Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG DIỄN BIẾN CỦA NÓ TỪ NĂM 2008 ĐẾN THÁNG 10/2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.36 KB, 24 trang )

LỚP T05- NHÓM14

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

MỤC LỤC :
PHẦN GIỚI THIỆU__________________________________________2
1. Tổng quan về tỷ giá hối đoái___________________________________ 2
1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái_________________________________ 2
1.2. Phân loại tỷ giá___________________________________________ 2
1.3. Các chế độ tỷ giá tiêu biểu__________________________________ 4
2. Các yếu tố tác động đến tỷ giá___________________________________6
2.1. Yếu tố trực tiếp: Cung – Cầu ngoại tệ__________________________6
2.2. Các yếu tố làm dịch chuyển cung cầu ngoại tệ___________________ 7
2.2.1. Chênh lệch lạm phát giữa hai nước_______________________7
2.2.2. Chênh lệch lãi suất giữa hai nước________________________ 8
2.2.3. Mức tăng trưởng thu nhập tương đối_____________________ 8
2.2.4. Sự can thiệp của chính phủ_____________________________ 9
2.2.5. Các yếu tố khác_____________________________________ 10
3. Diến biến tình hình tỷ giá từ năm 2008 đến tháng 10/2010 và những nguyên

nhân của những sự biến động đó________________________________ 10
3.1. Diễn biến tỷ giá năm 2008__________________________________10
3.2. Diễn biến tỷ giá năm 2009__________________________________14
3.3. Diễn biến tỷ giá năm 2010_________________________________ 18
4. Xu hướng lựa chọn chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian tới__ 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO________________________________________23

1


LỚP T05- NHÓM14



GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

LỜI GIỚI THIỆU
Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế với nhiều cơ hội cũng
như những thách thức lớn phải đương đầu. Trong những năm gần đây tình hình
tỷ giá nước ta đang trở nên cực kỳ nóng bỏng với những diễn biến bất ngờ của
những đợt điều chỉnh tỷ giá lớn. Như chúng ta đã biết, tỷ giá hối đối có vai trị
vơ cùng quan trọng trong nền kinh tế, nó không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt
động ngoại thương mà còn tác động trực tiếp đến các yếu tố kinh tế khác.
Ngồi ra tỷ giá hối đối cũng phải chịu nhiều tác động từ nhiều yếu tố trong
nước cũng như trên thế giới. Với tầm quan trọng của nó cùng với sự hiếu kỳ về
những diễn biến phức tạp của tình hình tỷ giá trong những năm gần đây, đặc
biệt là sự manh nha về một cuộc “ chiến tranh tiền tệ” sắp nổ ra giữa các nước
trên thế giới gần đây đã thơi thúc nhóm chúng tơi nghiên cứu về đề tài: “ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM VÀ
NHỮNG DIỄN BIẾN CỦA NÓ TỪ NĂM 2008 ĐẾN THÁNG 10/2010”.

1. Tổng quan về tỷ giá hối đoái
1.1. Khái niệm về tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả
giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là
giá của một đồng tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác.
VD: Tỷ giá bán ra của ngân hàng ngoại thương Việt Nam ngày
09/10/2010:1USD=19.58157VND.
Như vậy, bản chất của tỷ giá hối đoái là loại giá cả nhưng là giá cả của
một loại hàng hóa đặc biệt đó là tiền tệ.
1.2. Phân loại tỷ giá
Tỷ giá hối đoái có nhiều loại dựa trên các căn cứ:



Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối :
- Tỷ giá mua vào – Bid Rate: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng sẵn sàng
mua vào đồng tiền yết giá.
- Tỷ giá bán ra: - Ask (Offer) Rate: Là tỷ giá mà tại đó ngân hàng yết giá
sẵn sàng bán ra đồng tiền yết giá.
- Tỷ giá giao ngay – Spot Rate: Là tỷ giá được thỏa thuận hôm nay,
nhưng việc thanh toán xảy ra trong hai ngày làm việc tiếp theo (nếu không có
thỏa thuận khác thì thường là ngày làm việc thứ 2).
- Tỷ giá kỳ hạn – Forward Rate: Là tỷ giá được thỏa thuận hôm nay,
nhưng việc thanh toán xảy ra từ 3 ngày làm việc trở lên.
- Tỷ giá mở cửa – Opening Rate: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao
dịch đầu tiên trong ngày.
- Tỷ giá đóng cửa – Closing Rate: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng cuối
cùng được giao dịch trong ngày. Thông thường Ngân hàng chỉ công bố tỷ giá
đóng cửa. Tỷ giá đóng cửa là một chỉ tiêu chủ yếu về tình hình biến động tỷ giá

2


LỚP T05- NHÓM14

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

trong ngày. Tỷ giá hôm nay thường là cơ sở quan trọng giúp NHNN xác định tỷ
giá phiên giao dịch đầu tiên ngày hôm sau.
- Tỷ giá chéo – Crosed Rate: Là tỷ giá giữa 2 đồng tiền được suy ra từ
đồng tiền thứ 3 (là đồng tiền trung gian).
- Tỷ giá chuyển khoản – Transfer Rate: Tỷ giá chuyển khoản áp dụng

cho các giao dịch mua bản ngoại tệ là các khoản tiền gửi ngân hàng.
- Tỷ giá tiền mặt – Bank Note Rate: Tỷ giá tiền mặt áp dụng cho ngoại tệ
tiền kim loại, tiền giấy, séc và thẻ tín dụng. Thông thường, tỷ giá tiền mặt mua
thấp hơn và tỷ giá bán tiền mặt cao hơn so với tỷ giá chuyển khoản.
- Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Ngày nay, do
ngoại hối được chuyển chủ yếu bằng điện nên tỷ giá niêm yết tại ngân hàng là
tỷ giá điện hối.
- Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.
 Căn cứ vào cơ chế điều hành tỷ giá:
− Tỷ giá chính thức – Official Rate (Ở Việt Nam là tỷ giá giao dịch bình quân trên

thị trường liên ngân hàng): Là tỷ giá do NHTW công bố. Tỷ giá chính thức
được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và hoạt động khác liên quan tỷ giá
chính thức. Ngoài ra, tỷ giá chính thức còn là cơ sở NHTW xác định tỷ giá kinh
doanh biến độ cho phép.

- Tỷ giá chợ đen – Black Market Rate: Là tỷ giá hình thành bên ngoài hệ
thống ngân hàng, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định.
- Tỷ giá cố định – Fixed Rate: Là tỷ giá do NHTW công bố cố định
trong một biên độ dao động hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy
trì tỷ giá cố định, NHTW phải thường xuyên can thiệp, vì vậy dự trữ ngoại hối
quốc gia luôn thay đổi.
- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn – Freely Floating Rate: Là tỷ giá được hình
thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp vào
loại tỷ giá này.
- Tỷ giá thả nổi có điều tiết – Managed Floating Rate: Là tỷ giá được thả
nổi, nhưng NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh
tế.
 Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng lên cán cân thương mại:


- Tỷ giá danh nghĩa song phương: Là tỷ giá của một đồng tiền được biểu
thị thông qua đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng hóa
giữa chúng. Vì vậy khi tỷ giá danh nghĩa thay đổi không nhất thiết phải tác
động đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Tỷ giá thực song phương (Bilateral real exchange Rate): Là tỷ giá được
xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở
trong nước và ở nước ngoài, do đó nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ
và ngoại tệ.

3


LỚP T05- NHÓM14

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

- Tỷ giá danh nghĩa trung bình (Nominal effective exchange Rate –
NEER): NEER phản ánh sự thay đổi giá trị của một đồng tiền đối với tất cả các
đồng tiền còn lại hay một số các đồng tiền.
- Tỷ giá thực trung bình (Real effective exchange rate – REER): REER
cho biết tương quan sức mua giữa nội tệ với các đồng tiền còn lại. REER được
xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đa biên đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm
phát ở trong nước và tất cả các nước còn lại. Vì vậy nó phản ánh tương quan
sức mua giữa nội tệ và tất cả các đồng tiền còn lại.
1.3. Các chế độ tỷ giá tiêu biểu
Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của
mình liên quan đến các đồng tiền nước ngồi và quản lý thị trường ngoại hối.
Chế độ tỷ giá hối đối ở mỗi nước và mỗi thời kỳ có thể khác nhau, song
về cơ bản là chế độ tỷ giá "thả nổi" theo đó thị trường quy định những biến
động của tỷ giá hối đối, hoặc ngược lại hồn tồn là chế độ tỷ giá hối đối "cố

định" theo đó nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá hối đối giữa đồng tiền của nước
mình với đồng tiền (các) nước khác không đổi, hoặc là một chế độ nằm giữa
hai giải pháp gốc đó.
 Chế độ tỷ giá hối đối cố định, đơi khi cịn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là
một kiểu chế độ tỷ giá hối đối trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với
giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một
thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc
giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng
chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định
là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi.

