Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỬA ĐỔI: THÁO GỠ NHỮNG BẤT CẬP TRONG HOẠT ĐỘNG KH&CN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (364.22 KB, 32 trang )

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

ĐƯỜNG LỐI - CHÍNH SÁCH
LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ SỬA ĐỔI: THÁO GỠ
NHỮNG BẤT CẬP TRONG HOẠT ĐỘNG KH&CN
Sau hơn 12 năm thực hiện, đặc biệt là khi Việt Nam là thành
viên chính thức của WTO, bên cạnh việc hoàn thành sứ mệnh đạo
luật khung, tạo nền tảng pháp lý tương đối thuận lợi cho các hoạt
động khoa học phát triển thì Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN)
đã bộc lộ không ít những bất cập không còn phù hợp, không còn đáp
ứng được công tác quản lý Nhà nước về KH&CN trong giai đoạn
hiện nay.
Vậy những điểm bất cập ấy là gì và làm thế nào để khắc phục
được những bất cập nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho KH&C phát
triển. Ngày 8/05 vừa qua, kênh truyền hình VOVTV đã thực hiện
Chương trình đối thoại có chủ đề: Luật KH&CN (sửa đổi)- tháo gỡ
những “nút thắt”, tạo đà cho KH&CN phát triển, đã đề cập cụ thể
những nội dung này với sự tham gia của ông Nguyễn Quân - Ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; ông Phan
Xuân Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH, Chủ
nhiệm Ủy ban KHCN và Môi trường Quốc hội; ông Phùng Xuân
Nhạ - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám
đốc ĐHQG Hà Nội.
Sau đây là loạt ghi chép của Phóng viên Trung tâm Nghiên cứu
và Phát triển Truyền thông KH&CN về những chia sẻ của ông Phan
Xuân Dũng Tọa đàm.
Cần sửa đổi Luật KH&CN để phù hợp thực tế
- Thưa ông Phan Xuân Dũng, Luật KH&CN được ban hành
năm 2000, trải qua 12 năm thực hiện Luật đã mang lại những hiệu


quả như thế nào cho sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta?
Ông Phan Xuân Dũng: Luật KH&CN đã ra đời cách đây 12
năm, phải nói rằng dây là Luật đầu tiên đối với tổ chức KH&CN, có
thể nói đây là luật khung, và dưới Luật khung này là hàng loạt các
Luật khác ra đời, hình thành một hệ thống pháp luật và tạo một hành
lang pháp lý khá thuận lợi cho KH&CN phát triển. Từ việc hình
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

1


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

thành các tổ chức khoa học, huy động lực lượng cho phát triển
KH&CN. Có thể nói vắn tắt rằng, kể từ khi có Luật KH&CN năm
2000 thì KH&CN nước ta đã có bước phát triển mới, rất đáng ghi
nhận, đóng vai trò to lớn trong công cuộc đổi mới cũng như trong sự
nghiệp bảo vệ quốc phòng an ninh.
- Theo ông thì Luật KH&CN được ban hành năm 2000 có
những bất cập gì?
Ông Phan Xuân Dũng: Luật KH&CN đóng một vai trò vô
cùng to lớn trong thời qua. Nhưng trong thời gian tới, khi chúng ta
thực sự là vượt qua ngưỡng các nước kém phát triển, khi KH&CN
thế giới phát triển vô cùng nhanh chóng và cách ứng xử về KH&CN
có nhiều thay đổi thì Luật KH&CN của chúng ta cũng cần thay đổi
theo cho phù hợp. Chính vì vậy mà ủy ban thường vụ quốc hội, các
đại biểu quốc hội, các nhà khoa học đã thảo luận rất nhiều vấn đề liên
quan đến việc cản trở sự phát triển nền KH&CN như cơ chế tài

chính, cách đầu tư cho KH&CN, xã hội hóa KH&CN. Đầu tư cho
KH&CN nước ta thì chỉ có 2% từ tổng chi ngân sách, nguồn lực huy
động từ xã hội còn rất khiêm tốn. Còn nhiều vấn đề mà trong Luật
2000 chưa được đề cập cụ thể, đây cũng là một cản trở.
Bên cạnh đó, việc hình thành tổ chức KH&CN thì trong Luật
2000 chỉ chủ yếu tập trung vào các tổ chức KH&CN công lập nhưng
thời gian tới phải xã hội hóa, hình thành các tổ chức KH&CN của tư
nhân, doanh nghiệp, kể cả cá nhân. Nghĩa là phải xã hội hóa mạnh
mẽ hơn nữa, tất cả mọi người đều có thể tham gia vào hoạt động
KH&CN.
- Vậy thì những khó khăn, bất cập của Luật KH&CN năm 2000
đã ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế nước ta, thưa ông?
Ông Phan Xuân Dũng: Chủ trương của Đảng đã nêu rằng,
phát triển đất nước phải dựa trên KH&CN nhưng đầu tư cho
KH&CN của chúng ta chủ yếu là từ ngân sách nhà nước 2% mà
XHH chúng ta mới huy động được khoảng 30%. Đầu tư KH&CN
của chúng ta chỉ bằng 1/10 so với nhiều nước trên thế giới. Với mức
đầu tư như vậy thì khó mà thu được những kết quả nghiên cứu như
mong muốn. Đó là cản trở lớn nhất, bên cạnh đó, cơ chế chính sách
qua thời gian đã cho thấy nhiều điểm chưa thực sự phù hợp. Tất cả
2

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


Số tháng 5/2013

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

những điều đó làm cho mong muốn để đất nước phát triển tương

xứng với tiềm lực của KH&CN là còn xa.
- Thưa ông, với tư cách là cơ quan thẩm định luật, ông đánh
giá như thế nào về tính khả thi của Luật mới? Luật KH&CN sửa đổi
sẽ tác động như thế nào đến quá trình CNH, HĐH của đất nước ta
cũng như hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới?
Ông Phan Xuân Dũng: Tôi phải nói rằng, khi Chính phủ
chuyển sang đề xuất dự luật mới thì cơ quan thẩm tra đánh giá là có
nhiều vấn đề mới, tuy nhiên sau khi chúng tôi nhận được đề xuất của
Chính phủ trình ký thì chúng tôi không dừng lại đấy, chúng tôi đã
tham vấn ý kiến của rất nhiều các nhà khoa học từ nam chí bắc, từ
các trường đại học trong cả nước, và các tổ chức KH&CN không chỉ
của nhà nước mà các tổ chức khoa học của các thành phần kinh tế,
không chỉ kinh nghiệm ở trong nước mà còn cả kinh nghiệm ở nước
ngoài. Đến thời điểm này những điểm mà chúng tôi chuẩn bị trình
lần cuối cho Quốc hội thông qua về cơ bản đã hoàn thành, và với tất
cả những gì mà giữa cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra phối hợp
để trình lên quốc hội nếu chúng ta thực hiện đầy đủ và nghiêm túc
vấn đề này thì tôi nghĩ rằng, luật KH&CN sửa đổi lần này sẽ là bước
tiến mới.
Ai cũng biết rằng, muốn đất nước phát triển thì phải dựa vào
KH&CN, nhiệm vụ của chúng ta đến năm 2020 về cơ bản phải trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại thì không có cách
nào khác là phải dựa vào KH&CN. Luật KH&CN sửa đổi lần này
mục đích là làm sao để KH&CN phải bám sát vào cuộc sống, phục
vụ cuộc sống và xuất phát từ cuộc sống, Nếu chúng ta hướng đến
một nước công nghiệp mà không dựa vào những cơ sở này thì làm
sao chúng ta làm được? Do đó việc tác động phát triển KH&CN
thông qua Luật KH&CN lần này tôi nghĩ là rất quan trọng cho sự
phát triển kinh tế xã hội của nước ta.
Theo: Báo Truyền thông khoa học


"NÂNG" NHẬN THỨC XÃ HỘI VỀ KH&CN
Những năm qua, KH&CN của nước ta đã có những đóng góp
quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Tuy vậy, trên thực tế
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

