Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT TRÊN LƯU VỰC SÔNG NHUỆ - ĐÁY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (590.38 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI MỘT SỐ CƠ SỞ SẢN XUẤT TRÊN
LƯU VỰC SÔNG NHUỆ - ĐÁY

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Quang Trung
ThS. Nguyễn Thành Sơn

Hà Nội, năm 2014


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

LỜI CÁM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn tới TS. Nguyễn Quang Trung và ThS.
Nguyễn Thành Sơn đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành đồ án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các Anh/chị trong phòng Phân tích Độc chất môi
trường – Viện Công nghệ môi trường đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ và động viên
tôi trong quá trình thực nghiệm.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa
Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, bạn bè và người
thân trong gia đình đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tôi tập
trung nghiên cứu và hoàn thành bản đồ án này.


Sinh viên

Nguyễn Thị Thúy

SVTH: Nguyễn Thị Thúy

I

Lớp: LĐH2KM1


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................... I
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. III
DANH MỤC HÌNH ..............................................................................................IV
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................VI
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. VII
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 2
1.1. Giới thiệu tổng quan về lưu vực sông Nhuệ - Đáy ............................................ 2
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................. 3
1.2. Giới thiệu tổng quan về một số công ty trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy.............. 5
1.3. Hiện trạng môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy ............................................ 10
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 12
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 12

2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 14
2.2.1. Phương pháp điều tra khảo sát ..................................................................... 14
2.2.2. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu ....................................................... 14
2.2.3. Phương pháp hướng dẫn lấy mẫu nước thải.................................................. 14
2.2.4. Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm .................................................... 14
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 21
3.1. Kết quả phân tích nước thải tại một số cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Nhuệ Đáy, đoạn chảy qua khu vực Hà Nội...................................................................... 21
3.2. Kết quả phân tích nước thải tại một số cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Nhuệ Đáy đoạn chảy qua khu vực Hà Nam ..................................................................... 25
3.3. Kết quả phân tích nước thải tại một số cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Nhuệ Đáy đoạn chảy qua khu vực Nam Định.................................................................. 30
3.4. Kết quả phân tích nước thải tại một số cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Nhuệ Đáy đoạn chảy qua khu vực Ninh Bình.................................................................. 34
3.5. Kết quả phân tích nước thải tại một số cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Nhuệ Đáy đoạn chảy qua khu vực Hòa Bình ................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 46

SVTH: Nguyễn Thị Thúy

II

Lớp: LĐH2KM1


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp “Đánh giá chất lượng nước thải của một
số cơ sở sản xuất trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy” là do tôi thực hiện với sự hướng
dẫn của TS. Nguyễn Quang Trung và ThS. Nguyễn Thành Sơn. Đây không phải là
bản sao chép của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào. Các kết quả nghiên cứu trong đồ
án đều do tôi thực hiện và là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những nội dung mà tôi trình bày trong
đồ án này.
Hà Nội, tháng 02 năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Thúy

SVTH: Nguyễn Thị Thúy

III

Lớp: LĐH2KM1


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ lưu vực hệ thống sông Nhuệ - Đáy ............................................... 2
Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 ....................................................... 222
Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD ........................................................ 222
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện hàm lượng tổng Photpho.............................................. 23
Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện hàm lượng SS ............................................................... 23
Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện hàm lượng tổng Nitơ .................................................... 24
Hình 3.6. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NH4+_ N ..................................................... 24
Hình 3.7. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Coliform..................................................... 25
Hình 3.8. Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 ......................................................... 26
Hình 3.9. Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD .......................................................... 27
Hình 3.10. Biểu đồ thể hiện hàm lượng SS ............................................................. 27

Hình 3.11. Biểu đồ thể hiện hàm lượng tổng Photpho ............................................ 28
Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện hàm lượng tổng Nitơ .................................................. 28
Hình 3.13. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NH4+_N .................................................... 29
Hình 3.14. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Coliform ................................................... 29
Hình 3.15. Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 ..................................................... 311
Hình 3.16. Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD ........................................................ 31
Hình 3.17. Biểu đồ thể hiện hàm lượng SS ............................................................. 32
Hình 3.18. Biểu đồ thể hiện hàm lượng tổng Photpho ............................................ 32
Hình 3.19. Biểu đồ thể hiện hàm lượng tổng Nitơ .................................................. 33
Hình 3.20. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NH4+_ N .................................................. 33
Hình 3.21. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Coliform ................................................... 34

