Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH TẠO BƯỚC ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402 KB, 32 trang )

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

ĐƯỜNG LỐI, CHÍNH SÁCH
TẠO BƯỚC ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO
Các cơ quan chúc năng của Bộ Khoa học và Công nghệ đang
lấy ý kiến đóng góp của các bộ.
Công nghệ cao ở Việt Nam có trình độ thấp, quy mô nhỏ
Công nghệ cao là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ; tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất
lượng và giá trị gia tăng cao; có khả năng hình thành các ngành sản
xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có.
Từ năm 1991, bốn lĩnh vực công nghệ cao là công nghệ thông
tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và tự động hóa đã
được đưa vào hệ thống các chương trình trọng điểm cấp Nhà nước.
Trong giai đoạn 1996-2000, chương trình khoa học và công nghệ
(KH và CN) trọng điểm cấp Nhà nước trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và truyền thông (CNTT-TT) đã tạo ra hơn 70 sản phẩm,
bao gồm 30 thiết bị, 10 hệ thống và hơn 30 phần mềm các loại.
Trong giai đoạn 2001-2005, kết quả nghiên cứu của các
chương trình KH và CN trọng điểm cấp Nhà nước đã được áp dụng,
thu lợi hàng trăm tỷ đồng hằng năm trong các lĩnh vực trồng điều, lúa
gạo, nuôi cua xanh thương phẩm và lợi ích tiềm năng trong cây trồng
có thể lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, bên cạnh một số kết quả
đạt được ban đầu, nhìn chung hoạt động nghiên cứu và phát triển
công nghệ cao ở Việt Nam vẫn chưa tạo ra được nhiều công nghệ
mang tính đột phá; một số kết quả nghiên cứu không áp dụng được
vào sản xuất vì công nghệ chưa thật sự ổn định và hoàn chỉnh. Nhu
cầu ứng dụng công nghệ cao còn nhỏ hẹp do quy mô nhỏ bé của một


nền kinh tế chưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu.
Sự phát triển trong thời gian vừa qua của các ngành công
nghiệp công nghệ cao chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực CNTT-TT.
Phần lớn những doanh nghiệp được gọi là công nghệ cao của
Việt Nam hiện chủ yếu ở trình độ lắp ráp. Doanh nghiệp không được
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

1


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

khuyến khích và ít quan tâm nhập khẩu các bí quyết công nghệ cao
để tạo dựng năng lực cạnh tranh dài hạn. Quan hệ với các công ty đa
quốc gia thông qua quá trình đầu tư nước ngoài chủ yếu còn dừng ở
mức đưa vốn vào đầu tư. Hoạt động chuyển giao công nghệ nói
chung và chuyển giao công nghệ cao nói riêng để sản xuất sản phẩm
công nghệ cao còn tùy thuộc vào kế hoạch chủ quan của các công ty
có vốn đầu tư nước ngoài, vai trò của các công ty này trong việc đưa
công nghệ cao vào Việt Nam chưa rõ rệt. Chúng ta chưa xây dựng
được hệ thống đồng bộ, hợp lý, có hiệu quả các chương trình KH và
CN trong lĩnh vực công nghệ cao, từ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
ứng dụng đến phát triển công nghệ; giữa các nhiệm vụ khoa học và
công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước với các nhiệm vụ của các ngành,
địa phương; phương thức và năng lực quản lý ở các cấp còn nhiều
hạn chế, bất cập.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến trình độ phát triển công
nghệ cao ở Việt Nam còn thấp và quy mô nhỏ là do hệ thống pháp

luật về công nghệ cao chưa thống nhất và đồng bộ, thiếu các hướng
dẫn cụ thể trong nhiều lĩnh vực, nhất là những chính sách ưu đãi,
khuyến khích cho sản xuất, dịch vụ, ươm tạo, nghiên cứu khoa học
và phát triển, đào tạo nhân lực cho công nghệ cao... Chưa có các quy
định về những lĩnh vực ưu tiên mũi nhọn về công nghệ cao phù hợp
tài nguyên môi trường và con người.
Sự cần thiết phải xây dựng và ban hành Luật Công nghệ cao
Từ thực trạng nói trên cho thấy, việc xây dựng và ban hành
Luật Công nghệ cao là cần thiết và cấp bách. Vụ trưởng Pháp chế
(Bộ Khoa học và Công nghệ) Ðoàn Năng, cho chúng tôi biết: Dự
thảo Luật Công nghệ cao có bảy chương, 35 điều, được soạn thảo
theo quan điểm: Thể chế hóa kịp thời các quan điểm, chủ trương,
chính sách của Ðảng và Nhà nước về ứng dụng và phát triển công
nghệ cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
và hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao năng suất, chất lượng hàng
hóa, dịch vụ và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tăng cường tiềm lực
khoa học, công nghệ, công nghiệp của đất nước và phát triển bền
vững; xã hội hóa hoạt động nghiên cứu - phát triển công nghệ cao,
ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, mở
rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao.
2

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

Ngày 19/2/2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức hội

thảo lần thứ nhất giới thiệu và lấy ý kiến đóng góp của các bộ,
ngành, đoàn thể có liên quan vào dự thảo Luật Công nghệ cao, dưới
sự chủ trì của Thứ trưởng Lê Ðình Tiến. Các đại biểu đã tập trung
thảo luận vào ba nội dung chính.
Thứ nhất, về lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên đầu tư, phát
triển. Nhiều ý kiến cho rằng, ngoài bốn lĩnh vực công nghệ cao đã
được quy định trong các văn kiện của Ðảng là CNTT-TT, công nghệ
sinh học, điện tử và tự động hóa, vật liệu mới, cần bổ sung vào danh
mục các lĩnh vực công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển một
số lĩnh vực khác như công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ, công
nghệ biển. Cần phải bổ sung là do về bản chất, đây là những lĩnh vực
công nghệ cao; vị trí, vai trò của nó đã được khẳng định rõ. Hơn nữa,
về các lĩnh vực công nghệ này, Chính phủ đều đã có chiến lược ứng
dụng và phát triển.
Thứ hai, về khu công nghệ cao. Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo
luật này chỉ nên quy định chung về chức năng và nhiệm vụ của các
khu công nghệ cao. Mỗi khu công nghệ cao có thể thực hiện một
hoặc một số chức năng quy định trong luật mà không cần phân chia
thành các loại hình khu công nghệ cao khác nhau với các chức năng
và nhiệm vụ riêng. Các loại hình khu công nghệ cao rất đa dạng về
quy mô, tính chất và quyền sở hữu. Nếu quy định ngay trong luật thì
sẽ quá chi tiết và khó có thể phản ánh đầy đủ các loại hình khu công
nghệ cao trong thực tiễn ngày càng phát triển. Chính phủ căn cứ vào
chức năng, nhiệm vụ chung của các khu công nghệ cao xây dựng các
quy định cụ thể cho từng loại hình khu công nghệ cao.
Thứ ba, về các biện pháp khuyến khích, ưu đãi cho các hoạt
động công nghệ cao. Ðể khuyến khích các hoạt động công nghệ cao,
cần có các biện pháp có tính chất đột phá như nội dung công văn của
Chính phủ số 02/VPCP-XDPL ngày 15-1-2007 gửi Ủy ban Thường
vụ Quốc hội (UBTVQH) góp ý xây dựng dự thảo Pháp lệnh công

nghệ cao do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì
soạn thảo và trình ủy ban. Cần quy định ngay trong luật này các mức
ưu đãi, khuyến khích cụ thể cao hơn các mức ưu đãi cao nhất trong
các quy định của pháp luật hiện hành. Ðây cũng là lý do UBTVQH
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

3


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

và Quốc hội quyết định nâng Pháp lệnh Công nghệ cao thành Luật
Công nghệ cao, nhằm tháo gỡ các vướng mắc với các luật hiện hành
khi cần dành cho công nghệ cao các biện pháp có tính chất đột phá.
Theo: Báo Nhân dân

