Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

NGHIÊN cứu sư PHẠM ỨNG DỤNG 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 26 trang )

MỤC LỤC
Trang
I. TÓM TẮT ......................................................................................................... 2
II. GIỚI THIỆU ................................................................................................... 3
III. PHƯƠNG PHÁP ........................................................................................... 7
1. Khách thể nghiên cứu ................................................................................... 7
2. Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................... 8
3. Qui trình nghiên cứu ..................................................................................... 8
IV. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.................................................. 11
1. Phân tích ...................................................................................................... 11
2. Kết quả ........................................................................................................ 11
3. Bàn luận ...................................................................................................... 13
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 13
1. Kết luận ....................................................................................................... 13
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 13
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 15
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 16
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT: Công nghệ thông tin

12TN3: Lớp 12 tự nhiên 3

12TN1: Lớp 12 tự nhiên 1

THCS: Trung học cơ sở

THPT: Trung học phổ thông

TNXH: Tự nhiên xã hội

SĐTD: Sơ đồ tư duy



NXB: Nhà xuất bản

Trang 1


TÊN ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ HỆ THỐNG KIẾN THỨC
PHẦN TIẾN HÓA TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12 NÂNG CAO
Người nghiên cứu: Lê Hồng Thái, tổ Sinh-Công nghệ, Trường THPT Quang
Trung, Gò Dầu, Tây Ninh; Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh
I. TÓM TẮT
Sơ đồ tư duy (SĐTD), còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy,..., là hình
thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ
đề hay một mạch kiến thức,...bằng cách kết hợp sử dụng đồng thời hình ảnh, đường
nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Ưu điểm của SĐTD cho ta thấy lôgic,
mạch lạc, trực quan, dễ nhìn, dễ nhớ, dễ học; “bức tranh” tổng thể mà lại chi tiết,
giúp mở rộng ý tưởng, đào sâu kiến thức, ôn tập kiến thức; giúp nhớ nhanh, nhớ
sâu, nhớ lâu kiến thức (Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, 2011)
Hiện nay hầu hết các trường THPT trong tỉnh Tây Ninh đều thực hiện giảng
dạy 2 buổi/ngày, buổi tối các em còn phải ôn luyện thi đại học nên quỹ thời gian
của các em ở nhà tự học là rất ít. Một bộ phận lớn các em ít chủ động trong việc
học tập, khả năng tự học của các em rất yếu, các em còn thờ ơ với việc học tập nên
kết quả học tập không cao. Đối với bộ môn sinh học 12, đặc biệt là phần kiến thức
tiến hóa rất trừu tượng, khó hiểu, gây khó khăn cho các em học sinh khi đọc và nhớ
các kiến thức trên, dễ làm cho các em chán nản bộ môn sinh học khi học phần kiến
thức này. Đối với giáo viên nếu không khéo léo trong giảng dạy có thể làm mất
cảm hứng bộ môn sinh học, dẫn đến các em bỏ bê và không đạt được kết quả mà
mục tiêu giáo dục giáo viên đặt ra. Vậy với tư cách là một giáo viên đứng lớp
chúng ta cần làm gì để giảng dạy phần kiến thức này cho thật sinh động, dễ hiểu để
các em có thể dễ dàng lĩnh hội kiến thức phần tiến hóa, đó là nhiệm vụ đặt ra cho

mỗi giáo viên viên dạy bộ môn sinh học.

Trang 2


Trước những yêu cầu cấp bách trên, tôi thực hiện thiết kế các sơ đồ tư duy
cho phần kiến thức tiến hóa, xây dựng kiến thức thành hệ thống, tóm lượt đơn giản
để các em có thể chuyển hóa phần kiến thức này thành kiến thức của chính bản
thân mình.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai lớp 12TN1 là lớp thực nghiệm, lớp
12TN3 là lớp đối chứng, thu nhận điểm trung bình học kỳ I trước khi có tác động,
điểm trung bình lớp thực nghiệm 7.40; điểm trung bình lớp đối chứng 7,31; sử
dụng phép kiểm chứng độc lập T-test có p = 0,530199 ≥ 0,05; như vậy hai lớp này
được chứng minh là tương đương nhau sự khác biệt điểm trung bình là do ngẫu
nhiên.
Tiến hành, dạy ôn tập lớp 12TN1 bằng sơ đồ tư duy, không dạy ôn lớp
12TN3 bằng sơ đồ tư duy, sau đó thu nhận điểm số bài kiểm tra 1 tiết phần tiến hóa
của hai lớp theo lịch kiểm tra tập trung của nhà trường và sử dụng phép kiểm
chứng độc lập T-test để kiểm chứng độ tin cậy của tác động
Kết quả sau khi phân tích số liệu tôi được điểm trung bình của lớp thực
nghiệm là 8,33; của lớp đối chứng là 7,78; sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập
cho p = 0,03244 ≤ 0,05, điểm trung bình sai biệt giữa hai lớp là có ý nghĩa; so sánh
độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,4158, cho thấy ảnh hưởng của tác
động tương đối khá. Điều đó chứng minh rằng việc áp dụng dạy bằng sơ đồ tư duy
cho kết quả cao hơn.
II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo quyết
định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng chính phủ chỉ rõ “Tiếp tục đổi
mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát

huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học”,
“Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
Trang 3


theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách quan và công bằng; kết hợp kết quả
kiểm tra, đánh giá trong quá trình giáo dục với kết quả thi”. Mỗi giáo viên chúng ta
cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp, từ truyền thụ kiến thức thụ động, chúng ta cần
chuyển hóa nền kiến thức cơ bản một cách có hệ thống để dễ dàng thẩm thấu kiến
thức bài học thành kiến thức bản thân của học sinh. Từ đó các em có thể ứng dụng
kiến thức vào tình huống trong học tập và thực tiễn.
Hiện nay giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài học được trình
bày trong sách giáo khoa, chưa “dám” chủ động trong các thiết kế tiến trình kiến
thức phù hợp với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, các giáo viên dạy
học theo từng đơn vị bài học làm cho các kiến thức ở mỗi bài học là độc lập rời rạc.
Từ đó gây khó khăn cho học sinh hiểu mạch kiến thức một cách tường tận, lôgic và
chuyển hóa kiến thức khoa học thành tri thức của mình.
Một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa đầu tư nghiêm túc chuyên môn giảng
dạy của mình, chưa sáng tạo trong phương pháp giảng dạy của mình, chưa trăn trở
với từng chủ đề kiến thức mình dạy thế nào để học sinh có thể hứng thú và chủ
động trong học tập.
Một trong các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực hiệu quả trong việc
hình thành kiến thức một cách có hệ thống ở các tiết ôn tập là sử dụng “sơ đồ tư
duy”. Việc sử dụng phương pháp này đòi hỏi người giáo viên cần đầu tư sâu về
kiến thức, có kinh nghiệm giảng dạy, cần thấy được lôgic kiến thức và sử dụng
phần mềm để vẽ sơ đồ tư duy. Chính những đòi hỏi cao ở người giáo viên nên đa
số các giáo viên thường áp dụng đặt những câu hỏi quan trọng rồi trả lời kiến thức
cho từng câu hỏi trong tiết ôn tập.
Đối với học sinh việc học tập 2 buổi/ngày và học luyện thi đại học buổi tối
làm cho quỹ thời gian tự học của các em rất ít. Hơn nữa, đặc trưng bộ môn sinh học

là tỉ lệ lí thuyết trong các đề thi rất cao, nếu để các em tự học theo đơn vị bài thì các

Trang 4


em gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến kết quả học thấp. Thực tế cũng đã chứng minh
qua kì kiểm tra học kì I bộ môn sinh học các trường THPT có tỉ lệ rất thấp.
2. Nguyên nhân
Trước một thực tế kết quả kiểm tra bộ môn sinh học không cao, qua phân
tích tôi thấy có một số nguyên nhân sau:
+ Giáo viên chưa đầu tư vào kiến thức bài giảng sâu sắc
+ Giáo viên chưa thấy được mạch kiến thức từng chủ đề, sự liên hệ các
đơn vị kiến thức trong chủ đề
+ Giáo viên chưa đầu tư vào các tiết ôn tập, chưa hệ thống các chủ đề
bằng các sơ đồ tư duy
+ Chưa tóm lượt kiến thức trọng tâm từng chủ đề
+ Chưa đầu tư lên ý tưởng sơ đồ tư duy
+ Thiếu các kiến thức CNTT nên ngại ứng dụng các phần mềm vẽ các sơ
đồ tư duy để các em có thể học tập dễ dàng.
3. Tác động
Trong nhiều nguyên nhân trên tôi chọn nguyên nhân cốt lõi có thể nâng cao
chất lượng bộ môn sinh học 12, góp phần nâng cao khả năng tiếp nhận kiến thức
của các em đó là: Hệ thống lại kiến thức từng chủ đề một cách lôgic, sau đó dùng
phần mềm Edraw mind map để vẽ thành sơ đồ tư duy cho từng chủ đề
4. Giải pháp thay thế
Nghiên cứu lại kiến thức từng bài học và tổ hợp lại vào một chuyên đề
Tìm hiểu các tài liệu liên quan để xây dựng kiến thức một cách hệ thống
Xây dựng chủ đề và trật tự các kiến thức trong chủ đề

