
Với Nguyễn Du, người phát ngôn cho thuyết Thiên mệnh không phải chỉ là một
Nhà Nho lớp trên mà ngay cả những người bình thường nhất cũng nói lên rất mạnh
dạn. Hơn ai hết họ là những người trực tiếp chịu nỗi đau khổ, phát ngôn của họ là
nhưng triết lí ngậm ngùi đau đớn:
“Kiếp hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương”.
“Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Thúy Kiều đã bộc lộ một xúc động mạnh mẽ bằng một lời than cho số phận của


toàn thể kiếp hồng nhan. Bên cạnh yếu tố duy tâm về số mệnh và cảm hứng nhân
văn sâu xa, bi thiết về một số phận của một lớp người tượng trưng cho giá trị đẹp
đẽ của nhân loại nhưng bị vùi dập đắng cay tàn nhẫn. Như vậy thuyết “Thiên
mệnh” trong “Truyện Kiều” đã được Nguyễn Du nâng cao hơn một bậc: để cảm
thương cho số phận của con người.
Trước mệnh trời, nhân vật của Nguyễn Du đã nhiều lần cất lên tiếng thở dài dự
cảm lo lắng cho “mệnh” của mình:
“Rằng: hồng nhan tự thuở xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu”
Rồi có lúc tiếc nối:
“Anh hoa phát tiết ra ngoài
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”
Người tài là thế cớ sao trời lại đối xử bất công? Đó là câu hỏi không chỉ của riêng
Nguyễn Du, đó là câu hỏi của nhiều tác giả, nhiều lớp người trong xã hội đương
thời.
Có lúc đâu khổ đến gần tuyệt vọng, nhân vật của Nguyễn Du lại thở than và phó
cho Thiên mệnh:
“Rủi may âu cũng sự trời
Đoạn trường lại chọn mặt người vô duyên”
Nhưng rồi không cam chịu, Thúy Kiều lại đay nghiến, đay nghiến cho số mệnh của
mình nhưng thực chất là đay nghiến thế lực đã gây ra cho mình mệnh này:
“Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho cho hại cho tàn cho cân
Đã đày vào kiếp phong trần
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi”
“ Chém cha cái số hoa đào

Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi
Nghĩ đời mà ngán sự đời
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”
‘Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
Biết thân chạy chẳng khỏi trời
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh”
Như nhiều tác giả khác, Nguyễn Du luôn băn khoăn đi tìm con đường giải đáp cho
nỗi thống khổ của con người. Khi ông nhắc đến trời xanh đó là lúc ông dựa vào
giáo điều Nho gia để tìm phương cứu chữa. Khi ông xem trời là một thế lực huyền
bí vạn năng có thể:
“Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.
Đó là lúc ông vừa an ủi, vừa khuyên con người gắng chịu đựng chứ đừng “trách


lẫn trười gần trời xa”. Cũng có khi ông giải thích nỗi thống khổ của con người
bằng triết lí Phật giáo nhưng trong căn bản con người Nguyễn Du, phần căn bản
vẫn là sự đồng cảm thấm thía với nỗi đau và những mơ ước của con người. Tấm
lòng nhân đạo “nghĩ suốt cả nghìn đời” ấy đã đưa Nguyễn Du hướng về triết lí
chứa chan tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, về với quần chúng.
Thuyết “Thiên mệnh” của Nguyễn Du được trình bày trong “Truyện Kiều” là sự
tổng kết qua nhiều năm tháng sống dưới chế độ cũ. Nhưng quan niệm triết lí ấy
được bổ sung thêm bởi thực tiễn quần chúng. Trời ở đây không phải chỉ một thế
lực xa xôi mà chính là chế độ xã hội đương thời. Đó mới là kẻ thự sự gây ra cho
người phụ nữ bao nỗi thống khổ. Chỉ có điều Nguyễn Du khong đề cập một cách
trực tiếp, cũng bởi tác giả là một nhà Nho nên chưa vượt qua hạn chế của ý thức hệ
phong kiến. Thế giới quan của nhà thơ còn tồn tại một số quan niệm duy tâm siêu
hình, đó là thuyết “Thiên mệnh” được nhà thơ cụ thể hóa qua các quan niệm “tài
mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc mệnh”. Những tư tưởng đó gây ra những mâu

