Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

Nghiên cứu phương pháp luận và quy trình xây dựng quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch sử dụng đất cho các vùng đô thị công nghiệp thử nghiệm tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 183 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
----------------------

NGUYỄN THẾ TIẾN

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ QUY TRÌNH
XÂY DỰNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG GẮN VỚI QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHO CÁC VÙNG ĐÔ THỊ CÔNG
NGHIỆP – THỬ NGHIỆM TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

TP.HỒ CHÍ MINH - 2008


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
------------------

NGUYỄN THẾ TIẾN

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ QUY TRÌNH
XÂY DỰNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG GẮN VỚI QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHO CÁC VÙNG ĐÔ THỊ CÔNG
NGHIỆP – THỬ NGHIỆM TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Sử dụng và Bảo vệ tài nguyên môi trường
Mã số: 62.85.15.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS.TS PHÙNG CHÍ SỸ

____________________

2. PGS.TS ĐINH XUÂN THẮNG ____________________

TP.HỒ CHÍ MINH - 2008


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Nguyễn Thế Tiến – NCS, cán bộ quản lý đang công tác tại Phân
viện Nhiệt đới – Môi trường quân sự thuộc Trung tâm Khoa học Kỹ thuật và
Công nghệ quân sự/BQP, xin cam đoan như sau:
Luận án tiến só với đề tài “Nghiên cứu phương pháp luận và quy trình xây
dựng quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch sử dụng đất cho các vùng đô thò
công nghiệp – Thử nghiệm tại thành phố Đà Nẵng” là công trình nghiên cứu của
tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phùng Chí Sỹ, cố PGS.TS. Huỳnh Thò Minh
Hằng và PGS.TS. Đinh Xuân Thắng, cùng với sự giúp đỡ của các thày cô, lãnh
đạo cơ quan, bàn bè, đồng nghiệp và các đơn vò liên quan….
Luận án đã được thực hiện trong thời gian từ tháng 7 năm 2004 đến tháng
12 năm 2007. Luận điểm xuyên xuốt của luận án là “Gắn kết quy hoạch môi
trường với quy hoạch sử dụng đất cho các vùng đô thò công nghiệp ” – Đây là
một vấn đề mới ở Việt Nam hiện nay.
Các số liệu khảo sát, tổng hợp, tham khảo tài liệu và kết quả nghiên cứu
trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực.
Tôi xin cam đoan rằng, luận án này là công trình nghiên cứu độc lập dưới

sự hướng dẫn của các giáo viên có uy tín khoa học cao. Nội dung của luận án
không trùng lắp với các công trình khoa học khác đã được thực hiện trước đây.
Nếu có gì sai phạm tôi xin chòu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật của nhà
nước đã ban hành.
Trân trọng.
Ký tên

Nguyễn Thế Tiến


ii
LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy PGS.TS Phùng Chí Sỹ, PGS.TS
Đinh Xuân Thắng và cố PGS.TS Huỳnh Thò Minh Hằng đã hết lòng giúp đỡ và
hướng dẫn cho tác giả hoàn thành Luận án khoa học này.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp thuộc Phân viện Nhiệt đới –
Môi trường quân sự đã quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Sở Tài nguyên và Môi trường
thành phố Đà Nẵng, Trung tâm Công nghệ môi trường Đà Nẵng, đặc biệt là ThS
Nguyễn Đình Anh, KS Đỗ Mạnh Thắng, TS Huỳnh Ngọc Thạch, KS Huỳnh
Thuận, những người bạn, những đồng nghiệp thân thiết đã giúp đỡ tác giả trong
quá trình triển khai thực nghiệm tại thành phố Đà Nẵng.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện Môi trường và Tài
nguyên, phòng quản lý chuyên ngành, phòng Đào tạo và Lãnh đạo Đại học
Quốc gia TP.HCM đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong
suốt quá trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn và chia sẻ niềm vinh dự này cùng vợ, con và gia đình, cùng bạn
bè xa gần đã động viên, khuyến khích tôi thực hiện thành công Luận án.


Tác giả

Nguyễn Thế Tiến


10

MỞ ĐẦU
TÍNH CẦN THIẾT CỦA LUẬN ÁN,
MỤC TIÊU, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯNG
NGHIÊN CỨU, Ý NGHĨA KHOA HỌC
VÀ THỰC TIỄN, TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA LUẬN ÁN
Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) đóng vai trò là hạt nhân của sự phát
triển kinh tế xã hội (KTXH) trong một quốc gia, một vùng hay một đòa phương.
Việc sử dụng đất một mặt phản ánh tình hình sử dụng tài nguyên, mặt khác phản
ánh một phần hoạt động KTXH của một vùng lãnh thổ. Hình thức và cơ cấu sử
dụng đất luôn thay đổi theo nhòp độ phát triển KTXH, đặc biệt trong những vùng
có tốc độ đô thò hoá và công nghiệp hoá cao.
Việc quy hoạch và sử dụng đất ở nước ta hiện nay còn nhiều bất cập và
chưa hợp lý dẫn đến ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng. Có thể nêu
một số nguyên nhân sau đây:
- Đối với quy hoạch đất đô thò: một số quy hoạch thiếu hệ thống thoát nước
mưa và nước thải sinh hoạt; chưa có khu vực xử lý nước thải tập trung; quy
hoạch các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, đường vận chuyển và các trạm
trung chuyển chất thải chưa phù hợp; diện tích đất cây xanh trên đầu người chưa
đáp ứng tiêu chuẩn cần thiết; hệ thống giao thông chưa hợp lý dẫn đến tắc
nghẽn và quá tải;...
- Đối với quy hoạch đất công nghiệp: các khu công nghiệp, các cơ sở công



