BÀI GIẢNG VỀ SINH LÍ ĐỘNG VẬT
CHƯƠNG I: SINH LÍ MÁU
I. MÁU VÀ VAI TRÒ CỦA MÁU
Máu là một dịch lỏng được lưu thông trong một hệ thống ống kín gọi là hệ mạch máu. Máu cùng với dịch
bạch huyết, dịch gian bào, dịch não tuỷ, dịch màng phổi, dịch màng tim... tạo nên môi trường trong (nội môi)
của cơ thể. Máu có các chức năng sinh lý quan trọng sau đây:
+ Vận chuyển
- Máu vận chuyển khí O2 từ phổi đến các tế bào của mô và khí CO2 từ các tế bào về phổi để thải ra môi
trường ngoài. Chức năng này còn được gọi là chức năng hô hấp.
- Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng: axit amin, glucose, axit béo; các muối khoáng, các loại vitamin
từ ống tiêu hoá tới gan rồi đi nuôi cơ thể. Chức năng này còn được gọi là chức năng dinh dưỡng.
- Máu vận chuyển các sản phẩm cặn bã của quá trình trao đổi chất như ure, axit uric, creatin... từ các mô
đến các cơ quan bài tiết như thận, da, phổi, ruột để thải ra ngoài. Chức năng này còn được gọi là chức năng đào
thải.
+ Điều hoà:
- Điều hoà thân nhiệt: nhờ khả năng co giãn của hệ mạch mà máu đem nhiệt từ các cơ quan tạo nhiệt như
gan, cơ đến những nơi bị mất nhiệt như da làm ổn định nhiệt độ cơ thể.
- Điều hoà thể dịch: máu đem các hormone (thể dịch) từ các tuyến nội tiết đến các cơ quan đề điều hoà hoạt
động.
+ Bảo vệ: Bạch cầu ở trong máu có khả năng:
- Tiêu diệt các vi trùng, vi khuẩn nhờ cơ chế thực bào.
- Tạo kháng thể: tấn công các tác nhân xâm nhập vào cơ thể bằng phản ứng kháng nguyên - kháng thể.
Các phản ứng này có liên quan đến khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể.
II. THÀNH PHẦN CỦA MÁU
1. Huyết tương
Huyết tương là phần dịch lỏng của máu có màu vàng nhạt, gồm chủ yếu là nước: 90-92%, các chất
a. Protit huyết tương
- Trong huyết tương có hơn 100 loại protein khác nhau mà fibrinogen, albumin, globulin chiếm lượng chủ yếu.
+ Fibrinogen: là chất tham gia vào quá trình đông máu: nó bị biến đổi thành fibrin (sợi máu) dưới tác dụng
của thrombin.
+ Albumin: do gan tiết ra, được chuyển đến tế bào và biến thành albumin đặc trưng của mô. Nó tham gia
vào cấu trúc tế bào và đặc trưng cho khả năng sinh trưởng, phát triển của cơ thể.
+ Globulin: có ba loại chủ yếu là α, β, γ trong đó:
- α, β globulin tham gia vào vận chuyển cholesteron, hormone, các photphatit, các axit béo.
- γ globulin có vai trò trong miễn dịch nó rất cần cho sự tạo kháng thể.
b. Gluxit huyết tương (đường huyết)
Trong huyết tương, gluxit có hai dạng đơn giản là glucose và fructose. Trong trạng thái nghỉ, glucose huyết
của người Việt Nam là 90 ± 13mg trong 100ml huyết tương (90 ± 13mg%).
c. Lipit huyết tương
Trong huyết tương, lipit chiếm khoảng 0.5-1%, tồn tại dưới các sản phẩm phân giải của nó là glyxerin, axit
béo. Ngoài ra còn có lipoprotein, cholesteron, photpholipit. Từ cholesteron mà các hormone loại steroit được
tổng hợp. Khi vượt quá mức bình thường trong máu, lipit sẽ được biến đổi thành mỡ dự trữ.
2. Huyết cầu
Đó là thể hữu hình (có hình dạng) của máu, bao gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu
a. Hồng cầu
* Thành phần của hồng cầu: chứa nước: 63%, chất khô: 37%. Trong chất khô chứa 95% (là huyết sắc tố
-hemoglobin (Hb).
+ Chức năng của Hb:
- Vận chuyển khí O2 tư phổi đến các tế bào do các phân tử Hb dễ dàng kết hợp với O2 tạo thành
oxyhemoglobin theo phản ứng:
1
Đây là phản ứng thuận nghịch, chiều của phản ứng do phân áp của O 2 quyết định. Cụ thể, ở phổi, phân áp
của O2 cao nên phản ứng diễn ra theo chiều thuận: HbO2 được tạo thành. Ở mô, phân áp của O 2 thấp, phản ứng
diễn ra theo chiều ngược, HbO2 bị
phân ly thành:
- Vận chuyển khí CO2 từ tế bào ra phổi do Hb dễ kết hợp với CO2 để tạo thành HbCO2
(cacbaminohemoglobin) theo phản ứng:
Đây cũng là phản ứng thuận nghịch, chiều của phản ứng là do phân áp của CO 2 quyết định. Ở mô (tế bào)
chiều của phản ứng là thuận do phân áp của CO 2 cao nên HbCO2 được tạo thành. Còn ở phổi phản ứng xảy ra
theo chiều ngược do phân áp CO2 gồm thấp nên HbCO2 bị phân ly :
b. Bạch cầu
- Chức năng của bạch cầu: bảo vệ cơ thể theo cơ chế miễn dịch nhờ 2 khả năng: thực bào và tạo kháng thể.
+ Thực bào các vi khuẩn, vật lạ... xâm nhập vào cơ thể hoặc dọn sạch xác vi khuẩn tại các ổ viêm nhiễm,
vết thương.
+ Tạo kháng thể: do bạch cầu limpho phụ trách vì chúng sản xuất kháng thể β-globulin và γ- globulin
chống tác nhân gây bệnh. Bạch cầu này có hai loại limpho B:sản xuất β, γ-globulin lưu thông.
- Limpho T; có hai dạng:
Dạng tế bào cứu trợ: giúp limpho B sản xuất kháng thể.
Dạng tế bào loại bỏ: chấm dứt hoặc loại trừ cuộc chiến của cơ thể chống mầm bệnh.
c. Tiểu cầu
Tiểu cầu là thể hữu hình của máu còn được gọi là tiểu thể đông máu nên nó tham gia vào quá trình đông
máu.
+ Giải phóng chất thrombopiastin để gây đông máu.
+ Khi gặp chỗ thô ráp (mạch máu bị đứt) tiểu cầu ngưng lại thành cục góp phần đóng miệng vết thương.
+ Khi bị vỡ, tiểu cầu còn tiết ra chất serotonin gây co mạch để cầm máu.
III. CÁC NHÓM MÁU
1. Hệ thống ABO
a. Phân loại
Năm 1900 Landsteiner và cộng sự đã chứng minh hiện tượng ngưng kết hồng cầu ngay trong cùng một loài
khi trộn máu giữa các cá thể cùng loài. Khi nghiên cứu ông đã phát hiện:
+ Hồng cầu có hai loại kháng nguyên gọi là ngưng kết nguyên (ngưng nguyên) đó là A và B với bản chất là
polysacarit.
+ Trong huyết tương có hai loại kháng thể gọi là ngưng kết tố, đó là (anti A) và β (anti B) với bản chất là γ
-globulin.
+ Hồng cầu chứa kháng nguyên A sẽ bị đông lại khi gặp huyết tương chứa kháng thể α còn hồng cầu chứa
kháng nguyên B sẽ bị ngưng kết khi gặp huyết tương chứa kháng thể β. Trong máu của một người không bao
giờ cùng tồn tại cả A và α hoặc B và β.
b. Sự truyền máu
Muốn truyền máu người ta phải xem xét:
+ Ngưng kết nguyên A,B của máu người cho.
+ Ngưng kết tố α, β của máu người nhận. Vì truyền máu phải tiến
hành rất từ từ, tốc độ chậm nên ngưng kết tố của máu người cho bị
dòng máu của người nhận làm pha loãng ngay do đó không gây nguy
hiểm cho hồng cầu người nhận.
2. Hệ thống máu Rhesus (Rh).
2
Người ta lấy máu của khỉ Macacus rhesus tiêm vào máu thỏ nhiều lần, máu thỏ tạo nên một hệ thống miễn
dịch đối với hồng cầu của máu khỉ. Sau đó lấy huyết thanh của máu thỏ trộn với hồng cầu của người thì thấy
đại đa số hồng cầu của người được thử bị ngưng kết. Chứng tỏ hồng cầu của
những người này có chứa kháng nguyên giống kháng nguyên của hồng cầu
khỉ và được gọi là kháng nguyên Rh.
Người có kháng nguyên Rh trên màng hồng cầu được ký hiệu Rh+ (máu
người Việt Nam có tỉ lệ Rh+ : 99,93%), người không có Rh được ký hiệu
Rh-. Kháng thể rh (ngưng kết tố kháng Rh) không có sẵn trong máu, nó được
sản xuất ra khi truyền máu của người Rh+ cho người Rh- (Rh- tạo rh để
chống lại Rh+). Tính chất không hoà hợp về Rh dễ gây tai biến khi truyền
máu làm hồng cầu bị tan vỡ.
Trong sản khoa, Nếu đàn ông Rh+ lấy vợ Rh- thì khi có mang, thai nhi
phần lớn là Rh+ do cha truyền cho. Khi có thai lần đầu, hệ tuần hoàn của mẹ
và của con được ngăn cách bởi nhau thai, hoạt động như một màng chắn,
không cho hai luồng máu gặp nhau. Khi sinh con lần đầu, nhau thai bong ra,
giải phóng hồng cầu của bé. Hồng cầu này sẽ chuyển sang hệ tuần hoàn của mẹ. Bạch cầu trong máu của mẹ
nhận dạng hồng cầu của trẻ như một vật lạ, cần được loại trừ. Cơ thể của mẹ sẽ sản sinh ra kháng thể ra để
chống lại hồng cầu của con. Khi người mẹ mang thai lần hai, kháng
thể ra trong cơ thể mẹ sẽ xuyên qua nhau thai và phá huỷ hồng cầu
của thai nhi đưa tới hiện tượng xảy thai.
IV. HỆ BẠCH HUYẾT
Bạch huyết là một chất dịch trong cơ thể giống như sữa có chứa
các tế bào lympho, các protein và mỡ. Dịch dư thừa rĩ khỏi dòng máu
được thu dọn lại bởi hệ lympho và đưa trở lại máu qua hai mạch máu
chính đó là ống bạch huyết bên phải và ống ngực, nó giúp duy trì cân
bằng dịch trong cơ thể
Hệ bạch huyết gồm mạng lưới mạch, các mô bạch huyết và các
hạch lympho. Chức năng chủ yếu của nó là lọc bỏ các sinh vật có thể
gây nhiễm trùng, sản xuất các tế bào lympho, và dẫn lưu dịch và
protein từ các mô để tránh phù.
Lách, là cơ quan lớn nhất trong hệ bạch huyết, được tìm thấy
trong phần tư trên trái của bụng. Nó sản xuất một vài tế bào bạch cầu,
dự trữ máu, phá hủy các hồng cầu già và đồng thời đưa sắt trở về
dòng máu.
3
CHƯƠNG II: SINH LÍ TUẦN HOÀN
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Đại cương về hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn gồm tim, các mạch máu: động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Đó là một hệ thống ông kín
trong đó có máu lưu thông và tải các chất dinh dưỡng, khí CO 2 và O2, các hormone tới các tế bào và chuyển
sản phẩm trao đổi chất từ các tế bào đến các cơ quan bài tiết. Nhờ hoạt động của tim mà máu được lưu thông
không ngừng trong mạch, sự lưu thông này lại bảo đảm tính ổn định của môi trường trong.
* Hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở
Hệ tuần hoàn hở.
Cấu tạo:
- Ở đa số thân mềm và chân khớp .
Tim đơn giản ,khi tim co bóp máu với 1 áp lực thấp vào xoay cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với các tế bào
để tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để thực hiện trao đổi chất ,sau đó tập trung vào hệ thống mạch góp hoặc các
lỗ trên thành tim để trở về tim.
- Giữa mạch đi từ tim và các mạch đến tim không có mạch nối ,đảm bảo cho dòng dịch di chuyển dễ
dàng mặc dù với áp suất thấp.
