Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

QUY CHẾ CHUNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM - LIÊN HỢP QUỐC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.15 KB, 119 trang )

QUY CHẾ CHUNG
QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
HỢP TÁC VIỆT NAM - LIÊN HỢP QUỐC
(HPPMG)

Hà Nội, tháng 5 năm 2010

1


LỜI NÓI ĐẦU
Các tổ chức Liên hợp quốc (LHQ) bắt đầu hỗ trợ cho nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam từ năm 1976. Sự trợ giúp này đã góp phần quan trọng cho công cuộc phát triển của
Việt Nam, đặc biệt vào thời kỳ sau chiến tranh khi nguồn lực cho phát triển từ trong và ngoài
nước còn nhiều khó khăn. Hiện nay, công cuộc phát triển của Việt Nam đã sang một giai đoạn
mới ở trình độ cao hơn và các nguồn lực cho phát triển cũng đa dạng hơn. Các tổ chức LHQ và
Chính phủ Việt Nam đang cùng phối hợp thực hiện ‘Sáng kiến Một LHQ’ nhằm đổi mới phương
thức hợp tác để đóng góp được nhiều nhất cho công cuộc phát triển và mang lại nhiều ích lợi hơn
cho người dân Việt Nam, phù hợp với tinh thần của Cam kết Hà Nội về Hiệu quả viện trợ. Văn
bản ‘Quy chế chung Quản lý chương trình, dự án hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc (HPPMG)’
này là một thành tố trong quá trình đổi mới đó.
Trong quá trình hợp tác, Việt Nam và LHQ luôn coi trọng vai trò làm chủ của nước chủ
nhà, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc quản lý và sử dụng viện trợ. Chính vì vậy, Chính phủ
Việt Nam và các tổ chức LHQ không ngừng hoàn thiện các quy trình, thủ tục và quy định về
quản lý của mình để làm công cụ quản lý hữu hiệu cho các chương trình, dự án. Tuy nhiên,
những hướng dẫn đó thường nằm ở nhiều văn bản khác nhau, chưa mang tính hệ thống và toàn
diện, chưa thể hiện sự hài hoà và phù hợp chung giữa các tổ chức LHQ và giữa các tổ chức này
với Chính phủ Việt Nam. Đến những năm cuối thập kỷ trước, một vài tổ chức của LHQ và các
cơ quan đối tác Việt Nam mới cùng tiến hành xây dựng những cuốn sổ tay hướng dẫn công tác
quản lý dự án có tính chất hệ thống và toàn diện, nhưng sổ tay của tổ chức LHQ nào thì cũng chỉ
áp dụng cho dự án do tổ chức đó hỗ trợ. Tuy nhiên, việc ra đời những cuốn sổ tay như vậy cũng


đã giúp Cơ quan thực hiện dự án của phía Việt Nam và tổ chức LHQ đối tác rất nhiều trong công
tác quản lý dự án vì các cán bộ có liên quan bắt đầu áp dụng những chuẩn mực chung về quản lý
được cả hai bên cùng xây dựng.
Năm 2006, LHQ chọn Việt Nam làm nước thí điểm thực hiện ‘Sáng kiến Một LHQ’,
trong đó chú trọng phối hợp hài hòa giữa các Chương trình của các tổ chức thành viên. Một kết
quả quan trọng của quá trình này là văn bản Kế hoạch chung được 14 tổ chức LHQ hoạt động tại
Việt Nam và Chính phủ Việt Nam cùng phê duyệt và ký kết. Đặc biệt, ngày 09/11/2006, Chính
phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 131/2006/NĐ-CP kèm theo Quy chế quản lý và sử dụng
nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Do vậy, nhu cầu cần có một hệ thống chuẩn mực hài hòa giữa
các quy định, quy trình, thủ tục quản lý ở cấp chương trình và cấp dự án của các tổ chức khác
nhau của LHQ tại Việt Nam và của Chính phủ Việt Nam trở nên cấp bách. Các cơ quan quản lý
viện trợ của Chính phủ, Văn phòng Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc và các Văn phòng
Chương trình Phát triển của LHQ (UNDP), Quỹ Dân số của LHQ (UNFPA) và Quỹ Nhi đồng
của LHQ (UNICEF) tại Việt Nam đã cùng phối hợp biên soạn văn bản HPPMG để hướng dẫn
việc điều hành và thực hiện chương trình, dự án liên quan đến Phương thức quốc gia thực hiện
(NIM) và về trách nhiệm phối hợp giữa các bên khi áp dụng phương thức khác cho các cơ quan,
tổ chức liên quan của Việt Nam và LHQ áp dụng, đặc biệt là những đối tượng sau đây :
Các cơ quan quản lý viện trợ của Chính phủ (CQQLVT);
Cơ quan thực hiện chương trình, dự án (IP), bao gồm cả Cơ quan thực hiện
quốc gia (NIP) và Cơ quan thực hiện quốc tế (IIP);
- Cơ quan đồng thực hiện (CIP);
Ban quản lý chương trình, dự án (PMU);
Văn phòng UNDP, UNFPA và UNICEF tại Việt Nam;
Văn phòng Điều phối viên LHQ (UNRCO) tại Việt Nam.
HPPMG này có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2010, được áp dụng cho tất cả các chương
trình, dự án mới và đang thực hiện. Các quy định trong HPPMG khi được áp dụng, sẽ thay thế

2



hoàn toàn các quy định tương ứng trước đây trong quản lý và thực hiện chương trình, dự án hợp
tác giữa Việt Nam và từng tổ chức thành viên ExCom (UNDP, UNICEF và UNFPA).
Dự kiến các tổ chức LHQ khác nếu lựa chọn áp dụng phương thức quốc gia thực hiện dự
án, sẽ được khuyến khích áp dụng cuốn HPPMG này theo lộ trình được thống nhất với các cơ
quan hữu quan của Chính phủ Việt Nam.
Trong trường hợp Cơ quan thực hiện quốc tế trực tiếp thực hiện toàn bộ hay một phần
dự án do LHQ hỗ trợ, họ có thể áp dụng các phương thức thực hiện của mình hoặc phương thức
khác mà không phải là quốc gia thực hiện. Khi đó, các tổ chức LHQ hỗ trợ dự án cùng các tổ
chức thực hiện dự án tương ứng và cơ quan tiếp nhận viện trợ của Việt Nam sẽ thống nhất
phương thức áp dụng khi xây dựng DPO.
HPPMG bao gồm nội dung chính và phần phụ lục, trong đó có Sổ tay Kế toán.
Trong phần nội dung chính, HPPMG đã nêu rõ những nguyên tắc và định hướng chỉ đạo
làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện HPPMG, mô tả và hướng dẫn quy trình xây dựng,
quản lý, theo dõi và đánh giá các Chương trình quốc gia, Kế hoạch chung (One Plan) và các dự
án của LHQ hỗ trợ cho Việt Nam cũng như vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan.
Trong phần phụ lục, nhằm hỗ trợ cho người sử dụng trong các tác nghiệp cụ thể,
HPPMG đã cung cấp một số mẫu văn bản và biểu bảng chính cũng như danh mục các văn bản và
nguồn thông tin chính thức đã được tham chiếu khi xây dựng HPPMG để sử dụng cho các vấn đề
cụ thể liên quan. Sổ tay Kế toán được xây dựng chủ yếu dựa trên quy định hiện hành của Việt
Nam về kế toán với một số hướng dẫn bổ sung về một số yêu cầu đặc thù đối với các dự án hỗ
trợ kỹ thuật do các tổ chức LHQ hỗ trợ.
Vì lẽ đó, HPPMG sẽ là một công cụ tiện lợi và hữu ích giúp quá trình quản lý và thực
hiện Kế hoạch chung và dự án được LHQ trợ giúp được minh bạch và hiệu quả hơn. Đồng thời,
HPPMG sẽ góp phần vào nỗ lực nâng cao hiệu quả viện trợ nói chung của Chính phủ và các đối
tác phát triển trong khuôn khổ Cam kết Hà Nội về nâng cao hiệu quả viện trợ.
Tuy nhiên, do việc phối hợp hài hòa giữa các quy định quản lý Chương trình quốc gia và
dự án của các tổ chức LHQ với nhau và với các quy định của Chính phủ Việt Nam vẫn còn đang
trong giai đoạn thí điểm nên có thể vẫn còn tồn tại một số khác biệt nhất định giữa những quy
định trong HPPMG này với quy định của một tổ chức LHQ nào đó hoặc của Chính phủ Việt
Nam. Do vậy, HPPMG sẽ được xem xét và cập nhật sau hai năm thực hiện thí điểm để phản ánh

kết quả từ sáng kiến hài hòa của LHQ cũng như bài học rút ra từ việc thực hiện HPPMG. Bên
cạnh đó, trong quá trình áp dụng và thực hiện HPPMG, nếu có các văn bản quy phạm pháp luật
đã được tham chiếu khi xây dựng HPPMG này thay đổi thì các bên liên quan sẽ thông báo cho
nhau để xem xét áp dụng sự thay thế theo quy định. Vì vậy, những phản hồi kịp thời của người
sử dụng về các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện HPPMG và gợi ý những thay đổi cần
thiết để hoàn thiện công cụ quản lý này luôn được đánh giá cao và xem xét nghiêm túc.

ĐIỀU PHỐI VIÊN THƯỜNG TRÚ
LIÊN HỢP QUỐC TẠI VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

John Hendra

Võ Hồng Phúc

3


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

PHẦN I – CÁC NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO
Chương 1 – CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG...........................................................................12
Chương 2 – CÁC NGUYÊN TẮC ĐẶC THÙ.......................................................................14

PHẦN II – QUẢN LÝ CẤP CHƯƠNG TRÌNH
Chương 1 – CƠ CHẾ QUẢN LÝ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM – LIÊN HỢP QUỐC...........................................................................................16
I.CHU TRÌNH HỢP TÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – LIÊN HỢP QUỐC.........................16
II.CƠ CHẾ QUẢN LÝ KẾ HOẠCH CHUNG........................................................................21
Chương 2 – THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO VỀ KẾ HOẠCH CHUNG
I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG............................................................................................27
II.THEO DÕI KẾ HOẠCH CHUNG......................................................................................28
III.ĐÁNH GIÁ KẾ HOẠCH CHUNG....................................................................................31