11
nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư; một số khu
công nghiệp/cụm công nghiệp thiếu hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa có
hệ thống trung chuyển chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tập trung;
chưa có các giải pháp hạn chế ô nhiễm do khí thải, ...
- Đối với quy hoạch đất nông nghiệp: qũy đất nông nghiệp ngày càng bò thu
hẹp do quá trình đô thò hóa và công nghiệp hóa; khai thác đất quá mức và sử
dụng các loại phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không hợp lý đã làm cho đất bò
ô nhiễm, phèn hóa và bạc màu;
- Đối với quy hoạch đất lâm nghiệp: khai thác chưa hợp lý dẫn đến diện
tích rừng bò thu hẹp, làm suy giảm đa dạng sinh học, xói mòn đất, bồi lắng các
lòng sông, hồ gây nên ngập lụt vào mùa mưa, cạn kiệt vào mùa khô và nhiễm
mặn vùng hạ lưu;
- Đối với quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản: quy hoạch chưa hợp lý và còn
mang tính tự phát cao, các giải pháp BVMT hầu như không được áp dụng.
Để đảm bảo vừa sử dụng hiệu quả đất đai đồng thời vừa đáp ứng được mục
tiêu BVMT đòi hỏi phải có những công cụ quản lý mang tính tổng thể ở tầm vó
mô. Quy hoạch môi trường (QHMT) được xem như một công cụ hữu hiệu nhằm
phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Từ cách đặt vấn đề nêu trên, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phương
pháp luận và quy trình xây dựng quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch sử
dụng đất cho các vùng đô thò công nghiệp – Thử nghiệm tại thành phố Đà
Nẵng” là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khai
thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai nhằm phát triển bền vững KTXH cho
các vùng đô thò công nghiệp (VĐTCN) nói chung và của TP. Đà Nẵng nói riêng.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở điều tra khảo sát thực tế, nghiên cứu cơ sở lý thuyết, luận án sẽ
đề xuất phương pháp luận và quy trình xây dựng quy hoạch môi trường gắn với



12
quy hoạch sử dụng đất cho các VĐTCN, góp phần hạn chế ô nhiễm và suy thoái
môi trường, phục vụ công tác quy hoạch, quản lý và khai thác hiệu quả tài
nguyên đất phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu: Vùng đô thò công nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp luận và quy trình xây dựng QHMT gắn
với QHSDĐ.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
1. Ý nghóa khoa học: Luận án đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý thuyết về
QHMT, cụ thể là đưa ra phương pháp luận và quy trình QHMT gắn với QHSDĐ
cho một vùng, đặc biệt là VĐTCN đóng vai trò là hạt nhân phát triển của một
vùng lớn hơn.
2. Ý nghóa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận án đã được kiểm chứng
qua thực tiễn tại VĐTCN thàng phố Đà Nẵng mang ý nghóa thực tế cao, tính khả
thi rất lớn và có khả năng áp dụng đối với các VĐTCN tương tự.
Việc gắn kết QHMT với QHSDĐ còn đem lại hiệu quả kinh tế cao từ việc
dự báo được những vấn đề môi trường phát sinh từ quá trình sử dụng đất đai và
đề ra những giải pháp mang tính tổng thể nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm
ngay tại nguồn giảm được chi phí xử lý cuối đường ống, đồng thời duy trì được
khả năng sử dụng lâu dài của đất đai.
5. TÍNH MỚI CỦA LUẬN ÁN
Việc gắn kết QHMT với quy hoạch phát triển KTXH của một vùng đã được
nhiều nhà khoa học nghiên cứu trước đây, tuy nhiên trong các nghiên cứu này
chưa đề cập việc gắn kết QHMT với QHSDĐ cho các VĐTCN. Đây là một
vấn đề rất quan trọng, cần thiết hiện nay đã được tác giả nghiên cứu trong luận
án của mình. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã giải quyết các luận điểm khoa
học mới sau:



13
1. Bổ sung vào cơ sở lý luận khái niệm rất quan trọng và mới mẻ về “Vùng
đô thò công nghiệp”: Đây là “một vùng không gian thuộc một tỉnh/thành ở đó quá
trình đô thò hoá và công nghiệp hoá có mối quan hệ hữu cơ với nhau, có vai trò
lôi kéo, thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh tế xã hội khác trong vùng”.
2. Trên cơ sở xác đònh mối quan hệ tương hỗ, hữu cơ như trên, đóng góp
quan trọng thứ 2 của tác giả trong luận án là: đã xây dựng được các tiêu chí làm
cơ sở xác đònh một VĐTCN, các tiêu chí đó bao gồm : Tỉ lệ đất sử dụng cho phát
triển đô thò và công nghiệp so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn vùng đạt tối
thiểu từ 30% trở lên; Tỉ trọng giá trò sản xuất công nghiệp và dòch vụ so với tổng
giá trò GDP toàn vùng trên 80%; Tỉ lệ lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp
vào sản xuất công nghiệp và dòch vụ đạt trên 60%; Sự hoàn thiện cơ sở hạ tầng
kỹ thuật và xã hội phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của cư dân trong vùng đạt
tối thiểu từ 60% trở lên. Những tiêu chí trên phù hợp với điều kiện phát triển
KTXH mang nét đặc thù của một nước nông nghiệp đang trong giai đoạn đô thò
hoá và công nghiệp hoá như ở Việt Nam.
3. Luận điểm khoa học mới thứ 3 đã được giải quyết trong luận án đó là:
xây dựng phương pháp luận và quy trình gắn kết QHMT với QHSDĐ. Luận
điểm khoa học này đã góp phần bổ sung vào cơ sở lý thuyết của việc lập
QHMT. QHSDĐ là một bộ phận cốt lõi của quy hoạch phát triển vùng, dựa trên
từng đối tượng sử dụng đất luận án đã ước tính được tải lượng các chất ô nhiễm
chính trong khí thải, nước thải, CTR, từ đó đề xuất các giải pháp điều chỉnh
QHSDĐ nhằm ngăn ngừa ô nhiễm phù hợp với khả năng chòu tải của môi
trường, đồng thời đề xuất các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường cùng với việc
quy hoạch và tính toán nhu cầu sử dụng đất đai cho các công trình BVMT và bổ
sung vào QHSDĐ còn chưa tính đến. Đây là bước phát triển tiếp theo của tác giả
về phương pháp luận QHMT. So với các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học
mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất các giải pháp BVMT gắn với quy hoạch phát