Ưu điểm của chế độ tỷ giá cố định:
Tạo được sự ổn định cho nền kinh tế như việc tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp và nhà đầu tư tránh được những rủi ro về tỷ giá, biết được
khoảng lợi nhuận và chi phí phải trả trong tương lai; ổn định giá cả hàng hóa,

Chế độ tỷ giá này tạo điều kiện cho các nước có thị trường ngoại hối chưa
thật sự phát triển đảm bảo những rủi ro do biến động tỷ giá khi các công cụ
giao dịch ngoại hối phái sinh còn hạn chế.

Nhược điểm:
Nhằm đảm bảo cho tỷ giá cố định thì buộc Ngân hàng Trung Ương các
nước phải có những biện pháp can thiệp, chính điều này đã tạo nên những hạn
chế cho nền kinh tế, cụ thể:
Việc sử dụng một khoảng dự trữ ngoại tệ nhằm can thiệp vào thị trường
khi cần thiết đã gây một sự lãng phí lớn cho tài nguyên vốn, nếu khoản dự trữ
này được đem đầu tư sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho nền kinh tế.
Khi NHTW buộc phải điều chỉnh tăng hoặc giảm tỷ giá bằng biện pháp
phá giá thì sẽ gây ảnh hưởng tâm lý của người dân và nhà đầu tư về sự ổn định
của nền kinh tế và khả năng quản lý nền kinh tế của chính phủ.

Việc cố định tỷ giá cịn gây ra lãng phí trong chi phí quản lý khi phải điều
tiết lạm phát, lãi suất,… ( như việc lập quỹ bình ổn hàng hóa, chi phí quản lý
tránh nạn đầu cơ tăng giá…); cố định tỷ giá có thể dẫn đến việc nhập khẩu cả
4


LỚP T05- NHÓM14



GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

lạm phát từ quốc gia đối tác gây khó khăn trong việc điều hành chính sách
trong nước; đặc biệt là sự hạn chế lưu chuyển dòng vốn đi vào và đi ra của
quốc gia từ đó hạn chế sự phát triển( như việc quy định về thuế thu nhập của
nhà đầu tư trong nước ra nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài, các quy định
rút vốn…); việc cố định tỷ giá còn dễ dẫn đến sự bất hòa giữa các quốc gia mà
tiêu biểu hiện nay là tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ.
Việc theo đuổi một chế độ tỷ giá cố định sẽ tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn,
tạo điều kiện cho giới đầu cơ tấn công khi biết rằng NHTW của nước đó sẽ cố
gắng bảo vệ đồng tiền của mình chứ khơng chịu để nó mất giá, tiêu biểu là hiện
tượng đầu cơ của Soros đối với đồng bảng Anh, và sự kiện Thái Lan trong
khủng hoảng tài chính châu Á là một ví dụ.
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi
Chế độ tỷ giá thả nổi hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế
độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại
hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi.
Theo chế độ tỷ giá này thì cung cầu về ngoại tệ sẽ tuân theo quy luật cung
cầu trên thị trường vì thế mà nó phản ánh được giá trị thực của đồng nội tệ và
tránh được những phản ứng phụ hay hạn chế của chế độ tỷ giá cố định lên nền

kinh tế. Bên cạnh những ưu điểm đó thì chế độ tỷ giá thả nổi lại không đảm
bảo được cho những rủi ro về biến động tỷ giá. Tuy nhiên ở các nước phát triển
thị các công cụ giao dịch ngoại hối phái sinh đã phát triển rất mạnh vì vậy mà
hạn chế này cũng coi như một phần đã được khắc phục.
 Chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai
chế độ thả nổi và cố định. Theo đó thì chính phủ sẽ khơng cam kết duy trì ở
một tỷ giá trung tâm cũng nhưng một biên độ tỷ giá nào mà chính phủ chỉ can
thiệp khi tỷ giá biến động mạnh vượt mức cho phép. Ưu điểm của chế độ tỷ giá
này là việc vẫn đảm bảo cung cầu ngoại tệ tuân theo quy luật cung cầu mà theo
đó cịn có sự can thiệp của chính phủ khi cần thiết, vì thực tế thì việc thả nổi
hồn tồn là quá bất ổn định.

2. Các yếu tố tác động đến tỷ giá
2.1. Yếu tố trực tiếp: Cung – Cầu ngoại tệ

Tỷ giá phản ánh sự cân bằng trên thị trường tiền tệ. Khi cung cầu thị
trường thay đổi  các đường cung cầu dịch chuyển tỷ giá thay đổi.

5


LỚP T05- NHĨM14

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh



Bất cứ yếu tố nào làm tăng cầu ngoại tệ đường cầu dịch chuyển sang phải
tỷ giá tăng lên.




Các yếu tố làm giảm cầu ngoại tệ  đường cầu dịch chuyển sang trái tỷ giá
giảm.



Các yếu tố làm tăng cung ngoại tệ đường cung dịch chuyển sang phải  tỷ
giá giảm.

6


LỚP T05- NHĨM14



GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

Các yếu tố làm giảm cung ngoại tệ đường cung ngoại tệ dịch chuyển sang
trái tỷ giá tăng.

2.2. Các yếu tố làm dịch chuyển cung cầu ngoại tệ
2.2.1. Chênh lệch lạm phát giữa hai nước

Mức chênh lệch lạm phát của hai nước cũng ảnh hưởng đến sự biến động
của tỷ giá. Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của
hai nước tương đương như nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do, khi đó tỷ giá
biến động phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền. Nước nào
có mức độ lạm phát lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng

tiền nước cịn lại.
+ Điển hình là khi lạm phát trong nước cao hơn nước ngồi thì làm
cho giá cả hàng hóa trong nước đắt hơn hàng hóa nước ngồi. Nên người dân
trong nước có nhu cầu hàng ngoại hơn và người dân ở nước ngoài hạn chế
dùng hàng trong nước. Từ đó làm cho xuất khẩu giảm và nhập khẩu tăng hay
cung ngoại tệ giảm và cầu ngoại tệ tăng => tỷ giá tăng.
+ Khi lạm phát cao làm cho lãi suất tương đối của ngoại tệ cao hơn
nội tệ , các nhà đầu tư sẽ bán các tài sản tài chính định giá bằng đồng nội tệ để
mua tài sản tài chính định giá bằng ngoại tệ, hành động này làm cho cầu ngoại
tệ tăng và dẫn đến tỷ giá tăng.
+ Khi có lạm phát cao thì người dân mất lịng tin vào đồng nội tệ, từ
đó họ sẽ chuyển sang găm giữ ngoại tệ làm cho cầu ngoại tệ tăng , dẫn đến tỷ
giá tăng.
Chênh lệch lạm phát dựa vào thuyết ngang giá sức mua của đồng tiền
PPP. Theo thuyết này, mức giá của một nước tăng lên tương đối so với mức
7


LỚP T05- NHÓM14

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

tăng giá của nước khác trong dài hạn sẽ làm cho đồng tiền của nước đó
giảm giá và ngược lại. Như vậy, yếu tố chênh lệch lạm phát chỉ có ảnh
hưởng đến biến động của tỷ giá trong dài hạn. Việc nghiên cứu yếu tố này
để làm cơ sở dự đoán biến động của tỷ giá trong ngắn hạn sẽ đem lại kết quả
không đáng tin cậy.

2.2.2. Chênh lệch lãi suất giữa hai nước


Lãi suất là một trong những cơng cụ được các chính phủ sử dụng trong
quản lý vĩ mô nền kinh tế nhất là trong cơ chế thị trường, nó kích thích tập
trung nguồn lực tài chính và phân bổ nguồn lực đó một cách có hiệu quả, thúc
đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia.Đặc
biệt,Lãi suất cịn là cơng cụ được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị
trường, điều chỉnh giá trị đối ngoại của nơi tệ. Chính sách lãi suất cao có xu
hướng hỗ trợ sự lên giá của nội tệ, bởi vì nó hấp dẫn các luồng vốn nước ngoài
chảy vào trong nước, nếu lãi suất trong nước cao hơn so với lãi suất nước ngoài
hay lãi suất ngoại tệ sẽ dẫn đến những dòng vốn chảy vào hay sẽ làm chuyển
lượng hóa ngoại tệ trong nền kinh tế sang đồng nội tệ để hưởng lãi suất cao
hơn. Điều này làm cho tăng cung ngoại tệ trên thị trường (cũng có nghĩa làm
tăng cầu đối với đồng nội tệ), từ đó đồng ngoại tệ sẽ có xu hướng giảm giá trên
thị trường, hay đồng nội tệ sẽ tăng giá. Trong trường hợp ngược lại, nếu lãi suất
trong nước thấp hơn so với lãi suất nươc ngoài hay lãi suất ngoại tệ, đồng ngoại
tệ có xu hướng tăng giá trên thị trường hay đồng nội tệ sẽ giảm giá.
2.2.3. Mức tăng trưởng thu nhập tương đối:

Khi thu nhập của một nước tăng đáng kể đối với đối tác thương mại của
nó thì nhu cầu về hàng nhập khẩu của nước có thu nhập tăng cao hơn sẽ tăng
8


LỚP T05- NHĨM14

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

lên, từ đó làm tăng cầu ngoại tệ của nước đó, tạo áp lực tăng tỷ giá và ngược
lại.
2.2.4. Sự can thiệp của chính phủ