Chức năng:
- Vận chuyển các chất dinh dưỡng các chất khí và các sản phẩm hoạt động sống của tế bào.
- Ở sâu bọ vận chuyển dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết
Hệ tuần hoàn kín.
- Có ở giun đốt ,mực ống ,bạch tuộc và ĐV có xương sống .
- Máu được vận chuyển trong hệ thống kín : tim và hệ mạch .
- Các mạch xuất phát từ tim được nối với các mạch đưa máu trở về tim bằng các mao mạch, máu không
trực tiếp, tiếp xúc với tế bào mà thông qua dịch mô.
- Ở ĐV có xương sống cón có mạch bạch huyết .
- Máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn qua tim theo 1 chiều hướng nhất định nhờ các van tim.
* Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
+ Vòng tuần hoàn lớn: Từ tâm thất trái, máu động mạch (giàu O 2) chảy theo động mạch chủ lên đầu, tới
chi trên, xuống khoang ngực, khoang bụng, chi dưới. Động mạch chủ phân chia thành động mạch vừa, nhỏ và
mao mạch. Sự trao đổi chất giữa máu và tế bào phải qua thành mao mạch: máu nhả O2 cho tế bào, thu nhận khí
CO2 từ tế bào và trở thành máu tĩnh mạch. Máu này tập trung vào các tĩnh mạch nhỏ, vừa và cuối cùng vào tĩnh
mạch chủ trên, chủ dưới về tâm nhĩ phải.
+ Vòng tuần hoàn nhỏ: Xuất phát từ tâm thất phải, máu tĩnh mạch (giàu CO 2) theo động mạch phổi tới
hai lá phổi để thực hiện sự trao đổi khí: nhả CO 2 thu nhận khí O2 và trở thành máu động mạch. Máu này theo
tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái.
II. SINH LÝ TIM
1. Sinh lý cơ tim
a. Tính hưng phấn của cơ tim
Tính hưng phấn là khả năng đáp ứng của cơ tim đối với các kích thích. Cơ tim co bóp theo quy luật
Ranvier "tất cả hoặc không có gì" - "hoặc tất hoặc không".
+ Nếu kích thích với cường độ dưới ngưỡng (thấp) thì cơ tim không co (không đáp ứng).
+ Nếu kích thích có cường độ đạt ngưỡng hoặc trên ngưỡng thì cơ tim co lại và co ở mức tối đa nhất. Sau
đó có tăng ngưỡng kích thích lên nữa thì sức co tim vẫn không thay đổi.
b. Tính tự động của tim
-Tim ở người ,ĐV khi cắt rời ra khỏi cơ thể vẫn có khả năng co bóp nhịp nhành nếu cung cấp đầy đủ chất
dinh dưỡng và O2 với nhiệt độ thích hợp.
- Hoạt động của tim có tính tự động, do trong thành tim có các tập hợp sợi đặc biệt gọi lả hệ dẫn truyền tim.
* Hệ dẫn truyền tim :
+ Nút xoang nhĩ tự phát nhịp xung được truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó Hits → mạng Puôc-kin
phân bố trong hai thành tâm thất → làm các tâm nhĩ,tâm thất co.
c. Tính trơ của tim
Đó là tính không đáp ứng đối với kích thích của cơ tim.
4
+ Nếu kích thích vào giai đoạn cơ tim đang co (đang hưng phấn) thì dù kích thích có mạnh trên ngưỡng
cơ tim cũng không co thêm nữa. Đó là giai đoạn trơ tuyệt đối của cơ tim. Nhờ có giai đoạn này cơ tim không
có hiện tượng co cứng như cơ vân. Nguyên nhân là do tim vừa nhận được nhịp co truyền từ nút xoang nhĩ tới
và đang co mà phải nhận thêm một kích thích khác (điện cảm ứng) thì cơ tim không thể đáp ứng được.
+ Nếu kích thích vào giai đoạn tim đang giãn, cơ tim sẽ đáp ứng lại bằng một lần co phụ gọi là co tim
ngoài hay ngoại tâm thu. Sau lần co này cơ tim nghỉ với thời gian kéo dài hơn gọi là thời gian nghỉ bù. Đó là
giai đoạn trơ tương đối của cơ tim. Nguyên nhân nghỉ bù là do nhịp co tim phát đi từ nút xoang nhĩ rơi đúng
vào pha trơ tuyệt đối của lần co phụ nên nhịp co bình thường không có nữa mà phải chờ đến nhịp co bóp tiếp
theo. Nhờ đó tim làm việc bền bỉ, dài lâu.
2. Chu kỳ tim
Một chu kỳ tim kéo dài 0.8s và chia làm 3 giai đoạn (fa):
+ Giai đoạn tâm nhĩ co (nhĩ thu): kéo dài 0,ls; 2 tâm nhĩ cùng co lại, hệ thống van như thất mở ra, máu từ
tâm nhĩ chảy xuống tâm thất. Lúc này tâm thất đang ở trạng thái giãn.
+ Giai đoạn tâm thất co (thất thu): kéo dài 0,3s; hai tâm thất cùng co, hệ thống van nhĩ thất đóng lại do áp
lực mạnh, áp lực của máu tiếp tục tăng cao bắt buộc các van tổ chim mở ra, máu được dồn vào lòng các động
mạch. Lúc này tâm nhĩ đang ở trạng thái giãn.
+ Giai đoạn nghỉ chung (tâm trương toàn bộ): kéo dài 0,4s ; 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất đều giãn ra (nhĩ giãn
trước). Khi đó trong hai tâm nhĩ đã chứa đầy máu (được dồn từ các tĩnh mạch về) để chuẩn bị cho một chu kỳ
tim tiếp theo. Áp suất máu trong tâm thất giảm nhanh xuống và thấp hơn so với trong các động mạch do đó hệ
thống van tổ chim đóng lại không cho máu chảy trở lại tâm thất. Phân tích một chu kỳ tim kéo dài 0,8s thì tâm
nhĩ co 0,ls; nghỉ 0,7; tâm thất co 0,3s và nghỉ 0,5s; nghĩa là thời gian nghỉ nhiều hơn thời gian làm việc.
5. Điều hoà hoạt động của tim
Hoạt động của tim được điều hoà bằng 2 cơ chế thần kinh và thể dịch.
a. Điều hoà bằng thần kinh
* Các xung động điều hoà nhịp tim chạy trên 2 loại dây thần kinh thuộc hệ thần kinh thực vật (sinh dưỡng)
đó là dây đối giao cảm và dây giao cảm.
+ Dây phó giao cảm là một nhánh của đôi X (dây thần kinh phế vị) với trung khu nằm ở hành tuỷ, từ
trung khu này xuất phát đi tới nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất. kích thích nhánh đối giao cảm đến tim thì làm
giảm tần số, lực co bóp
+ Nhánh giao cảm các sợi tới nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất và bó Hiss. Pavlov cũng đã chứng minh: kích
thích nhánh giao cảm đến tim thì làm tăng tần số, lực co bóp.
+ Khi bị kích thích, các đầu mút tận cùng của nhánh phó giao cảm tiết ra acetylcholin, của nhánh giao
cảm tiết ra adrenalin và noradrenalin, đó là những chất hoá học trung gian dẫn truyền hưng phấn. Acetylcholin
rất nhanh chóng bị phân huỷ còn adrenalin tồn tại lâu hơn do đó tác dụng của nhánh giao cảm đến tim được
kéo dài hơn.
* Các phản xạ cũng có tác dụng điều hoà hoạt động của tim:
- Các xung thần kinh từ các thụ quan áp lực và thu quan hóa học – nằm ở cung động mạch và xoang động
mạch cổ → Sợi hướng tâm→ trung khu vận hành mạch trong hành tủy→ Điều chỉnh áp suất và vận tốc máu.
+ Khi huyết áp giảm hoặc khi nồng độ khí CO 2 trong máu tăng → tim đập nhanh và mạnh,mạch co
lại→áp lực máu tăng→máu chảy mạnh.
+ Khi lượng máu cungc ấp cho não không đủ → tăng cường hoạt động của tim và co mạch ở các khu
vực không hoạt động → dồn máu cho não.
III. SINH LÍ MẠCH MÁU
1. Tuần hoàn máu trong động mạch
-Hệ mạch gồm các động mạch ,tĩnh mạch,nối với nhau qua mao mạch .
5
a.Huyết áp : Là áp lực máu do tim co, tống máu vào các động mạch →huyết áp động mạch .
- Máu vận chuyển trong hệ mạch nhờ năng lượng co tim .
- Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim giãn .
- Tim đập nhanh và mạnh → huyết áp tăng hạ
- Tim đập chậm và yếu → huyết áp hạ.
- Càng xa tim huyết áp càng giảm .
- Huyết áp cực đại quá 150mmHg và kéo dài → huyết áp cao
- Huyết áp cực đại thường dưới 80mmHg và kéo dài → huyết áp thấp.
b.Vận tốc máu :
- Phụ thuộc vào tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch .
- Tiết diện nhỏ và chênh lệch huyết áp lớn → máu chảy nhanh (và ngược lại).
- Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và chảy chậm nhất trong các mao mạch → đảm bảo cho sự trao
đổi giữa máu và tế bào.
2. Tuần hoàn máu trong mao mạch
Mao mạch dẫn máu từ động mạch nhỏ sang tĩnh mạch
bé nghĩa là trong một mao mạch, dòng máu được
chảy từ tiểu động mạch sang tiểu tĩnh mạch. Thành của
mao mạch chỉ có một lớp tế bào rất mỏng, màng của các tế
bào này có nhiều lỗ màng, qua đó nước và các chất hoà tan
đi từ mao mạch tới dịch mô vào tế bào do huyết áp thuỷ
tĩnh của tiểu động mạch cao: P=35mmHg. Huyết áp này ở
tiểu tĩnh mạch giảm xuống còn 10mmHg làm cho nước từ
dịch mô trở lại về mao mạch, trong nước chứa sản phẩm
của quá trình trao đổi chất.
4. Tuần hoàn máu trong tĩnh mạch
So với động mạch, tĩnh mạch có số lượng nhiều hơn, thành mỏng hơn, có nhiều xoang chứa máu, tiết diện
rộng hơn nên tốc độ máu chảy trong tĩnh mạch tương đối chậm. Máu chảy trong tĩnh mạch về được đến tim là
do các nguyên nhân sau:
+ Sức đẩy của cơ tim: sức đẩy này gây ra huyết áp để dồn máu vào lòng mạch. Huyết áp này giảm dần từ
→
→
động mạch
mao mạch tĩnh mạch. Ra khỏi mao mạch, huyết áp chỉ còn 15-30mmHg nhưng vẫn cao hơn
các đoạn tiếp theo và cao hơn tâm nhĩ.
+ Lực hút của tim: khi tim giãn, huyết áp trong tâm thất giảm xuống thấp tạo nên lực hút từ nhĩ xuống
thất (máu chảy từ nhĩ xuống thất), từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ (máu chảy từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ).
+ Sức hút của lồng ngực: khi hít khí vào, lồng ngực được giãn rộng ra, huyết áp tĩnh mạch khi đó giảm
xuống thấp (0mmHg) tạo điều kiện cho máu được chảy qua tĩnh mạch về tim.
+ Sự co bóp của các cơ bắp: lực hút của trái đất làm cho máu khó chảy ngược theo phương pháp thẳng
đứng. Trong lòng các tĩnh mạch ở tay, thân và chi dưới có nhiều van bán nguyệt làm nhiệm vụ giữ máu lại. Khi
các cơ bắp ở quanh các tĩnh mạch đó co lại sẽ ép lên các van đó làm cho máu được đẩy lên các đoạn tĩnh mạch
phía trên theo hướng về tim.
4. Sự điều hoà vận mạch
a. Điều hoà bằng thần kinh
* Điều hoà bằng dây thần kinh: Trung tâm vận mạch nằm ở phần phía sau của hành tuỷ gồm trung khu co
mạch và trung khu giãn mạch.
+ Dây thần kinh co mạch: thuộc hệ thần kinh giao cảm, nó.chịu sự điều khiển của trung khu co mạch ở
hành tuỷ và trung khu giao cảm ở sừng bên của tuỷ sống.
+ Dây thần kinh giãn mạch: thuộc hệ đối giao cảm.
