Tải bản đầy đủ (.pdf) (264 trang)

XÂY DỰNG CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÁC TRỪỜNG, KHOA SƯ PHẠM VỚI CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG VÀ MẦM NON TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ TRIỂN KHAI CHUƠNG TRÌNH GIÁO DỤC SAU 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 264 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN CỤC NHÀ GIÁO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
THPT VÀ TCCN
VÀ CBQLCSGD TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KỶ YẾU

HỘI THẢO KHOA HỌC
XÂY DỰNG CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÁC TRƢỜNG, KHOA SƢ
PHẠM VỚI CÁC TRƢỜNG PHỔ THÔNG VÀ MẦM NON TRONG
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN CHUẨN BỊ
TRIỂN KHAI CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC SAU 2015

(Lƣu hành nội bộ)

THÁI NGUYÊN, THÁNG 9/2013


DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
TT

Viết đầy đủ

Viết tắt

1

GV

Giáo viên


2

HS

Học sinh

3

SV

Sinh viên

4

PPDH

Phương pháp dạy học

5

SGK

Sách giáo khoa

6

TTCM

Thực tế chuyên môn


7

TTSP

Thực tập sư phạm

8

KNSP

Kĩ năng sư phạm

9

NVSP

Nghiệp vụ sư phạm

10

CĐSP

Cao đẳng Sư phạm

11

ĐHSP

Đại học Sư phạm


12

CTĐT

Chương trình đào tạo

13

NCKH

Nghiên cứu khoa học

14

CNTT

Công nghệ thông tin

15

CNTT&TT

Công nghệ thông tin và truyền thông

16

ĐTTT

Đào tạo trực tuyến


17

BDTX

Bồi dưỡng thường xuyên

18

THPT

Trung học phổ thông

19

THCS

Trung học cơ sở

20

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

21

GD & ĐT

Giáo dục và Đào tạo


i


MỤC LỤC
Trang
Phần 1: Những vấn đề chung
Phát triển năng lực thích ứng nghề cho sinh viên trong quá trình đào tạo ở
1.

các trường Đại học Sư phạm
GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ……..………………….............................……

2

Tác động của kinh tế thị trường tới hoạt động đào tạo - sử dụng giáo viên
2.

phổ thông trong bối cảnh hiện nay: Nhận diện và đề xuất giải pháp vượt
qua các thách thức
PGS.TS. Đặng Quốc Bảo…………………………………………………

9

Sự kết nối giữa cơ sở đào tạo giáo viên và trường phổ thông trong triển
3.

khai chương trình thực hành nghề sư phạm
TS. Tôn Quang Cường…………………………………………………….

18


Nội dung và cơ chế phối hợp giữa cơ sở đào tạo giáo viên với hệ thống
4.

giáo dục phổ thông trong xây dựng, đánh giá chuẩn đầu ra của các trường
sư phạm
PGS.TS. Nguyễn Thị Tính…………………………………………………

5.

34

Về tính đồng bộ trong giáo dục hiện nay
TS. Vũ Công Hảo…………………………………………….……………..

40

Gắn kết hoạt động giữa trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên
6.

với trường phổ thông thông qua hợp tác nghiên cứu khoa học
PGS.TS. Đỗ Hồng Thái………………..………………………………..…

48

Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học và thực hiện khóa luận - Một số
7.

vấn đề thực tiễn
TS. Trương Thị Thúy Hằng…………………………….…………………


58

Phần 2: Thực trạng công tác phối hợp giữa cơ sở đào tạo giáo viên với
64

hệ thống giáo dục phổ thông
Gắn kết giữa trường sư phạm với trường mầm non, phổ thông - Giải pháp
8.

trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng giáo dục
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn……………………………………

65

Sự phối hợp giữa các trường, khoa sư phạm trong đào tạo, bồi dưỡng giáo
9.

viên đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông sau 2015
PGS.TS. Biền Văn Minh……………..………………………….………..

ii

74


Thực trạng các vấn đề sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
gặp phải trong thực tập đợt 1 theo hình thức gửi thẳng - Vài kiến nghị đối
10. với trường đào tạo và trường thực tập
ThS. Nguyễn Vĩnh Khương, Mai Mỹ Hạnh, Quang Thục Hảo, PGS.TS.

Huỳnh Văn Sơn…………………………………………………………….

83

Chuẩn bị thích ứng trong việc giải quyết khó khăn khi thực tập tốt nghiệp
của sinh viên - Nhiệm vụ cần xác lập trong việc xây dựng cơ chế phối hợp
11. giữa trường sư phạm với trường phổ thông, mầm non
ThS. Hoàng Trường Giang, Mai Mỹ Hạnh, ThS. Nguyễn Vĩnh Khương,
PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn………………………………….…………..…..

94

Sự phối hợp giữa trường thực hành sư phạm với trường sư phạm trong
12. công tác đào tạo giáo viên
ThS. Bùi Huy Quảng……………………….……………………………..

105

Hình thành kĩ năng sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp cho sinh viên thông
13. qua hoạt động thực hành ở trường phổ thông
TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền………………..…………………………..

112

Nâng cao chất lượng thực tập sư phạm cho sinh viên thông qua rèn luyện
14. các kĩ năng dạy học cơ bản
TS. Nguyễn Phương Liên……………………..…………………………..
15.

120


Vấn đề bồi dưỡng giáo viên phổ thông: Thực trạng và một số biện pháp
TS. Phạm Thị Kim Anh…………………….……..……………………….

129

Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở các trường sư phạm: Thực trạng và biện
16. pháp thực hiện
ThS. Phạm Xuân Hùng………………………………….……..………….

135

Phân tích nhu cầu giáo dục mầm non tại TP. Hồ Chí Minh làm cơ sở phát
17. triển đội ngũ giáo viên mầm non
PGS.TS. Hoàng Văn Cẩn, PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn…………………..…

145

Từ thực trạng nuôi dạy trẻ của nhóm lớp mầm non tư thục tại TP. Hồ Chí
18. Minh đến định hướng công tác đào tạo và sử dụng giáo viên mầm non
PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn, TS. Trần Thị Ngọc Chúc, Quang Thục Hảo…

153

Phần 3: Các giải pháp và mô hình phối hợp trong đào tạo và bồi dưỡng
giáo viên giữa cơ sở đào tạo giáo viên với hệ thống giáo dục phổ thông

163

Tăng cường các hoạt động gắn kết với trường phổ thông trong quá trình

19. đào tạo giáo viên
PGS.TS. Phạm Hồng Quang, TS. Nguyễn Danh Nam………………….

iii

164


20.

21.

22.

23.

24.

25.

26.

27.

28.

29.

30.


