Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Thi hành pháp luật quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.55 KB, 86 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH TUYT

THI HàNH PHáP LUậT QUảN Lý RáC THảI
TRÊN ĐịA BàN TỉNH VĩNH PHúC

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

NGUYN TH TUYT

THI HàNH PHáP LUậT QUảN Lý RáC THảI
TRÊN ĐịA BàN TỉNH VĩNH PHúC
Chuyờn ngnh: Lut kinh t
Mó s: 60 38 01 07

LUN VN THC S LUT HC

Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS NGUYN QUANG TUYN

H NI - 2015


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn
trong Luận văn đảm bảo độ chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi
đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật trực thuộc Đại
học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

NGUYỄN THỊ TUYẾT


MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... 3
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ
RÁC THẢI .................................................................................................... 7
1.1. Một số khái niệm .............................................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm chất thải ........................................................................................ 7
1.1.2. Khái niệm rác thải........................................................................................ 13

1.1.3. Khái niệm quản lý rác thải ........................................................................... 15
1.1.4. Khái niệm pháp luật quản lý rác thải ............................................................ 16
1.1.5. Khái niệm thi hành pháp luật về quản lý rác thải .......................................... 17
1.2. Pháp luật quản lý rác thải và vai trò của pháp luật về quản lý rác thải ............. 18
1.2.1. Các nguyên tắc đặc thù về pháp luật quản lý rác thải ................................... 18
1.2.2. Nội dung của pháp luật về quản lý rác thải ................................................... 20
1.2.3. Vai trò của pháp luật về quản lý rác thải ...................................................... 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 25
Chương 2: THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT QUẢN LÝ RÁC
THẢI TRÊN THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ...................... 26
2.1. Giới thiệu khái quát tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................ 26
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 26
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 29
2.2. Các quy định của pháp luật về quản lý rác thải trên thực tiễn địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc ...................................................................................................................... 32


2.2.1. Khái quát các quy định pháp luật về quản lý rác thải trên thực tiễn địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc....................................................................................................... 32
2.2.2. Nội dung các quy định của pháp luật quản lý rác thải trên thực tiễn địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc....................................................................................................... 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 59
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH
PHÚC........................................................................................................... 60
3.1. Định hướng nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý rác thải trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc ................................................................................................ 60
3.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý rác thải trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc .......................................................................................... 62
3.2.1. Kiến nghị nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý rác thải nói chung

cho Việt Nam được rút ra qua thực tiễn thi hành của quản lý rác thải trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc....................................................................................................... 62
3.2.2. Kiến nghị riêng về việc quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ........... 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 74
KẾT LUẬN ................................................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 77


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Bảng 2.1

Bảng tổng hợp các loại rác thải

Bảng 2.2

Bảng phân tích thành phần, tính chất trong rác thải
sinh hoạt

Trang
37

39


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, mới được tái lập.
Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết (ngày
26/11/1996) về việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Vĩnh Phúc
chính thức được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997. Khi tách ra,
tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên 1.370,73 km², dân số 1.066.552 người,
gồm 1 thị xã và 6 huyện. Đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc gồm 1 thành phố, 1 thị xã,
7 huyện và 152 xã, phường, dân số tỉnh gần 1,2 triệu người, Do đặc điểm vị
trí địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du
và miền núi; cùng với nguồn tài nguyên nước mặt, nước dưới đất tương đối
dồi dào, do vậy hết sức thuận tiện cho phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản,
công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so
với các tỉnh lân cận Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du,
có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp.
Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay (năm 1997), Vĩnh Phúc là 1 tỉnh thuộc
vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xây
dựng 20 khu công nghiệp và 41 cụm công nghiệp trong Đề án quy hoạch phát
triển ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030. Vĩnh Phúc có những bước tiến thần kỳ từ một tỉnh thuần nông vươn lên
đứng thứ nhất miền Bắc, thứ ba cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp.
Hiện nay, Vĩnh Phúc đã xây dựng được 10 khu và cụm công nghiệp.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 thì
phát triển công nghiệp là nền tảng; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
phấn đấu đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020. Tuy
nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tỉnh Vĩnh Phúc đã, đang và sẽ

1



phải đối mặt với nguy cơ suy thoái môi trường do công tác thu gom và xử lý
rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện
đang gặp nhiều khó khăn. Điển hình tại thành phố Vĩnh Yên và thị xã Phúc
Yên là hai đô thị lớn của tỉnh, mỗi ngày có trên 300 tấn rác thải nhưng vẫn
phải mang đi đổ tạm, việc xử lý chất thải ở hai đô thị này cũng chưa thực
hiện tốt khiến cho người dân địa bàn lân cận các bãi rác mang tính tạm bợ
này cảm thấy bất an. Vì vậy, cần có hành lang pháp lý chặt chẽ để cá nhân,
tổ chức thực hiện việc quản lý rác thải có hiệu quả, cũng như cần đánh giá
đúng thực trạng và đưa ra những giải pháp cần thiết để cải thiện môi trường
trong tỉnh. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Thi hành pháp
luật quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” để làm luận văn thạc sỹ
luật học của mình, với mong muốn góp phần hoàn thiện những quy định về
quản lý rác thải, từ đó nâng cao công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng
và cả nước nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu
Quản lý và thi hành pháp luật về quản lý rác thải hay chất thải nói
chung là một vấn đề mang tính cấp thiết được rất nhiều các nhà khoa học
nghiên cứu và tìm hiểu. Trong đó có thể kể tới các cuốn sách, luận án tiến sĩ,
luận văn thạc sỹ về quản lý chất thải như: TS. Nguyễn Văn Phương, “Bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, năm
2008. Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Nguyễn Văn Phương, Pháp luật
môi trường Việt Nam về nhập khẩu phế liệu năm 2007; Pháp luật về quản lý
chất thải nguy hại của tác giả Vũ Thị Duyên Thủy năm 2009… Luận văn
Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Hòa Bình, Điều tra, đánh giá tình hình quản lý
chất thải rắn nguy hại của Việt Nam và đề xuất một số giải pháp quản lý có
hiệu quả năm 2004; Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường tại Việt