Chính phủ của bất kỳ một nước nào cũng có thể thực hiện các chính sách
tài khóa, tiền tệ và các biện pháp hành chính riêng của mình để can thiệp, kiểm
soát nền kinh tế. Thị trường ngoại hối là một trong những thị trường quan trọng
đối với nền kinh tế của một nước, để quản lý thì mỗi quốc gia thường có một
cơ quan chính phủ can thiệp thị trường vào thị trường này nhằm khống chế giá
trị của một đồng tiền, thông thường là ngân hàng trung ương (NHTW). Tỷ giá
hối đối là một yếu tố có liên quan chặt chẽ tới ngoại thương cũng như các biến
động kinh tế vĩ mô cho nên tất cả các NHTW đều phải can thiệp vào tỷ giá khi
cần thiết, thông qua:
− Can thiệp trực tiếp: Các NHTW có thể tác động đến tỷ giá bằng cách trực tiếp
mua vào ngoại tệ hoặc bán nội tệ ra thị trường. Khi NHTW can thiệp vào thị
trường hối đối mà có sự điều chỉnh sự thay đổi trong mức cung tiền tệ, điều
này gọi là can thiệp khơng vơ hiệu hóa. Ngược lại, nếu muốn can thiệp vào thị
trường hối đoái, trong khi vẫn duy trì mức cung tiền tệ, NHTW sẽ sử dụng can
thiệp vơ hiệu hố bằng cách áp dụng các giao dịch trên thị trường ngoại hối
đồng thời với các hoạt động trên thị trường mở. Thông thường là hoạt động của
NHTW trên thị trường ngoại hối thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy
trì một tỷ giá cố định nhưng để can thiệp thì NHTW cần có một lượng dự trữ
ngoại hối đủ mạnh, hơn nữa can thiệp của NHTW tạo hiệu ứng thay đổi lượng
cung tiền trong lưu thông tạo ra áp lực lạm phát hay giảm phát. Chính vì vậy
mà chính phủ phải sử dụng thêm nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư
cung hay bổ sung thiếu hụt tiền tệ trong lưu thơng. Chính những hạn chế đó mà
NHTW đã chuyển từ can thiệp trực tiếp đến gián tiếp. Ngoài ra, thuộc nhóm
cơng cụ trực tiếp cịn có biện pháp hành chính như: biện pháp kết hối, quy định
đối tượng được mua ngoại tệ, các điều kiện và thời gian rút vốn của các nhà
đầu tư nước ngoài…
− Can thiệp gián tiếp: NHTW có thể tác động đến đồng nội tệ một cách gián tiếp
bằng cách tác động đến các yếu tố ảnh hưởng đến đồng nội tệ như lãi suất, các
biện pháp kiềm chế lạm phát… Một chính phủ cũng có thể tác động đến đến
các tỷ giá hối đoái bằng cách áp đặt các hàng rào đối với tài chính và mậu dịch

quốc tế như thuế nhập khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, thuế đánh trên bất cứ thu
nhập nào do đầu tư ở nước đó của các nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể:
Ngân hàng trung ương quy định lãi suất tái chiết khấu, dự trữ bắt buộc
nhằm điều chỉnh lãi suất trên thị trường. Khi các yếu tố khác không đổi,
NHTW tăng lãi suất tái chiết khấu sẽ làm tăng lãi suất thị trường, làm tăng
nguồn vốn ngoại tệ và kết quả là tạo áp lực tăng giá nội tệ.
Chính phủ có thể thơng qua việc kiềm chế lạm phát để tác động làm mất
giá đồng nội tệ tức tăng tỷ giá để thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

9


LỚP T05- NHĨM14

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

Chính phủ cịn có thể tiến hành một số quy định và biện pháp hành chính
trong hoạt động lưu thơng tiền tệ trong nền kinh tế và các hoạt động ngoại
thương đối với các quốc gia khác như:
Thuế quan: thuế nhập khẩu cao hạn chế nhập khẩu cầu ngoại tệ
giảm nội tệ lên giá. Việc đánh thuế vào nguồn thu nhập của các nhà đầu tư
nước ngồi cũng có tác dụng tương tự. Bên cạnh đó chính phủ cịn có thể hạn
chế luồng vốn đầu tư từ trong nước ra nước ngoài bằng việc đánh thuế trên thu
nhập của những nhà đầu tư ra nước ngồi từ đó làm giảm cầu ngoại tệ giảm
giá ngoại tệ tỷ giá tăng.
Hạn ngạch : việc đặt ra một hạn ngạch trong nhập khẩu sẽ hạn chế cầu về
hàng hóa nước ngồi, giảm cầu ngoại tệ, tạo áp lực tăng giá nội tệ.
Giá cả: việc chính phủ trợ giá cho những mặt hàng xuất khẩu chiến lược
sẽ làm cho xuất khẩu tăng  tăng cung ngoại tệ  nội tệ tăng giá. Bù giá thì
cơ chế như sau : việc chính phủ bù giá cho những mặt hàng nhập khẩu sẽ làm

cho nhập khẩu tăng  tăng cầu ngoại tệ  ngoại tệ tăng giá tỷ giá tăng.
2.2.5. Các yếu tố khác



Kỳ vọng về tỷ giá:
Kì vọng của thị trường vào tỷ giá tuơng lai cũng là một trong những nhân
tố tác động đến tỷ giá hối đoái. Như các thị trường tài chính khác, thị trường
ngoại hối phản ứng lại với các thông tin trong tương lai có liên quan đến tỉ giá.
Ví dụ : khi các nhà đầu cơ kỳ vọng đồng tiền của một nước nào đó sẽ giảm giá
thì họ sẽ bán tháo đồng tiền đó dẫn đến kết quả làm cho đồng tiền đó thật sự bị
mất giá và ngược lại. Đây chính là yếu tố kỳ vọng tạo ra kỳ vọng của chính nó.
Tuy nhiên chính hành động của nhà đầu cơ đã đưa đồng tiền về giá trị thực của
chính nó.
Một kỳ vọng về sự giảm giá của VND so với USD và những diễn biến bất
thường trên thị thường vàng được phản ánh qua diễn biến tỷ giá qua những
tháng vừa qua:

10


LỚP T05- NHÓM14

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

Nhiều nhà đầu tư định chế (như các ngân hàng thương mại và các công ty
bảo hiểm) thực hiện vị thế tiền tệ dựa trên biến động lãi suất dự kiến ở các
nước khác nhau.
Ví dụ: Các nhà đầu tư định chế có thể đầu tư một cách thường xuyên
ngân quỹ vào Việt Nam nếu họ dự kiến lãi suất của Việt Nam tăng, một gia

tăng như thế sẽ thu hút vốn vàoViệt Nam nhiều hơn và tạo áp lực tăng giá đồng
Việt Nam. Bằng cách thực hiện vị thế mua bán tiền dựa vào kì vọng, họ có thể
đạt được lợi ích từ sự thay đổi trong giá trị của đồng Việt Nam vì họ sẽ mua
đồng Việt Nam trước khi sự thay đổi xảy ra.
• Ứng xử của cơng chúng: sự ưa thích hàng nội hay hàng ngoại. Nếu sự ưa thích
hàng ngoại tăng thì nhu cầu về hàng nhập khẩu tăng làm cho ngoại tệ tăng giá.
Nếu cầu về hàng xuất khẩu của một nước tăng lên về lâu dài làm cho đồng tiền
của nước đó tăng giá tức tỷ giá giảm.
3. Diến biến tình hình tỷ giá từ năm 2008 đến tháng 10/2010 và những

nguyên nhân của những sự biến động đó:
3.1. Diễn biến tỷ giá năm 2008
Tỷ giá VND/USD qua năm 2008 đã có ba lần nới biên độ tỷ giá và cơn
sốt USD vào giữa tháng 6/2008. Có thể phân thị trường ngoại tệ ở Việt Nam
trong năm 2008 thành 4 giai đoạn sau:

Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 - Nguồn: BIDV
Giai đoạn đầu (3 tháng đầu năm từ 01/01/2008 – 25/03/2008): Tỷ giá liên
tục giảm, dưới mức sàn.
Trong giai đoạn 3 tháng đầu năm, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên
ngân hàng liên tục sụt giảm (từ mức 16.112 đồng xuống 15.960 đồng. mức thấp
nhất là 15.560 đồng/USD). Trên thị trường tự do, USD dao động từ mức
15.700 – 16.000 đồng/USD.
Ngun chính của tình trạng trên là do:
Khan hiếm VND do các biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ:
Theo cơng bố của Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tháng 1/2008 đã tăng
2,38% so với tháng 12/2007 và tăng 14,11% so với tháng 1 cùng kỳ năm ngoái.

