Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

DÀN BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.96 KB, 29 trang )

DÀN BÀI BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
1. Mở bài.
- Dẫn dắt vấn đề:
+ Nêu xuất xứ của vấn đề
+ Nêu tầm quan trọng của vấn đề
+ Nêu mục đích của vấn đề.
- Nêu vấn đề nghị luận ( nếu đề có câu trích dẫn thì trích nguyên văn còn đề không có lời trích dẫn thì` nêu ý
nhận định phù hợp với đề )
2. Thân bài.
LĐ1: Giải thích nội dung tư tưởng ( giải thích từ ngữ, khái niệm, nghĩa đến, nghĩa bóng để rút ra ý nghĩa
chung của tư tưởng đạo lí, quan điểm của tác giả)
Chú ý: Dùng cách lập luận nêu câu hỏi Thế nào là....? hoặc ta hiểu.....là gì? sau đó trả lời
- Nêu biểu hiện của tư tưởng, đạo lí.
LĐ2: Bình luận
- KĐ quan điểm của người viết: vấn đề là đúng hay sai.
- Bình: trả lời cho câu hỏi tại sao đúng, tại sao sai?
+ Dùng hệ thống lí lẽ để làm rõ vấn đề đó là đúng hay sai.
+ Lấy dẫn chứng c/m.
- Mở rộng vấn đề. ( Luận)
- Đưa ra những quan điểm trái ngược để phê phán hoặc để ca ngợi
- Liên hệ vấn đề đó trong quá khứ, hiện tại, tương lai ( nếu cần)
( Dẫn chứng chứng minh)
LĐ3. Phương pháp rèn luyện ( thường trả lời câu hỏi: ... làm ntn?)
- Với bản thân
- Với gia đình
- Với xã hội
( Dẫn chứng chứng minh)
3. Kết bài.
- Khẳng định lại tư tưởng, đạo lí
- Nêu ý nghĩa và rút ra bài học nhận thức và hành động từ tư tưởng đạo lí hay bày tỏ suy nghĩ sâu sắc nhất


của thân.
CHỦ ĐỀ 1: PHẨM CHẤTCỦA CON NGƯỜI
1. Đức hi sinh
2. Đức tính khiêm tốn
3. Lòng dũng cảm
4. Lòng trung thực
5. Suy nghĩ về lòng khoan dung.
6. Bàn về lòng tự trọng.
7. Suy nghĩ của em về đức tính giản dị.
Dàn ý:
Đề 1: Đức hi sinh
1. Mở bài.
- Con người là một động vật cao quý vỡ con người có trí tuệ và đạo đức. Một trong những phẩm chất cao dẹp
của con người là đức hi sinh.
2. Thân bài.
a. Giải thích.
- Đức hi sinh: là những suy nghĩ hành động vì người khác, vì cộng đồng.
- Biểu hiện:

1


+ Người có đức tính hi sinh vừa có lòng nhân ái vừa biết đặt quyền và lợi ích của người khác của cộng đồng
lên trên quyền lợi của bản thân mình.
b. Bình luận.
- Khẳng định quan điểm: đức hi sinh là một đức tính cao đẹp, là phẩm chất đáng cao quý, đáng trân trọng
của con người.
- Bình:
- Dẫn chứng:
+ Tấm gương gẫn gũi và cụ thể nhất là sự hi sinh của mẹ dành cho con. Bất cứ người con nào cũng cảm nhận

được tấm lũng hi sinh của mẹ. Đó là hành trang vô giá cho chúng ta vào đời.
+ Trong thời chiến: Bao nhiêu chiến sĩ vô danh đó hi sinh trong trận chiến chống xâm lược từ thời Bắc
thuộc, thời phong kiến độc lập tự chủ, thời chống Pháp, chống Mĩ để đất nước ta có được hòa bình và độc
lập. Đặc biệt nhất, tiêu biểu nhất trong thời đại ngày nay là gương hi sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh: người
đã hi sinh một đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.
+ Trong thời bình: Hàng triệu người đã âm thầm hi sinh trong việc đúng giúp cho sự tiến bộ của nhân loại.
H/ảnh nhà khoa học suốt đời cặm cụi trong phòng thí nghiệm, các thầy cô giáo suốt đời cặm tận tụy vì thế hệ
tương lai; Những công nhân vệ sinh đêm đêm quét rác cho thành phố sạch đẹp; Trong một gia đình nghèo,
đôi khi anh, chị phải hi sinh nghỉ học để cha em mình được đi học...
* Bàn luận mở rộng
- Đây là một phẩm chất đẹp đẽ và trở thành phẩm chất chung của nhân dân Việt Nam. Chúng ta cần ý thức
được điều này, học tập để tự hoàn thiện bản thân và góp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Tuy nhiên trong cuộc sống cũng còn một số người có lối sống ích kỷ, chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân
mình…
c. Rèn luyện: Làm thế nào để có đức hi sinh?
- Để có đức hi sinh, con người cần có lòng nhân ái, biết yêu thương quý trọng, biết lắng nghe, cảm thông chia
sẻ.
- Hành động trên nền tảng của đức hi sinh tạo nên những h/ảnh đẹp, đánh thức trong chúng ta những t/cảm
cao thượng, khơi dậy t/yêu sâu sắc đối với con người và cuộc sống. Đức hi sinh sẽ làm cho con người trở nên
vĩ đại hơn, trở nên lớn dậy " làm người"...
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề.

2


Đề 2. Đức tính khiêm tốn.
1. Mở bài.
- Dẫn dắt vấn đề
- Khẳng định: Khiêm tốn là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người.

2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Khiêm tốn là luôn có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá tài năng hoặc thành công của bản
thân, không tự mãn, tự kiêu tự cho mình hơn người.
- Biểu hiện:
+ Người khiêm tốn là người luôn nhã nhặn, nhún nhường không đặt bản thân mình trước người khác.
+ Người có tính khiêm tốn luôn thấy sự thành công, sự cống hiến của mình là nhỏ bé
+ Người khiêm tốn luôn có ý thức rèn luyện bản thân để hoàn thiện mình hơn.
b. Bình luận.
- Khẳng định quan điểm: Khiêm tốn là đức tính cao đẹp, quan trọng cần thiết. Nó không chỉ là phẩm chất
cao đẹp mà còn được coi là nghệ thuật của cách đối nhân xử thế, là nền tảng vững chắc dẫn đến thành công.
- Bình: Tại sao cần phải có đức tính khiêm tốn?
+ Cuộc đời là một cuộc đua, đường đua dài bất tận, con người không ngừng vươn lên trên chặng đường đó.
Khă năng, thành công có thể xuất sắc nhưng đó cũng chỉ là gịot nước trong đại dương kiến thức bao la mà
thôi. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể so sánh với mọi người xung quanh. Vì thế dù thành công, tài
năng đến đâu cũng phải luôn khiêm tốn học hỏi không ngừng, học mãi mãi.
+ Khiêm tốn là đức tính quan trọng, cần thiết cho con người luôn sống hoà đồng với mọi người vì người
khiêm tốn luôn sống hào nhã luôn tự cho mình chưa tốt hơn người khác, không tự đề cao bản thân, không
kiêu ngạo cho dù mình đã làm rất tốt. Và sự thành công đó sẽ là động lực thúc đẩy thành công hơn nữa.
+ Người khiêm tốn luôn tự có ý thứ học hỏi, rèn luyện, trau dồi kiến thức, kĩ năng cho bản thân
+ Khiêm tốn sẽ giúp con người bình tĩnh hơn trong giao tiếp, ứng xử. Họ sẽ biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến để
nhận ra thiếu sót của bản thân từ đó sẽ tự hoàn thiện bản thân hơn.
+ Người có lòng khiêm tốn luôn được mọi người trân trọng và yêu mến.
- Dẫn chứng: Thực tế cuộc sống có rất nhiều người thành công, nổi tiếng là tấm gương về sự khiêm tốn,
học hỏi để tự tu dưỡng rèn luyện phấn đấu để trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước:
+ Bác Hồ là một tấm gương cao đẹp nhất về lòng khiêm tốn. Mặc dù là một vị chủ tịch nước bận trăm công
nghìn việc nhưng từ cách cư xử, lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc của Bác đều toát nên vẻ giản dị, khiêm tốn. Đi
đâu Bác cũng học hỏi. Chính sự khiêm tốn, nhã nhặn, điềm đạm của Bác khiến mọi người đều cảm thấy gần
gũi, nể phục
+ Nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long mặc dù anh có đóng

góp rất lớn dự báo thời tiết để phục vụ sản xuất và chiến đấu nhưng khi ông hoạ sĩ muốn vẽ anh, anh từ chối
và giới thiệu với ông hoạ sĩ những người xứng đáng hơn mình. Anh coi những đóng góp của mình chỉ là nhỏ
bé. Chính thái độ hạ thấp mình và đề cao người khác của anh đã khiến cho ông hoạ sĩ và cô kĩ sư càng cảm
thấy trân trọng và yêu quý anh hơn
+ Hiện nay thế hệ trẻ Việt Nam đã phát huy tính khiêm tốn, họ không ngừng học hỏi. Chính vì vậy trong các
cuộc thi giao lưu với các nước trong khu vực họ đã gây được thiện cảm với mọi người đồng thời đem lại vinh
quang cho đất nước.
+ Bản thân chúng ta nếu biết khiêm tốn, ham học hỏi thì sẽ không ngừng tiến bộ và hơn thế nữa sẽ được mọi
người yêu quý.
- Mở rộng vấn đề:
+ Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong cuộc sống cũng còn có không ít những người không khiêm tốn mà luôn tự
khoe khoang, tự cao, tự đại, phô trương về bản thân mình, coi thường người khác. Những người đó sẽ luôn
nhận được sự thất bại thảm hại, sự chế giễu coi thường của mọi người xung quanh. Những người đó chẳng
khác nào chàng Dế Mèn vì hống hách, hung hăng tự cho mình hơn người. Dế mèn đã ngông cuồng trêu chị
Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt để rồi phải ân hận suốt đời.

