Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chủng ngừa trong lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên Chương trình chủng ngừa trên toàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 11 trang )

Information letter from the Norwegian Institute of Public Health


No. 3 National vaccination programme in Norway • Vietnamese • Last updated May 2010
www.fhi.no/publ/infoletter

Chủng ngừa trong lứa tuổi
trẻ em và thanh thiếu niên
Chương trình chủng ngừa trên toàn quốc

Tại sao chủng ngừa là điều
quan trọng?

Sự miễn nhiễm (sức đề kháng chống lây bệnh) là một phần quan trọng trong hệ thống
đề kháng của cơ thể đối với các bệnh nhiễm trùng. Khi đã trải qua một bệnh, thông
thường người ta có được sự miễn nhiễm suốt đời khiến sẽ không bị bệnh cùng loại
nhiều lần. Mục đích của việc chủng ngừa là để đạt được sự miễn nhiễm mà không cần
phải trải qua cơn bệnh.
Khi hầu hết mọi người trong các tầng lớp dân chúng đã được chủng ngừa một bệnh
thì sự lây bệnh chỉ có thể lan truyền sang một số ít người còn lại. Điều này góp phần
đẩy xa cơn bệnh đó ra khỏi nước, và đồng thời cũng ngăn ngừa bệnh cho số ít người
chưa được chủng ngừa. Qua việc chủng ngừa, người ta còn có thể tận diệt hoàn toàn
một cơn bệnh trên khắp thế giới. Như hiện nay đã đạt được đối với bệnh đậu mùa do
siêu vi khuẩn gây ra.
Ngay từ khi còn ở trong giai đoạn đầu của thời kỳ thai nghén, hệ thống miễn nhiễm
của trẻ em đã được chuẩn bị để đối phó với những chất truyền nhiễm mà đứa trẻ sẽ
gặp khi chào đời. Vì thế, trẻ sơ sinh chịu đựng tốt khi được chủng ngừa, kể cả khi chủng
ngừa nhiều bệnh cùng lúc. Những thuốc chủng ngừa chỉ dùng đến một phần nhỏ
khả năng miễn nhiễm của đứa trẻ, và ít gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn nhiễm hơn
nhiều so với những sự nhiễm trùng bình thường, chẳng hạn như bị cảm.
Chương trình chủng ngừa được khuyến cáo bao gồm các thuốc chủng ngừa chống


lại mười bệnh khác nhau: bệnh bạch hầu, bệnh phong đòn gánh, bệnh ho gà, bệnh
nhiễm trùng Haemophilus influenzae loại b (Hib), bệnh nhiễm phế cầu (pneumokokk),
bệnh bại liệt, bệnh sởi, bệnh quai bị, bệnh phong chẩn và siêu vi khuẩn papilloma ở
người (HPV) gây ra ung thư cổ tử cung. Một số trẻ em còn được chủng ngừa bệnh lao
và bệnh viêm gan hepatitt B. Tất cả những bệnh này có thể nguy hiểm đến tính mạng
hoặc có thể đem lại những tình trạng hậu quả nghiêm trọng. Những thuốc chủng
ngừa này ngăn ngừa các bệnh nói trên bằng một cách thức đơn giản và hiệu quả.
Việc chủng ngừa căn bản thường bắt đầu khi đứa trẻ được 3 tháng tuổi, và tuân giữ
chương trình chủng ngừa ghi trong bảng ở trang kế tiếp. Những liều thuốc bổ sung
của các thuốc chủng ngừa này sẽ được chích ở lứa tuổi học trò. Tất cả những thuốc
chủng ngừa đều được truyền qua ống chích. Không có loại thuốc chủng nào trong
chương trình chủng ngừa dành cho trẻ em được bỏ thêm chất thủy ngân như là chất
gây đậm đặc.
Việc chủng ngừa là hoàn toàn tự nguyện.

Barnevaksinasjonsprogrammet/Vietnamesisk


National vaccination programme in Norway• Vietnamese
Page 2 of 11

Những thuốc chủng
ngừa kết hợp

Ngay từ khi chương trình chủng ngừa dành cho trẻ em tại Na Uy được bắt đầu vào năm
1952, đã có dùng những loại thuốc chủng ngừa kết hợp. Những thuốc chủng ngừa kết hợp
là những thuốc chủng ngừa chống lại nhiều bệnh trong cùng một ống chích. Điều này có
nghĩa là số lần chích sẽ ít hơn và tổng số lượng các chất được pha thêm trong các thuốc
chủng ngừa sẽ giảm đi. Các hậu quả phụ cũng ít hơn sau những lần chủng ngừa kết hợp so
với khi chủng ngừa từng loại bệnh riêng.