11



LỚP T05- NHÓM14

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

Với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ngày 30/1/2008, NHNN thông báo điều chỉnh
các lãi suất: lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm tăng lên 8,75%/năm, tăng 0,5%/năm;
lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm, tăng 1,0%/năm; lãi suất
chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6,0%/năm, tăng 1,5%/năm… đi kèm theo đó
là việc Ngân hàng Nhà Nước phát hành 20300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc với
41 NHTM, kỳ hạn là 364 ngày, lãi suất là 7,80%/năm. Hệ quả tức thời của các
tác động trên là dòng tiền VND bị chặn lại, gây ra hiện tượng khan hiếm tiền
mặt, thừa USD giữa các NHTM.
Chênh lệch lãi suất lớn giữa USD và VND nên các nhà đầu tư đẩy mạnh
việc bán USD chuyển qua VND : Lãi suất gửi bằng VND tăng cao do việc
NHNN tăng lãi suất cơ bản để kiềm chế lạm phát đồng thời các NHTM cũng
chạy đua lãi suất huy động để thu hút tiền mặt nhằm đáp ứng yêu cầu mua tín
phiếu bắt buộc từ NHNN. Sự kết hợp của các yếu tố trên đã đẩy lãi suất VND
cao hơn nhiều so với USD, thêm vào đó thì tỷ giá VND/ USD sụt giảm nghiêm
trọng, lãi suất cơ bản tại Mỹ sụt giảm để kích thích nền kinh tế đang trong
khủng hoảng làm cho dịng vốn lớn từ nước ngồi đổ vào Việt Nam. Các nhà
đầu tư nước ngoài bán USD lấy VND rồi đem gửi tiết kiệm, kiều bào nước
ngoài cũng gửi tiền về cho người thân ở Việt Nam để hưởng lãi suất.
Những nguyên nhân nổi cộm trên đã tạo ra một áp lực tăng giá lớn lên
VND dẫn đến sự sụt giảm mạnh tỷ giá trong giai đoạn này.
Giai đoạn 2 (từ 26/03 – 16/07): Tăng với tốc độ chóng mặt tạo cơn sốt
USD trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do.
Trong tháng 4/2008, tỷ giá USD/VND vẫn tiếp tục tăng lên, để ổn định tỷ
giá, NHNN phải bán ngoại tệ can thiệp thị trường. Từ đầu tháng 5 có sự xáo
động mạnh trong cung-cầu ngoại tệ trên thị trường, sau kỳ nghỉ lễ, giá USD

bán ra của các NH bất ngờ tăng mạnh thêm 20 VND, đợt biến động mạnh thứ 2
sau đợt biến động mạnh từ 20 đến 31/3. Tỷ giá USD/VND vẫn tiếp tục tăng
khiến lãi suất USD bước vào cuộc đua mới. Ở hầu hết các NHTM, giá USD
tăng kịch trần, hết biên độ cho phép, trên thị trường tự do, giá bán dao động
xung quanh 17.100 – 17.500 VND/USD. Tính tốn của Tổng cục Thống kê
cơng bố cho thấy, trong tháng 5, giá USD tính theo VND đã tăng mạnh với
1,02% so với tháng trước đó. Đặc biệt trung tuần tháng 6/2008, cơn sốt USD
bùng phát, có thời điểm giá chợ đen lên tới 19.000-19.800 VND/USD.
Nguyên nhân là do: việc thắt chặt tiền tệ quá mức để kiềm chế lạm phát
đã dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản trầm trọng trong hệ thống các NHTM.
Vì thế 10/3/2008, NHNN cũng tung ra thị trường 33.000 tỷ đồng vay ngắn hạn;
gấp 1,5 lần số lượng tiền định rút về qua tín phiếu bắt buộc, làm cho lạm phát
tăng cao. Mặc dù NHNN đã ban hành cơ chế mới về điều hành lãi suất, nâng
lãi suất cơ bản từ 8,75%/năm lên 12%/năm vào tháng 5, rồi sau đó tăng lên
14%/năm vào tháng 6, nhưng việc áp dụng trần lãi suất làm cho các NHTM
không thể tăng lãi suất lên, lãi suất thực âm, lượng tiền huy động giảm sút như
vậy làm trậm trọng hơn vấn đề lạm phát vì khơng thể hút tiền từ trong lưu
thơng về vì trong tình hình lạm phát cao. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng
4/2008 so với tháng 12/2007 đã tăng lên hai chữ số là 11,6%; gần bằng tốc độ

12


LỚP T05- NHÓM14

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

của cả năm 2007 (12,63%). Lạm phát tháng 5 tiếp tục tăng 3,91%, cao nhất kể
từ đầu năm đến nay, đẩy chỉ số tiêu dùng trong 5 tháng đầu năm lên đến
15,96%. Với tốc độ tăng giá tiêu dùng đã lên đến 15,96% trong 5 tháng đầu

năm, tức là tăng trên 3%/tháng, trong khi lãi suất tiết kiệm chỉ khoảng trên dưới
1,2%/tháng, nghĩa là tốc độ tăng giá tiêu dùng cao gấp 2,5 lần lãi suất tiết kiệm
dẫn đến lãi suất tiền gửi thực bị âm. Tâm lý lo sợ VND ngày càng mất giá,
người dân không muốn gửi tiền vào ngân hàng mà dùng đồng tiền để mua sắm,
dự trữ,… Lạm phát tăng cao cịn tạo ra một hệ lụy là tình trạng găm giữ ngoại
tệ, các nhà đầu tư nước ngoài rút một lượng lớn về nước ( bán ròng bán ròng
0,86 tỷ USD trái phiếu chính phủ).
Thêm vào đó là tình hình nhập siêu quý I/2008 tới 7,3 tỷ USD do một
phần nhiều nhà đầu tư chứng khoán chuyển vốn sang vàng, khiến cung tăng
mạnh và doanh nghiệp vàng bạc đang phải huy động nhiều USD để nhập khẩu
vàng. Theo ước tính Việt Nam nhập trên 30 tấn vàng, gấp hơn 3 lần so với cùng
kỳ hằng năm, nhu cầu ngoại tệ đối với nhập khẩu tăng khá mạnh làm cho
nguồn cung USD bị sức ép lớn. Đồng thời với tác động của việc giá USD liên
tục tăng làm cho những DN khác dù chưa đến hạn thanh toán cũng yêu cầu
mua USD để tránh rủi ro làm cho cầu USD tăng mạnh hơn.
Giai đoạn 3 (từ 17/07 – 15/10): Giảm mạnh và dần đi vào bình ổn.
Nhờ có sự can thiệp kịp thời của NHNN, cơn sốt USD đã được chặn
đứng, tỷ giá giảm mạnh từ 19.400 đồng/USD xuống 16.400 đồng/USD và giao
dịch bình ổn quanh mức 16.600 đồng trong giai đoạn từ tháng 8 – tháng 11.
Nhận thấy tình trạng sốt USD đã ở mức báo động, lần đầu tiên trong lịch
sử, NHNN đã công khai công bố dự trữ ngoại hối quốc gia 20,7 tỷ USD khi các
thông tin trên thị trường cho rằng USD đang trở nên khan hiếm giúp cải thiện
tâm lý lo lắng nơi người dân, qua đó giảm bớt tình trạng găm giữ, đầu cơ ngoại
tệ dẫn đến tỷ giá ổn định trong thời gian này.
Lạm phát tháng 7/2008 đã tăng chậm lại ở mức tăng 1,13% so với tháng
trước, lãi suất ổn định. Mức nhập siêu trong tháng 7 ước đạt 0,8 tỷ USD.
Đồng thời lúc này, NHNN đã ban hành một loạt các chính sách nhằm
bình ổn thị trường ngoại tệ như kiểm soát chặt các đại lý thu đổi ngoại tệ (cấm
mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do không đăng ký với các NHTM), cấm
mua bán USD thông qua ngoại tệ khác để lách biên độ, cấm nhập khẩu vàng và

cho phép xuất khẩu vàng; bán ngoại tệ can thiệp thị trường thông qua các
NHTM lớn.
Giai đoạn 4 (từ 16/10/2008 đến hết năm 2008): tỷ giá USD tăng trở lại.
Tỷ giá USDVND tăng đột ngột trở lại từ mức 16.600 lên mức cao nhất
là 16.998 sau đó giảm nhẹ. Giao dịch nằm trong biên độ tỷ giá. Tuy nhiên cung
hạn chế, cầu ngoại tệ vẫn lớn. Sau khi NHNN tăng biên độ tỷ giá từ 2% lên 3%
trong ngày 7/11/2008, tăng tới mức 17.440 đồng/USD.
Nguyên nhân: Trong khoảng thời gian từ tháng 10 - tháng 11, nhà đầu tư
nước ngồi đẩy mạnh việc bán ra chứng khốn trong đó bán trái phiếu (700
triệu USD), cổ phiếu (100 triệu USD). Nhu cầu mua ngoại tệ của khối nhà đầu
tư nước ngoài tăng cao khi muốn đảm bảo thanh khoản của tổ chức tại chính

13


LỚP T05- NHÓM14

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

quốc. Nhu cầu mua USD của các ngân hàng nước ngoài cũng tăng mạnh
(khoảng 40 triệu USD/ngày).