3


+ Khiêm tốn không đồng nghĩa với với tự ti. Bởi vì khiêm tốn và tự ti đều cho mình kém cỏi hơn người khác
nhưng khiêm tốn lấy đó làm động lực vươn tới thành công còn tự ti là con người mặc cảm, bi quan, chán nản
thiếu ý thức phấn đấu vươn lên để rồi kém cỏi ngày càng kém cỏi hơn.
c. Rèn luyện lòng khiêm tốn: Làm ntn để có khiêm tốn?
- Đức tính khiêm tốn là phẩm chất đẹp đẽ đã trở thành phẩm chất chung của người Việt Nam.
- Mỗi chúng ta cần phải học tập và rèn luyện để có được đức tính khiêm tốn từ những việc làm nhỏ nhất
- Chúng ta học đức tính hoà nhã, không háo danh, không tham vọng. Đừng bao giờ cho rằng thành công của
mình là lớn lao, vĩ đại. Hãy ghi nhớ: gieo khiêm tốn gặt hái được thành công, gieo kiêu căng sẽ gặp thất bại.
- Học sinh càng cần học tập đức tính khiêm tốn để đạt kết quả cao trong học tập, trong cuộc sống.
3. Kết bài:
- Khiêm tốn là đức tính đẹp để con người hoàn thiện bản thân mình. Nếu chúng ta luôn khiêm tốn trước

người khác, trước cuộc đời chắc chắn chúng ta đang bước chân đến cái đích của thành công
- Liên hệ bản thân.
Đề 3. Lòng dũng cảm.
1. Mở bài:
Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý trọng ở mỗi con người. Dù ở
nơi đâu, khi làm bất cứ một việc gì, con người đều cần lòng dũng cảm.
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Dũng cảm là gan dạ, là nghị lực, là sức mạnh, là ý chí kiên cường, can trường có khí phách, dám đương đầu
với mọi khó khăn, gian nan thử thách, sống và chiến đấu vì mục đích lí tưởng cao đẹp.
- Biểu hiện:
+ Người có lòng dũng cảm là người sẵn sàng đương đầu với mọi hoàn cảnh kể cả nguy hiểm nhất. Họ là
người sẵn sàng nhận lỗi, chịu trách nhiệm với việc mình làm.
b. Bình luận.
- Khẳng định quan điểm: Dũng cảm là đức tính, phẩm chất vô cùng quý báu, cần thiết của con người
* Bình: Tại sao cần có lòng dũng cảm?
- Trong cuộc đời mỗi con người, lòng dũng cảm là cần thiết, nó giúp con người có sức mạnh để đương đầu
với mọi khó khăn, thử thách, chiến thắng được hoàn cảnh nguy hiểm và nhiều khi là để chiến thắng chính
bản thân mình.
- Nhớ có lòng dũng cảm mà con người có ý chí, nghị lực để sống, để chiến thắng bản thân, có đủ khả năng
đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã, thất bại.
+ Người có lòng dũng cảm cũng là người biết bảo vệ thành quả, hạnh phúc của bản thân, gia đình và xã hội.
Tất cả những điều đó là cơ sở để họ giúp bản thân và gia đình.
- Trong cộng đồng, lòng dũng cảm là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu không có lòng dũng cảm thì làm
sao con người có thể bảo vệ được lẽ phải, công lí, đứng lên chống lại cái ác, cái xấu. Lòng dũng cảm đã giúp
cho mọi thế hệ dám đương đầu với mọi thế lực để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc.
- Lòng dũng cảm của nhân dân Việt Nam đã được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nét đẹp
sáng ngời của con người Việt. Có thể coi dũng cảm là chuẩn mực xã hội, là thước đo nhân cách, phẩm giá
của con người. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
- Người có lòng dũng cảm luôn được mọi người yêu quý và tôn trọng.

* Dẫn chứng:
- Trong quá khứ: Người chiến sĩ ung dung, bình thản, không hề run sợ trước mũi súng quân thù, đó là dũng
cảm. Chú bé thoăn thoát bước đi dưới làn đạn quân thù để đưa cho được bức thư đề "thượng khẩn". Chị Trần
Thị Lí không hề run sợ và không chịu khuất phục trước những đòn tra tấn dó man của giặc
- Trong hiện tại: Dũng cảm vạch trần những việc làm sai trái của người khác dù đó là những kẻ có chức có
quyền, những chiến sĩ công an dũng cảm bắt tội phạm để giữ cho nhân dân có cuộc sống thanh bình, một bạn
học sinh sẵn sàng lao xuống dòng nước chảy xiết đề cứu bạn, những chiến sĩ hải quân, cảnh sát biển dũng
cảm bảo vệ và giữ biển đông....
* Bàn luận mở rộng

4


- Trái với lòng dũng cảm là hèn nhát, nhu nhược, không bản lĩnh. Người không có lòng dũng cảm thì không
dám đương đầu với những khó khăn, thử thách thậm chí làm ngơ khi người khác cần giúp đỡ. Họ còn huỷ
diệt ngay chính cuộc sống của mình bởi họ không có khả năng tự bảo vệ cuộc sống của mình. Hay tự đứng
lên sau thất bại.
- Lòng dũng cảm không đồng nghĩa với liều lĩnh. Bởi vì dũng cảm dám đương đầu với khó khăn thử thách,
sẵn sàng hi sinh vì mục đích lí tưởng ( dẫn chứng Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga...) còn liễu
lĩnh là hành động mù quáng, ngông cuồng, a dua làm những điều trái với đạo đức, lẽ phải, công lí
- Xã hội còn có những người không có lòng dũng cảm....
- Trong thời đại ngày nay dũng cảm luôn là phẩm chất cần thiết không thể thiếu.
c. Rèn luyện: Làm thế nào để có lòng dũng cảm?
- Lòng dũng cảm không phải tự nhiên mà có mà phải trải qua một quá trình giáo dục, rèn luyện ngay từ
những việc làm nhỏ nhất
- Phải rèn luyện thường xuyên mọi lúc mọi nơi
- Cần phải học để có tri thức phải biết phân biệt đúng sai mới trở thành người có lòng dũng cảm
- Lòng dũng cảm phải được thể hiện ở hành động, hành động đó phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.
3. Kết bài:
Cuộc sống ngày càng khó khăn, để tồn tại con người phải đối diện với bao nhiêu thử thách, gian nan.

Nếu không có đủ nghị lực và nếu không có lòng dũng cảm, chúng ta sẽ rất khó có được sự thành công trong
cuộc sống. Dũng cảm là một phẩm chất mà chúng ta có thể bồi dưỡng thông qua rèn luyện. Cùng với lòng
trung thực, dũng cảm sẽ là tố chất để mỗi người có thể là một người tốt
Đề 4: Bàn về đức tính trung thực
1. Mở bài:
- Trung thực là một đức tính cần thiết trong cuộc sống
- Trong thời kì hiện đại khi mà chúng ta đang hội nhập thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ
hết bởi đó là một phẩm chất vô cùng đẹp trong hành trang nhân cách để ta bước vào trong cuộc sống.
2. Thân bài.
a. Giải thích:
- Trung thực là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng, tôn trọng chân lí và lẽ phải, không gian dối.
- Biểu hiện:
+ Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật
thà, là người luôn được mọi người tin tưởng.
+ luôn nhìn nhận khách qua về các sự việc trong xã hội
+ luôn tôn trọng, bảo vệ chân lí, lẽ phải
+ thẳng thắn nhận lỗi khi mắc lỗi; không báo cáo sai sự thật, không tham lam lấy của người khác làm của
mình
b. Bình luận:
- Khẳng định quan điểm: Trung thực là đức tính là phẩm chất quan trọng và vô cùng cần thiết cho con con
người.
- Bình: Tại sao cần trung thực?
+ Trung thực là thước đo phẩm giá, nhân cách của con người. Người trung thực luôn sống ngay thẳng, luôn
làm việc đúng với đạo lí, lẽ phải. Điều đó giúp học có sự thanh thản trong tâm hồn không lúc nào phải bận
tâm vì những gian dối che đậy
+ Người trung thực sẽ thẳng thắn nhận lỗi khi mắc khuyết điểm, không giấu diếm, né tránh những việc làm
chưa tốt của mình. Điều đó sẽ giúp họ hoàn thiện bản thân để trở thành người tốt, phù hợp với chuẩn mực
đạo đức xã hội
+ Trong cuộc sống trung thực sẽ mang đến sự uy tín, niềm tin cho mọi người từ việc học tập đến việc kinh
doanh luôn đạt hiệu quả cao và luôn được mọi người yêu mến, kính trọng.

+ Trung thực sẽ đem lại cho xã hội sự trong sạch, không có người giả dối, lừa gạt

5


+ Con người nếu thiếu đi tính trung thực sẽ gây ra hậu quả khôn lường: Đánh mất niềm tin của mọi người đối
với mình hay nói cách khác là làm mất nhân cách của mình; trong sản xuất kinh doanh không trung thực sẽ
làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng con người; trong học tập thi cử.
- Dẫn chứng: Nguyễn Trãi dâng vua thất trảm tấu. thầy giáo Chu Văn An
* Mở rộng vấn đề:
- Trái với trung thực là gian lận, dối trá ( dẫn chứng)
- Trung thực là điều cần thiết, nhưng cũng không nên dập khuôn một cách máy móc cứng nhắc mà phải cư
xử sao cho hợp lí. Trong một số trường hợp trung thực cũng phải đi đôi với nói dối ( bác sĩ nói dối bệnh
nhân bệnh nặng, các chiến sĩ cách mạng khi bị địch bắt…), những lới nói thiếu trung thực đặt trong những
hoàn cảnh cụ thể sẽ góp phần làm cuộc sống, xã hội tốt đẹp hơn.
- bên cạnh những người biết hoàn thiện bản thân để trở thành công dân tốt vẫn có những người có biểu hiện
thiếu trung thực và sai trái.
+ Biểu hiện rõ nhất là trong giới học sinh hiện nay, nạn học giả, bằng thật do quay cóp, chép bài của bạn,
gian lận trong thi cử đó trở thành một tệ nạn phổ biến gây ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, đến ý nghĩa
của việc dạy và học, gây xôn xao xã hội.
+ Một biểu hiện thứ hai tương đối rõ ràng là sự thiếu trung thực trong kinh doanh đời sống, đó là việc các
báo cáo không trung thực,chất lượng sản phẩm kinh doanh ngày càng kém đi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
người tiêu dùng, đặc biệt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đe dọa tính mạng con người hiện nay như các
sản phẩm, các mặt hàng được người dân tiêu dùng hàng ngày, điển hình là các loại sữa có chứa chất độc hại
hoặc cả các loại rau quả, trái cây hiện nay như rau xanh hay quả tươi đều được người trồng trọt tiêm nhiễm
các loại hóa chất vì lợi nhuận của bản thân...
=> Những hành vi trên đều đáng phê phán vì thiếu trung thực,khụng nghĩ đến sức khỏe của người dân mà chỉ
nghĩ đến lợi nhuận của bản thân mình. Chỉ vài biểu hiện trên mà đã nói lên được tính thiếu trung thực đó trở
thành căn bệnh phổ biến lây lan nhanh trong mọi người dân. Chính căn bệnh này đó khiến xã hội xuống cấp,
đạo đức người dân dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc

c. Rèn luyện: Làm thế nào để trung thực?
- Đức tính trung thực không tự nhiên mà có, nó là kết quả của một quá trình rèn luyện và giáo dục lâu dài.
Mỗi chúng ta cần tự mình xây dựng nên một ý thức trung thực trong từng việc nhỏ nhặt nhất mà hàng ngày
chúng ta đều làm cho đến việc lớn lao sau này
- Bên cạnh việc tự hoàn thiện mình,chúng ta cần lên án những hành vi thiếu trung thực và tích cực đẩy lùi
những tiêu cực do nạn thiếu trung thực
- Biểu dương những tấm gương trung thực để nhân rộng những gương điển hình đó.
3. Kết bài.
- Là một con người sống trong xó hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân,cần tích
cực rèn luyện đức tính đáng quý này để tự hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt, đưa đạo đức
xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn và hơn nữa.
Đề 5: Suy nghĩ về lòng khoan dung
1. Mở bài
- Để xây dựng một xã hội tốt đẹp đòi hỏi mỗi người phải có được những phẩm chất tốt đẹp. Một trong những
phẩm chất không thể thiếu chính là lòng khoan dung.
2. Thân bài:
a. Giải thích:
- Khoan dung: là rộng lòng tha thứ cho người khác nhất là khi họ mắc lỗi với bản thân mình; là thái độ, lẽ
sống cao đẹp là phẩm chất, đức tính tốt đẹp của con người.
- Biểu hiện:
+ Người có lòng khoan dung trước hết là cách ứng xử độ lượng, là người luôn biết nhường nhịn, biết hi sinh
với người khác.
+ Người có lòng khoan dung là người sẵn sàng tha thứ cho những khuyết điểm, lỗi lầm mà người khác gây ra
cho mình, cho xã hội.

