Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

MỘT SỐ CÂU HỎI IBO2009 LIÊN QUAN ĐẾN DI TRUYỀN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 21 trang )

MỘT SỐ CÂU HỎI IBO2009 LIÊN QUAN ĐẾN DI
TRUYỀN HỌC & TIẾN HÓA
2
Phần A (lựa chọn một phương án)
Câu 1. Cách xử lý nào dưới đây phá vỡ nhiều liên kết hydro nhất trong một dung dịch (pH 7) chứa 1 mg/mL ADN và 10
mg/mL protein?
A. Bổ sung axít clohydric để đưa pH về 1.0
B. Bổ sung dung dịch natri hydroxit để đưa pH lên 13
C. Bổ sung urê đến nồng độ 6 mol/lít
D. Bổ sung chất tẩy sodium dedocyl sunphat đến nồng độ 10 mg/mL
E. Nâng nhiệt độ dung dịch đên 121
o
C
F. Làm lạnh dung dịch tới -80
o
C
Câu 2. Để kéo dài các đại phân tử sinh học, có hai cơ chế cơ bản như hình dưới. Theo cơ chế loại I, gốc hoạt hóa (đánh
dấu X) được giải phóng từ chuỗi đang kéo dài. Theo cơ chế loại II, gốc hoạt hóa được giải phóng từ một đơn phân tham
gia kéo dài chuỗi. ADN (D), ARN (R) và protein (P) được tổng hợp theo cơ chế nào?
Loại I Loại II
A (D) (R), (P)
B (P) (D), (R)
C Không (D), (R), (P)
D (R), (P) (D)
E (D), (R) (P)
F (D), (R), (P) Không
Câu 3. Người ta cho rằng bệnh Alzheimer biểu hiện rõ ràng hơn do sự tăng tích lũy các đoạn peptit nhỏ như β-amyloid
(A-β, gồm 40-42 axit amin). Sự hình thành các đoạn peptit A-β là do sự phân cắt protein từ một protein APP tiền thân dài
hơn nhiều (đây là một protein bám màng) do hoạt động của hai enzyme protease. Hình dưới đây minh họa giả thuyết về
sự hình thành phân tử A-β (hộp bôi đen trên hình), biểu diễn hoạt động theo trình tự của enzyme β-secretase để tạo ra đầu
N của A-β và của enzyme γ-secretase để cắt phân tử tiền thân bên trong màng phospholipit để tạo ra đầu cacbon (C) của


phân tử A-β. Các đơn phân A-β sau đó kết hợp với nhau tạo thành các đoạn peptit ngắn (oligo) không tan và các sợi có
tính độc.
3
Lo i Iạ
Lo i ạ
II
Cách nào dưới đây là phương pháp trị liệu bệnh Alzheimer hiệu quả trên cơ sở cơ chế phát sinh bệnh trên?
I. Ức chế hoạt tính của enzyme β-secretase
II. Ức chế quá trình vận chuyển tới đích trên màng của enzyme γ-secretase
III. Ức chế hình thành oligo của phân tử A-β
IV. Tăng cường cơ chế loại bỏ và phân hủy các oligo A- β của tế bào.
Trả lời:
A.Chỉ I, II, IV D. Chỉ II, III, IV
B. Chỉ I, II, III E. I, II, III, IV
C. Chỉ I, III, IV
Câu 4. Enzyme axetaldehit dehydrogenase ở người biểu hiện chức năng ở dạng tứ phức – gồm 4 chuỗi polipeptit
(tetramer). Hai alen được biết đến của gen này là N và M; trong đó, alen N mã hóa cho một chuỗi polypepit bình thường,
còn alen M mã hóa cho một chuỗi polipeptit đột biến. Các tetramer chứa một hoặc nhiều chuỗi polipeptid đột biến sẽ
không biểu hiện hoạt tính enzyme. Nếu hoạt tính enzyme dehydrogenaza acetaldehit của các tế bào đồng hợp tử NN là 1,
hoạt tính này là như thế nào ở các tế bào dị hợp tử NM, biết rằng cả hai alen được biểu hiện (phiên mã và dịch mã) như
nhau?
A. 1/2 D. 1/16
B. 1/4 E. 1/32
C. 1/8
Câu 5. Câu nào sau đây là đúng đối với tính thấm tương đối của tế bào hồng cầu người và các túi hai lớp phospholipit
nhân tạo (từ đây trở đi chỉ gọi là túi nhân tạo) đối với glucose và cồn (ethanol)?
I. Cả tế bào hồng cầu và túi nhân tạo đều thấm glucose tốt hơn thấm ethanol
II. Cả tế bào hồng cầu và túi nhân tạo thấm ethanol tốt hơn thấm glucose.
III. Trong cả tế bào hồng cầu và túi nhân tạo, tính thấm ethanol và thấm glucose là như nhau
IV. Trong khi tế bào hồng cầu và túi nhân tạo biểu hiện tính thấm gần như nhau với glucose, thì tế bào hồng