2



Nam của tác giả Lưu Việt Hùng năm 2009; Pháp luật về phí môi trường đối
với chất thải rắn ở Việt Nam của tác giả Bùi Đức Nhật năm 2011; Hoàn thiện
pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam hiện nay của tác giả
Nguyễn Mạnh Thắng năm 2014… Bên cạnh các công trình kể trên còn có rất
nhiều các bài viết, bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Có thể kể đến
một số bài viết như: Lê Kim Nguyệt, Một cơ chế phù hợp cho quản lý chất
thải nguy hại ở Việt Nam đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, tháng 11
năm 2002; TS. Nguyễn Văn Phương, Chất thải và quy định quản lý chất thải,
được đăng trên Tạp chí Luật học số 4 năm 2003; TS. Nguyễn Văn Phương,
Một số vấn đề về khái niệm chất thải, được đăng trên Tạp chí Luật học số 10
năm 2006… Các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra những khái niệm, đánh
giá, bình luận liên quan tới các quy định của pháp luật về quản lý rác thải,
chất thải nói chung trên phạm vi cả nước theo quy định của Luật Bảo vệ môi
trường (Luật BVMT) năm 2005 và các văn bản pháp luật liên quan khác; Tuy
nhiên, những bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá hay gợi mở một
vài khía cạnh của pháp luật quản lý chất thải nói chung, quản lý rác thải nói
riêng trên phạm vi cả nước và chưa có công trình nào đưa ra các đánh giá cụ
thể, chi tiết và toàn diện về việc thi hành pháp luật quản lý rác thải trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đặc biệt là các đánh giá, bình luận liên quan tới quy định
về vấn đề này trong Luật BVMT năm 2014 vừa mới ban hành. Do đó, tác giả
lựa chọn đề tài “Thi hành pháp luật về quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc” với mong muốn hoàn thiện “khoảng trống” khoa học pháp lý nêu trên,
đồng thời mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc
hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi các quy định của pháp luật về việc
quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt ra mục tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận

3



và thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về quản lý rác thải trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo quy định của Luật BVMT năm 2005 và Luật BVMT
năm 2014 và các văn bản pháp luật khác có liên quan; phân tích, đánh giá sự
khác biệt và tương đồng giữa các quy định của Luật BVMT mới và Luật
BVMT cũ; Đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp
luật bảo vệ môi trường về quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh phúc trong
thời gian sắp tới.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn đặt ra những
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Phân tích, giải mã một số vấn đề lý luận về rác thải, quản lý rác thải
và pháp luật về quản lý rác thải.
- Đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý rác thải;
- Làm rõ, phân tích thực trạng thực pháp luật và việc thi hành pháp luật
về quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đưa ra những số liệu, vụ việc
thực tế để minh chứng cho công tác thi hành pháp luật của các tổ chức, cá
nhân trong việc quản lý rác thải.
- Đề xuất một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực thi các quy định
pháp luật về quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật về
quản lý rác thải và việc thi hành pháp luật quản lý rác thải trên phạm vi cả nước
nói chung và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng, cụ thể là Luật BVMT năm
2014 đặt trong mối quan hệ so sánh với Luật BVMT năm 2005 và các nghị
định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật BVMT về quản lý rác thải.
Việc thi hành pháp luật về quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
là một vấn đề mang tính địa phương, tuy nhiên cũng khá phức tạp liên quan
đến nhiều lĩnh vực quản lý hành chính tại nhiều địa bàn khác nhau của tỉnh.


