Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Tiểu vùng du lịch duyên hải nam trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


BÀI TIỂU LUẬN ĐỊA LÝ DU LỊCH

TIỂU VÙNG DU LỊCH
DUYÊN HẢI NAM
TRUNG BỘ
GVHD: Th.S Nguyễn Văn Thanh
Thực hiện: Nhóm 8 _ DH08DL

TP.HCM, tháng 5/2010


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................2
A. GIỚI THIỆU................................................................................................................3
I. Đặc điểm tự nhiên .....................................................................................................3
I.1. Địa hình...............................................................................................................3
I.2. Hệ thống sông ngòi.............................................................................................3
I.3. Khí hậu................................................................................................................3
I.4. Rừng....................................................................................................................3
II. Dân cư-xã hội...........................................................................................................4
B. TIỂU VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ.......................................4
I. Bình Thuận................................................................................................................4
I.1. Điều kiện phát triển du lịch................................................................................4
I.2. Các di tích lịch sử văn hóa.................................................................................5
I.3. Các danh lam thắng cảnh..................................................................................20


II. Ninh Thuận.............................................................................................................23
II.1. Điều kiện tự nhiên...........................................................................................24
II.2. Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch..........................................................24
II.3. Các di tích lịch sử............................................................................................25
II.4. Các danh lam thắng cảnh................................................................................26
III. Khánh Hòa............................................................................................................31
III.1. Các điều kiện phát triển du lịch.....................................................................31
III.2. Các di tích lịch sử .........................................................................................35
III.3. Các danh lam thắng cảnh...............................................................................37
III.4. Ẩm thực..........................................................................................................47
III.5. Đặc sản ..........................................................................................................49
IV. Phú Yên.................................................................................................................49
IV.1. Khái quát về Phú Yên....................................................................................50
IV.2. Các danh lam thắng cảnh...............................................................................51
V. BÌNH ĐỊNH...........................................................................................................56
V.1. Khái quát chung..............................................................................................56
Tuồng Bình Định....................................................................................................58
V.4. Lễ hội...............................................................................................................67
V.5. Đặc sản............................................................................................................69
C. KẾT LUẬN................................................................................................................70
I. Chính sách phát triển du lịch của vùng...................................................................70
II. Những yếu điểm trong hoạt động du lịch làm lãng phí tài nguyên.......................72
III. Định hướng chung................................................................................................72

Nhóm 8 _DH08DL

2


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ


A. GIỚI THIỆU
Đất nước Việt Nam trải dài theo nhiều vĩ độ khác nhau đã tạo nên cho mỗi vùng
Việt Nam những nét đặc trưng riêng về tự nhiên lẫn trong cuộc sống thường nhật của
con người.
Với diện tích đất liền rộng 33166,1 km 2 với 1731400 người (năm 2007) bao gồm
các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế và quốc phòng. nằm trên trục
các đường giao thông đường bộ, đường sắt và biển,gần thành phố Hồ Chí Minh và khu
tam giác kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ,cửa ngõ của Tây Nguyên,của đường
”xuyên Á” ra biển nối với đường hàng hải quốc tế.
I. Đặc điểm tự nhiên
I.1. Địa hình
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ là một vùng đồi chuyển tiếp xuống dải đồng
bằng duyên hải hẹp ở phía đông. Dải đồng bằng này bị chia cắt bởi các nhánh núi đâm
ngang ra biển tạo thành một đường bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh, bán
đảo… Đây là điều kiện thuận lợi để người dân nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản…
I.2. Hệ thống sông ngòi
Theo hướng các thung lũng, hệ thống sông ngòi trong vùng chảy theo hướng đổ
ra biển đông như các sông Thu Bồn, Trà Khúc, Sông Ba…Các sông này có giá trị về
thủy điện và giao thông tuy nhiên không lớn lắm.
I.3. Khí hậu
Khác hẳn với khí hậu vùng Bắc Trung Bộ khí hậu ở đây không có mùa đông
lạnh, nhưng lại có sự phân hóa theo độ cao. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ chịu ảnh
hưởng của gió mùa và dãy Trường Sơn làm cho mùa mưa rất ngắn, mùa khô nóng kéo
dài. Trong khi cả nước có lượng mưa lớn nhất, thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ
khô nhất gây nên hiện tượng thiếu nước nghiêm trọng và hiện tượng sa mạc hóa đã
hình thành những dải cồn cát kéo dài nhất là ở các tỉnh:Bình Định, Khánh Hoà, nhưng
điển hình là 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận . Kèm theo khô hạn và gió mạnh là
những cơn bão cát đe doạ chôn vùi làng mạc, ruộng đồng, phủ lấp trên một phạm vi

rộng hàng ngàn hécta. Vào mùa mưa: lượng mưa phong phú lại tập trung vào thời gian
ngắn nên dễ gây ra lũ lụt. mùa bão cũng thường xảy ra vào các tháng 10-11.
I.4. Rừng
Bên cạnh đó nguồn tài nguyên trong vùng cũng khá phong phú với lượng rừng
nhiệt đới ẩm nhiều tầng tán cùng các loại cây gỗ quý như cẩm lai, mun, trắc, gụ…và
các đặc sản làm thuốc như sâm, atiso, sa nhân, quế… Giới động vật trong rừng còn
khá lớn với nhiều loài động vật quý hiếm còn tồn tại như voi, tê giác, bò tót, trâu rừng,
chim công…
Nhóm 8 _DH08DL

3


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
II. Dân cư-xã hội
Số dân trong vùng có 1731400 người dân, chiếm 2% số dân toàn quốc.
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ có diện tích lãnh thổ rất rộng nhưng mật độ dân số lại
rất thấp bình quân chỉ 52 người\km2.
Thành phần dân tộc trong vùng khá phức tạp ngoài người Việt còn có các dân tộc
khác như Chăm, Êđê, Xơ Đăng, Hrê, Bana… đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc tuy
nhiên gây khó khăn trong việc quản lí, bất đồng ngôn ngữ.
B. TIỂU VÙNG DU LỊCH DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
I. Bình Thuận
Diện tích: 7.828 km²
Dân số: 1.169.450 người (2009)
Tỉnh lỵ: Thành phố Phan Thiết
Các huyện: thị xã Lagi, Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam,
Tánh Linh, Hàm Tân, Đức Linh, Phú Quý.
Dân tộc: Việt (Kinh), Chăm, Giarai, Hoa, K’Ho, Tày, Nùng, Mường, …
I.1. Điều kiện phát triển du lịch

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam, với bờ biển dài 192
km từ mũi Đá Chẹt giáp Cà Ná (Ninh Thuận) đến bãi bồi Bình Châu (Bà Rịa-Vũng
Tàu). Phía bắc giáp tỉnh Ninh Thuận, phía tây bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp
tỉnh Đồng Nai, phía tây nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tỉnh lỵ của Bình Thuận là
thành phố Phan Thiết, cách Thành phố Hồ Chí Minh 198 km.
Bình Thuận có bờ biển dài, có các hải đảo và vùng đồng bằng,miền núi. Chính
những đặc điểm về tự nhiên đó là điều kiện thuận lợi, để từ lâu đời trên vùng đất này
đã có con người sinh sống ở thời tiền sử và sơ sử mà những di tích khảo cổ học được
phát hiện và chứng minh sinh động về những nền văn hoá khảo cổ đã qua.
Trong quá trình mở nước về phía Nam và từ khi thành lập tỉnh Bình Thuận
(1697), người Việt đã kế thừa những thành tựu về văn hoá của người Chăm và một
phần các dân tộc ít người khác, để xây dựng một nền văn hoá truyền thống phát triển
qua từng thời kỳ lịch sử trên cơ sở những phong tục tập quán văn hoá của tổ tiên tạo
nên một nền văn hoá thống nhất đa dạng. Trải trên 300 năm lịch sử các thế hệ tiền
nhân xưa đã để lại trên đất Bình Thuận hằng trăm di tích lịch sử có giá trị, đó là những
công trình kiến trúc: tháp, đình, chùa, đền, miếu, lăng mộ... Từ xưa là những yếu tố
cấu thành đời sống văn hoá tinh thần và tâm linh của cộng đồng các dân tộc.
Những thiết chế tôn giáo, tín ngưõng và văn hoá đó là những di sản được kết tinh lại
qua bàn tay, khối óc của ông cha ta, qua nhiều thế hệ, được bồi đắp và giữ gìn đến
ngày nay đã cấu thành các di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh.

