ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I SINH HỌC 11
I/ PHẦN CHUNG:
Câu 1: Nêu các con đường vận chuyển nước ở rễ và đặc điểm của nó? Cơ chế của quá trình
hấp thụ nước ở rễ?
Trả lời: + Có 2 con đường:
* Con đường qua thành tế bào - gian bào: Nhanh, không được chọn lọc.
* Con đường qua chất nguyên sinh - không bào: Chậm, được chọn lọc.
+ Cơ chế: Thẩm thấu, do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu, nước đi từ nơi có áp suất thẩm thấu thấp đến
nơi có áp suất thẩm thấu cao.
Câu 2: Thế nào là dòng mạch gỗ?Động lực nào giúp dòng nước và các ion khoáng di chuyển được từ
rể lên lá?
Trả lời: :*Dòng mạch gỗ (dòng đi lên): là dòng vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào mạch gỗ,
rồi dâng lên theo mạch gỗ trong thân để đến lá và những phần khác của cây.
* Động lực đẩy dòng mạch gỗ:
- Lực đẩy (áp suất rễ) : Động lực đầu dưới, tạo sức đẩy nước từ dưới lên.
- Lực hút do thoát hơi nước ở lá : Động lực đầu trên.
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ : Đảm bảo dòng mạch gỗ liên tục
trong cây.
Câu 3: Nêu các con đường thoát hơi nước ở lá? Đặc điểm của mỗi con đường? Quá trình thoát hơi
nước ở lá có ý nghĩa gì?
Trả lời: + Có 2 con đường:
* Qua khí khổng: Vận tốc lớn, được điều chỉnh.
* Qua tầng cutin: Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
+ Ý nghĩa của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật:
* Tạo ra sức hút nước ở rễ.
* Giảm nhiệt độ bề mặt thoát hơi → tránh cho lá, cây không bị đốt náng khi nhiệt độ quá cao.
* Tạo điều kiện để CO2 đi vào thực hiện quá trình quang hợp, giải phóng O2 điều hoà không khí....
Câu 4: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là gì?Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
thiết yếu trong cây.
Trả lời: * Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là nguyên tố mà thiếu nó cây không thể hoàn thành chu trình
sống.
Không thể thiếu hoặc thay thế bằng nguyên tố khác.
Trực tiếp tham gia vào trao đổi chất của cơ thể.
-Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ở trong cây gồm các nguyên tố đại lượng (C, H, O, N, P, K,
S, Ca, Mg) và các nguyên tố vi lượng (Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo).
* Vai trò của các nguyên tố khoáng
- Tham gia cấu tạo chất sống: protein,axit nucleic,thành tế bào,diệp lục
- Điều tiết quá trình trao đổi chất: hoạt hóa enjim,cân bằng nước và ion,mỡ khí khổng,tham gia vào phản
ứng quang phân ly nước.
Câu 5: Vai trò của nitơ đối với đời sống của thực vật? Thực vật hấp thụ được dạng nitơ nào?Và các
nguồn cung cấp nitơ cho cây?
Trả lời: - Vai trò của nitơ:
+ Vai trò cấu trúc: Nitơ là thành phần của hầu hết các hợp chất trong cây (prôtêin, axit nuclêic …)
cấu tạo nên tế bào, cơ thể.
+ Vai trò điều tiết: Tham gia thành phần của các enzim, hoocmôn…→ điều tiết các quá trình sinh lí, hoá
sinh trong tế bào, cơ thể.
- Thực vật hấp thu được nitơ dạng: NH4+, NO3-.
- Nguồn nitơ cho cây có 4 nguồn là :
+ Nguồn vật lý – hóa học: do sự phóng điện trong cơn giông đã ôxi hoá nitơ thành nitrat.
+ QT cố định nitơ nhờ vi khuẩn
+ QT phân giải nitơ hữu cơ trong đất
+ Do con người cung cấp qua bón phân.
Câu 6: Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp?
Trả lời: - Cường độ ánh sáng
- Khi nồng độ CO2 tăng, cường độ ánh sáng tăng → thì cường độ quang hợp cũng tăng.