Chương trình chủng ngừa dành cho trẻ em
Tuổi của
đứa trẻ

Chủng ngừa chống

Số lần chích

3 tháng

Bệnh bạch hầu, bệnh phong đòn gánh, bệnh ho gà, bệnh bại liệt và
nhiễm trùng Hib (DTP-IPV-Hib), bệnh nhiễm phế cầu (pneumokokk)

2

5 tháng

Bệnh bạch hầu, bệnh phong đòn gánh, bệnh ho gà, bệnh bại liệt và
nhiễm trùng Hib (DTP-IPV-Hib), bệnh nhiễm phế cầu (pneumokokk)

2

12 tháng

Bệnh bạch hầu, bệnh phong đòn gánh, bệnh ho gà, bệnh bại liệt và
nhiễm trùng Hib (DTP-IPV-Hib), bệnh nhiễm phế cầu (pneumokokk)

2


15 tháng

Bệnh sởi, bệnh quai bị, bệnh phong chẩn (MMR)

1

Lớp 2
(7¬–8 tuổi)

Bệnh bạch hầu, bệnh phong đòn gánh, bệnh ho gà, bệnh bại liệt
(DTP-IPV)

1

Lớp 6

Rougeole, oreillons, rubéole (ROR)

1

(11–12 tuổi)

Bệnh sởi, bệnh quai bị, bệnh phong chẩn (MMR)

1

Lớp 7 Nữ sinh
(12–13 tuổi)

Bệnh do siêu vi khuẩn papilloma ở người (HPV),

tổng cộng 3 liều thuốc (Chủng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung)

Lớp 10
(15–16 tuổi)

Bệnh bại liệt (cho đến đợt trẻ em sinh năm 1997)
Bệnh bạch hầu, bệnh phong đòn gánh và bệnh bại liệt
(kể từ đợt trẻ em sinh năm 1998)

1 mỗi liều thuốc
1

Bệnh lao (BCG), 1 liều thuốc *

Bệnh viêm gan Hepatitt B, 3 hay 4 liều thuốc *
* Đối với trẻ em nằm trong các nhóm được xác định có nguy cơ (thông thường được chủng ngừa khi còn ở tuổi sơ
sinh
Những liều thuốc bổ sung dành cho người lớn có thể thích hợp trong những hoàn cảnh có nhiều nguy cơ bị lây bệnh, chẳng
hạn như khi đi du lịch ngoại quốc.

Barnevaksinasjonsprogrammet/Vietnamesisk


National vaccination programme in Norway• Vietnamese
Page 3 of 11

Trước khi chủng ngừa

Trước khi chủng ngừa, điều dưỡng viên sẽ hỏi đứa trẻ sắp chích ngừa có khỏe mạnh không,
và đứa trẻ có bị những phản ứng sau những lần chủng ngừa trước đây không. Nhớ thông

báo cho điều dưỡng viên biết nếu đứa trẻ vừa bắt đầu dùng một loại thuốc mới, bị dị ứng
hay có những bệnh nào khác.
Việc chủng ngừa cho một đứa trẻ bị cảm hoặc không được khỏe lắm, chẳng hề hấn gì cả.
Tuy vậy, điều bình thường là đình hoãn việc chủng ngừa khi bệnh nguy kịch và khi nóng sốt
trên 38 độ.
Trẻ em đã có những phản ứng đặc biệt sau khi chủng ngừa trước đây, và trẻ em bị bệnh
nghiêm trọng hoặc kéo dài trong một thời gian nên được bác sĩ cân nhắc nhận xét trước
khi chủng ngừa. Trong một vài trường hợp, có thể không cần phải tuân theo chương trình
chủng ngừa.

Sau khi chủng ngừa

Hầu hết trẻ em đều có một ít phản ứng hoặc không có phản ứng gì cả sau khi chủng
ngừa. Nóng sốt trên 39 độ và/hoặc tình trạng sức khỏe tổng quát bị giảm sút có thể là dấu
hiệu của bệnh nghiêm trọng, chứ không hẳn là do phản ứng của thuốc chủng ngừa. Vì
thế, hãy luôn luôn liên hệ với bác sĩ nếu bạn lo lắng cho con của bạn.

CÁC PHẢN ỨNG CỦA NHỮNG THUỐC CHỦNG NGỪA (CÁC PHẢN ỨNG PHỤ)
•Đỏ, sưng và đau nhức ở nơi chích xảy ra sau tất cả những lần chủng ngừa và có thể kéo
dài trong vài ngày.
•Sau khi chủng ngừa, có gần 1/10 trẻ em bị sốt nhẹ, không yên, khóc, buồn ngủ, cảm thấy
trong người không khỏe hoặc biếng ăn trong 1–2 ngày. Nóng sốt trên 39 độ là điều bất
thường.
•Sự nóng sốt với nhiệt độ gia tăng nhanh nơi trẻ nhỏ có thể đưa đến kinh phong. Kinh
phong không phải là tình trạng nguy hiểm, nhưng hãy liên hệ với bác sĩ để loại bỏ giả
thuyết về một bệnh nguy kịch nào khác.
•Da trắng bệch, cảm thấy trong người không khỏe hoặc bất tỉnh sau khi chủng ngừa
thường xảy ra với những trẻ em lớn hơn là ở trẻ sơ sinh, và gần như luôn luôn do bởi đứa
trẻ phản ứng với mũi chích/đau nhức hoặc phản ứng với hoàn cảnh.
•Trong một số trường hợp hiếm có, phản ứng do dị ứng thuốc chủng ngừa có thể xảy ra.

Những phản ứng nguy hiểm nhất do dị ứng xuất hiện nhanh sau khi chủng ngừa. Vì thế,
đứa trẻ phải chờ tại trạm y tế ít nhất 20 phút sau khi được chủng ngừa.

