Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Nghiên cứu đánh giá các đặc điểm thủy sinh, điều kiện sinh thái môi trường làm cơ sở khoa học để phát triển nuôi hải sản bền vững vùng ven biển cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 235 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆT NAM

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC

NGUYỄN MINH NIÊN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC ĐẶC ĐIỂM THỦY SINH,
ĐIỀU KIỆN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG LÀM CƠ SỞ KHOA
HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NUÔI HẢI SẢN BỀN VỮNG VÙNG
VEN BIỂN CÀ MAU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

NHA TRANG - 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆT NAM

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC

NGUYỄN MINH NIÊN

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CÁC ĐẶC ĐIỂM THỦY SINH,
ĐIỀU KIỆN SINH THÁI MÔI TRƯỜNG LÀM CƠ SỞ KHOA
HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN NUÔI HẢI SẢN BỀN VỮNG VÙNG


VEN BIỂN CÀ MAU
Chuyên ngành: Thủy sinh vật học
Mã số: 62.42.50.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS-TSKH. Nguyễn Tác An
TS. Nguyễn Văn Hảo

NHA TRANG - 2009


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là do tôi thực hiện.
Các số liệu không có nguồn trích dẫn là số liệu tôi đã nghiên cứu và số liệu của dự
án cấp Bộ mà tôi là Chủ nhiệm dự án trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2007.
Các số liệu, kết quả được nêu trong luận án là trung thực và có nguồn trích
dẫn rõ ràng.

Nguyễn Minh Niên

i


LỜI CẢM ƠN
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy PGS-TSKH. Nguyễn Tác An và
TS. Nguyễn Văn Hảo là các cán bộ hướng dẫn khoa học đã định hướng, tận tình chỉ
dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.
Trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện, các Phòng, Ban và toàn thể cán bộ
viên chức Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II về sự quan tâm giúp đỡ và động

viên tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện, các Phòng, Ban và cán bộ viên chức
Viện Hải Dương Học Nha Trang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời
gian học tập, nghiên cứu và sinh hoạt.
Tác giả bày tỏ sự cảm ơn đến Ban Lãnh đạo Sở Thủy sản (nay là Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn) các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên
Giang đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình điều tra, thu thập số liệu.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu của các thầy GS-TSKH. Lê Huy
Bá, PGS-TS. Nguyễn Hữu Phụng, PGS-TS. Bùi Lai, TS. Bùi Hồng Long, TS. Võ Sĩ
Tuấn, TS. Trịnh Thế Hiếu, PGS-TS. Nguyễn Hữu Đại, TS. Nguyễn Ngọc Lâm và
TS. Đoàn Như Hải.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp Phòng Nguồn lợi và Khai
thác Thủy sản Nội địa đã cộng tác và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính dâng công trình này cho cha, mẹ tôi
đã quá cố, những người mà lòng kính trọng của tôi không thể nói hết bằng lời.
Cuối cùng và cũng rất quan trọng xin chân thành cảm ơn người bạn đời của
tôi, ThS. Nguyễn Thị Phương Thanh, cảm ơn các con tôi là nguồn động viên lớn
cho tôi trong suốt thời gian làm luận án.

Nguyễn Minh Niên

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii
MỤC LỤC..................................................................................................................iii
DANH SÁCH BẢNG ...............................................................................................vii

DANH SÁCH HÌNH ................................................................................................. xi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................xiii
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học để phát triển nuôi hải sản bền vững ........................................ 4
1.1.1. Những lý luận cơ bản của nghề nuôi ......................................................... 4
1.1.2. Các nhân tố môi trường vô sinh và ảnh hưởng của chúng lên đời sống
của các loài nuôi................................................................................................... 6
1.1.2.1. Nhiệt độ............................................................................................... 6
1.1.2.2. Nồng độ muối...................................................................................... 7
1.1.2.3. pH........................................................................................................ 7
1.1.2.4. Ôxy hòa tan (DO)................................................................................ 8
1.1.2.5. PO4-P................................................................................................... 9
1.1.2.6. NH3-N ................................................................................................. 9
1.1.2.7. NO3-N ............................................................................................... 10
1.1.2.8. Đất đai và nền đáy............................................................................. 10
1.1.3. Các nhân tố môi trường hữu sinh và ảnh hưởng của chúng lên đời sống
của các loài nuôi................................................................................................. 11
1.1.3.1. Các sinh vật làm thức ăn ................................................................... 11
1.1.3.2. Các vật dữ, vật cạnh tranh, vật ký sinh ............................................. 12
1.1.3.3. Các sinh vật gây hại khác.................................................................. 13
1.1.4. Tiếp cận với quan điểm phát triển bền vững............................................ 14
1.2. Các thông tin đánh giá hiện trạng môi trường vùng ven biển BĐCM............ 15
iii


1.2.1. Nghiên cứu điều kiện môi trường ............................................................ 15
1.2.2. Nghiên cứu thủy sinh vật ......................................................................... 17
1.3. Các thông tin về hiện trạng nuôi trồng hải sản ............................................... 23
1.3.1. Nghiên cứu về nuôi hải sản...................................................................... 24

1.3.2. Nghiên cứu các yếu tố kinh tế xã hội của các mô hình NTTS................. 28
1.3.3. Nghiên cứu phân vùng sinh thái ở ĐBSCL và BĐCM............................ 29
CHƯƠNG 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 31
2.1. Quan điểm tiếp cận.......................................................................................... 31
2.2. Nguồn tài liệu kế thừa ..................................................................................... 32
2.3. Nghiên cứu bổ sung ........................................................................................ 33
2.3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 33
2.3.1.1. Địa điểm ............................................................................................ 33
2.3.1.2. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 35
2.3.2. Phương pháp thu mẫu .............................................................................. 35
2.3.3. Phương pháp phân tích............................................................................. 36
2.4. Công cụ xử lý .................................................................................................. 40
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 41
3.1. Phân vùng sinh thái nuôi trồng hải sản ở bán đảo Cà Mau............................. 41
3.1.1. Những đặc trưng cơ bản điều kiện tự nhiên vùng BĐCM....................... 41
3.1.2. Cơ sở khoa học phân vùng sinh thái NTHS............................................. 45
3.1.3. Yếu tố phân vùng ..................................................................................... 47
3.1.4. Kết quả phân vùng sinh thái nuôi trồng hải sản....................................... 49
3.2. Chất lượng nước vùng nghiên cứu.................................................................. 56
3.2.1. Trên toàn vùng ......................................................................................... 56
3.2.1.1. Nhiệt độ............................................................................................. 56
3.2.1.2. Độ mặn .............................................................................................. 56
3.2.1.3. Độ pH ................................................................................................ 58
3.2.1.4. Ôxy hòa tan (DO).............................................................................. 58
3.2.1.5. Nhu cầu ôxy hóa học (COD)............................................................. 59
iv