PHẦN III – QUẢN LÝ CẤP DỰ ÁN
Chương 1- XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT DỰ ÁN....................................................34
I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG............................................................................................34
II.XÂY DỰNG DPO VÀ DANH MỤC YÊU CẦU LHQ HỖ TRỢ.......................................34
Chương 2 – KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN.........................................................................................38
I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG........................................................................................... 38
II.TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN...........................................................................................38
III.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC NĂM ĐẦU CỦA DỰ ÁN..................................41
IV.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CÔNG TÁC VÀ CHUYỂN TIỀN CHO QUÝ ĐẦU
CỦA DỰ ÁN..............................................................................................................41
V.THÔNG BÁO VIỆC KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN BỊ TRỄ.........................................................41
Chương 3 - XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT VÀ KÝ KẾT KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC NĂM (AWP) VÀ VĂN KIỆN DỰ ÁN..............................................................42
I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG............................................................................................42
II.QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT AWP..................................43
III.QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT
VĂN KIỆN DỰ ÁN...................................................................................................47
IV.KÝ KẾT VĂN KIỆN DỰ ÁN VÀ AWP...........................................................................48
V.THÔNG BÁO KẾT QUẢ PHÊ DUYỆT DỰ ÁN HOẶC AWP........................................48
VI.ĐIỀU CHỈNH VĂN KIỆN DỰ ÁN HOẶC AWP............................................................48
Chương 4 – XÂY DỰNG VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CÔNG TÁC QUÝ (QWP)........50
I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG........................................................................................... 50


4


II.QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÊ DUYỆT QWP CHO QUÝ ĐẦU
CỦA DỰ ÁN.................................................................................................................
.................................................................................................................................. 51
III.QUY TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÊ DUYỆT QWP (TỪ QUÝ THỨ HAI
CỦA DỰ ÁN) ...........................................................................................................52
IV.ĐIỀU CHỈNH QWP...........................................................................................................52
Chương 5 – TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ DỰ ÁN....................................................................54
I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG............................................................................................54
II.TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ HÀNH CHÍNH HỖ TRỢ QUẢN LÝ DỰ ÁN......................56
III.TUYỂN DỤNG CHUYÊN GIA DỰ ÁN TRONG NƯỚC................................................59
IV.TUYỂN DỤNG CHUYÊN GIA QUỐC TẾ......................................................................63
Chương 6 – TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO CỦA DỰ ÁN........................................64
I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG............................................................................................64
II.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRONG NƯỚC.....................................................64
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGOÀI NƯỚC.....................................................70
Chương 7 – MUA SẮM HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CHO DỰ ÁN.....................................76
I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG............................................................................................76
II.MUA SẮM TRONG NƯỚC...............................................................................................77
III.MUA SẮM NGOÀI NƯỚC...............................................................................................82
IV.CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN CHO PHÍA VIỆT NAM..........................85
Chương 8 – QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN.........................................................................87
I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG........................................................................................... 87
II.CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DỰ ÁN.......................................88
III.ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CƠ QUAN THỰC
HIỆN DỰ ÁN............................................................................................................89
IV.LẬP VÀ PHÊ DUYỆT DỰ TOÁN NGÂN SÁCH............................................................91

V.CHUYỂN TIỀN CHO CƠ QUAN THỰC HIỆN DỰ ÁN..................................................94
VI.QUẢN LÝ THUẾ VÀ TÀI SẢN.......................................................................................95
VII.THANH QUYẾT TOÁN VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO TÀI CHÍNH....................................98
VIII.KIỂM SÓAT TÀI CHÍNH NỘI BỘ................................................................................99
IX.KẾT THÚC DỰ ÁN VỀ MẶT TÀI CHÍNH...................................................................102
X.KIỂM TOÁN CƠ QUAN THỰC HIỆN DỰ ÁN..............................................................102
Chương 9 – THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ VÀ BÁO CÁO DỰ ÁN...........................................108
I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG..........................................................................................108
II.THEO DÕI DỰ ÁN...........................................................................................................109
III.ĐÁNH GIÁ CÁC DỰ ÁN ..............................................................................................112
IV.CHẾ ĐỘ BÁO CÁO CỦA DỰ ÁN.................................................................................113
Chương 10 – KẾT THÚC DỰ ÁN.........................................................................................115
I.NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG..........................................................................................115
II.QUY TRÌNH KẾT THÚC DỰ ÁN...................................................................................115

Danh mục các tài liệu tham khảo..........................................................................................117

5


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AWP
Bộ NG
Bộ TC
Bộ KHĐT
CCA
CIP
CPAP
CTQG
CQQLVT

CQCQ
DIM
DPO
ExCom
FACE
FAO
HPPMG
IFAD
IGO
IIP
ILO
INGO
IP
LHQ
MDG
MTR
NIM
NIP
ODA
OPF
PCG
QWP
RBM
RRF
TDĐG
TOR
UNAIDS
UNCO
UNESCO
UNHABITAT

UNIDO
UNODC
UNRCO
UNCT
UNDAF
UNDG
UNDP
UNFPA
UNICEF
UNIFEM
UNV
VPCP
WHO

Kế hoạch công tác năm
Bộ Ngoại giao
Bộ Tài chính
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đánh giá chung về tình hình quốc gia
Cơ quan đồng thực hiện
Kế hoạch Hành động thực hiện Chương trình quốc gia
Chương trình quốc gia
Các cơ quan quản lý viện trợ của Chính phủ
Cơ quan chủ quản chương trình, dự án
Phương thức quốc tế thực hiện
Đề cương chi tiết chương trình, dự án
Ban chấp hành các tổ chức thuộc hệ thống phát triển của LHQ
Yêu cầu chuyển tiền và xác nhận chi tiêu
Tổ chức Nông – Lương của LHQ
Quy chế chung về Quản lý chương trình và dự án hợp tác Việt Nam - LHQ

Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp
Tổ chức liên chính phủ
Cơ quan thực hiện quốc tế
Tổ chức Lao động quốc tế
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài
Cơ quan thực hiện
Liên hợp quốc
Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
Kiểm điểm giữa kỳ
Phương thức quốc gia thực hiện
Cơ quan thực hiện quốc gia
Hỗ trợ phát triển chính thức
Quỹ thực hiện Kế hoạch chung
Nhóm điều phối chương trình của các tổ chức LHQ tại Việt Nam
Kế hoạch công tác quý
Quản lý dựa vào kết quả
Khung kết quả và nguồn lực
Theo dõi và Đánh giá
Điều khoản tham chiếu
Chương trình phối hợp của LHQ về phòng chống HIV/AIDS
Văn phòng tổ chức LHQ
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ
Chương trình định cư con người của LHQ
Tổ chức Phát triển công nghiệp của LHQ
Tổ chức LHQ về phòng chống ma túy và tội phạm
Văn phòng Điều phối viên thường trú LHQ
Nhóm lãnh đạo các tổ chức LHQ tại Việt Nam
Khuôn khổ hỗ trợ phát triển của LHQ cho Việt Nam
Nhóm các tổ chức thuộc hệ thống phát triển của LHQ
Chương trình Phát triển của LHQ

Quỹ Dân số của LHQ
Quỹ Nhi đồng của LHQ
Quỹ Phát triển Phụ nữ của LHQ
Chương trình Tình nguyện viên của LHQ
Văn phòng Chính phủ
Tổ chức Y tế thế giới

6


GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
Các từ ngữ dưới đây được sử dụng trong HPPMG này được hiểu như sau:
1)

"Ban quản lý dự án (PMU)" là bộ máy tổ chức được thiết lập để giúp việc hằng ngày
cho Cơ quan thực hiện quốc gia (NIP) trong việc quản lý và thực hiện các hoạt động
trong Văn kiện chương trình, dự án hoặc Kế hoạch công tác năm, quý của chương
trình, dự án.

2)

"Ban Chỉ đạo Kế hoạch chung" gồm đại diện có thẩm quyền của các CQQLVT và
các vị Trưởng Đại diện của các tổ chức LHQ được thành lập nhằm phối hợp giám sát
và điều phối việc thực hiện Kế hoạch chung. Đồng Trưởng ban Ban Chỉ đạo gồm một
Thứ trưởng của Bộ KHĐT và Điều phối viên Thường trú LHQ tại Việt Nam.

3)

"Các cơ quan quản lý viện trợ của Chính phủ (CQQLVT)" là các cơ quan của Việt
Nam được quy định tại Quy chế quản lý và sử dụng ODA ban hành kèm Nghị định

131/2006/NĐ-CP để giúp Chính phủ quản lý hỗ trợ phát triển chính thức, trong đó có
hỗ trợ chính thức của LHQ cho Việt Nam. Các cơ quan này bao gồm: Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao, trong đó Bộ Kế hoạch
và Đầu tư là cơ quan đầu mối.

4)

"Các tổ chức Liên hợp quốc" là các Cơ quan chuyên môn, các Chương trình và các
Quỹ thuộc Hệ thống LHQ đồng ý tham gia thực hiện Quy chế chung này.

5)

"Chỉ số" là biến số định tính hay định lượng cho phép kiểm chứng những thay đổi phát
sinh từ một biện pháp can thiệp trong hoạt động phát triển so với những gì đã hoạch
định

6)

"Chương trình" là một tập hợp các hoạt động, các dự án có liên quan đến nhau và có
thể liên quan đến một hoặc nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều vùng lãnh thổ, nhiều chủ thể
khác nhau nhằm đạt được một hoặc một số mục tiêu xác định, có thời hạn thực hiện
tương đối dài hoặc theo nhiều giai đoạn, nguồn lực để thực hiện có thể được huy động
từ nhiều nguồn ở những thời điểm khác nhau, với nhiều phương thức khác nhau.

7)

"Chương trình, dự án ô" là chương trình, dự án bao gồm nhiều dự án thành phần với
sự tham gia của nhiều Cơ quan thực hiện quốc gia (NIP), trong đó có một NIP giữ vai
trò điều phối chung và các NIP khác chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện từng cấu
phần của chương trình, dự án ô.


8)

"Chương trình, dự án chung (joint programme, project)" là chương trình, dự án do
hai hoặc nhiều tổ chức LHQ cùng đóng góp ngân sách hoặc cùng phối hợp thực hiện
(trong trường hợp nguồn vốn là uỷ thác từ nhà tài trợ khác hoăc từ quỹ chung của các
tổ chức LHQ). Chương trình, dự án chung có một Kế hoạch công tác năm chung hay
một văn bản kế hoạch tương tự, cùng với một ngân sách tương ứng. Thông thường,
phía các tổ chức LHQ có một tổ chức được phân công làm đầu mối (Managing Agent MA) của chương trình, dự án chung này. Phía Việt Nam chỉ có một NIP chịu trách
nhiệm điều phối chương trình, dự án chung.

9)

"Chương trình quốc gia (CTQG)" là chương trình trung hạn (thường có chu kỳ 5
năm) mang tính tổng thể của một tổ chức LHQ hỗ trợ cho Việt Nam, được Chính phủ
Việt Nam và Hội đồng điều hành của tổ chức LHQ tương ứng phê duyệt.

