BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
DỰ ÁN KHẮC PHỤC TRỞ NGẠI NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ CÁC KHU BẢO TỒN VIỆT NAM (PA)
BÁO CÁO CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG VÀ
THỰC HIỆN CƠ CHẾ TÀI CHÍNH MỚI
TĂNG NGUỒN THU VÀ SỬ DỤNG NGUỒN THU
TỪ MỘT SỐ DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP - NÚI BÀ
Hà Nội – Đà Lạt, tháng 8/2015
1
MỤC LỤC
TỪ VIẾT TẮT................................................................................................................. 4
Lời mở đầu ....................................................................................................................... 5
Phương pháp tiếp cận................................................................................................... 5
1.Bối cảnh chung ............................................................................................................ 7
2.Các quy trình thủ tục đã trải qua khi xây dựng đề xuất các cơ chế tài
chính mới về tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ hệ
sinh thái tại VQG BD-NB được các cơ quan quản lý liên quan phê chuẩn
để thực hiện các cơ chế tài chính đề xuất .............................................................. 9
2.1.Các bước xây dựng đề xuất cơ chế tài chính mới ................................. 9
2.2.Quy trình thực hiện các bước cụ thể từ khi chuẩn bị dự thảo đề án
cho đến khi thực hiện tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số
dịch vụ hệ sinh thái tại VQG BD-NB. ....................................................... 10
2.2.1.Giai đoạn xây dựng đề án .................................................................. 10
Bước 1: Đạt được sự nhất trí cho xây dựng đề án .................................. 10
Bước 2: Xây dựng dự thảo đề án ............................................................. 11
Bước 3: Trình dự thảo đề án lên UBND tỉnh xem xét phê duyệt. ............ 12
2.2.2.Giai đoạn xem xét phê duyệt đề án .................................................... 12
Bước 4. Thẩm định dự thảo đề án. ........................................................... 12
Bước 5. Xem xét phê duyệt đề án ............................................................. 13
2.2.3.Giai đoạn triển khai thực hiện đề án .................................................. 14
Bước 6. VQG BD-NB tổ chức triển khai đề án theo Quyết định của
UBND tỉnh Lâm Đồng. ............................................................................ 14
2.3.Những thuận lợi, khó khăn hạn chế về thủ tục, quy trình khi xây
dựng và thực hiện cơ chế tài chính mới được phê duyệt. ....................... 19
2.3.1.Nguồn nhân lực. .............................................................................. 19
2.3.2.Về tài chính thực hiện đề án ........................................................... 19
2.3.3.Về cơ chế tổ chức xây dựng và thực hiện đề án.............................. 20
2.3.4.Về cơ chế tài chính mới đề xuất ...................................................... 21
2.4.Các giải pháp khắc phục khó khăn ..................................................... 21
2.4.1.Nguồn nhân lực. .............................................................................. 21
2.4.2.Về tài chính đề án ........................................................................... 21
2.4.3.Về cơ chế tổ chức xây dựng và thực hiện đề án.............................. 22
2.4.4.Về cơ chế tài chính mới đề xuất. ..................................................... 22
2
3.Bài học kinh nghiệm trong thực hiện cơ chế tài chính mới ....................... 22
3.1.Nguồn tài chính được phép thực hiện đã tăng hay thay đổi so với
trước đây như thế nào ................................................................................ 22
3.2.Cơ chế sử dụng các nguồn tài chính mới. .......................................... 24
3.2.1.Sử dụng các nguồn thu tài chính .................................................... 24
3.2.2.Những cản trở cần khắc phục ......................................................... 25
4.Ý kiến của VQG khi đề xuất và áp dụng cơ chế tài chính mới ................ 26
Bảng:
Bảng 1. Tiến độ thực hiện các nội dung trong đề án ...................................... 14
Bảng 2. Dự kiến nguồn thu tăng thêm từ Đề xuất thí điểm cơ chế tài chính
mới tại VQG BD-NB ...................................................................................... 24
Bản đồ:
Bản đồ VQG BD-NB ........................................................................................ 8
Sơ đồ:
Sơ đồ 1. Sơ đồ Tóm tắt Quy trình thủ tục thực hiện cơ chế tài chính mới về
Tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ hệ sinh thái tại VQG
BD-NB, tỉnh Lâm Đồng.................................................................................. 18
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BD-NB
BVR
DLST
DV
ĐDSH
HĐND
HP
KHCN
MTR
NNPTNT
PA
PCT
QH
TC
TNMT
TP
UBND
VQG
VHTTDL
Bidoup – Núi Bà
Bảo vệ rừng
Du lịch sinh thái
Dịch vụ
Đa dạng sinh học
Hội đồng nhân dân
Hải Phòng
Khoa học Công nghệ
Môi trường rừng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Dự án Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý các
khu bảo tồn tại Việt Nam
Phó chủ tịch
Quốc hội
Tài chính
Tài nguyên môi trường
thành phố
Ủy ban nhân dân
Vườn quốc gia
Văn hóa – Thể thao-Du lịch
4
BÁO CÁO CHIA SẺ KINH NGHIỆM
về xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính mới về “Tăng
nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ hệ
sinh thái tại VQG Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng”
Lời mở đầu
Báo cáo chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính
mới về “Tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ hệ sinh thái
tại VQG Bidoup - Núi Bà” do Ban quản lý Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà
thực hiện và là một trong các hoạt động của dự án “Khắc phục trở ngại nhằm
tăng cường hiệu quả quản lý các khu bảo tồn tại Việt Nam” (Dự án PA) do
Bộ Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan chủ quản dự án.
Đề án “Tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ hệ sinh
thái tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà” (tỉnh Lâm Đồng) đề xuất việc thu và
quản lý nguồn thu từ một số dịch vụ hệ sinh thái trong phạm vi các quy định
hiện hành của Nhà nước, có nghĩa là các loại dịch vụ hệ sinh thái đã có cơ sở
pháp lý để thực hiện - nhưng chưa triển khai hoặc chưa được triển khai đầy
đủ tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Trong đó, tập trung vào ba nội dung:
(1) Bảo đảm chi trả đầy đủ kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng cho
VQG theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chi trả dịch vụ
môi trường rừng;
(2) Tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ cho thuê
môi trường rừng và dịch vụ du lịch sinh thái tại VQG;
(3) Tăng các nguồn thu từ dịch vụ nghiên cứu khoa học tại VQG.
Mục tiêu của Báo cáo chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện cơ
chế tài chính về ”Tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ hệ
sinh thái tại VQG Bidoup Núi Bà” là tổng hợp các bài học thực tế trong quá
trình xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính mới thông qua Đề án ”Tăng
nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ hệ sinh thái tại VQG
Bidoup Núi Bà”.
Phạm vi: Báo cáo này tập trung vào mô tả và phân tích những quy trình
và thủ tục, các bước đã thực hiện từ khi xây dựng Đề án đến khi Đề án được
cấp có thẩm quyền phê duyệt để đi vào triển khai tới tháng 06 năm 2015.
Phương pháp tiếp cận.
Báo cáo này được xây dựng trên cơ sở phương pháp tiếp cận tổng hợp
hệ thống cơ chế, thể chế quản lý hành chính hiện nay tại Việt Nam. Các
phương pháp cụ thể như sau:
5
- Nghiên cứu tại chỗ. Nghiên cứu tại chỗ được thực hiện ngay từ đẩu để
hiểu rõ yêu cầu của báo cáo, từ đó xác định các nguồn thông tin cần thiết.
