Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Diễn biến mật độ của nhóm rầy hại thân trên một số giống lúa chất lượng cao và biện pháp phòng chống chúng vụ xuân 2012 tại yên phong, bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (20.63 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN AN

DIỄN BIẾN MẬT ðỘ CỦA NHÓM RẦY HẠI THÂN
TRÊN MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÚNG VỤ XUÂN 2012
TẠI YÊN PHONG, BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN AN

DIỄN BIẾN MẬT ðỘ CỦA NHÓM RẦY HẠI THÂN
TRÊN MỘT SỐ GIỐNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO VÀ
BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÚNG VỤ XUÂN 2012
TẠI YÊN PHONG, BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ: 60 62 01 12

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.NGƯT. NGUYỄN ðỨC KHIÊM


HÀ NỘI – 2013


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn văn An

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS.NGƯT
Nguyễn ðức Khiêm, người hướng dẫn khoa học ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ
tôi với sự tận tâm, tinh thần trách nhiệm cao và ñóng góp nhiều ý kiến quý báu
giúp tôi trong việc ñịnh hướng ñề tài cũng như trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo trong Ban quản lý ñào tạo,
Khoa Nông học và ñặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Côn Trùng ñã tạo mọi ñiều
kiện thuận lợi, giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh ñạo Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư
tỉnh Bắc Ninh, Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
ñã tạo ñiều kiện, giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài.

Qua ñây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia ñình, người thân,
bạn bè, là những người luôn ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và thực tập tốt
nghiệp.
Luận văn khó tránh khỏi và còn có những thiếu sót, tôi rất mong nhận ñược
những ý kiến ñóng góp của các thầy cô, bạn bè và ñồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 9 năm 2013
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn An

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN

II

LỜI CẢM ƠN

III

MỤC LỤC

IV

DANH MỤC BẢNG BIỂU


VII

DANH MỤC CÁC HÌNH

IX

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

XI

MỞ ðẦU

1

1. ðặt vấn ñề

1

2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài

3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài

3

4. Phạm vi nghiên cứu

3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài

4

1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

4

1.2.1. Vị trí phân loại, triệu chứng gây hại, ký chủ và phân bố của nhóm rầy
hại thân lúa

4

1.2.2. ðặc ñiểm sinh học, sinh thái của nhóm rầy hại thân lúa

7

1.2.3. Những nghiên cứu về thiên ñịch của nhóm rầy hại thân

9

1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước

9


1.3.1. Phân bố và tác hại nhóm rầy hại thân

9

1.3.2. ðặc ñiểm sinh vật học nhóm rầy hại thân lúa

13

1.3.3. ðặc ñiểm sinh thái học của nhóm rầy hại thân lúa

16

1.3.4. Những nghiên cứu về thiên ñịch của nhóm rầy hại thân

20

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv


1.3.4. Lịch sử và giới thiệu 1 số giống lúa chất lượng cao của giống lúa thí
nghiệm

21

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

25


2.1. ðối tượng nghiên cứu

25

2.2. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu

25

2.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

25

2.4. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

25

2.4.1. ðiều tra thành phần, mức ñộ phổ biến của nhóm rầy hại thân (ñặc biệt là
rầy nâu), côn trùng và nhện bắt mồi

25

2.4.2. ðiều tra diễn biến mật ñộ của nhóm rầy hại thân trên một số giống lúa

25

2.4.3. Biện pháp kỹ thuật ñến nhóm rầy hại thân

26

2.4.4. Biện pháp phòng chống nhóm rầy hại thân lúa


29

2.4.5. Bảo quản và xử lý số liệu

32

2.5. Phương pháp xử lý các thông tin và số liệu

32

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

34

3.1. Thành phần, mức ñộ phổ biến nhóm rầy hại thân lúa và thiên ñịch phổ
biến của chúng vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

34

3.1.1. Thành phần nhóm rầy hại thân lúa

34

3.1.2. Thành phần thiên ñịch của nhóm rầy hại thân lúa

37

3.2. Diễn biến mật ñộ nhóm rầy hại thân lúa trên một số giống chất lượng cao
vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh


40

3.3. Ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật ñến diễn biến mật ñộ nhóm rầy hại thân
lúa vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

45

3.3.1. Ảnh hưởng của mật ñộ cấy ñến diễn biến mật ñộ nhóm rầy hại thân lúa
vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

45

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v


3.3.2. Ảnh hưởng của mật ñộ cấy ñến nhóm rầy hại thân và một số yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất thực thu

51

3.3.3. Ảnh hưởng của số dảnh/khóm ñến diễn biến mật ñộ nhóm rầy hại thân
lúa vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

52

3.3.5. Ảnh hưởng của liều lượng ñạm urê ñến diễn biến mật ñộ nhóm rầy hại
thân lúa vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh


58

3.3.6. Ảnh hưởng của liều lượng bón ñạm urê ñến mật ñộ rầy và một số yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất thực thu

64

3.4. Diễn biến mật ñộ thiên ñịch của nhóm rầy hại thân lúa trên giống lúa chất
lượng cao Tám Xoan ðột Biến vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

65

3.5. Hiệu lực của một số loại thuốc trừ rầy ñến mật ñộ thiên ñịch và nhóm rầy
hại thân lúa

67

3.5.1. Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật ñến mật ñộ nhện tổng số

67

3.5.2. Hiệu lực trừ rầy của một số thuốc bảo vệ thực vật

68

3.6. Kết quả một số biện pháp phòng chống nhóm rầy hại thân lúa

70


3.6.1. Diễn biến mật ñộ nhóm rầy hại thân trên ruộng IPM và ruộng nông dân
vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

70

3.6.2. Biện pháp phòng trừ tổng hợp rầy ở ruộng bố trí IPM và ruộng của nông
dân

72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

75

1. Kết luận

75

2. Kiến nghị

76

TÀI LIỆU THAM KHẢO

77

a.

