Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

DẪN CHỨNG đề tư TƯỞNG đạo lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.37 KB, 15 trang )

TẤM GƯƠNG VỀ Ý CHÍ VƯƠN LÊN, SỰ CỐNG HIẾN VÀ TINH THẦN KHIÊM NHƯỜNG
1.NGHỊ LỰC VÀ ƯỚC MƠ CỦA CÔ SINH VIÊN KHIẾM THỊ HIẾU HỌC
Cũng như bao sinh viên khác, Bùi Thị Tươi đang “dùi mài kinh sử” để hoàn thành các môn học của thời
sinh viên tại trường Đại học Dân lập Hải Phòng. Tươi sinh ra trong một gia đình có 5 anh chị em, cuộc sống mưu
sinh của gia đình em gặp rất nhiều khó khăn.Khi sinh ra Tươi cũng có đôi mắt sáng như bao bé gái lành lặn
khác,nhưng đến năm 2 tuổi, do một tai nạn đã làm mắt em tổn thương và thị lực giảm xuống chỉ còn 2/10.Dù mắt
không nhìn thấy rõ nhưng em lại rất muốn được cắp sách tới trường với ước mơ sau này trở thành cô giáo dạy
cho những người có cùng hoàn cảnh như mình.Không cam chịu số phận kém may mắn, bằng nghị lực phi thường
cùng với sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè, Tươi đã vươn lên trong cuộc sống và hiện là sinh viên năm
thứ 2 Khoa Ngoại ngữ. Trong 2 năm trên giảng đường đại học, Tươi luôn là học sinh tiên tiến, là một trong ba
sinh viên có thành tích học tập tốt nhất lớp và được nhận giấy khen, học bổng của nhà trường. Bên cạnh việc
phấn đấu trong học tập để mai này trở thành những con người có ích cho xã hội, Tươi cũng tham gia sinh hoạt
cộng đồng. Hiện tại Tươi đang tình nguyện dạy cho các em nhỏ ở trường nuôi dạy trẻ em khiếm thị Hải Phòng.



2.ĐIỂM DANH NHỮNG “NICK VUJICIC VIỆT NAM”
Vượt qua khiếm khuyết bản thân, nhiều người khuyết tật thành công trong cuộc sống, trở thành tấm
gương về ý chí, nghị lực cho người Việt.
*Hiệp sĩ CNTT – Nguyễn Công Hùng
Xuất phát từ sự thương mẹ thương cha, từ nghị lực sống trong trí óc thông minh, Nguyễn Công Hùng đã
thay đổi cuộc đời và số phận mình, thoát ra khỏi sự bất lực của cơ thể tật nguyền và những định kiến của xã hội.

Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng
Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng sinh ra trong một gia đình nghèo. Năm lên 2 tuổi, anh Hùng bị một
căn bệnh hiểm nghèo khiến anh bị bại liệt toàn thân và từ đó thường xuyên phải điều trị tại bệnh viện.
Năm 2003, Hùng đã mở ra Trung tâm Nghị Lực Sống. Anh dành tất cả nhiệt huyết, niềm tin và sức sống

để dạy nghề và giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.
Sự ra đời Trung tâm Nghị lực sống của anh đã giúp nhiều người khuyết tật tại Nghệ An xóa bỏ mặc cảm, mở ra
cơ hội việc làm và tương lai tươi sáng hơn cho họ. Từ năm 2003-2012, Nguyễn Công Hùng và nhóm bạn bè ở
Trung tâm Nghị lực sống giới thiệu, hướng nghiệp, đào tạo nghề miễn phí cho người khuyết tật với hai nội dung
chính là Ngoại ngữ và CNTT, đào tạo việc làm cho hơn 600 học viên, thu hút khoảng 600 thành viên là bạn đồng
hành cùng website www.nghilucsong.net. Đến thời điểm này, Trung tâm của Nguyễn Công Hùng đã đào tạo cho
hơn 500 học viên khuyết tật được học nghề và có việc làm ổn định.
Từ những thành công của Trung tâm tin học dành cho người khuyết tật, năm 2005, Tạp chí CNTT eChip
đã trao tặng danh hiệu Hiệp sĩ CNTT cho Nguyễn Công Hùng để ghi nhận những nỗ lực phi thường của anh.
Năm 2006, Nguyễn Công Hùng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam
tiêu biểu”; Trung ương Đoàn trao tặng Gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2006; được Tổng bí thư Nông Đức Mạnh
trao bằng khen Thanh niên tiêu biểu của Hội Liên hiệp Thanh niên VN.

Bên cạnh đó, Nguyễn Công Hùng cũng đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam ghi vào "Danh mục đề
xuất kỷ lục về ý chí của Việt Nam", "Người khuyết tật đầu tiên làm giám đốc". Những gì Nguyễn Công Hùng
cống hiến với những hy sinh lặng thầm anh để lại cho đời một “cuốn nhật ký” nghị lực phi thường mà nhiều
người bình thường không thể làm được như anh.
1


Ngày 31/12/2012, trên đường đi từ TPHCM vào Vĩnh Long trong dịp nghỉ Tết Dương lịch, sau khi có cuộc gặp
mặt thân mật với ca sĩ Tuấn Ngọc và nhạc sĩ Phạm Duy, hiệp sỹ CNTT đã đột ngột qua đời.
Với những đóng góp thiết thực cho người khuyết tật và một tinh thần không khuất phục trước khó khăn,
khát vọng vươn lên trong cuộc sống, hiệp sĩ Nguyễn Công Hùng vừa được tôn vinh “Ý chí, nghị lực Việt Nam”.
*Nguyễn Sơn Lâm – chinh phục Fanxiphan bằng nạng gỗ

Nguyễn Sơn Lâm hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Đào tạo Tỏa sáng, một diễn giả chuyên
nghiệp và là chuyên gia trong lĩnh vực truyền động lực và khai phá tiềm năng con người.

Nguyễn Sơn Lâm
Tốt nghiệp cả 2 trường đại học với thứ hạng cao, say mê bóng đá, say mê văn chương và khát vọng sống
lớn đã giúp cho Nguyễn Sơn Lâm từng bước vượt qua những trở ngại của cuộc đời, vươn tới đỉnh cao của lý
tưởng. Tháng 10/2011, Lâm là người đầu tiên chinh phục đỉnh Fanxiphan bằng nạng gỗ.“Sinh ra trên đời đã là
một may mắn. Hãy làm thế nào để tận dụng sự may mắn đó để cuộc đời không bị lãng phí. Bao nhiêu con người
còn chưa kịp sinh ra, chưa kịp nhìn thấy ánh mặt trời. Thế nên, tôi không bao giờ nhìn vào những khó khăn của
mình mà học cách đối mặt với nó”, Lâm chia sẻ.
*Cô bé “xương thủy tinh” khuấy đảo “Got Talent”
Nguyễn Phương Anh cô gái xương thủy tinh lọt vào vòng chung kết cuộc thi Tìm kiếm tài năng Việt Nam

(Vietnam’s got talent 2011) là một tấm gương nghị lực gần gũi với các bạn trẻ.Cô bé xương thủy tinh Phương
Anh được chú ý từ sau khi tham gia VietNam's Got Talent. Dù không đoạt ngôi vô địch cuộc thi, song hình ảnh
cô thiếu nữ thân hình nhỏ bé nhưng mang nghị lực phi thường đã khiến khán giả thán phục.

