Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

CÂU hỏi DI TRUYỀN học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.13 KB, 2 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I: CƠ SỞ VẬT CHẤT DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
1. Cơ chế tái bản ADN
Câu 1: Tại sao axit nuclêic được xem là hợp chất hữu cơ có vai trò quan trọng trong tế bào và cơ thể?
Câu 2: Trình bày những bằng chứng xác nhận ADN là vật chất di truyền chủ yếu ở cấp độ phân tử?
Câu 3: Giải thích vì sao ADN đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của vật chất di truyền?
Câu 4: Nêu những sự khác nhau trong cơ chế tái bản ở sinh vật nhân sơ và nhân thực?
Gen và mã di truyền
Câu 1: Cấu trúc gen ở tế bào nhân sơ khác nhân thực như thế nào? Đặc điểm của mã di truyền
2. Phiên mã và dịch mã
Câu 1: Nêu sự khác nhau cơ bản phiên mã ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?
Câu 2: Nêu vai trò của mARN, rARN và tARN đối với quá trình dịch mã?
Câu 3: Trình bày những diễn biến cơ bản trong trong cơ chế tổng hợp chuỗi pôlipeptit. Cơ chế diễn ra
theo nguyên tắc nào? Nêu sự khác nhau chủ yếu trong dịch mã ở tế bào nhân sơ và nhân thực
Câu 4: Nêu bản chất của mối quan hệ ADN, ARN và prôtêin.
3. Điều hòa hoạt động gen
Câu 1: Ôpêrôn gồm những thành phần nào? Nêu vai trò của mỗi thành phần?
Câu 2: Về cấu trúc gen điều hòa có khác gen cấu trúc không? Nêu vai trò của gen điều hòa?
Câu 3: Nêu những điểm khác biệt giữa điều hòa âm tính và dương tính?
Câu 4: Nêu sự khác nhau cơ bản trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở tế bào nhân thực so với tế bào
nhân sơ.
4. Đột biến gen
Câu 1: Nêu cơ chế phát sinh đột biến thay thế một cặp Nu. Cho ví dụ minh họa?
Câu 2: Nói rằng mọi đột biến đều được di truyền có đúng không? Giải thích
Câu 3: Tại sao đột biến gen thường có hại?
Câu 4: Nêu mối quan hệ giữa đột biến gen với mã di truyền và prôtêin.
Câu 5: So sánh đột biến gen và biến dị tổ hợp.
Câu 6: Sự đột biến gen phụ thuộc vào các yếu tố nào?
5. NST và đột biến NST
Câu 1: Tính chất đặc trưng của NST mỗi loài được thể hiện như thế nào? Nêu ví dụ minh họa.
Câu 2: Mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST?


Câu 3: Tại sao nói NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?
Câu 4: Phân biệt đột biến dị bội và đa bội?
Câu 5: Phân biệt tự đa bội và dị đa bội?
Câu 6: Trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội, tự đa bội và dị đa bội?
CHƯƠNG II: TÍNH QUI LUẬT CỦA CÁC HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN
1. Các qui luật của Menđen
Câu 1: Phân tích những điểm độc đáo trong phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen. Vì sao
Menđen lại dùng đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu?
Câu 2: Trình bày cách giải thích thí nghiệm lai một tính của Menđen. Vì sao ông đưa ra cách giải thích
đó?
Câu 3: Vì sao Menđen lại cho rằng các cặp tính trạng trong phòng thí nghiệm của mình di truyền độc lập?
Ông giải thích kết quả đó như thế nào?
Câu 4: Nêu những cống hiến của Menđen đối với di truyền học?
Câu 5: Cơ sở tế bào học của qui luật phân li độc lập và phân li?
2. Tương tác gen
Câu 1: Nêu các kiểu tương tác gen alen đối với sự hình thành tính trạng?
Câu 2: Nếu các kiểu tương tác giữa các gen không alen đối với sự hình thành tính trạng?
Câu 3: Thế nào là tính đa hiệu của gen? Nêu cơ sở di truyền của biến di tương quan/
3. Các qui luật Morgan
Câu 1: Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho qui luật phân li độc lập của Menđen
như thế nào?
Câu 2: Giải thích cơ sở tế bào học của qui luật liên kết gen và hoán vị gen?
Câu 3: Vì sao tần số hoán vị gen không vượt quá 50%. Nêu nguyên tắc lập bản đồ di truyền?
1


Câu 4: Nêu ý nghĩa của liên kết gen và hoán vị gen trong chọn giống/
4. Di truyền liên kết giới tính
Câu 1: Nêu những điểm chính khác nhau giữa NST giới tính và NST thường?
Câu 2: Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là

do người phụ nữ?
Câu 3: Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ bằng nhau? Tại sao người ta có thể điều chỉnh
đực cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
Câu 4: Giải thích kết quả thí nghiệm di truyền màu mắt của ruồi giấm. Bệnh mù màu và bệnh máu khó
đông chỉ biểu hiện ở nam giới, đúng hay sai? Vì sao?
Câu 5: So sánh sự di truyền tính trạng do gen nằm trên NST thường và NST giới tính qui định?
Câu 6: Nêu đặc điểm di truyền các tính trạng do gen nằm trên NST X và NST Y qui định?
5. Di truyền qua tế bào chất
Câu 1: Bằng cách nào để phát hiện được di truyền qua tế bào chất? Vì sao di truyền này di truyền theo
dòng mẹ?
Câu 2: So sánh ADN trong nhân và ADN trong ti thể?
Câu 3: Nêu những đặc điểm khác nhau giữa di truyền ngoài NST và di truyền NST?
Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen?
Câu 1: Mối quan hệ giữa kiểu gen, kiểu hình và môi trường?
Câu 2: Nêu ảnh hưởng của môi trường ngoài và môi trường bên trong?
Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa giống, năng suất và kỹ thuật sản xuất?
6. Biến dị tổ hợp
Câu 1: Biến dị tổ hợp là gì? Cho ví dụ minh họa?
Câu 2: Nêu cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp?
Câu 3: Trong chọn giống người ta cần phải sử dụng phương pháp nào để tạo ra biến dị tổ hợp?
Di truyền quần thể
Câu 1: Nêu những đặc trưng của quần thể?
Câu 2: Đặc trưng về cấu trúc di truyền của quần thể tự phối?
Câu 2: Đặc trưng về cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối?
CHƯƠNG III: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC VÀO CHỌN GIỐNG
Câu 1: Khoa học chọn giống là gì? Khoa học này có những nhiệm vụ nào?
Câu 2: Nêu khái niệm “giống”ntrong chăn nuôi và trồng trọt.
Câu 3: Phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào?
Câu 4: Phương pháp tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
Câu 5: Phương pháp tạo giống bằng phương pháp công nghệ tế bào thực vật và động vật?

Câu 6: Phương pháp tạo giống bằng phương pháp công nghệ gen?
Câu 7: Những phương pháp tạo giống mới có sự tổ hợp vật chất di truyền nhiều loài khác nhau?
CHƯƠNG IV: DI TRUYỀN NGƯỜI
Câu 1: Nêu các phương pháp nghiên cứu ở người?
Câu 2: Phân biệt bệnh và tật di truyền?
Câu 3: Hãy trình bày quan niệm hiện nay về cơ sở di truyền của ung thư?
Câu 4: Trình bày về chỉ số IQ và chỉ số ADN?
Câu 5: Trình bày liệu pháp gen?

2



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×