Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT LỚP 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.07 KB, 23 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
*******************

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
LỚP 9

Năm học 2013 - 2014
1


Phần 1
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1.Sáng kiến: Tổ chức trò chơi trong dạy học Tiếng Việt lớp 9
2. Lĩnh vực áp dụng kinh nghiệm: Môn Tiếng Việt lớp 9
3. Tác giả:
Ngày/ tháng/năm sinh:
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Tổ trưởng tổ Khoa học xã hội
Đơn vị công tác:
Điện thoại:
4. Chủ đầu tư tạo ra kinh nghiệm:
- Đơn vị:
- Địa chỉ:
- Điện thoại:
5. Đơn vị áp dụng kinh nghiệm lần đầu :
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng kinh nghiệm: Đối tượng học sinh


lớp 9
7. Thời gian áp dụng kinh nghiệm lần đầu:

TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

2


TÓM TẮT KINH NGHIỆM
Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục.
Giáo dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến
trên thế giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học môn Ngữ văn, kết hợp
với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi
mới hiện nay. Giới thiệu hình thức lồng ghép trò chơi trong tổ chức lớp học ở các
giờ học Ngữ Văn THCS nhằm bổ sung và đổi mới những phương pháp dạy học
Ngữ văn truyền thống. Qua phân tích ý nghĩa, mối quan hệ của việc học mà chơi,
bài viết giới thiệu một cách có hệ thống về các hình thức lồng ghép trò chơi, minh
hoạ một số trò chơi đối với phân môn Tiếng Việt nhằm hướng đến mục đích cuối
cùng là cải tiến phương pháp dạy học, tạo thêm hứng thú cho người học, giúp học
sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hình thành kĩ năng, phát triển nhân
cách cho các em.
Trong bài viết này, tôi đề cập đến một số nội dung cơ bản như: Vai trò, tác
dụng, các nguyên tắc thiết kế và một số trò chơi được vận dụng nhiều và tạo được
hiệu quả nhất định trong dạy học Tiếng Việt lớp 9. Tôi hi vọng bài viết của mình
được các bạn đồng nghiệp đón đọc và góp ý!

3



Phần 2: MÔ TẢ KINH NGHIỆM
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận:
Đổi mới phương pháp giáo dục, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn
luyện tư duy sáng tạo và tích cực để học sinh chủ động nắm bắt kiến thức được coi
là nhiệm vụ trọng tâm của công tác giáo dục. Muốn thực hiện được nhiệm vụ này,
trước hết, mỗi giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh để các em say mê,
hứng thú và sau đó là tự giác học tập. Một trong số những biện pháp để đạt được
mục đích trên đó là sử dụng trò chơi. Trò chơi là một hoạt động của con người
nhằm mục đích trước tiên và chủ yếu là vui chơi, giải trí, thư giãn sau những giờ
để nâng cao thể chất, phát triển tư duy, trí thông minh, sự tinh nhanh, nhạy bén.
Đặc biệt qua hoạt động vui chơi, các em được trực tiếp tham gia vào các hoạt
động, được rèn luyện kĩ năng sống qua việc chọn phương án đúng, cách xử lí các
tình huống cụ thể. Đây là bước trải nghiệm thực tế trước khi để các em rút ra kết
luận lý thuyết trưu tượng. Trò chơi cũng là biện pháp tăng cường sự thi đua, phấn
đấu tích cực trong các cá nhận hoặc các hoạt động nhóm. Từ đó phát triến kĩ năng
giao tiếp cho các em. Cũng qua các hoạt động này mà các em được bồi dưỡng về
khả nag suy luận, sự nhanh nhạy, tính quyết đoán, tình đoàn kết, sự hợp tác …để
dẫn đến thành công.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế những năm gần đây cho thấy học sinh ở tất cả các trường học nói
chung đều có phần không thích học bộ môn Ngữ văn, nhất là các em học sinh khối
lớp 9. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng, các em không thích một phần do xu hướng
cho rằng môn Ngữ văn không có tính ứng dụng cao như các môn Toán, Lí, Hóa
nhưng phần lớn là các tiết học Ngữ văn còn đơn điệu, tuy đã có sự đổi mới nhưng
chưa thoát ra khỏi tính lí thuyết khô khan, nhất là các tiết học Tiếng Việt. Vì đây
là phân môn vừa khô, vừa khó. Cũng vì thế mà các giờ học Tiếng Việt thường
căng thẳng dẫn đến việc nhận thức của học sinh bị hạn chế. Thiết kế một tiết dạy

theo hình thức “ Học mà vui – vui mà học” luôn là điều mà tất cả các thầy cô giáo
đều mong muốn. Qua thực tế giảng dạy và dự giờ đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng
việc tổ chức trò chơi trong giờ học Tiếng Việt đã đem lại sự hứng thú, say mê và
đặc biệt là sự tích cực chủ động cho học sinh trong suốt tiết học. Đối với các em
học sinh lớp 9 thì lại càng cần thiết. Vì nếu các em hứng thú sẽ là cơ sở để các em
tiếp kiến thu thức tốt, bị cho bước chuyển cấp sắp tới. Như vậy, xét về cả lí luận
và thực tiễn, đây là phương pháp dạy học thú vị, góp phần tích cực vào việc đổi
mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng môn Ngữ văn. Đó chính là lí do
tôi chọn đề tài “ Tổ chức trò chơi trong dạy học Tiếng Việt lớp 9”.
2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Mục đích nghiên cứu
4


- Nghiên cứu về đề tài này tôi muốn cùng đồng nghiệp nhận thấy được rõ ý nghĩa,
vai trò của hoạt động trò chơi trong dạy học Tiếng Việt nhằm giúp giờ học đạt
hiệu quả cao.
- Tạo không khí hứng thú, phấn khích cho học sinh THCS - lứa tuổi hiếu động
thích khám phá, tìm tòi và thể hiện.
- Tìm hiểu một số trò chơi và cách thức tổ chức các trò chơi phù hợp với tiết học,
qua đó củng cố kiến thức bài học và rèn kĩ năng cho học sinh.
- Rèn luyện tư duy suy luận nhanh nhạy, kĩ năng quan sát, đọc, sử dụng tiếng mẹ
đẻ.
- Giáo dục cho học sinh giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt và có thái độ tích
cực, tinh thần tập thể, hợp tác nhịp nhàng khi giải quyết một vấn đề trong nhóm,
trong tổ.
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Học sinh trường THCS, tập trung vào đối tượng lớp 9
- Phạm vi: Tập trung đi sâu tìm hiểu các trò chơi dễ thực hiện, dễ tổ chức với quy
mô lớp từ 25 – 40 học sinh và phù hợp với đối tượng học sinh lớp 9.