10) "Cơ quan chủ quản chương trình, dự án (CQCQ)", được định nghĩa tại Quy chế
quản lý và sử dụng ODA ban hành kèm Nghị định 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ, là
7


các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, các cơ quan Trung
ương của tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, các cơ quan trực thuộc
Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là “Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh”) có chương trình, dự án.
Cơ quan chủ quản chương trình, dự án đóng vai trò là Cơ quan điều hành theo định
nghĩa tại Hiệp định trợ giúp cơ bản chuẩn (Standard Basic Assistance Agreement) được
ký kết năm 1978 giữa Chính phủ với UNDP và có hiệu lực với UNFPA khi cơ quan

này thực hiện một chương trình, dự án và sẽ đóng vai trò là Cơ quan phối hợp khi một
tổ chức quốc tế khác điều hành và trực tiếp thực hiện chương trình, dự án đó.
11) "Cơ quan đồng thực hiện (Co-Implementing Partner - CIP)" là cơ quan, tổ chức có
tư cách pháp nhân trong hoặc ngoài nước được Cơ quan thực hiện lựa chọn trên cơ sở
tham khảo ý kiến với Văn phòng tổ chức LHQ, và phê duyệt trong DPO. CIP chịu
trách nhiệm trước NIP đối với việc trực tiếp thực hiện một hoặc một số hoạt động trong
chương trình, dự án được Cơ quan thực hiện và Văn phòng tổ chức LHQ đồng ý. Mối
quan hệ công tác và trách nhiệm phối hợp ràng buộc giữa CIP với Cơ quan thực hiện
được quy định cụ thể và thông qua trong Hợp đồng trách nhiệm giữa Cơ quan thực
hiện và CIP.
12) "Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định dự án" là đơn vị trực thuộc Cơ quan chủ quản
chương trình, dự án (nhưng không phải là Cơ quan thực hiện dự án) có năng lực
chuyên môn, được chỉ định làm nhiệm vụ tổ chức và chủ trì việc thẩm định chương
trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật do LHQ trợ giúp.
13) "Cơ quan thực hiện (Implementing Partner - IP)" là một thực thể có tư cách pháp
nhân, được Chính phủ và LHQ thống nhất lựa chọn và ghi nhận trong DPO để trực tiếp
quản lý và thực hiện chương trình, dự án do tổ chức LHQ trợ giúp. Cơ quan thực hiện
chịu hoàn toàn trách nhiệm và trách nhiệm giải trình trước cấp có thẩm quyền của
Chính phủ Việt Nam và tổ chức LHQ về kết quả của chương trình, dự án và về việc sử
dụng có hiệu quả nguồn lực do tổ chức LHQ cung cấp.
Cơ quan thực hiện có thể bao gồm các cơ quan, tổ chức của Việt Nam thuộc Nhà nước,
Đảng, các tổ chức quần chúng hoặc tổ chức xã hội được thành lập theo luật pháp Việt
Nam (được gọi là Cơ quan thực hiện quốc gia và viết tắt là NIP) hoặc các cơ quan thực
hiện quốc tế và viết tắt là IIP, bao gồm các tổ chức LHQ, các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài và các tổ chức liên chính phủ.
14) "Cơ sở cung cấp dịch vụ đào tạo" là một tổ chức được đăng ký thành lập và hoạt
động một cách hợp pháp, có chức năng và năng lực thực hiện các hoạt động đào tạo về
các nội dung, theo các hình thức mà dự án yêu cầu.
15) "Danh mục yêu cầu LHQ hỗ trợ" là danh sách các chương trình, dự án do Bộ KHĐT
tổng hợp từ các danh mục chương trình, dự án yêu cầu LHQ hỗ trợ của CQCQ, được

gửi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm cơ sở để vận động tài trợ của các tổ chức
LHQ.
16) "Danh mục chính thức được LHQ hỗ trợ" là Danh mục yêu cầu LHQ hỗ trợ đã được
tổ chức LHQ chấp thuận về nguyên tắc tài trợ cho chương trình, dự án thuộc Danh mục
này.
17) "Dự án" là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau nhằm đạt được một hoặc
một số mục tiêu xác định, được thực hiện trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian
xác định, dựa trên những nguồn lực xác định.
8


18) "Dự án hỗ trợ kỹ thuật" là dự án có mục tiêu hỗ trợ phát triển năng lực và thể chế
hoặc cung cấp các yếu tố đầu vào kỹ thuật để chuẩn bị, thực hiện các chương trình, dự
án thông qua các hoạt động cung cấp chuyên gia, đào tạo, hỗ trợ trang thiết bị, tư liệu
và tài liệu, tham quan khảo sát, hội thảo.
19) "Đánh giá" là hoạt động định kỳ xem xét toàn diện, có hệ thống và khách quan về tính
phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, tác động và mức độ bền vững của chương trình, dự án để
có những điều chỉnh cần thiết và rút ra những bài học kinh nghiệm để áp dụng cho giai
đoạn thực hiện tiếp theo và áp dụng cho các chương trình, dự án khác.
20) "Đánh giá năng lực quản lý tài chính của Cơ quan thực hiện” (còn gọi là Đánh giá
vi mô) là hoạt động do LHQ và Chính phủ chủ trì thực hiện nhằm đánh giá tổng thể
năng lực quản lý tài chính của Cơ quan thực hiện quốc gia và kiểm điểm dòng lưu
chuyển kinh phí, bố trí nhân sự quản lý tài chính, các chính sách và thủ tục kế toán,
kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, các chế độ thông tin, báo cáo và giám sát tình
hình thực hiện tài chính. Việc đánh giá vi mô tập trung làm rõ sự tuân thủ của NIP đối
với các chính sách, quy định và cách thức tổ chức quản lý của Chính phủ cũng như của
chính cơ quan thực hiện quốc gia đó.
21) "Đề cương chi tiết dự án (DPO)" là văn bản tóm tắt các hợp phần chính của một dự
án, trong đó có phần luận chứng, tóm lược các kết quả dự kiến, dự trù ngân sách, biện
pháp thực hiện, cơ cấu quản lý và cơ chế điều phối dự án. DPO là một văn bản mang

tính bắt buộc, được kèm theo Danh mục yêu cầu LHQ hỗ trợ đệ trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt trước khi được chi tiết hóa thành các Kế hoạch công tác năm và, nếu nhà
tài trợ yêu cầu, thành Văn kiện dự án.
22) "Điều khoản tham chiếu (TOR)" là văn bản mô tả mục tiêu, kết quả, phương pháp
tiếp cận, kế hoạch thực hiện, v.v... đối với một sự kiện, một chuyến công tác, một hợp
đồng dịch vụ nhằm hỗ trợ việc thực hiện dự án.
23) "Hoạt động bảo đảm (assurance)" là việc kiểm tra và theo dõi một cách khách quan
nhằm bảo đảm rằng các kế hoạch công tác đã phê duyệt được hoàn thành và các nguồn
lực được sử dụng theo quy chế, thủ tục đã được xác lập.
24) "Kế hoạch công tác năm (AWP)" là tập hợp mang tính lô-gíc các hoạt động dự kiến
thực hiện trong một năm dương lịch, các nguồn lực cần thiết, các kết quả dự kiến, các
bên liên quan và dự kiến khung thời gian cho việc thực hiện các hoạt động đó. AWP
được trình bày theo các kết quả, có nghĩa là các hoạt động, đầu vào và ngân sách của
dự án được trình bày theo kết quả đầu ra tương ứng được thực hiện trong năm kế
hoạch. AWP cũng xác định rõ ràng trách nhiệm của từng bên tham gia vào việc thực
hiện một hoạt động hay một nhóm hoạt động trong năm kế hoạch.
25) "Kế hoạch chung" là bản Kế hoạch trung hạn (thường có chu kỳ 5 năm) được các tổ
chức LHQ và Chính phủ Việt Nam xây dựng để thực hiện các hoạt động hợp tác phát
triển của các tổ chức LHQ tại Việt Nam.
Đối với một số tổ chức LHQ, Kế hoạch chung cùng với các DPO hoặc Văn kiện dự án
hay Kế hoạch tác nghiệp nêu tại các thỏa thuận hợp tác khung được ký giữa Chính phủ
Việt Nam với các tổ chức LHQ đó và AWP được ký kết để thực hiện Kế hoạch chung,
được hiểu là Văn kiện Chương trình quốc gia 1.
26) "Kế hoạch đấu thầu" là một công cụ quản lý do Giám đốc dự án xây dựng, thể hiện
nhu cầu mua sắm được phê duyệt cho kế hoạch tổng thể hay kế hoạch hằng năm của dự
1

Đó là Hiệp định hợp tác cơ bản ký ngày 12 tháng 2 năm 1979 với UNICEF và Hiệp định trợ giúp cơ bản
chuẩn ký ngày 21 tháng 3 năm 1978 với UNDP, đồng thời có hiệu lực với UNFPA.


9


án. Theo quy định của Luật Đấu thầu, Kế hoạch đấu thầu bao gồm các thông tin về tên,
giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức đấu thầu, thời gian
lựa chọn nhà thầu, hình thức hợp đồng và thời gian thực hiện hợp đồng.
27) "Kiểm toán" là việc kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất các hoạt động tài chính của
chương trình, dự án nhằm đảm bảo ở mức hợp lý với tổ chức LHQ rằng các nguồn lực
do tổ chức đó cung cấp được quản lý chặt chẽ, được sử dụng đúng mục đích và có hiệu
quả theo đúng kế hoạch của dự án và các quy định của Chính phủ cũng như của tổ chức
LHQ.
28) "Khung trợ giúp phát triển của LHQ (UNDAF)" là văn bản chiến lược chung cho
các hoạt động tác nghiệp của Hệ thống LHQ ở cấp quốc gia. UNDAF thể hiện sự trợ
giúp mang tính tập thể, chặt chẽ và lồng ghép đối với các ưu tiên và nhu cầu quốc gia,
trong khuôn khổ các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ cũng như các cam kết, mục tiêu
và chỉ tiêu của Tuyên bố Thiên niên kỷ và các hội nghị thượng đỉnh, hội nghị, công
ước và các thỏa thuận về quyền con người được Hệ thống LHQ bảo trợ. UNDAF được
xây dựng dựa trên các phân tích của Đánh giá chung về tình hình quốc gia (CCA) và
các văn bản về chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, là bước
tiếp theo trong quy trình xây dựng các chương trình quốc gia và dự án hợp tác của Hệ
thống LHQ.
29) "Nhóm điều phối chương trình của LHQ (PCG)" là cơ chế trong Sáng kiến Một
LHQ tại Việt Nam nhằm nâng cao sự phối hợp và tác động chung giữa các tổ chức
LHQ và với Chính phủ đối với từng lĩnh vực hoạt động chuyên môn (kết quả đầu ra)
của Kế hoạch chung. Cơ chế này góp phần nâng cao hiệu quả, tăng cường sự gắn kết
và giảm chi phí giao dịch cho tất cả các bên trong việc thực hiện Kế hoạch chung.
30) "Nhóm Theo dõi và Đánh giá của LHQ (Nhóm TDĐG)" là nhóm chuyên viên thuộc
các tổ chức LHQ tại Việt Nam được chỉ định để giúp Ban chỉ đạo Kế hoạch chung
trong việc xây dựng và triển khai thực hiện các công cụ và kế hoạch nhằm theo dõi,
đánh giá và báo cáo về tiến độ và kết quả của Kế hoạch chung của LHQ tại Việt Nam.