* Điều hoà bằng phản xạ:
+ Các phản xạ giảm nhịp tim thường có tác dụng làm giảm mạch: khi huyết áp tăng ở động mạch chủ sẽ
làm xuất hiện xung động về hành tuỷ gây ức chế trung khu co mạch, hưng phấn trung khu giãn mạch nên nhịp
tim giảm xuống và giãn mạch ở các nội quan. Huyết áp tăng ở xoang động mạch cảnh cũng làm giảm nhịp tim
và giãn mạch ở thận.
6
CHƯƠNG III: SINH LÍ HÔ HẤP
I. KHÁI QUÁT CHUNG
Ý nghĩa sinh học của hô hấp
Hệ hô hấp của động vật bậc cao gồm 2 phần: đường dẫn khí và nơi trao đổi khí. Đường dẫn khí có khoang
mũi, hầu, thành quản, khí quản và phế quản còn nơi trao đổi khí là phổi.
Hô hấp là quá trình trao đổi khí không ngừng giữa cơ thể động vật với môi trường bên ngoài vì động vật
luôn cần lấy O2 và luôn cần thải CO 2. Nhờ lấy được O 2 qua hô hấp mà trong cơ thể động vật quá trình oxy hoá
các chất dinh dưỡng luôn được diễn ra để tạo nên năng lượng và nhiệt độ cho cơ thể sử dụng. Một trong những
sản phẩm của sự oxy hoá là CO 2 loại khí độc hại mà cơ thể phải thải qua hô hấp ra môi trường ngoài. Vì vậy,
hô hấp là một nhu cầu không thể thiếu được của động vật, sự gián đoạn về hô hấp trực tiếp gây ảnh hưởng xấu
đến chức năng của tế bào. Ví dụ: sau khi thiếu O2 vài phút, tế bào thần kinh hoạt động không bình thường.
Hô Hấp thực chất gồm hai quá trình phức tạp:
+ Hô hấp ngoài: là quá trình đưa O2 qua cơ quan hô hấp vào máu và thải CO 2 từ máu ra môi trường
ngoài. Sự vận chuyển các chất khí trong hô hấp ngoài là do máu đảm nhận.
+ Hô hấp trong: là quá trình oxy hoá các hợp chất hữu cơ trong tế bào để giải phóng năng lượng và tạo ta
CO2. Hô hấp trong là quá trình sinh hóa diễn ra ở mức độ tế bào (nên chương này không đề cập đến).
II. SỰ TRAO ĐỔI KHÍ Ở PHỔI VÀ Ở MÔ.
1. Trao đổi khí ở phổi.
Sự chênh lệch Po2 giữa phế nang và máu tĩnh mạch đến phổi
là: 102- 40=62mmHg, còn sự chênh lệch Pco 2 giữa máu tĩnh
mạch đến phổi và phế nang là 46-40=6mmHg.
Theo định luật khí động học, ở phổi:
- O2 khuếch tán từ phế nang qua màng phế nang, thành
mao mạch phổi vào máu (hồng cầu).
- CO2 khuếch tán từ máu qua thành mao mạch phổi, thành
phế nang ra phế nang.
Bề mặt tiếp xúc của mao mạch và phế nang rất lớn nên thời
gian máu chảy qua mao mạch phổi là đủ để O2 và CO2 khuếch tán
cho đến khi đạt cân bằng phân áp giữa phế nang và máu.
2. Sự trao đổi khí ở mô
Đó là sự trao đổi khí O2 và CO2 giữa máu động mạch tới mô và tế bào chất của mô. Áp dụng công thức trên
người ta cũng tính được phân áp riêng của từng loại khí ở mô.
Bảng trên cho thấy phân áp của khí O2 và CO2 ở trong máu động mạch tới mô và trong nguyên sinh chất
của tế bào sự chênh lệch lớn. Do đó ở mô:
- O2 từ mao mạch mô khuếch tán qua lỗ màng mao mạch
vào dịch gian bào rồi qua màng tế bào tới nguyên sinh chất để tham
gia vào qua trình oxy hoá các chất hữu cơ
(chính là quá trình hô hấp trong).
- CO2: sản phẩm được tạo thành từ quá trình oxy hoá, do có
phân áp cao trong nguyên sinh chất đã khuếch tán từ tế bào qua,lỗ
màng ra dịch gian bào qua thành mao mạch mô vào máu làm máu
này trở thành máu tĩnh mạch.
2. Cơ chế điều hoà hô hấp
a. Cơ chế điều hoà bằng thần kinh (bằng phản xạ)
7
Khi hít vào, do phổi căng phồng đã kích thích các đầu mút thần kinh cảm giác trong phổi làm phát sinh
xung động theo nhánh hướng tâm của dây X (dây phế vị) về trung khu thở ra ở hành tuỷ. Từ đó sẽ có các xung
động ly tâm xuống tuỷ sống tới các cơ thở ra làm các cơ đó giãn ra.
Khi thở ra, lồng ngực bị ép lại, phổi xẹp xuống cũng kích thích lên các cơ quan thụ cảm ở lồng ngực, ở
phổi làm phát sinh xung động hướng tâm truyền lên trung khu hít vào ở hành tuỷ. Từ đó lại có các xung động
ly tâm xuống tuỷ sống tới các cơ hít vào làm các cơ đó co lại. Do đó có thể nói rằng: sự hít vào đi ều hoà phản
xạ thở ra và sự thở ra điều hoà phản xạ hít vào. Trong nhưng trường hợp cần thiết (lao động, thể dục thể thao.),
vỏ bán cầu đại não sẽ làm thay đổi tần số thở (nhịp thở) và độ sâu hô hấp.
b. Cơ chế điều hoà bằng thể dịch
Vai trò của nồng độ CO2 đối với hô hấp còn được chứng minh bằng "tiếng khóc chào đời" của đứa trẻ
lọt lòng mẹ. Chứng tỏ nồng độ CO2 cao trong máu làm tăng cường hoạt động hô hấp.
+ Ảnh hưởng của nồng độ O 2: nếu nồng độ O2 trong máu đến não giảm cũng kích thích trung khu hô hấp
và làm tăng nhịp hô hấp.
+ Ảnh hưởng của nồng độ H+: sự tăng nồng độ H+ trong máu cũng kích thích các tế bào của trung khu hô
hấp tăng cường hoạt động. Việc tiêm dung dịch H2CO2 hoặc axit khác vào động mạch lên não cũng làm tăng
cử động hô hấp. Tuy nhiên cùng một nồng độ H + thì H2CO2 kích thích trung khu hô hấp mạnh hơn so với các
axit khác.
III.Trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường ở các nhóm động vật
1.Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể
- ĐV đơn bào và đa bào bậc thấp(giun tròn ,giun dẹp giun đốt và ruột khoang)TĐK thực hiện trực tiếp
qua màng tế bào .
2. Trao đổi khí qua mang
- Các ĐV dưới nước như :Tôm, cua cá…trao đổi khí qua
mang .
- Ôxy hòa tan trong nước khuếch tán vào máu và CO2 từ máu
chảy qua mang ra ngoài .
- Nhờ cơ quan tham gia vào hô hấp.
3.Sự trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
- Ở sâu bọ :Sự lưu thống khí qua phổi nhờ cơ hô hấp co giãn .
- Ở chim: Phổi nằm sát vào hốc sườn không thay đổi thể tích .Sư lưu thông khí phổi được thực hiện nhờ
co giãn của hệ thống túi khí thông trong phổi diễn ra liên tục .Đảm bảo không có khí đọng trong phổi.
4.Trao đổi khí ở các phế nang(Trong phổi )
- Đa số ĐV trên cạn và một số ĐV ở nước như : rắn nước,ba ba ,cá heo ,cá voi …
8
CHƯƠNG III: SINH LÍ TIÊU HÓA
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Ý nghĩa sinh học
Tiêu hoá là một quá trình biến đổi phức tạp thức ăn từ những chất khó tiêu thành những chất đơn giản, hoà
tan và hấp thụ được. Thức ăn gồm những phần tử lớn, cấu tạo phức tạp nên cơ thể không sử dụng ngay được
mà phải trải qua các quá trình biến đổi lý học, hoá học và sinh học trong ống tiêu hoá.
+ Hoạt động cơ học: chủ yếu là do sự co bóp của các cơ ở ống tiêu hoá với các dạng :
- Nhào trộn, nghiền nát thức ăn thành những phần nhỏ để tăng diện tích tiếp xúc giữa thức ăn với dịch
tiêu hoá.
- Vận chuyển thức ăn theo chiều dài của ông tiêu hoá.
+ Hoạt động hoá học: được thực hiện chủ yếu nhờ các enzym của các tuyến tiêu hoá. Thực chất của hoạt
động này là sự phân huỷ thức ăn với xúc tác của các loại enzym có trong dịch tiêu hoá dưới sự chi phối của
thần kinh và thể dịch.
+ Hoạt động hấp thu: vận chuyển các sản phẩm tiêu hoá như axit amin, glucose, axit béo, vitamin.. từ
niêm mạc ruột non vào mạch máu và mạch bạch huyết.
2. Tiêu hoá hoá học
Sự tiêu hoá này được thực hiện nhờ các enzym có trong nước bọt của tuyến nước bọt. Ở người, các tuyến
nước bọt gồm 2 tuyến mang tai, 2 tuyến dưới hàm và 2 tuyến dưới lưỡi.
Enzym có amilase và maltase:
Amilase xúc tác cho sự phân giải tinh bột chín thành dextrin và biến dextrin thành đường maltoze:
Maltase xúc tác cho sự biến đổi maltoze thành đường đơn glucose:
III. TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY
Dạ dày chứa đựng và tiêu hoá thức ăn với thời gian dài hay ngắn tuỳ thuộc vào bản chất và trạng thái thức
ăn. Đại đa số động vật bậc cao có dạ dày đơn, một số động vật có dạ dày nhi ều ngăn (động vật nhai lại) nên sự
tiêu hoá thức ăn ở các dạ dày có khác nhau.
Tiêu hoá ở dạ dày đơn
Ở dạ dày này, do sự co bóp của các tầng cơ trơn ở thành dạ dày mà thức ăn được nhào trộn để ngấm dịch
vị, do tác dụng hoá học của dịch vị mà thức ăn được phân huỷ.
a. Tiêu hoá cơ học
Mỗi vùng của dạ dày có những hoạt động cơ học khác nhau:
+ Hoạt động của vùng tâm vị: tâm vị là chỗ thông giữa thực quản với dạ dày. Tâm vị có van đóng mở,
van này được tạo bởi sự dày lên của tầng cơ vòng và sự đội lên của lớp niêm mạc. Khi xuống đến cuối thực
quản, thức ăn kích thích gây phản xạ mở tâm vị, qua đó thức ăn bị dồn ép xuống dạ dày. Khi có thức ăn, độ
axit của dạ dày giảm dần, sự giảm này lại kích thích cho tâm vị tự đóng lại.
+ Hoạt động của vùng thân vị và hang vị: vùng thân vị (thượng vị) có khả năng đàn hồi lớn vì vậy khi thức
ăn xuống càng nhiều nó càng phình to ra. Lượng thức ăn đến trước bị đẩy ra xung quanh, lượng đến sau thì
nằm ở giữa. Sau khi có thức ăn, ở thân vị và hang vị (hạ vị) xuất hiện các nhu động: cứ 15- 20s lại có một nhu
động. Đó là những làn sóng cơ bóp được thực hiện bởi các tầng cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo thành dạ dày làm cho
thức ăn được nhuyễn ra, được ngấm đều dịch vị và được đưa dần xuống hang vị. Ở hang vị, thức ăn đã nhuyễn
hoàn toàn và được gọi là vị đáp.
+ Hoạt động của vùng môn vị: môn vị là lỗ thông giữa dạ dày và tá tràng. Môn vị cũng có van đóng mở,
van này cũng được tạo bởi sự dầy lên của tầng cơ vòng. Nhu động của hang vị đẩy vị đáp hướng v ề tá tràng lại
kích thích cho van môn vị đóng lại.
b. Tiêu hoá hoá học
Sự tiêu hoá này được thực hiện nhờ các enzym tiêu hoá có trong dịch vị.