SVTH: Nguyễn Thị Thúy

IV

Lớp: LĐH2KM1


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

Hình 3.22. Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 ....................................................... 35
Hình 3.23. Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD ........................................................ 36
Hình 3.24. Biểu đồ thể hiện hàm lượng SS ............................................................. 36
Hình 3.25. Biểu đồ thể hiện hàm lượng tổng Nitơ .................................................. 37
Hình 3.26. Biểu đồ thể hiện tổng Phốtpho ............................................................. 37
Hình 3.27. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NH4+_ N ................................................... 38
Hình 3.28. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Coliform ................................................... 38

Hình 3.29. Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 ....................................................... 40
Hình 3.30. Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD ........................................................ 40
Hình 3.31. Biểu đồ thể hiện hàm lương SS ............................................................. 41
Hình 3.32. Biểu đồ thể hiện hàm lượng tổng Nitơ .................................................. 41
Hình 3.33. Biểu đồ thể hiện hàm lượng tổng Photpho ............................................ 42
Hình 3.34. Biểu đồ thể hiện hàm lượng NH4+_ N .................................................. 42
Hình 3.35. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Coliform ................................................... 43

SVTH: Nguyễn Thị Thúy

V

Lớp: LĐH2KM1


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số dân các tỉnh trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy ...................................... 3
Bảng 1.2. Thống kê làng nghề lưu vực sông Nhuệ - Đáy .......................................... 4
Bảng 1.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp các tỉnh trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy ..... 5
Bảng 2.1. Danh sách một số công ty được lấy mẫu trên lưu vực sông .................. 122
Bảng 3.1. Danh sách một số công ty được lấy mẫu lưu vực sông Nhuệ - Đáy đoạn
chảy qua thành phố Hà Nội ................................................................................. 211
Bảng 3.2. Bảng kết quả phân tích mẫu nước thải khu vực Hà Nội ....................... 211
Bảng 3.3. Danh sách một số công ty được lấy mẫu trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy
đoạn chảy qua Hà Nam ......................................................................................... 25
Bảng 3.4. Bảng kết quả phân tích mẫu nước thải khu vực Hà Nam ........................ 26

Bảng 3.5. Danh sách một số công ty được lấy mẫu trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy
đoạn chảy qua Nam Định ...................................................................................... 30
Bảng 3.6. Bảng kết quả phân tích mẫu nước thải khu vực Nam Định ..................... 30
Bảng 3.7. Danh sách một số công ty được lấy mẫu trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy
đoạn chảy qua Ninh Bình ...................................................................................... 34
Bảng 3.8. Bảng kết quả phân tích mẫu nước thải khu vực Ninh Bình ..................... 35
Bảng 3.9. Danh sách một số công ty được lấy mẫu trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy
đoạn chảy qua Hòa Bình ....................................................................................... 39
Bảng 3.10. Bảng kết quả phân tích mẫu nước thải khu vực Hòa Bình .................... 39

SVTH: Nguyễn Thị Thúy

VI

Lớp: LĐH2KM1


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

KCN

Khu công nghiệp


LVS

Lưu vực sông

BOD5

Nhu cầu ôxy sinh học

COD

Nhu cầu ôxy hoá học

SS
NH4+ - N

Chất rắn lơ lửng
Amoni tính theo Nitơ

DO

Oxy hoà tan

Cmax

Giá trị tối đa cho phép của thông số ô
nhiễm trong nước thải công nghiệp khi
xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.

Kq


Hệ số nguồn tiếp nhận nước thải

Kf

Hệ số lưu lượng nguồn thải.