2.3. Đối tượng áp dụng: Trong bài viết này, tôi trình bày các trò chơi được sử
dụng trong các tiết học Tiếng Việt cho các em học sinh lớp 9. Tuy nhiên, chúng ta
cũng có thể lựa chọn hình thức này để sử dụng trong các tiết học Văn bản, Tập
làm văn. Bên cạnh đó, chúng ta không chỉ áp dụng ở khối 9 mà còn áp dụng ở cả
các khối trong nhà trường THCS.
2.4. Phương pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích và nhiệm vụ đặt ra, tôi sử
dụng các phương pháp cơ bản sau:
- Tìm hiểu, nghiên cứu đặc thù của bộ môn Ngữ văn, trọng tâm là phân môn Tiếng
Việt lớp 9.
- Phương pháp trắc nghiệm hứng thú của học sinh đối với việc học môn Ngữ văn
và hoạt động trò chơi trong giờ học: Qua việc khảo sát, tôi đã thu được kết quả
nhất định. Trong số em học sinh được phỏng vấn và trả lời phiếu trắc nghiệm
khách quan, tôi nhận thấy trên 60% số đối tượng tham gia khảo sát đều cho rằng
không thích học môn Ngữ văn do mệt mỏi vì phải ghi chép nhiều. Và 100% các
em rất hứng thú với hoạt động tổ chức trò chơi trong giờ học.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu đã có về cách thức xây dựng các trò chơi với
đặc thù phân môn Tiếng Việt.
- Xác định phạm vi, thời gian áp dụng, cách thực hiện trò chơi
- Điều tra, quan sát học sinh trong các tiết học
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2.5. Điểm mới của đề tài: Sử dụng trò chơi trong dạy học Tiếng Việt là hình thức
không hoàn toàn mới, đã được các thầy cô sử dụng linh hoạt trong các tiết học.
5


Tuy nhiên hình thức hoạt động này chưa được vận dụng nhiều vì tâm lí các thầy
cô là sợ mất nhiều thời gian dẫn đến ảnh hưởng sang thời lượng của các đơn vị
kiến thức khác. Bên cạnh đó là hình thức các trò chơi đơn điệu, dễ gây nhàm chán.
Vì vậy, qua quá trình nghiên cứu, áp dụng, tôi thấy muốn thực hiện có hiệu quả
vấn đề này thì việc lựa chọn các hình thức chơi cho phù hợp với điều kiện cơ sở

vật chất, thời gian và tạo được hứng thú say mê cho học sinh là vấn đề quan trọng
nhất.
3. VAI TRÒ, TÁC DỤNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY
HỌC NGỮ VĂN.
- Đối với đặc thù bộ môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói riêng,
việc phủ nhận những phương pháp dạy học truyền thống là điều thiếu thoả đáng.
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa chúng ta có quyền “khư khư” với những gì
đã có. Một khi học sinh đã quá nhàm chán với kiểu học văn thầy giảng, trò nghe,
ghi chép thụ động, thỉnh thoảng rụt rè trình bày vài ý kiến theo gợi ý của thầy nảy
sinh thực trạng học đối phó, thụ động, thậm chí chán học bộ môn.
- Trò chơi vừa là một hoạt động giải trí vừa là một phương pháp giáo dục: giáo
dục bằng trò chơi - một phương pháp đã được nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế
giới vận dụng. Lồng ghép trò chơi trong dạy và học phân môn Tiếng Việt, kết hợp
với những phương pháp dạy học khác sẽ có ý nghĩa tích cực đối với yêu cầu đổi
mới hiện nay. Giải pháp này sẽ làm thay đổi không khí căng thẳng trong các giờ
học, tăng thêm hứng thú cho người học, học sinh sẽ chú ý hơn, chủ động hơn
trong chuẩn bị, mạnh dạn hơn trong đề xuất ý kiến của mình, phát huy tư duy sáng
tạo,… Hứng thú và chủ động trong học tập là sự khởi đầu tốt cho việc nắm bắt
kiến thức, hình thành kĩ năng và phát triển nhân cách ở học sinh qua quá trình học
tập.
- Lồng ghép các đơn vị kiến thức vào các trò chơi trong những giờ học không
chỉ làm cho những giờ học trở nên sinh động mà còn giúp học sinh lĩnh hội kiến
thức bằng con đường ngắn nhất và tự nhiên nhất và giúp học sinh nhớ lâu nhất.
- Lồng ghép trò chơi trong dạy và học phân môn Tiếng Việt giáo viên vừa tận
dụng được kiến thức đã có, vừa đòi hỏi người thầy phải không ngừng tìm tòi sáng
tạo để những trò chơi luôn luôn mới, tạo được hứng thú cho các em và có ý nghĩa
giáo dục.
4 NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ TRÒ CHƠI :
Khi thiết kế bài dạy có sử dụng hình thức trò chơi thì người thầy cần chú ý
đến đặc thù của phân môn Tiếng Việt, lưu ý mối quan hệ giữa trò chơi với hệ

thống câu hỏi; vận dụng linh hoạt, hợp lí, đúng mức và đúng lúc để không xáo
trộn nhiều không gian lớp học, nhanh chóng ổn định lớp học khi trò chơi kết thúc;
trò chơi phải phù hợp với nội dung, mục tiêu cần đạt, không vận dụng cho tất cả
các tiết học, đôi khi gây phản cảm, phản tác dụng; trò chơi bao giờ cũng kết thúc
6


bằng thưởng cho người (đội) thắng hoặc xử phạt nhẹ nhàng vừa vui dí dỏm vừa tế
nhị. Để thiết kế trò chơi một cách có hiệu quả, chúng ta cần chú ý đến một số
nguyên tắc sau:
4.1. Nguyên tắc phù hợp với phân môn, vừa sức, dễ thực hiện. Để các trò chơi
đạt được hiệu quả tốt nhất, khi thiết kế trò chơi, chúng ta phải đảm bảo các nguyên
tắc sau:
- Phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, của trường.
- Phù hợp với nội dung kiến thức và kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh.
Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung phần học cụ thể trong chương trình
(Có thể là kiến thức cần kiểm tra bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành,
luyện tập…)
- Được xây dựng theo nguyên tắc từ các dạng bài tập có chọn lọc của các
tiết học phải gây hứng thú, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức.
- Phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của các học sinh, tạo không
khí thoải mái, hấp dẫn trong giờ học.
- Phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phán đoán, phát huy trí tuệ, óc phân
tích, tư duy sáng tạo.
- Phù hợp với quỹ thời gian (từ 5 - 10 phút ), thích hợp với môi trường học
tập. Đối với các trò chơi diễn ra nhanh, không cần nhiều phương tiện thì có thể
thiết kế vào giữa tiết học. Còn đối với các trò chơi cần phương tiện và mất nhiều
thời gian hơn thì nên tổ chức trong phần củng cố. Tuy vậy, giáo viên nên thông
báo trước để tạo sự hứng khởi cho học sinh.
- Có sức hấp dẫn, thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo không

khí vui vẻ, thoải mái.
- Phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh THCS. Tổ
chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp.
4.2. Nguyên tắc khai thác và thực hành:
- Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng,
phương tiện có sẵn của môn học ( trong thư viện, đồ dùng của giáo viên, học
sinh…).
- Các đồ dùng tự làm của giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi xung
quanh, sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ
nhưng ít tốn kém và không mất quá nhiều thời gian.
- Có thể sử dụng các phương tiện hỗ trợ là máy chiếu, bảng phụ, máy projector để
tiết học trở nên sinh động hơn.
5. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG BÀI
DẠY TIẾNG VIỆT.
5.1. Lựa chọn hình thức chơi
7