31) "Phương thức chuyển tiền" là cách thức mà tổ chức LHQ sử dụng khi hỗ trợ một dự
án để chuyển kinh phí viện trợ của mình cho Cơ quan thực hiện. Có bốn cách chuyển
tiền là:
-

Tổ chức LHQ chuyển thẳng cho Cơ quan thực hiện (direct cash transfer);
Tổ chức LHQ thay mặt Cơ quan thực hiện trả trực tiếp cho bên thứ ba (direct
payment);
Tổ chức LHQ hoàn lại cho Cơ quan thực hiện khoản kinh phí mà Cơ quan này đã
ứng trước để thực hiện hoạt động (reimbursement); và
Tổ chức LHQ tự chi trả cho các hoạt động mà mình trực tiếp thực hiện (direct
implementation).
32) "Phương thức quốc gia thực hiện (NIM)" là cơ chế áp dụng khi cơ quan hoặc tổ
chức của quốc gia trực tiếp quản lý, điều hành và thực hiện toàn bộ hay một phần
chương trình, dự án do LHQ hỗ trợ kể cả việc huy động các đầu vào cần thiết và sử
dụng các đầu vào để thực hiện các kết quả đề ra trong kế hoạch công tác được phê
duyệt. Theo đó, cơ quan hoặc tổ chức quốc gia này chịu trách nhiệm giải trình trước
cấp có thẩm quyền của Chính phủ Việt Nam và tổ chức LHQ về kết quả các hoạt động
được phân giao và về việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực được cung cấp.
33) "Phương thức quốc tế thực hiện (DIM)" là cơ chế áp dụng khi cơ quan hoặc tổ chức
quốc tế trực tiếp quản lý, điều hành và thực hiện toàn bộ hay một phần chương trình,
10


dự án do LHQ hỗ trợ cho quốc gia kể cả việc huy động các đầu vào cần thiết và sử
dụng các đầu vào để thực hiện các kết quả đề ra trong kế hoạch công tác được phê
duyệt. Theo đó, cơ quan hoặc tổ chức quốc tế này chịu trách nhiệm giải trình trước cơ
quan cấp trên của mình về kết quả các hoạt động được phân giao và về việc sử dụng có
hiệu quả nguồn lực được cung cấp.
34)


Quỹ Kế hoạch chung (OPF)" là quỹ tài trợ phát triển được LHQ tại Việt Nam cùng
nhau thành lập nhằm tạo thuận lợi cho việc phối hợp huy động, phân bổ và giải ngân
các nguồn lực mà các nhà tài trợ đóng góp cho các hợp phần còn thiếu kinh phí của Kế
hoạch chung. Về phía LHQ, Quỹ được đặt dưới quyền điều hành chung của Điều phối
viên thường trú LHQ tại Việt Nam và dưới sự quản lý hàng ngày của một Cơ quan
quản trị mà hiện nay là UNDP.

35) "Theo dõi" là hoạt động thường xuyên cập nhật toàn bộ các thông tin liên quan đến
tình hình thực hiện chương trình, dự án; Phân loại và phân tích thông tin; Kịp thời đề
xuất các phương án phục vụ việc ra quyết định của các cấp quản lý nhằm đảm bảo
chương trình, dự án được thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng
và trong khuôn khổ các nguồn lực đã được xác định.
36) "Trách nhiệm giải trình" của một cơ quan hay tổ chức là trách nhiệm chứng minh
một công việc đã được cơ quan hay tổ chức đó thực hiện theo các quy chế, chuẩn mực
thỏa thuận và báo cáo một cách trung thực, chính xác về hiệu quả thực hiện công việc
so với nhiệm vụ, kế hoạch được giao. Đó còn là trách nhiệm chứng minh cơ quan hay
tổ chức sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được giao.
37) "Văn kiện Chương trình quốc gia (CPD)" là văn bản mô tả đề xuất các nội dung hợp
tác của mỗi tổ chức LHQ - thành viên Ban chấp hành (ExCom) Nhóm các tổ chức
thuộc hệ thống phát triển của LHQ (UNDG), được đệ trình Ban chấp hành của Tổ chức
đó phê duyệt. CPD nêu lên các vấn đề mà chương trình hợp tác của Tổ chức đó ưu tiên
xử lý, đề ra các hợp phần của chương trình hợp tác, các giải pháp chiến lược để thực
hiện kết quả đề ra và nguồn lực cần thiết để thực hiện các kết quả đó.
38) "Văn phòng tổ chức LHQ (UNCO)" là văn phòng tại Việt Nam đại diện cho một tổ
chức LHQ.
39) "Văn phòng Điều phối viên thường trú LHQ (UNRCO)" là văn phòng của quan
chức được Tổng Thư ký LHQ bổ nhiệm để thay mặt LHQ điều phối hoạt động tác
nghiệp của các tổ chức LHQ tại Việt Nam.


11


PHẦN I – CÁC NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO
Chương 1 – CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Theo tôn chỉ và trên cơ sở những lợi thế so sánh của mình, các tổ chức LHQ hỗ trợ
cho Việt Nam thông qua cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, tri thức và nâng cao năng lực ở các cấp.
Để sự hỗ trợ này ngày càng hiệu quả hơn, các tổ chức LHQ đã cùng Chính phủ Việt Nam và
các nhà tài trợ khác tham gia thực hiện Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ (tháng
6/2005) được xây dựng trên cơ sở Tuyên bố Pa-ri về hiệu quả viện trợ (tháng 3/2005) của
cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Các nguyên tắc của Cam kết Hà Nội trở thành kim chỉ
nam cho việc quản lý và thực hiện Kế hoạch chung và các chương trình, dự án (sau đây gọi
chung là dự án) do các tổ chức LHQ hỗ trợ cho Việt Nam.
2. Trong Cam kết Hà Nội, các bên đã cam kết cùng đổi mới phương thức và cách
thức quản lý hỗ trợ để tăng cường hiệu quả hỗ trợ phát triển, góp phần đạt được các mục tiêu
phát triển của Việt Nam vào năm 2010 và các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) vào
năm 2015. Những cam kết này được tái khẳng định và nhấn mạnh hơn tại Diễn đàn cấp cao
lần thứ 3 về Hiệu quả viện trợ, tổ chức tại Accra, Gha-na, từ 2 đến 4 tháng 9 năm 2008. Dưới
đây là trích dẫn những nội dung liên quan của năm nguyên tắc chung được rút ra từ Cam kết
Hà Nội:
2.1. Tinh thần làm chủ (Chính phủ Việt Nam xác định các chính sách phát triển)
Chính phủ Việt Nam làm chủ các chiến lược và chính sách phát triển của đất nước
mình, do đó Chính phủ đóng vai trò lãnh đạo trong việc xây dựng và thực hiện các Kế hoạch
Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của quốc gia. Trong vai trò này, Chính phủ hợp tác với các
nhà tài trợ, thông qua quá trình tham vấn rộng rãi để lồng ghép hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) vào công tác lập và thực hiện kế hoạch của Chính phủ. Đồng thời, Chính phủ Việt
Nam tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo trong điều phối viện trợ ở tất cả các cấp.
2.2. Tuân thủ hệ thống quốc gia (các nhà tài trợ tuân thủ các chiến lược của Việt
Nam và cam kết sử dụng các hệ thống của quốc gia được tăng cường)

Các nước, tổ chức cung cấp ODA cho Chính phủ trên cơ sở Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm của Việt Nam và các kế hoạch, chương trình phát triển khác của ngành, địa
phương, vùng và quốc gia. Để làm việc này, các nhà tài trợ sẽ sử dụng đến mức tối đa các hệ
thống và quy trình quản lý của Việt Nam. Trong những trường hợp các nhà tài trợ không thể
sử dụng các hệ thống và quy trình quản lý của Việt Nam thì các bên có thể thỏa thuận và
nhất trí áp dụng các biện pháp và thủ tục bổ sung để tăng cường các hệ thống và quy
trình quản lý của Việt Nam. Thực hiện nguyên tắc này, các nhà tài trợ cam kết không tạo ra
bộ máy riêng của mình (song song với bộ máy quản lý các bên đã nhất trí thiết lập) để quản
lý và thực hiện công việc hàng ngày của các dự án mình đang hỗ trợ. Đồng thời, các nhà tài
trợ giảm dần việc khuyến khích bằng tiền đối với các quan chức Chính phủ hiện đang quản
lý các dự án viện trợ và không khuyến khích như vậy đối với các hoạt động tài trợ trong
tương lai.
2.3. Hài hòa và tinh giản (các nhà tài trợ sử dụng các công cụ chung và tinh giản
thủ tục)
Các nhà tài trợ cùng thống nhất cách thức hoạt động và đơn giản hoá các thủ tục
thông qua các hoạt động chung liên quan đến công tác lập kế hoạch, xây dựng, thực hiện,
12


theo dõi và đánh giá các dự án viện trợ của mình tại Việt Nam. Các nhà tài trợ sẽ phân cấp
và uỷ quyền cho các cơ quan đại diện của mình tại Việt Nam một cách tối đa. Cả Chính phủ
và các nhà tài trợ sẽ tăng dần việc sử dụng cách tiếp cận quản lý theo chương trình. Đồng
thời, với việc phân công giữa các nhà tài trợ cũng hiệu quả hơn thì việc hợp tác chặt chẽ sẽ
được phát huy.
2.4. Quản lý dựa vào kết quả (quản lý nguồn lực và cải thiện việc ra các quyết
định hướng tới kết quả)
Chính phủ và các nhà tài trợ cùng áp dụng nguyên tắc quản lý dựa vào kết quả nhằm
đạt hiệu quả tối đa việc sử dụng các khoản viện trợ, đồng thời quản lý tốt việc thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và các kế hoạch, chương trình phát triển ngành, địa
phương, vùng và quốc gia. Các nhà tài trợ lồng ghép tài trợ của mình vào các chương trình

quốc gia để đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu của các chương trình này. Đồng thời, việc
thực hiện mục tiêu và hiệu quả của các dự án tài trợ cũng sẽ được đánh giá bởi hệ thống
đánh giá của Chính phủ thông qua việc sử dụng các chỉ số đã được thống nhất giữa các bên.
2.5. Trách nhiệm chung (Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ chia sẻ trách
nhiệm đối với các kết quả phát triển)
Chính phủ và các nhà tài trợ chịu trách nhiệm với nhau về việc sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực phát triển.
Các nhà tài trợ có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời, minh bạch và đầy đủ về
nguồn tài trợ và định hướng chương trình để Chính phủ Việt Nam có thể lập và trình cơ quan
lập pháp và công chúng các báo cáo ngân sách tin cậy và điều phối viện trợ một cách hiệu
quả.
Chính phủ và các nhà tài trợ cần cùng nhau tiến hành đánh giá và tổ chức các đợt
kiểm điểm độc lập thường niên đối với tiến độ thực hiện các cam kết chung về nâng cao hiệu
quả tài trợ và phấn đấu đạt kết quả tốt hơn thông qua các cơ chế hiện hành và ngày càng
khách quan hơn của Việt Nam.