Các nội dung thông tin này bao gồm: vị trí pháp lý của VQG BD-NB trong hệ
thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước tại tỉnh Lâm Đồng; Chức năng và
nhiệm vụ của các cơ quan quản lý liên quan; Thu tập và nghiên cứu toàn bộ
các văn bản pháp quy (thông báo, quyết định, tờ trình…) được các cơ quan có
liên quan ban hành trong quá trình xây dựng và thực hiện Đề án, từ đó để xác
định trình tự các bước đã triển khai. Các thông tin này được khai thác từ các
nguồn khác nhau như từ Dự án PA, từ VQG BD-NB… kể cả nguồn trên các
websites.
- Đi khảo sát thực địa: Để có thêm các thông tin cần thiết và xác định
các thông tin đã có, tư vấn đã tiến hành đi làm việc tại VQG BD-NB, gặp gỡ
lãnh đạo và cán bộ của VQG để trao đổi sâu các nội dung liên quan, đồng
thời thu tập thêm các thông tin liên quan, nhất là các thông tin có tính nhạy
cảm như mối quan hệ quản lý cấp trên-cấp dưới ở địa phương, các thủ tục và
quy trình cụ thể trong việc giải quyết một vấn đề có tính pháp quy ở địa
phương…từ đó hiểu rõ hơn về kết quả cửa đề án đã đạt được.
- Phỏng vấn - Tham vấn từ xa. ngoài các cuộc gặp trực tiếp, tư vẫn đã
tiến hành phỏng vấn, trao đổi, tham vấn thêm ý kiến, trao đổi tài liệu của các
cán bộ của Dự án PA, và VQG BD-NB về các vấn đề liên quan, Các trao đổi
này chủ yếu thông qua trên kênh điện thoại và thư điện tử.
Sau đây là nội dung chính của báo cáo.
6
1. Bối cảnh chung
Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (VQG BD-NB) được thành lập theo
Quyết định số 1240/QĐ-TTg ngày 19/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
việc chuyển Khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup - Núi Bà thành vườn Quốc gia
Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng.
Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà nằm cách thành phố Đà Lạt – trung tâm
của tỉnh Lâm Đồng khoảng 40km. Đường đi lại khá thuận tiện, tuy nhiên
không có các tuyến xe khách chạy vào VQG.
Tổng diện tích tự nhiên của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà là 70.038,75
ha, trong đó có:
- Diện tích rừng đặc dụng: 56.436 ha;
- Diện tích rừng phòng hộ: 13.602,75 ha.
Ngoài ra, diện tích vùng đệm Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà là 33.995
ha.
VQG BD-NB phần lớn nằm trọn trong lãnh thổ huyện Lạc Dương, một
phần nhỏ thuộc huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Lãnh thổ thuộc phạm vi
VQG quản lý gồm các xã: Đa Chais, Đa Sar, Đa Nhim, Đưng K’Nớ, Lát, thị
trấn Lạc Dương của huyện Lạc Dương và một phần xã Đạ Tông thuộc huyện
Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
Phía bắc, VQG tiếp giáp với huyện Krông Bông của tỉnh Đắc Lắc, phía
đông tiếp giáp với huyện Khánh Vĩnh tỉnh Khánh Hoà và huyện Bác Ái tỉnh
Ninh Thuận, phía tây và phía nam đều tiếp giáp với các đơn vị hành chính
của tỉnh Lâm Đồng.
Tại quyết định số 144/2005/QĐ-UB ngày 12/8/2005 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Lâm Đồng về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, đã nêu rõ:
- Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng,
- Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức biên chế và
tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP;
- Được ngân sách Nhà nước đảm bảo 100% kinh phí hoạt động.
7
Bản đồ 1. Bản đồ VQG BD-NB
Nguồn: VQG Bidoup Núi Bà, 2014
VQG BD-NB có hệ sinh thái quan trọng đối với khu vực Tây Nguyên và
có nhiều loài động thực vật có ý nghĩa bảo tồn đối với quốc gia và quốc tế.
Nghiên cứu tổng hợp về một số giá trị sinh thái của Vườn quốc gia BD - NB
cho thấy giá trị hệ sinh thái ở đây ước tính ra giá trị tiền là khoảng 25.747 tỷ
đồng/năm. Tuy nhiên, ngân sách nhà nước do tỉnh Lâm Đồng cấp cho VQG
hàng năm còn khá khiêm tốn, năm 2014 tỉnh Lâm Đồng chi ngân sách cho
VQG chỉ khoảng 33,9 tỷ đồng. Như vậy, mặc dù nguồn ngân sách nhà nước
cấp cho VQG BD-NB tuy đóng vai trò quan trọng, nhưng còn thấp so với nhu
cầu nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên được giao.
Tỉnh Lâm Đồng có nhiều mục tiêu phát triển cần đầu tư nên nguồn ngân
sách cấp cho VQG BD-NB trong các năm qua chưa đáp ứng được các nhu
cầu bảo tồn và phát triển tại đây, nhất là khi số người đến làm ăn, kinh doanh
và du lịch tại tỉnh Lâm Đồng đang tăng nhanh. Do vậy, việc huy động thêm
các nguồn tài chính ngoài ngân sách là một lựa chọn có tính khả thi để tăng
thêm nguồn lực thực hiện nhiệm vụ bảo tồn thiên nhiên của VQG BD-NB.
Đồng thời, huy động thêm các nguồn tài chính cho công tác bảo tồn đa dạng
sinh học là một hướng ưu tiên trong kế hoạch tài chính của VQG.
Theo báo cáo tài chính năm 2014, VQG đã tự huy động các nguồn tài
chính khác ngoài ngân sách được 22,6 tỷ đồng/năm (2014), gồm:
8
- Chi trả dịch vụ môi trường rừng trên diện tích 42.547 ha là 17,3 tỷ
đồng.
- Dịch vụ du lịch sinh thái khoảng 0,4 tỷ đồng.
- Tiền thu từ khai thác lâm sản: 1,6 tỷ đồng.
- Ngoài ra, có hỗ trợ trực tiếp của một số dự án nước ngoài khác.
Tuy nhiên, do ngân sách nhà nước do UBND tỉnh Lâm Đồng cấp cho
VQG BD-NB hàng năm khó có điều kiện tăng thêm để đáp ứng nhu cầu bảo
tồn và phát triển của VQG BD-NB, nên việc huy động thêm các nguồn tài
chính ngoài ngân sách là một lựa chọn có tiềm năng.
Từ năm 2009, khi bắt đầu thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng, lãnh đạo VQG BD-NB đã nhận thấy chính sách này chưa được
thực hiện đầy đủ đối với tất cả diện tích rừng của VQG BD-NB. Từ đó đến
nay, VQG BD-NB đã nhiều lần có ý kiến đối với lãnh đạo và các cơ quan
chức năng tỉnh Lâm Đồng xem xét. Tuy nhiên, các kiến nghị chưa được thực
hiện do thiếu đề án có phân tích làm các căn cứ cụ thể.
Ngày 5/2/2013, Bộ TNMT đã có công văn gửi UBND tỉnh Lâm Đồng về
việc triển khai dự án ”Khắc phục trở ngại nhằm tăng cường hiệu quả quản lý
của các KBT ở Việt Nam” (Dự án PA) (số 430/BTNMT-TCMT) với đề nghị
thực hiện đề án thí điểm nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ rừng và bảo
tồn đa dạng sinh học thông qua các nguồn thu dịch vụ môi trường tại VQG
VQG BD-NB. Từ thời điểm đó, việc chuẩn bị xây dựng đề án để trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt đã được đẩy nhanh.