- Điểm bù áng sáng: Cường độ AS tối thiểu để (QH) = cường độ hô hấp (HH).
- Điểm no ánh sáng: Cường độ AS tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.
- Quang phổ ánh sáng:
- QH diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím.
- Thực vật không hấp thụ tia lục.
- Tia xanh tím kích thích sự tổng hợp các aa, pr
- Tia đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat
Câu 7: Quang hợp là gì? Vai trò của quang hợp?
Trả lời: - Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ (đường glucôzơ) từ các chất vô cơ (CO2, H2O) nhờ
năng lượng ánh sáng được hấp thụ bởi hệ sắc tố quang hợp.
Phương trình tổng quát:
12 H2O + 6 CO2 + Q (năng lượng ánh sáng) → C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O
* Vai trò của quang hợp:
- Tạo nguồn chất hữu cơ cho sự sống trên trái đất.
- Tích lũy năng lượng. Biến đổi năng lượng vật lý (ánh sáng) thành năng lượng hóa học dự trữ trong các
hợp chất hữu cơ.
- Quang hợp giữ sạch bầu khí quyển, cân bằng nồng độ CO2, O2 trong khí quyển.
Câu 8: *Hô hấp là gì?Viết phương trình.Nêu vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật.
Trả lời: * Hô hấp là quá trình chuyển đổi năng lượng trong tế bào sống. Trong đó các phân tử
cacbohydrat bị phân giải thành các sản phẩm vô cơ cuối cùng là CO 2, H2O và giải phóng năng lượng,một
phần năng lượng được tích lũy trong ATP.
* PT : C6H12O6 + 6 CO2 6 CO2 + 6 H2O + năng lượng (nhiệt + ATP)
.*Vai trò của hô hấp đối với cơ thể của thực vật :
- Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây.
- Cung cấp ATP cho các hoạt động sống của cây.
- Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các chất sống khác trong
cây.
Câu 9: Nêu đặc điểm của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp ?
Trả lời :
Lá
Cấu tạo
Chức năng
I. Hình thái
Diện tích bề mặt lá
Lớn
Hấp thụ các tia sáng
Phiến lá
Mỏng
Thuận lợi cho khí khuếch tán vào ra
dễ dàng
Lớp biểu bì dưới
Có nhiều khí khổng
Thuận lợi cho khí CO2 khuếch tán vào
dễ dàng
II. Giải phẫu
Hệ gân lá
Vận chuyển nước và muối khoáng đến
tận từng tế bào
Lớp Cutin
Ánh sáng xuyên qua dễ dàng
Lớp tế bào mô giậu
Xếp sít nhau chứa nhiều
Nhận được nhiều áng sáng
lục lạp
Lớp tế bào mô khuyết
Có nhiều khoảng trống
Thuận lợi cho khí CO2 khuếch tán vào
gian bào
dễ dàng
Câu 10: Phân biệt con đường cố định CO2 giữa thực vật C3 và C4, CAM
Trả lời:
Chỉ số so sánh
QH ở TV C3
QH ở TV C4
QH ở TV CAM
Đa số các loại TV
chủ yếu ở vùng
Một số TV nhiệt đới và
Gồm các TV ở vùng
1. Nhóm TV
ôn đới và á nhiệt
cận nhiệt đới như ngô,
sa mạc như dứa,
đới như lúa,
mía, cỏ gấu …
xương rồng …
khoai, sắn …
2. Chất nhận CO2
RiDP (Ribôlôzơ
1-5 diP)
PEP
(Photphoenolpiruvat)
PEP
(Photphoenolpiruvat)
3. Sản phẩm đầu tiên
APG (H/chất 3C)
AOA (H/chất 4C)
AOA (H/chất 4C)
Chỉ 1 giai đoạn
vào ban ngày
Cả 2 giai đoạn đều vào
ban ngày
Giai đoạn 1 vào ban
đêm, giai đoạn 2 vào
ban ngày
5. Các tế bào QH của lá
Tế bào nhu mô
Tế bào nhu mô và tế bào
Tế bào nhu mô
bao bó mạch
6. Sự phân bố của lục
lạp
Một
Hai
4. Thời gian cố định
CO2
Một
Câu 11: Phân biệt hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí?