3.2.1.6. Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD)............................................................ 60
3.2.1.7. PO4-P................................................................................................. 61

3.2.1.8. NH3-N ............................................................................................... 62
3.2.1.9. NO3-N ............................................................................................... 63
3.2.2. Chất lượng nước tại các vùng sinh thái NTHS ........................................ 66
3.3. Đặc điểm thủy sinh vật vùng nghiên cứu........................................................ 74
3.3.1. Trên toàn vùng ......................................................................................... 74
3.3.1.1. Thực vật nổi (Phytoplankton) ........................................................... 74
3.3.1.2. Động vật nổi (Zooplankton).............................................................. 78
3.3.1.3. Các loài sinh vật nổi gây hại ............................................................. 82
3.3.2. Thủy sinh vật tại các vùng sinh thái NTHS ............................................. 83
3.4. Đặc điểm kỹ thuật và kinh tế xã hội nghề nuôi hải sản ở vùng nghiên cứu ... 97
3.4.1. Hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản ở bán đảo Cà Mau.................. 97
3.4.2. Đặc điểm các mô hình nuôi tôm sú tại các vùng sinh thái NTHS ......... 100
3.4.2.1. Nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) ........................................... 100
3.4.2.2. Nuôi tôm luân canh trồng lúa.......................................................... 106
3.4.2.3. Nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh........................................... 112
3.4.2.4. Nuôi tôm kết hợp rừng ngập mặn ................................................... 116
3.4.3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi tôm sú................... 121
3.5. Cơ sở phát triển nuôi hải sản trên các vùng sinh thái ................................... 127
3.6. Các giải pháp quản lý phát triển NTHS bền vững ........................................ 131
3.6.1. Phân vùng chức năng sinh thái .............................................................. 131
3.6.2. Quy hoạch phát triển .............................................................................. 131
3.6.3. Khoa học công nghệ............................................................................... 132
3.6.4. Giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực.......................................................... 134
3.6.5. Đổi mới tổ chức, quản lý sản xuất và chính sách đối với NTTS ........... 134
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................................... 136
1. Kết luận ............................................................................................................ 136
2. Đề nghị ............................................................................................................. 137
v



CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ........................................ 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 139
PHỤ LỤC................................................................................................................ 156

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Số mẫu điều tra nông hộ theo mô hình và vùng sinh thái NTHS.............. 36
Bảng 3.1. Yếu tố địa mạo sử dụng để phân vùng sinh thái NTHS ............................ 48
Bảng 3.2. Yếu tố ngập sử dụng để phân vùng sinh thái NTHS ................................. 48
Bảng 3.3. Yếu tố xâm nhập mặn sử dụng để phân vùng sinh thái NTHS ................. 49
Bảng 3.4. Các nhóm đất sử dụng để phân vùng sinh thái NTHS .............................. 49
Bảng 3.5. Tổng hợp các chỉ tiêu phân vùng sinh thái nuôi trồng hải sản .................. 50
Bảng 3.6. Tóm tắt các tổ hợp chính các tiêu chí phân vùng sinh thái NTHS............ 50
Bảng 3.7. Các vùng sinh thái nuôi trồng hải sản ở bán đảo Cà Mau ......................... 52
Bảng 3.8. Chất lượng nước cho nhu cầu nuôi tôm nước lợ ....................................... 64
Bảng 3.9. Thành phần loài thực vật nổi vùng nghiên cứu ......................................... 74
Bảng 3.10. Thành phần loài thực vật nổi tại các điểm nghiên cứu............................ 76
Bảng 3.11. Mật độ (tb/l) thực vật nổi tại các điểm nghiên cứu ................................. 77
Bảng 3.12. Thành phần loài động vật nổi vùng nghiên cứu ...................................... 78
Bảng 3.13. Thành phần loài động vật nổi tại các điểm nghiên cứu ........................... 80
Bảng 3.14. Mật độ (con/m3) động vật nổi tại các điểm nghiên cứu .......................... 81
Bảng 3.15. Thành phần loài thực vật nổi vùng 1 ....................................................... 84

Bảng 3.16. Mật độ (tb/l) thực vật nổi vùng 1............................................................. 84
Bảng 3.17. Các loài tảo gây hại phân bố ở vùng 1..................................................... 85
Bảng 3.18. Thành phần loài động vật nổi vùng 1 ...................................................... 85
Bảng 3.19. Mật độ (con/m3) động vật nổi vùng 1 ...................................................... 86
Bảng 3.20. Thành phần loài và mật độ (tb/l) thực vật nổi vùng 2 ............................. 86
Bảng 3.21. Thành phần loài và mật độ (con/m3) động vật nổi vùng 2 ...................... 87
Bảng 3.22. Thành phần loài thực vật nổi vùng 3 ....................................................... 88
Bảng 3.23. Mật độ (tb/l) thực vật nổi vùng 3............................................................. 89
Bảng 3.24. Thành phần loài động vật nổi vùng 3 ...................................................... 90
Bảng 3.25. Mật độ (com/m3) động vật nổi vùng 3 ..................................................... 91
vii


Bảng 3.26. Thành phần loài thực vật nổi vùng 4 ....................................................... 91
Bảng 3.27. Mật độ (tb/l) thực vật nổi vùng 4............................................................. 93
Bảng 3.28. Thành phần loài và mật độ (tb/l) thực vật nổi vùng 6 ............................. 94
Bảng 3.29. Thành phần loài thực vật nổi vùng 7 và 8 ............................................... 95
Bảng 3.30. Mật độ (tb/l) thực vật nổi vùng 7 và 8..................................................... 95
Bảng 3.31. Thành phần loài và mật độ (con/m3) động vật nổi vùng 7 và 8............... 96
Bảng 3.32. Tóm tắt đặc trưng kỹ thuật mô hình nuôi tôm QCCT ........................... 101
Bảng 3.33. Hiệu quả kinh tế và các khó khăn của nông hộ nuôi tôm QCCT .......... 104
Bảng 3.34. Tóm tắt đặc trưng kỹ thuật mô hình luân canh tôm - lúa ...................... 108
Bảng 3.35. Hiệu quả kinh tế và các khó khăn của nông hộ ở mô hình luân canh tôm
- lúa................................................................................................................... 110
Bảng 3.36. Tóm tắt đặc trưng kỹ thuật mô hình nuôi tôm BTC&TC...................... 113
Bảng 3.37. Hiệu quả kinh tế và các khó khăn của nông hộ nuôi tôm BTC và TC .. 115
Bảng 3.38. Tóm tắt đặc trưng kỹ thuật mô hình tôm - rừng .................................... 118
Bảng 3.39. Hiệu quả kinh tế và các khó khăn của nông hộ ở mô hình tôm - rừng.. 120
Bảng 3.40. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mô hình nuôi
tôm QCCT ở các vùng sinh thái NTHS ........................................................... 123