9
* Dịch vị: Đó là một chất lỏng, không màu, quánh, độ pH: 0,9-1,5 do các tuyến hình ống của dạ dày tiết ra,
số lượng khoảng 14 triệu tuyến. Các tuyến này nằm ở lớp niêm mạc dạ dày và bao gồm các loại tế bào sau: tế
bào chính tiết ra enzym tiêu hoá, tế bào viền tiết HCL, tế bào nhầy tiết các chất nhầy, NaHCO3
+ Các enzym tiêu hoá:
- Pepsin: được tiết ra dưới dạng chưa hoạt động - pepsinogen, dạng này được HCL trong dạ dày hoạt
hoá thành pepsin:
Enzym này xúc tác cho sự phân cắt protein thành những chuỗi polypeptid với kích thước khác nhau trong
môi trường có độ pH<4:
Pepsin còn có tác dụng làm tan ra các sợi collagen-một thành phần của mô liên kết nằm xen giữa các tế bào
thịt.
- Chimozin = prezua (enzym sữa): có trong dịch vị trẻ em, hoạt đông trong môi trường axit, xúc tác cho sự
phân giải cazeinogen (protein của sữa) hành cazeinatca kết tủa:
Lipase: Hoạt động trong môi trường có độ pH=6, chỉ xúc tác cho sự phân giải các lipit đã được nhũ tương
hoá thành glyxerin và axit béo.
* Sự điều hoà bài tiết dịch vị:
Bài tiết dịch vị được điều hoà bởi cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch:
+ Cơ chế thần kinh: thức ăn và thành phần hoá học trong thức ăn kích thích niêm mạc dạ dày làm xuất
hiện luồng thần kinh cảm giác theo nhánh hướng tâm đến đám rối Meissner của thần kinh ruột, đám rối này có
các nhánh của dây thần kinh X đi đến. Từ đám rối này có luồng thần kinh theo sợi ly tâm đến các tuyến dạ dày
làm tăng tiết dịch vị.
+ Cơ chế thể dịch: sự bài tiết dịch vị còn được điều hoà bởi các hormone sau:
- Gastrin: do tế bào hang vị tiết ra, nó kích thích các tuyến tăng tiết HCl và pepsinogen nhưng lượng
HCl được tiết nhiều gấp 3-4 lần lượng pepsinnogen.
- Histamin: cũng do niêm mạc dạ dày tiết ra với lượng nhỏ, nó có tác dụng tăng bài tiết dịch vị.
- Adrenalin và noradrenalin của tuỷ tuyến thượng thận làm giảm bài tiết dịch vị.
- Cortizol: làm tăng tiết HCL và pepsinogen nhưng giảm tiết chất nhầy. Vì vậy nếu điều trị bằng
cortizol kéo dài có thể gây loét hoặc chảy máu dạ dày.
IV. TIÊU HOÁ Ở RUỘT NON
1. Tiêu hoá cơ học
Thức ăn trong ruột non (gọi là nhũ trấp) vận chuyển được là nhờ sự co giãn phối hợp của các tầng cơ vòng
và dọc thuộc lớp cơ trơn thành ruột non với các loại hình cử động sau:
+ Co thắt: do tầng cơ vòng gây nên, khi co thắt từng đoạn ruột non bị thu hẹp tiết diện, nhờ đó dịch tiêu
hoá thấm sâu vào thức ăn.
+ Cử động lắc: do tầng cơ dọc của ruột thay nhau co giãn làm cho các đoạn ruột lật bên này, lắc sang bên
nọ, do đó dịch tiêu hoá được trộn đều với thức ăn.
+ Nhu động xuôi: do sự có thắt của tầng cơ vòng ở một đoạn ruột này kèm theo sự giãn nở tầng cơ dọc ở
đoạn tiếp theo. Cứ như thế nhu động được chuyển theo kiểu làn sóng về phía cuối ruột non nên thức ăn được
dồn về ruột già.
+ Nhu động ngược: cũng là những để co giãn lan truyền theo kiểu làn sóng nhưng ngược chiều với nhu
động xuôi có tác dụng dồn ngược thức ăn do đó kéo dài thời gian tiêu hoá và hấp thu thức ăn.
2. Tiêu hoá hoá học
Đổ vào ruột non có 3 loại dịch tiêu hoá: dịch tuỵ, dịch mật và dịch ruột.
10
a. Dịch tuỵ
Dịch tuỵ do tuyến tuỵ tiết ra qua ống dẫn tuỵ chảy vào tá tràng, đó là một chất lỏng không màu, có độ pH =
7,8-8,4. Lượng dịch tuỵ tiết ra ở bò: 6- 81ít/ngày, lợn: 101ít/ngày.
Dịch tuỵ chứa nhiều enzym tiêu hoá :
+ Các enzym tiêu hoá protein.
- Tripsin: tiết dưới dạng chưa hoạt động - tripsinogen, dạng này được hoạt hoá bởi enterokinase. Tripsin
xúc tác cho sự biến đổi protein thành các chuỗi Polypeptit.
- Chymotripsin: tiết dưới dạng chưa hoạt động- chymotripsinogen nó được tripsin hoạt hoá thành
chymotripsin dạng hoạt động này phân cắt chuỗi polypeptit thành các đoạn peptit ngắn: di, tri, tetra peptit:
- Cacboxypolypeptidase: phân giải polypeptit, giải phóng axit amin có nhóm cacboxyl tự do (-COOH).
- Nuclease: gồm ribonuclease phân giải ARN và dioxyribonuclease phân giải ADN, chúng đều cho
nucleotit và axit photphoric Dipeptidase: phân giải dipeptit thành 3 axit amin.
+ Nhóm enzym tiêu hoá gluxit:
- Amilase: phân giải gluxit thành dextrin và maltose.
- Maltase: thuỷ phân maltose cho ra glucose.
- Lactase: thuỷ phân lactose cho glucose và galactose.
- Sacarase: thuỷ phân sacarose cho glucose và fructose.
+ Nhóm enzym tiêu hoá lipit:
- Lipase: hoạt động ở pH=6,8; nó phân giải lipit đã được muối mật nhũ tương hoá thành axit béo và
glixerin. Photpho lipase: phân giải photpholipit thành photphat và diglixerin sau đó được lipase phân giải tiếp.
Sự bài tiết dịch tuỵ được điều hoà bởi:
+ Cơ chế thần kinh: dây thần kinh phế vị điều hoà quá trình tiết dịch tuỵ vì dây này có sự phân nhánh đến
các tế bào chế tiết của tuyến tuỵ.
+ Cơ chế thể dịch: do các hormone sau đây điều hoà:
- Secretin: do niêm mạc tá tràng và đoạn đầu ruột non tiết ra khi có HCl từ dạ dày xuống. Hormone này
theo máu đến tuyến tuỵ kích thích các tế bào tuyến tiết ra H2O Và NaHCO2
- Pancreozymin: do niêm mạc của đoạn đầu ruột non tiết ra khi bị kích thích bởi các sản phẩm tiêu hoá
thoát và lipit. Hormone này theo máu đến tuyến tuỵ làm tiết ra các loại enzym tiêu hoá và đến gan gây tiết dịch
mật.
b. Dịch mật
Mật là dịch lỏng chứa trong túi mật, vị đắng, tính kiềm có độ pH= 7-7,7. Thành phần dịch mật: 90% là
nước, 10% là chất khô trong đó quan trọng nhất là axit mật và sắc tố mật.
+ Axit mật: axit colic, axit deoxycolic, axit glycocolic, chúng thường tồn tại dưới dạng muối như Na
glucocolat, Na taurocolat. Muối mật được tạo nên từ nguyên liệu do máu mang đến là cholesterol.
+ Sắc tố mật: bilirubin và biliverdin. Khi hồng cầu bị phân huỷ thì tạo ra bilirubin, khi bilirubin bị oxy
hoá thì tạo thành biliverdin. Mật của động vật ăn cỏ màu xanh vì chứa sắc tố biliverdin còn của động vật ăn thịt
thì có màu vàng vì chưa sắc tố bilirubin.
Tác dụng của dịch mật:
+ Nhũ tương hoá thức ăn lipit thành những hạt mỡ nhỏ < 0,5μ để tăng diện tích tiếp xúc của chúng với
enzym.
+ Hoạt hoá enzym protease, amilase, lipase.
11
+ Tạo phức chất hoà tan với axit béo. Axit béo không hoà tan trong nước nên khó hấp thụ. Khi axit mật
kết hợp với axit béo thì tạo nên phức chất hoà tan nên dễ hấp thu. Thúc đẩy quá trình hấp thu các chất hoà tan
trong lipit như vitamin A, D, E, K.
+ Trung hoà axit từ dạ dày xuống vì dịch mật có tính kiềm.
+ Làm tăng nhu động của ruột.
Sự bài tiết dịch mật được điều hoà bởi:
+ Cơ chế thần kinh: thức ăn kích thích trực tiếp vào thụ quan trong dạ dày và ruột non làm xuất hiện
hưng phấn theo sợi cảm giác về trung khu thần kinh. Từ đó, luồng thần kinh qua sợi phó giao cảm tới gan làm
co cơ túi mật, giãn cơ vòng của ống mật nên dịch mật chảy theo ống mật chủ xuống bầu Vater qua vòng cơ
Oddi chảy vào tá tràng cùng dịch tuỵ. Nếu kích thích sợi giao cảm thì sự thải dịch mật sẽ bị ức chế.
+ Cơ chế thể dịch: colexistokinin do tá tràng tiết ra, HCl của dạ dày và sản phẩm phân giải của thức ăn
đều có tác dụng tăng tiết dịch mật. Do đó phối hợp thức ăn cho vật nuôi có ý nghĩa rất quan trọng.
c. Dịch ruột
Các tế bào của tuyến Brunner ở tá tràng và tuyến Liberkuhn ở hồng tràng hồi tràng tiết ra dịch ruột. Đó là
chất lỏng có tính kiềm với độ pH:8,2-8,7: chứa 97%.nước; chất khô: 3% trong đó chứa các muối vô cơ như
cacbonat, bicacbonat, clorua, photphat của Na, K, Ca và các enzym tiêu hoá thức ăn.
+ Các enzym phân giải protein:
- Amynopeptidase: cắt mạch peptit, giải phóng axit amin có gốc amin (NH2) tự do.
- Dipeptidase: cắt mạch dipeptit thành 3 axit amin.
- Nuclease: phân giải axit nucleic thành các lucleotit.
+ Các enzym phân giải lipit có lipase, photpholipase, colesteroesterase.
+ Các enzym phân giải gluxit có amilase, maltase, lactase, sacarase có tác dụng giống enzym của dịch
tuỵ.
Sự bài tiết dịch ruột được điều hoà bởi:
+ Cơ chế thần kinh: các thành phần của thức ăn kích thích vào đầu tận cùng của dây thần kinh ruột làm
tăng tiết dịch ruột theo cơ chế phản xạ đặc biệt là có sự tham gia của nhánh thần kinh phó giao cảm thuộc dây
phế vị.
+ Cơ chế thể dịch: HCL, sản phẩm phân giải của thức ăn đều có tác dụng kích thích các tế bào tuyến của
ruột non tiết dịch tiêu hoá.
VI. SỰ HẤP THU CÁC CHẤT
1. Cơ quan hấp thu
Hệ tiêu hoá có các cơ quan hấp thu các chất như miệng, dạ dày, ruột non, ruột già.
a. Khoang miệng
Đây là cơ quan không hấp thu thức ăn, chỉ có thể hấp thu lượn.
b. Dạ dày
Dạ dày đơn có thể hấp thu được rượu, glucose, axit amin...nhưng không nhiều.
Sự hấp thu các chất trong dạ múi khế của động vật nhai lại tương tự như dạ dày đơn.
c. Ruột non
Đây là cơ quan hấp thu các chất quan trong nhất của cơ thể đặc
biệt là các chất dinh dưỡng như axit amin, glucose, axit béo,
glyxerin...để thực hiện được chức năng, thành của ruột non có những
đặc điểm cấu tạo như sau:
- Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp ngang gọi là van tràng, phủ
lên mỗi van tràng là một lớp tế bào biểu bì hình trụ gọi là lông ruột
(nhung mao, mao tràng). Số lượng nhung mao rất lớn: 2500/cm 2
niêm mạc do đó bề mặt hấp thu tăng lên nhiều lần. Ở màng đỉnh của
mỗi tế bào nhung mao có tới 600 vi nhung mao làm cho bề mặt của
ruột non tăng lên 600 lần và diện tích hấp thu rộng tới 500m 2. Xen kẽ
giữa các tế bào nhung mao có những sợi trơn.