Giá trị bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài
tại HaSTC từ 15/9 - 24/10 (nguồn dữ liệu: UBCKNN)
Cầu USD trên thị trường tự do tăng cao bởi khi NHNN khơng cho phép
nhập vàng thì hiện tượng nhập lậu vàng gia tăng, làm tăng cầu USD để nhập
khẩu (do USD là đồng tiền thanh tốn chính).
NHNN bán hơn 1 tỷ USD cho các NHTM đáp ứng nhu cầu nhập khẩu
một số mặt hàng thiết yếu.
3.2. Diễn biến tỷ giá năm 2009

Tỷ giá VND/USD lại tiếp tục tăng đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc
biệt sau khi NHNN thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% khiến cho tỷ
giá ngoại tệ liên NH đã có đợt tăng đột biến và giao dịch trên TTTD tiến sát
mức 18000đồng/USD. Trong bối cảnh nguồn ngoại tệ ròng vào VN là + trong 4
tháng đầu năm thì dường như yếu tố chính khiến cho tỷ giá VND/USD tăng
mạnh lại là do sự nắm giữ ngoại tệ.
Giai đoạn 1 (từ 01/01-24/11/2009)
Tỷ giá liên tục tăng
Tỷ giá biến động mạnh trên cả thị trường liên ngân hàng (LNH) và cả thị
trường tự do cụ thể như sau :
Từ tháng 1 đến tháng 3 : tỷ giá dao động trong khoảng 17.450 - 17.700
đồng/USD, cách giá trần khoảng từ 0-200 đồng, còn thị trường tự do cao hơn
giá LNH khoảng 100 đồng.
Nhìn chung từ đầu tháng 1/2009 đến giữa tháng 2/2009, tỷ giá VND/USD
khơng có biến động mạnh - tăng giảm trong khoảng 17.480 đến 17.490
VND/USD - nguyên nhân phần lớn là do có sự can thiệp của nhà nước.
Tuy nhiên, vào những ngày đầu tháng 1/2009 nhu cầu vay vốn bằng ngoại
tệ của doanh nghiệp đã giảm hẳn sau khi các NH áp dụng chương trình vay vốn
được bù 4% lãi suất. Cơ chế bù lãi suất chỉ áp dụng cho các trường hợp vay

14


LỚP T05- NHĨM14

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

vốn bằng VND, khơng áp dụng cho trường hợp vay vốn bằng USD. Các doanh
nghiệp đã tính tốn, vay USD vừa phải lo lắng về biến động tỉ giá lại không
được bù lãi suất. Từ đó, doanh nghiệp đã dừng vay vốn bằng USD để chuyển

sang vay VND, số đã vay đến hạn trả nợ, không vay thêm làm số dư vốn vay
USD giảm. Đầu ra của USD ở nước ngoài bị thu hẹp dần. Như vậy, gói kích
cầu đã làm cho cầu đồng nội tệ tăng vì các NHTM cần VND để cho vay theo
nên lãi suất huy động VND tăng, làm cho giá VND tăng. Đồng thời, gói kích
cầu cũng làm cho nhu cầu USD giảm, lãi suất huy động USD giảm, làm cho giá
USD giảm.
Nhưng, đến tuần thứ ba (16/2 – 20/2), tỷ giá lại biến động khá mạnh. Tỷ
giá niêm yết tại các ngân hàng vẫn không đổi, nhưng trên thị trường tự do tỷ
giá VND/USD có nơi đã lên đến 18.000đ. Trong hệ thống ngân hàng đã xảy ra
tình trạng thiếu USD, khiến cho nhiều người có nhu cầu không thể đổi được
ngoại tệ. Mặt khác do việc chênh lệch tỷ giá giao dịch giữa ngân hàng và thị
trường tự do đã khiến cho những người dân hay doanh nghiệp có USD khơng
bán cho các ngân hàng mà bán trên thị trường tự do. Trung tâm Thông tin và
Dự báo Kinh tế Xã hội thuộ c Bộ KH-ĐT còn dự báo tỷ giá VND/USD có thể
lên tới 18,500 VND/USD. Như vậy đã có chênh lệch khá cao giữa tỷ giá niêm
yết và tỷ giá giao dịch phi chính thức. Nhiều khả năng sự chênh lệch này tiếp
tục được duy trì, vấn đề này có thể buộc Ngân hàng Nhà nước có những chính
sách nâng tỷ giá hoặc nới rộng biên độ trong thời gian tới. Trong thời gian tới,
xu hướng dự báo tỷ giá có chiều hướng tăng, thậm chí tăng mạnh. Cùng với
vàng, USD đang là một kênh đầu tư thu hút sự quan tâm của các tổ chức tài
chính và các nhà đầu tư. Nhiều người dân chuyển từ VND sang cất giữ USD.
Theo số liệu của Bloomberg, đồng USD tại châu Á đã phục hồi trở lại, đạt
mức 1 Euro bằng 1,2985 USD ở thời điểm 10h20 tại Tokyo.Chỉ số giá nhà sản
xuất (PPI) tháng 12/2008 của khu vực EU cơng bố đã giảm cịn 1,8% từ mức
3,3% trong tháng 11. Nguy cơ giảm phát cận kề đang gây áp lực cho Ngân
hàng Trung ương châu Âu (ECB) hạ thêm lãi suất đồng Euro đã khiến đồng
tiền này khó lên giá so với USD.
Trong nước, tỷ giá đồng USD được NH Nhà nước công bố tham khảo cho
các ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng thêm 2 đồng/USD,
ở mức 16.979 đồng. Trong sáng qua 4/2, NH Ngoại thương một lần nữa thu

hẹp biên độ giá mua-bán bằng cách tăng thêm 5 đồng so với trước, lên 17.475
đồng/USD mua vào và bán ra vẫn giữ trần so với quy định của NH Nhà
nước:17.488 đồng. Đây là NH đầu mối trong cả nước, tình hình cung cầu tại
các NH vẫn chưa được cải thiện khi phần lớn các NH thương mại đang niêm
yết giá mua- bán cùng một giá: 17.488 đồng/USD.Trên thị trường tự do, giá
mỗi USD chợ đen ở Hà Nội lên mức 17.720 đồng (bán ra), đắt hơn 50 đồng so
với ngày trước đó, giá mua vào 17.680 đồng (tăng 40 đồng). Khách đến giao
dịch khá tấp nập. Tại một số cửa hàng vàng trên phố Trần Nhân Tơng, Cầu Gỗ
cịn có trường hợp chủ tiệm chỉ mua vào chứ không bán ra.
Nhiều phân tích cho thấy, giá USD tự do tăng mạnh trong hai ngày gần
đây chủ yếu là do tâm lý. Những dự báo nguồn cung ngoại tệ có thể bị thu hẹp
lại do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, các yếu tố chưa khả quan về triển
15


LỚP T05- NHÓM14

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

vọng đầu tư nước ngồi và thị trường chứng khốn, trong khi nhu cầu nắm giữ
USD đang cao cũng đẩy tỷ giá lên. Giới quan sát nhận định, tỷ giá còn tăng
trong quý I khi các doanh nghiệp nhập khẩu có nhu cầu về USD tăng để giao
thương bởi đây là thời gian hoạt động nhập khẩu diễn ra mạnh so với những
tháng còn lại.
Ngày 18/3/2009, Thống đốc NHNN Việt Nam có cơng văn số
1819/NHNN-QLNH về việc chấn chỉnh hoạt động mua bán ngoại tệ.
Thống đốc yêu cầu: Thứ nhất, các Tổ chức tín dụng được phép hoạt động
ngoại hối không được sử dụng kết hợp các cơng cụ phái sinh nhằm mục đích
mua bán đô la Mỹ giao ngay với tỷ giá cao hơn trần biên độ do NHNN quy
định. Thứ hai, Thanh tra NHNN tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ

các quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ kể từ ngày 18/3/2009 và xử lý
nghiêm các hành vi vi phạm.
Tỷ giá đồng USD trên thị trường liên ngân hàng do đang còn giữ trần so
với quy định của NHNN nên có những điều chỉnh giá giảm cùng tỷ giá tham
khảo. Phần lớn các ngân hàng hiện nay vẫn giữ giá mua ngang với giá bán
xuống quanh mức 17.482 đồng. Rất nhiều ngân hàng đang trong tình trạng
khan hiếm USD khi nhiều khách hàng muốn mua USD sẽ phải chờ đợi thanh
toán theo hợp đồng.
Nguồn cung USD cho thị trường trong nước hiện nay đang rất khó khăn
khi tình hình xuất nhập khẩu rất xấu. Đồng USD trên thị trường tự do sau khi
giảm ở phiên đầu tuần đã tăng mạnh trong ngày hôm qua do nhu cầu về USD
tăng đột biến, các điểm trao đổi ngoại tệ rất sôi động mà chủ yếu là khách mua
vào. Theo giám đốc một cơng ty chứng khốn cho biết, những ngày qua rất
nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán rút vốn chuyển sang mua USD
tích trữ đầu tư. Hơn nữa, hoạt động bán ra chốt lời vàng diễn ra rất mạnh của
các nhà đầu tư trong nước khi giá tăng mạnh những ngày qua, một lượng tiền
mặt nhàn rỗi nữa được đổ vào USD. Nhu cầu tăng đột biến khiến đồng USD
bên ngồi "chợ đen" tăng tốt, cịn giữ giá cao. Cầu mua USD đã và đang tăng
mạnh, khả năng USD thị trường tự do có thể tăng trên 18,000 đồng/USD. Một
số thông tin đồn xung quanh khả năng NHNN sẽ nới rộng biên độ tỷ giá cũng
nâng đỡ cho thị trường giữ giá cao.
Trong phiên sáng ngày 20/3/2009, đồng USD trên thị trường tự do còn
giữ biên độ trung bình trên cả nước: 17,600-17.700 đồng.
Trong những ngày sau đó người dân đem đơla dự trữ đi bán trên thị
trường chợ đen do lo ngại giá sẽ xuống thấp trong tương lai gần. Động thái này
đã góp phần làm giá đôla giảm nhẹ trong những ngày ngày này.
Từ tháng 4 đến tháng 9 : tỷ giá thị trường dao động trong khoảng
18.180-18.500 đồng/USD.
Từ cuối tháng 3/2009, tỷ giá bình quân liên ngân hàng bắt đầu giảm
mạnh, có ngày giảm gần 10 VND. Đây được xem là một sự điều chỉnh “cân