TẠO CƠ CHẾ GẮN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VỚI NGHIÊN CỨU KH
Tuy là hai lĩnh vực hoạt động xã hội do hai Bộ khác nhau quản
lý, nhưng sự thành công trong các hoạt động nghiên cứu khoa học
(KH) lại phụ thuộc rất nhiều vào sự thành công trong việc nâng cấp
các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) của đất nước. Nền GDĐH nước
ta hiện đang đứng trước những thách thức rất lớn trong việc nâng cao
chất lượng đào tạo và đặc biệt là chất lượng nghiên cứu KH trong các
cơ sở GDĐH.
Với một đội ngũ giáo viên đã nhiều năm chỉ cặm cụi dạy
“chay”, nay yêu cầu phải có nghiên cứu KH đẳng cấp cao (với công
trình đăng tải trên các tạp chí quốc tế) để hướng nghề được những tài
năng trẻ của nước nhà vào công cuộc phát triển KH&CN là một việc

thực sự là quá khó nếu không là bất khả thi trên một hạ tầng cơ sở
KH vô cùng nghèo nàn (phòng thí nghiệm, thư viện KH, cơ sở tính
toán…) của đa số những trường ĐH trong nước. Rõ ràng đây là một
vấn đề không dễ giải quyết được, ngay cả khi nhà nước sẵn sang chi
ngay nhiều trăm tỷ đồng để rót vào các cơ sở GDĐH yếu kém.
Khác với phát triển trong sản xuất kinh doanh khi mà một
doanh nghiệp có thể khởi sắc nhanh chóng nếu như có nguồn vốn dồi
dào và kinh doanh hợp lý, việc nâng cấp GDĐH là một quá trình
phức tạp hơn rất nhiều vì đó là việc xây dựng và phát triển tri thức và
trí tuệ (hay như ta thường nói là nguyên khí quốc gia) và chỉ có thể
thành công với sự tham gia tích cực nhất của cộng đồng KH nước
nhà cùng sự giúp đỡ, hợp tác đến từ các quốc gia phát triển. Trong
khung cảnh hiện tại, các cơ sở nghiên cứu KH&CN trong nước (như
các Viện và trung tâm thuộc Bộ KH&CN hay Viện KH&CN Việt
Nam) và các trường ĐH vẫn đang vận hành trong hai cơ chế khá
riêng biệt, thiếu sự hợp tác đồng bộ và tích cực của hai phía trong các
dự án nghiên cứu KH&CN lớn của đất nước. Nếu như ở Viện nghiên
cứu vẫn có thể gặp những nhà KH thế hệ 5X cặm cụi làm nghiên cứu
4

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

một mình hoặc với một vài đồng nghiệp cùng tuổi, thiếu các học trò
trẻ, thì ở các trường ĐH các em sinh viên giỏi thường chỉ tham gia
nghiên cứu “đơn giản” với các thày ở trường và sau khi tốt nghiệp

những tài năng trẻ đó cũng mau chóng bị “hấp thụ” bởi nền kinh tế
thị trường trong và ngoài nước. Các hội thảo, seminar KH tổ chức tại
các Viện nghiên cứu KH thường rất ít có sự tham gia của các GS,
sinh viên từ các trường ĐH và ngược lại. Với một cách làm việc
manh mún như vậy, lại thiếu một hạ tầng cơ sở cần thiết về nhân lực,
điều kiện và thiết bị nghiên cứu, hiện trạng yếu kém trong nghiên
cứu KH cũng như đẳng cấp thấp kém của GDĐH Việt Nam là những
hậu quả tất yếu.
Trong khi đó, trên thế giới, ngay các cơ sở GDĐH ở các nước
phát triển thường gắn với những phòng thí nghiệm tầm cỡ lớn, nơi
mà các sinh viên phải bắt buộc tham gia các hoạt động nghiên cứu
KH từ năm thứ 3 và dần tiếp tục làm Luận văn tốt nghiệp, Luận án
Thạc sỹ, Tiến sỹ tại đó (ở Mỹ, sự gắn kết giữa Phòng thí nghiệm
quốc gia Oak Ridge và trường Đại học Tổng hợp Tennessee, hay
việc tồn tại Trung tâm gia tốc hạt nhân quốc gia NSCL ngay trong
khuôn viên của trường Đại học Tổng hợp quốc gia Michigan là
những thí dụ điển hình trong lĩnh vực khoa học hạt nhân). Các nhà
KH đầu ngành ở các phòng thí nghiệm quốc gia, viện nghiên cứu lớn
cũng thường là các GS kiêm chủ nhiệm bộ môn, tham gia tích cực
vào giảng dạy và nghiên cứu tại các trường ĐH và ngược lại các GS
có trình độ cao từ các trường ĐH cũng luôn là những đối tác quan
trọng của các cơ sở nghiên cứu (một việc hiển nhiên nhưng vẫn chưa
làm được ở Việt Nam).
Theo: Tạp chí Tia sáng

ĐỊNH HƯỚNG RÕ RÀNG TRONG PHÁT TRIỂN KHU CÔNG
NGHỆ CAO
Phát triển khu công nghệ cao (CNC) là chủ trương phù hợp xu
thế phát triển chung của thế giới. Chính vì vậy, nhiều ngành, địa
phương đã và đang tích cực xúc tiến các dự án xây dựng khu CNC

các loại. Trong quá trình đó, không tránh khỏi sự nhầm lẫn giữa khu
CNC với các khu kinh tế - kỹ thuật khác. Vấn đề đặt ra là các cấp có
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

5


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

thẩm quyền cần có định hướng rõ ràng trong việc phát triển khu công
nghệ cao.
Về mô hình khu công nghệ cao (CNC)
Hiện tồn tại khá phổ biến việc xây dựng khu CNC dựa trên cơ
sở những quan niệm còn chưa đầy đủ về khu CNC. Nhiều trường hợp
đơn thuần chỉ nhằm sản xuất-kinh doanh và không có sự phân biệt
với khu công nghiệp nhưng vẫn được gọi là khu CNC.
Những khu CNC hữu danh vô thực này không những không
tạo ra được các lợi ích mong muốn mà còn gây lãng phí trong đầu tư,
gây rối loạn khi xác định đối tượng được hưởng ưu đãi… và cả làm
mất uy tín của xã hội đối với mô hình phát triển vốn phát huy tác
dụng tốt trên thế giới. Nguyên nhân của tình trạng này có thể quy về
xu hướng chạy theo phong trào của các ngành và địa phương, do cố
tình đánh tráo danh nghĩa đẻ hưởng ưu đãi của Nhà nước… Nguyên
nhân chủ yếu vẫn là chưa xác định rõ mô hình khu CNC ở nước ta
hiện nay.
Đặc trưng cơ bản của khu CNC nói chung là sự tích hợp giữa
nghiên cứu và triển khai (R&D) với sản xuất – kinh doanh. Trong
khu CNC phải có hoạt động, bộ phận R&D, có hoạt động, bộ phận

sản xuất – kinh doanh, đồng thời, chúng có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Tuy nhiên, gắn kết giữa nghiên cứu với sản xuất như thế nào
thì lại phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi nước. Đây là điều chưa được
chú ý nghiên cứu ở nước ta.
Quản lý khu công nghệ cao
Phát triển khu CNC ở nước ta đang bị chi phối nặng nề bởi tính
cục bộ địa phương. Nhiều địa phương đua nhau xây dựng khu CNC.
Trong dự án xây dựng khu CNC thường không có những tính toán về
ảnh hưởng lan toả sang địa phương khác cũng như thừa hưởng tác
động của khu CNC đóng trên các địa bàn lân cận. Hậu quả sẽ làm
phân tán nguồn lực của đất nước, tranh giành nguồn vốn còn có hạn
cho phát triển khu CNC, gây khó khăn cho công tác quy hoạch ở tầm
quốc gia. Hiện nay, ở nước ta còn có những lúng túng nhất định
trong vấn đề quản lý khu CNC.
6

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

Thực tế, trên thế giới đã xuất hiện nhiều cách thức quản lý khác
nhau như: Khu CNC Tân Trúc (Đài Loan, Trung Quốc), Khu CNC
Kulim (Malaixia), Công viên khoa học Singapo, các khu CNC ở
Phần Lan, các khu CNC đạt chuẩn quốc gia ở Trung Quốc. Mỗi mô
hình đều thể hiện mặt mạnh của riêng mình. Muốn áp dụng chúng
cần phải có một quá trình thử nghiệm để xem xét những mặt phù hợp
điều kiện của nước ta.