4


Luận văn phân tích ngoại diên của khái niệm rác thải ở đây được hiểu đồng
nghĩa với khái niệm “chất thải rắn sinh hoạt” theo quy định của Luật BVMT
năm 2014. Bởi vậy, việc thi hành pháp luật về quản lý rác thải trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc sẽ bao gồm việc thi hành pháp luật về quản lý chất thải rắn
sinh hoạt tại các khu dân cư, khu công nghiệp, bệnh viện, trường học… trên
phạm vi địa bàn của tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp biện chứng duy vật và
duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp tổng hợp, thống kê,
phương pháp phân tích, phương pháp quan sát… Bên cạnh đó, để giải quyết
vấn đề nghiên cứu, người viết còn sử dụng phương pháp logic tại Chương 1;
phương pháp liên hệ thực tế, thống kê và so sánh để phân tích nội dung ở
Chương 2; phương pháp so sánh, phân tích, đánh giá thực tế để làm rõ
phương hướng triển khai hiệu quả các quy định của pháp luật về quản lý rác
thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc tại Chương 3.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của Luận văn
- Luận văn tiếp tục nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề khái quát về
pháp luật quản lý rác thải. Trong đó tác giả tập trung phân tích, làm rõ khái
niệm “chất thải” theo quy định của Luật BVMT năm 2014 so với Luật
BVMT năm 2005; xây dựng khái niệm “rác thải”, “pháp luật về quản lý rác
thải” và đánh giá vai trò của pháp luật về quản lý rác thải đối với công tác
bảo vệ môi trường.
- Luận văn đã phân tích, đối chiếu, so sánh và làm rõ các quy định của
Luật BVMT năm 2014 so với Luật BVMT năm 2005 và các văn bản pháp lý
liên quan về quản lý chất thải nói chung và rác thải nói riêng trên phạm vi cả
nước và đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đưa ra những số liệu thống
kê thực tế để đánh giá hiệu quả thi hành các quy định pháp luật kể trên trên


5


phạm vi toàn tỉnh từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế của công tác thi hành
pháp luật quản lý rác thải.
- Trên cơ sở các hạn chế kể trên, tác giả phân tích và làm rõ nguyên
nhân của các hạn chế đó. Từ đó đưa ra các kiến nghị nhằm tổ chức triển khai
quy định của Luật BVMT năm 2014 và nâng cao hiệu quả thi hành các quy
định về quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài Phần mục lục, mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật quản lý rác thải
- Chương 2. Thực trạng thi hành pháp luật về quản lý rác thải trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chương 3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp
luật về quản lý rác thải trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

6


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ RÁC THẢI

1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm chất thải
“Chất thải” là một khái niệm được sử dụng phổ biến trong các quy
phạm pháp luật về môi trường. Để có thể hiểu rõ được nội hàm và ngoại diện

của khái niệm này, chúng ta có thể tìm hiểu theo các góc độ sau đây:
Thứ nhất, dưới góc độ ngôn ngữ học. Theo Từ điển Tiếng Việt của
Trung tâm Từ Điển học Vietlex, Nxb Đà Nẵng năm 2006 thì “chất thải”
được định nghĩa là “rác và các vật bị bỏ đi sau một quá trình sử dụng nói
chung” [22, tr. 223]. Theo cách hiểu của khái niệm này, chất thải bao gồm rác
là những thứ vụn vặt bị vất bỏ vương vãi, làm bẩn và đồ vật không có giá trị,
không có tác dụng nên không được giữ lại. Mặc dù, mang tính chất liệt kê
nhưng khái niệm đã đưa ra hai tiêu chí để phân biệt chất thải với vật chất tồn
tại dưới dạng khác; đó là:một là, chất thải tồn tại dưới dạng vật chất; hai là,
các vật chất (đồ vật) không có giá trị, không có tác dụng và không bị chiếm
hữu, sử dụng nữa. Khái niệm này mới chỉ dừng lại việc liệt kê và xác định
chất thải sinh ra trong sinh hoạt mà chưa khái quát tất cả các loại chất thải
được sản sinh trong những hoạt động khác nhau của con người. Khái niệm
cũng không đưa ra đối tượng quyết định về giá trị, tác dụng của đồ vật và
quyết định không chiếm hữu, không sử dụng nữa. Giá trị của một đồ vật đối
với chủ sở hữu và đối với xã hội có thể không thống nhất. Do đó không có cơ
sở chính xác cho việc đánh giá một vật chất có phải là chất thải hay không.
Từ điển Môi trường Anh-Việt và Việt Anh định nghĩa “chất thải
(waste) là bất kỳ chất gì, rắn, lỏng hoặc khí mà cơ thể hoặc hệ thống sinh ra

7


nó không còn sử dụng được nữa và cần có biện pháp thải bỏ”. Khái niệm này
đã đưa ra ba yếu tố để phân biệt chất thải, đó là: (i) Chất thải là vật chất tồn
tại dưới các dạng rắn, lỏng, khí; (ii) Vật chất đó không còn giá trị sử dụng đối
với cơ thể và hệ thống sinh ra nó; (iii) Phải có biện pháp thải bỏ đối với vật
chất đó. Khái niệm này có ưu điểm là đưa ra các dạng tồn tại chủ yếu của chất
thải và đã đưa ra được tiêu chí để xác định một vật chất trở thành chất thải.
Tiêu chí mà định nghĩa đưa ra dựa trên nhu cầu sử dụng của “hệ thống sinh ra

