Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi trong tiết học tiếng việt lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.1 KB, 55 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG TIẾT HỌC
1. BẢN CHẤT
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học
thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của
GV, HS được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của
trò chơi chuyển tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện
nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp
tác và sự tự đánh giá.
2. MỤC TIÊU
2.1. Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc
củng cố kiến thức, kỹ năng đã học.
Trong thực tế dạy học, GV thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố
kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để
hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học
sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới.
2.2. Phát triển tư duy, rèn các kĩ năng: giao tiếp, xử lí tình huống; ứng
phó, thao tác, phản xạ nhanh.
2.3. Giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ; tính trung thực trong
thi đua, học tập. Tạo môi trường và không khí học tập vui tươi, thân thiện.
3. QUY TRÌNH THỨC HIỆN
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi. Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy
đội chơi), quản trò, trọng tài.
- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian
chơi, những điều người chơi không được làm…
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách giải của cuộc chơi.
(nếu có)
Bước 3: Làm mẫu


Bước 4: Thực hiện trò chơi
Bước 4: Đánh giá - Nhận xét sau cuộc chơi.
Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của
từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng
cho đội đoạt giải.
+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.

Ưu điểm
- Trò chơi học tập là một hình thức học tập bằng hoạt động, hấp dẫn HS do
đó duy trì tốt hơn sự chú ý của các em với bài học.
- Trò chơi làm thay đổi hình thức học tập chỉ bằng hoạt động trí tuệ, đo đó
giảm tính chất căng thẳng của giờ học, nhất là các giờ học kiến thức lý
thuyết mới.
- Trò chơi có nhiều học sinh tham gia sẽ tạo cơ hội rèn luyện kỹ năng học
tập hợp tác cho HS.
Nhược điểm:
- Khó củng cố kiến thức, kỹ năng một cách có hệ thống.
- Học sinh dễ sa đà vào việc chơi mà ít chú ý đến tính chất học tập của các
trò chơi.
- Nếu tổ chức không tốt sẽ dễ mất thời gian.
Một số điều cần lưu ý
Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp có thể vận dụng để dạy học
ở Tiểu học.
Khi sử dụng phương pháp này, GV cần chú ý một số điểm sau:
- Không lạm dụng hình thức trò chơi trong tiết học.
- Trò chơi phải hấp dẫn, thu hút và nhiều (tất cả) Hs tham gia.
- Lựa chọn hoặc tự thiết kế trò chơi đảm bảo những yêu cầu:
+ Mục đích của trò chơi phải thể hiện mục tiêu của bài học hoặc một phần

của chương trình.
+ Hình thức chơi đa dạng giúp HS được thay đổi các hoạt động học tập trên
lớp, giúp HS phối hợp các hoạt động trí tuệ với các hoạt động vận động.
+ Luật chơi đơn giản để HS dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần đưa ra các cách chơi
có nhiều HS tham gia để tăng cường kỹ năng học tập hợp tác.
+ Các dụng cụ chơi cần đơn giản, dễ làm hoặc dễ tìm kiếm tại chỗ
+ Chọn quản trò chơi có năng lực phù hợp với yêu cầu của trò chơi.
+ Tổ chức chơi vào thời gian thích hợp của bài học để vừa làm cho học sinh
hứng thú học tập vừa hướng cho học sinh tiếp tục tập trung các nội dung
khác của bài học một cách có hiệu quả.
MỘT SỐ TRÒ CHƠI HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT
Ở TIỂU HỌC
TÌM NHANH TIẾNG MỚI
MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng ghép nhanh tiếng mang âm - vần đã đọc; viết được các
chữ ghi tiếng đã tìm được (giai đoạn học vần tiếng Việt - lớp 1).
- Luyện tác phong nhanh nhẹn; rèn trí thông minh, sáng tạo và viết chữ
rõ ràng, sạch đẹp.
CHUẨN BỊ
- Một sợi dây dài căng trên bảng lớp, ngang tầm mắt học sinh (HS)
- Các bìa ghi vần đã học (kích thước khoảng 10 cm x 15cm) treo vào
sợi dây dài (bìa chữ úp vào mặt bảng đen để học sinh lật và đọc vần).
- Tuỳ theo cách tổ chức cuộc chơi, có thể bố trí khoảng cách giữa các
bìa đều nhau (30 - 40cm) để mỗi người lật 1 vần; hoặc các nhóm bìa (2 hay
3 bìa ) đều nhau nếu mỗi người phải lật và đọc 2 - 3 vần (Xem hình vẽ).
oi
(Bìa đã lật)
ân ơi
(VD tiếng tìm
được:

cần
chân
thân )
(VD tiếng tìm
được:
Chơi
bơi
mới )
CÁCH TIẾN HÀNH
- Giáo viên (GV) nêu yêu cầu: Khi giáo viên hô "Bắt đầu" mới được lật
ngược mảnh bìa để xem chữ ghi vần, sau đó viết nhanh chữ ghi tiếng mang
vần đó xuống phía dưới mảnh bìa trên bảng. Trong khoảng thời gian đếm từ
1 đến 10 (hoặc 15 - 20) mỗi người phải tìm và viết xong được càng nhiều
tiếng càng tốt.
* Chú ý: Tiếng tìm được phải có nghĩa (từ đơn); chữ viết phải rõ ràng,
ngay ngắn (viết đẹp càng tốt).
- HS tham gia chơi lên đứng trước 1 (hoặc một nhóm) bìa còn úp mặt
ghi chữ vào bảng đen. Khi nghe lệnh "bắt đầu", HS lật ngược mảnh bìa xem
chữ ghi vần và tìm nhanh tiếng có nghĩa để ghi bảng (phía dưới bìa chữ ghi
vần). Có thể lật từng vần trong nhóm bìa (2 - 3 vần) để tìm từng tiếng rồi ghi
lại, hoặc lật một lúc cả 2 - 3 bìa rồi tìm được tiếng nào, ghi tiếng ấy
- Hết thời gian quy định (những người chứng kiến kiếm từ 1 đến 10,
hoặc 15 - 20), tất cả đều dừng viết. GV cùng cả lớp đánh giá kết quả của
từng người (ghi tổng số tiếng tìm được đúng yêu cầu - có thể cho mỗi tiếng
tìm đúng yêu cầu 1 điểm), chọn HS viết đúng, đẹp, nhiều từ nhất (điểm cao
nhất). Nếu 2 HS có số điểm bằng nhau, ai viết đẹp hơn sẽ giành được phần
thắng.
GỢI Ý
Trò chơi này cũng có thể tiến hành trong giai đoạn học âm và chữ ghi
âm (lớp 1), chỉ thay đổi nội dung bìa chữ: GV ghi trên bìa các chữ ghi