thuẫn trong thế giới quan của nhà thơ làm thành mâu thuẫn trong “Truyện Kiều”:
mâu thuẫn trong nhận thức và lí giải về số phận con người. Nhận thức của nhà thơ
về số phận con người là rất đúng, rất sâu sắc. Nhưng khi đi vào giải thích vì sao
con người đau khổ, vì sao Thúy Kiều khổ thì lại chưa thỏa đáng. Song, niềm tự
hào, trân trọng của người đời sau về một đại thi hào dân tộc, một kiệt tác của nhân
loại vẫn không bao giờ vơi cạn.
2.2.2. Ảnh hưởng của đạo đức làm người
‘Đạo” là một trong những vấn đề được hầu hết được các tác giả quan tâm bởi đó là
cơ sở tư tưởng cua tác phẩm. Nho giáo với các nguyên tắc đạo đức của nó chi phối
quan điểm sáng tác của các tác giả văn học Việt Nam thời trung đại. Cũng là lựa
chọn đạo Nho nhưng ở mỗi người, mỗi thời đại mỗi sự lựa chọn mỗi khác. Và cũng
tùy thuộc vào thời đại mà những khái niệm của đạo Nho được diễn đạt linh hoạt
khác nhau. Trong phạm vi bài viết này, xin đề cập đến bốn chữ : “trung, hiếu, tiết,
nghĩa” được Nguyễn Du thể hiện thông qua các nhân vật trong “Truyện Kiều”.
Chữ “trung” của kể bề tôi được khẳng định một cách tuyệt đối. Trong “Truyện
Kiều” chữ “trung” tập trung qua người anh hùng Từ Hải. Từ Hải được Nguyễn Du
xây dựng với tất cả những nét phi thường từ tài năng, hành động, cho đến lí tưởng.
Đặc biệt là lí tưởng với lòng khát khao tự do và ham chuộng công lí. Từ là con
người sống và hành động hoàn toàn không bị một dục vọng nhỏ bé nào ràng buộc
cả, sống là “đội trời, đạp đất”:
“Giang hồ quen thói vẫy vùng
Gươm đàn nẳ gánh non sông một chèo”.
Trong tác phẩm, Từ Hải đã nổi dậy chống lại triều đình với mong muốn xây dựng
một cõi biên thùy và thỏa chí “một tay gây dựng cơ đồ”. Như vậy, nhân vật của
Nguyễn Du cũng như nhà thơ đã phạm chữ “trung”. Xét theo quốc pháp thì đó là
trọng tội. Nhưng thực tế lúc bấy giờ vua không sáng, kỉ cương phép nước bị đảo


lộn, nếu như kẻ bề tôi giữ chữ “trung” đúng với bản chất thì không hợp thời. Từ
Hải được Nguyễn Du dốc công xây dựng và được người đọc đón nhận. Từ Hải nổi

lên như một thần tượng của lòng khao khát tự do. Thực chất tự do của Từ Hải
mang tính chất chống lại trật tự phong kiến và cũng mang màu sắc chính trị xã hội,
là tư tưởng vô quân thực sự. Đặt trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, một xã hội
không thừa nhận tự do của con người thì tự do và chữ “trung” của người anh hùng
Từ Hải mang một ý nghĩa tiến bộ.
Chữ “hiếu” được thể hiện qua nhân vật Thúy Kiều. Con người thiết tha với hạnh
phúc tình yêu ấy cũng chính là một con người giàu lòng hiếu thảo. Chữ “hiếu” khi
đặt vào hình tượng người con gái sẽ làm cho người con gái thêm đẹp và chữ ‘hiếu”
càng thêm cao. Gia đình gặp tai biến, Kiều đã không chút do dự hy sinh mối tình
đầu bán mình để cứu gia đình. Rơi vào tay Mã Giám Sinh biết mình phải làm gái
lầu xanh, Kiều toan tự tử nhưng sợ liên lụy cha mẹ nên đành cắn răng chịu đựng.
Nỗi nhớ huyên đường luôn giày vò trong suốt mười lăm năm lưu lạc. Chữ “hiếu”
được Nguyễn Du thể hiện trong tác phẩm gần gũi với người dân, không thổi phồng
và cũng không khoa trương hay lí tưởng hóa.
Chữ ‘tiết” trong “Truyện Kiều” là điều quan tâm cho cảm hứng của người đời sau.
Nếu như cụ đồ Chiểu xây dựng nhân vật Nguyệt Nga rực rỡ với chữ “tiết”thì thì
nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du lại gây ra nhiều tranh luận. Bên cạnh lời khen
và ca ngợi nàng cũng không ít lời phê phán, họ trách cả Nguyễn Du. Tuy nhiên
cũng giống như chữ “trung” do hoàn cảnh xã hội, chữ “trung” phải cải biến cho
phù hợp thì chữ “tiết” cũng phải mở rộng để thích nghi. Thêm nữa, Nguyễn Du là
một nhà Nho nên không bao giờ đọan tuyệt với truyền thống.
“Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai”.
Thì từ đáy lòng mình, Kiều tin chắc chắn là như vậy và không thể lường trước
được những tai họa ghê gớm có thể xảy ra. Nhưng rồi tai họa xảy ra, Thúy Kiều
không thể khăng khăng giữ mối tình của mình trong khi gia biến. Phải có tiền để
chuộc cha, nàng đành thất hứa cùng Kim Trọng, bán mình làm lẽ cho người khác.
Mĩ học truyền thống quen với xu hướng lí tưởng hóa không thể chấp nhận một giải
pháp như thế. Nó đòi hỏi bằng bất cứ giá nào, nhân vật cũng phải giữ đúng lời đã
hứa nếu không thì phải bằng cái chết để tránh một chọn lựa mà giữ cái này thì phải