Trả lời:
Chỉ tiêu
Hô hấp hiếu khí
Hô hấp kị khí
Điều kiện ôxi
Cần có ô xi
Không cần ô xi
Chất nhận e cuối cùng Ô xi
Chất hữu cơ
Sản phẩm
CO2 và nước
Chất hữu cơ (rượu eetylic, axit lactic…), CO2
Năng lượng
36-38 ATP
2ATP
Câu 12: Tại sao nói quang hợp quyết định năng suất của thực vật?Phân biệt năng suất sinh học và
năng suất kinh tế.
Trả lời: Đúng, vì quang hợp quyết định 90% -95% năng suất cây trồng
- Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được trong mổi ngày trên một hecta gieo trồng trong
suốt thời gian sinh trưởng
- Năng suất kinh tế là một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan (hạt,củ,quả,lá…)
chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
Câu 13: Vì sao các loại cây trên cạn không sống được trên đất ngập mặn ?
Trả lời: Dịch bào rễ cây trên cạn nhược trương với môi trường đất ngập mặn nên không thể hấp thụ được
nước từ đất. Ngược lại nước có thể từ trong cây đi ra ngoài môi trường do sự chênh lệch nồng độ chất tan
giữa hai môi trường bên ngoài cao hơn bên trong, cân bằng nước bị phá vỡ và cây chết.
Câu 14: Nêu các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước?
Ánh sáng : ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò tác nhân gây đóng mở khí
khổng.
Nhiệt độ: Ảnh hưởng 2 QT hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá.
Độ ẩm và không khí:
- Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng mạnh.
- Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước ở lá càng mạnh.
Dinh dưỡng khoáng:
- Hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong đất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rễ và áp suất thẩm thấu của
dung dịch đất, do đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước.
Câu 15: Hãy viết phương trình phản ứng quang phân ly nước trong pha sáng.Các electron và
proton H+ được tạo ra nhằm mục đích gì?
Trả lời: phương trình phản ứng quang phân ly nước: 2H2O → 4H+ + 4e- + O2
Các e tạo ra đến bù lại các e của diệp lục a bị mất khi diệp lục này tham gia chuyền e cho các chất khác.
Các proton H+ đến khử NADP+ thành dạng khử: NADPH
Câu 16: Hô hấp sáng là gì? Hô hấp sáng ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp?
Trả lời: Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ ô xi và giải phóng cacbonic ở ngoài sáng.
Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, nồng độ ô xi cao, cacbonic thấp, chất nhận RiDP bị phân huỷ.
Hô hấp sáng cần có sự tham gia của 3 loại bào quan: Lục lạp, peroxixom, ti thể.
- Hô hấp sáng không tạo năng lượng ATP nhưng làm lãng phí khoảng 30 – 50 % sản phẩm của quang
hợp.
Câu 17: Bón phân như thế nào là được coi là hợp lý ?
Trả lời: - Lượng phân bón hợp lí.
+ Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng.
+ Khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất.
+ Hệ số sử dụng phân bón: lương phân bón cây sử dụng được so với tổng lượng phân bón.
- Thời kì bón phân.
− Cách bón phân.
− Loại phân bón.
Câu 18: Nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp?
Trả lời: - Diệp lục a: tham gia trực tiếp vào sự chuyển hoá quang năng thành hoá năng trong ATP và
NADPH.
- Diệp lục b: truyền năng lượng hấp thu được cho diệp lục a.
- Carotenoit: gồm caroten và Xantophin truyền năng lượng hấp thu được cho diệp lục b, bảo vệ diệp lục
tránh bị phân huỷ khi cường độ ánh sáng cao.
Câu 19: Nêu mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp?
Trả lời: Quang hợp tích luỹ năng lượng, tạo các chất hữu cơ, oxi là nguyên liệu cho quá trình hô
hấp; ngược lại hô hấp tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống trong đó có tổng hợp các
chất tham gia vào quá trình quang hợp (sắc tố, enzim, chất nhận CO 2...), tạo ra H 2O, CO 2 là nguyên
liệu cho quá trình quang hợp...