Nhóm 8 _DH08DL

4


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
I.2. Các di tích lịch sử văn hóa
I.2.1. Trường Dục Thanh
Trường Dục Thanh xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông

Kinh Nghĩa Thục) tọa lạc trên địa bàn làng Thành Đức nay là số 39 đường Trưng Nhị,
phường Đức Nghĩa, TP. Phan Thiết để hưởng ứng phong trào Duy Tân do cụ Phan
Chu Trinh, Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng. Trường do các cụ
Nguyễn Trọng Lội, Nguyễn Quý Anh (hai người con của nhà văn nhà thơ Nguyễn
Thông) thành lập. Mục tiêu của phong trào Duy Tân và của trường là mở mang dân trí,
thức dậy ý thức dân tộc, nòi giống . Đây là trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến
bộ nhất ở Bình Thuận lúc bấy giờ.
Năm 1910 trên đường đi tìm phương cứu nước,
thầy giáo Nguyễn tất Thành ( sau này là Hồ Chí
Minh) được cụ Nghè Trương Gia Mô giới thiệu đã
đến Phan Thiết và dừng chân dạy học ở trường Dục
Thanh. Học sinh của trường có khoảng 60 người
cùng 7 thầy giáo giảng dạy các bộ môn : Hán Văn,
Pháp văn, Thể dục thể thao… Thầy Thành dạy lớp
nhì, chủ yếu là dạy quốc ngữ, Hán văn. Trong thời
gian dạy học ở trường Dục Thanh ngoài những nội
dung được phân công giảng dạy, thầy Thành còn bằng tình cảm người thầy, người anh
đã truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. Những giờ
học ngoại khoá, những lúc rảnh thầy dẫn học sinh du ngoạn cảnh đẹp như ở thị xã
Phan Thiết lúc bấy giờ như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, đình làng Đức
Nghĩa. Vào khoảng tháng 2/1911 Thầy Thành rời trường Dục Thanh và Phan Thiết
vào Sài Gòn vượt đại dương đi tìm con đường giải phóng dân tộc. Trường đóng cửa
vào năm 1912.
Ngôi trường xưa Bác dạy đã bị hư hỏng và dỡ bỏ từ lâu. Nhưng trong số học sinh
thầy Thành day năm xưa vẫn còn 4 cụ sống. Đó là bác sĩ Nguyễn Quý Phầu, bác sĩ
Nguyễn Kim Chi, cụ Từ Trường Phùng, cụ Nguyễn Đăng Lâu. Sau ngày quê hương
được giải phóng, nguyện vọng của nhân dân là muốn phục chế lại ngôi trường Dục
Thanh xưa để tỏ lòng biết ơn Bác Hồ kính yêu và giáo dục truyền thống yêu nước cho
các thế hệ hiện nay và mai sau.
Nhờ những ký ức, kỷ niệm của các cụ, vị trí ngôi trường và những thành phần

kiến trúc nội ngoại thất được hình thành qua các bản vẽ và được dựng lại từ những
năm 1978-1980. Những hiện vật gốc từ thời thầy Thành dạy học đến nay vẫn còn lưu
giữ lại: một bộ trường kỷ, một bộ ván, chiếc án
thư, một chiếc tủ đứng, tráp văn thư, nghiên mài
mực, 3 chiếc ly nhỏ, 1 chiếc khay... tất cả đều cũ
kỹ nhưng được cất giữ bảo quản tốt. Đó là những
kỷ vật thiêng liêng gắn liền với thời gian và lịch
sử của những ngày dạy học ngắn ngủi ở Phan
Thiết của thầy giáo Nguyễn Tất Thành.
Bên cạnh khu di tích, Nhà trưng bày về cuộc
đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ cũng được
xây dựng và khánh thành năm 1986. Di tích Dục
Nhóm 8 _DH08DL

5


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
Thanh được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng di tích lịch sử quốc gia tại quyết định số
235/QĐ-BT ngày 12 tháng 12 năm 1986.
I.2.2. Nhóm đền tháp Pôshanư
Nhóm đền tháp Chăm Pôshanư tọa lạc trên đồi Bà Nài thuộc xã Phú Hải về phía
Đông - Bắc cách thành phố Phan Thiết chừng 7km được người Chăm xây dựng từ
những cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX thuộc phong
cách kiến trúc nghệ thuật Hoà Lai - một trong
những phong cách nghệ thuật cổ của Vương quốc
Chămpa, mà hiện nay những ngôi tháp này còn lại
rất ít như một số phế tích ở khu thánh điạ Mỹ
Sơn, còn lại nhóm Hoà Lai (Phan Rang), nhóm
Pôdam (Tuy Phong – Bình Thuận) và tương đối

nguyên vẹn là nhóm đền tháp Pôshanư.
Nhóm tháp gồm có 3 tháp : Tháp chính A
hơi nhếch về phía Nam, hai tháp phụ là B hơi
nhếch về phía Bắc và C nhếch về hướng Đông cạnh tháp A. Nội dung của việc xây
dựng nhóm tháp trong giai đoạn lịch sử này để thờ thần Shiva ( một trong những vị
thần Ấn Độ giáo được người Chăm sùng bái, tôn kính) biểu hiện bằng bệ thờ LingaYôni bằng đá hiện còn lưu giữ tại tháp chính. Đến thế kỷ XV người Chăm tiếp tục xây
dựng một số đền thờ dạng kiến trúc đơn giản để thờ công chúa Pôshanư, tương truyền
là con vua ParaChanh được nhân dân yếu quý về tài đức và phép ứng xử của Bà đối
với người Chăm đương thời. Những cuộc khai quật khảo cổ học từ 1992-1995 đã phát
hiện nhiền nền móng của những ngôi đền bị sụp đổ và bị vùi lấp hàng trăm năm nay,
cùng với gạch ngói và một số hiện vật trong lòng các đền tháp có niên đại từ thế kỷ
XV. Từ đây tháp có tên gọi là Pôshanư.
Pôshanư là nhóm đền tháp Chăm có vai trò quan trọng trong số các di tích kiến
trúc Chăm ở Bình Thuận, từ hình dạng kiến trúc đến kỹ thuật xây dựng và trang trí
nghệ thuật trên thân tháp, các vòm cuốn, các cửa chính, cửa giả, trong lòng và lên đến
đỉnh tháp. Riêng kỹ thuật xây dựng và trang trí nghệ thuật còn lại ở thân tháp đủ gợi
lên yếu tố thẩm mỹ khá riêng biệt của phong cách Hoà Lai.
So với những tháp Chăm khác, đến nay di tích này hàng năm vẫn có đông đảo
người Chăm từ các vùng lân cận đến làm lễ cầu mưa và những nghi lễ khác liên quan
đến phong tục tập quán của họ,. Một điều khá lý thú nữa là đối với ngư dân những
vùng lân cận trước khi đi biển cũng đến đây cầu xin cho những chuyến đi biển được
bình yên.
Nhóm đền tháp Chăm Pôshanư đã được tu bổ, tôn tạo từ 1990-2000 và hiện nay
đã hoàn chỉnh việc tu bổ di tích. Di tích này đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến
trúc nghệ thuật quốc gia năm 1991.
I.2.3. Sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm
Vương quốc Chămpa kể từ khi hình thành, tồn tại và phát triển với tư cách là một
Nhà nước độc lập, có một vương triều được chuyển tiếp qua nhiều thế hệ với hàng
chục đời vua chính thống và sau này là một số đời vua được “phiên vương”. Mỗi triều
đại có một cách trị vì đất nước khác nhau , nhưng đều giữ được bản sắc văn hoá của

người Chăm. Đặc biệt trong các vương triều của Vương quốc Chămpa đều sử dụng các
Nhóm 8 _DH08DL

6


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
loại phương tiện sinh hoạt, vũ khí, trang phục triều chinh hoàn toàn khác các nước và
các vương quốc trong khu vực.
Mặc dù Vương quốc Chămpa trong tiến trình phát
triển của lịch sử, đã qua nhiều triều đại khác nhau nhưng
do nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là do chiến
tranh nên không còn lưu giữ lại được những đồ dùng
sinh hoạt trong triều chính. Chỉ còn lại một sưu tập duy
nhất của triều vua PôKlong Mơ HNai và hoàng hậu Ôbia
Sơm là tương đối đầy đủ nhưng không phải tất cả đều
của triều vua này mà vương miện, vũ khí và một số đồ
quý hiếm khác phải có nguồn gốc từ các vương triều trước.
Sưu tập di sản của Hoàng tộc Chăm còn lại hiện
nay do các Vua Chăm truyền lại cho các thế hệ hậu duệ
lưu giữ. Người được quyền thừa kế và lưu giữ lâu nhất
là bà Nguyễn Thị Thềm, hậu duệ của dòng Vua PôKlong
Mơ HNai, bà là một trong những người có uy tín và
được người Chăm tin yêu, gọi bà là “công chúa”. Năm
1995 bả đã qua đời và người thừa kế tiếp theo là bà
Nguyễn Thị Đào cháu gái bà Nguyễn Thị Thềm. Sưu tập
di sản Hoàng tộc Chăm hiện bảo lưu tại thôn Tịnh Mỹ xã Phan Thanh - huyện Bắc Bình cách thành phố Phan
Thiết 62 km về hướng Bắc.
Sưu tập bao gồm hơn 100 hiện vật là phương tiện,
đồ dùng, trang phục trong cung đình, đa phần là loại độc

bản quý hiếm như vương miện của Vua là loại vương
miện đúc bằng vàng, chạm trổ điêu khắc tinh vi và công
phu, theo nghệ thuật truyền thống của người Chăm xưa
dành cho nhà vua. Khác với vương miện của Vua Trung
Quốc và Vua Việt biểu tượng là rồng, còn ở đây trên
vương miện là 2 con Makara quấn quýt trên vương miện
thể hiện uy quyền của Nhà vua. Vương miện của Hoàng hậu Chăm cũng bằng vàng và
có hình dạng nhỉ, đẹp với trang trí nghệ thuật tiêng. Cạnh đó là nhiều loại trang phục
của Nhà vua: áo mặc trong triều, áo trận, hài, bộ vũ khí gươm đao và một số đồ dùng
bằng bạc và sứ có nguồn gốc từ Trung quốc, Nhật Bản. Trang phục và trang sức của
Hoàng Hậu Chăm có hình dạng lạ và trang trí đẹp theo phong tục truyền thống, trang
phục của Công Chúa và Hoàng tử Chăm cũng khác lạ. Nhiều loại hiện vật khác bằng
bạc như đồ đựng trầu cau, bằng đồng như bộ nhạc cụ cùng nhiều loại tài liệu khác liên
quan đến đất đai và sinh hoạt triều chính, một số sắc
phong của các vua triều Nguyễn ban tặng cho vua
PôKLong MơHNai, dấu ấn...
Đây là sưu tập duy nhất còn lại của vương triều
Chămpa sau gần 2 thiên niên kỷ tồn tại, và rất có giá
trị về mặt lịch sử văn hoá, hiện sưu tập đang được
trưng bày tại kho mở tại gia đình bà Nguyễn Thị Đào,
hậu duệ nhiều đời vua Chămpa tại xã Phan Thanh
huyện Bắc Bình. Với giá trị lịch sử nghệ thuật của bộ
Nhóm 8 _DH08DL

7


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
sưu tập, Nhà nước đã xếp hạng công nhận là di tích lịch sử - nghệ thuật cấp quốc gia
cùng với nhiều đền thờ PơKlong MơHNai vào năm 1993.