Nguyễn Thị Phương Anh,

Phương Anh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Phương Anh, năm nay học lớp 11 tại trường THPT Việt Đức, Hà
Nội. Vì căn bệnh quái ác, Phương Anh phải hạn chế hoạt động nhưng cô không hề sống khép mình vì tủi thân
hay buồn bã.
Phương Anh từng giành giải nhì cuộc thi hát tiếng Anh "Let's Get Loud" với ca khúc "See you again", cô
cũng lọt vào top 4 VietNam's Got Talent và khiến cộng đồng mạng xôn xao thán phục.Nhiều người đã chia sẻ
câu chuyện về nghị lực phi thường của Phương Anh “Vietnam’s Got Talent” đến bạn bè, người thân của mình

như một tấm gương, một hình ảnh để càng thêm tin yêu và lạc quan về cuộc sống.
*Thầy giáo khuyết tật giúp hơn 200 học sinh đỗ ĐH
Vượt lên tật nguyền, thầy giáo Lê Hữu Tuấn, sinh năm 1983, thôn Ngọc Lậu, xã Đông Thịnh, huyện
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, đã làm được nhiều điều đáng nể trong qúa trình học tập: Tốt nghiệp ĐH và truyền
2


đạt kiến thức cho gần 200 học sinh thi đỗ vào các ĐH, CĐ trong cả nước.Thầy Tuấn bị bại liệt cả hai chân từ
năm học lớp 2. Trường học xa nhà nhưng Tuấn vẫn quyết tâm học hành đến nơi đến trốn. Bằng nghị lực phi
thường, Tuấn thi đỗ tốt nghiệp cấp 2 đạt loại giỏi, giành nhiều giải nhất, nhì khi đi thi học sinh giỏi.
Vượt lên hoàn cảnh, số phận, những năm cấp 3 Tuấn chăm chỉ học hành và đạt được nhiều thành tích cao
trong học tập. Năm 2001, lần đầu tiên trường ĐH Hồng Đức mở khoa công nghệ thông tin chất lượng cao để bổ

sung nguồn nhân lực cho tỉnh. Được sự định hướng của bố mẹ và các thầy cô giáo, Tuấn mạnh dạn đăng ký và
thi đỗ với 25 điểm. tiếp đó, cậu đã vượt qua hàng trăm sinh viên khác giành một vé vào lớp công nghệ thông tin
chất lượng cao của trường.
Năm 2005, sau khi tốt nghiệp, Tuấn được một số cơ quan, doanh nghiệp mời về làm. Thế nhưng, từ chối các cơ
hội, Tuấn mong làm được một việc gì đó có ích hơn để đáp nghĩa thầy cô, gia đình và những người thân đã dành
cho mình.
Tình cờ, một người bạn của bố Tuấn đến chơi và nhờ cậu dạy kèm cho hai đứa con của từng thi trượt ĐH.
Sau 1 năm kèm cặp, Tuấn đã giúp cả 2 em này đều thi đỗ. Tiếng lành đồn xa, học sinh trong tỉnh và các huyện
lân cận tự tìm đến nhờ thầy Tuấn dạy kèm môn Toán, môn Lý từ lớp 10 đến lớp 12. Tuấn bắt đầu định hướng và
tìm được công việc mình mong ước. Cậu quyết tâm mở lớp kèm dạy nhiều em hơn.
Lớp đầu tiên của Tuấn có 20 học sinh thì có tới 13 người thi đỗ. Vì thế, số học sinh đến với Tuấn ngày
càng nhiều hơn. Hiện, Tuấn đã có tới 600 em nhờ kèm học gồm học sinh lớp 10, 11, 12.Tâm sự với Đất Việt,

thầy Tuấn cho biết, từ năm 2005 đến 2008, số học sinh theo học tại gia đình thầy đậu vào các ĐH trong cả nước
lên đến gần 200 em và có tới vài trăm em khác đang theo học hệ CĐ.
3. Ý NGHĨA NGHỊ LỰC
Cuộc sống của chúng ta luôn là một chuỗi khó khăn và thử thách. Nếu hèn nhát và yếu đuối chắc chắn ta
sẽ thất bại và gục ngã. Những nếu có ý chí nghị lực chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua để vươn tới thành công. Như
vậy trong cuộc sống, ý chí nghị lực luôn là người bạn đồng hành cùng con người.
Trước hết ta cần hiểu "ý chí nghị lực" là gì ? Ý chí nghị lực là sự dũng cảm, là nghị lực phi thường, là bản
lĩnh của con người vượt qua mọi khó khăn và thử thách để vươn tới thành công.Biểu hiện của ý chí nghị lực đó là
những tấm gương dám sống, dám thành công như chàng trai không tay , không chân Nick Jivucic, thầy giáo
Nguyễn Ngọc Ký, chàng trai NGuyễn Sơn Lâm...
Từ giải thích và những tấm gương tiêu biểu trên, ta thấy ý chí nghj lực có vai trò quan trọng trong cuộc
đời mỗi con người.

Thứ nhất, ý chí nghị lực tạo cho ta bản lĩnh và lòng dũng cảm. Người có ý chí và nghị lực là người luôn
đương đầu với mọi khó khăn thử thách, là người dám nghĩ , dám làm, dám sống. Chàng trai Nguyễn Sơn Lâm,
chỉ cao chưa đầy một mét, đi phải chống nạng nhưng lại gỏi ba thứ tiếng, từng thi Việt Nam Idol 2010, năm
2011, anh là người đã chinh phục đỉnh Phanxipăng và trở thành người khuyết tật Việt Nam đầu tiên đặt chân lên
đỉnh núi này mà không cần đến sự giúp đỡ của người khác.
Thứ hai, ý chí nghị lực giúp chúng ta khắc phục những khó khăn và thử thách, rèn cho ta niềm tin và thúc
đẩy chúng ta luôn hướng về phía trước, vững tin vào tương lai. Đúng như người phương tây từng nói " hãy
hướng về ánh sáng, mọi bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn",Nick Jivucic từng nói " Không có mục tiêu nào quá lớn,
không có ước mơ nào quá xa vời", chị Đặng Thùy Trâm từng nói "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được
cúi đầu trước giông tố"... tất cả đều chứa đựng trong đó những thông điệp lớn lao về ý chí và nghị lực.
Thứ ba, ý chí nghị lực giúp con người ta luôn tự tin về bản thân, tự tin với công việc mình làm. Dù thất
bại vẫn vui vẻ và khắc phục lại chứ không hề nản chí. Có lẽ đó là câu chuyện về Bill Gate, bỏ dở ĐH, lập công ty

phần mềm nhưng liên tiếp thất bại. Khắc phục những thất bại đó ông vươn lên thành tỷ phú bậc nhất của nhân
loại. Chung zu Zung, chủ tịch tập đoàn Huyndai Hàn Quốc từng là nông dân, công nhân đến ông chủ tập đoàn
Huyn đai là cả một quá trình "gian nan rèn luyện mới thành công".
Ngày nay, xã hội càng phát triển, nhiều cơ hội được mở ra nhưng ta vẫn thấy có những biểu hiện trái
ngược. Bên cạnh những con người thành công, ta thấy rất nhiều bạn trẻ bây giờ thấy khó khăn thì nản chí. Thấy
thất bại thì hủy hoại chính mình. Sống thiếu niềm tin, thiếu ý chí, sống hèn nhát và gục ngã. Đây là vấn đề cần
lên án.
3


Từ việc phân tích ở trên tra cần rút ra cho mình bài học nhận thức và hành động.Về nhận thức, ta thấy ý
chí nghị lực là động lực, niềm tin của con người. Là kim chỉ nam của con người.Về hành động ta cần: rèn luyện

cho mình ý chí và nghị lực; phê phán những kẻ yếu đuối, thiếu tự tin. Học tập những tấm gương về ý chí và nghị
lực. Từ đó ta dám sống và dám đi đến thành công.
Tóm lại, ý chí nghị lực là thước đo phẩm giá của con người. Mỗi chúng ta hãy rèn luyện để có ý chí và
nghị lực sống. Sống không hèn nhát và yếu đuối. Muốn vậy ngay từ bây giờ bạn hãy là chính bạn với những ước
mơ và khát vọng và rèn luyện để vươn tới thành công nhé!
4.THẦY NGUYỄN NGỌC KÝ – TẤM GƯƠNG SÁNG NGỜI VỀ NGHỊ LỰC VƯỢT LÊN SỐ PHẬN
Sinh năm 1947, quê ở Hải Hậu, Nam Định, đến nay thầy giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký đã ngoài 60 tuổi,
sức khỏe đã có phần giảm sút song tình yêu và niềm đam mê đối với nghề giáo vẫn luôn vẹn nguyên trong con
người đầy nghị lực này.
Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình
đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang
lứa.Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà,

cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng ... chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết
được chữ O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để
chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác
Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất
sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.
Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn.
Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4
năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách. Ông quan
niệm: “Xa trường, xa lớp nhưng không xa sách vở”. Năm 1970, ông bảo vệ thành công Luận văn Tốt nghiệp và
cho ra đời tập truyện ký viết bằng chân đầu tiên với nhan đề : “Những năm tháng không quên” (sau đổi là “Tôi
đi học”, tái bản nhiều lần).
Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm

Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định (quê ông) làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn,
góp phần thống nhất nước nhà”.
Người thầy tật nguyền nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh.
Trong lần về thăm huyện Hải Hậu, Nam Định, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc
Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những
người khuyết tật noi theo”. Ngày 20/11/1992, ông được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.
5.CHIẾN THẮNG CỦA NGHỊ LỰC PHI THƯỜNG: ÁNH VIÊN
(Tấm Gương) - “Muốn trở thành công dân tốt, các bạn trẻ cần tự đặt mục tiêu phấn đấu cho mình trong
cuộc sống và hãy đặt những mục tiêu cao để bản thân không ngừng nỗ lực, phấn đấu từng ngày”, đó là chia sẻ
của “cô gái vàng đường đua xanh” SEA Games 28 - Nguyễn Thị Ánh Viên.
Bước vào phòng ngủ của Viên là thấy ngay dòng khẩu hiệu tự tay em viết ở đầu giường: “Cố gắng tập
luyện giành 9 huy chương vàng tại SEA Games”. Khi bước ra bể bơi tập luyện, hay đến với đấu trường SEA

Games, Ánh Viên cũng chỉ có một khẩu hiệu duy nhất đó.
Tại SEA Games 28 vừa qua ở Singapore, Ánh Viên đoạt 8 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ, phá 8 kỷ lục SEA
Games. Với thành tích xuất sắc tại SEA Games 28, Ánh Viên giành 3 chuẩn A Olympic 2016. Điều đáng nói,
đây là thành tích chỉ có duy nhất Ánh Viên làm được ở khu vực Đông Nam Á, sau SEA Games vừa qua.
6. KHÂM PHỤC NGHỊ LỰC CỦA 4 TẤM GƯƠNG KHUYẾT TẬT
Trong ngày Người khuyết tật quốc tế 3/12, cùng điểm lại những gương mặt người khuyết tật tiêu biểu nhất VN.
4


*Thảo Vân: Giám đốc năng động
Nguyễn Thảo Vân sinh ra ở một vùng quê nghèo tỉnh Nghệ An, cô là em gái của hiệp sỹ CNTTNguyễn Công
Hùng (đã qua đời). Chung số phận giống như anh của mình, Vân càng lớn, cơ thể càng teo lại, đôi chân cứ thế

nhỏ dần đi, và yếu đến mức không thể di chuyển được. Vân cùng anh Công Hùng đã phải khó khăn lắm mới có
thể đều đặn hàng ngày tới trường và giành được những thành tích học tập đáng nể: Lớp 9 Vân đạt giải nhất cờ
vua, năm lớp 10 đạt giải nhất cờ tướng khối PTTH cấp tỉnh, năm 2003 đạt học sinh giỏi môn Anh văn…

Thảo Vân hiện đang là giám đốc của Trung tâm nghị lực sống

Khi anh trai mất đi, Thảo Vân thay mặt anh điều hành Trung tâm nghị lực sống. Rất nhiều khó khăn đã
đến với chị và từng ngày, chị phải làm quen, điều hành công ty. Hiện tại, các học viên của Trung tâm Nghị lực
sống là các bạn trẻ khuyết tật khắp mọi miền đất nước. Họ đến đây được miễn 100% học phí, chỉ phải đóng tiền
ăn và tiền trọ là một triệu đồng một tháng. Hàng ngày Vân và các tình nguyện viên dành nhiều thời gian để đào
tạo miễn phí tin học, tiếng Anh và các môn học sáng tạo, tổ chức các chương trình về kỹ năng mềm cho học
viên.Dù cơ thể không lành lặn, nhưng Thảo Vân thường tranh thủ thời gian để đi làm từ thiện và tham gia các

chương trình tình nguyện. Tấm gương của cô đã trở thành thần tượng cho rất nhiều bạn trẻ noi theo.
*Linh Chi: “Nick Vujicic” Việt Nam
Nguyễn Linh Chi (Yên Bái) là một cô bé đặc biệt xuất hiện trong sự kiện Nick Vujicic đến Việt Nam.
Nhiều người đã gọi cô bé bằng cái tên đặc biệt “Nick Vujicic” Việt Nam.
Ngay từ khi mới lọt lòng, Linh Chi bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, Linh Chi sinh ra không có
chân tay. Từ bé, Linh Chi đã sớm nhận ra sự khác biệt của mình và nỗi buồn khi bạn bè xung quanh trêu trọc.
Vượt lên trên nỗi đau và số phận, cảm nhận được tình yêu thương của mọi người trong gia đình dành cho mình,
Linh Chi đã cố gắng rất nhiều để có thể tự lập mọi việc trong cuộc sống.

Dù không có chân tay, Linh Chi đã tập đi trên hai ống inox, em còn có thể cầm đồ vật, rót nước uống,
mời khách. Chi cũng đã biết đọc và tập viết chữ bằng cách kẹp viết vào cằm, dù em viết chậm so với bạn. Ngoài
niềm vui học hát, múa với bạn bè, Chi còn rất thích đọc thơ và vẽ tranh. Hiện cô bé đang theo học trường tiểu

học Nguyễn Thái Học, và nhờ sự dạy dỗ tận tình của các thầy cô, 2 năm gần đây, Linh Chi đã biết đọc, biết
viết. Dù không có tay lành lặn, em vẫn viết được nét chữ khá đẹp và ngay ngắn.
*Trà My: Nhà văn của nghị lực
Trần Trà My – cây bút quen thuộc với khá nhiều độc giả qua những tập truyện ngắn Yêu… trên từng
ngón tay, Giấc mơ đôi chân thiên thần, Chúng ta chính là mùa xuân… Chị là một trong những gương mặt bản
lĩnh trẻ quen thuộc với các độc giả của Tiin.vn.

5


Không may mắn khi đôi chân bị bại liệt, giọng nói không rành mạch, tròn tiếng. Số phận đã cướp đi của
chị đôi chân và tiếng nói, nhưng không thể cướp đi tình yêu văn chương và nghị lực sống phi thường nơi cô gái

xinh xắn này.
Trà My đã nỗ lực học tập, theo đuổi niềm đam mê của mình và có một số lượng độc giả hâm mộ không
hề nhỏ. Những tác phẩm của chị đều tràn đầy tình yêu vào cuộc sống và niềm tin mãnh liệt ở tương lai. Chị từng
tâm sự: “Đôi khi khuyến khuyết cũng là 1 may mắn bạn ạ. Người trẻ hãy cho họ nếm trải và hãy cho họ cơ hội.
Không ai xấu và cũng không ai tốt trọn vẹn cả. Chúng ta cần phải nhìn cả 2 mặt để yêu đời và yêu người hơn chứ
nhỉ?”.
Ngoài các công việc thường ngày, dành thời gian sáng tác, Trà My còn thường tham gia tình nguyện. Đối
với Trà My, số phận với cô vốn dĩ luôn may mắn, may mắn đó là khi cuộc sống đã ban tặng cho cô một trái tim
yêu thương, đầy đam mê và nghị lực sống không gì so sánh được.
*Sơn Lâm: Giám đốc thành thạo 3 ngoại ngữ
Nguyễn Sơn Lâm quê ở Quảng Ninh, từ khi sinh ra, bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, anh đã bị dị
tật ở hệ xương, chân tay mềm yếu, cứ gượng đứng dậy là lại ngã sõng xoài, khiến đầu và mặt luôn sây sát, nhiều

khi bật cả máu.

