Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Ngân hàng câu hỏi ngữ văn lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.1 KB, 126 trang )

Trường THCS Đa Phước Hội
THƯ VIỆN CÂU HỎI
Bộ môn: Ngữ văn Lớp 8
TUẦN 1:
Tiết 1,2: Tôi đi học
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8 câu)
Câu 1: Nhận biết:
*Mục tiêu: Nhận biết tên văn bản.
* Câu hỏi:Trong câu văn “ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần
này tự nhiên thấy lạ” Câu văn trên được trích trong văn bản nào?
A. Tôi đi học
B. Ngày đầu tiên đi học
C. Buổi học đầu tiên
D.Buổi học
cuối
cùng.
* Đáp án: A. Tôi đi học
Câu 2: Nhận biết
*Mục tiêu: Nhận biết tác giả văn bản?
* Câu hỏi:Câu văn trên của tác giả nào:
A. Tô Hoài
B. Thạch Lam C. Thanh Tịnh
D. Nguyên Hồng
*Đáp án: C. Thanh Tịnh
Câu 3: Thông hiểu
*Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của câu văn.
* Câu hỏi: Trong câu văn “ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần
này tự nhiên thấy lạ”. Cảm giác quen mà lạ của nhân vật tôi có ý nghĩa gì?
A. Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của một cậu bé trong ngày đầu
tiên đến trường.
B. Tự thấy mình đã lớn và chững chạc hơn.


C. Con đường làng không còn dài rộng như trước.
D. Nghi ngờ không phải con đường mà mình đã đi.
*Đáp án: A. Dấu hiệu đổi khác trong tình cảm và nhận thức của một cậu bé trong
ngày đầu tiên đến trường
Câu 4:Thông hiểu
*Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa văn bản.
* Câu hỏi:Ý nghĩa của văn bản?
A.Tôi không thể nào quên ngày đầu tiên đi học.
B. Ngày đầu tiên đi học rất vui.
C. Mẹ đưa tôi đến trường
D.Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà thơ
Thanh Tịnh
*Đáp án:
Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà thơ Thanh
Tịnh
Câu 5: Nhận biết
*Mục tiêu: Nhận biết nghệ thuật của văn bản
* Câu hỏi:Những nét chính về nghệ thuật của văn bản?


A.Nghệ thuật tự sự xen miêu tả biêủ cảm, so sánh độc đáo.
B. Biểu cảm, phân tích
C. Tự sự, nghị luận
D. Tự sự kết hợp miêu tả
*Đáp án: A.Nghệ thuật tự sự xen miêu tả biêủ cảm, so sánh độc đáo.
Câu 6: Nhận biết:
* Mục tiêu: Nhận biết thể loại của văn bản.
* Câu hỏi:Văn bản “ Tôi đi học” Thuộc thể loại gì?
A.Truyện ngắn
B.Tiểu thuyết

C.Hồi kí.
D.Truyện dài
*Đáp án: A.Truyện ngắn
Câu 7: Thông hiểu:
* Mục tiêu: Hiểu nội dung của đoạn văn .
* Câu hỏi:Nỗi nhớ buổi tựu trường của tác giả được khơi nguồn từ những sự việc
nào?
A. Ngày khai trường.
B. Kỉ niệm ngày xưa
C. Về thăm trường cũ.
D. Hằng năm cứ vào cuối thu…kỉ niệm mơn man…Mỗi lần thấy mấy em
nhỏ…lòng tôi lại tưng bừng rộn rã…”
*Đáp án:D Hằng năm cứ vào cuối thu…kỉ niệm mơn man…Mỗi lần thấy mấy em
nhỏ…lòng tôi lại tưng bừng rộn rã…”
Câu 8 Thông hiểu:
*Mục tiêu: Hiểu được chủ đề văn bản.
* Câu hỏi:Chủ đề văn bản “ Tôi đi học là gì?
A. Những kỉ niệm sâu sắc của nhân vật tôi về ngày đầu tiên đi học.
B. Ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa tôi đến trường.
C. Tâm trạng của nhân vật tôi khi đến trường.
D. Tâm trạng của nhân vật tôi khi ngồi học bài học đầu tiên.
* Đáp án:A. Những kỉ niệm sâu sắc của nhân vật tôi về ngày đầu tiên đi học.
PHẦN 2: TỰ LUẬN ( 4 câu)
Câu 1: Vận dụng cao
*Mục tiêu: Hiểu tình huống truyện, cảm nhận tình huống truyện
* Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng: sự cuốn hút của truyện ngắn được tạo nên từ
bản thân tình huống truyện. Ý kiến của em.
*Định hướng làm bài: Buổi tựu trường đầu tiên trong đời chứa đựng cảm xúc
thiết tha, mang bao kỉ niệm mới lạ, mơn man của nhân vật “tôi”. Nó mở ra một
thế giới mới, một bầu trời mới, một không gian, thời gian mới, một tâm tậm

trạng một tình cảm mới, một giai đoạn mới trong cuộc đời một đứa trẻ.
Câu 2: Thông hiểu


*. Mục tiêu:Hiểu được diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi về ngày đầu tiên đi học
* Em hãy khái quát lại tâm trạng của nhân vật tôi về ngày đầu tiên đi học.
* Đáp án:Từ tâm trạng háo hức, hăm hở trên đường tới trường chuyển sang tâm
trạng lo sợ vẩn vơ rồi bỡ ngỡ, ngập ngừng, e sợ…cảm giác vừa lo sợ vừa gần giũ,
vừa ngỡ ngàng mà tự tin.
Câu 3:Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết nghệ thuật miêu tả tâm lí của nhân vật của tác giả
* Câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm lí của nhân vật của tác
giả?
* Đáp án:Miêu tả chân thật và sâu sắc tâm trạng, tâm hồn phức tạp của cậu học trò
ngày đầu tiên đi học.
Câu 4 :Vận dụng thấp
* Mục tiêu: Xác định biện pháp nghệ thuật .
* Câu hỏi:Trong văn bản có nhiều hình ảnh so sánh diễn tả tâm trạng của nhân vật
tôi, chỉ ra những hình ảnh so sánh đó.
*(1) Cảm giác trong sáng ấy…
(2) Ý nghĩ ấy thoáng qua… nhẹ như một làn mây…
(3) Họ như con chim non đứng bên bờ tổ.
Tiết 3: Hướng dẫn tự học:Cấp độ khái quát nghĩa của từ
Tóm tắt văn bản: Tôi đi học
Câu 1:Thông hiểu
*Mục tiêu: Hiểu được cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
*Câu hỏi: Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng?
*Đáp án:Một từ ngữ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm
vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
Câu 2:

*Mục tiêu: Hiểu được cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ
*Câu hỏi: Thế nào là từ ngữ nghĩa hẹp?
* Đáp án:Một từ ngữ có ý nghĩa hẹp là phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm trong
phạm vi nghĩa của một nghĩa khác.
Luyện tập: Tóm tắt văn bản “ Tôi đi học.
- Chủ đề: Những kỉ niệm của “ Tôi” về ngày đầu tiên đi học.
- Những sự việc tiêu biểu:
+ Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi cùng mẹ đi đến trướng.
+ Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi đến sân trường.
+ Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi nghe thầy gọi tên vào lớp.
+ Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi vào lớp, ngồi vào bàn đón tiết học
đầu tiên.
- Viết văn bản tóm tắt:
Hằng năm, cứ vào cuối thu lòng tôi lại mơn man những kỉ niệm của buổi tựu
trường đầu tiên. Hôm ấy, mẹ đưa tôi đến trường. Con đường làng quen thuộc mà
tôi đã đi lại rất nhiều lần, nhưng bỗng dưng thấy lạ vì chính lòng tôi có sự thay