I.2.4. Chùa bà Thiên Hậu
Chùa Bà Thiên Hậu xây dựng năm 1725 tọa lạc tại xã Phan Rí Thành huyện Bắc
Bình tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết
trên 70 km về phía Bắc.
Chùa Bà Thiên Hậu thực ra là một ngôi đền
thờ do người Hoa xây dựng để thờ một nhân vật
theo truyền thuyết của người Trung Hoa. Không
rõ từ lúc nào kể cả người Hoa và người Việt ở
đây lại gọi đền thờ bằng tên Chùa Bà Thiên Hậu
và cũng từ đó đền thờ này có tên gọi như hiện
nay.
Chùa Bà Thiên Hậu xây dựng theo kiểu
cách kiến trúc của người Hoa, kể cả trang trí
nghệ thuật, màu sắc bên trong, bên ngoài đều mang đặc trưng văn hoá của người Hoa.
Di tích này nằm trên vị trí rất lý tưởng, ở về hữu ngạn sông Cái, mùa nước cạn có thể
lội qua bên kia sông, quanh năm gió mát, quanh chùa có nhiều cây cổ thụ lớn.
Chùa Bà Thiên Hậu còn lưu nhiều di sản văn hoá Hán Nôm, trong số đó có 5 sắc
phong của các vua triều Nguyễn ban tặng cho Bà Thiên Hậu vì Bà đã có công giúp đỡ
cho nhân dân trong vùng và phù hộ cho họ về mặt tinh thần. Chùa Bà Thiên Hậu là
một trong những ngôi chùa Cổ nhất Bình Thuận. Chùa đã được tu bổ một số lần nhưng
vẫn giữ được kiến trúc và trang trí nghệ thuật xưa.
Hiện nay Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những nơi du ngoạn và viếng thăm
không phải chỉ có người Hoa mà còn rất đông đảo người Việt đến vì sự tín ngưỡng và
tâm linh của họ, một phần khác vì ở đây có nhiều cảnh trí thoáng mát , kết hợp với
chùa tạo nên nơi nghỉ dưỡng, thoải mái và có lòng tin Thần sẽ phù hộ.
I.2.5. Chùa Hang
Chùa Hang tên chữ là Cổ Thạch tự xây dựng từ nửa
đầu thế kỷ XIX , tạo lạc trong hang động trên đồi núi Cổ
Thạch ở độ cao trên 64 m thuộc địa bàn xã Bình Thạnh
huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận.

Phong cảnh thiên nhiên yên tĩnh có nhiều hang
động, cây rậm là điều kiện cho muông thú sinh sống từ
bao đời , cũng là nơi phù hợp với việc lập chùa và tu
hành của những thế hệ tu sĩ từ những thế kỷ trước. Việc
chọn điểm, lập am, dựng chùa của các nhà sư xưa kia
thật tuyệt diệu . Hàng chục công trình kiến trúc nối tiếp
nhau trải rộng trên khu đồi núi đá rộng chừng 4 ha với
cổng tam quan là điểm đặt chân đến đầu tiên ở Cổ Thạch
Tự. Khu chính điện xen kẽ với những hiến đá dựng lớn
cao vút của thiên nhiên. Tiếp đến là các nhà tổ, gác
chuông, lầu trống, nhà thiền, Từ đường...cùng hàng chục
Nhóm 8 _DH08DL

8


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
hang cốc ăn sâu vào núi, cuốn hút du khách trên một hành trình không biết mệt mỏi vì
những điều kỳ diệu của thiên nhiên.
Mỗi hang động có một vị trí, chức năng riêng do những thế hệ nhà sư trước đây
quy định. Hang thờ Tổ khai lập Cổ Thạch Tự là nhà sư Bảo Tạng, có tượng nhà sư và
nhiều bài vị của các nhà sư khác có công lao xây dựng chùa đã viên tịch. Hang thờ
Phật Chuẩn Đề là một hang động bên trong tượng Phật có 8 tay và nhiều tượng cổ.
Hang Tam Bảo thờ 23 pho tượng Phật cổ với nhiều kích thước và niên đại khác nhau,
các hang động khác cũng được kiến tạo phù hợp với điều kiện thờ phụng. Bước vào
những hang động chính trong khu vực để chiêm bái , lễ Phật để tận hưởng vẻ đẹp của
thiên nhiên, du khách có cảm giác như đang lạc vào những hang Phật, cửa tiên.
Cổ Thạch Tự ngoài vẻ đẹp tự nhiên của hang động kết hợp với sự sáng tạo của
con người, ở đây còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá lịch sử quý hiếm : Nhiều di sản văn
hoá Hán Nôm, liên, đối, hoành phi và những tài liệu có từ ngày tạo lập chùa. Một số

cổ vật có giá trị lịch sử văn hoá khác như Đại Hồng chung, trống sấm đều có niên đại
từ nửa đầu thế kỷ XIX.
Cổ Thạch Tự hàng chục năm nay do Hoà Thượng Thích Minh Đức trụ trì là điểm
du lịch chính của Bình Thuận, hàng chục vạn du khách từ mọi miền đất nước đến đây
hàng năm để chiêm bài, lễ Phật và tham quan danh lam thắng cảnh độc đáo hiếm có ở
đây. Những giá trị về thắng cảnh thiên nhiên và về lịch sử văn hoá, Cổ Thạch Tự đã
được Nhà Nước xếp hạng di tích thắng cảnh cấp Quốc gia năm 1993.
I.2.6. Chùa núi Tà Cú
Chùa tọa lạc trên đỉnh núi Tà Cú nên gọi là
Chùa Núi Tà Cú để phân biệt với một số chùa
trên các núi khác ở Bình Thuận. Chùa Nuí xây
dựng từ năm 1897 nhưng trước đó nhiều năm đã
có chùa thờ Phật bằng mái tranh vách đất. Chùa
thuộc địa phận xã Tân Lập huyện Hàm Thuận
Nam cách Phan Thiết khoảng 30 km về hướng
Đông Nam.
Chùa Núi do nhà sư Trần Hữu Đức trụ trì,
nơi xây dựng chùa do nhà Sư chọn hiện ở đỉnh
cao 457m, ở đó quanh năm có cây xanh, suối
chảy, chim vượn ở ngay cạnh chùa. Về sau có nhiều lý do khác nhau, chùa tách thành
hai, chùa cũ vẫn ở chỗ cũ gọi là chùa trên với tên gọi là Linh Sơn Trường Thọ và chùa
dưới có tên là Linh Sơn Long Đoàn, gọi chung là Chùa Núi.
Chùa Núi Tà Cú kết hợp, xen kẽ với núi rừng làm nên khu danh lam thắng cảnh
từ xưa. Toàn thể cảnh chùa là 1 tổng thể kiến trúc bao gồm : Cổng tam quan, điện thờ,
tượng Phật, tháp mộ, hang tổ... ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ xanh tươi 4 mùa.

Nhóm 8 _DH08DL

9



Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
Từ dưới chân núi, leo lên hàng trăm bậc tam
cấp theo những con đường ngoằn ngoèo giữa
rừng già mới đến chùa. Ở đây không khí mát
lạnh, trong lành, hơi nước toát ra từ núi đá với
không khí lạnh, mát hấp dẫn trong mùa hè .
Danh lam thắng cảnh Chùa Núi nổi tiếng cũng
nhờ phong cảnh hùng vĩ, nên thơ của núi rừng.
Mặt khác bàn tay con người qua nhiều thế hệ
thay nhau bồi đắp nên những công trình kiến
trúc nghệ thuật đồ sộ có một không hai trong
tỉnh và các tỉnh lân cận đó là pho tượng khổng
lồ “Thích ca nhập niết bàn” nằm ở vị trí cao nhất cách chùa khoảng 100m. Bằng tài
nghệ, kỹ thuật điêu khắc và lòng sùng kính, các nghệ nhân đã tạo nên pho tượng hiếm
có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.Cách pho tượng Phật nằm chừng 50m là nhóm
Tam Thế Phật : A Di Đà, Quan Âm Bồ tát, Đại Thế Chí. Cả 3 pho tượng có chiều cao
khoảng 7m, với nét mặt hiền hoà đang nhìn bao quát thế gian như để sẵn sàng cứu
nhân độ thế.
Vào các mùa trong năm lúc nào cũng có khách thập phương đến viếng Phật
ngắm cảnh chùa và rừng núi, nhất là dịp Xuân sang Tết đến có hàng vạn người kéo
đến chùa, rồng rắn nối nhau leo núi. Những năm gần đây năm nào cũng tổ chức hội thi
leo núi thu hút thanh niên từ các tỉnh miền Đông tham gia. sắp tới nơi đây sẽ thực hiện
dự án cáp treo để đưa du khách lên xuống tham quan chùa được thuận lợi hơn.
Chùa Núi cùng với những cánh rừng trong khu Bảo tồn thiên nhiên đã được Nhà
nước xếp hạng thắng cảnh quốc gia năm 1993.
I.2.7. Di tích kiến trúc nghệ thuật đình Bình An
Đình Bình An (Miếu Bình Thạnh) do nhân dân làng Bình An xây dựng từ cuối
thế kỷ XVIII đến năm Tự Đức thứ 13 (Nhâm Thìn 1832) đình làng mới xây dựng lại
kiến cố và giữ nguyên đến ngày nay. Hiện nay Đình Bình An thuộc xã Bình Thạnh,

huyện Tuy Phong, Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 110km về hướng
Đông Bắc.
Đình có tất cả 11 nóc liên kết và tạo thành một tổng thể rộng lớn, mỗi công trình
có một chức năng riêng biệt, nằm trên một diện tích 1400m 2 được bao bọc bởi tường
đá dày . Trung tâm là đình chính, tiếp đến là toà Trung Đình, toà Đại bái, tả mạc, hữu
mạc, cổng tam quan, nhà thờ tiền hiền, miếu thờ binh sĩ, Hàm Tụy môn, hằng Thái
môn.
Đình Bình An từ ngoại thất, nội thất mặc dầu có trùng tu mấy lần nhưng vẫn giữ
nguyên được kết cấu kiến trúc vả trang trí nghệ thuật thuở mới khởi dựng. Đặc biệt hệ
thống cột kèo, trính, cột trốn, trần thừa lưu được các nghệ nhân xưa chạm trổ rất công
phu, mô tả sinh động phong cảnh thiên nhiên còn nguyên giá trị trên thân gỗ ở những
bộ phận chính trong kết cấu gỗ ở Đình. Đình Bình An chứa đựng nhiều tư liệu, di sản
Hán, Nôm thể hiện trên Hoành phi, liên đối và nhiều di sản văn hoá vật chất khác.
Đình còn lưu giữ một tấm bia đá cẩm thạch khắc ghi lại những sự kiện quan trọng
trong quá trình dựng đình như : chọn địa cuộc, thời gian thi công, sự đóng góp công
của giá trị ngôi đình, lễ lạc Thành và một phần lịch sử làng Bình An. Đây là tấm bia đá
Nhóm 8 _DH08DL