14
triển KTXH.
4. Một đóng góp có ý nghóa khoa học và thực tiễn không kém phần quan
trọng của luận án nữa ở đây là lần đầu tiên phương pháp tích hợp đã được sử
dụng để lập bản đồ QHMT. Theo phương pháp này bản đồ QHMT được xây
dựng trên cơ sở tích hợp phần mềm GIS (MapInfo) có chức năng quản lý dữ liệu
không gian của bản đồ nền QHSDĐ với phần mềm Microsoft Access quản lý dữ
liệu thuộc tính của các đối tượng nghiên cứu. Bằng phương pháp này khắc phục
được các nhược điểm trước đây của bản đồ giấy là: có thể lưu trữ một khối lượng
thông tin không hạn chế, cho phép bổ sung, cập nhật, xử lý các thông tin một
cách nhanh chóng thông qua các module tích hợp CSDL, hiển thò trực quan, dễ
dàng sử dụng đối với mọi đối tượng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý.


1

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời cam đoan ............................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................ ii
Tóm tắt nội dung luận án ........................................................................ iii
Mục lục ..................................................................................................... 1
Danh mục các ký hiệu, các từ viết tắt ...................................................... 4
Danh mục các bảng .................................................................................. 6
Danh mục các hình ................................................................................... 8

MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 10
1. Tính cần thiết của luận án .................................................................. 10
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 11
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ........................................................ 12
4. Ý nghóa khoa học và thực tiễn của luận án ........................................ 12
5. Tính mới của luận án .......................................................................... 12
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA
LUẬN ÁN ...................................................................................................... 15
1.1. Tổng quan về quy hoạch môi trường ............................................ 16
1.1.1. Tổng quan về quy hoạch môi trường trên thế giới ....................... 16
1.1.2. Tổng quan về quy hoạch môi trường tại Việt Nam ..................... 20
1.2. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất ........................................... 21
1.2.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất ........................................... 21
1.2.2. Phân loại đất phục vụ mục đích quy hoạch .................................. 21
1.2.3. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất ........................................... 22
1.3. Những vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu ..................... 23
1.3.1. Những tồn tại của quy hoạch môi trường ..................................... 23
1.3.2. Những tồn tại của quy hoạch sử dụng đất .................................... 24


2
1.3.3. Đề xuất đònh hướng nghiên cứu cho luận án ................................ 26
1.4. Cơ sở khoa học của luận án ........................................................... 26
1.4.1. Vò trí và vai trò của quy hoạch môi trường .................................. 26
1.4.2. Mối quan hệ tương hỗ giữa quy hoạch môi trường và quy hoạch
sử dụng đất ..................................................................................................... 30
1.4.3. Lợi ích của việc gắn kết quy hoạch môi trường với quy hoạch
sử dụng đất ..................................................................................................... 34
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 38
2.1. Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 39

2.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 41
2.2.1. Nghiên cứu lý thuyết .................................................................... 41
2.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm .............................................................. 57
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................... 58
3.1. Vùng đô thò công nghiệp và những tiêu chí xác đònh .................. 59
3.1.1. Về phân vùng trong quy hoạch môi trường .................................. 59
3.1.2. Vùng đô thò công nghiệp .............................................................. 61
3.1.3. Những tiêu chí xác đònh vùng đô thò công nghiệp ....................... 62
3.2. Phương pháp luận quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch
sử dụng đất cho các vùng đô thò công nghiệp ............................................. 64
3.2.1. Cách tiếp cận ................................................................................ 64
3.2.2. Mục tiêu gắn kết quy hoạch môi trường với quy hoạch sử
dụng đất .......................................................................................................... 66
3.2.3. Những nguyên tắc và căn cứ gắn kết quy hoạch môi trường
với quy hoạch sử dụng đất .............................................................................. 66
3.3. Quy trình và nội dung lập quy hoạch môi trường gắn với
quy hoạch sử dụng đất cho các vùng đô thò công nghiệp ........................... 67
3.3.1. Quy trình lập quy hoạch môi trường ............................................. 67
3.3.2. Nội dung của quy hoạch môi trường ............................................ 69