nguyên âm đã học; HS ghi tiếng (có nghĩa) dựa vào các phụ âm đầu và
thanh đã học.
Ví dụ: o → co, cò, cỏ đỏ no cho
THI TÌM TỪ 2 TIẾNG
CÓ ÂM ĐẦU (HOẶC VẦN) GIỐNG NHAU
MỤC ĐÍCH
- Củng cố kiến thức về âm đầu (phụ âm đầu) và vần của tiếng Việt đã
học từ lớp 1, hoàn thiện ở lớp 4, lớp 5.
- Góp phần trau dồi kỹ năng tạo từ láy trên cơ sở lặp lại một bộ phận
âm thanh của tiếng
CHUẨN BỊ
Giấy, bút để ghi chép kết quả tìm từ
CÁCH TIẾN HÀNH
- Cả nhóm (tuỳ số người tham gia trò chơi) ngồi quây thành vòng tròn.
- Một bạn "ra đề" và nêu trước 1 từ (gồm 2 tiếng) có âm đầu giống
nhau (ví dụ: m - m/mặt mũi), sau đó chỉ định bạn thứ hai tìm từ để nêu tiếp.
Bạn thứ hai nêu được từ đúng yêu cầu thì được chỉ định bạn thứ ba (nếu
không tìm được thì phải đứng tại chỗ để bạn khác xung phong hộ và bạn đó
được quyền chỉ định; cho đến khi bạn thứ hai xung phong nêu được từ giúp
bạn khác thì sẽ được ngồi xuống).
- Nhóm có thể cử trọng tài tính điểm cho những bạn nêu được từ đúng
yêu cầu, không lặp lại từ của bạn đã nêu trước. Khi trò chơi kết thúc (không
bạn nào tìm thêm được từ mới), ai nhiều điểm nhất là người thắng cuộc.
HOÀN CHỈNH BÀI THƠ CÓ VẦN GIỐNG NHAU
MỤC ĐÍCH
- Rèn kỹ năng tìm đúng âm đầu ghép với vần, thanh cho trước để tạo
thành tiếng còn thiếu ở từng câu thơ.
- Tập khôi phục lại các bài thơ vui có vần giống nhau.
CHUẨN BỊ
- Sưu tầm các bài thơ có các tiếng cuối mỗi câu đều mang vần giống nhau;

chép bài thơ đó lên bảng theo thư tự từng câu (1, 2, 3, ) nhưng để trống các
âm đầu của tiếng cuối câu thơ,
- Chuẩn bị giấy, bút để làm bài; có thể cử một người làm trọng tài.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Cả nhóm (tuỳ số người tham gia thi) ngồi trước bảng ghi bài thơ có
các chỗ trống; sẵn sàng giấy bút để làm bài.
- Khi trọng tài hô "bắt đầu", tất cả cùng ghi số thứ tự của câu thơ và chữ
ghi tiếng đã điền âm đầu.
- Sau 10 (hoặc 15 phút, tuỳ trọng tài quy định), tất cả dừng bút. Từng
người lần lượt đọc bài thơ đã khôi phục lại đầy đủ các tiếng thiếu âm đầu
cho cả nhóm nghe. Trọng tài cùng các bạn tính điểm: Cứ mỗi tiếng khôi
phục đúng, được 1 điểm. (Ở bài thơ trên, đúng toàn bộ 19 tiếng, được 19
điểm).
- Căn cứ vào số điểm đạt được của từng người, có thể xếp hạng Nhất,
Nhì, Ba, hoặc tặng danh hiệu "Người khôi phục bài thơ giỏi nhất".
THI ĐỌC NHANH VÀ ĐÚNG
CÂU CÓ ÂM ĐẦU, VẦN, THANH DỄ LẪN
MỤC ĐÍCH
- Rèn kỹ năng phát âm tiếng Việt, khắc phục lỗi phát âm lẫn lộn âm
đầu (phụ âm đầu), vần, thanh do ảnh hưởng cách phát âm địa phương
- Góp phần trau dồi kĩ năng viết đúng chính tả tiếng Việt
CHUẨN BỊ
Mỗi em có thể tự nghĩ ra hoặc sâu tầm một số câu thơ, câu văn cõ
những cặp âm đầu, vần, thanh dễ đọc - viết lẫn lộn (do đặc điểm của cách
phát âm ở địa phương) rồi ghi vào mảnh giấy làm "đề bài" thi đọc trong
nhóm.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Đưa ra từng "đề bài" để lần lượt từng người đọc to trước các bạn.
Nhóm cử ra một người theo dõi và đánh giá, hoặc cả nhóm cùng nghe và
thống nhất đánh giá kết quả đọc của bạn theo tiêu chuẩn: Đọc nhanh, phát