đối” với chính sách biên độ mới, khi từ ngày 24/3/2009 Ngân hàng Nhà nước
bắt đầu nới biên độ từ +/-3% lên +/-5%. Từ cuối tháng 7 trở lại đây, tỷ giá bình

16


LỚP T05- NHÓM14

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

quân liên ngân hàng bắt đầu tăng trở lại; hiện vẫn thấp hơn so với những ngày
cuối năm 2008, nhưng do có biên độ lớn hơn nên giá USD của các ngân hàng
đã lên mức cao nhất từ trước tới nay.
Trong suốt những biến động từ đầu năm, hầu hết ở các thời điểm tỷ giá
USD/VND của các ngân hàng thương mại đều ở sát trần biên độ cho phép; việc
đẩy giá mua vào bằng đúng giá bán ra cũng đã kéo dài kể từ ngày 11/6/2009 trở
lại đây.
Trong báo cáo tổng kết thị trường trong tuần này, Ngân hàng Nhà nước
tiếp tục duy trì thơng điệp “đang tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, điều
hành tỷ giá ổn định, áp dụng các biện pháp can thiệp thích hợp để thị trường
ngoại hối hoạt động tích cực hơn”. Trong tháng 8/2009, theo thơng tin từ lãnh
đạo Ngân hàng Nhà nước, tình hình cung – cầu ngoại tệ trên thị trường đã bớt
căng thẳng; doanh nghiệp và người dân cũng đã bắt đầu bán ra USD thay vì
chủ yếu găm giữ trước đó. Nhu cầu vay ngoại tệ của doanh nghiệp cũng đã
tăng lên. Trong tháng 7 và 8 vừa qua, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ (chủ
yếu bằng USD) đã tăng khá nhanh; lần lượt tăng 1,2% và 1,52%. Lãi suất huy
động USD từ cuối tháng 8 đến nay cũng đã tăng khá mạnh; một số ngân hàng
đã đẩy mức cao nhất lên đến 4% - 4,15%/năm.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá USD tháng 8/2009 đã
tăng 6,36% so với tháng 12/2008, tăng 8,95% so với cùng kỳ năm 2008.

Từ tháng 10 đến 25/11/2009 : biến động tỷ giá rất mạnh từ 18.54519.300đồng/USD, có lúc đạt đỉnh 20.000đồng/USD trên thị trường tự do và
19.750đồng/USD trên thị trường liên ngân hàng.
Trong những ngày cuối tháng 9 và đầu tháng 10 năm 2009, tỷ giá hối
đoái trên thị trường tự do vẫn xoay quanh mức 18.300 - 18.350 VND/USD,
không thay đổi nhiều so với các tháng trước đó khi mà nhu cầu USD của DN
nhập khẩu gia tăng.
Các ngân hàng thương mại cũng điều chỉnh tăng giá USD kịch trần biên
độ cho phép. Trong khi đó, tỷ giá tại chợ đen lại “khá bình thản” và chỉ quanh
quẩn ở mức 18.230 – 18.300 đồng cho một USD (mua – bán) trong hai ngày 13
và 14/10.. Tỷ giá liên ngân hàng do NHNN công bố ngày 13/10 là 17.003
đồng, trong khi ngày 30/ 9 chỉ ở mức 16.991 đồng cho một USD. Đến cuối
tháng 9, tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã tăng 0,08% so với cuối năm 2008.
Trong ngày 14/10, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được công bố là
17.002 đồng, giá mua và bán USD tại các ngân hàng thương mại được NHNN
cập nhật là 17.852 đồng, lùi 1 đồng so với hôm 13/10 nhưng vẫn ở mức cao kỷ
lục. Lần đầu tiên tỷ giá bình quân liên ngân hàng chạm mốc 17.000 đồng vào
ngày 10/10 vừa qua, với các mức tăng 2 – 3 đồng liên tiếp từ cuối tháng 9.
Theo công bố từ Bộ Tài Chính, tỷ giá hạch tốn ngoại tệ tháng 11 đồng
Việt Nam với đơla Mỹ (USD) chính thức phá ngưỡng 17.000 đồng, lên 1 USD
= 17.002 đồng.
Theo đó, đây là mức tỷ giá hạch toán ngoại tệ cao nhất từ đầu năm đến
nay và chính thức phá ngưỡng 17.000 đồng/USD.

17


LỚP T05- NHÓM14

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh


Tỷ giá đồng USD/VNĐ được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố
tham khảo cho các ngân hàng phiên ngày 25/11 là: 17.034 đồng, tăng mạnh 4
đồng/USD so với tỷ giá công bố ở phiên ngày hơm qua. Đã rất lâu NHNN
khơng có bước giá điều chỉnh tăng tới 4 đồng/USD sau một phiên.
Như vậy chỉ trong hai ngày công bố tham khảo NHNN đã tăng liên tục
thêm 7 đồng với mức tăng lần lượt là 3 đồng cho ngày 24/11 và 4 đồng cho
ngày 25/11.
Sau đợt phá giá này với xu hướng giá tăng mạnh và rất vững của tỷ giá
trên thị trường chính thức này đang có những tác động khơng nhỏ đến tâm lý
thị trường, nhà đầu tư và người dân khi đồng nội tệ ngày càng mất giá mạnh so
với USD.
Nguyên nhân
Hiện tượng nắm giữ ngoại tệ chờ giá lên của người dân.
Có hiện tượng doanh nghiệp vay USD tuy chưa đến kỳ trả nợ nhưng họ
đã mua sẵn USD để giú vì sợ tỷ giá tăng. Chính lượng đặt mua nhiều của doanh
nghiệp khiến cầu ngoại tệ tăng. Ngoài ra, do tâm bất ổn của cả doanh nghiệp và
người dân khi tỷ giá tăng nhanh dẫn đến hiện tượng nắm giữ ngoại tệ.
Do tác động của chính phủ hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp bằng
tiền đồng, do lãi suất vai thấp, phạm vi và thời gian vay được mở rộng theo chủ
trương của chính phủ nên một số doanh nghiệp có ngoại tệ có xu hướng khơng
muốn bán ngoại tệ mà chỉ muốn vay tiền đồng. Đây là 1 tác động thiếu tích cực
khơng mong muốn khi triên khai gói kích cầu
Ngồi ra cịn một số ngun nhân khác : thâm hụt cán cân thương mại
vào cuối năm 2008, yếu tố tin đồn,…
Giai đoạn 2 (từ 25/11 đến hết 2009)
Tỷ giá bắt đầu giảm về quanh mức 18.500đồng/USD.
Đây là khác biệt hiếm thấy của tỷ giá bình quân liên ngân hàng trong
những năm gần đây, có từ sau quyết định điều chỉnh biên độ từ +/-5% xuống
+/-3% và tăng trực tiếp thêm 5% (từ 17.034 VND lên 17.961 VND) vào ngày
26/11 vừa qua của Ngân hàng Nhà nước. So với mức 17.961 VND của ngày

26/11, tỷ giá này đã giảm 20 VND. Tính chung từ đầu năm, tỷ giá bình quân
liên ngân hàng đã tăng 5,7%.
Tỷ giá giao dịch của các ngân hàng thương mại theo niêm yết cũng đứng
yên trong thời gian trên. Giá USD bán ra giữ ở mức 1 USD = 18.479 VND,
kịch trần biên độ cho phép. Đáng chú ý là sau điều chỉnh từ ngày 26/11/2009,
giá USD mua vào và bán ra của các ngân hàng thương mại cũng đã có chênh
lệch trong khoảng 4 – 5 VND, thay cho các mức ngang nhau kéo dài trước đó.
Nguyên nhân : ngân hàng nhà nước thực hiện các biện pháp bình ổn tỷ
giá, đặt biệt có sự góp sức của các ngân hàng thương mại đã làm giảm tỷ giá
sau một thời gian biến động.
3.3. Diễn biến tỷ giá năm 2010
BIẾN ĐỘNG TỶ GIÁ CÁC THÁNG ĐẦU NĂM 2010