Đối với trò chơi học tập đòi hỏi giáo viên phải tư duy sáng tạo, lựa chọn hình
thức chơi cho phù hợp với mục đích, yêu cầu từng bài tập, từng tiết học, từng đối
tượng và thời gian của tiết học sao cho đạt được kết qua hoạt động cao nhất.
5.2. Luật chơi: Phải đảm bảo rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không
đòi hỏi thời gian dài cho việc hướng dẫn, huấn luyện. Trước khi cho học sinh tham
gia, giáo viên cần phải nêu rõ thể lệ của trò chơi và quy định thời gian cho học
sinh biết để thực hiện
5.3. Đối tượng tham gia.
- Trò chơi phải hướng tới học, đảm bảo tất cả học sinh trong lớp học đều được
tham gia. Tuy nhiên đối với những em học sinh học còn yếu, nhút nhát giáo viên
chỉ nên chỉ định tham gia vào những trò chơi dễ để tạo cơ hội cho các em hoàn
thành được nhiệm vụ của mình, từ đó có thể khích lệ tinh thần học tập cho các

em, giúp các em tự tin, mạnh dạn hơn, dần dần các em có đủ khả năng thể hiện
bản thân trước tập thể.
- Giáo viên định hướng, hướng dẫn nhằm đạt được mục tiêu cần đạt của bài học.
5.4. Chuẩn bị:
Đối với hình thức hoạt động này, sự chuẩn bị của giáo viên là rất quan
trọng, nó quyết định sự thành công của trò chơi và của tiết học. Vì vậy, khi chuẩn
bị giáo án, giáo viên cần phải:
- Đọc, tìm hiểu kĩ nội dung, xác định mục tiêu bài học.
- Chuẩn bị bài một cách chu đáo, dự kiến những tình huống có thể nảy sinh trong
khi tổ chức trò chơi để khi gặp có thể giải quyết cho tốt.
- Tuỳ nội dung bài mà sử dụng hình thức trò chơi cho phù hợp. Chú ý đến các
phương tiện cần sử dụng như: bảng phụ, phiếu học tập hay phương tiện nào
khác…
- Bố trí chia lớp hợp lí.
- Ngoài ra trong quá trình tổ chức trò chơi giáo viên cần tạo điều kiện cho tất cả
học sinh trong lớp cùng được tham gia. Có như vậy hiệu quả đạt được mới cao.
5. 5. Tiến trình tổ chức trò chơi.
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy đội
chơi), trọng tài.
- Các dụng cụ dùng để chơi
- Cách chơi: Từng hoạt động cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian chơi,
những điều người chơi không được làm…
- Cách đánh giá kết quả và cách tính điểm chơi, các giải của cuộc chơi. (nếu có)
Bước 3: Thực hiện trò chơi
8


Bước 4: Nhận xét sau cuộc chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:

- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của từng đội,
những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng cho
đội đoạt giải (Nếu có)
+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
( Học sinh được gì qua trò chơi đó?)
6. MỘT SỐ HÌNH THỨC TRÒ CHƠI ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC
TIẾT HỌC TIẾNG VIỆT CÓ HIỆU QUẢ.
6.1 Trò chơi “ Lật hình nối chữ”. Trò chơi này được sử dụng cho bài “ Sự
phát triển từ vựng”. Giáo viên có thể đưa hình thức trò chơi này vào phần củng
cố bài học.
- Mục đích:
+ Củng cố kiến thức cho học sinh về sự phát triển từ vựng Tiếng Việt.
+ Mở rộng vốn hiểu biết về từ mượn của Tiếng Việt ( Nghĩa và nguồn gốc)
+ Phát triển năng lực suy luận cho học sinh.
- Chuẩn bị:
+ Bảng từ mượn và từ trong ngôn ngữ gốc.
Từ mượn
Từ trong ngôn ngữ gốc
1. Búp - bê
a. violon ( Pháp)
2. vi- ô- lông
b. knock – out ( Anh)
3. cà rốt
c. jean ( Anh)
4. áo
d. balcon ( Pháp)
5. ban công
e. carotte ( Pháp)
6. nốc –ao

f. poupée ( Pháp)
7. cà vạt
g. cravate ( Pháp)
5. gôn
H. crème ( Pháp)
9. xúc xích
i. chemise (Pháp)
10. sơ mi
j. sandwich ( Anh)
11. xăng – uýt
k. saucisse ( Pháp)
12. kem
l. goal ( Pháp)
+ Tờ bìa khổ lớn với các hình minh họa cho các sự vật được gọi tên trong bài.
(Giáo viên có thể cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà). Lấy giấy che kín các hình,
có thể để một hình mẫu để học sinh nắm được cách chơi)
+ Chia lớp thành 2 đội, đặt tên cho mỗi đội.
9


- Cách thức tiến hành: Chia những người tham gia làm 2 đội. Mỗi đội khoảng 3
người. Người chơi nghiên cứu bảng từ trong khoảng 3- 5 phút, sau đó bấm
chuông để dành quyền điền từ vào dưới hình. Đội nào điền đúng cả hai từ thì
được tính 2 điểm và giành quyền chọn hình tiếp để lật. Đội nào điền trúng được 1
từ thì đội kế tiếp được quyền trả lời, nhưng sau đó đội trả lời chưa đúng hoàn toàn
cũng được tính 1 điểm. Khi kết thúc cuộc chơi, đội nào nhiều điểm sẽ thắng.
* Chú ý: Với một số hình, giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi phụ về giải nghĩa từ,
về cách viết, cách đọc… để cho học sinh trả lời.
6.2. Trò chơi “ Thay thế một chữ” kết hợp với trò “ Tiếp sức”. Trò chơi
này có thể áp dụng cho bài “ Trau dồi vốn từ” phần thêm bài tập bổ sung để củng

cố.
- Mục đích:
+ Củng cố cho học sinh kiến thức của bài “ Trau dồi vốn từ”
+ Tăng thêm số lượng vốn từ .
+ Rèn luyện tư duy nhanh nhạy, năng lực suy luận.
+ Tạo hứng thú học Tiếng Việt cho học sinh.
+ Tăng tình đoàn kết hợp tác giữa các nhóm.
- Chuẩn bị:
+ GV dùng 2 bảng phụ ghi chữ cần thay thế và nội dung giải nghĩa cho từ đúng.
Chú ý những cặp từ ngữ sau đây nghĩa rất khác nhau chỉ cần thay thế một chữ cái
trong từ đó.
TỪ SAI
1. ngứa tai

TỪ ĐÃ THAY THẾ
ngứa tay

2. căn dặn
3. hoa tay
4. buột miệng
5/ vắt mũi

căn vặn
hoa tai
buộc miệng
dắt mũi

6. cá lóc

cá nóc


7. man mác
8. chia sẻ

man mát
chia xẻ

9. đánh bạc
10. cắm trại

đánh bạt
cấm trại

NGHĨA CỦA TỪ THAY THẾ
Muốn làm ngay một việc gì đó vì
cảm thấy bực bội, khó chịu.
Hỏi đến cùng cho ra lí lẽ
Nữ trang chứ không phải tài nghệ
Làm sao nói được nữa
Mặc cho người ta điều khiển, sai
khiến
Không phải đặc sản đồng quê mà
có thể gây ra chết người
Cảm giác về thời tiết, nhiệt độ
Chia một vật thành nhiều phần
khác nhau để cho không còn
nguyên vẹn nữa
Làm mất đi, dạt đi, át đi.
Ở yên trong trại, nội bất xuất,
ngoại bất nhập.