Theo: Báo Nhân dân

TẠO CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ CNTT
Sáng 14/9, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã tổ chức
hội thảo "Cơ chế và chính sách phát triển ngành dịch vụ CNTT Việt
Nam".
Theo Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Minh Hồng, thị trường
dịch vụ CNTT Việt Nam ngày càng đa dạng với các dịch vụ như: hỗ
trợ phần cứng, phần mềm, triển khai hệ thống, dịch vụ bảo hành, dịch
vụ nội dung số, dịch vụ xử lý dữ liệu, dịch vụ cơ sở dữ liệu, dịch vụ
đào tạo CNTT, tư vấn CNTT...
Tuy nhiên, sự phát triển của lĩnh vực này vẫn mang tính tự
phát, quy mô nhỏ lẻ, chất lượng và mức độ chuyên nghiệp chưa cao.
Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng
Vụ Công nghiệp CNTT (Bộ TT-TT) đã đề xuất, để xây dựng chương
trình phát triển công nghiệp dịch vụ CNTT, Việt Nam cần gắn ngành
này với công nghiệp phần mềm, công nghiệp nội dung và công
nghiệp máy tính.
Ngành công nghiệp CNTT phải đa dạng hóa các loại hình dịch
vụ, thắt chặt quản lý đối với các loại hình nhằm nâng cao chất lượng
dịch vụ cho khách hàng. Các giải pháp thực hiện trọng tâm gồm có:
Hoàn thiện môi trường cơ chế chính sách phát triển, nâng cao năng
lực quản lý nhà nước và hỗ trợ phát triển dịch vụ CNTT; thu hút đầu
tư phát triển dịch vụ; tạo dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, và tạo điều
kiện ưu đãi, hỗ trợ để DN phát triển.
Tại hội thảo, các đại biểu đều thống nhất, hiện tại, dịch vụ nội
dung thông tin và truyền thông đang đứng đầu danh sách các dịch vụ
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

7



BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

CNTT tại Việt Nam. Ở TP.HCM, dịch vụ này nở rộ với báo điện tử
(báo ngày, tạp chí), truyền hình kỹ thuật số, e-mail, blog, forum,
quảng cáo, và website thông tin hàng hóa.
Tiếp đến, là nhóm các dịch vụ giao dịch điện tử: đăng ký kinh
doanh, khai thuế, hải quan, giao dịch ngân hàng, chứng khoán, tư vấn
và mua bán có thanh toán...
Tuy nhiên, ông Hoàng Lê Minh - Phó Giám đốc Sở BCVT TP.
HCM nhận định rằng: "Với nhóm dịch vụ xử lý dữ liệu và cho thuê
hạ tầng, lĩnh vực phát triển dịch vụ gia công quy trình doanh nghiệp
CNTT (IT BPO) mặc dù đã chiếm thị phần rất quan trọng tại thị
trường Bắc Mỹ, châu Âu, Ấn Độ và Trung Quốc nhưng chưa phát
triển tại VN. Mặc dù nhu cầu BPO đã xuất hiện ở nước ta nhưng khó
đáp ứng được trong 1-2 năm tới."
Qua hộ thảo, những ý kiến đóng góp ghi nhận sẽ là nền tảng
cho cơ quan quản lý nhà nước hoàn chỉnh hành lang pháp lý cho lĩnh
vực dịch vụ CNTT.
Theo: VietNamNet

DỰ THẢO LUẬT CÔNG NGHỆ CAO: HÀNH LANG PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ
Sau một thời gian ngắn xây dựng, ngày 19/2/2008, tại trụ sở Bộ
KH&CN, lần đầu tiên Dự án Luật Công nghệ cao (CNC) đã được
giới thiệu, lấy ý kiến đóng góp của các đại biểu. Đây là bước đi quan
trọng trong quá trình hoàn thiện bộ luật, góp phần thúc đẩy ứng dụng

CNC, phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước.
Luật Công nghệ cao - Đòi hỏi khách quan
Theo định nghĩa của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(OECD), CNC là các ngành công nghệ có một số đặc điểm như: đòi hỏi
có nỗ lực lớn trong nghiên cứu & phát triển (R&D); có ý nghĩa chiến
lược đối với quốc gia; các sản phẩm và quy trình công nghệ được đổi
mới nhanh chóng; có tác động mạnh mẽ trong hợp tác và cạnh tranh
quốc tế, trong sản xuất và tìm kiếm thị trường trên quy mô toàn cầu.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của CNC đối với sự phát triển
KT-XH của đất nước, ngay từ những năm 90 của Thế kỷ XX, Đảng
8

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

ta đã có những định hướng, quyết sách đúng đắn để phát triển
KH&CN, đặc biệt là CNC. Theo đó, đã có nhiều quy định, chính
sách được ban hành nhằm thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng CNC
như: Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28/8/2003 của Chính phủ
ban hành Quy chế Khu CNC, Quyết định số 53/204/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ ngày 5/4/2004 về một số chính sách khuyến
khích đầu tư tại Khu CNC cùng nhiều điều khoản ưu đãi được quy
định trong các Luật Thuế, Luật Đầu tư... Những quy định đó đã tạo
điều kiện quan trọng để CNC góp phần phát triển KT - XH của đất
nước trong thời gian qua.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và hội nhập sâu rộng của Việt

Nam vào nền kinh tế thế giới, CNC đòi hỏi phải được phát triển và
ứng dụng một cách có hệ thống, rộng rãi và nhanh chóng. Do vậy,
việc hoàn thiện và đưa các chính sách về CNC lên tầm Luật, mang
tính hệ thống và đồng bộ là cần thiết và cấp bách.
Nhiều quy định có tính đột phá
Dự thảo Luật Công nghệ cao do Bộ KH&CN lần đầu tiên đưa
ra giới thiệu gồm 35 điều, chia làm 7 chương, nhìn chung được đánh
giá là đầy đủ về các lĩnh vực quy định (từ R&D, ứng dụng CNC cho
tới hợp tác quốc tế về CNC), chặt chẽ và có hệ thống, kế thừa được
các yếu tố hợp lý trong những văn bản quy định trước đó và đặc biệt,
có nhiều quy định ưu đãi rất đột phá.
Ví dụ, tại Khoản 1 Điều 9 về Biện pháp thúc đẩy ứng dụng
CNC có đưa ra một loạt những ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập trong 2 năm và giảm 80% trong
năm tiếp theo, miễn thuế nhập khẩu máy móc thiết bị..., miễn thuế
đất thực hiện dự án...
Đối với doanh nghiệp CNC, Khoản 2 Điều 16 quy định doanh
nghiệp CNC mới thành lập được hưởng thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp là 10% và miễn thuế 4 năm đầu kể từ khi có thu nhập
chịu thuế và 9 năm tiếp theo chỉ chịu 50% thuế suất phải nộp...
Theo ông Đoàn Năng, Vụ trưởng Vụ Pháp Chế - Bộ KH&CN,
các chính sách và biện pháp đặc biệt trên với mức ưu đãi cao nhất, có
thể vượt trên các quy định hiện hành nhằm tạo ra những bước đột
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

9


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO


Số tháng 03/2008

phá trong ứng dụng và phát triển CNC của Việt Nam trong giai đoạn
tới.
Sẽ tiếp tục được hoàn thiện
Lần đầu tiên được giới thiệu, Dự án Luật Công nghệ cao đã có
được nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc từ những nhà quản lý và các
chuyên gia của các bộ ngành.
Theo ông Ngô Hữu Lợi, cán bộ Vụ Pháp Chế Bộ Tài chính, các
quy định ưu đãi về tài chính của Luật rất tích cực, song cũng cần điều
chỉnh một số điểm và làm rõ cho từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, ưu đãi
Thuế thu nhập cá nhân, cần chú ý đến đối tượng người nước ngoài bởi
có những quy định tránh đánh thuế 2 lần nên đôi khi việc nộp thuế thu
nhập cá nhân thấp hơn tại Việt Nam với họ lại là ưu đãi thực sự.
Về khấu hao, ông Lợi cho rằng thời gian khấu hao ưu đãi của
dự thảo Luật (nhanh gấp 3 lần theo quy định) cần tính đến trường
hợp các tài sản công nghệ cao hiện đã có khung thời gian khá ngắn,
ví dụ thiết bị tin học chỉ hơn 1 năm. Do đó, nếu tiếp tục giảm 3 lần sẽ
không còn là tài sản cần khấu hao nữa.
Về quy định Cơ sở dữ liệu công nghệ cao quốc gia được cung cấp
miễn phí, ông Trần Văn Hai, cán bộ Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam nhận định là chưa hợp lý. Theo ông Hai, đôi khi thông
tin công nghệ cao mang tính chất sở hữu trí tuệ, không nên cung cấp
miễn phí để tránh gây khó khăn và rủi ro cho doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ KH&CN Lê Đình Tiến cho biết, Ban soạn thảo
sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn thiện dự thảo. Sau khi hoàn
thiện, dựa trên các ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, các tổ chức
khoa học, nhà quản lý và giới doanh nghiệp, Dự thảo Luật Công
nghệ cao sẽ được Bộ Tư pháp thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ
cho ý kiến trước khi trình lên Quốc Hội lần đầu tiên vào tháng 5. Đến

tháng 10, Quốc Hội sẽ cho ý kiến thông qua Luật này.
Theo: Báo Khoa học và Phát triển

