Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Các giải pháp cho tạo dựng và giữ chữ tín trong kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.83 KB, 14 trang )

Chữ tín trong kinh doanh
1. Chữ tín trong kinh doanh là gì?
Chữ Tín trong " Từ điển tiếng Việt”, được giải thích là tin thực, không gian
dối. Còn chữ Tín trong kinh doanh được hiểu như thế nào? Trong đời thường
cũng như trong kinh doanh, Tín chính là lòng tin (chí ít) giữa hai chủ thể - người
này với người khác doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác rộng hơn là giữa
một người với nhiều người, một doanh nghiệp với nhiều doanh nghiệp... Không
phải ngẫu nhiên mà ta có được niềm tin trong bạn bè hay doanh nghiệp này có
uy tín với doanh nghiệp kia.
Uy tín : Sự tín nhiệm và mến phục của mọi người.
Kinh doanh là việc thực hiện một , một số hoặc tất cả các công đoạn của quá
trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị
trường nhàm mục đích sinh lợi.
Kinh doanh thương mại là sự đầu tư tiền của, công sức của một cá nhân hay tổ
chức kinh tế vào lĩnh vực mua bán hàng hóa nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
 Chữ tín trong kinh doanh là sự tín nhiệm sự, tin tưởng của những đối tác
trong các mối quan hệ kinh doanh. Nó bao gồm sự tin tưởng giữa người lao
động và người sử dụng lao động, giữa hai bên đối tác mua bán, giữa người tiêu
dùng và doanh nghiệp.
2. Nguồn gốc của chữ tín trong kinh doanh.
Chữ tín bắt đầu từ sự tự tin. Muốn có được niềm tin vào người khác, điều mấu
chốt là phải dựa vào phẩm chất ở trong con người của mình, mọi người đều nghĩ
được như vậy. Nhưng nói việc tin tưởng vào người khác lại do mình quyết định,
chứ không phải là được quyết định bởi người mà mình tin? Một người chỉ có
niềm tin ở mình thì mới có thể tin ở người! Nếu như ngay bản thân mình cũng
không đủ niềm tin, thế thì dựa vào cái gì để mình hoàn toàn tin tưởng vào người
khác được? Ngoài ra cái gọi là tin tưởng chung chung vào người khác đều là có
ý hy vọng. Nhưng sự tín nhiệm sâu sắc và thuần khiết phải là “tin nhĩ bất kỳ”tức là tin chứ không phải là hy vọng hay kỳ vọng. Loại niềm tin này được bắt
nguồn từ phẩm chất đúng đắn tốt đẹp tự nội tâm của mỗi người, là niềm tin của
trời đất!



Chữ Tín được bắt đầu từ những cam kết. Giữa hai người đã hứa hẹn với nhau,
cho dù khó khăn cản trở nhưng vẫn làm đúng những gì đã hứa. Vậy là ta đã có
chữ Tín với bạn. Giữa các doanh nghiệp thì cam kết chính là Hợp đồng kinh tế.
Nó bao gồm nhiều điều khoản mà quan trọng nhất (với doanh nghiệp thực hiện)
là giá cả, số lượng, chất lượng và thời hạn giao hàng. Mở rộng ra hơn nữa nó
bao gồm cả sự cam kết bắt buộc đối với nhà nước thông qua việc phải tuân thủ
pháp luật.
Trong cơ chế thị trường, mọi thứ hàng hóa đều được niêm yết giá nhưng giá cả
thì biến động. Như vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn cập nhật thông tin từ giá
cả, nguồn cung cấp nguyên liệu, phụ liệu, nhiên liệu, cho đến đơn giá nhân công
và các loại chi phí... mà không chỉ ở trong nước. Từ đây mới xây dựng được cơ
cấu giá thành sản phẩm và đưa ra được đơn giá ký kết (giá bán) trong Hợp đồng.
Để đảm bảo số lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng thì bộ phận kế hoạch phải
nắm vững năng lực sản xuất của doanh nghiệp (nhân công và tay nghề, trang
thiết bị, nhà xưởng...) cùng các điều kiện khách quan (điện, nước, nhiên liệu,
nguồn cung cấp... ). Từ đây sẽ lên được tiến độ thực hiện. Nếu giao hàng đúng
tiến độ, đủ số lượng, đảm bảo chất lượng thì doanh nghiệp đã xây dựng được
những chữ Tín đầu tiên với khách hàng.
3. Vai trò của chữ tín trong kinh doanh.
3.1.Tạo ra sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo nên từ chữ tín, đó là từ sự tự cam
kết của chính bản thân doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự cam kết rằng họ sẽ sản
xuất ra những sản phẩm có chất lượng, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng. Họ
tự khẳng định mình qua các chiến dịch quảng cáo, maketing để đưa sản phẩm
của mình tới khách hàng, gây dựng lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp.
Sức cạnh tranh của một doanh nghiệp là mạnh hay yếu thể hiện qua lòng tin
của khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp đó.
Do vậy, để nâng cao sức cạnh tranh của mình, doanh nghiệp phải:
- Ý thức được giá trị tuyệt đối của chữ tín trong kinh doanh.