Xây dựng mô hình phối hợp giữa trường sư phạm, Sở Giáo dục & Đào tạo
và trường phổ thông, mầm non trong tổ chức hoạt động thực hành sư phạm
TS. Hoàng Thị Chiên………………………………………………………
Giảng viên Đại học Sư phạm trực tiếp dạy học ở trường phổ thông - Một
biện pháp tạo lợi ích kép
PGS.TS. Nguyễn Trọng Khanh…………………………………………...
Đề xuất nội dung và cơ chế phối hợp giữa các cơ sở đào tạo giáo viên với
hệ thống giáo dục phổ thông trong công tác phát triển kĩ năng sư phạm cho
sinh viên qua hệ thống các trường thực hành
TS. Ngô Thị Thanh Quý…………………………………………………..
Nội dung và cơ chế phối hợp giữa trường sư phạm với các trường phổ
thông trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên
PGS.TS. Nguyễn Thị Tính…………………………………………………
Thay đổi nội dung chương trình đào tạo để việc liên kết với trường phổ
thông đạt được kết quả thiết thực, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho
sinh viên ngành giáo dục tiểu học
TS. Ngô Gia Võ……………………………………..…………….……….
Phối hợp giáo dục nghiệp vụ sư phạm giữa trường sư phạm với các trường
phổ thông, mầm non
PGS.TS. Nguyễn Phúc Chỉnh………………..……………………….…..
Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên bằng hình thức đào tạo trực tuyến: Giải
pháp và cơ chế phối hợp
TS. Đỗ Vũ Sơn……………………………..………………………………
Yêu cầu của trường phổ thông phối hợp trong đào tạo giáo viên theo chuẩn
nghề nghiệp
TS. Trần Thị Minh Huế………………………..……………………….…
Phần 4: Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo giáo viên gắn kết với trƣờng
phổ thông
Đào tạo nhân lực ngành sư phạm thông qua gắn kết giữa cơ sở đào tạo với
các trường phổ thông, mầm non: Kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị cho

Việt Nam
ThS. Nguyễn Văn Chiến…………………………………………….…….
Từ mô hình đào tạo giáo viên của Đại học Texas Tech (Hoa Kỳ) nghĩ về mối
quan hệ giữa các cơ sở đào tạo và sử dụng giáo viên ở nước ta hiện nay
TS. Bùi Minh Đức, TS. Vũ Công Hảo, ThS. Phạm Thị Tuyết Nhung…..
Mô hình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên hướng tới tiêu chuẩn quốc tế
TS. La Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Ngọc Bích……………………..….
iv

177

186

192

199

205

209

215

226
232

233

243
252



LỜI GIỚI THIỆU
Triển khai Kế hoạch số 728/KH-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ngày 07 tháng 6 năm 2013 về việc tổ chức Hội thảo khoa học xây dựng
cơ chế phối hợp giữa các trường, khoa sư phạm với các trường phổ thông và
mầm non trong công tác đào tạo, bồi dưỡng GV chuẩn bị triển khai chương trình
giáo dục sau 2015, Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được 30 bài tham luận được
gửi tới từ các Sở GD & ĐT, Viện nghiên cứu, các trường Đại học và Cao đẳng
trong cả nước.
Kỷ yếu Hội thảo khoa học này được hoàn thành bởi sự phối hợp giữa Dự
án Phát triển GV THPT & TCCN với Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái
Nguyên và Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục - Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Nội dung biên soạn cuốn Kỷ yếu tập trung vào các mục tiêu sau:
1. Đánh giá thực trạng về sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo GV với hệ
thống giáo dục phổ thông trong thực tiễn triển khai công tác đào tạo và bồi
dưỡng GV.
2. Đề xuất được mục đích, nguyên tắc, nội dung và phương thức phối hợp
đảm bảo tính hiệu lực pháp lý, trách nhiệm đối với các bên tham gia đào tạo và
bồi dưỡng GV nhằm thực hiện đổi mới đồng bộ trong xây dựng và triển khai
chương trình giáo dục mầm non và phổ thông sau 2015.
3. Đề xuất được các yêu cầu và tiêu chí lựa chọn hệ thống trường thực
hành sư phạm vệ tinh làm cơ sở phối hợp đào tạo, bồi dưỡng GV đáp ứng nhu
cầu xã hội.
Chúng tôi hy vọng rằng cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học này sẽ là những
gợi ý và tài liệu tham khảo giúp các nhà quản lý giáo dục, các giảng viên và GV
phổ thông vận dụng phù hợp vào thực tiễn quản lý đào tạo góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo GV.
Trong quá trình biên tập chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp qúy báu của các độc giả để

tài liệu này được hoàn thiện. Xin trân trọng cảm ơn các tác giả đã viết bài tham
gia Hội thảo.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 9 năm 2013

BAN TỔ CHỨC

v


Phần 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1


PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG NGHỀ CHO SINH VIÊN
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
GS.TSKH. Nguyễn Văn Hộ
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

1. Đặt vấn đề
Trong quá trình thực hiện đường lối của Đảng về đổi mới căn bản và toàn
diện hệ thống giáo dục quốc dân, nhóm vấn đề liên quan tới hoạt động đào tạo
đội ngũ GV tại các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm là một trong những vấn
đề cấp thiết cần được tập trung nghiên cứu bởi sản phẩm của quá trình đào tạo sư
phạm sẽ là đội ngũ nhà giáo - lực lượng cốt yếu trong sự nghiệp “trồng người”,
giữ vai trò quyết định đối với chất lượng giáo dục thế hệ trẻ trong tương lai. Tuy
nhiên, với tính chất phức tạp của vấn đề bao gồm trong đó những yếu tố then
chốt của quá trình đào tạo GV (mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, hình

thức tổ chức đào tạo, ...), chúng tôi sẽ đi sâu phân tích làm sáng tỏ vấn đề phát
triển năng lực thích ứng nghề cho SV trong quá trình đào tạo ở các trường sư
phạm. Giá trị của sự phát triển năng lực này không chỉ đem lại sự ổn định về cơ
cấu, số lượng cho đội ngũ GV mà còn là sự đáp ứng nhu cầu của các trường phổ
thông về chất lượng nhà giáo, về phẩm chất đạo đức, về chuyên môn và NVSP.
Các em HS khi bước vào trường ĐHSP họ cần phải thực hiện những
nhiệm vụ do nghề dạy học đặt ra tương ứng với một cấp học cụ thể mà sau này
họ sẽ phục vụ. Bởi vậy, hoạt động học tập của SV sư phạm luôn có sự khác biệt
với HS phổ thông. Xét trên phương diện nhân cách, họ là những người đã trưởng
thành về mặt tâm lý, sinh học; họ đã có được định hướng về nghề dạy học nhờ
quá trình chọn lọc nghề của những năm theo học ở trường phổ thông. Phương
thức đào tạo ở đại học hiện nay đòi hỏi người SV phải rèn luyện để có được tính
tự giác cao trong việc tiếp nhận tri thức khoa học chuyên ngành mà sau này họ sẽ
giảng dạy, đồng thời biết mở rộng, đi sâu tìm hiểu những tri thức khoa học liên
ngành để tạo dựng nền móng vững chắc về học thức chuyên môn phục vụ cho
việc chuyển tải tri thức môn học cho HS. Chính đòi hỏi này thôi thúc người SV