SẼ NÂNG CẤP HỆ THỐNG ĐỊNH VỊ VỆ TINH TOÀN CẦU
Thủ tướng vừa phê duyệt Chiến lược phát triển ngành đo đạc
và bản đồ Việt Nam đến năm 2020, với mục tiêu đưa ngành này trở
10

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


Số tháng 03/2008

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

thành ngành có tình độ công nghệ hiện đại, đạt mức tiên tiến trong
khu vực và tiếp cận trình độ thế giới.
Đo đạc và bản đồ là hoạt động điều tra cơ bản phải được đi
trước một bước nhằm đảm bảo hạ tầng thông tin địa lý cho nhu cầu
phát triển kinh tế-xã hội, quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi
trường trong nước. Việc đầu tư khoa học và công nghệ là giải pháp
chủ yếu để phát triển ngành đo đạc và bản đồ và từng bước xã hội
hóa dịch vụ đo đạc và bản đồ, thương mại hóa thông tin, tư liệu đo
đạc và bản đồ.
Ngành đo đạc và bản đồ phấn đấu xây dựng và cung cấp hạ
tầng thông tin địa lý đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ các yêu cầu
quản lý nhà nước về lãnh thổ, đất đai, tài nguyên thiên nhiên và môi
trường, kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng. Ngành cũng
sẽ đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về trái đất, phòng, chống thiên tai,
bảo vệ môi trường. Từ nay đến năm 2010, ngành đo đạc và bản đồ sẽ

nâng cấp Hệ thống công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu (GPS), áp
dụng công nghệ viễn thám (RS).
Theo: Báo Nhân dân

KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
THỰC ĐƠN ĐIỆN TỬ SẼ THAY THẾ HẦU BÀN
Các nhà hàng ở châu Âu, Mỹ và Nhật đang thử nghiệm kỹ
thuật giúp những người đi ăn nhà hàng đặt món ăn trực tiếp từ màn
hình ở ngay bàn họ thay vì hầu bàn ghi các món được gọi - đôi khi
gắt gỏng hoặc ghi sai.
Ngoài việc giảm chi phí, các công ty sản xuất và bán “thực đơn
điện tử” (e-Menu) khẳng định phương pháp hiện đại này giúp thu hút
các khách hàng trẻ tuổi, và gia tăng thu nhập khi các hình ảnh hấp
dẫn về các món ăn ngon lành và các món tráng miệng bắt mắt, "cám
dỗ" thực khách kêu thêm để ăn cho đã.
Tại Israel, công ty tư nhân Conceptic đã lắp đặt kỹ thuật eMenu tại các quán giải khát, quán rượu và nhà hàng gia đình. Hệ
thống này dựa trên màn hình xúc giác từng được sử dụng tại các căng
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

11


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

tin tự phục vụ hoặc dành cho việc mua vé tại các phi trường và các
rạp chiếu phim. Conceptic cũng đã cung cấp hệ thống này cho các
nhà hàng ở Pháp, Nam Phi và Bỉ.
Frame, một nhà hàng sushi có tiếng tại Tel Aviv đã lắp đặt hệ

thống e-Menu, nói việc bán món ăn tại bàn với thực đơn điện tử đã
gia tăng khoảng 11%. Khách hàng thường gọi món ăn trước tại các
điểm gọi món dự trữ được trang bị trên màn hình, giám đốc Natalie
Edry nói.
Tại một trong các bàn trang bị e-Menu tại Frame, công nhân kỹ
thuật thông tin Gil Uriel và gia đình trẻ của anh tỏ ra thú vị khi họ
tìm kiếm các hình ảnh các món ăn hiển thị trên màn hình và rất thích
các món tráng miệng. “Thật bắt mắt - Uriel nói khi các con bấm nút
lia lịa - Chúng ta có thể chọn, chúng ta có thể tranh cãi nhưng dễ hơn
nhiều khi bạn có thể thấy tất cả các món đó”.
Tại Nhật, một công ty có tên Aska T3 đã chế tạo một hệ thống
tương tự. Trong khi đó Hãng Microsoft nói hệ thống Microsoft
Surface của hãng có khả năng biến toàn bộ mặt bàn thành một màn
hình xúc giác lớn. Hệ thống này có thể được lắp đặt vào đầu năm nay
tại một số khách sạn và sòng bài ở Mỹ, giúp khách hàng có thể trực
tiếp gọi món ăn, chơi nhạc và chơi game.
Theo: Báo Nhân dân

TẠO RA NĂNG LƯỢNG TỪ TIẾP XÚC CỦA CON NGƯỜI
Mọi người vẫn cho rằng một cái bắt tay có nhiều ý nghĩa.
Trong khi điều trên hiện vẫn là phán đoán thì ở Nhật, năng lượng
thông qua tiếp xúc của con người sẽ sớm được dùng để truyền dữ liệu.
Tập đoàn viễn thông khổng lồ Nippon Telegraph and Telephone Corp.
(NTT) đang lên kế hoạch thương mại hóa một hệ thống cho phép kiểm
soát người vào phòng mà không cần chìa khóa hoặc thẻ từ.
Hệ thống sử dụng công nghệ biến chính bản thân con người
làm vật truyền dẫn dữ liệu. Vì dữ liệu xuyên qua quần áo, túi xách và
giày dép, bất kỳ ai mang một loại thẻ đặc biệt có thể mở khóa cửa
bằng cách chạm vào tay nắm hoặc đứng tại một vị trí đặc biệt mà
không cần phải lấy thẻ ra.

12

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

Kỹ sư nghiên cứu Mitsuru Shinagawa, nghiên cứu viên cấp cao
của Phòng thí nghiệm Vi hệ thống tích hợp NTT phát biểu với AFP:
“Trong cuộc sống hàng ngày, bạn lúc nào cũng chạm vào nhiều thứ.
Thậm chí khi đang đứng yên, bạn cũng đang đứng lên một vật gì đó.
Những sự tiếp xúc đơn giản này có thể hình thành giao tiếp.”
Shinagawa cho biết, những ứng dụng tương lai có thể là một
loại cửa chỉ cần đi vào, một loại phòng chỉ mở cửa cho những người
có quyền sử dụng và một loại điều khiển tivi tự động chọn chương
trình yêu thích của chủ nhân. Hệ thống này cũng cải thiện tình trạng
an ninh. Nó có thể đảm bảo chỉ chủ xe mới mở được ô tô của mình
bằng cách chạm vào cửa nếu chìa khóa xe vẫn nằm trong túi.
NTT đã phát triển được công nghệ mới cho phép bắt được
những dữ liệu nặng tương đương với một đoạn hoạt hình thông qua
hành động bắt tay, mặc dù công nghệ này chưa được thương mại hóa.
Theo nhân viên sáng tạo kinh doanh Toshiaki Asahi, Công ty
NTT Electronics dự định bắt đầu kinh doanh hệ thống kiểm soát ra
vào phòng trong những tháng tới.
Đây sẽ là ứng dụng thương mại đầu tiên của hệ thống giao tiếp
thông qua cơ thể người bằng điện trường hơn là phát những dòng
điện vào cơ thể. Asahi cho biết: “Hiện nay xuất hiện nhu cầu hệ
thống cửa ra vào không dùng đến tay ở công sở mà mọi người luôn

bận tay hoặc không thích chạm tay vào nơi nào vì lý do vệ sinh hay y
tế. Ở một số xưởng, nhà máy để một vật treo lơ lửng trên cổ (tức thẻ
ra vào) là rất nguy hiểm.”
Giá của hệ thống này chưa được công bố nhưng sẽ “hơi đắt
hơn” hệ thống kiểm tra thẻ thông thường, hơn nữa hệ thống chỉ được
ra mắt ở một số thị trường hạn chế.
Một hệ thống kiểm tra thẻ thông thường bao gồm thẻ mang một
con chip và đầu đọc thẻ. Người sử dụng phải quét thẻ qua đầu đọc để
kiểm tra dữ liệu. Một số công ty khác tập trung vào việc sử dụng
dòng điện và đòi hỏi người dùng phải đeo những thiết bị bên ngoài
cơ thể. Vào năm 2004. Công ty Matsushita Electric Work, một đơn
vị của nhà sáng lập nên Panasonic, Công ty Matsushita Electric
Industrial, cho ra đời hệ thống gửi một dòng điện vào cơ thể người để
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