6


+ đó cũng là người không nhận xét, đánh giá người khác một cách hồ đồ, chủ quan khi không tìm hiểu kĩ
càng

+ Không ghen ghét, đố kị với những người xung quanh.
b. Bình, luận.
- Khẳng định quan điểm:
+ Khoan dung là phẩm chất là đức tính tốt đẹp của con người nó chính là chiếc chìa khoá để dẫn ta tới thành
công của sự tốt đẹp và hạnh phúc. Đây là đức tính cần thiết không thể thiếu của mỗi người.
- Bình: Tại sao con người cần phải khoan dung?
- Khoan dung là cách ứng xử cao thượng chúng ta đều biết rằng trên cuộc đời này không ai là hoàn hảo. Con
người có thể sẽ mắc phải sai lầm với những nguyên nhân khác nhau. Nếu họ được khoan dung, được tha thứ
họ sẽ có cơ hội để sửa chữa sai lầm. Họ rất cần được đối xử một cách rộng lượng và nhân bản.
- Lòng khoan dung sẽ mang đến nhiều điều tốt đẹp không chỉ với những người nhận được sự khoan dung mà
còn cho cả người khoan dung và cho toàn xã hội:
+ Đối với người được khoan dung họ cảm thấy tự tin, thấy được cảm thông và chia sẻ. Lòng khoan dung
chính là phương thuốc thần kì nhất giúp cho người mắc lỗi nhận ra được lỗi lầm của mình. Từ đó họ biết ân
hận, xấu hổ về việc họ đã làm. Lương tâm, lòng tự trọng được đánh thức bởi sự khoan dung của người khác.
+ Đối với người khoan dung tha thứ cho người gây ra đau khổ cho mình cũng chính là cách xoa dịu vết
thương. Khi ta tha thứ, tâm hồn ta không phải vướng bận, thù hận. Ta sẽ cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm và
đó chính là hạnh phúc. Như vậy biết tha thứ cho người mắc lỗi với mình không chỉ đem niềm vui đến người
khác mà còn đem niềm vui đến cho chính bản thân ta. Người biết khoan dung luôn nhận được người yêu mến
và họ cũng dễ dàng nhận được sự khoan dung từ người khác nếu như mắc phải sai lầm; khoan dung sẽ giúp
ta thêm bạn, bớt thù, các mối quan hệ của ta trong xã hội sẽ trở nên nhẹ nhàng và tốt đẹp hơn.
+ Đối với xã hội: Nếu trong xã hội mà ai cũng có lòng khoan dung và biết tha thứ thì xã hội đó sẽ vô cùng tốt
đẹp, văn minh.
* Dẫn chứng: Người dân VN dễ dàng tha thứ khi người mắc lỗi nhận ra sai lầm.
+ Trong cuộc k/c chống giặc Minh xâm lược, sau khi thắng lợi vua Lê không những không sát hại mà còn
cấp lương thực và phương tiện cho giặc về nước. Mặc dù khi sang xâm lược nước ta, tội ác của chúng nhiều
đến mức trời không dung, đất không tha nhưng chính lòng khoan dung của dt đã khiến cho giặc Minh hoảng
sợ.
+ Trong cuộc đại phá quân Thanh năm 1789, sau khi thắng lợi, vua Quang trung vẫn cho phép người Hoa ở
Thăng Long lập đền thờ Sầm Nghi Đống. Sau hai lần đc khoan dung, phương Bắc đã nhận ra được lỗi lầm và
không trở lại xâm lược nước ta nữa.

+ Trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ mặc dù bọn chúng gây lên những tội ác tày trời nhưng khi chiến
tranh kết thúc, dân tộc ta vẫn bắt tay hợp tác với Pháp và Mĩ.
- Mở rộng vấn đề:
+ Khoan dung là đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay khi cuộc sống bị
cuốn theo nhịp điệu gấp gáp của thời đại nên nhiều người sống thờ ơ, vô cảm ( dẫn chứng trong ca dao tục
ngữ: Thương người như thể thương thân). Từ đó họ thiếu đi cái nhìn rộng lượng và khoan dung với người
khác; họ trở nên ích kỉ, khó hoà nhập với cuộc sống xung quanh.
+ Trái với khoan dung là ích kỉ, hẹp hòi, đố kị chỉ nhìn thấy khuyết điểm, sai lầm của người khác mà không
thấy nét tốt đẹp của họ
+ Khoan dung không đồng nghĩa với dung túng, bao che bởi vì khoan dung là tạo cơ hội cho người mắc lỗi
sửa chữa sai lầm còn dung túng là hành vi đồng loã, tiếp tay khiến cho người mắc sai lầm càng lún sâu vào
sai lầm
+ Trái với khoan dung là ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nhìn thấy khuyết điểm, sai lầm của người khác mà không thấy
nét tốt đẹp của họ
+ Ngày nay khi cuộc sống công nghiệp gấp gáp, khẩn trương, con người sống vô cảm, thiếu trách nhiệm thì
mối quan hệ giữa con người với con người có phần lỏng lẻo. Lòng khoan dung chính là sợi dây gắn kết tình
cảm giữa người với người làm cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn
c. Rèn luyện: Muốn có lòng khoan dung thì cần làm ntn?

7


- Lòng khoan dung chính là phẩm chất luôn tiềm ẩn trong mỗi con người nhưng nó có thể bị thui chột nếu ta
không biết “ nuôi dưỡng” và “ chăm sóc” nó
- Hãy rèn luyện trở thành người biết khoan dung bằng cách biết quan tâm tới những người xung quanh và
hãy mở lòng, mở rộng lòng nhân ái.
- Đặc biệt phải học tập để có tri thức, biết phân biệt đúng, sai. Có tri thức con người sẽ biết sống có khoan
dung, nhân ái hơn
- Thể hiện lòng khoan dung từ những việc làm nhỏ nhất với những người xung quanh mình
- Tích cực tham gia vào các hoạt động của cộng đồng để nâng cao trách nhiệm.

3. Kết bài:
- Khoan dung thực sự là một phẩm chất đáng quý mà mỗi con người cần phải có để xây dựng mối quan hệ
giữa con người với con người ngày càng gần gũi hơn và cuộc sống xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
- Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, bản thân em, cần phải làm gì để mình luôn là người biết
khoan dung, độ lượng với người khác và để hoàn thiện bản thân mình.
Đề 6: Bàn về lòng tự trọng
1. Mở bài
- Trong c/s để gặt hái đc thành công con ng cần phải có những phẩm chất và đức tính coa đẹp. Một trong
những đức tính đó là lòng tự trọng.
2. Thân bài
a. Giải thích.
- Tự trọng là biết coi trọng, giữ gìn phẩm giá nhân cách của bản thân. Tự trọng là biết điều chỉnh các hành vi
của mình cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức XH.
- Biểu hiện: Biểu hiện của lòng tự trọng rất phong phú và đa dạng.
+ Người có lòng tự trọng là người luôn chấp hành pháp luật, cư xử đàng hoàng, đúng mực.
+ Lòng tự trọng được biểu hiện qua những hành động cụ thể như: khi tham gia Giao thông thì chấp hành
đúng luật GT, đến nơi công cộng thì chấp hành những quy định chung. Một học sinh không thuộc bài nhưng
dứt khoát không coi cóp, gian lận, một người mắc lỗi nhưng biết nhận lỗi, một người nghèo khổ nhưng dứt
khoát không nhận của bố thí, thương hại...Tất cả những việc làm, hành động đó đều là biểu hiện của ng có
lòng tự trọng.
b. Bàn luận.
* KĐ quan điểm: Tự trọng là đức tính tốt vô cùng cần thiết. Tự trọng là đức tính cao đẹp và không thể thiếu
cho tất cả chúng ta. Đó chính là chìa khóa dẫn đến sự thành công.
* Bình: Tại sao tự trọng lại là đức tính cần thiết?
- Tự trọng là phẩm chất đầu tiên cơ bản có tính chất quyết định phẩm giá của con người. Mọi thành công của
con ng trong c/s đều có mầm mống, gốc rễ của lòng tự trọng.
- Người có lòng tự trọng là người luôn biết tôn trọng chính bản thân mình, không muốn bị người khác coi
thường, nhắc nhở. Chính vì vậy, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để hoàn thành nhiệm vụ. Đó chính là
động lực mạnh mẽ để gặt hái được thành công.
- Người có lòng tự trọng thường ít khi bằng lòng với bản thân mình. Họ luôn muốn đẹp trong mắt người

khác. Vì vậy họ luôn gắng hoàn thiện bản thân và không làm điều xấu, điều trái với đạo đức, lương tâm của
con người.
- Người có lòng tự trọng là người luôn nhận thức được giá trị bản thân, biết phân biệt đúng, sai. Đặc biệt họ
không bao bao giờ bị những cám dỗ của c/s lôi kéo dù trong h/cảnh khó khăn thậm chí bị đe dọa tính mạng,
người tự trọng cũng không bao giờ bán rẻ lương tâm, danh dự. Nếu trong XH mà ai cũng có lòng tự trọng thì
XH ấy thực sự tốt đẹp, văn minh.
* Dẫn chứng: Thực tế đã c/m, tự trọng chính là cội nguồn gốc rễ của mọi thành công.
- Xuất phát từ lòng yêu nước, ý thức tự tôn và tự hào dt mà bao thế hệ cha ô đã chiụ nhiều gian khổ thậm chí
là hi sinh cả tính mạng để giành lại độc lập cho dt. Khi lũ giặc Nguyên Mông trà đạp lên lòng tự tôn dt, Trần
Quốc Tuấn đã viết Hịch tướng sĩ để kêu gọi binh lính đứng lên chống giặc ngoại xâm. Cũng xuất phát từ ý
thức tự tôn dt, BH đã ra đi tìm đường cứu nước và đã khai sinh ra nước VNDCCH. Ngày nay biết bao thế hệ

8


học sinh, sinh viên đã lên đường thi đấu tài năng trên đấu trường quốc tế và học mang theo hành trang là lòng
tự trọng. Đó chính là sức mạnh để dẫn đến thành công.
- Lịch sử đã ghi nhận biết bao tấm gương giàu lòng tự trọng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng giữ đc nếp
sống thanh cao, đó là trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Tô Hiến Thành, Nguyễn Thiếp....Đặc biệt là chủ tịch Hồ
Chí Minh
c. Mở rộng.
- Trái với người có lòng tự trọng là người không có lòng tự trọng. Đó là những kẻ vô liêm sỉ. Họ sẵn sàng
bán rẻ nhân cách, phẩm chất, đạo đức, danh dự và lòng tự trọng để đổi lấy những thứ vật chất tầm thường
hay quyền lực, địa vị phù phiếm. Những kẻ đó không bao giờ có đc thành công thậm chí còn bị XH lên án, xa
lánh. Lịch sử đã ghi lại những gương xấu như Lê Chiêu Thống.
- Ngày nay còn có rất nhiều người không có lòng tự trọng. Đó là những kẻ quan chức nhưng ăn hối lộ, hà
hiếp dân lành, là những kẻ gây tai nạn rồi bỏ chạy, là những hs gian lận để mong đạt điểm cao...
- Nhưng nếu lòng tự trọng đc đặt lên cao quá mức thì sẽ biến thành tự cao, tự đắc, luôn cho mình là đúng, là
nhất nên coi thường người khác. Sự tựn cao, tự đắc sinh ra thói khinh người, ngạo mạn( Ví dụ câu chuyện
thách đấu giữa Thỏ và Rùa)

- lòng tự trọng đựơc thể hiện ở lời nói và việc làm. Kết quả của việc làm mới là bản chất đích thực của lòng
tự trọng.
- Lòng tự trọng không chỉ thu hẹp trong vấn đề của cá nhân mà còn là vấn đề của cả một dt. Nếu một dt có
lòng tự trọng sẽ khẳng định vị thế, tầm vóc của mình trên trường quốc tế.
- Tuy nhiên, để trở thành người có lòng tự trọng không phải là chuyện một sớm một chiều mà nó là chuyện
lâu dài và cần phải có một quá trình bồi dưỡng, giáo dục thì mới đc. Vậy nên chúng ta cần rèn luyện lòng tự
trọng từ những việc làm nhỏ nhất, cần phải biết trung thực và k chấp nhận những việc làm sai trái.
3. Kết bài.
- Lòng tự trọng là phẩm chất đầu tiên con người cần phải có, là thước đo phẩm giá con người, là cội nguồn,
gốc rễ của niềm tin, sự lạc quan và đặc biệt là con đường ngắn nhất đưa ta đến bến bờ thành công trong cuộc
sống.