77


Tài liệu trong nước

b.Tài liệu nước ngoài

78

PHỤ LỤC

80

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1: Công thức trong thí nghiệm

30

Bảng 2.2: Các thuốc bvtv dùng trong thí nghiệm của 2 mô hình IPM và FD

32


Bảng 3.1: Thành phần nhóm rầy hại thân lúa thuộc Bộ cánh ñều Homoptera vụ
xuân năm 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

35

Bảng 3.2: Thành phần thiên ñịch của nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân năm 2012
tại Yên Phong, Bắc Ninh

38

Bảng 3.3: Diễn biến mật ñộ rầy nâu trên một số giống lúa chất lượng cao vụ
xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

40

Bảng 3.4: Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng trên một số giống lúa chất lượng
cao vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

42

Bảng 3.5: Diễn biến mật ñộ rầy nâu nhỏ trên một số giống lúa chất lượng cao
vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

43

Bảng 3.6: Ảnh hưởng của mật ñộ cấy ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu trên giống
lúa Tám Xoan ðột Biến vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

46


Bảng 3.7: Ảnh hưởng của mật ñộ cấy ñến diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng trên
giống lúa Tám Xoan ðột Biến vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

47

Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mật ñộ cấy ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu nhỏ trên
giống lúa Tám Xoan ðột Biến vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

49

Bảng 3.9: Ảnh hưởng của mật ñộ cấy ñến một số yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất thực thu trên giống lúa Tám Xoan ðột Biến vụ xuân
2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

51

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của số dảnh/khóm ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu trên
giống lúa Tám Xoan ðột Biến vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

53

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của số dảnh/khóm ñến diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng
trên giống lúa Tám Xoan ðột Biến vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc
Ninh

54

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii



Bảng 3.12: Ảnh hưởng của số dảnh/khóm ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu nhỏ
trên giống lúa Tám Xoan ðột Biến vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc
Ninh

56

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của số dảnh/khóm ñến một số yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất thực thu trên giống lúa TXðB vụ xuân 2012 tại Yên
Phong, Bắc Ninh

58

Bảng 3.14: Ảnh hưởng của liều lượng ñạm Urê ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu
trên giống lúa Nàng Xuân vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

59

Bảng 3.15: Ảnh hưởng của liều lượng ñạm Urê ñến diễn biến mật ñộ rầy lưng
trắng trên giống lúa Nàng Xuân vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

61

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của liều lượng ñạm Urê ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu
nhỏ trên giống lúa Nàng Xuân vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

62

Bảng 3.17: Ảnh hưởng của liều lượng ñạm Urê ñến một số yếu tố cấu thành

năng suất và năng suất thực thu trên giống lúa Nàng Xuân vụ xuân
2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

64

Bảng 3.18: Diễn biến mật ñộ một số loài thiên ñịch bắt mồi phổ biến của
nhóm rầy hại thân trên giống Tám Xoan ðột Biến vụ xuân 2012 tại
Yên Phong, Bắc Ninh

65

Bảng 3.20: Hiệu lực trừ rầy nâu của một số thuốc bảo vệ thực vật trên giống
lúa Nàng xuân tại huyện Yên Phong, Bắc Ninh vụ Xuân 2012

68

Bảng 3.21: Hiệu lực trừ rầy lưng trắng của một số thuốc bảo vệ thực vật trên
giống lúa Nàng xuân tại huyện Yên Phong, Bắc Ninh vụ Xuân 2012

68

Bảng 3.22: Hiệu lực trừ rầy nâu nhỏ của một số thuốc bảo vệ thực vật trên
giống lúa Nàng xuân tại huyện Yên Phong, Bắc Ninh vụ Xuân 2012

69

Bảng 3.23: Diễn biến mật ñộ nhóm rầy hại thân trên ruộng IPM (giống lúa
Tám Xoan ðột Biến) vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

70


Bảng 3.24: Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu trên ruộng
IPM và ruộng nông dân

73

Bảng 3.25: So sánh hiệu quả kinh tế giữa 2 phương thức phòng trừ nhóm rầy
hại thân (tính cho 1 sào)

74

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

Hình 2.1: Ruộng thí nghiệm mật ñộ cấy (số khóm/m2)

27

Hình 2.2: Ruộng thí nghiệm số dảnh/khóm


27

Hình 2.3: Ruộng thí nghiệm liều lượng bón ñạm Urê

29

Hình 2.4: Các loại thuốc sâu sử dụng ñể trừ nhóm rầy hại thân

29

Hình 3.1: Nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

36

Hình 3.2: Các loài thiên ñịch của nhóm rầy hại thân lúa vụ xuân 2012 tại Yên
Phong, Bắc Ninh

39

Hình 3.3: Diễn biến mật ñộ rầy nâu trên một số giống lúa chất lượng cao vụ
xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

41

Hình 3.4: Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng trên một số giống lúa chất lượng
cao vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

42

Hình 3.5: Diễn biến mật ñộ rầy nâu nhỏ trên một số giống lúa chất lượng cao

vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

44

Hình 3.6: Ảnh hưởng của mật ñộ cấy ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu trên giống
lúa Tám Xoan ðột Biến vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

46

Hình 3.7: Ảnh hưởng của mật ñộ cấy ñến diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng trên
giống lúa Tám Xoan ðột Biến vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

48

Hình 3.8: Ảnh hưởng của mật ñộ cấy ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu nhỏ trên
giống lúa Tám Xoan ðột Biến vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

50

Hình 3.9: Ảnh hưởng của số dảnh/khóm ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu trên
giống lúa Tám Xoan ðột Biến vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

53

Hình 3.10: Ảnh hưởng của số dảnh/khóm ñến diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng
trên giống lúa Tám Xoan ðột Biến vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc
Ninh.

55


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ix


Hình 3.11: Ảnh hưởng của số dảnh/khóm ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu nhỏ
trên giống lúa Tám Xoan ðột Biến vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc
Ninh

56

Hình 3.12: Ảnh hưởng của liều lượng ñạm Urê ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu
trên giống lúa Nàng Xuân vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh.

60

Hình 3.13: Ảnh hưởng của liều lượng ñạm Urê ñến diễn biến mật ñộ rầy lưng
trắng trên giống lúa Nàng Xuân vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc
Ninh

61

Hình 3.14: Ảnh hưởng của liều lượng ñạm Urê ñến diễn biến mật ñộ rầy nâu
nhỏ trên giống lúa Nàng Xuân vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc
Ninh.

