Tải bản đầy đủ (.pdf) (258 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và thử nghiệm hoạt tính sinh học hai loài thực vật thuộc chi ráng (drynaria) họ dương xỉ (polypodiaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.92 MB, 258 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

PHẠM THỊ NHẬT TRINH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ THỬ NGHIỆM
HOẠT TÍNH SINH HỌC HAI LOÀI THỰC VẬT THUỘC CHI
RÁNG (DRYNARIA) HỌ DƯƠNG XỈ (POLYPODIACEAE)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÁ HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

PHẠM THỊ NHẬT TRINH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ THỬ NGHIỆM
HOẠT TÍNH SINH HỌC HAI LOÀI THỰC VẬT THUỘC CHI
RÁNG (DRYNARIA) HỌ DƯƠNG XỈ (POLYPODIACEAE)


Chuyên ngành : Hoá học các Hợp chất thiên nhiên
Mã số : 62.44.01.17

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HOÁ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
1. GS.TSKH. Nguyễn Công Hào
2. TS. Phan Thanh Thảo
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác
Tác giả luận án

Phạm Thị Nhật Trinh


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Cây bổ cốt toái .................................................................................................. 2
Hình 1.2: Cây tắc kè đá ..................................................................................................... 3
Hình 4.1: Tương quan HMBC trong nhóm 3- metyl-2- butenyl .................................... 62
Hình 4.2: Sự ghép spin của các proton trong vòng C ..................................................... 63
Hình 4.3: Tương quan HMBC trong nhóm 4- metyl-3- pentenyl .................................. 65
Hình 4.4: Tương quan HMBC giữa các nhóm hexyl, vinyl, và nối đôi trans ................ 66
Hình 4.5: Tương quan HMBC trên vòng A .................................................................... 75

Hình 4.6: Tương quan HMBC giữa vòng benzen với nối đôi ngoài vòng của DFC II .. 77
Hình 4.7: Tương quan HMBC của vòng thơm và nối đôi ngoài vòng của DFC III ....... 79
Hình 4.8 : Tương quan HMBC trên khung anthraquinon của DFA VI .......................... 89
Hình 4.9: Tương quan HMBC của DFM V .................................................................... 95
Hình 4.10 : Tương quan HMBC trên khung anthraquinon của DBH I .......................... 97
Hình 4.11: Khung căn bản của DBA IV ....................................................................... 111
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Các hợp chất đã được phân lập từ chi Drynaria ............................................ 16
Bảng 1.2: Độ dịch chuyển hóa học 1H NMR của một số khung flavonoid .................... 25
Bảng 1.3: Độ dịch chuyển hóa học 13C NMR của một số khung flavonoid ................... 26
Bảng 3.1: Khối lượng của các loại cao và hiệu suất (so với cao etanol ban đầu) của hai
đối tượng khảo sát ........................................................................................................... 34
Bảng 3.2: Kết quả sắc ký cột silica gel cao eter dầu hỏa (50,0 g)-Drynaria fortunei .... 35
Bảng 3.3: Kết quả sắc ký cột silica gel cao clorofrom (20,4 g)-Drynaria fortunei ........ 35
Bảng 3.4: Kết quả sắc ký cột silica gel cao etyl acetat (20,0 g)-Drynaria fortunei ....... 36
Bảng 3.5: Kết quả sắc ký cột silica gel cao metanol (143,0 g)-Drynaria fortunei ......... 36
Bảng 3.6: Kết quả sắc ký cột silica gel cao hexan (47,0 g)-Drynaria bonii .................. 36
Bảng 3.7: Kết quả sắc ký cột silica gel cao cloroform (18,7 g)-Drynaria bonii ............. 37
Bảng 3.8: Kết quả sắc ký cột silica gel cao etyl acetat (10,2 g)-Drynaria bonii ............ 37
Bảng 3.9: Kết quả sắc ký cột silica gel cao metanol (110,0 g)-Drynaria bonii ............. 38
Bảng 3.10. Khối lượng và hiệu suất các hợp chất phân lập được................................... 41
Bảng 3.11: Kết quả thử nghiệm hoạt tính chống oxi hoá ............................................... 56
Bảng 3.12. Kết quả thử nghiệm của cao chiết đến sự phát triển tế bào MG63 .............. 57
Bảng 3.13. Kết quả thử nghiệm chất tinh khiết đến sự phát triển tế bào MG63 ............ 58
Bảng 3.14: Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định ......................... 60
Bảng 4.1: So sánh số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của DFH III với phổ 1H-NMR
và 13C-NMR của bakuchiol ............................................................................................. 66


