Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

HÌNH ẢNH HỌC LAO CỘT SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.35 KB, 11 trang )

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG

HÌNH ẢNH HỌC LAO CỘT SỐNG
----------------------Lao cột sống( Bệnh Pott) là bệnh không thường gặp ở các nước phát triển. Về
phương diện hình ảnh học, việc chẩn đoán các tổn thương này có thể không cần phải
cân nhắc hoặc có thể nhầm lẫn với bệnh viêm xương tủy nhiễm trùng sinh mủ. Những
đặc điểm mạnh mẽ nhất hướng đến chẩn đoán lao cột sống là tổn thương đĩa đệm tối
thiểu, abscess lớn cạnh sống, bắt quang dạng viền dày xung quanh khối abscess trong
thân sống và cạnh sống, lắng đọng vôi trong khối tụ dịch cạnh sống và phá hủy xương
dạng mảnh rời. Khi bệnh tiến triển nặng, phá hủy xương nặng nề hơn dẫn đến xẹp thân
sống và thậm chí gây biến dạng gù cột sống. Bằng những kinh nghiệm hiện tại, các tác
giả đánh giá lại những điểm chính về hình ảnh thường đi kèm với lao cột sống và mô tả
diễn tiến điển hình của bệnh trên x quang qui ước, chụp cắt lớp vi tính( Computer
Tomography Scans) và hình ảnh cộng hưởng từ hạt nhân( Mangetic Resonance
Images).
Vào những năm đầu 1990, có sự gia tăng đáng kể tần suất mắc bệnh lao phổi ở
Mỹ. Nguyên nhân của sự gia tăng này gồm nhiều yếu tố, tuy nhiên, phần lớn có liên
quan đến tình trạng suy giảm miễn dịch do nhiễm virus HIV và sự gia tăng di dân từ các
nước nằm trong vùng dịch tể của lao phổi. Cũng không ngạc nhiên vì sự bùng phát của
lao phổi làm gia tăng phối hợp với tần suất mắc bệnh lao cột sống( Bệnh Pott). Mặc dù
vậy, hầu hết các bác sỹ phẫu thuật thần kinh ở Mỹ và ở các nước phát triển chỉ điều trị
một vài trường hợp và đa số đều không có kinh nghiệm với những đặc điểm đặc thù về
hình ảnh của lao cột sống mà gần đây nó không được tóm lược trong các tài liệu về
phẫu thuật thần kinh. Chúng tôi đã đánh giá lại những dữ kiện lâm sàng trước đó về
phẫu thuật thần kinh liên quan đến lao cột sống cũng như phương pháp điều trị; và trong
bài này, chúng tôi chứng minh cơ chế bệnh sinh của lao cột sống bằng việc thể hiện
bằng hình ảnh trên X- quang qui ước, CT- Scan và hình ảnh MR.

Các đặc điểm về hình ảnh của lao cột sống
Những thay đổi sớm trên thân sống
Nhiễm khuẩn lao thường lan đến cột sống qua con đường tạo máu hơn là sự lan


rộng của tổn thương cạnh sống. Quá trình nhiễm khuẩn được nghĩ là lan đến cột sống
theo đường động hoặc tĩnh mạch. Mặc dù bất kỳ mức đốt sống nào đều có thể bị ảnh
hưởng nhưng tổn thương thường gặp nhất là các đốt sống vùng ngực thấp, thắt lưng và
cột sống cổ với tần suất giảm dần. Đa số trường hợp là tổn thương hai hoặc ba thân sống
kế cận dù vậy những tổn thương cách khoảng vẫn có thể gặp( Hình 1).


BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG

Điều chắc đúng là quá trình nhiễm
khuẩn được bắt đầu tại tấm tận sụn khớp
rồi mới ảnh hưởng đến xương. Vị trí
xương của thân sống bị tổn thương trước
tiên thường là phía trước ở mặt trên và
cực dưới. Hình ảnh học có thể phát hiện
những dấu hiệu sớm, còn kín đáo chẳng
hạn như mất rõ đường bờ tấm tận và chỉ
hẹp nhẹ khoảng đĩa đệm. Mức độ lan rộng
liên quan tổn thương xương được đánh
giá hạn chế trên phim X - quang qui ước.
Nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn, hình ảnh CT
và MR sẽ giúp đánh giá chính xác hơn về
sự hiện diện cũng như mức độ lan rộng
của tổn thương liên quan( Hình 2). Dấu
hiệu sớm nhất có thể là phù nề tấm tận
được đặc trưng trên hình ảnh MR là giảm
tín hiệu trên T1W và tăng tín hiệu trên
T2W. Hình ảnh STIR( Short Tau
Inversion Recovery) hoặc bão hòa mỡ(
Fat - Saturated) thì ưu thế hơn hình ảnh Hình 1: Hình ảnh X- quang qui ước trên

T2 FSE( Fast Spin Echo) thường qui vì phim nghiêng phát hiện xẹp hai thân sống
tránh được các tín hiệu sáng được tạo bởi cách khoảng nhau và đĩa đệm còn bảo tồn.
mỡ tủy xương.
Hình 2: Hình trên trái: Hình ảnh trên
phim X- quang qui ước thế nghiêng của cột
sống thắt lưng ở bệnh nhân nhiễm lao sớm
tại mức L2-L3 với lâm sàng là đau vùng
lưng. Có hẹp nhẹ khoảng đĩa đệm và mất
rõ bờ tấm tận, phá hủy xương dạng phẳng
thì chưa thấy. Chẩn đoán nhiễm khuẩn
không có thể thực hiện chắc chắn dựa trên
hình ảnh này. Hình trên phải: Hình ảnh
CT- Scan tái tạo trên mặt cắt đứng dọc ở
cửa sổ xương phát hiện có hủy xương(
không thấy trên phim X-quang qui ước) ở
L2, L3 kế cận đĩa đệm. khoang đĩa đệm
hẹp nhưng vẫn còn. Hình dưới trái: Hình
ảnh Sagittal T1W sau tiêm Gado chứng
minh có bắt thuốc trong thân sống cạnh
vùng hủy xương. Hình dưới phải: Hình


BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG

ảnh Sagittal T1W cho thấy vùng tăng tín tương ứng với phù nề ở thân sống L2, L3. Có
mảnh xương chết bên trong vùng hủy xương cùng với bắt thuốc tối thiểu khoang trước
cột sống nhưng không có bằng chứng nhiễm trùng lan đến kênh tủy sống.

Bảo tồn khoang đĩa đệm
Mặc dù sự phá hủy

xương lan rộng nhưng khoang
đĩa đệm thường được bảo tồn
và đây thực sự là dấu hiệu đặc
trưng của lao cột sống( Hình
3).
*Hình 3: Hình ảnh CT-Scan tái
tạo trên mặt cắt đứng dọc ở
cửa sổ xương cho thấy các
khoang đĩa đệm vùng ngực
được bảo tồn mặc dù sự phá
hủy xương lan rộng đến các đốt
sống lân cận.

Tổn thương lan rộng dưới dây chằng và tạo Abscess
Nhiễm khuẫn lan rộng từ xương đến khoang ngoài màng cứng hoặc mô
mềm phía sau thân sống( Hình 4 ). Nhiễm khuẩn cũng có thể lan đến phía dưới
các dây chằng sát thân sống và vùng cạnh sống( Hình 5 ). Abscess cạnh sống có
thể rất lớn và có thể xác định rõ trên phim X-quang qui ước, CT-Scan và hình ảnh
MR( Hình 6 ). Đường bờ của khối abscess lớn trong khoang cạnh sống và cơ thắt
lưng chậu có thể rõ nét sau khi tiêm thuốc cản quang chứa Iode cùng thời điểm
dẫn lưu qua da( Hình 7 ). Hình ảnh cộng hưởng từ để đánh giá những trường hợp
nghi ngờ nhiễm trùng cột sống nên luôn đánh giá ở các hình ảnh sau tiêm bởi vì
tổn thương mô mềm được xác định rõ nhất trên Gado, bao gồm nhiễm khuẩn bên
dưới các dây chằng hoặc abscess ngoài màng cứng, mà những tổn thương này có
thể còn kín đáo ở giai đoạn sớm. Sau khi tiêm Gado, hình ảnh cộng hưởng từ cũng
có thể phát hiện đặc điểm bắt thuốc dạng viền dày xung quanh khối abscess cạnh
sống và bên trong tủy xương.


BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG


Hình 4: Hình trái: Abscess cạnh sống. Hình ảnh cắt ngang CT nội tủy chứng minh
nhiễm khuẩn lao đã phá hủy cuống sống phải và lan rộng tạo thành khối abscess
lớn phía sau màng phổi phải. Hình giữa: Hình Sagittal T1W ở bệnh nhân nhiễm
khuẩn lao ở đốt sống C3 có tạo mô hạt lan vào mô mềm phía sau vùng hầu họng và
vào khoang ngoài màng cứng mặt trước ống tủy. Lưu ý các khoảng đĩa đệm được
bảo tồn mặc dù sự phá hủy xương của thân sống C3 gần như hoàn toàn. Hình
phải: Hình ảnh CT cắt ngang phát hiện nốt vôi bên trong khối abscess cạnh sống,
rất đặc trưng cho lao cột sống.
Hình 5: Hình trái: Hình ảnh Sagittal
T1W không tiêm thuốc của cột sống ngực.
Tín hiệu thấp của xương trước khi tiêm
Gado đặc trưng cho xương bị nhiễm
khuẩn. Rất khó để phân biệt giữa xương
và mô mềm mặc dù hình ảnh này có
abscess ngoài màng cứng và phía trước
cột sống. Hình phải: Hình ảnh sau tiêm
Gado, có sự lan rộng rất rõ của mô hạt ra
phía trước cạnh sống trong khoang sau
màng phổi và khối mô mềm ngoài màng
cứng bắt thuốc. Bắt thuốc dạng đường
viền bên trong thân sống tương ứng với
các mảnh xương vụn.


BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG

Hình 6: Hình trên phải: Hình ảnh Xquang qui ước thế trước sau của cột
sống ngực xác định có khối abscess lớn
cạnh sống bên phải. Hình trên trái:

Hình ảnh Axial T1W sau tiêm Gado có
bắt quang viền quanh khối abscess
cạnh sống. Hình dưới phải: Hình ảnh
CT cắt ngang khẳng định có tạo
abscess hai bên.
Những thay đổi trễ trên thân sống và biến
dạng cột sống
Ở thời điểm hình ảnh nhiễm trùng trở nên quá
rõ ràng trên phim X-quang qui ước như là biến dạng
cột sống và hủy xương nặng( Hình 8). Và ở các
trường hợp nặng nhất, hầu như toàn bộ thân sống có
thể bị phá hủy tăng dần dẫn đến xẹp đốt sống. Gù
nặng như là tiến triển nặng của bệnh, đặc biệt nếu có
hủy cuống sống hai bên( Hình 9). Các di lệch do mất
vững đã được mô tả khi mà thân sống và thành phần
sau đều bị nhiễm. Dù vậy, với điều trị muộn và không
đầy đủ thì quá trình lành và liền xương vẫn có thể xảy
ra mà không cần phải can thiệp phẫu thuật. Tuy
nhiên, sự điều chỉnh tính thẳng và ưỡn cuả cột sống
không được tốt lắm( Hình 10).

Hình 7: Hình ảnh sau tiêm
thuốc cản quang qua ống
dẫn lưu ra da cho thấy khối
abscess cơ thắt lưng chậu
rất lớn.

Hình 8: Hình trái: Hình ảnh X-quang cột sống Hình 9: Hình trái: Hình ảnh
ngực thế nghiêng ở bệnh nhân viêm xương tủy Axial T1W phát hiện tổn thương



BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG

do lao có tổn thương đốt sống ngực T11, T12
cho thấy có giảm chiều cao đĩa đệm, mất xương
rõ ở mặt trước dưới đốt sống T11 và biến dạng
gù cột sống giai đoạn sớm. Hình phải: Hình
ảnh CT Scan tái tạo ở mặt phẳng đứng dọc cửa
sổ xương khẳng định sự hủy xương lan rộng
hơn mà đã được xác định trên X-quang qui ước.

nhiễm trùng trong thân sống
cũng như cuống sống hai bên.
Hình phải: Hình ảnh Sagittal
T1W chứng minh có biến dạng
gù cột sống do hậu quả của sự
phá hủy cuống sống hai bên.