63

Hình 3.15: Diễn biến mật ñộ một số loài thiên ñịch bắt mồi phổ biến của
nhóm rầy hại thân trên giống Tám Xoan ðột Biến vụ xuân 2012 tại

Yên Phong, Bắc Ninh

66

Hình 3.16: Diễn biến mật ñộ rầy nâu trên ruộng IPM và nông dân (giống lúa
Tám Xoan ðột Biến) vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

71

Hình 3.17: Diễn biến mật ñộ rầy lưng trắng trên ruộng IPM và nông dân
(giống lúa Tám Xoan ðột Biến) vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc
Ninh

71

Hình 3.18: Diễn biến mật ñộ rầy nâu nhỏ trên ruộng IPM và nông dân (giống
lúa Tám Xoan ðột Biến) vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh

72

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

x


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật


BNN

Bộ Nông Nghiệp

CLC

Chất lượng cao

CT

Công thức

FP

Farmer Practice (Nông dân thực hành)

GðST

Giai ñoạn sinh trưởng

GL

Giống lúa

HT 1

Hương Thơm số 1

IPM


Integrated Pest Managerment (Quản lý dịch hại tổng hợp)

KD 18

Khang Dân 18

NRHTL

Nhóm rầy hại thân lúa

RN

Rầy nâu

RLT

Rầy lưng trắng

RNN

Rây nâu nhỏ

TGST

Thời gian sinh trưởng

TB

Trung bình


TXðB

Tám Xoan ðột Biến

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

xi


MỞ ðẦU
1. ðặt vấn ñề
Trong hơn 10 năm qua, sản xuất lương thực nước ta, nhất là sản xuất lúa, ñã
ñi vào thế ổn ñịnh cung cấp cho nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu. ðến tháng 12/2003,
theo thống kê diện tích lúa cả năm là 7.443.600 ha, năng xuất ñạt loại khá vào 46,6
tạ/ha, tổng sản lượng lương thực có hạt ñạt 37,5 triệu tấn, tăng hơn 1,5% so với năm
2002 và xuất khẩu ñược 3.8 triệu tấn lúa. Ngoài những thành tựu về sử dụng giống
mới, thâm canh cao, những thành tựu về bảo vệ cây lúa cũng ñóng vai trò quan trọng
trong việc nâng cao sản lượng lúa.
Tuy nhiên vấn ñề sâu bệnh hại lúa nói chung, sâu hại lúa nói riêng ngày càng
trở nên phức tạp, mức ñộ gây hại ngày một lớn hơn. Khó khăn chung là tập ñoàn
sâu hại lúa nhiều. Kết quả ñiều tra cơ bản năm 1967 – 1968 ở miền Bắc cho thấy có
88 loài. Tổng số loài côn trùng có mặt trên lúa là 461 loài.
Lúa ñược coi là một trong ba cây lương thực chủ yếu trên thế giới: Lúa mỳ, lúa
và ngô. Trong ñó có khoảng 40% dân số coi lúa gạo là nguồn lương thực chính, 25%
dân số sử dụng lúa gạo trên ½ khẩu phần lương thực hàng ngày. Như vậy, lúa gạo có
ảnh hưởng tới ñời sống ít nhất 65% dân số trên thế giới.
Một trong những loài dịch hại nghiêm trọng nhất trên lúa trong những thập
niên vừa qua là rầy nâu, rầy lưng trắng và rầy nâu nhỏ.
Côn trùng gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa, từ khi gieo
hạt cho ñến lúc lúa chín. Côn trùng (trong ñó có nhóm rầy) phá hại không những

gây ra tổn thất về năng suất lúa mà còn ảnh hưởng ñến cả chất lượng thương phẩm
của thóc gạo. Một số loài côn trùng phá hại ñã mở ñường cho các vi sinh vật gây
bệnh phát triển. Quan trọng hơn, nhiều loài côn trùng là vectơ truyền các bệnh siêu vi
trùng nguy hiểm cho cây lúa, như bệnh vàng lụi (Tungro virus) do rầy xanh ñuôi ñen
truyền, bệnh xoăn lùn (Ragged stunt) do rầy nâu truyền…[17].
Sau mỗi lần dùng thuốc, ở vùng ñược xử lí, bên cạnh những cá thể bị ngộ
ñộc và chết còn nhiều cá thể khác, do nhiều nguyên nhân khác nhau vẫn sống sót.
Mọi biện pháp phòng trừ, kể cả biện pháp không dùng thuốc hoá học ñều gây ảnh

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1


hưởng ñến những cá thể sống sót. Những ảnh hưởng này ñôi khi rất sâu sắc, kéo dài
và tác ñộng ñến những cá thể nối tiếp.
Những cá thể dịch hại còn sống sót sau khi tiếp xúc với thuốc, nếu không
ñược chú ý ñúng mức sẽ gây cho con người không ít khó khăn, thậm chí có những
trường hợp trở thành tai hoạ ñối với sản xuất.
Trong vòng 30 năm qua, rầy nâu luôn luôn là 1 trong các loài sâu hại quan
trọng nhất trên cây lúa. Trong các năm cuối thập kỷ 70, 80 diện tích bị nhiễm rầy
nâu dao ñộng quanh 1,0 triệu ha. Diện tích bị nhiễm nặng thường từ một vài trăm ha
ñến hàng nghìn ha. Trong các năm 1999, 2000 diện tích bị nhiễm rầy nâu và một
phần là rầy lưng trắng cả nước là 570.000 ha, trong ñó có 34.000 ha bị nhiễm nặng
và có 420 ha bị cháy rầy. Mật ñộ rầy phổ biến là 1000 – 4000 con/m2, nơi cao là
5000 – 10000 con/m2…Xu thế gây hại của rầy nâu vẫn có chiều hướng tăng cao bởi
vì giống lúa nhiễm rầy ngày càng ñược dùng rộng rãi trên 70% diện tích. Chẳng hạn
năm 1999, ở Nam Bộ tỷ lệ giống nhiễm rầy như C 70, VN 10, lúa lai, lúa thuần Trung
Quốc chiếm từ 70 – 90% diện tích (Cục BVTV, 2000).
ðặc biệt rầy nâu là môi giới truyền bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá; rầy lưng