Bảng 4.2: Bảng so sánh số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của DFH IV với phổ 1HNMR và 13C-NMR của citrostadienyl acetat .................................................................. 69

Bảng 4.3: Bảng so sánh số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của DFH VB với phổ 1HNMR và 13C-NMR của citrostadienol ............................................................................ 71
Bảng 4.4: Bảng so sánh số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của DFH VI với phổ 1HNMR và 13C-NMR của myristin .................................................................................... 73
Bảng 4.5: Số liệu phổ NMR của DFCII, DFCIII và DFCV ........................................... 81
Bảng 4.6: Bảng so sánh số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của DFA III với phổ 1HNMR và 13C-NMR của cycloeucalenol .......................................................................... 85
Bảng 4.7: Bảng so sánh số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của DFA V với phổ 1HNMR và 13C-NMR của cycloartanol............................................................................... 87
Bảng 4.8: So sánh số liệu phổ NMR của DFM II với các phổ tương ứng của liquiritin 91
Bảng 4.9: Số liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR và tương quan HMBC của DFM V ......... 95
Bảng 4.10: Bảng so sánh số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của DBH III với phổ 1HNMR và 13C-NMR của -tocopherol ............................................................................. 99
Bảng 4.11: Bảng so sánh số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của DBH IVB với phổ
1
H-NMR và 13C-NMR của 24-metylencycloartan-3β-ol .............................................. 101
Bảng 4.12: So sánh số liệu phổ 13C-NMR của DBH IVC với phổ 13C-NMR của
triphyllol ........................................................................................................................ 104
Bảng: 4.13: Số liệu phổ 1H-NMR, 13C-NMR và tương quan HMBC của DBC I ....... 106
Bảng 4.14: Bảng so sánh số liệu phổ 13C-NMR của DBM V với phổ 13C-NMR của
etyl β-D-fructopyranosid ............................................................................................... 116
Bảng 4.15a: Bảng so sánh số liệu phổ 13C-NMR của DBM VI với phổ 13C-NMR của
1-O--D-glucopyranosyl-(2S, 3R , 4E, 8Z)-2-[(2-hydroxyoctadecanoyl) amino]-4,8octadecadien-1,3-diol .................................................................................................... 119
Bảng 4.15b: Bảng so sánh số liệu phổ 1H-NMR của DBM VI với phổ 1H-NMR của
1-O--D-glucopyranosyl-(2S, 3R, 4E, 8Z)-2-[(2-hydroxyoctadecanoyl) amino]-4,8octadecadiene-1,3-diol .................................................................................................. 120
Bảng 4.16: tổng hợp các chất đã phân lập được từ cây bổ cốt toái và tắc kè đá .......... 121

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Qui trình điều chế cao và phân lập các hợp chất từ cây bổ cốt toái ........ 39
Sơ đồ 3.2: Qui trình điều chế cao và phân lập các hợp chất từ cây tắc kè đá ........... 40