Trang 5



Phác thảo sơ đồ tư duy trên giấy để tham khảo ý kiến học sinh về cấu trúc sơ
đồ tư duy có dễ dàng cho các em tiếp thu hay không.
Sử dụng phần mềm Edraw mind map để vẽ thành sơ đồ tư duy để tăng độ
thẩm mỹ, rõ ràng kiến thức cung cấp cho các em.
Quan trọng nhất là chúng ta có thể tạo ra một tài liệu hấp dẫn cho việc tự học
ở nhà, các em có thể chủ động học tập tại nhà qua tài liệu này.
5. Những nghiên cứu gần đây
Thiết kế bản đồ tư duy dạy – học môn toán (Trần Đình Châu, Đặng Thu
Thủy, 2011)
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học 10 (Võ Ngô Thị Lưu Ngọc
Giàu, trường THPT Hoàng Văn Thụ, Tây Ninh, giải pháp khoa học 2010-2011)
Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sinh học (Đỗ Văn Mười, trường THPT
Nam Sách II, sáng kiến kinh nghiệm 2012-2013)
Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử ở trường THPT (Nguyễn Chí
Thuận, trường THPT Dĩ An, sáng kiến kinh nghiệm 2011-2012)
Giảng dạy và học tập với công cụ bản đồ tư duy (ThS. Trương Tinh Hà, bài
báo nguồn giaovien.net)
Bản đồ tư duy-một trong những công cụ hỗ trợ dạy học và công tác quản lí
nhà trường hiệu quả, dễ thực hiện (TS. Trần Đình Châu, TS. Đặng Thu Thủy, bài
báo nguồn />Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lí ở trường THCS (ThS. Vương Thị
Phương Hạnh, 2013)
Phối hợp sử dụng sơ đồ tư duy với hoạt động nhóm, thảo luận và rèn luyện kỹ
năng báo cáo của cá nhân trong dạy, học môn sinh học và công nghệ (Nguyễn Thị Minh
Hạnh, trường THPT nội trú Tây Nguyên, sáng kiến kinh nghiệm 2010-2011)

Trang 6



6. Vấn đề nghiên cứu.
Ở đây tôi sử dụng nhiều phần mềm Edraw mind map vẽ sơ đồ tư duy phần
kiến thức tiến hóa trong chương trình sinh học 12 nâng cao, cung cấp một nguồn tư
liệu, mạch lạc, có hệ thống, một sơ đồ tổng quát, dễ học, dễ nhớ để các em tự ôn
tập ở nhà.
7. Giả thuyết.
Vậy, việc thiết kế “Sơ đồ tư duy phần kiến thức tiến hóa trong chương trình
sinh học 12 nâng cao” có làm học sinh tích cực hơn, chủ động hơn và nâng cao chất
lượng bộ môn hay không? Có, bởi dân gian có câu “Trăm nghe không bằng mắt
thấy”, điều gì đẹp, chất lượng và lạ thì đều cuốn hút mọi người, các sơ đồ hình ảnh
phản ánh rõ bản chất kiến thức các em dễ dàng tiếp thu, đặc biệt hơn thế nữa các
em có thể có thể nhận được tài liệu để tiếp tục học tập ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Tôi chọn hai lớp 12TN1, 12TN3 để ngiên cứu vì hai lớp này thuộc ban
KHTN, đã được nhà trường tuyển chọn cẩn thận, có sức học ngang nhau
Đa số các em là cư trú tại thị trấn nên có điều kiện thụ hưởng CNTT mang
lại cho các em.
Ý thức học tập của các em là chủ động, sáng tạo và tích cực trong đóng góp
xây dựng bài.
+ Lớp 12TN1 là lớp thực nghiệm được dạy ôn tập bằng sơ đồ tu duy và phát
tài liệu này cho các em tiếp tục nghiên cứu ở nhà.

Trang 7


+ Lớp 12TN3 là lớp đối chứng không dạy tiết ôn tập bằng sơ đồ tư duy và
các em không được phát tài liệu này học tập ở nhà.