10


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
lớn có chiều cao 1,40m, chiều rộng 0,60m là tấm bia duy nhất còn lại trong các ngôi
đình ở Bình Thuận.
Đến nay Đình Bình An là ngôi đình lớn và đẹp, tiêu biểu cho lối kiến trúc nghệ
thuật dân gian ở Bình Thuận. Đình Bình An đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến
trúc nghệ thuật cấp Quốc gia 1996.
I.2.8. Dinh Thầy Thím
Dinh Thầy Thím tọa lạc giữa khu rừng già, có tên là rừng dầu Bàu Cát thuộc xã
Tân Hải, huyện Hàm Tân cách thành phố Phan Thiết khoảng 70km về phía Đông

Nam.
Đến đời Thành Thái thứ 18 năm Bính Ngọ
(1906) nhà vua đã xem xét lại công đức của Thầy
Thím nên quyết định xóa án và ban sắc phong “Chí
Đức Tiên Sinh, Chí Đức Nương Nương tôn Thần”. Để
tỏ lòng tôn kính và biết ơn công lao Thầy Thím, dân
làng đã lập dinh tại địa điểm ngày nay để tôn thờ.
Nhân dân quanh vùng coi Thầy Thím như vị Thành
Hoàng biểu hiện cho nhiều tính cách đáng quý đó là
tài đức, tính cần cù, miệt mài lao động, lòng nhân ái với người nghèo khổ.
Dinh Thầy Thím được kiến tạo lại quy mô từ năm Kỷ Mão(1879). Hiện nay trên
thanh xà cò của Dinh còn dòng chữ Hán khắc chìm “Kỷ Mão niên thập nhị quạt nhị
thập ngũ nhật kiến tạo” kiến tạo ngày 25 tháng 12 năm Kỷ Mão (1879). Dinh Thầy
Thím có dạng kiến trúc như một ngôi đình làng bao gồm nhiều công trình : Chính
điện, nhà thờ Tiền Hiền, nhà Võ Ca. Trong khám thờ chính ở Chánh điện còn hai bài
vị thờ Thầy Thím và nhiều bức hoành ca ngợi công đức Thầy Thím. Cách Dinh Thầy
Thím chừng 5km là khu vực mộ Thầy Thím . Ở đây 4 ngôi mộ đắp bằng cát trắng rất
lớn, theo dân gian hai ngôi mộ của Thầy Thím và 2 ngôi mộ của đệ tử Thầy. Ngày nào
cũng có du khách đến viếng mộ với lòng thành kính.
Hơn 100 năm qua Dinh Thầy Thím trở thành nơi để nhân dân chiêm bái, những
năm gần đây là khu danh lam thắng cảnh và du lịch kết hợp với núi rừng xung quanh,
bãi biển, đồi dương. Hàng năm nhân dân khắp nơi đến viếng mộ, thăm Dinh nhưng
đông nhất vẫn là diọ giỗ Thầy ngày 5 tháng giêng âm lịch và tế Thu của Dinh từ ngày
14-16 tháng 9 âm lịch.
Dinh Thầy Thím được UBND Tỉnh Bình Thuận công nhận và ra quyết định bảo
vệ khu danh lam thắng cảnh số 1377-QĐ/UB-BT ngày 6/12/1993 và Bộ Văn Hoá
Thông tin đã xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1997.
I.2.9. Đình làng Xuân Hội
Đình làng Xuân Hội kiến tạo vào năm Quý Hợi 1803 năm Gia Long thứ hai và
hoàn chỉnh vào một thời gian sau đó. Đình được xây dựng trên vị trí đã chọn lựa cao

ráo, thuận lợi và đảm bảo các yếu tố về phong thủy địa lý, đình xoay mặt về hướng
Nam, trước đó là khúc quanh của Sông Lũy, thuộc thị trấn Chợ Lầu huyện Bắc Bình –
cách thành phố Phan Thiết 65km về phía Bắc.
Ngoại thất của Đình Xuân Hội trên nóc gắn 2 con rồng đắp nổi bằng kỹ thuật dân
gian, mảnh sứ, trên bờ nóc, bờ quyết cũng được gắn hình tượng giao long làm cho nóc
đình vừa đẹp, vừa tăng tính oai nghiêm.
Nhóm 8 _DH08DL

11


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
Nội thất đình sử dụng nguyên liệu là các loại gỗ quý, hệ thống các hàng cột chính
được chú trọng, đây là những cột trụ lớn, từ đây liên kết với hệ thống kèo, quyết, kèo
đâm, trính, xà ngang tỏa rộng ra toàn bộ ngôi đình tạo thành một khối liên kết vững
chắc để nâng đỡ bộ mái bên trên. Tất cả các chi tiết kiến trúc đều được chạm trổ, trang
trí nghệ thuật, đặc biệt là những cột trốn chạm khắc công phu tạo nên hình tượng hổ
phù sắc nét.
Nhìn tổng thể nội dung thờ phụng trong đình Xuân Hội, thực sự đây là một bảo
tàng truyền thống của một ngôi làng cổ của người Việt, với đầy đủ những gì liên quan
đến đời sống văn hoá tinh thần, tín ngưỡng dân gian. Đồng thời ở đây còn lưu giữ
nhiều di sản văn hoá và tư liệu quý của nhiều thế hệ trước, trong đó có cả một số hiện
vật của người Chăm gởi gắm thờ phụng ở đây, 12 điệu sắc thần của các Triều Nguyễn
ban tặng cho các vị thần ở đình Làng Xuân Hội.
Nhà nước đã xếp hạng đình Xuân Hội là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc
gia năm 1995.
I.2.10. Di tích kiến trúc nghệ thuật đình làng Đức Nghĩa
Đình làng Đức Nghĩa được xây dựng vào những thập niên đầu thế kỷ XIX ở vị trí
gần Đình làng Đức Thắng, vì những lý do khách quan về phong thổ địa lý nên dân
làng dời đình lên động cát làng Thành Đức, sau khi sáp nhập làng Thành Đức với Vạn

Nam Nghĩa nên mới có tên là Đức Nghĩa. Đình xây dựng trên động cát cao, phía trước
có ao sen lớn.
Đình làng Đức Nghĩa còn lưu giữ nhiều di sản văn hoá Hán Nôm, trong đó có đề
cập đến ruộng đất của làng, đến lịch sử văn hóa đầu thế kỷ XIX, nguồn gốc dân cư ở
làng... quan trọng nhất trong số đó có 13 sắc phong của các đời vua Triều Nguyễn ban
tặng cho Thành Hoàng làng cùng các vị thần khác, kể cả nữ Thần Thiên YAna Diễn
Ngọc Phi của người Chăm.
Các nghi thức cúng tế chính ở đình làng vào dịp tế Xuân từ 14-16 tháng giêng
Âm lịch và tế Thu từ 14-16 tháng 8 âm lịch.
Đình làng Đức Nghĩa đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật
cấp Quốc gia năm 1991, là một trong những ngôi đình cổ trong danh sách các ngôi
đình cổ ở Việt nam.
I.2.11. Đình làng Đức Thắng
Đình làng Đức Thắng khi mới khởi dựng
nằm trung tâm xã Đức Thắng thuộc phủ Hàm
thuận nay là phường Đức Thắng thành phố Phan
Thiết.
Đình làng Đức Thắng được xây dựng từ
những năm đầu thế kỷ XIX lúc đó chỉ là nhà tranh
vách đất để làm nơi thờ Thành Hoàng làng và nơi
hội họp của hội đồng kỳ mục.Mãi đến năm 1841
khi chuẩn bị đầy đủ vật liệu và tiền bạc mới xây
dựng kiên cố và bề thế, năm Ðình Mùi 1811 khởi công nhưng vì đây là ngôi đình có
quy mô lớn nhất lúc bấy giờ ở Phan Thiét nên mãi đến năm 1847 mới hoàn chỉnh, kể
cả các công trình phụ. Tài liệu ở đình Ðức Thắng ghi việc xây dựng đình làng Ðức
Thắng từ Tân Sửu chí Ðinh Mùi.
Nhóm 8 _DH08DL