2


sư phạm phải ý thức được mình vừa là người học vừa là người tập dượt nghiên
cứu đáp ứng sự biến đổi không ngừng của khoa học công nghệ.
SV học tập ở trường ĐHSP là theo học một nghề cụ thể - dạy học, do đó
trong quá trình học tập tại trường, SV phải có sự hiểu biết và được rèn luyện các
kỹ năng cơ bản của nghề dạy học. Với tư cách là chủ thể học tập, SV tích cực,
sáng tạo vận dụng kiến thức, kinh nghiệm để giải quyết các nhiệm vụ, công việc
của người GV phổ thông trong thực tiễn giảng dạy và giáo dục HS nhằm hình
thành năng lực nghề nghiệp với sự giúp đỡ, chỉ dẫn của giảng viên, sự hợp tác,
cộng sự của những SV khác. Quá trình hình thành năng lực nghề dạy học được
diễn ra trên lớp, ở các trường phổ thông thông qua việc SV tham gia vào quá

trình tổ chức môi trường học tập, tiếp nhận các nhiệm vụ học tập của giảng viên
giao, thực hiện các hoạt động quan sát, làm thử, luyện tập, thực hiện các giờ dạy
trên lớp, tiến hành công tác GV chủ nhiệm lớp, tập giải quyết các tình huống sư
phạm, đánh giá kết quả công việc của bản thân và của người khác để lĩnh hội
kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng và thái độ mà chính họ cần phải có trong hoạt động
nghề nghiệp tương lai. Có thể nói, quá trình học tập của SV trong quá trình được
đào tạo ở trường ĐHSP là quá trình thích ứng của họ đối với nghề dạy học.
Trong quá trình đào tạo này, những đòi hỏi về nghề sẽ được cụ thể hoá trong hoạt
động học tập, rèn luyện nghề nghiệp của SV, đặc biệt thể hiện rõ nét trong các
môn có tính chất NVSP chuyên biệt như các môn Tâm lý học, Giáo dục học, Lý
luận dạy học bộ môn và các hoạt động đó phải gắn kết với hoạt động dạy học,
giáo dục ở trường phổ thông.
2. Phát triển năng lực thích ứng nghề cho SV
Trong quá trình đào tạo ở trường ĐHSP, việc phát triển năng lực thích ứng
nghề sẽ giúp SV nâng cao nhận thức hiểu biết về nghề, những yêu cầu của nghề,
hình thành và củng cố lòng yêu nghề, có được tâm thế sẵn sàng tham gia vào
hoạt động nghề nghiệp, nhờ đó sẽ giúp SV nhanh chóng thích nghi với môi
trường học tập ở trường sư phạm, tích cực rèn luyện những phẩm chất nhân cách
của người thầy giáo trong tương lai. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng SV trong
nhà trường sư phạm, nghề mà họ đang được đào tạo cho dù chỉ là mô hình chứa
đựng những đòi hỏi cơ bản nhất của hoạt động sư phạm trong thực tế ở nhà
3


trường phổ thông, song mô hình đó lại có ý nghĩa quyết định đối với tương lai
nghề nghiệp của họ trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản để họ có thể
hành nghề trong môi trường giáo dục thực tế sau này ở nhà trường phổ thông. Do
đó, quá trình học tập của SV sư phạm chính là quá trình chủ động rèn luyện của
bản thân họ về phẩm chất, năng lực, các đặc điểm tâm - sinh lý để hướng tới sự
phù hợp với nghề dạy học. Với CTĐT GV hiện nay ở trường ĐHSP, có thể đề

cập tới một số yêu cầu nghề nghiệp đối với SV cần có sự thích ứng:
* Phát triển năng lực tự hoàn thiện những phẩm chất nhân cách của người
GV phù hợp với sự thay đổi của đời sống xã hội đương đại. Để có được sự phù
hợp này, người SV cần đạt tới các tiêu chí:
- Nhận thức được những yêu cầu cao của xã hội đối với phẩm chất đạo
đức của người thầy giáo (lòng yêu người, yêu nghề, lý tưởng nghề cao đẹp, lối
sống trong sáng, ứng xử văn hoá, tác phong mẫu mực,…).
- Chủ động tiếp cận và tìm ra phương pháp tự rèn luyện phẩm chất đạo
đức phù hợp với văn hoá cộng đồng, văn hoá sư phạm, điều kiện và môi trường
học tập.
- Có nhận thức và khả năng làm chủ trước những tác động đa chiều của
đời sống xã hội trong xu thế hội nhập hiện nay.
* Chủ động thay đổi bản thân cho phù hợp với quá trình đào tạo ở trường
sư phạm với các tiêu chí:
- Nhận biết và từng bước thích nghi với nội dung, CTĐT nghề dạy học
theo từng chuyên ngành cụ thể.
- Làm quen với phương pháp, hình thức tổ chức dạy học của cơ sở đào tạo
để từ đó xác định được phương pháp và tổ chức học tập của bản thân.
- Điều chỉnh lối sống, sinh hoạt cá nhân về tinh thần và vật chất cho phù
hợp với những điều kiện cụ thể của môi trường vật chất cũng như các mối quan
hệ xã hội trong tập thể SV nhà trường và cộng đồng dân cư địa phương nơi
trường đóng.
* Thông hiểu tri thức chuyên môn và rèn luyện kỹ năng dạy học, giáo dục
đối với HS.

4


Hệ thống các kỹ năng dạy học là một phần trọng yếu mà SV phải được
tiếp nhận và rèn luyện trong suốt quá trình đào tạo ở trường sư phạm. Tuy nhiên

trong thực tế đào tạo để đảm bảo hiệu quả cho sự thích ứng ban đầu của SV với
hoạt động dạy học, chúng ta chỉ có đủ thời gian định hướng cho SV vào một số
kỹ năng cơ bản nhất mà bất cứ người GV nào cũng cần phải nắm vững như: kỹ
năng soạn giáo án; tổ hợp các kỹ năng giảng bài trên lớp; các kỹ năng kiểm tra,
đánh giá trình độ nhận thức của HS. Để có được kỹ năng này, người SV cần
được rèn luyện theo các tiêu chí sau:
- Nắm vững hệ thống tri thức môn học mà mình giảng dạy, đồng thời có
sự hiểu biết về những tri thức có liên quan.
- Trên cơ sở những tri thức khoa học về lý luận dạy học và PPDH bộ môn,
biết vận dụng vào bài giảng dạy một môn học, một giờ học cụ thể.
- Dựa trên lịch trình đào tạo khóa học, mỗi SV cần chủ động xây dựng kế
hoạch rèn luyện các kỹ năng dạy học như tiến hành soạn giáo án tổ chức tập
giảng, tự đánh giá và tiếp nhận sự đánh giá của người khác.
- Nhận biết mặt mạnh và mặt yếu về sử dụng ngôn ngữ, biểu cảm của bản
thân để có được sự nỗ lực phát huy hoặc khắc phục những ưu, nhược điểm đó
cho phù hợp với hoạt động dạy học.
* SV sư phạm cùng với việc tích lũy tri thức chuyên môn còn cần có sự
rèn luyện kỹ năng và tích lũy tri thức về giáo dục phẩm chất, đạo đức HS, giúp
các em trở thành những nhân cách tốt đẹp trong cuộc sống. Do đó, trong quá
trình được đào tạo ở trường sư phạm cần hình thành năng lực thích ứng với các
hoạt động giáo dục và có được kỹ năng tổ chức giáo dục cho HS. Để thực hiện
được nhiệm vụ này, người SV cần đạt tới những tiêu chí sau:
- Nắm vững tri thức về lý luận giáo dục HS theo cấp học tương ứng.
- Có hiểu biết về sự phát triển tâm - sinh lý của HS.
- Có được một hệ thống các kỹ năng giáo dục cơ bản như: xây dựng kế
hoạch giáo dục; Tổ chức các hoạt động giáo dục cho HS trong trường và ngoài xã
hội; Phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm tạo được sức mạnh đồng bộ tác động
tới sự phát triển nhân cách của HS; …