2. Thiết kế nghiên cứu

* Đánh giá độ tương đồng của hai nhóm
- Tôi chọn hai lớp có sức học ngang nhau, lớp thực nghiệm là 12TN1, lớp
12TN3 là lớp đối chứng
- Thu nhận điểm điểm trung bình học kì 1 trước tác động để đánh giá mức độ
tương đương của hai nhóm bằng phép kiểm chứng T-test độc lập
* Đánh giá độ sai biệt giữa hai nhóm sau tác động
- Lớp 12TN3 là lớp đối chứng không dạy tiết ôn tập bằng sơ đồ tư duy và các
em không được phát tài liệu này học tập ở nhà.
- Lớp 12TN1 là lớp thực nghiệm được dạy ôn tập bằng sơ đồ tu duy và phát
tài liệu này cho các em tiếp tục nghiên cứu ở nhà.
- Sau đó tiến hành thu nhận điểm kiểm tra 1 tiết giữa học kỳ 2 để phân tích
kết quả.
- Dùng phép kiểm chứng T-test độc lập để so sánh dữ liệu, dùng độ chênh
lệch giá trị trung bình chuẩn SMD để đánh giá mức độ ảnh hưởng của tác động.
3. Qui trình nghiên cứu
3.1. Chuẩn bị của giáo viên
* Đánh giá độ tương đồng của hai nhóm trước tác động
Bảng 1: Trước tác động kết quả điểm số được xử lý
Các số liệu xử lí

LỚP THỰC NGHIỆM

LỚP ĐỐI CHỨNG

Điểm trung bình

7,40

7,31


Trang 8


Kiểm chứng T-test

p = 0,530144

(Bảng này có được sau khi xử lý số liệu từ phụ lục 1)
Qua phép kiểm chứng T-test độc lập điểm trung bình 1 tiết trước tác ở lớp
thực nghiệm 7,40; lớp đối chứng 7,31; có p = 0,530144 ≥ 0,05. Vậy, sự khác biệt
của hai lớp là ngẫu nhiên, điều này cho thấy hai lớp này là tương đương
* Chuẩn bị bài giảng cho lớp thực nghiệm 12TN1
- Tôi chọn phần kiến thức tiến hóa để xây đựng SĐTD hệ thống lại kiến thức
một cách mạch lạc, lôgic và tóm lược các kiến thức chủ chốt
- Nghiên cứu SGK, sách tham khảo nhiều sách khác nhau để rút ra kiến thức
cốt lõi và sắp xếp các kiến thức này lại cho hợp lí để trình bày mạch lạc, dễ hiểu,
đơn giản để có thể giúp cho các em chuyển hóa thành kiến thức của mình.
- Lên mạng internet để tìm hiểu về các sơ đồ tư duy mà rất nhiều các tác giả
khác đã nghiên cứu. Từ đó rút ra được cách thức xây dựng sơ đồ sao cho thật dễ
hiểu đối với học sinh.
- Phác thảo sơ lược sơ đồ tư duy cần vẽ lên giấy và phân tích ưu điểm của
từng sơ đồ để rút kinh nghiệm và đưa ra SĐTD tối ưu.
- Sử dụng phần mềm Edraw mind map để vẽ SĐTD và hoàn thiện các sơ đồ
này. Sau đó xuất ra ra file định dạng pdf, copy thành các bản phát cho các em lớp
12TN1.
3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm
Tôi tiến hành dạy thực nghiệm, trên lớp 12TN1 (lớp thực nghiệm) một tiết
ôn tập phần tiến hóa, tôi thực hiện hướng dẫn cho các em về mạch lôgic kiến thức,
vể cách sử dụng SĐTD và cung cấp SĐTD cho các em làm nguồn tư liệu cho các
em học tập.


Trang 9


Bảng 2: Thời gian thực nghiệm
Thứ
ngày dạy
Thứ 5
5/02/2015

Môn

Lớp

Tên bài dạy

SINH

12TN1

ÔN TẬP PHẦN TIẾN HÓA

Sau đó tôi tiến hành cho tôi tiến hành thu nhận điểm kiểm tra 1 tiết giữa học
kì 2 được nhà trường tổ chức tập trung.
Bảng 3: Thời gian kiểm tra một tiết tập trung
Thứ
ngày kiểm tra
Thứ tư
11/2/2015
11/2/2015


Môn

Lớp

Nội dung kiểm tra

SINH

12TN1

Các kiến thức phần tiến hóa

SINH

12TN2

Các kiến thức phần tiến hóa

3.3. Đo lường và thu thập dữ liệu
- Đầu tiên, tôi thu nhận điểm trung bình học kỳ 1 môn sinh học ở 2 lớp
12TN1 và 12TN2, phân tích số liệu thu được và đánh giá về độ tương đồng sức học
của 2 lớp trên.
- Sau đó, trước khi kiểm tra một tiết giữa học kì II, tôi tiến hành dạy ôn tập
cho các em bằng SĐTD và thu nhận điểm trong kì kiểm tra 1 tiết tập trung ở 2 lớp
trên để đánh giá hiệu quả của tác động.