âm đúng (có thể cho điểm theo thang điểm 10 hoặc xếp theo ba loại A, B,
C).
- Khi đọc xong tất cả "đề bài", tính tổng số điểm của từng người (hoặc
thốn kê từng loại A, B, C) để chọn ra các bạn đạt giải Nhất, nhì, ba. Cả
nhóm có thể bình chọn để tuyên dương bạn nào sưu tầm (hoặc tự nghĩ ra)
được nhiều câu hay, có nhiều tiếng mang cặp âm đầu, vần, thanh dễ lẫn.
THI LÀM THƠ
MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả tiếng Việt
- Góp phần khắc phục lỗi phát âm lẫn lộn qua việc luyện đọc những câu
thơ vui.
CHUẨN BỊ
- Chép lại (hoặc photocopy) thành nhiều bản (tuỳ theo số người tham
gia cuộc thi) bài tập vui dưới đây để làm "đề thi".
)
- Bút mực (hoặc bút chì) để làm bài
CÁCH TIẾN HÀNH
- Phát cho mỗi người tham gia cuộc thi 01 bản "đề thi" được gấp lại
(hoặc cho vào bì thư) để giữ bí mật.
- Người tổ chức cuộc thi phát lệnh "bắt đầu" để mọi người đọc và làm
bài theo yêu cầu (điền "s" hay "x" vào chỗ trống ). Ai làm xong thì nộp
bài, người tổ chức cần ghi thứ tự trước sau (1, 2, 3 ) để tính thời gian làm
bài nhanh hay chậm. (Hoặc quy định sau 5 phút hay 10 phút, tất cả đều phải
nộp bài!).
- Đối chiếu "bài thi" với kết quả để đánh giá điểm số: Mỗi chỗ trống
điền đúng, được 01 điểm; điền đúng 10 chỗ trống - 10 điểm. Nhiều người
bằng điểm nhau thì xếp theo thứ tự về thời gian làm bài (ai nộp bài trước xếp
trước, ai nộp bài sau xếp sau); người có số điểm cao nhất nhưng nộp bài sau
cũng không được giải Nhất mà chỉ tuyên dương. (Nếu quy định số phút để
làm bài, nộp bài thì căn cứ vào số điểm để xếp giải Nhất, nhì ).

THI ĐIỀN THƠ - GHÉP CHỮ
MỤC ĐÍCH
Làm giàu vốn ca dao nói về tình cảm con người Việt Nam qua trò chơi
tìm tiếng điền được vào chỗ trống trong câu ca dao, viết vào ô chữ để ghép
thành một cụm từ có ý nghĩa (từ các chữ cái theo cột dọc trên bảng ô chữ);
trò chơi này chủ yếu danh cho HS lớp 4, lớp 5.
CHUẨN BỊ
- Kẻ lại (hoặc photocopy) bảng ô chữ dưới đây thành nhiều bản (tuỳ
theo số người tham gia cuộc thi):










- Ghi vào một tờ giấy to (hoặc bảng đen) những câu ca dao có chỗ trống,
theo thứ tự như sau:
(1) Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm
(2) Làng ta phong cảnh hữu tình
cư giang khúc như hình con long.
(3) Nhơ ai dãi năng dầm
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
(4) Râu tôm nấu với ruột bầu
Chồng chan vợ húp đầu khen ngon.
(5) Ngó lên ruột mái nhà

Bao nhiêu ruột lại nhớ ông bà bấy nhiêu.
(6) Chim ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày.
(7) Cơm người khổ lắm mẹ ơi!
Chả như cơm mẹ vừa vừa ăn.
(8) cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
11
12
(9) Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
cày , vợ cấy, con trâu đi bừa
(10) Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống
(11) Ai ơi bưng bát đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
(12) Cá không ăn muối cá ươn
Con cãi cha trăm đường con hư
(Theo Minh Thương -
Báo Nhi đồng chăm học, số 36/2001)
* Chú ý: Bảng chép những câu ca dao trên cần được che lại cho đến khi
bắt đầu cuộc chơi mới mở ra.
- Bút mực (hoặc bút chì) để làm bài.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Phát cho mỗi người tham gia cuộc thi một bảng ô chữ.
- Người tổ chức cuộc thi phát lệnh "bắt đầu" và mở bảng ghi các câu ca
dao để mọi người đọc và làm bài theo yêu cầu sâu: Tìm chữ còn thiếu (chỗ
trống ở từng câu ca dao) để ghi vào các ô trong bảng ô chữ - mỗi ô chỉ ghi 1
chữ cái.
- Sau 10 phút (hoặc 15 phút), tất cả đều phải nộp lại bảng ô chữ đã điền.
- Đối chiếu bảng ô chữ của từng người với phần "giải đáp" để đánh giá