bỏ cái khác. Nhưng trong hoàn cảnh như vậy, nếu Kiều làm thế nàng sẽ đánh mất
chữ “hiếu”.
Thúy Kiều không muốn yêu người nào khác ngoài Kim Trọng. Nhưng thực tế cuộc
đời bắt nàng phải chung chạ với Mã Giám Sinh, hứa hẹn với Sở Khanh, sau đó lại
lấy Thúc Sinh, lại yêu Từ Hải. Đối với Từ Hải, Thúy Kiều đã yêu một tình yêu tha
thiết không khác gì tình yêu trước kia đối với Kim Trọng. Ngay cả khi lấy Thúc
Sinh cũng như làm vợ Từ Hải trong sâu thẳm trong lòng Kiều vẫn có một chỗ cho
bóng hình Kim Trọng. Tất cả những điều đó là biểu hiện của Chữ “tiết” theo riêng


Nguyễn Du. Đó là một sự cảm thông, một niềm trân trọng cho duyên kiếp của một
người phụ nữ.
Thúy Kiều phải tiếp khách lầu xanh, có sự thay đổi về thân phận nhưng không bao
giờ thay đổi tâm hồn và tính cách. Chính và lẽ đó mà bút lực của Nguyễn Du luôn
dồi dào những lời ca ngợi. Mười lăm năm trải qua biết bao nhiêu thân phận, trước
mặt người yêu cũ, nàng vẫn có thể nói một cách tự hào về mình:
“Chữ trinh còn một chút này
Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan”.
Đến đây lại có một quan niệm mới về chữ “trinh”. Theo quan niệm Nho giáo, chữ
“trinh” đáng giá ngàn vàng. Nhiều lúc quan niệm cua giai cấp phong kiến và quan
niệm xã hội ấy đã chặn đứng quyền sống và quyền làm lại cuộc đời của những nạn
nhân xã hội. Nhưng Nguyễn Du sớm có con đường cách tân với quan niệm mới mẻ
về chữ “trinh”. Nhà thơ đã để Kim Trọng nói với Thúy Kiều trong màn đoàn viên:
“Xưa nay trong đạo đàn bà
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Có khi biến có khi thường
Có quyền nào phải một đường chấp kinh
Như nàng lấy hiếu làm trinh
Bụi nào cho đục được mình áy vay?
Hoa tàn mà lại thêm tươi

Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa”.
Dưới hình thức triết lí Nho giáo: Kinh và quyền, biến và Thường, Nguyễn Du đã
“chiêu tuyết” cho Thúy Kiều. Đây không phải là chữ “trinh” cứng nhắc và cực
đoan của Tống Nho mà đó là sự vận dụng linh hoạt những nguyên tắc đạo đức Nho
gia. Về thực chất đó là cái nhìn tiên tiến, phi phong kiến: một phụ nữ có tâm hồn
trong trằng vẫn giữ được phẩm chất cao quý dù thân xác nàng có bị ô nhục. Nàng
vẫn là hình ảnh tượng trưng cho những “tấm lòng như tuyết như băng”. Cái nhìn
động, đầy tinh thần nhân đạo ấy đã đi ngược lại với cái nhìn tĩnh, phi lí và bất công
của giai cấp phong kiến đối với chữ tiết của người phụ nữ. Bằng lời lẽ có tình có lí
của Kim Trọng, Nguyễn Du đã xác định tiết hạnh của Thúy Kiều. Đó cũng chính là
cảm thương cho thân phận của Nguyễn Du đàn cho thân phận của người phụ nữ.
Như vậy, trung, hiếu, tiết nghĩa trong “Truyện Kiều”không phải rập khuôn cứng
nhắc mà biến đổi linh hoạt. Nó không phải lí thuyết khô khan mà nhẹ nhàng đằm
thắm dễ dàng đi vào tình cảm con người. Chính vì lẽ đó, người đọc nhớ Nguyễn
Du không phải là nhớ về một nhà Nho thuyết đạo mà nhớ về một con người bình dị
của những con người bình thường cùng thời đại.
KẾT LUẬN
Xuân đến rồi sẽ đi, hoa nở rồi sẽ tàn, trăng tròn rồi lại khuyết, nào ai đâu thay đổi
được quy luật còn mất của cuộc đời. Nhưng có một người tên tuổi mãi không bao
giờ chết, một tài năng năm tháng không hề phai nhạt, một trái tim luôn tươi dòng


