Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Quy trình chuyển tiền trên tài khoản của khách hàngtại Phòng giao dịch Tôn Đức Thắng-NH TMCP Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.64 KB, 29 trang )

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

DANH MỤC VIẾT TẮT


Từ viết tắt
CMND
DN
GDV
KSV
NH TMCP
NHNN

Nghĩa
Chứng minh nhân dân
Doanh nghiệp
Giao dịch viên
Kiểm soát viên
Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngân hàng nhà nước

SCB

NH Thương mại cổ phần Sài Gòn

TC-NH
TCTD
TK
TKKH


TTTT
UNC

Tài chính-Ngân hàng
Tổ chức tín dụng
Tài khoản
Tài khoản khách hàng
Trung tâm thanh toán
Uỷ nhiệm chi

PGD

Phòng giao dịch

NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình học tập
và rèn luyện tại khoa Tài
chính-Ngân hàng,chuyên ngành tài chính quốc tế tại Trường Đại học ngoại
thương,em đã được tiếp cận và trang bị cho mình kiến thức về các lý luận,học
thuyết kinh tế và bài giảng của các thầy cô về các vấn đề vô cùng sâu rộng và
toàn diện không chỉ về lĩnh vực kinh tế như môn kinh tế quốc tế,kinh tế vi
mô,tài chính quốc tế,lĩnh vực quản trị như quản trị ngân hàng thương mại,quản
trị tài chính quốc tế…mà quan trọng hơn cả là về lĩnh vực ngân hàng như môn

nghiệp vụ ngân hàng,tài trợ thương mại quốc tế,tài chính doanh nghiệp,thanh
toán quốc tế…Thật may mắn khi em được tham gia lướp ứng dụng công nghệ
trong ngân hàng-một môn mới nhưng lại vô cùng bổ ích va thực tế.Trong quá
trình học tập môn này,em nhận ra rằng việc vận dụng những kiến thức trên
sách vở vào hoạt động thực tế ,và kỹ nãng vận dụng để thực hành thuần thục
trong lĩnh vực ngân hàng thật không hề đơn giản .Điều này càng rõ hơn khi
em đi kiến tập giữa khóa 5 tuần tại Phòng giao dịch Tôn Đức Thắng-Ngân
hàng TMCP Sài Gòn.Tuy trong quá trình kiến tập gặp phải nhiều khó khãn và
trục trặc,nhưng em đã được đến đáp lại bằng những kiến tức thực tế đã tích lũy
và thu thập được trong khi thực hành làm việc tại Phòng,có cơ hội mở rộng
mối quan hệ và rèn luyện cho bản thân một phong cách làm việc cực kỳ
nghiêm khắc và thuần thục trong một môi trường rất khắt khe về quy củ và
không cho phép xảy ra bất kì một sai sót nhỏ nào.Em nhận thấy rằng để làm
việc trong môt tập thể đa dạng,trong đó yếu tố quan hệ giữa con người với con
người luôn luôn được trân trọng,thì mình cần phải rèn luyện nhiều hơn nữa
những kĩ nãng ứng xử khôn khéo và nhanh nhậy cũng như tính kỉ luật chính
xác trong từng quyết định,hành động.Trải nghiệm ngắn ngủi tại phòng giao
dịch ngân hàng ,được thực hành ít nhiều về nghiệp vụ chuyển tiền trong nước
cộng với sự học hỏi từ các nhân viên nhiệt tình chuyên nghiệp,em đã hoàn
thành bài báo với đề tài ”Quy trình chuyển tiền trên tài khoản của khách hàng
tại Phòng giao dịch Tôn Đức Thắng-NH TMCP Sài Gòn”.
Bài báo cáo của em được chia làm bốn phần chính:
Phần 1:Tổng quan về NH TMCP Sài gòn:Giới thiệu sơ lược về lịch sử hoạt
động của ngân hàng TMCP Sài gòn nó chung,và chức nãng,vai trò của phòng
giao dịch Tôn Đức Thắng nói riêng
Phần 2:Mục tiêu cá nhân:Mục tiêu về vận dụng lí thuyết vào thực tiễn và
các kĩ năng mềm khi kiến tập tại PGD Tôn Đức Thắng-NH TMCP Sài Gòn
NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG



NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

Phần 3:Nhiệm vụ được giao tại PGD Tôn Đức Thắng-NH TMCP Sài Gòn
Phần 4:Kết luận:Tổng kết bài học kinh nghiệm,những kiến thức cần bổ
sung
Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức ,kinh nghiệm thực tế tại cơ
quan kiến tập không nhiều,bài báo cáo của em có thể vẫn còn nhiều điểm chưa
đề cập đến và còn có những sai sót nhất định.Rất mong nhận được sự góp
ý,đánh giá quý báu của các thầy cô để bài báo cáo kiến tập giữa khóa của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các anh ,chị trong Phòng giao
dịch Tôn Đức Thắng-Ngân hàng TMCP Sài Gòn,chi nhánh Hà Nội đã hướng
dẫn em về những thao tác nghiệp vụ chuyển tiền qua tài khoản khách hàng,và
cung cấp cho em đầy đủ những thông tin,số liệu cần thiết.Đặc biệt,em xin
chân thành cảm ơn GVHD-Thạc Sỹ Nguyễn Thị Tuyết Mai,giảng viên khoa
TC-NH,trường Đại học Ngoại thương,đã rất nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ
em trong quá trình kiến tập cũng như hoàn thành bài báo cáo cá nhân này.

PHẦN 1:GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
1.1.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn

Tên tiếng Anh: Saigon Commercial Bank

Tên thương hiệu: SCB

Hội sở chính: 927 Trần Hưng Đạo, Quận 5, Tp. HCM

 Vốn điều lệ: Kể từ ngày 1/1/2012, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương Mại Cổ
Phần Sài Gòn (hợp nhất) là 10.584.000.000.000 đồng (mười ngàn nãm trãm
tám mươi bốn tỷ đồng)


Qúa trình hình hành và phát triển

NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

 Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-

NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên
cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB),
Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín


Nghĩa (TinNghiaBank).
Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động

từ ngày 01/01/2012.
 Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự
thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ,
mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chuyên môn
vượt bậc của tập thể cán bộ,công nhân viên tại ngân hàng.
 Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp


nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5
ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể:
 Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng
 Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng
 Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cư của ngân hàng đạt
hơn 110.000 tỷ đồng.
 Lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷ đồng.
 Hiện tại hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số lượng trụ sở chính, sở giao
dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch ước khoảng
230 đơn vị trên cả nước sẽ giúp khách hàng giao dịch một cách thuận lợi và
tiết kiệm nhất.


Tính đến cuối tháng 1/2012, Tổng vốn huy động thị trường 1 (thị trường dân
cư) của SCB đạt hơn 81.000 tỷ đồng; dư nợ cho vay là 69.531 tỷ đồng và lợi

nhuận đạt 68 tỷ đồng
 Theo SCB, đây là kết quả kinh doanh đáng khích lệ kể từ khi chính thức đi
vào hoạt động sau hợp nhất vào ngày 2/1/2012.Theo dự kiến,lợi nhuận sau
thuế năm 2012 đạt 667 tỷ đồng, năm 2013 đạt 1.185 tỷ đồng và năm 2014 là
1.865 tỷ đồng
 Định hướng phát triển trong tương lai
 Mục tiêu của ngân hàng sau hợp nhất là đến năm 2014, vốn điều lệ tăng lên
gần 16.000 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông mới chiếm gần 6.000 tỷ đồng vốn
(tương đương 37,5%).Từ những thế mạnh sẵn có cùng sự quyết tâm của Hội

NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG



NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

đồng Quản trị, Ban điều hành và toàn thể cán bộ nhân viên, sự hỗ trợ của
Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), đặc biệt là sự
tin tưởng và ủng hộ của Khách hàng, Cổ đông, Ngân hàng TMCP Sài Gòn
(Ngân hàng hợp nhất) chắc chắn sẽ phát huy được thế mạnh về năng lực tài
chính, quy mô hoạt động và khả năng quản lý điều hành để nhanh chóng trở
thành một trong những tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam và
mang tầm vóc quốc tế, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và
ngoài nước. Qua đó, cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt, chất lượng cao
nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng Khách hàng cũng như nâng cao giá
trị và quyền lợi cho Cổ đông.