2. Các quy trình thủ tục đã trải qua khi xây dựng đề xuất các cơ chế
tài chính mới về tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ
hệ sinh thái tại VQG BD-NB được các cơ quan quản lý liên quan phê
chuẩn để thực hiện các cơ chế tài chính đề xuất
2.1. Các bước xây dựng đề xuất cơ chế tài chính mới
Quá trình xây dựng đề xuất cơ chế tài chính mới, cụ thể là Đề án ”Tăng
nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ hệ sinh thái tại VQG BDNB” được triển khai qua 03 giai đoạn chính là: xây dựng đề án, xem xét phê
duyệt và thực hiện đề án.
- Giai đoạn xây dựng đề án: được bắt đầu từ khi Bộ TNMT có công văn
gửi UBND tỉnh Lâm Đồng tới khi VQG BD-NB trình dự thảo đề án lên
UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét phê duyệt. Giai đoạn này kéo dài khoảng 18
tháng, từ tháng 2/2013 đến tháng 8/2014.
- Giai đoạn thẩm định, phê duyệt đề án: được bắt đầu từ khi UBND tỉnh
Lâm Đồng nhận được bản dự thảo đề án cho tới khi bản đề án được UBND
tỉnh Lâm Đồng đồng ý phê duyệt cho thực hiện. Trong giai đoạn này, UBND
tỉnh Lâm Đồng đã xem xét bản dự thảo đề án và ý kiến của các cơ quan quản
9
lý có liên quan trước khi phê duyệt. Giai đoạn này kéo dài 04 tháng, từ tháng
8/2014 đến tháng 11/2014.
- Giai đoạn thực hiện đề án: được bắt đầu từ khi bản đề án được UBND
tỉnh Lâm Đồng phê duyệt cho tới khi đề án được thực hiện trên thực tế và
tổng kết rút kinh nghiệm. Giai đoạn này kéo dài 14 tháng, từ tháng 11/2014
đến tháng 12/2015.
Quá trình thực hiện tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch
vụ hệ sinh thái tại VQG BD-NB được hoàn thành trong thời gian từ tháng
2/2013 đến tháng 12/2015, tổng cộng là 46 tháng, với sự tham gia của nhiều
cơ quan có liên quan tại tỉnh Lâm Đồng.
2.2. Quy trình thực hiện các bước cụ thể từ khi chuẩn bị dự thảo đề án
cho đến khi thực hiện tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ
hệ sinh thái tại VQG BD-NB.
Các quy trình cụ thể thực hiện Đề án qua 03 giai đoạn, cụ thể theo các
bước như sau:
2.2.1. Giai đoạn xây dựng đề án
Giai đoạn xây dựng đề án bắt đầu từ khi Bộ TNMT có công văn gửi
UBND tỉnh Lâm Đồng tới khi VQG BD-NB trình dự thảo đề án lên UBND
tỉnh Lâm Đồng xem xét phê duyệt. Giai đoạn này kéo dài 18 tháng, từ 2/2013
đến 8/2014, bao gồm các bước chính với các thủ tục như sau:
Bước 1: Đạt được sự nhất trí cho xây dựng đề án
Xin phép để cấp có thẩm quyền đồng ý cho xây dựng đề án tăng nguồn
thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ hệ sinh thái tại VQG BD-NB là
bước thủ tục đầu tiên trong quá trình xây dựng đề án này.
Việc xây dựng đề án tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số
dịch vụ hệ sinh thái tại VQG BD-NB cần được UBND tỉnh Lâm Đồng cho
phép vì VQG BD-NB là đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh
quản lý. Do vậy, các vấn đề liên quan đến quy chế quản lý, hoạt động của
VQG này đều do UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định.
Từ trước 2/2013, qua những trao đổi với nhiều cơ quan hữu quan, ý kiến
của VQG BD-NB về tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ
hệ sinh thái tại VQG BD-NB nhằm tăng nguồn tài chính cho bảo tồn đa dạng
sinh học đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét và quyết định hỗ trợ.
Các thủ tục đã được thực hiện theo trình tự thời gian như sau:
(1)
Bộ TNMT đã có Công văn (số 430/BTNMT-TCMT ngày
5/2/2013) gửi UBND tỉnh Lâm Đồng về triển khai dự án Khắc phục trở ngại
nhằm tăng cường hiệu quả quản lý của các KBT ở Việt Nam với nội dung cụ
thể là đề nghị lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đồng ý cho phép thực hiện đề án thí
10
điểm nâng cao hiệu quả của công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học
thông qua các nguồn thu dịch vụ môi trường tại VQG BD-NB.
(2)
Sau gần 3 tháng kể từ khi có Công văn của Bộ TNMT, ngày
15/5/2013 UBND tỉnh Lâm Đồng đã có Văn bản số 2564/UBND-LĐ trả lời
Bộ TNMT về việc đồng ý cho phép VQG BD-NB thực hiện thí điểm dự án
PA, đồng thời UBND tỉnh Lâm Đồng giao nhiệm vụ cho VQG BD-NB chuẩn
bị đề án trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
Bước 2: Xây dựng dự thảo đề án
Sau khí có ý kiến của UBND tỉnh Lâm Đồng, VQG BD-NB đã chủ động
chuẩn bị và xây dựng đề án để trình UBND tỉnh xem xét. Các bước thủ tục
chính đã thực hiện như sau:
(3)
Trong thời gian từ tháng 5/2013 đến tháng 11/2013, VQG BDNB đã chuẩn bị các thủ tục để tiếp nhận và xây dựng đề án như: thống nhất
với Bộ TNMT về kế hoạch và hợp đồng hỗ trợ xây dựng đề án; báo cáo Sở
Tài chính và UBND tỉnh Lâm Đồng về quy chế tiếp nhận và sử dụng nguồn
dự án hỗ trợ; chuẩn bị và thuê tư vấn xây dựng đề án.
(4)
Sau khi hoàn tất các thủ tục tiếp nhận hỗ trợ từ dự án PA, từ
tháng 11/2013 đến tháng 8/2014, VQG BD-NB khẩn trương nghiên cứu và
xây dựng đề án với các thủ tục sau:
- Bố trí phân công nhiệm vụ cho các cán bộ VQG tham gia đề án. Trong
quá trình này VQG đã phân công 08 cán bộ của VQG tham gia xây dựng đề
án, trong đó: 02 cán bộ trong Ban giám đốc, 02 cán bộ của Phòng tài vụ, 04
cán bộ của Trung tâm nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới (ICTHER) và Trung
tâm du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường (CEEE);
- Thương thảo, lựa chọn và ký hợp đồng tư vấn với các chuyên gia tư
vấn để hỗ trợ xây dựng đề án; tới tháng 03/2014, đã hoàn thành việc ký hợp
dịch vụ đồng tư vấn với các chuyên gia xây dựng Đề án;
- Khi có sự hỗ trợ của các tư vấn, từ tháng 3/2014 đến tháng 6/2014,
VQG BD-NB đã tổ chức các hoạt động xây dựng đề án như: kế hoạch hoạt
động, đề cương Đề án, tổ chức đi khảo sát, tham vấn các đơn vị liên quan như
các phòng, Trung tâm của VQG BD-NB, chính quyền và người dân các xã
vùng đệm, các cơ quan quản lý có liên quan như Sở NNPTNT, Sở TC, Sở
VHTTDL…, dự thảo Báo cáo “Đánh giá cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn
về quản lý và sử dụng nguồn thu từ chi trả DVMTR (nguồn nước)”; nguồn
thu từ du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học. Tổ chức một số cuộc tọa đàm
khoa học về các cơ hội tăng nguồn tài chính cho VQG BD-NB. Tại các cuộc
họp này đã có hàng chục đại biểu từ các sở ban ngành liên quan tại Đà Lạt
tham dự.