3
3.4. Lập bản đồ quy hoạch môi trường gắn với bản đồ quy hoạch
sử dụng đất cho các vùng đô thò công nghiệp ............................................. 79
3.4.1. Mô tả phương pháp ....................................................................... 79
3.4.2. Quy trình và nội dung tiến hành ................................................... 81
3.5. Thử nghiệm lập quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch
sử dụng đất vùng đô thò công nghiệp thành phố Đà Nẵng ........................ 97
3.5.1. Giới thiệu vùng nghiên cứu .......................................................... 97
3.5.2. Đánh giá hiện trạng môi trường dưới tác động của hiện trạng

sử dụng đất tại vùng đô thò công nghiệp TP. Đà Nẵng .................................. 98
3.5.3. Dự báo diễn biến môi trường dưới tác động của quy hoạch
sử dụng đất tại vùng đô thò công nghiệp TP. Đà Nẵng ................................ 110
3.5.4. Đề xuất quy hoạch môi trường gắn với quy hoạch sử dụng
đất vùng đô thò công nghiệp TP. Đà Nẵng đến năm 2010 và năm 2020 ..... 117
3.5.5. Lập bản đồ quy hoạch môi trường gắn với bản đồ quy hoạch
sử dụng đất tại vùng đô thò công nghiệp TP. Đà Nẵng ................................ 137
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 142
Kết luận ................................................................................................ 142
Kiến nghò .............................................................................................. 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 148
PHẦN PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường tại VĐTCN TP. Đà
Nẵng.
Phụ lục 2: Danh mục các dự án được đề xuất phục vụ QHMT tại VĐTCN
TP. Đà Nẵng.
Phụ lục 3: Trình diễn bản đồ QHMT tại VĐTCN TP. Đà Nẵng.


15

Chương

1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
Chương 1 bao gồm những nội dung chính sau:

1.1. Tổng quan về quy hoạch môi trường
1.1.1. Tổng quan về quy hoạch môi trường trên thế giới.
1.1.2. Tổng quan về quy hoạch môi trường tại Việt Nam.
1.2. Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất
1.2.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất.
1.2.2. Phân loại đất phục vụ mục đích quy hoạch.
1.2.3. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất.
1.3. Những vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu
1.3.1. Những tồn tại của quy hoạch sử dụng đất.
1.3.2. Những tồn tại của quy hoạch môi trường.
1.3.3. Đề xuất đònh hướng nghiên cứu cho luận án .
1.4. Cơ sở khoa học của luận án
1.4.1. Vò trí và vai trò của quy hoạch môi trường .
1.4.2. Mối quan hệ tương hỗ giữa quy hoạch môi trường và quy hoạch sử
dụng đất .
1.4.3. Lợi ích của việc gắn kết quy hoạch môi trường với quy hoạch sử dụng
đất .


16
1.1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Tổng quan về quy hoạch môi trường trên thế giới
1.1.1.1. Khái niệm và quan điểm về quy hoạch môi trường
Thuật ngữ quy hoạch môi trường (Environmental Planning) ra đời vào
những năm 60 và phổ biến rộng rãi vào những năm 90 của thế kỷ trước. Quy
hoạch môi trường có thể coi là một ngành khoa học môi trường khá mới không
chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, do đó còn tồn tại nhiều quan niệm và
phương pháp nghiên cứu khác nhau về vấn đề này.
Có thể tóm tắt các quan điểm của các tác giả về QHMT như sau [16]:
Theo Susan Buckingham - Hatfield & Bob Evans (1962) thuật ngữ quy

hoạch môi trường có thể hiểu rất rộng là quá trình hình thành, đánh giá và thực
hiện chính sách môi trường.
Quan niệm của Ortolano (1984) cho rằng QHMT là một công việc hết sức
phức tạp và để thực hiện QHMT phải sử dụng kiến thức liên ngành. Theo
Ortolano nội dung QHMT bao gồm sử dụng đất đai, quản lý hoá chất tồn dư và
kỹ thuật đánh giá tác động môi trường (ĐTM).
Khái niệm về QHMT của tác giả Baldwin (1984) chỉ ra rằng việc khởi thảo
và điều hành các hoạt động nhằm hướng dẫn, kiểm soát việc thu nhập, biến đổi,
phân bố và thải bỏ một cách phù hợp với các hoạt động của con người sao cho
các quá trình tự nhiên, sinh thái và xã hội tổn thất một cách ít nhất.
Anne Beer (1990) cho rằng QHMT phải là cơ sở cho tất cả các quyết đònh
về phát triển có tính đòa phương.
Malone - Lee Lai Choo (1997) cho rằng để giải quyết những "xung đột" về
môi trường và phát triển cần thiết phải xây dựng hệ thống quy hoạch trên cơ sở
những vấn đề môi trường.
Toner (1996) cho rằng QHMT là việc ứng dụng các kiến thức về khoa học
tự nhiên và sức khỏe trong các quyết đònh về sử dụng đất đai.


17
Các tác giả như Walter E.Wesmant (1985); John M. Edington (1977);
Richard L. Meier (1990) phân tích sâu mối quan hệ giữa QHMT với ĐTM, và
các yếu tố sinh thái.
Ở Châu Âu thì QHMT thường áp dụng cho quá trình quy hoạch sử dụng đất
cho từng khu vực hoặc đòa phương. Ví dụ, ở Hà Lan việc QHMT là cầu nối quy
hoạch không gian với việc lập chính sách môi trường [30].
Ở Bắc Mỹ cụm từ QHMT được dùng để chỉ một phương pháp quy hoạch
tổng hợp và nó kết hợp nhiều vấn đề và nhiều bên liên quan [29].
Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á trong quy hoạch phát triển vùng, các
thông số môi trường cần được đưa vào quy hoạch ngay từ đầu và sản phẩm cuối

cùng là quy hoạch phát triển KTXH vùng với những cân nhắc cần thiết tới nhu
cầu phát triển bền vững bằng cách nhất thể hóa với quản lý tài nguyên và môi
trường [31].
Trong từ điển về môi trường và phát triển bền vững (Dictionary of
Environment and Sustainable Development) Alan Gilpin (1996) cho rằng QHMT
là "sự xác đònh các mục tiêu mong muốn về KTXH đối với môi trường tự nhiên
và tạo ra các chương trình, quy trình quản lý để đạt được mục tiêu đó". Những
vấn đề trong QHMT đô thò và quy hoạch vùng cần được xem xét bao gồm: sử
dụng đất, giao thông vận tải, lao động, sức khỏe, các trung tâm, thò xã mới, dân
số, chính sách của nhà nước về đònh cư, các vấn đề nhà ở, công nghiệp, phát
triển đô thò, chính sách môi trường đối với quốc gia, vùng và đô thò, các vấn đề
về ô nhiễm và đánh giá tác động môi trường.
1.1.1.2. Kinh nghiệm về QHMT tại một số quốc gia trên thế giới
Phương pháp thực hành quy hoạch vùng trên thế giới cũng khác nhau rất
nhiều, có thể nêu một số ví dụ như sau:
1). Tại Mỹ
Ngay tại Mỹ nhiều lúc các nhà quy hoạch đã từng coi nhẹ vai trò của khoa