đổi lớn: hôm nay, tôi đi học. Tôi thấy mình trang trọng, đứng đắn hẳn lên trong
bộ đồng phục và muốn thử sức mình cầm bút thước, tập sách. Khi đến trường, tôi
thực sự ấn tượng bởi ngôi trường làng khang trang, to đẹp hơn những gì tôi thấy
mấy hôm trước. Tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ. Tôi bỡ ngỡ nép sau áo mẹ như con chim
non khao khát được bay nhưng còn ngập ngừng e sợ. Tiếng trống trường vang lên.
Chúng tôi xếp hàng trước cửa lớp học và chờ nghe ông đốc trường làng Mĩ Lí gọi
tên. Tôi hồi hộp phát khóc. Khi thấy các bạn khóc, tôi cũng dúi vào lòng mẹ mà
nức nở. Nhưng ông đốc đã an ủi, động viên chúng tôi một cách nhẹ nhàng, trìu
mến. Chúng tôi bước vào lớp. Một thầy giáo trẻ tươi cười niềm nở chào đón
chúng tôi. Vào lớp, nhìn những bức tranh, bản đồ treo trên tường và cả người bạn
nhỏ bên cạnh, tôi bỗng thấy thân thương và thích thú vô cùng. Bấy giờ, tôi đã tự
tin đón chờ bài học đầu tiên. Tôi vòng tay lên bàn, chăm chú nhìn thầy viết bài và

nhẩm đọc: Tôi đi học.
Tiết4: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 câu)
Câu1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu khái niệm về câu chủ đề.
* Câu hỏi: Chủ đề là gì?
A. Đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
B. Đối tượng nói nhiều ở văn bản.
C. Sự việc tiêu biểu trong văn bản
D.Nhân vật chính trong văn bản.
* Đáp án: A. Đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
Câu 2:Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết điều kiện đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của một văn
bản
* Câu hỏi: Những điều kiện đảm bảo tính thống nhất về chủ đề của một văn bản?
A. Mối quan hệ chặt chẽ giữa nhan đề và bố cục
B. Mối quan hệ chặt chẽ giữa nhan đề và bố cục, giữa các phần của văn bản và
những câu văn , từ ngữ then chốt.
C. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các phần của văn bản và những câu văn , từ ngữ then
chốt.
D. Cách bố trí các phần của tác giả.
* Đáp án: B. Mối quan hệ chặt chẽ giữa nhan đề và bố cục, giữa các phần của văn
bản và những câu văn , từ ngữ then chốt.
Câu 3:Thông hiểu
* Mục tiêu:Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
* Câu hỏi: Cách viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề?
A. Xác định chủ đề cần viết.
B. Tìm ý và sắp xếp ý theo trình tự nhất định.
C. Chọn từ ngữ hay để viết
D. Xác lập hệ thống ý cụ thể, sắp xếp và những ý đó hợp với chủ đề đã xác định.



* Đáp án:D. Xác lập hệ thống ý cụ thể, sắp xếp và những ý đó hợp với chủ đề đã
xác định.
Câu 4:Vận dụng thấp
* Mục tiêu:hiểu được tính thống nhất về chủ đề
* Câu hỏi: Một bạn dự định viết một số ý sau trong bài văn chứng minh luận
điểm
“ con người cần làm gì để bảo vệ rừng”
A.Cần khai thác rừng có kế hoạch.
B. Chống đốt phá rừng .
C. Trồng cây gây rừng
D. Rừng cung cấp hàng trăn loài gỗ quý, là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp
Ý nào trong các ý trên có khả năng làm cho bài viết không đảm bảo tính thống
nhất về chủ đề?
* Đáp án: D. Rừng cung cấp hàng trăn loài gỗ quý, là bức tranh thiên nhiên
tuyệt đẹp
PHẦN 2: TỰ LUẬN ( 2 Câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu biết của em về truyện ngắn “ Tôi đi học”
* Câu hỏi: Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về truyện ngắn “ Tôi đi
học”
* Đáp án:(Tham khảo) Truyện ngắn “ Tôi đi học” được in trong tập Quê mẹ
(1941). Đây là truyện ngắn không chứa đựng nhiều sự kiện, tác phẩm là những kỉ
niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của nhân vật tôi. Bằng tâm hồn
rung động tha thiết và ngòi bút giàu chất thơ, kết hợp hài hòa giữa miêu tả và
biểu cảm, nhà văn thanh tịnh đã gieo vào người đọc bao nỗi niềm bâng khuâng,
bao rung cảm trữ tình trong sáng về buổi đầu tiên đi học.
Câu 2: Vận dung cao
* Mục tiêu: Viết đoạn văn có tính thống nhất về chủ đề

* Câu hỏi: Viết đoạn văn có tính thống nhất về chủ đề
* Định hướng làm bài:
- Xác định chủ đề.
- Xác lập hệ thống ý cụ thể, sắp xếp và những ý đó hợp với chủ đề đã xác
định.
- Chọn từ ngữ để viết.
TUẦN 2
Tiết 5,6: Trong lòng mẹ
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết tác phẩm.
* Câu hỏi: Tác phẩm “ Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng thuộc thể loại nào?
A/ Truyện ngắn.
B/ Truyện dài.
C/ Hồi kí.
D/ Bút kí.


* Đáp án: C/ Hồi kí.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết phương thức biểu đạt của văn bản.
* Câu hỏi: Phương thức biểu đạt của văn bản “ Trong lòng mẹ” là?(Nhận biết)
A/ Miêu tả và tự sự.
B/ Miêu tả và biểu cảm.
C/ Tự sự và biểu cảm.
D/ Miêu tả, tự sự và biểu cảm.
* Đáp án: D/ Miêu tả, tự sự và biểu cảm.
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu:Hiểu được nội dung văn bản
* Câu hỏi: Ý không phải là nội dung của văn bản“ Trong lòng mẹ” muốn thể

hiện là?
A/ Lòng nhân ái, tình cảm gia đình.
B/ Tính cách tàn nhẫn của người cô bé Hồng.
C/ Ý nghĩ, cảm xúc của chú bé Hồng về người mẹ bất hạnh.
D/ Cảm giác vui sướng cực điểm của chú bé Hồng khi gặp lại mẹ.
* Đáp án: A/ Lòng nhân ái, tình cảm gia đình.
Câu 4: Nhận biết
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Dòng nào sau đây thể hiện đúng bản chất của nhân vật bà cô?(nhận
biết)
A/ Giả dối, thâm độc.
B/ Cay nghiệt, độc ác.
C/ Nhân ái , thương người.
D/ Độc đoán.
* Đáp án: A/ Giả dối, thâm độc.
Câu 5: Nhận biết
* Mục tiêu:Nhận biết về đặc điểm của nhà văn
* Câu hỏi: Nhận xét nào sau đây đúng với nhà văn Nguyên Hồng?
A/ Nhà văn của phụ nữ và trẻ em
B/ Nhà văn của những người dân bị áp bức
C/ Nhà văn của trí thức nghèo
D/ Nhà văn của những người khốn khổ
* Đáp án: A/ Nhà văn của phụ nữ và trẻ em
Câu 6 : Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được chất trữ tình trong văn bản
* Câu hỏi: Chất trữ tình có được trong văn bản“ Trong lòng mẹ” là gì?
A/ Cảm xúc tràn đầy của nhân vật “ tôi”.
B/ Cách trình bày của tác giả.
C/ Hoàn cảnh và nội dung câu chuyện.
D/ Cảm xúc của nhân vật “ tôi” và cách trình bày của tác giả.