máu. Con người ấy, tài năng ấy, trái tim ấy chính là đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Ông là một trong những tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối
thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, là ánh hào quang rực rỡ trên nề văn chương nước
nhà và là người khẳng định sức sống trường tồn, bất diệt của tinh hoa văn hóa nhân
loại.
Với tất cả những điều mà tác giả thể hiện trong tác phẩm, thiết nghĩ khi cầm bút
viết Đoạn trường tân thanh nhà thơ đang ở trong tâm trạng Dị đại tương lai khôn
sái lệ (khác thời đại thương nhau bỗng tráo nước mắt), chứ không phải trong tư thế

của một họa sĩ chỉ cốt vẽ một bức vẽ nhiều đường nét mà lưu lại cho đời. Thế
nhưng bằng cái tài hiên bẩm cộng với tấm lòng của người nghệ sĩ giàu tinh thần
dân tộc, Nguyễn Du đã biến Truyện Kiều trở thành một bức tranh sống động nhờ
sự vận dụng linh hoạt những tư tưởng triết học Nho giáo. Nó không những thể hiện
phong cách thơ ca trung đại mà còn khảng định được tấm lòng của và nét tư tưởng
đi tiên phong so với thời đại. Nó không chỉ đưa “Truyện Kiều” đến với tầng lớp
bác học, thâm Nho mà còn thân thuộc với những người bình dân ít học.
ẢNH HƯỞNG CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO ĐẾN TRUYỆN KIỀU CỦA
NGUYỄN DU
2.1. Vài nét về Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”
2.1.1.Vài nét về Nguyễn Du
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu, niên hiệu Cảnh
Hưng trong một gia đình đại quý tộc, có thế lực vào bậc nhất đương thời; quê ở
làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Cha là Nguyễn Nghiễm, nổi tiếng
thông minh, học rộng, từng làm tể trần Thị Tần tướng trong triều đình. Mẹ là Trần
Thị Tần vợ thứ ba của Nguyễn Nghiễm, vốn là một cô gái đẹp và giỏi nghề xướng
ca. Hoàn cảnh xuất thân và cuộc đời của Nguyễn Du cùng bối cảnh xã hội đã ảnh
hưởng rất lớn đến tư tưởng và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ.
Gia đình cũng như dòng họ Nguyễn Du có nhiều người làm quan dưới triều Lê –
Trịnh. Qua thực tiễn gia đình và dòng họ ông đã nhận thức được nhiều điều về thế
giới quan lại thời bấy giờ. Đó là cảnh ăn chơi, đàn hát mua vui của giới vương giả
giàu sang, phú quý đối lập với nỗi thống khổ điêu linh của bao lớp người nhỏ bé,
cùng cực trong xã hội. Tư tưởng nhân đạo trong con người và cả trong sáng tác của
Nguyễn Du cắm rễ từ hiện thực đó.
Nhưng gia đình Nguyễn Du không chỉ có nhiều người làm quan mà còn có nhiều
người viết sách, làm văn nghĩa là một gia đình có truyền thống văn học. Nguyễn
Quỳnh, ông nội của Nguyễn Du là một nhà triết học chuyên nghiên cứu Kinh Dịch.
Nguyễn Nghiễm, cha Nguyễn Du là một sử gia, đồng thời là một nhà thơ. Nguyễn
Khản, anh cả của Nguyễn Du giỏi thơ Nôm hay làm thơ đối đáp với chúa Trịnh
Sâm. Sống trong một môi trường như thế, năng khiếu văn học của Nguyễn Du có