3


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

KH&CN chưa thực sự được coi là quốc sách. Nguyên nhân chính là
do nhận thức của xã hội về tầm quan trọng của KH&CN chưa đầy
đủ.
Bài học kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy, tất cả
những cường quốc kinh tế đều đầu tư rất lớn cho KH&CN. Nền kinh
tế lớn nhất là Hoa Kỳ đã đầu tư cho KH&CN hơn 400 tỷ USD /năm
và số người nghiên cứu khoa học là 1, 4 triệu người. Nền kinh tế lớn
thứ hai thế giới là Trung Quốc, đầu tư cho KH&CN cũng đứng thứ 2
thế giới 178 tỷ USD /năm và có 1, 2 triệu người nghiên cứu khoa
học. Nền kinh tế thứ ba là Nhật Bản đầu tư 140 tỷ USD/năm và có
655.000 người làm khoa học. Nước Đức đầu tư 86 tỷ USD /năm cho
KH&CN, số người làm khoa học là 327 nghìn người /82 triệu dân.
Đứng thứ 5 là Nga với 32 tỷ USD /năm đầu tư cho KH&CN và có
442.000 người làm khoa học.
Ở nước ta, ngoài hạn chế về đầu tư cho KH&CN, nguyên nhân
khiến lĩnh vực này chưa thực sự trở thành quốc sách còn do các cấp,
các ngành chưa quan tâm đầy đủ tới KH&CN. Trong quá trình xây

dựng kế hoạch, các bộ, địa phương hầu như không có cấu phần kế
hoạch 5 năm đi kèm với kế hoạch kinh tế - xã hội. Mức đầu tư của
các doanh nghiệp trong nước cho KH&CN còn thấp. Việc quản lý đề
tài còn nặng về thủ tục, chưa thực sự gắn với hiệu quả đầu ra. Trong
quản lý nhà nước, còn thiếu sự quan tâm đến hiệu quả và chưa có
đánh giá chỉ tiêu năng suất lao động theo từng ngành.
Giải pháp nào thực hiện hiệu quả chiến lược?
Xuất phát từ bối cảnh hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Chiến lược phát triển KH&CN giai đoạn 2011-2020 với mục
tiêu tổng quát là đẩy mạnh sự phối hợp giữa các lĩnh vực khoa học xã
hội nhân văn, khoa học tự nhiên và KH&CN để đến năm 2020,
KH&CN Việt Nam sẽ có vị trí tương xứng với tầm vóc của đất nước,
cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
TSKH Phùng Đình Thực, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập
đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam cho biết, nhận thức của các cấp từ
lãnh đạo đến người lao động về vai trò, vị trí của KH&CN là giải
pháp quan trọng nhất. Đồng thời, phải tăng cường nguồn lực cho
KH&CN, đầu tư về phương tiện, thiết bị, con người; tiếp tục gắn
4

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

nghiên cứu với thực tiễn; tập trung vào ứng dụng, chuyển giao công
nghệ, làm chủ công nghệ hiện đại và tiếp tục nghiên cứu để ra được
các sản phẩm mới. Tập đoàn phấn đấu trong giai đoạn 2015-2020

sẽ tiếp tục tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu của Việt Nam,
có tầm cỡ quốc tế. ông Thực cho rằng, để gắn kết giữa nghiên cứu
với thực tiễn, rất cần một tổ chức KH&CN đứng ra làm địa chỉ tập
hợp những vấn đề thực tiễn đặt ra ở cả nước và các nghiên cứu đã
được thực hiện. Tổ chức này vừa có chức năng nắm được cung - cầu,
vừa giúp việc nghiên cứu tránh bị trùng lặp. Từ đó, đặt hàng nghiên
cứu hoặc làm thế nào để các cơ sở nghiên cứu khoa học, các nhà
nghiên cứu khoa học tiếp cận được, cùng tham gia giải quyết vấn đề
thực tiễn đặt ra.
Về vấn đề này, theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân,
doanh nghiệp không chỉ là nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu, mà còn
là nơi tạo ra sản phẩm nghiên cứu. Vì vậy, Chiến lược lần này đã đặt
ra nội dung rất quan trọng là khuyến khích các doanh nghiệp thành
lập các tổ chức KH&CN, tức là các viện, các trung tâm nghiên cứu
của mình. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, rất nhiều doanh
nghiệp đã thành công trong lĩnh vực này như Tập đoàn Dầu khí quốc
gia Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội… Cùng với đó, cần
đầu tư cho nguồn nhân lực và tài chính. Kinh nghiệm cho thấy, một
trong những giải pháp để các doanh nghiệp có thể đổi mới công
nghệ, đưa KH&CN vào sản xuất kinh doanh là làm sao các quỹ phát
triển KH&CN của doanh nghiệp phải được lập ra và sử dụng hiệu
quả nhất - bên cạnh việc đầu tư của Nhà nước. Để làm được điều đó,
cần phải có nguồn nhân lực, đặc biệt phải tạo nên sức hấp dẫn của
lĩnh vực khoa học xã hội. Cùng với đó là các giải pháp đồng bộ khác
như cơ chế đầu tư, tài chính theo hình thức khoán chi, quản lý sản
phẩm đầu ra, thông qua hoạt động các quỹ…
Bộ trưởng Nguyễn Quân cho rằng, có 3 yếu tố mang tính chiến
lược để bảo đảm Chiến lược KH&CN có thể thực hiện thành công:
Đầu tiên là ý chí của những người lãnh đạo từ cấp cao đến cơ sở,
phải thực sự quan tâm đến KH&CN, thấy KH&CN như là sự cứu

cánh, là phương tiện quan trọng nhất để đầu tư và khuyến khích mọi
tổ chức, cá nhân đầu tư cho KH&CN. Thứ hai là nguồn đầu tư của
Nhà nước và xã hội. Đầu tư không chỉ cho nghiên cứu mà còn đầu tư
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

5


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

cho hạ tầng KH&CN, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao và trong
chừng mực nào đó, phải thu hút được đầu tư của quốc tế thông qua
các chương trình hợp tác quốc tế, các dự án phát triển kinh tế - xã
hội. Thứ ba là coi trọng yếu tố con người. "Chúng ta phải có đội ngũ
cán bộ khoa học và cán bộ quản lý khoa học tâm huyết, trí tuệ, có
trình độ cao mới có thể cho ra đời những sản phẩm xứng tầm đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làm sao có những sản
phẩm mang thương hiệu Việt Nam", người đứng đầu ngành KH&CN
nhấn mạnh.
Theo: Báo Quân đội nhân dân

TĂNG TRƯỞNG KH&CN PHẢI CAO HƠN MỤC TIÊU ĐỀ
RA
Bộ KH&CN đã khẳng định công bố quốc tế là thước đo năng
lực nghiên cứukhoa học của đất nước. Các nước trên thế giới đều lấy
công bố quốc tế làm một thước đo để đánh giá mức độ hoạt động và
năng suất khoa học. Xin nhắc lại là “một thước đo”, chứ không phải
là thước đo duy nhất. Tôi nghĩ cần phải đặt vấn đề chất lượng nữa.

Không thể chỉ nhắm đến số lượng, bởi vì các tập san khoa học quốc
tế cũng có nhiều loại, từ thượng vàng đến hạ cám. Chúng ta cần phải
nhắm đến những tập san uy tín, có ảnh hưởng càng cao càng tốt.
Chiến lược Khoa học Công nghệ 2011-2020 đặt mục tiêu tăng
số lượng công bố quốc tế 15-20% mỗi năm. Tôi nghĩ tỉ lệ tăng
trưởng như thế này vẫn còn thấp, và với tỉ lệ này thì nước ta vẫn mãi
mãi theo sau các nước láng giềng như Thái Lan và Malaysia. Thật ra,
hiện nay, tỉ lệ tăng trưởng số bài báo khoa học (ISI) có năm cũng đã
đạt 15-20%), nhưng không đều. Số liệu thu thập từ 1970 đến nay cho
thấy tỉ lệ tăng trưởng là khoảng 13%/năm. Do đó, mục tiêu tăng
trưởng đề ra tôi e rằng còn khiêm tốn.
Năm 2011, Thái Lan công bố xấp xỉ 5500 bài báo khoa học.
Trong cùng năm, Malaysia công bố xấp xỉ 7300 bài. Hai nước này có
tỉ lệ tăng trưởng khoảng 13-15%/năm. Điều này nói lên rằng với tỉ lệ
tăng trưởng như Chiến lược hoạch định, đến năm 2021 số công bố
quốc tế của ta chỉ mới bằng Thái Lan năm 2011, và 2023 chúng ta
6