18


LỚP T05- NHÓM14

-

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

Giá USD đã tăng khá mạnh trong 2 năm 2008 và 2009, sang đến tháng 1.2010
lại giảm nhẹ và tiếp tục dao động quanh mức 18.479 đồng/USD cho đến giữa
tháng 2/2010.Nguyên nhân là do:
+ Nguồn cung USD có thể sẽ tăng khá do đầu tư nước ngoài trực tiếp
và gián tiếp tăng( đầu tư trực tiếp tháng 1 tăng 33,3%); vốn hỗ trợ phát triển
chính thức do năm trước cam kết, ký kết đạt mức kỷ lục; nguồn kiều hối từ Việt
kiều và người lao động nước ngoài gia tăng; Nguồn thu từ khách quốc tế đến
Việt Nam gia tăng trở lại (tháng 1 tăng 20,4%); Kim ngạch xuất khẩu chuyển

từ tăng trưởng âm sang tăng trưởng dương…Bên cạnh đó, các tập đồn, tổng
cơng ty lớn của Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng, làm giảm sức ép tâm lý
lo sợ rủi ro tỷ giá nên tình trạng găm giữ USD giảm đáng kể.
+ Ngân hàng Nhà nước đã có những giải pháp để giảm sức ép tăng tỷ
giá, như: Tăng tỷ giá liên ngân hàng đồng thời với việc giảm biên độ giao dịch
từ ±5% xuống còn ±3%; Yêu cầu các tập đồn và tổng cơng ty lớn của nhà
nước bán lại ngoại tệ cho ngân hàng; Bán ngoại tệ cho các ngân hàng thương
mại có trạng thái dưới 5%; Hạ 3% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi USD…

-

Ngày 11/02 Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân
hàng từ mức 17.941 VNĐ/USD lên mức 18.544 VNĐ/USD.
Nguyên nhân:
+ Thứ nhất, ngày 30/12/2009, với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,
Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành thơng tư hướng dẫn việc các tập
đồn, tổng công ty lớn của Nhà nước bán lại ngoại tệ cho các ngân hàng. Việc
bán lại được thực hiện khá nhanh sau đó và tạo một nguồn cung đáng kể, hỗ trợ
các ngân hàng cải thiện trạng thái ngoại tệ vốn căng thẳng trước đó.
+ Thứ hai, chỉ hơn nửa tháng sau đó, ngày 18/1/2010, Ngân hàng
Nhà nước có Quyết định số 74/QĐ-NHNN giảm mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc
bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Việc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng
ngoại tệ từ 7% xuống 4% đối với kỳ hạn dưới 12 tháng, từ 3% xuống 2% đối
với kỳ hạn trên 12 tháng đã làm tăng nguồn vốn khoảng 500 triệu USD (9.000
tỷ đồng) cho các ngân hàng thương mại để cho vay trên thị trường.

19


LỚP T05- NHÓM14


GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

+ Thứ ba, ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành Thông
tư số 03/2010/TT-NHNN, quy định mức lãi suất tiền gửi tối đa bằng USD của
tổ chức kinh tế tại tổ chức tín dụng là 1%/năm(mức lãi suất tối đa mà các
NHTM đang áp dụng là 4,5%/năm).Lãi suất gửi USD giảm buộc các DN sẽ
phải so sánh lợi ích giữa găm giữ USD trên tài khoản hay chuyển đổi thành
VND thì có lợi hơn, để từ đó tự nguyện bán USD cho NH. Khi tỉ giá trong và
ngồi thị trường chính thức khơng chênh lệch nhiều nữa thì nguồn cung USD
cho NH cũng sẽ tăng lên. Kết hợp với chính sách này, các NHTM đồng loạt
tăng giá USD mua vào để thu hút nguồn ngoại tệ tiềm năng này.

-

Chiều 17/8, Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng mạnh tỷ giá USD/VND bình
quân liên ngân hàng. Mức mới được áp dụng cho ngày 18/8/2010.
Thông báo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, nhằm góp phần kiềm chế
nhập siêu, ngày 17/8/2010, cơ quan này thực hiện điều chỉnh tỷ giá bình quân
liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam với Đô la Mỹ áp dụng cho ngày 18/8/2010
từ mức 18.544 VND lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%). Trong khi đó biên
độ tỷ giá giữ nguyên ở mức +/-3%. Với sự điều chỉnh trên, với biên độ +/-3%,
mức trần tỷ giá USD/VND mà các ngân hàng thương mại có thể giao dịch
trong ngày 18/8/2010 sẽ ở mức 19.500 VND (làm tròn số), thay cho mức tối đa
19.100 VND trước đó. Theo quy luật “cung cầu và giá cả”, một lý do chính để
giá USD tăng là nguồn cung bớt trù phú. Nhưng nay, các ngân hàng khơng kêu
khó mua USD thì cớ sao giá USD lại tăng như trên, sau 3 tháng ròng (4, 5, 6)
chỉ loanh quanh mốc 19.000 VND/USD? Nguyên nhân là do chênh lệch lãi
suất vay vốn bằng VND và USD lớn khiến các doanh nghiệp cân nhắc và dịch
chuyển sang vay USD. Lãi suất vay VND tăng cao đầu năm 2010, lên từ 15% 17%, thậm chí 18%/năm…, trong khi lãi suất vay USD chỉ khoảng 6% 9%/năm. Thêm vào đó, ngày 15/12/2009, Ngân hàng Nhà nước ban hành

Thơng tư số 25/2009/TT-NHNN mở rộng đối tượng được vay vốn bằng ngoại
tệ, đặc biệt là các đối tượng xuất khẩu và nhập khẩu.Tác động này được dẫn
chứng ở tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đã tăng đột biến tới 14,07% trong
quý 1/2010, trong khi cùng kỳ năm ngoái giảm 2,24%.

20


LỚP T05- NHĨM14

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

Thơng thường, đối tượng vay ngoại tệ có hai nhóm chính là nhập khẩu và
xuất khẩu. Những nhà nhập khẩu khi vay ngoại tệ, lẽ ra ngày hơm nay phải
thanh tốn một L/C thì thay vì mua ngoại tệ, nhà nhập khẩu lại vay ngoại tệ để
thanh toán, giả định thời hạn vay là 3 tháng thì cầu ngoại tệ trả nợ ngân hàng
của nhà nhập khẩu trên thay vì bị áp lực tại ngày hôm nay đã bị đẩy lùi lại để
hiện lên 3 tháng sau đó.
Cịn đối với nhà xuất khẩu, nếu dòng ngoại tệ của họ trở về vào 3 tháng
tới thì ngày hơm nay họ vay ngoại tệ, bán lấy VND thu mua hàng hóa trước và
đợi 3 tháng tới khi ngoại tệ về trả nợ ngân hàng. Như vậy, dư nợ ngoại tệ tác
động lên cả hai yếu tố cung và cầu của tỷ giá theo hai xu hướng bất lợi: tăng
cung hiện tại - giảm cung tương lai; giảm cầu hiện tại - tăng cầu tương lai. Khi
cả cung và cầu đều khơng thuận thì tỷ giá căng thẳng thật dễ hiểu.
Đến đây, chuyện tỷ giá tự do tăng có vẻ như lại bắt nguồn từ con số tăng
trưởng dư nợ tín dụng ngoại tệ 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ lên tới 24% một mức tăng khá nóng.
4. Xu hướng lựa chọn chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian tới:














Chính sách tỷ giá phải góp phần tạo sự ổn định cho thị trường tiền tệ Việt Nam
theo nghĩa dưới tác dụng của cung – cầu ngoại tệ của thị trường ngoại hối tỷ
giá đạt trạng thái cân bằng di động, dưới tác động của cung – cầu tiền, lãi suất
nội tệ đạt trạng thái cân bằng, tương tác giữa lãi suất cơ bản và tỷ giá cân bằng
di dộng được sự can thiệp từ nguồn ngoại hối dự trữ của NHNN, duy trì được
cơ chế này tức là duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ.
Góp phần tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam khơng chỉ trên thị trường
quốc tế mà còn ngay cả ở trên thị trường trong nước. Một chính sách tỷ giá như
thế tạo ra các lợi thế để tài khoản vãng lai từ thâm hụt đến cân bằng và đi đến
thặng dư một cách vững chắc.
Tạo điều kiện các dòng vốn ngoại tệ đầu tư vào Việt Nam khơng chỉ ổn định
mà cịn thường xuyên tăng trưởng, tạo niềm tin nơi nhà đầu tư về một thị
trường Việt Nam rất ít rủi ro. Từ đó tài khoản vốn sẽ phát huy được tối đa trạng
thái thặng dư của mình tạo thế vững chắc cho cán cân thanh toán.
Tạo nên kỳ vọng hợp lý của thị trường trên cơ sở các thông tin về các chỉ số cơ
bản của nền kinh tế được công bố công khai.
Đồng thời tạo điều kiện từng bước cho đồng Việt Nam chuyển đổi được và
không tạo thêm gánh nặng lên các khoản nợ quốc gia. Mặt khác, phải góp phần
tăng dự trữ ngoại tệ để NHNN can thiệp trên thị trường ngoại hối.
Phải được sự trợ lực của các cơng cụ phịng chống rủi ro tỷ giá hối đối. Cần

nhanh chóng triển khai mở rộng các cơng cụ mới như quyền chọn (option), hợp
đồng tương lai (future), kể cả các nghiệp vụ trên thị trường tiền tệ như hoán đổi
lãi suất (interest Rate Swap). Nhằm nâng cao tính thanh khoản thị trường ngoại
hối, nhưng quan trọng hơn đó là cơng cụ đo được kỳ vọng của thị trường, tín
hiệu mà từ đó NHNN có thể can thiệp kịp thời.
Phối hợp đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mơ: hoàn chỉnh cơ chế quản lý giao
dịch ngoại hối và cơ sở pháp lý cho việc điều hành thị trường ngoại tệ. Đưa dần
các công cụ quản lý thị trường trên thế giới vào áp dụng thực tiễn. Bên cạnh
đó, hiện đại hóa hệ thống các tổ chức cần xúc tiến với mục tiêu phát triển thị
21