* Đáp án: D/ Cảm xúc của nhân vật “ tôi” và cách trình bày của tác giả.
Câu 7: Thông hiểu
* Mục tiêu:Hiểu được nội dung đoạn trích


* Câu hỏi: Nhận định nào sau đây nói đúng về nội dung đoạn trích“ Trong lòng
mẹ”?(thông hiểu)
A/ Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi đau khổ của mẹ bé Hồng.
B/ Đoạn trích chủ yếu trình bày tâm địa độc ác của người cô của bé Hồng.
C/ Đoạn trích chủ yếu trình bày sự hờn tủi cùa bé Hồng khi gặp lại mẹ.
D/ Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
* Đáp án: D/ Đoạn trích chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của bé Hồng.
Câu 8: Thông hiểu
* Mục tiêu:Hiểu được chủ đề của văn bản
* Câu hỏi:Chủ đề của văn bản “ Trong lòng mẹ là gì?
A/ Nỗi tủi nhục của Hồng thời thơ ấu.
B/ Bản tính ác độc của bà cô.
C/ Tình yêu thương mãnh liệt của hồng đối với người mẹ bất hạnh
D/ Nỗi buồn của Hồng khi sống với cô
* Đáp án: D/ Nỗi buồn của Hồng khi sống với cô
PHẦN 2: TỰ LUẬN ( 4 Câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của văn bản .
* Câu hỏi:Nêu ý nghĩa của văn bản “ Trong lòng mẹ”
* Đáp án: Tình mẫu tử là nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con
người.
Câu 2:
* Mục tiêu: Hiểu được nội dung của văn bản
* Câu hỏi: Nêu nội dung văn bản.
* Đáp án: Đoạn trích kể lại một cách chân thực và cảm động những cay đắng,

tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người
mẹ bất hạnh.
Câu 3: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết được nghệ thuật được sử dụng trong văn bản
* Câu hỏi: Những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản
* Đáp án: -Kết hợp lời văn kể với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động
trong lòng người đọc.
- Hình ảnh so sánh độc đáo thể hiện cảm xúc tự nhiên, chân thực, dạt dào.
Câu 4: Vận dụng thấp.
* Mục tiêu:Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về một nhân vật
* Câu hỏi: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về tình cảm của bé Hồng
đối với mẹ
* Định hướng làm bài:
- Hồng rất yêu thương mẹ ( dẫn chứng cụ thể)
- Hồng là một tấm gương tốt
Tiết 7 : Trường từ vựng


PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 câu)
Câu 1:Nhận biết
* Mục tiêu: Nắm được khái niệm trường từ vựng
* Câu hỏi: Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ?
A/ Giống nhau về từ loại.
B/ Giống nhau một cách hoàn toàn về nghĩa.
C/ Có ít nhất một nét chung về nghĩa.
D/ Giống nhau về âm thanh.
* Đáp án: C/ Có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết thuộc trường từ vựng
* Câu hỏi: Các từ: cắn, nhai, nghiến thuộc trường từ vựng nào?(nhận biết)

A/ Hoạt động của miệng.
B/ Hoạt động của lưỡi.
C/ Hoạt động của răng.
D/ Hoạt động của cằm
* Đáp án: C/ Hoạt động của răng.
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được nghĩa của trường từ vựng.
* Câu hỏi: Ở văn bản“ Trong lòng mẹ”, các từ ngữ: hoài nghi, ruồng rẫy, thành
kiến có thể xếp vào một trường từ vựng vì điều đó diễn tả: (thông hiểu)
A/ Sự việc, hành động liên quan đến thái độ, đạo đức, tình cảm xấu xa con người.
B/ Hành động, hoạt động của con người.
C/ Thái độ bình thường của con người
D/ Tính chất của hành động cụ thể của con người.
* Đáp án: A/ Sự việc, hành động liên quan đến thái độ, đạo đức, tình cảm xấu xa
con người.
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của trường từ vựng
* Câu hỏi: Ở văn bản“ Trong lòng mẹ”, các từ ngữ: hoài nghi, ruồng rẫy, thành
kiến có thể xếp vào một trường từ vựng vì điều đó diễn tả:
A/ Sự việc, hành động liên quan đến thái độ, đạo đức, tình cảm xấu xa con người.
B/ Hành động, hoạt động của con người.
C/ Thái độ bình thường của con người
D/ Tính chất của hành động cụ thể của con người.
* Đáp án: A/ Sự việc, hành động liên quan đến thái độ, đạo đức, tình cảm xấu xa
con người.
PHẦN 2: TỰ LUẬN ( 2 Câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết ý nghĩa của trường từ vựng
* Câu hỏi: Các từ được in đậm trong bài thơ sau thuộc trường từ vựng nào?
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!

Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé


Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi
Hồ Xuân Hương
* Đáp án: Động vật thuộc loài ếch nhái.
Câu 2: Vận dụng thấp
* Mục tiêu: Viết đoạn văn có sử dụng trường từ vựng
* Câu hỏi: Viết đoạn văn có sử dụng trường từ vựng “ Trường học”
* Gợi ý: Trường từ vựng trường học: Lớp học, thầy giáo, cô giáo, học sinh.
Tiết 8: Bố cục của văn bản
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 câu)
Câu 1 :Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết trình tự sắp xếp chi tiết văn bản
* Câu hỏi: Nội dung phần thân bài trong văn bản“ Tôi đi học” chủ yếu được sắp
xếp theo:
A/ Trình tự thời gian.
B/ Trình tự không gian.
C/ Dòng hồi tưởng của nhân vật. D/ Tâm trạng của nhân vât.
* Đáp án: C/ Dòng hồi tưởng của nhân vật.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết cách trình bày nội dung phần thân bài
* Câu hỏi: Nội dung phần thân bài trong văn bản“ Trong lòng mẹ” chủ yếu
được sắp xếp: ( nhận biết)
A/ Trình tự thời gian.
B/ Trình tự không gian.
C/ Dòng hồi tưởng của nhân vật. D/Diễn biến tâm trạng của nhân vât.
* Đáp án: D/Diễn biến tâm trạng của nhân vật.
Câu 3:Thông hiểu

* Mục tiêu: Xác định bố cục văn bản
* Câu hỏi: Văn bản Người thầy đạo cao đức trong gồm có mấy phần?
A. Hai phần B. Ba phần C. Bốn phần D. Có một phần lớn
* Đáp án: B. Ba phần
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được yêu cầu của văn bản
* Câu hỏi: Đối với một văn bản viết ( nói), yêu cầu nào trong các yêu cầu sau
đây là quan trọng nhất.
A/ Diễn đạt trôi chảy, truyền cảm, giàu hình ảnh.
B/ Ý phong phú
C/ Có chủ đề và đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
D/ Có nhiều đoạn văn kết hợp .
* Đáp án: C/ Có chủ đề và đảm bảo tính thống nhất về chủ đề.
PHẦN 2: TỰ LUẬN ( 2 Câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được khái niệm bố cục của văn bản
* Câu hỏi: Bố cục của văn bản là gì?
* Đáp án: Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề.


Câu 2:Nhận biết
* Mục tiêu: Biết cách trình bày nội dung phần thân bài.
* Câu hỏi:Nêu cách sắp xếp bố trí phần thân bài.
* Đáp án: Nội dung phần thân bài thường
được trình bày theo một thứ tự tuỳ thuộc vào kiểu văn bản, chủ đề , y đồ giao tiếp
của người viết phù hợp với sự tiếp nhận của người đọc.
*Một số cách bố trí, sắp xếp :
-Trình bày theo thứ tự thời gian và không gian.
-Trình bày theo sự phát triển của sự việc.
- Trình bày theo mạch suy luận.