10


+ Chia lớp làm 2 đội.
+ Công bố luật chơi, thời gian chơi:
- Cách thức tiến hành:
+ GV cho h/s đăng kí chơi, chia số người chơi thành 2 đội, mỗi đội từ 3- 5 người,
đặt tên cho mỗi đội.
+ Cử thư kí và trọng tài.
+ Thời gian: 3 phút.
+ Sau khi có hiệu lệnh, các nhóm cử thành viên lên điền vào ô trống từ thay thế,
điền xong về chỗ nhanh để cho bạn khác lên. Chỉ khi nào bạn vừa điển về đến chỗ
của mình thì người tiếp theo mới được lên. Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết
thời gian. Đội nào điền đúng và nhanh hơn sẽ thắng.
* Chú ý: Tương tự như cách thức tiến hành trò chơi trên, ta có trò chơi “ Bớt một
chữ”, Ví dụ: chữ “ Loan truyền – lan truyền”; hay trò “ Thêm một chữ” , Ví dụ:
chữ “ Hoàn thành – hoàng thành”…
6. 3. Trò chơi “ Ai nhanh hơn”? Trò chơi này có thể áp dụng khi dạy bài
“ Tổng kết từ vựng”, phần ôn tập về thành ngữ.
- Mục đích:
+ Củng cố cho các em kiến thức về tư vựng Tiếng Việt, đặc biệt là thành ngữ.
+ Rèn luyện tư duy, khả năng quan sát nhanh.
+ Tăng hứng thú khi học Tiếng Việt.
+ Bồi dưỡng tình cảm đoàn kết, hợp tác.
- Chuẩn bị: 3 bảng phụ có kẻ sẵn ô và ghi những dòng theo mẫu sau.
QUÂN
TỬ
LỆNH
BIỆT

NHƯ
SINH
SƠN
LI

HẠT
THƯỢNG
LỘ
DÀI
LƯNG
DÒNG
HIỀN
VĂN
HAY
TỰ
CỤC

NHẤT
THÀNH
BẤT
BIẾN
TIÊU
BÌNH
TỐN
NHƯ
CHỮ
TỰ

NGÔN
XUẤT

VẠN
SỰ
BÌNH
AN
VẢI
BỤT
TỐT
CƯỜNG

SƠN
VẠN
SỰ
KHỞI
ĐẦU
NAN
THƯA
HĂNG
MÁU
VỊT

THỦY
CHUNG
NHƯ
NHẤT
BẠC
ĐẤT
CHE
MẮT
THẾ
GIAN


TÂM
MÚA
Ý
CỬ
RĂNG
NƯỚC
MẮT

SẤU
SINH

THẦN
TAY
TẠI
LƯỠNG
LONG
NÓI
THÁNH
NÓI
TƯỚNG
NGHỀ

BẤT
TRONG
NGÔN
TIỆN
TÀI
MƯỢN
LƯỢC

THẦY
TU
TỬ

ĐỊNH
BỊ
NGOẠI
CÔNG
TỬ
BỘT
AN

LẠC
NGHIỆP

- Chuẩn bị giấy bút ghi đáp án.
- Chia lớp thành 3 đội, mỗi đội có 4 em.
- Yêu cầu: Tìm 29 thành ngữ có trong ô chữ sau (theo hàng ngang hoặc hàng
dọc).
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên công bố luật chơi, thời gian chơi. Mỗi lượt chơi thường 5 phút.
11


+ Cả nhóm thảo luận, gạch chân các thành ngữ mà nhóm mình tìm được. Đội nào
tìm đúng, tìm đủ, tìm nhanh sẽ thắng. Mỗi thành ngữ tìm đúng được tính 1 điểm,
xác định sai một thành ngữ bị trừ đi 1 điểm. Hết thời gian đội nào tìm được nhiều
đáp án đúng nhất, đội đó sẽ thắng.
Đáp án:
Hàng ngang

1) Quân tử nhất ngôn.
2) Tâm thần bất định.
3) Múa tay trong bị.
4) Vạn sự như ý.
5) Ý tại ngôn ngoại.
6) Nhất cử lưỡng tiện.
7) Bé hạt tiêu.
8) Đầu bạc răng long.
9) Thượng lộ bình an.
10) Dài lưng tốn vải.
11) Vải thưa che mắt thánh.
12) Hiền như bụt.
13) Văn hay chữ tốt.
14) Tự lực tự cường.
15) Sinh nghề tử nghiệp.

16)
17)
18)
19)
20)
21)
22)
23)
24)
25)
26)
27)
28)
29)


Hàng dọc
Quân lệnh như sơn.
Dài dòng văn tự.
Tử biệt sinh li.
Nhất thành bất biến.
Vạn sự bình an.
Vạn sự khởi đầu nan.
Hăng máu vịt.
Thủy chung như nhất.
Che mắt thế gian.
Nước mắt cá sấu.
Nói thánh nói tướng.
Mượn lược thầy tu.
Công tử bột.
An cư lạc nghiệp.

6.4. Trò chơi “Điền từ nhanh”. Trò chơi này dễ sử dụng, không mất nhiều
thời gian chuẩn bị, có thể áp dụng đối với nhiều bài học.
* Ví dụ: Sử dụng khi thực hiện bài tập 3 của bài “ Phương châm hội thoại”.
- Mục đích:
+ Củng cố cho học sinh kiến thức về phương châm hội thoại
+ Rèn kĩ năng suy luận, tư duy nhanh, kĩ năng trình bày 1 phút.
- Chuẩn bị:
+ 3 bảng phụ ghi nội dung bài tập 3 ( SGK Ngữ văn 9 trang 23).
+ Máy chiếu.
- Tiến hành: GV cho gọi 3 học sinh lên bảng điển nhanh vào bảng phụ kết quả bài
tập. Thời gian 1 phút. Sau đó GV chiếu đáp án đúng để xác định đúng – sai.
Ai điền nhanh nhất và đúng nhất người đó sẽ thắng.
* Trò chơi này có thể vận dụng khi làm bài tập 1 của bài “ Thuật ngữ”, bài tập 6

bài “ Trau dồi vốn từ” và nhiều bài học khác.
6.5. Trò chơi “ Kết bạn”. Trò chơi này được sử dụng khi dạy bài “ Tổng
kết từ vựng” phần ôn tập “ Từ Hán Việt”.
- Mục đích:
+ Ôn tập yếu tố Hán Việt, củng cố thêm cho học sinh kiến thức về từ Hán Việt.
12


+ Qua trò chơi, nắm được cách giải nghĩa từ Hán Việt và hiểu nghĩa của một số
yếu tố, một số từ Hán Việt.
- Chuẩn bị: Những tấm bìa có dây đeo, khổ khoảng 20 x 30 cm. Mỗi tấm bìa có
ghi chữ cỡ lớn một trong các yếu tố Hán Việt sau:
1. tạo
8. hợp
15. phản
22. luận
29. phân
36. tập