5



- Tự hoàn thiện nhân cách của bản thân để có thể trở thành phương tiện
giáo dục trực tiếp trong quan hệ thường nhật với HS, tạo được niềm tin và sức
thuyết phục đối với các em trong quá trình hướng tới sự hoàn thiện nhân cách.
Để đạt tới những tiêu chí nêu trên nhằm thích ứng với những đòi hỏi của
nghề dạy học, người SV trong quá trình đào tạo chịu sự chi phối của nhiều yếu
tố:
- Các yếu tố chủ quan của bản thân họ như đặc điểm sinh học, thể chất; ý
thức và kinh nghiệm của bản thân về giá trị nghề dạy học; Động cơ, lý tưởng,
hứng thú với nghề dạy học; Ý chí rèn luyện nghề, sự năng động, tự giác và sáng
tạo trong học tập; …
- Về những tác động khách quan bao gồm các yếu tố: trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ và nhân cách của đội ngũ thầy cô giáo; Nội dung, chương trình,
phương pháp và hình thức tổ chức đào tạo của nhà trường, đặc biệt là các môn
học nghiệp vụ và các hoạt động thực tế, thực tập tại các trường phổ thông; Điều
kiện sinh hoạt về vật chất và các mối quan hệ xã hội trong Trường ĐHSP; Sự
quan tâm của gia đình, của các tổ chức đoàn thể xã hội, đặc biệt là cơ chế chính
sách của Nhà nước.
Trong tất cả các yếu tố tác động tới năng lực thích ứng của SV đối với
nghề dạy học việc tạo dựng môi trường nghề với những hình mẫu của thực tế
giáo dục được đề cập tới trong nội dung đào tạo là cực kỳ cần thiết, là điểm tựa
then chốt cho việc đạt tới hệ thống các chuẩn mực cơ bản của nghề dạy học mà
SV phải thích ứng như đã nêu trên.
Môi trường sư phạm có thể được tạo dựng theo nhiều cách, song cách
triển khai mang lại hiệu quả thiết thực nhất trong quá trình đào tạo là xây dựng
mối quan hệ thường xuyên, gắn bó với các trường phổ thông - nơi tiếp nhận và
sử dụng sản phẩm đào tạo của các trường sư phạm.
Mục tiêu của sự phối hợp này nhằm hình thành mối liên hệ gắn kết quá
trình đào tạo ở Trường ĐHSP với thực tế giáo dục của nhà trường phổ thông, tạo

điều kiện cho SV cập nhật với sự phát triển của trường phổ thông trong điều kiện
biến đổi không ngừng của đời sống xã hội, có điều kiện làm quen với môi trường
thực tế - nơi sau này SV sẽ thực thi các hoạt động dạy học và giáo dục HS.

6


Dựa trên cơ sở kế hoạch đào tạo, thông qua các hoạt động thực hành, các
đợt kiến tập, TTSP, SV sẽ được tiếp nhận các kinh nghiệm dạy học và giáo dục
của GV phổ thông, được dự giờ, tập giảng và trực tiếp đứng lớp, tập làm công tác
chủ nhiệm lớp và tổ chức các hoạt động xã hội,… Những hoạt động này của SV
diễn ra trong môi trường thực tế hết sức sinh động, phong phú với sự chứng kiến
và trực tiếp tham gia của chính họ với vai trò của người GV thực thụ. Do vậy,
những gì mà SV tiếp nhận được về vị trí, vai trò, về năng lực, KNSP mà ở họ cần
có là cực kỳ bổ ích. Sự đánh giá của GV phổ thông, của cán bộ hướng dẫn và của
tập thể SV về những ưu điểm và thiếu hụt trong thực tế thử nghiệm hoạt động
giáo dục sẽ giúp cho các em có được ý thức rèn luyện các phẩm chất và năng lực
sư phạm để đạt tới hiệu quả về sự thích ứng với nghề dạy học mà các em đang
vươn tới.
Để đưa quá trình rèn luyện năng lực sư phạm mà trước hết là đạt được các
tiêu chí về sự thích ứng với nghề dạy học, theo chúng tôi, có thể có những bước
tiến hành như sau:
- Tạo ra môi trường sư phạm thuận lợi có tính chất như một hoàn cảnh
mẫu để SV có được những hiểu biết ban đầu về nghề nghiệp (trang phục, nói
năng, giao tiếp trong sinh hoạt tập thể, …).
- Xây dựng ý thức nghề nghiệp trong học tập và rèn luyện tu dưỡng theo
chuẩn mực của trường sư phạm (giờ giấc học tập, sinh hoạt tập thể, thái độ học
tập trên lớp và ở ký túc xá; Thái độ với thầy giáo, cô giáo và cán bộ công chức
nhà trường,…).
- Rèn luyện theo các chuẩn mực kỹ năng thực hành sư phạm trong các đợt

kiến tập, TTSP, trong các giờ nghiệp vụ, trong các sinh hoạt ngoại khóa.
- Thực hành trong thực tế thực tập giảng dạy và giáo dục ở nhà trường
phổ thông.
- Tiếp nhận kinh nghiệm dạy học và giáo dục thông qua các phương tiện
truyền thông (sách, báo, tư liệu trên mạng internet và trong thư viện nhà trường).
Rèn luyện để thích ứng với đòi hỏi của nghề dạy học đối với SV là hoạt động đặc
thù, cơ bản phản ánh sự khác biệt trong đào tạo nghề của trường sư phạm so với
các nghề khác. Năng lực thích ứng của SV đối với những tiêu chí của nghề dạy

7


học trên các phương diện nhận thức, kỹ năng và thái độ là thước đo chất lượng và
hiệu quả của quá trình đào tạo, góp phần cung cấp cho nhà trường phổ thông
những sản phẩm đích thực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thế Long (2006). Đổi mới tư duy phát triển giáo dục Việt Nam
trong kinh tế thị trường. NXB Lao động.
[2]. Phạm Trung Thanh (1999). Phương pháp học tập, nghiên cứu của SV đại
học. NXB Giáo dục Việt Nam.
[3]. Nguyễn Đức Trí (2011). Giáo trình Giáo dục học nghề nghiệp. NXB Giáo
dục Việt Nam.
[4]. Patrice Pelpel (1998). Tự đào tạo để dạy học. NXB Giáo dục Việt Nam.