Barnevaksinasjonsprogrammet/Vietnamesisk


National vaccination programme in Norway• Vietnamese
Page 4 of 11

Thuốc chủng ngừa chống
bệnh bạch hầu, bệnh
phong đòn gánh, bệnh ho
gà, bệnh bại liệt và nhiễm
trùng Hib

BỆNH BẠCH HẦU
là bệnh nhiễm trùng ở mũi và cuống họng do vi trùng bạch hầu gây ra. Các vi trùng này
tạo thành độc tố có thể tấn công mô tim, mô thận và mô thần kinh. Bệnh bạch hầu có thể
gây tử vong. Tại Na Uy, có những cơn dịch của bệnh bạch hầu trong thời đệ nhị thế chiến
và những năm kế tiếp. Sau khi việc chủng ngừa được áp dụng vào năm 1952, chỉ có một
vài trường hợp riêng rẽ bị bệnh bạch hầu do bị lây bệnh ở nước ngoài. Hiện nay, bệnh
bạch hầu vẫn còn xảy ra tại một số nước ở Âu Châu và nhiều nơi khác trên thế giới.
BỆNH PHONG ĐÒN GÁNH
(tetanus) do một vi trùng có thể tìm thấy trong đất gây ra. Sự lây bệnh có thể xảy ra khi
vi trùng này tiếp cận với vết thương. Bệnh phong đòn gánh không lây từ người này sang
người khác. Vi trùng này tạo thành những độc tố tấn công hệ thần kinh và gây ra sự tê
cứng bắp thịt, cùng những lần co rút gân đau đớn. Bệnh phong đòn gánh có tỷ lệ tử vong
cao. Bệnh này ít xuất hiện ở Bắc Âu hơn là tại các xứ nóng.
BỆNH HO GÀ
(pertussis) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp kéo dài (6–12 tuần) với những cơn ho dữ

dội. Bệnh ho gà rất dễ lây – gần 100 % số người bị bệnh ho gà trước khi có sự chủng ngừa
bệnh này tại Na Uy. Bệnh ho gà có thể nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh.
Bệnh này có thể đưa đến tình trạng tổn thương não vì thiếu dưỡng khí trong những cơn
ho, và trong một số trường hợp hiếm có dẫn đến sự tử vong.
BỆNH BẠI LIỆT
là một bệnh do siêu vi khuẩn gây ra, thường đem lại những triệu chứng giống như cảm,
đau nhức cơ thể hoặc đau bụng. Bệnh bại liệt có thể làm viêm não (encefalitt) và có thể
dẫn đến tình trạng bại liệt vĩnh viễn. Bệnh bại liệt có thể gây tử vong. Trước khi có thuốc
chủng ngừa bệnh này vào năm 1957, hàng năm có những dịch bệnh bại liệt gây bại liệt
vĩnh viễn cho hàng trăm trẻ em và thanh thiếu niên tại Na Uy. Có đến 10 % số người bị
bệnh đã thiệt mạng. Sau khi việc chủng ngừa được áp dụng, bệnh bại liệt đã nằm trong
sự kiểm soát tại Na Uy và một số các nước khác. Năm 2002, Âu Châu được tuyên bố là nơi
không còn có bệnh bại liệt, nhưng bệnh này vẫn còn xảy ra tại nhiều nước ở Phi Châu và Á
Châu. Những người chưa chủng ngừa bệnh này có thể bị lây bệnh khi đi du lịch và có thể
lây sang những người khác chưa được chủng ngừa sau khi họ về nước.
NHIỄM TRÙNG HIB
Vi trùng Haemophilus influenzae loại b (Hib) là nguyên nhân thường xảy ra nhất của bệnh
viêm màng óc (meningitt) nơi trẻ em dưới 5 tuổi trước khi có thuốc chủng ngừa tại Na Uy.
Hib cũng có thể gây ra những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác như viêm phổi, viêm
khớp xương và viêm nắp cuống họng. Sau khi việc chủng ngừa được áp dụng vào năm
1992, những bệnh nhiễm trùng Hib gần như không còn xảy ra tại Na Uy nữa.

Barnevaksinasjonsprogrammet/Vietnamesisk


National vaccination programme in Norway• Vietnamese
Page 5 of 11

THUỐC CHỦNG NGỪA BỘ NGŨ CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU, BỆNH PHONG ĐÒN GÁNH,
BỆNH HO GÀ, BỆNH BẠI LIỆT VÀ NHIỄM TRÙNG HIB

Các thuốc chủng ngừa chống bệnh bạch hầu và bệnh phong đòn gánh được bào chế
dựa vào những độc tố do các vi trùng này tạo thành, nhưng được loại bỏ tác dụng độc
hại. Thuốc chủng ngừa bệnh ho gà gồm có những phần đã được làm sạch từ vi trùng
gây bệnh ho gà. Thuốc chủng ngừa bệnh bại liệt gồm có những siêu vi khuẩn gây bại
liệt đã chết của ba loại có thể gây bệnh nơi người. Thuốc chủng ngừa bệnh nhiễm trùng
Hib bao gồm những hợp chất các phân tử của vi trùng có trộn với chất đạm. Trong các
thuốc chủng ngừa này không có vi khuẩn/siêu vi khuẩn sống.
Sau ba liều thuốc chủng ngừa như được nêu trong chương trình chủng ngừa, trẻ em
có được sự phòng ngừa vĩnh viễn đối với bệnh nhiễm trùng Hib, thời gian phòng ngừa
tối thiểu 10 năm đối với bệnh phong đòn gánh, bệnh bạch hầu và bệnh bại liệt, và thời
gian phòng ngừa khoảng 5–6 năm đối với bệnh ho gà.
Các hậu quả phụ :
Sau khi chủng ngừa, có gần 1/10 trẻ em bị khó chịu, không yên, khóc, buồn ngủ, biếng ăn
hoặc cảm thấy không được khỏe trong 1–2 ngày. Trong một số trường hợp, thật khó để biết
được các triệu chứng như thế là do thuốc chủng ngừa hay nguyên nhân nào khác gây ra.
Sau khi chủng ngừa, có gần 1/10 trẻ em bị sưng, đỏ và đau nhức ở nơi chích và tình trạng
này có thể kéo dài trong nhiều ngày. Những phản ứng mạnh, nhiều đau nhức ít khi xảy ra.
Gần 1/10 trẻ em chủng ngừa bị nóng sốt trong thời gian ngắn, nhưng chưa tới 1% trẻ em bị
nóng sốt trên 39 độ. Trong những trường hợp như thế cần phải liên hệ với bác sĩ vì tình trạng
nóng sốt có thể do nguyên nhân khác gây ra, cần được điều trị.