Bảng 3.41. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất mô hình tôm lúa ở các vùng sinh thái NTHS ........................................................................ 124
Bảng phụ lục

Tên bảng phụ lục

Bảng PL-1.1. Chất lượng nước sông rạch ở Sóc Trăng ........................................... 156
Bảng PL-1.2. Chất lượng nước sông rạch tại Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) .................... 156
Bảng PL-1.3. Hiện trạng xâm nhập mặn vùng cửa sông Hậu tỉnh Sóc Trăng......... 156
Bảng PL-1.4. Chất lượng nước mặt ở Hồng Dân .................................................... 157
Bảng PL-1.5. Chất lượng nước ven bờ ở Gành Hào................................................ 157
Bảng PL-1.6. Chất lượng nước sông rạch sử dụng để nuôi thủy sản Cà Mau......... 158
Bảng PL-1.7. Chất lượng nước vùng cửa sông biển phía Đông - Cà Mau .............. 158
Bảng PL-1.8. Chất lượng nước vùng cửa sông biển phía Tây - Cà Mau................. 158
viii


Bảng PL-1.9. Chất lượng nước mặt tại Kiên Giang................................................. 159
Bảng PL-1.10. Thành phần và số lượng thực vật nổi tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng .... 159
Bảng PL-1.11.Thành phần và số lượng thực vật nổi tại Hồng Dân, Bạc Liêu ........ 159
Bảng PL-1.12. Thành phần và số lượng thực vật nổi tại Gành Hào, Bạc Liêu ....... 159
Bảng PL-1.13. Thành phần và số lượng thực vật nổi tại sông Đốc, Cà Mau .......... 159
Bảng PL-1.14. Thành phần và số lượng thực vật nổi tại Cái Nước, Cà Mau .......... 160
Bảng PL-1.15. Thành phần loài thực vật nổi vùng ven biển Kiên Giang................ 160
Bảng PL-1.16. Thành phần và số lượng thực vật nổi tại Tuần Thống, Kiên Giang 160
Bảng PL-1.17. Tổng hợp đặc trưng các hệ thống nuôi trồng hải sản ...................... 161
Bảng PL-1.18. Tóm tắt đặc trưng kỹ thuật các hình thức nuôi tôm sú .................... 161
Bảng PL-2.1. Bảng câu hỏi điều tra nông hộ NTHS ở BĐCM................................ 162
Bảng PL-3.1. Chất lượng nước mùa khô tại các vùng nghiên cứu .......................... 165
Bảng PL-3.2. Chất lượng nước mùa mưa tại các vùng nghiên cứu ......................... 165
Bảng PL-3.3. So sánh chất lượng nước mùa khô và mùa mưa vùng nghiên cứu.... 166

Bảng PL-3.4. Các yếu tố chất lượng nước (2005 – 2007) tại vùng 1 ...................... 170
Bảng PL-3.5. Giá trị trung bình các yếu tố chất lượng nước tại vùng 1.................. 171
Bảng PL-3.6. Các yếu tố chất lượng nước (2005 – 2007) tại vùng 3 ...................... 172
Bảng PL-3.7. Giá trị trung bình các yếu tố chất lượng nước tại vùng 3.................. 173
Bảng PL-3.8. Các yếu tố chất lượng nước (2005 – 2007) tại vùng 4 ...................... 174
Bảng PL-3.9. Giá trị trung bình các yếu tố chất lượng nước tại vùng 4.................. 175
Bảng PL-3.10. Các yếu tố chất lượng nước (2005 – 2007) tại vùng 6 .................... 175
Bảng PL-3.11. Giá trị trung bình các yếu tố chất lượng nước tại vùng 6................ 175
Bảng PL-3.12. Các yếu tố chất lượng nước (2005-2007) tại vùng 7 và 8 ............... 176
Bảng PL-3.13. Giá trị trung bình các yếu tố chất lượng nước tại vùng 7 và 8 ........ 176
Bảng PL-3.14. Thành phần loài thực vật nổi vùng ven biển BĐCM....................... 177
Bảng PL-3.15. Tổng hợp thực vật nổi vùng ven biển BĐCM theo các tác giả ....... 180
Bảng PL-3.16. Thành phần loài thực vật nổi tại các điểm khảo sát ........................ 182
Bảng PL-3.17. Mật độ trung bình (tb/l) thực vật nổi vùng ven biển BĐCM........... 187
Bảng PL-3.18. Mật độ (tb/l) thực vật nổi tại các điểm khảo sát .............................. 188
ix


Bảng PL-3.19. Thành phần loài động vật nổi vùng ven biển BĐCM...................... 190
Bảng PL-3.20. Tổng hợp động vật nổi vùng ven biển BĐCM theo các tác giả ...... 193
Bảng PL-3.21. Thành phần loài động vật nổi tại các điểm khảo sát........................ 194
Bảng PL-3.22. Mật độ trung bình (con/m3) động vật nổi vùng ven biển BĐCM.... 199
Bảng PL-3.23. Mật độ (con/m3) động vật nổi tại các điểm khảo sát ....................... 200
Bảng PL-3.24. Diện tích (ha) NTTS các tỉnh ven biển BĐCM 1999 - 2005 .......... 202
Bảng PL-3.25. Sản lượng (tấn) NTTS theo nhóm đối tượng năm 2005.................. 202
Bảng PL-3.26. Sản lượng (tấn) NTTS các tỉnh ven biển BĐCM (1999 – 2005) .... 202
Bảng PL-3.27. Số lượng và sản lượng các trại tôm giống ở BĐCM năm 2005 ...... 203
Bảng PL-3.28. Diện tích (ha) nuôi tôm các tỉnh ven biển BĐCM (1999 – 2005)... 203
Bảng PL-3.29. Đặc điểm ao nuôi theo mô hình ở các vùng sinh thái NTHS .......... 204
Bảng PL-3.30. Chuẩn bị ao nuôi tôm theo mô hình ở các vùng sinh thái NTHS.... 205