11
- Từ tháng 6 đến tháng 7/2014, VQG BD-NB tổ chức 03 Hội thảo lấy ý
kiến vào dự thảo đề án; đã tổ chức Hội thảo với các cơ quan quản lý cấp tỉnh,
với các nhà khoa học. Các cuộc hội thảo này đã giúp cho các bên liên quan
hiểu rõ hơn về đóng góp của VQG đối với phát triển của tỉnh Lâm Đồng, yêu
cầu và nhu cầu tài chính của VQG để thực hiện các nhiệm vụ được giao, các
cơ chế tài chính hiện nay đối với VQG, các cơ hội và khả năng huy động
thêm các nguồn tài chính để nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn thiên nhiên
của VQG. Từ đó, tạo sự ủng hộ trong quá trình xem xét phê duyệt đề án sau
này.
- Hoàn chính dự thảo đề án: VQG BD-NB và các chuyên gia tư vấn đã
tiếp thu các ý kiến từ các hội thảo để hoàn thành dự thảo đề án. Đến 8/2014,
VQG BD-NB hoàn chỉnh dự thảo lần thứ 3 bản đề án “Tăng nguồn thu và sử
dụng nguồn thu từ một số dịch vụ hệ sinh thái tại VQG Bidup- Núi Bà”.
Bước 3: Trình dự thảo đề án lên UBND tỉnh xem xét phê duyệt
(5)
Ngày 22/8/2014, VQG BD-NB có Tờ trình số 23/TTr-VQG đề
nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét phê duyệt Đề án “Tăng nguồn thu và sử
dụng nguồn thu từ một số dịch vụ hệ sinh thái tại VQG Bidup- Núi Bà”. Tờ
trình kèm theo dự thảo để án đã được gửi tới UBND tỉnh Lâm Đồng, đồng
gửi tới Sở NNPTNT, Sở TC, Sở KHĐT tỉnh Lâm Đồng. Nội dung chính của
Tờ trình gồm yêu cầu điều chỉnh 5 nguồn thu và quản lý sử dụng các nguồn
thu này:
Thu từ dịch vụ môi trường rừng đối với 50 nghìn ha rừng của
VQG giao khoán bảo vệ cho người dân quản lý bảo vệ và 14,2 nghìn ha rừng
do VQG quản lý bảo vệ.
Thu từ dịch vụ du lịch sinh thái: đề xuất tăng mức thu phí tham
quan từ 20.000 lên 40.000 đồng/người/lượt; thu từ các dịch vụ gia tăng;
-
Tăng thu từ liên doanh liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng;
Thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học: mức thu do VQG
BD-NB quyết định.
-
Thu từ lâm sản tận thu.
2.2.2.Giai đoạn xem xét phê duyệt đề án
Trên cơ sở Tờ trình của VQG BD-NB, các cơ quan quản lý của Tỉnh
Lâm Đồng bắt đầu xem xét dự thảo đề án để phê duyệt theo quy trình gồm
các bước sau:
Bước 4. Thẩm định dự thảo đề án.
(6)
Ngày 25/8/2014, UBND tỉnh Lâm Đồng có Văn bản số
4402/UBND-LĐ giao Sở Tài chính nhiệm vụ nghiên cứu các đề xuất trong
dự thảo Đề án tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ hệ sinh
12
thái tại VQG Bidup- Núi Bà, gồm: (1) Nghiên cứu đề án; (2) phối hợp với
các cơ quan liên quan đễ góp ý đề án và (3) báo cáo đề xuất với UBND tỉnh
về đề án. Công văn yêu cầu Sở TC chủ trì, phối hợp với các cơ sở liên quan
nghiên cứu nội dung đề xuất của VQG BD-NB, thống nhất ý kiến trình
UBND tỉnh trước ngày 15/9/2014. Công văn này được đồng gửi Sở NNPTNT, Sở KH-ĐT, Sở VH TT & DL, Sở TNMT.
(7)
Trong tháng 8 và tháng 9 năm 2014, Sở Tài chính tỉnh Lâm
Đồng đã tổ chức nghiên cứu dự thảo đề án như sau:
- Phân công bố trí cán bộ của Sở TC nghiên cứu cụ thể các nội dung của
đề án, đối chiếu với các quy định hiện hành.
- Gửi công văn đề nghị các cơ quan liên quan cho ý kiến vào dự thảo đề
án.
- Tổ chức hội thảo để VQG BD-NB trình bày và trao đổi thêm về các
nội dung trong đề án.
- Trao đổi ý kiến với các cơ quan như NNPTNT, Sở KH-ĐT, Sở VH TT
& DL, Sở TNMT về dự thảo đề án.
- Hoàn chỉnh báo cáo thẩm định đề án.
Bước 5. Xem xét phê duyệt đề án
(8)
Sau khi xem xét dự thảo Đề án, tới ngày 1/10/2014, Sở Tài
chính tỉnh Lâm Đồng có Văn bản số 2579/STC-HCSN trình UBND tỉnh Lâm
Đồng, đồng thời gửi VQG BD-NB về Đề án tăng nguồn thu và sử dụng
nguồn thu từ một số dịch vụ hệ sinh thái tại VQG BD-NB. Nội dung tờ trình
của Sở TC đã làm rõ thêm và đồng ý với các nội dung trong dự thảo đề án
của VQG, đồng thời đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét phê duyệt đề án
này.
(9)
Trong tháng 10/2014. UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét báo cáo
thẩm định của Sở Tài chính, tham khảo thêm ý kiến các cán bộ UBND, các
chuyên gia và một số cơ quan liên quan như Sở NNPTNT, Sở TNMT, trước
khi ký quyết định phê duyệt Đề án.
(10)
Ngày 6/11/2014, UBND tỉnh Lâm Đồng có Quyết định số
2393/QĐ-UBND về Phê duyệt Đề án tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ
một số dịch vụ hệ sinh thái tại VQG Bidup- Núi Bà. Quyết định gửi: Bộ
NNPTNT, Bộ TNMT. Chỉ tịch và các PCT tỉnh Lâm Đồng, Sở NN-PTNT,
TNMT, TC, KHĐT, KHCN, Nội Vụ, UBND các huyện Lạc Dương, Đam
Rông, VQG BD-NB. Quyết định nêu rõ một số nội dung chính như sau:
Mục tiêu: tăng nguồn thu (ngoài ngân sách) và giảm chi ngân sách
nhà nước;
-
Thời gian thực hiện: từ 01/2015 đến 12/2015;
13
-
Giao VQG BD-NB triển khai đề án;
Các Sở NNPTNT, TC chủ trì phối hợp hướng dẫn, kiểm tra thực
hiện đề án;
Quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt đề án là cơ sở pháp lý
quan trọng để VQG BD-NB làm việc với các cơ quan hữu quan trong việc
giải quyết các vấn đề liên quan để thực hiện đề án trên thực tế.
2.2.3.Giai đoạn triển khai thực hiện đề án
Bước 6. VQG BD-NB tổ chức triển khai đề án theo Quyết định của
UBND tỉnh Lâm Đồng:
(11)
Ngay sau khi có quyết định phê duyệt Đề án của UBND tỉnh
Lâm Đồng, VQG BD-NB tiến hành các hoạt động từ tháng 11/2014 đến
6/2015 để triển khai đề án trên thực tế như:
- Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan khác như Sở NN-PTNT,
Quỹ BVPT rừng tỉnh Lâm Đồng về chi trả dịch vụ môi trường rừng theo đề
xuất trong Đề án.