Sơn Lâm chinh phục Phan xi păng

Và thi Vietnam idol

Lên 5 tuổi, trong khi các bạn đi mẫu giáo, làm quen với con chữ thì Lâm phải ngồi nhà bởi chân tay anh
kém phát triển, răng cứ mọc rồi lại rụng khiến việc phát âm vô cùng khó khăn. Nhìn ánh mắt buồn tủi của con
trai, người mẹ không kìm nổi lòng mình. Bà cố gắng sưu tầm sách báo nói về những tấm gương vượt khó và
hằng đêm lại kể cho con nghe với hy vọng xua tan mặc cảm tật nguyền ở Lâm.Sơn Lâm cũng nhờ thế mà có
thêm niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Đến năm lớp 12, Lâm thi đỗ liền 2 trường đại học: Đại học Ngoại
ngữ Hà Nội (Khoa tiếng Anh) và Đại học dân lập Phương Đông (Khoa tiếng Nhật). Đam mê các môn ngoại ngữ,

Lâm còn học thêm cả tiếng Pháp.
Ra trường, Lâm cộng tác với khá nhiều tờ báo và ấp ủ mở công ty riêng. Hiện tại, anh là giám đốc một
công ty lớn và luôn cố gắng hoàn thiện hơn nữa bản thân để trở thành một diễn giả nổi tiếng.Với cơ thể chưa đầy
27kg và cao khoảng 90cm, Sơn Lâm đã từng chinh phục nóc nhà Đông Dương - đỉnh Phan xi păng và luôn tự tin
mình có thể chinh phục được nhiều đỉnh cao nữa trong cuộc sống.

GƯƠNG VỀ HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU
1.TINH THẦN TỰ HỌC

6



Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà chẳng chịu học hành thì khôn lớn sẽ chẳng làm được
việc gì có ích” hoặc “Bất học bất tri lí”. Vậy thì chúng ta cần học thế nào cho đúng, cho có kết quả? Và qua kinh
nghiệm bao đời được đúc kết, người ta đã nhận ra rằng chỉ có tự học mới là phương pháp hữu hiệu nhất.
Suốt lịch sử phát triển mấy nghìn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ. Vì thế,
muốn tiếp thu những tinh hoa ấy, con người chỉ có một cách duy nhất là phải học suốt đời. Bác Hồ đã từng dạy:
“Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân”, Lê-nin đã khuyên: “Học, học nữa, học mãi”.
Vì thế, tự học là xác định được ý thức, học có mục đích và học một cách tự giác.
Thực tế đã cho ta thấy những tấm gương tự học như Mạc Đĩnh Chi vì nhà nghèo, không có tiền mua dầu thắp
sáng nên ông đã bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Hay nhà toán học Lương Thế Vinh từ một
đứa trẻ chăn trâu vẫn luôn tu chí học hành, hoặc không ai xa là Bác Hồ từ một anh Ba phụ bếp, người thợ ảnh ở
ngõ nhỏ đến người thợ quét tuyết trong công viên, Bác vẫn không ngừng tiếp thu và học tập để nâng cao hiểu
biết về văn hóa, lịch sử nhân loại, rút ra những kinh nghiệm bổ ích và Người đã trở thành một danh nhân văn hóa

thế giới…
Những minh chứng trên phải chăng đã quá sáng tỏ để nhận ra rằng, có tự học, chúng ta mới xác định được
năng lực của bản thân. Khổng Tử đã dạy: “Bể học không bờ”, vì thế ta không nên nản lòng khi thấy việc học của
ta còn nông cạn, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm và ta cần phải cố gắng bồi đắp bằng ý chí và nghị lực của
mình bởi việc tích lũy kiến thức của con người như “Kiến tha lâu đầy tổ”.
Càng học chúng ta mới nhận ra rằng có tự học, chúng ta mới tiến bộ nhanh và có những kết quả vững chắc. Tự
học sẽ giúp chúng ta có thêm nghị lực, niềm tin trong cuộc sống. Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn như những
chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào”. Vì thế bước đường tự học bao giờ cũng sẽ bắt đầu với nhiều trở
ngại, khó khăn dễ làm ta chùn bước nhưng nếu ta có ý chí, quyết tâm vươn lên trở ngại khó khăn thì những đắng
cay sẽ cho ta những hoa quả ngọt ngào. Lúc bấy giờ, ta mới thấy được hết giá trị của học vấn. Như cô bé Trần
Bình Gấm bán khoai đã đậu ba trường đại học, nhận học bổng “Học trò giỏi- hiếu thảo” của báo Tuổi trẻ bằng
tinh thần tự học, bằng sự cần cù, siêng năng, vượt qua khó khăn, không ngừng nâng cao kiến thức của bản thân

mình là một tấm gương cho bao bạn trẻ hôm nay.
Nhưng lại có một thành phần các bạn trẻ ngày nay được học ở trường dưới sự dìu dắt của thầy cô nhưng chỉ
học chày, học vẹt, học dựa dẫm thì kết quả sẽ không có hoặc chỉ là những điểm ảo. Một khi các bạn ấy tự bơi vào
biển rộng, họ sẽ chìm ngập vì không có phao, không có bàn tay của thầy. Phải chăng đó là điều các bạn muốn?
Để tự tin hơn trong học tập cũng như cuộc sống sau này, mỗi người cần phải trang bị một khối lượng kiến thức
cũng như một cách học phù hợp, phải xác định đúng mục đích và động cơ học tập; học để nắm vững những kiến
thức cơ bản, học và làm bài đầy đủ để cũng cố kiến thức… tham khảo trong cuộc sống để mở rộng vốn hiểu
biết… Học ở sách là một trong những phương pháp tự học tốt nhất nhưng việc học này cần phải được thực hiện
thật nghiêm túc, tức là đọc có chọn lọc, suy nghĩ, có hệ thống chứ không phải là chép, học thuộc để đối phó…
Vẫn còn rất nhiều phương pháp tự học, vì vậy, mỗi người cần phải tự chọn cho mình một cách học phù hợp và
hiểu quả nhất.
Tự học là phương pháp tốt nhất để tiếp thu, tích lũy những điều thú vị ở quanh ta. Mỗi người cần tập dần tính

tự học để có kiến thức uyên bác làm giàu cho đất nước. Thế hệ trẻ ngày nay muốn chiếm lĩnh được đỉnh cao khoa
học, làm chủ cuộc sống và tương lai thì phải xác định được phương pháp học tập đúng đắn nhất là tự học.
2. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Ngô Bảo Châu là nhà toán học nổi tiếng với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng
cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được Huy
chương Fields.

GƯƠNG VỀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
1. NHỮNG TẤM GƯƠNG ANH HÙNG TRONG CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
ANTĐ - Để góp phần vào sự thành công của chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) đã có biết bao tấm
gương anh dũng hy sinh khi tuổi đời còn xuân xanh. Họ, những người chiến sỹ mang trên mình một tình yêu Tổ
7



Quốc, sẵn sàng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc như: Bế Văn Đàn lấy vai làm giá súng, Tô Vĩnh Diện
dùng thân chèm pháo, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Trần Can hiên ngang dẫn đầu tiểu đội vượt
qua lô cốt tiền duyên để xông vào sở chỉ huy, rồi cắm cờ lên lô cốt Him Lan…
*Anh hùng Phan Đình Giót
Phan Đình Giót quê Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn.
Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan
Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.
Chiều 13/3/1954, quân ta nổ súng tiêu diệt Him Lam. Cả trận địa rung chuyển mù mịt sau nhiều loạt
pháo. Các chiến sĩ đại đội 58 lao lên mở đường, đã liên tiếp đánh đến quả bộc phá thứ tám. Phan Đình Giót đánh
quả thứ chín và bị thương ở đùi, nhưng vẫn xung phong đánh quả tiếp theo. Quân Pháp tập trung hỏa lực trút đạn

như mưa xuống trận địa ta, đồng đội bị thương rất nhiều.
Lòng căm thù quân giặc lên cao, Phan Đình Giót lao lên đánh liên tiếp hai quả nữa phá toang hàng rào
cuối cùng, mở thông đường để đồng đội lên đánh sập lô cốt đầu cầu. Lợi dụng thời cơ địch hoang mang, anh lao
lên bám chắc lô cốt số 2, ném thủ pháo, bắn kiềm chế cho đơn vị tiến lên. Anh bị thương ở vai và đùi, máu chảy
rất nhiều. Thế nhưng bất ngờ từ hỏa lực lô cốt số 3 của địch bắn rất mạnh vào đội hình của ta. Lực lượng xung
kích bị ùn lại, anh cố gắng nhích mình lên gần lại lô cốt số 3 với ý nghĩ cháy bỏng duy nhất là dập tắt lô cốt này.
Anh đã dùng hết sức còn lại nâng tiểu liên lên bắn mạnh vào lỗ châu mai và hét to: “Quyết hy sinh vì Đảng, vì
dân”, rồi dướn người lấy đà lao cả tấm ngực thanh xuân vào bịt kín lỗ châu mai địch. Hỏa điểm lợi hại nhất của
quân Pháp bị dập tắt, toàn đơn vị ào ạt xông lên như vũ bão, tiêu diệt gọn cứ điểm Him Lam, giành thắng lợi
trong trận đánh mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ.
Phan Đình Giót hy sinh lúc 22h30p ngày 13/3/1954 ở tuổi 34. Phan Đình Giót được nhận danh hiệu Anh hùng
Lực lượng Vũ trang nhân dân ngày 31/3/1955. Khi hy sinh, anh là Tiểu đội phó bộ binh Đại đội 58, Tiểu đoàn