12



Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
Ðình làng Ðức Thắng hiện còn lưu giữ nhiều sắc phong do các vua Triều Nguyễn
ban tặng, đến nay còn rất tốt. Xét về tổng thể kiến trúc, đình làng Ðức Thắng là ngôi
đình có quy mô đồ sộ vào loại nhất ở phủ Hàm Thuận thời bấy giờ và cả khu vực Phan
Thiết ngày nay. Là một trong những ngôi đình có tên trong danh sách những ngôi đình
cổ của Việt Nam. Từ xưa đến nay đình làng Ðức Thắng vẫn tổ chức đều đặn các nghi
lễ tế Xuân vào ngày 15-16 tháng 2 âm lịch và tế Thu vào ngày 16 tháng 9 âm lịch hàng
năm. Ðình làng Ðức Thắng đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật
cấp Quốc gia năm 1991.
I.2.12. Linh Quang Tự
Linh Quang Tự là ngôi chùa cổ nhất ở huyện đảo Phú Quý và cũng là một trong
những ngôi chùa cổ ở Bình Thuận, tọa lạc trên ngọn đồi tà xã Tam Thanh huyện đảo
Phú Quý.
Theo gia phả của dòng họ nhà sư Nguyễn Cánh thì Linh Quang Tự được xây
dựng vào năm 1747 đời vua Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng thứ 8. Ðến nay chùa
đã có niên đại 250 năm.
Ðến cuối thế kỷ XVIII do sơ suất chùa bị
cháy và gần như toàn bộ di sản trong chùa bị tiêu
huỷ, chỉ còn lại hàng chục pho tượng cổ bằng
đồng, đất nung. Sau đó chùa tiếp tục được xây lại
trên nền cũ với tổng kiến trúc lạ, đẹp bao gồm :
chính điện nhà Tiền Hiền, Võ ca, có dạng hình
chữ Ðinh, chính điện và nhà Tổ ở dãy giữa.
Những phần chính thờ phụng ở chùa được sắp đặt
theo quy cách Tiền Phật hậu Tổ và phong cách
thờ dân gian.
Linh Quang Tự là một công trình văn hoá lâu đời có ảnh hưởng sâu rộng trong
đời sống tinh thần của nhân dân huyện đảo. Ở đây danh lam với thắng cảnh là một,
vườn chùa cùng với chùa đóng vai trò quan trọng đưa kiến trúc Phật giáo hòa nhập với

thiên nhiên tạo cho ngôi chùa cổ nét gần gũi, thân quen mà không biệt lập. Giữa biển
khơi nhìn về đảo, ngôi chùa nổi lên như một toà lâu đài cổ kính.
Chiếc Ðại hồng chung ở chùa là quà tặng của chùa Trà Bang (Ninh Thuận) có
niên đại ở cuối thể kỷ XVIII. Trong số những cổ tự lưu giữ ở chùa còn có 5 bức sắp
phong do các vua Tự Ðức, Ðồng Khánh, Duy Tân và Khải Ðịnh của Triều Nguyễn ban
tặng hiện được cất giữ tại chùa. Hàng năm khi có những nghi lễ trọng đại nhà chùa
phải làm lễ thỉnh sắc mới đưa xuống.
Danh lam thắng cảnh Linh Quang Tự đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng
thắng cảnh quốc gia tại quyết định số 51/QÐ-BT ngày 12 tháng 01 năm 1996.
I.2.13. Lầu Ông Hoàng
Lầu ông Hoàng bao gồm một quần thể đồi núi, sông biển, chùa tháp tạo thành
khu danh lam thắng cảnh nổi lên với ngọn núi Cố tương đối cao và 4 ngọn đồi nhấp
nhô sát biển, đẹp nhất là núi Cố, đồi Bà Nài, cửa sông Phú Hài và bờ biển cùng với
những làng chài xưa cách Phan Thiết 7km về hướng Đông Bắc.
Nhóm 8 _DH08DL

13


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
Năm 1911, một ông Hoàng người Pháp là
công tước De Montpensier từ Pháp sang du lịch,
săn bắn ở những ngọn đồi lân cận, thấy phong
cảnh sơn thủy đẹp ở đây đã kiến ông nảy ra ý
định mua đất và xây dựng biệt thự, cũng để có
nơi nghỉ ngơi trong các kỳ săn bắn và du lịch sau
này. Nguyện vọng của ông đã được nhà cầm
quyền Pháp ở Bình Thuận (công sứ Garnier) đồng
ý bán quả đồi Bà Nài.
Ngày 21 tháng 2 năm 1911 biệt thự được

khởi công xây dựng và gần 1 năm sau đó hoàn
chỉnh, với diện tích rộng 536m 2 chia thành 13 phòng. Khu biệt thự được xây dựng
cách nhóm đền tháp Chăm Pôshanư gần 100m về phía Nam. Trong quá trình vận
chuyển vật liệu lên xây dựng khu biệt thự, người Pháp đã làm hỏng tường thành phía
trước cửa chính của Tháp. Đây là biệt thự đẹp, đầy đủ tiện nghi, ban đêm có máy phát
điện, dưới biệt thự có nhiều hầm ngầm chứa nước mưa đủ cho những người trong biệt
thự dùng trong 1 năm, được coi là hiện đại nhất Bình Thuận lúc bấy giờ. Từ đó trở đi
nhân dân Phan Thiết quen gọi khu vực này là đồi “Lầu Ông Hoàng” để chỉ ngọn đồi có
khu biệt thự to đẹp do công tước De Montpensier xây dựng.
Tháng 7 năm 1917 công tước De Montpensier bán lại cho chủ khách sạn người
Pháp Prasetts... Sau khi có Lầu Ông Hoàng một người Pháp tên Bell đã xây dựng
Hotel Ngọc Lâm ở quả đồi bên cạnh để phục vụ người Pháp. Vài chục năm sau thi sĩ
Hàn Mạc Tử đã đến địa danh này và đã để lại nhiều kỷ niệm khiến cho Lầu ông
Hoàng càng có ý nghĩa. Trong kháng chiến chống Pháp biệt thự này đã bị tiêu hủy,
ngày nay chỉ còn lại toàn bộ nền móng, hầm ngầm chứa nước và những ký ức trong
người dân Phan Thiết.
Cũng tại Lầu ông Hoàng quân Pháp xây
dựng ở đây một hệ thống đồn bót với nhiều lô cốt
bê tông cốt thép chắc chắn để khống chế khu vực
thị xã Phan Thiết. Ngày 14 tháng 6 năm 1947, nơi
đây đã diễn ra trận đánh tuyệt vời của một tiểu
đội thuộc đơn vị Hoàng Hoa Thám do đồng chí
Nguyễn Minh Châu chỉ huy diệt nhiều địch, thu
nhiều súng đạn các loại, trong đó có một khẩu đại
liên Vitke, một súng trung liên Bren và nhiều
chiến lợi phẩm khác từ đó nhân dânta quen gọi là
chiến thắng lầu Ông Hoàng.
Hiện nay Lầu Ông Hoàng là một quần thể du lịch hấp dẫn bao gồm : nhóm tháp
Chàm cổ, bên cạnh tháp có chùa Bửu Sơn cổ kính, dưới chân đồi là bờ biển, cửa sông
Phú Hài, núi Cố nơi có mộ của nhà thơ Nguyễn Thông...Tất cả hợp thành một quần thể

di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh ở Phan Thiết.
I.2.14. Khu lăng mộ Nguyễn Thông
Nguyễn Thông là nhà trí thức yêu nước, nhà thơ, nhà văn và nhà hoạt động xã
hội có ảnh hưởng lớn ở miền Nam nước ta nửa đầu thế kỷ XIX. sau khi mất, theo
Nhóm 8 _DH08DL

14


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
nguyện vọng khi còn sống Cụ được gia đình,bạn bè chôn cất dưới chân núi Cố thuộc
xã Phú hải, cách thành phố Phan Thiết 9km về phía Đông.
Nguyễn Thông sinh ngày 28 tháng 5 năm 1927
tại làng Bình Thạnh, tổng Thạch Hội Hạ, huyện Tân
Thạnh, phủ Tân An, tỉnh Gia Định. Ông là người
học rộng, tài cao, được triều đình Huế giao giữ nhiều
chức vụ quan trọng và được bổ nhiệm làm quan ở
một số tỉnh, trong đó có tỉnh Bình Thuận, Vĩnh
Long, Quảng Ngãi. Tuy làm quan trong triều nhưng
ông rất căm thù thực dân Pháp. Những năm ở Bình
Thuận Nguyễn Thông đã có ý thức chuẩn bị kế
hoạch xây dựng căn cứ chống Pháp lâu dài. Nguyễn
Thông đã tập hợp dân”tị địa” lập ra Đồng Châu xã” để tạo cho họ có tổ chức tương tự
làm ăn sản xuất ổn định cuộc sống tại Bình Thuận sau khi lánh từ trong Nam ra.
Những năm tháng cuối đời Nguyễn Thông đã để lại cho bạn bè, gia đình và nhân dân
Phan Thiết tấm lòng kính yêu. Ông mất ngày 7 tháng 7 năm 1884 (tức ngày 27/8 năm
Giáp Thân).
Mộ chí của Nguyễn Thông xây cất dưới chân núi Ngọc Sơn (núi Cố) thuộc thôn
Ngọc Lâm xã Phú Hải, thành phố Phan Thiết. Lúc còn sống Nguyễn Thông thường
ngày qua đây chọn núi Cố làm nơi yên nghỉ của mình. Núi Cố có nhiều cây cối, chim

chóc, dưới chân núi là biển cả tạo nên phong cảnh sơn thủy hữu tình.
Ngôi mộ được xây giản dị, gần gũi như tấm lòng và con người của ông. Mộ có
chiều dài 9,45m rộng 6,35m phần chính mộ đắp hình con lân như những ngôi mộ
người xưa. Trên mộ có tấm bia bằng đá, khắc chữ Hán, nội dung trên bia là bài văn bia
do chính Nguyễn Thông viết : “...Sau khi ta trăm tuổi rồi, hồn phách còn nhớ đến núi
này chăng? hoặc rốt cuộc cũng về chốn không còn gì chăng? Điều đó đều không thể
biết được. Còn như trăng biển, buồm ngư phủ, chòi tiều phu vẽ lạ của khói mây thay
đổi, hình thù của thuồng luồng chập chờn, sau này cảnh đó có thể giúp vào cuộc
thưởng thức của tao nhân du khách vậy.”
Khu lăng mộ cụ Nguyễn Thông đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử năm
1999.
I.2.15. Nhóm đền tháp Chăm PôĐam (Pô Tằm)
Nhóm đền tháp Chăm PôÐam (PôTằm) tọa lạc dưới chân núi có tên là núi Ông
Xiêm thuộc địa phận xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận nằm về hướng
Tây Bắc, cách thành phố Phan Thiết khoảng 110
km. Tương tự như nhóm tháp Pôshanư cả về kỹ
thuật xây dựng và nghệ thuật kiến trúc, và có niên
đại nửa cuối thể kỷ VIII đầu thế kỷ IX thuộc
phong cách kiến trúc nghệ thuật Hòa Lai, một
phong cách kiến trúc cổ trong lịch sử kiến trúc
của Vương quốc Chămpa.
Nhóm đền tháp PôÐam bao gồm 6 tháp,
hiện nay chỉ còn lại 3 tháp tương đối nguyên vẹn
hình dạng, còn 3 tháp khác bị sụp đổ và chỉ còn
lại phần đế. Các tháp trong nhóm chia thành hai
Nhóm 8 _DH08DL