IV. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
1. Phân tích
Sau khi thu nhận được kết quả, tôi tiến hành phân tích dữ liệu và thực hiện

tính các giá trị sau: giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, số trung vị, mốt và đặc biệt là
Trang 10


dùng phép kiểm chứng T-test độc lập để đánh giá trị điểm trung bình của hai lớp là
sự khác biệt có ý nghĩa hay không, hay là sự khác biệt do ngẫu nhiên, dùng độ lệch
trung bình chuẩn để đánh giá ảnh hưởng của tác động.
2. Kết quả
Bảng 4: Sau tác động kết quả điểm số được xử lí
Các số liệu xử lí

LỚP THỰC NGHIỆM
8.33

LỚP ĐỐI CHỨNG
7.78

Độ lệch chuẩn

0.98

1.32

Số trung vị

8.7

7.7

9


9

Điểm trung bình

Mốt
Kiểm chứng T-test

p = 0,0023440

Độ chênh lệch giá trị
SMD = 0,4158
trung bình chuẩn SMD
(Bảng này có được từ xử lý số liệu của bảng phụ lục 2)

Trang 11


Biểu đồ 1: So sánh số liệu tổng quát giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Biều đồ 2: So sánh điểm trung bình giữa lớp thực nhgiệm và đối chứng

3. Bàn luận
- Qua phân tích, điểm trung bình ở lớp thực nghiệm là 8,33; ở lớp đối chứng
là 7,78; qua phép kiểm chứng T-test độc lập được p = 0,0023440 ≤ 0.5. Vậy, đây là
sự sai biệt có ý nghĩa, kết quả này là đáng tin cậy và không phải là sự khác biệt do
ngẫu nhiên tạo ra. Độ lớn chênh lệch giá trị trung bình 0,4 ≤ SMD = 0,8222 ≤ 0,6,
vậy ảnh hưởng của tác động là tương đối.
- Độ lệch chuẩn ở lớp thực nghiệm là 0,98; lớp đối chứng là 1,32; vậy mức
độ phân tán quanh giá trị trung bình của lớp đối chứng cao hơn lớp thực nghiệm.

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua thực ngiệm đã được kiểm chứng bằng phép T-test cho điểm trung bình,
so sánh độ chênh lệch của điểm trung bình chuẩn SMD. Tôi thấy rằng khi ôn tập
kiến thức cho các em bằng SĐTD đã đem lại hiệu quả trong công tác giảng dạy,
học sinh học tập tích cực và chủ động hơn, các em hiểu bài một cách hệ thống, phù
hợp cho các em trong điều kiện mà quỹ thời gian cho tự học của em ít.
2. Khuyến nghị
* Đối với giáo viên
Mỗi giáo viên chúng ta cần phát huy tính tự học, cần đầu tư cho mình một
lượng kiến thức tin học về Edraw mind map để thiết kế nên các SĐTD thẩm mỹ và
dễ học. Đồng thời giáo viên cũng cần nghiên cứu sâu hơn về kiến thức giảng dạy để
Trang 12


thấy được lôgic bài học, mạch kiến thức cốt lõi mà các em cần nắm, để từ đó thiết
kế nên các SĐTD chất lượng hơn.
Hiện nay với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở Giáo
dục và Đào tạo Tây Ninh về đổi mới phương pháp giảng dạy, từ chủ yếu truyền thụ
kiến thức sang phát huy tính tích cực chủ động học học tập của học sinh và vận
dụng vào thực tiễn. Hơn nữa kể từ năm học 2013-2014 Sở chỉ đạo đổi mới giảng
dạy từ dạy học theo đơn vị từng bài học sang bước đầu dạy học theo chuyên đề, đổi
mới kiểm tra từ kiểm tra kiến thức sang đánh giá năng lực học sinh
Theo nghị quyết Trung ương VIII về đổi mới toàn vẹn giáo dục, ngay từ bây
giờ giáo viên chúng ta cũng nên đổi mới về phương pháp giảng dạy cho đáp ứng
được sự kỳ vọng của xã hội và nâng cao chất lượng dạy và học trong trường THPT.
Hiện nay các trường cũng đang tích cực đầu tư mua sắm các thiết bị dạy học, do đó
việc đầu tư ứng dụng CNTT của giáo viên vày dạy học thì ngày càng thuận lợi hơn.
* Đối với nhà trường
Cần phát động cuộc thi thiết kế SĐTD cho các giáo viên trong trường tham

gia.
* Đối với Sở
Cần đầu tư các trang thiết bị hiện đại cho các trường để có thể ứng dụng
CNTT vào giảng dạy để nâng cao chất lượng đào tạo.
Gò Dầu, 29 tháng 03 năm 2015
Người thực hiện