8


TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG TỚI HOẠT ĐỘNG
ĐÀO TẠO - SỬ DỤNG GIÁO VIÊN PHỔ THÔNG TRONG

BỐI CẢNH HIỆN NAY: NHẬN DIỆN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
VƢỢT QUA CÁC THÁCH THỨC
PGS.TS. Đặng Quốc Bảo
Học viện Quản lý Giáo dục

1. Quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và tác
động của nó tới giáo dục, tới đội ngũ GV
1.1. Vi nhân và vi phúc
(i) Từ những năm 90 của thế kỉ trước, nước ta được thế giới xếp vào khu
vực các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Theo ngôn từ trong các văn bản
chính thống ở nước ta thì gọi đó là “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Trong nền kinh tế thuần túy thị trường, cơ chế hoạt động ưu tiên cho mục
tiêu “vi phúc”, vì vi phúc thì thường dẫn đến hậu quả “bất nhân”. Trong nền kinh
tế XHCN, cơ chế hoạt động ưu tiên cho mục tiêu “vi nhân”, mà vi nhân do phải
thực hiện kế hoạch hóa tập trung nên “bất phú”.
Như vậy, xây dựng nền “Kinh tế thị trường với định hướng XHCN”, đất
nước ta muốn thực hiện mục tiêu kép “vi nhân và vi phúc”.
(ii) Một thị trường hoàn chỉnh phải gồm sự đồng bộ cả ba lĩnh vực: Thị
trường hàng hóa; thị trường lao động; thị trường vốn.
Trên thực tế đất nước ta mới có thị trường hàng hóa còn chưa có thị
trường lao động và thị trường vốn. Luận điểm “Sức lao động là hàng hóa” còn
được phát triển rất dè dặt nếu chưa muốn nói là không dám khẳng định điều này.
Thị trường vốn thì còn manh nha và không ít khuyết tật. Tóm lại, kinh tế thị
trường ở nước ta còn ở vào trạng thái chưa hoàn chỉnh và do đó cái gọi là “cơ chế
kinh tế thị trường” vẫn chưa tường minh.

9


1.2. Quy luật giá trị

(i) Quy luật giá trị trong điều kiện kinh tế thị trường thuần túy có sự
biểu hiện như sau: căn cứ vào đó hàng hóa được trao đổi theo số lượng lao
động xã hội cần thiết đã hao phí để sản xuất hàng hóa. Quy luật này kích thích
những sản xuất hàng hóa, chú ý tới sự hao phí lao động xã hội và ra sức giảm
hao phí đó xuống.
Quy luật giá trị điều tiết một cách tự phát sự phân phối lao động xã hội và
tư liệu sản xuất giữa các ngành của kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở chế độ tư
hữu. Trong sản xuất tư bản chủ nghĩa, quy luật giá trị phát huy tác dụng thúc đẩy
cạnh tranh, trong đó, người thắng là người biết áp dụng kĩ thuật mới và phương
pháp tổ chức sản xuất có hiệu quả nhất.
Sự tiến bộ kĩ thuật và sự phân hóa của những người sản xuất hàng hóa đã
diễn ra dưới sự tác động của quy luật giá trị. Kết quả của điều này là bên cạnh sự
phá sản của những người kém cỏi là sự thịnh vượng của người biết làm ăn. Tuy
nhiên đã để lại cho nó sự phân cực xã hội, dẫn đến các xung đột. Trong nền kinh
tế này, quy luật giá trị thặng dư là quy luật chủ đạo. Nó có tác dụng khuyến khích
sự cạnh tranh tìm đến chất lượng mới.
(ii) Quy luật giá trị cũng hoạt động trong nền kinh tế XHCN kế hoạch hóa
tập trung vì ở đó còn tồn tại sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa.
Tuy nhiên ở đây, quy luật giá trị không phải là kẻ điều tiết tự phát việc
phân phối lao động và tư liệu sản xuất. Hao phí lao động trong sản xuất được tính
dưới hình thức giá trị, việc chu chuyển kinh tế của sản phẩm và việc bù đắp hao
phí sản xuất được tiến hành bằng cách dùng các phạm trù giá trị. Tuy nhiên do
một số nước XHCN đi theo mô thức kế hoạch hóa tập trung, can thiệp quá sâu
vào giá cả, làm cho giá cả một số mặt hàng không phản ánh chân thực giá trị
cũng tạo nên sự khủng hoảng ở một khía cạnh khác: Sự khủng hoảng dưới dạng
năng suất lao động của xã hội bị trì trệ yếu kém, không có sự cạnh tranh cần thiết
làm cho đời sống ít được cải thiện.
(iii) Khắc phục cả hai trạng thái tiêu cực này: Trạng thái cạnh tranh quá
mức không kiểm soát nổi và trạng thái tập trung bao cấp trì trệ; Những nước theo
con đường kinh tế thị trường với định hướng XHCN có tham vọng vừa dùng


10


phạm trù “thị trường” thúc đẩy các hoạt động sản xuất dịch vụ, vừa dùng “quyền
lực nhà nước” (với ý tưởng Nhà nước của dân, do dân, vì dân) điều tiết sự bất
kham của thị trường.
1.3. Giáo dục, đào tạo và sử dụng GV trong nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN
(i) Nền kinh tế của các quốc gia, vô luận đi theo chế độ chính trị nào, được
phân thành 3 khu vực: kinh tế khai thác; kinh tế chế biến; kinh tế dịch vụ. Giáo
dục được xếp vào kinh tế dịch vụ.
(ii) Sứ mệnh nói chung của giáo dục cần phải thực hiện tam nhân: nhân
cách; nhân lực; nhân tài. Nhân cách là bệ phóng cho nhân lực, nhân tài. Cuộc thi
đua trong kinh tế rút cục là cuộc thi đua trong giáo dục. Nước nào thắng trong
giáo dục là thắng trong kinh tế vì giáo dục tạo nên nguồn nhân lực kĩ thuật cao và
tầng lớp người ưu tú của xã hội (nhân tài).
Tuy giáo dục là thiết chế chủ đạo tạo nên nhân lực kĩ thuật cao và nhân
tài, song “nhân cách” luôn luôn là bệ phóng cho hai phạm trù này. Giáo dục phải
thực hiện hài hòa hai nhiệm vụ phân hóa và xã hội hóa. Quá chú ý nhiệm vụ phân
hóa, tức là chỉ chú ý cơ cấu nhân lực mà coi nhẹ nhân cách (xã hội hóa), đất nước
có thể dẫn đến sự phân cực tạo ra xung đột xã hội. Song quá chú ý nhiệm vụ xã
hội hóa, tức là chỉ chú ý vấn đề nhân cách mà coi nhẹ vấn đề nhân lực, đặc biệt
nguồn nhân lực kĩ thuật cao, đất nước sẽ trì trệ và rơi vào sự khủng hoảng.
Giáo dục phổ thông luôn luôn có vai trò là nền móng cho sự đoàn kết xã
hội, cho việc kiến tạo nền văn hóa dân tộc.
1.4. GV là nhân tố chủ yếu và có vai trò then chốt trong việc thực hiện sứ
mệnh giáo dục
Nhân tố này theo quan điểm “Kinh tế học giáo dục” phải được nhìn nhận
trên hai chiều cạnh:

(i) Chiều cạnh kinh tế: Đó là nhân công của ngành giáo dục.
(ii) Chiều cạnh giáo dục: Đó là những người có ba nhiệm vụ truyền đạo
và thụ nghiệp cho trò, người giản hoặc cho trò.