- Phải luôn tự cam kết với mình, luôn luôn cố gắng để tạo ra những sản phẩm,
dịch vụ tốt nhất phục vụ cho khách hàng..
Để ý thức được giá trị tuyệt đối của chữ tín trong kinh doanh, doanh nhân cần có
tư duy dịch vụ. Nghĩa là phải luôn đặt mình vào vị trí của người tiêu thụ và tự
đánh giá sản phẩm của mình một cách khách quan rên mặt giá trị tiện và lợi.


Nhiều mặt hàng của chúng ta còn thiếu tính cạnh tranh vì mẫu mã không bắt
mắt, không tiện sử dụng, từ đó không tạo được lòng tin về nội dung (chất lượng)
của mặt hàng đó. Người tiêu dùng nhiều lúc phải loay hoay không biết làm sao
để mở một hộp dầu cù là, một gói bánh, một chai nước mắm hay ngay cả một
bao khăn lạnh chúng ta dùng hàng ngày.
Một gói bánh đậu phụng sản xuất tại Việt Nam với mẫu mã chuẩn bán được giá
gấp đôi ở siêu thị Mỹ so với cùng bánh đậu phụng đó với mẫu mã sơ sài bán
trong một siêu thị Việt Nam cũng tại Mỹ. Muốn làm tốt hơn cái bánh đậu phụng
để bán được giá cao hơn là chuyện đơn giản và không tốn kém bao nhiêu.
Để có tính cạnh tranh cao, người tiêu thụ phải được thuyết phục để tin rằng
người sản xuất luôn luôn chu đáo nghĩ đến nhu cầu của họ và đã thỏa mãn nhu
cầu của họ xứng đáng với cái giá họ đã trả.
Để xây dựng được khả năng làm được cái gì mình đã hứa, doanh nhân cần chủ
động những điều kiện nội tại và biết khai thác triệt để được những điều kiện đó.
Doanh nghiệp chỉ cần làm hay trong khả năng sẵn có và có thể có của mình để
chủ động được giá thành và giảm rủi ro sản xuất. Đó là tận dụng lợi thế tương
đối của mình. Nhiều doanh nghiệp biết tận dụng phế liệu sẵn có để kinh doanh
sản xuất có lãi.
Rất nhiều doanh nhân Hồng Kông trong những năm 1950 và 1960 là những
người ít học, ít vốn nhưng họ đã biết tận dụng cái gì họ có để sản xuất những cái
đơn giản nhất mà người khác cần. Họ sản xuất tóc giả cho phụ nữ và đã xuất
khẩu gần một tỉ USD tóc giả một năm cho toàn thế giới. Đến khi tóc giả không
còn là sản phẩm thời trang nữa thì họ chuyển qua sản xuất hoa giả và đồ chơi trẻ

em.
Hồng Kong làm giàu từ đó và tập trung vào phát triển dịch vụ thương mại, xuất
nhập khẩu và ngan hàng, nơi mà họ có lợi thế tương đối nhờ vào mạng lưới Hoa
Kiều khắp thế giới. Họ không nhờ vào công nghệ cao hay sản xuất những hàng
phức tạp đòi hỏi vốn đầu tư, kỹ thuật cao, nhưng họ lại có được uy tín sản xuất
hàng nào ra hàng đó. Vậy là có ưu thế về cạnh tranh.
Tương tự như kinh tế doanh nghiệp, tính cạnh tranh của một nền kinh tế quốc
gia không tùy thuộc vào số khoa học gia hay lượng đầu tư vào ngành nghề công
nghệ cao, mà tùy thuộc vào việc cung cấp được cái gì người khác cần trong khả
năng của mình có thể chủ động được.


Thụy Sĩ là một trong những nước có thu nhập đầu người cao nhất thế giới chỉ
nhờ vào khả năng kinh doanh chữ tín của họ trong dịch vụ ngân hàng. Ai bỏ tiền
vào ngân hàng Thụy Sĩ cũng tin rằng tiền của mình sẽ không mất và được bảo
mật tuyệt đối nên họ chấp nhận mức lãi suất thấp nhất thế giới, tạo cho Thụy Sĩ
một thế cạnh tranh tuyệt đối trong ngành này.
Trong kinh doanh tính chu đáo và trung thực tạo được sự tin cẩn. Và đó là một
lợi thế cạnh tranh được khẳng định.
3.2. Chữ tín giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.
Trong bất cứ công việc gì, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh, chữ tín đóng vai trò
quan trọng nhất. Mất niềm tin là mất tất cả. Trọng chữ tín đồng nghĩa với việc
công ty phát triển ổn định và bền vững cũng như tạo dựng được thành công
thương hiệu trên thị trường. Với quan điểm này cần xác định đưa chữ tín lên
hàng đầu, nhất là trong bối cảnh kinh tế suy thoái như hiện nay.
Với đặc thù là DN quản lý tài sản, nhận ủy thác đầu tư cho khách hàng nên luôn
phải đảm bảo niềm tin cho họ bằng cách minh bạch hóa tài chính, quy định,
thông tin, số liệu… Chứng khoán lao dốc cũng chính là thời điểm phải củng cố
cho khách hàng niềm tin vững chắc. Ở đơn vị doanh nghiệp, việc tuân thủ
nghiêm chỉnh những cam kết không chỉ đơn thuần dừng lại ở ban lãnh đạo, mà

còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn thể cán bộ, công nhân viên trong công
ty.
Bên cạnh việc đảm bảo chữ tín với đối tác, khách hàng…, chữ tín của ban lãnh
đạo và DN trong đối nội còn đóng vai trò không nhỏ vào việc thúc đẩy động lực
làm việc của đội ngũ nhân viên. Khi họ tin tưởng vào những cam kết của ban
lãnh đạo, cỗ máy vận hành trơn tru hơn, tình trạng chảy máu chất xám chắc chắn
không xảy ra, giúp công ty ổn định và phát triển bền vững.
3.3. Giữ chữ tín tạo ra cơ hội.
Không phải tự nhiên mà nhiều DN hiện nay thường chọn câu slogan rất gần
nghĩa với nhau: “Chữ Tín Hàng Đầu”. Chữ “Tín” trong kinh doanh là việc thực
hiện những cam kết đã đưa ra dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn tác động đến.
Khi một cá nhân hoặc một DN có được chữ “tín” với bạn hàng hay khách hàng
thì mọi việc đàm phán trong kinh doanh được thực hiện một cách rất suôn sẻ.
Khi đó khách hàng sẽ dựa vào lòng tin để tạo cho mình những cơ hội lớn, có khi
còn vượt hơn cả khả năng đáp ứng mà chúng ta đang có.


Trong cơn bão khủng hoảng hiện nay, việc có được “chữ tín trong kinh doanh”
đã giúp DN không những đứng vững mà còn giữ được tốc độ tăng trưởng ổn
định. Khi thị trường càng khó khăn, các cơ hội kinh doanh ít dần đi, các DN giải
thể, phá sản ngày càng nhiều, người ta càng cần đến lòng tin. Để lựa chọn một
đối tác, bạn hàng, ngoài năng lực hiện có người ta còn cần đến chữ tín. Khi một
cá nhân hay một DN có được chữ tín, dù có gặp phải các khó khăn, người ta
cũng luôn dùng các biệt pháp tích cực nhất để hoàn thành các công việc đã được
cam kết trong hợp đồng và kể cả là không có hợp đồng, mà chỉ là những lời hứa
danh dự.
Bằng chữ tín của cá nhân và chữ tín của DN đã được xây dựng trước đó, doanh
nghiệp sẽ luôn có được những thương vụ hấp dẫn. Và để đáp lại sự tin tưởng đó
của khách hàng, doanh nghiệp cần chấp nhận giảm một phần lợi nhuận theo quy
định để cam kết hoàn thanh tốt nhất các hợp đồng đã ký kết, mặc dù chi phí đầu

vào biến động và tăng đột biến.
3.4.Chữ tín tạo nên thương hiệu và lợi nhuận cao.
Giá trị thương hiệu tăng trưởng cùng chữ “tín"
Nếu ai quan tâm đến thị trường xe hơi, hẳn sẽ rất biết chuyện, thi thoảng, những
hãng ôtô hàng đầu thế giớ như GM, Toyota, Ford... lại có những vụ thu hồi xe
đã bán. Có những vụ người ta phải thu hồi hàng trăm ngàn chiếc. Tại sao lại có
tình trạng này? Trong quá trình chạy xe, khi nhiều lỗi lặp đi lặp lại ở một seri
sản phẩm, nhà sản xuất tự cho đó là lỗi của mình, họ thu hồi để sửa chữa. Sau
đó, khách hàng sẽ được hẹn ngày "mời" đến lấy xe.
Mỗi đợt thu hồi như thế, tiêu tốn của các công ty này không biết bao nhiêu tiền
của. Nhưng họ vẫn làm, vì chữ TÍN. Nếu như một hãng ôtô nào đó, để xảy ra lỗi
mà không xử lý theo phương cách như vừa kể trên, chắc chắn, khi thay đổi xe,
khách hàng sẽ tìm đến một hãng xe hơi khác.
Trong kinh doanh hiện đại, người ta hay nói đến giá trị thương hiệu. Lấy ví dụ
về đồ thể thao, những sản phẩm có dán nhãn Adidas, Nike, Kappa... luôn có giá
cao gấp nhiều lần giá sản phẩm cùng chủng loại nội địa, cao hơn cả một hãng
danh tiếng của Trung Quốc là Li Ning. Cho dù nếu bóc đi nhãn hiệu, có thể sự
khác biệt về chất lượng là không đáng kể.
Bất cứ nhà kinh doanh nào cũng đều muốn nâng giá của sản phẩm, hay của dịch
vụ lên càng cao càng tốt. Tất cả những người làm kinh doanh, những chuyên gia
marketing và các giám đốc nhãn hiệu đều có chung một khát khao là làm sao có


thể nâng được giá bán của sản phẩm lên thật cao ở mức tối đa mà người tiêu
dùng có thể chấp nhận. Nhưng, điều ấy, hoàn hoàn không đồng nghĩa với việc
"bóc lột" người mua. Bởi tất cả các chiêu thức đánh bóng giá trị sản phẩm thông
qua quảng cáo, PR, khuyến mãi... chỉ có giá trị một lần. Nếu Adidas hay Nike đổ
một đống tiền vào việc thuê các ngôi sao thể thao quảng cáo, vì người hâm mộ
thể thao thích dùng những đồ mà thần tượng mình dùng. Nhưng sản phẩm không
đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng, tất nhiên, việc đổ tiền quảng cáo