vật chất đó”. Khi hệ thống đó “không còn sử dụng được nữa và cần có biện
pháp thải bỏ” thì vật chất đó trở thành chất thải. Yếu tố “không còn sử dụng
được nữa” có thể do ý chí của chủ sở hữu vật chất đó không có ý định tiếp tục
sử dụng hoặc do đặc thù của hoạt động sản sinh ra vật chất nên chủ sở hữu
không có khả năng tiếp tục sử dụng. Đây là các hình thức từ bỏ vật chất mang
tính chủ động và từ bỏ vật chất mang tính chất bị động.
Thứ hai, dưới góc độ luật học. Khái niệm chất thải cũng được sử dụng
trong pháp luật quốc tế về môi trường, được đề cập tại Công ước Basel. Điều
2 khoản 1 Công ước Basel định nghĩa “Chất thải là chất hoặc các đồ vật mà
người ta tiêu hủy, có ý định tiêu hủy hoặc phải tiêu hủy theo quy định của
pháp luật quốc gia”. Theo đó, yếu tố quyết định để xác định một vật chất
hoặc đồ vật có phải là chất thải hay không phụ thuộc vào việc vật chất hoặc
đồ vật đó có bị chủ sở hữu “tiêu hủy, có ý định tiêu hủy hoặc phải tiêu hủy”
hay không. Khái niệm “tiêu hủy” được cụ thể hóa tại Phụ lục IV của Công
ước Basel. Phụ lục này phân biệt các quá trình tiêu hủy nhằm tận dụng lại, tái
chế, trực tiếp hoặc gián tiếp sử dụng lại (mục B) với quá trình tiêu hủy không
nhằm mục đích trên (mục A). Được hiểu là “tiêu hủy hoặc có ý định tiêu hủy”
khi chủ sở hữu hợp pháp thực hiện hoặc thông qua hành vi của mình thể hiện
mong muốn thực hiện một trong những biện pháp được quy định tại Phụ lục
IV của Công ước. Khi pháp luật quốc gia quy định, chủ sở hữu vật chất hoặc

8


đồ vật đó là chất thải, vì lúc này nó thỏa mãn điều kiện “phải tiêu hủy theo
quy định của pháp luật quốc gia”. Với quy định của Phụ lục IV của Công
ước Basel, một vật chất là chất thải không phụ thuộc vào mục đích cụ thể
của quá trình tiêu hủy. Như vậy, giá trị sử dụng còn lại, khả năng tái chế, tái
sử dụng của vật chất hoặc đồ vật không có ý nghĩa trong việc xác định một
vật chất là chất thải.

Khái niệm chất thải còn được đề cập trong pháp luật của các Khối liên
kết kinh tế - chính trị, ví dụ: Liên minh Châu Âu (EU). Điều 1 Nghị định số
259/94 của EU về vận chuyển chất thải ngày 01/2/1993, có hiệu lực ngày
06/05/1994 (sau đây gọi là Nghị định số 259/93 của EU) định nghĩa: “chất
thải có nghĩa là bất kỳ chất hoặc vật nào nằm trong danh mục phân loại tại
Phụ lục I mà người giữ chúng thải bỏ, có ý định hoặc được yêu cầu thải bỏ”.
Theo định nghĩa này, một vật chất sẽ là chất thải khi chủ sở hữu hoặc người
chiếm giữ hợp pháp vật chất đó không có ý định sử dụng hoặc không được
tiếp tục sử dụng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy,
giá trị sử dụng về mặt xã hội của vật chất đó không là một tiêu chí để xác định
một vật chất là chất thải hay không.
Tại Việt Nam, Khoản 10 Điều 3 Luật BVMT năm 2005 định nghĩa chất
thải như sau: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản
xuất, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Theo định nghĩa trên, các vật
chất được coi là chất thải khi người chủ sở hữu thải ra trong các hoạt động
khác nhau. Quy định này đã được sửa đổi tại Khoản 12 Điều 3 Luật BVMT
năm 2014, theo đó “Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác” [15, Điều 3]. Quy định mới
này đã bỏ cụm từ “ở thể rắn, lỏng, khí” trong quy định tại Khoản 10, Điều 3
Luật BVMT năm 2005. Điều này có nghĩa là, Luật BVMT năm 2014 đã mở
rộng phạm vi các loại chất thải hơn so với quy định của Luật BVMT năm

9


2005. Bởi lẽ, chất thải không nhất thiết phải tồn tại ở một dạng vật chất bất
kì nào trong ba dạng là rắn, lỏng hoặc khí, mà chỉ cần điều kiện duy nhất là
“được thải ra” từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
bất kì hoạt động nào khác. Yếu tố “được thải ra” ở đây được hiểu dưới các
cách hiểu sau:

Thứ nhất, chủ sở hữu chủ động từ bỏ ý định sử dụng vật chất đó vào bất
cứ mục đích nào. Điều này có nghĩa là một chất tồn tại dưới dạng chất thải
hay không phụ thuộc vào ý chí của người chủ sở hữu vật chất đó. Khi chủ sở
hữu từ bỏ ý định khai thác giá trị, công dụng của vật chất thì nó trở thành chất
thải, không phụ thuộc vào giá trị sử dụng thực tế đối với xã hội, đối với người
khác và đối với chu trình hoạt động khác của con người.
Thứ hai, do đặc thù hoạt động của mình, chủ sở hữu phải thải bỏ vật
chất và hoạt động thải bỏ này không phụ thuộc vào ý chí của họ. Hoạt động
thải bỏ này mang tính chất bị động đối với chủ sở hữu cũng như đối với các
đối tượng khác, kể cả Nhà nước. Ví dụ: hoạt động đốt nhiên liệu tất yếu sẽ
sản sinh khí thải, không phụ thuộc vào việc người đốt nhiên liệu có mong
muốn hay không.
Việc đánh giá trên thực tế đối với hành vi “từ bỏ ý định khai thác giá
trị, công dụng” của chủ sở hữu phải được xem xét một cách cụ thể đối với
từng trường hợp. Khi chủ sở hữu “từ bỏ ý định khai thác giá trị, công dụng”
của một vật chất nhưng ngay sau đó xuất hiện nhu cầu sử dụng vật chất đó với
mục đích khác hoặc cũng với mục đích trước đó thì vật chất đó không là chất
thải. Ví dụ như những đồ vật cũ mà người chủ sở hữu không còn nhu cầu sử
dụng, không có “ý định khai thác giá trị, công dụng” của nó nhưng chủ sở hữu
ngay sau khi từ bỏ bán cho người khác sử dụng với tư cách là hàng cũ (hàng
second-hand) thì vật chất này không phải là chất thải [13, tr.12].
Trong trường hợp chủ sở hữu từ bỏ ý định khai thác giá trị, công dụng