trắng là môi giới truyền bệnh virus lùn sọc ñen vì vậy hiện nay nhóm rầy hại thân
ñang trở thành mối ñe doạ hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng ñáng kể ñến năng suất và
phẩm chất lúa ở nhiều vùng trồng lúa trong cả nước. ðể khắc phục tình trạng trên
việc ñi sâu nghiên cứu về nhóm rầy hại thân và tìm ra biện pháp phòng chống chúng
hợp lý ñể giảm áp lực của dịch hại, giảm số lần phun thuốc bảo vệ thực vật và lượng
thuốc ñộc trên ñơn vị diện tích là việc cần thiết.
ðể góp phần làm cơ sở cho công tác dự tính dự báo và biện pháp phòng
chống nhóm rầy chích hút thân lúa một cách thích hợp và có hiệu quả, ñược sự giúp
ñỡ của Bộ môn Côn Trùng, Khoa Nông học, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội,
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.NGƯT. Nguyễn ðức Khiêm, tôi thực hiện ñề tài:
“Diễn biến mật ñộ của nhóm rầy hại thân trên một số giống lúa chất lượng cao
và biện pháp phòng chống chúng vụ xuân 2012 tại Yên Phong, Bắc Ninh”.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2


2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
* Mục ñích
Nắm ñược hiện trạng diễn biến mật ñộ của các loài rầy hại thân lúa (RHTL),
thiên ñịch của chúng và biện pháp phòng chống trên một số giống lúa chất lượng
cao (GLCLC) tại Yên Phong, Bắc Ninh.
* Yêu cầu
- ðiều tra thành phần và mức ñộ phổ biến của các loài rầy hại thân lúa và côn
trùng, nhện bắt mồi.
- ðiều tra diễn biến mật ñộ của các loài rầy hại thân trên một số giống lúa
chất lượng cao tại ñiểm nghiên cứu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật ñến các loài rầy hại
thân lúa (mật ñộ cấy, số dảnh cấy, phân bón).

- Biện pháp phòng chống các loài rầy hại thân lúa (khảo nghiệm 1 số loại
thuốc hóa học và quản lý tổng hợp IPM).
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
* Ý nghĩa khoa học:
Cung cấp một số dữ liệu khoa học về tập ñoàn rầy hại thân trên một số giống
lúa chất lượng cao, làm cơ sở ñề xuất các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa nhằm
giảm ñến mức thấp nhất mật ñộ rầy trên ñồng ruộng.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Sử dụng kết quả nghiên cứu ñể phòng chống rầy và mở rộng diện tích trồng
các giống lúa chất lượng cao (ñặc biệt là giống lúa Tám Xoan ðột Biến và giống
Nàng Xuân) nhằm tăng hiệu quả kinh tế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu ñặc ñiểm phát sinh gây hại của nhóm rầy hại thân trên một số giống
lúa chất lượng cao tại Yên Phong, Bắc Ninh.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3


Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
Mức ñộ quan trọng về kinh tế của các loài sâu hại lúa cũng thay ñổi theo
từng thời gian. Một số loài như sâu cuốn lá lớn, sâu keo, sâu cắn gié, sâu gai vv...
trong các thập kỷ trước ñây ñã ñược xếp vào hàng những sâu hại chủ yếu thì trong
vài thập kỷ qua hầu như không gây hại ñáng kể. Ngược lại, một số loài khác như
rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, trước ñây chỉ ñược coi là sâu hại thứ yếu thì nay lại nổi lên
ở hàng ñầu. Nguyên nhân của sự thay ñổi này có thể do nhiều lý do khác nhau. Sự
thay ñổi về mùa vụ trồng lúa, việc du nhập nhiều giống lúa mới có kiểu hình cải tiến
cùng với những biện pháp kỹ thuật thâm canh kèm theo (như cấy dầy, bón nhiều

phân hóa học vv...) từ cuối thập kỷ 60 ñến nay là những nguyên nhân thường ñược
nói ñến. Các loại thuốc trừ sâu hóa học ñược sử dụng ngày càng nhiều trong sản
xuất từ những loài sây hại lúa trong những thập kỷ qua. Nhiều nhà côn trùng học ñã
cho rằng nguyên nhân rầy nâu bùng phát ở các nước châu Á trong những thập kỷ
vừa qua chính do bởi áp dụng các kỹ thuật thâm canh lúa cùng với việc sử dụng
rộng rãi các hợp chất lân hữu cơ ñể phòng trừ sâu lúa (Mochida, 1977; Henrichs
1979) [29;22].
Tìm hiểu về diễn biến mật ñộ của rầy hại thân lúa nhằm giúp cho công tác dự
tính, chỉ ñạo bảo vệ sản xuất phòng trừ nhóm rầy hại thân trên các giống lúa nói
chung và nhóm rầy hại thân lúa trên giống lúa chất lượng cao nói riêng ñạt hiệu quả
và ñưa ra khuyến cáo cho người sản xuất lúa biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật
riêng rẽ và kỹ thuật phòng trừ tổng hợp nhằm ñem lại hiệu quả kinh tế cao và giảm
số lần phun thuốc trên ñồng ruộng.
Kết quả nghiên cứu sẽ ñược dùng ñể phổ biến cho người sản xuất giống lúa
chất lượng cao trong việc phòng trừ nhóm rầy hại thân ñạt hiệu quả kinh tế và ñảm
bảo ñược chất lượng nông sản cao nhất.
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.2.1. Vị trí phân loại, triệu chứng gây hại, ký chủ và phân bố của nhóm rầy hại
thân lúa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4


* Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
Rầy nâu (muội nâu) có tên khoa học: Nilaparvata lugens Stal.
Tên khác: N. oryzae Mats.
Họ muội bay (Delphacidae)
Bộ cánh ñều (Homoptera)