cũng trở nên vô nghĩa.
Giá trị của thương hiệu, đi kèm với niềm tin khi khách hàng sử dụng sản phẩm.
Khi sử dụng những thương hiệu thể thao như Adidas, Nike, Kappa..., người tiêu
dùng không những có cảm giác yên tâm, mà thực sự, họ cảm thấy hài lòng. Và
điều đó khiến người ta sẵn sàng trả giá cao hơn để có được sản phẩm đó. Như
vậy, nhà sản xuất chính là người có lợi, cái lợi từ chữ tín họ gây dựng.
Trở lại vấn đề xe hơi, người ta đổ tiền để thu hồi sửa chữa xe cho khách hàng,
cũng chính là góp phần tạo dựng, bảo vệ thương hiệu của mình.
Việc giữ uy tín để đảm bảo sự lớn mạnh của thương hiệu, không còn là những
khái niệm cảm tính nữa. Viện Đạo đức kinh doanh quốc tế (International
Business Ethics Institute) ở Mỹ đã từng xác định 4 công việc mà các công ty cần
phải thực hiện để củng cố và gia tăng uy tín cho thương hiệu của mình. Trong
đó, việc trung thực với các nhà đầu tư và người tiêu dùng được xếp thứ nhất,
trong khi việc đánh bóng thương hiệu chỉ đứng thứ 3!
Cũng ở Mỹ, GS John Kotter và GS James Heskett ở Trường Đào tạo quản lý
kinh doanh thuộc Harvard, tác giả cuốn Văn hóa công ty và chỉ số hoạt động
hữu ích, đã phân tích những kết quả khác nhau ở các công ty với những truyền
thống đạo đức khác nhau. Công trình nghiên cứu của họ cho thấy, trong vòng 11
năm, những công ty "đạo đức cao" đã nâng được thu nhập của mình lên tới
682% (trong khi những công ty đối thủ thường thường bậc trung về chuẩn mực
đạo đức chỉ đạt được 36%). Giá trị cổ phiếu của những công ty "đạo đức cao"
trên thị trường chứng khoán tăng tới 901% (còn ở các đối thủ "kém tắm" hơn,
chỉ số này chỉ là 74%). Lãi ròng của các công ty "đạo đức cao" ở Mỹ trong 11
năm đã tăng tới 756%.
4. Chữ tín trong kinh doanh trên thực tế.
4.1.Chữ tín trong ngân hàng.


Trong hoạt động ngân hàng chữ Tín bao giờ cũng đặt lên hàng đầu từ cả hai
phía: phía Ngân hàng và phía khách hàng. Cụ thể nhất, có thể nói ở nghiệp vụ

huy động tiền gửi của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,
khách hàng đã đặt niềm Tin tuyệt đối với ngân hàng, cho dù là số tiền gửi nhiều
hay ít mỗi khách hàng đều nhận được một chứng từ thanh toán, đó có thể là thẻ
tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu... tuỳ theo hình thức mà khách hàng lựa
chọn và xem đó như là một cơ sở pháp lý để giải quyết tất cả các phát sinh về
sau, nếu không có niềm tin thì khó ai chấp nhận một phương thức giải quyết như
thế.
Về phía ngân hàng, để sử dụng nguồn vốn huy động đạt hiệu quả sinh lời và
hiệu quả đảm bảo an toàn, chắc chắn phải có phương thức cho vay đạt hiệu quả
tối ưu, nhưng trong số các phương thức cho vay vẫn có phương thức cho vay
bằng hình thức tín chấp. Hoặc để sử dụng một loại hình dịch vụ nào đó, người
sử dụng bắt buộc phải thanh toán tiền trước mới được sử dụng mà đồng hành với
nó chỉ là những lời cam kết của các nhà cung cấp (dịch vụ thanh toán trước của
các mạng điện thoại di động). như vậy ta thấy được chữ Tín bao giờ cũng là một
nhân tố rất quan trọng và không phải ai cũng có thể áp đặt và ứng dụng được và
càng không ai đem chữ Tín để đánh đổi bất kỳ cái gì, bởi lẽ chữ Tín luôn đem
lại các lợi ích đôi khi không sao tính hết bằng vật chất được.
Ví dụ cụ thể tại Vietinbank Đồng Nai.
Kết thúc năm 2011, thêm một dấu mốc thành công trong hơn 23 năm phát triển
của VietinBank Đồng Nai, trong đó thành quả nổi bật nhất là việc tạo dựng một
thương hiệu uy tín với niềm tin ngày một tăng lên…
Bảng số liệu về nguồn vốn huy động và tiền gửi dân cư của chi nhánh
Vietinbank Đông Nai.
Năm

2010

2011

Tốc

độ
tăng( năm 2011
so với năm
2010)
22%

Tổng nguồn vốn
3560 tỷ đồng
huy động
Tiền gửi dân cư
1942 tỷ đồng
2385 tỷ đồng
23%
Từ đầu năm tới nay, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng bằng những giải
pháp phù hợp VietinBank – Chi nhánh (CN) Đồng Nai đã đưa tổng nguồn vốn