SVTH: Nguyễn Thị Thúy

VII

Lớp: LĐH2KM1


Đồ án tốt nghiệp

SVTH: Nguyễn Thị Thúy
LĐH2KM1

Khoa Môi trường

VIII

Lớp:


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

MỞ ĐẦU

Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh
tế của đất nước nói chung và khu vực đồng bằng sông Hồng nói riêng. Lưu vực
sông Nhuệ - sông Đáy thuộc địa phận của 5 tỉnh, thành phố: Hòa Bình, Hà Nội, Hà
Nam, Nam Định và Ninh Bình với diện tích lưu vực 7.388 km2, chiếm 10% diện
tích toàn lưu vực sông Hồng. Đây là khu vực kinh tế năng động và quan trọng
của miền Bắc và cả nước. Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã và đang hình thành hệ
thống đô thị phát triển hơn hẳn so các vùng lân cận khác và đặc biệt trên lưu vực có
Hà Nội là thủ đô và trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị của cả nước.
Trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và môi
trường nước nói riêng trong lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đang gây ảnh hưởng đến
sức khoẻ cho cộng đồng dân cư sống trên và xung quanh lưu vực. Nguyên nhân của
tình trạng này là do công tác quản lý nhà nước về môi trường trong thời gian qua
còn tồn tại một số bất cập, hạn chế. Đặc biệt là tình trạng xả thải (nước thải sinh
hoạt, nước thải) từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, bệnh viện và nước thải
từ các làng nghề chưa qua xử lý thải trực tiếp vào lưu vực sông; tình trạng đổ phế
thải, rác thải xuống sông còn phổ biến.
Nhiều năm qua, các cơ quan chức năng của Chính phủ, các Bộ, ban ngành và
địa phương thuộc lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã quan tâm đến bảo vệ môi trường
để hướng tới sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, chất lượng môi trường trên lưu vực
nói chung và môi trường nước nói riêng vẫn chưa được cải thiện đáng kể, tình trạng
xả nước thải vượt quy chuẩn cho phép vào lưu vực sông vẫn đang diễn ra.
Chính vì lý do đó, tôi đã được lãnh đạo Phòng phân tích Độc chất Môi trường
- Viện Công nghệ môi trường định hướng về vấn đề này và quyết định thực hiện đề
tài“Đánh giá chất lượng nước thải của một số cơ sở sản xuất trên lưu vực sông
Nhuệ - Đáy”. Đây là một nhiệm vụ hết sức thực tiễn để đánh giá được chất lượng
nước thải của một số cơ sở trên lưu vực sông nói riêng và đánh giá được chất lượng
nước sông Nhuệ - Đáy nói chung.

SVTH: Nguyễn Thị Thúy


1

Lớp: LĐH2KM1


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu tổng quan về lưu vực sông Nhuệ - Đáy
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy nằm ở hữu ngạn sông Hồng với tổng diện tích tự
nhiên 7.665 km2 (riêng lưu vực sông Đáy là 6.965 km2).
Tọa độ địa lý của lưu vực từ : 200 đến 21020’ vĩ độ Bắc
1050 đến 106030’ kinh độ Đông.
Lưu vực sông Nhuệ - Đáy bao gồm:
- Lưu vực sông tại các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.
- Một phần lưu vực sông thuộc TP. Hà Nội và đi qua bốn huyện của tỉnh Hòa
Bình (Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy).

Hình 1.1. Bản đồ lưu vực hệ thống sông Nhuệ - Đáy

SVTH: Nguyễn Thị Thúy

2

Lớp: LĐH2KM1



Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

Lưu vực sông Nhuệ - Đáy được giới hạn như sau: Phía Bắc và phía Đông
được bao bởi đê sông Hồng kể từ ngã ba Trung Hà tới cửa Ba Lạt với chiều dài
khoảng 242 km, phía Tây Bắc giáp sông Đà từ Ngòi Lát tới Trung Hà với chiều dài
khoảng 33 km, phía Tây và Tây Nam là đường phân lưu giữa lưu vực sông Hồng và
lưu vực sông Mã bởi dãy núi Ba Vì, Cúc Phương - Tam Điệp, kết thúc tại núi Mai
An Tiêm (nơi có sông Tống gặp sông Cầu Hội) và tiếp theo là sông Càn dài 10 km
rồi đổ ra biển tại cửa Càn, phía Đông và Đông Nam là biển Đông có chiều dài
khoảng 95 km từ cửa Ba Lạt tới cửa Càn[1].
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.1.2.1. Dân số
Dân số của 05 tỉnh, thành phố trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy (thành phố Hà
Nội mở rộng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Hoà Bình) tính đến 31/12/2011 là
11.026.700 người. Mật độ dân số trung bình trên toàn lưu vực là 1.169 người/km2,
cao gấp 4,6 lần so với bình quân chung của cả nước (254 người/km2)
Bảng 1.1. Số dân các tỉnh trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Tỉnh/thành phố