TUẦN 3
Tiết 9: Tức nước vỡ bờ
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 câu)
Câu 1:Nhận biết
* Mục tiêu:Nhận biết thể loại văn bản
* Câu hỏi: 1/ Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố thuộc thể loại: (nhận biết)
A/ Bút kí.
B/ Tùy bút.
C/ Phóng sự.
D/ Tiểu thuyết
* Đáp án: D/ Tiểu thuyết
Câu 2 :Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết nghệ thuật miêu tả của nhà văn
* Câu hỏi: Miêu tả hành động của tên cai lệ, Ngô Tất Tố chủ yếu sử dụng các từ
loại nào?
A/ Danh từ.
B/ Động từ.
C/ Tính từ.
D/ Đại từ.
* Đáp án: B/ Động từ
Câu 3 : Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa cùa từ
* Câu hỏi: Em hiểu từ “hầm hè” trong câu văn “ Cai lệ vẫn giọng hầm hè” có
nghĩa là gì?
A/ Thái độ tức giận, chỉ chực sinh sự.
B/ Thái độ coi thường đối phương.
C/ Giọng nói phát ra từ trong cổ.
D/ Cách nói gàn dở, ngớ ngẩn.
* Đáp án: C/ Giọng nói phát ra từ trong cổ.
Câu 4 :Thông hiểu

* Mục tiêu: Nắm được đặc điểm của nhân vật
* Câu hỏi:Nhận xét đúng nghất về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “ Tức
nước vỡ bờ”
A/Người phụ nữ thông minh sắc sảo
B/ Người phụ nữ yêu thương chồng con tha thiết.
C/ Người phụ nữ đảm đang, tháo vát.
D/ Người phụ nữ giàu lòng yêu thương, có sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ


* Đáp án: D/ Người phụ nữ giàu lòng yêu thương, có sức phản kháng tiềm
tàng mạnh mẽ
PHẦN 2: TỰ LUẬN ( 2 Câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuât của văn bản.
* Câu hỏi: Hãy nhận xét về nghệ thuât được sử dụng trong văn bản?
* Đáp án: Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động, khắc hoạ rõ nét
hình tượng nhân vật điển hình.
Câu 2 :Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa của văn bản.
* Câu hỏi: Nêu ý nghĩa của văn bản?
* Đáp án: Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực
về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của người nông dân hiền lành, chất
phác.
Tiết 10: Xây dựng đoạn văn trong văn bản
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu:Nhận biết câu chủ đề
* Câu hỏi:Xác định câu chủ đề
Hiện nay trình độ đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép đọc dài, điều
kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài, thì giờ của ta, người

lính đánh giặc người dân đi làm không cho phép xem lâu. Vì vậy cho nên viết
ngắn chừng nào tốt chừng ấy”
A/ Đứng đầu đoạn văn.
B/ Không có câu chủ đề
C/ Câu chủ đề đứng cuối đoạn văn.
D/ Các câu có ý ngang nhau
* Đáp án: C/ Câu chủ đề đứng cuối đoạn văn.
Câu 2 :Thông hiểu
* Mục tiêu: Thông hiểu
* Câu hỏi:Xác định đoạn văn.
Giảng văn rõ ràng là khó.
Nói như vậy để nêu ra một sự thật. Không phải nhằm hù dọa, càng không
phải để làm ngã lòng.
( Lê Trí Viễn)
A/ Một B/ Hai C/ Không phải là đoạn văn .
D/ Hơn hai đoạn văn
* Đáp án:
Câu 3 : Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được câu chủ đề.
* Câu hỏi: Ý nào nói đúng về câu chủ đề?
A/ Câu đứng đầu đoạn văn
B/ Câu đứng cuối đoạn văn


C/ Câu dài nhất trong đoạn văn
D/ Câu mang ý khái quát toàn đoạn văn
* Đáp án:
Câu 4 : Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết cách trình bày nội dung trong đoạn văn
* Câu hỏi: Đoạn văn: “ Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. Mấy con chim chào mào

từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Mưa tạnh, phía đông một mảng trời trong
vắt. Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh”
(O chuột- Tố Hữu)
Được trình bày theo cách nào?
A/ Theo cách diễn dịch.
B/ Theo cách quy nạp.
C/ Theo cách song hành.
D Theo cách móc xích.
* Đáp án: C/ Theo cách song hành.
PHẦN 2: TỰ LUẬN ( 2 Câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nắm được khái niệm đoạn văn.
* Câu hỏi: Thế nào là đoạn văn?
* Đáp án: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết
hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý
tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
Câu 2 :Thông hiểu
* Mục tiêu:Nắm được các cách trình bày nội dung trong đoạn văn
* Câu hỏi:Các cách trình bày nội dung trong đoạn văn
* Đáp án: Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ
đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành…
Tiết 11,12 Viết bài tập làm văn số 1
ĐỀ: Em hãy kể lại kỉ nệm đáng nhớ giữa em và người thân.
*Yêu cầu:
- Thể loại:Tự sự
- Nội dung:Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và người thân.
- Hình thức:Bố cục 3phần rõ ràng, cân đối, kết cấu chặt chẽ.
*Biểu điểm:
• Mở bài: (1.5đ)- Giới thiệu được tình huống gợi nhớ lại kỉ niệm giữa em và
người thân.( Người đó là ai? Kỉ niệm gì?)

-Tình cảm của em về kỉ niệm
• Thân bài : ( 7đ) Kỉ niệm và ấn tượng sâu sắc của em về kỉ niệm:( hoàn
cảnh, thời gian xảy ra kỉ niệm,suy nghĩ, ấn tượng của em…
• Kết luận: (1.5đ)
Ấn tượng của em về kỉ niệm hoặc tình cảm đối với người thân ấy.
Tuần: 4


Tiết 13-14: Lão Hạc
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết thể loại của tác phẩm.
* Câu hỏi: Tác phẩm Lão Hạc được theo thể loại nào?
A/ Truyện dài.
B/ Truyện vừa.
C/ Truyện ngắn.
D/ Tiểu thuyết.
* Đáp án: C/ Truyện ngắn.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhớ thời điểm sáng tác của tác phẩm.
* Câu hỏi: Tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao là?
A/ Truyện dài được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945.
B/ Truyện dài được sáng tác sau Cách mạng tháng Tám 1945.
C/ Truyện ngắn được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945.
D/ Truyện ngắn được sáng tác sau Cách mạng tháng Tám 1945.
* Đáp án: C/ Truyện ngắn được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Câu 3:Thông hiểu
* Mục tiêu:Hiểu nội dung tác phẩm
* Câu hỏi: Tác phẩm Lão Hạc viết về:
A/ Người trí thức sống mòn mỏi.

B/ Người lao động bị vùi dập.
C/ Người lao động nghèo thành thị.
D/ Người nông dân bị lưu manh hóa.
* Đáp án: B/ Người lao động bị vùi dập.
Câu 4: Thông hiểu
* Mục tiêu:Hiểu được đặc điểm của nhân vật.
* Câu hỏi: Trong tác phẩm, lão Hạc là người như thế nào?
A/ Là người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
B/ Là người nông dân sống ích kỉ đến mức gàn dở, ngu ngốc.
C/ Là người nông dân có thái độ sống vô cùng cao thượng.
D/ Là người nông dân có sức sông tiềm tàng mạnh mẽ.
* Đáp án: A/ Là người có số phận đau thương nhưng có phẩm chất cao quý.
Câu 5 : Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu nội dung tác phẩm
* Câu hỏi: Ý nào sau đây nói đúng nhất nội dung của đoạn văn:
“ Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước
[…] . Mặt lão đột nhiên co rúm. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt
chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như
con nít. Lão hu hu khóc…”
A/ Sự yếu đuối của Lão Hạc.
B/ Sự già nua của Lão Hạc.