Bàn luận
Chẩn đoán phân biệt
Lao cột sống là bệnh không thường
gặp ở các nước phát triển, và những triệu
chứng đi kèm với nó không quá điển hình
để có được tức thì chẩn đoán chính xác.
Các bệnh nhân có thể có than phiền về đau
vùng cổ và lưng tăng dần, mệt mỏi, tê hoặc
đi đứng khó khăn. Việc phân biệt giữa lao
cột sống với viêm xương tủy do vi trùng
sinh mủ thường khó. Bệnh sử có sốt nhẹ
hoặc đổ mồ hôi trộm về đêm còn tăng số

lượng bạch cầu và tốc độ lắng máu thường
có ở cả lao cột sống và viêm xương tủy do
vi trùng sinh mủ. Tuy nhiên, nếu có tổn
thương lao phổi trên phim X quang ngực,
test phản ứng da dương tính, có tình trạng
suy giảm miễn dịch hoặc gần đây có sự di

Hình 10: Hình trái: Hình ảnh Xquang cột sống cổ ở bệnh nhân đã
được điều trị bằng hóa trị liệu nhưng
không được phẫu thuật do bệnh nhân
từ chối mặc dù đã có bệnh lý tủy cổ.
Mặc dù khoang đĩa đệm vẫn còn
thấy, nhưng đã dính phía trước thân
sống và nó không thay đổi ở thế chụp
ưỡn tối đa. Hình phải: Hình ảnh
Sagittal T2W cho thấy có chèn ép tủy
dân từ các nước nằm trong vùng dịch tể của
lao phổi đều là những yếu tố hữu ích giúp chẩn cổ mạn và rất nặng.
đoán chính xác. Mặc dù vậy, trong đa số các trường hợp thường là không có thông
tin lâm sàng rõ ràng nào như là tiêu điểm để hướng đến lao cột sống. X quang
ngực có thể không có bằng chứng của tổn thương lao ở nhiều bệnh nhân thậm chí
những bệnh nhân này đã được chẩn đoán là bị bệnh lao.
Những tổn thương di căn từ bệnh lý ác tính ở các cơ quan cũng gây tổn
thương nhiều trên cột sống mà cần phải phân biệt lao cột sống. Đặc điểm di căn là
tổn thương rất ít đĩa đệm giống như lao cột sống. Thực sự là vì lao cột sống gây
tổn thương rất ít đĩa đệm, cũng liên quan nhiều đốt sống và cả những đốt sống


BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG


không kế cận nhau, vì thế, hình ảnh có thể dễ nhầm lẫn vói tổn thương di căn.
Những yếu tố gợi ý và giúp phân biệt giữa lao cột sống với bệnh lý u là có tổn
thương abscess cạnh sống và tổn thương lan rộng dưới dây chằng( Hình 11)