điều kiện nảy nở và phát triển từ sớm.
Bản thân Nguyễn Du là một người tài năng và cũng là một nhà thơ ý thức được tài
năng ấy. Xuất thân trong một gia đình phong kiến đại quý tộc có danh vọng vào
loại bậc nhất đương thời nhưng Nguyễn Du sống trong cuộc sống nhung lụa không
bao lâu. Nhà thơ lớn lên trong lúc gia đình đang sụp đổ nhanh chóng theo đà sụp
đổ nhanh chóng của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh. Ông sớm phải đương đầu với
những biến cố lớn lao của gia đình và xã hội. Có lúc ông cũng bị hất ra giữa cuộc
đời, đã từng trải qua nhiều bất hạnh. Một thời gian dài khoảng 16 năm, nhà thơ
sống vất vả ở quê vợ Thái Bình và quê cha Hà Tĩnh. Những năm tháng bất hạnh
này có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến sự hình thành con người nghệ sĩ vĩ đại ở
ông.
Nguyễn Du sống vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII, đây là giai đoạn chế độ
phong kiến Việt Nam lâm vào khủng hoảng sâu sắc và toàn diện. Khi chế độ phong
kiến bước vào thời kì khủng hoảng, suy vong thì Nho giáo cũng bị đả kích, xâm
phạm. Tư tưởng “khắc kỉ phục lễ” từng tồn tại trong nhiều thế kỉ giờ không còn giữ
nguyên bản chất những cái gọ là “tam cương ngũ thường” của Nho giáo đều bị vi
phạm một cách trắng trợn từ trong cung vua đến phủ chúa. Sống trong thời đại Nho
giáo sụp đổ thảm hại như vậy, một tầng lớp nho sĩ chân chính bị khủng hoảng về
mặt lí tưởng. Họ không tìm ra con đường đi, hoang mang trước thời cuộc. Chính
Nguyễn Du cũng đã từng thốt lên:
“Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên
Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên
Xuân lan thu cúc thành hư sự
Hạ thử đông tàn đoạt thiếu niên”
( Người tráng sĩ bạc đầu đau xót ngẩng mặt nhìn trời
Hoài bão cao xa , sinh kế hành ngày đều cùng mờ mịt
Cái thú hoa lan mùa xuân, hoa cúc mùa thu là chuyện hảo
Cái oi bức của mùa hè và giá rét của mùa đông làm tiêu tan chí khí tuổi trẻ )

Xuất phát từ tầng lớp quan lại phong kiến, Nguyễn Du một mặt cũng tiếp thu tư
tưởng Nho gia; mặt khác ông lại tiếp thu những tư tưởng, tình cảm lành mạnh của
trào lưu tư tưởng nhân văn thời đại. Từ đó, ông có được cách nhìn mới, cách cảm
mới đối với cuộc sống và con người; đã vận dụng, tiếp thu quan điểm chính thống
một cách sáng tạo phù hợp với nhu cầu và tinh thần của thời đại. Tác phẩm của
Nguyễn Du là sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng Nho giáo, Phật giáo và tư tưởng thị
dân đã kết tinh những thành tựu rực rỡ.
Tóm lại, những yếu tố chung của gia đình, hoàn cảnh xã hội và những nét riêng
trong cuộc đời Nguyễn Du đã tạo nên những khuyng hướng mới trong sáng tác của
đại thi hào mà cụ thể nhất là trong “Truyện Kiều”.
2.1.2. Vài nét về “Truyện Kiều”
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du vốn có tên là “Đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu


mới về nỗi đau đứt ruột). Tác phẩm không phải do Nguyễn Du hoàn toàn hư cấu
mà tác giả đã dựa vào một tác phẩm của văn học Trung Quốc có tên là “Kim Vân
Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân.
“Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân vốn bắt nguồn từ một câu
chuyện có thật do Mao Khôn ghi lại. Câu chuyện của Mao Khôn được nhiều người
viết đi viết lại. Vào khoảng cuối đời Minh. Thanh Tâm tài Nhân viết lại chuyện này
một lần nữa nhưng câu chuyện có bề thế hơn trước rất nhiều. Câu chuyện kể về
người con gái tài sắc Vương Thúy Kiều, vì cứu gia đình nàng buộc phải bán mình
làm kĩ nữ. Nàng đành lỗi hẹn cùng Kim Trọng và nhờ em gái mình – Thúy Vân
thay mình giữ lời hẹn ước cùng Kim Trọng. Từ Hải – viên chủ tướng của một đám
giặc đã cứu nàng ra khỏi lầu xanh và hết lòng yêu thương nàng. Thúy Kiều dụ Từ
Hải ra hàng, kết quả là Từ Hải bị giết, Thúy Kiều bị bắt. Trong bữa tiệc hạ công,
Thúy Kiều phải đánh đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến, viên quan đã giết chồng nàng.
Sau đó viên quan này bắt nàng phải lấy một viên thổ quan. Thúy Kiều đau khổ,
nhục nhã, đã nhảy xuống sông tự tử. thúy Kiều được vớt lên, được cứu sống và về
sau tái hồi cùng Kim Trọng khép lại đoạn đời 15 năm lưu lạc.