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
13


1

C-NMR Carbon-13 Nuclear Magnetic

H-NMR

Ara

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

Resonance Spectroscopy

cacbon 13

Proton Magnetic Resonance

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

Spectroscopy

proton

Arabinose

Đường arabinose
Đường allose

All
CFU


Colony Forming Unit

Số đơn vị khuẩn lạc

DEPT

Distortionless Enhancement by

Phổ DEPT

Polarisation Transfer
DPPH

1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl

Gốc tự do DPPH

EI-MS

Elecron impact mass spectrometry

Phổ khối lượng bắn phá
electron

Electron Spray Ionization Mass

Phổ khối lượng phun mù điện

spectrometry


tử

EtOH

Ethanol

Etanol

Gal

Galactose

Đường galactose

GC-MS

Gas chromatography- mass

Sắc ký khí ghép khối phổ

ESI-MS

spectrometry
GlcUA

glucuronide

Acid glucuronic

Glu


Glucose

Đường glucose

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond

Phổ tương tác dị hạt nhân qua

Connectivity

nhiều liên kết

Heteronuclear Single-Quantum

Phổ tương tác dị hạt nhân qua 1

Coherence

liên kết

MeOH

Methanol

Metanol

MIC


Minimum inhibitory concentration

Nồng độ ức chế tối thiểu

ODS

Octadecylsilyl silica gel

Silica gel C-18

HSQC


P-HPLC

Preparative high performance liquid

Sắc ký lỏng cao áp điều chế

chromatography
Rha

Rhamnose

Đường rhamnose

Rp 18

Reversed phase C-18


Silica gel pha đảo C-18

SC

Scavenging capacity

Khả năng bắt gốc tự do

SKC

Sắc ký cột

Stt

Số thứ tự

TLC

Thin layer chromatography

Sắc ký bản mỏng

CTPT

Công thức phân tử

TLTK

Tài liệu tham khảo


s

Singlet

Mũi đơn

m

Multiplet

Mũi đa

t

Triplet

Mũi ba

d

Doublet

Mũi đôi

dd

Doublet of doublet

Mũi đôi đôi


ddd

Doublet of doublet of doublet

Mũi đôi đôi đôi

brs

Broad singlet

Mũi đơn rộng

MG-63

MG-63 cell

Tế bào tạo xương MG-63

DMEM

Dulbecco's Modified Eagle Medium

Môi trường DMEM

DMSO

Dimethyl sulfoxide

Dung môi DMSO



MỞ ĐẦU
Việc sử dụng cây thuốc trong dân gian đã có truyền thống lâu đời trên thế giới.
Khi quan sát thế giới tự nhiên loài người đã nhận thấy, thảm thực vật có ích cho họ,
mỗi khi ốm đau họ biết sử dụng những loài thực vật để chữa bệnh, và cũng biết
tránh những loài có tác dụng độc. Ban đầu là kinh nghiệm vận dụng các qui luật và
giá trị của tài nguyên để chữa bệnh. Dần dần hình thành các nền y học mà ngày nay
các nhà khoa học gọi là y học cổ truyền dân tộc, tri thức về thảm tài nguyên dược
liệu gọi là thực vật học dân tộc, còn các hiểu biết về tác dụng của cây cỏ được gọi là
dược lý học dân tộc [5,7].
Khoa học ngày càng phát triển, con người càng đi sâu khám phá thế giới tự
nhiên. Các nhà khoa học nhận thấy rằng “sinh vật là nhà hóa học tuyệt vời” giỏi hơn
cả các nhà hóa học trong việc tổng hợp các chất tự nhiên. Qua hàng triệu năm, sinh
vật đã tự tổng hợp các chất để đáp ứng nhu cầu đặc biệt cho sự tồn tại của mình như
hidrudin của đĩa để chống đông máu. Sau này loài người đã sử dụng hợp chất này
để điều trị các bệnh tắc nghẽn mạch máu. Tương tự như vậy, loài người đã thành
công trong việc tìm kiếm các thuốc vinblastin, vincristin từ cây dừa cạn, colchicin,
conchamin từ một loài tỏi, hoặc các dẫn chất taxol từ thông đỏ. Các chất chống oxy
hóa màng tế bào như -caroten có trong cà rốt, gấc. Quinin và artermisinin gần đây
đã rất có ích cho loài người. Trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21,
bệnh cúm gia cầm trở thành vấn đề toàn cầu, một lần nữa các chất có nguồn gốc
thiên nhiên lại giúp cho loài người chống lại virus H5N1. Acid shikimic chiết xuất
từ hoa hồi, sau khi bán tổng hợp thành oseltamivir phosphat có khả năng phòng và
chống lại căn bệnh này [11,12].
Việt Nam có nguồn tài nguyên động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng.
Theo Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Nghĩa Thìn, thực vật bậc cao có mạch đã thống
kê được là 10.500 loài, dự đoán khoảng 12.000 loài