THUỐC CHỦNG NGỪA BỘ TỨ CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU, BỆNH PHONG ĐÒN GÁNH,
BỆNH HO GÀ VÀ BỆNH BẠI LIỆT
Thuốc chủng ngừa kết hợp chống bệnh bạch hầu, bệnh phong đòn gánh và bệnh bại
liệt được cung ứng như liều thuốc bổ sung vào giai đoạn đầu của tuổi học trò, thông
thường khi học lớp 2. Lúc đó, sự phòng ngừa các bệnh này kéo dài cho đến khi có liều
thuốc mới được chích vào lớp 10.

Barnevaksinasjonsprogrammet/Vietnamesisk



National vaccination programme in Norway• Vietnamese
Page 6 of 11

Thuốc chủng ngừa
bệnh nhiễm phế cầu
(pneumokokk)

BỆNH NHIỄM PHẾ CẦU (PNEUMOKOKK)
Hiện có trên 90 loại vi khuẩn khác nhau trong nhóm Streptococcus pneumoniae
(pneumokokker). Nhiều loại trong số những vi trùng này có thể gây bệnh nơi người,
thông thường nhất là viêm phổi, viêm xoang và viêm tai giữa. Đôi khi, sự nhiễm trùng này
có thể đem lại sự phát triển nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng máu (sepsis) hoặc viêm
màng óc (meningitt). Phế cầu có thể gây bệnh cho cả trẻ em lẫn người lớn, nhưng các lứa
tuổi lại bị chế ngự bởi các loại vi khuẩn khác nhau. Hầu hết những trường hợp bị bệnh
nhiễm phế cầu nghiêm trọng thường xảy ra nơi trẻ em nhỏ, nơi người trên 65 tuổi và nơi
những người có các yếu tố nguy cơ đặc biệt dễ bị bệnh.
Trước khi thuốc chủng ngừa bệnh này được áp dụng, hàng năm có từ 60–80 trẻ em dưới
hai tuổi bị bệnh nhiễm phế cầu nghiêm trọng. Hầu hết những trẻ em này đều khỏe mạnh
trước đó và không có đặc điểm nào để dễ bị bệnh cả.

THUỐC CHỦNG NGỪA BỆNH NHIỄM PHẾ CẦU (PNEUMOKOKK)
Thuốc chủng ngừa bệnh này được cung ứng trong chương trình chủng ngừa dành cho
trẻ em, đặc biệt thích hợp cho trẻ sơ sinh. Thuốc chủng ngừa bệnh nhiễm trùng Hib bao
gồm hợp chất các phân tử của vi trùng có trộn với chất đạm. Thuốc chủng ngừa này
chống lại bảy loại phế cầu. Tại Na Uy, 70% trong số những trường hợp nhiễm phế cầu
nghiêm trọng nơi trẻ em dưới 2 tuổi là do chính bảy loại vi khuẩn này gây ra. Người ta
cũng mong đợi thuốc chủng ngừa này sẽ làm giảm bớt số trường hợp bị viêm tai giữa
do những loại phế cầu này gây ra. Thuốc chủng ngừa này không phòng ngừa được các
bệnh do những phế cầu khác gây ra. Thuốc chủng ngừa cũng không phòng ngừa các

bệnh do những vi trùng hoặc siêu vi khuẩn khác gây ra.
Thuốc chủng ngừa dành cho trẻ em nhỏ chống lại bệnh nhiễm phế cầu (pneumokokk)
sẽ được chích cùng lúc với thuốc chủng ngừa kết hợp chống bệnh bạch hầu, bệnh
phong đòn gánh, bệnh ho gà, bệnh bại liệt và bệnh nhiễm trùng Hib.
Các hậu quả phụ:
Gần 10% trẻ em chích ngừa bị sưng đỏ, ê ẩm hoặc đau nhức ở nơi chích, và tình trạng
này có thể kéo dài trong vài ngày.
Sau khi chủng ngừa, một số trẻ em bị khó chịu, không yên, khóc, buồn ngủ, biếng ăn
hoặc cảm thấy không được khỏe trong 1–2 ngày. Thật khó để biết được những triệu
chứng như thế là do thuốc chủng ngừa hay do nguyên nhân nào khác gây ra.
Có thể bị nóng sốt nhẹ.