So với tác giả trước đó, Thanh Tâm tài Nhân đã làm phong phú rất nhiều cho “Kim
Vân Kiều truyện”. Nội dung xã hội đầy đặn hơn. Cuộc đời Kiều trở thành đa tai đa
nạ, chứa đầy oan khổ. Tuy nhiên tác giả trọng lí hơn tình, nhân vật của ông cốt
sống hợp lí hơn tình, nên truyện ít sống động và ít thuyết phục.
So sánh “Truyện Kiều” với “Kim Vân Kiều truyện” chúng ta thấy giống nhau về
cơ bản. Có thể nói Nguyễn Du đã bám khá sát vào “Kim Vân Kiều truyện” để viết
tác phẩm của mình. Vấn đề vay mượn đề tài, cốt truyện của văn học nước ngoài là
hiện tượng phổ biến. Việc vay mượn không hề hạ thấp nhà văn và không ngăn cản
ngòi bút sáng tạo của người cầm bút. Sở dĩ Nguyễn Du mượn cốt truyện của Thanh
Tâm Tài Nhân mà không phải những tiểu thuyết chương hồi khác là do Nguyễn Du
phát hiện ở “Kim Vân Kiều truyện” có những điểm nổi bật. Một là truyện nhắc
nhiều đến quy luật tài mệnh tương đố. Hai là có một cốt truyện hay nhiểu sự biến
thể hiện tư tưởng may rủi biến ảo khôn lường ở đời. Ba là bút pháp miêu tả tâm lí,
khai thác nội tâm, ngôn ngữ độc thoại.
Có thể nói nếu không có cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện”, hằn Nguyễn Du
không dễ sáng tạo ra một cốt truyện tương xứng với tư tưởng của ông. Nhưng
không có Nguyễn Du thì “Truyện Kiều” không có và chắc hẳn ít ai nhắc tới “Kim
Vân Kiều truyện”. Đặt “Truyện Kiều” bên cạnh “Kim Vân Kiều truyện” thì có thể
thấy giữa hai tác phẩm có nhiều điều khác biệt. Nếu Thanh Tâm Tài Nhân viết
“Kim Vân Kiều truyện” vào cuối khoảng thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII và Nguyễn
Du đã viết lại “Truyện Kiều ”sau hơn một trăm năm. Nếu Thanh Tâm Tài Nhân kể
chuyện như để ca ngợi những con người trung, hiếu, tiết nghĩa thì Nguyễn Du lại là
người trước hết lắng nghe khúc đàn bạc mệnh của Thúy Kiều.:
Hồng nhan vốn xưa nay bạc mệnh


Thì đoạn trường há tránh được sao?
Ta nay hờn oán tiêu tao
Xin làm khúc oán ai nào chẳng thương?
Nguyễn Du đặt tên “Truyện Kiều ” là “Đoạn trường tân thanh” như vậy chứng tỏ

ông đã có cách nhìn riêng so với Thanh Tâm Tài Nhân. Ông không chạy theo thú
tài tử giai nhân mà ông lấy lòng đáp lại tiếng lòng, lấy cái tình xót thương, thương
đời mà làm sống lại hồn người bạc mệnh. Chính cảm hứng nhân đạo và nhân bản
đã đổi mới lại “Truyện Kiều” nâng nó lên thành kiệt tác thế giới. Nguyễn Du
không vướng quan điển của người chăm chăm bảo vệ quan điểm đạo đức lễ giáo
quan phương như Thanh Tâm Tài Nhân. Ông viết như chỉ đại giải bày và cũng để
“mua vui một vài trống canh”. Vì vậy Nguyễn Du nhìn người rất gần gũi, như ở
trong lòng mà ra hiểu nó cả từ chỗ mạnh tới chỗ yếu, đầy phấp phỏng lo âu với
điều chưa biết. Ông nhìn nhân vật theo cái nhìn nhiều chiều, nhìn theo nhu cầu
sống còn của một ai muốn tồn tại trên cõi đời này. Cái nhìn của ông luôn hướng về
phía con người. Nguyễn Du rõ ràng có huynh hướng khẳng định con người cá
nhân, tình yêu đôi lứa và hơn nữa thể hiện cảm hứng quý phái sang trọng. Về mặt
tinh thần nhân đạo, ông vượt xa Thanh Tâm Tài Nhân. Mặt khác, ông là một nhà
Nho nên những yếu tố dù tích cực hay tiêu cực của xã hội bao giờ cũng được ông
thể hiện rất sâu sắc.
Dưới góc độ văn học có thể thấy rõ Nguyễn Du tiếp thu và sáng tạo văn học Trung
Quốc để viết nên “Truyện Kiều”. Dưới góc độ triết học sự ảnh hưởng của tư tưởng
Nho gia đến tác phẩm là không thể phủ nhận.
2.2. Biểu hiện của sự ảnh hưởng của triết học Nho giáo đến “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du
2.2.1. Ảnh hưởng của thuyết “Thiên mệnh”
Trong học thuyết Nho gia, Khổng Tử cho rằng mỗi cá nhân, sự sống- cái chết, phú
quý hay nghèo hèn đều do “Thiên mệnh” quy định. Mạnh Tử nhấn mạnh thêm:
không có việc gì xảy ra mà không có mệnh trời, mình nên tùy thuận mà nhận lấy
cái mệnh chính đáng ấy. Là một nhà Nho uyên bác Tứ thư, Ngũ kinh, Nguyên Du
đã thấm nhuần chân lí khái quát từ học thuyết của Nho gia. Ngay khi mở đầu tác
phẩm, tác giả đã đưa ra nhiều khái niệm của đạo Nho:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Lạ gì bỉ sắc tư phong
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen
Cảo thơm lần giở trước đèn
Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh”
Có thể thấy qua đoạn mở đầu, tác giả đã khái quát nên quy luật về mối quan hệ