[3,7]


. Số loài cây thuốc đã thống

kê được ở Việt Nam là 3948 loài thuộc 307 họ thực vật, chiếm 37,6% số loài trong
tự nhiên. Dân tộc Việt Nam có truyền thống từ lâu sử dụng cây cỏ trong công tác
phòng và chữa bệnh. Trong quá trình lịch sử khai thác và sử dụng các cây thuốc,


nhân dân đã tích lũy nhiều kinh nghiệm sử dụng độc đáo, nhiều bài thuốc có hiệu
quả điều trị cao. Tuy nhiên nhiều kinh nghiệm, bài thuốc quý dân tộc thiểu số chỉ
được ứng dụng trong phạm vi hẹp cộng đồng và đang đứng trước nguy cơ bị lãng
quên.
Những năm gần đây, do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, môi trường tự nhiên
ở nhiều khu vực bị hủy hoại nghiêm trọng làm thu hẹp vùng phân bố và khả năng
phát triển của không ít loài cây thuốc. Bên cạnh đó nhiều loài cây thuốc bị khai thác
thường xuyên với khối lượng lớn để thỏa mãn thu nhập kinh tế của người dân và
yêu cầu thị trường trong và ngoài nước [11].
Vì vậy, thông qua việc khảo sát các đặc điểm hóa thực vật, dược tính … của
cây thuốc, chúng ta có thể từng bước lý giải thích việc trị bệnh của thảo dược, đồng
thời tiêu chuẩn hoá các bài thuốc cổ truyền nhằm sử dụng một cách hợp lý, có hiệu
quả đồng thời góp phần bảo tồn cây thuốc dân tộc. Chính vì vậy việc nghiên cứu
hóa học các hợp chất thiên nhiên định hướng vào hoạt tính sinh học ngày càng được
chú ý[15]. Tại Việt Nam các cây thuốc thuộc chi ráng, Drynaria thường được dân
gian sử dụng chữa trị các bệnh phong thấp, nhức mỏi, đau gân xương, bong gân,
gãy xương[6] … Tuy nhiên những nghiên cứu về hóa học cũng như hoạt tính sinh
học về những loài này ở trong nước và trên thế giới không nhiều. Với mục tiêu tìm
hiểu thành phần hoá học và thử nghiệm một số hoạt tính sinh học, qua đó góp phần
giải thích và làm sáng tỏ cơ chế trị bệnh của cây thuốc cổ truyền, chúng tôi tiến
hành khảo sát thành phần hóa học và thử nghiệm hoạt tính sinh học các chất phân
lập được từ một số loài thuộc chi Drynaria tại Việt Nam.

Nội dung chính của luận án:
1. Phân lập các hợp chất tinh khiết từ thân rễ cây bổ cốt toái và tắc kè đá.
2. Xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được.
3. Thử nghiệm hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định, chống oxy hóa và hoạt tính
kích thích thích tế bào tạo xương MG63 các hợp chất phân lập được.


1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Vài nét về chi Drynaria
Chi Drynaria có từ 15 đến 19 loài, sống và phân bố ở Châu Phi, Châu Á đến
Tây Bắc Châu Úc, trong đó có phổ biến và nhiều nhất ở Trung Quốc, được T.
Janssen và H. Schneider phân loại thành các loài tiêu biểu sau [47].
+ Drynaria bonii