13


Chương 2 – CÁC NGUYÊN TẮC ĐẶC THÙ

Theo 5 nguyên tắc chỉ đạo nêu Chương 1 trên đây và các nội dung cơ bản của ‘Sáng
kiến Một LHQ’ tại Việt Nam, Chính phủ Việt Nam cùng các tổ chức LHQ thống nhất các
nguyên tắc chính cho việc quản lý và thực hiện chương trình và dự án do LHQ hỗ trợ cho
Việt Nam như sau:
1. Đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm của Việt Nam đối với các thỏa thuận đa
phương mà Việt Nam là một bên tham gia ký kết trong khuôn khổ LHQ.
2. Cơ sở pháp lý cho các hoạt động hợp tác phát triển giữa Chính phủ và các tổ chức
LHQ tại Việt Nam là các Hiệp định hợp tác cơ bản được ký kết giữa Chính phủ và các tổ
chức này2. Do vậy, trong quá trình áp dụng Quy chế này nếu có những nội dung không được

quy định hoặc khác biệt giữa Quy chế với Hiệp định hợp tác cơ bản gây ra tranh chấp giữa
các bên liên quan mà không giải quyết được bằng hợp tác và tham vấn ở các cấp, thì các nội
dung đó sẽ thực hiện theo quy định của Hiệp định hợp tác cơ bản.
3. Các tổ chức LHQ là đối tác phát triển tin cậy của Chính phủ. Tôn chỉ xuyên suốt
của các tổ chức LHQ là hỗ trợ Chính phủ thực hiện các cam kết quốc tế của mình, thực hiện
các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và các công ước về quyền con người của LHQ mà Việt
Nam cam kết tham gia. Các tổ chức LHQ thực hiện tôn chỉ của mình bằng cách cung cấp trợ
giúp kỹ thuật cho Việt Nam, qua đó góp phần tăng cường năng lực và thực hiện các mục tiêu
phát triển quốc gia.
4. Áp dụng và thực hiện tối đa hệ thống các quy định và quy trình thủ tục quốc gia về
quản lý và sử dụng ODA. Trong trường hợp không khả thi, các tổ chức LHQ tương ứng sẽ
hỗ trợ Chính phủ để thống nhất xây dựng và áp dụng các quy định và thủ tục mang tính hài
hòa. Nếu cả hai trường hợp trên đều không thực hiện được, các quy định của tổ chức LHQ
tài trợ sẽ được áp dụng.
5. Cơ quan thực hiện chương trình, dự án chịu trách nhiệm toàn bộ trước cấp có thẩm
quyền của Chính phủ Việt Nam và tổ chức LHQ về sự thành công của dự án theo mục tiêu
đề ra. Cơ quan đồng thực hiện dự án chịu trách nhiệm trước Cơ quan thực hiện về kết quả
thực hiện phần việc của mình.
6. HPPMG cũng được áp dụng đối với việc quản lý chương trình chung (joint
programmes) do các tổ chức LHQ hỗ trợ trừ trường hợp nhà tài trợ có yêu cầu khác và Chính
phủ Việt Nam thống nhất áp dụng yêu cầu đó.
7. HPPMG trước hết được áp dụng cho các dự án do UNDP, UNFPA và UNICEF là
thành viên của Ban chấp hành (ExCom) các tổ chức thuộc hệ thống phát triển của Liên hợp
quốc (UNDG) hỗ trợ. Dự kiến các tổ chức khác thuộc hệ thống LHQ tại Việt Nam sẽ áp
dụng HPPMG theo lộ trình sẽ được thống nhất với các cơ quan hữu quan của Chính phủ Việt
Nam.
8. Đảm bảo tính minh bạch của tất cả các quy trình, thủ tục, hoạt động sử dụng kinh
phí của Kế hoạch chung và các CTQG đã được Chính phủ Việt Nam và Hội đồng điều hành
của từng tổ chức của LHQ thông qua, bao gồm việc chia sẻ thông tin có liên quan giữa các
đối tác.

2

Đó là Hiệp định Hợp tác cơ bản đối với UNICEF và Hiệp định Trợ giúp cơ bản chuẩn đối với UNDP, đồng
thời có hiệu lực đối với UNFPA.

14


9. Các tổ chức LHQ chịu trách nhiệm giải trình trước Hội đồng chấp hành của mình
đối với việc tuân thủ đầy đủ các luật lệ, quy định và thủ tục của tổ chức tương ứng. Do vậy,
khi trực tiếp thực hiện các hoạt động dự án, Văn phòng của tổ chức LHQ (UNCO) sẽ áp
dụng các luật lệ, quy định và thủ tục của tổ chức mình và các quy định có liên quan trong
HPPMG.

15


PHẦN II – QUẢN LÝ CẤP CHƯƠNG TRÌNH
Chương 1 – CƠ CHẾ QUẢN LÝ HỢP TÁC PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - LIÊN HỢP QUỐC
I. CHU TRÌNH HỢP TÁC PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-LIÊN HỢP QUỐC

1. Đánh giá chung về
tình hình quốc gia
(CCA) / Khung trợ
giúp phát triển của
LHQ (UNDAF)

8. Kết thúc các
dự án, CTQG &

Kế hoạch chung

7. Thực hiện,
theo dõi & đánh
giá các dự án,
CTQG & Kế
hoạch chung

2. Văn kiện
CTQG của các tổ
chức ExCom,
(nếu có yêu cầu)

Chu trình hợp tác
phát triển giữa Việt
Nam và LHQ

6. Kế hoạch
công tác năm
(AWP)

3. Kế hoạch
chung

4. Danh mục yêu
cầu LHQ hỗ trợ
(kèm theo DPO)
5. Văn kiện dự án (nếu có
yêu cầu)


Hợp tác phát triển giữa Việt Nam và LHQ diễn ra theo từng chu trình khép kín, thông thường
với thời hạn là 5 năm, trùng với chu kỳ kế hoạch phát triển của đất nước, gồm các bước nối tiếp
nhau: 1) Xây dựng Báo cáo đánh giá chung về tình hình quốc gia (CCA) và Xây dựng Khung trợ
giúp phát triển của LHQ cho Việt Nam (UNDAF); 2) Xây dựng Văn kiện CTQG của các tổ chức
thuộc Ban chấp hành (ExCom) Nhóm các tổ chức thuộc hệ thống phát triển của LHQ (UNDG),
nếu có yêu cầu; 3) Xây dựng Kế hoạch chung hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và các tổ chức
LHQ thay thế các Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình quốc gia (CPAP) trước đây của
các tổ chức LHQ; 4) Xây dựng Danh mục yêu cầu LHQ hỗ trợ kèm theo Đề cương chi tiết dự
án; 5) Xây dựng Văn kiện dự án trong trường hợp có yêu cầu của bên tài trợ; 6) Xây dựng và
phê duyệt Kế hoạch công tác năm của các dự án; 7) Thực hiện, theo dõi và đánh giá các dự án,
các CTQG (nếu có yếu cầu) và Kế hoạch chung; và 8) Kết thúc các dự án, các CTQG và Kế
hoạch chung.

16


1. Xây dựng Báo cáo Đánh giá chung về tình hình quốc gia (CCA) và Khung trợ
giúp phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDAF)
1.1. Việc xây dựng CCA và UNDAF là bước đầu tiên trong chu kỳ hợp tác của LHQ.
CCA phân tích các thách thức phát triển và các vấn đề về năng lực của nước chủ nhà, đồng
thời xác định nhu cầu về trợ giúp từ bên ngoài để khắc phục những thách thức và vấn đề đó.
UNDAF phân thích các lợi thế so sánh của LHQ và xác định các lĩnh vực ở đó sự trợ giúp
của LHQ có thể phát huy lợi thế so sánh của hệ thống này đối với sự nghiệp phát triển của
nước chủ nhà thông qua tăng cường năng lực, tuyên truyền vận động, xây dựng quan hệ đối
tác và tư vấn chính sách. Khi triển khai các hoạt động trợ giúp của mình, LHQ hợp tác với
tất cả các đối tác để thực hiện Tuyên bố Thiên niên kỷ và thực hiện các mục tiêu phát triển
được quốc tế đồng thuận, trong đó có các MDG, các chuẩn mực và quy tắc quốc tế và các
nghĩa vụ thực hiện hiệp ước quốc tế.
1.2. Sự hợp tác của LHQ với các nước chủ nhà được chỉ đạo bởi năm nguyên tắc xây
dựng và thực hiện chương trình trợ giúp liên quan mật thiết với nhau, đó là: a) Phương pháp

tiếp cận từ góc độ quyền con người, b) Bình đẳng giới, c) Tính bền vững về môi trường, d)
Quản lý theo kết quả, và e) Phát triển năng lực.
1.3. Bốn bước chính trong quy trình xây dựng CCA/UNDAF gồm a) Lập lộ trình, b)
Phân tích tình hình quốc gia, c) Lập kế hoạch chiến lược và d) Theo dõi và đánh giá. Cụ thể
là:
1.3.1. Lập lộ trình là bước bắt buộc đầu tiên trong quy trình xây dựng CCA/UNDAF.
Lộ trình này phải phù hợp với chu kỳ lập kế hoạch phát triển của nước chủ nhà và đưa ra các
bước và các mốc thời gian cho việc xây dựng CCA/UNDAF.
1.3.2. Phân tích tình hình quốc gia là phần cốt lõi của CCA và là bước tiếp theo của
quy trình xây dựng CCA/UNDAF. Phân tích này xác định những lĩnh vực ở đó nước chủ nhà
chưa hoàn thành việc thực hiện các mục tiêu phát triển và chuẩn mực được quốc tế chấp
thuận và LHQ có thể hỗ trợ nước chủ nhà như thế nào để thực hiện thành công nhiệm vụ
này, với việc đánh giá xác thực khả năng chuyên môn và giá trị gia tăng của LHQ. Là một
phần của bước này, LHQ cũng tiến hành Đánh giá hệ thống quản lý tài chính công của nước
chủ nhà (còn gọi là “Đánh giá vĩ mô”). Việc đánh giá này tốt nhất được tiến hành bằng cách
sử dụng các đánh giá tương tự đã được thực hiện bởi các đối tác phát triển khác và (hoặc)
bởi chính Chính phủ của nước chủ nhà. Trên thực thế, Nhóm lãnh đạo các tổ chức LHQ ở
nước sở tại được phép linh hoạt trong việc xây dựng CCA, theo đó họ có thể tham gia vào
một phân tích do Chính phủ chủ trì hoặc tiến hành phân tích bổ sung do LHQ chủ trì hoặc tổ
chức một quy trình làm CCA hoàn chỉnh.
1.3.3. Lập kế hoạch chiến lược trong đó việc xây dựng một Khung kết quả cho
UNDAF là phần việc cốt lõi nhất. Khung kết quả này cung cấp định hướng chiến lược cho
chu kỳ Chương trình quốc gia và các kết quả chính dự kiến cho sự trợ giúp của LHQ và
được thực hiện thông qua các chương trình, dự án của các tổ chức LHQ, các chương trình
chung, các kế hoạch cũng như thông qua ý kiến tư vấn cho việc xây dựng các kế hoạch của
Chính phủ. Chính phủ và LHQ nghiên cứu và đồng thời xin ý kiến góp ý của các đối tác
khác về Dự thảo UNDAF để hoàn chỉnh trước khi trình cho cơ quan hữu quan của LHQ góp
ý chính thức. Cuối cùng, Chính phủ và LHQ hoàn thiện UNDAF trên cơ sở các ý kiến góp ý
và cùng phê duyệt trước khi chính thức công bố để thực hiện.
1.3.4. Việc thực hiện UNDAF được Chính phủ và LHQ theo dõi chặt chẽ và đánh

giá theo yêu cầu. Các hoạt động theo dõi và đánh giá này dựa vào Kế hoạch theo dõi và đánh
giá được soạn thảo trong quá trình xây dựng UNDAF và đính kèm theo văn bản UNDAF.
17