2. lập
9. biến
16. công
23. xuất
30. giải
37. khởi

3. lưu
10. hóa
17. kích
24. hành

31. hội
38. thảo

4. chuyển
11. hồi
18. động
25. truyền
32. tụ
39. hội

5. cảm
12. tưởng
19. cải
26. thuyết
33. đề
40. đàm

6. xúc
13. tác
20. tiến
27. liên
34. xướng

7. li
14. chiến
21. nghị
28. kết
35. truy

* Chú ý: Nên cho tất cả các học sinh trong lớp được tham gia, và khi đó ta sẽ

chuẩn bị số lượng tấm bìa cho đủ với số lượng học sinh. Trò chơi được tiến hành
vào cuối tiết học.
- Cách thức tiến hành: Giáo viên cho học sinh chơi làm 3 vòng.
+ Cho tất cả các em học sinh lên bốc thăm, mỗi em bốc thăm 1 bảng chữ đeo vào
trước ngực và đứng thành vòng tròn. Một điệu nhạc nổi lên và trò chơi bắt đầu.
Khi nhạc điệu kết thúc, mỗi người phải tìm cho mình một người bạn mà người đó
phải có bảng chữ kết hợp với bảng chữ của mình tạo thành một từ Hán Việt.
VD: Người có bảng chữ là “ tạo”, tìm đến người có bảng chữ là “ lập” hoặc
“ hóa” để tạo thành chữ “ tạo lập” hoặc “ tạo hóa”. Người có bảng chữ là “ phản”
tìm đến người có bảng chữ là “ công”, “ chiến”, hoặc “ kích”… để tạo thành từ “
phản công”, “phản chiến”, “phản kích”…Người tìm được bạn thì kết thành đôi
nhảy múa, ca hát. Người nào không tìm được bạn thì bắt phạt làm một việc gì đó
mang tính chất ngộ nghĩnh, vui cười. Trò chơi được diễn ra 3 lần, mỗi lần từ ghép
được phải khác nhau. Sau đó học sinh nộp bảng chữ và trò chơi lại bắt đầu. Trong
quá trình chơi, sau mỗi lượt học sinh kết bạn với nhau, giáo viên có thể yêu cầu
đôi bạn đó giải nghĩa yếu tố Hán Việt trên tấm bìa của em và từ mà các em vừa
ghép được.
6.6. Trò chơi “ Đấu loại”. Hình thức trò chơi này thường được dùng trong
các bài như “ Ôn tập Tiếng Việt”, “ Tổng kết từ vựng”. “ Tổng kết Ngữ Pháp”.
Giáo viên thiết kế câu hỏi theo nội dung bài học.
- Mục đích:
+ Ôn luyện kiến thức và kĩ năng về Tiếng Việt.
+ Phát triển óc suy luận và tinh thần thi đua, cố gắng.
- Chuẩn bị: 35 đến 40 câu hỏi dạng trắc nghiệm A,B,C; chia câu hỏi làm 3 cấp độ
từ dễ dến khóa.
- Máy chiếu để chiếu câu hỏi và đáp án.
13


- 20 đến 25 bộ bìa gồm 3 tấm, mỗi tấm ghi chữ cỡ lớn A, B hoặc C.

- 3 phần thưởng để tặng cho 3 người thắng Nhất, Nhì, Ba.
- Cách thức tiến hành: Trò chơi được tiến hành 3 vòng: Vòng đấu loại tay đôi,
Vòng đấu loại tập thể, Vòng xếp hạng. Trò chơi này có thể tiến hành trong tiết học
Tự chọn Ngữ văn hoặc trong buổi phụ đạo vì đây là trò chơi mất khá nhiều thời
gian.
* Vòng đấu loại tay đôi.
Mục đích của vòng này là nhằm loại đi một nửa số người chơi. Từng cặp
học sinh thách đấu tay đôi với nhau và lên chọn một câu để trả lời. Người nào giơ
tay trước thì được trả lời trước, nếu trả lời đúng thì sẽ được chọn vào vòng 2,
người còn lại sẽ bị loại. Nếu người thứ nhất trả lời sai thì người thứ hai có quyền
được trả lời, nhưng nếu trả lời sai thì cả hai người đều bị loại.
* Vòng đấu tập thể:
Mục đích của vòng này là chọn ra năm người đi tiếp vào vòng xếp hạng.
Giáo viên đọc to câu hỏi và chiếu câu hỏi lên phông chiếu. Tất cả người được
chọn vào vòng 2 cùng suy nghĩ và trả lời bằng cách giơ tấm bìa A, B hoặc C lên
trong một khoảng thời gian quy định. Người nào trả lời sai sẽ bị loại. Người nào
trả lời không đúng theo thời gian quy định hay trao đổi, quay cóp cũng bị loại.
Giáo viên cho học sinh trả lời khoảng 10 – 15 câu hỏi và vòng thi đấu sẽ dừng lại
khi chọn được năm người để chuyển sang vòng 3. Nếu trường hợp câu hỏi đã hết
mà số người vẫn trên 5 thì giáo viên có thể sử dụng hệ thống câu hỏi phụ để chọn
đủ số người cần thiết. Nếu chưa hỏi hết số câu mà số người chọn chỉ còn lại ít hơn
5 thì giáo viên hỏi một số câu hỏi phụ để chọn thêm người. Cứ thực hiện như vậy
đến khi nào đủ số người theo quy định của luật chơi.
3. Vòng xếp loại: Giáo viên hỏi 5 câu hỏi và 5 người chơi thi đua nhau xem ai trả
lời trước. Trả lời đúng sẽ được tính điểm, trả lời sai bị trừ điểm. Cuối cùng xếp
hạng Nhất, Nhì, Ba. Trường hợp chưa xếp hạng được sau khi đã hỏi hết 5 câu thì
dùng câu hỏi phụ.
6.7. Trò chơi “ Chơi bài tạo câu”. Trò chơi này được sử dụng một cách có hiệu
quả khi chúng ta thực hiện bài “ Tổng kết ngữ pháp”, phần củng cố kiến thức
thêm về câu ghép.

- Mục đích:
+ Củng cố kiến thức về câu ghép.
+ Luyện tập lắp ghép các phần câu có sẵn để tạo thành câu ghép
- Chuẩn bị: 52 lá bài ghi 32 cụm chủ - vị và 20 quan hệ từ sau đây.

* Các cụm chủ vị:
14


1. hoàn cảnh không thuận lợi
2. chi phí tăng cao
3. thời tiết khô hạn
4. vụ mùa thất bát
5. kĩ sư thiết kế
6. công nhân thi công
7. con cái hư hỏng
8. cha mẹ đau lòng
9. tập thể đoàn kết
10. nhiệm vụ hoàn thành
11. học trò nghịch ngợm
12. cô giáo quá hiền lành
13. mọi người càng giúp đỡ
14. nó càng ỷ lại
15. bạn bè chưa lên tiếng
16. nó đã phản đối

17. tôi đồng ý
18. em cần thứ gì
19. anh giúp thứ ấy
20. mây phủ đầy trời

21. mưa to
22. gió lớn
23. giao thông vẫn đảm bảo
24. tôi đã khuyên bảo
25. hắn vẫn không nghe
26. công việc tiến triển
27. chúng ta phải cố gắng
28. cô ấy sẽ làm
29. anh làm giúp
30. nạn dịch xảy ra
31. dân số sẽ giảm
32. cuộc sống sẽ khó khăn