Barnevaksinasjonsprogrammet/Vietnamesisk


National vaccination programme in Norway• Vietnamese
Page 7 of 11

Thuốc chủng ngừa chống
bệnh sởi, bệnh quai bị và
bệnh phong chẩn (Thuốc
chủng ngừa MMR)

BỆNH SỞI
à bệnh trẻ em nghiêm trọng nhất. Bệnh này rất dễ lây. Trong số những người lớn lên trước
khi có thuốc chủng ngừa, có hơn 99 % bị bệnh sởi. Bệnh sởi bắt đầu với những triệu chứng
giống như cảm và nóng sốt cao, sau đó nổi hột đỏ ngoài da. Bệnh sởi thường đi kèm theo với
các biến chứng như viêm phổi, viêm cuống phổi và viêm tai giữa. Có thể xảy ra những hậu
quả nghiêm trọng như viêm óc (encefalitt), tổn thương óc vĩnh viễn và tử vong. Hàng năm có
khoảng 350 000 trẻ em qua đời vì bệnh sởi trên toàn thế giới. Tại Âu Châu, sự bộc phát bệnh

sởi với tình trạng tử vong cũng xảy ra trong số những người chưa được chủng ngừa.
BỆNH QUAI BỊ
là một bệnh nhiễm trùng do siêu vi khuẩn, gây nóng sốt và sưng tại các tuyến nước bọt ở tai.
Biến chứng thông thường nhất là viêm màng óc (meningitt), thường tự hết mà không đem lại
những thương tổn vĩnh viễn. Một biến chứng nghiêm trọng hơn là tình trạng bị điếc vĩnh viễn.
Nếu thanh thiếu niên bị bệnh quai bị sau lứa tuổi dậy thì, siêu vi khuẩn gây bệnh có thể tấn
công các dịch hoàn và dẫn đến tình trạng giảm khả năng có con, nhưng không bị vô sinh.
BỆNH PHONG CHẨN (RUBELLA)
là một loại bệnh nhẹ với tình trạng nóng sốt và nổi hột đỏ ngoài da cả trẻ em lẫn người
lớn. Nhưng nếu một phụ nữ đang mang thai, không có sự miễn nhiễm và bị lây bệnh
phong chẩn thì bệnh này có thể đem lại những thương tổn nghiêm trọng cho thai nhi.
Nguy cơ để thai nhi bị tật dị hình là trên 80 % khi người mẹ bị bệnh vào giai đoạn đầu của
thời kỳ thai nghén. Cách thức lây bệnh thông thường nhất đối với phụ nữ đang mang thai
là sự tiếp xúc với trẻ em bị bệnh phong chẩn.
Trong một số cơn bộc phát của bệnh phong chẩn thì những đàn ông chưa được chủng
ngừa bệnh này là nguyên nhân lây bệnh sang người khác. Vì thế, điều quan trọng là tất cả
trẻ em cần được chủng ngừa.

THUỐC CHỦNG NGỪA MMR
Thuốc chủng ngừa bệnh sởi, bệnh quai bị và bệnh phong chẩn được biết đến qua tên
gọi là thuốc chủng ngừa MMR. Các mẫu tự này là được viết tắt từ tên của các bệnh bằng
tiếng Anh: Measles (bệnh sởi), Mumps (bệnh quai bị) và Rubella (bệnh phong chẩn).
Thuốc chủng ngừa này là một thuốc chủng ngừa kết hợp, gồm có siêu vi khuẩn gây ra
bệnh sởi, quai bị và phong chẩn mà các siêu vi khuẩn này còn sống, nhưng suy yếu. Sau
khi được chích liều thuốc MMR thứ nhất, thường vào lúc đứa trẻ được 15 tháng tuổi, hơn
90 % trong số những trẻ em đã chủng ngừa có khả năng đề kháng trong nhiều năm, có
thể cả suốt đời. Một liều thuốc mới sẽ được chích khi đứa trẻ được 12 tuổi nhằm bảo đảm
cho 10 % số trẻ em còn lại và bảo đảm khả năng đề kháng lâu dài. Việc chủng ngừa cho
một người đã từng bị một hay nhiều bệnh nói trên không gây tổn hại hề hấn nào cả.
Nếu đứa trẻ có sức khỏe suy yếu hoặc đang dùng thuốc thì phụ huynh cần phải thông

báo về việc này.
Các phản ứng phụ:
Đau nhức trong thời gian ngắn và sưng đỏ ở nơi chích có thể xảy ra. Sau khi chủng ngừa
từ 1-2 tuần, có gần 1/20 trẻ em có những triệu chứng nhẹ của những bệnh mà các em đã
chủng ngừa. Những triệu chứng thông thường nhất là nóng sốt và nổi mụt đỏ ngoài da.
Sự nhiễm trùng do siêu vi khuẩn có trong thuốc chủng ngừa thì không lây. Sau khi chủng
ngừa, những biến chứng khi bị những bệnh nói trên rất hiếm khi xảy ra.
Vào năm 1997 có người đặt giả thuyết về thuốc chủng ngừa MMR có thể là nguyên nhân
gây ra bệnh tự kỷ. Sau này, đã có thực hiện hàng loạt những cuộc tìm hiểu rộng lớn mà tất
cả những cuộc tìm hiểu này đều bác bỏ việc thuốc chủng ngừa MMR là nguyên nhân gây ra
bệnh tự kỷ hay một hình thức nào khác về sự thương tổn của não

Barnevaksinasjonsprogrammet/Vietnamesisk


National vaccination programme in Norway• Vietnamese
Page 8 of 11

Thuốc chủng ngừa ung NHIỄM TRÙNG HPV VÀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG
thư cổ tử cung Ung thư tử cung là một bệnh nghiêm trọng. Hằng năm tại Na Uy có từ 250–300 phụ nữ bị
(Thuốc chủng ngừa HPV) bệnh này, và từ 75–100 trong số những phụ nữ bị bệnh qua đời. Ngoài ra, hằng năm có
khoảng 3 000 phụ nữ được giải phẫu ở vào những giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung cách
nghiêm trọng. Những phụ nữ trước đây đã từng trải qua một cuộc giải phẫu như thế, nay
đang mang thai, sẽ có nhiều nguy cơ bị sảy thai hoặc hoặc đứa trẻ sẽ được sanh non.