9


Đề 7: Suy nghĩ của em về đức tính giản dị.
1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề
- Khẳng định đức tính giản dị là đức tính cần có ở mỗi người.
2. Thân bài.
a. Giải thích.
- Giản dị là sống đẹp, tiết kiệm, đơn giản không cầu kì, kiểu cách Giản dị là sống mộc mạc mà lành mạnh,
thanh tao.
- Biểu hiện:
+ ăn mặc gọn gàng, đơn giản, phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi
+ Nói năng dịu dàng, dễ nghe, không ba hoa, phét lác
+ Suy nghĩ giản dị, đơn giản
+ Đi đứng ngay ngắn, ...
b. Bình luận.
- Khẳng định quan điểm: Cách sống giản dị là cần thiết với mỗi con người.

- Bình: Vì sao cần sống giản dị?
+ Sống giản dị là lối sống đẹp, một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc
+ Sống giản dị ta mới có ý thức được bản thân mình ntn?
+ Sống giản dị sẽ tiết kiệm được cả thời gian và tiền bạc
+ Sống giản dị sẽ được mọi người yêu mến, kính trọng
- Dẫn chứng: Chủ tịch Hồ Chhí Minh là người có lối sống giản dị- là một tấm gương vĩ đại của dân tộc.
Người không chỉ khiến chúng ta kính phục về tài năng mà còn cảm phục, trân trọng hơn nữa về lối sống giản
dị văn minh. Liệu trên thế giới này có vị chủ tịch nào vẫn mặc những bộ quần áo kaki đã bạc màu, vẫn ăn
những món ăn rất bình dị dân dã, giản đơn?
- Mở rộng vấn đề ( Luận)
+ Tuy nhiên vì đời sống phát triển, tiện nghi đầy đủ mà nhiều người còn chưa có lối sống giản dị, chạy đưa
theo mốt, theo xu hướng ....
+ Giản dị không đống nghĩa với cách sống hà tiện, keo kiệt. Giản dị là sống đẹp, tiết kiệm, đơn giản không
cầu kì, kiểu cách Giản dị là sống mộc mạc mà lành mạnh, thanh tao còn sống hà tiện và keo kiệt là cách sống
Se làm cho bản thân phát triển chậm hơn với bước tiến, xu hướng của xã hội.
c. Rèn luyện:
- Giản dị là một đức tính tốt đẹp, truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy
- Chúng ta phải luôn sống giản dị từ cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói, giản dị trong cả suy nghĩ
- Thường xuyên học tập để trau dồi tri thức
3. Kết bài.
- Khẳng định: Giản dị là đức tính tốt đẹp cần có ở mỗi người
- Liên hệ bản thân: Là học sinh cần giản dị ntn?
Lưu ý: Với các để cho sẵn là một nhận định thì cần chú ý như sau:
1. Mở bài.
- Dẫn dắt vào vấn đề
- Trích lời dẫn
2. Thân bài.
a. Cảm nhận ý nghĩ của lời dẫn
b. Giải thích
- Biểu hiện

c. Bình luận
- Khẳng định quan điểm
- Bình
- Dẫn chứng: Phải có vấn đề nêu ở đề bài.
- Mở rộng vấn đề

10


d. Rèn luyện
3. Kết bài.
Một số đề minh hoạ:
Đề 1: Trong bài “ Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi miêu tả những tội ác tày trời của giặc Minh đối với nhân
dân ta đến mức “ tàn hại cả giống côn trùng, cây cỏ. Nheo nhắt thay kẻ goá bụa khốn cùng” khiến trời đất
cũng không thể dung tha. Nhưng khi quân ta đại thắng chẳng những không giết hại mà còn tha chết cho
giặc, hơn nữa lại còn cấp cho 500 chiếc thuyền, phát cho vài nghìn cỗ ngựa để chúng về nước. Từ việc cảm
nhận tư tưởng cao đẹp đó, em hãy nêu suy nghĩ của mình về lòng khoan dung trong cuộc sống của mỗi con
người.
Gợi ý:
1. Mở bài.
- Một trong những phẩm chất đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta là tấm lòng nhân ái,
khong dung độ lượng
- Truyền thống tốt đẹp ấy được thể hiện khá đậm nét trong tác phẩm văn học nhất là ở những tác giả, tác
phẩm lớn.
- Đến với “ Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi chẳng những ta được sống lại những trang sử hào hùng của
dân tộc mà còn cảm nhận được sâu sắc về lònh khoan dung trong cuộc sống.
2. Thân bài.
a. Cảm nhận tư tưởng cao đẹp trong “ Bình Ngô đại cáo”
- Tác phẩm vừa là áng hùng văn của muôn đời vừa là bản tuyên ngôn đấu tranh bảo vệ quyền sống của con
người. Tái hiện những năm rất đau thương trong lịch sử dân tộc khi quân Minh điên cuồng thừa cơ gây hoạ

cho nhân dân ta, làm tàn hại đến côn trùng cây cỏ. Nhưng tác phẩm cũng là những trang văn đẹp nhất về lòng
khoan dung, nhân ái khi nói về việc ta đã mở đường sống cho quân Minh tàn bạo. Tư tưởng đó chính là đạo lí
làm người cao cả, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
b,c,d phân tích bình thường.
3. Kết bài.
Đề 2: Trong truyện ngắn “ LLSP” của NTL có chi tiết: “ Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không đừng vẽ
cháu! Để cháu giới thiệu cho bác những người đáng vẽ hơn cháu”.
Chi tiết trên thể hiện phẩm chất gì của anh thanh niên. Hãy viết một bài văn nghị luận ngắn về phẩm chất
đó.
Gợi ý:
1. Mở bài.
“ Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu cho bác những người đáng vẽ hơn
cháu”. Tâm hồn cao đẹp nhưng luôn biết hướng lên, đề cao người khác. Một cách rất tự nhiên và giản dị, câu
nói của anh thanh niên trong truyện ngắn…… đã cho ta một bài học về lối sống và đức tính khiêm tốn của
con người.
2. Thân bài.
a. Cảm nhận tư tưởng cao đẹp của anh thanh niên.
b,c,d phân tích bình thường.
3. Kết bài.
- Anh thanh niên với đức tính khiêm tốn xứng đáng là tấm gương để thế hệ thanh niên học tập và noi theo
- Liên hệ bản thân.
Chưa làm
Chủ đề 2: LÒNG BIẾT ƠN
Đề 1: Suy nghĩ về câu tục ngữ: “ Uống nước nhớ nguồn”
1. Mở bài.
Cách 1:

11



Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ sâu sắc thể hiện truyền thống đạo lí của người
Việt Nam. Một trong những câu đó là câu " Uống nước nhớ nguồn". Câu tục ngữ này nói lên lòng biết ơn
đối với những ai đã làm nên thành quả cho con người hưởng thụ.
Cách 2:
Đất nước Việt Nam có nhiều đền, chùa, lễ hội. Một trong những đối tượng thờ cúng, suy tôn đó là các anh
hùng, các vị tổ tiên có công với dân, với làng, với nước. Truyền thống đó được phản ánh vào một câu tục ngữ
rất hay và cô đọng: " Uống nước nhớ nguồn"
Cách 3:
- Ân nghĩa thuỷ chung là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.
- Nhắc nhở, răn dạy con cháu giữ gìn, phát huy đạo lí, cha ông có câu: “ Uống nước nhớ nguồn”
2. Thân bài.
LĐ1: Giải thích nội dung tư tưởng
a. Giải thích :
+ Uống nước chính là sự hưởng thụ những thành quả vật chất và tinh thần
+ Nguồn: Nguồn gốc, cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng bao gồm con người,
lịch sử, truyền thồng
+ “Nhớ nguồn”: thành quả không tự nhiên mà có, cho nên người hưởng thụ phải hiểu biết, là sự tri ân, giữ
gìn phát huy những thành quả của người làm ra chúng.
-> Như vậy cả câu tục ngữ là lời khuyên, lời dạy bảo chúng ta phải biết ơn thế hệ cha anh.
- Biểu hiện :
+ Uống nước nhớ nguồn là không quên tổ tiên, nòi giống
+ Không quên những người chiến đấu, hi sinh để bảo vệ quê hương
+ Không quên những ai dạy dỗ, giúp đỡ mình.
LĐ2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí
* Khẳng định tư tưởng, quan điểm: Câu tục ngữ là lời răn dạy, lời khuyên, lời nhắc nhở của người xưa. Câu
tục ngữ là lời khuyên đúng đắn, sâu sắc. Vì:
- Thành quả không tự nhiên mà có. Đất nước hoà bình mà chúng ta sống hôm nay được đổi bằng sinh mạng
của biết bao người ngã xuống. Bởi vậy ta không được phép quên tổ tiên, nòi giống và những người đó chiến
đấu, hy sinh bảo vệ quê hương. Cha mẹ, ông bà người thân … Tất cả đều là “nguồn”để ta phải nhớ, phải tri
ân.

- Lòng biết ơn là cở sở của đạo làm người. Một xã hội chỉ thực sự tốt đẹp khi được xây dựng vững vàng trên
nền tảng đạo lý .
- Khắp đất nước Việt Nam lòng biết ơn thể hiện ở việc:
+ xây dựng các đền, miếu, chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước.
+ Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng.
+ Nhiều năm nay, cả nước dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ
Việt Nam anh hùng và những gia đình cú công với cách mạng
........
LĐ3: Mở rộng vấn đề.
- Câu tục ngữ không chỉ là lời khuyên dạy, nó còn là lời nhắc nhở sâu sắc, thấm thía đối với những kẻ vô ơn
“Khỏi vòng cong đuôi; có mới nới cũ; Qua cầu rút ván; Khỏi rên quên thầy...Mạch nguồn trong trẻo của
truyền thồng ân nghĩa thuỷ chung sẽ có một ngày làm cho những trái tim lầm đường thức tỉnh !
LĐ4. Phương pháp rèn luyện.
- Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, giữ gìn, bảo vệ thành quả đó có mà bản thân mỗi người cần cố gắng cống
hiến, bổ sung thêm những thành quả mới cho “nguồn nước” dân tộc luôn tràn đầy và bất diệt. Đó mới là nhớ
nguồn một cách thiết thực.
+ Học sinh: bày tỏ lòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói, việc làm cụ thể của mình: phấn
đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội
sau này
( xem lại)