1.4. Văn bản UNDAF bao gồm những phần chính như sau: Trang chữ ký, Giới thiệu,
Các kết quả UNDAF, Các sáng kiến bên ngoài Khung kết quả UNDAF, Dự trù nhu cầu kinh
phí, Tổ chức thực hiện, và Kế hoạch theo dõi & đánh giá.
1.5. CCA/UNDAF cung cấp những thông tin thiết yếu cho việc xây dựng Văn kiện
Chương trình quốc gia của các tổ chức thành viên Ban chấp hành UNDG (nếu có yêu cầu) và
Kế hoạch chung của LHQ. Những hướng dẫn trên đây đang được Chính phủ và LHQ xem
xét áp dụng thử nghiệm tại Việt Nam - với tư cách là một nước thí điểm chương trình cải
cách của LHQ – trong việc xây dựng Kế hoạch chung sắp tới của LHQ tại Việt Nam. Trong
quá trình thử nghiệm, hai bên cũng xác định các bước đi cụ thể và trách nhiệm của các bên
liên quan (LHQ, Chính phủ và các đối tác khác).
2. Xây dựng Văn kiện CTQG của từng tổ chức của ExCom/UNDG
2.1. Nếu một tổ chức thành viên ExCom/UNDG nào đó phải trình Văn kiện CTGQ
cho Hội đồng Chấp hành phê duyệt, tổ chức này sẽ tiến hành xây dựng Văn kiện CTGQ trên
cơ sở văn bản UNDAF đã được phê duyệt và ký kết.
2.2. Văn kiện CTQG mô tả những định hướng chiến lược, nội dung và địa bàn chính
ưu tiên hỗ trợ cho Việt Nam của từng tổ chức thành viên ExCom/UNDG trong thời gian của
chu kỳ hợp tác (thường là 5 năm) cũng như đối tượng tác động chính mà Chương trình
hướng tới trong giai đoạn này. Văn kiện CTQG nêu rõ tổng ngân sách dự kiến tài trợ cho
Chương trình đó, bao gồm ngân sách thường xuyên đã được cam kết và dự kiến ngân sách
cần vận động thêm cho Chương trình. Các nội dung và phương thức tiếp cận để hỗ trợ Việt
Nam được xác định trong Văn kiện CTQG sẽ được Chính phủ Việt Nam và các tổ chức
LHQ cụ thể hóa tại văn bản Kế hoạch chung được xây dựng trong khuôn khổ ‘Sáng kiến
Một LHQ’ tại Việt Nam.
2.3. Quy trình cơ bản xây dựng Văn kiện CTQG được tiến hành theo những bước sau
đây:

Bước 1: Bộ KHĐT và Văn phòng từng tổ chức thành viên ExCom/UNDG tại Việt
Nam (UNCO) cùng các CQQLVT thảo luận và nhất trí về TOR và kế hoạch xây dựng Văn
kiện CTQG.
Bước 2: Các CQQLVT cùng các cơ quan quản lý chuyên ngành của Việt Nam và
từng UNCO và các chuyên gia (nếu cần) xây dựng Văn kiện CTQG có sự tham vấn chặt chẽ
với các cơ quan liên quan khác như các bộ, ban ngành, đoàn thể, địa phương, các tổ chức xã
hội dân sự, các nhà tài trợ .
Bước 3: Chính phủ Việt Nam phê duyệt Văn kiện CTQG về mặt nguyên tắc. Từng
UNCO thông qua Cơ quan trung ương của mình trình Văn kiện CTQG lên Hội đồng chấp
hành của tổ chức LHQ.
Bước 4: Hội đồng chấp hành của tổ chức LHQ xem xét và phê duyệt Văn kiện
CTQG.
3. Xây dựng Kế hoạch chung
3.1. Kế hoạch chung bao gồm các nội dung cụ thể, các mục tiêu phát triển và kết quả
đầu ra, các cơ chế quản lý và thực hiện chính của việc hợp tác phát triển giữa Việt Nam và
các tổ chức LHQ. Các mục tiêu và kết quả được phân theo chủ đề, căn cứ vào mối liên quan
của chúng với những mục tiêu đã được nhất trí và các mục tiêu và kết quả này được nêu
trong phụ lục kèm theo dự kiến kinh phí từ các nguồn vốn thường xuyên và không thường
18


xuyên cần có để thực hiện Kế hoạch. Sự bố trí như vậy tạo cơ sở cho việc tăng cường tính
hài hòa, thống nhất trong việc thực hiện các mục tiêu và kết quả theo chương trình. Kế
hoạch chung cũng chỉ rõ chiến lược thực hiện.
3.2. Văn bản Kế hoạch chung là cơ sở pháp lý để các bên phối hợp xác định các
chương trình, dự án ưu tiên cần sự trợ giúp của LHQ trong chu kỳ 5 năm của Kế hoạch
chung, với các nhóm đối tượng và địa bàn ưu tiên trong các bước triển khai tiếp theo. Kế
hoạch chung sẽ được quản lý theo Danh mục chính thức được LHQ hỗ trợ cùng các DPO.
Kế hoạch chung cũng làm cơ sở để triển khai vận động thêm ngân sách cho các nội dung
chưa được bố trí đủ kinh phí. Văn bản Kế hoạch chung thay thế các Kế hoạch hành động

Chương trình quốc gia (CPAP) riêng lẻ trước đây của từng tổ chức thành viên ExCom.
3.3. Thông thường, chu kỳ của Kế hoạch chung là 5 năm. Tuy nhiên, trong trường
hợp xảy ra tình trạng khẩn cấp hoặc có những thay đổi lớn đối với môi trường thực hiện hoạt
động trợ giúp của LHQ, Kế hoạch chung có thể cần phải thay đổi ngoài chu kỳ hoạt động
bình thường của nó. Trong những hợp này, các bên cần tiến hành sửa đổi chính thức bản Kế
hoạch chung.
3.4. Quy trình cơ bản xây dựng Kế hoạch chung được tiến hành theo những bước sau
đây:
Bước 1: Bộ KHĐT, UNRCO cùng các cơ quan liên quan thảo luận và nhất trí về
TOR và kế hoạch xây dựng Kế hoạch chung.
Bước 2: Các CQQLVT cùng các cơ quan quản lý chuyên ngành của Việt Nam và
từng UNCO và một số chuyên gia (nếu cần) cùng xây dựng Kế hoạch chung có sự tham vấn
chặt chẽ với các cơ quan liên quan khác như các bộ, ban ngành, đoàn thể, địa phương, các tổ
chức xã hội dân sự, các đối tác phát triển cũng như xin ý kiến chỉ đạo của Trụ sở của từng tổ
chức LHQ liên quan trước khi phê duyệt.
Bước 3: Chính phủ Việt Nam và các tổ chức LHQ xem xét và phê duyệt Kế hoạch
chung.
Bước 4: Đại diện Chính phủ, Điều phối viên Thường trú LHQ và đại diện các tổ
chức LHQ tham gia Kế hoạch chung cùng ký kết văn bản Kế hoạch chung.
4. Xây dựng Đề cương chi tiết dự án (DPO) và Danh mục yêu cầu LHQ hỗ trợ
4.1. DPO kèm theo Danh mục các dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các
tổ chức LHQ thống nhất hỗ trợ là yêu cầu bắt buộc của phía Việt Nam và là cơ sở pháp lý để
xây dựng AWP và (hoặc) Văn kiện dự án (nếu có yêu cầu của nhà tài trợ) cũng như để triển
khai thực hiện các dự án.
DPO được các CQCQ chủ động và (hoặc) phối hợp với các tổ chức LHQ xây dựng
trên cơ sở Kế hoạch chung. Nó là văn bản tóm tắt những nội dung, dự kiến ngân sách và
phương thức quản lý, thực hiện chính của dự án. Việc xây dựng DPO là quy trình hài hoà
của Chính phủ Việt Nam với các tổ chức LHQ nhằm rút ngắn thời gian và giảm chi phí hành
chính trong việc chuẩn bị dự án.
Bộ KHĐT tổng hợp từ danh mục chương trình, dự án yêu cầu LHQ hỗ trợ (kèm

DPO) của các CQCQ và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt làm cơ sở để vận
động tài trợ của các tổ chức LHQ.
4.2. Hướng dẫn chi tiết về quy trình xây dựng và nội dung của Danh mục yêu cầu
LHQ hỗ trợ và DPO được mô tả tại Phần III, Chương 1 của HPPMG này.
19


5. Xây dựng Văn kiện dự án
5.1. Văn kiện dự án là tài liệu chi tiết hoá các nội dung, đầu ra, phương thức và kế
hoạch thực hiện của DPO đã được phê duyệt. Việc xây dựng Văn kiện dự án không phải là
một yêu cầu bắt buộc đối với các dự án, trừ trường hợp do yêu cầu của nhà tài trợ.
5.2. Khi có yêu cầu, NIP phối hợp với UNCO cùng xây dựng Văn kiện dự án. Sau
đó, Văn kiện dự án được phê duyệt và ký kết theo các quy định tại Nghị định 131/2006/NĐCP và các chính sách, thủ tục của các tổ chức LHQ.
5.3. Hướng dẫn chi tiết về quy trình xây dựng và nội dung Văn kiện dự án được mô
tả tại Nghị định 131/2006/NĐ-CP và Thông tư 04/2007/TT-BKH, có thể truy cập tại trang
thông tin điện tử của Bộ KHĐT www.mpi.gov.vn ⇒ Hợp tác phát triển ⇒ Văn bản pháp
quy.
6. Xây dựng Kế hoạch công tác năm (AWP)
6.1. Thông thường, AWP được xây dựng trên cơ sở các nội dung của DPO kèm theo
Danh mục chính thức được LHQ hỗ trợ. Trong trường hợp có Văn kiện dự án, thì AWP cập
nhật và cụ thể hóa kế hoạch hoạt động hằng năm đã dự kiến trong Văn kiện dự án.
Danh mục trang thiết bị và vật tư nếu chưa được nêu rõ trong DPO hoặc Văn kiện dự
án thì phải được lập cụ thể khi xây dựng AWP.
6.2. NIP chịu trách nhiệm phối hợp với tổ chức LHQ xây dựng AWP. AWP có hiệu
lực sau khi được các bên cùng ký kết. AWP thể hiện cam kết của các bên tham gia ký kết
đảm bảo cung ứng đầu vào, thực hiện hoạt động và tạo ra kết quả đầu ra cho năm kế hoạch.
6.3. Việc xây dựng AWP với các hoạt động và nhu cầu kinh phí phải phù hợp với
khả năng nguồn kinh phí được cấp hoặc sẽ được huy động cho năm kế hoạch đó.
6.4. Hướng dẫn chi tiết về quy trình xây dựng và nội dung AWP đối với dự án được
mô tả tại Phần III, Chương 3 của HPPMG này.