13


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

lấy dữ liệu. Người sử dụng phải đeo một thiết bị tương tự như đồng
hồ đeo tay và chạm vào bộ phận nhận dữ liệu nhưng trong 3 năm sản
phẩm này có mặt trên thị trường, công ty chưa hề nhận được đơn đặt
hàng nào.
Phát ngôn viên của công ty cho biết: “Chúng tôi nhận thấy nhu
cầu rất ít, có lẽ khách hàng cho rằng hệ thống sử dụng dòng điện như
hiện nay là ổn.”
Shinagawa phát biểu mục tiêu cao nhất của công nghệ này vượt

trên giao tiếp người-máy và tập trung vào giao tiếp giữa người với
người. “Khi công nghệ viễn thông phát triển, tiếp xúc giữa con người
đã dần phai nhạt. Chúng tôi theo đuổi công trình vì mục tiêu phát
triển một khái niệm mới về viễn thông thông qua tiếp xúc.”
NTT giới thiệu công nghệ với tên “RedTacton”, một từ có ý
tưởng từ “touch” (tiếp xúc) và “act on” (hoạt động) với màu đỏ, biểu
tượng của công nghệ viễn thông “ấm áp”. Các bác sĩ và y tá có thể
ghi lại dữ liệu của bệnh nhân như nhịp tim và nhiệt độ chỉ cần tiếp
xúc với cơ thể bệnh nhân.
Theo: Khoa học

GHẾ NGỒI NGĂN HỌC SINH NGHỊCH NGỢM
Một giáo viên tại Anh đã thiết kế ra một kiểu ghế ngồi cho học
sinh mà không thể ngửa ra đằng sau, với hy vọng sẽ giúp học sinh
ngồi yên, tránh được các tai nạn đáng tiếc và giúp buổi học được trôi
chảy hơn.
Tom Wates đã từ bỏ cương vị giáo viên tại London để thiết kế
nên chiếc ghế mang tên Max nhằm ngăn chặn học sinh quậy phá
trong lớp.
"Lý do tôi nảy ra ý tưởng này là bởi tôi rất khó chịu khi học
sinh cứ vừa ngồi vừa ngả người ra đằng sau", Tom Wates nói. "Học
sinh có thể ngã ngửa ra và cả lớp cười phá lên, khi đó bạn sẽ phải bắt
đầu bài giảng lại từ đầu", giáo viên môn toán và thể dục thể chất cho
biết.
Chiếc ghế Max hỗ trợ nhiều hơn ở phần dưới lưng, buộc học
sinh phải ngồi thẳng, đồng thời 2 chân sau của ghế hơi choãi ra
14

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN



BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

ngoài, khiến nó không thể lật ngửa ra. Như thế, chiếc ghế sẽ không
thể xoay nghiêng ngửa hay ngả ra sau.
Tại Anh, mỗi năm có khoảng 7.000 học sinh phải vào viện vì bị
thương do vừa ngồi vừa ngả ghế.
Chiếc ghế bao gồm các màu xanh dương, đỏ, xanh lá cây, đen
và trắng, có giá 15 bảng Anh, phù hợp với mọi lứa tuổi.
Theo: VnExpress

PHÁT HIỆN HÀNH TINH MỚI Ở VÒNG NGOÀI HỆ MẶT TRỜI
Các nhà khoa học Nhật Bản ngày 28/2 vừa qua cho biết họ tin
rằng có một hành tinh khác bằng 2/3 Trái đất của chúng ta đang quay
quanh quỹ đạo ở vòng ngoài của Hệ Mặt trời.
Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Koke, miền tây Nhật
Bản cho biết, các tính toán trên máy tính đã dẫn họ đến kết luận việc
tìm thấy “Hành tinh X” bí ẩn sẽ chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
“Do nhiệt độ rất lạnh, nên bề mặt của nó có thể được bao phủ
trong băng, amoniac đóng băng và khí mêtan”, giáo sư Tadashi
Mukai, người đứng đầu nhóm nghiên cứu của trường cho biết.
Nghiên cứu của giáo sư Mukai và nhà nghiên cứu Patryk
Lykawka sẽ được đăng tải trên tạp chí Thiên văn học của Mỹ trong
số tháng 4 tới.
“Có nhiều khả năng có một thực thể giống hành tinh chưa được
biết đến, lớn bằng 30-70% Trái đất, tồn tại ở vòng ngoài của Hệ Mặt
trời”, nghiên cứu của các nhà khoa học kết luận.
“Nếu tiến hành nghiên cứu sâu hơn, hành tinh này chắc chắn sẽ

được tìm thấy trong vòng chưa đầy 10 năm nữa”.
Hành tinh X, tên được các nhà khoa học đặt cho, có thể có quỹ
đạo hình elip thuôn, quay quanh mặt trời 1.000 năm một vòng. Các
nhà khoa học có được thông số này nhờ ước đoán bán kính của nó
khoảng từ 15-26 tỷ km.
Nghiên cứu trên được đưa ra sau hai năm toàn bộ sách giáo
khoa bị viết lại khi Diêm Vương bị loại khỏi danh sách hành tinh
trong Hệ Mặt trời.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

15


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

Diêm Vương do nhà thiên văn học người Mỹ Clyde Tombaugh
phát hiện vào năm 1930 trong vành đai Kuiper, vành đai với bụi bị
đóng băng ở vòng ngoài của Hệ Mặt trời.
Năm 2006, gần một thập kỷ sau khi Tombaugh qua đời, Hiệp
hội thiên văn học quốc tế đã kết luận rằng Diêm Vương chỉ là một
hành tinh lùn trong vành đai Kuiper. Cũng theo định nghĩa được đưa
ra vào ngày 24/8/2006 của Hiệp hội Thiên văn Quốc tế, mọi vật thể
trong Hệ Mặt trời (ngoại trừ Mặt trời) được phân vào một trong ba
thể loại là hành tinh, hành tinh lùn và vật thể nhỏ trong Hệ Mặt trời.
Theo: Dân trí

NHÀ... DI ĐỘNG
Giống như xe hơi đã được lắp ráp sẵn, chỉ cần gọi điện thoại,

nhà sẽ được kéo đến nơi bạn cần
Đã được nghe về nhà di dộng ở xứ người nhưng khi tận mắt
chứng kiến một ngôi nhà di dộng do chính người Việt Nam thiết kế,
sản xuất tôi vẫn không giấu nổi sự tò mò. Đó là giải pháp sáng tạo
của kiến trúc sư (KTS) Hồ Văn Thọ, Công ty Xây dựng nhà Vĩnh
Thành (Q. Tân Bình - TPHCM) vừa được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp
bằng sáng chế độc quyền về kiểu dáng công nghiệp vào cuối năm
2007.
Nhà không cần thi công, đào móng
Muốn xây nhà ở, ai cũng biết là phải động thổ, làm móng, phải
tốn thời gian vận chuyển vật liệu..., phải có giấy phép này, giấy phép
nọ... Nhưng với nhà di dộng của KTS Hồ Văn Thọ, mọi hình dung đó
đều trở nên lạ lẫm. Nhà đã được làm sẵn, chỉ cần gọi, xe sẽ kéo nhà
đến tận nơi và người ở chỉ việc no giấc mà không cần suy nghĩ gì.
Được giới thiệu nhà chỉ khoảng 14 m2, cứ ngỡ là nhỏ lắm.
Không ngờ, khi bước vào trong, không gian rất thoáng đãng, mát mẻ.
Nhà nhỏ nhưng có đầy đủ phòng từ nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng ngủ,
phòng khách, nơi phơi quần áo, nơi để xe... Điều đặc biệt là khi đã
vào nhà, người ta có cảm giác đó là một chiếc nhà được dùng cho gia
đình chứ không phải là một chiếc xe hơi hay là một nơi ở tạm bợ.
Giống như những căn nhà của người Việt Nam hiện nay, nhà di dộng
16