Hình 11: Hình trái: Hình ảnh X- quang ngực quy ước kiểu thế nghiêng ở bệnh
nhân đã được chẩn đoán trước phẫu thuật không phù hợp là tổn thương di căn.
Hình ảnh X- quang cho thấy có giảm nhẹ chiều cao thân sống và tổn thương bào
mòn tấm tận. Hình cạnh trái: Hình ảnh MR Sagittal T1W phát hiện tổn thương
rất ít đĩa đệm. Hình cạnh phải: Hình ảnh MR Sagittal T2W khẳng định có tổn
thương nhiều thân sống.Hình phải: Hình ảnh CT cắt ngang cho thấy có tăng tạo
mô mềm cạnh sống nhưng không có abscess cũng như các mảnh xương nhỏ bên
trong vùng hủy xương.
Mặc dù không thường gặp nhưng viêm thân sống do nấm có thể khó phân
biệt với lao cột sống nếu chỉ đơn thuần dựa vào duy nhất là hình ảnh hay các triệu
chứng lâm sàng. Viêm cột sống do nấm cũng xảy ra ở những bệnh nhân suy giảm
miễn dịch mặc dù có vài trường hợp hiếm xảy ra trên cơ địa bình thường. Các đặc
điểm về hình ảnh cũng tương tự và có thể gồm tổn thương rất ít đĩa đệm, kiểu tổn
thương cách khoảng( Skip Lesions) và có tổn thương cạnh sống. Có lẽ không thể
chẩn đoán viêm cột sống do nấm nếu không làm sinh thiết dưới hướng dẫn của
CT- Scan để đánh giá mô bệnh học.
Các đặc điểm đặc thù về hình ảnh hướng đến lao cột sống
Dấu hiệu rõ ràng nhất giúp phân biệt lao cột sống với viêm cột sống sinh mủ
là tổn thương rất ít đến các đĩa đệm( Hình 4, Bảng 1). Trực khuẩn lao không có
enzym proteolytic, mà được tìm thấy ở các vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh
viêm cột sống sinh mủ, và điều này giải thích tại sao lao cột sống gây tổn thương


BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG

rất ít đến các đĩa đệm. Trạng thái vô mạch của đĩa đệm cũng có thể giúp ngăn

chặn được sự tấn công của trực khuẩn nên đĩa đệm không là vị trí tổn thương đầu
tiên của quá trình nhiễm khuẩn, và đã có nhận định là tổn thương phá hủy đĩa đệm
chỉ khởi đầu khi hai thân sống kế cận quá tổn thương đến nỗi mà đĩa đệm mất đi
nguồn cung cấp dinh dưỡng cho nó. Ở một số trường hợp, giảm đáng kể chiều cao
đĩa đệm thực sự chỉ do thoát vị đĩa đệm vào phần thân sống bị phá hủy( Hình 2
dưới trái). Và sự lan rộng của nhiễm khuẩn đến các thân sống kế cận chủ yếu qua
đường dưới dây chằng hơn là con đường trực tiếp.
Bảng 1: Tóm tắt những đặc trưng về hình ảnh hướng đến lao cột sống hơn là
viêm xương tủy do vi trùng sinh mủ.
• Đóng vôi bên trong khối abscess cạnh sống.
• Khối abscess cạnh sống có kích thước lớn.
• Tổn thương > 02 mức thân sống.
• Liên quan các thành phần sau.
• Tổn thương đa tâm.
• Lan rộng dưới dây chằng.
• Tín hiệu không đồng nhất trên hình ảnh MRI.
Lao cột sống cũng có thể được phân biệt bởi đặc tính tạo khối abscess cạnh
sống. Mức độ lan rộng của khối abscess này có thể vượt khỏi vùng xương bị tổn
thương. Một số tác giả tin tưởng rằng, tổn thương abscess càng lớn thì có lẽ
nguyên nhân cơ bản là lao cột sống. Các tổn thương abscess này có thể ở phía
trước, phía sau, cạnh bên hoặc bao quanh thân sống. Sự hóa vôi bên trong ổ
abscess gần như là nét đặc thù của lao cột sống nhưng không phải lúc nào cũng
có. Vỏ bao dày và bắt thuốc không đều ở cả hình ảnh CT và MRI và đây là đặc
điểm hướng đến lao cột sống.
Các dấu hiệu đặc trưng ở các phương tiện hình ảnh khác
Chẩn đoán bằng hình ảnh nên bắt đầu bằng phim X- quang qui ước thế trước
sau và thế nghiêng. Nó cung cấp nhiều thông tin giúp cho chẩn đoán và một số tác
giả tin tưởng rằng chỉ với những hình ảnh này cũng đủ hướng đến chẩn đoán.
Những dấu hiệu sớm bao gồm xẹp phía trước thân sống, giảm chiều cao thân
sống, hoặc những thay đổi tấm tận ở nhiều đốt sống với đĩa đệm tương đối được

bảo tồn. Khi bệnh tiến triển, X- quang qui ước cho thấy có giảm chiều cao đĩa
đệm, xẹp nặng thân sống và biến dạng gù cột sống. Xơ cứng cột sống được báo
cáo ở 50 % các trường hợp. Sự hiện diện của khối cạnh sống thường là dấu hiệu


BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG

gợi ý bệnh. Những bằng chứng của phá hủy xương trên phim vẫn còn tiếp tục đến
14 tháng sau kể từ đợt hóa trị đầu tiên và đó không là dấu hiệu thất bại điều trị.
Cả hình ảnh CT- Scan và MRI đều giữ vai trò quan trọng trong chẩn đoán
và lên kế hoạch điều trị đặc biệt những tổn thương ở những vị trí mà khó phát hiện
trên phim X- quang qui ước và chứng minh sự hiện diện của abscess cạnh sống.
Hình ảnh CT giúp nhận biết rõ những nốt vôi hóa bên trong khối abscess cũng
như các mảnh xương nhỏ còn lại ở vùng hủy xương. Sự hiện diện của những
mảnh xương này được mô tả như là đặc điểm duy nhất chỉ có ở lao cột sống, điều
này được giải thích là do trực khuẩn lao không có enzym proteolytic cần thiết cho
sự hủy xương.
CT- Scan cũng phát hiện rất tốt sự lan rộng của tổn thương phá hủy xương
đặc biệt là các thành phần sau. Hình ảnh tái tạo ở mặt cắt đứng dọc và đứng ngang
giúp mô tả chính xác tổn thương hủy xương rất hữu ích để lên kế hoạch phẫu
thuật. Hơn nữa, nó cũng làm rõ tổn thương tủy sống là do xương hay mô mềm
xung quanh( Hình 12).

Hình 12: Hình trái: Hình ảnh MR Sagittal T2W ở bệnh nhân có tổn thương phá
hủy xương lan rộng ở khoảng đốt sống T11- T12 và có biến dạng gù cột sống. Ở
hình ảnh này không rõ khối chèn ép vào tủy sống là do mô hạt hoặc là xương.
Hình phải: Hình ảnh CT Scan tái tạo ở mặt cắt đứng dọc chứng minh tổn thương
chèn ép tủy là do mảnh xương ép vào.



BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG

Chụp Cộng hưởng từ là phương pháp khảo sát hình ảnh tốt nhất để đánh giá
tổn thương mô mềm đặc biệt là abscess ngoài màng cứng mà rất khó nhận biết
trên hình ảnh CT. Hình ảnh cộng hưởng từ cũng tạo ra những hình ảnh ưu việt hơn
trong việc đánh giá tổn thương dưới dây chằng và cạnh sống. Những đặc điểm của
tổn thương thân sống là giảm tín hiệu trên T1W, tăng tín hiệu trên T2W và bắt
thuốc sau tiêm Gado tĩnh mạch. Ở một số trường hợp, tổn thương có tín hiệu
không đồng nhất. Mặc dù đĩa đệm tương đối được bảo tồn, nhưng nếu đĩa đệm bị
tổn thương thì tăng tín hiệu trên T2W. Trong nhiều trường hợp, nhiều thân sống bị
nhiễm và tổn thương lan rộng dưới dây chằng nhưng đĩa đệm tín hiệu vẫn bình
thường trên T2W. Sự giảm cường độ tín hiệu trên T1W có thể gợi ý tổn thương
viêm xương trước khi xương bị phá hủy đến mức biểu hiện trên CT- Scan và Xquang qui ước.

Kết luận
Mặc dù không có nét đặc thù duy nhất nào về hình ảnh là chắc chắn và đặc
hiệu, nhưng với tập hợp vài đặc điểm gợi ý thì càng củng cố vững chắc chẩn đoán
lao cột sống. Những dấu hiệu hướng đến lao cột sống như là tổn thương rất ít đĩa
đệm, lan rộng dưới dây chằng và tạo abscess lớn cạnh sống có hóa vôi bên trong
với vỏ bao dày bắt thuốc dạng viền. Và đó là những dấu hiệu thật hữu ích để
hướng đến chẩn đoán bệnh lý không thường gặp này.
BS. NGUYỄN LÊ MINH THANH
Khoa Chẩn đoán Hình ảnh – Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long.
Biên dịch theo : Modern imaging of spinal tuberculosis của các tác giả SETH
S. JOSEFFER, M.D., AND PAUL R. COOPER, M.D. Department of
Neurosurgery, New York University Medical Center, New York, New York
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-----------------------1. al-Mulhim FA, Ibrahim EM, el-Hassan AY, Moharram HM: Magnetic
resonance imaging of tuberculous spondylitis. Spine 20:2287–2292, 1995.
2. Arizono T, Oga M, Shiota E, Honda K, Sugioka Y: Differentiation of vertebral