7. Thực hiện, theo dõi và đánh giá Kế hoạch chung và các dự án
7.1. Ở cấp độ Kế hoạch chung
7.1.1. Trên cơ sở Kế hoạch chung được ký kết, Ban Chỉ đạo liên ngành thực hiện Kế
hoạch chung có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc các cơ quan, địa phương và UNCO
liên quan trong việc triển khai, thực hiện nội dung, tiến hành theo dõi và đánh giá Kế hoạch
chung.
7.1.2. Công tác theo dõi và đánh giá Kế hoạch chung bao gồm: xây dựng Khung theo
dõi và đánh giá, kiểm điểm hàng năm, kiểm điểm giữa kỳ, đánh giá độc lập, các chuyến đi
theo dõi thực địa định kỳ hoặc đột xuất. Chi tiết công tác theo dõi và đánh giá Kế hoạch
chung được mô tả trong Phần II, Chương 2 của HPPMG này.
7.2. Ở cấp độ dự án
7.2.1 Trên cơ sở AWP được ký kết, NIP phối hợp với UNCO chỉ đạo PMU, các Ban
quản lý dự án thành phần (nếu có) và CIP tiến hành thực hiện, theo dõi và đánh giá dự án
theo đúng tiến độ, số lượng và chất lượng công việc đã được ký duyệt.
7.2.2. Công tác theo dõi và đánh giá dự án bao gồm: kiểm điểm thường niên việc
thực hiện AWP (nếu có), kiểm tra định kỳ và đột xuất của các cơ quan quản lý có liên quan,
20


kiểm tra tài chính tại chỗ do UNCO thực hiện, đánh giá dự án và kiểm toán định kỳ và kiểm
toán đặc biệt (nếu có).
7.2.3. Chi tiết công tác theo dõi và đánh giá dự án được mô tả trong Phần III, Chương
9 của HPPMG.
8. Kết thúc Kế hoạch chung
Kế hoạch chung thường kết thúc vào ngày cuối cùng của năm cuối cùng của Kế
hoạch chung.
II. CƠ CHẾ QUẢN LÝ KẾ HOẠCH CHUNG
1. Ban Chỉ đạo Kế hoạch chung
1.1. Chính phủ Việt Nam và các tổ chức LHQ cùng phối hợp chỉ đạo việc thực hiện
Kế hoạch chung thông qua Ban Chỉ đạo Kế hoạch chung. Thành phần của Ban Chỉ đạo gồm

một Thứ trưởng của Bộ KHĐT và UNRC với tư cách là đồng Trưởng ban, thành viên là đại
diện có thẩm quyền của các CQQLVT và một số vị Trưởng Đại diện của các tổ chức LHQ
theo nguyên tắc luân phiên. Căn cứ vào nội dung của từng hoạt động của Ban chỉ đạo, hai
đồng Trưởng ban quyết định mời đại diện các Bộ, ban nghành, địa phương và các bên liên
quan tham gia.
1.2. Ban Chỉ đạo quyết định các vấn đề trên cơ sở đồng thuận. Trong trường hợp còn
có ý kiến khác nhau, hai đồng Trưởng ban trao đổi để thống nhất đưa ra quyết định cuối
cùng.
1.3. Bộ KHĐT và Văn phòng Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam thực hiện
nhiệm vụ thư ký cho Ban Chỉ đạo.
1.4. Ban Chỉ đạo Kế hoạch chung có các nhiệm chính sau đây:
1.4.1. Chỉ đạo, kiểm tra và đôn đốc các cơ quan, địa phương liên quan trong việc triển
khai thực hiện nội dung Kế hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
1.4.2. Phê duyệt các tiêu chí và nguyên tắc chung để làm cơ sở phân bổ ngân sách cho
Kế hoạch chung từ Quỹ thực hiện Kế hoạch chung, chỉ đạo và khuyến nghị phân bổ ngân
sách;
1.4.3. Rà soát các phương thức thực hiện Kế hoạch chung, phân công trách nhiệm quản
lý từng lĩnh vực tương ứng; xác lập các biện pháp khuyến khích, nhân rộng các mô hình,
cách tiếp cận thành công và các bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện Kế hoạch
chung;
1.4.4. Xác định những điều chỉnh cần thiết và nhu cầu về nguồn lực để thực hiện Kế
hoạch chung cho năm tiếp theo;
1.4.5. Chủ động kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ các giải pháp để triển khai có hiệu
quả Kế hoạch chung.
1.5. Trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của Ban Chỉ đạo Kế hoạch chung được quy định tại
Quyết định số 916/QĐ-TTg 'Về việc thành lập Ban Chỉ đạo Kế hoạch chung hợp tác giữa
Chính phủ Việt Nam và các tổ chức LHQ giai đoạn 2006-2010’ được Thủ tướng Chính
phủ ban hành ngày 15 tháng 7 năm 2008.
2. Các cơ quan quản lý viện trợ của Chính phủ (CQQLVT)
21



2.1. Nhiệm vụ chung của các CQQLVT là giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà
nước về hỗ trợ của LHQ cho Việt Nam. Nhiệm vụ cụ thể được giao cho từng cơ quan này
trong việc vận động, lập kế hoạch, điều phối, thực hiện, theo dõi và đánh giá các chương
trình ODA được quy định tại Chương VII của Nghị định 131/2006/NĐ-CP.
2.2. Đối với Kế hoạch chung, các CQQLVT cử đại diện làm thành viên Ban Chỉ đạo
Kế hoạch chung và có những trách nhiệm sau đây:
2.2.1. Phối hợp với Điều phối viên thường trú LHQ và Đại diện của các tổ chức LHQ
trong việc chỉ đạo thực hiện Kế hoạch chung, đặc biệt là trong việc khuyến khích:
a) Ý thức làm chủ đối với các chính sách, chiến lược và chương trình phát triển quốc
gia;
b) Việc áp dụng các chiến lược và kế hoạch phát triển quốc gia cũng như các hệ
thống, thủ tục quốc gia;
c) Sự hài hòa và đơn giản hóa cách thức lập kế hoạch và quản lý các chương trình, dự
án do LHQ trợ giúp;
d) Việc áp dụng phương pháp quản lý theo kết quả thông qua việc sử dụng Khung
Kết quả và nguồn lực và Ngân sách Kế hoạch chung; và
e) Việc tăng cường trách nhiệm chung thông qua các hoạt động theo dõi và đánh giá
chung.
2.2.2. Đôn đốc các NIP trong việc huy động kịp thời và đầy đủ nguồn vốn đối ứng đã
được cam kết cho việc thực hiện Kế hoạch chung.
2.2.3. Hợp tác với các tổ chức LHQ trong việc huy động các nguồn lực khác từ các
nhà tài trợ và khu vực tư nhân, để hỗ trợ việc thực hiện Kế hoạch chung và hỗ trợ các tổ
chức LHQ trong việc huy động nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của Kế hoạch chung.
2.2.4. Hợp tác với các tổ chức LHQ trong việc tổ chức kiểm điểm hằng năm các PCG
và Kế hoạch chung và, khi thấy thích hợp, các diễn đàn theo chuyên đề, ngành với sự tham
gia của các tổ chức LHQ và các bên có liên quan khác.
2.2.5. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các chuyến viếng thăm thực địa mang
tính định kỳ và đột xuất của các nhân viên LHQ, các chuyên gia và các nhà cung cấp dịch vụ

nhằm theo dõi tất cả các giai đoạn của chương trình hợp tác, gặp gỡ các đối tượng thụ hưởng
và đánh giá tiến độ cũng như hiệu quả của các hoạt động chương trình.
2.2.6. Cung cấp cho các tổ chức LHQ và (hoặc) thu thập các phát hiện, dữ liệu, số
liệu thống kê và các thông tin liên quan để phân tích và đánh giá tiến độ việc thực hiện các
kết quả của Kế hoạch chung.
3. Văn phòng Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc (UNRCO) và Điều phối
viên thường trú LHQ (UNRC)
3.1. UNRCO có trách nhiệm hỗ trợ UNRC thực hiện các trách nhiệm của mình và
làm nhiệm vụ thư ký cho Ban Chỉ đạo Kế hoạch chung.
3.2. UNRC thực hiện những nhiệm vụ chính dưới đây:
3.2.1. Với tư cách là người Lãnh đạo chung của LHQ, UNRC là người đối thoại
chính của Nhóm UNCT với các nhà lãnh đạo quốc gia, đại diện cho Nhóm UNCT và các
22


thành viên của Nhóm. UNRC có vai trò chỉ đạo các vấn đề mà Nhóm UNCT cần có tiếng
nói, lập trường và quan điểm chung, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến UNDAF và Kế
hoạch chung.
3.2.2. UNRC chỉ đạo chung việc xây dựng và triển khai “Sáng kiến Một LHQ” và
xúc tiến các quyết định chung của LHQ. UNRC chỉ đạo và xúc tiến xây dựng sự đồng thuận
trong quá trình soạn thảo, thực hiện và quản lý Kế hoạch chung và Ngân sách chung cũng
như việc theo dõi và đánh giá nói chung. Về phía LHQ, UNRC là người đưa ra quyết định
cuối cùng đối với những vấn đề liên quan đến Kế hoạch chung và Ngân sách chung trong
trường hợp không thể có quyết định chung, dựa trên các tiêu chí được Ban chỉ đạo xác định
và trên nguyên tắc tôn trọng đầy đủ các ưu tiên của Kế hoạch chung.
3.2.3. UNRC chỉ đạo việc huy động nguồn lực cho Quỹ Kế hoạch chung và giám sát
việc phân bổ nguồn vốn từ nguồn quỹ này dựa trên các quyết định của Ban Vận động và
phân bổ Quỹ Kế hoạch chung.
4. Văn phòng tổ chức Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNCO)
4.1. Chức năng chung của UNCO bao gồm: (a) Khuyến khích và hỗ trợ việc theo dõi