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

cũng chỉ bằng Malaysia năm 2011. Nếu không có mục tiêu cao hơn,
chúng ta sẽ mãi mãi thấp kém hơn hai nước đó.
Mặt khác, khoa học Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào
“ngoại lực”. Khoảng 80% những công trình khoa học của Việt Nam
là có hợp tác với nước ngoài. Ti lệ này không thay dổi trong vòng 10

năm qua. Cần nói thêm là tỉ lệ hợp tác quốc tế ở Thái Lan là khoảng
50%, Malaysia (40%), và Philippines (70%). Hợp tác quốc tế là xu
hướng chung trong khoa học, nhưng tỉ lệ 80% không còn là một tỉ lệ
lành mạnh nữa, mà phản ảnh một nền khoa học lệ thuộc.
Cần phải bỏ cơ chế nghiệm thu. Tôi đồng ý với GS. Phạm Duy
Hiển, trong một bài báo gần đây đã nói: nghiệm thu chỉ là một cách
“hành là chính” chứ chẳng giúp ích gì cho khoa học. GS. Hiển viết:
Để được nghiệm thu lại phải có đầy đủ các chứng từ, hóa đơn thanh
toán hợp lệ. Chỉ có bài báo quốc tế là không đòi hỏi”. Thật là lạ lùng
cách quản lý khoa học như thế!
Thật ra, còn nhiều cải cách khác phải làm, trong đó cải cách
cách thức xét duyệt đề cương nghiên cứu. Cần phải làm một cách
chuyên nghiệp hơn, với những hội đồng thật sự chuyên môn và có
kinh nghiệm, chứ như hiện nay thì làm rất nhiều người nản lòng
không muốn tham gia nghiên cứu khoa học.
Tóm lại, Chiến lược KHCN là một bước tiến mới, rất đáng
hoan nghênh. Tuy nhiên, e rằng đặt mục tiêu tăng trưởng 1520%/năm là còn quá thấp. Cần phải đặt mục tiêu tăng trưởng cao
hơn, bền vững hơn, và đặt nặng nội lực sao cho đến năm 2020 tỉ lệ
hợp tác quốc tế là 60% (tức 40% những bài báo từ VN phải do người
Việt Nam chủ trì hay tác giả chính). Nếu không có một bước đột phá
về tăng trưởng, chúng ta sẽ mãi mãi bị các nước láng giềng bỏ xa.
Không một người Việt Nam nào muốn thấy cái viễn cảnh đó./.
Theo: Truyền thông khoa học

LUẬT KH-CN SỬA ĐỔI: BƯỚC TẠO ĐÀ CHO HOẠT ĐỘNG
KH-CN
Dự thảo Luật KH-CN (sửa đổi) đã trình Quốc hội cho ý kiến
tại Kỳ họp thứ 4 (Quốc hội khóa XIII) và dự kiến thông qua vào Kỳ
họp thứ 5 (tháng 5/2013, Quốc Hội khóa VIII) sẽ tạo được nền tảng
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


7


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

pháp lý nhằm giải quyết triệt để những bất cập, vướng mắc, cản trở
sự phát triển của khoa học và công nghệ (KH-CN) trong thời gian
qua.
Đặc biệt, Luật KH-CN sửa đổi lần này sẽ tập trung triển khai
thực hiện ba nhiệm vụ then chốt mang tính đột phá trong hoạt động
KH-CN là: Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ
chế quản lý và cơ chế hoạt động KH-CN; Tăng cường đầu tư của
toàn xã hội cho KH-CN, trước hết là đầu tư vào hạ tầng KH-CN; Xây
dựng chính sách sử dụng, trọng dụng cán bộ KH-CN.
Nhà nước phải có trách nhiệm đặt hàng
Sau 12 năm thực hiện, Luật KH-CN đã bộc lộ một số điểm
không còn phù hợp, không đáp ứng được yêu cầu của công tác quản
lý nhà nước về KH-CN trong giai đoạn hiện nay. Thực tế ấy đòi hỏi
cần phải sửa đổi luật có như vậy mới mong tạo đà cho hoạt động
KH-CN có bước phát triển mới.
PGS.TS Đoàn Năng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ KH-CN cho
rằng cần đặc biệt tập trung giải quyết các vấn đề như: sắp xếp lại hệ
thống tổ chức KH-CN để bảo đảm đầu tư xây dựng các tổ chức KHCN một cách có hiệu quả; đổi mới các quy định về thẩm quyền, trình
tự thủ tục xác định nhiệm vụ KH-CN, tổ chức thực hiện và đánh giá
nghiệm thu nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước; làm rõ hơn quyền
và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân hoạt động KH-CN…
Tuy nhiên cũng theo PGS.TS Đoàn Năng thì vấn đề đặt hàng

thực hiện nhiệm vụ KH-CN không phải là mới mà chưa được thực
hiện nhiều do cơ sở pháp lý chưa đầy đủ và rõ ràng. Vì vậy, trong
Luật KH-CN sửa đổi lần này, Bộ KH-CN cũng kiến nghị đưa cơ chế
đặt hàng các nhiệm vụ KH-CN vào Luật để khẳng định rõ trách
nhiệm của cơ quan các cấp, các Bộ ngành, tổ chức cá nhân khi đặt ra
nhiệm vụ KH-CN phải có trách nhiệm với các nhà khoa học khi đặt
hàng và ngược lại. Ông Đoàn Năng cũng khuyến cáo, không phải tất
cả các nhiệm vụ KH-CN đều được đặt hàng, đặc biệt trong một số
lĩnh vực đặt hàng là rất khó. Ví dụ như nghiên cứu cơ bản trong lĩnh
vực khoa học tự nhiên và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn…
vì vậy Luật này chỉ quy định vấn đề có tính nguyên tắc về đặt hàng
thực hiện nhiệm vụ KH-CN.
8

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

Đặc biệt, trong dự thảo Luật cũng đã quy định có sự phân cấp
mạnh mẽ cho Bộ trưởng Bộ KH-CN trong việc xác định nhiệm vụ
KH-CN cụ thể 5 năm và hàng năm của nhà nước thay cho việc trước
đây các nhiệm vụ này đều phải trình lên Thủ tướng Chính phủ với
quy trình và thủ tục phức tạp và thời gian kéo quá dài. Vấn đề này đã
được Chính phủ đồng ý nhằm nâng cao quyền hạn của Bộ trưởng Bộ
KH-CN đối với lĩnh vực do Bộ quản lý. Do vậy, Bộ KH-CN sẽ thay
mặt Nhà nước ký hợp đồng đặt hàng, các Bộ, ngành, địa phương đề
xuất đặt hàng thực hiện nhiệm vụ cấp Nhà nước và có trách nhiệm

tiếp nhận kết quả và tổ chức việc ứng dụng vào thực tiễn sản xuất và
đời sống.
Nếu là nhiệm vụ do các Bộ, ngành, địa phương tự xác định,
đặt hàng, thì sau khi đánh giá nghiệm thu xong, các Bộ, ngành, địa
phương phải có trách nhiệm tổ chức việc ứng dụng vào thực tiễn sản
xuất và đời sống và báo cáo Bộ KH-CN về kết quả nghiên cứu và
thương mại hóa kết quả thực hiện nhiệm vụ KH-CN. Như vậy sẽ giải
quyết được hai việc đó là quy định thủ tục chặt chẽ và giải quyết
được yêu cầu gắn trực tiếp hoạt động KH-CN với sản xuất và đời
sống, tránh tình trạng nghiên cứu xong bỏ đó. Đặc biệt là việc đẩy
mạnh phương thức thực hiện cấp kinh phí thực hiện nhiệm vụ KHCN thông qua Quỹ của Nhà nước trong lĩnh vực KH-CN hoặc theo
cơ chế Quỹ nhằm bảo đảm tất cả các nhiệm vụ KH-CN sau khi được
phê duyệt đều có kinh phí ngay và được quyết toán theo hợp đồng
chứ không theo năm tài chính.
Đối với việc đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ
KH-CN cũng cần phải có quy định trong Luật để nâng cao hiệu quả
hoạt động của Hội đồng xác định nhiệm vụ, hội đồng tuyển, xét
chọn, đánh giá nghiệm thu… Dự thảo Luật sửa đổi lần này cũng cân
nhắc đến việc sử dụng tư vấn độc lập trong việc xác định nhiệm vụ,
tuyển chọn, xét chọn, đánh giá nghiệm thu cuối cùng để đảm bảo
khách quan… và cùng rất nhiều quy định khác góp phần bảo đảm
nâng cao hiệu quả hoạt động của các khâu này. Và, nếu không sử
dụng ngân sách Nhà nước mà các tổ chức cá nhân tự bỏ tiền ra thì họ
sẽ tự xác định nhiệm vụ mà không cần tuân theo các quy trình, tủ tục
như đối với sử dụng ngân sách Nhà nước.
Huy động DN tham gia hoạt động KH-CN
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