điểm số: Điền đúng mỗi chữ (theo thứ tự các ô chữ trong bảng, từ 1 đến 12),
được 1 điểm. Ai điền đúng toàn bộ 12 chữ, được 12 điểm và là người thắng
cuộc hoặc đạt giải Nhất (có thể có nhiều giải Nhất nếu nhiều người đạt kết
quả đúng toàn bộ).
CHƠI CỜ GHÉP CHỮ
MỤC ĐÍCH
Phát triển vốn từ tiếng Việt; rèn trí thông minh, nhanh nhẹn khi ghép
chữ, tạo từ (từ đơn).
CHUẨN BỊ
Một tờ giấy kẻ ô li (hoặc giấy kẻ ca rô); mỗi người một bút mực (hoặc
bút chì) có màu khác nhau để dễ phân biệt.
CÁCH TIẾN HÀNH (vận dụng trò chơi cờ ca - rô0
- Trò chơi có 2 người tham gia, 01 người làm trọng tài theo dõi và ghi
điểm (hoặc 2 em vừa chơi vừa tự giác tính và ghi điểm lấy).
- Người đi trước tự chọn một từ đơn (1 tiếng có nghĩa) bất kì và viết
vào giữa trang giấy theo hàng ngang (hoặc hàng dọc). Người tiếp theo căn
cứ vào các chữ cái ghi từ đơn của người đi trước, chọn tiếng có nghĩa (từ
đơn) để ghép thành chữ mới theo hàng ngang (hoặc hàng dọc) - được tính 1
điểm. Nếu chữ mới viết vào liên kết được với các chữ cái xung quanh để tạo
thêm được nhiều chữ mới khác nữa, thì mỗi chữ mới đó được tính thêm 1
điểm. Cứ lần lượt chơi như vật cho đến khi hết ô trống trên giấy (hoặc quá
hạn định thời gian cùng chơi 5 hay 10 phút ), hai bên cộng lại số điểm, ai
nhiều hơn là thắng cuộc.
GỢI Ý
Dưới đây là một ví dụ minh hoạ cho 6 bước đi ban đầu của 2 người (A
và B):
Bước 1: A Bước 2: B Bước 3: A
C Ô C Ô M C Ô M
N
G

1 điểm (cô) 1 điểm (cốm) 1 điểm (ống)
Bước 4: B Bước 5: A Bước 6: B
Đ
C Ô M C Ô M C Ô M
N Ơ N Ơ N Ơ
G G I G I
2 điểm (nơ, mơ) 2 điểm (gì, mời) 1 điểm (đống)
TÌM NHANH CẶP TỪ TRÁI NGHĨA
MỤC ĐÍCH
Luyện kỹ năng tìm nhanh các cặp từ trái nghĩa trong tiếng Việt; củng
cố kiến thức từ ngữ đã học từ lớp 2 đến lớp 5.
CHUẨN BỊ
- Kẻ các cột chữ ghi từ trên giấy theo từng cặp (A - B) như sau:
(1)
A B
To ngắn
béo chậm
cao nhỏ
dài gầy
nhanh thấp
(2)
A B
ồn ào lười biếng
vui vẻ chậm chạp
chăm chỉ đau khổ
nhanh nhẹn im lặng
hạnh phúc buồn bã
- Chuẩn bị bút để thực hiện yêu cầu bài tập. Có thể mời một bạn làm
trọng tài để đánh giá kết quả và cho điểm (nối đúng mỗi cặp từ trái nghĩa,
được 1 điểm)

CÁCH TIẾN HÀNH
- Đọc những từ ở cột A và cột B rồi dùng bút nối những cặp từ trái
nghĩa ở cột 2 cột với nhau trong khoảng thời gian nhanh nhất.
- Đánh giá kết quả để xác định số điểm của từng người. Ai nhiều điểm
nhất là người thắng cuộc; hai người có số điểm banừg nhau thì phần thắng
thuộc về người thực hiện nhanh hơn.
GIẢI ĐÁP
Nối các cặp từ trái nghĩa như sau là đúng:
(1) to - nhỏ, béo - gày, cao - thấp, dài - ngắn, nhanh - chậm
(2) ồn ào - im lặng, vui vẻ - buồn bã, chăm chỉ - lười biếng, nhanh
nhẹn - chậm chạp, hạnh phúc - đau khổ.
PHÂN LOẠI BẢNG TỪ
MỤC ĐÍCH
- Trau dồi kĩ năng nhận biết, phân loại các từ trên cơ sở tìm ra những
đặc điểm giống nhau của sự vật; củng cố vốn từ ngữ đã học ở lớp 2, lớp 3.
- Rèn trí thông minh, óc phân tích và khái quát nhanh về đặc điểm của
đối tượng.
CHUẨN BỊ
- Kẻ trên mỗi mảnh giấy một bảng như dưới đây để lần lượt thực hiện
từng bài tập:
Bảng 1:
hổ bò sư tử dê trăn
trâu báo thỏ chó sói cừu
Bảng 2:
ngô (bắp) bầu khoai bắp cải kê
bí ngô lúa su su sắn (mì) mướp
Bảng 3:
sà lan tàu hoả tàu thuỷ ô tô đò xe bò
xe đạp ca nô xe máy thuyền xích lô bè
* Chú ý: Dựa vào số người chơi để chuẩn bị số mảnh giấy kẻ từng

bảng, ví dụ: 3 người chơi - 3 mảnh giấy đều ghi Bảng 1
- Mỗi người chuẩn bị 2 chiếc bút chì màu khác nhau để tô vào 2 nhóm
từ có đặc điểm khác nhau (hoặc mỗi người đều dùng bút để đánh dấu vào
các từ cùng nhóm 1, các từ còn lại sẽ thuộc nhóm 2!).
CÁCH TIẾN HÀNH
- Phát cho mỗi người một tờ giấy ghi bảng từ giống nhau. Từng người
đọc bảng từ và tìm ra những đặc điểm giống nhau của sự vật (nghĩa từ ghi
trong bảng) để phân loại thành 2 nhóm sao cho hợp lí.
- Đánh giá kết quả để tính điểm. Ai phân loại nhanh và hợp lý nhất là
người thắng cuộc!
THI TÌM CÁC TỪ GHÉP CÓ TIẾNG
MỤC ĐÍCH
Làm giàu vốn từ bằng cách cấu tạo các từ ghép từ một tiếng cho trước;
trò chơi chủ yếu dành cho học sinh các lớp 4, 5.
CHUẨN BỊ
Giấy bút cho mỗi người tham gia chơi; hoặc sử dụng phấn, bảng để đi
tìm từ theo nhóm.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Nêu đề bài: Tìm các từ ghép có chứa tiếng quốc
- Dựa vào tiếng cho trước nêu ra ở đề bài (quốc), trong khoảng thời
gian quy định (5 phút hay 10 phút ), mỗi người (hoặc nhóm) phải tìm được
thật nhiều từ ghép có chứa tiếng quốc và ghi vào một mảnh giấy (hoặc ghi
lên bảng).
- Hết thời gian quy định, mọi người cùng nhau đánh giá kết quả tìm từ.
Người (hoặc nhóm) nào tìm được nhiều nhất số từ ghép đúng yêu cầu sẽ
thắng cuộc (cá nhân hoặc nhóm có vốn từ phong phú nhất).
THI GHÉP TỪ VÀ NGHĨA (3)
MỤC ĐÍCH
- Luyện tập về kĩ năng nhận biết nghĩa chính (nghĩa đen) và những
nghĩa phụ (nghĩa bóng) của từ; trò chơi chủ yếu dành cho HS các lớp 4, 5.