cầu có tính thấm ethanol cao hơn túi nhân tạo.
V. Trong khi tế bào hồng cầu và túi nhân tạo có tính thấm ethanol giống nhau thì tế bào hồng cầu có khả năng
thấm glucose cao hơn túi nhân tạo.
Trả lời:
Các  i m k t h p c a protein APP v i màng
APP
γ-secretaseβ-secretase
A-β (β-amyloid)
Chu i oligo ng n
Các s i
4
A. I, IV D. II, V
B. I, V E. III, IV
C. II, IV F. III, V
5
Câu 6. Các gen mã hóa cho protein huỳnh quang có nguồn gốc từ sứa, như protein huỳnh quang lục (GFP), được dùng
phổ biến trong các nghiên cứu sinh học phân tử đặc biệt với mục đích đánh dấu nhận diện (tagging) và quan sát các
protein được quan tâm. PLX là một gen của thực vật mã hóa cho một protein chưa biết. Giả định một gen dung hợp bao
gồm cả gen PLX và GFP được tạo ra nhằm sản sinh protein dung hợp PLX-GFP và được điều khiển biểu hiện bởi một
promoter cảm ứng (inducible). Gen tái tổ hợp này sau đó được biến nạp vào tế bào trần thịt lá (protoplast) nhờ phương
pháp xung điện. Các hình dưới đây thể hiện vị trí phát huỳnh quang của cùng một tế bào trần được chụp ảnh tại các thời
điểm khác nhau sau khi gen PLX-GFP được gây cảm ứng biểu hiện.
Trên cơ sở biểu hiện tín hiệu huỳnh quang thay đổi theo thời gian, hãy dự đoán cấu trúc dưới tế bào nào sau đây
nhiều khả năng hơn cả tương ứng với các tín hiệu phát huỳnh quang trên hình giữa
A. Các nhân con (hạch nhân) D. Các lỗ nhân
B. Các ti thể E. Các lục lạp
C. Bộ máy gôngi F. Các perôxixôm
Câu 7. Trình tự nhận biết của enzyme giới hạn Aval là CYCGRG, trong đó Y là một pyrimidine còn R là một purin.
Khoảng cách mong đợi (tính theo cặp bazơ nitơ) giữa hai điểm cắt của Aval trong một chuỗi ADN dài, có trình tự ngẫu
nhiên là bao nhiêu?

A.4096 cặp bazơ nitơ D. 512 cặp bazơ nitơ
B. 2048 cặp bazơ nitơ E. 256 cặp bazơ nitơ
C.1024 cặp bazơ nitơ F. 64 cặp bazơ nitơ
Câu 8. Operon arabinose ở vi khuẩn Escherichia coli không biểu hiện khi môi trường không có arabinose. Điều này liên
quan đến protein AraC. Protein này liên kết với vùng vận hành (operator) của operon arabinose và có vai trò ức chế phiên
mã. Bình thường operon arabinose được biểu hiện khi có mặt arabinose. Tuy nhiên, trong các thể đột biến mất gen AraC,
operon arabinose không biểu hiện ngay cả khi trong môi trường có arabinose. Dựa vào những thông tin trên, phát biểu
nào dưới đây về AraC là đúng hơn cả?
A. Sự phiên mã gen AraC được hoạt hóa bởi arabinose
B. Sự phiên mã của gen AraC bị ức chế bởi arabinose
C. Protein AraC được chuyển thành một chất hoạt hóa khi có arabinose
D. Protein AraC bị phân hủy khi có mặt arabinose
Câu 9. Sự lặp lại các trình tự nucleotit trong một gen gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của gen đó
trong một số trường hợp, nhưng ở các trường hợp khác thì không. Kiểu lặp lại trình tự nào dưới đây nhiều khả năng làm
mất chức năng của protein do gen mã hóa hơn cả?
A. Một cặp bazơ nitơ được nhân đôi ngay trước điểm bắt đầu dịch mã.
B. Ba cặp bazơ nitơ được nhân đôi ngay trước điểm bắt đầu dịch mã.
C. Một cặp bazơ nitơ được lặp lại trong vùng mã hóa gần điểm bắt đầu dịch mã.
D. Ba cặp bazơ nitơ được nhân đôi trong vùng mã hóa gần điểm bắt đầu dịch mã.
E. Một cặp bazơ nitơ được nhân đôi trong vùng mã hóa gần bộ ba kết thúc.
F. Ba cặp bazơ nitơ được nhân đôi trong vùng mã hóa gần bộ ba kết thúc.
Long after the
induction
Ngay sau khi
gen c bi u đượ ể
hi nệ
Before the induction
(dotted line indicates the protoplast
outline)
6