Câu 20: Nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng.
Trả lời: + Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn, tạo giống mới.
+ Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kĩ thuật.
+ Tăng hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn, tạo giống và các biện pháp kĩ thuật.
+ Chọn cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải, hoặc trồng vào vụ thích hợp.
II/PHẦN RIÊNG DÀNH CHO CƠ BẢN:
Câu 1: ở cây ngô:
-Số lượng lỗ khí trên 1cm2 biểu bị dưới là 7684,còn trên 1 cm2 biểu bì trên là 9300
-Tổng diện tích lá trung bình(cả 2 mặt lá) ở một cây là 6100 cm2.
-kích thước trung bình 1 lỗ khí là: 25,6 * 3,3 μm.
a.Tính tổng số lỗ khí ở cây ngô?
b.tỷ lệ diện tích lỗ khí trên diện tích lá là bao nhiêu?
Biết 1 μm=10-3mm
Trả lời: a) tổng số lỗ khí ở cây ngô: (684 + 9300) x 6100=103602400
b) Tỉ lệ diện tích lỗ khí trên diện tích lá: 103602400 x(25,6 x 3,3 )x 10-3:(6100 x 102) x
100%= 0,14%
Câu 2: Tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa ở người được thể hiện như thế
nào?
Trả lời:
Bộ phận
Miệng
Tiêu hóa cơ học
Nhai,đảo,trộn thức ăn tạo viên thức ăn
Tiêu hóa hóa học
Tiết nước bọt,hoạt động của enjim
Amilaza biến đổi một phần tinh bột
thành đường Mantôzơ
Thực quản
Dạ dày
Nuốt,đẩy viên thức ăn xuống dạ dày
Co bóp,nhào trộn thức ăn với dịch Tiết enjim pepsin biến đôi protein ở
vị,đẩy thức ăn xuống ruột
Gan
mức độ nhất định
Tiết dịch mật có các muối mật và muối
kiềm củng tham gia vào tiêu hóa thức
ăn
Tiết dịch tụy đóng vai trò chủ yếu
Tụy
Ruột non
trong tiêu hóa hóa học ở ruột non
Tạo lực đẩy thức ăn dần xuống các Tiết ra đủ loại enjim biến đổi tât cả các
phần tiếp theo của ruột,giúp thức ăn loại thức ăn thành các chất dinh dưỡng
thấm đầy dịch mật,dịch tụy,dịch ruột...
Ruột già
có thể hấp thụ được
Tái hấp thụ nước
Câu 3: Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của
thú ăn thịt và thú ăn thực vật.
Trả lời:
Chỉ tiêu
Cấu tạo
Thú ăn thịt
Răng cữa,răng nanh,răng cạnh hàm và
Răng
răng hàm đều phát triển phù hợp chức
năng cắn,xé và giữ con mồi.
Dạ dày
1 túi
Ruột non Ngắn(6-7m)
Ruột tịt
-Xé và nuốt thức ăn
Thú ăn thực vật
Răng cạnh hàm và răng hàm
phát triển để nghiền nát thức ăn
4 túi
Dài(50m)
Manh tràng phat trển
Quá trình
-Nhai nghiền nát thứ ăn,một số
tiêu hóa
loài nhai lại
-không có vi sinh vật cộng sinh
-Vi sinh vật trong dạ cỏ và manh
tràng tham gia vào quá trình tiêu
hóa thứ ăn
Câu 4: Nếu một ống trong dòng mạch gỗ bị tắc,dòng mạch gỗ trong ống đó có thể tiếp tục đi
lên được không?vì sao?
Trả lời: Nếu một ống mạch gỗ bị tắc,dòng mạch gỗ trong ống đó có thể vẩn được tiếp tục đi lên
bằng cách di chuyển ngang qua các lỗ bên vào ống bên cạnh và tiếp tục di chuyển lên trên
Câu 5: Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?