12


3. Kết bài.
Cách 1:
- Lòng biết ơn thực sự là một nét truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc song nó không tự nhiên mà có. Nó
là kết quả của quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài của con người. Có lẽ bởi vậy mà tự thủơ ấu thơ, lời ru
thấm đượm ân tình của bà của mẹ đó gieo mầm ân nghĩa :
“Công cha nghĩa mẹ ơn thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao…”
Cách 2:
- Câu tục ngữ đã nhắc nhở mọi người ghi nhớ một đạo lí của dân tộc, đạo lí của người được hưởng thu. Hãy
sống và làm việc theo truyền thống tốt đẹp đó.
Đề 2: Suy nghĩ về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Đề 3: Suy nghĩ về lòng biết ơn
Hướng dẫn đề 2:
I. Mở bài
- Tục ngữ , CD vốn là kho tàng trí tuệ vô cùng phong phú của cha ông ta.
- Nhiều bài học đạo lý đúng đắn, cao đẹp có thể tìm thấy ở đó
- Dẫn câu TN
Cách 2: Vua Hùng đã có công dựng nước….
Bác nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn .
II. Thân bài:
1. Giải thích:
* Nghĩa đen: Muốn có quả ăn → phải trồng cây → ăn quả phải nhớ tới người đã trồng cây
* Nghĩa bóng:
- Quả : là kết quả, thành quả giúp ích cho đời: Những thế hệ trước đã chiến đấu, lao động, học tập... để có
được những thành quả để lại cho thế hệ sau...
- Người trồng cây là người có công lớn đóng góp vào qúa trình phấn đấu để đạt kết quả đó.
- Nhớ : Biết trân trọng, nâng niu, giữ gìn và phát huy nhũng thành quả mà thế hệ trước đã để lại; biết ơn
những người đem lại những thành quả đó cho chúng ta hôm nay...
2. Bình
* Khẳng định câu tục ngữ hoàn toàn đúng
Vì : Không có người trồng cây → không có cây → không có quả. Đó là cả một quá trình lâu dài, gian khổ
→ người trồng phải bỏ nhiều công sức.
"Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cầy"
- Người được hưởng thụ thành quả → không thể không nhớ tới người làm ra nó.
+ Trong gia đình: Công lao của cha mẹ
+ Trong trường lớp: Công lao của thầy cô.

+ Trong xã hội : Công lao của những người đi trước
VD: Sự hi sinh to lớn của cha anh trong cuộc kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ biết bao
người đã ngã xuống để có nền độc lập và no ấm hôm nay...
3. Luận
- Phê phán thái độ vong ân bội nghĩa
- Biểu hiện của sự vô ơn
+ Lười nhác, hỗn láo, lãng phí, quên công lao của người khác (dẫn chứng cụ thể)
- Biết ơn phải được biểu hiện bằng những việc làm cụ thể:
+ Tiết kiệm
+ Vun đắp tạo dựng thành quả cho thế hệ sau
III. Kết luận:
- Khẳng định lại ý những câu TN
- Liên hệ bản thân trong việc ứng xử hàng ngày, trách nhiệm của mình trong công việc...
Hướng dẫn đề 3:

13


1. Mở bài:
- Một trong những đức tính cơ bản con người cần rèn luyện là lòng biết ơn
2. Thân bài
a. Giải thích:
Biết ơn là hiểu và luôn ghi nhớ công ơn của người khác với mình
b. Đánh giá:
Lòng biết ơn là một trong những phẩm chất tốt đẹp và quan trọng hàng đầu mà con người cần rèn luyện. Vì:
- Từ khi sinh ra mỗi con người đều đã được vay của cuộc đời, thừa hưởng công sinh thành, nuôi dưỡng, dạy
dỗ của cha mẹ, thầy cô

5. Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

6. Sách tốt là người bạn hiền
7. Tình bạn đẹp

Mỗi quyển sách tốt là một người bạn hiền"
Hóy giải thớch và chứng minh ý kiến trờn
I/ Mở bài:
- Con người luôn có nhu cầu hiểu biết và chia sẻ.
- Sách đáp ứng được nhu cầu chính đáng đó
- Mỗi quyển sách tốt là một người bạn hiền
II/ Thõn bài
1/ Giải thớch Thế nào là sách tốt và tại sao ví sách tốt là người bạn hiền
+ Sỏch tốt là loại sỏch mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống,
con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng.
+ Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên
trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một
người bạn hiền".
2/ Phân tích, chứng minh vấn đề
+ Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ
trọn vẹn nghĩa tỡnh:
- Ví dụ để hiểu được số phận người nông dân trước cách mạng không gỡ bằng đọc tác phẩm tắt đèn của
Ngô Tất Tố, Lóo Hạc của Nam Cao.
- Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta
vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xó hội tốt đẹp.
+ Sỏch giỳp ta chia sẻ, an ủi những lỳc buồn chỏn: Truyện cổ tớch, thần thoại,...
3/ Bàn bạc, mở rộng vấn đề
+ Trong xó hội cú sỏch tốt và sỏch xấu, bạn tốt và bạn xấu.
+ Liờn hệ với thực tế, bản thõn:

14



Tỡnh bạn
Trong đời sống tinh thần của con người, cú rất nhiều tỡnh cảm thiờng liờng như tỡnh cha con, tỡnh
thầy trũ, bố bạn...Nhu cầu về tỡnh bạn là nhu cầu cần thiết và quan trọng,vỡ vậy mà trong ca dao dõn ca cú
nhiều cõu, nhiều bài rất cảm động về vấn đề này :
Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới yên
Cú những tỡnh bạn lưu danh muôn thuở trong văn chương như Lưu Bỡnh với Dươn Lễ, Bỏ Nha với
Chung Tử Kỡ, như Nguyễn Khuyến với Dương Khuê... Trong cuộc sống xung quanh ta cũng cú rất nhiều
tỡnh bạn đẹp.
Vậy thế nào là một tỡnh bạn đẹp ? Theo tôi, trước hết đó phải là một tỡnh cảm chõn thành trong sỏng, vô
tư và đầy tin tưởng mà những người bạn thõn thiết dành cho nhau. Tỡnh bạn bước đầu thường được xây
dựng trên cơ sở cảm tính nhiều hơn lí tính. Trong số đông bạn bè chung trường, chung lớp, ta chỉ có thể chọn
và kết thân với một vài người. Đó là những người mà ta có thiện cảm thực sự, hiểu ta và cú chung sở thớch
với ta, mặc dự là cựng hoặc khụng cựng cảnh ngộ.
Tỡnh bạn trong sỏng khụng chấp nhận những toan tớnh nhỏ nhen,vụ lợi và sự đố kị hơn thua. Hiểu
biết,thông cảm và sẵn sàng chia sẻ vui buồn sướng khổ với nhau,đó mới thực sự là bạn tốt.Cũn những kẻ :
Khi vui thỡ vỗ tay vào
Đến khi hoạn nạn thỡ nào thấy ai
thỡ khụng xứng đáng được coi là bạn.
Đó là bạn thõn thỡ thường dễ dàng xuê xoa, bỏ qua những thói hư tật xấu của nhau. Đó là một sai lầm
nên tránh. Nể nang, bao che...chỉ làm cho bạn dấn sâu hơn vào con đường tiêu cực mà thôi. Đồng thời phải
biết tha thứ cho lỗi lầm của bạn.Vontaire cũng đó từng núi :"Nếu quy luật đầu tiên của tỡnh bạn là phải vun
đắp nó thỡ quy luật thứ hai là phải rộng lượng khi quy luật thứ nhất bị xao nhóng". Khụng nể nang, bao che
nhưng đôi
khi cần biết rộng lượng tha thứ cho lỗi lầm của bạn vỡ trong những tỡnh huống như thế,bạn rất cần những lời
khuyên đúng đắn,sáng suốt và đầy tỡnh thõn ỏi.Giỳp bạn sửa chữa sai lầm cũng chớnh là giỳp mỡnh,giữ cho
mỡnh đi trên đường ngay lối thẳng để tu dưỡng thành người hữu ích.
Một yếu tố cơ bản để giữ cho tỡnh bạn được bền lâu chính là sự tin tưởng. Tin bạn cũng như tin mỡnh,
luôn nghĩ về bạn bè với những điều tốt đẹp nhất. Có như vậy bạn bè mới trở thành chỗ dựa đáng tin cậy của

ta trong cuộc đời.
Tục ngữ có câu :"Học thầy không tày học bạn" với nội dung đề cao vai trũ của bạn bố khụng chỉ trong
phạm vi học tập mà cũn ở nhiều mặt khỏc. Bạn tốt là gương sáng cho ta noi theo,nhiều lúc bạn đóng vai trũ
người thầy dẫn dắt,chỉ vẽ cho ta những điều hay lẽ phải. Đường đời vạn nẻo không ít gian nan, thử thách,trên
con đường dằng dặc ấy, nếu có được vài người bạn tâm giao cùng chí hướng, cựng quyết tõm, kề vai sỏt
cỏnh thỡ lũng ta ấm ỏp thờm nhiều và nghị lực cũng tăng lên gấp bội.
Vỡ những lẽ đó mà tỡnh bạn cao quý là một mún quà tinh thần vụ giỏ dành cho những ai biết tụn trọng và
nõng niu nú.Tỡnh bạn khụng phải tự nhiờn mà cú.Nú là kết quả của một quỏ trỡnh gắn bú lõu dài giữa những
người bạn trung thành,thõn thiết.
Ta hóy thử hỡnh dung cuộc sống của một người không có bạn bè, sẽ tẻ nhạt và cô độc biết bao nhiêu !
Cuộc sống ấy u ám như mặt đất thiếu ánh mặt trời, như khu vườn hoang vắng sắc màu rực rỡ của những bông
hoa,thiếu những tiếng chim vi vu ríu rít đâu đó trong các vũm lỏ...Đó là cuộc sống buồn bó và vụ vị.
Tỡnh bạn cần thiết và đáng quý như vậy nên chúng ta phải biết giữ gỡn, vun trồng cho nú mói mói xanh
tươi. Đối với tuổi trẻ, tỡnh bạn lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Chỳng ta cần biết dang rộng vũng tay, nối
kết tỡnh bố bạn và phải luụn nhớ rằng : Tỡnh bạn – đó là niềm hạnh phúc lớn lao của mỗi con người.

15


ĐỀ THỰC HÀNH

Đề 1: Phát biểu suy nghĩ của em về câu tục ngữ thương người như thể thương thân.
1. MB: Nêu vấn đề NL
2. TB
a. Giải thích
- Người: là những ng xung quanh k có mqh ruột thịt, thân thiết với chúng ta. Thân là bản thân mình.
- Thương là t/y thương và mở rộng ra là sự cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau.
- Mượn hình thức của phép so sánh đơn giản mà ý nghĩa, ông cha ta đã gửi đến ng đọc một bức thông điệp
giàu tính nhân văn: hãy y thương, giúp đỡ những ng xung quanh như giúp chính bản thân mình.
b. Bình luận.