428, Trung đoàn 141, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, được tặng Huân chương Quân công
hạng nhì.
*Anh hùng Tô Vĩnh Diện
Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Anh sinh ra trong
một gia đình nghèo, lên 8 tuổi đã phải đi ở cho địa chủ, suốt 12 năm đi ở đợ anh luôn phải chịu bao cảnh áp bức,
bất công. Năm 1946 anh tham gia dân quân ở địa phương, đến năm 1949 anh xung phong đi bộ đội.
Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp cong và rất nguy hiểm, anh cùng đồng chí pháo thủ Lê Văn
Chi xung phong lái pháo. Đến nửa chừng, dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng
lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Chi bị
hất văng ra. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn đó, Tô Vĩnh Diện hô anh em “Thà hy sinh quyết bảo vệ pháo”,
và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó các anh em đồng đội kịp
ghìm giữ pháo lại. Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng của anh đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn

thành tốt nhiệm vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Khi hy sinh anh là Tiểu đội trưởng pháo cao xạ 37
ly, thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394, Trung đoàn 367.
Anh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Ngày 7/5/1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì và được tặng danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
*Anh hùng Bế Văn Đàn
Bế Văn Đàn sinh năm 1931, ở xã Triệu Ẩu, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng. Anh sinh ra trong một gia
đình nghèo có truyền thống cách mạng, cha làm thợ mỏ, mẹ mất sớm, tham gia hoạt động du kích từ ngày còn
nhỏ tuổi. Nhận lệnh cho đại đội quyết tâm giữ ở Mường Pồn bằng bất cứ giá nào, tạo điều kiện các đơn vị khác
triển khai lực lượng, thực hiện các chủ trương của chiến dịch. Mặc dù Bế Văn Đàn vừa đi công tác về nhưng khi
8



thấy chỉ huy thông báo, anh đã xung phong lên đường làm nhiệm vụ. Anh vượt qua lưới đạn dày đặc của Pháp,
xuống truyền đạt mệnh lệnh cho đại đội kịp thời, chính xác. Trận đấu càng ngày càng diễn ra ác liệt hơn, anh
được lệnh ở lại đại đội chiến đấu cùng đồng đội.
Quân Pháp phản kích lần thứ ba, mở đường tiến, đại đội Việt Minh bị thương vong nhiều, chỉ còn 17
người, bản thân Bế Văn Đàn cũng bị thương, nhưng anh vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên của đơn vị
không bắn được vì xạ thủ hy sinh. Khẩu trung liên của Chu Văn Pù cũng không bắn được vì không có chỗ đặt
súng. Trong tình thế hết sức khẩn trương, anh không ngần ngại chạy lại cầm hai chân khẩu trung liên đặt lên vai
mình và hô đồng đội bắn. Pù còn do dự thì Bế Văn Đàn nói: “Kẻ thù trước mắt, đồng chí có thương tôi thì bắn
chết chúng nó đi”. Trong lúc lấy thân mình làm giá súng, anh bị thêm hai vết thương nữa và hy sinh, hai tay vẫn
còn ghì chặt súng trên vai mình. Sự hy sinh của Bế Văn Đàn đã trở thành tấm gương tiểu biểu trong Quân đội
nhân dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Khi hy sinh, anh là tiểu đội phó, Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Trong đại hội mừng công của đơn
vị Bế Văn Đàn được truy tặng danh hiệu Huân chương Chiến công hạng Nhất và được bình bầu là chiến sĩ thi
đua số một của tiểu đoàn. Ngày 31/8/1955, Bế Văn Đàn được Quốc hội nước Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công hạng Nhì.
*Anh hùng Trần Can
Trần Can sinh năm 1931 ở xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Trong trận đánh đồi Him
Lam mở đầu cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Trần Can được giao nhiệm vụ chỉ huy tiểu đội thọc sâu diệt sở chỉ
huy và cắm lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của Hồ Chủ Tịch giao cho quân đội, lên đồn Pháp. Khi nổ súng mặc
cho hỏa lực quân Pháp bắn ra dữ dội, anh dẫn đầu tiểu đội vượt qua lô cốt tiền duyên, chọc thẳng vào sở chỉ huy
như một mũi dao nhọn cắm vào giữa tim gan địch, rồi nhảy lên lô cốt cắm lá cờ. Sau đó anh chỉ huy tiểu đội diệt
lính Pháp còn lại trong hầm ngầm, bắt sống 25 tên và tịch thu nhiều vũ khí.
Trong trận đánh điểm cao 507, anh dũng cảm dẫn đầu tiểu đội xông lên áp đảo quân Pháp, chiếm mỏm cột cờ.

Anh cùng đồng đội kiên quyết giữ vững và tiến công đánh bại 4 đợt phản kích của địch, chúng xông lên trong đợt
công kích thứ năm, chúng ném lựu đạn tới tấp trước khi xung phong. Trần Can nhặt lựu đạn ném lại và chỉ huy
đơn vị nhảy lên bờ hào đánh ráp lá cà. Cán bộ đại đội bị thương vong hết, bản thân Trần Can cũng bị thương
nhưng anh vẫn quyết tâm thay thế cán bộ đại độ chỉ huy bộ đội chiến đấu suốt đêm.
Sáng hôm sau anh tập trung thương binh nhẹ lại, động viên bộ đội, chấn chỉnh tổ chức, củng cố trận địa. Quân
Pháp lại phản kích dữ dội, mong đánh bại quân ta, giành cửa ngõ tiến vào Mường Thanh. Trần Can chỉ huy đơn
vị đánh tan đợt pháo kích của chúng, kiên quyết giữ vững trận địa, tạo thế cho đơn vị tiến vào Mường Thanh.
Anh đã hy sinh anh dũng sáng ngày 7 tháng 5 năm 1954, ngày kết thúc chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Khi hy sinh Trần Can là Đại đội phó bộ binh thuộc Trung đoàn 209, Đại đoàn 312, là Đảng viên Đảng cộng sản
Việt Nam. Liệt sĩ Trần Can được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì.
2. ANH HÙNG LIỆT SĨ NGUYỄN VĂN TRỖI
Anh Trỗi sinh ra và lớn lên ở làng Thanh Quýt nay là xã Điện Thắng Trung, Điện Bàn, trong một gia đình

nông dân nghèo, chẳng may lại mồ côi mẹ từ thuở nhở. Tuổi thơ anh theo cha ra Đà Nẵng kiếm kế sinh nhai.
Năm 10 tuổi vào Sài Gòn học nghề thợ điện, rồi đap xích lô. Từ đó, anh Trỗi được các chú, các anh dìu dắt giác
ngộ cách mang, tham gia vào LLVT Sài Gòn- Gia Định.
Trong lúc làm nhiệm vụ nối dây điện tới quả mìn thì bị địch phát hiện. Anh sa vào tay giặc. Trong nhà
ngục kẻ thù dùng mọi thủ đoạn tra tấn, dụ dỗ nhưng anh vẫn giữ một tấm lòng son sắc với Đảng với nhân dân.
Dù bị đòn roi tra tấn, anh khẳng khái vạch mặt tội ác kẻ thù “Còn giặc Mỹ không có hạnh phúc.” Không khuất
phục được anh, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa anh ra tòa án quân sự kết án tử hình.
Nguyễn Văn Trỗi bị xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15t háng 10 năm 1964,
trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài. Những phút cuối cùng, anh tỏ ra rất can đảm, không đồng
ý bịt mắt và xưng tội và hô lên những lời cuối cùng được các phóng viên ghi lại:
"Hãy nhớ lấy lời tôi
Đả đảo đế quốc Mỹ

Đả đảo Nguyễn Khánh
Hồ Chí Minh muôn năm
Hồ Chí Minh muôn năm
Hồ Chí Minh muôn năm!"
9


Sau khi chết, Nguyễn Văn Trỗi được truy nhận Đảng viên Nhân dân Cách mạng miền Nam và Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Thành đồng hạng nhất
Tên anh được đặt cho nhiều con đường, nhiều trường học trên khắp Việt Nam. Một giải thưởng của Thành
đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và một sân vận động ở Cuba cũng đã đặt theo tên anh.