Bảng PL-3.31. Quản lý ao nuôi theo mô hình ở các vùng sinh thái NTHS............. 206
Bảng PL-3.32. Giống thả nuôi và thu hoạch theo mô hình ở các vùng sinh thái
NTHS ............................................................................................................... 207
Bảng PL-3.33. Quản lý sức khoẻ tôm theo mô hình ở các vùng sinh thái NTHS ... 208
Bảng PL-3.34. Cơ cấu đầu tư cho một ha/năm và năng suất theo mô hình ở các
vùng sinh thái NTHS........................................................................................ 209
Bảng PL-3.35. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi mô
hình QCCT theo vùng sinh thái NTHS ở BĐCM............................................ 210
Bảng PL-3.36. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi mô
hình tôm - lúa theo vùng sinh thái NTHS ở BĐCM ........................................ 212
Bảng PL-3.37. Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi mô
hình tôm - rừng ở BĐCM ................................................................................ 214
Bảng PL-3.38. Các đề nghị cho giải pháp phân vùng chức năng sinh thái ............. 214

x


DANH SÁCH HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu........................................................................................ 32
Hình 2.2. Vị trí thu mẫu tại vùng nghiên cứu ............................................................ 34
Hình 3.1. Bản đồ phân vùng sinh thái nuôi trồng hải sản ven biển BĐCM .............. 53
Hình 3.2. Biến động nhiệt độ nước vùng nghiên cứu ................................................ 56
Hình 3.3. Biến động độ mặn vùng nghiên cứu .......................................................... 57
Hình 3.4. Biến động pH vùng nghiên cứu ................................................................. 58

Hình 3.5. Biến động ôxy (DO) vùng nghiên cứu....................................................... 59
Hình 3.6. Biến động COD vùng nghiên cứu.............................................................. 60
Hình 3.7. Biến động BOD vùng nghiên cứu.............................................................. 61
Hình 3.8. Biến động PO4-P vùng nghiên cứu ............................................................ 62
Hình 3. 9. Biến động NH3-N vùng nghiên cứu.......................................................... 63
Hình 3.10. Biến động NO3-N vùng nghiên cứu......................................................... 63
Hình 3.11. Biến động các yếu tố chất lượng nước vùng 1 (A) (B)............................ 67
Hình 3.12. Biến động các yếu tố chất lượng nước vùng 2 (A) (B)............................ 68
Hình 3.13. Biến động các yếu tố chất lượng nước vùng 3 (A) (B)............................ 69
Hình 3.14. Biến động các yếu tố chất lượng nước vùng 4 (A) (B)............................ 70
Hình 3.15. Biến động các yếu tố chất lượng nước vùng 6 (A) (B)............................ 71
Hình 3.16. Biến động các yếu tố chất lượng nước vùng 7 và 8 (A) (B) .................... 72
Hình 3.17. Cơ cấu thành phần loài thực vật nổi vùng nghiên cứu............................. 75
Hình 3.18. Mật độ thực vật nổi vùng nghiên cứu ...................................................... 77
Hình 3.19. Cơ cấu thành phần loài động vật nổi vùng nghiên cứu............................ 79
Hình 3.20. Mật độ động vật nổi vùng nghiên cứu ..................................................... 80
Hình 3.21. Diễn biến diện tích NTTS giai đoạn 1999 - 2005.................................... 97
Hình 3.22. Sản lượng nuôi trồng thủy sản theo nhóm đối tượng năm 2005.............. 98
Hình 3.23. Sản lượng và năng suất nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1999 - 2005 ........ 99
Hình 3.24. Lượng giống sản xuất và nhu cầu giống .................................................. 99
xi


Hình phụ lục

Tên hình phụ lục

Hình PL-3.1. Bản đồ địa mạo các tỉnh ven biển bán đảo Cà Mau........................... 215
Hình PL-3.2. Bản đồ đất các tỉnh ven biển bán đảo Cà Mau................................... 217
Hình PL-3.3. Bản đồ xâm nhập mặn các tỉnh ven biển bán đảo Cà Mau ................ 218

Hình PL-3.4. Bản đồ ngập lụt các tỉnh ven biển bán đảo Cà Mau........................... 219
Hình PL-3.5. Một số hình ảnh về các mô hình nuôi tôm sú ở BĐCM .................... 220

xii


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL :

đồng bằng sông Cửu Long

BĐCM :

bán đảo Cà Mau

NTTS :

nuôi trồng thủy sản

NTHS :

nuôi trồng hải sản

QC :

quảng canh

QCCT :

quảng canh cải tiến


TC :

thâm canh

BTC :

bán thâm canh

nnk :

những người khác

RNM :

rừng ngập mặn

PL :

phụ lục

tb/l :

tế bào/lít

ct/m3 :

cá thể/m3

LNT :


lâm ngư trường

xiii


MỞ ĐẦU
Nuôi trồng hải sản (NTHS) trên thế giới và ở Việt Nam đã có lịch sử từ lâu
đời, hiện đang phát triển nhanh và là ngành kinh tế của tương lai. NTHS tạo công
ăn việc làm, cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng, đặc biệt là protein cho hàng
triệu người dân, mà trước hết là cư dân ven biển. Là nghề đóng vai trò quan trọng
trong nền kinh tế nên NTHS được ưu tiên phát triển mạnh trong thời gian qua ở
nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Trong đề tài luận án này, phạm vi nghiên cứu là vùng ven biển bán đảo Cà
Mau (BĐCM), nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi hải sản. Do có
vị trí nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, BĐCM có các điều kiện khí hậu, thời tiết
ổn định, ít biến đổi có thể khai thác và NTHS quanh năm với nhiều đối tượng khác
nhau góp phần tăng sản lượng trên đơn vị sản xuất. BĐCM có địa hình tương đối
bằng phẳng có thể phát triển đồng đều, có sự đan xen giữa các vùng ngọt, mặn,
phèn có tính chất không đồng nhất trên mỗi vùng nhưng rất đa dạng và phong phú
về thủy sinh vật. Vùng đất ngập nước ở BĐCM rộng lớn, trong đó, diện tích có thể
NTHS là rất lớn. Phần lớn diện tích ngập nước ven biển thuận lợi nuôi tôm nước lợ,
mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Tại các vùng nhiễm mặn có thể sản xuất nông
nghiệp - thủy sản luân canh làm tăng sự đa dạng về đối tượng, mô hình nuôi. Trong
các thủy vực tự nhiên, các nghiên cứu trước đây đã thống kê được hàng trăm loài
thủy sinh vật khác nhau và có rất nhiều loài đã được con người khai thác làm các
đối tượng nuôi thương phẩm, nuôi làm thức ăn hoặc nuôi kết hợp để xử lý môi
trường. Các lợi thế trên đã làm tăng sản lượng và giá trị của nghề NTHS ở BĐCM.
Thực tế, NTHS đóng vai trò hết sức quan trọng đối với kinh tế ở BĐCM.
Trong đó, nuôi tôm nước lợ là thế mạnh với 201.531 tấn năm 2005, chiếm 76% sản

lượng tôm nuôi và 87% giá trị xuất khẩu tôm của đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL). Do lợi nhuận cao nên diện tích nuôi hải sản trong các năm qua đã tăng
rất nhanh với nhiều mô hình nuôi. Năm 2005, diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS)
vùng BĐCM là 541.583 ha thì diện tích nuôi tôm nước lợ là 470.789 ha, chiếm