9



BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

Để huy động các doanh nghiệp (DN) tham gia hoạt động KHCN, dự thảo Luật cũng đã bổ sung quy định DN được trích một phần
lợi nhuận trước thuế để đầu tư, lập quỹ phát triển KH-CN nhằm đổi
mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh
tranh của sản phẩm, hàng hóa. Đồng thời, Dự thảo luật cũng bổ sung
quy định về trường hợp DN đầu tư, liên kết với các tổ chức KH-CN
để đầu tư nghiên cứu những vấn đề KH-CN thuộc lĩnh vực ưu tiên,
trọng điểm của Nhà nước, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ,
năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa
được các quỹ trong lĩnh vực KH-CN xét hỗ trợ, cho vay một phần
kinh phí...
Ngoài ra, Dự thảo Luật cũng sẽ làm rõ thêm quyền sở hữu, đại
diện quyền sở hữu nhà nước, thẩm quyền quyết định giao quyền sở
hữu và quyền sử dụng đối với kết quả nhiệm vụ KH-CN được tạo ra
bằng ngân sách cho tổ chức có đủ điều kiện thực hiện việc thương
mại hóa kết quả nghiên cứu đó, ưu tiên tổ chức chủ trì thực hiện
nhiệm vụ KH-CN nhằm thúc đẩy thương mại hóa và chuyển giao,
góp vốn bằng tài sản trí tuệ vào sản xuất kinh doanh.... Đồng thời thể
chế hóa việc tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, sử dụng và chế độ đãi
ngộ đối với cán bộ KH-CN bằng những quy định về chế độ đặc biệt
cho các nhà khoa học được giao nhiệm vụ KH-CN quan trọng của
quốc gia, nhà khoa học đầu ngành và nhà khoa học trẻ tài năng, nhà
khoa học có cống hiến đặc biệt xuất sắc...
Đặc biệt Dự thảo Luật cũng quy định giải quyết những vấn đề
về tín dụng cho KH-CN cũng như các cơ chế chính sách khi thực
hiện các nhiệm vụ KH-CN, gắn kết các tổ chức KH-CN với DN được

quy định thông thoáng và thuận lợi hơn rất nhiều.Tuy nhiên, để làm
được điều này, chắc chắn phải huy động chủ yếu ở khu vực ngoài
Nhà nước (DN, tổ chức, cá nhân) đặc biệt cóp cả việc huy động từ
các tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế.
Đối với các tổ chức cá nhân trong nước cần có những quy định
khuyến khích, động viên (có những trường hợp phải bắt buộc) trích
lập quỹ phát triển KH-CN. Đặc biệt đối với các DN nhà nước, theo
tinh thần của Nghị quyết Trung ương 6 về KH-CN mới được ban
hành, buộc phải trích 1 tỷ lệ nhất định thu nhập trước thuế để lập quỹ
10

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

đầu tư cho KH-CN (tất nhiên sẽ có những quy định cụ thể cho từng
loại hình DN nhà nước).
Đối với các DN ngoài Nhà nước phải khuyến khích, động
viên, có cơ chế tạo điều kiện để họ chi tiêu thuận lợi và có hiệu quả
bởi hiện nay quy định cho phép được trích tới 10% thu nhập chịu
thuế để lập quỹ phát triển KH-CN, nhưng DN không chi được vì cơ
chế tài chính cho hoạt động Quỹ của DN hiện nay chưa phù hợp,
khiến DN không dám chi vì không thể giải ngân. Vì vậy sau khi Luật
mới được ban hành sẽ làm thay đổi cơ bản cơ chế tài chính cho Quỹ
phát triển KH-CN của các tổ chức cá nhân trong đó có DN.
Trong dự thảo Luật cũng đề xuất một vấn đề rất quan trọng, đó
là việc giao các biên chế nghiên cứu chuyên nghiệp cho các trường

đại học công nghệ trọng điểm. Xuất phát từ tình hình thực tế, các
trường đại học hầu như chỉ tập trung cho hoạt động đào tạo, còn
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thường bị thả nổi mặc dù là một trong
hai nhiệm vụ chính trị của cơ sở giáo dục đại học (theo quy định của
Luật giáo dục đại học). Vì thế hầu như không gắn kết được giữa
nghiên cứu với đào tạo. Nguyên nhân là do tình trạng quá tải trong
giảng dạy nên giảng viên không thể bố trí thời gian cho nghiên cứu,
kinh phí nghiên cứu cũng eo hẹp nên đề tài nghiên cứu cấp cơ sở có
mức kinh phí rất thấp (chỉ vài chục triệu đồng) không đủ để thực hiện
đề tài một cách nghiêm túc, và cuối cùng là do các trường đại học
không có biên chế nghiên cứu chuyên nghiệp và không có nguồn
kinh phí thường xuyên để chăm lo cho đội ngũ nghiên cứu.
Ngoài đề xuất giao biên chế nghiên cứu chuyên nghiệp cho các
trường đại học trọng điểm, Bộ KH-CN cũng sẽ hợp tác với Bộ GDĐT trong chương trình đào tạo sau đại học dùng ngân sách nhà nước
hay hợp tác quốc tế để đào tạo các cán bộ có trình độ cao trong nước
hay ở nước ngoài. Đồng thời kiến nghị với Bộ Nội vụ việc bổ nhiệm
vào ngạch viên chức nên có những đổi mới để những người có trình
độ cao có thể được bổ nhiệm đặc cách hoặc được nâng ngạch, nâng
bậc tương xứng với trình độ và đóng góp của họ.
Theo: Báo Đất việt

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

11


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013


KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
SAMSUNG RA MẮT MÁY LẠNH ĐIỀU KHIỂN BẰNG
SMARTPHONE
Samsung Việt Nam ra mắt dòng máy lạnh thông minh Smart
Wifi Inverter nhất của hãng này, cho phép dùng điện thoại thông
minh (smartphone) để tắt mở từ xa qua mạng Internet. Ngoài ra, nó
còn có các tính năng thanh lọc không khí, khử mùi, diệt vi khuẩn và
nấm mốc…
Theo Samsung, công nghệ Smart Wifi dùng trong máy lạnh
Samsung giúp người dùng kiểm soát được nhiệt độ trong nhà mọi lúc
mọi nơi. Với máy lạnh tích hợp công nghệ này, người dùng có thể
điều khiển (tắt hoặc mở, tăng hoặc giảm nhiệt độ) máy lạnh bằng ứng
dụng ứng dụng Air Conditioner Controller tương thích với
smartphone chạy hệ điều hành Android hay iOS có kết nối Internet.
Với việc tích hợp các công nghệ tiên tiến, máy lạnh Smart Wifi
Inverter góp phần làm sạch bầu không khí trong nhà, bảo vệ sức khỏe
cho người dùng.
Cụ thể, công nghệ Full HD Filter thanh lọc không khí, khử
mùi, lọc sạch từ 60 - 90% bụi bẩn, vi khuẩn và các tác nhân gây dị
ứng trong không khí.
Công nghệ Virus Doctor+ diệt vi khuẩn và nấm mốc; nó sẽ
phóng thích ion Hydro và Oxy hoạt tính để khi kết hợp với các chất
có hại gốc OH, nấm mốc, vi khuẩn… thì chuyển hóa thành nước vô
hại.
Loại máy lạnh này cũng tích hợp công nghệ biến tần thông
minh Smart Inverter Technology trong việc tiết kiệm điện. Nó sẽ tự
động điều chỉnh điện năng nhiệt độ luôn ổn định.
Samsung dẫn chứng một báo cáo gần đây của Tổ chức bảo vệ
môi trường Hoa Kỳ (EPA) cho hay, người dân tại các nước phát triển
rất ý thức bảo vệ mình khỏi nguồn ô nhiễm từ khói xe, bụi đường…

nhưng lại không để ý đến nguồn không khí trong nhà vốn dĩ hay bị ô
nhiễm.
12

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


Số tháng 5/2013

BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Cụ thể, cứ mỗi 6 phòng trong nhà (457 mét vuông) thì có
khoảng 18 kg bụi được sinh ra mỗi năm. Nguồn bụi này thải ra từ
những vật dụng thiết yếu trong gia đình như nệm, gối, ra giường,
lông của vật nuôi (chó mèo), bếp, khói thuốc. Sở dĩ như vậy là do sự
thiếu thông hơi (đối lưu không khí) bên trong ngôi nhà.
Ngoài ra, Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) cũng đã cảnh báo,
có đến 2,7% bệnh tật trên toàn cầu xuất phát từ việc ô nhiễm không
khí trong nhà.
Theo: Truyền thông khoa học