11


Mọi sự ứng xử không bao quát, không quán triệt quy luật kinh tế và quy
luật giáo dục đều làm cho nhân tố này phát triển không bình thường, đem lại
chiều hướng tiêu cực cho phát triển giáo dục nói riêng và xã hội nói chung.
2. Ba mâu thuẫn về đào tạo, sử dụng đội ngũ GV phổ thông ở nƣớc ta: Nhận
diện dƣới tiếp cận kinh tế học giáo dục và quy luật giá trị
2.1. Hiện trạng phát triển GV phổ thông
Sự phát triển giáo dục phổ thông trong thời kì đổi mới đã kiến tạo được
những thành tựu ngoạn mục như: tỉ lệ HS phổ thông đi học đúng độ tuổi có xu
hướng gia tăng; tỉ lệ HS tiểu học đi học đúng độ tuổi tăng 1,01 lần; số người học
tăng 1,03 lần.
Tính đến năm 2012, có 59 tỉnh thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi. Đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục THCS vào năm 2010. Cụ
thể như sau:
- Tỉ lệ dân số đi học đúng tuổi ở Tiểu học: 91,6%.
- Tỉ lệ dân số đi học đúng tuổi ở THCS: 79,7%.
- Tỉ lệ dân số đi học đúng tuổi ở THPT: 54,4%.
- Tỉ lệ dân số đạt trình độ cao nhất là tốt nghiệp Tiểu học: 24,9%.
- Tỉ lệ dân số đạt trình độ cao nhất là tốt nghiệp THCS: 29,3%.
- Tỉ lệ dân số đạt trình độ cao nhất là tốt nghiệp THPT: 12,2%.
Tính đến tháng 12/2010, tỉ lệ GV Tiểu học là 1,3 (định mức là 1,2); Tỉ lệ
GV THCS là 2,12 (định mức 1,9); Tỉ lệ GV THPT là 2,27 (định mức 2,25);
Tỉ lệ GV đạt chuẩn năm học 2011 - 2012:
- GV Tiểu học đạt chuẩn 99,63%; trên chuẩn 61,3%.

- GV THCS đạt chuẩn 99,22%; trên chuẩn 46,2%.
- GV THPT đạt chuẩn 99,6%; trên chuẩn 6,93%.
2.2. Ba mâu thuẫn trong đào tạo, sử dụng GV phổ thông
Thành tựu của phát triển giáo dục phổ thông nói chung, GV phổ thông nói
riêng là rất đáng trân trọng. Tuy nhiên như đã chỉ ra ở trên: Nước ta phát triển
giáo dục phổ thông trong điều kiện đang tồn tại nền kinh tế thị trường chưa hoàn
chỉnh lại còn nhiều khó khăn do thu nhập thấp (GDP bình quân đầu người thấp)
nên đào tạo, sử dụng GV phổ thông đang có nhiều mâu thuẫn.
12


Có thể kể đến những mâu thuẫn sau:
(i) Mâu thuẫn giữa quan điểm giáo dục đối với người GV và quan điểm
kinh tế đối với người GV. Quan điểm giáo dục đối với người GV là coi họ như
một kĩ sư tâm hồn, một người thầy. Trong lúc quan điểm kinh tế coi GV như một
người làm công trong khu vực kinh tế. Nhiều chính sách đối với GV chưa tìm
được một sự tương đồng trong cả kinh tế giáo dục.
Lương cho GV thường được khẳng định ở bậc cao nhất, song thực tế
không phải vậy. Lương nhiều ngành cao hơn lương GV, chưa kể ngoài lương còn
các phụ cấp khác mà đại bộ phận GV không được hưởng các “phụ cấp” đặc biệt
mà thường các ngành khác đều có “bất thành văn”. Ví dụ như thưởng lễ, Tết.
Tệ nạn dạy thêm, học thêm để vụ lợi, vụ thành tích đã xảy ra mà không có
biện pháp hữu hiệu để ngăn lại. Những năm gần đây, Trường ĐHSP không thể
thu hút HS giỏi thi vào do người thi vào không nhìn thấy viễn cảnh sáng lạng cho
nghề làm thầy.
(ii) Mâu thuẫn giữa sự bùng nổ của tri thức, yêu cầu rất cao đối với nội
dung giáo dục của nhà trường phổ thông. Trong đó, sự cải cách sư phạm không
theo kịp sự phát triển thực tế khối GV được đào tạo ra rồi về công tác tại trường
phổ thông luôn luôn bị coi là lạc hậu so với thực tiễn.
(iii) Trường phổ thông ngày nay không đơn thuần chỉ thực hiện các nhiệm

vụ giáo dục, nội dung giáo dục “Đức, trí, thể, mỹ) theo truyền thống mà phải đảm
nhận các nhiệm vụ, nội dung rất phong phú:
Thường có bài ca:
“Đức - Trí - Thể - Mỹ
Lao - Kỷ - Hôn - Quân
Môi - Dân - Truyền - Vệ
Giao - Chế - Si - Ma”
Đức

=

Đức dục

Trí

=

Trí dục

Thể

=

Thể dục

Mỹ

=

Mỹ dục


Lao

=

Lao động

13


Kỹ

=

Kỹ thuật

Hôn

=

Giáo dục hôn nhân

Quân

=

Giáo dục quân sự

Môi


=

Giáo dục môi trường

Dân

=

Giáo dục dân số

Truyền

=

Giáo dục truyền thống cách mạng

Vệ

=

Giáo dục an toàn thực phẩm

Giao

=

Giáo dục giao thông

Chế


=

Giáo dục pháp luật, chế độ chính sách

Si

=

Giáo dục phòng chống AIDS

Ma

=

Giáo dục phòng chống ma túy

(iv) Theo đề tài “01-2012” do Quỹ Hòa Bình phát triển Việt Nam thực
hiện thì GV phổ thông Việt Nam phải làm rất nhiều việc ngoài công việc dạy
học:
- Lao động sư phạm của GV Tiểu học là 62,95 giờ/ tuần.
- Lao động sư phạm của GV THCS là 68,82 giờ/ tuần.
- Lao động sư phạm của GV THPT là 72,48 giờ/ tuần.
- Trong khi đó CBVC thông thường chỉ có định mức 40 giờ/ tuần
Thời gian làm việc phụ trợ của GV hình như không được thanh toán cho
lao động đã bỏ ra.
(v) Mâu thuẫn về việc quản lý sử dụng GV phổ thông: Thực tế thì hiện
nay các trường phổ thông vẫn chưa được thực sự trao quyền tự chủ quản lý GV.
GV Tiểu học và THCS do Phòng Giáo dục quản lý, tuyển dụng. GV THPT do Sở
GD & ĐT quản lý, tuyển dụng; Phòng Giáo dục tuyển GV Tiểu học và THCS rồi
giao cho trường Tiểu học, THCS phân công và điều khiển việc dạy học.