* Quan hệ từ:
1. nếu, 2. thì, 3. vì, 4. nên, 5. do, 6. tại, 7. dù, 8. rồi, 9. để, 10. tuy, 11. nhưng, 12.
song, 13. mà, 14. và, 15. bởi, 16. hoặc, 17. hế, 18. còn, `9. thì, 20. giả sử.
- Cách thức tiến hành: Chia bài cho 4 người chơi, mỗi người 9 quân. Người đến
lượt đi rút quân bài ở phần bài chung (hoặc bắt một quân bài mà người trước đó đã
đi). Ghép những quân bài của mình thành câu ghép có thể được, sau đó đánh
xuống một quân bài ít khả năng ghép nhất. Người kế đó đến lượt đi của mình. Ván
bài kết thúc khi có một người “ Tới” (cả 9 quân bài đều ghép thành câu ghép),
hoặc khi mọi người đã bắt hết phần bài chung. Người nào “ Tới” sẽ được tính 0
điểm. Những quân bài không ghép câu được sẽ được tính 1 điểm. Ai ít điểm nhất
sẽ thắng.
Trò chơi này có thể chơi nhiều ván và cộng điểm các ván lại với nhau.
* Chú ý: +Nếu không tiến hành theo hình thức chơi bài, chúng ta có thể cho học
sinh lên bốc một số bài nhất định và thi đua xem ai ghép được nhiều câu hơn.
+ Câu ghép mà học sinh có thể tạo là câu ghép đẳng lập và câu ghép
chính phụ, có thể có quan hệ từ hoặc không có, hoặc không có đủ quan hệ từ
+ Tùy theo nội dung ôn tập, củng cố mà ta có thể thiết kế nội dung các lá

bài cho phù hợp nhưng cần tính toán khả năng kết hợp của một cụm chủ - vị với
31 cụm chủ - vị còn lại, đảm bảo một cụm chủ - vị bất kì có khả năng kết hợp với
5 cụm chủ - vị khác.
6.8. Trò chơi “ Đối đáp”. Trò chơi này có thể vận dụng khi dạy bài “Tổng
kết từ vựng”, phần củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa
15


- Mục đích:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa cho học sinh.
- Tạo phản ứng nhanh nhạy khi sử dụng ngôn ngữ.
- Chuẩn bị: Mỗi đội chuẩn bị một loạt từ trái nghĩa hoặc đồng nghĩa. Số lượng từ
để hỏi gấp 1,5 lần số lượng người chơi của mỗi đội để đề phòng trường hợp từ của
2 đội trùng nhau.
- Cách thức tiến hành:
Chia lớp làm 2, 4 hoặc 6 đội. Số người mỗi đội bằng nhau. Lần lượt từng cặp
đôi ra thi đấu. Đội A, từng người đưa ra một từ để hỏi một người đối diện ở đội B.
Người tương ứng bên đội B phải nhanh chóng nói ra từ đồng nghĩa (hoặc trái
nghĩa) của từ đó. Sau đó một người bên phía đội B đưa ra một từ để hỏi người đối
diện bên đội A và người bên đội A phải tìm từ đồng nghĩa ( hoặc trái nghĩa) với
nó. Trò chơi cứ thế tiếp tục cho đến khi có đội không tìm được đáp án hoặc đáp án
sai. Thi loại trực tiếp.
Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm. Giáo viên làm trọng tài cho cuộc thi đấu. Đội
nào có tổng số điểm nhiều hơn sẽ thắng.
6.9.Trò chơi “ Giải ô chữ” . Đây là trò chơi quen thuộc và đã được áp dụng
nhiều trong giờ học Ngữ Văn, cả trong tiết Văn học và Tiếng Việt
- Mục đích: Giúp học sinh:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã được học
- Rèn luyện kĩ năng nhớ, vận dụng kiến thức của các loại văn bản vào giải ô
chữ để thực hiện yêu cầu của bài tập Tiếng Việt

- Phát huy tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh.
- Chuẩn bị:
- Bảng ô chữ
- Câu hỏi, đáp án.
- Máy chiếu và các phương tiện cần thiết khác.
- Tiến hành thực hiện: Giáo viên hoặc cán sự bộ môn đọc lần lượt từng câu hỏi để
học sinh xung phong giải ô chữ. Nếu trả lời đúng thì chiếu đáp án trên màn hình.
Nếu trả lời sai thì không được tính điểm. Nếu có học sinh trả lời được câu hỏi
hàng dọc thì giáo viên nên khuyến khích nhưng sau đó vẫn tiếp tục giải đến hết
với mục đích là ôn lại và củng cố kiến thức cho các em.
* Ví dụ ô chữ dùng cho bài “ Tổng kết ngữ pháp”

16


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

16

T
C
T

U
I

M
N

Đ
R
T
H
C

C
T

Q

U

U
Â

M
P


A
T
Đ
L

D
Ô
Ơ
I
T
H
N
H
Ô
A
Đ
V
S

A
N
T
N
H
I
T
H
A
N

M
A
I
Ô

N
G
Ư
P
H
A
P
T
I
Ê
N
G
V
I
Ê
T

T
T

Ư
Ư

H
T

I
H
Ư
N
T
T
T
Ă
T
T
Ư

O
Ư
T
Â

T

Ư

Ư
N

L

H
Ư
Ư
Ư

N
Ư

T

Ư

O

A

I

Câu hỏi:
1. Gồm 6 chữ cái. Đây là tên gọi chung của những từ dùng để chỉ người, vật, hiện
tượng, khái niệm? ( Danh từ)
2. Gồm 6 chữ cái. Đây là tên gọi những từ chỉ hành động, trạng thái? ( Động từ)
3. Gồm 5 chữ cái. Đây là những từ chuyên đi kèm với từ ngữ trong câu để nhấn
mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó?
( Trợ từ)
4. Gồm 5 chữ cái. Từ nào thường đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa
cho động từ, tính từ? ( Phó từ)
5. Gồm 9 chữ cái. Đây là cách gọi tên những tổ hợp từ trong đó có tính từ làm
thành tố trung tâm. (Cụm tính từ)
6. Gồm 10 chữ cái. Khi cần biểu thái độ, cách đánh giá của người nói với sự việc
ở trong câu, người ta thường sử dụng thành phần này? ( Tình thái từ)
7. Gồm 8 chữ cái. Đây là thao tác căn cứ vào nội dung ý nghĩa và chức năng ngữ
pháp để xếp từ thành những từ loại khác nhau? ( Phân loại)
8. Gồm 5 chữ cái. Khi cần trỏ vào sự vật để xác định vị trí của sự vật trong không
gian và thời gian ta thường sử dụng từ loại này ? ( Chỉ từ)

9. Gồm 6 chữ cái: Đây là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động,
trạng thái? ( Tính từ)
10. Gồm 8 chữ cái. Đây là những từ được dùng để chỉ các mối quan hệ giữa các
bộ phận của câu, giữa câu với câu trong đoạn văn? ( Quan hệ từ)
17