THIẾT BỊ THEO DÕI SỨC KHỎE ĐA NĂNG
Thiết bị có tên gọi Scout Scanadu có thể đo nhịp tim, nhiệt độ
cơ thể, nồng độ ô xy trong máu, nhịp thở, huyết áp, điện tâm đồ và
mức căng thẳng cảm xúc.
Cách sử dụng khá đơn giản là áp thiết bị lên đầu bệnh nhân,
một loạt các cảm biến, camera sẽ quét qua và chỉ 10 giây là có kết
quả truyền theo giao thức bluetooth đến điện thoại thông minh.
Các kết quả cũng có thể lưu trữ trong thiết bị để so sánh với kết
quả của các lần đo sau, qua đó phát hiện những thay đổi có thể có hại

cho sức khỏe, dữ liệu cũng dễ dàng chuyển cho các bác sĩ để tư vấn
sức khỏe cho người dùng.
Các ứng dụng tương thích với hệ điều hành Android và các
phiên bản iOS hỗ trợ Bluetooth 4.0.
Scout Scanadu được trang bị bộ chuyển đổi micro-USB nên có
thể kết nối với máy tính qua cổng USB, việc sạc pin tốn 1 giờ và pin
lưu trữ được 1 tuần.
Theo báo Daily Mail (Anh) thì thiết bị này đang trong giai
đoạn nghiên cứu phát triển, các nhà khoa học tin rằng nó sẽ được Cơ
quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) sớm chấp nhận để
đưa ra thị trường.
Theo: Báo Thanh niên

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

13


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

QUÂN ĐỘI VIỆT NAM CHẾ TẠO VŨ KHÍ LASER
Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam vừa phối hợp với Học viện
Kỹ thuật quân sự hoàn thành đề tài “Chế tạo và chuyển giao một hệ
thống thiết bị laser hồng ngoại hiện đại".
Trong khuôn khổ thực hiện Đề tài khoa học cấp Viện Hàn lâm
KH&CN Việt Nam: “Chế tạo và chuyển giao một hệ thống thiết bị
laser hồng ngoại hiện đại để phục vụ nghiên cứu và đào tạo về khí tài
quang học và laser của Học viện Kỹ thuật quân sự”, phối hợp thực

hiện với Học viện Kỹ thuật Quân sự, do TS Phạm Long (Viện Vật
lý) chủ trì, sáng ngày 13/05/2013, tại Bộ môn Khí tài Quang thuộc
Khoa Vũ khí của Học Viện Kỹ thuật Quân sự đã diễn ra lễ bàn giao
chính thức các sản phẩm KH&CN thuộc đề tài này giữa Viện Hàn
lâm KH&CN Việt Nam và Học viện KTQS.
Được thực hiện trong vòng hai năm, 2010 - 2011, đề tài đã thu
được những kết quả KH&CN nhiều triển vọng, đáp ứng được chỉ tiêu
đề ra ban đầu: nghiên cứu phát triển và chuyển giao cho phía Học
viện KTQS một hệ thống quang học và laser rắn hiện đại (laser rắn
Nd:YVO4 bơm bằng laser bán dẫn), phát được hai bước sóng: hồng
ngoại (1064 nm) và khả kiến (532 nm); có thể hoạt động ở chế độ
phát liên tục hoặc chế độ xung ngắn (nanô giây, picô giây); cho phép
thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm tiên tiến về quang học, quang
tử laser hồng ngoại và quang phi tuyến; và thiết bị được chế tạo đạt
chất lượng của một sản phẩm thương mại hóa (có thể nhân rộng).
Giá thành của hệ thống laser này so với các hệ tương tự của
nước ngoài chỉ bằng 1/5. Bên cạnh đó, một kết quả quan trọng khác
của đề tài là 11 (mười một) bộ học liệu được biên soạn, phục vụ công
tác nghiên cứu thực nghiệm và đào tạo sau đại học của HVKTQS
dựa trên nguyên lý của hệ thống laser rắn Nd:YVO4 bơm bằng laser
bán dẫn đã được chuyển giao. Mặt khác, trong quá trình triển khai đề
tài, các cán bộ tham gia thực hiện đề tài cũng đã có 02 báo cáo khoa
học tại Hội nghị Quốc tế về Laser công suất mạnh (ASILS-5). Đây là
những kết quả ngoài dự kiến, cho thấy hệ thống laser hồng ngoại sản phẩm KH&CN của đề tài này - có tiềm năng trở thành các thiết
bị KH&CN hiện đại phục vụ tốt cho các hướng nghiên cứu khoa học
tiên tiến cũng như đào tạo sau đại học của HVKTQS trong tương lai.
14

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN



BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

Phát biểu tại Lễ bàn giao, Thiếu tướng PGS.TSVũ Thanh Hải
đánh giá cao kết quả của đề tài, qua đó Viện Hàn lâm KH&CN VN
đã giúp Học viện KTQS không chỉ được tiếp nhận những sản phẩm
công nghệ cao chế tạo trong nước, đạt trình độ quốc tế, mà còn góp
phần bồi dưỡng trình độ KH&CN cho các sĩ quan chiến sĩ của Học
viện KTQS. GS.TSKH Dương Ngọc Hải cũng trao đổi và cho biết
đây là một trong những đề tài cấp Viện Hàn lâm KH&CN VN thuộc
hướng hợp tác với bộ, ngành, địa phương có định hướng phục vụ
công tác an ninh quốc phòng, nên đã nhận được sự quan tâm ủng hộ
cao của lãnh đạo Viện Hàn lâm KH&CN VN. Đồng thời, GS Dương
Ngọc Hải cũng hy vọng các kết quả KH&CN của đề tài này và các
đề tài hợp tác khác tương tự trong tương lai giữa hai cơ quan sẽ phát
huy hiệu quả tốt trong thực tiễn nghiên cứu và đào tạo tại Học viện
KTQS.
Theo: VietQ.vn

ROBOCON VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THỰC
TIỄN
Bên lề cuộc thi Robocon 2013 đang diễn ra tại Cung thể thao
Tiên Sơn (Đà Nẵng), một triển lãm khoa học công nghệ, trưng bày
những sản phẩm của các bạn SV từng là thành viên các đội Robocon
những năm trước với tên gọi: Robocon Tech-show 2013 cũng rất ấn
tượng.
Đây là những ứng dụng mang tính thực tiễn và thu hút được sự
quan tâm của nhiều người yêu công nghệ. Với mục tiêu hướng đến

việc khuyến khích các sinh viên (SV) vận dụng những kiến thức đã
và sẽ tích lũy được từ các cuộc thi Robocon để nghiên cứu, chế tạo ra
những sản phẩm công nghệ cao, có khả năng áp dụng ngay vào trong
chính thực tiễn cuộc sống.
10 sản phẩm công nghệ của các bạn SV đến từ 6 trường Đại
học trên cả nước tham dự Tech-show 2013 đã thể hiện sự quan tâm
của các bạn trẻ SV đối với nền khoa học nước nhà. Đó là sản phẩm
Robot đi bằng hai chân như người (UNETI 01) của nhóm tác giả Lưu
Tuấn Khanh-Vũ Duy Hưng (Đại học Kinh tế kỹ thuật Công nghiệp);
Robot hoạt động hành trình dưới nước kết hợp điều khiển từ xa
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

15


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

không dây ứng dụng trong quận sự và phát triển kinh tế biển mang
tên Yết Kiêu 01 của nhóm tác giả Trương Phi Hồ-Lê Nguyễn Đông
Sơn-Nguyễn Quang Trường Giang-Mai Hải Sơn đến từ Trường Sĩ
quan Thông tin Nha Trang; Hệ thống lắp ráp tự động SS11 của nhóm
tác giải Ngô Thanh Bình-Lê Văn Diệp đến từ ĐH Lạc Hồng; Robot
vượt địa hình dạng Shrimp III của nhóm tác giả Phạm Vương BằngĐinh Văn Hòa-Cao Song Toàn và Rhex Robot Haui của nhóm tác giả
Hoàng Ngọc Hùng-Nguyễn Công Thuần-Nguyễn Văn Thi của Đại
học Công nghiệp Hà Nội.
Robot vớt rác của nhóm Nguyễn Trọng Quỳnh-Nguyễn Hải
Nam, Hệ thống sản xuất tích hợp linh hoạt CIM của Nguyễn Tiến
Dũng-Lê Hải Đăng trường Đại học Sao Đỏ; Robot song song ứng

dụng trong phân loại sản phẩm-Open lab của Trịnh Đức Việt-Lê
Quốc Việt đến từ Đại học Kỹ thuật TP Hồ Chí Minh và hai sản phẩm
Tàu thủy chạy bằng năng lượng mặt trời và tàu đệm khí của tác giả
Vi Bảo Thịnh đến từ Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh.
Có thể nói mỗi sản phẩm robot này mang một đặc tính và chức
năng riêng nhưng điều chung nhất đó là tinh thần sáng tạo và mong
ước cải tiến công nghệ của những SV Việt Nam đang ngồi trên ghế
nhà trường để áp dụng vào thực tiễn, giảm sức lao động của con
người và tăng chất lượng công việc. Tuy nhiên để có thể làm ra
những con robot có giá trị ứng dụng thực tiễn ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường là cả một quá trình không ngừng cố gắng của các
bạn SV. Những gì mà các bạn SV đem đến triển lãm lần này đã thể
hiện được tinh thần say mê nghiên cứu, sáng tạo của SV Việt Nam.
Theo: vista.vn