Lê Hồng Thái

Trang 13


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghiên cứu sư phạm ứng dụng, NXB. ĐHQG Hà
Nội, 2011
2. Vũ Văn Vụ và cs, Sách giáo khoa sinh học 11 nâng cao, NXB. Giáo dục,
2008
3. Nguyễn Thành Đạt và cs, Sách giáo khoa sinh học 11 cơ bản, NXB. 2008
4. Phạm Ngọc Quí, Thực hành vẽ biểu đồ bằng Exel và sơ đồ tư duy Mind
Manager 8.0, 2007
5. Trần Đình Châu, Đặng Thu Thủy. Thiết kế bản đồ tư duy dạy – học môn
toán , NXBGD, 2011)
6. Võ Ngô Thị Lưu Ngọc Giàu, Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sinh học
10, trường THPT Hoàng Văn Thụ - Tây Ninh, giải pháp khoa học 2010-2011
7. Đỗ Văn Mười, Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sinh học, trường THPT
Nam Sách II-Nghệ An, sáng kiến kinh nghiệm 2012-2013)
8. Hướng dẫn sử dụng phần mềm Edraw mind map, nguồn download.vn

Trang 14



PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Thu thập điểm số trung bình học kì 1 trước tác động
LỚP 12TN1
STT

HỌ VÀ TÊN

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Bùi Tấn Bảo
Dư Huỳnh Minh Châu
Lê Thị Kim Chi

Dương Thanh Cúc
Lưu Kiết Đạt
Trần Hoàng Đức
Phạm Trần Hồng Hạnh
Nguyễn Hoàng Hảo
Trần Huỳnh Gia Huy
Nguyễn Thị Hường
Trần Đình Khang
Lâm Anh Kiệt
Nguyễn Anh Kiệt
Nguyễn Thị Hồng Lan
Trần Phước Lộc
Tạ Minh Luân
Nguyễn Đặng Ngọc Mai
Phạm Thị Tuyết Mai

19
20
21
22
23
24
25

Nguyễn Ngọc Ngân
Nguyễn Hồng Ngọc
Trần Thị Thảo Nguyên
Huỳnh Trọng Nhân
Nguyễn Trần Uyển Nhi
Phạm Thị Thanh Nhi

Trần Yến Nhi
Nguyễn Thị Hồng
Nhung
Đỗ Thị Tuyết Phương
Hoàng Thị Thanh Thảo
Đỗ Kim Thi
Phạm Thị Kiều Thu
Trần Ngọc Lan Thuyên
Huỳnh Trung Thức
Nguyễn Thị Xuân Tiên
Lê Cao Sơn Trà
Đặng Thiên Trang
Nguyễn Hồng Ngọc
Trân

26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36

LỚP 12TN2
Điểm
KT

7.70
7.3
8.4
7.9
6.7
6.7
6.7
7.3
7.3
7.5
7.0
6.4
6.1
7.3
6.4
8.1
8.3
8.4

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18

HỌ VÀ TÊN

7.7
7.7
7.9
6.7
7.2
9.2
6.9

19
20
21
22
23
24
25

Nguyễn Minh Anh
Vương Thị Kim Anh
Châu Đình Ấn

Nguyễn Thành Được
Nguyễn Thị Giàu
Quách Xuân Hằng
Mạc Quế Hân
Phạm Quốc Huy
Nguyễn Hữu Khang
Võ Dương Anh Kiệt
Nguyễn Thị Mỹ Lệ
Trần Anh Minh
Hồ Ngọc Phương Nghi
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Lương Thị Quỳnh Như
Trương Quỳnh Như
Bùi Tuấn Phát
Nguyễn Nhật Phong
Nguyễn Vương Phương
Quỳnh
Trần Văn Thanh
Nguyễn Quốc Thành
Nguyễn Tiến Thành
Lê Thanh Thảo
Bùi Thị Thi
Nguyễn Đạt Thịnh