Phân bố và phạm vi của rầy nâu rộng khắp ở phía Nam và ðông nam châu Á,
Australia và một số ñảo ở Thái Bình Dương. Trên thế giới phạm vi phân bố của rầy
nâu rất rộng. Theo Mochida (1979) [28], rầy nâu phân bố ở hầu hết các nước trồng
lúa nước vùng ðông Nam châu Á như Ấn ðộ, Thái Lan, Campuchia, Lào,
Bangladesh, Indonesia, Srilanca, Philippines, Malaysia, Trung Quốc, ðài Loan,
Nhật Bản, Việt Nam,…
Nghiên cứu của nhiều tác giả nước ngoài cho thấy, sự phát triển quần thể của
rầy nâu trong ruộng lúa có liên quan chặt chẽ với sinh trưởng của cây lúa (Alam,
1971; Pathak, 1971) [20; 31].
Rầy nâu có thể di chuyển xa nhờ sức gió. Kisimoto (1976) [25] ñã quan sát
hiện tượng di cư của rầy nâu từ lục ñịa Trung Quốc tới Nhật Bản.
Nhà côn trùng học T. Wada trong năm 1992 ñã tiến hành thu thập các mẫu
rầy nâu ở Thailand, Malaysia, Bắc và Nam Việt Nam ñưa về nghiên cứu tại Trung
tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc Gia Kyushu. Kết quả phân tích khả năng gây
hại trên các giống lúa chỉ thị của các mẫu rầy ñã thu thập ñược cho thấy biotype rầy
ở Bắc Việt Nam có ñặc tính rất giống với biotype rầy ở Nhật Bản (Wada, 1993)
[38]. Các nhà côn trùng học Nhật Bản cho rằng, rầy nâu trong vụ ñông xuân ở ñồng
bằng sông Hồng là nguồn chủ yếu hàng năm di chuyển theo gió ñến các tỉnh phía
Nam Trung Quốc, sau ñó nhân lên và từ ñây di chuyển qua biển ðông ñến Nhật
Bản (Suzuki Y. và cs., 1994) [37].
Do các tài liệu nghiên cứu trên ñây, người Nhật lo ngại rằng, khi rầy nâu di
chuyển, chúng sẽ mang theo cả nguồn bệnh virut trên cây lúa ở nơi xuất phát. ðồng
thời, sự hình thành các biotyp rầy mới ở Bắc Việt Nam sẽ là tiềm năng gây hại cho
các giống lúa ở Nhật khi chúng di cư tới. Vì vậy, một dự án hợp tác nghiên cứu giữa
Nhật và Trung Quốc ñã ñược thực hiện từ 1995 nhằm theo dõi sự di cư của rầy nâu.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5



* Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath)
Rầy lưng trắng lần ñầu tiên ñược Horvath mô tả và ñặt tên là Delphax
furcifera vào năm 1899 trên cơ sở mẫu thu thập tại Nhật Bản, và sau ñó ñược ñổi là
Sogatella furcifera. Ngoài ra rầy lưng trắng còn có các tên khác ñồng danh ñã ñược
sử dụng như:
- Năm 1899: Delphax furcifera Horvath
- Năm 1899: Liburnia furcifera Horvath
- Năm 1899: Calligypona furcifera Horvath
- Năm 1912: Sogata distincta Distant
- Năm 1912: Sogata furcifera Distancta
- Năm 1912: Sogata pallescens Distant
- Năm 1917: Megamelus furcifera Muir
- Năm 1917: Sogata kyusyunensis Masumura & Ishihara
- Năm 1917: Sogata tandojamensis Qadri & Mirz
- Năm 1924: Sogata furcifera Muir & Giffard
- Năm 1924: Megamelus furcifer
- Năm 1924: Megamelus furciferus
- Năm 1931: Delphacodes furcifera Esaki & Ishihara
- Năm 1956: Chloriona furcifera Fennah
Vị trí phân loại của rầy lưng trắng:
Lớp (Class): Insecta.
Bộ (Order): Homoptera.
Bộ phụ (Suborder): Auchenorrhyncha.
Tổng họ (Superfamily): Fulgoroidae.
Họ (Family): Delphacidae.
Giống: Sogatella
Loài: furcifera

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


6


Theo Hill (1983) [23] chúng có mặt và gây hại ở hầu hết các nước trồng lúa
Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn ðộ, Việt Nam… trên thế giới
chúng còn phân bố cả ở châu Úc và Thái Bình Dương.
* Rầy nâu nhỏ (Laodelphax striatellus Fallén)
Rầy nâu nhỏ có tên khoa học là Laodelphax striatellus Fallén, thuộc họ
Delphacdae, bộ Homoptera và có các tên khác nhau như:
- Năm 1826: Delphax striatella Fallen,
- Năm 1954: Delphax notula Stal,
- Năm 1900: Liburnia devastans Matsumura,
- Năm 1990: Liburnia nipponica Matsumura,
- Năm 1990: Liburnia giffuensis Matsumura, …
Rầy nâu nhỏ Laodephax striatellus Fallen có sự phân bố rộng từ Philippine
ñến Siberia và châu Âu, chúng chủ yếu xuất hiện ở những khu vực ôn ñới (Song,
2009) [35]. Tại Trung Quốc, từ giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, rầy nâu nhỏ ñã
ñược coi là ñối tượng gây hại quan trọng nhất do chúng là môi giới truyền hai bệnh
virus hại lúa là bệnh virus lúa sọc và lúa lùn sọc ñen (GouHui và ctv., 2008) [21],
trong năm 2004 và 2005 cũng tại Trung Quốc diện tích nhiễm rầy nâu nhỏ lên tới
123,6 triệu ha và hại nặng lên tới 74,1 triệu ha, gây thiệt hại tới 30% năng suất nếu
không tiến hành phòng trừ (GouHui và ctv., 2008) [21]. Rầy nâu nhỏ có thể qua
ñông ở hầu hết các khu vực của Nhật Bản (Kisimoto, 1989) [26]. Một số lượng lớn
rầy nâu nhỏ ñã bắt ñược cùng với rầy nâu và rầy lưng trắng tại khu vực biển ðông
Trung Quốc (Ogawa và ctv., 1988) [30].
1.2.2. ðặc ñiểm sinh học, sinh thái của nhóm rầy hại thân lúa
* Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)
Theo Sogawa et al. (1986) [34], ở giai ñoạn nhập cư quần thể rầy nâu bắt ñầu
xuất hiện với số lượng ít của rầy trưởng thành cánh dài vào 3 tuần sau cấy. Những

lứa rầy phát sinh nhiều ñều có tỷ lệ rầy cánh ngắn cao hơn, mặt khác rầy cái cũng
chiếm số lượng rất ñông. Số lượng trứng trong một ổ và vị trí ñẻ trứng phụ thuộc
vào thời kỳ phát triển của cây lúa. Khi có nhiều rầy trưởng thành, có nhiều trứng ở