 Mạng lưới:

 Cơ cấu nhân sự

NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

 Hoạt động sản xuất kinh doanh:
 Theo chấp thuận của NHNN Việt Nam, ngân hàng TMCP Sài Gòn được phép

tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồm nhận tiền gửi, cho vay ngắn hạn,

trung hạn và dài hạn từ các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế và cá nhân
tùy theo tính chất và khả nãng nguồn vốn của ngân hàng, chiết khấu thương
phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá, kinh doanh tiền tệ, kinh doanh ngoại tệ,
ngoại hối; kinh doanh vàng; và thanh toán quốc tế.
 Một số sản phẩm dịch vụ cơ bản:
 Đối với khách hàng cá nhân : Có rất nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng và
phong phú phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau.
Bao gồm các tài khoản tiền gửi; Tiền gửi tiết kiệm; Các sản phẩm cho vay như
cho vay mua ô tô trả góp, cho vay tín chấp tiêu dùng, cho vay hỗ trợ sản xuất
kinh doanh…; các dịch vụ chuyển tiền; Dịch vụ thẻ; Ngân hàng điện tử; và
dịch vụ ngân quỹ.
 Đối với khách hàng doanh nghiệp : Có các tài khoản tiền gửi; các sản phẩm

cho vay như cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay đầu tư theo dự án, cho
vay tài trợ xuất nhập khẩu…;dịch vụ bảo lãnh; dịch vụ ngân quỹ; và các dịch
vụ khác như dịch vụ trả lương qua tài khoản cho các doanh nghiệp, dịch vụ
ngoại hối cho doanh nghiệp.
 Đối với chi nhánh:được phép thực hiện các nghiệp vụ như tại Hội sở nhưng

theo những hạn chế nhất định do Hội sở đặt ra.
1.2. Phòng giao dịch Tôn Đức Thắng-Ngân hàng TMCP Sài Gòn(SCB)
1.2.1.Giới thiệu PGD Tôn Đức Thắng-NH TMCP Sài Gòn
 Thông tin chung


Tên PGD:Phòng GD Tôn Đức Thắng-thuộc Ngân hàng TMCP Sài Gòn,chi

nhánh Hà nội
 Địa chỉ :63B Tôn Đức Thắng, Phường Quốc Tử Giám, Quận Đống Đa, Hà
Nội

 Tư cách pháp lí:Là đơn vị hạch toán báo sổ và có con dấu riêng, được phép
thực hiện 1 phần các nội dung hoạt động của Sở giao dịch/Chi nhánh theo các
quy định của pháp luật, của NHNN và của NH TMCP Sài Gòn.
NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

 Đơn vị quản lý: khối bán lẻ, ngân hàng SCB –chi nhánh Hà Nội
 PGD là một trong hệ thống 18 PGD hiện nay của SCB-chi nhánh Hà Nội tại

khu vực phía Bắc ,nằm tại các tình,thành phố như:Hà Nội,Hải Phòng,Bắc
Ninh,Quảng Ninh và Hải Dương.
 PGD có bộ dấu riêng và làm việc dưới sự giám sát của khối bán lẻ của chi
nhánh ngân hàng SBC,chi nhánh Hà Nội.
 Lịch sử hình thành
 PGD tiền thân là ngân hàng TMCP Thái Bình Dương,chi nhánh Hà Nội,được
thành lập 5/2007
 Năm 2009,NH Thái Bình Dương đổi tên thành Việt Nam Tín Nghĩa Ngân

hàng
 Tháng 1/2012,được sự nhất trí của NHNN,ba ngân hàng là Ngân hàng TMCP
Sài Gòn,Việt Nam Tín Nghĩa Ngân Hàng và Ngân hàng Đệ Nhất đã chính
thức sáp nhập làm một,lấy tên là Ngân hàng TMCP Sài Gòn,và Ngân hàng
TMCP Thái Bình Dương cũng được đổi tên thành PGD ngân hàng TMCP Sài
Gòn,chi nhánh Hà Nội từ đây.Về mặt nhân sự,trang thiết bị và sản phẩm dịch
vụ ,Phòng giao dịch không có gì thay đổi.
 PGD Tôn Đức Thắng là một trong bốn PGD trực thuộc ngân hàng TMCP Sài


Gòn,chi nhánh hà nội.
 Cơ cấu nhân sự: 01giám đốc PGD, 01 kiểm soát viên(KSV), 01 thủ quỹ
chính và 2 giao dịch viên(GDV).
Cán bộ nhân viên của phòng chủ yếu được đào tạo về các chuyên ngành
ngân hàng, tài chính, kinh tế từ các trường như: Ngoại thương, Kinh tế quốc
dân, Học Viên ngân hàng… Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, tuổi đời từ 25-35,
100 % trình độ đại học trở lên. Cơ sở vật chất, an ninh ở đây được trang bị
tương đối hiện đại, đảm bảo tốt cho việc thực hiện các nghiệp vụ và công tác
phục vụ khách hàng.
Qua lần đầu tiên tiếp xúc trò chuyện và trao đổi với các anh chị trong
Phòng về nội dung kiến tập giữa khóa ,quan sát cử chỉ thái độ trong khi giải
đáp các vướng mắc,các câu hỏi em đặt ra, em nhận thấy mọi người đều rất
thân thiện ,cởi mở,có một cái nhìn thiện cảm với sinh viên Ngoại thương.Các
anh chị luôn làm việc nghiêm túc ,chuyên nghiệp,có thuần thục các kĩ năng cơ
bản của GDV và luôn có một tinh thần trách nhiệm cực kì cao.Trong khi làm
việc,mọi người đều rất kỉ luật ,chấp hành theo đúng nội quy của cấp
trên,nhưng trong khi trao đổi với nhau những vấn đề ngoài lề,thì lại rất thoải
NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

mái và vô tư.Các anh chị luôn đề cao nghệ thuật giao tiếp với khách hàng để
vừa có thể giữ chân khách hàng ruột,vừa thu hút được các khách hàng tiềm
năng.Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế và sự cạnh tranh về chất lượng dịch
vụ ngân hàng ngày càng tăng,thì mối GDV không những cần xác định mục
tiêu về nâng cao trình độ chuyên môn, mà còn tảng bị cho bản thân những kĩ

năng mềm cơ bản,thì mới có thể góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng mình
so với các ngân hàng lớn khác.Đây cũng chính là hai mục tiêu chính của em
khi kiến tập tại Phòng giao dịch Tôn Đức Thắng-NH TMCP Sài Gòn.
1.2.2.Chức năng và nhiệm vụ của phòng giao dịch Tôn Đức Thắng-NH
TMCP Sài Gòn
a. Chức năng của phòng giao dịch Tôn Đức Thắng-NH TMCP Sài Gòn
 PGD hoạt động kinh doanh theo luật các tổ chức tín dụng, điều lệ của

Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Chức năng của PGD Tôn Đức Thắng-Ngân hàng
SCB là thực hiện kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ Ngân Hàng đối với
mọi thành phần kinh tế, hoạt động PGD gắn liền với sự phát triển kinh
tế của thành phố.
 Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn quận về nội tệ và ngoại tệ, dịch vụ theo phân

cấp của Ngân hàng TMCP Sài Gòn
 . Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra,kiểm toán nội bộ theo sự chỉ

đạo của Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Cân đối điều hòa vốn kinh doanh, phân
phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng.
 Thực hiện đầu tư dưới hình thức liên doanh, mua cổ phần dưới các hình thức
đầu tư khác với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi được Ngân hàng TMCP Sài
Gòn cho phép.
 Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo thi đua khen thưởng theo phân cấp
ủy quyền của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.
.b. Nhiệm vụ của phòng giao dịch Tôn Đức Thắng-NH TMCP Sài Gòn
 Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách của nhà nước, các quy định trong

Ngân hàng.

NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG



NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

 Nhận vốn uỷ thác từ chương trình tài trợ quốc gia, nhận tiền gửi thanh

toán,nhận tiền gửi tiết kiệm và phát sinh kỳ phiếu
 Tích luỹ trong quá trình hoạt động, đảm bảo an toàn tài sản của khách
hàng,của nhà nước, giữ vững tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh toán với khách
hàng trong phạm vi tài sản của mình.