+ Drynaria laurentii

+ Drynaria descensa

+ Drynaria parishii

+ Drynaria involuta

+ Drynaria propinqua

+ Drynaria spasisora

+ Drynaria pleuridioides


+ Drynaria quercifolia

+ Drynaria rigidula

+ Drynaria delavayi

+ Drynaria volkensii

+ Dryaria mollis

+ Drynaria willdenowii

+ Drynaria sinica A

+ Drynaria fortunei

+ Drynaria sinica B
1.2. Mô tả thực vật
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hai loài chưa được khảo sát về thành phần
hóa học hoặc có ít công trình nghiên cứu thuộc chi Dyrania gồm: Drynaria fortunei
(Kunze) J. Sm. và Drynaria bonii H. Christ.
1.2.1. Drynaria fortunei (Kunze) J. Sm [13]
Bộ: dương xỉ (Polypodiales).
Họ: dương xỉ (Polypodiaceae).
Tên khoa học: Drynaria fortunei (Kunze) J. Sm.
Tên thông thường: cốt toái bổ, hộc quyết, cây thu mùn, co tạng tó (Thái ở
Châu Quỳnh Nhai), co ín tó (Thái ở Điện Biên), Sáng viằng (Dao), đờ rờ (K’ho).
Tên gọi khác: hầu khương, hồ tôn khương, thân khương, tổ rồng, tổ diều [11].
Cây bổ cốt toái sống riêng trên các hốc đá, mọc trên những đám rêu, hoặc
sống trên các thân cây lớn như cây đa, cây si. Cây sống lâu năm có thân rễ dày

mẫm, phủ nhiều vảy màu vàng, bóng. Có hai loại lá: lá bất thụ không cuống, màu


2

nâu, hình trứng dài 5 – 8 cm, rộng 3 – 6 cm, phía cuống hình tim, có thùy, gân nổi
rõ; lá hữu thụ, màu xanh nhẵn, đơn xẻ thùy lông chim, dài 25 – 40 cm, cuống có
dìa, có thùy thuôn tù ở đầu, dài 5 – 6 cm, có mạng, ổ tử nang nhiều, xếp thành một
hàng ở mỗi bên gân chính, hình tròn không có áo tử nang [13] (hình 1.1).

Hình 1.1: cây bổ cốt toái

1.2.2. Drynaria bonii H. Christ.[6]
Bộ: dương xỉ (polypodiales).
Họ: ráng (polypodiaceae).
Tên khoa học: Drynaria bonii H. Christ.
Tên gọi khác: co tạng tó, bổ cốt toái bon, ráng đuôi phụng bon, thu mùn ổ rả.
Cây tắc kè đá sống trên các hốc đá, trên đám rêu hay trên các cây lớn (cây đa,
cây si,...). Cây sống lâu năm, có thân rễ dạng mầm, mọng nước, phủ nhiều vẩy màu
vàng bóng. Có 2 loại lá: loại lá bất thụ là lá không cuống, màu nâu, hình trứng, dài 5
- 8 cm, rộng 3 - 6 cm, phía cuống hình tim có gân nổi rõ; loại lá hữu thụ màu xanh


3

nhẵn, đơn, xẻ thùy lông chim, dài 25 - 40 cm, cuống lá có dìa, có thùy thuôn, tù ở
đầu. Các túi bào tử xếp hai hàng giữa gân phụ mặt dưới lá; bào tử vàng nhạt, hình
trái xoan (hình 1.2).

Hình 1.2: cây tắc kè đá


1.3. Vùng phân bố, thu hái và chế biến
1.3.1. Drynaria fortunei (Kunze) J. Sm. [13]
Drynaria fortunei (Kunze) J. Sm (Polypodiaceae) là một loại dương xỉ phân
bố rộng lớn ở các nước Châu Á như Lào, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan,....
Ở Việt Nam, bổ cốt toái mọc ở khắp núi đá, trên cây hay dọc suối vùng rừng
núi.
Việc thu hái có thể tiến hành quanh năm, vào những lúc ít công việc đồng áng
thường vào các tháng 4 đến tháng 8 – 9.
Cây bổ cốt toái được hái về, rửa sạch đất cát, trừ bỏ các lá sâu bệnh là dùng
được. Nếu dùng khô thì sau khi rửa sạch đất cát, hoặc phơi khô ngay, hoặc phơi