C/ Sự đau đớn về tinh thần của Lão Hạc.
D/ Sự cực khổ của Lão Hạc.
* Đáp án: C/ Sự đau đớn về tinh thần của Lão Hạc.
Câu 6: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu nội dung tác phẩm
* Câu hỏi: Ý nào sau đây nói đúng nhất nội dung của đoạn văn:
“ Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước

[…] . Mặt lão đột nhiên co rúm. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt
chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như
con nít. Lão hu hu khóc…”
A/ Sự yếu đuối của Lão Hạc.
B/ Sự già nua của Lão Hạc.
C/ Sự đau đớn về tinh thần của Lão Hạc.
D/ Sự cực khổ của Lão Hạc.
* Đáp án: C/ Sự đau đớn về tinh thần của Lão Hạc
Câu 7: Nhận biết
* Mục tiêu: Biết nhận xét , đánh giá tác phẩm
* Câu hỏi: Nhận xét nào chính xác nhất về tác phẩm “ Lão Hạc”
A/ Lão Hạc là truyện ngắn đầu tay của Nam Cao
B/ Lão Hạc là truyện ngắn viết về người trí thức.
C/ Lão Hạc là truyện ngắn xuất sắc nhất viết về người nông dân của Nam Cao.
D/ Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân
của Nam Cao.
* Đáp án: D/ Lão Hạc là một trong những truyện ngắn xuất sắc viết về người
nông dân của Nam Cao.
Câu 8 :Nhận biết
* Mục tiêu:Nhận biết sự việc trong tác phẩm.
* Câu hỏi: Tâm trạng của lão Hạc như thế nào khi bán con chó vàng?
A/Rất thương con chó và buồn vì không có ai bầu bạn.
B/ Đau đớn vì đây là kỉ vật của đứa con trai để lại.
C/Dằn dặt đau khổ , tự trách mình đã nỡ đánh lừa một con chó
D/Vui vì có thêm tiền để lại cho con.
* Đáp án: D/Vui vì có thêm tiền để lại cho con.
PHẦN 2: TỰ LUẬN ( 4 Câu)
Câu 1: Thông hiểu
* Mục tiêu:Hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản.
* Câu hỏi:Qua tác phẩm “ Lão Hạc” và văn bản “ Tức nước vỡ bờ” em hiểu gì

về đời sống và phẩm chất của người nông dân giai đoạn 1930- 1945
* Đáp án:- Cuộc sống nghèo khổ, phải chịu nhiều áp bức, bất công.
- Phẩm chất tốt đẹp không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh
khốn cùng.
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Nắm được nguyên nhân dẫn đến cái chết của Lão Hạc
* Câu hỏi: Nguyên nhân dẫn đến cái chết của Lão Hạc
* Đáp án: - Do nghèo đói


- Thương con, muốn để lại mảnh vườn cho con.
- Giàu lòng tự trong
- Xã hội phong kiến đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng
Câu 3: Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được nội dung văn bản
* Câu hỏi:Nêu nội dung văn bản?
* Đáp án: Truyện thể hiện một cách chân thực, cảm động số phận đau thương của
người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ.Đồng thời,
truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương, trân trọng đối với người nông dân của
nhà văn.
Câu 4:Vận dụng thấp
* Mục tiêu: Hiểu và cảm nhận được nội dung ý nghĩa của tác phẩm.
* Câu hỏi: Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về cái chết của Lão Hạc
* Định hướng làm bài:
- Cái chết của Lão Hạc giải quyết mâu thuẫn có tính bi kịch giữa lòng
thương con và sự nghèo đói.
- Gợi trong ta nỗi xót xa về tấm lòng của người cha rất mực thương con,
về người nông dân giàu lòng tự trọng…
- Là tấm gương mà mọi người có thể soi vào đó để sọi lại mình.
Tiết 15: Từ tượng hình, từ tượng thanh.

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 câu)
Câu 1: Nhận biết
* Mục tiêu:Nhận biết đặc điểm từ tượng hình
* Câu hỏi: Từ ngữ có tính tượng hình trong các từ ngữ sau là từ ngữ:
A/ Cười hì hì.
B/ Cười ha hả.
C/ Cười nụ.
D/ Cười hơ hớ.
* Đáp án: C/ Cười nụ
Câu 2: Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết đặc điểm từ tượng thanh
* Câu hỏi:
Từ ngữ có tính tượng thanh trong các từ ngữ sau là từ ngữ:
A/ Vục đầu.
B/ Soàn soạt.
C/ Uốn vai.
D/ uể oải.
* Đáp án: B/ Soàn soạt
Câu 3:Thông hiểu
* Mục tiêu:Hiểu được tác dụng của từ tượng hình từ tượng thanh
* Câu hỏi: Tác dụng của từ tượng hình từ tượng thanh trong đoạn văn sau:
“ Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước
[…] . Mặt lão đột nhiên co rúm. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt
chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như
con nít. Lão hu hu khóc…”
A/ Miêu tả chân dung nhân vật lão Hạc.
B/ Thuật lại tiếng khóc của Lão Hạc.
C/ Thể hiện tâm trạng của Lão Hạc.



D/ Miêu tả ngoại hình để bộc lộ nội tâm của Lão Hạc
* Đáp án: D/ Miêu tả ngoại hình để bộc lộ nội tâm của Lão Hạc
Câu 4:Nhận biết
* Mục tiêu: Thông hiểu
* Câu hỏi:Từ tượng thanh được sự dụng nhiều trong văn:
A/ Miêu tả, tự sự
B/ Miêu tả, biểu cảm.
C/ Tự sự, thuyết minh
D/ Tự sự, nghị luận.
* Đáp án: A/ Miêu tả, tự sự
PHẦN 2: TỰ LUẬN ( 2 Câu)
Câu 1:Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh
* Câu hỏi: Từ tượng hình và từ tượng thanh có công dụng gì trong văn miêu tả và
tự sự?
* Đáp án: Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
Câu 2:Vận dụng thấp
* Mục tiêu: Phân tích tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh.
* Câu hỏi: Tìm tự tượng hình, tượng thanh được sử dụng trong bài thơ “ Qua
Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Phân tích tác dụng.
* Đáp án:Từ tượng hình: Lom khom, lác đác
Từ tượng thanh: Quốc quốc, gia gia.
=> Khắc họa sự hoang vu, vắng vẻ của chiều đèo Ngang, tâm trạng nhớ nước
thương nhà của nhà thơ
Tiết 16: Liên kết các đoạn văn trong văn bản.
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 câu)
Câu 1:Nhận biết
* Mục tiêu:Nhận biết phương tiên liên kết.
* Câu hỏi: Giảng văn rõ ràng là khó.
Nói như vậy để nêu ra một sự thật. Không phải nhằm hù dọa, càng không

phải để làm ngã lòng.
( Lê Trí Viễn)
“Nói như vậy” là từ ngữ liên kết đoạn mang ý nghĩa”
A/Liệt kê B/Đối lập
C/Thay thế
D/Tổng kết , khái quát
* Đáp án: D/Tổng kết , khái quát
Câu 2: Thông hiểu
* Mục tiêu:Nắm được các phương tiện nào để liên kết đoạn văn trong văn bản
* Câu hỏi: Các phương tiện nào để liên kết đoạn văn trong văn bản?
A/ Dùng từ nối trong đoạn văn.
B Dùng câu nối trong đoạn văn.
C/ Dùng từ nối và câu nối.
D/ Dùng lí lẽ và dẫn chứng.