* KĐ quan điểm: Bức thông điệp mà ông cha ta muốn gửi gắm cho thế hệ sau thật sâu sắc.
* Bình: Tại sao phải thương ng như thể thương thân?
- Chúng ta phải biết thương ng như thể thương thân bởi vì tất cả mọi ng đều chung huyết thống, đều thuộc
dòng máu con lạc cháu hồng đc sinh ra trong trăm trứng từ mẹ Âu cơ, tất cả đều sống chung trên dải đất hình
chữ S.
- Y thương và giúp đỡ ng khác đặc biệt khi gặp khó khăn hoạn nạn mà đc giúp đỡ thì đó chính là cội nguồn
của sức mạnh. Nhờ có sức mạnh mà vượt qua đc khó khăn, chiến thắng sức mạnh cuat TN và giặc ngoại
xâm.
- Liệu có thể tồn tại nếu chúng ta tách khỏi cộng đồng?. Vì vậy mỗi ng phải biết y thương nhau thì c/s mới
thực sự trở nên có ý nghĩa.
- Giúp đỡ ng khác k chỉ đem lại niềm vui, hp đến cho họ mà ta cũng đem lại niềm vui và hp cho chính bản
thân mình. Bởi vì, hp là khi ta đem đến niềm vui cho ng khác. Khi đó c/s của họ trở nên có ý nghĩa và trái tim
luôn đc sưởi ấm bằng tình y thương, che chở, giúp đỡ. Hành động đẹp này đã trở thành truyền thống của dt
ta. Nó là suối nguồn chảy từ thế hệ này sang thế hệ khác mà qua mỗi một thế hệ lại càng đc bổ sung thêm.
Đó chính là cơ sở, nền tảng để ta xd một XH văn minh và giàu lòng nhân ái.
- Biết y thương, sẻ chia và giúp đỡ ng khác luôn đc mọi ng y mến và sẵn sàng giúp đỡ khi cần. Ngược lại
những kẻ sống chỉ biết có bản thân, k biết đến những ng xung quanh sẽ bị mọi ng xa lánh, c//d sẽ trở nên đơn
điệu, tẻ nhạt.
* Dẫn chứng: Thực tế đã c/m thương ng như thể thương thân chính là truyền thống tốt đẹp của dt ta. Từ thuở
xa xưa ta biết Thánh Gióng lớn lên là nhờ bát cơm của mẹ và những ng hàng xóm láng giềng. Trong c/s hiện
đại ta lại thấy truyền thống đó đc phát huy hơn bao giờ hết. Biết bao chương trình từ thiện đc tổ chức với
mục đích cao đẹp giúp đỡ những ng khóa khăn như nối vòng tay lớn, Tết vì bạn nghèo, ủng hộ nạn nhân chất
độc màu da cam, đồng bào bị lũ lụt, lục lạc vàng...
- Nêu phản đề: Tuy nhiên trong XH vẫn còn những ng k quan tâm đến những ng xung quanh. Họ thờ ơ, dửng
dưng trước đau khổ của đồng loại. Đó chính là biểu hiện của căn bệnh vô cảm và nó có nguy cơ phát triển

16


cao trong Xh hiện đại.. Bên cạnh đó còn có những ng đc giúp đỡ nhưng lại thiếu ý thức vươn lên mà chỉ biết

sống ỷ lại, dựa dẫm vào ng khác.
- Ngày nay tình y thương con ng khong chỉ thu hẹp trong phạm vi một quốc gia, dt mà đã mở rộng thành tình
cảm mang tính chất quốc tế. Ta k chỉ giúp đỡ những ng trong cùng đất nước mà tất cả mọi ng trên trái đất.
Khi NB bị thảm họa kép xảy ra vào ngày 11/3/2011, chúng ta đã mở rộng vòng tay nhân ái quyên góp tiền
của để giúp đỡ những ng bị nạn vượt qua c/s còn nhiều khó khăn, vất vả và giúp chính quyền khắc phục hậu
quả. Nghĩa cử đó đã thể hiện đúng truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dt ta.
c. Rèn luyện như thế nào để trở thành ng biết y thương.
- Mỗi chúng ta hãy biết lắng nghe để thấu hiểu, đồng cảm và sẻ chia đối với những cảnh ngộ quanh mình.
- Hãy giúp đỡ những ng khó khăn dù chỉ là hành động nhỏ nhưng chân thành trong sáng.
- Muốn trở thành ng biết y thương và giúp đỡ đòi hỏi chúng ta phải biết hi sinh.
3. KB. KĐ lại giá trị của câu tục ngữ, liên hệ bản thân.

Đề 2: Suy nghĩ về câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim (Suy nghĩ về đức tính kiên trì)
1. Mở bài.
- Ai cũng mong muốn đạt thành công.
- Một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công là đức tính kiên trì.
- Cha ông ta từng răn dạy: Có công mài sắt có ngày nên kim.
2. Thân bài.
LĐ1: Giải thích nội dung tư tưởng
a. Giải thích :
- Nghĩa đen :
+ Sắt là ….
- Nghĩa bóng : Câu tục ngữ đúc kết một kinh nghiệm, thể hiện lời khuyên: Có lòng kiên trì, có quyết tâm bền
bỉ theo đuổi đến cùng một việc gì đó thì dù khó khăn đến mấy cũng vượt qua và đạt được thành công.
- Biểu hiện :
+ Kiên trì là luôn giữ vững, không thay đổi ý định, ý chí để làm một việc gì đó mặc dù gặp nhiều khó khăn
trở ngại.
LĐ2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí
* Khẳng định tư tưởng, quan điểm: Lời dạy của cha ông đúng đắn và sâu sắc. Vì : (Bằng lí lẽ + Dẫn chứng)
+ Sắt là một kim loại cứng nhưng mài rũa lâu ngày sẽ trở thành cây kim sắc nhọn, hữu dụng.

+ Tất cả mọi việc trên đời này không phải dễ dàng mà thành công được. Nó là kết quả của một quá trình rèn
luyện phần đầu không ngừng. Hơn nữa, trong cuộc sống con người luôn phải đương đầu với biết bao thử
thách, khó khăn, nếu nản lũng, thoỏi chớ chắc chắn chỳng ta chỉ nhận được sự thất bại, cay đắng.
+ Những người có đức tính kiên trì sẽ đạt được thành công và được mọi người yêu mến, cảm phục: Bác đó
kiên trì con đường cứu nước dù gặp nhiều khó khăn, và nhờ kiên trì mà Bỏc đó biết hơn hai mươi ngoại ngữ.
Thầy Nguyễn Ngọc Kí cũng là một tấm gương về ý chớ kiên trỡ, dự bị liệt mất đôi tay nhưng vẫn cố gắng

17


rèn luyện viết bằng chân và trở thành thầy giáo giỏi. Đó là những tấm gương sáng ngời cổ vũ động viên ta
mỗi khi thấy thoái chí, nản lòng.
LĐ3: Mở rộng vấn đề.
- Phê phán những biểu hiện sai: Có không ít người gặp khó khăn thì chùn bước, buông xuôi. Họ chỉ có thể
gặt hái thất bại.
- Rèn luyện đức tính kiên trì là việc làm cần thiết. Là học sinh chỳng ta cần cố gắng nổ lực học tập, rốn luyện
một ý chớ vững vàng, để đối mặt với những khó khăn phía trước.
- Câu tục ngữ đến nay vẫn nguyên giá trị.
LĐ4. Phương pháp rèn luyện.
3. Kết bài.
- Chúng ta chỉ thật sự thất bại khi chúng ta từ bỏ mọi cố gắng. Vì vậy phải luôn tâm niệm: Có công mài sắt
có ngày nên kim.
Đề 3: Suy nghĩ của em về giờ trái đất.
1. Mở bài:
Trái đất của chúng ta đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng
( ôn luyện P.Anh ( thuỷ)

Đề 1:
Đề 2:
" Sống trong đời cần cú một tấm lũng:

" Trớch bài hỏt Để giú cuốn đi- Nhạc sĩ Trịnh Cụng Sơn)
Gợi ý:
- Một tấm lũng mà Trịnh Cụng Sơn núi tới ở đõy là tấm lũng vị tha, nhõn hậu, bao dung... của con người với
mọi vật, mọi người.
- Cần cú một tấm lũng vỡ: " Con người là tổng thể của cỏc mối quan hệ xó hội". Trong tất cả cỏc mối quan
hệ của cuộc sống: tỡnh yờu, gia đỡnh, bạn bố, cụng việc... đõu đõu cũng cần cú những tấm lũng biết chia sẻ,
hi sinh, cống hiến. Cống hiến và chia sẻ là cỏch giữ gỡn phỏt triển tỡnh yờu, hạnh phỳc.
- Đõy là lời nhắn gửi tới tất cả mọi người, mọi thời về lối sống tỡnh nghĩa bao dung, đem lại hạnh phỳc, tỡnh
yờu cho người khỏc, cho cộng đồng.
- Hóy nhỡn cuộc sống bằng con mắt lạc quan, hóy giữ vững nhõn cỏch trong cuộc sống dự cuộc sống cũn vụ
vàn khú khăn, cỏm dỗ.
- Phờ phỏn lối sống vị kỉ, vụ cảm trước lỗi đau của người khỏc.
- Liờn hệ với những tấm lũng vàng trong xó hội chỳng ta ngày nay.
Đề 3.
Suy nghĩ của em về chữ hiếu.
Gợi ý:
- Lũng hiếu thảo với ụng bà, cha mẹ vốn là đạo đức nền tảng của mỗi con người.
- Quan niệm về lũng hiếu thảo ngày nay cũng cú phần khỏc xưa nhưng tựu chung vẫn giữ được cỏi cốt lừi
quan trọng là lũng biết ơn cụng lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, yờu kớnh ụng bà, tổ tiờn; thể hiện
bằng sự quan tõm chăm súc cha mẹ, cú ý thức làm hài lũng cha mẹ, khụng làm trỏi với đạo lớ....
- Lonhf hiếu thảo với ụng bà cha mẹ cũn thể hiện ở ý thức vươn lờn hoàn thnahf tốt nhiệm vụ học tập, lao
động của mỗi con người.
- Chữ hiếu khụng chỉ hiểu theo nghĩa hẹp trong phạm vi gia đỡnh mà cũn được hiểu rộng ra là bổn phận của
mỗi con người đối với xó hội ( hiếu với dõn).
- Phờ phỏn những biểu hiện suy đồi đạo đức, khụng coi trọng chữ hiếu.

18


Đề 4.

Dựa vào nhan đề: Mụi trường sống của chỳng ta. Dựa vào những hiểu biết của em về mụi trường, viết
một bài văn ngắn trỡnh bày quan điểm của em và cỏch cải tạo mụi trường sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Gợi ý:
- Nờu vấn đề: Mụi trường sống của chỳng ta thực tế đang bị ụ nhiễm và con người chưa cú ý thức bảo vệ.
- Biểu hiờn và phõn tớch tỏc hại:
+ ễ nhiễm mụi trường làm hại đến sự sống.
+ ễ nhiễm mụi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng.
- Đỏnh giỏ:
+ những việc làm đú là thiếu ý thức bảo vệ mụi trường, phỏ hủy mụi trường sống tốt đẹp.
+ Phờ phỏn và cần cú cỏch sử phạt nghiờm khắc.
- Hướng giải quyết:
+ Tuyờn truyền để mọi người tự rốn luyện cho mỡnh ý thức bảo vệ mụi trường.
+ Coi đú là vấn đề cấp bỏch của toàn xó hội.
Đề 5.
ĐỀ 1:
Cho đề văn sau: Suy nghĩ của em về câu tục ngữ " Trăm hay không bằng tay quen"
Hãy lập dàn ý.
Dàn ý:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận.
2. Thân bài:
a. Giải thích nghĩa c âu tục ngữ.
- Nghĩa đen:
+ Trăm hay: học lí thuyết nhiều qua sách vở ở nhà trường.
+ Tay quen: làm nhiều thực hành nhiều thì thành quen tay.
- Nghĩa bóng: Học lí thuyết nhiều không bằng học thực hành nhiều.
b. Khẳng định đúng, sai.
- Đúng: Nếu chỉ học lí thuyết mà không thực hành thì sẽ hạn chế về kĩ năng thực hành như thế có giỏi lí
thuyết cũng chẳng để làm gì.
- Hạn chế: Nếu quá coi trọng thực hành mà không để ý đến lí thuyết sẽ gặp khó khăn trở ngại nhất là khi gặp

những công việc phức tạp đòi hỏi phải có kĩ thuật cao.
VD: công việc trong ngành KHKT.
-> Vì vậy chúng ta không được coi nhẹ mặt nào. Học phải đi đôi với hành. Lí thuyết giúp ta thực hành nhanh
hơn, thực hành giúp lí thuyết hoàn thiện, thực tế hơn.
3. Kết bài.
- Cần phải kết hợp học đi đôi với hành.
MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO VỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.
ĐỀ 1 :
SUY NGHĨ VỀ TINH THẦN TỰ HỌC .
ĐÁP ÁN :
Cuộc sống luôn vận động và phát triển không ngừng . Nó đũi hỏi mọi người phải vận động để theo kịp sự
phát triển của xó hội . Chớnh vỡ vậy mà tinh thần tự học cú vai trũ vụ cựng quan trọng .
Trước hết ta phải hiểu “tự học” là như thế nào?Nếu học là quá trỡnh tỡm hiểu , thu nhận kiến thức và
hỡnh thành kỹ năng của bản thân thỡ tự học là sự chủ động , tích cực , độc lập tỡm hiểu , lĩnh hội tri thức và
hỡnh thành kỹ năng cho mỡnh .Quỏ trỡnh tự học cũng cú phạm vi khá rộng :khi nghe giảng ,đọc sách hay