- Cho tới nay, tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các diện tích
rừng mà VQG giao khoán bảo vệ cho hộ dân vẫn đang được tiếp tục chi trả
mỗi quỹ 01 lần theo quy định chung;
- Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với diện tích rừng do VQG
quản lý vẫn đang trong quá trình trao đổi để thực hiện, chưa có quyết định
cuối cùng. VQG BD-NB đã liên tục làm việc với Sở TC, NN-PTNT và Quỹ
BVPT rừng, Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng để giải quyết các thủ tục chi trả tiền.
Hiện nay, VQG BD-NB đang hoàn chỉnh Kế hoạch sử dụng tiền chi trả dịch
vụ môi trường rừng gửi các cơ quan liên quan. Dự kiến tới Quý III năm 2015,
VQG BD-NB sẽ bắt đầu nhận được tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Bảng 1 Tiến độ thực hiện các nôi dung trong Đề án
Nội
dung Đề
án
Đề xuất của VQG
BD-NB
8/2014
Phê duyệt
Tiến độ đến
của UBND
6/2015
tỉnh Lâm
Đồng
11/2-14
Thu từ
Thu từ dịch vụ môi
Theo NĐ
- Diện tích
dịch vụ trường rừng đối với
99/2010/ NDrừng giao
môi
50 ngàn ha giao khoán CP và TT
khoán cho
trường
cho người dân quản lý liên tịch
hộ dân đã
rừng đối bảo vệ và 14,2 nghìn 62/2012 ngày
được chi trả
với tất
ha rừng do VQG quản 16/11/2012
- Xây dựng
cả các
lý bảo vệ.
của Bộ NNKế hoạch sử
14
Ghi chú
UBND
tỉnh Lâm
Đồng
quy định
quản lý
và sử
dụng lợi
Nội
dung Đề
án
Đề xuất của VQG
BD-NB
8/2014
diện tích
rừng
nằm
trong
diện
được chi
trả của
VQG
BD-NB
Thu từ
- Phí tham quan
dịch vụ
40.000
du lịch
đồng/người/lượt;
sinh thái - Thu từ các dịch vụ
gia tăng du lịch bảo
đảm bù đắp chi phí;
- Thu từ liên doanh
liên kết hoặc cho
thuê môi trường
rừng theo QĐ
Phê duyệt
của UBND
tỉnh Lâm
Đồng
11/2-14
PTNT và Bộ
TC hướng
dẫn cơ chế
quản lý chi
trả DV MTR
đối với phần
diện tích
thiếu biên chế
quản lý theo
định mức của
Nhà nước
(chi trả tiền
DV MTR đới
với diện tích
rừng mà
VQG chưa có
đủ biên chế
để quản lý;
các diện tích
đã có biên
chế quản lý
thì không
được hưởng
chi trả DV
MTR vì cán
bộ đã được
hưởng chi từ
ngân sách)
- Phí tham
quan theo
QĐ
52/2014 của
UBND tỉnh
Lâm Đồng
- Thu từ dịch
vụ du lịch
- Thu từ thuê
môi trường
15
Tiến độ đến
6/2015
Ghi chú
dụng tiền
Chi trả DV
MTR
- Làm việc
với Sở NV
về biên chế
của VQG
- Làm việc
với Sở NNPTNT, TC,
NV về diện
tích thiếu
biên chế của
VQG
nhuận
sau thuế:
- 25% bổ
sung
vốn đầu
tư thay
thế
phần
vốn
ngân
sách
nhà
nước
- 75%
còn lại
chi cho
người
lao
động,
hỗ trợ
phát
triển
cộng
đồng,
du lịch
sinh
thái,
quỹ dự
phòng
- Phí tham
quan đang
thực hiện
theo QĐ
UBND tỉnh.
- Đang tìm
đối tác liên
doanh, hoặc
thuê môi
Nội
dung Đề
án
Thu từ
các hoạt
động
nghiên
cứu
khoa
học.
Thu từ
các
nguồn
hỗ trợ
cho
VQG
Thu từ
lâm sản
tận thu
Đề xuất của VQG
BD-NB
8/2014
Phê duyệt
Tiến độ đến
của UBND
6/2015
tỉnh Lâm
Đồng
11/2-14
2675/QĐ-UBND
rừng theo
trường rừng
26/12/2012;
quy định
của cơ quan
có thẩm
quyền
Mức thu do VQG BD- Thu từ các
Đang triển
NB quyết định.
hoạt động
khai
nghiên cứu
khoa học
Dự án, tài trợ, hỗ trợ
Thu từ các
nguồn hợp
pháp khác
HĐ đấu giá tỉnh Lâm
Đồng phê duyệt
Không đề cập Chưa đề cập
Ghi chú
Đang tiến
hành
Các phân tích mô tả trên cho thấy quá trình xây dựng, phê duyệt và đưa
vào áp dụng cơ chế tài chính mới về tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ
một số dịch vụ hệ sinh thái tại VQG BD-NB đã trải qua 3 giai đoạn với nhiều
bước quy trình thủ tục, kéo dài từ tháng 2/2013 đến 12/2015. Trong đó, giai
đoạn chuẩn bị và phê duyệt đề án là từ 2/2013 đến 11/2914; giai đoạn thí
điểm áp dụng cơ chế mới này đang được triển khai từ 11/2014 và sẽ tổng kết
vào tháng 12/2015.
Quy trình thực hiện đề án tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một
số dịch vụ hệ sinh thái tại VQG BD-NB được mô tả tóm tắt theo Sơ đồ ở
dưới đây.
Các mô tả ở đây chỉ trình bày các mối quan hệ chính; một số bước như
các cuộc gặp, các trao đổi cá nhân, giải trình bổ sung khác giữa VQG BD-NB
với các đối tác trong quá trình xây dựng đề án không được mô tả trong Sơ đồ
này vì quá chi tiết.
16
17
Sơ đồ 1. Sơ đồ Tóm tắt Quy trình thủ tục thực hiện cơ chế tài chính mới về Tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ
một số dịch vụ hệ sinh thái tại VQG BD-NB, tỉnh Lâm Đồng
Ghi chú
Bộ TNMT gửi đề xuất
tới UBND tỉnh Lâm
Đồng
2. UBND tỉnh Lâm Đồng
chấp thuận đồng ý thí
điểm đề án
3. VQG BD-NB cùng
Nhóm tư vấn dự thảo
đề cương Đề án
4. Tư vấn tham vấn các
đơn vị liên quan để XD
dự thảo Đề án
5. VQG tham vấn với các
cơ quan quản lý cấp
tỉnh
6. Trình dự thảo Đề án
lên UBND tỉnh
7. UBND tỉnh giao Sở
TC thẩm định đề án
8. Sở TC lấy ý kiến các
sở liên quan
9. Sở TC trình báo cáo
thẩm định lên UBND
tỉnh
10. UBND tỉnh tham khảo
ý kiến cán bộ chuyên
môn
11. UBND tỉnh phê duyệt
đề án
12. VQG BD-NB làm việc
với Sở TC, NNPTNT ,
NV để cụ thể hóa các
quy chế thực hiện đề
án
1.
Bộ TNMT
1
2
UBND
tỉnh Lâm Đồng
9
10
7
Quỹ BVPT rừng
Sở NNPTNT
Sở Tài chính
2
6
8
11
Sở TNMT, Sở
VHTTDL
Sở Nội Vụ
12
UBND huyện Lạc
Dương, Đam Rông
5
VQG BD-NB
4
Tham vấn các bên liên
quan trong tỉnh Lâm Đồng
để XD dự thảo Đề án
3
Nhóm Tư vấn
18
2.3. Những thuận lợi, khó khăn hạn chế về thủ tục, quy trình khi
xây dựng và thực hiện cơ chế tài chính mới được phê duyệt.