6.3
7.3
8.4
6.7
6.9
8.1

9.2
7.6
6.1
7.1

26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

Ngô Thanh Thuận
Nguyễn Lê Anh Thư
Võ Anh Thư
Huỳnh Thị Diễm Thy
Nguyễn Minh Triết
Trương Thị Thanh Trúc
Huỳnh Đình Trung
Lâm Việt Trung
Lê Trần Tố Uyên
Đặng Thị Tường Vy

7.2

36


Trang 15

Điểm
KT
8.4
7.2
7.5
8.5
6.5
5.6
7.7
8.1
7.3
5.9
7
6.4
8
6.1
7
7
8.1
6.9
7.5
7.7
8
7
7.6
7
8.4

7
8
6.6
8.9
8
6.6
7
7.2
8
6


37
38
39
40
41
42
43

Nguyễn Thị Quế Trân
Lương Thị Nhã Trúc
Đặng Chí Tường
Võ Thuỳ Vân
Nguyễn Ngọc Vy
Dư Tiểu Yến

7.8
8.0
6.9

6.9
9.0
6.3

37
38
39
40
41
42
43

Phụ lục 2: Thu thập điểm số của bài kiểm tra 1 tiết sau tác động
12TN1
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32

HỌ VÀ TÊN
Bùi Tấn Bảo
Dư Huỳnh Minh Châu
Lê Thị Kim Chi
Dương Thanh Cúc
Lưu Kiết Đạt
Trần Hoàng Đức
Phạm Trần Hồng Hạnh
Nguyễn Hoàng Hảo
Trần Huỳnh Gia Huy
Nguyễn Thị Hường

Trần Đình Khang
Lâm Anh Kiệt
Nguyễn Anh Kiệt
Nguyễn Thị Hồng Lan
Trần Phước Lộc
Tạ Minh Luân
Nguyễn Đặng Ngọc Mai
Phạm Thị Tuyết Mai
Nguyễn Ngọc Ngân
Nguyễn Hồng Ngọc
Trần Thị Thảo Nguyên
Huỳnh Trọng Nhân
Nguyễn Trần Uyển Nhi
Phạm Thị Thanh Nhi
Trần Yến Nhi
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Đỗ Thị Tuyết Phương
Hoàng Thị Thanh Thảo
Đỗ Kim Thi
Phạm Thị Kiều Thu
Trần Ngọc Lan Thuyên
Huỳnh Trung Thức

12TN3
Điểm
8
7
8.3
9.7
10

9.7
9
9
8
9
9
8.7
7.3
9
7
9.3
7.3
9

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16
17
18

8.3
7.7
5.7
6.3
9
9
9
8
8
9
7.3
7.7
7.7
9.7

19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29

30
31
32

Trang 16

HỌ VÀ TÊN
Nguyễn Minh Anh
Vương Thị Kim Anh
Châu Đình Ấn
Nguyễn Thành Được
Nguyễn Thị Giàu
Quách Xuân Hằng
Mạc Quế Hân
Phạm Quốc Huy
Nguyễn Hữu Khang
Võ Dương Anh Kiệt
Nguyễn Thị Mỹ Lệ
Trần Anh Minh
Hồ Ngọc Phương Nghi
Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
Lương Thị Quỳnh Như
Trương Quỳnh Như
Bùi Tuấn Phát
Nguyễn Nhật Phong
Nguyễn Vương Phương
Quỳnh
Trần Văn Thanh
Nguyễn Quốc Thành
Nguyễn Tiến Thành

Lê Thanh Thảo
Bùi Thị Thi
Nguyễn Đạt Thịnh
Ngô Thanh Thuận
Nguyễn Lê Anh Thư
Võ Anh Thư
Huỳnh Thị Diễm Thy
Nguyễn Minh Triết
Trương Thị Thanh Trúc
Huỳnh Đình Trung

Điểm
9
8.3
9
8.3
7
7
9.7
9.7
9
5
7.7
7.7
7.7
8.7
6.7
7.7
8.7
6

9.3
9.3
6
5.3
7
9.3
9.3
6
9
8.3
6
8
7.3
7


33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43

Nguyễn Thị Xuân Tiên
Lê Cao Sơn Trà

Đặng Thiên Trang
Nguyễn Hồng Ngọc Trân
Nguyễn Thị Quế Trân
Lương Thị Nhã Trúc
Đặng Chí Tường
Võ Thuỳ Vân
Nguyễn Ngọc Vy
Dư Tiểu Yến