4

ngay sau khi đồ cho chín cho dễ bảo quản. Muốn hết lông thường người ta đốt nhẹ
cho cháy hết lông nhỏ phủ trên thân rễ.
1.3.2. Drynaria bonii H. Christ. [6]
Trên thế giới cây thường gặp ở Trung Quốc, Lào,….
Ở Việt Nam cây thường mọc ở các vùng rừng Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn,
Quảng Ninh, Ðồng Nai, Lâm Ðồng, An Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà
Tây, Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Bình Định,….
Thân rễ cây tắc kè đá được thu hái quanh năm, nhưng thường là từ tháng 4 đến
tháng 9.
Thân rễ sau khi hái về được cạo bỏ sạch lông, thái nhỏ phơi khô, đốt nhẹ cho
cháy hết lông nhỏ phủ trên thân rễ, khi dùng ủ thân rễ cho mềm, rồi tẩm mật hoặc
rượu sao vàng. Có thể cho vào nước đường nấu chín và phơi khô dùng dần.
1.4. Thành phần hóa học
Cho đến hiện nay chỉ có vài công trình nghiên cứu về thành phần hóa học loài
Drynaria fortunei (Kunze) J. Sm., riêng Drynaria bonii H. Christ thì hoàn toàn chưa

có một nghiên cứu nào. Cả hai loài Drynaria này đều chưa được nghiên cứu ở Việt
Nam. Trong phần này chúng tôi trình bày thành phần hóa học của một vài loài thuộc
chi Drynaria đã được các tác giả ngoài nước nghiên cứu, vì giữa các loài cùng chi,
cùng họ sẽ có những đặc điểm chung về hóa-thực vật.
1.4.1. Drynaria propinqua
Năm 1992, Liu Sonqing và cộng sự tại đại học dược Trung Quốc lần đầu tiên
đã phân lập được một hợp chất flavanol glucosid mới là (-)-epiafzelechin 3-O-β-Dallopyranosid (1) và các hợp chất acid 4-O-β-D-allopyranosyl caffeic (2); βsistosterol 3-O-β-D-glucopyranosid (3) từ toàn cây Drynaria propinqua [73,94].
1.4.2. Drynaria quercifolia
Năm 2001, N. Ramesh và cộng sự đã phân lập từ rễ khô cây Drynaria
quercifolia được các hợp chất friedelin (4); epifriedelinol (5); β-amyrin (6); βsitosterol (7); β-sitosterol 3-O-β-D-glucopyranosid (3) và naringin (8) [68].


5

Năm 2007, Khan A. và cộng sự đã phân lập được hai hợp chất acetyllupeol (9)
và 3,4-dihydroxybenzoic acid (10) từ cây Drynaria quercifolia [53].
1.4.3. Drynaria fortunei (Kunze) J.Sm
Năm 2003, Chang E.J. và cộng sự đã phân lập từ dịch chiết MeOH của thân rễ
Drynaria fortunei (Kunze) J.Sm 8 hợp chất flavonoid: (-)-epiafzelechin (11); (-)epiafzelechin 3-O-β-D-allopyranosid (12); (-)-epiafzelechin 3-O-(6”-O-acetyl)-β-Dallopyranosid

(13);

4β-carboxymetyl-(-)-epiafzelechin

metyl

ester

(14);


4β-

carboxymetyl-(-)-epiafzelechin sodium salt (15); naringin (8); (-)-epiafzelechin (4β8)4β-carboxymetylepiafzelechin

metyl

ester

(16)



(-)-epiafzelechin

(4β8,

2βO7)-epiafzelechin-(4β8)-epiafzelechin (17). Trong đó có một số flavonoid
có hoạt tính phytoestrogen được ứng dụng điều trị chứng loãng xương ở phụ nữ
mãn kinh [27].
Năm 2005, Wu X. A. và cộng sự khảo sát dịch chiết EtOH 75% cây Drynaria
fortunei (Kunze) J. Sm, đã phân lập được 3 hợp chất (-)-epiafzelechin 3-O-β- Dallopyranosid (12); (-)-epiafzelechin (11) và β-sitosterol (7) [85].
Năm 2006, Li F. và cộng sự nhận thấy dịch chiết etanol, etyl axetat và butanol
của thân rễ Drynaria fortunei (Kunze) J.Sm có hoạt tính tạo xương. Từ phân đoạn
cao chiết butanol dựa theo thử nghiệm hoạt tính 2 hợp chất có tính tạo xương đã
được phân lập là naringin (8) và neoeriocitrin (18) [59].
Năm 2008, Xin Luan Wang và các cộng sự đã phân lập được 11 hợp chất
flavonoid từ dịch chiết DFB (dịch chiết của 30% và 50% etanol) của cây bổ cốt toái,
Drynaria fortunei (Kunze) J.Sm, trong đó có 2 hợp chất mới là kaempferol 3-O-βD-glucopyranosid-7-O-α-L-arabinofuranosid