GƯƠNG VỀ LỐI SỐNG, HÀNH VI ĐẸP TRONG CUỘC SỐNG
Thời phong kiến xưa cũ, “chí làm trai” của các “trang nam nhi” là vì lợi ích chung của toàn xã hội, của
quốc gia, không màng tới danh lợi tiền tài, sẵn sàng hi sinh cho quốc gia, sẵn sàng đánh đổi cả bản thân cho hoà
bình dân tộc. Đó là một quan niệm “sống đẹp” rất hay. Tiêu biểu cho thời kỳ này là những bậc danh thần, những
vị đạt tướng quân lỗi lạc: Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Lê Lợi, …
Trong hai cuộc chiến tranh ác liệt, giải phóng dân tộc dưới ách đô hộ của Pháp – Mỹ. Ta thấy hình ảnh
oai hùng của dân tộc Việt Nam với sự lãnh đạo của vị cha già đáng kính Hồ Chí Minh. Người đã định hướng cho
cuộc đời mình chính là tham gia vào công cuộc giải phóng dân tộc. Người đã kiên trì bôn ba tứ xứ, học hỏi cái
hay, cái đẹp của xứ người để rèn luyện kiến thức bản thân rồi truyền đạt lại cho dân tộc. Đó là ngọn đuốc chói
loà, ngọn hải đăng không bao giờ tắt dẫn đường cho chúng ta đạt tới sự hoàn hảo của “sống đẹp”. Đông hành
cùng Bác Hồ chính là những tấm gương kiên trì trong chiến đấu, những phát minh và nỗ lực không ngừng, cũng
như những hi sinh chiến đấu tới giọt máu cuối cùng của nhân dân. Tiêu biểu cho giai đoạn này chính là Trần Đại

Nghĩa; Phạm Tiến Duật; Chính Hữu;…
Trong thời kỳ hoà bình với sự phát triển đi lên của xã hội, quan điểm xưa không còn hiệu dụng cho thời
gian này. Nghĩ vụ của chúng ta bây giờ chính là xây dựng đất nước, phát triển vững mạnh, mà trước hết là phát
huy tối đa năng lực trong học tập và lao động. Có những con người đã thành công trên con đường “sống đẹp”
này. Giáo sư Ngô Bảo Châu – người đã kiên trì chứng minh bổ đề Langlands suốt 15 năm trường. Đó là một
thành quả to lớn cho sự phát triển nền Toán học Việt Nam trên trường Quốc tế. Hay là gần đây, anh Lê Vũ
Hoàng đã đạt được giải nhất trong cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” khi hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn.
Anh đã phấn đấu để đạt thành quả đáng khen đó.

CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN THIẾT
10 KỸ NĂNG CỐT YẾU TẠO THÀNH CÔNG TRÊN CON ĐƯỜNG DANH VỌNG
Những bậc thang thăng tiến trên con đường danh vọng phụ thuộc nhiều vào những kỹ năng và khả năng nghề

nghiệp mà thị trường lao động đang có nhu cầu cao. Nói chung, những khả năng này phụ thuộc vào những lợi
ích của từng cá nhân và mục tiêu mà họ đặt ra. Tuy nhiên, có những kỹ năng mà thị trường lao động ở bất cứ
đâu và bất cứ khi nào cũng có nhu cầu cao. Dưới đây là 10 kỹ năng như vậy do Bộ Lao động Mỹ đã đưa ra:
1. Khả năng giải quyết vấn đề:
Khả năng nhận biết, nghiên cứu và giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả được đánh giá rất cao trong các lĩnh
vực hoạt động xã hội, kinh doanh, y tế, khoa học và kỹ thuật.
2. Các kỹ năng về nghề nghiệp - kỹ thuật:
Khả năng lắp đặt, bảo vệ và sửa chữa các thiết bị điện tử và cơ khí được đánh giá cực kỳ cao trong các lĩnh vực
kỹ thuật, viễn thông và giao thông vận tải.
3. Khả năng giao tiếp:
Bầu không khí làm việc trong một tổ chức và hiệu quả công việc phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của các mối
quan hệ giữa nhân viên với khách hàng của họ

4. Sử dụng máy vi tính và lập trình:

10


Việc nắm bắt các tính năng của máy vi tính và khả năng sử dụng các tính năng đó tạo nhiều cơ hội cho người lao
động trong việc tìm kiếm việc làm tốt.
5. Khả năng sư phạm:
Dòng thông tin vô tận đã làm tăng nhu cầu về giảng viên và những người hướng dẫn có khả năng sư phạm cao,
đặc biệt trong các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ công cộng và dịch vụ xã hội, thương mại và quản lý.
6. Khả năng về khoa học và toán học:
Khả năng về toán học có ý nghĩa rất lớn quyết định đến thành công trong các lĩnh vực y tế, kỹ thuật và khoa học.

7. Quản lý tiền bạc:
Nhu cầu về các nhà môi giới đầu tư, kế toán và những người làm công tác xã hội là vô tận.
8. Quản lý thông tin:
Thông tin hiện nay là nhân tố cực kỳ quan trọng ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, đặc biệt là lĩnh
vực kinh tế. Nhu cầu sẽ ngày càng tăng đối với các nhà phân tích hệ thống, các chuyên gia trong các lĩnh vực
công nghệ thông tin và các nhà điều hành các cơ sở dữ liệu.
9. Ngoại ngữ:
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, thì việc nắm bắt các ngoại ngữ "nóng", như tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Trung
và tiếng Đức, có thể làm tăng đáng kể cơ hội tìm kiếm việc làm tốt và thăng tiến.
10. Quản trị kinh doanh:
Hiện thị trường có nhu cầu rất cao đối với những kỹ năng quản lý, bao gồm quản lý nhân sự, quản lý hệ thống,
quản lý các nguồn lực và tài chính, việc nhạy bén nắm bắt được những nhu cầu của người tiêu dùng và có khả

năng biến các tri thức đó thành tiền.

GƯƠNG VỀ LÒNG TỐT, SỰ NHÂN HẬU
1. NHỮNG TẤM GƯƠNG HY SINH CỨU NGƯỜI KHIẾN CỘNG ĐỒNG THỔN THỨC
Không nghĩ đến tính mạng của bản thân để cứu người lúc nguy nan, câu chuyện của những tấm gương
này đã khiến nhiều người cảm phục.
Cậu học sinh Nguyễn Văn Nam, em Trần Văn Nguyên, anh Trần Hữu Hiệp… là những tấm gương
khiến hàng nghìn người khi nhắc đến vẫn còn thổn thức. Những chàng trai này đã bỏ lại tuổi trẻ, và những ước
mơ còn dang dở để nhường lại sự sống cho nhiều người. Họ là minh chứng lớn cho việc, lòng tốt vẫn còn rất
nhiều trong cuộc sống này. Những anh hùng tuổi trẻ cũng vẫn còn rất nhiều trong xã hội hiện tại.
*Nam sinh quên mình cứu 5 em nhỏ
Đó là câu chuyện của Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An). Khi