1


86,93% tổng diện tích nuôi. Thành công từ nghề NTHS ở BĐCM rất lớn nhưng
cũng mang đến nhiều thách thức như khai thác quá mức nguồn lợi tự nhiên, phá
rừng ngập mặn (RNM) ven biển, cải tạo bãi bồi, ruộng lúa để nuôi hải sản, ô nhiễm
môi trường, dịch bệnh và phát sinh mâu thuẫn giữa những người sử dụng tài
nguyên. Một trong các vấn đề bức xúc hiện nay là phát triển NTHS bền vững phải
gắn liền với bảo vệ đa dạng sinh học, môi trường và bảo tồn các giá trị tự nhiên của
các vùng sinh thái ngập nước.
Đã có nhiều dự án, đề tài nghiên cứu các lĩnh vực môi trường, thủy sinh vật
và nghề nuôi hải sản ở BĐCM. Các nghiên cứu đã giải quyết được khá nhiều vấn đề
của thực tiễn đặt ra. Tuy nhiên, việc xem xét, phân tích lý giải các cơ sở khoa học,
nền tảng lý luận của nuôi hải sản ở BĐCM có rất ít công trình nghiên cứu một cách
toàn diện. Đề tài “Nghiên cứu đánh giá các đặc điểm thủy sinh, điều kiện sinh thái
môi trường làm cơ sở khoa học để phát triển nuôi hải sản bền vững vùng ven biển
Cà Mau” cố gắng giải quyết “thiếu sót “ đó.
Mục tiêu của đề tài là phân vùng sinh thái NTHS và xây dựng luận cứ khoa
học để phát triển NTHS bền vững trên cơ sở đánh giá đúng hiện trạng môi trường
và NTHS vùng ven biển bán đảo Cà Mau.
Nội dung của luận án bao gồm:
- Đánh giá các điều kiện sinh thái môi trường và thủy sinh vật liên quan đến
NTHS vùng ven biển bán đảo Cà Mau
- Đánh giá hiện trạng NTHS vùng ven biển BĐCM
- Phân vùng sinh thái NTHS vùng ven biển bán đảo Cà Mau

- Đề xuất cơ sở khoa học và các giải pháp để phát triển NTHS bền vững
vùng ven biển BĐCM.
Thông qua nghiên cứu mối quan hệ giữa các điều kiện sinh thái môi trường,
thủy sinh vật và nuôi hải sản, lần đầu tiên nghiên cứu phân chia 8 vùng sinh thái
NTHS vùng ven biển bán đảo Cà Mau. Từ các kết quả nghiên cứu và lý luận, luận
án đề xuất hướng phát triển bền vững NTHS trên cơ sở sinh thái học, một tiếp cận
có hiệu quả và khả thi phù hợp với xu thế quản lý và phát triển nghề nuôi hiện nay
2


và trong tương lai. Phát triển nuôi hải sản trên cơ sở sinh thái học nhằm mục đích
không chỉ nâng cao sản lượng nuôi mà còn bảo vệ các nguồn lợi tự nhiên và hạn
chế các rủi ro cho nghề nuôi hải sản.
Ý nghĩa khoa học của luận án là góp phần vào nghiên cứu phát triển bền
vững nuôi hải sản ở ĐBSCL nói chung và BĐCM nói riêng. Luận án đề xuất 8 vùng
sinh thái NTHS cùng với cơ sở khoa học của mỗi vùng để phát triển các đối tượng,
mô hình nuôi phù hợp cho mỗi vùng và các giải pháp nhằm phát triển bền vững
nghề nuôi hải sản ven biển BĐCM. Luận án là một đóng góp mới về cơ sở lý luận
cho các nghiên cứu cơ bản, đa dạng sinh học, tham khảo cho giảng dạy, nghiên cứu.
Ý nghĩa thực tiễn của luận án là giúp cho các cơ quan chuyên môn về lý luận
và quản lý trong việc xây dựng chiến lược và qui hoạch NTHS bền vững vùng
ĐBSCL nói chung và ven biển BĐCM nói riêng.

3


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Đánh giá các điều kiện môi trường, đặc điểm thủy sinh vật và hiện trạng
nghề nuôi hải sản vùng ven biển BĐCM có ý nghĩa quan trọng nhằm xác định
những mặt thuận lợi và không thuận lợi của chúng làm cơ sở khoa học cho sự lựa

chọn các chỉ tiêu môi trường, đối tượng nuôi, phương thức nuôi để triển khai các
loại hình nuôi hải sản và đề xuất các giải pháp quản lý, phát triển phù hợp nhằm
nâng cao hiệu quả nghề nuôi mà không làm ảnh hưởng đến môi trường.
1.1. Cơ sở khoa học để phát triển nuôi hải sản bền vững
1.1.1. Những lý luận cơ bản của nghề nuôi
NTTS là nuôi các đối tượng thủy sinh như: cá, nhuyễn thể, giáp xác và các
động vật khác, tảo đơn bào, rong, thực vật bậc cao bằng cách sử dụng các phương
pháp quảng canh (QC) và thâm canh (TC) nhằm mục đích nâng cao sản lượng trên
một đơn vị diện tích hoặc thể tích, cao hơn sản lượng của các quần thể thủy sinh vật
trong tự nhiên [145, 118, 161]. NTHS là nuôi trồng các loài mà các giai đoạn riêng
biệt trong chu kỳ sống của chúng có liên hệ với biển [116]. Về bản chất, theo
Karpevich (1985), NTTS là khoa học nghiên cứu các quy luật xuất hiện các đặc tính
của các đối tượng nuôi, vạch ra các phương pháp thực hiện chúng trong các điều
kiện tự nhiên và nhân tạo, cũng như xác định và thiết lập vùng nuôi và đối tượng
nuôi nhằm thu được sản lượng cao nhất trên đơn vị diện tích hoặc thể tích trong thời
gian ngắn nhất với chi phí thấp nhất [dẫn từ 116].
Các cơ sở NTTS là những thành phần mới trong sinh quyển - các hệ sinh thái
nhân tạo, do đó cũng như thủy sinh vật trong các hệ sinh thái tự nhiên, các loài nuôi
có các mối quan hệ tương hỗ với các điều kiện môi trường vô sinh và hữu sinh, đặc
biệt là các mối quan hệ qua lại giữa các loài nuôi với các quần thể tự nhiên. Theo
Đặng Ngọc Thanh (1974) và Vũ Trung Tạng (1997), quan hệ thức ăn thường xảy ra
giữa các thủy sinh vật ở các bậc dinh dưỡng trên đối với các bậc dưới. Trong quần
xã thủy sinh vật mối quan hệ thức ăn rất phức tạp, nhưng diễn ra với một điều kiện
thích ứng để đảm bảo sự cân bằng giữa vật ăn và vật bị ăn. Sự phát triển mạnh mẽ