(19)




(2S)-5,7,3’,5’-

tetrahydroxyflavanon 7-O-neohesperidosid (20), cùng 9 hợp chất đã biết trong đó có
3 flavanon là (2R)-naringin (8); (2S)-narigenin 7-O-β-D-glucosid (21); (2S)5,7,3’,5’-tetrahydroxyflavanon 7-O-β-D-glucopyranosid (22), 1 flavon là luteolin 7O-β-D-neohesperidosid (23), 1 flavonol là kaempferol 3-O-α-L-rhamnosyl-7-O-βD-glucosid (24), 2 chromon là 5,7-dihydroxychromon 7-O-β-D-glucopyranosid (25)


6

và (4H-1-benzopyran-4-on,7-2-O-(6-deoxy-α-L-mannopyranosyl)-β-D-glucopyranosyl
oxy-5-hydroxy) (26), 1 maltol glucosid (27) và (-)-epicatechin (28) [79].
Năm 2010, Yong hong Liang và cộng sự đã phân lập 6 triterpenoid từ cao ete
dầu hỏa: chiranton (29), dryocrassyl acetat (30), fern-9(11)-en (31), hop-22(29)-en
(32), isoglaucanon (33),dryocrassol (34), trong đó chiraton là triterpenoid mới[81].
Năm 2010, Xin Luan Wang và cộng sự đã cô lập được 8 hợp chất từ thân rễ
của cây Drynaria fortunei: narigenin (35), kushennol F (36), sphoraflavanon G
(37), kurarinon (38), leachianon A (39), 8-prenylkaempferol (40), kaempferol (41),
xanthogalenol (42) cùng 1 phenylpropanoid (acid 12-O-caffeoyldodecanoic) (43)
và 1 chalcon (3’-lavandulyl-4-methoxyl-2,2’,4’,6’-tetrahydroxylchalcon) (44) mới
[78]

.
Năm 2010, Liang Yong hong, Ye Min và cộng sự từ thân rễ của cây Drynaria

fortunei đã cô lập được 9 hợp chất phenolic: acid 4,4-dihydroxy-3,3-imino-dibenzoic (45), acid protocatechuic (10), acid gallic (46), acid p-hydroxybenzoic (47),
acid (E)-caffeic (48), etyl trans-3, 4-dihydroxycinnamat (49), caffeic acid 4-O-β-Dglucopyranosid (50), p-coumaric acid 4-O-β-D-glucopyranosid (52), 23(S)-12-Ocaffeoyllaurat glyceryl (51). Trong đó (45) và (52) là hai hợp chất mới trong tự
nhiên [43].
Năm 2011, Wang Xin Luan và cộng sự cũng đã cô lập năm flavonoid:

narigenin (35), kurarinon (38), kushennol F (36), xanthogalenol (42) và
sophoraflavanon G (37) [88].