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7


phần trên cây lúa. Giai ñoạn trứng ở nhiệt ñới dài khoảng 7 – 11 ngày, giai ñoạn rầy
non 10 – 15 ngày. Thời kỳ trước ñẻ trứng trung bình 3 – 4 ngày ñối với rầy cánh
ngắn và 3 – 8 ngày ñối với rầy cánh dài. Trên ñồng ruộng, mỗi rầy cái ñẻ khoảng
100 – 150 trứng. Khi mật ñộ rầy rất cao trên 500 con/khóm, chúng tụ tập thành
ñám, cả ở lá ñòng, cổ bông và trục bông. Vòng ñời của rầy phụ thuộc vào nhiệt ñộ
và môi trường.
* Rầy lưng trắng (Sogatella furcifera Horvath)
Thời gian trứng tùy thuộc vào nhiệt ñộ ẩm ñộ trong ñiều kiện nhiệt ñộ từ
25,30C ñến 32,70C và ẩm ñộ từ 83 – 85 % trứng có thời gian phát dục từ 4,5 – 6
ngày (Suennaga H., 1963) [36].
Khi mới nở chúng có màu trắng sữa, sau chuyển dần sang màu xám sẫm
hoặc màu ñen và trắng xen kẽ , kích thước của chúng từ 0,8 mm – 2,1mm tùy tuổi.
Rầy non có 5 tuổi, khi mới nở có màu trắng sữa, sau chuyển thành lấm chấm màu
xám sẫm hoặc màu ñen và trắng xen kẽ (Suennaga H., 1963) [36].
Theo Zhu X. W. (1985) [40], ở Yiang Trung Quốc rầy lưng trắng ưu thích
thời kỳ cây lúa còn non và có 5 thế hệ trong một năm, ñỉnh cao mật ñộ quần thể vào
giữa ñến cuối tháng 7. Ở Ấn ðộ (bang Andra Prades) quần thể rầy lưng trắng trong
mùa mưa cao hơn mùa khô và có ít nhất 3 lứa/vụ trong ñó vụ mùa rầy lưng trắng có
số lượng cao trong suốt thời kỳ ñầu vụ chúng ñạt ñỉnh cao vào cuối tháng 10; giữa
số lượng quần thể với thời gian chiếu sáng có sự tương quan khá chặt (Ram P.,
1986) [32].

Việc ñiều tiết nước hợp lý cũng có khả năng hạn chế số lượng quần thể rầy
lưng trắng trên ñồng ruộng theo Zhang (1991) [39] trên các ruộng lúa tại Zhejiang
(Trung Quốc) ñược rút cạn nước vào tháng 7 với vụ 1 và cuối tháng 8 ñầu tháng 9
với lúa vụ 2 thì ngoài tác dụng tốt ñến sinh trưởng và phát triển cây lúa thì còn có
tác dụng hạn chế ñáng kể ñến sự phát triển và gây hại của quần thể rầy lưng trắng.
* Rầy nâu nhỏ (Laodelphax striatellus Fallen)
Theo các kết quả của Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI (1986), cho thấy:
+ Trưởng thành của rầy nâu nhỏ có kích thước nhỏ hơn so với trưởng thành

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8


của rầy nâu và rầy lưng trắng, trưởng thành có 2 dạng: trưởng thành cánh dài và
trưởng thành cánh ngắn.
ðầu của trưởng thành có màu vàng nhạt, phần nối giữa ngực và cánh của con
ñực có màu ñen và phần nối giữa ngực và cánh của con cái có màu vàng nhạt, có
nhiều chấm màu ñen giữa các cánh ở phần cuối cơ thể.
Một trưởng thành cái có thể ñẻ từ 50 – 200 quả trứng.
+ Trứng: có màu trắng trong ñược xếp thành ổ ở trong gân chính của lá hoặc
bẹ lá gần gốc cây trồng. Mỗi quả trứng ñược ñậy bằng một nắp trứng nhỏ.
+ Rầy non: có màu sáng cho tới màu nâu thẫm và chích hút ở phần gốc của
cây trồng. Vào mùa ñông, sâu non ở giai ñoạn (pha) thứ tư nằm ở trên một hay
nhiều ký chủ.
1.2.3. Những nghiên cứu về thiên ñịch của nhóm rầy hại thân
Theo Lin C.S. (1976) [27] các loài bọ xít và nhện là loài có ý nghĩa nhất
trong loài bắt mồi, ñặc biệt nhóm nhện có vai trò to lớn trong việc kìm hãm mật ñộ
quần thể rầy, ở Fuji bọ xít mù xanh ñã hạn chế ñược số lượng rầy lưng trắng có hiệu
quả (Hinekley A.D. ,1963) [24].

Reissig et al. (1986) [33] ñã công bố danh sách các loài thiên ñịch tự nhiên
phân bố ở các nước trồng lúa thuộc vùng Á Nhiệt ðới bao gồm có 8 loài ký sinh
trong ñó 4 loài ký sinh trứng, 4 loài ký sinh rầy non và trưởng thành chúng phân bố
ở Nhật Bản, Ấn ðộ, Srilanka, Tây Malaysia, Thái Lan, New Guinea, Philipines,
Trung Quốc, Triều Tiên, ðài Loan, Pakistan, quần ñảo Solomon, Úc và Indonexia
và 9 loài thiên ñịch ,1 loài là tác nhân gây bệnh.
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.3.1. Phân bố và tác hại nhóm rầy hại thân
* Rầy nâu
Theo Nguyễn Trường Thành và ðỗ Ngọc Hải (2007) [15], rầy nâu và các
bệnh virus do chúng truyền là bệnh lúa cỏ (Rice grassy stunt virus ñược gọi là bệnh
vàng lùn) và bệnh lúa lùn xoăn lá (Rice ragged stunt virus) ñã phát triển ở phía nam
từ năm 2006 ñến nay. Nguy cơ gây hại của rầy nâu và các bệnh nói trên do chúng
truyền ñang có xu hướng tăng lên, ñe doạ nghiêm trọng sản xuất lúa ở phía Nam và