đi ngang qua sông Lam thấy nhóm học sinh chới với giữa dòng nước, nam sinh không hề đắn đo mà nhanh chóng
lao xuống cứu người. Sau khi đã cứu được 4 em học sinh vào bờ, Nam thấy vẫn còn một em đang dần bị ngạt
nước, cậu bạn đã dùng hết sức lực giúp em nhỏ được vào bờ. Nhưng tiếc thay, chàng trai trẻ đã bị kiệt sức rồi
dần bị nước cuốn trôi.
Tấm gương của cậu học sinh dũng cảm này đã được Bộ GD & ĐT đưa vào đề thi ĐH năm nay. Không ít
người đã khóc vì xót thương, khâm phục cậu nam sinh dũng cảm. Một điều ít ai biết là bên cạnh các bằng khen
mà Chủ tịch nước, Bộ GT&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh truy tặng. Nam còn được Wikipedia
Tiếng Việt nhắc về như một tấm gương hy sinh cứu người tiêu biểu.
*Nhường áo phao, cứu 5 mạng người
Vụ tai nạn lật cano trên sông Soài Rạp (huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh) khiến 9 người chết đang gây
xôn xao dư luận những ngày gần đây. Khi theo dõi sự việc, người ta tìm hiểu được một câu chuyện cảm động về
chàng trai Trần Hữu Hiệp (sinh năm 1988) – một trong 9 nạn nhân đã dũng cảm nhường áo phao cho những

người gặp nạn khác, cứu sống được 5 người.
11


Trong lúc lật cano, vì có áo phao, anh Hiệp đã cứu thoát được 4 người. Khi đuối sức, anh nhìn thấy một
thai phụ đang đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết, không ngần ngại, Hữu Hiệp thêm lần nữa nhường
chiếc áo phao của mình cho người phụ nữ và đứa con trong bụng. Anh đã chấp nhận nhường lại cuộc sống của
mình cho hai mẹ con.
Câu chuyện về anh Hiệp những ngày gần đây đang làm rúng động cộng đồng mạnh. Lòng tốt, sự hy sinh
của con người trong hoàn cảnh khó khăn đã là bài học cho không ít người trẻ.
*Cậu học trò nghèo bỏ mạng sống cứu bạn
Cách đây 2 năm, câu chuyện của cậu bé Trần Văn Nguyên (xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, Quảng

Ngãi) cũng từng làm lay động không ít người. 10 đứa trẻ rủ nhau tắm ao, một em sụp chân xuống hố sâu chới
với. Trần Văn Nguyên vì cứu bạn nên kiệt sức, qua đời tại bệnh viện. Năm đó, em mới 14 tuổi.
Trước đó, Nguyên cũng có 2 lần cứu người bị nạn, nhưng tới lần cuối cùng, Nguyên đã ra đi mãi mãi.
Định mệnh đến với cậu bé này quá nghiệt ngã, khi ước mơ được tới trường của em đã dừng lại ở tuổi 14.
Hình ảnh cậu bé ngoan hiền, vượt khó học giỏi và hy sinh thân mình cứu bạn mãi mãi sẽ là tấm gương sáng của
tuổi trẻ Quảng Ngãi.
*Nam sinh cứu hai bà cháu
Đó là tấm gương của Lê Như Thiện (học sinh lớp 12A Trường phổ thông cấp 2-3 Võ Thị Sáu, xã An
Ninh Tây, Tuy An, Phú Yên). Cách đây gần 4 năm, khi nước lũ lớn để về trên sông Cái, mọi người cùng trên
đường đi sơ tán, thì Thiện phát hiện bố con anh Lê Hòa đang chơi với giữa dòng nước, nhìn anh đã đuối sức. Với
lòng tốt của chàng trai trẻ, Thiện đã bỏ đồ đạc lao vào cứu hai cha con anh Hòa.
Tiếp đó, nghe tiếng kêu cứu của bà Nguyễn Thị Khù cùng đứa cháu, Thiện lại tiếp tục lao ra dòng nước

xoáy. Cứu được hai bà cháu, nhưng lúc đó cậu học sinh đã quá đuối sức, nên đã bị dòng nước chảy xiết cuốn đi
mãi mãi. Cậu học trò nghèo cũng phải bỏ lại ước mơ được bước chân vào cánh cổng trường Đại học mãi mãi.
Đúng như cái tên của mình, Thiện đã làm nhiều việc tốt đẹp và luôn được bà con trong xã nhắc đến với lòng cảm
phục vô bờ.
Kết
Tuổi đời còn trẻ, nhưng những chàng trai này đã khiến nhiều người phải ngả mũ thán phục về đức hy sinh. Họ
đều xuất thân trong gia cảnh nghèo khó, đều nuôi những ước mơ, hoài bão lớn cho riêng mình, thế nhưng, gạt bỏ
đi tất cả những ích kỷ, nhỏ nhen, trên hết vẫn là lòng tốt. Lòng tốt của những tấm gương tuổi trẻ dũng cảm vẫn sẽ
còn được nhắc mãi đến sau này.
2.DANH NGÔN MỚI
- Tấm lòng rộng mở của người mẹ sẽ giúp con mình trở thành một người biết cho đi.
- Điều đáng quí nhất trong cuộc đời của mỗi người chính là những nghĩa cử tốt đẹp đối với người khác - những

nghĩa cử nhỏ bé, không tên mà chính người đó cũng đã quên đi.
- Hãy tin tưởng ở cuộc đời này, vì lòng tốt luôn có mặt ở khắp mọi nơi, chỉ cần bạn mở lòng để đón nhận nó.
*DANH NGÔN HAY VỀ LÒNG TỐT
- Tình yêu lớn lên nhờ cho đi. Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự yêu thương duy nhất mà chúng ta giữ
được.
Elbert Hubbard
- Một trong những điều ngọt ngào về đau khổ và u sầu là chúng cho ta thấy chúng ta được yêu nhiều như thế nào,
sự tử tế tồn tại trên đời nhiều như thế nào, và dễ dàng như thế nào để giúp người khác hạnh phúc theo cách họ đã
giúp ta khi họ cần tới sự trợ giúp và thấu hiểu.
Louisa May Alcott
- Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác, nhưng nó cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc
hơn.

Albert Schweitzer
- Rất bình thường khi cho đi một phần nhỏ cuộc đời để không đánh mất nó toàn bộ.
Albert Camus
- Lòng nhân đức bắt đầu từ gia đình, nhưng không nên kết thúc luôn ở đó.
12


Thomas Fuller
- Ba chiếc chìa khóa dẫn tới cuộc sống mãn nguyện: quan tâm tới người khác, dám làm vì người khác, chia sẻ
cùng người khác.
William Arthur Ward
- Chúng ta ai cũng muốn giúp người khác. Con người là thế. Chúng ta muốn sống bên hạnh phúc của nhau chứ

không phải sự khổ sở của nhau.
Charlie Chaplin
- Lòng tốt là thứ ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy.
Mark Twain
- Con người ưa trả thù vì bị tổn thương hơn là đền đáp cho lòng tử tế.
Thomas Fuller
- Hạnh phúc... là cho, và sống vì người khác.
Henry Drummond
- Không có hạnh phúc trong việc sở hữu hay đón nhận, chỉ có hạnh phúc khi cho đi.
Henry Drummond
- Lòng tốt kiên định có thể làm được nhiều điều. Như mặt trời làm băng tan chảy, lòng tốt khiến sự hiểu nhầm, sự
nghi ngờ và thù địch bốc hơi.

Albert Schweitzer
- Lòng tốt thiếu đi sự khôn khéo luôn luôn chẳng khác gì cái ác.
Robert A Heinlein
- Khi một người chết đi, anh ta nắm trong tay chỉ những gì mình đã cho đi khi còn sống.
Jean Jacques Rousseau
- Ngày hôm nay có thể trở thành một ngày đầy sinh lực với bạn - và với người khác - nếu bạn bỏ thời gian để trao
cho ai đó nụ cười... để thốt lên một lời tử tế... để chìa tay ra cho người đang cần giúp đỡ... để viết một lời cảm
ơn... để cho đi một lời khuyến khích với người đang cố gắng vượt qua rắc rối... để chia sẻ một phần tài sản vật
chất với những người xung quanh.
William Arthur Ward
- Lòng tốt không chỉ là hành động. Nó là thái độ, biểu cảm, cái nhìn, sự tiếp xúc. Nó là mọi thứ làm người khác
ấm lòng.