huy động đạt trên 3.560 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2010. Trong đó, kết quả
ấn tượng nhất là tiền gửi dân cư tăng 444 tỷ (Từ 1.942 tỷ lên 2.385 tỷ ) tốc độ
tăng là 23%.
Tuy nhiên, hơn cả niềm vui trước sự tăng trưởng của những con số, niềm hạnh
phúc lớn lao nhất mà tập thể cán bộ nhân viên (CBNV) CN Đồng Nai cảm nhận
được chính là bởi kết quả ấy đã khẳng định niềm tin, sự tín nhiệm của khách
hàng đối với thương hiệu VietinBank của Ngân hàng Công thương.
Vào thời điểm cuối năm, lãi suất các ngân hàng đưa ra khá hấp dẫn. Tuy
VietinBank Đồng Nai không phải là ngân hàng có lãi suất huy động cao nhất
nhưng người ta vẫn chọn chi nhánh để gửi tiết kiệm bởi một lý do rất đơn giản,
đó chính là niềm tin. Với cách làm việc bài bản, chuyên nghiệp và tạo dựng uy
tín lâu bền VietinBank Đồng Nai chắc chắn sẽ ngày càng có nhiều khách hàng
thân thiết bởi sau những tính toán thiệt hơn trong cơn bão lãi suất, khách hàng sẽ

tìm về với những thương hiệu lớn, đã chiếm được niềm tin của họ.
Bên cạnh việc tăng trưởng mạnh về nguồn vốn, quy mô và chất lượng tín dụng
của VietinBank Đồng Nai cũng thể hiện những bước đi vững chắc. Tổng dư nợ
đến cuối tháng 11/2011 đạt trên 4.800 tỷ đồng, nợ xấu chỉ chiếm tỷ lệ 0,24%
tổng dư nợ. Chi nhánh tiếp tục duy trì chính sách đồng hành cùng khách hàng và
lấy thành công của khách hàng là nền tảng cho sự thành công của ngân hàng.
Nhiều doanh nghiệp (DN) được VietinBank hỗ trợ vốn đã vươn lên làm ăn có
hiệu quả, khẳng định được thương hiệu của DN và góp phần vào sự phát triển
kinh tế của tỉnh.
Cụ thể là: VietinBank Đồng Nai luôn là lựa chọn số 1 của Công ty CP Giấy Tân
Mai bởi đây là ngân hàng luôn cải tiến, đổi mới hoạt động, nâng cao chất lượng,
phong cách phục vụ, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hệ thống thanh
toán và kiểm soát giúp cho các hoạt động giao dịch của khách hàng tại đây được
nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó, thế mạnh của VietinBank Đồng Nai là
có một đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, nhiệt tình, ân cần, cởi mở của CBNV
VietinBank Đồng Nai. Ngân hàng đã luôn sát cánh cùng DN. Vì thế, trong sự
thành công của thương hiệu giấy Tân Mai và nhiều DN khác có sự đồng hành tri
kỷ của VietinBank Đồng Nai”.
Với niềm tự hào về những thành quả đạt được, VietinBank Đồng Nai tiếp tục
trao gửi chữ tín, khẳng định thương hiệu không những trên địa bàn tỉnh nhà mà


cả các tỉnh phụ cận, nhằm đến gần hơn khát vọng trở thành ngân hàng thương
mại dẫn đầu tại Đồng Nai.
4.2.Chữ tín trong doanh nghiệp.
Tất cả những gì đã nói mới chỉ là lý thuyết còn thực tế thì sao? Kinh tế thị
trường gắn liền với lợi nhuận. Để tích lũy lợi nhuận có nhiều cách, chẳng hạn
thực hiện tốt nhiều đơn hàng để dần tích tiểu thành đại. Cách làm này phải có
thời gian và phải kiên trì. Có doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu thị trường và tìm
ra nhiều "mặt hàng độc" tạo ngay ra lợi nhuận cao...

Và trong thực tế, có doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận cao trong thời gian ngắn
thông qua việc giảm giá thành sản phẩm một cách không chính đáng. Việc giảm
chi phí nhân công, chí phí quản lý, tiết kiệm trong sản xuất nhằm giảm giá thành
sản phẩm là khó nên nhiều doanh nghiệp đã chọn mua nguyên, phụ liệu với giá
thấp. Vì nguyên, phụ liệu chiếm tỷ trọng đến 70% giá trị sản phẩm nên việc làm
này đã tạo chênh lệch đáng kể giữa giá bán và giá thành sản phẩm.
Như vậy đã tạo ra lợi nhuận thật cho doanh nghiệp nhưng tạo ra chất lượng xấu
cho hàng hóa, ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
4.2.1.
“Chữ tín”- mục tiêu hàng đầu trong thời buổi khó khăn
"Một lần bất tín- vạn lần bất tin”, là bài học đầu tiên cho bất cứ ai muốn làm một
doanh nhân. Trong thời khắc khó khăn hiện nay của doanh nghiệp (DN), bài học
về chữ tín trở nên quý giá hơn bao giờ hết, nó không chỉ biểu hiện cho triết lý
kinh doanh bền vững mà sâu sa hơn- là nhân cách của người làm nghề doanh
nhân.
Gần hai chục năm trước, nhiều xưởng may ở Cổ Nhuế đã xuất hàng vạn chiếc áo
gió ba lớp vời mẫu mã đẹp sang thị trường Nga và Đông Âu nhưng bên trong lại
lót bèo tây phơi khô(!). Việc làm này đã vi phạm nghiêm trọng điều khoản về
chất lượng sản phẩm trong Hợp đồng. Ngày xưa thì ù xọe được vì ta chưa hội
nhập, còn ngày nay, nhất là khi Việt Nam vào WTO, thì việc tiêu chuẩn hóa và
kiểm tra chất lượng sản phẩm quá dễ dàng. Mọi tranh chấp không giải quyết
được sẽ bị đưa ra Toà án nên sẽ không có chốn nương thân cho việc lừa đối
trong kinh doanh. Nếu doanh nghiệp nào cố tình lừa dối thì khó mà làm được
đến lần thứ hai. Nguy hiểm hơn chính họ đã làm mất đi chữ Tín của mình.
Chữ Tín dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ nguyên giá trị. Dù cho có
bị ràng buộc bởi luật pháp, thì chữ Tín vẫn phát huy được vai trò của nó. Công
ty Nagakawa vẫn tiến những bước vững chắc đến nay và vẫn được khách hàng,