Trả lời:
Chỉ tiêu so sánh
Cơ chế Hấp thụ
Hấp thụ nước
Nước được hấp thụ từ đất vào tế
bào lông hút theo cơ chế thụ động
(cơ chế thẩm thấu):Nước di chuyển
từ môi trường nhược trương(thế
nước cao) trong đất vào tế bào lông
hút(và các tê bào biểu bì con non
khác),nơi có dịch bào ưu
trương(thế nước thấp hơn) .
Hấp thụ ion khoáng
Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào
rễ cây theo 2 cơ chế:
- Cơ chế thụ động: đi từ đất vào tế bào
lông hút theo cơ chế thẩm thấu.
- Cơ chế chủ động: di chuyển ngược
chiều građien nồng độ, cần ATP từ
quá trình hô hấp.
Điều kiện xẫy ra khi có sự chênh lệch thế nước giữa
sự Hấp thụ
đất(hoạc môi trường dinh dưỡng)và
tế bào lông hút.do sự thoát hơi
nước ở lá và hoạt động trao đổi
chất của cây.
khi có sự chênh lệch nồng độ ion
khoáng giữa đất(hoạc môi trường dinh
dưỡng)và tế bào lông hút(theo cơ chế
thụ động) hoạc có sự tiêu tốn năng
lượng ATP(theo Cơ chế chủ động)
Câu 6: Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn?
Vì sao ở thú ăn thịt không có vi sinh vật cộng sinh?
Trả lời:
-Dothức ăn thực vật nghèo chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa nên phải ăn số lượng lớn thức ăn mới
đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
- vì thú ăn thịt không ăn thức ăn chứa xenlulôzơ nên không cần phải có vi sinh vật cộng sinh để
sản xuất enjim tiêu hóa xenlulôzơ
Câu 7: Vì sao cây trên cạn ngập úng lâu ngày sẻ bị chết?
Trả lời: Đối với cây trên cạn,khi bị ngập úng rễ cây thiếu o xi.Thiếu o xi làm phá hoại tiến trình
hô hấp bình thường của rễ,tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm lông hút chết,không
hình thành được lông hút mới.cây không hấp thụ được nước,cân bằng nước trong cây bị phá huỷ
và cây sẻ bị chết.
Câu 8: Số lượng khí khổng ở mặt dưới của lá nhiều hơn ở mặt trên có ý nghĩa gì đối với cây?
Trả lời: ở mặt trên của lá ánh sáng chiếu trực xạ nên nếu lượng khí khổng tập trung nhiều sẻ gây
quá trình thoát hơi nước mạnh làm cây mất nhiều nước.ở mặt dưới của lá anh sáng chiếu tán xạ
nên lượng nước thoát ra là ít hơn.Vì vậy số lượng khí khổng tập trung nhiều ở mặt dưới của lá
giúp giảm bớt sự thoát nước,làm cân bằng lượng nước trong cây.
Câu 9:Quá trình thoát hơi nước qua cutin mạnh yếu như thế nào ở lá non,lá trưởng thành và lá
già?
Trả lời:Cường độ thoát hơi nước giảm dần theo mức độ phát triển của lớp cu tin: thoát hơi nước qua
cutin mạnh ở lá non,giảm dần ở lá trưởng thành và tăng lên ở lá già do sự rạn nứt ở cutin.
Câu 10: Nêu ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3?
Trả lời: Cường dộ quang hợp cao hơn, điểm bảo hoà ánh sáng cao hơn, điểm bù cacbonic thấp hơn, thoát
hơi nước thấp hơn, năng suất của TV C4 cao hơn so với C3.
III/PHẦN RIÊNG DÀNH CHO NÂNG CAO:
Câu 1: Cấu tạo của bộ rễ phù hợp với chức năng hấp thụ nước?
Trả lời: - Đặc điểm của hệ rễ thích nghi với chức năng hút nước: Rễ có khả năng ăn sâu, lan rộng,
có khả năng hướng nước, trên rễ có miền hút với rất nhiều tế bào lông hút.
- Đặc điểm của tế bào lông hút thích nghi với chức năng hấp thụ nước:
+ Thành tế bào mỏng, không thấm cutin.