10


của một vật chất và để sử dụng được vật chất đó thì con người phải thực hiện
những biện pháp như phân loại, tái chế… Vật chất đó sẽ tồn tại dưới dạng
chất thải kể từ khi chủ sở hữu “thải ra” cho tới khi con người hoàn thành hoạt
động phân loại, tái chế… với mức độ có thể sử dụng được và đưa nó vào sử

dụng trên thực tế. Ví dụ, chất rắn của một doanh nghiệp cơ khí được thải ra từ
hoạt động sản xuất có thể là hỗn hợp của nhiều loại vật chất, trong đó chủ yếu
là sắt thép. Sắt thép trong hỗn hợp này là chất thải cho tới khi nó được phân
loại riêng, làm sạch để có thể đủ điều kiện trở thành nguyên liệu của một chu
trình sản xuất khác và biểu hiện thực tế sẽ đưa nó vào sử dụng. Các phần còn
lại của quá trình phân loại này có thể là chất thải khi nó được sử dụng một
cách hữu ích cho hoạt động của con người hoặc cũng có thể là nguyên liệu
cho nền kinh tế khi nó được sử dụng trên thực tế.
Như vậy, vật chất sẽ tồn tại dưới dạng chất thải kể từ khi nó bị thải ra
cho tới khi nó được phân loại, tái chế đủ điều kiện để đưa vào khai thác, sử
dụng và trên thực tế có những biểu hiện của quá trình sử dụng nó cho những
mục đích khác nhau.
Các hoạt động sản sinh chất thải được liệt kê trong khái niệm bao gồm
tất cả các hoạt động khác nhau của con người, từ hoạt động sản xuất, hoạt
động dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác như du lịch, nghiên cứu khoa
học, y tế…
Theo cách định nghĩa thông thường, vật chất được thải ra trong quá trình
thực hiện những hoạt động nêu trên với tư cách là một chỉnh thể hoặc trong
từng giai đoạn, từng đối tượng thực hiện hoạt động đó đều trở thành chất thải.
Lượng chất thải của một hoạt động bao gồm tất cả chất thải được sản sinh trong
các giai đoạn của từng đối tượng thực hiện hoạt động đó. Ví dụ, hoạt động du
lịch, lượng chất thải được sản sinh của một khu, một điểm du lịch là tổng lượng
chất thải được sản sinh của các đối tượng tham gia hoạt động du lịch.

11


Ngược lại, nếu xem xét một cách cụ thể các chu trình sản xuất trên
thực tế thì cách hiểu trên có thể chưa hoàn toàn chính xác. Một chu trình sản
xuất có thể bao gồm nhiều công đoạn. Trong từng công đoạn, chủ sở hữu có

thể thải bỏ những vật chất khác nhau và không phải lúc nào những vật chất
được thải ra của các công đoạn cũng là chất thải của chu trình sản xuất. Một
chất thải được sản sinh ra ở một công đoạn có thể là chất thải của chu trình
sản xuất nhưng cũng có thể là nguyên liệu, nhiên liệu hoặc vật liệu của công
đoạn khác hoặc là sản phẩm phụ của chu trình sản xuất. Trong trường hợp,
một vật chất được thải ra ở công đoạn sản xuất này được sử dụng làm
nguyên liệu, nhiên liệu hoặc vật liệu cho công đoạn khác của chu trình sản
xuất thì nó không phải là chất thải của hoạt động sản xuất đó. Trong trường
hợp nó không được sử dụng vào bất cứ công đoạn nào của chính chu trình
sản xuất thì nó là chất thải của từng hoạt động sản xuất. Việc đánh giá một
vật chất trong từng công đoạn hoặc trong chu trình sản xuất có phải là sản
phẩm phụ của chu trình sản xuất hay không phụ thuộc vào mục đích của chu
trình sản xuất đó.
Như vậy, việc đánh giá vật chất có phải là chất thải hay không còn phải
căn cứ vào mục đích của chu trình sản xuất và mục đích của từng công đoạn
của chu trình sản xuất.
Do tính chất và mục đích khác nhau giữa các hoạt động của con người,
vật chất có thể không có giá trị sử dụng cho chu trình hoạt động này nên nó
tồn tại dưới dạng chất thải nhưng lại có thể hữu ích cho một chu trình hoạt
động khác của chính đối tượng đó hoặc đối tượng khác. Khi vật chất được
thải ra trở thành vật hữu ích và được đưa vào sử dụng dưới dạng đồ vật,
nguyên liệu, nhiên liệu hoặc vật liệu thì sẽ không còn là chất thải nữa. Như
vậy, vật chất sẽ tồn tại dưới dạng chất thải kể từ khi nó bị thải ra cho tới khi
có người đưa nó vào khai thác, sử dụng [13, tr.14].