15



Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
khu riêng biệt mỗi khu 3 tháp theo hai trục song song. Trong đó nhóm phía Bắc là
nhóm có niên đại từ thế kỷ VIII - IX và nhóm Nam có niên đại muộn hơn (thế kỷ XV).
Nhóm tháp Bắc còn lưu giữ bệ thờ Linga - Yoni bằng đá xanh tượng trưng cho Thần
Siva, với hình dáng và kết cấu giống như ở Pôshanư nhưng nhỏ hơn nhiều. Nhóm tháp
Nam gồm 3 tháp khác với nhóm Bắc từ kỹ thuật xây dựng, trang trí nghệ thuật và nội
dung thờ phụng (ở đây thờ 7 viên đá tượng trưng cho bia Kút.
Tháp PôÐam là nơi thực hiện nghi lễ, thờ cúng Vua Chăm hàng năm của người
Chăm Phú Lạc và các vùng lân cận. Hiện những dòng tộc là hậu duệ của Vua còn lưu
giữ 8 sắc phong do các Vua Triều Nguyễn từ Minh Mạng đến Khải Ðịnh phong tặng
Vua PôÐam, chúng được cất giữ đặc biệt như báu vật của dòng tộc và trách nhiệm của
hậu duệ Vua. Nhóm đền tháp PôÐam đã được Nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc
nghệ thuật cấp Quốc gia năm 1996 .
I.2.16. Đình làng Phú Hội
Đình làng Phú Hội được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XIX và mấy chục
năm sau đó, hoàn chỉnh dần nhiều công trình khác trong tổng thể kiến trúc và kết thúc
quá trình xây dựng vào năm Thiệu trị thứ 7 (Đinh Mùi 1874). Hiện nay Đình thuộc
làng Phú Hội, xã Hàm Hiệp huyện Hàm Thuận Bắc cách thành phố Phan Thiết 7km về
hướng Tây.
Đình Phú Hội có bố cục mặt bằng rộng lớn,
kiến trúc chặt chẽ nhịp nhàng, các công trình kiến
trúc đều được bố trí vào các vị trí có ý nghĩa tiền,
hậu, tả, hữu, thượng, hạ rất nhất quán. Đình chính
thờ Thành Hoàng làng, tiếp đến Tiền Hiền, Võ ca,
nhà nhóm, tiền đường, hậu cát, nhà bếp, cổng
Tam quan, Nhà Khách. Phía trước Đình làng là ao
sen, cầu gỗ dẫn vào đình với một diện tích rộng
nhất trong các đình làng cua phủ Hàm Thuận lúc
bấy giờ.
Trong kháng chiến chống pháp và chống Mỹ đây là địa bàn ác liệt nhất là vùng

tranh chấp giữa ta và địch, đã từng bị địch phá một số công trình kiến trúc của đình
làng để làm đồn bốt. Sau ngày giải phóng hầu như chỉ còn những phần chính của đình
thờ Thần, nhà thờ Tiền Hiền, nhà nhóm, còn lại đã bị phá huỷ vĩnh viễn.
Đình Phú Hội hiện còn giữ lại 5 sắc phong do các đời Vua triều Nguyễn phong
tặng cho các vị thần được thờ ở Đình làng. Trong hai cuộc chiến tranh ác liệt dân làng
vẫn giữ được nguyên vẹn cả 5 sắc phong, bởi vậy nhân dân ở đây coi như vật bảo
thiêng liêng của làng và họ giữ gìn hết sức cẩn thận như một cố gắng bảo vệ truyền
thống. Đình làng Phú Hội có giá trị hơn khi hiện nay nó là ngôi đình cổ duy nhất còn
lại trên đất huyện Hàm Thuận.
Đình Phú Hội đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia
năm 1995.
I.2.17. Đền thờ vua Chăm PôKlong MơhNai
Ðối lập với nền nghệ thuật và kỹ thuật xây dựng tháp Chăm từ thế kỷ XVII trở về
trước, từ thế kỷ XVII trở về những thế kỷ sau khi đất nước bị suy kiệt, nhân tài vật lực
và kỹ thuật bị thất truyền, mà nhu cầu thờ phụng Tổ tiên và tôn giáo vẫn là nhu cầu
Nhóm 8 _DH08DL

16


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
thường trực nên người Chăm chuyển sang xây dựng dạng kiến trúc đền thờ và sử dụng
vật liệu gỗ, ngói, vôi như người Việt và hình dạng kiến trúc như một ngôi chùa đương
thời. Tiêu biểu cho dạng kiến trúc này là đền thờ Vua Chăm Pôklong MơhNai.
Ðền thờ Vua Chăm Pôklong MơhNai được
người Chăm xây dựng trên đỉnh đồi cát thuộc
thôn Lương Bình, xã Lương Sơn ở về phía Nam
và cách huyện lỵ Bắc Bình 15km, cách Phan
Thiết gần 50km về hướng Bắc. Ðền thờ được xây
dựng để thờ Vua Chăm Pôklong MơhNai - một

trong những vị vua cuối cùng của Vương quốc
Chămpa trước khi Vương quốc này tan rã. Theo
biên niên sử Chăm, ông được lên ngôi vào đầu thế
kỷ XVII và đến năm 1627 nhường ngôi lại cho
con rể là Pôklong GaHul.
Ðền thờ gồm có 5 gian thờ mà các nhà khảo cổ Pháp khi nghiên cứu lịch sử
Chămpa ở thể kỷ XIX gọi là điện thờ. 5 gian đền thờ xây dựng theo hình chữ T. Dãy
nhà 3 gian dùng để thờ phụng : Gian giữa thờ tượng Vua Pôklong MơhNai, gian bên
phải thờ tượng Bà Thứ Phi người Việt (Công Chúa con của một vị Chúa Nguyễn) cùng
một số tượng Kút con của Bà. Bên trái là gian thờ Bà Hoàng Hậu Chăm Pô Bia Sơm,
vợ cả của Vua cùng một số tượng Kút chạm khắc đẹp là con của Bà. Dãy nhà trước
gồm 2 gian lớn để trống dùng làm nơi chờ đợi và thực hiện nghi lễ bên ngoài trước lúc
vào đền thờ.
Tượng vua Pôklong MơhNai được các nghệ nhân Chăm tạc vào một khối đá
xanh xám với nghệ thuật điêu khắc tinh tế, pho tượng tả cảnh nhà Vua đang ngự ở
Triều đình, đầu đội Vương miện oai nghiêm. Ðây là một trong những pho tượng Chăm
có kích thước lớn còn tồn tại nguyên vẹn đến
ngày nay. Hai gian thờ ở bên Tả và bên Hữu gian
thờ Tượng Vua là gian thờ Tượng Bà Hoàng Hậu
người Chăm Pô Bia Sơm và Tượng Bà Thứ Phi
người Việt bị kẻ gian đập phá mất phần đầu, một
phần thân, hiện nay chúng ta thấy còn nguyên vẹn
là những phần làm lại sau này.
Hàng năm gia đình, dòng tộc Hậu duệ nhà
Vua cùng đồng bào Chăm tổ chức nhiều nghi lễ
tại đền thờ. Lớn nhất là dịp lễ hội Katê tổ chức
vào tháng 7 Chăm lịch với quy mô và giá trị lịch sử văn hóa của nó. Vào dịp lễ hội này
ở di tích tổ chức nhiều nghi lễ, phong tục theo tập quán của người Chăm.
Ðền thờ đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - nghệ thuật cấp Quốc gia
vào năm 1991.