PHẦN 2:MỤC TIÊU CÁ NHÂN
2.1.Định hướng mục tiêu
Thực tập giữa khóa luôn là một trong những nhiệm vụ bắt buộc của mỗi
sinh viên trường Đại học ngoại thương.Và một trong những việc làm sinh viên
‘’đau đầu’’nhất chính là nơi thực tập.Ban đầu,có thể các bạn sinh viên đều
mong muốn được thực tập tại các công ty,ngân hàng lớn để có cơ hội xúc với
một môi trường hoàn toàn chuyên nghiệp,có cơ hội tiếp xúc với những nhân
viên năng động,tài năng ,và rất có thể chúng ta có thể học hỏi được gì đó từ
họ.Tuy nhiên,chúng ta không thể nhìn nhận mọi việc quá dễ dàng ,vì điều
quan trọng là chúng ta dù có được thực tập tại đó (với sự giới thiệu của người
quen)thì khi đặt chân vào những công ty,ngân hàng lơn đó,chúng ta có đủ khả
năng giúp ích cho họ khi mới chỉ là sinh viên năm 3,chưa có kinh nghiệm ,kĩ
năng làm việc.Hầu hết các công ty,ngân hàng lớn đều có đội ngũ nhân viên
chuyên nghiệp,họ được phân công sắp xếp làm việc theo một quy trình cực kì
quy củ ,nguyên tắc để đạt được năng suất tối ưu.Chính vì thế,khi chúng ta thực
tập ở các doanh nghiệp lớn,chúng ta sẽ không có cơ hội được thực hành ,tham
gia vào quy trình làm việc của họ.Thêm vào đó,với khối lượng công việc

lớn,các nhân viên đều rất bận bịu và tập trung vào công việc của họ,điều đó có
nghĩa,họ cũng sẽ không có thời gian để trả lời những câu hỏi,hay chỉ cho
chúng ta thao tác thực hiện một công việc nào đó.Trong khi mục tiêu của
nhiệm vụ kiến tập tại doanh nghiệp chính là để học hỏi các kĩ năng mềm ,cũng
như việc vận dụng lí thuyết,kiến thức được học ở trường vào thực tiễn,để rút
ra những nhận xét,đánh giá riêng của bản thân.Dù khoảng thời gian kiến tập
không nhiều,nhưng nếu có cơ hội được thực hành ,làm việc thì chúng ta sẽ
nhận thức được rõ hơn về năng lực của bản thân,liệu có phù hợp với ngành
NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

nghề nào đó không?bản thân cần rèn luyện bổ sung thêm những kĩ năng,kiến
thức gì để đạt được những thành quả trong công việc phù hợp với chuyên
ngành đang học.Chính vì những lí do trên,em lựa chọn kiến tập tại một phòng
giao dịch nhỏ,trực thuộc chi nhánh ngân hàng Thương mại cổ phần Sài
Gòn,với mục đích sẽ tìm được cơ hội vận dụng những kiến thức sách vở đã
được học tại trường vào những giao dịch tại ngân hàng ,từ đó rút ra được
những kiến thức và chiêm nghiệm thực tế nhất về hoạt động kinh doanh dịch
vụ tại PGD ngân hàng TMCP Sài Gòn nói riêng,cũng như phần nào hiểu được
phần nào bức tranh chân thực của ngành nghề ‘’hot’’nhất hiện nay.Là sinh
viên năm 3 khoa TC-NH,chuyên ngành Tài chính quốc tế,em đã được học rất
nhiều môn có lien quan đến hoạt động ,nghiệp vụ ngân hàng thương mại,cũng
như các quy tắc ,chuẩn mực áp dụng đối với hệ thống ngân hàng nói chung.Vì
thời gian kiến tập không dài,nên việc vận dụng lí thuyết vào thực tiễn có thể
không nhiều,nhưng cũng giúp ích phần nào cho công việc của em sau này.Có
rất nhiều trường hợp sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng

trong nước ra trường nhưng không tìm được việc làm phù hợp,hoặc phải làm
trái nghề,do chưa có định hướng về nghề nghiệp trước khi ra trường ,cũng như
chưa được trang bị hành trang gồm cả kiến thức chuyên môn lẫn các kĩ năng
mềm cơ bản để có thể đáp ứng các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Chính vì
thế,để tìm được một công việc phù hợp trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng
chẳng hạn,thì chúng ta cần xác định rõ mục tiêu cá nhân trong ngắn hạn và dài
hạn,với những kĩ năng cứng và mềm.Nên nhớ rằng,kĩ năng mềm quyết định
75% sự thành đạt,và kĩ năng mềm không tự nhiên mà có,chúng ta chỉ tích lũy
được nó khi bản thân chúng ta được rèn luyện với những công việc cụ
thể,được vận dụng lí thuyết để làm việc và giải quyết vấn đề phát sinh từ các
công việc,nhiệm vụ được giao.
Bản thân em,khi dự thi vào ngành TC-NH-Tài chính quốc tế,trường Đại
học Ngoại thương,em vẫn chưa thật xác định được rõ mục tiêu về kĩ năng học
tập tại trường mà mình cần hướng tới trong suốt bốn năm đại học.Nhưng từ
khi bắt đầu được học những môn chuyên ngành như Thanh Toán quốc tế,Tài
chính Quốc tế,Nghiệp vụ ngân hàng….em nhận thấy rằng để trở thành một cán
bộ ngân hàng trong tương lai,thì em cần rèn luyện nhiều về các kĩ năng mềm
NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

như nghệ thuật giao tiếp với khách hàng,phong cách làm việc,cách giải quyết
vấn đề khéo léo…..Thật may mắn khi kết thúc năm học thứ 3 ,em có cơ hội
vào thực tập tại một Phòng giao dịch ngân hàng,và ít nhiều sẽ được học hỏi
kinh nghiệm làm việc của cán bộ ngân hàng,được quan sát cách làm việc và
xử lí các vấn đề phát sinh trong từng trường hợp cụ thể,do đó sẽ vừa được
củng cố lí thuyết được học tại trường,vừa nâng cao những kĩ năng phù hợp với

chuyên ngành mình đang học.Ngay sau khi được giới thiệu vào thực tập tại
PGD,em đã sắp xếp thời gian để hẹn gặp anh Đức-giám đốc PGD ,và cũng là
người sẽ hướng dẫn,cung cấp cho em thông tin liên quan đến đề tài kiến tập.Vì
là PGD trực thuộc chi nhánh ,nên phòng chủ yếu cung cấp các dịch vụ liên
quan đến tiền gửi,phát hành và thanh toán bằng thẻ,hoạt động ngân quỹ,thực
hiện các lệnh ủy nhiệm thu,ủy nhiêm chi,lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của
khách hàng.
Nắm bắt được sơ bộ về những sản phẩm dịch vụ của PGD,cũng như đặc
điểm riêng biệt của Phòng,việc đầu tiên em làm là hẹn gặp giám đốc PGD-Vũ
Đình Đức.Là một cựu sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân,khoa TCNH xuất sắc,cộng với tinh thần làm việc cực kì nghiêm túc,không ngừng tự
hoàn thiện bản thân và học hỏi những người có kinh nghiệm trong cùng lĩnh
vực,anh Đức đã nhanh chóng được đề bạt làm giám đốc PGD trong thời gian
chưa đầy 4 năm làm việc tại đây.Chia sẻ kinh nghiệm làm việc và sơ lược đôi
chút về bản thân,anh Đức bắt đầu đi vào chủ đề chính.Là một giám đốc trẻ
tuổi, anh Đức có một phong cách giao tiếp rất riêng,vừa cởi mở,nhiệt tình lại
vừa biết lắng nghe ý kiến của riêng em,nhưng cũng cực kì nghiêm khắc trong
công việc.Việc xác định tên đề tài ,cũng như những hiểu biết của mình về đề
tài đó cần phải rõ ràng và có định hướng thì mới có thể xúc tiến công việc
được nhanh chóng.Anh nói:”Tốt nhất,em nên viết làm một cái đề cương sơ bộ
về đề tài định tìm hiểu,rồi gửi qua cho anh,căn cứ vào đó anh sẽ cung cấp tài
liệu mà em cần.Nhưng anh muốn nhấn mạnh rằng,khi tìm hiểu về một vấn đề
gì,em cũng phải có một sự hiểu biết nhất định về nó,như vậy mới có thể vận
dụng để thực hiện các công việc được giao tại đây”.Chỉ qua một khoảng thời
gian ngắn tiếp xúc với GĐ trẻ tuổi này,em đã có chút suy ngẫm và định hình
lại cái mình cần hướng tới trong quá trình kiến tập tại đây.Làm việc tại ngân
NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG


BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

hàng không phải là đơn giản,tất cả các vấn đề đều có mối quan hệ chặt chẽ và
mật thiết với nhau yêu cầu các GDV ,KSV và GĐ phải phối hợp ăn ý với nhau
để tạo ra một môi trường làm việc dễ chịu và hiệu quả.Sau ngày đầu tiên
đó,em bắt tay vào tìm tòi và nghiên cứu hàng loạt các tài liệu liên quan đến
ngân hàng SCB,ngân hàng Tín Nghĩa(vì PGD trước đó trực thuộc ngân hàng
Tín Nghĩa-chi nhánh Hà Nội).Ngay từ ngày đầu bước chân vào nơi kiến
tập,em nhận thấy PGD có quy mô không lớn,chỉ gồm có quầy giao dịch ở tầng
1,và tầng 2 là phòng giám đốc .Thật vậy mà các hoạt động chủ yếu của phòng
chủ yếu có liên quan đến nghiệp vụ huy động vốn và các giao dịch trên tài
khoản của khách hàng.PGD Tôn Đức Thắng hiện đang hoạt động theo mô
hình giao dịch một cửa,trong đó GDV cũng đồng thời là Kế toán viên,Thanh
toán viên kiêm nhiệm vụ của thủ quỹ,hoặc KSV có thể thực hiện nhiệm vụ của
GDV trong trường hợp quá đông khách..Do vậy,các giao dịch với khách hàng
diễn ra rất nhanh chóng và thuận tiện ,đặc biệt với sự trợ giúp của phần mềm
XBank-sử dụng công nghệ phần mềm máy chủ ứng dụng chuyên dùng của
Oracle,giúp GDV có thể thực hiện nhiều giao dịch cùng một lúc cho nhiều
khách hàng,bất kể giao dịch với số tiền lớn hay nhỏ. XBank là một trong số
rất ít sản phẩm ứng dụng ngân hàng nội địa đang có mặt trên thị trường
tại Việt Nam hỗ trợ việc vận hành chương trình thông qua trình duyệt
web.Ngoài việc thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước,PGD Tôn Đức
Thắng chủ yếu thực hiện chức năng huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức,cá
nhân trong và ngoài nước,cạnh tranh với các PGD liền kề thông qua các
chương trình ưu đãi cho khách hàng có tài khoản tại ngân hàng.Anh KSV tại
PGD cho biết các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại PGD chủ yếu
liên quan đến các lệnh chuyển tiền,ủy nhiệm chi(UNC),còn các hoạt động
thanh toán qua Séc và thẻ thì hầu như diễn ra rất ít.Rõ ràng là nếu khách
hàng có tài khoản tại ngân hàng SCB,thì việc thanh toán ủy nhiệm chi,lệnh
chuyển tiền qua ngân hàng là rất thuận tiền và an toàn,nhanh chóng,tiết kiệm

thời gian và công sức ,mà qua đó NHNN lại có thể kiểm soát lượng tiền mặt
lưu thông trong nền kinh tế .
Để chắc chắn sẽ có cơ hội thực hành và làm việc tại Phòng ,em quyết
định chọn đề tài “Quy trình chuyển tiền trên tài khoản của khách hàng”,vì
NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

các giao dịch chuyển tiền trên tài khoản tiết kiệm,tài khoản thanh toán diễn
ra khá thường xuyên.
Sau khi xác định được đề tài,và nắm bắt được tương đối về cơ cấu tổ
chức ,hoạt động của phòng,em đã viết một bản đề cương ngắn gửi cho anh
Đức-giám đốc PGD xem qua.Sau khi trao đổi với anh về nguyện vọng và
mục tiêu cá nhân khi kiến tập tại phòng,anh Đức đã vui vẻ đồng ý cho em
được thực hiện các giao dịch chuyển tiền trên máy với hạn mức cho phép của
GDV,đồng thời nhờ anh Kiên-KSV trực tiếp hướng dẫn và giải đáp những
vướng mắc của em trong quá trình thực hiện.
Tại PGD,công việc chuyển tiền trên tài khoản KH ,từ khâu tiếp nhận
chứng từ,tra soát rồi chuyển chứng từ cho KSV phê duyệt,tiến hành chuyển
tiền trên máy và hạch toán,lưu chứng từ đều do GDV thực hiện.Tuy nhiên ,vì
chưa có kinh nghiệm làm việc,nên em được anh Kiên giao nhiệm vụ tiến
hành kiểm tra thông tin khách hàng ,các nội dung về số tài khoản,số dư tài
khoản và tên ngân hàng tạo tài khoản đó là rất quan trọng để xem xét thực
hiện chuyển tiền,đồng thời chọn kênh thanh toán trên máy cho phù hợp.Sau
khi kiểm tra thông tin khách hàng xong,nếu chứng từ phù hợp,em sẽ tiến
hành thực hiện chuyển tiền trên tài khoản khách hàng (TKKH)qua phần mềm
XBank.Giao diện của phần mềm này bằng tiếng Việt,các module được sắp

xếp với giao diện truyển thống,nên rất dễ hiểu.Tuy công việc này chỉ cần có
kĩ năng cơ bản khi làm việc với máy tính để nhập dữ liệu thông tin khách
hàng,các nội dung liên quan đến số tiền chuyển,ngày chuyển,số TK của
khách hàng một cách chính xác là có thể thực hiện được.
Tuy mới chỉ là những ngày đầu tiên kiến tập tại PGD,nhưng em thấy các
anh chị ở đây rất nhiệt tình giải đáp các câu hỏi của em,thái độ thân thiện và
cởi mở,vì chủ yếu là các chị trẻ tuổi.Tuy nghiệp vụ chuyển tiền trên TKKH
khá đơn giản,nếu xét đến các khâu thực hiện thì không có gì khó hiểu,tuy
nhiên ,các chị ở đây đề nhận xét “Khi em làm việc thực tế,thực hiện thường
xuyên nghiệp vụ này,thì em sẽ thấy nó phức tạp hơn nhiều so với lí thuyết
ban đầu các chị được đào tạo”.Kiến tập giữa khóa tuy chỉ là bước đầu giúp
sinh viên tiếp cận công việc thực tế để có một sự liên hệ giữa lí thuyết với

NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

thực tiễn,vậy nên trước hết,xác định các mục tiêu cá nhân một cách rõ ràng
để vừa có được các trải nghiệm thực tế,vừa có được cái nhìn tổng quan về
thực trạng hoạt động tại các ngân hàng,em đã xây dựng cho mình một kế
hoạch hướng tới các mục tiêu về kĩ năng mềm mà các GDV cần có khi giao
dich với khách hàng để không chỉ chiếm được sự tin cậy và hài lòng của
họ,mà còn góp phần tạo nên một thương hiệu uy tín cho ngân hàng SCB nói
chung,cũng như PGD Tôn Đức Thắng nói riêng.Là một sinh viên ngành TCNH,chuyên ngành Tài chính quốc tế,em được trang bị rất nhiều kiến thức
liên quan đến nhiều lĩnh vực,ngành nghề khác nhau ,nhưng các môn học
chuyên ngành có liên quan đến ngân hàng như Tài trợ thương mại quốc
tế,Thanh toán Quốc tế,Tài chính quốc tế,Tín dụng ngân hàng,lí thuyết tài

chính,Quản trị ngân hàng thương mại….vẫn cuốn hút em nhất bởi nhìn
chung,các môn học đều có liên quan đến nhau,chủ yếu đi sâu vào các hoạt
động kinh doanh-dịch vụ của ngân hàng,các nghiệp vụ ngân hàng,các kĩ năng
chuyên môn cần rèn luyện để trở thành một “banker” giỏi-một “banker” có
sự hiểu biết sâu rộng không chỉ về nền kinh tế trong nước,mà còn nắm bắt
kịp thời các tin tức,sự kiện mang tính vĩ mô.
2.2.Mục tiêu cá nhân
2.2.1Mục tiêu về việc vận dụng lí thuyết vào thực tế trong quá trình kiến
tập
Có rất nhiều sinh viên nghĩ rằng “Kiến tập tại ngân hàng thì sẽ chẳng
được làm gì ,nếu có thì chỉ ngồi đọc tài liệu,giúp photo tài liệu…”,và mục
đích chính đễn nơi kiến tập là xin cho được các số liệu để viết bài,rồi cuối
cùng xin cho được bảng nhận xét đẹp.Nhưng em không hề đồng ý với tư
tưởng đó,trái lại,em muốn tận dụng 5 tuần này để trải nghiệm những công
việc thực tế mà trước đó chỉ được học qua sách vở,hay lời giảng của các thầy
cô.Cảm nhận đầu tiên khi trao đổi với giám đốc PGD chính là cảm giác như
mình đang được đến “phỏng vấn”,vì khi nói chuyện với một giám đốc PGD
ngân hàng trẻ tuổi,em cảm thấy khá hồi hộp vì lo rằng những kiến thức của
mình vẫn chưa đầy đủ để được phép làm việc,thực hành cùng anh chị GDV

NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

khác.Anh Đức có nói với em một câu trước khi giao nhiệm vụ cho em
“Trước khi định nghiên cứu,tìm hiểu vấn đề gì,em cũng cần phải có một
lượng kiến thức nhất định về vấn đề đó,rồi mới có thể thực hành công việc

cụ thể được”.Em nhận thấy ngay rằng trong khi nói chuyện,em có thể hiện sự
lúng túng do kiến thức về nghiệp vụ chuyển tiền tại ngân hàng chưa
chắc.Trên thực tế ,các kiến thức chuyên ngành được học đến hết năm thứ 3
phần nhiều liên quan đến các hoạt động thanh toán quốc tế,cho vay ,huy
động vốn,còn về nghiệp vụ chuyển tiền trên tài khoản thì em mới chỉ nắm
được sơ lược ở môn “ngân hàng thương mại”-chuyển tiền dưới hình thức Uỷ
nhiệm chi,ủy nhiệm thu,thanh toán séc và thẻ.Những kiến thức này còn khá
mơ hồ vì mỗi ngân hàng đều có một quy trình nghiệp vụ chuyển tiền không
giống nhau,thực hiện trên các phần mềm khác nhau như T24,Iflex,Smartbank,tenemos,silver lake SIBS Axis,Siba…..Do vậy em rất mong
sẽ có có cơ hội được tham gia thực hiện một phần công việc của quy trình
chuyển tiền trong nước trên tài khoản khách hàng.
Tại PGD,chủ yếu nghiệp vụ chuyển tiền được thực hiện thức ủy nhiệm
chi(UNC )hay lệnh chuyển tiền .Về quy trình thực hiện chuyển tiền theo giấy
UNC em đã tìm hiểu ở môn ‘’Ngân hàng thương mại,theo đó quy trình
chuyển tiền trên tài khoản khách hàng được thực hiện theo quy trình:
Khách hàng → Chứng từ chuyển tiền(ủy nhiệm chi,ủy nhiệm thu) →
Giao dịch viên →Kiểm soát chứng từ → Đúng → Kiểm soát viên→ Kiểm
soát chứng từ →Đúng Chuyển tiền và ghi sổ
Tuy nhiên,quy trình này chỉ là trên lí thuyết,còn trên thực tế các bước có
thể được rút ngắn hoặc thay đổi phụ thuộc vào hạn mức giao dịch cho phép
của giao dịch viên theo quy định của từng ngân hàng.Vì vậy khi kiến tập tại
PGD Tôn Đức Thắng,em sẽ có cơ hội tìm hiểu thực tế quy trình này ,và từ đó
có thể đánh giá được những mặt hạn chế,các vấn đề phát sinh và đề xuất giải
pháp phù hợp theo ý kiến và sự hiểu biết cá nhân.
Trong bước tiếp nhận chứng từ ,em cần nắm bắt được cách phân biệt
chứng từ thật/giả,những thông tin trên chứng từ ,trước hết là về tính chân thật
của những thông tin đó,sau là về điều kiện số dư tài khoản đủ lớn để có thể
tiến hành chuyển tiền.Trên lí thuyết là như vậy,nhưng chắc chắn sẽ có những
trường hợp mà chứng từ UNC ,lệnh chuyển tiền của khách hàng có vấn
NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG



NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

đề,không hợp lệ,khi đó thì giao dịch viên cần xử lí như thế nào để không làm
phật ý họ?tất cả các vấn đề liên quan đến khâu kiểm tra chứng từ và truy vấn
thông tin khách hàng không thể tìm hiểu hết được,mà trong 5 tuần,em chỉ đặt
ra mục tiêu được tiếp xúc với khách hàng ,tiếp xúc với nội dung và các loại
chứng từ khách hàng mang đến để thực hiện giao dịch chuyển tiền.Quan sát
các thao tác mà GDV có kinh nghiệm thực hiện để vừa học hỏi các kĩ năng
mềm như giao tiếp với khách hàng,cách giải đáp câu hỏi của rất nhiều các
nhóm khách hàn khác nhau,cũng như các kĩ năng liên quan đến nghiệp vụ
chuyên môn.Từ đó liên hệ bản thân xem đã có những mặt mạnh gì để phát
huy ,và có những điểm yếu nào cần khắc phục,các kiến thức cần bổ sung.
Trong quy định 226/2002/QĐ-NHNN về ‘’quy chế hoạt động thanh toán
qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán’’ ,thì ngay sau khi nghiệp vụ
phát sinh,GDV cần tiến hành hạch toán nghiệp vụ trên máy để đảm bảo số tiền
trên giấy UNC/lệnh chuyển tiền đã được chuyển sang tài khoản của người thụ
hưởng.
Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao tại PGD,em cần phải tìm
hiểu các phân hệ ứng dụng của chương trình XBank ,đặc biệt là phân hệ core
banking-dịch vụ chung,các chức năng của phân hệ này cũng như phương pháp
nhập dữ liệu liên quan đến khách hàng (CIF) ,tránh những sai sót trong quá
trình nhập dữ liệu.Để thực hiện nhuần nhuyễn các thao tác của nghiệp vụ,em
cần nắm bắt được các bước thực hiện chuyển tiền cho khách hàng ,có thể là
cùng hệ thống hoặc không cùng hệ thống để lựa chọn kênh thanh toán phù
hợp.Theo lời của anh KSV,thì đây là điều mà GDV cần chú ý khi thực hiện
chuyển tiền.Sau khi chuyển tiền xong,GDV sẽ tiến hành thu phí,tùy thuộc

khách hàng đó có sử dụng tài khoản ngân hàng hay không dựa vào biểu phí
chuyển tiền của ngân hàng.
Các bước hạch toán và lưu chứng từ sẽ được thực hiện bởi các anh chị
GDV,vì vậy em cần xin tài liệu kết hợp nghiên cứu,nhờ các anh chị giải đáp
vướng mắc,đặc biệt là sự khác biệt trong phương pháp hạch toán được áp
dụng tại PGD với lí thuyết chung.
Vì nghiệp vụ chuyển tiền trên tài khoản của khách hàng chỉ là một trong
số các công việc của GDV tại PGD Tôn Đức Thắng,nên trong quá trình làm
việc tại phòng,em cần quan sát các GDV những thao tác thực hiện từng nghiệp
NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

vụ khác như tạo tài khoản thanh toán,làm sổ tiết kiệm cho khách hàng(trên cơ
sở so sánh với lí thuyết) để có những đánh giá chung về chất lượng dịch vụ tại
PGD,cách giám đốc sắp xếp bố trí công việc cho từng người ,mối quan hệ
giữa các vị trí tại phòng,đánh giá chung về thái độ của khách hàng khi giao
dịch tại phòng,các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách hàng đến giao
dịch tại phòng ,trên dựa những quan sát được trong thời gian làm việc tại
PGD,đồng thời cũng có một cái nhìn khách quan hơn về phong cách làm việc
và thái độ của các anh chị nhân viên làm việc tại đây.Để làm được như
vậy,em cần phải nắm chắc các kiến thức cơ sở về các công việc,quy định và
nhiệm vụ của giao dịch viên ,từ đó mới có thể so sánh,đối chiếu với thực tế
quan sát được .
Khi kiến tập tại ngân hàng,em xác định có thể mở rộng được thêm nhiều
kiến thức về luật ngân hàng do NHNN ban hành,như Luật các tổ chức tín dụng
(2010),Pháp lệnh ngoại hối,luật chống rửa tiền,….tất cả em đều đã được đọc