và thực hiện các chuẩn tắc toàn cầu dựa trên luật pháp quốc gia và các điều ước quốc tế (hiệp
ước, công ước quốc tế...) mà Việt Nam tham gia; (b) Cung cấp kiến thức và trợ giúp kỹ thuật
cho các cuộc trao đổi chính sách về các ưu tiên phát triển quốc gia; (c) Chia sẻ kinh nghiệm
quốc tế trong việc xây dựng các hệ thống thống kê mang tính tích hợp ở cấp quốc gia về các
vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị và môi trường; (d) Góp phần tăng cường năng lực đối tác
nhằm thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các chiến lược phát triển ngành, địa
phương; (e) Huy động các đối tác phát triển góp phần thực hiện Cam kết Hà Nội và tạo ra cơ
sở rộng rãi cho quá trình phát triển ở Việt Nam và (f) Khuyến khích hợp tác Nam – Nam
trong việc cung cấp trợ giúp kỹ thuật và các nguồn lực khác cho mục tiêu phát triển năng
lực.
4.2. Cụ thể đối với việc quản lý các chương trình, dự án trong khuôn khổ Kế hoạch
chung, UNCO có vai trò và trách nhiệm chính sau:
4.2.1. Hỗ trợ xây dựng và thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ Kế hoạch chung
thông qua: hỗ trợ tài chính, tư vấn kỹ thuật, các dịch vụ mua sắm, tuyển dụng nhân sự và tổ
chức đào tạo, nghiên cứu và truyền thông phục vụ công tác hoạch định chính sách, theo dõi
và đánh giá.
4.2.2. Tạo điều kiện để các đối tác tiếp cận với các hệ thống thông tin và tri thức của
khu vực và toàn cầu do tổ chức LHQ quản lý, mạng lưới văn phòng đại diện ở các quốc gia,
danh mục chuyên gia, các cơ sở cung cấp dịch vụ và mạng lưới các cơ quan chuyên môn
thuộc LHQ.
4.2.3. Phối hợp chặt chẽ với Chính phủ để đảm bảo xác định rõ nhiệm vụ và trách
nhiệm giải trình của tất cả các bên tham gia Kế hoạch chung, kể cả NIP và tổ chức LHQ liên
quan. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ theo yêu cầu của NIP.
4.2.4. Chịu trách nhiệm giải trình về việc sử dụng nguồn lực và thực hiện các kết quả
mà tổ chức LHQ trực tiếp thực hiện trong khuôn khổ dự án đã được ký kết.
4.2.5. Phân bổ kinh phí thường xuyên của tổ chức theo mục tiêu, tiến độ thực hiện
các hợp phần của Kế hoạch chung mà tổ chức tham gia. Tham gia phân bổ nguồn lực từ Quỹ
Kế hoạch chung trên cơ sở các tiêu chí và khuyến nghị của Ban Chỉ đạo. Việc phân bổ
nguồn lực và kế hoạch hỗ trợ theo từng năm của UNCO sẽ được xem xét và cụ thể hoá hơn
23



nữa trong AWP và Văn kiện dự án (nếu cần thiết). Mọi khoản kinh phí chưa sử dụng mà
không để dành cho dự án cụ thể nào có thể được phân bổ lại theo sự thống nhất giữa Chính
phủ và UNCO.
4.2.6. Tham vấn ý kiến với các NIP về yêu cầu cung cấp kịp thời các khoản hỗ trợ tài
chính hay tiền tạm ứng, vật tư, thiết bị, dịch vụ. UNCO thông báo cho PMU về sự di chuyển
của hàng hoá nhằm tạo thuận lợi cho việc thanh toán, nhập kho và phân phối một cách hiệu
quả và kịp thời. Trên cơ sở tham khảo ý kiến với Chính phủ, UNCO yêu cầu trả lại những
hàng hoá được cung cấp nhưng không sử dụng cho mục đích nêu trong AWP và những hàng
hoá này sẽ có kế hoạch sử dụng lại cho dự án khác trong khuôn khổ hợp tác với tổ chức
LHQ.
4.2.7. Trong trường hợp một tổ chức INGO hay tổ chức IGO tham gia với tư cách là
Cơ quan đồng thực hiện (CIP) trên cơ sở thỏa thuận chính thức với UNCO, UNCO có trách
nhiệm bảo đảm các khoản kinh phí chuyển cho CIP này được chi trả cho các hoạt động đã
phê duyệt tại AWP và các báo cáo về việc sử dụng kinh phí được trình UNCO trong thời hạn
quy định và theo các điều khoản và điều kiện đã thỏa thuận.
4.2.8. Trong trường hợp chuyển tiền trực tiếp hay thanh toán hoàn ứng, UNCO thông
báo cho NIP số tiền được UNCO đó phê duyệt và chuyển số tiền này cho NIP theo thời hạn
qui định. UNCO tiến hành việc thanh toán theo thời hạn qui định trong trường hợp thanh
toán trực tiếp cho bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ (bên thứ ba) cho những nghĩa vụ của NIP
theo đề nghị bằng văn bản của người đại diện NIP, hoặc thanh toán cho bên cung cấp hàng
hoá, dịch vụ (bên thứ ba) cho những nghĩa vụ của UNCO khi hỗ trợ cho các hoạt động được
thống nhất với NIP.
4.2.9. UNCO không chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các hợp đồng ký kết giữa NIP
và nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ (bên thứ ba). Trong trường hợp có nhiều tổ chức LHQ
cùng tài trợ cho một NIP, thì các UNCO sẽ cùng thực hiện hoặc phối hợp thực hiện việc theo
dõi dự án, theo dõi tài chính và kiểm toán.
4.2.10. Khi UNCO trực tiếp quản lý và điều hành một dự án, UNCO tiến hành nhiệm
vụ này thông qua phương thức thực hiện trực tiếp.

5. Cơ quan thực hiện (IP)
5.1. IP có trách nhiệm và chịu trách nhiệm giải trình trước cấp có thẩm quyền của
Chính phủ Việt Nam và tổ chức LHQ về việc thực hiện thành công (các) dự án được giao.
Cơ quan thực hiện quốc gia (NIP) là một thực thể có tư cách pháp nhân của Việt Nam, thuộc
Nhà nước, Đảng, các tổ chức quần chúng hoặc tổ chức xã hội.
5.2. IP có vai trò và trách nhiệm chính như sau:
5.2.1. Cung cấp cho Ban Chỉ đạo Kế hoạch chung các thông tin hoặc xác định các ưu
tiên có liên quan tới việc xây dựng, thực hiện, theo dõi và đánh giá Kế hoạch chung của lĩnh
vực, địa bàn mình chịu trách nhiệm.
5.2.2. Bảo đảm vốn đối ứng cho việc thực hiện (các) dự án được huy động một cách
kịp thời và đầy đủ.
5.2.3. Chỉ định tên, chức danh của quan chức được ủy quyền và chi tiết tài khoản tiếp
nhận kinh phí từ tổ chức LHQ. Hướng dẫn và giám sát quan chức này sử dụng nguồn kinh
phí của LHQ và các nguồn trợ giúp khác theo các chính sách, quy chế, thủ tục của Chính phủ

24


và tổ chức LHQ một cách thích hợp và bảo đảm các nguồn kinh phí này được sử dụng theo
ngân sách và kế hoạch đã được phê duyệt và được báo cáo đầy đủ.
5.2.4. Cung cấp những người có năng lực, có kỹ năng và thời gian cũng như cung cấp
nguồn lực cần thiết cho việc quản lý dự án và thực hiện các kết quả dự kiến cho dự án.
5.2.5. Soạn thảo và cung cấp cho Ban Chỉ đạo Kế hoạch chung và các bên liên quan
khác các báo cáo định kỳ về tình hình thực hiện của dự án được giao và chủ trì kiểm điểm dự
án định kỳ trong trường hợp việc kiểm điểm đó là cần thiết.
5.2.6. Tạo điều kiện thuận lợi và, khi thấy thích hợp, tham gia vào các chuyến viếng
thăm thực địa của các nhân viên LHQ, CQQLVT, chuyên gia và nhà cung cấp dịch vụ nhằm
theo dõi tất cả các công đoạn thực hiện dự án, gặp gỡ các đối tượng thụ hưởng và đánh giá
tiến độ, hiệu quả hoạt động của dự án.
5.2.7. Tham dự các hoạt động, sự kiện chung như Kiểm điểm hằng năm của PCG có

liên quan, Kiểm điểm hàng năm và giữa kỳ Kế hoạch chung, đánh giá Kế hoạch chung, v.v...
6. Cơ quan đồng thực hiện (CIP)
6.1. CIP có trách nhiệm trực tiếp thực hiện (các) hoạt động của dự án mô tả tại Hợp
đồng trách nhiệm được thỏa thuận với IP (Mẫu Hợp đồng trách nhiệm tại Phụ lục số III.1.2)
và chịu trách nhiệm giải trình trước IP về việc thực hiện thành công các hoạt động đó. Trên
tinh thần này, CIP hoạt động dưới sự giám sát chung của IP và hợp tác chặt chẽ với UNCO,
trong khi IP chịu trách nhiệm chung về việc thực hiện toàn bộ dư án do LHQ hỗ trợ. Các
nhân viên do CIP chỉ định làm việc cho dự án hoạt động dưới sự giám sát về mặt kỹ thuật
của CIP và dưới sự giám sát chung của Giám đốc dự án
6.2. CIP có vai trò và trách nhiệm chính như sau:
6.2.1. Phối hợp chặt chẽ với IP và UNCO xây dựng và thực hiện đúng tiến độ, có
chất lượng kế hoạch hoạt động cụ thể, sử dụng kinh phí được dự án cung cấp đúng mục đích
và các hướng dẫn thực hiện của dự án.
6.2.2. Cung cấp kịp thời và đầy đủ những người có năng lực, có kỹ năng và thời gian
cũng như cung cấp nguồn lực cần thiết cho việc quản lý và thực hiện các hoạt động được
giao.
6.2.3. Chỉ định tên, chức danh của quan chức được ủy quyền và chi tiết tài khoản tiếp
nhận kinh phí của dự án. Hướng dẫn và giám sát quan chức này sử dụng nguồn kinh phí của
dự án theo phương thức thực hiện được thỏa thuận và bảo đảm các nguồn kinh phí này được
sử dụng theo ngân sách và kế hoạch đã được phê duyệt và được báo cáo kịp thời và đầy đủ.
6.2.4. Cung cấp kịp thời và đầy đủ cho IP hoặc UNCO các báo cáo định kỳ về tình
hình thực hiện và tài chính của các hoạt động được giao như mô tả tại Hợp đồng trách nhiệm
và theo quy định của dự án cũng như cung cấp thông tin có liên quan tới các kế hoạch chi
tiết của tổ chức mình, phục vụ cho việc thực hiện, theo dõi và đánh giá Kế hoạch chung .
6.2.5. Tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến theo dõi thực địa của dự án đối với
hoạt động do CIP thực hiện.
6.3. Chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm chủ yếu của CIP được chi tiết hóa trong
Hợp đồng trách nhiệm và là cơ sở cho quá trình thực hiện các hoạt động cụ thể của CIP.
6.4. Trong trường hợp tổ chức LHQ chỉ thực hiện một số hoạt động chứ không phải
toàn bộ dự án, thì tổ chức này có vai trò tương tự như một CIP. Khi đó, tổ chức LHQ áp

25


×