các nhà cung cấp tin cậy cho dù có gặp nhiều khó khăn. Đối với các hợp đồng

kinh tế đã ký kết giữa công ty và khách hàng phải được coi là pháp lệnh để mọi
người phải thực hiện nghiêm túc, hạn chế hai từ “thông cảm” trong giao dịch và
có thưởng phạt rõ ràng đối với những sai phạm về cam kết. Bởi khi thương hiệu
đã đánh mất niềm tin, thì không có một liều thuốc nào có thể cứu vãn.
4.2.2.
Tác dụng của việc gây dựng chữ tín trong công ty nagakawa.
Những nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm 2010-2011.
Tỷ lệ %
(2011/2010
)

Chỉ tiêu
Doanh thu thuần (triệu
đồng)
Giá vốn hàng bán (triệu
đồng)

Năm 2010

264,301

Năm 2011
2
91,092
2
41,128

Lợi nhuận gộp (triệu đồng)
Lợi nhuận trước thuế (triệu
đồng)

Lợi nhuận sau thuế (triệu
đồng)

56,410

49,964

11,124

16,343)

-146.92%

EPS (đồng/cp)
Vốn chủ sở hữu (triệu
đồng)

886

(1,011)

-114.11%

136,444

45,473

106.62%

Tổng tài sản (triệu đồng)


276,619

457,675

165.45%

320,711

90.76%
91.23%
88.57%

(
12,254

16,387)

-133.73%
(

1

Nhờ tạo dựng được chữ tín cũng như lòng tin trong kinh doanh, mặc dù thời
buổi kinh tế thị trường gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn đứng vững trên
thị trường. Và doanh nghiệp cũng đạt được những kết quả tiêu biểu như:
- Giải thưởng doanh nghiệp xuất sắc năm 2011 do tỉnh Vĩnh Phúc bình chọn.
- Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2009, 2010 một trong 200 thương hiệu
tiêu biểu của Doanh nghiệp Việt Nam
- Giải thưởng TH nổi tiếng quốc gia 2010, Doanh nhân xuất đất Việt cho

TGĐ Mai Thanh Phương.


- Giải thưởng chất lượng quốc gia năm 2010 do cục Tiêu chuẩn chất lượng đo
lường cấp.
- Giải thưởng Thương hiệu Chứng khoán uy tín 2009
- Chứng nhận 1 trong 500 thương hiệu mạnh và uy tín do Trung tâm uy tín và
phát triển thương hiệu Việt chứng nhận.
4.2.3.
Hậu quả của việc đánh mất chữ tín trong kinh doanh
4.2.3.1. Đối với công ty Vedan.
Có lẽ đến giờ, mặc dù sản phẩm của Công ty Vedan được tiêu thụ trên thị trường
vẫn đảm bảo chất lượng, không gây độc hại gì cho cơ thể con người. Nhưng
đứng trong siêu thị, hẳn người ta sẽ suy nghĩ khi nhìn thấy sản phẩm bột ngọt
của Công ty này, sau scandal xả nước ra sông Thị Vải (tại tỉnh Đồng Nai) bị
phát giác.
Vedan đã "tiết kiệm" nên không xây hệ thống xử lý nước thải theo tiêu chuẩn.
Nhưng, họ đã không tính đến, thiệt hại từ sự suy giảm lòng tin qua việc này,
chắc chắn, là một con số lớn hơn rất nhiều so với những gì họ đã "tiết kiệm"
được, nếu không muốn nói là "về mo". Vedan tạm bị đóng cửa hoạt động, nhưng
dù có trở lại thì chắc chắn họ sẽ phải đổ không ít tiền của vào những chương
trình gây dựng lại lòng tin, cả bằng hành động và quảng cáo, PR.
4.2.3.2. Đối với cây xăng gian lận.
Tương tự như Vedan, sau khi Bộ Khoa học và Công nghệ công bố danh sách 33
cây xăng gian lận trong kinh doanh, ngay lập tức, những cây xăng đó trở nên
vắng như chùa Bà Đanh. Sau khi bị lôi ra ánh sáng những gian lận, cho dù các
cây xăng đó có bán đủ xăng cho người tiêu dùng, thì người ta cũng không dám
"mon men" đến gần chúng nữa.
4.2.3.3. Vụ việc bê bối sữa tại trung quốc.
Một scandal khác, tuy không xảy ra tại Việt Nam, nhưng cũng tác động vô cùng

to lớn đến hầu hết mọi gia đình, đó là vụ bê bối sữa xảy ra tại Trung Quốc.
Ngay từ đầu năm 2008, cha của một cháu bé sử dụng sữa của Tập đoàn Tam Lộc
đã gióng tiếng chuông cảnh báo đầu tiên trên mạng, sau khi ông thông báo rằng
loại sữa này "có vấn đề". Tiếp theo đó, báo chí Trung Quốc cho biết từ tháng
3/2008, Tập đoàn Tam Lộc đã bắt đầu nhận được những lá đơn khiếu kiện về
chất lượng sữa khiến cho trẻ em lâm bệnh, thường là bí tiểu và nôn mửa. Nhưng
phải mãi đến đầu tháng 9, vụ việc mới được công khai.