12
-
-
-
-
- Bên ngoài mỗi một nhung mao có tiểu động mạch vào, tiểu tinh mạch ra, chúng bao quanh một mạch
bạch huyết. Tiểu tĩnh mạch và mạch bạch huyết tiếp nhận các chất đi từ lòng ruột non qua tế bào nhung mao
ra.
d. Ruột già
Cơ quan hấp thu chủ yếu là nước còn các chất khác thì không đáng kể.
2. Cơ chế hấp thu
Các chất được vận chuyển từ các cơ quan tiêu hoá vào máu và bạch huyết theo các phương thức sau đây:
a. Hấp thu bị động
Sự hấp thu này được tuân theo các quy luật lý, hoá học thông thường và bao gồm:
+ Cơ chế lọc qua: khi áp lực của các chất có trong ruột tăng lên 8-10 mmHg thì quá trình hấp thu tăng
cường. Tuy nhiên nếu áp lực tăng cao quá: 80- 100mmHg thì áp lực này lại ép vào thành mạch máu và bạch
huyết gây cản trở cho hấp thu.
+ Cơ chế thẩm thấu: nước từ dung dịch nhược trương (ruột có áp lực thẩm thấu cao) được thấm sang
dung dịch ưu trương (máu: nơi có áp lực thẩm thấu thấp hơn) nhờ sự chênh lệch áp lực thẩm thấu.
+ Cơ chế khuếch tán: các ion có nồng độ cao ở ruột sẽ khuếch tán vào mạch máu nơi có nồng độ thấp
hơn. Sự khuếch tán này sẽ dừng lại khi tích số nồng độ lớn ở 2 bên bằng nhau.
c. Ẩm bào
Cơ chất còn được hấp thu bằng cách khi chúng tiếp cận màng tế bào thì màng này lõm vào tạo thành các
hốc. Khi cơ chất được nằm gọn trong hốc thì màng tế bào liền lại như cũ.
Ruột non của gia súc sơ sinh có thể ẩm bào cả phân tử γ-globulin của sữa đầu nhất là trong khoảng 24-36
giờ sau khi đẻ vì thế chúng thu được kháng thể từ mẹ truyền sang. Điều này nói lên sự cần thiết cho con bú sữa
đầu.
V. TIÊU HÓA Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT.
1. Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá:
Đại diện: nhóm động vật đơn bào(Trùng giày, Amip, …).
Đặc điểm của cơ quan tiêu hóa: chưa có cơ quan tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa trong các không bào
tiêu hóa.
Hình thức tiêu hóa: Tiêu hoá nội bào: Thức ăn được thực bào và bị phân huỷ trong không bào tiêu hóa
→
nhờ enzim thuỷ phân chứa trong lizôxôm tạo thành các chất dinh dưỡng cơ thể dễ hấp thụ.
2. Động vật có túi tiêu hoá:
Đại diện: nhóm động vật đa bào bậc thấp gồm các loài Ruột khoang và Giun dẹp.
Đặc điểm của cơ quan tiêu hóa: Túi tiêu hóa được được tạo thành từ nhiều tế bào, có 1 lỗ thông với
bên ngoài.
Hình thức tiêu hóa:
+ Tiêu hoá ngoại bào: Các tế bào tuyến trên thành túi tiết ra các enzim đổ
→
vào khoang túi tiêu hóa
biến đổi thức ăn thành các chất đơn giản hơn.
+ Tiêu hoá nội bào: các chất đơn giản trên lại được các tế bào tuyến trên
thành túi tiêu hóa hấp thụ rồi
thực hiện tiêu hóa nội bào.
3. Động vật có ống tiêu hoá:
Đại diện: nhóm động vật đa bào bậc cao như ĐVKXS(Giun
tròn, côn trùng.
Đặc điểm của cơ quan tiêu hóa: Động vật đã hình thành
→
→
→
→
ống tiêu hoá(Miệng thực quản dạ dày ruột
hậu môn)
và các tuyến tiêu hoá.
Hình thức tiêu hóa: Tiêu hóa ngoại bào (diễn ra trong ống
tiêu hóa, nhờ enzim thủy phân tiết ra từ các tế bào tuyến tiêu
hóa). Thức ăn đi qua ống tiêu hóa sẽ được biến đổi cơ học và
hóa học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp
thụ vào máu.
13
-
-
-
-
Tiêu hóa ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật có nhiều điểm khác nhau:
3.1. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt
Đặc điểm tiêu hóa:
+ Có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn.
+ Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học
Cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa:
Bộ phận
Cấu tạo
Chức năng
Bộ răng:
+ Răng cửa hình nêm
+ Gặm và lấy thịt ra
Miệng
+ Răng nanh nhọn
+ Cắm và giữ con mồi
+ Răng hàm nhỏ
+ ít sử dụng
Dạ dày đơn, to
+ Chứa thức ăn
Dạ dày
+ Tiêu hoá cơ học
+ Tiêu hoá hoá học
Ruột:
+ Ruột non ngắn
+ Tiêu hoá và hấp thụ thức ăn
Ruột
+ Ruột già ngắn
+ Hấp thụ lại nước và thải bả
+ Manh tràng nhỏ
+ Hầu như không có tác dụng
3.2. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thực vật
ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật
Đặc điểm tiêu hóa:
+ Có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển; dạ dày một ngăn hoặc 4
ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài.
+ Thức ăn được tiêu hóa cơ học, hóa học và biến đổi nhờ vi sinh vật.
Cấu tạo và chức năng của ống tiêu hóa:
Bộ phận
Cấu tạo
Chức năng
Bộ răng:
+ Răng cửa to bản bằng
+ Giữ và giật cỏ
Miệng
+ Răng nanh giống răng cửa
+ Răng hàm có nhiều gờ
+ Nghiền nát cỏ
* Động vật nhai lại có 4 ngăn:
+ Chứa thức ăn, thức ăn được trộn lẫn với nước bọt và
biến tiêu hoá sinh học nhờ các vi sinh vật
+ Tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt
+ Tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt, hấp thu bớt nước
+ Tiết ra pepxin và HCl tiêu hoá prôtêin có trong cỏ
và prôtêin có trong cơ thể vi sinh vật
Dạ dày
+ Chứa thức ăn, tiêu hoá cơ học và hoá học
Ruột
* Động ăn thực vật khác:
+ Dạ dày đơn
Ruột:
+ Ruột non dài
+ Ruột già lớn
+ Manh tràng lớn
+ Tiêu hoá và hấp thụ thức ăn
+ Hấp thụ lại nước và thải bả
+ Tiêu hoá nhờ vi sinh vật, hấp thụ thức ăn
14
CHƯƠNG VIII: SINH LÝ NỘI TIẾT
I. KHÁI QUÁT CHUNG
Khái niệm về nội tiết
Về khái niệm, hệ nội tiết là những tuyến không có ống dẫn, chất tiết của chúng được đổ vào môi trường
trong của cơ thể (máu, dịch ngoại bào, dịch não tuỷ...) Khái niệm trên vừa có thể coi là định nghĩa vừa có thể
coi là đặc điểm để phận biệt tuyến nội tiết với tuyến ngoại tiết.
Hệ thống nội tiết bao gồm: tuyến tùng, tuyến yên, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến trên thận.
Ngoài ra còn có tuyến tuỵ và tuyến sinh dục là những tuyến kép mang cả những chức năng nội tiết và ngoại
tiết.
Chức phận của các tuyến nội tiết là sản xuất ra chất tiết gọi chung là hormone. Theo tiếng Hy Lạp,
hormone có nghĩa là kích thích nên nó còn được gọi là kích thích tố, gọi tắt là kích tố hay nội tiết tố.
II. ĐẠI CƯƠNG VỀ HORMONE
1. Định nghĩa
Theo định nghĩa kinh điển của E.Starling: hormone là những chất được các tế bào của một bộ phận có thể
tiết ra, được máu vận chuyển đến một cơ quan khác để điều hoà hoạt động hay thúc đẩy quá trình sinh trưởng
của cơ thể.
2. Đặc tính sinh học của hormone
Homlone có các đặc tính sinh học sau đây:
+ Có hoạt tính sinh học rất cao: gây tác dụng rõ rệt nên cấu tạo và chức năng của một cơ quan nào đó. Ví
dụ: 1g adrenalin có thể làm tăng cường hoạt động của 100 triệu quả tim ếch đã tách khỏi cơ thể, 1g insulin có
thể làm hạ đường huyết của 125.000 con thỏ.
+ Chỉ có tác dụng đặc hiệu đối với từng cơ quan, bộ phận. Ví dụ: hormone FSH do tuyến yên tiết ra chỉ
có tác dụng làm cho bào noãn của trứng phát triển và chín, còn homlone progesteron do thể vàng ti ết ra chỉ có
tác dụng làm biến đổi lớp niêm mạc tử cung.
+ Hormone không có tính đặc trưng cho loài. Ví dụ: thyroxin do tuyến giáp của lợn tiết ra cũng có thể
làm tăng cường sự trao đổi chất và thân nhiệt của chó hay của mèo.
+ Mọi hormone đều rất cần thiết với lượng vừa đủ, nếu thừa - ưu năng, hoặc thiếu - nhược năng đều đưa
đến các trạng thái bệnh lý khác nhau.
III. CÁC TUYẾN NỘI TIẾT CHỦ YẾU
1. Tuyến tùng (tuyến trên não, tuyến mấu não trên)
Đó là một tuyến nhỏ nằm trên và sau đồi thị giữa hai bán cầu đại não. Tuyến tùng tiết ra melatonin, đó là
hormone được tổng hợp từ tritophan qua dạng serotonin, chức năng của melatonin là ức chế sự hoạt động của
buồng trứng.
2. Tuyến yên (tuyến dưới não, tuyến mấu não dưới)
Đây là tuyến nhỏ, nặng 0,5g nằm ở hố yên thuộc thân xương bướm thuộc nền hộp sọ. Sự tiết các hormone
của tuyến này được điều khiển bởi các tế bào thần kinh vùng dưới đồi. Về cấu tạo, tuyến này có 3 thuỳ trong
đó thuỳ trước thuỳ sau lớn, thuỳ giữa nhỏ, mỗi thuỳ tiết các honnone khác nhau.
Thuỳ trước (tiền yên)
Dựa vào chức năng người ta chia hormone của thuỳ này thành hai nhóm: nhóm hormone phát triển cơ thể:
STH, TSH, ACTH và nhóm hormone hướng tuyến sinh dục: FSH, LH, LTH.
* Nhóm hormone phát triển cơ thể:
+ STH (Somato Tropin Hormone) hay GH (Grow Hormone) - kích sinh trưởng tố, hormone này có nhiều
tác dụng:
- Kích thích sự sinh trưởng của cơ thể bằng cách tăng tổng hợp protein tăng hấp thụ Ca, P làm cho sụn
hoá thành xương để bộ xương phát triển.
- Làm tăng hàm lượng đường trong máu gây bệnh đái tháo đường (do tuyến yên) bởi STH ức chế
enzym hexokinase - xúc tác cho quá trình chuyển hoá glucose thành glycogen dự trữ.
- Kích thích sự tạo huyết tương và hồng cầu non, nếu ưu năng tuyến yên trước tuổi dậy thì thì gây bệnh
khổng lồ, sau tuổi dậy thì gây bệnh to đầu ngón ở các chi. Còn nhược năng trước tuổi dậy thì bị bệnh lùn (cơ
thể cân đối) sau tuổi dậy thì bị bệnh Simmond (rối loạn sinh dục).
+ TSH (Thyroid Stimulating Hormone) - kích giáp tố: cơ quan đích của TSH là tuyến giáp, kích thích
cho tuyến giáp hoạt động vì vậy nếu tuyến yên bị cắt bỏ thì tuyến giáp cũng bị teo đi.
15
- Thúc đẩy sự hấp thụ iod vào tuyến giáp để tổng hợp thyroxin.
- Tăng cường huy động glycogen từ gan và tăng oxy hoá glucose.
+ ACTH (Adreno Corticotropin Hormone) - kích vỏ thượng thận tố:
- Cơ quan đích của ACTH là tuyến vỏ tuyến trên thận, kích thích vỏ thượng thận hoạt động vì vậy nếu
cắt bỏ tuyến yên thì phần vỏ tuyến trên thận cũng bị teo lại.
- Làm tăng tổng hợp gluxit tạo glycogen.
- Tăng huy động lipit, giảm sự tổng hợp protein.