+ Có một không bào trung tâm lớn.
+ Áp suất thẩm thấu rất cao do hoạt động hô hấp của rễ mạnh.
Câu 2: Nêu quá trình cố định nitơ trong khí quyển? Điều kiện cho quá trình xảy ra?
Trả lời: - Là quá trình chuyển nitơ khí quyển thành dạng amôn (N2 → NH+4) nhờ vi khuẩn tự do hoặc vi
khuẩn cộng sinh trong rễ cây họ đậu ,bèo hoa dâu.
* Điều kiện:
- Có các lực khử mạnh
- Được cung cấp năng lượng ATP
- Có sự tham gia của Enzim nitrogennaza
- Thực hiện trong điều kiện kị khí.
Câu 3: Tại sao khi bón một lượng lớn phân bón trong một lần cây sẽ bị chết?
Trả lời: Do bón một lượng lớn phân bón sẽ làm cho môi trường trở nên ưu trương, môi trường trong tế
bào rễ trở nên nhược trương, làm cho cây rễ cây không lấy được nước, cây bị mất cân bằng nước và chết.
Câu 4: Tại sao nói qua trình hấp thụ nước và khoáng liên quan chặt chẽ đến quá trình hô hấp?
Trả lời: Vì hô hấp tạo ra năng lượng ATP và các sản phẩm trung gian cần cho việc hấp thu khoáng. Mặt
khác, hô hấp làm tăng ASTT ở rễ nên làm tăng việc hấp thu nước từ môi trường ở các tế bào lông hút.
Câu 5: NH3 tích luỹ lại nhiều trong mô sẽ gây độc cho tế bào, nhưng khi cây sinh trưởng mạnh lại thiếu
hụt NH3. Vậy, cơ thể thực vật đã giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào ?
Trả lời: - Hình thành amit giúp khử độc cho tế bào khi amôniac tích luỹ nhiều.
- Amit là nguồn dự trữ NH3 cần cho quá trình tổng hợp axit amin và prôtêin khi cơ thể có nhu cầu.
Câu 6: Ở một số loài thực vật không có miền lông hút thì rễ cây lấy nước bằng cách nào?
Trả lời: Một số thực vật ở cạn, bộ rễ không có miền lông hút (thông, sồi,…) thì hệ rễ có nấm rễ bao bọc
giúp cây hấp thụ được nước ( hay các tế bào còn non, tế bào chưa bị suberin hoá).
Câu 7: Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ bị chết ?
Trả lời: Đối với cây trên cạn, khi ngập úng rễ cây thiếu ôxi → tiến trình hô hấp bình thường của rễ bị phá
hoại, tích luỹ các chất độc đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành được lông hút mới
→ cây không hấp thụ được nước, cân bằng nước trong cây bị phá huỷ và cây bị chết.
Câu 8: Ở thực vật có khả năng quang hợp, vậy động vật có thể quang hợp được không? Nếu có cho ví dụ.
Trả lời: Động vật cũng có khả năng quang hợp. Ví dụ: loài giun dẹp Convolvuta roscoffensis sống cộng
sinh với tảo lục đơn bào có khả năng quang hợp.
Câu 9: Ánh sáng màu lục có ảnh hưởng gì đến quá trình quang hợp hay không?Tại sao lá cây có màu
xanh lục?
Trả lời: Ánh sáng màu lục không có ảnh hưởng gì đến quá trình quang hợp.Vì hệ sắc tố quang hợp của lá
hấp thu năng lượng của các tia sáng nhìn thấy trừ năng lượng của tia màu lục. Nên khi ánh sáng xuyên
qua lá hoặc phản xạ vào mắt ta chỉ nhìn thấy lá có màu xanh lục.
Câu 10: Tại sao không bảo quản rau, củ trong ngăn đá của tủ lạnh?
Trả lời: Vì khi để rau củ trong ngăn đá của tủ lạnh thì nước trong rau, củ sẽ bị đông đá làm phá vở các tế
bào, rau củ sẽ bị hư hỏng.