GIƯỜNG CHỐNG HOẠI TỬ CHO NGƯỜI BỆNH PHẢI NẰM
LÂU
Thường xuyên phải chăm sóc người thân bị bệnh, và nhất là sau
khi bị tai nạn phải nằm lâu ngày trên giường bệnh, anh Nguyễn Long
Uy Bảo (Q.9, TP. HCM) đã tạo ra chiếc giường có khả năng chống
hoại tử dành cho người bệnh phải nằm lâu.
Ý tưởng sáng chế nhờ bị... tai nạn
16

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013


Khi hỏi về nguyên nhân của sáng chế này thì anh Bảo chia sẻ:
nếu nói về ý tưởng thì đã xuất hiện trong tôi từ rất lâu rồi, khoảng năm
1999. Năm đó, tôi bị tai nạn và nằm ở bệnh viện Chợ Rẫy (Tp.HCM).
Trong quá trình cấp cứu và ở lại phòng hồi sức, tôi thấy rất nhiều bệnh
nhân bị tai nạn vô cùng đau đớn, nhất là khi họ cần phải thay tấm trải
giường.
Bởi mỗi lần thay ga trải, người thân hay y tá phải di chuyển
người bệnh vừa ảnh hưởng tới sự hồi phục lại vừa tốn quá nhiều công
sức. Đấy là chưa kể đến việc những người đang bị chấn thương nặng
về cột sống hoặc là những chấn thương cần phải cố định vết thương thì
họ càng đau đớn.
Những hình ảnh đó cứ ám ảnh tôi cho tới mãi về sau này. Nhật
là lúc khi bà nội tôi già yếu, không thể di chuyển được thì trong quá
trình chăm sóc bà cũng khiến tôi trăn trở nhiều hơn. Kể từ đó, bất cứ
lúc nào trong đầu tôi cũng có suy nghĩ đó là phải nghĩ ra cách gì, phải
làm thế nào để thay tấm trải giường trong khi người bệnh vẫn có thể
nằm yên trên giường?
Tuy nhiên, phải mãi đến năm 2008, chiếc giường đặc biệt này
mới được hoàn thiện dần về tính năng, nhằm đảm bảo yêu cầu về
thuận lợi khi sử dụng và thẩm mỹ.
Sản phẩm chưa có trên thị trường
Theo anh Bảo thì chiếc giường này chưa hề có trên thị trường.
Nó vừa có tiện ích là thay drap không phải di chuyển bệnh nhân, lại
vừa chống hoại tử cho người bệnh phải nằm lâu.
Cấu tạo của giường bao gồm: thân giường, vạt giường, nệm,
drap có kết cấu riêng. Chỉ cần áp dụng các giải pháp cơ học thông
thường là vặn ốc thì một người có thể thay drap (ga) một cách dễ
dàng nhờ vào nguyên tắc cài răng lược của vạt giường. Trong lúc làm
vệ sinh giường, bệnh nhân không cần di chuyển.

Đây là điểm khác biệt so với các vạt giường thông thường. Theo
đó, khi thay drap, từng phần của vạt giường sẽ được hạ xuống. Bộ
drap được mô phỏng theo dạng chiếc găng tay, còn nệm là những
thanh nhỏ khớp với từng thanh của vạt giường, nên trong quá trình vệ
sinh và thay drap phần vạt này, bệnh nhân vẫn nằm cố định trên phần
vạt kia.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

17


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

Nó đã được cơ quan pháp luật Nhà nước là Cục sở hữu trí tuệ
cấp văn bằng bảo hộ sáng chế và đạt Giải thưởng Sáng chế Tp. HCM
năm 2011.
Bên cạch tiện ích đó, cái yêu cầu thứ hai mà chiếc giường này
đạt được là bản thân nhân viên y tế, thân nhân, người phục vụ cũng chỉ
là một người. Không cần thêm nhân lực khác bởi những thao tác thực
hiện cực kì đơn giản, tiện lợi.
“Bất cứ khi nào khi thấy tấm trải giường bị bẩn cần thay thế thì
người phục vụ sẽ tự thay một cách đơn giản và nhẹ nhàng, không ảnh
hường đến tư thế nằm của bệnh nhân và thậm chí bệnh nhân vẫn có
thể ngủ yên trong lúc thay. Ngoài ra, chiếc giường này còn có thể nâng
lên và hạ xuống phần đầu, chân của bệnh nhân một cách tùy ý”, anh
Bảo mô tả.
Theo sự đánh giá của nguyên phó giám đốc Sở KH - CN Tp.
HCM Trương Thùy Trang thì chiếc giường này thỏa mãn các tiêu chí

về tính mới, tính sáng tạo và có thể áp dụng thương mại... Cũng như
nó có ý nghĩa xã hội rất lớn. Chính vì vậy, nó đã được cơ quan pháp
luật Nhà nước là Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ sáng chế và
đạt Giải thưởng Sáng chế Tp. HCM năm 2011.
Trong tương lai gần đây, chiếc giường đặc biệt này sẽ sớm được
hoàn thiện hơn về thẩm mỹ để sớm phục vụ cho công tác điều trị, góp
phần giải quyết được khó khăn khi chăm sóc bệnh nhân, đặc biệt là
người cao tuổi. Thậm chí, người bệnh đi vệ sinh cũng không cần di
chuyển và giường sẽ có phần rung để người bệnh cảm thấy thoải mái
khi nằm lâu.
Theo: Báo Thanh niên

COMPOZIT - TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT
Để tạo sự khác biệt về trang trí nội - ngoại thất từ những vật
liệu tiên tiến, mới đây, nhóm nghiên cứu của Viện Kỹ thuật nhiệt đới
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện
thành công đề tài nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit làm vật liệu
xây dựng, trang trí nội - ngoại thất.
Xuất phát từ thực tế
18

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

Đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của con người ngày
càng được nâng cao, vì thế nhu cầu trang trí nội - ngoại thất bởi

những vật liệu tiên tiến trong kiến trúc và xây dựng, tạo sự khác biệt,
tinh tế cũng ngày càng nhiều. Hiện trên thị trường, các doanh nghiệp
chủ yếu nhập những loại vật liệu xây dựng, kiến trúc compozit từ các
nước Đức, Ý, Malaysia... Với công nghệ hiện tại, các sản phẩm phần
lớn được tạo thành từ những lát gỗ mỏng, qua xử lý bề mặt với nhựa
nhiệt rắn (nhựa phenol formaldehyd, melamin, polyeste, epoxy…),
sau đó ép ở nhiệt độ cao để định hình sản phẩm. Phương pháp này có
nhược điểm là khó gia công các sản phẩm có hình dạng, kết cấu phức
tạp, khó tái chế…
Trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm ở trong và
ngoài nước, được sự hỗ trợ của Bộ KH-CN, nhóm nghiên cứu đã bắt
tay vào thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit trên
cơ sở nhựa polyolefin (polyetylen, polypropylen) khâu mạch (XLPO)
và bột gỗ biến tính ứng dụng làm vật liệu xây dựng, kiến trúc nộingoại thất”.
Ts Nguyễn Vũ Giang, Viện Kỹ thuật nhiệt đới cho biết, kết quả
nghiên cứu và tìm hiểu cho thấy, bột gỗ là vật liệu gia cường tốt cho
nhựa nhiệt dẻo bởi nó có thành phần chủ yếu gồm cấu trúc kết tinh
xelluloza, hemixelluloza và vô định hình lignin, đường kính trung
bình từ 0,1 - 0,2mm, có độ bền kéo đứt và modul đàn hồi cao, giá
thành thấp, tỷ trọng nhẹ… Hiện việc sử dụng nhựa nền trên cơ sở các
nhựa polyolefin có khả năng khâu mạch và vật liệu gia cường bột gỗ
để chế tạo vật liệu compozit ứng dụng làm vật liệu xây dựng, kiến
trúc nội - ngoại thất cũng chưa được nhiều nhà khoa học trong nước
nghiên cứu và công bố. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng loại vật liệu
này trong ngành công nghiệp nhựa compozit ngày càng mạnh ở các
nước phát triển trên thế giới cũng như ở Việt Nam bởi một số ưu
điểm như có khả năng tái chế, tính chất cơ lý tốt, gia công được theo
phương pháp nhựa nhiệt dẻo truyền thống như ép phun, đùn, thổi…
quy mô công nghiệp. Vật liệu compozit nhựa nhiệt dẻo - gỗ được
ứng dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau có cấu trúc,

hình dạng phức tạp như chi tiết kết cấu và trang trí cho ngành công
nghiệp ôtô, công nghiệp điện - điện tử, công nghiệp giao thông vận
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