1
(-)-epiafzelechin 3-O-β-D-allopyranosid

2
acid 4-O-β-D-allopyranosyl caffeic


7

3

4

β-sitosterol 3-O-β-D-glucopyranosid

friedelin

5
epifriedelinol

7
β-sitosterol

6
β-amyrin

9

acetyllupeol


8

8
naringin

10

11

acid 3,4-dihydroxybenzoic

(-)-epiafzelechin

12

13

(-)-epiafzelechin 3-O-β-D-allopyranosid

(-)- epiafzelechin 3-O-(6”-O-acetyl)- β-D-allopyranosid


9

14

15


4β-carboxymetyl (-)-epiafzelechin

4β-carboxymetyl (-)-epiafzelechin

metyl ester

sodium

16
(-)-epiafzelechin (4β8)-4β-carboxymetylepiafzelechin metyl ester

17
(-)epiafzelechin (4β8, 2βO7)-epiafzelechin-(4β8)-epiafzelechin


10

18
neoeriocitrin

Neoeriocitrin

Neoeriocitrin

19

20

kaempferol 3-O-β-D-glucopyranosid 7-


(2S)-5,7,3’,5’-tetrahydroxy flavanon

O-α-L-arabinofuranosid

7-O-neohesperid
Neoeriocitrin

Neoeriocitrin

21

22
(2S)-5,7,3’, 5’-tetrahydroxy flavanon 7-

(2S)-narigenin 7-O-β-D-glucosid

O-β-D-glucopyranosid
Neoeriocitrin

Neoeriocitrin


11

23
luteolin 7-O-β-D-neohesperidosid

25


5,7-dihydroxychromon 7-O-β-D-glucopyranosid

24
kaempferol 3-O-α-L-rhamnosyl 7-O-β-D-glucosid

26
(4H-1-benzopyran-4-on, 7-2-O-(6deoxy-α-L-mannopyranosyl)- β-D-glucopyranosyloxy-5-hydroxy)

27

28

maltol glucosid

(-)-epicatechin


12

29
chiraton

30
dryocrassyl acetat

31

32

fern-9(11)-en


hop-22(29)-en

33

34

isoglaucanon

dryocrassol


13

36
kushennol F

35
narigenin

39
leachianon A

37
sophoraflavanon G

38
kurarinon

40

8-prenylkaempferol


14

41

42

kaempferol

xanthogalenol

43
acid 12-O-caffeoyldodecanoic

44
3’-lavandulyl-4-methoxyl-2,2’,4’,6’tetrahydroxylchalcon

45
acid 4,4-dihydroxy-3, 3-imino-di-benzoic


15

47

46
acid gallic


acid p-hydroxybenzoic

48

49
etyl trans-3,4-dihydroxycinnamat

acid (E)-caffeic

50

51

acid caffeic 4-O-β-D-glucopyranosid

acid p-coumaric 4-O-β-D-glucopyranosid

52
23(S)-12-O-caffeoyllaurat glyceryl


16

Những hợp chất cô lập từ chi Drynaria được trình bày tóm tắt trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Các hợp chất đã được phân lập từ chi Drynaria


hiệu
1
2

8
10
11
12
13
14
15

16

17
18
19

20
21
22

Tên hợp chất

CTPT
Loài
CÁC HỢP CHẤT PHENOL
3-O-β-DC21H24O10 Drynaria propinqua

epiafzelechin
allopyranosid
acid
4-O-β-Dallopyranosyl caffeic
naringin


C15H18O9
C27H32O14

acid
3,4C7H6O4
dihydroxybenzoic
(-)-epiafzelechin
C15H14O5
(-)-epiafzelechin 3-O-β-DC21H24O10
allopyranosid
(-)-epiafzelechin 3-O-(6”O-acetyl)-β-DC23H26O11
allopyranosid
4β-carboxymetyl-(-)C18H18O7
epiafzelechin metyl ester
4β-carboxymetyl-(-)C17H15NaO7
epiafzelechin sodium
(-)-epiafzelechin (4β8)4βC33H30O12
carboxymethylepiafzelechin
metyl ester
(-)-epiafzelechin-(4β8,
2βO7)-epiafzelechinC45H36O15
(4β8)-epiafzelechin
neoeriocitrin
C28H34O13
kaempferol
3-O-β-Dglucopyranosid-7-O-α-LC26H28O15
arabinofuranosid
(2S)-5,7,3’,5’tetrahydroxyflavanon 7- C27H32O15
O-neohesperidosid

(2S)-narigenin 7-O-β-DC21H22O10
glucosid
(2S)-5,7,3’,5’C21H22O11
tetrahydroxyflavanon 7-

TLTK
73,94

Drynaria propinqua

73,94

Drynaria quercifolia
Drynaria fortunei
Drynaria quercifolia
Drynaria fortunei
Drynaria fortunei
Drynaria fortunei

27,59,
68,79

Drynaria fortunei

27

Drynaria fortunei

27


Drynaria fortunei

27

Drynaria fortunei

27

Drynaria fortunei

27

Drynaria fortunei

59

Drynaria fortunei

79

Drynaria fortunei

79

Drynaria fortunei

79

Drynaria fortunei


79

43,53
27, 85
27, 85


×