qua môn “Pháp luật TC-NH”.Ví dụ như khi em hỏi ”ở PGD mình có chuyển
tiền quốc tế không ạ”?.Anh Kiên –KSV trả lời “Theo Pháp lệnh ngoại hối,…
hay quy định của TCTD về cung ứng dịch vụ thanh toán….,thì PGD sẽ không
thực hiện các giao dịch liên quan đến ngoại tệ,trừ dịch vụ nhận,chuyển tiền
kiều hối Western Union”.Mỗi câu trả lời của anh KSV đều có liên quan đến
một khía cạnh hay một vấn đề mà em đã được học hay biết qua lời giảng của
các thầy cô,nhưng có thể nói phải vận dụng lí thuyết vào việc thật,tình huống
thật thì mới có thể hiểu rõ bản chất vấn đề một cách khách quan nhất.
Trong quy trình chuyển tiền trên tài khoản khách hàng tại PGD,tất cả các
bước đều được thực hiện rất cẩn thận,tuy nhiên cần chú ý nhất ở bước tiếp
nhận chứng từ do khách hàng đem đến,cần nắm chắc các nội dung quan trọng
trên chứng từ để kịp thời phát hiện các chứng từ UNC ,lệnh chuyển tiền giả.
Một vấn đề em nghĩ là khá quan trọng trong nghiệp vụ chuyển tiền,mà theo lời
anh Kiên KSV-thì đó là công việc cần áp dụng theo đúng lí thuyết các chuẩn
mực,nguyên tắc kế toán. Công tác hạch toán kế toán tại phòng giao dịch phải
tuân thủ theo nguyên tắc, chế độ hạch toán kế toán của Nhà nước, của NHNN
Việt Nam và của NH TMCP Sài Gòn. Đồng thời, hạch toán kế toán phải thực
hiện trong khuôn khổ cho phép của Ban Tổng Giám Đốc dưới sự hướng dẫn
NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

của Trưởng phòng kế toán Hội sở.Tuy không được tham gia thực hiện nghiệp
vụ này,nhưng nhất định em sẽ tìm hiểu về phương pháp hạch toán được áp
dụng tại PGD qua các tài liệu thu thập được từ các các anh chị thực hiện
nhiệm vụ này.
Tóm lại,mục tiêu liên hệ giữa lí thuyết với thực tế,vận dụng các kiến thức

sách vở để thực hiện nhiệm vụ được giao tại PGD Tôn Đức Thắng gồm các
nội dung chính:
 Nắm được các quy định,nguyên tắc làm việc tại PGD trên cơ sở đối chiếu

những quy định của Thống đốc ngân hàng nhà nước về hoạt động,nhiệm vụ
của các TCTD cung cấp dịch vụ thanh toán,các văn bản pháp luật…
 Xác định được các kiến thức cần bổ sung,tìm hiểu để đạt được những mục tiêu
đặt ra.Có thể làm thực hiện thành thạo nghiệp vụ chuyển tiền trên máy tính
với phần mềm XBank
 Hiểu rõ từng bước trong quy trình chuyển tiền trên TKKH,trên lí thuyết và
thực tiễn,nắm được các vấn đề có thể phát sinh khi thực hiện nghiệp vụ này và
cách xử lí trong từng trường hợp.
Sau khi được phân công nhiệm vụ cụ thể tại PGD,em cần tổng hợp lại các
kiến thức đã được học để có thể vận dụng vào thực hiện nhiệm vụ được
giao,đồng thời xây dựng kế hoạch để đạt được mục tiêu kiến tập.Một phương
pháp rất hữu ích mà các du học sinh Việt Nam thường sử dụng khi du học và
thực tập tại DN nước ngoài là viết “nhật kí”hàng ngày dưới dạng liệt kê từng
công việc mình làm,các vấn đề phát sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ cũng
như quan sát được ,tìm hiểu cách giải quyết vấn đề tại cơ quan kiến tập,rút ra
đánh giá,nhận xét,bài học cho bản thân.Sau khi kết thúc thời gian kiến tập,sinh
viên sẽ tổng hợp lại các sự kiện trong “nhật kí”để viết thành một bài báo cáo
kết quả thực tập hoàn chỉnh.Em cũng sẽ sử dụng một cuốn sổ nhỏ để ghi chép
công việc,sự kiện hàng ngày diễn ra tại PGD Tôn Đức Thắng-Ngân hàng
TMCP Sài Gòn.
2.2.2.Những mục tiêu về kĩ năng mềm
Là một sinh viên của trường Đại học Ngoại thương,được học tập và rèn
luyện trong một môi trường hết sức năng động và có điều kiện phát huy khả
NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG



NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

năng của bản thân,em cũng ít nhiều tích lũy được các kĩ năng giao tiếp,đàm
phán và cách tạo lập mối quan hệ hàng ngày qua các đợt làm việc partime,các
buổi thuyết trình tại trường.Với tính cách hòa đồng,dễ thích nghi với hoàn
cảnh và thích giao lưu,học hỏi ,thử thách bản thân,thì thời gian kiến tập tại
PGD Tôn Đức Thắng là một cơ hội tốt để em thể hiện khả năng giao tiếp khéo
léo,nhiệt tình trong công việc.Luôn đặt tiêu chí “đã làm thì làm hết mình”,em
đã xác định sẽ đặt mình ở vị trí của một GDV thực thụ,vừa để trải nghiệm sự
phù hợp của mình với vị trí của một “teller”,vừa có cơ hội được các anh chị
truyền đạt thêm về các kĩ năng để thành công ở vị trí này.
Hàng ngày tiếp xúc với khách hàng để tiếp nhận yêu cầu, xử lý giao dịch
và ghi chép mọi giao dịch liên quan đến nghiệp vụ tiền mặt, séc, tiết kiệm,
chuyển khoản, mua đổi ngoại tệ, mở tài khoản…phát sinh tại quầy,mỗi GDV
đều có vai trò của một người bán hàng và giới thiệu dịch vụ chéo, đồng thời
tạo nên hình ảnh, thương hiệu và chất lượng dịch vụ xuất sắc của một ngân
hàng, giúp ngân hàng tăng huy động vốn và lợi nhuận.
Vì vậy,khi kiến tập tại PGD ngân hàng,em cần rèn luyện cho mình các kĩ
năng:
 Có kỹ năng giao tiếp trực diện và qua điện thoại ( giao tiếp căn bản)

Khách hàng là một nhân tố rất quan trọng trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các
ngân hàng thương mại nhằm tăng cường ảnh hưởng và tăng thị phần của mình
trên thị trường. . Bên cạnh một loạt các chiến lược phát triển của các ngân
hàng hướng tới khách hàng như đa dạng về sản phẩm, tăng cường chất lượng
dịch vụ, lãi suất ưu đãi, khuyến mãi... thì kỹ năng giao tiếp khách hàng cũng
được nhiều ngân hàng rất coi trọng.Tại PGD Tôn Đức Thắng,các GDV đều
được đào tạo các kĩ năng giao tiếp khách hàng rất bài bản và chuyên

nghiệp,trong đó cần tập trung vào các khía cạnh:
 Phán đoán tâm lí của khách hàng:Trong công việc hàng ngày,các GDV có thể
tiếp xúc với rất nhiều nhóm khách hàng,mỗi nhóm có những nhu cầu và tính
cách khác nhau mà GDV cần khéo léo đoán biết được tâm lí của họ,họ đang
cần gì để có những cách ứng xử phù hợp.GDV cần bình tĩnh lắng nghe khách
hàng trình bày ,luôn tỏ ra cởi mở ,sẵn sang giúp đỡ họ giải quyết vấn đề,không
nên tỏ thái độ dửng dưng,phân biệt khách VIP và khách thường.Một sự việc
NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