19


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

tải, xây dựng như tấm lát sàn, tấm ốp tường, thanh profile cho cửa,
đồ nội thất…
Công nghệ có tính ứng dụng cao
Xuất phát từ thực tế đó và được sự hỗ trợ của Bộ KH-CN,
nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu chế tạo vật liệu compozit trên cơ sở
nhựa polyolefin (polyetylen, polypropylen) khâu mạch và bột gỗ biến
tính ứng dụng làm vật liệu xây dựng, kiến trúc nội - ngoại thất.
Nhóm đã nghiên cứu biến tính bột gỗ, ghép các phân tử silan lên bề
mặt để tăng độ kết dính với nhựa nền, đồng thời, chế tạo các hạt nano
SiO2 “in situ” tương tác hóa học trực tiếp với hạt gỗ bởi sự điều
khiển phản ứng giữa dung dịch silan và alkoxit (ví dụ như tetrametyl
ortosilicat) trong quá trình biến tính. Hạt nano SiO2 có tính chất cơ
lý và độ bền cao hơn gỗ. Các hạt nano SiO2 in situ hình thành sẽ lấp
đầy các lỗ trống vi mô trên bề mặt gỗ, làm tăng diện tích tiếp xúc của
hạt gỗ và nhựa nền, đóng vai trò như những chiếc nệm giữa hai pha
của WPC, làm tăng cơ tính của vật liệu.
Bột gỗ sau khi biến tính được phối trộn theo quy trình đặc biệt
nhằm tối đa hóa lượng bột gỗ có trong thành phần WPC nhưng vẫn
đảm bảo sự phân tán tốt để tạo hạt WPC masterbatch. Hàm lượng

dicumyl peoxit (DCP) thích hợp được sử dụng để tạo liên kết giữa
các phân tử nhựa và silan biến tính bột gỗ và hình thành các liên kết
ngang (giữa các phân tử polyme nền với nhau) trong khối tạo thành
nền nhựa XLPO.
Cùng với đó, để khắc phục những nhược điểm của thiết bị đùn
ép một trục vít có sẵn của đơn vị, nhóm đã tự nghiên cứu, thiết kế
thêm hai bộ phận quan trọng để hình thành dây chuyền đồng bộ chế
tạo hạt masterbatch WPC. Bộ phận thứ nhất là thiết bị trộn siêu tốc
với tốc độ 1.400 vòng/phút, thể tích buồng trộn 100 lít, có thể điều
khiển được nhiệt độ trộn và làm mát thích hợp. Hỗn hợp nhựa, bột gỗ
sau biến tính và phụ gia sau khi trộn sẽ được đưa vào máy đùn một
trục vít. Thứ hai là thiết bị tạo hạt làm mát bằng không khí. Sợi WPC
nóng chảy sẽ qua thiết bị này để tạo hạt. Thiết bị này sẽ ngăn không
cho WPC nóng chảy tiếp xúc với nước làm mát như công nghệ thông
thường. Lưỡi cắt đặc biệt quay liên tục được ốp sát đầu phun của
xilanh đùn, hạt nhựa nóng chảy được hút chân không qua hệ thống
20

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

thổi gió làm mát trực tiếp tạo sự mất nhiệt nhanh chóng, qua hệ
thống sàng phân loại và chuyển sang công đoạn đóng bao gói. Nhóm
nghiên cứu cũng đã chế tạo thử nghiệm tấm lát sàn, ốp tường
compozit XLPO/bột gỗ qua 5 bước: xử lý và làm sạch bột gỗ, biến
tính bột gỗ, phối liệu, tạo hạt, tạo sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Vũ Giang, Viện Kỹ thuật nhiệt đới, chế tạo
hạt WPC dạng masterbatch (hàm lượng bột gỗ dự định đạt 80 85%kl.) theo công nghệ này vẫn còn mới ở Việt Nam. Sự thành công
của công nghệ này có thể nhân rộng quy mô lớn, tạo tiền đề cho việc
xây dựng nhiều nhà máy chế tạo các loại hạt masterbatch khác như
tro bay, CaCO3, carbon black, mica, oxit silic, hạt màu, hạt chống
cháy… với hàm lượng lớn chất vô cơ với chi phí đầu tư thiết bị, chi
phí sản xuất thấp cung cấp cho thị trường ngành công nghiệp sản
xuất nhựa, compozit trong nước và xuất khẩu. Kết quả của đề tài
cũng sẽ đóng góp một phần vào lĩnh vực nghiên cứu đầy triển vọng
là chế tạo polyme compozit từ các nhựa nhiệt dẻo thương mại và bột
gỗ...
Theo: Báo Đại biểu nhân dân

GIẢI PHÁP MÁY BÁN HÀNG TỰ ĐỘNG KHÔNG TIỀN MẶT
TUYỆT VỜI CỦA VIỆT NAM
Khi tiền xu chính thức đưa vào lưu thông trở lại ở Việt Nam
vào cuối 2003, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa những chiếc máy bán
hàng tự động sử dụng loại tiền này ở các thành phố lớn. Tuy nhiên,
do nhiều nguyên nhân khác nhau (không có thói quen xài tiền xu, giá
tiền mua vật phẩm cao vì máy đắt…) mà những lợi thế của loại hình
bán hàng tiên tiến này gần như không phát huy được ở Việt Nam.
Trong thời gian gần đây thì một số công ty như VSYS và Paygate
(VTC) đã hợp tác với nhau đưa ra những giải pháp mua hàng tự động
với giá rẻ hơn đồng thời tiện lợi hơn rất nhiêu so với giải pháp sử
dụng tiền xu truyền thống do nó không còn dùng tiền mặt nữa.
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu giải pháp thuần Việt này, chúng
ta hãy cùng điểm qua một chút những ưu và nhược điểm của các giải
pháp bán hàng tự động ở Việt Nam trong thời điểm hiện tại.
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


21


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

Thực trạng Việt Nam
Nếu bạn từng đi nước ngoài, đặc biệt là các nước có chi phí
nhân công cao như Châu Âu hay Mỹ, Nhật thì sẽ thấy họ dụng các
máy bán hàng tự động rất nhiều, đó là vì tiền để trả cho một nhân
công còn cao hơn so với tiền đặt máy. Hơn nữa, khi dùng người thì
họ phải thuê một diện tích kios nhất định, lại đội thêm một phần chi
phí mặt bằng rất lớn so với giải pháp không người ít tốn diện tích của
máy bán hàng.
Quay trở lại với Việt Nam, do chi phí nhân công của chúng ta
rất rẻ mà lợi thế chi phí của máy bán hàng đã bị giảm một nửa. Hơn
thế nữa, chúng ta còn phát sinh thêm một khoản rất lớn do hầu hết
các máy bán hàng đều phải nhập khẩu, chịu nhiều loại thuế và phí
khác nhau. Với một chiếc máy bán hàng của Đài Loan hoặc Nhật thì
chi phí đầu tư cho mỗi máy khoảng 6000-8000$.
Kết hợp hai yếu tố trên cùng rất nhiều nhược điểm khác như
phí quản lý cao (phải có có người đi thu gom tiền mặt mỗi ngày), bất
tiện trong việc kiểm kê hàng hóa (hầu hết các máy không nối mạng
mà hoạt động độc lập, có khe để người quản lý kiểm tra hàng còn
bao nhiêu để bổ sung), tình trạng kém an ninh ở một số khu vực (có
thể bị đập máy cướp tiền) mà máy bán hàng tự động khó lòng cất
cánh ở nước ta. Hơn thế nữa, khi dùng máy bán hàng tự động kiểu
truyền thống này thì tiền bán hàng nằm chết trong máy cho đến khi
có người đến thu gom, làm giảm khả năng xoay vòng vốn của doanh

nghiệp.
Giải pháp máy bán hàng của VSYS và Paygate
Qua những gì đã nói ở trên, có thể thấy việc sử dụng máy bán
hàng tự động ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, nếu không muốn
nói là cực kỳ khó ứng dụng trong thực tế. Để giải quyết vấn đề đó thì
VSYS và Paygate đã đưa ra giải pháp bán hàng tự động không dùng
tiền mặt với những cách tiếp cận rất mới.
Vậy giải pháp ở đây là gì? VSYS đưa ra những chiếc máy hoàn
toàn sản xuất ở Việt Nam cũng như giải pháp phần mềm tự phát
triển, hệ thống máy chủ kết nối liên tục với máy bán hàng còn VTC
là hệ thống thanh toán không tiền mặt thông qua tài khoản Paygate.
Với việc tự sản xuất thì chi phí cho một chiếc máy sẽ bẳng khoảng
22