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9


an ninh lương thực của cả nước (Bộ Nông nghiệp&PTNT).ðể ngăn chặn dịch rầy
nâu và các bệnh do chúng truyền ñang lan rộng và kéo dài như thời gian qua, biện
pháp sử dụng thuốc BVTV luôn là giải pháp hàng ñầu và kịp thời nhất. Kết quả
nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy việc phòng trừ bênh virut cho cây lúa ñã nhiễm
bệnh hầu như không có hiệu quả. Việc phun thuốc trừ rầy nâu - côn trùng môi giới
các bệnh nói trên gần ñây của nông dân ở nhiều nơi không ñạt hiệu quả kể cả phun
ñịnh kỳ nhiều lần làm nông dân rất hoang mang, phương hướng chỉ ñạo chung còn
lúng túng.
Theo Nguyễn Thị Phương Thảo (2010) [16], ở nước ta, bước ñầu có những
nghiên cứu ứng dụng các loại nấm ký sinh côn trùng ñể phòng trừ sâu hại. ðiển

hình như ở Hưng Yên, năm 1993 ñã sử dụng Metarhizium anisopliae (nấm xanh) ñể
phòng trừ sâu ño, chỉ sau 7 - 10 ngày hiệu quả diệt sâu ñạt khoảng 70 - 89%. Tại
Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu ñã sử dụng nấm xanh ñể phòng trừ rầy nâu, bọ xít,
sâu cắn gié, bọ cánh cứng hại dừa ñạt hiệu quả cao. Tại Cần Thơ, từ năm 2005 2007 ñã sử dụng nấm xanh ñể phòng trị sâu ăn tạp, rầy mềm ñạt hiệu quả khá cao
(trên 70%) sau 7 - 12 ngày.
Hiện nay, rầy nâu hại lúa không chỉ bùng phát và gây hại tại các vùng lúa
ðồng bằng sông Cửu Long, chúng ñã và ñang xuất hiện tại nhiều tỉnh thuộc ðồng
bằng Bắc Bộ: Hưng Yên, Hải Dương và Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Rầy nâu là môi giới truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá. Ngoài ra chúng còn chích
hút và gây ra hiện tượng cháy rầy khi mật ñộ cao. ðây là một trong những ñối
tượng gây hại nhiều nhất trên cây lúa.
* Rầy lưng trắng
Theo Hồ Thị Thu Giang và cs. (2010) [4], trong những năm gần ñây rầy lưng
trắng ñã và ñang trở thành dịch hại nghiêm trọng cho các vùng trồng lúa ở khu vực
châu Á. Quần thể rầy gây hại trên lúa tại miền Bắc ñang có sự thay ñổi lớn, tỷ lệ rầy
nâu chiếm 70% vào năm 1981 ñã giảm xuống còn 30% vào năm 2007. Virus lùn
sọc ñen không truyền bệnh qua hạt giống mà chỉ truyền bệnh qua rầy lưng trắng.
Các nghiên cứu cũng cho biết rầy nâu không truyền bệnh lùn sọc ñen. Với kết luận

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10


mới này, rầy lưng trắng hiện nay ñang trở thành mối ñe dọa hết sức nguy hiểm, ảnh
hưởng ñáng kể ñến năng suất và phẩm chất lúa ở cho nhiều vùng trồng lúa trong cả
nước trong ñó có vùng ðồng bằng sông Hồng.
Theo Nguyễn Thị Me và cs. (2010) [10], nhiều năm trở lại ñây, sản xuất lúa
của vùng ñồng bằng Nghệ An ñã có những bước tiến bộ ñáng kể. Có ñược những
thành tựu này ñầu tiên phải kể ñến sự thay ñổi của cơ cấu giống lúa và mùa vụ.

Thay ñổi rõ nét nhất về thời vụ là sự chuyển ñổi cơ cấu mùa vụ từ vụ xuân sớm
sang thời vụ xuân muộn. ðối với giống lúa, việc sử dụng các giống lúa nhập nội có
nguồn gốc Trung Quốc ñã thay thế phần lớn các giống lúa IRRI, trong ñó lúa lai ñã
góp phần ñáng kể vào việc nâng cao năng suất cũng như tổng sản lượng lúa của cả
vùng. Cùng với sự phát triển mở rộng diện tích các giống lúa Trung Quốc (ñặc biệt
là lúa lai), tình hình phát sinh phát triển của các loài sâu hại cũng diễn biến phức
tạp, gây trở ngại không nhỏ cho thâm canh tăng năng suất. Rầy lưng trắng là một
trong số các côn trùng hại lúa nổi lên trong những năm ñầu thế kỷ 21 ñe dọa sản
xuất lúa nước bền vững ở các tỉnh vùng ñồng bằng Nghệ An. Rầy lưng trắng có thời
gian sống, tỷ lệ hoàn thành phát dục, khả năng sinh sản và một số ñặc tính sinh học
khác cao hơn khi ñược nuôi trên các giống lúa Trung Quốc. Trên ñồng ruộng, một
năm rầy lưng trắng phát sinh 6 - 7 ñợt rầy non trong ñó ñợt rầy cuối tháng 4 - ñầu
tháng 5 (vụ ñông xuân) và cuối tháng 8 - ñầu tháng 9 (vụ mùa) là 2 ñợt có mật ñộ
cao khả năng gây hại lớn ñối với cây lúa (ðinh Văn Thành và nnk., 2008) [13]. Hơn
nữa, rầy lưng trắng không chỉ gây hại trực tiếp mà nó còn là môi giới truyền bệnh
virus nguy hiểm là virus lúa lùn sọc ñen phương Nam.
Bệnh virus lúa lùn sọc ñen phương Nam gây hại nghiêm trọng ở các tỉnh phía
Bắc từ vụ mùa năm 2009 (Viện Bảo vệ thực vật, 2009) [19]. Ngay từ vụ lúa ñầu tiên
xuất hiện, bệnh này gây hại trên diện rộng tại 20 tỉnh, ở các trà lúa khác nhau. ðể
hạn chế tác hại của bệnh này cần ñược ưu tiên nghiên cứu chuyên sâu, trong ñó,
nghiên cứu phòng trừ môi giới truyền virus là vô cùng quan trọng. Biện pháp áp
dụng là phải trừ diệt ñược rầy lưng trắng khi chúng chưa truyền ñược bệnh. ðiều
này nghĩa là phải trừ trưởng thành rầy lưng trắng khi mới xâm nhập vào ruộng lúa

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

11


non hoặc trừ rầy non trước tuổi 3 (rầy tuổi nhỏ chưa có khả năng truyền bệnh virus).