LỚP T05- NHĨM14

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

trường tài chính nói chung để nâng cao năng lực, mở rộng phạm vi điều chỉnh
vĩ mơ của nhà nước.
• Điều hành tỷ giá xuất phát từ lợi ích chung của nền kinh tế tại một thời điểm
phải xác định rõ yếu tố nào cần ưu tiên và yếu tố nào có thể hy sinh để đạt lợi
ích tổng thể tối đa. Ví dụ, quyết định tăng giá nội tệ để giảm nhẹ sức ép trả nợ
nước ngồi của doanh nghiệp (chính phủ) và chấp nhận sự suy giảm tạm thời
đối với xuất khẩu nếu đều này ít tạo khó khăn hơn cho nền kinh tế.
• Khơng ngừng nâng cao uy tín VND trên cơ sở duy trì sự tương quan hợp lý
giữa giá trị đối nội và đối ngoại của nội tệ, hướng tới mục tiêu đồng Việt Nam
có khả năng chuyển đổi. Một đồng tiền mất uy tín tất yếu làm thương tổn đến
tích lũy, đầu tư nội địa, tăng nguy cơ lạm phát, tạo điều kiện cho hội chứng
“ngoại tệ hóa”.
• Đấu tranh có hiệu quả với hiện tượng đầu cơ, tích trữ và kiều chế tác động xấu
của thị trường ngoại tệ chợ đen.

*Giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách điều hành tỷ giá













Phân tích tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước để đề ra được chính
sách tỷ giá hối đối phù hợp cho từng giai đoạn.
Hồn thiện cơng tác quản lý ngoại hối ở Việt Nam: nới lỏng tiến tới tự do hóa
trong quản lý ngoại hối, hoạt động này bao gồm việc giảm dần tiến tới loại bỏ
sự can thiệp của NHNN trong việc xác định tỷ giá, xóa bỏ các quy định mang
tính hành chính trong kiểm sốt ngoại hối, thiết lập tính chuyển đổi cho đồng
tiền Việt Nam, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ quản lý tỷ giá, nâng
cao tính chủ động trong kinh doanh của các NHTM.
Hoàn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam để tạo điều kiện cho việc thực hiện
chính sách ngoại hối có hiệu quả bằng các mở rộng thị trường ngoại hối để các
doanh nghiệp, các định chế tài chính phi NH tham gia thị trường ngày một
nhiều, tạo thị trường hoàn hảo hơn, nhất là thị trường kỳ hạn và thị trường hốn
chuyển để các đối tượng kinh doanh có liên quan đến ngoại tệ tự bảo vệ mình.
Thực hiện chính sách đa ngoại tệ: hiện nay mặc dù USD có vị thế mạnh hơn
các ngoại tệ khác, song trong quan hệ tỷ giá chỉ áp dụng một loại ngoại tệ trong
nước sẽ làm cho tỷ giá ràng buộc vào ngoại tệ đó cụ thể là USD. Khi có sự biến

động về tỷ giá USD trên thế giới lập tức sẽ ảnh hưởng đến quan hệ tỷ giá của
USD và VND mà thông thường là những ảnh hưởng bất lợi.
Ta nên chọn những ngoại tệ mạnh để thanh toán và dự trữ, bao gồm một số
đồng tiền của những nước mà chúng ta có quan hệ thanh tốn, thương mại và
có quan hệ đối ngoại chặt chẽ nhất để làm cơ sở cho việc điều chỉnh tỷ giá của
VND. Ví dụ như đồng EUR, JPY, … chế độ tỷ giá gắn với một rổ ngoại tệ như
vậy sẽ làm tăng tính ổn định của tỷ giá hoái đoái danh nghĩa.
Nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam bằng các giải pháp kích thích nền kinh tế,
tạo khả năng chuyển đổi từng phần cho đồng tiền Việt Nam, đồng tiền tự do
chuyển đổi làm giảm sự can thiệp trực tiếp của chính phủ vào chính sách quản
lý ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá, giúp cho tốc độ chu chuyển vốn được
đẩy mạnh góp phần đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế thế giới.
Sử dụng có hiệu quả cơng cụ lãi suất để tác động đến tỷ giá, chính phủ phải
tiến hành từng bước tự do hóa lãi suất, làm cho lãi suất thực là một loại giá cả

22


LỚP T05- NHĨM14









GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh


được quyết định bởi chính sự cân bằng giữa cung và cầu của chính đồng tiền
đó trong thị trường chứ khơng phải bởi những quyết định can thiệp hành chính
của chính phủ.
Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mơ để hoạt động can thiệp vào tỷ giá đạt
hiệu quả cao. Chú trọng hoàn thiện cơng cụ nghiệp vụ thị trường mở nội tệ.
Chính sách tiền tệ được thực hiện qua ba công cụ: lãi suất tái chiết khấu, dự trữ
bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở nội tệ. Tuy nhiên, nghiệp vụ thị trường mở
nội tệ là công cụ quan trọng nhất vì nó tác động trực tiếp đến lượng tiền cung
ứng, vì vậy nó quyết định đến sự thành bại của chính sách tiền tệ quốc gia. Bên
cạnh đó nó cịn tham gia tích cực vào việc hỗ trợ chính sách tỷ giá khi cần thiết.
Xem phá giá nhỏ như một biện pháp kích thích xuất khẩu, giảm thâm hụt cán
cân thương mại: khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, sử dụng đầy đủ
hơn các nguồn lực hiện có, làm tăng việc làm, sử dụng và thu nhập của nền
kinh tế trong khi vẫn kiềm chế được lạm phát ở mức thấp.
Nhanh chóng thực hiện các cơng cụ phịng ngừa rủi ro. Trong điều kiện tỷ giá
hiện nay tiềm tàng nhiều nhân tố bất ổn chúng ta cần gấp rút triển khai các
cơng cụ phịng ngừa rủi ro. Chính phủ đã cho phép các NHTM thực hiện các
cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai,
quyền chọn tiền tệ. Vấn đề là các NHTM và doanh nghiệp nhất là các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp có thu chi bằng ngoại tệ phải nhanh
chóng sử dụng các cơng cụ này để phịng ngừa rủi ro tỷ giá.
Tóm lại, việc xác định một tỷ giá phủ hợp đối với từng giai đoạn phát triển của
một quốc gia có tác động rất lớn đến xuất nhập khẩu hàng hóa, xuất nhập khẩu
tư bản và giá cả hàng hóa trong nước. Trong thời gian qua chính sách tỷ giá hối
đối ở nước ta đã góp những thành tựu đáng kể trong chính sách tài chính-tiền
tệ như: lạm phát được hạn cheed, thực hiện mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu, cải thiện
cán cân thanh toán, tạo điều kiện ổn định ngân sách, ổn định tiền tệ. Tuy nhiên
trong việc điều chỉnh tỷ giá, nhà nước vẫn thiếu những giải pháp hữu hiệu
trong từng giai đoạn để sử dụng công cụ tỷ giá một cách phù hợp. Như vậy
phải có mục tiêu và định hướng rõ ràng để có giải pháp thích hợp. Hy vọng

rằng trong thời gian tới việc quản lý, điều hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam sẽ
có những bước cải tiến đáng kể đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới.

23


LỚP T05- NHÓM14

GV: Nguyễn Thị Hồng Vinh

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Văn Tiến, ( 2010). Giáo trình tài chính quốc tế, NXB thống kê.
PGS.TS Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Định. Giáo trình tài chính quốc tế,
NXB Thống kê.
Đi
tìm
ngun
nhân
thực
của
/>
căng

thẳng

tỷ

giá

Tỷ giá 2009: Tăng trong vịng kiểm sốt?

/>Tỷ
giá
USD/VND
với
những
diễn
biến
trái
/>
chiều

Diễn biến tỷ giá 10 tháng năm 2009 và tác động tới điều hành chính sách tiền tệ - Từ
chính sách điều hành tỷ giá của Úc nhìn về Việt Nam
/>m_action=2&m_typeid=164&m_year=2009&m_itemid=14648&m_magaid=1332&m_catego
ry=444
Diễn biến giá USD năm 2008 và dự báo cho năm 2009
/>Tỷ giá USD/VND: Một năm nhìn lại và dự đốn năm 2009
/>Điều hành chính sách tỷ giá năm 2008 và phương hướng năm 2009
/>%E1%BB%B7-gia-nam-2008-va-ph%C6%B0%C6%A1ng-h%C6%B0%E1%BB%9Bngnam-2009/
Lựa chọn chính sách tỷ giá
/>Lựa chọn nào cho việc điều hành tỷ giá?
/> />
24



×