Số dân (người)

Diện tích (km2)

Hà Nội
Hà Nam
Nam Định
Ninh Bình
Hòa Bình

Tổng số

6.699.600
786.900
1.833.500
906.900
799.800
8.948.719

2.543
823
1.676
1.392
1.557
7991

Mật độ dân số
(người/km2)
2634
956
1094
652
514
1120

1.1.2.2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Theo thống kê năm 2010 tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên toàn lưu vực
trong là 98076,5 tỷ đồng chiếm 42,2% tổng giá trị sản suất trên toàn lưu vực. Các
ngành công nghiệp trên lưu vực được khuyến khích đầu tư phát triển về số lượng, quy
mô sản xuất. Tuy nhiên tình hình phát triển công nghiệp của các tỉnh trên lưu vực là

không đồng đều, các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp và cụm công
nghiệp tập trung chủ yếu tại Hà Nội với 4 nhóm ngành có ý nghĩa then chốt là: cơ kim khí, dệt - da - may, chế biến lương thực thực phẩm và đồ điện - điện tử. Sản

SVTH: Nguyễn Thị Thúy

3

Lớp: LĐH2KM1


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

lượng sản xuất công nghiệp của thành phố Hà Nội chiếm tới 85.8% tổng sản xuất
công nghiệp toàn lưu vực.
Trong những năm gần đây các làng nghề truyền thống thuộc lưu vực sông
Nhuệ - Đáy được khôi phục và không ngừng phát triển. Trong lưu vực sông Nhuệ Đáy theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng 800 làng nghề với các quy mô khác nhau
và hàng chục ngàn cơ sở sản xuất hộ cá thể.
Bảng 1.2. Thống kê làng nghề lưu vực sông Nhuệ - Đáy
Tỉnh/TP

Số lượng
(ước tính)

Hà Nội

626

Chế biến nông sản, lâm sản, cơ khí, mây tre đan…


Ninh Bình

44

Sản xuất đồ mộc, cói, mỹ nghệ…

Hà Nam

154

Chế biến nông sản, dệt lụa, thủ công mỹ nghệ, cơ
khí…

Nam Định

71

Sản xuất muối, đồ gỗ, mây tre đan, chiếu cói, cơ khí…

Ngành nghề chính

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Các làng nghề này với nhiều loại hình sản xuất (công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ) được phát triển mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị
trường. Làng nghề trở thành trung tâm công nghiệp của nông thôn và đang phát
triển rộng khắp theo các quy mô và mức độ khác nhau. Các hộ gia đình có vốn đã
đầu tư mở rộng sản xuất phát triển thành những tổ hợp sản xuất, công ty tư nhân có
tư cách pháp nhân nằm trên lưu vực sông, với nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau
như dệt may, giấy, cơ khí, bia, đường, vật liệu xây dựng….

1.1.2.3. Nông nghiệp
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy rất phát
triển với số dân tham gia hoạt động nông nghiệp chiếm 60 - 70% dân số toàn lưu
vực, tuy nhiên đóng góp của ngành nông nghiệp còn khiêm tốn chỉ chiếm 21%.
Ngành nông nghiệp lưu vực chủ yếu tập trung vào 2 ngành nghề chính là trồng trọt
và chăn nuôi.

SVTH: Nguyễn Thị Thúy

4

Lớp: LĐH2KM1


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

Bảng 1.3. Giá trị sản xuất nông nghiệp các tỉnh trong LVS Nhuệ - Đáy (tỷ đồng)
Tỉnh/thành phố