18
học môi trường đối với quy hoạch phát triển vùng. Lòch sử hòa nhập các thông
số môi trường vào quy hoạch phát triển ở Mỹ được chia thành 4 giai đoạn như
sau:
- Giai đoạn I (trước năm 1960) : Vấn đề môi trường trong quy hoạch phát
triển vùng ít được quan tâm mà chỉ được nhắc đến đối với một số dự án đặc thù;
- Giai đoạn II (từ năm 1960 đến năm 1975) : Trong quy hoạch phát triển
vùng một số dự án đặc biệt đã được lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Giai đoạn III (từ năm 1975 đến năm 1980) : Các vấn đề môi trường đã
được lồng ghép vào báo cáo nghiên cứu khả thi của các dự án phát triển vùng;
- Giai đoạn IV (từ năm 1980 đến nay) : Quy hoạch phát triển kinh tế vùng

đã kết hợp chặt chẽ với quy hoạch môi trường vùng.
2). Tại Úc
Ở Úc các yếu tố môi trường được đem vào quy hoạch vùng ngay từ năm
1941. Cục Xây dựng sau chiến tranh của Úc đã phân chia nước Úc thành 93
vùng và triển khai khảo sát thống kê các nguồn tài nguyên, khuyến khích các cơ
quan và chính quyền đòa phương lập kế hoạch bảo tồn và phát triển các nguồn
tài nguyên theo đơn vò vùng, kết hợp phát triển từng vùng với chính sách kinh tế
của toàn liên bang và từng bang riêng rẽ.
3). Tại Châu Á
Ở châu Á, quy hoạch phát triển vùng phát triển nhất là tại Nhật Bản. Khởi
đầu từ 1957, quy hoạch phát triển cho các vùng nông thôn kém phát triển nhằm
đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng đất và các nguồn tài nguyên thông qua
sự đầu tư của công chúng vào cơ sở hạ tầng, tạo môi trường sống trong lành và
thông qua các biện pháp bảo tồn thiên nhiên. Trung tâm phối hợp quốc gia về
Phát triển vùng (UNCRD) ở Nagoya, Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm thực tế về
thực hành quy hoạch vùng. Theo kinh nghiệm này UNCRD đã xây dựng một mô
hình khung phát triển vùng bao gồm 7 bước: dự báo, quy hoạch tổng thể, quy


19
hoạch ngành, phối hợp liên ngành, kế hoạch phân bổ kinh phí, xây dựng chương
trình hành động và kế hoạch thực hiện.
Quy hoạch vùng ở các nước châu Á tập trung vào cả vùng nông thôn và
thành thò. Quy hoạch vùng nông thôn thường bao gồm đònh cư, phát triển tài
nguyên nước.
Giai đoạn nhận thức môi trường ở châu Á và các nước phát triển khác là từ
khi xảy ra hàng loạt vụ khủng hoảng môi trường những năm 50 và 60, nổi lên do
nhiễm độc thủy ngân ở Minamata, Nhật Bản, những ảnh hưởng liên quan đến
thuốc trừ sâu, tràn dầu và nhiều sự cố môi trường mà ảnh hưởng của chúng đã
tác động lên một vùng rộng lớn gây sự chú ý của công chúng. Tại khu vực châu

Á-Thái Bình Dương, sau Hội nghò môi trường Liên Hợp quốc tại Stockholm,
cuộc họp liên quốc gia tại Bankok năm 1973 đã thông qua Kế hoạch hành động
Châu Á về môi trường.
Hiện nay, vấn đề quy hoạch môi trường đã được quan tâm và phát triển ở
nhiều nước trên thế giới. Một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB),
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)… đã ban hành nhiều tài liệu hướng dẫn và
giới thiệu kinh nghiệm về quy hoạch môi trường ở nhiều nước trên thế giới.
Trong thời gian qua ADB đã xuất bản 3 tập tài liệu liên quan tới quản lý và quy
hoạch môi trường, tài nguyên thiên nhiên tại khu vực Châu Á –Thái Bình
Dương. Tập 3 của ADB là “Hướng dẫn Quy hoạch thống nhất phát triển kinh tế
kết hợp với môi trường vùng – Tổng quan về các nghiên cứu quy hoạch phát
triển môi trường

vùng tại châu Á”

(“Guidelines for Intergrated Regional

Economic-cum-Environmental Development Planning- A Review of Regional
Environmental Development Planning Studies in Asia”). Trong tập tài liệu này
ADB cũng đã phân tích kinh nghiệm QHMT vùng cho 8 dự án khác nhau bao
gồm : Lưu vực hồ Laguna và vùng Palawan (Philipin); Lưu vực sông Hàn (Hàn
Quốc), Lưu vực hồ Songkla; vùng Eastern Seabord, vùng công nghiệp