4


của vật ăn sẽ mau chóng làm giảm số lượng vật bị ăn, kết quả lại đưa tới sự giảm số
lượng của chính vật ăn. Quan hệ thức ăn trong quần xã thủy sinh vật tạo nên chuỗi

thức ăn thường là gồm 3 – 4 khâu, có khi tới 5 – 6 khâu, rất ít khi 2 khâu. Chuỗi
thức ăn càng kéo dài, vật chất và năng lượng tiêu hao đi qua các khâu càng lớn.
Quan hệ cạnh tranh thường xảy ra giữa các thủy sinh vật thuộc cùng một bậc dinh
dưỡng do cạnh tranh nơi ở, nơi đẻ, nhưng thường do cạnh tranh thức ăn. Cạnh tranh
thức ăn đưa tới kết quả giảm số lượng của vật đối địch. Quan hệ vật chủ - vật ký
sinh rất phổ biến ở thủy sinh vật. Trong NTHS, người nuôi có thể điều khiển các
mối quan hệ vật nuôi với các yếu tố môi trường trong giới hạn cho phép nhằm đạt
được hiệu quả cao. Để hạn chế tiêu hao vật chất và năng lượng trong chuỗi thức ăn
cần tạo các chuỗi thức ăn ngắn. Cạnh tranh thức ăn cùng loài có thể giải quyết được
nếu nuôi với mật độ phù hợp, bảo đảm đủ thức ăn cho loài nuôi trong mô hình nuôi
đơn. Trong mô hình nuôi ghép, cần bố trí các loài có phổ thức ăn khác nhau để tận
dụng không gian và cơ sở thức ăn, đồng thời áp dụng các biện pháp tiêu diệt địch
hại cạnh tranh thức ăn với các loài nuôi. Để giảm nguy cơ dịch bệnh, theo Dushkina
(1998), điều quan trọng không phải ở chỗ trị bệnh khi nó đã xảy ra mà phải biết
trước khả năng xảy ra bệnh để có các phương pháp phòng hữu hiệu như: cải tạo ao
nuôi; tiêu diệt mầm bệnh; tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản [116].
Tiêu chí đầu tiên của NTTS là chọn các đối tượng nuôi phù hợp vùng nuôi
về các đặc tính sinh lý, sinh thái như khả năng thành thục, sự sống sót của cá thể
còn non, tốc độ lớn, cấu trúc quần thể, tập tính sống, ngưỡng chống chịu và tính bền
vững với các yếu tố môi trường; xác định phương pháp nuôi dựa trên các đặc tính
sinh lý, sinh thái và tập tính của loài và mối quan hệ của đối tượng nuôi với điều
kiện môi trường có thể chọn nuôi cả chu kỳ hoặc nuôi theo giai đoạn, nuôi đơn hay
nuôi ghép với các mô hình QC hoặc TC. Tuy nhiên, khi phát triển nuôi TC cần phải
chú ý mối quan hệ của nó với các hệ sinh thái vì mật độ nuôi cao gấp nhiều lần
trong điều kiện tự nhiên góp phần “tích lũy” các hiện tượng không có lợi cho môi
trường liên quan đến hoạt động NTTS. Thứ hai, môi trường và thủy sinh vật ở các
bãi nuôi thực tế không điều khiển được và dao động của chúng có thể ảnh hưởng
5



tiêu cực đến đời sống vật nuôi. Bởi thế, khi chọn vùng nuôi cần phải xác định khả
năng tác động của các yếu tố môi trường đến đối tượng nuôi như cường độ chiếu
sáng, sự thay đổi nhiệt độ, độ muối, lũ, lụt, sóng, gió, thức ăn, địch hại và khả năng
ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp. Thứ ba, nghiên cứu các
loài nuôi và vùng nuôi nhằm giải quyết các nhiệm vụ cơ bản của nghề nuôi. Những
tiếp cận khoa học NTHS rất đa dạng, bao gồm hầu như tất cả các nguyên tắc và
phương pháp sinh học đã biết [116].
Tóm lại, để phát triển NTHS có hiệu quả thì điều quan trọng là cần phải xem
xét mối quan hệ của loài nuôi với môi trường vô sinh và hữu sinh mà nó tồn tại để
lựa chọn đối tượng nuôi, vùng nuôi và phương thức nuôi phù hợp. Đồng thời, hạn
chế tối đa ô nhiễm môi trường do hoạt động NTHS, bảo vệ RNM, vùng cửa sông
ven biển và duy trì sự cân bằng sinh thái trong vùng.
1.1.2. Các nhân tố môi trường vô sinh và ảnh hưởng của chúng lên đời sống
của các loài nuôi
1.1.2.1. Nhiệt độ
Phạm vi biến đổi của nhiệt độ nước nhỏ hơn so với trên cạn song vô cùng
quan trọng và phạm vi chống chịu với nhiệt độ của thủy sinh vật nhỏ hơn so với
sinh vật trên cạn [40]. Vai trò của nhiệt độ nước đối với thủy sinh vật và đối tượng
nuôi đã được nhiều tác giả nghiên cứu [40, 57, 103, 106, 112, 133, 158]. Nhiệt độ
có ảnh hưởng tới tốc độ trao đổi chất, nhịp độ sinh sản và phát triển của thủy sinh
vật [64]. Trong giới hạn sinh thái, tốc độ trao đổi chất của sinh vật tăng khi nhiệt độ
tăng, ngược lại, tốc độ đó giảm khi nhiệt độ giảm [57, 58]. Khoảng thích hợp của
nhiệt độ đối với hệ động vật nhiệt đới từ 14-15oC đến 32-35oC [116]. Cá rô phi
(Oreochromis mossambicus) sống ở nhiệt độ từ 8 đến 42oC, cá rô phi vằn (O.
niloticus) là 20 - 32oC, cá chẽm (Lates calcarifer) là 15 - 28oC và cá đối mục (Mugil
cephalus) từ 24 đến 30oC. Cua biển Scylla thích nghi tốt ở nhiệt độ từ 20 đến 30oC
[84]. Đối với tôm sú (Penaeus monodon), nhiệt độ thích hợp ở các giai đoạn phát
triển khác nhau đã được AQUACOP (1983) [103], Vũ Văn Toàn (1991) [83],
Staples và Heales (1991) [149], Fast và Boyd (1992) [120], Hoàng Bích Đào (1995)
6