Nhiều địa phương Ngành Giáo dục hay Sở GD & ĐT cũng không có thực
quyền mà thực quyền là do Phòng Nội vụ của Huyện, Sở Nội vụ của Tỉnh, Thành
chỉ huy bên trong. Việc đứt đoạn này dễ gây ra nhiều điều phiền toái cho giải
pháp phát triển nguồn nhân lực giáo dục, chưa kể còn tạo ra nhiều hệ lụy tiêu cực

14


khác (Người ta thường nói đến việc tuyển GV theo trật tự: hậu duệ, đồ đệ, quan
hệ, tiền tệ, trí tuệ, trong đó trí tuệ xếp hàng sau cùng).
Những mâu thuẫn này đã và đang tác động mạnh mẽ vào giáo dục và chưa
có dấu hiệu dịu đi. Chúng còn đang có biểu hiện trầm trọng hơn do nhiều tiêu
cực phát triển. Hệ giá trị ứng xử xã hội đang bị chính “Quy luật giá trị” của một
trạng thái thị trường chưa hoàn chỉnh chi phối một cách mạnh mẽ dẫn đến tình
trạng “thương mại hóa giáo dục một cách tiêu cực”.
2.3. Những thách thức trong việc đào tạo, sử dụng GV phổ thông hiện nay
Những mâu thuẫn đã kể trên tạo ra các thách thức sau:
* Thách thức về số lượng: Mặc dù các thống kê cho thấy tỉ lệ các GV/lớp
ở các bậc học phổ thông đều cao, trong đó là các định mức kinh tế - giáo dục đã
rất lạc hậu, có từ thời bao cấp. Nếu lấy yêu cầu: Nhà trường phổ thông được học
2 buổi ngay từ bậc học Tiểu học thì đội ngũ GV phổ thông còn thiếu rất nhiều.
Vì căn cứ vào định mức quá lạc hậu nên có địa phương cho rằng nơi mình
đã “thừa GV”, đã “ bão hòa GV”. Nhiều trường sư phạm, đặc biệt các trường sư
phạm không nâng cao được quy mô tuyển sinh. Quy hoạch GV phổ thông tại các
trường hiện nay rất kém vì quy hoạch này không gắn liền với các yêu cầu của
tiến bộ sư phạm, điều chủ yếu là việc soạn thảo quy hoạch thiếu tầm nhìn bao
quát: giáo dục trong mối quan hệ với cả chính trị, kinh tế xã hội.
* Thách thức về chất lượng: Chất lượng đào tạo GV từ trường sư phạm rõ
ràng chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của trường phổ thông. Giữa phổ
thông - sư phạm chưa có sự gắn kết chặt chẽ. Thường thì sư phạm đi sau một

bước so với phổ thông về các xu hướng đổi mới PPDH.
* Thách thức về cơ cấu: Có một thời do nhận thức cản trở về kinh tế hoặc
lao động, người ta quan niệm “Ngành Giáo dục” thích hợp với nữ, cho nên đa số
vào ngành là nữ, tuyển sinh vào trường sư phạm đa số là nữ. Nhiều HS suốt từ
lớp 1 đến lớp 12 GV chủ nhiệm đều là “cô”. Tác động đến “nhân cách” HS chưa
tạo ra hiệu ứng tích cực. Sự không cân bằng về giới đã làm cho chất lượng giáo
dục tổng thể chưa thật hài hòa.
Ngoài sự thách thức về cơ cấu giới đã kể trên cần phải kể đến các thách
thức về cơ cấu môn học. Nhìn chung sự xác định “toán”, “văn” là môn chủ công

15


nên GV Toán và Văn bao giờ cũng có quy mô lớn. Thật ra đến cấp 2, cấp 3 đã có
yêu cầu dạy “liên môn”, “môn tích hợp”. Tiếc rằng nhận thức này đối với nước ta
hơi chậm, nên sự đào tạo sư phạm chưa bắt kịp với yêu cầu phát triển phổ thông.
Thực trạng chung là trường phổ thông cấp 2, cấp 3 đang có tình trạng vừa thừa,
vừa thiếu GV.
Những thách thức về “số lượng”, “chất lượng”, “cơ cấu” một phần do
khách quan: nền giáo dục trong mấy thập niên phải tư duy lại trên con đường
phát triển, song có phần do chủ quan: các nhà làm chính sách cho GV theo các
khâu đào tạo - sử dụng trên cả hai lĩnh vực kinh tế - giáo dục ít có những dịp bàn
soạn với nhau một cách chia sẻ, ít được tham vấn nhau trong việc đề ra chính
sách chung.
3. Giải pháp để vƣợt qua thách thức
3.1. Xây dựng triết lý về đào tạo - sử dụng GV phổ thông thích hợp với
đất nước trong hoàn cảnh mới.
Việc xây dựng triết lý này không phải chỉ có sự tham gia của giới Giáo
dục học mà cần có sự tham gia của giới Kinh tế học. Người GV phổ thông có vai
trò đặc biệt trong kinh tế hoặc lao động: Là nhân công nhưng đó là loại nhân

công đặc biệt, càng đặc biệt hơn khi ở một đất nước có sự hiếu học, đang thực
hiện huy động 100% dân cư trong độ tuổi phổ cập được đi học. Nếu chỉ đem các
chính sách kinh tế khi chỉ có một bộ phận nhỏ dân cư đi học áp dụng sẽ tạo nên
các khiên cưỡng cho việc đào tạo, sử dụng GV.
3.2. Quy hoạch GV phổ thông trên tổng thể và cho từng địa phương phải
bám sát vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng.
Quy hoạch này phải bám chắc “dân số học đường” của từng cấp học và
động thái về tiến bộ của khoa học đặt ra cho trường phổ thông, đặc biệt trong
điều kiện đi tới “xã hội học tập”. Quy hoạch này phải xác định lộ trình từng bước
để hạn chế tình trạng “nữ hóa” đã diễn ra quá lâu trong đội ngũ GV phổ thông.
Quy hoạch này phải bao quát các xu hướng về nhà trường phổ thông sẽ được
triển khai ở nước ta sau năm 2015: chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận
năng lực, khắc phục trạng thái nhà trường 2-4-8 (hai bìa SGK, bốn bức tường,
tám giờ làm việc hành chính quan liêu).
16