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008


của KTS Hồ Văn Thọ cũng được lát gạch men, cửa sổ được chắn
bằng kính và các bậu cửa vẫn có ban công để trồng những chậu hoa
nhỏ xinh...
Dẫn chúng tôi tham quan căn nhà di dộng vừa được sản xuất,
KTS Hồ Văn Thọ cho biết: Diện tích tuy nhỏ nhưng người ở vẫn có
thể tạo được sự riêng tư hoặc rộng rãi nếu cần. Chẳng hạn, muốn một
không gian riêng tư chỉ cần thả các cửa kéo ra; còn khi muốn rộng rãi
chỉ cần gập các loại bàn, ghế, giường... vào tường.
Nắng không nóng, mưa không ảnh hưởng
Đầu năm 2007, KTS Hồ Văn Thọ bắt tay vào nghiên cứu thiết
kế nhà di dộng. “Tôi vừa làm, vừa học hỏi”. Giai đoạn đó thật khó
khăn vì “chúng ta có thợ xây dựng, thợ cơ khí nhưng để người thợ
kết hợp được hai kỹ năng này không dễ”. Vì thế, ông Thọ là người
phải “một tay múa rìu”, chỉ dẫn tận tay từ thiết kế, thi công, lắp ráp.
Không chỉ vất vả về chuyên môn, ông còn gặp phải khó khăn về tài
chính. “Ngoài cầm cố tài sản hiện có, tôi phải vay ngân hàng để thực
hiện những dự định của mình”.
Khó khăn này qua đi, khó khăn khác lại ùa tới. “Dự định của
tôi là làm nhà cho người có thu nhập thấp, vì thế vật liệu phải rẻ để
giảm giá thành”. Nhưng đã là nhà ở thì phải đáp ứng được các yêu
cầu: cách nhiệt, cách ồn tốt. Nghĩa là nhà bền, đẹp nhưng nắng không
nóng, mưa không ồn, gió không ảnh hưởng... Là người có thâm niên
về kiến trúc xây dựng lại có vốn liếng nhiều về công nghệ vật liệu,
KTS Hồ Văn Thọ đã tìm được những vật liệu phù hợp cho ngôi nhà
di dộng như yêu cầu. Chỉ những bức tường kiên cố, ông nói: “Tường
được sản xuất bằng những tấm xi măng pha sợi giấy vì thế không bị
mối mọt, không bị ẩm ướt, không bị cháy, mát mẻ hơn nhưng lại có
thể sơn được nhiều loại nước và ốp gạch “vô tư”. Vì thế, giá thành
những căn nhà này tương đối phù hợp với thu nhập bình thường của
người lao động.

Tận dụng đất quy hoạch treo, đất nông nghiệp
Theo KTS Hồ Văn Thọ, điều ông nghĩ trước tiên khi bắt tay
vào sản xuất những căn nhà di động này là muốn dành cho những
người có thu nhập thấp. “Nhiều người, như tôi biết, đã sống ở TP
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

17


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

hàng chục năm vẫn phải thuê nhà với giá cắt cổ, ăn ở tạm bợ. Các dự
án khu dân cư cho người có thu nhập thấp, nhà ở xã hội cũng không
tiến triển bao nhiêu... Với tình hình giá đất hiện nay, việc sở hữu một
căn nhà của công chức bình thường đã khó, người lao động có thu
nhập thấp lại càng xa vời...”. Nhưng với nhà di động có thể giải
quyết được phần nào vấn đề nhà ở cho họ.
“Lợi thế của những căn nhà này là không phải thi công hạ tầng,
không phải đụng đến đất. Vì thế, chúng ta có thể tận dụng những
vùng đất quy hoạch dài hạn, treo đất nông nghiệp, đất trống đặt nhà
di dộng cho người dân cư trú mà không làm ảnh hưởng hay xáo trộn
đến quy hoạch chung của TP. Lúc cần di dời, chúng ta không phải
đập bỏ gây tốn kém không cần thiết” - KTS Hồ Văn Thọ nhấn mạnh.
Theo: Báo Người lao động

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NANO CHO LĨNH VỰC CẢM
BIẾN VÀ DẪN ĐỘNG
Các cảm biến thâm nhập vào nhiều khía cạnh của cuộc sống

hiện đại. Chúng được lắp ráp vào nhiều thiết bị điện tử dân dụng, xe
ô-tô, các thiết bị y tế, các thiết bị đảm bảo an ninh và an toàn và các
hệ thống dùng để theo dõi mức độ ô nhiễm và các điều kiện môi
trường. Nhiều ứng dụng đòi hỏi phải thu nhỏ kích thước, giảm tiêu
hao năng lượng để kết hợp vào các thiết bị di động. Việc sản xuất đại
trà với chi phí ở mức vừa phải cũng là một điều kiện tiên quyết để có
thể trang bị cảm biến cho các hàng hoá tiêu dùng và các thiết bị dùng
một lần, ví dụ cho các thiết bị chẩn đoán y học và theo dõi ô nhiễm.
Thiết bị cảm biến phục vụ cho các ứng dụng ở khắp các ngành
kinh tế, chẳng hạn cho các quá trình trong ngành công nghiệp, xây
dựng, khai thác mỏ, nông nghiệp, y tế… và có thể được lắp vào các
thiết bị hiện có hoặc các thiết bị mới.
Các cảm biến có thể chế tạo cho các tham biến khác nhau, như
các tham biến vật lý (nhiệt độ, áp suất, tốc độ, gia tốc…), các tham
biến hoá học và sinh học (mật độ khí, các ion hoặc các phân tử, các
tương tác phân tử…).
Ứng dụng CNNN cho các cảm biến có thể giúp nâng cao được
chức năng của chúng. Đặc biệt, nếu kết hợp công nghệ cảm biến sinh
18

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

học với công nghệ chế tạo cấp vi mô và nano thì có thể tạo ra một
loạt các ứng dụng. Việc kết hợp đó cũng giúp giảm được rất nhiều
kích thước, để có thể lắp các cảm biến nano cho nhiều thiết bị khác.

Cũng sẽ có khả năng tạo ra những thiết bị dẫn động siêu nhỏ để
điều khiển chuyển động ở cấp nano. Kết hợp các thiết bị cảm biến và
dẫn động với nhau có thể giúp đem lại những chức năng “thông
minh” và chính xác cho các sản phẩm và quy trình. Ví dụ, các dụng
cụ chế tạo và kiểm định ở cấp nano cần được trang bị các hệ thống
cảm biến và dẫn động để có thể định vị các đối tượng với độ chính
xác tới từng nanomet. Do vậy, các thiết bị cảm biến và dẫn động sẽ
đưa lại một lĩnh vực công nghệ đầy triển vọng.
Cảm biến sinh học vẫn là một lĩnh vực mới và hiện tại chỉ có
một ít sản phẩm thâm nhập vào thị trường. Dự đoán, sẽ có sự gia
tăng đáng kể thị trường của những sản phẩm đó, nhưng vì chúng quá
mới mẻ nên khó mà đoán chắc được quy mô của thị trường. Nếu như
lịch sử phát triển của các thiết bị cảm biến và dẫn động trước đây dựa
vào tiến bộ của ngành vi điện tử, và quy luật đó vẫn được tiếp tục, thì
rất có khả năng sẽ nhanh chóng xuất hiện các thị trường lớn.
Theo: Mạng Thông tin KH&CN Việt Nam

NANO TRONG MỘT THẾ GIỚI CỰC NHỎ
Một nano (nanomet, ký hiệu: nm) bằng một phần tỉ mét
(1/1.000.000.000m), một đơn vị đo lường để đo kích thước những vật
cực nhỏ. Cơ cấu nhỏ nhất của vật chất là nguyên tử có kích thước:
0,1nm, phân tử là tập hợp của nhiều nguyên tử: 1nm, vi khuẩn: 50nm,
hồng huyết cầu: 10.000nm, tinh trùng: 25.000nm, sợi tóc: 100.000nm,
đầu cây kim: 1 triệu nm và chiều cao con người: 2 tỉ nm.
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and
nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật
chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất
này, xây dựng vật thể to hơn. Người ta gọi phương pháp xây dựng từ
vật nhỏ đến vật to và to hơn nữa là phương pháp "từ dưới lên"
(bottom-up method). Sự xuất hiện của khoa học và công nghệ nano

đang cách mạng lề lối suy nghĩ và phương pháp thiết kế toàn thể các
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