[10] nghiên cứu. Tôm sú có khả năng chịu được nhiệt độ cao tới 37,5oC nhưng ở
12oC tôm chết [95, 104, 130] và nhiệt độ thích hợp từ 21 đến 33oC [105, 112, 120,
130, 133, 134, 148]. Kết quả nghiên cứu ở miền Bắc cho thấy nhiệt độ từ 30 đến
37oC tôm lớn nhanh, sau 90 ngày đạt trung bình 15,7 g/con. Ở nhiệt độ từ 17 đến
25oC tôm lớn chậm, sau 90 ngày chỉ đạt 4,2 g/con [83]. Nhiệt độ là yếu tố giới hạn,
tác động mạnh đến đời sống thủy sinh vật vì chúng là các sinh vật biến nhiệt [40],
do đó chọn mùa vụ nuôi có nhiệt độ thích hợp với đối tượng nuôi có ý nghĩa quan
trọng. Đối với tôm, cua, cá nước lợ vùng nuôi nên có nhiệt độ từ 20 đến 32oC.
1.1.2.2. Nồng độ muối
Nước ở các thủy vực trong thiên nhiên có nồng độ muối hòa tan rất khác
nhau. Về mặt thủy sinh học, đối với mỗi loài, nồng độ và thành phần muối hòa tan
của nước có một khu hệ thủy sinh vật đặc trưng [64]. Muối đóng vai trò quan trọng
trong điều hòa áp suất thẩm thấu và ion của cơ thể, duy trì sự ổn định đời sống sinh
vật trong môi trường nước [58]. Mỗi loài thủy sinh vật thường sống ở những giới
hạn độ mặn thích hợp [64]. Các loài cá rô phi và rô phi vằn sống được ở nước ngọt
và nước lợ, cá đối mục sống tốt ở các vùng nước có độ mặn từ 15 đến 30‰ và đối
với cá chẽm là 2 - 35‰ [84]. Mỗi loài tôm có khoảng độ mặn thích ứng khác nhau
và thay đổi theo giai đoạn phát triển [109, 130, 131]. Khoảng độ mặn của tôm sú là
5 - 32‰ [1, 95, 122, 132, 134], tốt nhất là 28 - 32‰ cho sinh sản và 15 - 20‰ cho
sinh trưởng và phát triển [38]. Theo Reyes (1984), độ muối có ảnh hưởng lớn hơn
nhiệt độ đến tỷ lệ nở và sống sót từ nauplius đến giai đoạn đầu của zoea [143]. Đối
với cua Scylla, khoảng nhiệt độ thích hợp là 2 - 38‰ tùy giai đoạn phát triển: ấu
trùng zoea từ 25 đến 30‰, giai đoạn megalopa từ 21 đến 27‰, giai đoạn từ cua con
trở đi là 2 - 38‰ và thời kỳ đẻ trứng là 22 - 32‰. Khoảng độ mặn thích hợp của sò
huyết (Anadara granosa) là 15 - 20‰ [38]. Độ mặn ảnh hưởng đến phân bố của
thủy sinh vật, do đó cần nắm vững sự thay đổi của nó theo thời gian và không gian
tại các vùng nuôi để có sự điều chỉnh hợp lý.
1.1.2.3. pH

Trong thủy vực, độ pH được tự điều chỉnh nhờ hệ đệm cacbonat. Giữa pH
7


của nước và thủy sinh vật có quan hệ qua lại rất mật thiết. Hoạt động sống của thủy
sinh vật làm thay đổi pH của nước. Ngược lại, pH của nước ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến sự phân bố và hoạt động sống của thủy sinh vật. Độ pH thay đổi
còn làm thay đổi cân bằng các hệ thống hóa học trong nước, qua đó gián tiếp ảnh
hưởng tới đời sống thủy sinh vật [64]. Mối quan hệ của pH với các loài thủy sinh
theo Swingle (1969) là: khi pH = 4 - điểm chết axít; pH từ 4 đến 5 - không tái sản
xuất; pH từ 4 đến 6,5 - lớn chậm; pH từ 6,5 đến 9 - thích hợp cho sinh trưởng; pH =
11 - điểm chết kiềm [107]. Ở biển, pH thuận lợi cho đời sống sinh vật với giá trị là
8,1 - 8,4 [57]. Chiên (1992) dựa trên nghiên cứu độc tố đề nghị pH nước tối ưu cho
nuôi tôm biển là 7,5 - 8,5 [112]. Cua biển có thể chịu được pH từ 7,5 đến 9,2 và
khoảng thích hợp nhất là 8,2 - 8,8 [38]. Theo Vũ Trung Tạng (1997), khi thiếu
cacbonat và CO2 ở tình trạng bão hòa, pH của nước có thể giảm đến 5,67. Ở những
nơi nước chứa nhiều phèn, pH có thể xuống 3,4 khi cacbonat ít nhưng lại có mặt
của H2SO4. Trong điều kiện quang hợp mạnh, pH đôi khi lên đến 10 hay hơn nữa,
trong nước không còn CO2 [57]. Như vậy, pH là yếu tố biến đổi rất phức tạp vì thế
trong NTHS cần theo dõi và hạn chế sự biến động của nó.
1.1.2.4. Ôxy hòa tan (DO)
Nhu cầu ôxy của động vật thủy sinh rất khác nhau và phụ thuộc vào loài,
kích thước, cường độ bắt mồi, hoạt động sống, nhiệt độ nước, hàm lượng ôxy hòa
tan v.v… Trong các thủy vực, hàm lượng ôxy thay đổi theo thời gian và không gian
do hoạt động quang hợp và hô hấp của thủy sinh vật, quá trình phân giải chất hữu
cơ, sự trao đổi ôxy giữa môi trường nước và không khí. Trong đó, hoạt động sống
của sinh vật, đặc biệt là vi sinh vật và tảo có vai trò quyết định. Hàm lượng ôxy
trong nước là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tỷ lệ sống và sinh
trưởng của động vật thủy sinh. Khoảng ôxy thích hợp cho cá theo Swingle (1969) là
trên 5 mg/l [106]. Tôm sú sử dụng thức ăn kém và dễ nhiễm bệnh khi hàm lượng