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

Hà Nội


6353.0

7050.0

7753.0

8445.2

Nam Định

1055.2

1118.5

1228.3

1333.3

Hà Nam

1593.3

1660.2

1667.5

1768.2

Ninh Bình


1642.0

1705.1

1988.2

2002.5

Hòa Bình

1252.6

1315.4

1425.1

1534.6

11896.1

12849.2

14062.1

15083.8

Tổng

Chăn nuôi cũng đang được khuyến khích đầu tư phát triển ở lưu vực sông

Nhuệ - Đáy, số lượng đàn vật nuôi không ngừng gia tăng theo thời gian).
Ngoài ra, trong lưu vực cũng hình thành nhiều trang trại chăn nuôi với số
lượng gia súc, gia cầm lên tới hàng chục nghìn con. Điều này cho thấy người dân đã
nhận thức được lợi ích về kinh tế của hình thức chăn nuôi tập trung[3].
1.2. Giới thiệu tổng quan về một số công ty trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy
• Công ty TNHH HoYa Glass dick VN:
Công ty là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở tại Lô J-3 và
J-4, Khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; bắt đầu đi
vào sản xuất từ tháng 10 năm 2005 trong lĩnh vực sản xuất nền đĩa thủy tinh dùng
trong ổ cứng máy vi tính xách tay. Lượng nước thải phát sinh trung bình: 9.705
m3/ngày
• Nhà máy sữa Chương Mỹ
Nhà máy có địa chỉ tại Km29, Quốc lộ 6, Trường Yên, Chương Mỹ, Hà Nội.
Nhà máy bắt đầu hoạt động năm 2005 trên diện tích mặt bằng gần 2ha.
Loại hình sản xuất: chuyên sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa.
Lượng nước thải phát sinh trung bình: 180m3/ngày
• Công ty TNHH MTV Hanel - Khu công nghiệp Sài Đồng B
Công ty TNHH MTV Hanel (Công ty) là chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh
hạ tầng KCN Sài Đồng B, có địa chỉ Văn phòng tại số 2 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà
SVTH: Nguyễn Thị Thúy

5

Lớp: LĐH2KM1


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường


Nội. Khu công nghiệp Sài Đồng B (KCN) thuộc địa phận xã Thạch Bàn, Long Biên
và phường Gia Thụy, Gia Lâm, Hà Nội; KCN được hình thành và phát triển từ năm
1992. Loại hình sản xuất được thu hút đầu tư vào KCN chủ yếu là công nghiệp cơ
khí, điện tử, công nghiệp chính xác, công nghiệp nhẹ và công nghệ tin học.
Lượng nước thải phát sinh trung bình: 1.500 m3/ngày
• Công ty TNHH MTV Sữa Ba Vì
Công ty nằm trên địa bàn thôn Đức Thịnh, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà
Nội. Công ty bắt đầu hoạt động từ tháng 11 năm 2010 trên diện tích 25.954m2
Loại hình sản xuất: chuyên sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa.
Lượng nước thải phát sinh trung bình 250 m3/ngày
• Công ty TNHH Nhà nước MTV Môi trường Đô thị - URENCO
Công ty có địa chỉ văn phòng tại số 18 Cao Bá Quát, Ba Đình, Hà Nội; cơ sở
hoạt động tại Khu xử lý chất thải công nghiệp Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Công ty cổ phần môi trường đô thị & công nghiệp 10 (viết tắt là URENCO 10) là
một đơn vị thuộc URENCO, diện tích khu xử lý chất thải công nghiệp là 5,15 ha;
diện tích xưởng đốt y tế là 1.188 m2. Loại hình sản xuất: vận chuyển và xử lý chất
thải rắn thông thường, chất thải nguy hại và không nguy hại.
Lượng nước thải phát sinh trung bình: 530 m3/ngày
• Chi nhánh công ty TNHH Trung Thành
Chi nhánh Công ty TNHH Trung Thành có trụ sở đặt tại Lô D, Khu công
nghiệp Đồng Văn 1, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Chi nhánh bắt đầu đi vào hoạt
động chính thức năm 2005 trên diện tích mặt bằng sản xuất 34.925 m2. Lĩnh vực sản
xuất: tương ớt, sốt cà chua, rau quả các loại, xì dầu ...
Lượng nước thải phát sinh trung bình 20 - 30 m3/ngày
• Công ty Showa Denko Rare –Earth Việt Nam
Công ty có địa tại lô C1, Khu công nghiệp (KCN) Đồng Văn II, thị trấn
Đồng Văn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; Công ty bắt đầu đi vào hoạt động chính
thức từ tháng 8 năm 2010. Loại hình sản xuất: sản xuất và bán các loại vật liệu kim
loại đất hiếm dùng cho sản xuất các sản phẩm từ tính cao cấp.
Lượng nước thải phát sinh trung bình: 240-360 m3/ngày đêm