Trong quá trình xây dựng, phê duyệt và triển khai cơ chế tài chính mới,
VQG BD-NB đã đạt được các mốc quan trọng là được UBND tỉnh Lâm
Đồng ra quyết định đồng ý thực hiện Đề án, chỉ đạo các ngành cùng tham gia
hỗ trợ.
Để đạt kết quả tính tới thời điểm này (6/2015), VQG BD-NB đã trải qua
nhiều thủ tục và quy trình khác nhau, với những thuận lợi và khó khăn chính
như sau:
2.3.1.Nguồn nhân lực.
Trong quá trình xây dựng đề án tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ
một số dịch vụ hệ sinh thái tại VQG BD-NB, nguồn nhân lực có trình độ là
một yếu tố quan trọng.
- Thuận lợi: (i) Các cán bộ của VQG BD-NB am hiểu thực tiễn và tình
hình địa phương; có quan hệ tốt với các cơ quan quản lý trong tỉnh; Các cán
bộ lãnh đạo VQG có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý của tỉnh
nên thuận tiện cho việc chia sẻ thông tin và trao đổi tham vấn. (ii) Một số cán
bộ của các cơ quan quản lý tỉnh Lâm Đồng quan tâm tới công tác bảo tồn và
bảo vệ thiên nhiên của VQG BD-NB. (iii) Các chuyên gia tư vấn có trình độ
phân tích và xây dựng đề án có cơ sở khoa học, có tính thuyết phục.
- Khó khăn: (i) VQG BD-NB không có cán bộ chuyên trách xây dựng
đề án nên phải bố trí các cán bộ chuyên môn, vừa phải đảm nhiệm công tác
chuyên môn, vừa tham gia làm đề án nên thời gian bố trí là đề án rất hạn hẹp;
(ii) Các chuyên gia tư vấn tuy có trình độ kỹ năng phân tích cao, nhưng thiếu
am hiểu về quy trình và thủ tục quản lý trong các cơ quan nhà nước tỉnh Lâm
Đồng – nhất là trong quá trình gửi dự thảo đề án, giải trình đề án - nên ít giúp
được trong quá trình liên hệ với các cơ quan này để trình và phê duyệt đề án.
(iii) Cơ chế tài chính mới đề xuất trong đề án có cách tiếp cận tổng hợp, mới
mẻ, có nhiều nội dung mới, nên có một số cán bộ của các cơ quan quản lý có
liên quan – nhất là các cán bộ mới được phân công phụ trách vấn đề của Sở
NNPTNT hay VP UBND tỉnh Lâm Đồng chưa nắm bắt và thực sự hiểu rõ
các vấn đề, từ đó thời gian xem xét, giải trình, giải quyết một vấn đề thường
kéo dài hơn dự kiến.
2.3.2.Về tài chính thực hiện đề án
Việc chi phí xây dựng đề án, tổ chức các hội thảo hay cuộc họp để xét
duyệt, in ấn, đi lại từ VQG BD-NB tới các cơ quan hữu quan của tỉnh Lâm
Đồng cần có nguồn kinh phí khá lớn.
19
- Thuận lợi: mặc dù VQG BD-NB và tỉnh Lâm Đồng không có nguồn
tài chính cho việc xây dựng và thực hiện đề án này, nhưng đã được dự án PA
của Bộ TNMT hỗ trợ. Đây là nhân tố quan trọng để đẩy nhanh tiến độ xây
dựng đề án với các đề xuất đổi mới cơ chế tài chính đối với VQG BD-NB mà
trước đây chưa thực hiện được. Việc sử dụng ngân sách dự án hỗ trợ không
phải qua nhiều thủ tục hành chính như đối với ngân sách nhà nước nên việc
giải ngân được thuận lợi, nhanh chóng.
- Hạn chế và khó khăn. (i) Về tài chính thực hiện đề án. Đây là đề án hỗ
trợ dự án PA nên các quy trình thủ tục về quản lý tài chính khác với quản lý
tài chính của VQG BD-NB, do vậy VQG BD-NB phải giành nhiều thời gian
ban đầu để tìm hiểu, giải trình với các cơ quan và thực hiện các yêu cầu về tài
chính dự án như lưu giữ chứng từ, thống kê sổ sách, báo cáo tài chính theo
mẫu của dự án. (ii) Về nội dung đề xuất cơ chế tài chính của đề án. Các nội
dung đề xuất của đề án về cơ chế tài chính mới là vấn đề nhạy cảm, liên quan
một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc điều hành ngân sách của tỉnh Lâm
Đồng nên cần có cơ sở pháp lý và khoa học rõ ràng, cần có nhiều thời gian để
trình bày và giải trình cụ thể trên văn bản, trong các cuộc họp và trong cả
cuộc trao đổi tham vấn cá nhân, cung cấp các cơ sở pháp quy cụ thể và kịp
thời cho các cán bộ liên quan của các cơ quan quản lý.
2.3.3.Về cơ chế tổ chức xây dựng và thực hiện đề án.
VQG BD-NB là một đơn vị sự nghiệp do Nhà nước thành lập, do đó
VQG BD-NB không có thẩm quyền tự quyết định cơ chế tài chính cho mình,
mà phải do UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét và quyết định.
- Thuận lợi: VQG BD-NB đã được thành lập và hoạt động từ 2004 tới
nay nên tổ chức đã đi vào ổn định; việc thực hiện thêm đề án không làm ảnh
hưởng tới hoạt động thường xuyên của VQG. VQG BD-NB là đơn vị trực
thuộc UBND tỉnh Lâm Đồng và có quan hệ tốt, chặt chẽ với các cơ quan
quản lý cấp tỉnh như Sở Tài chính, Sở NNPTNT, Sở TNMT… nên thuận lợi
trong việc bố trí liên hệ làm việc, gặp gỡ, chia sẻ thông tin về Đề án và bàn
bạc các vấn đề để đi tới thống nhất.
- Khó khăn, hạn chế: VQG BD-NB là một đơn vị sự nghiệp của tỉnh
Lâm Đồng, chức năng nhiệm vụ có ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển của
tỉnh, nhưng các vấn đề đề xuất chưa được coi là ưu tiên khẩn cấp đối với phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Do vậy, các vấn đề đề xuất trong Đề án chưa
được các cơ quan quản lý thật sự quan tâm như đối với các ngành khác như
giáo dục, y tế; Nếu không có sự phối hợp chặt chẽ và liên tục trong quá trình
xây dựng đề án thì việc giải quyết có thể kéo dài hơn nữa.
20
2.3.4. Về cơ chế tài chính mới đề xuất
Do điều kiện thực tế tại địa phương, việc quản lý nhà nước các nguồn
thu, chi tài chính trong và ngoài ngân sách nhà nước cần được các cơ quan
quản lý cân nhắc kỹ trước khi quyết định.
- Thuận lợi: 02 trong 05 đề xuất cơ chế tài chính mới về chi trả dịch vụ
môi trường rừng và phí tham quan đã có văn bản pháp quy và quyết định của
nhà nước và của tỉnh nên quá trình triển khai chỉ tập trung vào việc áp dụng
và điều chỉnh cho phù hợp, thuận tiện cho quá trình giải trình và đề xuất;
- Khó khăn: Trong một đề án, đề xuất một cơ chế tài chính mới đã là
khó, nhưng đề xuất 05 nội dung đổi mới tài chính nên càng khó khăn khi xem
xét và giải trình; 03 trong 05 đề xuất mới chưa có các chính sách và quy định
cụ thể như nguồn thu về nghiên cứu khoa học, cho thuê môi trường rừng, tận
thu lâm sản nên phải cần nhiều thời gian hơn để giải trình, trao đổi, xem xét
để vận dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương, nhưng được nhiều cơ quan
quản lý ủng hộ. Tuy nhiên, VQG BD-NB kiên trì cách tiếp cận tổng hợp nên
có cách giải quyết hợp lý từng bước với các cơ quan quản lý. Mặc dù Quyết
định của UBND tỉnh mới dừng ở mức định hướng, chưa thật cụ thể như Đề
án, nhưng là một dấu mốc quan trọng để sau khi có quyết định phê duyêt,
VQG BD-NB có cơ sở tiếp tục làm việc với các cơ quan hữu quan để xây
dựng và trình phê duyệt thêm các quy chế cụ thể.