7.7
9
7.3
7
9
9
8.7
8.7
8.3
7.7

33
34
35
36
37
38
39
40
41
42

43

Phụ lục 3: Sơ đồ tư duy phần tiến hóa

Trang 17

Lâm Việt Trung
Lê Trần Tố Uyên
Đặng Thị Tường Vy

8.7
7.3
6.3


Trang 18


Trang 19


Trang 20


Trang 21


PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SƯ PHẠM ỨNG DỤNG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2014-2015
1. Tên đề tài:

“SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY ĐỂ HỆ THỐNG KIẾN THỨC PHẦN TIẾN
HÓA TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12 NÂNG CAO”
2. Những người tham gia thực hiện:
Lê Hồng Thái – Giáo viên môn sinh học trường THPT Quang Trung.
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ chuyên ngành Sinh lí thực vật
Nhiệm vụ nhóm nghiên cứu: Thiết kế chính SĐTD
3. Họ tên người đánh giá: Hội đồng Khoa học
4. Ngày họp: 29/03/2015
5. Địa điểm họp: Phòng Hội đồng trường THPT Quang Trung
6. Ý kiến đánh giá :
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Điểm

Tiêu chí đánh giá

Điểm

tối đa đánh giá

1. Tên đề tài
-Thể hiện rõ nội dung, đối tượng và giải pháp tác

10

động và tính khả thi
2. Hiện trạng

12


- Mô tả được hiện trạng chủ đề, hoạt động đang
thực hiện
- Xác định, liệt kê các nguyên nhân gây ra hiện
trạng.
- Chọn một nguyên nhân để tác động, giải quyết
Trang 22

Nhận xét


hiện trạng.
3. Giải pháp thay thế
-Mô tả rõ ràng giải pháp thay thế
-Giải pháp khả thi và hiệu quả (tính thiết thực của

13

giải pháp)
- Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài
4. Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
- Trình bày rõ ràng vấn đề nghiên cứu dưới dạng
câu hỏi.
-Xác định được giả thuyết nghiên cứu.
- Xác định được khách thể nghiên cứu, mô tả rõ

6

ràng (đối tượng học sinh tham gia nghiên cứu)
- Xác định được đối tượng nghiên cứu (mô tả rõ

ràng giải pháp thực hiện.
5. Thiết kế
- Lựa chọn thiết kế phù hợp, đảm bảo giá trị của
nghiên cứu

4

- Mô tả các hoạt động nghiên cứu được thực hiện
đảm bảo tính logic, khoa học.
6. Đo lường
- Xây dựng được công cụ và thang đo phù hợp để
thu thập dữ liệu.

10

- Dữ liệu thu được đảm bảo độ tin cậy và độ giá trị
- Cách kiểm tra độ tin cậy và độ giá trị.
7. Phân tích kết quả và bàn luận
-Lựa chọn phép kiểm chứng thống kê phù hợp với
thiết kế.
- Mô tả dữ liệu đã được xử lý bằng bảng và biểu
đồ, tập trung trả lời vấn đề cho các vấn đề nghiên
cứu.
Trang 23

10


- Nhận xét về các chỉ số phân tích dữ liệu theo các
bảng tham chiếu (Ttest, khi bình phương, ES,

Person...)
8. Kết quả
- Kết quả nghiên cứu: Giải quyết được các vấn đề
đặt ra trong đề tài đầy đủ, rõ ràng, có tính thuyết
phục.
-Những đóng góp của đề tài nghiên cứu: Mang lại

10

hiểu biết mới về thực trạng, nguyên nhân, giải pháp
thay thế hiệu quả, lâu dài.
-Áp dụng các kết quả : Triển vọng áp dụng tại địa
phương, cả nước, quốc tế.
9. Minh chứng cho đề tài nghiên cứu của đề tài.
-KHBH, bài kiểm tra, bảng kiểm, thang đo, kế
hoạch nghiên cứu (đề kiểm tra, đáp án, thang đo),

15

đĩa CD dữ liệu.
10. Trình bày báo cáo
- Cấu trúc khoa học, hợp lý, diễn đạt mạch lạc,

10

hình thức đẹp
Tổng cộng

100


Trang 24


Đánh giá
o Loại A (Từ 80–100 điểm)

o Loại B (Từ 65-79 điểm)

o Loại C (50-64 điểm)

o Loại D (< 50 điểm)

7. Kết quả xếp loại đề tài ..........................
Ngày 29 tháng 3 năm 2015
TM.HĐKH
CHỦ TỊCH

NGUYỄN VĂN QUÂY

Trang 25


×