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

một nửa hoặc thấp hơn nữa so với nhập khẩu. Hơn thế nữa, chi phí
mà VSYS đưa ra còn bao gồm cả phí kết nối với máy chủ và phần
mềm theo dõi. Ngay khi máy bán một món hàng nào đó thì chủ của
máy cũng sẽ biết do máy bán hàng liên tục kết nối với máy chủ qua
mạng di động.
Như vậy, một phần bài toán về chi phí đã được giải quyết, với
mức giá rẻ hơn khá nhiều thì người bán sẽ có thể giảm được giá
thành sản phẩm, hấp dẫn nhiều người mua hơn so với mức giá quá
cao của các máy hiện tại. Hơn thế nữa, với việc không dùng tiền mặt

thì mức giá còn có thể tính đến con số lẻ 10-20 đồng thay vì phải
dùng số chẵn theo kiểu 5-10 nghìn hiện tại.
Không dùng tiền mặt
Một máy bán hàng dù rẻ, dù tốt thế nào đi nữa nhưng nếu
không mang lại sự tiện lợi cho khách hàng thì cũng chẳng ai dùng.
Hầu hết các máy bán hàng ở nước ta đang dùng tiền xu (gần như
không còn thấy xuất hiện nhiều) hoặc tiền mặt (báo chấp nhận 20
nghìn và 10 nghìn nhưng hầu hết chỉ hoạt động với tờ 10 nghìn do
phù hợp với kích cỡ tiền nước ngoài) nên không có tác dụng thực tế.
Để khắc phục nhược điểm đó thì VSYS đã dùng cổng thanh toán
Paygate. Mỗi tài khoản Paygate là một số điện thoại riêng lẻ (VTC
công bố có hơn 1 triệu tài khoản), do đó họ nghĩ ra một cách cực kỳ
hay là gọi điện đến máy bán hàng để thanh toán, tiền sẽ tự trừ
trong tài khoản mà người dùng không cần phải đăng nhập hay xác
thực gì cả.
Với những ai dùng máy điện thoại thông minh, họ có thể giảm
bớt thời gian bằng cách dùng QR code, tiết kiệm thời gian bấm số.
Điện thoại đắt tiền hơn có NFC thì ta cũng chỉ việc chạm nó vào máy
là đã có thể trả tiền! Nếu dùng điện thoại thường, bạn có thể dùng
các thẻ trả trước của Paygate hỗ trợ RFID, cũng chạm vào máy để trừ
tiền.
Đối với những ai chưa có tài khoản Paygate hay hết tiền trong
tài khoản thì sao? Ngoài việc nạp tiền thông qua hệ thống ngân hàng,
bạn có thể dùng những máy nạp tiền có sẵn của VTC, chỉ cần nhá số
điện thoại vào máy nạp, đưa tiền vào là xong. Tương tự, chúng ta
cũng dùng phương pháp nhá máy và đưa tiền để tạo tài khoản (mật
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

23



BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

khẩu sẽ được nhắn vào điện thoại), cực kỳ nhanh và không phải khai
báo bất cứ thông tin gì.
Máy nạp tiền kiêm tạo tài khoản này giải quyết được cực kỳ
nhiều vấn đề. Lấy ví dụ có thể dùng để đóng tiền học cho các em
sinh viên, nhanh, tiện mà không phải trả thêm tiền cho hàng chục thủ
quỹ, kế toán hay nhân viên ngân hàng như cách rất nhiều trường đại
học Việt Nam đang dùng. Dự kiến sắp tới đại học GTVT sẽ là trường
đầu tiên áp dụng cách thu học phí kiểu này.
Qua cách thanh toán này, chúng ta lại giải quyết được bài toán
số 2 về phí quản lý, an ninh của tiền và tăng cường luân chuyển vốn
của doanh nghiệp (bán được hàng là chủ máy sẽ nhận được tiền vào
tài khoản ngay)….
Có một ưu điểm ở máy bán hàng loại này là bạn có thể bán bất
cứ những gì mình thích, kể cả máy pha cafe như trong video hay
những thứ nhạy cảm như bao cao su.
Theo: Khoahoc.com

RÔ BỐT CỦA SINH VIÊN
Nhiều nhóm sinh viên đã sáng chế các loại robot có khả năng
ứng dụng cao trong thực tiễn.
Vớt rác trên sông
Nhóm sinh viên ĐH Sao Đỏ (Hải Dương) vừa trình làng robot
vớt rác mặt nước.
Giảng viên Nguyễn Trọng Quỳnh (Trung tâm nghiên cứu và
phát triển robot ĐH Sao Đỏ), chủ nhiệm đề tài, cho biết đây là tác

phẩm của nhóm 4 sinh viên Nguyễn Hoài Nam (lớp 03CK3LT), Lê
Hải Dăng, Nguyễn Kim Luyện và Nguyễn Văn Tuấn (cùng lớp
07CDT, cùng Khoa Cơ khí ĐH Sao Đỏ). Theo sinh viên Nguyễn
Hoài Nam, ý tưởng đến từ những lần dạo bờ hồ và đặc biệt là tình
trạng ô nhiễm trên sông Tô Lịch, chiếc gậy dài của công nhân tỏ ra
bất lực trước “biển” rác, vừa tốn thời gian mà hiệu quả không cao
nên cần thiết phải có một robot để giải phóng sức người, bảo vệ sức
khỏe người lao động và dọn rác được nhanh, nhiều. Suốt 8 tháng,
nhóm 4 sinh viên mò mẫm, vừa tự bỏ tiền túi vừa tận dụng vật liệu,
24

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN


BẢN TIN KHCN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO

Số tháng 5/2013

thiết bị như tôn, sơn, máy hàn... từ xưởng thực hành ngành tàu thủy
của nhà trường.
Robot vớt rác giống dạng tàu hai thân giúp robot cân bằng, bên
trong hút chân không để nổi trên mặt nước, giữa hai thân là khoang
chứa rác, robot di chuyển linh hoạt tiến lùi, quay trái phải trên mặt
nước nhờ hai động cơ gắn với bánh lái. Sức mạnh của robot nằm ở
hệ thống vớt rác gồm ba bộ phận chính: hai phao nổi vươn góc 45 độ
như đôi tay gom rác vào băng chuyền có hình dạng như những thanh
cào làm nhiệm vụ kéo rác lên thùng, bộ phận cuối là một trục quay
có chức năng cào rác khi đã đưa vào khoang chứa. Hệ thống điều
khiển của robot vớt rác cho phép hoạt động trong phạm vi 800 m nhờ
công nghệ sóng RF có độ ổn định cao, ít bị nhiễu. Đặc biệt, robot

hoạt động hoàn toàn bằng pin năng lượng mặt trời, không gây hại
cho môi trường, đây là bộ phận đắt tiền nhất “ngốn” mất 5 triệu đồng
trong toàn bị chi phí 9 triệu đồng chế tạo robot.
Ban tổ chức Techshow Robocon Việt Nam 2013 nhận định ưu
điểm của robot vớt rác là cấu tạo đơn giản, chi phí rẻ, di chuyển linh
hoạt trên nước trong mọi điều kiện thời tiết, và có bước cải tiến đáng
kể khi dùng nguồn năng lượng xanh. Robot có khả năng vớt được
gần như toàn bộ các loại rác thải nổi trên bề mặt sông hồ như chai lọ,
ni lông, vỏ lon...
Ở giai đoạn tiếp theo, nhóm sinh viên tiếp tục phát triển công
nghệ nhận dạng giúp robot tự xử lý, phân loại rác thải giúp việc tái
chế và xử lý trở nên dễ dàng hơn, gắn thêm hệ thống băng tải thẩm
thấu để xử lý tràn dầu hoặc chất lỏng nguy hại để đáp ứng nhu cầu
của doanh nghiệp khi sản phẩm được chuyển giao, thương mại hóa.
Theo: Báo Thanh niên

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÁI NGUYÊN

25


×