- Trau dồi vốn từ; góp phần tìm hiểu và cảm nhận những nét nghĩa khác
nhau của từ.
CHUẨN BỊ
- Làm những mảnh bìa hình chữ nhật (kích thước khoảng 3cm x 15cm,
tuỳ cỡ chữ viết to hay nhỏ); mỗi mảnh bìa được chia làm hai bên, một bên
(phần A) ghi cụm từ hoặc câu ngắn (văn cảnh), trong đó có từ cần giải nghĩa
được gạch dưới, một bên (phần B) ghi nghĩa của từ được gạch dưới, sau đó
lấy kéo cắt rời hai phần (A/B) theo đường cong hoặc gấp khúc; mỗi tấm bìa
có một kiểu cắt khác nhau, sao cho khi ghép phần A và phần B đúng kết quả
(từ - nghĩa) thì đường cắt sẽ khớp với nhau tạo thành tấm bìa ở hình dạng
lúc chưa cắt.
Ví dụ:(chưa vẽ)
- Ghi các mảnh bìa theo hai phần (A/B) nói trên với những nghĩa của từ
chạy dưới đây:
A B
1 Cầu thủ chạy theo quả bóng chạy
-
(Người) di chuyển thân thể
bằng những bước nhanh
2 Ngựa chạy rất nhanh chạy
-
(Động vật) di chuyển thân
thể bằng những bước nhanh
3 Tàu chạy nhanh vùn vụt chạy
-
(Vật) di chuyển nhanh đến
nơi khác, trên một bề mặt
4 Đồng hồ chạy chậm chạy
-
(Đồ dùng có máy móc) hoạt

động, làm việc
5 Bác Hà chạy thư từ cho xã chạy
-
Mang và chuyển đi cho
nhanh
6 Hai chị em ra chạy quần áo để tránh
mưa
chạy
-
Tránh trước điều không hay
bằng cách chuyển đi nơi
khác
7 Nhà Lan phải chạy từng bữa ăn chạy
-
Khẩn trương lo liệu để mau
đạt được điều đang rất cần
8 Con đường chạy qua làng chạy
-
Nằm trải ra thành dải dài và
hẹp
9 Tôi chạy một đường viền quanh bức
tranh
chạy
-
Làm nổi lên thành đường
dài, để trang trí
1
0
Hàng bán rất chạy chạy
-

Được tiến hành thuận lợi,
không bị chậm lại
CÁCH TIẾN HÀNH
- Tráo lẫn lộn các mảnh bìa đã cắt đôi, để trước mặt người chơi. Khi có
hiệu lệnh "bắt đầu", người chơi tiến hành đọc và ghép sao cho đúng thành
từng cặp gồm mảnh A (từ được đặt trong văn cảnh) và mảnh B (từ và nghĩa
của từ trong văn cảnh). Các bạn tham gia cần đồng thanh đếm từ 1 đến 100
(hoặc dùng đồng hồ để tính thời gian 5 hay 10 phút, tuỳ theo quy định).
- Hết thời gian, người chơi phải dừng lại để tính kết quả: ghép được
bao nhiêu mảnh bìa đúng (A và B khớp với nhau), sau đó đọc to nội dung
ghi trên từng mảnh bìa để các bạn khác cùng nghe và đánh giá, cho điểm.
(Có thể cho mỗi mảnh bìa ghép đúng cặp được 10 điểm, đúng cả 10 cặp
được 100 điểm).
- Lần lượt từng người tham gia chơi, tính điểm và tặng giải Nhất, Nhì,
Ba
VÒNG QUAY THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
MỤC ĐÍCH
- Ôn luyện những thành ngữ, tục ngữ được học trong chương trình môn
Tiếng Việt; trò chơi chủ yếu dành cho HS các lớp 4, 5
- Rèn trí nhớ và năng lực ứng xử nhanh về thành ngữ, tục ngữ đã học
CHUẨN BỊ
- Cuốn Sổ tay từ ngữ tiếng Việt Tiểu học (tác giả Phan Thiều, Lê Hữu
Tỉnh, Trần Mạnh Hưởng do NXB Giáo dục, hoặc NXB đại học Quốc gia Hà
Nội ấn hành)
- Làm chiếc vòng quay bằng bìa cứng (hoặc gỗ mỏng) gồm 2 lớp: Lớp
phía dưới (vòng to) cố định, mép ngoài ghi mũi tên chỉ vào
chỗ dừng ở vòng bên trong; lớp phía trên (vòng nhỏ) quay được trên trục
(đỉnh) giữa, mếp ngoài ghi các chữ cái đầu của thành ngữ, tục ngữ - (xem
hình vẽ).
* Phụ chú: Phần ngoài của vòng nhỏ phía trong chia làm 16 phần để