osteomyelitis and tuberculous spondylitis by magnetic resonance imaging. Int Orthop
19:319–322, 1995.
3. Boxer DI, Pratt C, Hine AL, McNico IM: Radiological features during and
following treatment of spinal tuberculosis. Br J Radiol 65:476–479, 1992.
4. Chapman M, Murray RO, Stoker DJ: Tuberculosis of the bones and joints.
Semin Roentgenol 14:266–282, 1979.


BỆNH VIỆN ĐA KHOA HOÀN MỸ CỬU LONG

5. Cremin BJ, Jamieson DH, Hoffman EB: CT and MR in the management of
advanced spinal tuberculosis. Pediatr Radiol 23:298–300, 1993.
6. Gorse GJ, Pais MJ, Kusske JA, Cesario TC: Tuberculous spondylitis. A report
of six cases and a review of the literature. Medicine 62:178–193, 1983.
7. Griffith JF, Kumta SM, Leung PC, Cheng JC, Chow LT, Metreweli C: Imaging
of musculoskeletal tuberculosis: a new look at an old disease.Clin Orthop:32–39, 2002.
8. Gupta RK, Agarwal P, Rastogi H, Kumar S, Phadke RV, Krishnani N:
Problems in distinguishing spinal tuberculosis from neoplasia on MRI. Neuroradiology
38:S97–S104, 1996.
9. Hoffman EB, Crosier JH, Cremin BJ: Imaging in children with spinal
tuberculosis. A comparison of radiography, computed tomography and magnetic
resonance imaging. J Bone Joint Surg Br 75:233–239, 1993.
10. Jain R, Sawhney S, Berry M: Computed tomography of vertebral
tuberculosis: patterns of bone destruction. Clin Radiol 47: 196–199, 1993.
11. Kim NH, Lee HM, Suh JS: Magnetic resonance imaging for the diagnosis of
tuberculous spondylitis. Spine 19:2451–2455, 1994.
12. Moore SL, Rafii M: Imaging of musculoskeletal and spinal tuberculosis.
Radiol Clin North Am 39:329–342, 2001.
13. Moorthy S, Prabhu NK: Pictorial essay. Spectrum of MR imaging findings in
spinal tuberculosis. AJR 179:979–983, 2002.

14. Resnick D (ed): Diagnosis of Bone and Joint Disorders, ed 3. Philadelphia:
Saunders, 1995.
15. Rezai AR, Lee M, Cooper PR, Errico TJ, Koslow M: Modern management of
spinal tuberculosis. Neurosurgery 36:87–98, 1995.
16. Shanley DJ: Tuberculosis of the spine: imaging features. AJR 164:659–664,
1995.
17. Sharif HS: Role of MR imaging in the management of spinal infections. AJR
158:1333–1345, 1992.
18. Sharif HS, Morgan JL, al Shahed MS, al Thagafi MY: Role of CT and MR
imaging in the management of tuberculous spondylitis. Radiol Clin North Am 33:787–
804, 1995.
19. Shipley JA, Craig JB: Spinal tuberculosis with translational instability. Spine
18:397–401, 1993.
20. Smith AS, Weinstein MA, Mizushima A, Coughlin B, Hayden SP, Lakin
MM: MR imaging characteristics of tuberculous spondylitis vs vertebral osteomyelitis.
AJR 153:399–405, 1989 21. Stabler A, Reiser MF: Imaging of spinal infection. Radiol
Clin North Am 39:115–135, 2001.



×