20
Samutprakarn (Thái Lan), vùng Segara Anakan (Indonesia); thung lũng Klang
(Malasia). Trên cơ sở phân tích các kinh nghiệm nêu trên, ADB đã xây dựng
Hướng dẫn quy hoạch thống nhất phát triển kinh tế kết hợp với môi trường.
1.1.2. Tổng quan về quy hoạch môi trường tại việt Nam
Do tính cấp bách của vấn đề QHMT, tại Việt Nam một số đề tài nghiên cứu

liên quan đến vấn đề này đã được triển khai, cụ thể như sau:
1.1.2.1. Giai đoạn 1996 – 2000
Trong giai đoạn này có các công trình nghiên cứu sau:
1). Nghiên cứu về phương pháp luận quy hoạch môi trường (do Khoa Môi
trường, Trường ĐHKHTN, ĐH QG Hà Nội chủ trì thực hiện).
2). Hướng dẫn quy hoạch môi trường và xây dựng quy hoạch môi trường sơ
bộ đồng bằng sông Hồng (do Khoa Môi trường, Trường ĐHKHTN, ĐH Quốc
gia Hà Nội chủ trì thực hiện).
3). Nghiên cứu xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường vùng Đồng bằng
sông Cửu Long (do PGS.TS Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm).
4). Quy hoạch môi trường vùng Đông Nam Bộ (do Cục Môi trường phối hợp
với Viện Môi trường và Tài Nguyên, Trung tâm Công nghệ Môi trường ENTEC,
Trung tâm Công nghệ và Quản lý Môi trường (CENTEMA) thực hiện).
5). Phương án quy hoạch môi trường vùng Hạ Long, Quả ng Ninh (do
GS.TSKH Đặng Trung Thuận làm chủ nhiệm).
1.1.2.2. Giai đoạn 2001 – 2005
Trong các Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm của Nhà nước đã
triển khai nhiều đề tài nghiên cứu liên quan đến quy hoạch môi trường vùng,
như:
1). Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường Vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung (TP. Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng
Ngãi), mã số KC.08.03 (do PGS.TS Phùng Chí Sỹ làm chủ nhiệm).


21
2). Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển KTXH
vùng đồng bằng sông Hồng, mã số KC.08.02 (do cố GS Lê Qúi An làm chủ
nhiệm).
3). Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường vùng Đông Nam Bộ (nhiệm
vụ trọng điểm cấp Bộ KH&CH do GS. TS Lâm Minh Triết chủ trì thực hiện).

4). Nghiên cứu những vấn đề kinh tế – xã hội – môi trường vùng sinh thái
đặc thù Quảng Bình – Quảng Trò, mã số KC.08.07 (do GS.TSKH Trương Quang
Học làm chủ nhiệm).
1.2. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.2.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) là một dạng quy hoạch ngành và được
tiến hành song song cùng với quy hoạch tổng thể phát triển KTXH. Tuy nhiên,
khác với các ngành khác, QHSDĐ mang tính tổng hợp và đặc thù, vì nó liên
quan đến hầu hết các ngành có nhu cầu sử dụng đất cho hoạ t động phát triển.
Hình 1.1 dưới đây minh hoạ mối quan hệ giữa QHSDĐ với các ngành khác nhau
trong

một

vùng lãnh thổ.
Đô thò
Công
nghiệp

Khác

QHSDĐ

Giao
thông

Du
lòch

Nông

nghiệp

Thuỷ
sản

Hình 1.1. Mối liên hệ giữa QHSDĐ với các ngành
Như vậy, QHSDĐ có thể được hiểu là việc hoạch đònh, tổ chức, sắp xếp các


22
đơn vò đất đai theo các mục đích sử dụng khác nhau phục vụ mục tiêu phát triển
KTXH của một vùng.
1.2.2. Phân loại đất phục vụ mục đích quy hoạch
Căn cứ vào mục đích sử dụng, Luật Đất đai (năm 2003) đã phân đònh thành
3 nhóm chính như sau[9]:
- Đất nông nghiệp, bao gồm: đất trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm
không phải đất trồng lúa nước, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản.
- Đất phi nông nghiệp, bao gồm: đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã
hội (giao thông, thuỷ lợi, an ninh quốc phòng, di tích lòch sử, nghóa trang, bãi
thải, …), đất công nghiệp (các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khai thác
khoáng sản, công trình thuỷ điện, …), đất ở đô thò và đất ở nông thôn.
- Đất chưa sử dụng, bao gồm những loại đất chưa được khai thác đưa vào sử
dụng cho các mục đích trên (đất trống đồi trọc, núi đá, mặt nước, sông, suối…).
Từ cách phân đònh nêu trên, nhà quy hoạch sẽ tiến hành lập quy hoạch sử
dụng đất cho từng đối tượng cụ thể trên cơ sở cân đối nhu cầu giữa các ngành và
phù hợp với mục tiêu của chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển KTXH.
1.2.3. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất
Các nội dung cơ bản của QHSDĐ có thể được tóm tắt như sau[9]:
1. Điều tra xác đònh rõ hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất đai.
2. Phân tích đánh giá sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm

năng đất đai, so với hiện trạng tự nhiên, kinh tế, xã hội.
3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất của các ngành và các đơn vò hành chính
cấp dưới trực tiếp.
4. Tính toán xây dựng các phương án phân bổ quỹ đất dựa trên quy hoạch
sử dụng đất của cấp trên đã được quyết đònh, xét duyệt và nhu cầu sử dụng đất
của đơn vò hành chính cấp dưới trực tiếp.
5. Xác đònh diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng và diện tích đất