giữa con người với thế lực siêu hình, đó là “mệnh trời”- một trong những học
thuyết cơ bản của Nho gia. Mối quan hệ này được Nhắc lại ở đoạn kết của tác
phẩm. Theo ông, mệnh trời là một thế lực vạn năng:
Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Và trời cũng hết sức công bằng:
Có đâu thiên vị người nào
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai
Như vậy với hai đoạn thơ mở đầu và kết thúc tác phẩm, Nguyễn Du đã đi vào quỹ
đạo chính thống “văn dĩ tải đạo” để làm sáng tỏ học thuyết của tiên thánh, để
thuyết giải về Thần quyền. Trong trường hợp này, phụ nữ sẽ là đối tượng phú bẩm
cho vẻ đẹp “hồng nhan”, đồng thời lại bị tạo hóa “đánh ghen”đày đọa số phận “trời
xanh quen thói mà hồng đánh ghen”. Và qua những khái niệm của Nho gia với
những quan niệm triết lí đã đúc kết thành biểu thức, với phong cách diễn đạt có
màu sắc thành ngữ, tục ngữ thường gặp trong “Truyện Kiều”, tác giả nêu lên cảm
hứng có tính chất chính thống bắt nguồn từ quan niệm sáng ác của Nho gia. Đó
chính là quan niệm được nọ mất kia, hơn tài kém mệnh. Cùng với việc mượn đề
tài, cốt truyện như đã nói trên, Nguyễn Du một mặt thể hiện khuynh hướng chính
thống trong văn học trung đại. Khuynh hướng ấy đã được các tác gia kinh điển của
Nho gia phát ngôn qua Luận ngữ: “thuận nhi bất tác” (nói theo, dựa theo người xưa

mà không sáng tạo).
Tồn tại song song với nhưng khái niệm và quan niệm về mệnh trời, về những biến
động vô lường của cuộc sống con người, về hình tượng nhan sắc bị vùi dập bởi tạo
hóa:
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền vỡi chữ tai một vần
Nguyễn Du lại khẳng định:
Sinh rằng giải cấu là duyên
Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều
Ví dù giải kết đến điều
Thì đem vàng đá mà liều với thân.
Hay như hai câu ở đoạn cuối:
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Hòa vào màu sắc của tư tưởng Phật giáo ở những câu thơ trên là nét tư tưởng Nho
giáo của Khổng Mạnh: con người bằng nỗ lực chủ quan có thể vượt lên trên số
phận.
Những câu thơ mang tính chất triết lí đóng vai trò bình luận ngoại đề đã dẫn ra ở


trên đã chứng minh rằng Nguyễn Du không phải một triết gai lạnh lùng khách quan
ngoài cuộc sống để tổng kết nhân sinh. Nhà thơ không chỉ có cái nhìn sắc xảo
“trông thấu sáu cõi” mà còn có một trái tim nhân hậu, “một tấm lòng nghĩ suốt
nghìn đời”, bởi vì nhà thơ đã hướng tới một lớp người bình thường trong xã hội,
chính là người phụ nữ. Từng câu thơ trong “Truyện Kiều” là hành trình nhà thơ
luận giải số mệnh của người phụ nữ, tìm đến chân trời hạnh phúc cho họ. Khát
vọng tha thiết và sâu sắc đó được thể hiện sinh động phong phú, đa dạng trong toàn
bộ diễn biến của cốt truyện.
Với Nguyễn Du, người phát ngôn cho thuyết Thiên mệnh không phải chỉ là một
Nhà Nho lớp trên mà ngay cả những người bình thường nhất cũng nói lên rất mạnh