* Đáp án: C/ Dùng từ nối và câu nối.
Câu 3: Nhận biết
* Mục tiêu:Xác định phương tiên liên kết.
* Câu hỏi:Chọn các từ ngữ liên kết đoạn :
Thánh phố hiếm hoi dần chim chóc. Thì đã có người. Sài gòn rộng mở và hào
phóng là nơi rất thuận lợi cho người tứ xứ đến đây sinh sống.
Ngày nay đã leo lên hơn năm triệu.
………………… mà tôi yêu Sài Gòn và yêu cả con người nơi đây. Một mối
tình day dẳng, bền chặt. Thương mến bao nhiêu cũng không uổng công, hoài
của. Tôi ước mong mọi người, nhất là các bạn trẻ yêu Sài Gòn như tôi.
( Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu)
A/ Vậy đó B/ Như vậy C/ Vậy D/ Thế mà
* Đáp án: C/ Vậy
Câu 4: Thông hiểu

* Mục tiêu:
Hiểu tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản.
* Câu hỏi: Chọn ý đúng nhất thể hiện tác dụng của việc liên kết đoạn văn.
A/ Ý đoạn văn hay hơn
B/ Ý các đoạn cụ thể, sinh động hơn.
C/ Dễ hiểu hơn.
D/ Thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng với nhau.
* Đáp án:
thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng với nhau.
PHẦN 2: TỰ LUẬN ( 2 Câu)
Câu 1:Thông hiểu
* Mục tiêu:Biết được các phương tiện để liên kết giữa các đoạn văn
* Câu hỏi: Có thể sử dụng các phương tiện nào để liên kết giữa các đoạn văn?
* Đáp án:
- Dùng từ ngữ có tác dụng liên kết: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể
hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết…
- Dùng câu nối.
Câu 2:Vận dung thấp
* Mục tiêu: Biết sử dụng các phương tiện liên kết.
* Câu hỏi: Viết văn bản ngắn có sử dụng phương tiện liên kết.
* Định hướng: - Nội dung: Môi rường, học tập, bạn bè, thầy cô,… ( Có ít nhất hai
đoạn văn)
a
- Vận dụng một trong cách cách trình bày nội dung đoạn văn” Diễn
dịch, qui nạp, song hành.
Có sử dụng từ ngữ hoặc câu nối để liên kết đoạn văn
Tuần 5


Tiết 17:Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 câu)
Câu 1 : Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu biết về từ ngữ địa phương.
* Câu hỏi: Thế nào là từ ngữ địa phương ?
A/ Từ ngữ được nhiều người biết đến.
B/ Từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
C/ Từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
D/ Từ ngữ được dùng trong cả nước.
*Đáp án: B/ Từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
Câu 2 :Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu biết về biệt ngữ xã hội
* Câu hỏi: Thế nào là biệt ngữ xã hội?
A/ Từ ngữ được nhiều người biết đến.
B/ Từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
C/ Từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
D/ Từ ngữ được dùng trong cả nước.
* Đáp án: Biệt ngữ xã hội:từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
Câu 3 :Nhận biết
* Mục tiêu:Biết sử dụng sử dụng từ ngữ địa phương thích hợp.
* Câu hỏi: Trong các trường hợp giao tiếp sau, trường hợp có thể dùng từ ngữ
địa phương.
A/ Khi người nói chuyện với mình là người địa phương.
B/Khi phát biểu ý kiến trước lớp.
C/ Khi làm báo cáo
D/ Khi dạy tiếng Việt cho người nước ngoài
* Đáp án: A/ Khi người nói chuyện với mình là người địa phương.
Câu 4 :Thông hiểu
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Đọc hai câu thơ:
Bữa mô mời bạn vô chơi Huế

Cồn Hến buồm giong ngược bến Tuần
Có … từ địa phương
A/ Một B/Hai C/Ba D/Bốn
* Đáp án:
PHẦN 2: TỰ LUẬN ( 2 Câu)
Câu 1 :Thông hiểu
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Tại sao trong các đoạn văn, thơ tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa
phương và biệt ngữ xã hội ? ( Thông hiểu)
* Đáp án:


Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ ngữ thuộc hai lớp từ này để thể
hiện nét riêng về ngôn ngữ, tính cách của nhân vật
Câu 2:Vận dụng thấp
* Mục tiêu:Viết được đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương thích hợp.
* Câu hỏi: Viết được đoạn văn có sử dụng từ ngữ địa phương thích hợp
* Định hướng: - Nội dung: Môi rường, học tập, bạn bè, thầy cô,…
- Vận dụng một trong cách cách trình bày nội dung đoạn văn”
Diễn dịch, qui nạp, song hành.
- Có sử dụng từ ngữ địa phương thích hợp
Tiết 18: Tóm tắt văn bản tự sự:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 câu)
Câu 1 : Thông hiểu
* Mục tiêu:Hiểu được mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự
* Câu hỏi: Mục đích của việc tóm tắt văn bản tự sự
A/Ghi lại một cách chính xác những nội dung chính của một văn bản nào đó
để người chưa đọc nắm được văn bản ấy.
B/ Ghi lại một cách đầu đủ, chi tiết toàn bộ nội dung của một văn bản nào đó
để người chưa đọc nắm được văn bản ấy.

C/Kể lại một cách sáng tạo câu chuyện trong văn bản nào đó nhằm hấp dẫn
người chưa đọc văn bản đó.
D/Phân tích nội dung, ý nghĩa của văn bản cho người chưa đọc hiểu rõ văn bản
đó.
*Đáp án: A/Ghi lại một cách chính xác những nội dung chính của một văn bản
nào đó để người chưa đọc nắm được văn bản ấy.
Câu 2 :Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết trình tự tóm tắt văn bản tự sự.
* Câu hỏi:Cách tóm tắt văn bản tự sự
A/ Đọc kĩ văn bản-> Xác định nội dung chính-> Sắp xếp nội dung -> Viết
thành văn bản
B/Đọc nhanh văn bản-> Sắp xếp nội dung chính -> Viết thành văn bản
C/ Đọc nhanh văn bản -> Vừa suy nghĩ vừa tóm tắt.
D/ Đọc kĩ văn bản -> Vừa suy nghĩ vừa tóm tắt.
* Đáp án A/ Đọc kĩ văn bản-> Xác định nội dung chính-> Sắp xếp nội dung ->
Viết thành văn bản
Câu 3 :Thông hiểu
* Mục tiêu:Biết tóm tắt một văn bản trữ tình.
* Câu hỏi: Các văn bản tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của
Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Vì sao?
A/ Vì hai văn bản này rất dài.
B/ Vì hai văn bản có nội dung phức tạp, có nhiều nhân vật.
C/ Vì hai văn bản thiếu mạch lạc.
D/ Vì hai văn bản thiên về kể cảm xúc, tâm trạng; ít kể sự việc, hành động.