ghi 19 chữ cái sau: A - Ă, B - C, D, Đ, G, H, K, L, M, N, Q, R, S, T, U - V,
Y
- Cử trọng tài và chuẩn bị giấy bút để ghi điểm
CÁCH TIẾN HÀNH
- Lần lượt từng người tham gia chơi theo cách sau: Cầm mép vòng nhỏ
quay nhẹ; khi vòng dừng lại, mũi tên (ở vòng ngoài) chi vào chữ cái nào,
người quay vòng phải đọc thuộc ngày 1 thành ngữ hay tục ngữ đã học (theo
sách Sổ tay từ ngữ Tiếng Việt Tiểu học).
Ví dụ:
+ Mũi tên chỉ ô chữ A - Ă, có thể đọc : Anh em như thể tay chân
Hoặc Ăn cây nào, rào cây ấy
+ Mũi tên chỉ ô chữ B - C, có thể đọc : Bão táp mưa sa hoặc chết
vinh còn hơn sống nhục
+ Mũi tên chỉ ô chữ D, có thể đọc : Dám nghĩ dám làm hoặc Dữ như
cọp
- Trọng tài và những người chứng kiến cùng đánh giá (có thể mở sách
để kiểm tra lại) và ghi điểm từng người chơi: Đọc đúng ngay thành ngữ, tục
ngữ, được 10 điểm. (Nếu đọc sai, hoặc đếm từ 1 đến 5 mới đọc được thì chỉ
cho 5 điểm). Có thể chơi một hay 2 - 3 lượt theo thứ tự từng người. Khi kết
thúc, cộng số điểm đạt được của từng người để xếp giải Nhất, Nhì, ba.
THI ĐIỀN DANH TỪ
MỤC ĐÍCH
- Luyện điền nhanh vào chỗ trống các danh từ trên cơ sở dựa vào ý của
câu thơ, nhamừ hoàn thiện nội dung đoạn thơ; trò chơi chủ yếu dành cho HS
lớp 3, lớp 4, lớp 5
- Mở rộng vốn danh từ chỉ tên sự vật giống nhau ở chỗ: Đều có chung
tiếng con
CHUẨN BỊ
- Chép lại (hoặc photocopy) thành nhiều bản (tuỳ theo số người tham
gia cuộc thi) bài tập để làm "đề thi":

CÁCH TIẾN HÀNH
- Phát cho mỗi người tham gia cuộc thi 1 bản "đề thi" được gấp lại
(hoặc cho vào bì thư) để giữ bí mật.
- Người tổ chức cuộc thi phát lệnh "bắt đầu" để mọi người đọc và làm
bài theo yêu cầu (điền danh từ vào chỗ trống ). Ai làm xong thì nộp bài,
người tổ chức cần ghi thứ tự trước sau (1, 2, 3 ) để tính thời gian làm bài
nhanh hay chậm. (Hoặc quy định sau 10 phút hay 15 phút, tất cả đều phải
nộp bài!)
- Đối chiếu "bài thi" với kết quả để đánh giá điểm số: Mỗi chỗ trống
điền đúng ở "đề thi", được 1 điểm; điền đúng 13 chỗ trống - 13 điểm. Nhiều
người bằng điểm nhau thì xếp theo thứ tự về thời gian làm bài (ai nộp bài
trước xếp trước, ai nộp bài sau xếp sau); người có số điểm cao nhất nhưng
nộp bài sau cũng không được giải Nhất mà chỉ được tuyên dương. (Nếu quy
định số phút để làm bài, nộp bài thì căn cứ vào số điểm để xếp giải Nhất,
nhì )
TUYỂN CHỌN BIÊN TẬP VIÊN
MỤC ĐÍCH
- Luyện tập kĩ năng vận dụng những kiến thức ngữ pháp đã học để chữa
câu sai thành câu đúng nhằm diễn đạt ý một cách chính xác; trò chơi dành
cho HS lớp 4, lớp 5)
- Rèn óc quan sát, nhận xét và phê phán các hiện tượng ngữ pháp sai
quy tắc trong nói - viết Tiếng Việt
CHUẨN BỊ
- Sưu tầm một số câu sai ngữ pháp thường gặp với học sinh trong nói -
viết tiếng Việt để làm "đề thi". Chép mỗi câu sai vào một mảnh giấy nhỏ
(kích thước khoảng 5cm x 20cm), cho vào phong bì để giữ bí mật.
* Chú ý: Căn cứ vào yêu cầu kiến thức và kĩ năng được ra trong chương
trình ngữ pháp của mỗi lớp để "ra đề", ví dụ: ở lớp 4, nên tập trung vào câu
đơn (hai bộ phận chính, các bộ phận phụ); ở lớp 5, nên tiếp tục củng cố về
câu đơn và tập trung vào câu ghép.