19


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

loại vật liệu từ dược phẩm trị liệu đến các linh kiện điện tử với những
đặc tính đã định sẵn ngay từ thang phân tử.
Một sản phẩm của công nghệ nano là cơ thể con người. Con
người, động vật và thực vật là do những nguyên tố hoá học tạo nên.
Giả dụ có một phương pháp có thể làm phân rã cơ thể con người đến
tận thành phần cấu tạo cơ bản, ta sẽ thu lượm được vài chục lít khí
oxygen, hydrogen và nitrogen; một đống than (carbon), calcium,
muối; vài nhúm nguyên tố vô cơ như sulfur, phosphorous, kim loại
như sắt, magnesium, sodium và hơn một chục nguyên tố linh tinh
khác.
Nếu đánh giá theo tiêu chuẩn thương mại thì toàn bộ các
nguyên tố hoá học này gần như không có giá trị. Tuy nhiên, tạo hoá
đã biết dùng phương pháp mà bây giờ ta gọi là "công nghệ nano" để
biến những nguyên tố bất động, vô tri trở thành một sinh vật có ý
thức, có khả năng sinh sản, biết suy nghĩ, biết đi, biết bò, biết bơi,
biết vui, biết sướng, biết hờn dỗi, biết hỉ nộ ái ố... Giá trị thương mãi
của sinh vật thông minh này là vô giá!
"Có rất nhiều chỗ trống ở miệt dưới"
Tiến sĩ Richard Feynman (1918 - 1988, giải Nobel vật lý 1965)
là một thiên tài vật lý. Năm 1959, ông đã có một dự đoán tài tình về

công nghệ nano trong một bài nói chuyện với tựa đề Có rất nhiều chỗ
trống ở miệt dưới (There's plenty of room at the bottom) tại
California Institute of Technology (Caltech, Mỹ). Ông là người có
tính hài hước, bình dị, thích bông đùa, tếu táo. Lúc sinh thời ông là
một tay trống nhạc Samba, thích hoà đồng với đám sinh viên của
ông. Điều này cũng phản ánh qua cái tựa đề của bài nói chuyện. Ông
chơi chữ; "bottom" có nghĩa là cái mông, bàn toạ, lại còn có nghĩa là
cái đáy, cái tận cùng. "Miệt dưới" trong tiếng Việt mang đầy đủ hai ý
nghĩa này.
Đọc qua tựa đề bài nói chuyện, không ít người hoang mang,
nhưng ông Feynman không đùa, ông nói chuyện nghiêm túc. Ông đặt
vấn đề làm sao có thể chứa toàn bộ 24 quyển Bách khoa từ điển
Britannica với tổng cộng 25.000 trang giấy trên đầu cây kim có
đường kính 1,5mm. Theo Feynman, khả năng này hiện hữu. Thính
20

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

giả ngơ ngác, vì năm 1959 dụng cụ điện tử tiên tiến nhất là cái ti vi
điều khiển bằng ống chân không mà mỗi lần bật lên phải đợi vài phút
hình ảnh mới xuất hiện. Cũng ở thời điểm này, ông chủ hãng Sony
(Nhật), Morita Akio, vừa tung ra thị trường radio transistor bỏ túi
dùng pin. Từ cái radio to đùng với ống chân không dùng điện nhà
đến cái radio bỏ túi là một thành quả ngoạn mục của kỹ thuật đương
thời. Có phải là vấn đề của Feynman đưa ra là một chuyện không

tưởng?! Feynman trấn an người nghe là ông không "xạo sự", tất cả
những điều ông nói đều khả thi, theo đúng và nằm trong phạm vi cho
phép của những quy luật vật lý. Như vậy, Feynman đã thuyết phục
thính giả của ông bằng cách nào?
Ông giải thích bằng con số rất đơn giản. Muốn đặt 25.000 trang
giấy trên mặt của đầu kim ta chỉ cần thu nhỏ 25.000 lần toàn thể bộ
bách khoa từ điển. Có nghĩa là những chữ in cũng phải thu nhỏ
25.000 lần. Trong các mẫu tự, dấu chấm trên đầu chữ "i" là ký hiệu
nhỏ nhất. Sau khi thu nhỏ 25.000 lần, dấu chấm vẫn còn có một kích
cỡ của tập hợp 1.000 nguyên tử. Con số 1.000 nguyên tử còn rất to
và cho rất nhiều lựa chọn để con người thao tác bằng một phương
pháp vật lý nào đó. Feynman tiếp tục luận điểm của mình. Ông
phỏng chừng có 24 triệu quyển sách trong các thư viện trên toàn thế
giới. Nếu tất cả được thu nhỏ 25.000 lần thì toàn thể sách viết biểu
hiện tri thức của loài người trên quả đất sẽ được "in" vỏn vẹn trên 35
trang giấy A4! Feynman còn nói đến khả năng làm những sợi dây
dẫn điện phân tử và các linh kiện điện tử như transistor ở thang phân
tử. Ông nói đến công cụ lớn làm nên những công cụ nhỏ hơn và nhỏ
hơn nữa để giúp con người di dời, thao tác và điều khiển nguyên tử
và phân tử theo ý mình.
Mục đích bài nói chuyện của Feynman không phải chỉ dừng ở
kỹ thuật thu nhỏ (miniaturization) mà còn phác hoạ khả năng thành
hình một nền công nghệ mới trong đó con người có thể di chuyển,
chồng chập các loại nguyên tử, phân tử để thiết kế một dụng cụ cực
kỳ nhỏ ở thang vi mô (microscopic) hay thiết kế một dụng cụ ngay từ
cấu trúc phân tử của nó. Phương pháp đó ở thế kỷ 21 được người ta
gọi là "công nghệ nano" với cách thiết kế từng nguyên tử một "từ
dưới lên".
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


21


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

Thật ra, kỹ thuật thu nhỏ hay là phương pháp "từ trên xuống"
đã là xương sống của việc xây dựng và phát triển công nghiệp điện tử
từ hơn 50 năm qua. Transistor là một linh kiện chính trong các vi
mạch của các loại dụng cụ điện tử. Nó là "linh hồn" từ cái máy tính
tay khiêm tốn đến cái máy vi tính phức tạp. Phương pháp "từ trên
xuống" đã được áp dụng để thu nhỏ transistor có độ to ban đầu
khoảng vài cm ở thời điểm phát minh (năm 1947) cho đến ngày hôm
nay thì đến bậc nanomet; vài triệu lần nhỏ hơn.
“Trăm nghe, trăm thấy và một sờ”
Sau bài nói chuyện nổi tiếng mang đầy tính thuyết phục của
Feynman, hàng ngàn khoa học gia trong 50 năm qua đã nghiên cứu,
thu thập tri thức, sáng tạo ra nhiều phương pháp, mò mẫm đi vào thế
giới cực nhỏ để "vào hang hùm bắt cọp con"! "Cọp con" ở đây là
những nguyên tử và phân tử mà các nhà khoa học muốn nhìn thấy,
muốn nắm bắt, di chuyển chúng theo chủ ý của mình và cuối cùng
thiết lập những đặc tính cho một ứng dụng nào đó.
Kể từ khi khái niệm về nguyên tử trong khoa học tự nhiên ra
đời cách đây hơn 100 năm, người ta đã xác nhận nguyên tử là một
phần tử nhỏ nhất của vạn vật, nhưng trên thực tế chưa ai nhìn thấy
được cho đến năm 1981. Vào năm này, hai nhà nghiên cứu của công
ty IBM, G.Binning và H.Rohrer, tuyên bố với thế giới là hai ông đã
“nhìn thấy” nguyên tử bằng kính hiển vi quét đường hầm (scanning
tunnelling microscope - STM) do hai ông phát minh và đoạt giải

Nobel cho thành quả này.
"Trăm nghe không bằng một thấy", nhưng con người vẫn chưa
thoả mãn. Sự tò mò của con người thôi thúc bắt đôi bàn tay phải táy
máy hành động, vì "trăm thấy không bằng một sờ"! Ngoài việc nhìn
thấy nguyên tử, STM còn cho khả năng di chuyển nguyên tử. Năm
1990, D. Eigler và E. Schweizer cũng tại IBM lần đầu tiên dùng đầu
dò của STM để di chuyển từng đơn vị nguyên tử theo ý của mình.
Lời tiên đoán của Feynman năm 1959 nay đã thành hiện thực. Thí
nghiệm của Eigler và Schweizer đã được thực hiện trong chân không
và nhiệt độ cực thấp (-270oC). Hai ông đã di chuyển 35 nguyên tử
xenon để tạo ra ba mẫu tự "IBM". Chiều ngang của ba mẫu tự này
chỉ có 3 nanomét. Đây là mẫu tự nhỏ nhất của loài người!
22