mà em đã được chứng kiến ngay từ hôm đầu tiên đến kiến tập tại PGD là cách
ứng xử rất tâm lí của chị GDV,khi khách hàng tỏ ra rất lung túng khi điền vào
giấy mở tài khoản ngân hàng.Tuy phải phục vụ rất nhiều khách hàng cùng
lúc,nhưng chị vẫn bình tĩnh giải thích,hướng dẫn khách hàng đó về các đề mục
cần điền.Điều này khiến khách hàng rất cảm kích và không ngừng nói “cảm
ơn cô”.Đó có thể là một sự việc rất bình thường tại một PGD ngân hàng,nhưng
với một sinh viên năm 3 như em,thì đó là một bài học đáng nhớ để sau này
không chỉ làm việc ở ngân hàng,mà ở bất kì lĩnh vực nào,thì sự bình tĩnh,khéo
léo trong khi giao tiếp với khách hàng là một kĩ năng cần thiết góp phần tạo
nên sự thành công trong công việc và tạo lập được những mối quan hệ gắn bó
lâu dài.Tuy không phải là nhân viên chính thức tại PGD,nhưng khi được kiến
tập tại phòng,em có thể giúp các anh chị GDV tiếp khách,chỉ dẫn cách tiến
hành thủ tục và có thể trò chuyện cùng khách hàng để họ cảm thấy thoải mái
trong lúc chờ đợi đến lươt mình.Em tin rằng qua những lần như vậy,em có thể
nâng cao khả năng giao tiếp và nắm bắt những mong muốn,nhu cầu của khách
hàng khi giao dịch tại phòng…Có rất nhiều khách hàng tuy đã giao dịch

xong,nhưng vẫn nán lại ngân hàng để hỏi các chị GDV về thông tin lãi suất
tiền gửi tiết kiệm ưu đãi,các sản phẩm mới,phí giao dịch…Để tránh việc trả lời
quá nhiều câu hỏi,GDV thường đưa ra các trang web,tờ rơi …mà họ có thể tìm


được thông tin mong muốn.
Một kĩ năng nữa mà em phải rèn luyện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
được giao là kĩ năng xử lí tình huống không mong muốn như nhập sai thông
tin khách hàng,sai địa chỉ người nhận…Có thể các vấn đề đó được khắc phục
ngay và không gây ra hậu quả nghiêm trọng,nhưng sẽ phải lập các lệnh tra

soát.,làm kéo dài thời gian chuyển tiền,gây ra các phản ứng cho khách hàng…
 Kĩ năng bán hàng là một trong các kĩ năng cơ bản của GDV,và em có thể thấy
rằng khi giải đáp cho khách hàng thông tin về một sản phẩm dịch vụ,các chị
đều có cung cấp them cho họ thông tin vè các sản phẩm dịch vụ mới,mà họ có
thể sử dụng nếu có nhu cầu.
 Kĩ năng làm việc theo nhóm là một kĩ năng rất quan trọng,giúp em vừa có thể
tạo cảm giác gần gũi hơn với các anh chị trong phòng,vừa có được kết quả
mong muốn ….Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được giao,em có thể đề nghị

NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

giúp các chị thực hiện truy vấn thông tin khách hàng,hay in phiếu chuyển
khoản…để vừa được thực hành,vừa tích lũy được thêm kinh nghiệm ,’’mà
phải bắt tay vào làm thì mới có thể chiêm nghiệm ra được’’-theo lời của một

chị GDV,đã từng là cựu sinh viên trường Đại học Ngoại thương ,K42.
Tóm lại khi kiến tập tại phòng giao dịch,việc rèn luyện các kĩ năng mềm
là điều rất cần thiết đối với mỗi sinh viên sắp ra trường.Không chỉ cần nắm
được cac kĩ năng liên quan đến nhiệm vụ của mình ,em cần tích lũy thêm các
kĩ năng mềm khác như giao tiếp khách hàng,kĩ năng làm việc theo nhóm để có
thể tự tin hơn trong quá trình tìm việc làm.
PHẦN 3.NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH TÔN
ĐỨC THẮNG
Tuy chỉ được thực hiện một bước chuyển tiền trên máy qua phần mềm
XBank trong quy trình chuyển tiền trên tài khoản khách hàng,nhưng để hiểu
rõ hơn về nghiệp vụ này,em đã tìm hiểu các bước còn lại nắm được đầy đủ các
công việc mà GDV cần làm khi thực hiện chuyển tiền trên TKKH.
Một lợi thế khi sử dụng XBank để chuyển tiền là chức năng hạch toán tự
động.Giống như các hệ thống của nước ngoài, trong XBank, nghiệp vụ
phát sinh được phân tách rõ ràng giữa thông tin của giao dịch và việc hạch
toán kế toán tổng hợp của phát sinh đó. Teller chỉ cần nhập chính xác các
thông tin cho chứng từ giao dịch còn lại XBank sẽ tự động tạo các bút
toán hạch toán tổng hợp. Teller không cần và cũng không thể “nhìn
thấy” các tài khoản tổng hợp của ngân hàng vốn là các thông tin phải được
kiểm soát và hạn chế. Ngoài ra mô hình xử lý giao dịch này cũng giúp
teller xử lý nhanh chóng chính xác hơn và không đòi hỏi teller phải
được đào tạo nhiều về các kiến thức hạch toán kế toán và giúp ngân hàng
dễ dàng trong công tác tổ chức đội ngũ teller. Quy tắc hạch toán sẽ được
cán bộ chuyên trách thiết lập, cập nhật và tập trung thống nhất toàn hệ
thống và giảm thiểu tối đa các sai sót trong việc hạch toán kế toán.
3.1.Quy trình nghiệp vụ chuyển tiền tại PGD Tôn Đức Thắng-ngân hàng
TMCP Sài Gòn
NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG



NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

3.1.1. Chuyển tiền trong cùng hệ thống
 Nộp tiền mặt chuyển cho người có TK tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
 Đưa và hướng dẫn khách hàng điền đầy đủ thông tin vào giấy nộp tiền mặt
 Hạch toán trên máy (nộp tiền vào TK): điền số tài khoản, số tiền khách hàng





nộp vào
In hạch toán vào giấy nộp tiền, chuyển cho kiếm soát duyệt
Chuyển khoản cho người có TK tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Đưa và hướng dẫn khách hàng viết UNC (2 liên)
Hạch toán trên máy: Kiểm tra số dư của người chuyển tiền, chữ ký mẫu của
khách hàng, hoặc mẫu dấu (nếu là khách hàng DN). Sau đó nhập TK của
người chuyển tiền, TK của người thụ hưởng và số tiền chuyển

 In 1 phiếu chuyển khoản nếu là khách hàng cá nhân, 2 phiếu chuyển khoản

nếu là khách hàng doanh nghiệp
 Chuyển khoản hoặc nộp tiền cho người không có TK tại Ngân hàng
 Người nhận tiền đưa CMND rút ở hệ thống Ngân hàng SCB: thực hiện như các
bước ở trên. GDV tiến hành thu phí theo mức phí hiện hành của Ngân hàng SCB
3.1.2.Chuyển tiền ngoài hệ thống
 Nộp tiền mặt chuyển ra ngoài hệ thống
 Đưa và hướng dẫn khách hàng điền đầy đủ thông tin vào giấy nộp tiền mặt

 GDV phải viết tay định khoản lên giấy nộp tiền mặt.