Tr c khi gen c bi uướ đượ ể
hi n (vòng ch m bi u ệ ấ ể
hi n gi i h n c a t b oệ ớ ạ ủ ế à
tr n)ầ
Sau khi gen c bi u đượ ể
hi n m t th i gian d iệ ộ ờ à
Câu 10. Hai alen G và g có mặt trong một locus của một loài dương xỉ. Bào tử thu được từ một bào tử thể dị hợp tử có
kiểu gen Gg của loài dương xỉ này. Giao tử thể mọc từ các bào tử này sau đó được tự thụ phấn bằng cách cách ly các giao
tử thể trưởng thành về sinh dục. Tỷ lệ kiểu gen GG : Gg :gg của các bào tử thể theo lý thuyết sẽ như thế nào ?
A. 1 : 2 : 1
B. 2 : 1 : 1
C. 3 : 0 : 1
D. 0 : 3 : 1
E. 1 : 0 : 1
F. 0 : 1 : 1
Câu 11. Một người đàn ông mắc một bệnh di truyền cưới một người phụ nữ có kiểu hình bình thường. Họ sinh được 4
trai và 4 gái; tất cả các con gái của họ đều mắc bệnh giống như bố, nhưng không có con trai nào của họ mắc bệnh này.
Phát biểu nào dưới đây nhiều khả năng đúng hơn cả ?
Bệnh này gây ra bởi _______
A. một alen trội trên NST thường.
B. một alen lặn trên NST thường.
C. một alen trội liên kết NST X.
D. một alen lặn liên kết NST X.
E. một alen lặn liên kết NST Y.
Câu 12. Có một bệnh thoái hóa xuất hiện ở những người ở độ tuổi từ 35 đến 45. Bệnh gây ra bởi một alen trội. Một cặp
vợ chồng có hai con đều đang ở độ tuổi dưới 20. Một trong hai bố hoặc mẹ (dị hợp tử) biểu hiện bệnh, nhưng người còn
lại, ở độ tuổi trên 50, thì không. Xác suất để cả hai đứa trẻ đều biểu hiện bệnh khi đến tuổi trưởng thành là bao nhiêu?
A. 1/16
B. 3/16
C. 1/4

D. 9/16
E. 3/4
Câu 13. Ở một locut trên NST thường có n+1 alen. Tần số của một alen là 1/2, trong khi tần số của mỗi alen còn lại là 1/
(2n). Giả sử quần thể ở trạng thái cân bằng Hardy – Weinberg, thì tần số các cá thể dị hợp tử bằng bao nhiêu?
A. (n – 1)/(2n)
B. (2n – 1)/(3n)
C. (3n – 1)/(4n)
D. (4n – 1)/(5n)
E. (5n – 1)/(6n)
Câu 14. Ở một locut mã hóa cho một enzym di truyền độc lập với giới tính, tần số kiểu gen trong quần thể được tìm thấy
như sau:
FF FS SS
Nữ 30 60 10
Nam 20 40 40
Hãy dự đoán tần số của kiểu gen FS trong thế hệ kế tiếp, giả sử giao phối xảy ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
A. 0,46
B. 0,48
C. 0,50
D. 0,52
E. 0,54
7
Câu 15. Mối quan hệ giữa hệ số nội phối với sự cố định alen của một alen lặn có lợi mới xuất hiện trong quần thể do đột
biến như thế nào?
A. Alen sẽ được cố định nhanh nhất khi hệ số nội phối cao nhất.
B. Alen sẽ được cố định nhanh nhất khi hệ số nội phối thấp nhất.
C. Alen sẽ được cố định nhanh nhất khi hệ số nội phối ở mức trung bình.
D. Hệ số nội phối không ảnh hưởng đến sự cố định alen.
E. Hệ số nội phối chỉ ảnh hưởng đến sự cố định alen ở các quần thể có kích thước rất nhỏ.
Câu 16. Bảng dưới đây biểu diễn số nucleotide thay thế tìm thấy ở một gen khi so sánh giữa 7 loài khác nhau.
Bảng biểu hiện số nucleotide thay thế giữa từng cặp loài

b c d e f g
a 39 72 128 126 159 269
b 81 130 128 158 268
c 129 127 157 267
d 56 154 271
e 151 268
f 273
Cây tiến hóa nào dưới đây là phù hợp với số liệu trên bảng?
A. B.
C.


8

×