Ví dụ:
- Lớp 4
+ Buổi lao động của lớp 4C trường Tiểu học Bình Minh (Câu thiếu vị
ngữ)
- Lớp 5
+ Trên những cánh đồng bát ngát màu lúa xanh. (Câu thiếu cả chủ ngữ
và vị ngữ - chỉ có thể làm trạng ngữ)
+ Vì bão to nhưng cây không bị đổ. (Câu dùng chưa đúng cặp từ chỉ
quan hệ, sai nội dung)
- Thi cá nhân hoặc chia nhóm có số người bằng nhau (tự đặt tên cho
nhóm hoặc đánh số thứ tự Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 3 ); Cử trọng tài cầm
"đề thi" và điều khiển cuộc chơi.
- Mỗi cá nhân (hoặc nhóm) có sẵn giấy bút để làm bài (nếu có điều
kiện, có thể chuẩn bị giấy khổ to và băng dính để dán tờ kết quả lên bảng
hay lên tường cho mọi người cùng xem xét, đánh giá).
- Đồng hồ để tính thời gian (hoặc đếm từ 1 đến 30, 50 tuỳ theo quy
định, đủ cho các cá nhân hoặc nhóm thi tài làm nhanh, được tuyển chọn làm
"Biên tập viên").
CÁCH TIẾN HÀNH
- Trọng tài nêu yêu cầu: cần đọc kỹ câu sai, xác định rõ nguyên nhân sai
và chữa lại cho đúng ngữ pháp tiếng Việt (chỉ được thay đổ 2 - 3 từ, không
viết lại thành câu có ý khác hẳn ý của câu cũ), chữa lại được bằng nhiều
cách khác nhau thì càng tốt (mỗi câu chữ lại đúng ngữ pháp và viết đúng
chính tả, được 10 điểm).
- Trọng tài mở phong bì có "đề thi", viết lên bảng (hoặc đọc chậm) cho
những người (nhóm) dự thi theo dõi (hoặc chép lại đề bài). Khi viết xong
"đề thi", trọng tài hô "bắt đầu" và tính thời gian để mọi nguời làm bài (chữ
lại câu sai và viết vào giấy có đề tên cá nhân hoặc số thứ tự của nhóm). Sau
3 phút hay 5 phút (hoặc đếm từ 1 đến 30 hay 50), yêu cầu tất cả dừng bút và
nộp bài (hoặc đem dán lên bảng )

- Trọng tài cùng những người chứng kiến lần lượt đọc kết quả của từng
cá nhân (hoặc nhóm) để đánh giá, cho điểm và ghi lại: Mỗi câu chữa lại
đúng ngữ pháp và viết đúng chính tả, được 10 điểm; câu chữa đúng những
mắc lỗi về chính tá, thiếu dấu chấm cuối câu chỉ được 5 điểm.
- Tiếp tục tiến hành như trên với "đề thi" số 2, số 3 (tuỳ thời gian tổ
chức cuộc thi). Kết thúc cuộc thi, trọng tài cộng số điểm đạt được của cá
nhân (nhóm) và công bố kết quả người (hoặc nhóm) cao điểm nhất, được
tuyển chọn làm "Biên tập viên". (Tuỳ theo quy định tự đặt ra cho cuộc thi và
kết quả thi, có thể tuyển chọn 2 - 3 người cùng đạt kết quả cao được làm
"Biên tập viên")
THI HỌC GIỎI, THUỘC NHANH
MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng đọc nhanh và thuộc các bài thơ đã học trong sách giáo
khoa Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5)
- Luyện tác phong khẩn trương, sự khéo léo trong việc sắp xếp các băng
giấy ghi đúng nội dung bài thơ.
CHUẨN BỊ
- Làm các bộ băng giấy (hoặc bìa cứng) ghi đầu bài và từng dòng thơ
trong bài học thuộc lòng (theo sách giáo khoa Tiếng Việt đã học); bảo đảm
mỗi người tham gia cuộc thi có một bộ băng giấy.
* Chú ý: Các băng giấy có kích thước bằng nhau hay khác nhau tuỳ
thuộc thể thơ của bài (thơ 4 tiếng, thơ 5 tiếng, thơ lục bát ); chữ viết trên
băng giấy theo kiểu chữ in thường hoặc viết thường, trình bày rõ ràng, đẹp
mắt. Nếu có điều kiện, có thể photocopy phóng to gấp đôi hay gấp rưỡi bài
thơ in trong sách giáo khoa, sau đó cắt thành các băng nhỏ (mỗi băng 1 dòng
thơ).
- Cử 01 người làm trọng tài để điều khiển và đánh giá cuộc thi.
CÁCH TIẾN HÀNH
- Trọng tài đặt trước mỗi người tham gia thi một bộ băng giấy đã chuẩn
bị (cần xáo trộn thứ tự các băng giấy và úp mặt có chữ xuống bàn; các vị trí

đặt băng nên cách xa nhau để mọi người không bị ảnh hưởng lẫn nhau)
- Trọng tài nêu yêu cầu (luật chơi):
+ Không lật băng trước khi có lệnh
+ Không nhìn bài của bạn cùng chơi
+ Nghe lệnh "bắt đầu", tất cả cùng lật băng, đọc và xếp lại đúng thứ tự
các câu thơ trong bài; cần đặt (trình bày) các băng ngay ngắn, đúng hình
thức trình bày thể thơ như trong sách giáo khoa.
- Trọng tài bộ hô lệnh "bắt đầu", mọi người cùng thực hiện yêu cầu
đã nêu. Ai xếp đúng, đủ, đẹp và nhanh nhất là người thắng cuộc
(Đọc giỏi, thuộc nhanh) nếu có nhiều người cùng xếp đúng bài
thơ với thời gian bằng nhau, trọng tài có thể xét thêm và cách
trình bày đẹp, cách chơi đúng luật để chọn người giỏi nhất, hặc
xếp 2 - 3 người đồng giải Nhất.
THI ĐỌC TIẾP SỨC (1)
MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng đọc đúng và nhanh các bài văn, bài thơ đã học trong sách
giáo khoa Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5)
- Luyện tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp nhịp nhàng
giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng cây nối tiếp
CHUẨN BỊ
- 01 đồng hồ (dùng để tính thời gian đọc của mỗi nhóm)
- Mỗi học sinh trong nhóm thi có một cuốn sách giáo khoa tuỳ theo lớp
thi
- Lập các nhóm chơi có số người bằng nhau; cử 01 người làm trọng tài;
xác định bài văn (thơ) sẽ thi đọc
CÁCH TIẾN HÀNH
- Từng nhóm thi đọc tiếp sức lần lượt lên đứng thành hàng ngang, quay
mặt về phía các bạn; mỗi người cầm một quyêt sách giáo khoa đã mở sắn
trang có bài văn (thơ) sẽ thi đọc.
- Khi nghe lệnh trọng tài hô "bắt đầu", người số 01 (đầu hàng bên phải