12


Thông qua việc phân tích khái niệm chất thải được định nghĩa tại
Khoản 12, Điều 3 Luật BVMT năm 2014 chúng ta thấy rằng, vật chất là chất

thải hay không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu của vật chất đó, trừ trường
hợp chất thải được sản sinh do đặc thù của chu trình hoạt động, được thải ra
một cách bị động không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu cũng như các đối
tượng khác, kể cả Nhà nước.
Từ những phân tích trên đây, chúng ta có thể đưa ra khái niệm chất thải
như sau: “chất thải là vật chất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng, khí hoặc các dạng
khác được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt
động khác hoặc phải từ bỏ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền”. Để cụ thể hóa khái niệm này cũng cần có sự giải thích về nội dung
của thuật ngữ “được thải ra”, “phải từ bỏ” và liệt kê những hành vi được nhìn
nhận là thực hiện hoạt động “thải ra” và những trường hợp cơ quan nhà nước
có thể quyết định buộc chủ sở hữu phải “loại bỏ”.
1.1.2. Khái niệm rác thải
Rà soát các quy định của pháp luật Việt Nam, cho tới nay vẫn chưa
có một văn bản nào quy định cụ thể về khái niệm “rác thải”. Bởi vậy, để
làm rõ khái niệm này chúng ta tìm hiểu thông qua việc phân tích ngữ nghĩa
của cụm từ “rác thải”. Theo Từ điển Tiếng Việt do Trung tâm Từ điển học,
Nxb Đà Nẵng năm 2006 thì “rác thải” được hiểu với nghĩa như khái niệm
“chất thải” [22, tr.1269] tức là các “rác và các vật bỏ đi sau một quá trình sử
dụng nói chung. Ví dụ: chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân, xử lý chất
thải” [22, tr.233]. Như vậy, thực tế không có sự phân biệt rạch ròi giữa khái
niệm chất thải và khái niệm rác thải theo cách giải thích trong Từ điển Tiếng
Việt. Bởi vậy, trong phạm vi luận văn, tác giả đi sâu phân tích khái niệm rác thải
trên cơ sở nội hàm của khái niệm chất thải như cách hiểu đã nêu trong Luật Bảo
vệ môi trường năm 2014 đó là “chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác” [15, Điều 3, Khoản 12].

13



Dưới góc độ ngữ nghĩa, chất thải được hiểu là những “chất” không còn
sử dụng được nữa bị con người “thải” ra trong các hoạt động khác nhau. Chất
thải được sản sinh trong các hoạt động khác nhau của con người thì được gọi
với những thuật ngữ khác nhau như: Chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt và
sản xuất được gọi là rác thải; chất thải phát sinh sau khi sử dụng nguyên liệu
trong quá trình sản xuất được gọi là phế liệu; chất thải phát sinh sau quá trình
sử dụng nước được gọi là nước thải… Từ đó, chúng ta có thể thấy ngoại diên
của khái niệm “chất thải” bao trùm lên ngoại diên của khái niệm “rác thải”.
Chất thải có rất nhiều loại có thể là rác thải, nước thải, khí thải… nhưng nội
hàm của khái niệm rác thải ở đây chỉ bao gồm chất thải rắn sinh hoạt, ví dụ
như những thứ vật chất từ đồ ăn, đồ dùng, chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y
tế… mà mọi người không dùng nữa và thải bỏ đi [8]. Theo quan điểm của
GS.TS. Lê Văn Khoa có thể chia rác thải thành ba nhóm sau:
- Rác khô hay còn gọi là rác vô cơ: gồm các loại phế thải thủy tinh;
sành sứ, kim loại, giấy cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu
xây dựng…
- Rác ướt hay thường gọi là rác hữu cơ: gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau
quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật, phân động vật.
- Chất thải nguy hại (CTNH): là những thứ phế thải rất độc hại cho môi
trường và con người như pin, bình ắc quy, hóa chất, thuốc trừ sâu, bom đạn,
rác thải y tế, rác thải điện tử… [8]
Từ những phân tích trên có thể đưa ra định nghĩa về rác thải như sau:
“Rác thải là tổng hợp tất cả các loại chất thải được thải ra từ hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác của con người”.
Trên cơ sở khái niệm “rác thải”, do sự tương đồng về mặt ngữ nghĩa
trong bản chất của hai khái niệm “rác thải” và “chất thải”, trong phạm vi
luận văn tác giả sẽ tập trung phân tích việc thi hành pháp luật về quản lý