2.4.Các giải pháp khắc phục khó khăn
Mặc dù đã và đang gặp một số khó khăn trong quá trình xây dựng và
thực hiện Đề án tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ hệ
sinh thái tại VQG Bidup- Núi Bà, nhưng VQG BD-NB đã cố gắng tìm kiếm
các giải pháp và sáng kiến để giải quyết các khó khăn.
2.4.1.Nguồn nhân lực.
- Cử các cán bộ có trình độ của VQG BD-NB đứng ra phụ trách đề án;
các lãnh đạo VQG BD-NB ưu tiên giành nhiều thời gian để thực hiện cho đề
án.
- Tăng cường phối hợp giữa cán bộ VQG BD-NB với các chuyên gia tư
vấn để bảo đảm chất lượng dự thảo đề án.
- Duy trì chặt chẽ mối quan hệ, thông tin liên tục giữa VQG BD-NB với
các cơ quan quản lý có liên quan của tỉnh Lâm Đồng để chia sẻ thông tin về
đề án, các nội dung đề án, từ đó nâng cao hiểu biết, và tranh thủ sự ủng hộ đề
án ngày từ đầu.
2.4.2. Về tài chính đề án
- Kịp thời báo cáo về tài chính dự án với các cơ quan quản lý để được
chấp nhận; Bảo đảm tính minh bạch trong quá trình quản lý nguồn hỗ trợ của
dự án.
21
- Xây dựng các căn cứ khoa học có tính thực tiễn, pháp lý để thuyết trình
và xin phê chuẩn cơ chế tài chính mới. Các phân tích trong đề án về cơ chế
tài chính mới tỏ ra có sức thuyết phục cao.
2.4.3. Về cơ chế tổ chức xây dựng và thực hiện đề án.
- Nhóm công tác của VQG BD-NB và nhóm chuyên gia tư vấn có sự
phối hợp công tác tốt, có kế hoạch hoạt động cụ thể để đạt các mốc yêu cầu
đề ra trong quá trình xây dựng đề án.
- VQG BD-NB phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính, Sở NNPTNT và Sở
TNMT trong quá trình xây dựng và phê duyệt đề án, bảo đảm các thông tin
chính xác, đầy đủ để UBND tỉnh Lâm Đồng quyết định.
2.4.4. Về cơ chế tài chính mới đề xuất.
- Thu từ dịch vụ môi trường rừng đối với 14,2 nghìn ha rừng do VQG
quản lý bảo vệ. Hiện nay, VQG BD-NB đang khẩn trương làm việc với Sở
Tài chính, NNPTNT và Nội vụ, tỉnh Lâm Đồng để thực hiện Nghị định số
99/2010/NĐ-CP của Chính phủ theo hướng tăng thêm nguồn thu này cho
VQH BD-NB như phân tích và đề xuất trong Đề án đã được UBND tỉnh phê
duyệt.
- Thu từ dịch vụ du lịch sinh thái: VQG BD-NB thực hiện Quyết định
số 52/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng về mức thu phí vào cổng;
Quy chế và mức thu và giá các dịch vụ du lịch sinh thái trong VQG đang
được cụ thể hóa để Sở Tài chính Lâm Đồng phê duyệt. VQG BD-NB tăng
cường tuyên truyền quản bá để thu hút nhiều hơn số khách du lịch tới VQG.
- Thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học: tiếp tục thực hiện và trình
Sở Tài chính xem xét và cho phép VQG BD-NB được quyết định mức thu.
- Thu từ các nguồn hỗ trợ cho VQG: về nguyên tắc đã được UBND tỉnh
đồng ý, VQG BD-NB đang vận động tìm các nguồn thu.
3. Bài học kinh nghiệm trong thực hiện cơ chế tài chính mới
3.1. Nguồn tài chính được phép thực hiện đã tăng hay thay đổi so với
trước đây như thế nào
Các nguồn lực tài chính không nằm trong ngân sách Nhà nước mà
UBND tỉnh Lâm Đồng cấp cho VQG BD-NB hàng năm và được VQG BDNB đề xuất trong đề án này sẽ đem lại thêm nguồn thu cho VQG BD-NB từ 3
đến 4 tỷ đồng/năm, gồm:
- Chi trả trả dịch vụ môi trường rừng. Từ năm 2009, VQG BD-NB đã
nhận và thực hiện nhiệm vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng. Năm 2014, diện
tích rừng được tính chi trả dịch vụ môi trường rừng của VQG BD-NB là
65.178 ha. Tuy nhiên, chỉ có 42.467 ha rừng đang giao khoán bảo vệ cho
1.197 hộ dân và 05 đơn vị tập thể được thanh toán tiền chi trả dịch vụ môi
22
trường rừng. Còn lại 14.271 ha rừng do VQG tự quản lý bảo vệ chưa được
chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng với lý do VQG BD-NB đã được cấp
ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, cần thấy rõ là tiền chi trả dịch vu môi trường
rừng là do các Công ty kinh doanh chi trả, không phải là nguồn ngân sách
nhà nước. Năm 2013, đã thu 13.455 triệu đồng; năm 2014 thu 19.086 triệu
đồng. Dự kiến năm 2015 khi thực hiện cơ chế mới sẽ thu 22.000 triệu đồng,
trong đó có 3.000 triệu đồng là khoản tăng thêm. Đề án đề xuất UBND tỉnh
Lâm Đồng cho phép VQG BD-NB được hưởng số tiền này, khoảng 3 tỷ
đồng/năm.
- Tiền thu về dịch vụ du lịch sinh thái: số khách du lịch đến VQG BDNB tăng từ 1.872 người (34% khách quốc tế) năm 2012 lên 3.440 người
(45% khách quốc tế) trong 6 tháng đầu năm 2014. Trung tâm Du lịch sinh
thái và Giáo dục môi trường trực thuộc Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà tổ
chức thu tiền dịch vụ du lịch trong VQG. Năm 2012 thu 115 triệu đồng; Năm
2013 thu 224 triệu đồng; Năm 2014 thu khoảng 260 triệu đồng; Trong 6
tháng đầu năm 2015 đã đón 3.188 khách, và 6 tháng cuối năm dự kiến đón
4.800 khách. Doanh thu 2015 ước đạt 300 triệu đồng, trong đó có khoảng 100
triệu đồng tăng thêm do thực hiện cơ chế mới. Ngoài ra, Đề án còn đề xuất
một số khu vực thực hiện phát triển du lịch sinh thái theo cơ chế chính sách
cho thuê rừng, thuê môi trường rừng, đã được UBND tỉnh Lâm Đồng phê
duyệt, là 17.870 ha. Hiện nay, có hai công ty được cấp phép hoạt động du
lịch trong Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà là Công ty cổ phần Du lịch Lâm
Đồng và Công ty cổ phần Thung Lũng Vàng. Hàng năm, doanh thu của các
khu du lịch lên đến hàng chục tỷ đồng. Các công ty thực hiện nghĩa vụ thuế
với Nhà nước và 2% phí dịch vụ môi trường rừng với Quỹ bảo vệ và phát
triển rừng tỉnh Lâm Đồng. Công ty không phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp
cho bảo tồn Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Hiện nay VQG BD-NB đang
vận động để mở rộng hợp tác với các đơn vị khác.Tuy nhiên, cho đến nay
chưa có doanh nghiệp mới nào đến làm việc về thuê rừng hoặc hợp tác để
kinh doanh du lịch do môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, cơ chế hợp tác chưa
rõ ràng, thủ tục hành chính chưa được cải thiện. Đề án thí điểm đề nghị các
giải pháp tăng nguồn tài chính cho VQG BD-NB gồm điều chỉnh phí dịch vụ
du lịch sinh thái và cho thuê môi trường rừng. Dự tính doanh thu sẽ đạt 1,6 tỷ
đồng năm, trong đó 1,2 tỷ đồng từ cho thuê môi trường rừng và tăng thêm 0,4
tỷ đồng/năm từ dịch vụ du lịch sinh thái (từ mức 0,3 tỷ đồng năm 2014 lên
0,7 tỷ đồng năm 2017).