23
phải chuyển mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch đối với từng loại đất.
6. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với từng phương án
phân bổ quỹ đất để lựa chọn phương án hợp lý.
7. Phân bổ diện tích các loại đất theo phương án quy hoạch cho các đơn vò
hành chính cấp dưới trực tiếp.
8. Cập nhật, hoàn chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ QHSDĐ
trên bản đồ đòa hình có tỷ lệ tương ứng với quy mô diện tích đất tự nhiên theo
quy đònh.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Những tồn tại của quy hoạch môi trường
- Trên thế giới:
Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về QHMT, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều
quan điểm khác nhau và cũng chưa chỉ ra được những qui trình và nội dung cụ
thể cho việc lập QHMT vùng.
Cho đến nay việc ứng dụng QHMT vào thực tiễn mới chỉ dừng lại ở việc
lồng ghép các vấn đề môi trường vào quy hoạch phát triển vùng.
- Tại Việt Nam:
Từ năm 1998 Cục Môi trường (bây giờ là Cục BVMT) đã triển khai nhiệm
vụ bước đầu nghiên cứu phương pháp luận QHMT và giao cho Đại học Quốc gia
Hà Nội thực hiện, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu và ứng dụng

thử nghiệm QHMT cho một số vùng và đòa phương trong cả nước.
Trong các nghiên cứu nêu trên các nhà khoa học đã có một quan điểm
chung là gắn kết QHMT với quy hoạch phát triển KTXH trên cơ sở xem xét
đánh giá các tác động tới môi trường phát sinh từ quá trình phát triển KTXH tại
một vùng hay một đòa phương từ đó đưa ra những giải pháp BVMT nhằm ngăn
ngừa và giảm thiểu những tác động bất lợi đó. Tuy nhiên, khi nói đến quy hoạch
là phải nói đến không gian, có nghóa là quy hoạch không gian phục vụ cho mục


24
tiêu phát triển KTXH của một vùng, đó chính là quy hoạch sử dụng đất. Vì vậy,
một vấn đề đặt ra là cần phải xem xét những tác động bất lợi phát sinh từ quá
trình sử dụng đất cho đến nay chưa có nghiên cứu nào đi sâu.
Bản đồ quy hoạch là một trong những sản phẩm quan trọng của quy hoạch
nói chung và QHMT nói riêng. Đề tài KC.08.03 đã sử dụng phương pháp “chồng
ghép bản đồ” để lập bản đồ QHMT và đã xây dựng được bộ bản đồ giấy bao
gồm: các bản đồ chuyên đề về hiện trạng và dự báo diễn biến chất lượng môi
trường; các bản đồ về các giải pháp công trình BVMT và bản đồ QHMT. Tuy
nhiên, phương pháp này có một số nhược điểm như sau:
- Khi chồng ghép nhiều bản đồ chuyên đề lên một bản đồ nền, màu sắc của
từng đối tượng nghiên cứu trên các bản đồ sau khi chồng ghép sẽ che bò lấp hoặc
trùng lắp với nhau gây khó khăn cho việc đánh giá;
- Đây là bộ bản đồ giấy nên khó khăn trong việc cập nhật thông tin trong
quá trình diễn biến của quy hoạch, đồng thời việc in ấn và quản lý, sử dụng bản
đồ cũng gặp nhiều khó khăn.
1.3.2. Những tồn tại của quy hoạch sử dụng đất
Hiện nay trên cả nước hầu hết các đòa phương đều đã có QHSDĐ. Tuy
nhiên công tác quy hoạch và triển khai thực hiện quy hoạch còn nhiều vấn đề
còn tồn tại cụ thể như sau:
1. Đất đai phải được sử dụng theo quy hoạch, trong khi đó công tác quy

hoạch chưa được đổi mới một cách căn bản để đáp ứng nhu cầu thò trường, đặc
biệt tại các đô thò. Hệ thống quy hoạch sử dụng đất còn thiên về sắp xếp các loại
đất cho mục tiêu quản lý hành chính và phát triển kinh tế, chưa tính toán đầy đủ
về hiệu quả kinh tế và môi trường trong sử dụng đất, chưa có các giải pháp đồng
bộ về bảo vệ và cải thiện môi trường, chưa đảm bảo phát huy cao nhất sức sản
xuất của đất đai. Các bản đồ quy hoạch được duyệt mới chỉ thể hiện trên nền đòa
hình nên tính khả thi không cao, các tính toán chưa đầy đủ chi tiết.


25
2. Công tác quy hoạch chuyên ngành còn gặp nhiều lúng túng, bởi việc xây
dựng không theo quy hoạch đã phá vỡ các quy hoạch chuyên ngành, đã tạo ra
mất cân đối về hình thể kiến trúc, về kết cấu hạ tầng và những vấn đề xã hội.
3. Chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa được chú trọng đúng
mức, cơ sở hạ tầng kỹ thuật xuống cấp nghiêm trọng, nhất là sự xuống cấp của
hệ thống giao thông vận tải, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước bẩn, hệ thống
thu gom và xử lý chất thải rắn, diện tích cây xanh, v.v...
Những tồn tại nêu trên dẫn đến việc sử dụng đất đai không hợp lý làm cho
môi trường bò xuống cấp nhanh chóng: đất đai bò xói mòn, thoái hoá; chất lượng
các nguồn nước suy giảm; không khí ở nhiều đô thò, khu dân cư bò ô nhiễm; khối
lượng phát sinh chất thải rắn và mức độ độc hại ngày càng tăng; điều kiện vệ
sinh môi trường bò xuống cấp, cung cấp nước sạch ở nhiều nơi không đảm bảo.
Có thể nêu một vài ví dụ điển hình về tình hình ô nhiễm môi trường tại một số
vùng và đòa phương là hậu quả của việc quy hoạch và sử dụng đất đai không hợp
lý như sau:
- Lưu vực sông Thò Vải: có tổng chiều dài khoảng 76 km nằm trên đòa bàn
tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Ròa – Vũng Tàu, trên lưu vực của con sông này được
quy hoạch xây dựng hàng loạt các KCN của tỉnh Đồng Nai như Gò dầu, Nhơn
Trạch 1, 2, 3… và của tỉnh Bà Ròa – Vũng Tàu như Mỹ Xuân A, A2, B1, Phú Mỹ,
Cái Mép… Nhiều năm qua sông Thò Vải tiếp nhận một lượng nước thải cô ng