19


làm bài tập , cần tích cực suy nghĩ , ghi chép , sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản
thân . Tự học cũng có nhiều hỡnh thức: cú khi là tự mày mũ tỡm hiểu hoặc cú sự chỉ bảo , hướng dẫn của
thầy cụ giỏo …Dự ở hỡnh thức nào thỡ sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất .
Phải tự học mới thấy hết những ý nghĩa lớn lao của cụng việc này .Tự học giỳp ta nhớ lõu và vận dụng
những kiến thức đó học một cỏch hữu ớch hơn trong cuộcsống . Khụng những thế tự học cũn giỳp con người
trở nên năng động , sáng tạo , không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác . Từ đó biết tự bổ sung những
khiếm khuyết của mỡnh để tự hoàn thiện bản thân .
Tự học là một công việc gian khổ , đũi hỏi lũng quyết tõm và sự kiờn trỡ .Càng cố gắng tự học con
người càng trau dồi được nhân cách và tri thức của mỡnh .Chớnh vỡ vậy tự học là một việc làm độc lập gian
khổ mà không ai có thể học hộ , học giúp . Bù lại , phần thưởng của tự học thật xứng đáng : đó là niềm vui ,
niềm hạnh phúc khi ta chiếm lĩnh được tri thức .Biết bao những con người nhờ tự học mà tên tuổi của họ

được tạc vào lịch sử .Hồ Chí Minh với đôi bàn tay trắng ra đi từ bến cảng nhà Rồng , nhờ tự học Người biết
nhiều ngoại ngữ và đó tỡm được đường đi cho cả dân tộc Việt Nam đến bến bờ hạnh phúc . Macxim Gorki
với cả một thời thơ ấu gian khổ ,không được đi học , bằng tinh thần tự học ông đó trở thành đại văn hào
Nga .Và cũn rất nhiều những tấm gương khác nữa : Lê Quí Đôn ,Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền …Nhờ tự học
đó trở thành bậc hiền tài , làm rạng danh cho gia đỡnh quờ hương xứ sở .
Việc tự học cú ý nghĩa to lớn như vậy nên bản thân mỗi chúng ta phải xây dựng cho mỡnh tinh thần tự
học trờn nền tảng của sự say mờ , ham học, ham hiểu biết , giàu khỏt vọng và kiờn trỡ trờn con đường chinh
phục tri thức .Từ đó bản thân mỗi con người cần chủ động , tích cực, sáng tạo , độc lập trong học tập . Có
như vậy mới chiếm lĩnh được tri thức để vươn tới những ước mơ, hoài bóo của mỡnh .
Càng hiểu vai trũ và ý nghĩa của việc tự học,em càng cố gắng và quyết tâm học tập hơn .Bởi tự học là
con đường ngắn nhất và duy nhất để hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực . Có lẽ bởi vậy mà
Lê-nin đó từng đặt ra một phương châm : “Học , học nữa , học mói”

ĐỀ 8
Đáp án.

NHỮNG CON NGƯỜI KHÔNG CHỊU THUA SỐ PHẬN .

“Mỗi trang đời đều là một điều kỳ diệu” M.Gorki đó từng núi như thế và điều đó thật sự khiến chúng
ta cảm động khi lật giở những trang đời của những con người không chịu thua số phận như anh Nguyễn
Ngọc Ký ,Trần Văn Thước, Nguyễn Công Hùng …
Trước hết ta phải hiểu thế nào là “không chịu thua số phận” ?Đó là những con người không chấp
nhận mỡnh mói là người tàn phế ,vô dụng ,không học tập, không đóng góp gỡ cho xó hội .
Không mấy người Việt Nam không biết đến anh Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay đó kiờn trỡ luyện
tập biến đôi chân thành đôi bàn tay kỳ diệu viết những dũng chữ đẹp ,học tập trở thành nhà giáo ,nhà thơ .
Anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động liệt toàn thân.Khụng gục ngó trước số phận anh can đảm tự học và
đó trở thành nhà văn. Không thể nói hết những gian nan ,những giọt nước mắt đau khổ của họ trong những
ngày tự mỡnh vượt qua bệnh tật để khẳng định giá trị của mỡnh, để chứng tỏ bản thân tàn nhưng không
phế .Vào năm 2005 cả nước biết đến một Nguyễn Công Hùng (xó Nghi Diờn ,huyện Nghi Lộc ,Nghệ
An ).Từ khi sinh ra đó mắc chứng bại liệt . Anh cũn bị căn bệnh viêm phổi hành hạ làm cho sức khoẻ suy

kiệt .Vậy mà anh đó khụng gục ngó .Chàng trai 23 tuổi bại liệt,chân tay teo tóp, trọng lượng chỉ 12kg và gần
như mất hoàn toàn khả năng vận động đó trở thành một chuyờn gia tin học và được tôn vinh là Hiệp sỹ công
nghệ thông tin năm 2005 vỡ những đóng góp không vụ lợi của mỡnh cho cộng đồng.Tháng 5 -2005 anh được
trung tâm sách kỷ lụcViệt Nam đưa vào “Danh mục kỷ lục Việt Nam ”về người khuyết tật bị bại liệt toàn
thân đầu tiên làm giám đốc cơ sở đào tạo tin học và ngoại ngữ nhân đạo…

20


Điều gỡ khiến những con người tật nguyền ấy có thể vượt qua bệnh tật và khẳng định được bản thân
mỡnh?Họ đó tạo dựng cuộc sống từ muụn vàn khú khăn,gian khổ, thử thách bằng sự kiên trỡ,nhẫn nại và
quyết tõm chiến thắng số phận của mỡnh.Họ đó khụng mất đi niềm tin yêu vào cuộc sống,không gục ngó
trước những đau đớn,họ dũng cảm,tự tin đứng lên để sống bằng nghị lực,ý chớ ,khỏt vọng và sức sống tinh
thần mạnh mẽ của họ.Song bờn cạnh đó cũn cú những nguyờn nhõn khỏc.Đó chính là sự động viên, khích
lệ ,giúp đỡ của bạn bè,của người thân,là khát khao không muốn người thân của mỡnh đau khổ,thất vọng và
cũn nhờ dũng mỏu kiờn cường và truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam .
Những con người vượt lên số phận đứng lên bằng nghị lực,khát vọng và ý chớ của mỡnh khiến em
vụ cựng khõm phục.Chớnh những tấm gương về họ đó xõy đắp những ước mơ ,hoài bóo trong em, dạy em
phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện những khát khao của mỡnh .
Những người không chịu thua số phận,những con người tàn mà không phế thực sự là những tấm
gương cho lứa tuổi học sinh chúng em,khích lệ bản thân mỗi người cố gắng phấn đấu học tập ,rèn luyện để
trở thành những con người có ích cho xó hội .
Đề 9
Thực trạng đáng bức xúc trên , Bộ Y tế, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia đó triển khai cỏc hoạt động
nhằm tăng nhận thức về phũng trỏnh tai nạn và an toàn giao thông. Áp phích, tờ rơi về an toàn giao thông và
sử dụng mũ.

CHỦ ĐỀ 3: TÌNH YÊU THƯƠNG, TINH THẦN ĐOÀN KẾT
Dàn ý:
1. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề, xuất xứ, tầm quan trọng, mục đích của vấn đề.
- Nêu vấn đề nghị luận
- Viết lại lời dẫn ( nếu có)
2. Thân bài.
a. Giải thích,
- Nghĩa đen
- Nghĩa bóng
-> Bài học -> VĐNL
- Nêu biểu hiện
b. Bình luận

21


- Khẳng định quan điểm của người viết: VĐNL đúng hay sai
- Bình: Trả lời câu hỏi đúng không và tại sao?
+ Dùng hệ thống lí lẽ để làm rõ vấn đề đó là đúng hay sai?
- Dẫn chứng minh hoạ
- Luận:
+ Đưa ra quan điểm trái ngược để phê phán hay ca ngợi
+ VĐNL không đồng nghĩa với.... tại sao?
+ Liên hệ với quá khứ, hiện tại và tương lai
+ Mở rộng phạm vi nghị luận
c.Phương hướng rèn luyện: Nêu những giải pháp rèn luyện
- Bản thân
- Gia đình
- Xã hội
b. Kết luận:
- Khẳng định lại vấn đề
- Liên hệ bản thân

A. Các đề bài
1. Bình luận bài ca dao
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
2. Suy nghĩ về câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách
3. Suy nghĩ về bài ca dao:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
4. Suy nghĩ về lời dạy của Bác: Đoàn kết là một sức mạnh vô địch
5. Suy nghĩ từ câu chuyện Bó đũa
6. Suy nghĩ về tình yêu thương
7. Suy nghĩ về tinh thần đoàn kết
8. Suy nghĩ về bài ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
9. Bình luận câu CD:
"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
10. Suy nghĩ về câu ca dao:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
11. Phát biểu suy nghĩ về câu tục ngữ: “ Thương người như thể thương thân:
B. Hướng dẫn làm bài.
Đề 11:
1. Mở bài:
- Nêu xuất xứ của câu tục ngữ
- Một trong những chủ đề mà tục ngữ dành nhiều câu hay nhất đó là tình yêu thương con người
- “ Thương người như thể thương thân chính là câu tục ngữ nằm trong mạch nguồn trong trẻo ấy.
2. Thân bài.
a. Giải thích:

- “ người” những người xung quanh không có mối quan hệ ruột thịt, thân thiết với chúng ta
- “ Thân” được hiểu là bản thân mình
- “ Thương” là tình thương hay mở rộng ra là sự cưu mang, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau

22


-> Mượn hình thức của phép so sánh giản dị mà ý nghĩa, ông cha ta đã gửi tới người đọc một bức
thông điệp giàu tính nhân văn: hãy biết yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh như thương
chính bản thân mình.
- Khẳng định quan điểm: Bài học mà cha ông ta muốn dạy chúng ta thật sâu sắc
b. Bình luận:
* Bình: Tại sao phải thương người như thể thương thân?
+ Chúng ta phải biết “ Thương người như thể thương thân” bởi vì tất cả những người dân Việt Nam
đều chung huyết thống, thuộc dòng máu con rồng cháu tiên, con cháu lạc hồng, đều được sinh ra từ
bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Tất cả đều có chung quá khứ, chung lịch sử, chung dải đất hình chữ
S
+ Yêu thương và giúp đỡ người khác đặc biệt là khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn sẽ giúp họ giảm bớt
những khó khăn về vật chất, tinh thần đã tạo cho họ cơ hội vượt khó đi lên. Từ đó họ có thể từng
bước xây dựng cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc hơn.
+ Yêu thương và giúp đỡ chính là cội nguồn của sức mạnh, nhờ có sức mạnh đó mà họ vượt qua
những khó khăn, chiến thắng tự nhiên và chiến thắng giặc ngoại xâm
+ Không ai có thể tồn tại được nếu tách khỏi đời sống cộng đồng vì vậy mỗi người phải biết yêu
thương nhau thì cuộc sống mới thực sự trở nên có ý nghĩa.
+ Yêu thương giúp đỡ người khác không chỉ mang lại niềm vui cho họ mà ta cũng mang niềm vui,
hạnh phúc cho chính bản thân mình bởi vì hạnh phúc là khi ta đem niềm vui đến cho người khác.
Khi đó cuộc sống của họ trở nên có ý nghĩa, trái tim được sưởi ấm bằng tình yêu thương.
+ Tình cảm tốt đẹp này đã trở thành truyền thống của dân tộc ta, nó là suối nguồn trong trẻo, chảy
từ thế hệ này sang thế hệ khác mà qua mỗi thế hệ lại được mở rộng ra thêm. Đó chính là cơ sở, nền
tảng để ta xây dựng một xã hội văn minh và giàu lòng nhân ái.