Vụ bê bối sữa Tam Lộc chỉ được công bố sau khi có 2 trẻ em chết, và có tới 600
em nhiễm bệnh sạn thận sau khi uống sữa của Tam Lộc. Sau đó, số lượng trẻ em
bị nhiễm sạn thận được phát hiện đã tăng lên với con số chóng mặt.
Có người Trung Quốc cho rằng việc phát hiện Tam Lộc là điều đáng mừng, bởi
nó mở ra một "chiến dịch", để rồi sau đó, hàng chục công ty sữa khác của Trung
Quốc cũng bị phát hiện có chứa chất melamine - một hợp chất hữu cơ dùng để
sản xuất nhựa và phân bón, bị cấm dùng trong sản xuất thực phẩm. Melamine
được trộn vào sữa, là do chạy theo lợi nhuận. Các nhà sản xuất sữa, các đại lý
thu mua sữa đã cho thêm nước vào sữa nguyên liệu để tăng sản lượng, khiến cho
hàm lượng chất dinh dưỡng rất thấp. Để nâng chất, tăng lượng protein, họ cho
melamine vào cho đúng quy chuẩn để bán được giá, bất chấp sự nguy hại của nó
đối với sức khỏe con người.
Ngay sau khi Trung Quốc thừa nhận có chất melamine trong sữa, một "hiệu ứng
domino" đã xảy ra trên khắp thế giới. Hàng loạt công ty phải thiêu hủy sản phẩm
của mình do sản phẩm đó nhập sữa từ Trung Quốc. Nhưng đó chưa phải là điều
tồi tệ nhất. Hàng chục quốc gia tuyên bố chấm dứt nhập sữa của Trung Quốc.
Chưa hết, Trung Quốc vốn là cường quốc về xuất khẩu thực phẩm và hàng tiêu
dùng, nay ánh mắt người tiêu dùng nghi ngờ lan sang nhiều mặt hàng “made in
China” khác.
Với những người liên quan đến những vụ việc kể trên, đạo đức kinh doanh như
một món hàng quá xa xỉ. Ở Vedan, người ta đã "bức tử" dòng sông Thị Vải.

Nhưng nguy hiểm hơn ở vụ bê bối sữa, người ta đã gián tiếp giết chết những đứa
trẻ. Có lẽ đến giờ, họ đã hiểu rằng, kinh doanh, cũng giống như những lĩnh vực
khác, làm trái luân thường đạo lý, sẽ giống như kẻ gieo gió, ắt gặp bão. Cổ nhân
vẫn nói "một lần bất tín, vạn lần bất tin" là vì thế.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc giữ chữ tín trong kinh doanh
- Giao thông: giao thông là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đi lại,
vận chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác, từ vùng này đến cùng khác. Cùng
với sự phát triển của hệ thống giao thông thì các hoạt động trao đổi, buôn bán
hàng hóa giữa các vùng cũng trở nên dễ dàng hơn. Tại sao giao thông lại ảnh
hưởng đến việc giữ chữ tín trong kinh doanh? Vì trong kinh doanh, việc chuyển
hàng hóa từ nơi này đến nơi khác phụ thuộc rất lớn vào đường xá, cảng, sân
bay…nếu hệ thống giao thông tốt, hiện đại thì thời gian vận chuyển ngắn, việc
vận chuyển hàng từ nơi này đến nơi khác thuận tiện hơn và doanh nghiệp có thể
chủ động được thời gian vẩn chuyển để đảm bảo hàng đến nơi đúng thời hạn.


Nhưng nếu hệ thống giao thông còn kém phát triển, thiếu thốn thì doanh nghiệp
sẽ không thể giao hàng đúng thời gian quy định nếu đoạn đường vận chuyển xảy
ra sự cố nào đó và sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất-kinh doanh của đối
tác từ đó làm ảnh hưởng đến uy tín của chính doanh nghiệp mình.
- Tâm lý người tiêu dùng: phần lớn người tiêu dùng Việt Nam chịu ảnh
hưởng của tâm lý đám đông, vì thế khi có một thông tin xấu về doanh nghiệp thì
thông tin đó sẽ lan truyền đi rất nhanh, và người tiêu dùng sẽ tẩy chay sản phẩm
của doanh nghiệp đó từ đó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến uy tín, thương hiệu của
doanh nghiệp đó, mặc dù có thể thông tin đó là không đúng sự thật. Vì thế, các
doanh nghiệp cần phải chú trọng đến việc giữ chữ tín đối với người tiêu dùng.
- Quy định của pháp luật:khi một doanh nghiệp cam kết với người tiêu dùng
sẽ không tăng giá trong một thời gian dài nào đó, nhưng vì chính sách của nhà
nước thay đổi (ví dụ: tăng thuế, tăng giá điện…) sẽ làm tăng chi phí của doanh
nghiệp, từ đó làm tăng giá bán, nếu doanh nghiệp tăng giá thì sẽ gây mất uy tín