Hạch toán chuyển tiền:
Nợ TK 1011
Có TK 4540
 Hạch toán chứng từ ghi sổ: điền mệnh giá và in bảng kê
 Thu phí
 Chuyển khoản ra ngoài hệ thống
 Đưa và hướng dẫn khách hàng viết UNC (2 liên)
 Hạch toán trên máy: Kiểm tra số dư của người chuyển tiền, chữ ký mẫu của
khách hàng, hoặc mẫu dấu (nếu là khách hàng DN). Sau đó nhập thông tin
người gửi, người nhận và chi tiết giao dịch
 Thu phí: thu phí trong hoặc phí ngoài
 Chuyển khoản hoặc nộp tiền cho người không có TK tại Ngân hàng SCB
 Người nhận tiền đưa CMND rút ở các TCTD khác: thực hiện như các bước ở
trên. GDV tiến hành thu phí theo mức phí hiện hành của Ngân hàng SCB.
 Thu phí
 Khách hàng cá nhân
 Nộp bằng tiền mặt:
Hạch toán
Nợ TK 1011
Có TK 469
NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

 Trích từ TK thanh toán:


Hạch toán:

Nợ TK 4211
Có TK 469
 Khách hàng doanh nghiệp: tách thuế luôn
 Nộp bằng tiền mặt
Hạch toán


Trích từ TK thanh toán
Hạch toán:

Nợ TK 1011
Có TK 4531
Có TK 711
Nợ TK 4211
Có TK 4531
Có TK 711/01

3.2.Các vấn đề phát sinh trong thời gian kiến tập tại ngân hàng
Trong tuần đầu khi bắt đầu kiến tập tại PGD,em được giao nhiệm vụ quan
sát cách thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền trên tài khoản của các anh chị
GDV,và ghi chép lại quy trình thực hiện theo ý hiểu của mình.Tuy các bước
đều được thực hiện nhanh gọn,nhưng cũng có phát sinh một số vấn đề
nhỏ,nhưng ngay sau khi phát hiện,GDV chuyển tiền đã kịp thời điều chỉnh và









xử lí,và cũng có biện pháp để xoa dịu khách hàng như không thu phí…
Các vấn đề phát sinh gồm:
KSV phát hiện ra GDV nhập sai tên của người chuyển tiền.
Khi điện đã được đẩy đi,GDV phát hiện ra nhập sai nội dung chuyển tiền.
Lệnh chuyển tiền có sai sót do lỗi kĩ thuật.
Cách giải quyết:
Đối với các vấn đề phát sinh liên quan đến ghi sai nội dung liên quan đến họ
tên người nhận tiền,(Hưng-ghi nhầm là Hương),nhưng KSV đã kịp thời phát

hiện và yêu cầu GDV sửa lại,đồng thời nhắc nhở ,phê bình.
 Đối với trường hợp GDV nhập sai nội dung chuyển tiền và điện đã được đẩy
đi,thi ngay lập tức GDV đã lập’’Thu tra soát cá nhân’’theo mẫu và gửi đến
ngân hàng thụ hưởng.
 Trung tâm thanh toán phát hiện Lệnh chuyển tiền có sai sót (do lỗi kỹ thuật)
và yêu cầu gửi lại thì GDV tiến hành lập Biên bản huỷ bỏ Lệnh chuyển tiền
sai trong đó ghi rõ ký hiệu Lệnh, giờ, ngày huỷ Lệnh chuyển tiền và phải có
đầy đủ chữ ký của những người có liên quan, sau đó lập Lệnh chuyển tiền
đúng chuyển đi.

NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA


3.3.Công việc được giao tại PGD Tôn Đức Thắng
3.3.1.Quy trình thực hiện chuyển tiền trên TKKH tại PGD Tôn Đức Thắng
Tại PGD Tôn Đức Thắng,em được thực hiện một phần trong quy trình
chuyển tiền bằng TKKH,đó là tiến hành hạch toán chuyển tiền trên phần mềm
XBank.
Sau khi tìm hiểu về các module liên quan đến nghiệp vụ chuyển tiền của
XBank,em có thể tiến hành các bước hạch toán 1 nghiệp vụ chuyển tiền trên
máy như sau:
Bước 1:Truy vấn thông tin khách hàng
 Thao tác:Đăng nhập vào hệ thống phần mềm XBank→CIF→Truy vấn thông

tin khách hàng(Kiểm tra số TK, chữ kí Sign : GDV vào phần mềm Adobe
Photoshop để đối chiếu chữ ký của KH xem có chính xác với chữ ký khách
hàng đã ký (đóng dấu)trên tờ ủy nhiệm chi hay không,Nếu thấy hợp lệ thì tiếp
tục thực hiện các bước tiếp theo.)
Lưu ý:Nếu là khách hàng DN đều có TKNH thì không cần kiểm tra thông
tin về số CMND,chỉ cần kiểm tra số CMND đối với khách hàng cá nhân).
Bước 2:Tiến hành chuyển khoản đi
 Nhấn F12:Chọn module tiền gửi(Deposit)→Nhập số tài khoản của KH chuyển
tiền vào hệ thống→kiểm tra thông tin số dư tài khoản của KH→nếu số dư >số
tiền chuyển+số dư tối thiểu để duy trì TK được hoạt động thì tiến hành bước
tiếp theo)
 Nhấn F9→Kênh thanh toán→Chọn một trong số các kênh:

TG và TK KKH:Tiền gửi và tiết kiệm không kì hạn

NB:Tài khoản tổng hợp trong hệ thống
 LH:Liên hàng chờ

KH:Tiền gửi có kì hạn


CI:Thanh toán liên hàng
Ví dụ:
-Nếu Khách hàng có TKTT tại ngân hàng SCB,nộp UNC để ngân hàng
chuyển tiền cho khách hàng có TK tại VCB,vì 2 ngân hàng này không cùng hệ
thống,nên sẽ chọn liên hàng chờ (LH):tức là việc chuyển tiền sẽ được thực
hiện tại Sở Giao dịch,tại đây TKTT của khách hàng sẽ được treo vào TK trung

NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN-PGD TÔN ĐỨC THẮNG

BÀI KIẾN TẬP GIỮA KHÓA

gian (tiền giữ hộ và đợi thanh toán) tại TTTT ,TTTT sẽ chuyển tiền vào TK
của ngân hàng thụ hưởng.
Tại PGD Tôn Đức Thắng,TTTT hiện tại thường là CN Bến Thành(có thể
là TTTT khác xuất hiện trong list ).
-Nếu người thụ hưởng có tài khoản tại SCB,thì đây là chuyển tiền trong hệ
thống→Chọn kênh thanh toán là LH:TKTG
Việc lựa chọn kênh thanh toán là việc cần lưu ý duy nhất khi tiến hành
chuyển tiền qua XBank,ở lần đầu em có hơi bỡ ngỡ,nhưng sau khi được anh
KSV hướng dẫn và giải thích,em có thể thực hiện nhuần nhuyễn hơn cho các
UNC sau.
Tiếp theo,. Nhập đầy đủ thông tin ghi trên ủy nhiệm chi . Cách thực hiện
như sau :









Transaction Number ( số giao dịch ) : GDV nhập số thứ tự giao

dịch phát sinh.
 Customer : Nhập MSKH trả tiền.
Remmitting amount ( Số tiền KH muốn chuyển )
Ref No ( số tham chiếu )
Receiving Bank ( Ngân hàng nhận )
Paying Bank ( Ngân hàng trả tiền )
Benficiary : họ tên người thụ hưởng
Lưu ý :
-Khi nhập nội dung cho mục ”Diễn giải”:Đánh nội dung chuyển tiền
trên chứng từ khách hàng yêu cầu(Ví dụ như chuyển tiền cho công ty con,cho
người bán….),lưu ý phải nhập chính xác như KH đã viết trên chứng từ.
-Không viết tắt tên Ngân hàng thụ hưởng.
Bước 3:Chuyển màn hình cho KSV phê duyệt trên máy,sau đó điện sẽ

được đẩy vào TTTT ,TTTT sẽ chuyển tiền vào TK cho NH thụ hưởng)
 Trong quá trình thực hiện công việc này,cần phải tiến hành thật nhanh chóng
và chính xác các nội dung về người thụ hưởng,số tiền chuyển…Nếu có những
sai sót rất nhỏ,sẽ phải mất thời gian lập điện tra soát ,rất mất thời gian.
 Khi việc thanh toán cho người thụ hưởng được thực hiện tại TTTT(ở TP
HCM) ,nên cũng không thể biết chính xác thời gian tiền sẽ được chuyển vào
TK NH thụ hưởng,vậy nên sẽ rất khó giải thích cho những khách hàng có nhu
cầu chuyển tiền gấp,thời gian chuyển tiền còn phụ thuộc vào thời điểm chuyển
tiền(không có quá nhiều giao dịch thực hiện một lúc).

Bước 4:Tiến hành thu phí(đối với chuyển tiền ngoài hệ thống)
 Nếu người chuyển tiền có TK tại SCB và người nhận tiền có TK tại ngân hàng
SCB,thì miễn phí chuyển tiền
NGHIỆP VỤ CHUYỂN TIỀN TRÊN TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG


×