11. Gồm 6 chữ cái. Khi cần bộc lộ tình cảm, cảm xúc ta thường sử dụng từ loại
này? ( Thán từ)
12. Gồm 9 chữ cái. Cùng với cụm tính từ, cụm từ này cũng thường giữ chức năng
làm vị ngữ trong câu ( Cụm động từ)
13. Gồm 9 chữ cái. Đây là phân môn vận dụng rất nhiều những kiến thức về ngữ
pháp để tạo lập văn bản? ( Tập làm văn)
14. Gồm 5 chữ cái. Đây là những từ thường được dùng để thay thế? ( Đại từ)
15. Gồm 4 chữ cái. Đây là tên gọi của kĩ năng thứ 4 trong số 4 kĩ năng cần đạt khi
học Tiếng Việt ? ( Viết)
16. Gồm 4 chữ cái. Nếu không có từ loại này thì khó có thể biểu thị được số lượng
và số thứ tự của sự vật? ( Số từ)
6.10. Trò chơi “Thì thầm”. Trò chơi này có thể vận dụng được nhiều trong
các bài dạy để củng cố kiến thức và rèn kĩ năng ghi nhớ và truyền đạt thông tin.
Có thể áp dụng khi dạy bài “ Tổng kết từ vựng”, phần các biện pháp tu từ Tiếng
Việt”
- Mục đích:
+ Rèn luyện kĩ năng ghi nhớ và truyền đạt thông tin trong giao tiếp.
+ Củng cố các kiến thức đã được học nhất là các định nghĩa về các biện pháp tu từ
từ vựng.
- Chuẩn bị: Học sinh học thuộc các định nghĩa về biện pháp tu từ Tiếng Việt.
- Cách thức tiến hành:
Chia lớp làm 2, 3 nhóm. Người chơi của mỗi nhóm ngồi thành vòng tròn.
Giáo viên hoặc một học sinh đóng vai trò tổ chức nói thầm vào tai của người ngồi

đầu tiên của mỗi nhóm cùng một định nghĩa của một biện pháp nghệ thuật nào đó,
như ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ…nhưng chỉ nói một lần. Người này nói thầm những
gì mình nghe được vào tai của người bên cạnh và cứ thế tiếp tục cho đến người
cuối cùng của nhóm.
* Chú ý: Người chơi chỉ được nghe nói định nghĩa đó một lần và nói lại những gì
mình nghe được cho người kế tiếp. Người cuối cùng sẽ viết những gì mình nghe
được vào một mảnh giấy đem nộp lại cho giáo viên hoặc em dẫn chương trình.
Giáo viên (em dẫn chương trình) đối chiếu thông điệp ban đầu và kết quả cuối
cùng xem nhóm nào đúng hơn và trao phần thưởng cho nhóm đó.
6.11. Trò chơi “ Ai thông minh?” Đây là cách đặt tên trò chơi có tính khái
quát, ta có thể áp dụng nhiều trong các bài học với nhiều nội dung. Trong chương
trình Tiếng Việt 9, ta có thể áp dụng khi dạy các bài “ Tổng kết từ vựng”, “ Tổng
kết Ngữ pháp”. Ví dụ khi ta ôn tập thành ngữ trong bài “ Tổng kết từ vựng” ta có
thể bổ sung bài tập để củng cố mảng kiến thức này.
- Mục tiêu:
+ Củng cố, khắc sâu những hiểu biết về thành ngữ.
+ Luyện tập đặt câu có sử dụng thành ngữ.
18


- Chuẩn bị: Các cặp thành ngữ có một câu đúng và một câu sai ( hoặc ít được dùng
hơn) theo bảng như ví dụ dưới đây
A
1. a) Ướt như chuột lội
b) Ướt như chuột lột
2. a) Đi guốc trong bụng
b) Đi dép trong bụng
3. a) Đổ mồ hôi sôi nước mắt
b) Đổ mồ hôi rơi nước mắt
4. a) Thùng bể kêu to

b) Thùng rỗng kêu to
5. a) Nước đổ lá khoai
b) Nước chảy lá khoai
6. a) Danh bất hư truyền
b) Danh bất như truyền

B
1. a) Mặt búng ra nước
b) Mặt búng ra sữa
2. a) Bẻ sợi tóc làm tư
b) Chẻ sợi tóc làm tư
3. a) Gắp lửa bỏ tay người
b) Bốc lửa bỏ tay người
4. a) Hoa hồng có gai
b) Hoa nào cũng có gai
5. a) Mèo mù vớ cá rán
b) Mèo què vớ cá rán
6. a) Khẩu phật tâm tà
b) Khẩu phật tâm xà

C
1. a) Cò bay thẳng cánh
b) Cò bay mỏi cánh
2. a) Ăn trên ngồi trốc
b) Ăn trên ngồi dưới
3. a) Thả hổ về nhà
b) Thả hổ về rừng
4. a) Cua mò cò xơi
b) Cốc mò cò xơi
5. a) Chạy dựng tóc gáy

b) Chạy long tóc gáy
6. a) Đơn phương độc mã
b) Đơn thương độc mã

D
1. a) Mật ngọt chết ruồi
b) Mật ngọt chết người
2. a) Chọc gậy bánh xe
b) Cản gậy bánh xe
3. a) Chim sa cá lặn
b) Chim bay cá lặn
4. a) Khỉ ho cò gáy
b) Khỉ ho gà gáy
5. a) Bán trời không giấy
b) Bán trời không văn tự
6. a) Lương y như từ mẫu
b) Lương y như phụ mẫu

- Cách thức tiến hành:
+ Chia lớp làm 4 nhóm. Giáo viên cho học sinh bốc thăm. Nhóm nào bốc thăm
được dãy chữ nào sẽ giải nghĩa dãy chữ đó. Mỗi người trong nhóm phải trả lời ít
nhất một lần.
+ Cách chấm điểm:
- Xác định đúng thành ngữ: 1điểm/ thành ngữ
- Giải thích đúng thành ngữ: 2 điểm/ câu
+ Nhóm nào không trả lời được câu hỏi dành cho nhóm mình thì nhóm khác có
quyền trả lời thay và được cộng điểm của phần đó. Nhóm nào được tổng số điểm
nhiều hơn sẽ thắng.
19



Đây là một số hình thức trò chơi mà tôi đã vận dụng trong bài dạy Tiếng
Việt. Ngoài ra chúng ta có thể có rất nhiều các hình thức khác như trò chơi
“ Điền câu” sử dụng cho bài tập 3 trang 92 ( Bài “ Tường minh và hàm ý”), trò
chơi “Tìm từ nhanh” cho bài tập 8, 9 trang 104 ( Bài “ Trau dồi vốn từ”) …
Như vậy, giáo viên có thể căn cứ vào nội dung bài và các điều kiện khác để
lựa chọn trò chơi cho phù hợp.
7. KẾT QUẢ
Sau một thời gian tìm hiểu nghiên cứu và một năm áp dụng kinh nghiệm
này tôi đã thu được một số kết quả nhất định. Năm học 2012 – 2013, tôi được nhà
trường phân công giảng dạy khối 9. Qua kết quả lớp 8 năm học 2011- 2012 và bài
khảo sát đầu năm cho thấy chất lượng học tập của các em rất yếu. Tôi đã tìm hiểu
nguyên nhân và nhận thấy các em không hứng thú với bộ môn này. Vì vậy tôi
quyết định tìm cách tạo hứng thú học tập cho các em bằng cách sử dụng trong trò
chơi trong dạy học. Tôi áp dụng nhiều trong bài dạy Tiếng Việt. Bên cạnh đó tôi
cũng sử dụng trong tiết dạy văn bản nhưng hạn chế hơn. Tôi nhận thấy cách học
này có tác dụng đối với giáo viên và học sinh như sau:
* Đối với giáo viên:
- Đảm bảo được nội dung kiến thức của bài học
- Tạo được tình huống có vấn đề rất sinh động và hấp dẫn để giáo viên khắc sâu
kiến thức mà tiết học không bị đơn điệu, nhàm chán, khô khan,
- Thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục đạt được hiệu quả nhất định.
Đối với học sinh: Giúp các em:
- Tạo không khí lớp học thoải mái, kich thích được tinh thần học tập của học sinh,
từ đó các em có hứng thú và yêu thích môn học hơn và tiếp thu kiến thức dễ dàng
hơn. Đặc biệt với những em sức học yếu, chậm, nhút nhát
- Rèn luyện tư duy, tác phong nhanh nhạy biết xử lý tình huống linh hoạt.
- Các em có điều kiện cùng chuẩn bị, chủ động trong học tập, từ đó bồi dưỡng hco
các em tinh thần, đoàn kết, hợp tác để cùng đạt kết quả cao trong học tập.
Từ những cố gắng đó, cuối năm học tôi đã thu được kết quả cụ thể sau:

* Kết quả từ khảo sát từ phiếu trắc nghiệm khách quan vào thời điểm đầu năm
vàvà cuối năm.
Tiêu chí

HS yêu thích môn Ngữ văn
HS không yêu thích môn
Ngữ văn

Khi chưa áp dụng

Sau khi áp dụng

( Đầu năm học 2012 – 2013)
( 47 học sinh)

(Cuối năm học 2012 – 2013)
( 45 học sinh)

SL
15

%
30,6

SL
39

%
83,0


34

69,4

8

17,0

20


* Kết quả từ bài kiểm tra khảo sát đầu năm và cuối năm, năm học 2012 – 2013
( Theo đề kiểm tra của Phòng giáo dục thị xã)
Giỏi

Thời gian
Đầu năm.
(49 h/s )
Cuối năm
( 47 h/s )

Khá

T. Bình
SL
%

SL

%


10.2

20

40.8

16

32.7

8

16.
3

24.5

27

60.0

6

13.3

0

0


SL

%

SL

%

0

0

5

1

2.2

11

Yếu

Kém
SL
%

Kết quả khảo sát cho thấy, hình thức dạy học này đã khắc phục phần nào
nhược điểm học tập thụ động ở học sinh, giúp học sinh hứng thú, chủ động. Giáo
viên cũng có thể phát huy tốt tính sáng tạo trong giảng dạy và đích cuối cùng
không chỉ là kết quả học tập của học sinh mà còn góp phần hình thành nhân cách,

năng lực của các em sau này.
8. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Có thể thấy, sử dụng trò chơi trong dạy học Ngữ văn nói chung và Tiếng
Việt nói riêng đem đến cho chúng ta những kết quả khả quan. Tuy nhiên, muốn
thực hiện tốt hoạt động này cần phái có những điều kiện sau:
- Giáo viên phải thật tâm huyết với nghề, với công việc ngoài giờ mà không có
quy định nào bắt buộc. Bởi vì, có chuẩn bị chu đáo thì trò chơi mới đạt hiệu quả
như mong muốn. Ngược lại, không có sự chuẩn bị đầy đủ, thiết kế trò chơi khoa
học thì có thể không có tác dụng, thậm chí là phản tác dụng vì mất quá nhiều thời
gian hoặc “ làm loãng” kiến thức bài học.
- Cần phải có nguồn kinh phí nho nhỏ để thực hiện hoạt động này. Giáo viên bộ
môn có thể kết hợp với giáo viên chủ nhiệm và Hội cha mẹ học sinh để tăng
cường nguồn kinh phí phục vụ cho hoạt động trò chơi của các em.
- Các trò chơi cần phải gắn liền với việc củng cố, khắc sâu kiến thức và mang ý
nghĩa giáo dục, phải tạo được sân chơi bổ ích, tạo ra động lực thúc đẩy thi đua sôi
nổi giữa các cá nhân, các nhóm trong lớp học để học sinh đi từ hứng thú đến yêu
thích môn học hơn.
- Khi đánh giá cần đảm bảo công bằng, khách quan đối với mọi đối tượng học
sinh. Có như vậy, các em mới có thái độ tích cực, say mê.

Phần 3: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.
21


Bằng việc tổ chức trò chơi trong giờ học Tiếng Việt lớp 9, các tiết học
Tiếng Việt đã trở nên sôi nối, các em đã có hứng thú hơn. Sự thể hiện rõ nhất là
các em đã chủ động, tích cực, giảm phần nhút nhát, e dè, nhất là giao lưu với các
thầy cô nhiều hơn. Nhiều học sinh không còn thụ động ngồi nghe giáo viên giảng
mà hăng hái phát biểu xây dựng bài, nhiều em mong đến giờ học để được tham gia

vào các trò chơi thú vị. Tuy nhiên, không phải tiết học nào ta cũng áp dụng được.
Nếu áp dụng nhiều dẫn đến mất thời gian và nhàm chán. Vì vậy ta phải sử dụng
có chọn lọc. Đặc biệt cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau, nhất là
các phương pháp đặc thù của môn học để giờ học đạt hiệu quả cao nhất.
2. KIẾN NGHỊ:
* Về phía nhà trường:
- Tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động dạy – học như máy chiếu, máy tính .
Đảm bảo hệ thống kết nối mạng internet để giáo viên có thể chủ động với bài
giảng của mình.
- Lồng ghép các hình thức trò chơi củng cố, khắc sâu và nâng cao kiến thức trong
các buổi sinh hoạt tập thể, ngoại khóa.
- Động viên, khích lệ những giáo viên có tinh thần đổi mới phương pháp để các
thầy cô tăng thêm nhiệt tình lao động sáng tạo.
- Ban giám hiệu nhà trường có thể chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá
trình các thầy cô tiến hành cải tiến phương pháp.
* Về phía Phòng giáo dục: Tổ chức thêm các buổi hội thảo, chuyên đề để
các thầy cô các trường trao đổi kinh nghiệm, đưa ra các tình huống, các hình thức
trò chơi được thực hiện hiệu quả trong quá trình giảng dạy nói chung và Tiếng
Việt nói riêng để từ đó các thầy cô lựa chọn được cho mình những hình thức hiệu
quả nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi được tích lũy và ứng dụng trong
những năm qua. Do khả năng hạn chế nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp!
Tháng 2/ 2014

MỤC LỤC

Tên mục

Trang

22


Phần 1: Thông tin chung về kinh nghiệm
Tóm tắt kinh nghiệm
Phần 2: Mô tả kinh nghiệm
1. Lí do chọn đề tài.
2. Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3. Vai trò, tác dụng của việc sử dụng trò chơi trong dạy học
4. Nguyên tắc thiết kế trò chơi.
5. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng trò chơi trong bài dạy Tiếng
Việt
6. Một số hình thức trò chơi được sử dụng trong các tiết học Tiếng
Việt có hiệu quả
7. Kết quả
8. Bài học kinh nghiệm
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
Mục lục

1
2
3
3
5
5
6
8
19
20
21

22

23



×