Bệnh ung thư cổ tử cung do một loại siêu vi khuẩn được gọi là siêu vi khuẩn papilloma ở
người (HPV) gây ra. Có nhiều loại HPV. Mỗi loại có một con số riêng. Có ít nhất 12 loại HPV
có thể gây bệnh ung thư cổ tử cung. Hai loại thông thường nhất là HPV 16 và HPV 18. Tại
Na Uy, có khoảng 70% trong tất cả các trường hợp bị bệnh ung thư cổ tử cung là do chính
hai loại siêu vi khuẩn này gây ra. Những loại HPV khác có thể gây ra những mụn cóc ở

ngay và chung quanh cơ quan sinh dục/hậu môn, nhưng không gây bệnh ung thư. Gần
như tất cả những mụn cóc sinh dục là do HPV 6 hoặc HPV 11 gây ra.
Siêu vi khuẩn HPV rất dễ lây qua sự quan hệ tình dục và thường không đem lại triệu
chứng nào. Hầu hết mọi người đều bị nhiễm siêu vi khuẩn HPV trong đời. Thông thường
nhất là bị lây khi còn trẻ. Phần lớn các trường hợp bị nhiễm siêu vi khuẩn HPV sẽ tự hết.
Nếu sự nhiễm trùng có siêu vi khuẩn HPV gây ung thư kéo dài trong một thời gian, tình
trạng này có thể phát triển thành những giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung (những thay
đổi của tế bào). Những giai đoạn tiền ung thư như thế dần dần có thể phát triển thành
ung thư cổ tử cung. Thông thường tiến trình này kéo dài từ 10-30 năm. .
THUỐC CHỦNG NGỪA HPV
Thuốc chủng ngừa gồm có các hạt nhỏ nhân tạo được bào chế trông giống như phần
bên ngoài của siêu vi khuẩn HPV thật. Thuốc chủng ngừa không có siêu vi khuẩn sống.
Thuốc chủng ngừa HPV phòng ngừa các siêu vi khuẩn HPV 16 và 18 và những giai đoạn
tiền ung thư cổ tử cung do hai loại siêu vi khuẩn này gây ra. Ngoài ra, thuốc chủng ngừa
HPV được chích theo chương trình chủng ngừa dành cho trẻ em, còn phòng ngừa cả
những mụn cóc sinh dục do các loại siêu vi khuẩn HPV 6 và 11 gây ra.
Thuốc chủng ngừa đem lại sự phòng ngừa trên 95 % đối với các siêu vi khuẩn HPV 6, 11,
16 và 18. Kinh nghiệm cho thấy là thuốc chủng ngừa vẫn còn hiệu quả phòng ngừa trong
thời gian 5-6 năm sau khi được chủng ngừa. Giới chức quản lý dược phẩm sẽ để ý theo dõi
kỹ lưỡng thời gian kéo dài sự phòng ngừa của thuốc chủng ngừa này. Nếu có nhu cầu, giới
chức hữu trách sẽ khuyến cáo cần có thêm một liều thuốc chủng ngừa bổ sung.
Kể từ niên khóa 2009/2010 các em nữ sinh lớp 7 được cung ứng chủng ngừa HPV. Thuốc
chủng ngừa được chích vào phần trên của cánh tay. Để được chủng ngừa hoàn toàn, trẻ
em cần phải được chích ba liều thuốc trong thời gian từ 6–12 tháng.
Thuốc chủng ngừa HPV có tác dụng phòng ngừa và nên được chủng ngừa trước khi có
nguy cơ bị lây bệnh. Vì thế, trong chương trình chủng ngừa tại Na Uy, những thiếu nữ
được cung ứng chủng ngừa HPV trong thời gian rộng rãi trước khi bước vào tuổi trung
bình bắt đầu có quan hệ tình dục.
Các hậu quả phụ
Các hậu quả phụ thông thường nhất khi chủng ngừa HPV là sưng và ê ẩm ở cánh tay tại

nơi chích. Tình trạng này sẽ hết sau vài ngày. Cũng có những báo cáo về các trường hợp
bị nóng sốt trong thời gian ngắn, nhức đầu, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy và đau bụng.
Giống như những thuốc chủng ngừa khác, thuốc chủng ngừa HPV trong trường hợp
hiếm có, cũng có thể gây phản ứng dị ứng qua hình thức nổi mụt đỏ ngoài da và ngứa
một lúc sau khi được chích ngừa. Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hơn có thể xảy
ra trong những trường hợp rất hiếm hoi. Nhân viên y tế thực hiện việc chủng ngừa đã
chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với những hoàn cảnh như thế.