* Nhóm hormone hướng tuyến sinh dục:
+ FSH (Follicule Stimulating Hormone) - Prolan A - kích nang tố.
- Đối với nữ giới và động vật cái, nó kích thích nang (bao) trứng phát triển, kích thích buồng trứng tiết
hormone oestrogen.
- Đối với nam giới và động vật đực nó kích thích sự phát triển của tinh hoàn, ống sinh tinh, kích thích
sự tạo tinh trùng.
+ LH (Luteinising Hormone) - Prolan B - kích sinh hoàng thể tố.
- Ở nữ giới và động vật cái nó làm cho bao noãn đã phát triển chuyển sang gia đoạn chín, gây rụng
trứng. Sau khi trứng rụng, LH kích thích bao noãn (nang De Graaf) biến thành thể vàng (hoàng thể) rồi kích
thích thể vàng tiết hormone progesteron.
- Ở nam giới và động vật đực, LH duy trì sự hoạt động của ống sinh tinh, kích thích t ế bào kẽ (tế bào
Leydig) của ống sinh tinh tiết ra hormone giới tính testosteron.
+ LTH (Lu teo Tropin Hormone) - prolactin - kích nhũ tố: trước đây gọi là LTH vì cho rằng nó hướng về
thể vàng nhưng không phải như vậy mà chức năng chính của prolactin là kích thích sự phát triển của tuy ến vú
và làm tăng sự tiết sữa ở nam giới prolactin kích thích sự phát triển của tuyến tiền liệt.
3. Tuyến giáp
Đó là một tuyến nhỏ, nặng 20 - 25g nằm trước sụn giáp có 2 thuỳ bên nối với nhau nhờ một eo hẹp ở giữa.
Tuyến giáp tiết ra 2 hormone.
* Thyrosin (kích tố giáp): do tế bào nang tuyến tiết ra.
+ Quá trình tạo thyroxin:
- Nguyên liệu chính để tạo thyroxin là iod và axit amin tyrozin (quá trình iod hoá tyrozin) vì vậy cung
cấp iod cho cơ thể là rất quan trọng.
+ Chức năng của thyroxin:
- Làm tăng sự trao đổi năng lượng: tăng cường sự oxy hoá và sự photphoryl hoá các chất dinh dưỡng P,
G, L, để phát nhiệt đo vậy 40% nhiệt lượng sản sinh trong cơ thể là do tuyến giáp chi phối.
- Đối với sự sinh trưởng và phát triển: thyroxin kích thích sụn chuyển thành xương, tăng sinh trưởng
của bào thai.
- Đối với hệ thần kinh: thyroxin làm tăng tính mẫn cảm của các tế bào thần kinh, bình thường hoá hoạt
động thần kinh và trí óc.
- Đối với động vật bậc thấp (lưỡng cư): thyroxin tác động đến quá trình biến thái. Nếu tuyến giáp bị cắt
bỏ thì nòng nọc không tiêu biến được đuôi để biến thành ếch nhái được.
4. Tuyến tuỵ nội tiết
Tuyến tuỵ là một tuyến kép với chức năng ngoại tiết và nội tiết, có 2 loại mô tiết nằm xen kẽ nhau. Các tế
bào nang tuyến tiết ra dịch tuỵ chứa các enzym chảy theo ống dẫn tuỵ vào tá tràng để tiêu hoá thức ăn. Giữa
các tế bào đó còn có nhiều tế bào đặc biệt tập trung thành đám do Langethans tìm thấy vào năm 1869 nên được
gọi là đảo Langethans với số lượng khoảng 1 triệu đảo và tiết các hormone:
+ Insulin: do tế bào β của đảo tuỵ tiết ra và có chức năng:
- Hoạt hoá hexokinase (enzym này vẫn bị STH của tuyến yên ức chế) để chuyển glucose thành Gluco 6.P do đó thúc đẩy quá trình tổng hợp glycogen dự trữ hoặc dị hoá glucose vào chu trình Krebs.
- Từ sản phẩm trung gian của glucose còn tổng hợp nên protit và lipit.
- Đối với lipit nó làm tăng axit béo và mỡ trung tính.
16
+ Glucagon: do tế bào của đảo tụy tiết ra với các chức năng sau:
- Hoạt hoá enzym photphorylase để chuyển hoá ngược
glycogen dự trữ thành glucose.
- Kích thích phần tuỷ tuyến trên thận tăng tiết adrenalin, kích
thích tế bào β của đảo tụy tăng tiết insulin nhằm duy trì cân bằng
đường huyết.
5. Tuyến trên thận
Tuyến này gồm 2 tuyến nhỏ úp lên cực trên của 2 quả thận. Mỗi tuyến đều có 2 lớp: vỏ và tuỷ tiết ra nhiều
hormone khác nhau.
a. Phần vỏ tuyến trên thận
Phần này có nguồn gốc từ lá phổi giữa, tiết ra nhiều hormone quan trọng được gọi chung là corticosteroit và
Cortizon tạo glucose bằng cách khử nhóm quan (NH2) của axit ở gan và biến phần không chứa nitơ thành
glucose. Các hormone của nhóm này có tác động chống viêm nhiễm dị ứng.
Bệnh lý của phần vỏ.
+ Nhược năng: gây bệnh Addison (lao vỏ trên thận): da sạm, cơ thể suy sụp đường huyết và thân nhiệt
giảm, trong máu: Na+ giảm nhưng K+ tăng.
+ Ưu năng: xuất hiện bệnh Cushing: béo ở mặt, cổ, thân nhưng chân tay gầy, tăng huyết áp, xương xốp
và đái tháo đường.
b. Phần tuỷ tuyến trên thận
Phần này có nguồn gốc từ lá phôi ngoài, tiết ra adrenalin và noradrenalin, hai hormone có tên gọi chung là
catecolamin.
+ Adrenalin có các chức năng sinh lý sau:
- Đối với hệ tuần hoàn: làm tim đập nhanh, tăng huyết áp, co mạch máu dưới da, mạch máu ở cơ vân
khi nghỉ ngơi.
- Đối với hệ thần kinh: làm tăng hưng phấn. Đầu tận cùng của dây thần kinh giao cảm cũng ti ết ra
adrenalin.
+ Noradrenalin: cũng được đầu mút của dây thần kinh giao cảm tiết ra.
- Tác dụng gần tương tự như adrenalin nhưng có phần yếu hơn.
- Một số trường hợp thì tác dụng đối lập như với người mang thai thì nó làm tim đập nhanh hơn, tăng
huyết áp mạnh hơn, tác dụng chuyển hoá thì kém hơn.
Bệnh lý phần tuỷ:
+ Nhược năng: ít gặp.
+ Ưu năng: bị tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành, phù phổi, rung tâm thất.
7. Tuyến sinh dục nội tiết
a. Tuyến sinh dục đực
Tuyến sinh dục đực ở nam giới và động vật đực là tinh hoàn (dịch hoàn). Trong tinh hoàn các t ế bào kẽ
được gọi là tế bào Leydig tiết ra hormone sinh dục đực gọi chung là androgen bao gồm: androsteron,
androstandiol, testosteron với các tác dụng sau:
+ Hình thành giới tính đực ở bào thai, làm phát triển cơ thể nói chung và cơ quan sinh dục đực nói riêng.
+ Hình thành đặc tính sinh dục thứ cấp:
17
- Đối với người: xuất tinh về đêm ở tuổi dậy thì, mọc râu, lông nách, lông mu, khung xương phát triển,
giọng nói trầm, mọc trứng cá ở mặt.....
- Đối với động vật đực: màu sắc bộ lông thay đổi, mào gà phát triển, hành vi giữ tợn, tính tình hung
hăng......
+ Tham gia vào quá trình chuyển hoá:
- Tăng tổng hợp protein làm cơ thể phát triển.
- Tăng dị hoá lipit nên cơ thể ít béo.
- Tăng tổng hợp glycogen dự trữ ở cơ.
b. Tuyến sinh dục cái
Tuyến này bao gồm các nang trứng (nang De Graff) nằm trong buồng trứng, thể vàng và nhau thai.
* Nang trứng: là lớp tế bào chứa một trứng ở bên trong. Các tế bào hạt của nang tiết ra honnone sinh dục
ơestrogen với ba loại: oestron, oestriol, oestradion. Chức năng chính của ơestrogen là:
+ Kích thích quá trình tổng hợp protein làm cơ thể phát triển nhất là vùng mông và chậu hông.
+ Kích thích ống dẫn trứng, tạo điều kiện cho sự di chuyển của trùng sau khi trứng rụng.
+ Tăng cung cấp máu cho dạ con, thúc đẩy sự phát triển hệ thống ống dẫn sữa của tuyến vú.
+Hình thành đặc tính sinh dục thứ cấp.
- Đối với nữ: có kinh nguyệt, khung xương chậu phát triển chiều ngang, giọng nói trong, da mịn màng
hoặc xuất hiện trứng cá...
- Đối với động vật cái: màu lông sặc sỡ, bộ xương nhỏ..
* Thể vàng (hoàng thể): do lớp tế bào nang trứng (bao noãn) sau khi đã giải phóng trứng bị nhiễm sắc tố
vàng biến thành. Thể vàng khi hoạt động nó sẽ tiết ra progesteron (là một steroit có 21C). Hormone này còn
được tiết ra từ vỏ tuyến trên thận, tinh hoàn, nhau thai. Sự tồn tại của thể vàng phụ thuộc vào trứng có được thụ
tinh hay không. Nếu trứng không được thụ tinh, thể vàng chỉ tồn tại khoảng 15 – 16 ngày sau đó bị teo đi. N ếu
trứng được thụ tinh, thể vàng tồn tại từ 4 - 5 tháng cho đến khi có nhau thai thay thế, còn progesteron của nó
thì được gọi là hormone dưỡng thai với các chức năng sau:
+ Làm biến đổi lớp niêm mạc tử cung: tăng cường sinh sản tế bào, tăng cung cấp máu tạo điều kiện cho
phôi làm tổ.
+ Làm phát triển cơ trơn của tử cung nhưng không gây co bóp.
+ Kích thích các bao tuyến của tuyến sữa phát triển.
+ Ức chế vùng dưới đổi để vùng này ức chế tuyến yên cho tuyến yên ngừng sản xuất các homlone làm
trứng chín và rụng như: FSH, LH..
* Nhau thai: do lớp lông nhung của niêm mạc tử cung và các mạch máu của bào thai tạo nên, đó là nơi trao
đổi chất giữa mẹ và con. Nhau thai của người tiết ra hormone HCG (Human Chorionic Gonadotropin) gọi là
kích dục tố màng đệm với chức năng duy trì thể vàng trước khi nhau thai thay thế nó hoàn toàn.
Ngay từ tuần đầu tiên thụ thai, túi phôi (bộ phận bao bọc phôi) đã tiết ra HCG, nó được xuất hiện ngay
trong máu và nước tiểu vì vậy đã được ứng dụng trong phương pháp chẩn đoán thai sớm.
Ngoài các hormone kể trên, buồng trứng và nhau thai còn tiết ra hormone relaxin với các chức năng sau:
+ Làm dãn dây chằng xương chậu trước khi đẻ.
+ Khử Ca của các đầu xương tiếp giáp với khớp nhất là khớp mu giúp cho cửa ra của hố chậu bé mở
rộng cho đầu thai nhi lọt qua.
+ Làm cổ tử cung mở rộng khi đẻ con.
+ Kích thích sự phát triển của tuyến sữa.
V. VÀI DẠNG NỘI TIẾT ĐẶC BIỆT CỦA ĐỘNG VẬT
1. Hormone lột xác của sâu bọ
Sâu bọ thường có bộ xương ngoài, đó là lớp vỏ kitin bọc kín cơ thể, vì vỏ kitin rất cứng nên sâu bọ chỉ có
thể lớn lên hoặc thay đổi hình dạng sau khi lột bỏ lớp vỏ cũ và xây dựng nên lớp vỏ mới. Lớp vỏ mới đã xuất
hiện dưới lớp vỏ cũ nhưng nó chỉ được cứng lại sau khi lớp vỏ cũ đã bong đi một thời gian.
Cơ quan phát động sự lột xác là tuyến gian não, tuyến này tiết ra một hormone thúc đẩy tuyến trước ngực
để tuyến đó bài xuất hormone lột xác exdison, đó là một loại steroit (C 17H44O6). Exdison hoạt hoá một enzym
khác làm cho lớp vỏ kitin mới hình thành được cứng lại.