3.3. Ban hành các quy định để nơi đào tạo và nơi sử dụng GV có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau; cụ thể ở đây là các nhà trường phổ thông với các trường sư
phạm. Tránh tình trạng hiện nay chỉ là sự liên hệ giữa các Sở GD & ĐT, Ngành
Giáo dục với các trường sư phạm.
3.4. Đào tạo GV tiểu học nhất thiết phải qua trường sư phạm. Trừ các GV
ngoại ngữ, tin học, thể dục, nghệ thuật, tất cả đào tạo sư phạm hệ thống 3 đến 4
năm, trong đó có 1 năm được gửi thực tập tại trường, làm quen với môi trường
giáo dục, nghiên cứu tâm lý HS trước khi trở thành GV thực thụ. Không cho
phép học các trường khác rồi qua việc lấy một chứng chỉ NVSP để trở thành GV.
3.5. Thực hiện thang lương đặc biệt cho GV phổ thông, xóa bỏ sự ngăn
cách về lương: cấp 1, cấp 2, cấp 3. GV Tiểu học, GV THCS đều có xu hướng
được đi học đại học. Ban hành một số chính sách, đặc biệt tạo thêm thu nhập cho
GV: Tiền mua sách báo, tiền mỹ phẩm (với GV nữ), tiền phục vụ cho tham quan

nâng cao trình độ NVSP, trang bị cho mọi GV máy tính xách tay phục vụ việc
nâng cao trình độ chuyên môn và xây dựng nhà công vụ cho GV.
3.6. Lập Hội giáo chức Việt Nam (thay vì hiện nay là hội Cựu giáo chức).
Hội này có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho GV, như một kênh hỗ trợ cho công
đoàn giáo dục, vinh danh mọi GV có quá trình phục vụ phát triển giáo dục ở các
vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, đặc biệt là những GV đã tham gia công tác ở
vùng đồng bào dân tộc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Bình (2013). Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải cách công tác
đào tạo bồi dưỡng GV phổ thông. Đề tài Độc lập cấp Nhà nước. Mã số 01/2010.
[2]. Phạm Minh Hạc (2011). Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đến thế kỷ XXI.
NXB Giáo dục Việt Nam.

17


SỰ KẾT NỐI GIỮA CƠ SỞ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
VÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG TRONG TRIỂN KHAI CHƢƠNG TRÌNH
THỰC HÀNH NGHỀ SƢ PHẠM
TS. Tôn Quang Cƣờng
Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Đặt vấn đề
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế về chất lượng đào tạo
GV hiện nay chính là ở khâu thực hành nghề trong các trường sư phạm. Nói cách
khác, chính là ở khía cạnh thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa lí luận và thực hành
(bao gồm thực hành tại trường sư phạm và tại cơ sở giáo dục phổ thông). Hiện
nay hầu hết các tài liệu về lí luận dạy học đều sử dụng thuật ngữ “clinical
practicum” (tạm dịch là “thực hành lâm sàng” để chỉ quá trình thực tập tay nghề

ngay tại cơ sở giáo dục, trong bối cảnh thực tế). Mặc dù trong nhiều năm qua, các
trường sư phạm đã tập trung nỗ lực giải quyết những bất cập của khâu trọng yếu
này trong quá trình đào tạo nghề GV (đó là mới chỉ đề cập đến quá trình đào tạo
ban đầu), nhưng kết quả đạt được vẫn chưa thể làm hài lòng ở mọi khía cạnh:
chất lượng chuyên môn, sự lúng túng trước thực tế của giáo sinh, mô hình mối
quan hệ giữa trường sư phạm và trường phổ thông, độ cập nhật của nội dung và
hệ thống các kĩ năng trước sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn giáo dục,...
2. Về mô hình thực hành nghề trong đào tạo GV trên thế giới hiện nay
Mô hình tổ chức tực tập nghề trong đào tạo GV có vai trò quan trọng
trong thiết kế chương trình thực tập phù hợp, hiệu quả và khả thi. Việc lựa chọn
mô hình tổ chức, một mặt chi phối mối quan hệ giữa trường sư phạm và trường
phổ thông, mặt khác sẽ làm cơ sở để thiết kế các nội dung, nhiệm vụ, lịch trình,
trọng số lí thuyết/thực hành, huy động các nguồn lực tham gia… cho chương
trình thực tập.
Trong một chuyên khảo nghiên cứu mới đây về TTSP, các tác giả Matts
Mattsson, Tor Vidar Eilertsen, Doreen Rorrison đã liệt kê 9 mô hình đang được

18


triển khai trong thực tiễn đào tạo GV hiện nay trên thế giới (A Practicum Turn in
Teacher Education, 2011):
(1) Mô hình “Thợ nghề - học việc” (Master-Apprentice Model): Đây là mô
hình khá thịnh hành hiện nay trong đào tạo GV ở các nước. Giáo sinh thực hành,
thực tập nghề trong môi trường phổ thông, dưới sự hướng dẫn của các GV có
kinh nghiệm, năng lực chuyên môn (mô hình TTSP truyền thống).
(2) Mô hình “Phòng thí nghiệm nghề” (Laboratory Model): Là mô hình sử
dụng các trường thực hành (Demonstration School) trong cơ sở đào tạo GV làm
nơi triển khai TTSP, ứng dụng các công nghệ dạy học, với triết lí: giáo sinh thực
tập phải được thụ hưởng một môi trường giáo dục thực tập thuận lợi, dưới sự

hướng dẫn của các chuyên gia sư phạm, giáo dục chuyên nghiệp.
(3) Mô hình “Đối tác” dựa trên một thỏa thuận giữa trường sư phạm và
trường phổ thông địa phương (được lựa chọn kĩ lưỡng, đáp ứng các yêu cầu về
điều kiện, năng lực tổ chức TTSP). Nhà trường sẽ cung cấp các cơ hội triển khai
TTSP, kể cả GV hướng dẫn, chỉ đạo thực tập.
(4) Mô hình “Phát triển cộng đồng” (Community Development Model): Là
mô hình thường được áp dụng ở những vùng địa phương có khó khăn về kinh tế,
văn hóa giáo dục. Trong quá trình đi TTSP, các giáo sinh vừa thực hành nghề,
vừa góp phần nâng cao nhận thức, dân trí, phương pháp sư phạm... cho HS và
GV tại nhiệm. Trong quá trình này, giáo sinh sẽ có cơ hội đối mặt, tìm hiểu và
học hỏi từ thực tế giáo dục đa dạng, đồng thời cũng đóng góp một phần vào việc
phát triển cho một nhà trường cụ thể tại địa phương.
(5) Mô hình “Tích hợp” (Integrated Model): Là mô hình kết hợp giữa
nhà trường sư phạm và cộng đồng địa phương trong việc chia sẻ trách nhiệm
đào tạo GV. Chính quyền địa phương có thể “đặt hàng” một số cơ sở để tổ
chức TTSP, trường sư phạm chịu trách nhiệm cử giáo sinh, giám sát và đánh
giá kết quả thực tập.
(6) Mô hình “Thực tập điển hình” (Case Based Model): Dựa trên ý tưởng
thực hành lâm sàng trong đào tạo bác sĩ, chương trình TTSP được thiết kế dựa
trên một số lượng lớn các nội dung, trường hợp, tình huống xác thực (authentic
cases). Giáo sinh sẽ phải tự đối mặt, thực hiện giải quyết các nhiệm vụ này trong

19


×