hoặc bên trái) phải đọc câu thứ nhất của bài một cách rõ ràng, chính xác và
nhanh. Dứt tiếng cuối cùng của câu thứ nhất, người số 2 (cạnh vị trí số 10
mới được đọc tiếp câu thứ hai cứ như vậy cho đến người cuối cùng của
nhóm; nếu chưa hết bài, câu tiếp theo lại đến lượt người số 1 đọc - người số
2 đọc cho đến hết bài thì dừng lại. Trọng tài tính thời gian và ghi lại kết
quả số phút đọc xong toàn bài của từng nhóm.
- Trọng tài cùng các bạn theo dõi nhóm đọc cùng nhận xét và tính điểm
"đọc tiếp sức" như sau: Mỗi câu văn (thơ) đọc chính xác, đúng quy định - 1
điểm; không được tính điểm nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
+ Đọc sai, lẫn hay thừa, thiếu tiếng trong câu;
+ Đọc tiếp câu sau, khi người đọc câu trước chưa xong;
+ Đọc liền 2 câu trở lên
* Chú ý: Nếu người đọc câu trước lỡ đọc sang câu sau một vài tiếng rồi
mới dừng lại thì người tiếp theo vẫn phải đọc lại từ đầu câu mà mình phải
đọc, cả nhóm sẽ bị kéo dài thêm về thời gian.
- Khi các nhóm đã đọc xong, trọng tài công bố kết quả về thời gian đọc
và số điểm đọc của từng nhóm. Nhóm được nhiều điểm nhất (ít hoặc không
mắc lỗi) và có thời gian đọc ít nhất là nhóm giành phần thắng trong cuộc thi
"đọc tiếp sức" theo sách.
THI ĐỌC TIẾP SỨC (2)
MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng đọc đúng và bước đầu diễn cảm các bài thơ đã học thuộc
lòng (HTL) trong sách giáo khoa Tiếng Việt (từ lớp 1 đến lớp 5)
- Luyện trí nhớ, rèn tác phong nhanh nhẹn, tập trung chú ý để phối hợp
nhịp nhàng giữa các bạn trong nhóm với nhau khi đọc thành tiếng từng câu
thơ (khổ thơ) nối tiếp.
CHUẨN BỊ
- Mỗi học sinh cần học thuộc các bài thơ đã quy định trong chương
trình Tiếng Việt ở mỗi lớp.
- Lập các nhóm chơi có số người bằng nhau; cử 01 người làm "trọng

tài"; xác định những bài thơ sẽ thi đọc (bài đã HTL)
CÁCH TIẾN HÀNH
- Trọng tài công bố tên bài thơ (HTL) sĩ thi đọc; nêu quy định cho mỗi
lần đọc. (Tuỳ theo cách chơi, có thể quy định mỗi lần đọc 2 dòng thơ 4 chữ
hay 5 chữ/1 câu thơ lục bát; hoặc mỗi lần đọc liền một khổ thơ 4 chữ hay 5
chữ )
- Từng nhóm thi đọc tiếp sức lần lượt lên đứng thành hàng ngang, quay
mặt về phía các bạn.
- Khi nghe lệnh trọng tài hô "bắt đầu", người số 1 (đầu hàng bên phải
hoặc bên trái) phải đọc thuộc hai dòng đầu tiên của bài thơ một cách rõ ràng,
chính xác và nhanh. Dứt tiếng cuối cùng của hai dòng đầu, người số 2 (cạnh
vị trí số 10 mới được hai dòng tiếp theo cứ như vậy cho đến người cuối
cùng của nhóm; nếu chưa hết bài, lại quay về người số 1 đọc - người số 2
đọc cho đến hết bài thì dừng lại
- Trọng tài cùng các bạn theo dõi cùng nhận xét và tính điểm "đọc tiếp
sức" đối với từng nhóm như sau: Mỗi lựơt người đọc thuộc, đúng quy định -
1 điểm; không được tính điểm nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:
+ Đọc sai, lẫn hay thừa, thiếu tiếng; hoặc không thuộc câu thơ (khổ
thơ);
+ Đọc tiếp câu thơ (khổ thơ) sau, khi người đọc câu trước chưa xong;
+ Đọc quá 2 dòng (hoặc quá 1 khổ thơ) quy định
* Chú ý: Nếu người đọc trước lỡ đọc quá 2 dòng hay quá 1 khổ thơ rồi
mới dừng lại thì người tiếp theo vẫn phải đọc đủ và đúng những dòng mà
mình phải đọc; người đọc không đúng quy định sẽ bị trừ 01 điểm.
- Khi các nhóm đã đọc xong, trọng tài công bố kết quả số điểm đọc của
từng nhóm. Nhóm được nhiều điểm nhất (ít hoặc không mắc lỗi), thuộc bài
nhất là nhóm giành phần thằng trong cuộc thi "đọc tiếp sức" không nhìn
sách (HTL). Nhóm được ít điểm hơn nhưng có nhiều bạn đọc diễn cảm cũng
cần được tuyên dương.
"THẢ THƠ"

MỤC ĐÍCH
- Rèn kĩ năng nhớ và đọc đúng các câu thơ, khổ thơ trong bài thơ đã học
thuộc lòng (HTL) ở sách giáo khoa Tiếng Việt (Từ lớp 1 đến lớp 5)
- Luyện trí nhớ tốt, tác phong ứng xử nhanh nhẹn, chính xác và ý thức
nỗ lực của từng người trong nhóm (tổ) khi đọc thành tiếng từng câu thơ (khổ
thơ) theo yêu cầu nêu ra.

×