ôxy < 4 mg/l [109]. Theo Nguyễn Trọng Nho (1990), tác hại do hàm lượng ôxy
thấp tùy thuộc vào lượng ôxy và thời gian mà tôm phải chịu đựng. Tôm nổi đầu đi
thành đàn xung quanh bờ ao khi DO < 2 mg/l, song ít khi phát hiện tôm chết. Khi
8


lượng ôxy chỉ còn ở mức 0,8 - 0,9 mg/l thì sau 1 - 2 giờ tôm chết hàng loạt [37].
Keo (1994) thì cho rằng ở nhiệt độ 29 - 30oC tôm bắt đầu chết khi hàm lượng ôxy <
2 mg/l [131]. Lượng ôxy hòa tan trong ao nuôi tôm cần khống chế vào khoảng 4 - 8
mg/l [150, 156] và tối ưu nên ở mức 4 - 6 mg/l [121, 154]. Trong các thủy vực tự
nhiên cũng như trong các ao nuôi thủy sản, khi thiếu ôxy trong nước, tôm, cá
thường nổi đầu, do đó nên tránh nuôi mật độ cao vào mùa mưa.
1.1.2.5. PO4-P
Phốt pho là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng bậc nhất trong các
hệ thống sinh học [58]. Theo Odum (1978), thực vật đòi hỏi phốt pho vô cơ ở dạng
Orthophotphat (PO43-). Orthophotphat là nguồn cung cấp và điều hòa sức sản xuất
của các nguồn nước tự nhiên. Orthophotphat vô cơ thì có khả năng hòa tan rất ít
trong nước mặn. Hầu hết dạng Orthophotphat bị lắng tủa và bị hấp thụ bởi nền đáy.
Lượng phốt phát có thể sử dụng được cho tảo phụ thuộc vào tốc độ phân hủy vật
chất hữu cơ trong nước, vào tốc độ lắng tủa và quang hợp của tảo [40]. Muối phốt
phát cần cho quá trình phát triển của thực vật trong sự tạo thành các sản phẩm sinh
dục [64]. Có rất ít tài liệu đề cập đến khoảng giới hạn của muối phốt phát cho các
loài thủy sản nuôi. Theo Boyd (1990), giá trị của PO4-P cho phép trong nguồn nước
NTTS là 1,0 mg/l [107] nhưng theo Alabaster (1980), ở các trại nuôi thủy sản ở
châu Âu, lượng phốt phát không nên vượt quá 0,1 mg/l [102]. Tuy phốt pho ở dạng
hợp chất không gây độc cho thủy sinh vật nhưng khi hàm lượng phốt phát cao cũng
làm nhiễm bẩn nguồn nước, tảo phát triển mạnh, đặc biệt khi tảo “nở hoa” sẽ ảnh
hưởng đến các loài động vật thủy sinh [40].
1.1.2.6. NH3-N
Ammonia tồn tại trong nước dưới hai dạng là ammonium NH4+ và ammoniac

NH3 nhưng chỉ có NH3 gây độc cho tôm, cá. Độc tính của ammoniac được coi là
làm chậm tốc độ tăng trưởng hơn là gây chết cho thủy sinh vật [102]. Theo Vũ Thế
Trụ (1993), nếu tăng 1 đơn vị pH thì sẽ tăng 10 lần hàm lượng NH3 nhưng độ độc
của ammonia gây ra không đáng ngại lắm trong ao hồ vì thực vật phiêu sinh giữ cho
độ độc này ở mức thấp. Tuy nhiên, nếu ao hồ có mật độ cao quá thì hàm lượng NH3
9


cao vẫn có thể xuất hiện [87]. Theo Boyd (1990), đối với ao nuôi tôm TC lượng
NH3-N nên duy trì ở mức 0,5 mg/l [107] nhưng Chien (1992) cho rằng NH3-N tối
đa là 0,1 mg/l [112]. Theo Svobodova (1993), độc tính ammoniac càng cao ở nguồn
nước có pH và nhiệt độ càng cao. Ở 30oC, độc tính ammoniac chiếm 44,6% khi pH
= 9; độc tính giảm còn 20,3% khi pH = 8,5; xuống 7,64% khi pH = 8 và xuống thấp
hơn 3% khi pH = 7,5. Hơn nữa, do ảnh hưởng của độ mặn, ammoniac gây độc giảm
khi có độ mặn tăng cao. Ở các vùng NTHS có độ mặn từ 32 đến 40‰ thì khả năng
gây độc của ammoniac chỉ chiếm 1/5 so với vùng nước ngọt ở cùng nhiệt độ và pH
[151]. Tuy nhiên, trong nước rất khó xác định sự tồn tại của NH4+ và NH3 vì chúng
biến đổi phụ thuộc vào biến động của pH và nhiệt độ nước [102], vì vậy duy trì pH
và nhiệt độ thích hợp có thể giảm mức độc hại của NH3 đối với các loài nuôi.
1.1.2.7. NO3-N
Nitơ tham gia vào thành phần cấu trúc của protein cho nên đóng vai trò quan
trọng như một yếu tố giới hạn đối với nhiều quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể,
đặc biệt trong thời kỳ tăng trưởng. Bản thân thực vật dinh dưỡng muối nitơ (đạm) ở
dạng nitrat (NO3-) hoặc ion amon (NH4+) [58]. Theo Boyd (1990), muối nitơ rất cần
thiết cho quá trình sinh trưởng của thực vật, vì vậy nó được thực vật hấp thụ rất
mạnh ở tầng mặt thủy vực. Hàm lượng đạm nitrat được coi như không độc đối với
tôm, cá. Tuy nhiên, hàm lượng cao của nitrat trong nước cho thấy có nhiều quá trình
phân giải đạm và chất hữu cơ đã xảy ra, tiêu tốn nhiều ôxy. Nếu quá trình xảy ra
liên tục thì nguồn nước nghèo ôxy và sự thiếu ôxy thường xuyên sẽ dẫn đến các quá
trình phân giải yếm khí tạo ra các sản phẩm độc hại cho tôm, cá như nitrit và

ammoniac. Giá trị cho phép của NO3 trong nguồn nước NTTS là 0,5 mg/l [107].
Theo Chien (1992), hàm lượng NO3-N cho nuôi tôm biển tối đa là 1,0 mg/l [112].
1.1.2.8. Đất đai và nền đáy
Theo Đặng Ngọc Thanh (1974), nền đáy của thủy vực là điều kiện tồn tại và
phát triển của khu hệ sinh vật đáy đồng thời là nơi ở, nơi ăn trong từng giai đoạn
của nhiều sinh vật trong tầng nước [64]. Đất ven biển và các ao, đầm nuôi nước lợ
thường chứa pyrite sắt và có tính axít. Các chất lắng đọng chứa pyrite chìm xuống
10


×