14



rác thải dưới góc độ nghiên cứu các quy định pháp luật về quản lý chất thải
rắn sinh hoạt.
1.1.3. Khái niệm quản lý rác thải
Theo nghĩa rộng, quản lý chất thải là tổng hợp các biện pháp, cách
thức nhằm kiểm soát quá trình phát sinh, tồn tại, chuyển hóa, xử lý chất thải
và những ảnh hưởng, tác động của chất thải đến môi trường [23, tr.6]. Theo
nghĩa này, quản lý chất thải có thể được tiến hành bằng nhiều biện pháp,
cách thức, từ các cách thức thủ công, truyền thống đến các cách thức tân
tiến, hiện đại; từ các biện pháp khoa học, kỹ thuật đến các biện pháp hành
chính - pháp lý, tuyên truyền, giáo dục. Việc quản lý được tiến hành trong
suốt quá trình phát sinh chất thải, thậm chí từ trước đó - từ lúc sử dụng các
nguyên liệu phục vụ quá trình sản xuất, tiêu dùng…; trong quá trình chất
thải tồn tại trong môi trường ở các dạng khác nhau hoặc/và chuyển hóa chất
thải từ dạng này sang dạng khác; quá trình xử lý chất thải, gồm thu gom, lưu
giữ, vận chuyển, xử lý chất thải…
Quản lý chất thải theo nghĩa rộng còn bao gồm cả việc quy hoạch quản
lý chất thải [23, tr.6]. Cụ thể hơn là việc xác định trước các địa điểm, khu vực
xây dựng các công trình tập trung, xử lý chất thải; đánh giá mức độ tác động
của chất thải đến môi trường xung quanh và sức khỏe của con người. Mức độ
tác động đến môi trường của chất thải là một trong những căn cứ để xác định
các yêu cầu, phương pháp và thời điểm quản lý chất thải, cũng như các điều
kiện đối với từng chủ thể trong việc quản lý chất thải.
Theo nghĩa hẹp, quản lý chất thải bao gồm các hoạt động thu gom, lưu
giữ, vận chuyển, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải và các hình thức xử
lý chất thải nhằm tận dụng khả năng có ích của chất thải và hạn chế đến mức
thấp nhất tác hại đối với môi trường do chất thải gây ra. Theo nghĩa này, quản
lý chất thải chỉ đề cập đến các hoạt động cụ thể từ thu gom đến xử lý chất thải.

15



Về vấn đề này, cộng đồng quốc tế đã thể hiện quan niệm về quản lý
chất thải trong Công ước Basel, theo đó quản lý chất thải là việc thu thập, vận
chuyển và tiêu hủy các chất thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác, bao gồm
cả việc giám sát các địa điểm tiêu hủy. Quản lý chất thải bao gồm cả hoạt
động giám sát các địa điểm tiêu hủy chất thải cho thấy cộng đồng quốc tế
không chỉ tiếp cận quản lý chất thải theo nghĩa thông thường mà đã có sự mở
rộng phạm vi điều chỉnh của hoạt động này. Khoản 15, Điều 3 Luật BVMT
năm 2014 quy định “Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu,
giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất
thải” [15, Điều 3]. Như vậy, định nghĩa của Luật BVMT năm 2014 về quản
lý chất thải được hiểu theo nghĩa rộng như đã trình bày; còn cách định nghĩa
về khái niệm “quản lý chất thải” được ghi nhận trong Công ước Basel được
hiểu theo nghĩa hẹp; tức là việc quản lý chất thải ở Việt Nam được thực hiện
từ khâu phòng ngừa quá trình phát sinh, phát triển của chất thải đến khâu thu
gom, phân loại, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế đến xử lý chất thải đó như thế
nào. Quy định này mang tính hợp lý vì nó góp phần vào việc giảm thiểu tối đa
nguy cơ gây hại cho môi trường của rác thải (chất thải) và cũng phù hợp với
quy định chung của Điều ước quốc tế về môi trường (Công ước Basel).
1.1.4. Khái niệm pháp luật quản lý rác thải
Môi trường là không gian sống, là nguồn cung cấp năng lượng, nguyên
liệu cho sự tồn tại và phát triển của con người. Môi trường cũng là nơi tiếp
nhận, chứa đựng và xử lý các chất thải mà con người thải ra trong quá trình
phát triển. Sự ra đời của pháp luật môi trường bắt nguồn từ yêu cầu giải quyết
những thách thức giữa môi trường và phát triển. Pháp luật môi trường là một
lĩnh vực pháp luật chuyên ngành bao gồm các quy phạm pháp luật, các
nguyên tắc pháp lý điều chỉnh những mối quan hệ xã hội nảy sinh trong quá
trình con người khai thác, sử dụng hay tác động đến một hoặc một vài yếu tố