* Đáp án: D/ Vì hai văn bản thiên về kể cảm xúc, tâm trạng; ít kể sự việc, hành
động.
Câu 4 :Thông hiểu
* Mục tiêu:

* Câu hỏi:Khi tóm tắt văn bản tự sự , ta phải:
A/Thêm các chi tiết, sự việc để tác phẩm được hoàn chỉnh.
B/Thuật lại cốt truyện sao cho hấp dẫn.
C/Kể lại những tình tiết chính.
D/ Kể ngắn gọn, trung thực với nội dung văn bản được tóm tắt.
* Đáp án: D/ Kể ngắn gọn, trung thực với nội dung văn bản được tóm tắt.
PHẦN 2: TỰ LUẬN ( 2 Câu)
Câu 1 :Thông hiểu
* Mục tiêu:Nắm được yêu cầu khi tóm tắt văn bản tự sự.
* Câu hỏi: Yêu cầu của văn bản tóm tắt ?
* Đáp án:Yêu cầu: phản ánh trung thành nội dung của văn bản cần tóm tắt.
Câu 2: Nhận biết.
* Mục tiêu:Nhận biết sự khác nhau giữa văn bản tóm tắt và văn bản được tóm
tắt
* Câu hỏi: Văn bản tóm tắt có gì khác so với văn bản được tóm tắt ?(Về độ dài,
lời văn, về số lượng nhân vật và sự việc,…)
* Đáp án:Văn bản tóm tắt có độ dài ngắn hơn, nhân vật và sự việc ít hơn vì
chỉ có sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng.
Tiết 19: Luyện tập: Tóm tắt văn bản tự sự
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 câu)
Câu 1 :Nhận biết
* Mục tiêu: Nắm vững các bước tóm tắt văn bản tự sự.
* Câu hỏi: 1.Sắp xếp lại bước tóm tắt văn bản tự sự sau đây theo một trình tự hợp
lý.(4đ)
A. Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
B. Sắp xếp các nội dung chính theo một trật tự hợp lý.
C. Đọc kỹ toàn bộ tác phẩm để hiểu đúng chủ đề văn bản.
D. Viết văn bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
* Đáp án: * Sắp xếp theo một trình tự hợp lí:C- A – B – D
Câu 2 :Nhận biết

* Mục tiêu: Nắm vững các bước tóm tắt văn bản tự sự.
* Câu hỏi: Các sự việc của phần đầu tác phẩm “ Lão Hạc”, gồm:
(1) Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại cậu vàng.
(2) Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.
(3) Lão mang tiền dành dụm được giử ông giáo và nhờ ông coi mảnh vườn.
(4)Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.
Hãy đánh dấu trình tự hợp lí của các sự việc nêu trên:


A/ (2) –(1) - (3) – (4)
B/(2) – (3) – (1) – (4)
C/(2)- (1) – (4) – (3)
D/(2)- (4) – (1) – (3)
* Đáp án: C/(2)- (1) – (4) – (3)
PHẦN 2: TỰ LUẬN ( 2 Câu)
Câu 1 :Thông hiểu
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: Hãy nêu những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong
đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” ( Thông hiểu)
* Đáp án:- Nội dung chính: chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại tên cai lệ
và người nhà lí trưởng để bảo vệ anh Dậu.
- Nhân vật chính trong đoạn trích: Chị Dậu
- Sự việc tiêu biểu:
+ Vì thiếu tiền đóng suất sưu của người em đã chết, anh Dậu bị bọn tay sai
đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp, vừa được tha về.
+ Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm.
+ Chị đánh lại tên cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng.
Câu 2: Vận dụng thấp
* Mục tiêu:Biết tóm tắt văn bản tự sự .
* Câu hỏi: Tóm tắt văn bản “ Tức nước vỡ bờ” (Vận dụng thấp)

* Đáp án:Vì thiếu tiền đóng suất sưu của người em đã chết. Anh Dậu bị bọn tay
sai đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp, vừa được tha về.Một bà hàng xóm ái ngại cảnh
gia đình chị Dậu nhịn đói suốt ngày hơn qua, mang đến cho chị bát gạo để nấu
cháo. Anh Dậu vừa ngồi dậy, chưa kịp đưa lên miệng thì cai lệ và gả đầy tớ lí
trưởng chạy xộc vào định trói anh Dậu mang đi.Van xin không được, chị Dậu liều
mạng cự lại quyết liệt và quật ngả cả hai tên tay sai.
Câu 3: Nhận biết:
*Mục tiêu: Xác định chủ đề và sự việc tiêu biểu một văn bản.
* Câu hỏi: Xác định chủ đề và sự việc tiêu biểu văn bản “ Tôi đi học”
* Đáp án:
- Chủ đề: Những kỉ niệm của “ Tôi” về ngày đầu tiên đi học.
- Những sự việc tiêu biểu:
+ Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi cùng mẹ đi đến trướng.
+ Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi đến sân trường.
+ Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi nghe thầy gọi tên vào lớp.
+ Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi khi vào lớp, ngồi vào bàn đón tiết học
đầu tiên.
Câu 4:Thông hiểu
* Mục tiêu: Biết tóm tắt văn bản trữ tình.
* Câu hỏi: Tóm tắt văn bản “ Tôi đi học”


* Tham khảo: Hằng năm, cứ vào cuối thu lòng tôi lại mơn man những kỉ niệm
của buổi tựu trường đầu tiên. Hôm ấy, mẹ đưa tôi đến trường. Con đường làng
quen thuộc mà tôi đã đi lại rất nhiều lần, nhưng bỗng dưng thấy lạ vì chính
lòng tôi có sự thay đổi lớn: hôm nay, tôi đi học. Tôi thấy mình trang trọng,
đứng đắn hẳn lên trong bộ đồng phục và muốn thử sức mình cầm bút thước, tập
sách. Khi đến trường, tôi thực sự ấn tượng bởi ngôi trường làng khang trang, to
đẹp hơn những gì tôi thấy mấy hôm trước. Tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ. Tôi bỡ ngỡ
nép sau áo mẹ như con chim non khao khát được bay nhưng còn ngập ngừng e

sợ. Tiếng trống trường vang lên. Chúng tôi xếp hàng trước cửa lớp học và chờ
nghe ông đốc trường làng Mĩ Lí gọi tên. Tôi hồi hộp phát khóc. Khi thấy các
bạn khóc, tôi cũng dúi vào lòng mẹ mà nức nở. Nhưng ông đốc đã an ủi, động
viên chúng tôi một cách nhẹ nhàng, trìu mến. Chúng tôi bước vào lớp. Một
thầy giáo trẻ tươi cười niềm nở chào đón chúng tôi. Vào lớp, nhìn những bức
tranh, bản đồ treo trên tường và cả người bạn nhỏ bên cạnh, tôi bỗng thấy thân
thương và thích thú vô cùng. Bấy giờ, tôi đã tự tin đón chờ bài học đầu tiên.
Tôi vòng tay lên bàn, chăm chú nhìn thầy viết bài và nhẩm đọc: Tôi đi học.
Tuần 6
Tiết 21,22:Cô bé bán diêm
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (8 câu)
Câu 1 :Nhận biết
* Mục tiêu:Nhận biết phương thức biểu đạt.
* Câu hỏi: .Được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A.Tự sự
B. Miêu tả
C. Biểu cảm D.Nghị luận.
* Đáp án: A.Tự sự
Câu 2 :Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết thời gian xảy ra câu chuyện.
* Câu hỏi: Thời gian xảy ra câu chuyện?
A.Vào một buổi sáng đẹp trời.
B.Vào một buổi tối mùa thu đầy sao
C.Vào một buổi chiều hè oi bức
D.Vào một đêm giao thừa gió rét.
* Đáp án: D.Vào một đêm giao thừa gió rét.
Câu 3 : Nhận biết
* Mục tiêu:Hiểu được ý nghĩa cách kết thúc câu chuyện.
* Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện.
A/ Kết thúc có hậu.