dạn. Hơn ai hết họ là những người trực tiếp chịu nỗi đau khổ, phát ngôn của họ là
nhưng triết lí ngậm ngùi đau đớn:
“Kiếp hồng nhan có mong manh
Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương”.
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”.
Thúy Kiều đã bộc lộ một xúc động mạnh mẽ bằng một lời than cho số phận của
toàn thể kiếp hồng nhan. Bên cạnh yếu tố duy tâm về số mệnh và cảm hứng nhân
văn sâu xa, bi thiết về một số phận của một lớp người tượng trưng cho giá trị đẹp
đẽ của nhân loại nhưng bị vùi dập đắng cay tàn nhẫn. Như vậy thuyết “Thiên
mệnh” trong “Truyện Kiều” đã được Nguyễn Du nâng cao hơn một bậc: để cảm
thương cho số phận của con người.
Trước mệnh trời, nhân vật của Nguyễn Du đã nhiều lần cất lên tiếng thở dài dự
cảm lo lắng cho “mệnh” của mình:
“Rằng: hồng nhan tự thuở xưa
Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu”
Rồi có lúc tiếc nối:
“Anh hoa phát tiết ra ngoài
Nghìn thu bạc mệnh một đời tài hoa”
Người tài là thế cớ sao trời lại đối xử bất công? Đó là câu hỏi không chỉ của riêng
Nguyễn Du, đó là câu hỏi của nhiều tác giả, nhiều lớp người trong xã hội đương
thời.
Có lúc đâu khổ đến gần tuyệt vọng, nhân vật của Nguyễn Du lại thở than và phó
cho Thiên mệnh:
“Rủi may âu cũng sự trời
Đoạn trường lại chọn mặt người vô duyên”
Nhưng rồi không cam chịu, Thúy Kiều lại đay nghiến, đay nghiến cho số mệnh của
mình nhưng thực chất là đay nghiến thế lực đã gây ra cho mình mệnh này:
“Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho cho hại cho tàn cho cân



Đã đày vào kiếp phong trần
Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi”
“ Chém cha cái số hoa đào
Gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi
Nghĩ đời mà ngán sự đời
Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”
‘Đầu xanh có tội tình gì
Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi
Biết thân chạy chẳng khỏi trời
Cũng liều mặt phấn cho rồi ngày xanh”
Như nhiều tác giả khác, Nguyễn Du luôn băn khoăn đi tìm con đường giải đáp cho
nỗi thống khổ của con người. Khi ông nhắc đến trời xanh đó là lúc ông dựa vào
giáo điều Nho gia để tìm phương cứu chữa. Khi ông xem trời là một thế lực huyền
bí vạn năng có thể:
“Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.
Đó là lúc ông vừa an ủi, vừa khuyên con người gắng chịu đựng chứ đừng “trách
lẫn trười gần trời xa”. Cũng có khi ông giải thích nỗi thống khổ của con người
bằng triết lí Phật giáo nhưng trong căn bản con người Nguyễn Du, phần căn bản
vẫn là sự đồng cảm thấm thía với nỗi đau và những mơ ước của con người. Tấm
lòng nhân đạo “nghĩ suốt cả nghìn đời” ấy đã đưa Nguyễn Du hướng về triết lí
chứa chan tinh thần nhân đạo chủ nghĩa, về với quần chúng.
Thuyết “Thiên mệnh” của Nguyễn Du được trình bày trong “Truyện Kiều” là sự
tổng kết qua nhiều năm tháng sống dưới chế độ cũ. Nhưng quan niệm triết lí ấy
được bổ sung thêm bởi thực tiễn quần chúng. Trời ở đây không phải chỉ một thế
lực xa xôi mà chính là chế độ xã hội đương thời. Đó mới là kẻ thự sự gây ra cho
người phụ nữ bao nỗi thống khổ. Chỉ có điều Nguyễn Du khong đề cập một cách
trực tiếp, cũng bởi tác giả là một nhà Nho nên chưa vượt qua hạn chế của ý thức hệ

phong kiến. Thế giới quan của nhà thơ còn tồn tại một số quan niệm duy tâm siêu
hình, đó là thuyết “Thiên mệnh” được nhà thơ cụ thể hóa qua các quan niệm “tài
mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc mệnh”. Những tư tưởng đó gây ra những mâu
thuẫn trong thế giới quan của nhà thơ làm thành mâu thuẫn trong “Truyện Kiều”:
mâu thuẫn trong nhận thức và lí giải về số phận con người. Nhận thức của nhà thơ
về số phận con người là rất đúng, rất sâu sắc. Nhưng khi đi vào giải thích vì sao
con người đau khổ, vì sao Thúy Kiều khổ thì lại chưa thỏa đáng. Song, niềm tự
hào, trân trọng của người đời sau về một đại thi hào dân tộc, một kiệt tác của nhân
loại vẫn không bao giờ vơi cạn.
2.2.2. Ảnh hưởng của đạo đức làm người
‘Đạo” là một trong những vấn đề được hầu hết được các tác giả quan tâm bởi đó là


×