+ Những ai biết yêu thương, sẻ chia và giúp đỡ người khác thì sẽ luôn được mọi người yêu mến và
sẵn sàng giúp đỡ khi cần. Ngược lại những kẻ sống chỉ biết có bản thân không quan tâm đến những
người xung quanh sẽ bị người khác sa lánh, cuộc đời sẽ trở nên đơn điệu, tẻ nhạt, cô độc.
- Dẫn chứng:
+ Thực tế đã chứng minh “ Thương người như thể thương thân” chính là truyền thống của dân tộc
ta. Từ xưa ta đã biết Thánh Gióng lớn lên là nhờ bát cơm quả cà của nhân dân. Trong cuộc sống
hiện tại truyền thống đó được phát huy hơn bao giờ hết với các chương trình, tổ chức với mục đích
cao đẹp như tết vì bạn nghèo ( hàng năm), ủng hộ nạn nhân bị chất độc màu da cam, quỹ ngân hàng
bò, ủng hộ vùng lũ lụt...
+ Các chương trình được tổ chức rộng khắp từ thành phố đến nông thông, trong phạm vi cả nước
rồi ở từng địa phương, thôn xóm...
* Luận:
+ Mở rộng vấn đề:
- Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có những người không biết quan tâm đến người khác, họ còn thờ
ơ dửng dưng trước nỗi đau khổ của đồng loại đó chính là biểu hiện của bệnh vô cảm đang có sức
lây lan trong xã hội.
- Tình yêu thương và giúp đỡ người khác phải xuất phát từ tình cảm chân thành chứ không phảo là
sự thương hại hay bố thí
- Phê phán những người được giúp đỡ nhưng thiếu ý thức vươn lên chỉ biết sống ỷ lại, sống dựa
dẫm.
- Ngày nay tình yêu thương con người không chỉ thu hẹp trong phạm vi một quốc gia, một dân tộc
mà đã mở rộng thành tình cảm quốc tế, rtong trái đất
c. Rèn luyện: Làm thế nào để trở thành người biết yêu thương?
- Chúng ta biết lắng nghe để thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia với những cảnh ngộ quanh mình
- Hãy giúp đỡ người khác khó khăn dù chỉ là một hành động nhỏ nhưng chân thành và trong sáng
- Muốn trở thành người biết yêu thương và giúp đỡ người khác chúng ta phải biết hi sinh.
3. Kết bài.
- Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ

23



- Liên hệ bản thân ( còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải làm gì...)
Mở bài
Đề 1: Bình luận bài ca dao
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
I. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta
- Nêu vấn đề : Nhắc nhở con cháu gìn giữ và phát huy tinh thần đoàn kết, cha ông ta có câu:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
II. Thân bài :
1. Giải thích:
- Từ một hình ảnh cụ thể, ông cha ta đã khái quát thành một bài học sâu sắc
+ Nhiễu điều là loại vải quý dệt bằng tơ tằm mềm mại óng đẹp được nhuộm bằng màu đỏ.
+ Giá gương là khung bằng gỗ đỏ có gương soi, bài vị được đặt trang trọng trên bàn thờ.
+ Phủ là sự che đậy để bảo vệ lớp gương, bài vị không bụi bẩn nên nó có hình tượng đẹp.
→ Câu ca dao khuyên nhủ chúng ta : Người trong cùng một cộng đồng
đoàn kết, yêu thương, đùm bọc, gắn bó như tấm nhiễu điều che phủ làm cho giá gương sáng trong đẹp đẽ...
2. Bình : Khẳng định vấn đề đúng
- Trên phương diện của công cuộc xây dựng và giữ nước nếu không biết yêu thương, đùm bọc, gắn
bó sẽ không thể chống lại thiên tai, địch họa)
Dẫn chứng: Hội nghị Diên Hồng
- Trên giá trị tinh thần của mỗi con người, mỗi dân tộc bởi không ai có thể sống đơn độc một mình. Mà sự
cô độc không có tình yêu thương, quan tâm là điều đau đớn nhất. Do đó trong cuộc sống con người phải biết
nương tựa vào nhau để cùng sống và phát triển. Minh chứng:
+ trong gia đình
+ làng xóm
+ bè bạn.

+ Đất nước
- Yêu thương đùm bọc là một quyền lợi sống còn. Hạnh phúc, vinh quang hay tủi nhục, đau khổ của cả dân
tộc cũng do nó tạo nên, và cũng chính từ đó nó tạo nên những tài sản vật chất và tinh thần vô giá cho xã hội
con người. Nó trở thành một đạo lý thiêng liêng, một truyền thống của dân tộc đồng thời cũng biểu hiện khía
cạnh của lòng yêu nước, tạo nên nếp sống đẹp cho dân tộc → cộng đồng văn hóa.
3. Luận:
- Quan điểm cần phê phán:
+ Đoàn kết yêu thương cục bộ, địa phương chủ nghĩa bởi nó đối lập với quyền lợi dân tộc
+ Phải dựa vào tình quốc tế cộng sản, tránh đối lập với nhân dân.
- Cần phải đoàn kết yêu thương, đùm bọc là sức mạnh vượt mọi khó khăn.
III. Kết luận:
- Đoàn kết là một sức mạnh vô địch.
- Cần thấm nhuần lời dạy của cha ông
Đề 9: Bình luận câu CD:
"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
I. Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề: Tình cảm yêu thương đùm bọc của anh em trong gia đình từ xưa đến nay luôn được coi
trọng
- Nêu vấn đề
II. Thân bài:
1. Giải thích:

24


- Câu CD dùng hình ảnh so sánh tượng trương tuy giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa khiến lời khuyên như
càng nên sâu sắc.
- Tay và chân là 2 bộ phận cùng 1 cơ thể tuy chức năng khác nhau nhưng lại có quan hệ khăng khít liền và
bổ sung cho nhau. Nếu thiếu 1 trong 2 bộ phận sẽ vô cùng khó khăn.

- Anh em trong 1 gia đình cũng vậy, cùng 1 bố mẹ sinh ra cùng chung 1 huyết thống → phải gắn bó
- Rách lành là biểu tượng khó khăn trắc trở, ấm no và đầy đủ. Dở, hay là chí cái tốt, khéo xấu vụng.
→ người xưa muốn nhắc nhở chúng ta rằng dù sống trong hoàn cảnh nào cần phải đùm bọc chia sẻ giúp đỡ
lẫn nhau.
- Câu CD đưa ra 1 triết lý sống tốt đẹp, nêu rõ bổn phận trách nhiệm của mỗi người → giữ tình anh em bền
chặt.
2. Bình
- Câu CD đúng hoàn toàn bởi nó là 1 bài học đạo lý đúng đắn.
+ Anh em cùng cha mẹ sinh ra, cùng được nuôi dưỡng trong 1 hoàn cảnh do đó anh em là niềm hy vọng
của cha mẹ.
+ Con cái có yêu thương nhau thì gia đình mới hạnh phúc êm ấm
+ Anh em có đoàn kết đùm bọc lẫn nhau thì mới giữ được hòa khí gia đình, cha mẹ mới vui lòng → 1 gia
đình tốt → tạo thành 1 xã hội tốt.
3. Luận:
- Tình anh em là tình cảm vô cùng lớn lao. Vì thế mỗi người phải có trách nhiệm vun đắp ngày càng thắm
thiết. Nó sẽ là cuộc sống mỗi con người thêm ấm áp chan chứa tình yên thương là cái gốc nhân ái của đạo lý
làm người phải có trách nhiệm vun đắp ngày càng thắm thiết. Nó sẽ làm cho cuộc sống mỗi con người thêm
ấm áp. Chan chứa tình yêu thương là cái gốc nhân ái của đạo lý làm người.
- Quan tâm đến đời sống vật chất của nhau, biết hỗ trợ san sẻ cho nhau.
- Quan tâm đến đời sống tinh thần, lúc vui cũng như lúc buồn, biết động viên an ủi, không nên có sự ghen
ghét đố kỵ, không vì vật chất mà rạn nứt tình cảm anh em.
- Sống phải giàu lòng vị tha, nhân hậu, nghiêm khắc trước những thiếu xót, sai lầm của anh em, không hắt
hủi, thờ ơ, phũ phàng mà phải cùng nhau giải quyết mọi công việc.
VD: Sự tích trầu cau
- Ý nghĩa: Câu CD là 1 truyền thống đạo lý nên không thiếu những lời răn dạy của cha ông.
- Thực tế: Còn có một số anh em vì quyền lợi cá nhân, nảy sinh > < khiến đau lòng cha mẹ.
Nhiều người anh chưa là tấm gương để em noi theo.
- Ngày nay, tình cảm anh em rộng hơn là tình cảm bè bạn, làng xóm, đồng chí, quốc tế vô sản.
Đề 10:
Thân bài:

a. Giải thích:
Gà cùng một mẹ: Gà cùng đàn, có thể thuộc nhiều lứa khác nhau nhưng cùng một mẹ sinh ra.
Thực tế: gà thường tranh giành nhau, nhất là những con khác lứa nên người xưa mượn hình ảnh quen thuộc
này để nêu lời khuyên
Nghĩa bóng: Anh em một nhà phải yêu thương đoàn kết
Nghĩa rộng: Người Việt quan niệm: 54 dân tộc đều là anh em -> Người trong một nước phải thương yêu
nhau
b. Đánh giá: Lời khuyên đúng, sâu sắc
- Gà cùng mẹ mà đấu đá nhau chỉ thiệt hại đến mình để những con khác được lợi
- Anh em một nhà do mẹ sinh ra cùng cùng giọt máu đào. Yêu thương đùm bọc lẫn nhau mới có sức mạnh,
cha mẹ vui lòng. Gia đình hạnh phúc, xã hội vững yên
- Anh em tàn hại lẫn nhau làm hại chính mình người xưa gọi là cảnh nồi da xáo thịt -> sứt mẻ tình cảm, gia
đình tan vỡ. Đây là nỗi đau của cha mẹ, xã hội
- Người trong một nước cùng nòi giống, tổ tiên, cũng như anh em

25


×