18
Côn trùng còn có một tuyến khác bé hơn - corporallata tiết hormone juvenil (C18H30O3) thúc đẩy quá trình
lột xác. Sau lần lột xác cuối cùng, corporallata ngừng hoạt động, sâu biến thành nhộng. Nếu cắt bỏ tuyến này,
ấu trùng ngừng lột xác và chuyển ngay thành nhộng.
2. Feromon
Tất cả các hormone đã nêu ở các phần trên đều được giải phóng vào môi trường trong của cơ thể. Gần đây
người ta đã nghiên cứu tới một số chất được động vật tiết ra môi trường ngoài để gây ảnh hưởng đến tập tính
của các cá thể khác cùng loài. Các chất đó được gọi là feromon, chúng tác động như những phương tiện thông
tin hoá học qua khứu giác và vị giác.
a. Feromon quyến rũ
Bướm cái của tằm lá dâu tiết ra một feromon gọi là bombicon (một loại lượn chứa 16 nguyên tử C). Khi có
gió nhẹ, mùi của bombicon sẽ phát tán thành một khoảng rộng 200m và dài khoảng vài km. Trong râu của
bướm đực tằm dâu có những thụ quan đặc biệt rất nhạy cảm với với bombicon. Mỗi bướm cái có thể tiết ra
0,01mg bombicon để thu hút tới một tỷ con bướm đực. Trong nông nghiệp đã sử dụng feromon của các loài
bướm cái phá hại mùa màng đặt ở những nơi không trồng trọt để thu hút bướm đực về đó.
b. Feromon đánh dấu đường đi
Loài kiến Solenosis geminata tiết ra một loại feromon trên lối đi để đánh dấu do đó chúng biết đường trở
về tổ, còn khi gặp nguy hiểm thì chúng tiết feromon báo động cho đồng loại được biết.
Ong thợ cũng biết đánh dấu đường đi bằng feromon có tên là geranion đó là một loại rượu mạnh có mạch
phân nhánh gồm 10 nguyên tử C. Ong chúa tiết ra một feromon với hai tác dụng: ức chế sự phát triển của
buồng trứng ong thợ và quyến rũ ong đực trong chuyến bay giao hoan.
19
CHƯƠNG IX: SINH LÝ SINH SẢN
I. KHÁI QUÁT CHUNG
1. Ý nghĩa của sinh sản
* Ý nghĩa về mặt sinh học:
Sinh sản của người và động vật có những ý nghĩa sinh học sau đây:
- Nó là những nét đặc trưng của người và động vật để bảo tồn nòi giống, tạo ra các cá thể mới thay th ế
cho các cá thể khác bị chết đi bởi nhiều nguyên nhân.
- Đây là sự sinh sản hữu tính nhất thiết phải có cá thể đực và cá thể cái cùng tham gia. Mỗi cá thể sản
sinh ra một loại tế bào biệt hoá gọi là giao tử, con đực sinh ra giao từ đực (tinh trùng), con cái tạo ra giao tử cái
(là trứng).
- Sinh sản hữu tính có sự ưu việt hơn sinh sản vô tính của các loài sinh vật khác vì nó đã chọn lọc và k ết
hợp được các tính trạng di truyền của bố và mẹ. Do đó thế hệ sau vừa giống bố, mẹ vừa thừa kế những tính
trạng di truyền trội nhất của bố mẹ.
* Ý nghĩa về mặt xã hội:
Đối với con người: nhân loại đang đứng trước những thách thức lớn lao trong đó có vấn đề dân số phát
triển mạnh mẽ về quy mô (số lượng). Một số nước đang có nguy cơ bùng nổ dân số (dân số tăng nhanh tạo nên
sự quá tải). Việt Nam là một trong 15 nước đông dân nhất thế giới trong khi chúng ta là một nước nghèo, kinh
tế còn đang trên đà phát triển. Dân số tăng nhanh làm nhu cầu nhiều mặt cho cuộc sống ngày một tăng lên, con
người đã tác động ngày càng mạnh mẽ vào môi trường sống của mình, do đó môi trường bị mất cân bằng sinh
thái và bị ô nhiễm. Đứng trước hiểm hoạ này hạn chế sự sinh đẻ của con người nhằm làm giảm dân số có ý
nghĩa rất quan trọng đối với xã hội loài người, nó cũng đồng nghĩa với việc hạn chế sự tàn phá của con người
đối với môi trường sinh thái.
* Đối với chăn nuôi: ngược lại con người, trong chăn nuôi lại đẩy mạnh sự sinh sản bằng cách tăng số lứa
để, tăng số con trong mỗi lần để, tăng tỷ lệ sống của đàn con... Có như thế mới tăng được đàn vật nuôi làm
phát triển mạnh ngành chăn nuôi đáp ứng được nhu cầu thực phẩm động vật của con người.
II. SỰ SINH SẢN HỮU TÍNH Ở NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
1. Sự thành thục về mặt sinh dục
Cơ thể của người và động vật phát triển đến giai đoạn bắt đầu có khả năng sinh sản được gọi là sự thành
thục về mặt sinh dục với đặc điểm: tuyến sinh dục phát triển chín muồi đã tạo ra được các giao tử, các
hormone sinh dục được tiết ra và phát huy tác dụng.
Đối với động vật: nhìn vào diện mạo bên ngoài như mào, cựa ở gà trống; tiếng kêu rống của trâu bò, sự to
lên của tuyến sữa và các biểu hiện bên trong như sự xuất hiện tinh trùng ở con đực, sự xuất hiện chu kỳ động
dục ở con cái là đánh giá được sự thành thục về mặt sinh dục của chúng. Tuổi thành thục này có sự khác nhau
giữa các loài động vật.
20
* Đối với con người: Sự thành thục sinh dục được đánh dấu bằng tuổi dậy thì, tuổi này chịu ảnh hưởng của
các yếu tố như: chủng tộc, khí hậu, giới tính, điều kiện sống... Nó thường kéo dài 3 - 5 năm, chia thành 2 giai
đoạn: trước dậy thì và sau dậy thì.
+ Ở nữ: tuổi dậy thì từ 13 - 15 tuổi với các biểu hiện:
- Xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt, tuyến sữa phát triển.
- Cơ thể tăng theo chiều cao, khung xương chậu nở theo chiều ngang.
- Thanh quản mở rộng nên tiếng nói thay đổi âm thanh.
- Tuyến mồ hôi và tuyến nhờn hoạt động mạnh làm xuất hiện trứng cá ở mặt.
Những biến đổi trên là do các honnone sinh dục của tuyến yên, tuyến trên thận, đặc biệt là oestrogen của
buồng trứng và progesteron của thể vàng chi phối.
+ Ở nam: tuổi dậy thì từ 15 - 17 tuổi với các biểu hiện:
- Có hiện tượng xuất tinh về đêm, tăng kích thước của dịch hoàn.
- Cơ thể tăng nhanh về chiều cao.
- Mọc lông nách, lông mu, ria mép.
- Thanh quản có phần hạ thấp, giọng nói trầm.
- Tuyến nhờn hoạt động mạnh tạo trứng cá.
Những biến đổi trên là do các honnone testosteron của tinh hoàn chi phối.
Bên cạnh những biến đổi trên của cấu tạo cơ thể ở cả 2 giới còn có sự thay đổi sâu sắc về mặt tâm lý: bắt
đầu suy nghĩ về tình yêu, hạnh phúc, tương lai, muốn sống tự lập, thích làm dáng...
2. Chu kỳ động dục (chu kỳ tinh)
Chu kỳ tinh diễn ra qua các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn trước động dục (giai đoạn chuẩn bị):
- Bao trứng phát triển dưới tác dụng của FSH và LH từ tuyến yên và tế bào trứng tiết ra oestrogen. Bao
trứng trưởng thành và chín.
- Do tác dụng của oestrogen mà tế bào biểu bì của ông dân trứng tăng trưởng để dẫn trứng về tử cung.
Tử cung bắt đầu co bóp, còn lớp niêm mạc của nó thì được cung cấp nhiều máu (xung huyết).
+ Giai đoạn động dục: con vật cái rất hưng phấn và chịu đực.
- Hàm lượng oestrogen tăng cao kích thích toàn thân hưng phấn gây động dục: âm đạo sưng đỏ và tiết
ra nhiều dịch nhờn, tử cung mở.
- Trứng chín rồi rụng ra khỏi bao noãn và màng bao buồng trứng để rơi vào khoang cơ thể và được hút
về phía ống dẫn trứng. Thời gian động dục ở chó kéo dài 8 - 14 ngày, lợn 2 - 3 ngày, ngựa 6 - 7 ngày.
+ Giai đoạn sau động dục: sau khi trứng rụng, dưới tác dụng của LH thì bao noãn biến thành thể vàng để
tiết ra progesteron.
21
- Nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng được tốn tại khá lâu, progesteron luôn được tiết ra để bảo đảm sự
phát triển của phôi thai và để ức chế tuyến yên trong việc tạo FSH, LH (hormone làm chín trứng).
- Nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàng chỉ tồn tại mội thời gian ngắn (6 - 10 ngày), sau đó bị
thoái hoá, lượng progesteron giảm xuống và hết. Biểu bì niêm mạc tử cung của người và khỉ bị bong làm mạch
máu bị đứt và chảy (kinh nguyệt).
+ Giai đoạn yên tĩnh: cơ thể trở lại trạng thái bình thường do hết hàm lượng progesteron thông qua vùng
dưới đồi, tuyến yên không còn bị ức chế lại tiếp tục tiết ra FSH, LH kích thích cho trứng mới phát triển nghĩa
là một chu kỳ động dục mới được bắt đầu.
3. Chu kỳ kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu một cách có chu kì: kèm theo hoại tử bề mặt lớp niêm mạc tử cung:
Chu kỳ này chỉ xảy ra ở phụ nữ và động vật linh trưởng cái. Kinh nguyệt ở phụ nữ xuất hiện từ tuổi dậy thì cho
đến tuổi tắt kinh (trừ thời kỳ chửa đẻ) và có độ dài ngắn khác nhau: ngắn là 20 ngày, dài là 40 ngày.
Về cơ bản chu kỳ kinh nguyệt cũng giống như chu kỳ đông dục nhưng thu gọn thành 3 giai đoạn sau:
+ Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn hormone bao noãn):
- FSH của tuyến yên kích thích cho bao noãn và trứng, bao noãn tiết ra oestrogen với hàm lượng tăng
dần.
- LH của tuyến yên thúc đẩy cho sự chín của trứng.
- Khi LH nhiều hớn FSH thì bao noãn vỡ, trứng được giải phóng khỏi bao và rụng ra ngoài buồng
trứng.
+ Giai đoạn thể vàng (giai đoạn hormone thể vàng).
- Sau khi trứng rụng, dưới tác dụng của LH phần tế bào còn lại của bao noãn biến thành thể vàng để tiết
ra một lượng nhỏ oestrogen và lượng lớn progesteron. Progesteron có 2 chức năng sau:
- Làm lớp niêm mạc cửa tử cung dày lên: tế bào phân chia, các mao mạch uốn lượn để chuẩn bị đón
phôi đến làm tổ.
- Kìm hãm tuyến yên trong việc sản xuất hormone FSH và LH. Giai đoạn này có
thể xảy ra hai trường hợp sau:
22
. Nếu trứng được thụ tinh và làm tổ ở tử cung thì thể vàng và sau này là nhau thai sẽ tồn tại trong thời gian
mang thai nên lượng progesteron luôn được duy trì để dưỡng thai. Do vậy ta hiểu rằng trong thời gian này sẽ
không có một quả trứng nào khác được chín và rụng bởi không có FSH và LH.
. Nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàng chỉ tồn tại 12 - 14 ngày sau đó bị thoái hoá, lượng progesteron
bị giảm xuống đột ngột và dẫn đến giai đoạn 3 của chu kỳ kinh nguyệt.
+ Giai đoạn có kinh (giai đoạn chảy máu):
- Vì hàm lượng progesteron giảm xuống nhanh chóng đã làm các mao mạch máu ở tử cung co thắt đột
ngột và bị đứt ra gây hiện tượng chảy máu và phần dày lên thêm của niêm mạc tử cung cũng bị bong ra theo
(hoại tử bề mặt niêm mạc tử cung). Lượng máu mỗi lần kinh nguyệt là khoảng 30 - 180ml thực chất đây là
lượng máu sạch.