Theo ðinh Văn Thành và cs. (2010) [14], từ những năm ñầu của thế kỷ 21
trở lại ñây rầy lưng trắng hại lúa (Sogatella furcifera Horvath) (Homoptera:
Delphacidae) ñang nổi lên như là một ñối tượng gây hại nguy hiểm cho sản xuất lúa
châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Ở Việt Nam, bệnh này bắt ñầu xuất hiện
từ vụ mùa năm 2009 trên 20 tỉnh thuộc khu vực ðồng bằng sông Hồng và Bắc
Trung Bộ, trong ñó tại 16 tỉnh, bệnh này ñã xuất hiện gây hại cả trên ngô (Viện Bảo
vệ thực vật, 2009) [19]. Vụ xuân năm 2010 bệnh virus lúa lùn sọc ñen phương Nam
ñã nhanh chóng lan ra 28 tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, ðồng bằng sông
Hồng, Bắc và Trung Trung Bộ. ðể hạn chế ñến mức tối ña tác hại và sự lây lan
nhanh chóng của bệnh virus lúa lùn sọc ñen phương Nam thì phải quản lý tốt côn
trùng môi giới truyền bệnh (rầy lưng trắng).
Theo ðinh Văn Thành và cs. (2008) [13], một năm rầy lưng trắng có thể phát
sinh 6 - 7 ñợt, các ñợt phát sinh của rầy lưng trắng thường sớm hơn so với rầy nâu.
Tương tự như rầy nâu, rầy lưng trắng cũng phát sinh mỗi vụ lúa 3 ñợt nhưng diễn
biến số lượng của quần thể có khác so với rầy nâu. Số lượng rầy nâu có xu hướng
tăng dần từ ñầu ñến cuối vụ. Mật ñộ quần thể rầy nâu ñạt cao nhất ở ñợt thứ 3 trùng
với giai ñoạn lúa trỗ - ngậm sữa. Mật ñộ quần thể rầy lưng trắng lại ñạt ñỉnh cao vào
ñợt thứ 2 và trùng với giai ñoạn lúa làm ñòng chuẩn bị trỗ. Trong từng vụ chúng du
nhập vào ruộng lúa sớm hơn và di chuyển ra khỏi ruộng lúa cũng sớm hơn rầy nâu
(rầy nâu di chuyển ra khỏi ruộng lúa số lượng lớn ở giai ñoạn trưởng thành của thế
hệ thứ 3 lúc lúa bắt ñầu chín, còn rầy lưng trắng di chuyển ra khỏi ruộng lúa ngay ở
thế hệ thứ 2 khi lúa bắt ñầu trỗ). Tại Vụ Bản (Nam ðịnh) vụ mùa 2003, mật ñộ rầy
lưng trắng cao hơn hẳn mật ñộ rầy nâu.
Kết quả ñiều tra ñồng ruộng nhiều năm cho thấy: Mật ñộ quần thể rầy lưng
trắng có xu hướng tăng lên dần từ giữa những năm của thập kỷ 90 thế kỷ 20, ñạt
ñỉnh cao vào năm 2000 sau ñó có giảm ñi chút ít nhưng nếu lấy mốc năm dịch 2000
thì mật ñộ quần thể rầy lưng trắng của những năm sau năm 2000 luôn cao hơn
những năm trước ñó.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


12


* Rầy nâu nhỏ
Theo Trần Quyết Tâm và ctv. (2010) [12], rầy nâu nhỏ hại lúa Laodelphax
striatellus Fallen là một trong những loài dịch hại gây hại nghiêm trọng tại các vùng
trồng lúa của khu vực châu Á, ñồng thời chúng ñược xem như tác nhân truyền các
bệnh virus cho cây lúa.
Ở Việt Nam, trong những năm trước ñây, ñối tượng dịch hại này ít ñược
quan tâm nhưng từ vụ ñông xuân năm 2009, rầy nâu nhỏ ñã xuất hiện và gây hại ở 5
tỉnh phía Bắc, ñó là: Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình.
Theo thông báo của chi cục BVTV các tỉnh, rầy nâu nhỏ khó phòng trừ, hiệu
lực trừ rầy nâu nhỏ của một số loại thuốc trừ rầy phổ biến hiện nay là thấp, do ñó ñể
trừ rầy nâu nhỏ nông dân ñã phải phun thuốc nhiều lần. Trên ñịa bàn các tỉnh phía
Bắc rầy nâu nhỏ tuy mới xuất hiện trở lại, với diện phân bố hẹp nhưng ñã gây ảnh
hưởng lớn ñến năng suất và chất lượng lúa.
Theo Phạm Hồng Hiển và cs. (2010) [5], tại Việt Nam, từ năm 1995 ñã có
nghiên cứu về rầy nâu nhỏ. Trong vụ xuân năm 2009, rầy nâu nhỏ xuất hiện với mật
ñộ lên tới 2000 con/m² và gây hại nặng với diện tích trên 30 ha thuộc các tỉnh Hải
Dương, Hưng Yên và Bắc Ninh. Theo Báo Nông nghiệp ra ngày 12/1/2010, rầy nâu
nhỏ xuất hiện với mật ñộ cao vào giai ñoạn cuối tháng 4 ñầu tháng 5 năm 2009 trên
lúa ở giai ñoạn trỗ bông. Mật ñộ trung bình 1000 ñến 1500 con/m2, cá biệt có nơi
lên ñến 20.000 con/m2. Trong vụ ñông xuân năm 2010, các giống lúa bị hại ñã ghi
nhận là nếp TK90, Bắc thơm số 7, Khang dân... tại Hải Dương. Vì vậy, tiến hành
nghiên cứu các ñặc ñiểm sinh học sinh thái của rầy nâu nhỏ trong thời ñiểm này
nhằm ñưa ra các biện pháp phòng trừ là hết sức quan trọng và cần thiết giúp giảm
thiệt hại về kinh tế và tăng năng suất cho sản xuất lúa.
1.3.2. ðặc ñiểm sinh vật học nhóm rầy hại thân lúa
* Rầy nâu

Theo Nguyễn ðức Khiêm (1995a) [6], kết quả nuôi rầy trong nhiều năm cho
thấy: rầy cánh ngắn ñẻ nhiều trứng hơn rầy cánh dài, như trong vụ mùa 1985 một

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13


×