Barnevaksinasjonsprogrammet/Vietnamesisk


National vaccination programme in Norway• Vietnamese
Page 9 of 11

Thuốc chủng
ngừa bệnh lao

BỆNH LAO

Bệnh lao là sự nhiễm trùng do vi trùng lao gây ra. Cách lây bệnh thông thường là lây từ
người ho ra những giọt nước bọt có vi trùng lao. Bệnh lao thường tấn công phổi nhất,
nhưng cũng có thể gây nhiễm trùng tại các cơ quan khác như màng óc, hạch bạch huyết,
đường ruột, xương, khớp xương và thận. Bệnh lao ít xảy ra ở Na Uy và đã có chiều hướng
giảm bớt đến năm 1997, nhưng tăng phần nào trong những năm gần đây do sự gia tăng
di dân từ các nước có tỷ lệ cao về bệnh lao. Hiện nay, Na Uy là một trong những nước trên
thế giới có ít trường hợp bị bệnh lao nhất, với khoảng 250–300 trường hợp mới mỗi năm.
SỰ THỬ LAO
Nên thực hiện sự thử lao trước khi chủng ngừa BCG với những người có thể đã bị lây bệnh
lao. Những người đã bị lây, và hầu hết những người đã được chủng ngừa, sau 2-3 ngày sẽ
bị sưng đỏ ở ngoài da nơi đã được rạch để thử lao. Tình trạng này được gọi là phản ứng

dương tính. Những người có phản ứng dương tính khi thử lao sẽ không được chủng ngừa
BCG. Những người không bị lây bệnh lao từ trước, và cũng chưa được chủng ngừa BCG sẽ
không phản ứng khi thử lao. Những người này có phản ứng âm tính khi thử lao, và có thể
được chủng ngừa BCG. Cũng có thể chủng ngừa BCG cho những người không biết chắc là
họ đã có sự quan hệ tiếp xúc với những người bị lây bệnh lao, mà không cần phải thử lao
trước.

THUỐC CHỦNG NGỪA LAO
Thuốc chủng ngừa lao gồm có những vi trùng còn sống, nhưng suy yếu, Bacille
Calmette Guérin, và được gọi là BCG. Thuốc chủng ngừa được chích vào phần trên của
cánh tay trái. Thông thường, một vài tuần sau khi chủng ngừa sẽ có một mụt nhỏ hoặc
một vết thương nhỏ có nước ở nơi chích. Đồng thời có vài cục hạch ở nách (hạch bạch
huyết sưng lên). Vết thương này không gây đau và sẽ lành lại sau một thời gian ngắn.
Khoảng 80% những người được chủng ngừa có được sự phòng ngừa bệnh lao. Sự
phòng ngừa này có tác dụng từ 1–3 tháng sau khi chủng ngừa và sẽ kéo dài trong một
thời gian lâu.
Thuốc chủng ngừa BCG được cung ứng cho trẻ em của những gia đình có liên hệ ràng
buộc với những nước mà bệnh lao là chuyện bình thường. Trẻ sơ sinh được khuyến
khích chủng ngừa lao một thời gian ngắn sau khi chào đời. Khi có nguy cơ để bị lây
bệnh từ những người thân có sự tiếp xúc gần gũi thì những người có phản ứng âm tính
khi thử lao sẽ được chủng ngừa.
Nếu đứa trẻ có sức khỏe suy yếu hoặc dùng thuốc, cha mẹ cần phải thông báo cho
nhân viên y tế biết việc này. Những người bị nhiễm siêu vi khuẩn Hiv, thông thường
không được chủng ngừa BCG.
Các hậu quả phụ:
Ít khi có những phản ứng mạnh hoặc kéo dài ở chung quanh chỗ chích.
Sưng ở hạch bạch huyết gần nơi chích có thể xảy ra. Khi bị sưng như thế có thể khó
chịu, nhưng không nguy hiểm. Trong một số trường hợp rất hiếm, đôi khi có thể cần
điều trị bằng thuốc men


Barnevaksinasjonsprogrammet/Vietnamesisk


National vaccination programme in Norway• Vietnamese
Page 10 of 11



Thuốc chủng ngừa
chống bệnh viêm
gan hepatitt B

BỆNH VIÊM GAN HEPATITT B
là bệnh viêm gan do siêu vi khuẩn hepatitt B gây ra. Siêu vi khuẩn này có ở trong máu và
những chất nước từ trong cơ thể tiết ra có máu. Sự lây bệnh xảy ra qua những niêm mạc
hoặc lớp da bị trầy trụa, chẳng hạn như khi đâm một ống chích có máu, khi truyền máu
hoặc lây qua sự quan hệ tình dục. Siêu vi khuẩn này không thể xâm nhập xuyên qua lớp
da lành lặn. Khi bị lây trong giai đoạn đầu của tuổi sơ sinh, hơn 90% bị nhiễm trùng mãn
tính và trở thành những người mang siêu vi khuẩn này nếu không được điều trị phòng
ngừa. Nguy cơ để trở thành người mang siêu vi khuẩn mãn tính sẽ giảm dần qua tuổi ấu
thơ và dưới 5% đối với những người bị lây bệnh ở tuổi trưởng thành. Vì sự suy yếu trong
hệ thống miễn nhiễm nên những người có hội chứng Down có nhiều nguy cơ trở thành
người mang siêu vi khuẩn hepatitt B mãn tính nếu họ bị lây bệnh.
Tình trạng mang siêu vi khuẩn mãn tính có thể đưa đến xơ gan (levercirrhose) hoặc ung
thư gan. Những người mang siêu vi khuẩn mãn tính cũng là những nguyên nhân truyền
nhiễm quan trọng nhất đối với bệnh viêm gan hepatitt B. Vì thế, điều quan trọng là giảm
bớt càng nhiều càng tốt số lượng người mang siêu vi khuẩn mãn tính.