- Thu về dịch vụ hoạt động nghiên cứu khoa học: hiện nay, có nhiều tổ
chức đã và đang tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học tại VQG BDNB. Tuy nhiên, cơ chế thu tiền dịch vụ này chủ yếu dựa trên thỏa thuận giữa
VQG BD-NB với các bên liên quan. Năm 2014 thu 700 triệu đồng từ các
hoạt động như: xây dựng nhà nuôi cấy mô từ nguồn hỗ trợ của GS. Brendan
Buckley, đại học Columbia, Mỹ (17.055 USD); lắp đặt, vận hành thiết bị nuôi
23
cấy mô do Công ty TNHH Cây thuốc Việt tài trợ (trị giá ước tính
200.000.000 đồng); xây dựng 240m2 nhà giâm hom và 200 m2 nhà huấn
luyện cây do Công ty TNHH Cây thuốc Việt tài trợ (100.000.000 đồng); Năm
2015 khi thực hiện cơ chế mới ước sẽ thu được khoảng 720 triệu đồng. Dự
tiến, đề án thí điểm sẽ tăng thu thêm được từ 0,1 tỷ đồng năm 2015 lên 0,15
tỷ đồng năm 2017.
Bảng 2 Dự kiến nguồn thu tăng thêm từ Đề xuất thí điểm cơ chế tài
chính mới tại VQG BD-NB
Đơn vị tính: Nghìn đồng
TT
Nội dung
2015
2016
2017
3.000.000
3.000.000
3.000.000
1
Dịch vụ môi trường rừng
2
Du lịch sinh thái
99.000
148.000
185.000
3
Nghiên cứu khoa học
20.000
25.000
30.000
4
Cho thuê rừng, môi trường rừng
1.000.000
1.300.000
1.500.000
4.199.000
4.473.000
4.715.000
Cộng
Nguồn: Đề án Tăng nguồn thu và sử dụng nguồn thu từ một số dịch vụ hệ
sinh thái tại VQG Bidoup - Núi Bà, 2014.
Sau khi đề án được UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt vào tháng
11/2014, cho tới 6/2015 VQG BD-NB đang trong quá trình hoàn chỉnh các
quy chế thu nên tới 6/2015 các nguồn thu mới có tăng nhưng chậm hơn so
dự kiến.
Sau khi hoàn chỉnh các quy chế về cơ chế tài chính mới đã được UBND
tỉnh phê duyệt, dự kiến tới cuối 2015 có khả năng VQG BD-NB sẽ có thêm
các nguồn thu hàng năm khoảng từ 3.100 triệu đồng tới 4.100 triệu đồng.
3.2. Cơ chế sử dụng các nguồn tài chính mới
3.2.1. Sử dụng các nguồn thu tài chính
- Thu từ dịch vụ môi trường rừng: khoảng 03 tỷ đồng/năm sẽ được sử
dụng vào mục đích tăng cường bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh
học như tăng cường tuần tra canh gác, tuyên truyền về bảo tồn thiên nhiên,
chi trả cho các hoạt động bảo tồn đa dạng siinh học (điều tra, nghiên cứu,
thống kê, cảnh báo…). Hiện nay, VQG BD-NB đang làm việc với các cơ
quan quản lý để xây dựng Kế hoạch quản lý và sử dụng nguồn tài chính này.
24
- Thu phí tham quan: được VQG BD-NB sử dụng cho các hoạt động
như sau: chi trả hoạt động thu vé vào cửa, in ấn vé, hướng dẫn du lịch, tuyên
truyền bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học, tuyên truyền về du
lịch sinh thái. Cụ thể như: tổ chức Câu lạc bộ xanh và giao lưu cắm trại tại 4
trường học huyện Lạc Dương; tuyên truyền lưu động trường học Đưng K Nớ;
tổ chức tham quan VQG cho học sinh 5 trường huyện Lạc Dương; xây dựng
chương trình, bài chiếu cho công tác tuyên truyền QLBV rừng và môi trường;
- Thu từ các hoạt động nghiên cứu khoa học: sẽ được sử dụng cho mục
tiêu tăng cường cơ sở nghiên cứu khoa học như phòng thí nghiệm, cơ sở dữ
liệu về đa dạng sinh học, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nghiên
cứu của VQG BD-NB, quảng bá các công trình nghiên cứu qua mạng thông
tin điện tử. Cụ thể như: nhân giống và di thực các loài thực vật bản địa quý
hiếm và phát triển các loài rau rừng; Vườn quốc gia ký biên bản ghi nhớ với
Ban quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao, thành phố Hồ Chí Minh. Xây
dựng đề xuất thuyết minh đề tài ứng dụng rau ăn trình Sở Khoa học và Công
nghệ. - Hợp tác với Công ty TNHH Cây thuốc Việt để nhân giống lan kim
tuyến và một số loài cây thuốc; tổ chức tập huấn về nghiên cứu biến đổi khí
hậu do Đại học Columbia, Hoa Kỳ tài trợ; Điều tra, nhân giống một số loài
cây bản địa qúy hiếm của Vườn quốc gia phục vụ công tác bảo tồn.
- Thu từ hoạt động dịch vụ sinh thái: được sử dụng để nâng cao trình
độ quản lý và giám sát, đánh giá nguồn tài nguyên cho cán bộ của VQG,
tuyên truyền quảng bá về bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng một số cơ sở
phục vụ cho du lịch sinh thái như vạch tuyến và nâng cấp các tuyến tham
quan, các chỉ dẫn về du lịch sinh thái, nâng cao năng lực thuyết trình và
hướng dẫn du lịch cho cán bộ VQG BD-NB.
- Phần kinh phí còn lại sau khi đã chi phí cho các hoạt động trên (lợi
nhuận sau thuế), VQG BD0NB sẽ phân bổ như sau:
25% để bổ sung vào vốn đầu tư thực hiện dự án quy hoạch VQG
BD-NB theo hướng tiếp cận sử dung rừng đa mục đích đã được UBND tỉnh
Lâm Đồng phê duyệt theo Quyết định số 784/QD-UBND ngày 31/3/2011.
75% còn lại được sử dụng để chi trả thêm cho người lao động,
hỗ trợ các hoạt động phát triển cộng đồng bảo tồn đa dạng sinh học và lập
quỹ dự phòng.
Tới tháng 12/2015, VQG BD-NB sẽ tổng kết thực hiện các cơ chế tài
chính mới theo quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng. Các số liệu về sử dụng
tài chính sẽ được tổng hợp cụ thể.
3.2.2.Những cản trở cần khắc phục
Trong quá trình thu các nguồn thu này, cần khắc phục các khó khăn có
thể có như:
25