- Do hết lượng progesteron mà tuyến yên không còn bị ức chế lại tiếp tục tiết FSH và LH, một chu kỳ kinh
nguyệt mới lại bắt đầu.
III. CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA CƠ QUAN SINH DỤC
1. Chức năng sinh lý của tinh hoàn
a. Chức năng ngoại tiết
Tinh hoàn có các tế bào sinh tinh sản xuất ra tinh trùng với hai loại tinh trùng X liên quan đến việc sinh con
cái và tinh trùng Y liên quan đến việc sinh con đực.
* Cấu tạo của tinh trùng: mỗi tinh trùng dài khoảng 8μm đều được tạo nên từ 3 phần đầu, cổ và đuôi
+ Đầu tinh trùng gồm có:
- Thể đỉnh: là bao kín bọc phần đầu của tinh thùng, thể này chứa các enzym đặc biệt là hyaluronidase,
esterase với chức năng phân huỷ vành phóng xạ của trứng cho tinh trùng xâm nhập vào trong trứng.
- Nhân: chứa chất nhân đậm đặc, các NST phân bố theo trình tự nhất định.
+ Cổ tinh trùng: là phần ngắn, nối giữa đầu và đuôi. Tế bào chất của phần cổ chứa 1 trung tử gần nhân
(nằm sát về phía nhân) và 1 trung tử xa nhân, từ các trung tử này phát đi sợi trục của đuôi tinh trùng.
+ Đuôi tinh trùng: giúp tinh trùng bơi
* Đặc điểm sinh lý của tinh trùng:
+ Có khả năng vận động: tinh trùng chuyển động được nhờ đuôi với vận tốc 15 - 5mm/phút, ở gia súc 15
- 10mm/h. Năng lượng cung cấp là ATP.
+ Chỉ thích hợp với nhiệt độ thấp: khi nhiệt độ tăng tinh trùng cũng tăng cường vận động, tiêu hao năng
lượng nhanh và làm giảm thời gian sống. Ở nhiệt độ môi trường thấp tinh trùng giảm vận động, ít mất năng
lượng và kéo dài được thời gian sống. Điều này lý giải tại sao dịch hoàn nằm ở ngoài khoang cơ thể. Dựa vào
đặc điểm này người ta có thể bảo quản tinh trùng ở nhiệt độ dưới 00C, trong nitơ lỏng ở - 1900C,
tinh trùng sống ở dạng tiềm sinh nên được rất lâu dài.
+ Không ưa thích độ pH thấp: trong môi trường axit tinh trùng bị chết rất nhanh. Vì vậy, một trong
những nguyên nhân dẫn đến bất thụ là âm đạo của động vật cái có độ pa thấp nên tinh trùng đi qua đó đ ều bị
tiêu diệt.
+ Rất mẫn cảm với ánh sáng: ánh sáng mạnh và chiếu thẳng làm tinh trùng tăng cường vận động, giảm
tuổi thọ.
b. Chức năng nội tiết
Nằm xen kẽ với các tế bào sinh tinh có các tế bào Leydig với chức năng nội tiết tạo hormone sinh dục
testosteron. Hormone này có nhiều chức phận:
23
+ Phát triển các cơ quan sinh dục phụ: làm to tuyến tiền liệt, tuyến tinh.
+ Làm tinh hoàn to ra, thúc đẩy sự tạo tinh trùng.
+ Hình thành các đặc tính sinh dục thứ cấp.
2. Chức năng sinh lý của buồng trứng
a. Chức năng ngoại tiết
Lớp nhu mô ở trong buồng trứng chứa nhiều bao noãn (bao trứng).
Mỗi bao noãn có đường kính 60 - 200μm (động vật có vú) hoặc khoảng 130μm (người).
Cấu tạo của bao noãn gồm: lớp vỏ của bao noãn và một tế bào trứng ở trong với nhân to tròn, nằm ở giữa
nguyên sinh chất, mang vật chất di truyền.
+ Lớp vỏ (màng trứng): ở ngoài bao lấy nguyên sinh chất. Vỏ này có 3 màng:
- Màng noãn hoàng: bao quanh bào tương, tạo nên từ glicoprotein- cung cấp chất dinh dưỡng cho trứng.
Màng này khá dày còn để bảo vệ trứng khỏi các tác động cơ học và có tính đặc trưng theo loài.
- Màng sáng (vùng trong suốt): ở bên ngoài màng noãn hoàng, nó là nơi tinh trùng phải xuyên qua nếu
muốn đi sâu vào trong nguyên sinh chất của trứng.
- Màng tia (vành phóng xạ): được tạo thành bởi sự phân chia phần bao noãn đi theo trứng khi trứng
rụng khỏi buồng trứng và đi vào ống dẫn trứng. Màng này được hình thành sau cùng nhất có chức năng bảo vệ
trứng và chống sự xâm nhập của tinh trùng.
Khi trứng chín, dưới tác dụng của hormone sinh dục cái và do áp lực của dịch thể trong bao đẩy bao
noãn ra sát bề mặt buồng trứng. Hàm lượng cao của LH hoạt hoá enzym phân giải protein làm vách bao trứng
mỏng dần rồi vỡ ra và trứng rời khỏi bao
noãn, màng bao buồng trứng cũng rách để giải phóng trứng. Quá trình này được gọi là sự rụng trứng.
b. Chức năng nội tiết
Tế bào bao noãn có nhiệm vụ tiết ra hormone sinh dục cái gọi là oestrogen và một lượng nhỏ progesteron.
Oestrogen có chức phận:
+ Làm chín bao noãn và trứng phát triển.
+ Biến đổi tử cung theo chu kỳ.
+ Hình thành các đặc tính sinh dục thứ cấp.
+ Có vai trò trong chuyển hoá: tăng tổng hợp ARN thông tin.
IV. SỰ HÌNH THÀNH GIAO TỬ
1. Quá trình hình thành giao tử đực (sự tạo tinh)
Quá trình tạo tinh trùng được diễn ra như sau:
+ Các tế bào mầm gọi là tinh nguyên bào
(spermatogonia) nằm trên suốt chiều dài 170m
trong các ống sinh tinh của mỗi tinh hoàn được
phân chia nguyên nhiễm nhiều lân.
+ Tinh nguyên bào phát triển thành tinh bào
cấp 1 (bậc l). Qua phân bào giảm nhiễm lần 1 từ
một tinh bào cấp 1 chia thành 2 tinh bào cấp 2.
+ Qua lần phân bào giảm nhiễm 2, hai tinh
bào cấp 2 tạo nên 4 tinh tử (spermatid) hay tiền
tinh trùng. Nhân của tinh tử giảm bớt kích thước
và biến thành đầu tình trùng.
+ Tinh trùng mới được tạo thành chưa hoạt
động, chúng được đưa đến và dự trữ ở mào tinh
hoàn, tại đây chúng biến thành tinh trùng thành
thục.
+ Quá trình tạo tinh trùng kể từ lần phân
bào đầu tiên cho đến khi xuất tinh là khoảng 70
ngày. Từ tuổi dậy thì trở đi ở nam giới có
khoảng 300 triệu tinh trùng được sản sinh ra
mỗi ngày.
24
2. Quá trình hình thành giao tử cái (sự tạo trứng)
Sự sản sinh ra trứng không diễn ra liên tục như sự tạo tinh.
+ Các tế bào mầm gọi là noãn nguyên bào trong buồng trứng đã được phân chia nguyên nhiễm nhiều lần.
Thực ra trong cơ thể cái lúc mới đẻ đã có tất cả các noãn bào cấp 1 với số lượng khoảng 200 nghìn ở mỗi
buồng trứng (đối với nữ), trong đó chỉ khoảng 400 - 500 được phát triển sau này thành trứng.
+ Ngay lần giảm phân thứ nhất noãn bào cấp 1 đang ở kỳ 1 không tiếp tục phân chia nữa mà dừng lại cho
đến khi chín sinh dục (sớm nhất là sau 13 - 14 năm, chậm nhất là sau 45 - 48 năm đối với phụ nữ) thì lại ti ếp
tục các kỳ tiếp theo. Lúc này noãn bào cấp 1 với nang trứng (nang De Graaf) đã chín đang tiến sát ra bề mặt
của buồng trứng để chuẩn bị rụng.
Trong lần giảm phân này, để tạo noãn bào cấp 2, nhân được phân chia đồng đều nhưng bào tương thì
không, nên toàn bộ chất dinh dưỡng ở noãn bào cấp 1 được dồn cho 1 noãn bào cấp 2, còn noãn bào cấp 2 kia
chỉ chứa nhân và được gọi là thể cực thứ nhất.
Lần giảm phân thứ 2 (lúc này noãn bào cấp 2 mà ta vẫn gọi là trứng đã rụng khỏi buồng và đang ở trong
ống dẫn trứng), noãn bào cấp 2 cũng có sự phân chia không đồng đều bào tương, tạo thành 1 trứng và 1 thể cực
thứ 2. Từ một thể cực thứ nhất phân chia cho ra 2 thể cực thứ 2, các thể cực này không có khả năng thụ tinh
nên sẽ thoái hoá.
Như vậy, khác với sự tạo tinh cho ra 4 tinh trùng sự tạo trứng chỉ cho ra 1 trứng và 3 thể cực. Quá trình tạo
tinh và quá trình tạo trứng có thể được tóm tắt ở sơ đồ sau:
V. SỰ THỤ TINH
Thụ tinh là sự kết hợp giữa giao tử đực (tinh
trùng) với giao tử cái (trứng) để tạo thành hợp tử.
Sự thụ tinh có thể xảy ra:
- Ở ngoài cơ thể: ở môi trường nước (đối với
cá và một số động vật sống trong nước) gọi là thụ
tinh ngoài.
- Ở trong cơ quan sinh dục cái: ở 1/3 đoạn
ngoài của ống dẫn trứng và được gọi là thụ tinh
trong. Sự thụ tinh có thể diễn ra qua các giai đoạn
sau:
+ Giai đoạn phá vành phóng xạ của trứng:
một lần phóng tinh phải có vài trăm triệu tinh
trùng vào âm đạo nhưng đi đến tiếp cận với trứng
chỉ có vài trăm tinh trùng mà thôi. Thể đỉnh của
đầu tinh trùng tiết enzym hyaluronidase để phân giải chất keo axit hialuronilic gắn với các tế bào vành phóng
xạ để tạo ra những khoảng trống qua đó các tinh trùng đi vào màng trong suất. N ếu số tinh trùng quá ít sẽ
không đủ lượng hyaluronidase để phá vành phóng xạ.
+ Giai đoạn phá màng trong suốt: nhờ enzym zonalizin mà tinh trùng phá màng trong suốt của trứng.
Enzym này mang tính đặc trưng cho loài vì vậy còn đực và con cái khác loài không thể thụ tinh được. Sau khi
phá màng trong suốt chỉ có vài chục tinh trùng còn sức sống tiếp cận với màng noãn hoàng.
+ Giai đoạn phá màng noãn hoàng: đầu tinh trùng tiết enzym để phân giải một điểm nào đó lồi ra của
màng noãn hoàng qua đó chỉ 1 tinh trùng khoẻ nhất đi vào trong nguyên sinh chất của trứng. Khi xuyên vào thì
đuôi và cổ của tinh trùng bị cắt lại ở ngoài, tại điểm mà đầu tinh trùng xuyên vào xuất hiện màng cứng ngăn
không cho tinh trùng khác đột nhập.
+ Giai đoạn đồng hoà giữa trứng và tinh trùng: đầu tinh trùng hút lấy chất nguyên sinh của trứng và to
lên, sau đó tiến sát lại gần và tiếp hợp với nhân của trứng, vật chất di truyền kết hợp lại với nhau tạo thành bộ
NST của loài (2n).
+ Đối với người: thụ tinh muốn đạt kết quả phải tính đến khả năng thụ tinh tinh trùng vào cơ quan sinh
dục nữ có khả năng thụ tinh tối đa là 48 giờ (2 ngày) còn trứng trong vòng 24h sau khi rụng. Vì vậy một trong
những phương pháp tránh thai có hiệu quả là làm lệch pha gặp nhau giữa trứng và tinh trùng. Sự thụ tinh có thể
không đạt kết quả do các nguyên nhân sau:
+ Số lượng tinh trùng quá ít hoặc không có tinh dịch, vì vậy nếu 1 lần xuất tinh số lượng tinh trùng dưới
150 triệu là không đạt.
25