16


khác nhau của môi trường, trên cơ sở kết hợp các phương pháp điều chỉnh,
nhằm bảo vệ một cách hiệu quả môi trường sống của con người. Hệ thống
pháp luật môi trường được xây dựng và thực hiện không chỉ nhằm bảo đảm
sự trong lành của môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên mà
còn ngăn ngừa, hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người cũng
như môi trường từ các loại chất thải mà con người thải ra. Nói cách khác,
pháp luật môi trường bao hàm trong nó các quy định về quản lý chất thải.
Thực tế các quy định của pháp luật môi trường hiện nay chưa đưa ra
quy định cụ thể thế nào là “pháp luật về quản lý rác thải”, tuy nhiên dựa trên
theo cấu tạo của khái niệm có thể thấy khái niệm này bao gồm các từ đơn lẻ
ghép thành đó là “pháp luật” và “quản lý rác thải”. Theo quan điểm của học
thuyết Mác - Lênin thì “pháp luật” được hiểu là “hệ thống quy tắc xử sự mang
tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể” [24, tr.98]. Gộp
chung với khái niệm “quản lý rác thải” như đã phân tích ở trên có thể định
nghĩa pháp luật quản lý rác thải như sau: “Pháp luật quản lý rác thải là một
bộ phận của pháp luật môi trường, bao gồm các quy phạm pháp luật, các
nguyên tắc pháp lý điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong quá trình
con người tiến hành các hoạt động làm phát sinh, giảm thiểu, phân loại, thu
gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại rác thải nhằm
hạn chế phát thải, phòng ngừa, giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của chúng,
bảo vệ chất lượng môi trường sống của con người”.
1.1.5. Khái niệm thi hành pháp luật về quản lý rác thải
Liên quan tới cách hiểu về khái niệm này, hiện nay chúng ta vẫn chưa
có một định nghĩa rõ ràng, thống nhất về nó. Do vậy, để làm rõ nội hàm của
khái niệm, tác giả tập trung vào việc phân tích định nghĩa của các từ “thi hành
pháp luật” và “quản lý rác thải”.


17


Trước hết, về khái niệm “thi hành pháp luật”: Theo quan điểm chung
về lý luận nhà nước và pháp luật thì “thi hành (chấp hành) pháp luật là hình
thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ
pháp lý của mình bằng hành động tích cực. Các quy phạm pháp luật bắt buộc
(các quy phạm quy định nghĩa vụ chủ thể phải tiến hành những hành vi tích
cực nhất định) được thực hiện ở hình thức này” [24, tr.185]; Còn về khái niệm
“quản lý rác thải” như đã nêu ở phần trước tại Khoản 15, Điều 3 Luật BVMT
năm 2014 quy định “Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu,
giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất
thải” [15, Điều 3]. Gộp chung định nghĩa của hai khái niệm nêu trên, chúng ta
có thể hiểu “Thi hành pháp luật về quản lý rác thải là hoạt động của các tổ
chức, cá nhân có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình về việc
phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử
dụng, tái chế và xử lý rác thải theo đúng quy định của pháp luật”.
1.2. Pháp luật quản lý rác thải và vai trò của pháp luật về quản lý
rác thải
1.2.1. Các nguyên tắc đặc thù về pháp luật quản lý rác thải
Là một bộ phận của pháp luật môi trường, ngoài những nguyên tắc
chung (nguyên tắc đảm bảo quyền con người được sống trong một môi trường
trong lành, nguyên tắc phòng ngừa, nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất trong
quản lý môi trường, nguyên tắc phát triển bền vững …) pháp luật quản lý rác
thải còn có những nguyên tắc đặc thù sau:
i) Nguyên tắc chi phí - lợi ích: Theo nguyên tắc này, tất cả các hoạt
động quản lý chất thải bằng pháp luật phải được thực hiện trên cơ sở cân nhắc
giữa chi phí để phục hồi môi trường, phục hồi sức khỏe con người… với
những lợi ích kinh tế từ việc tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý, tiêu hủy chất thải.

ii) Nguyên tắc hạn chế phát thải: Nguyên tắc này đề cao trách nhiệm

18


của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là chủ nguồn thải đối với việc áp dụng các
biện pháp kỹ thuật trong quá trình tiến hành các hoạt động liên quan đến chất
thải để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phát thải ra môi trường.
Nói cách khác, đây là một trong những nguyên tắc đề cao vai trò của chủ
nguồn thải trong việc giảm thiểu chất thải từ hoạt động của chính mình.
iii) Nguyên tắc kiểm soát tại nguồn: Đây là nguyên tắc đảm bảo cho bất
kỳ một loại chất thải nào cũng đều được kiểm soát ngay từ nguồn phát thải về
số lượng, trạng thái tồn tại của nó. Kiểm soát tại nguồn là một hoạt động hết
sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến các công đoạn tiếp theo của quá
trình quản lý chất thải.
iv) Nguyên tắc phối hợp, hợp tác: Nguyên tắc này đòi hỏi việc quản lý
chất thải bằng pháp luật phải được tiến hành trên cơ sở của sự phối hợp liên
ngành. Có như thế mới đảm bảo được các yêu cầu về kỹ thuật, về pháp lý và
cả yêu cầu về phương diện kinh tế của hoạt động này.
Phù hợp với các nguyên tắc nêu trên, pháp luật về quản lý chất thải rắn
sinh hoạt của Việt Nam đã xây dựng các quy định tương thích trong Luật
BVMT năm 2014 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính
phủ về việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt (rác thải sinh hoạt) (Sau đây gọi tắt
là Nghị định số 38/2015/NĐ-CP) phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tăng cường áp dụng các
biện pháp về tiết kiệm tài nguyên và năng lượng; sử dụng tài
nguyên, năng lượng tái tạo và sản phẩm, nguyên liệu, năng lượng
sạch thân thiện với môi trường; sản xuất sạch hơn; kiểm toán môi
trường đối với chất thải và các biện pháp khác để phòng ngừa, giảm
thiểu phát sinh chất thải.

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phân loại chất thải tại
nguồn nhằm mục đích tăng cường tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý,
xử lý và thu hồi năng lượng.

19


×