B/ Kết thúc bi kịch
C/ Kết thúc thể hiện nỗi day dứt, nỗi xót xa của nhà văn đối với em bé bất
hạnh.
D/ Kết thúc trong niềm vui.
Câu 4 :Nhận biết.


* Mục tiêu:Nhận biết những nét chính về tác giả.
* Câu hỏi:Khoanh tròn chữ cái đặt trước thông tin sai về nhà An-đéc -xen
A/Là nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch.
B/Ông là con một người thợ giày ở tỉnh Ô-đen-xê
C/Sống trong một gia đình quý tộc ở Cô- pen- ha-gen.
D/Nhiều truyện cổ do ông viết đã vượt ra ngoài khuôn khổ kết thúc có hậu của
truyện cổ tích.
* Đáp án: C/Sống trong một gia đình quý tộc ở Cô- pen- ha-gen.
Câu 5 :Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu và cảm nhận đúng về nhân vật.
* Câu hỏi: Em bé bán diêm rất đáng thương. Vì sao? (Chọn câu trả lời đúng
nhất)
A/Vì em bé đi bán diêm
B/Vì em còn bé mà phải chịu đói, chịu rét và thiếu tình thương của người thân
C/Vì em còn bé mà phải chịu đói rét và cô đơn
D/Vì em bé không có mẹ.
* Đáp án: B/Vì em còn bé mà phải chịu đói, chịu rét và thiếu tình thương của
người thân
Câu 6 :Thông hiểu
* Mục tiêu:Hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
* Câu hỏi:Qua chuyện Cô bé bán diêm, An-đéc –xen phan phán điều gì?
A/ Sự thờ ơ, lạnh lùng giữa con người với con người
B/Xã hội không quan tâm đến trẻ em.

C/ Trẻ em phải chịu nhiều đói khổ .
D/ Chỉ có phụ nữ mới yêu thương trẻ em
* Đáp án: A/ Sự thờ ơ, lạnh lùng giữa con người với con người
Câu 7 :Thông hiểu
* Mục tiêu:Hiểu được nội dung văn bản.
* Câu hỏi:Niềm mong ước lớn nhất của em bé bán diêm trong đêm giao thừa là
gì?
A/Được sưởi ấm
B/Có được câu thông Nô-en
C/Được ăn ngỗng quay
D/Có bà nội bên cạnh.
E. Không có mong ước nào lớn hơn mong ước nào.
* Đáp án: D/Có bà nội bên cạnh
Câu 8 :Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu được nghệ thuật sử dụng trong văn bản
* Câu hỏi: Nghệ thuật được sử dụng trong văn bản là:
A/Tương phản, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng
B/ Đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng
C/ Hư cấu đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng


D/ từ hiện thực nhớ vế quá khứ
* Đáp án: A/Tương phản, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng
PHẦN 2: TỰ LUẬN ( 4 Câu)
Câu 1 : Nhận biết, thông hiểu
* Mục tiêu:Nhận biết và hiểu được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong
việc khắc họa nhân vật.
* Câu hỏi: Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa được tác giả khắc hoạ
như thế nào, bằng biện pháp nghệ thuật gì ? ? Có tác dụng gì?
* Đáp án:Hình ảnh cô bé trong đêm giao thừa

-Trời rét buốt >< đầu trần, chân đất, lang thang ngoài đường
- Cửa sổ mọi nhà sáng rực ánh đèn >< dò dẫm trong bóng tối,lạnh buốt
-Trong phố sực nức mùi ngỗng quay…>< bụng đói cồn cào vì cả ngày chưa ăn gì.
Hình ảnh tương phản làm nổi bật cảnh ngộ đói rét, không nhà, không người yêu
thương của em bé ngay trong đêm giao thừa.
Câu 2:Thông hiểu
* Mục tiêu:Hiểu được nội dung văn bản.
* Câu hỏi: Tác giả An-đec-xen miêu tả cái chết của cô bé bán diêm như thế nào ?
* Đáp án: Cái chết của cô bé bán diêm:
- “ Bà cụ nắm tay em, rồi hai bà cháu…họ đã về chầu Thượng đế”
-> đẹp như huyền thoại:
- “Một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét
trong đêm giao
-> Em bé đẹp và ngây thơ, hồn nhiên như một thiên thần.
Câu 3 :Thông hiểu
* Mục tiêu:Hiểu ý nghĩa của truyện
* Câu hỏi: Ý nghĩa của truyện cô bé bán diêm( Thông hiểu)
* Đáp án:
Niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
Câu 4:Vận dụng thấp
* Mục tiêu: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một nhận vật.
* Câu hỏi: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về cô bé bán diêm.
* Gợi ý: - Nội dung: Cảm nhận của em về cô bé bán diêm.
- Vận dụng một trong cách cách trình bày nội dung đoạn văn” Diễn
dịch, qui nạp, song hành.
- Có sử dụng từ ngữ bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Tiết 23:Trợ từ, thán từ
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4 câu)
Câu 1 :Nhận biết
* Mục tiêu: Nhận biết

* Mục tiêu: Hiểu chứa năng của trợ
* Câu hỏi:Câu có chứa trợ từ là câu:


A/ Chị Dậu là nhân vật chính của tác phẩm Tắt Đèn
B/ Anh phải nói ngay điều này cho cô giáo biết
C/ Cô ấy đẹp ơi là đẹp!
D/ Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời thơ ấu.
* Đáp án: C/ Cô ấy đẹp ơi là đẹp!
Câu 2 :Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu chức năng của trợ từ
* Câu hỏi: Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để:
A/Nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc.
B/Biểu lộ tình cảm
C/Gọi đáp
D/Biểu lộ thái độ của người nói.
* Đáp án: A/Nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc.
Câu 3 :Thông hiểu
* Mục tiêu: Hiểu chức năng của thán từ
* Câu hỏi: Thán từ là những từ dùng để:
A/ Nhấn mạnh thái độ đánh giá sự việc.
B/ Biểu thị thái độ đánh giá sự vật.
C/Bộc lộ tình cảm, cảm xúc hoặc gọi đáp.
D/Đi kèm với một từ ngữ khác để biểu thi tình cảm.
* Đáp án:
C/Bộc lộ tình cảm, cảm xúc hoặc gọi đáp
Câu 4 :Nhận biết
* Mục tiêu:Nhân biết các loại thán từ
* Câu hỏi: Thán từ thường gồm có … loại chính.
A/ Một B/Hai C/Ba D/Bốn

* Đáp án: B/Hai
PHẦN 2: TỰ LUẬN ( 2 Câu)
Câu 1 :Thông hiểu
* Mục tiêu:
* Câu hỏi: . Em có nhận xét gì về vị trí của thán từ ?
* Đáp án:Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành câu
đặc biệt.
Câu 2: Vận dụng thấp
* Mục tiêu:Viết được đoạn văn có sử dụng trợ từ, thán từ.
* Câu hỏi: Viết đoạn văn ngắn có sử dụng trợ từ, thán từ phù hợp.
* Gợi ý: - Nội dung: Môi rường, học tập, bạn bè, thầy cô,…
- Vận dụng một trong cách cách trình bày nội: diễn dịch, qui
nạp, song hành
- Có sử dụng trợ từ, thán từ thích hợp ( dựa vào đặc điểm của trợ từ, thán
từ)
Tiết 24 :Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự


×