trong mắt người tiêu dùng còn nếu không tăng giá thì có thể doanh nghiệp đó sẽ
phải chịu lỗ. Vì thế, quy định của pháp luật cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó làm ảnh hưởng đến uy tín của
doanh nghiệp đó.
- Thời tiết: cũng giống như nhân tố giao thông, thời tiết cũng ảnh hưởng lớn
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thời tiết là nhân tố tự
nhiên, có thể gây ảnh hưởng bất kì lúc nào, từ đó sẽ tác động lên hoạt động sản
xuât, kinh doanh, vận chuyển…của doanh nghiệp. qua đó ta có thể thấy thời tiết
cũng gián tiếp gây ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.
- Đạo đức kinh doanh: là đạo đức của người chủ doanh nghiệp. Trên thực tế
đã có rất nhiều chủ doanh nghiệp vì tình hình khó khăn mà sẵn sàng đánh đổi
chữ tín xây dựng bấy lâu lấy lợi ích trước mắt.
6. Các giải pháp cho tạo dựng và giữ chữ tín trong kinh doanh.
- Đối với hoạt động ngân hàng để xây dựng được niềm tin cho khách hàng
không phải là chuyện quá khó, mà cái chính ở đây là sự quyết tâm để đạt được
nó. Muốn thế, trong quan hệ kinh tế phải biết “hy sinh” những lợi ích nhỏ để đạt
được mục đích to lớn. Hình ảnh và uy tín của thương hiệu càng lớn thì giá trị vô
hình của nó có khi còn lớn gấp nhiều lần so với giá trị hiện hữu, điều này thực tế
hiện nay không thiếu. ở tất cả mọi lĩnh vực kinh doanh, người ta đều có thể xây
dựng chữ Tín riêng cho mình, người ta xây dựng chữ Tín mang tính bao quát: từ
khâu bán hàng, chăm sóc khách hàng, bảo trì, sửa chữa, hậu mãi... nếu để ý


chúng ta sẽ thấy nhiều doanh nghiệp “nắn nót” từ lời cam kết với khách hàng và
họ coi vấn đề thực hiện lời cam kết đó như là một nhiệm vụ sống còn của mình.
- Để tạo ra chữ tín cho một thương hiệu không phải là việc một sớm một
chiều. Nó đòi hỏi một nhà lãnh đạo sáng suốt, đội ngũ nhân viên đồng tâm, tận
tuỵ và đam mê cùng những nghiên cứu mở rộng đến những thị trường chưa khai
phá và quan trọng hết là tạo dựng, củng cố lòng tin vững chắc. Sự trung thành
chỉ có thể có được sau những lần trải nghiệm tích cực, tạo nên một mối quan hệ

tin tưởng lâu dài giữa khách hàng và thương hiệu.
- Chữ tín được hiểu một cách nôm na đơn giản là luôn giữ lời hứa. Trong kinh
doanh, đó là những lời hứa với khách hàng, với nhân viên, với đối tác và với
cộng đồng. Để bán được hàng, anh cần phải “hứa hẹn” với khách rằng anh đem
lại cho họ những giá trị tốt nhất (sản phẩm tốt, dịch vụ tốt...). Để có người đi bán
hàng, anh cần “hứa hẹn” với nhân viên rằng anh sẽ trả công cho họ (bằng vật
chất, bằng tinh thần) một cách xứng đáng. Để có hàng bán, anh phải “hứa hẹn”
với đối tác rằng anh sẽ cố gắng để cả 2 bên cùng có lợi. Để được chấp nhận, anh
phải “hứa hẹn” với cộng đồng rằng anh sẽ thực hiện trách nhiệm phục vụ, nâng
cao chất lượng sống của họ. Nếu anh không đưa ra được những lời hứa “Tôi
sẽ..”, không ai dám “giao du” với anh cả.
Và nếu bạn thấy lời hứa quan trọng thế nào thì việc giữ lời hứa lại còn quan
trọng hơn gấp nhiều lần như thế. Một lời hứa không được thực thi không chỉ làm
tan biến niềm tin, hi vọng của đối tượng mà còn phản tác dụng và để lại hậu quả
ghê gớm cho DN. Khi đó, nếu bạn tiếp tục hứa, sẽ không còn ai tin và kết cục
cho DN của bạn là khách hàng quay lưng, nhân viên rời bỏ, đối tác “làm lơ” và
cộng đồng đào thải.
- Cần có những cam kết bắt buộc để từ đó doanh nghiệp phải vì một cam kết
mà sống chết phải thực hiện. Như vậy là doanh nghiệp biết trọng chữ Tín. Nói
xa hơn làm được như vậy chính doanh nghiệp đã tạo cho mình một thương hiệu
trên thị trường.
- Doanh nghiệp phải luôn luôn tự khẳng định bằng cách cam kết ngày càng
sản xuất ra những sản phẩm tốt hơn, đem lại lợi ích lớn hơn cho người tiêu
dung, cho xã hội. Tổ chức nhũng chương trình khuyến mại, chi ân khách hàng,
thẻ hiện sụ quan tâm của mình đến người tiêu dùng. Xây dựn một hình ảnh tốt
đẹp bằng cách luôn tuân thủ pháp luật, đi đầu trong việc thay đổi công nghệ tiến
tiến, thân thiện với môi trường, tham gia các hoạt động từ thiện.




×