I.2.18. Đền thờ vua Chăm PôNit
Ðền thờ vua Chăm Pô Nít được người Chăm xây dựng giữa thế kỷ XVII với lòng
kính trọng và biết ơn vua có nhiều cống hiến cho đất nước. Ðền thờ tọa lạc trên ngọn
một đồi cát cạnh dòng sông Cái (đoạn nối dài của sông Lũy) đền thờ có dạng như đền
thờ Pôklong MơhNai. Do chiến tranh ác liệt và để tiện việc thờ cúng Ngài, trong
Nhóm 8 _DH08DL

17


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
kháng chiến chống Mỹ đền thờ được dời về vị trí hiện nay thuộc làng Thanh Hiếu, xã
Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, cách thành phố Phan Thiết 68 km về phía Bắc.
Ðền thờ xây dựng để thờ Vua Pô Nít và hai Bà
Hoàng Hậu Việt – Chăm, một gian khác thờ một vị
tướng, còn bên ngoài thờ hai dãy tượng Kút lớn ở về
bên Tả và bên Hữu của đền thờ.
Gian thờ bên cạnh có cửa trổ thông với gian
thờ nhà Vua, là nơi đặt tượng Bà Hoàng Hậu người
Chăm Pô Mứk Chà, tượng bà Hoàng Hậu người Việt
(con của một vị chúa Nguyễn) cùng một số tượng
Kút khác tượng trưng cho người đã khuất trong
Hoàng Tộc. Có một gian thờ tách biệt để thờ một
phiến đá tượng trưng cho vị tướng tài Pô Kay Mách người Hồi giáo.
Bên ngoài có nhiều tượng Kút lớn bằng đá tượng trưng cho những người trong
Hoàng tộc với những chi tiết, hình dạng khác nhau của những người được thờ phụng,
nhưng tất cả đều là những tác phẩm điêu khắc có giá trị lịch sử - nghệ thuật.
Ðền thờ Pô Nít nhìn dưới góc độ kiến trúc thì giống như ngôi chùa, nhưng đối
lập với kiến trúc, bên trong nội dung thờ phụng, tượng thờ, nghi thức không kém gì về
nội dung của những thời kỳ hưng thịnh của người Chăm trước kia.

Rất nhiều nghi thức, lễ hội được tổ chức quanh năm tại đền thờ. Ðáng chú ý là tết
Katê vào đầu tháng 7 Chăm lịch, ngày đầu năm mới dân làng tập trung làm lễ dưới sự
điều hành, chủ trì của những người có uy tín trong giới chức sắc tôn giáo, để từ điểm
xuất phát này, người ta rước y phục của nhà Vua, cùng những báu vật của nhà Vua để
lại và một số sắc phong của các Vua Triều Nguyễn ban tặng ra đền thờ.
Ðền thờ đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - nghệ thuật cấp Quốc gia
vào năm 2000.
I.2.19. Vạn An Thạnh
Từ thế kỷ XVI-XVII người Việt đã di cư đến đảo Phú Quý ngày càng đông, cộng
với một số ngư dân đi biển bị bão tố trôi dạt vào và ở lại định cư làm ăn. Khi cuộc
sống ổn định ngư dân các làng trên Đảo bắt đầu xây dựng dinh, vạn để thờ Thần Nam
Hải ( cá voi) vị thần phù hộ về mặt tinh thần cho những người đi biển. Đó cũng là
phong tục truyền thống tín ngưỡng của người Việt đối xử với cá voi vị thần biển cả, ân
nhân cứu mạng che chở cho họ khi đi biển và làm ăn trên biển.
Vạn An Thạnh được kiến tạo hoàn chỉnh năm Tân Sửu 1781 tại bờ biển làng
Triều Dương, xã Tam Thanh huyện đảo Phú Quý, cách thành phố Phan Thiết 120 hải
lý về hướng Đông.
Vạn An Thạnh xây dựng theo lối kiến trúc dân gian của người Việt như dạng
đình làng trong đất liền các kiến trúc chính gồm chính điện, nhà Tiền hiền, Võ ca. Bên
trong vạn còn có chỗ chứa xương cốt cá voi gọi là Tẩm.
Gắn với việc mai táng thờ cúng cá Voi là một lễ hội của ngư dân. Trong nếp
sống, phong tục và sinh hoạt của ngư dân ở đây, lễ cúng cá voi rất được chú trọng và
là lễ to nhất so với các lễ khác như ngày hội làng thời trước. Mở đầu lễ hội, nhân dân
chuẩn bị ghe thuyền, cờ, quạt, trống chiêng ra khơi nghinh đón cá ông. Đội chèo Bả
Trạo trong trang phục chỉnh tề biểu diễn những tiết mục dân gian chào mừng.
Nhóm 8 _DH08DL

18



Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
Vạn An Thạnh đến nay còn lưu giữ gần 70 bộ xương cốt các loài cá voi. Có thể
coi đây là một bảo tàng Hải dương học với những bộ sưu tập phong phú về cá Voi.
Nhờ có vạn An Thạnh, nơi thờ cúng thần Nam Hải nên ngư dân rất an tâm khi ra khơi
đánh bắt hải sản vì đã có “Ông Nam Hải” phù trợ tránh mọi nguy hiểm trên biển.
Đối với triều Nguyễn tất cả những lăng vạn thờ cá ông đều được tôn trọng, vì
theo sự tin sùng của nhân dân, cá ông đã nhiều lần giúp Nguyễn Ánh thoát nạn trên
biển. Vạn An Thạnh được các vua Triều Nguyễn ban tặng 10 sắc phong. Nội dung các
sắc thần chủ yếu ban tặng “Nam Hải cự tộc Ngọc Lân” và những “tướng lĩnh” giúp
Nguyễn Ánh thoát nạn trên đảo khi bị quân Tây Sơn đánh đuổi. Vạn An Thạnh tồn tại
trên 200 năm từ ngày thành lập, gắn liền với lịch sử hình thành Đảo Phú Quý như một
chứng nhân bao đời của lịch sử vùng đảo, ở đó chứa đựng nhiều giá trị vật chất, tinh
thần và cả về tín ngưỡng nghề nghiệp của ngư dân đảo Phú Quý.
Vạn An Thạnh đã được Bộ Van Hoá Thông tin công nhận xếp hạng di tích lịch
sử văn hoá tại quyết định số 51-QĐ/BT ngày 12 tháng 1 nắm 1996.
I.2.20. Vạn Thủy Tú
Vạn Thủy Tú được ngư dân Thủy Tú thiết lập bắt đầu
vào năm Nhâm Ngọ 1762 để thờ Ông (cá voi) với chính
điện, nhà thờ Tiền Hiền, Võ Ca bố trí theo hình chữ Tam
mặt chính quay ra hướng Ðông. Lúc mới xây dựng xong
cửa Vạn sát ngay bờ biển, ngày nay bờ biển đã dời xa ra
ngoài hơn 100m. Hiện nay Vạn Thủy Tú tọa lạc trên đường
Ngư Ông, phường Ðức Thắng, thành phố Phan Thiết.
Vạn Thủy Tú từ ngày xưa dựng xong đến nay đã chứa
gần 100 bộ xương cá Voi và nhiều loài khác cùng họ. Quá
nửa có niên đại trên 100 - 150 năm, trong đó có những bộ
xương to lớn được thờ phụng tôn nghiêm và đây cũng là nơi lưu trữ bộ xương cá voi
lớn nhất Việt Nam.
Trong khuôn viên của Vạn có một doi đất rộng, dùng để mai táng cá Ông mỗi khi
ông "lụy" và dạt từ biển vào. Mỗi lần mai táng xong, sau 3 năm mới được thương cốt,

nhập tẩm theo phong tục. Trong số ngư dân hễ người nào trông thấy "Ông" trước là
người đó được làm "con trưởng" của Ngài, và người này phải lo làm đám tang chu
đáo, để tang sau 3 năm mới hết hạn… Ðiều đó cho thấy những phong tục, cử chỉ của
ngư dân đối với cá Ông theo tín ngưỡng gần như quan
hệ giữa người với người.
Vạn Thủy Tú là một trong những Dinh, Vạn cổ
xưa nhất của nghề biển ở Bình Thuận, được ngư dân
làm nghề biển coi như Thủy tổ nghề biển. Trong Vạn
chứa nhiều di sản văn hóa Hán - Nôm liên quan đến
nghề biển, thể hiện trong nội dung thờ phụng ở các
khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liên đối, trên văn khắc
của Ðại hồng chung. Vạn Thủy Tú là một trong những
di tích cổ có số lượng lớn, sắc phong của các vị Vua
Triều Nguyễn ban tặng để thờ cá Ông và các vị Hải
Thần, vì trước đây trong chiến tranh phong kiến với
nghĩa quân Tây Sơn, các tướng lĩnh nhà Nguyễn đã
Nhóm 8 _DH08DL

19


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
nhiều lần được cá Voi cứu nạn trên biển. Có 24 sắc phong của các đời vua : Thiệu Trị,
Tự Ðức, Ðồng Khánh, Duy Tân, Khải Ðịnh, riêng Vua Thiệu Trị (1841 - 1847) đã ban
tặng 10 sắc Thần là điều hiếm thấy so với các di tích khác. Vạn Thủy Tú đã được Nhà
nước xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1996.
Do nhu cầu nghiên cứu, tham quan của các nhà nghiên cứu, của du khách và để
bảo tồn bộ xương cá Voi xưa nhất, lớn nhất ở Vạn Thủy Tú, hiện nay ở đây đang xúc
tiến việc xây dựng một dãy nhà trưng bày và bảo quản, gắn với việc trùng tu tôn tạo lại
các hạng mục của di tích