- Sự vĩ đại không nằm trong tài sản, quyền lực, danh vọng hay tiếng tăm. Nó được phát hiện trong lòng tốt, sự
nhún nhường, sự phụng sự và tính cách.
William Arthur Ward
- Hãy làm điều tốt với bạn bè để giữ họ, với kẻ thù để giành được họ.
Benjamin Franklin
- Không mùi gì tệ hơn mùi bốc ra từ lòng tốt bị nhuốm bẩn.
Henry David Thoreau
- Hãy bảo vệ thật kỹ lưỡng kho báu trong bạn, lòng tốt. Hãy biết cách cho mà không do dự, biết cách mất mà
không hối tiếc, biết cách đạt được mà không ác ý.
George Sand
- Bằng lòng tốt, bạn có thể làm được điều quyền lực không làm được.
Publilius Syrus

- Một nụ cười ấm áp là thứ ngôn ngữ chung của lòng tốt.
William Arthur Ward
- Khó mà đem cho lòng tốt vì nó luôn quay trở lại.
- Một lượng nhỏ lời khen đáng giá bằng cả mớ khinh miệt. Một giọt khuyến khích có ích hơn cả gàu bi quan.
Một chén lòng tốt tốt hơn cả tủ phê phán.
William Arthur Ward
- Ta chỉ giàu có qua những gì ta cho đi, và ngèo hơn chỉ qua những gì ta từ chối.
Ralph Waldo Emerson
- Hãy chủ động tìm kiếm cơ hội cho sự tử tế, cảm thông và kiên nhẫn.
Evelyn Underhill
13



- Lòng tốt không đúng chỗ sẽ chẳng được cảm ơn.
Thomas Fuller
- Hãy tử tế với những kẻ không tử tế - họ là những người cần nó nhất.
- Sự bắt đầu cơ bản của cái ác là lòng tốt quá thừa thãi.
Menander
- Làm người tốt và làm điều tốt, đó là tất cả những gì chúng ta phải làm.
John Adams
- Loài người sẽ diệt vong nếu con người ngừng giúp đỡ lẫn nhau. Chúng ta không thể tồn tại mà không hỗ trợ lẫn
nhau. Và do đó tất cả những người cần trợ giúp có quyền đi tìm sự giúp đỡ từ người khác; và không ai có khả
năng giúp đỡ lại có thể từ chối mà không thấy cắn rứt.
Walter Scott

- Bạn có thể tìm thấy sự thông thái nào vĩ đại hơn lòng tốt?
Jean Jacques Rousseau
- Ý thức là khi bạn nhận thức được điều gì đó, và lương tâm là khi bạn ước giá mà mình không nhận ra.
- Cho khi được hỏi cũng tốt, nhưng còn tốt hơn nhiều khi cho mà không cần được hỏi, nhờ sự cảm thông.
Sophia Loren
- Nếu điều phải cho đi được cho tự nguyện, lòng tốt nhân lên gấp đôi.
Publilius Syrus
- Ngày lãng phí vì người khác không lãng phí với bản thân mình.
Charles Dickens
- Bạn không thể làm điều tốt quá sớm, bởi bạn sẽ không bao giờ biết lúc nào sẽ là quá muộn.
Ralph Waldo Emerson
- Thà làm điều tốt ở gần nhà còn hơn đi xa để thắp hương.

Amelia Earhart
- Sự tử tế nằm trong sự điều khiển của chúng ta, thậm chí khi sự yêu thương không thể.
Samuel Johnson
- Hãy nhắm tới cái đích cao hơn đạo đức. Đừng chỉ đơn thuần là tốt, hãy tốt vì một điều gì đó.
Henry David Thoreau
- Mỗi chúng ta rồi đều sẽ có một ngày được phán xét vì chuẩn mực của cuộc đời ta, không phải mức sống của ta;
bởi mức độ chúng ta cho đi - không phải vì mức độ giàu sang; bởi lòng tốt giản đơn - không phải bởi sự vĩ đại bề
ngoài.
William Arthur Ward
- Không hành động tử tế nào sẽ dừng lại chỉ với chính nó. Một hành động tốt đẹp dẫn tới một hành động khác.
Những tấm gương được noi theo. Một hành động tử tế đơn giản vươn rễ về mọi hướng, và rễ vươn lên mọc thành
cây cối. Điều vĩ đại nhất mà lòng tốt làm được cho người khác là khiến chính họ cũng trở nên tốt đẹp.

Amelia Earhart
- Không phải tất cả chúng ta đều làm được những điều vĩ đại. Nhưng chúng ta có thể làm những điều nhỏ nhặt
với tình yêu vĩ đại.
Mẹ Teresa
- Việc tốt là những mắt xích tạo nên sợi xích tình yêu.
Mẹ Teresa
- Đừng để ai đến với bạn mà không rời đi tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn. Hãy là sự truyền đạt sống động cho
lòng nhân từ của Chúa trời: lòng tốt trên gương mặt, lòng tốt trong đôi mắt, và lòng tốt trong nụ cười.
Mẹ Teresa
- Đôi khi những việc làm mà ta cứ ngỡ không có ý nghĩa gì lại có thể mang tới niềm hạnh phúc, có khi là duy
nhất và cuối cùng cho người khác.
- Không có bài luyện tập nào tốt hơn cho trái tim bằng việc vươn tay xuống và đỡ người khác dậy.

John Holmes
- Không ai trở nên nghèo túng vì cho đi.
Anne Frank
- Những lời tử tế không tốn bao nhiêu. Chúng không bao giờ làm giộp lưỡi hay môi. Chúng khiến người ta tốt
bụng. Chúng cũng tạo nên hình ảnh của riêng chúng trên linh hồn của con người, và đấy đúng là hình ảnh đẹp.
14


Blaise Pascal
- Nếu bạn không thể làm trăm người đỡ đói, chỉ cần một mà thôi.
Mẹ Teresa
- Ý nghĩa cuộc đời là đi tìm món quà của mình. Mục đích cuộc đời là trao tặng nó.

- Ngày nay chúng ta sợ hãi những từ đơn giản như lòng tốt và khoan dung và nhân hậu. Chúng ta không tin vào
những ngôn từ tốt đẹp xưa cũ bởi chúng ta không còn tin vào những giá trị tốt đẹp xưa cũ nữa. Và đó là vì sao
thế giới thật bệnh hoạn.
Lâm Ngữ Đường
- Lòng tốt không khan khiếm trong thế giới của chúng ta; Chỉ là trong sự mù quáng của mình, chúng ta nhầm lẫn
gai với hoa hồng.
Grantland Rice
- Yêu thương và lòng tốt không bao giờ lãng phí. Chúng luôn tạo nên sự khác biệt. Chúng mang phúc đức cho
người nhận, và mang phúc đức đến cho bạn, người trao.
Barbara de Angelis
- Phần đẹp nhất trong đời một người tốt là những hành động tử tế và yêu thương nhỏ bé, vô danh, không được
nhớ đến.

William Wordsworth
- Điều đáng quí nhất trong cuộc đời của mỗi người chính là những nghĩa cử tốt đẹp đối với người khác - những
nghĩa cử nhỏ bé, không tên mà chính người đó cũng đã quên đi.
- Lòng tốt quan trọng hơn khôn ngoan, và nhận thức được điều này là bắt đầu khôn ngoan rồi.
Theodore Rubin
- Quá nhiều cái tốt sẽ trở thành tiêu cực.
William Shakespeare
- Tấm lòng rộng mở của người mẹ sẽ giúp con mình trở thành một người biết cho đi.
- Cho đi cũng chính là nhận lại.
Thánh Francis thành Assisi
- Giúp người khác cũng là giúp chính mình, bởi điều tốt ta cho đi rồi sẽ quay trở lại với ta.
Flora Edwards

- Hãy tin tưởng ở cuộc đời này, vì lòng tốt luôn có mặt ở khắp mọi nơi, chỉ cần bạn mở lòng để đón nhận nó.
- Chiếc nến nhỏ bé ấy chiếu xa biết bao! Một hành động tốt đẹp trong thế giới suy đồi này cũng tỏa sáng như
vậy.
William Shakespeare
- Khi bạn cho đi chính mình, bạn sẽ nhận được nhiều hơn thế.
Antoine de Saint-Exupery

15




×