nghiệp lớn từ các KCN thải ra. Theo đánh giá của Bộ TN&MT, sông Thò Vải
hiện là một trong những con sông ô nhiễm nhất trong lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai và nếu tình trạng này còn kéo dài nó có khả năng sẽ “chết” vào năm
2050, hiện nay đang tồn tại một đoạn sông chết dài khoảng 10km.
- Không chỉ có sông Thò Vải, nhiều con sông khác thuộc hệ thống sông
Cầu, sông Nhuệ, sông Đáy và sông Đồng Nai cũng đang có dấu hiệu chết dần.
Ngay các con sông nội đô thành phố Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng cũng đang bò


26
ô nhiễm nghiêm trọng.
- Tại thành phố Huế, dự án khu phức hợp du lòch Life Resort trên Đồi Vọng
Cảnh cũng đang gây nhiều bức xúc trong dư luận. Dự án này có nguy cơ làm mất
cảnh quan sinh thái và gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Hương, đồng thời
sâm phạm đến một di sản văn hoá có giá trò của nhân loại.
- Tại thành phố Đà Nẵng, KCN Hoà Khánh được quy hoạch nằm gọn trong
khu dân cư thuộc quận Liên Chiểu cũng đang là một điểm nóng về ô nhiễm môi
trường từ các cơ sở cán kéo thép và sản xuất giấy.
- Ngoài ra còn nhiều đòa phương trong cả nước, đặc biệt là tại các đô thò
lớn, đều có các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần phải xử lý triệt
để. Tuy nhiên cho đến nay công việc xử lý còn gặp nhiều khó khăn do nhiều
nguyên nhân khác nhau trong đó một nguyên nhân rất quan trọng là quy hoạch
sử dụng đất cho các cơ sở này khi phải di dời giải toả.
1.3.3. Đề xuất đònh hướng nghiên cứu cho luận án
Từ những phân tích nêu trên cho thấy, QHSDĐ là quy hoạch không gian
phục vụ mục tiêu phát triển KTXH của một vùng, QHMT là cầu nối không gian
giữa các chính sách BVMT với chính sách phát triển KTXH. Như vậy, gắn kết
QHMT với quy hoạch phát triển KTXH chính là gắn kết với QHSDĐ, có nghóa
là gắn kết “Không gian với Không gian”.
Xuất phát từ luận điểm nêu trên Luận án đề xuất một hướng nghiên cứu

mới đó là “Xây dựng một phương pháp luận và qui trình lập quy hoạch môi
trường gắn với quy hoạch sử dụng đất cho các vùng đô thò công nghiệp” nhằm
hoàn chỉnh và bổ sung những vấn đề còn đang tồn tại nêu trên.
1.4. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
1.4.1. Vò trí và vai trò của quy hoạch môi trường
Những nghiên cứu trước đây chưa được đề cập đến vò trí và vai trò của
QHMT trong hệ thống kế hoạch hoá về BVMT, đây là những vấn đề cơ bản của


27
QHMT, nó nói lên tầm quan trọng và sự cần thiết phải lập QHMT trong chương
trình phát triển một vùng lãnh thổ. Trong luận án này tác giả trình bày những
nghiên cứu của mình về các vấn đề nêu trên.
1.4.1.1. Vò trí của quy hoạch môi trường
Theo quan điểm hiện nay, để hoạch đònh chính sách phát triển KTXH cho
một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một đòa phương thường thấy có những bước
tiếp cận như sau (Hình 1.2):
Tầm nhìn

Chiến lược

Quy hoạch

Kế hoạch

Hình 1.2. Hệ thống kế hoạch hoá về phát triển KTXH
1. Tầm nhìn (Vision): là đònh hướng phát triển dài hạn từ 20 năm trở lên. Ví
dụ, đònh hướng phát triển của Việt Nam đến năm 2020 là một nước công nghiệp
đã được Đảng và Nhà nước ta xác đònh từ năm 2001.
2. Chiến lược (Strategy): là việc xác đònh các mục tiêu phát triển trong từng

giai đoạn khoảng 10 năm và đề ra các giải pháp chính để đạt được những mục
tiêu đó.
3. Quy hoạch (Planning): là sự lựa chọn, sắp xếp, bố trí những đối tượng
được quy hoạch theo không gian, theo thời gian và theo cơ cấu hợp lý nhằm thực
hiện những mục tiêu của chiến lược và phù hợp với tầm nhìn.
4. Kế hoạch (Plan): là sự hoạch đònh các hành động cụ thể gắn với tiến
trình thời gian thực hiện các ý đồ của quy hoạch.
Từ sơ đồ trên cho thấy quy hoạch là bước tiếp theo và cụ thể hoá các mục
tiêu của chiến lược. Quy hoạch có hai loại cấp độ, bao gồm: quy hoạch tổng thể
phát triển KTXH và quy hoạch ngành (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch môi
trường, quy hoạch xây dựng đô thò, quy hoạch các ngành kinh tế…)
Trên cơ sở tầm nhìn về “Phát triển bền vững”, việc hoạch đònh các chính
sách phát triển KTXH phải được gắn kết với việc hoạch đònh các chính sách bảo


×