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

Việc di chuyển nguyên tử là một việc đơn giản nhất, nhưng với kỹ
thuật hiện tại vẫn còn rất khó khăn. Vì vậy, kéo hai nguyên tử kết hợp
thành phân tử rồi chồng chập các phân tử lên nhau tạo thành một động
cơ hay một công cụ siêu nhỏ như thiên nhiên đã làm là một điều khó
khăn nếu không muốn nói là hoang tưởng ở thời điểm hiện tại.
Theo: Sài Gòn tiếp thị

RÔ BỐT PHA CHẾ HOÁ DƯỢC
CytoCare là robot pha chế hóa trị liệu cho bệnh nhân, hiện

được sử dụng ở nhiều bệnh viện tại Mỹ. Robot này giúp loại trừ sai
số trong pha chế do con người gây ra và bảo vệ các kỹ thuật viên hay
dược sĩ khỏi những hóa chất nguy hiểm.
Tại các bệnh viện lớn, do số lượng bệnh nhân khá đông, các kỹ
thuật viên hay dược sĩ dễ gây ra sai số trong pha chế, khiến quá trình
điều trị bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, hóa chất sử dụng trong điều trị
các bệnh nan y khá nguy hiểm, nếu con người tiếp xúc có thể bị bỏng
hoặc bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
CytoCare có thể đọc chính xác yêu cầu về liều lượng hóa chất
pha trộn với nhiều loại khác nhau. Sau khi đọc xong, cánh tay robot sẽ
trộn các thành phần và cho chúng vào túi, lọ hoặc ống tiêm. Nếu chai lọ
hay ống tiêm đựng hóa chất đã sử dụng hết, robot sẽ bỏ chúng vào
thùng rác, vì vậy các kỹ thuật viên không cần phải chạm tay vào bất cứ
dụng cụ đựng nào. Khi thùng rác gần đầy, CytoCare sẽ tự động đóng
thùng rác lại và niêm phong trước khi có người đến lấy ra ngoài.
Robot còn có khả năng kiểm tra, nhận dạng và xác định hóa
chất pha chế một cách chính xác thông qua hai quá trình nhận dạng.
Đầu tiên robot sẽ kiểm tra hóa chất dựa trên mã vạch, sau đó đặt hóa
chất lên bệ, quay 360 độ, chụp ảnh hóa chất và so sánh với hình ảnh
đã được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Nếu kết quả so sánh không đồng
nhất, nó sẽ từ chối dùng hóa chất này.
Theo: Báo tuổi trẻ

PHÁT TRIỂN BỘ NHỚ SỬ DỤNG CÁC CHẤT DẺO HỮU CƠ
Các nhà nghiên cứu vừa phát triển một loại linh kiện mới sử
dụng các hạt nano vàng và hợp chất bán dẫn hữu cơ pentacene. Sự
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

23



BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

kết đôi mới này là bước then chốt để tiến vào việc phát triển bộ nhớ
sử dụng các chất dẻo hữu cơ, có khả năng sẽ rẻ hơn và linh hoạt hơn
so với các bộ nhớ silic truyền thống sử dụng trong máy tính, các ổ
đĩa flash và các ứng dụng khác.
"Khả năng của các hạt nano vàng tự lắp ghép với nhau tạo
thành những mảng trật tự tạo cho chúng một ưu thế tuyệt vời trong
việc ứng dụng vào các bộ nhớ silic, điều này đã được nhiều nghiên
cứu chỉ ra. Chúng tôi đã thực hiện bước tiếp theo là tổ hợp chúng với
pentacene để tạo thành một hệ thống nhớ hữu cơ mới" - Wei Lin
Leong, Nhà khoa học của Đại học Kỹ thuật Nanyang (Singapo) phát
biểu.
Linh kiện mới là một cấu trúc đa lớp. Từ trên nhìn xuống, nó
chứa một điện cực vàng, một lớp pentacene, các hạt nano vàng, một
lớp của hợp chất được sử dụng để giúp cho các hạt nano bám chặt
vào lớp dưới cùng, và lớp dưới cùng là lớp đế SiO2/Si tạo thành điện
cực thứ hai.
Các hạt nano sẽ hoạt động như các phần tử phóng-nạp của linh
kiện, phần tử then chốt tạo nên khả năng lưu trữ thông tin. Chúng
được sắp xếp trên một lớp, và mỗi hạt có đường kính từ 3 đến 5 nm.
Để tạo sự bền vững, các nhà nghiên cứu bao bọc các hạt bởi citrate,
một loại muối từ acid citric, giống như là kiểu các hạt lạc trong kẹo
lạc. Còn lớp pentacene tạo nên lớp bán dẫn của linh kiện.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm khả năng nhớ của linh kiện
bằng cách đo khả năng phản ứng dưới các điện thế các nhau. Bằng
một cách điều khiển tương tự, họ tạo ra một cấu trúc tương tự nhưng

không chứa lớp các hạt nano vàng. Linh kiện này không thể lưu giữ
các điện tích, trong khi linh kiện chứa lớp các hạt nano lại cho khả
năng ngược lại: Dưới một hiệu điện thế âm, tập hợp các lỗ trống
được bơm vào lớp pentacene và chúng bị kéo lại và bị bẫy trong lớp
các hạt nano. Đặt một hiệu điện thế dương sẽ giải phóng các lỗ trống
này.
"Thành tựu sử dụng các hạt nano vàng được bền hóa bằng
citrate như là một bẫy "điện tích nano" bằng một hiệu quả của sự đơn
giản hóa trong thiết kế và xử lý có thể giúp cho việc đạt tới linh kiện
và mạch nhớ có thể được tích hợp trong các ứng dụng điện tử giá rẻ"
24

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 03/2008

- Leong nói - "Thực ra nghiên cứu này là một phần của một đề án lớn
gọi là Linh kiện Điện tử Phân tử và Polymer (PMED), hợp tác giữa
ủy ban Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ (ASTAR) và Đại học Kỹ
thuật Nanyang, với mục đích tạo ra các mạch hữu cơ trên các panel
lớn như máy tính, màn hình Tivi... Chúng tôi hy vọng có thể đạt tới
sự tiến bộ trong nghiên cứu này với việc nghiên cứu độ bền của linh
kiện và duy trì dữ liệu".
Theo: vista.gov.vn

CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
CHĂM SÓC MẮT BẰNG MẬT ONG

Nhờ tác dụng của mật ong, mắt của bạn không bị đỏ, mệt mỏi
và không bị ảnh hưởng của màn hình vi tính. Dưới đây là một vài
phương pháp giúp bạn chăm sóc mắt bằng mật ong.
Trước khi bắt đầu liệu pháp chăm sóc bằng mật ong, bạn nên
kiểm tra xem loại mật ong mà bạn dùng có gây kích thích tới da của
bạn không. Để làm điều này, chỉ cần lấy một lượng nhỏ mật ong bôi
lên vùng cổ. Để khoảng 10 - 15 phút.
Nếu trong khoảng thời gian 15 - 20 phút, vùng da bôi mật ong
không mẩn ngứa và sưng tấy thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại
mật ong này. Nếu vùng da ở cổ bị mẩn ngứa. Bạn nên chọn loại mật
ong khác.
Liệu pháp “từ trong ra ngoài”
Uống mật ong lúc đói rất tốt cho phụ nữ: Sau khi đánh răng
khoảng 10 - 15 phút, bạn nên uống 1 thìa nhỏ mật ong. Liệu pháp
này cũng có thể thực hiện trước khi đi ngủ. Bạn nên nuốt mật ong
một cách từ từ.
Liệu pháp này rất tốt để phòng chống các bệnh về mắt. Làm tốt
cơ mắt và thị lực. Nên uống mật ong khoảng hai tuần, sau đó nghỉ 2
tuần. Hiệu quả của liệu pháp này sẽ kéo dài được khoảng nửa năm.
Nhỏ mắt
Khi bị đau mắt, đục thủy tinh thể, mắt bị viêm thì mật ong rất
tốt cho màng mắt. Mật ong hình thành nên lớp màng mỏng bảo vệ
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

25


×