THUỐC CHỦNG NGỪA BỆNH VIÊM GAN HEPATITT B
Thuốc chủng ngừa gồm có những phần của siêu vi khuẩn hepatitt B được sản xuất

trong các tế bào nấm qua kỹ thuật DNA.
Trong chương trình chủng ngừa dành cho trẻ em, thuốc chủng ngừa hepatitt B được
cung ứng cho trẻ em có cha mẹ đến từ các nước hay bị những bệnh nhiễm trùng
hepatitt B.
Ngoài ra, thuốc chủng ngừa hepatitt B còn được cung ứng miễn phí cho những người
• Có nhiều nguy cơ bị lây bệnh
• Có nhiều nguy cơ trở thành người mang siêu vi khuẩn hepatitt B mãn tính
nếu họ bị lây bệnh
Bộ y tế và chăm sóc đã soạn ra những nguyên tắc chỉ đạo nói về những ai sẽ được cung
ứng chủng ngừa bệnh viêm gan Hepatitt B.
Thuốc chủng ngừa bệnh Hepatitt B có thể được chích bất cứ lúc nào từ khi mới sinh
cho đến tuổi trưởng thành. Thông thường được chích ba liều thuốc, với khoảng cách
thời gian tối thiểu 4 tuần giữa liều thuốc thứ nhất và liều thuốc thứ hai, và ít nhất 5
tháng giữa liều thuốc thứ hai với liều thuốc thứ ba. Sau khi được chủng ngừa 3 liều
thuốc, trên 95 % có được sự phòng ngừa bệnh viêm gan trong thời gian lâu dài (thông
thường là suốt đời).
Các hậu quả phụ.
Thuốc chủng ngừa bệnh viêm gan Hepatitt B gây ra ít hậu quả phụ; những hậu quả
phụ thông thường nhất là đau nhức, sưng đỏ ở nơi chích. Cũng có những báo cáo về
tình trạng nóng sốt, nổi mụt đỏ ngoài da, mệt mỏi, cảm giác bị bệnh, đau nhức khớp
xương và đau nhức bắp thịt vào những ngày đầu sau khi chủng ngừa.

Barnevaksinasjonsprogrammet/Vietnamesisk


National vaccination programme in Norway• Vietnamese
Page 11 of 11

Hệ thống đăng ký chủng
ngừa trên toàn quốc

SYSVAK

SYSVAK là một hệ thống đăng ký qua điện toán việc chủng ngừa trên toàn quốc bao hàm
những loại chủng ngừa đã được chích nằm trong chương trình chủng ngừa dành cho trẻ em.
Mục đích của hệ thống SYSVAK là để có được cái nhìn tổng quát về tình trạng chủng ngừa của
từng đứa trẻ và để theo dõi sự đáp ứng của việc chủng ngừa trên bình diện toàn quốc. Đối với
dịch vụ y tế, hệ thống đăng ký còn là một phương tiện nhằm bảo đảm cho mọi trẻ em có được
sự cung ứng chủng ngừa đầy đủ.
Trong hệ thống SYSVAK sẽ có ghi tên, ngày sanh và số cá nhân, nơi cư ngụ của người được
chủng ngừa, loại thuốc chủng ngừa và ngày chủng ngừa. Với những người không có số cá
nhân do chính quyền Na Uy cấp, sẽ được ghi vào sổ với một hình thức khác. Những lần chủng
ngừa trước đây chưa từng được ghi vào hệ thống SYSVAK, cũng sẽ được ghi vào sổ.
SYSVAK được điều chỉnh theo luật đăng ký dữ kiện sức khỏe và thông tư về hệ thống SYSVAK.
Không có lý do gì để dè dặt thận trọng đối với việc ghi vào hồ sơ đăng ký chủng ngừa khi việc
này xảy ra phù hợp với chương trình chủng ngừa dành cho trẻ em trên toàn quốc.
Người được đăng ký vào hồ sơ (và những người có trách nhiệm làm cha mẹ cho đứa trẻ), có
quyền được biết đến những điều ghi về chính họ trong hệ thống SYSVAK. Những dữ kiện về
việc chủng ngừa được tập trung lại và cất giữ phù hợp với những quy luật an toàn nói về dịch
vụ y tế nhằm quan tâm đến sự bảo vệ đời tư và bảo đảm sự đăng ký các chi tiết dữ kiện cá
nhân.
Dựa vào các dữ kiện trong hệ thống SYSVAK, dịch vụ y tế học đường/dịch vụ y tế địa phương
có thể viết giấy chứng nhận chủng ngừa một cách đầy đủ.

Bạn có hỏi điều gì không?

Nếu có những thắc mắc mà bạn chưa nhận được sự trả lời trong tập chỉ dẫn này, bạn có thể
hỏi trạm y tế địa phương nơi bạn cư ngụ.

PHOTO ILLUSTRATION P. 1: IMAGESOURCE


Barnevaksinasjonsprogrammet/Vietnamesisk



×