SVTH: Nguyễn Thị Thúy

6

Lớp: LĐH2KM1


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

• Công ty Honda Lock Việt Nam
Công ty có địa chỉ tại Khu công nghiệp Đồng Văn II, thị trấn Đồng Văn, huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; Công ty được giao nhận đất từ ngày 15 tháng 12 năm 2009
và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2011 trên diện tích 40.000 m2
Lĩnh vực sản xuất bao gồm: các loại linh kiện, bộ phận chi tiết dùng cho động cơ
vận tải và trang thiết bị ngành nông nghiệp; các loại khóa, công cụ, dụng cụ và trang
thiết bị nội thất; các loại máy móc, thiết bị điều khiển và thiết bị đo lường.
Lượng nước thải phát sinh trung bình: khoảng: 60 m3/ngày đêm
• Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Hà Nam :
Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nam (sau đây viết tắt là Công ty) có trụ
sở tại số 104 - 106 Trần Phú, phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà
Nam. Công ty chính thức đi vào hoạt động từ năm 2007 trên tổng diện tích mặt
bằng sản xuất 19.050 m2. Lĩnh vực sản xuất: sản xuất và kinh doanh sản phẩm Bia
và kinh doanh dịch vụ Khách sạn và Du lịch
Lượng nước thải phát sinh trung bình: 360 m3/ngày đêm
• Công ty cổ phần dược phẩm Hà Nam
Công ty có trụ sở đặt tại 34 Nguyễn Văn Trỗi, phường Lương Khánh Thiện,
thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. trên diện tích mặt bằng sản xuất 1.557 m2, Loại
hình sản xuất chính: Sản xuất thuốc và dược liệu. Sản phẩm chính của Công ty là

Berberin, phong thấp hoàn, bổ phế chỉ khái lộ...
Lượng nước thải phát sinh trung bình: 8 - 10 m3/ngày đêm
• Công ty Cổ phần dược phẩm Minh Dân cơ sở 1:
Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nam (sau đây viết tắt là Công ty) có trụ
sở tại số 104-106 Trần Phú, phường Quang Trung, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Công ty bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2007 trên diện tích mặt bằng sản xuất là
6.260m2, Loại hình sản xuất: sản xuất thuốc dạng viên nén, viên nén bao phim, viên
nang cứng, túi thuốc bột và lọ thuốc bột, ngoài ra còn có thuốc cốm chứa kháng
sinh nhóm Penicillin và Cephalosporin.
Lượng nước thải phát sinh trung bình: 8 m3/ngày
• Công ty Cổ phần May Sông hồng
SVTH: Nguyễn Thị Thúy

7

Lớp: LĐH2KM1


Đồ án tốt nghiệp

Khoa Môi trường

Công ty có trụ sở chính đặt tại 105 đường Nguyễn Đức Thuận, phường
Thống Nhất, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Công ty bắt đầu đi vào hoạt
động từ năm 1988
Loại hình sản xuất: sản xuất chăn, ga, gối, đệm và giặt công nghiệp.
Nguyên liệu sản xuất gồm: vải các loại, mex, phụ liệu, giấy làm mẫu, bông tấm.
Hóa chất sử dụng gồm: axít acetic, silicon, hồ vẩy, enzyme, sôđa, xà phòng, đá bọt.
Lượng nước thải phát sinh trung bình: 420 m3/ngày đêm
• Công ty Cổ phần bia NaDa:

Công ty Cổ phần Bia NaDa trước đây có tên là Công ty thực phẩm công
nghiệp Nam Định, có trụ sở đặt tại số 3, đường Thái Bình, thành phố Nam Định, tỉnh
Nam Định trên diện tích mặt bằng sản xuất là 18.477 m2,
Lĩnh vực sản xuất: sản xuất và kinh doanh sản phẩm Bia
Lượng nước thải phát sinh trung bình : 350 m3/ngày đêm
• Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng Khu công nghiệp tỉnh Nam Định
Công ty có trụ sở đặt tại đường Phạm Ngũ Lão, thành phố Nam Định, tỉnh
Nam Định. Công ty là chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công
nghiệp Hòa Xá. Khu công nghiệp Hòa Xá (KCN), các ngành nghề đầu tư vào KCN
gồm: sản xuất, chế tạo cơ khí, dệt may, chế biến thực phẩm, dược, chế biến nông sản
thực phẩm, chế biến nhựa gia dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, gỗ,...
Lượng nước thải phát sinh trung bình: 1.500 m3/ngày đêm
• Công ty Cổ phần CN Tàu Thủy Hoàng Anh (NĐ5)
Công ty có trụ sở tại Km 102+180, Quốc lộ 10, phường Lộc Hạ, thành phố
Nam Định, tỉnh Nam Định, là chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Mỹ Trung. Diện
tích thực tế của KCN Mỹ Trung hiện nay là 150,68 ha.
Loại hình được phép đầu tư vào KCN hiện nay gồm: sản xuất, chế tạo cơ khí, điện tử
và các ngành công nghiệp khác trừ dệt may và chế biến nông sản thực phẩm.
Lượng nước thải phát sinh trung bình 1000 m3/ngày đêm
• Chi nhánh Công ty TNHH Dương Giang - Nhà máy Kính nổi Tràng An
Chi nhánh Công ty nằm trong KCN Khánh Phú, tỉnh Ninh Bình, Chi nhánh bắt
đầu hoạt động từ tháng 11 năm 2010 trên diện tích 11 ha,
SVTH: Nguyễn Thị Thúy

8

Lớp: LĐH2KM1


Đồ án tốt nghiệp


Khoa Môi trường

Loại hình sản xuất: Sản xuất kính tấm và các sản phẩm từ kính.
Lượng nước thải phát sinh trung bình: 50 m3/ngày đêm
• Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát Vissai
Công ty hoạt động tại Lô C7, Khu công nghiệp Gián khẩu, huyện Gia viễn, tỉnh
Ninh Bình từ năm 2005, tổng diện tích của Công ty khoảng 100 ha.
Sản phẩm chính của Công ty là Clinker xi măng Pooclăng PC50, xi măng PCB30 và
PCB40. Lượng nước thải phát sinh trung bình: 30 m3/ngày
• Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao
Công ty có trụ sở tại tổ 21, phường Nam Sơn, thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh
Bình với diện tích mặt bằng sản xuất là 04 ha và nông nghiệp là 4500 ha;
Lĩnh vực sản xuất chính: nước dứa thành phẩm các loại, gồm dứa cô, đồ hộp, sản
phẩm lạnh, nước ép quả. Lượng nước thải phát sinh trung bình: 190 m3/ngày
• Nhà máy đạm Ninh Bình
Nhà máy nằm trong KCN Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
trên diện tích 53ha; Sản phẩm chính: Đạm Ure, Amoniac...
Lượng nước thải phát sinh trung bình 170-180 m3/ngày
• Công ty TNHH Sankoh Việt Nam
Công ty có địa chỉ tại Phường Hữu Nghị, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà
Bình, hoạt động từ năm 2003 trên diện tích mặt bằng sản xuất là 14.648 m2, Sản
phẩm chính là linh kiện điện tử (điện trở và dây dẫn), Lượng nước thải phát sinh
trung bình: 80 m3/ngày
• Công ty Cổ phần Bất động sản An Thịnh – Hòa Bình
Công ty có địa chỉ tại khu công nghiệp Lương Sơn, Xã Hòa Sơn, huyện Lương
Sơn, tỉnh Hòa Bình, là chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Lương Sơn (KCN), Hòa
Bình. Công ty bắt đầu hoạt động năm 2005 trên diện tích mặt bằng là 71.2 ha.
Lượng nước thải phát sinh trung bình 60 m3/ngày
• Chi nhánh Công ty TNHH Minh Trung

Công ty có địa chỉ tại Khu công nghiệp Lương Sơn, Xã Hòa Sơn, huyện Lương
Sơn, tỉnh Hòa Bình, hoạt động trên diện tích mặt bằng sản xuất là 17.800 m2.

SVTH: Nguyễn Thị Thúy

9

Lớp: LĐH2KM1



×