I.3. Các danh lam thắng cảnh
I.3.1. Bàu Trắng
Bàu Trắng là hồ nước ngọt, trước đây thuộc xã Bình Nhơn, huyện Hoà Đa, tỉnh
Bình Thuận, nay thuộc thôn Hồng Lâm, xã Hoà Thắng, huyện Bắc Bình cách Phan
Thiết khoảng 65 km về hướng Đông Bắc.
Bàu Trắng hình thành từ lâu đời, nằm ở giữa vùng đồi cát rộng mênh mông xen
lẫn nhiều nhóm cây rừng thấp. Nước trong hồ rất ngọt và trong. Từ xa nhìn lại một
màu xanh mát dịu phủ lên những đồi cát trắng. Bàu Trắng chia thành 2 phần bởi một
đồi cát vắt ngang qua. Nhân dân ở đây từ xưa đã gọi là Bàu Ông và Bàu Bà, mặc dầu
Bàu nước do thiên nhiên tạo nên nhưng trong dân gian vẫn tỏ lòng biết ơn vì đã cung
cấp nguồn nước nuôi sống con người và động vật
rừng ở đây vào mùa khô.
Sách cũ viết về Bàu Trắng “ hồ Trắng có hai
hồ, hồ trên và hồ dưới, ở phía Tây Nam huyện
Hoà Đa, phiá Tây Ba động. Hồ trên chu vi 22
dặm lịch, nước trong, ngọt, bốn mùa không giảm.
Phía Tây Bắc là động cát, phía Tây Nam là chân
rừng, trên bờ phía Nam có đền thờ Chúa Động”
Nơi sâu nhất của Bàu Trắng là 19m và cạn
dần về phía bờ. Quanh bờ có nhiều bông sen, vào
mùa hạ sen nở rộ tô điểm thêm cho vùng cát trắng những màu sắc rực rỡ. Bàu Trắng là
nơi có nguồn nước ngọt tự nhiên duy nhất ở xã Hoà Thắng và khu căn cứ cách mạng
Lê Hồng Phong, như một bầu sữa lớn nuôi bộ đội và nhân dân Hoà Thắng trong 2 thời
kỳ kháng chiến.
Đã từ lâu đời, xung quanh Bàu Trắng đã có nhiều làng mạc của người Chăm xưa
sinh sống và sử dụng nguồn nước trong hồ. Người Chăm đã dựng Đền thờ thờ nữ thần
Thiên Y Ana. Khi người Chăm rời bỏ khu vực này đi nơi khác, ngôi đền cũng bị sụp
đổ và hiện còn lại dấu tích ở phía Nam Bàu Trắng là dấu tích của một giai đoạn lịch
sử về sự chinh phục thiên nhiên của người Chăm ở đây trước khi người Việt đến.
Bàu Trắng không chỉ là nơi cung cấp nước ngọt mà còn là thắng cảnh đẹp ở khu

vực Hoà Thắng - Bắc Bình. Với nguồn nước ngọt mát quanh năm đã làm dịu đi cái
không khí nóng bỏng của đồi cát mênh mông là một thắng cảnh đẹp mà bất cứ ai đến
vùng này đều phải ghé thăm.

Nhóm 8 _DH08DL

20


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
I.3.2. Cù Lao Câu
Cù Lao Câu là một hòn đảo trẻ nổi lên giữa biển, cách bờ chừng 9km, có thể đến
đảo từ nhiều điểm khác nhau như xã Phước Thể, xã Vĩnh Hảo, xã Bình Thạnh hoặc từ
Cà Ná. Tuỳ theo từng bến đi nhưng trung bình ghe máy đi độ 40 phút sẽ đến đảo. Cù
Lao Câu cách Phan Thiết khoảng 110 km về hướng Đông Bắc.
Cù Lao Câu có chiều dài trên 1500m và nơi rộng
nhất gần 700m, nơi cao nhất hơn 7m. Từ đất liền nhìn ra
trông như mộ chiến hạm lớn. Toàn đảo bao quanh bởi
hàng vạn khối đá có nhiều màu sắc và hình thù khác
nhau, trông như những đàn thú với nhiều loại lớn nhỏ,
thật là kỳ thú khi có điều kiện quan sát kỹ hết đảo.
Theo một số tài liệu nghiên cứu lịch sử - văn hoá
xưa có nói đến thì từ rất xa xưa người Chăm đã từng xây
dựng ở đây một đền thờ Thánh Mẫu Thiên Y Ana. Hàng
năm tại đền thờ có nhiều nghi thức lễ được tổ chức ở
đây, một phần cầu mong cho sự phù hộ của vị thần với
những người đi biển và làm ăn trên biển, phần cầu mong
cho mưa thuận gió hoà mùa màng tươi tốt. Nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đã
làm cho đền thờ bị hủy hoại và mất dấu vết cũng như những đền thờ khác của người
Chăm cùng thời đã bị hủy hoại chỉ còn lưu lại trong sử sách.

Kế thừa sự tín ngưỡng của người Chăm xưa, người Việt sau khi tiếp quản Cù Lao
Câu đã đóng góp công, của xây dựng tại Đảo một đền thờ để thờ thần Nam Hải (cá
voi) - vị thần mà theo tín ngưỡng của ngư dân rất linh thiêng và có nhiều lần cứu nguy
cho ngư dân làm ăn trên biển bị nạn. Rất tiếc đến nay không ai biết ngôi đền do ai xây
dựng vào thời nào nhưng phong tục tập quán và sự tín ngưỡng vị thần trong ngôi đền
vẫn được giữ gìn, lưu truyền và thờ phụng một cách trang nghiêm từ xưa đến nay.
Lễ cúng lớn nhất ở Đền thờ thần Nam Hải trên Cù lao Câu là vào dịp rằm và 16
tháng Tư âm lịch hàng năm và tổ chức hát chèo bả trạo để tế Ngài.
Xung quanh đảo nước trong xanh, khi thủy
triều xuống bờ biển làm lộ ra vô vàn vỏ ốc, vỏ sò
đẹp làm say mê nhiều du khách. Quanh đảo có
nhiều loại hải sản sinh sống, mà người giỏi nghề
biển với dụng cụ đơn giản có thể kiếm được thức
ăn tươi. Trên đảo có giếng cạn để lấy nước ít
nhưng đó là dạng nước nhỉ nên có thường xuyên
– sách xưa gọi là Giếng Tiên.
Hiện nay Cù Lao Câu được quy hoạch làm khu
bảo tồn sinh vật biển, trong tương lai hưá hẹn
nhiều triển vọng về du lịch sinh thái.
I.3.3. Hải Đăng Khe Gà
Hải Ðăng Khe Gà được xây dựng trên đỉnh đảo Khe Gà, đảo có diện tích 5 ha ở
vùng biển xã Tân Thành, trước thuộc huyện Hàm Tân, nay thuộc huyện Hàm Thuận
Nam, cách Phan Thiết khoảng 30 km về phía Ðông Nam.

Nhóm 8 _DH08DL

21


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ

Hải Ðăng Khe Gà do một kỹ sư người Pháp
tên là Chnavat thiết kế, xây dựng để hướng dẫn
tàu thuyền qua lại, khởi công từ tháng 2 năm
1897, đến cuối năm 1898 mới khánh thành, đến
nay vẫn còn một tấm đá hoa cương lớn đặt ngay
trước cửa vào Hải Ðăng khắc số 1899. Hải Ðăng
Khe Gà chính thức hoạt động năm 1900. Nhân
viên điều hành gồm có một người Phạm (trạm
trưởng) và 8 người Việt canh giữ đèn.
Trong lịch sử hàng hải ở khu vực này, các
thế hệ trước có rất nhiều thuyền buôn qua lại bị đắm do không xác định được toạ độ, vị
trí. Bởi Mũi Khe Gà được coi là một vị trí cực kỳ hiểm yếu của vùng biển từ Phan
Rang đi Vũng Tàu. Do vị trí hiểm yếu của vùng biển này, và để đáp ứng nhu cầu vận
tải ngày càng tăng của quân đội Pháp cũng như tàu buôn của nước ngoài qua đây,
người Pháp đã nghiên cứu cho xây dựng ngọn Hải Ðăng Khe Gà. Trong thời gian xây
dựng rất nhiều người chết do tai nạn, hiện nay ở đây vẫn còn nghĩa địa chôn những
người chết vì công trình này. Theo sách Ðại Nam Nhất Thống Chí, thì ở phía Tây
huyện Tuy Lý cách 52 dặm sát với biển có những hòn đá lớn ngang ra bờ biển. Ở
ngoài có hòn đảo tên Kê-Dữ (đảo Gà). Ðảo Kê Gà cách bờ biển 500m, những ngày
nước ròng, từ bờ biển có thể lội ra đảo được. Lúc triều cường và có gió đi lại rất vất
vả.
Trên đảo ngọn Hải Ðăng được xây dựng tương đối đồ sộ, có lẽ đây là ngọn Hải
Ðăng cao nhất trong nước, xây bằng đá hoa cương, hình bát giác. Ðá hoa cương xây ở
Hải Ðăng Khe Gà, chưa biết người Pháp đưa từ đâu đến vì trong khu vực không có
loại đá này. Và không phải chỉ là những viên đá bình thường có 4 góc mà tất cả những
khối đá hoa cương dùng xây Hải Ðăng đều đã được chạm, khắc thành từng ô, từng
hình cạnh cụ thể, khớp với nhau. Nghĩa là gần như có sẵn một ngọn tháp bằng đá đã
được làm sẵn, khi xây chỉ cần lắp đặt vào đúng thứ tự, góc cạnh từ dưới lên trên và chỉ
cần đưa vữa vào là kết dính lại, không cần phải tô, trét sửa chữa. Tháp đèn xây bằng
đá cao 35m, độ cao toàn bộ từ tầm ngọn đền đến mặt biển 65m, kích thước cạnh của

tháp (chân tháp) 2,60m. Chiều dày tường tháp từ chân tháp đến độ cao 6m là 1,6m,
càng lên cao độ dày càng giảm từ 1,50m và mỏng nhất ở đỉnh tháp là 1m. Trên ngọn
tháp có bóng đèn lớn 2000 W làm tín hiệu hướng dẫn tàu bè qua lại.
Ngoài ngọn Hải Ðăng còn có một căn nhà lớn hình vuông mỗi cạnh 40m, dưới
nhà là một hầm chứa nước sâu 3m, trước nhà có một giếng gọi là giếng Tiên. Từ dưới
mép nước biển đến Hải Ðăng hàng chục bậc tam cấp. Hai hàng hoa sứ dọc theo lối đi
và xung quanh chân Hải Ðăng do người Pháp trông từ cuối thế kỷ trước đến nay còn
nguyên, toả bóng mát quanh năm. 184 bậc thang xoáy ốc bằng thép dẫn đến đỉnh Hải
Ðăng cùng hàng chục bậc tam cấp dẫn lên đến đỉnh đèn, tất cả đều được đưa từ Pháp
sang, kể cả ngọn đèn trên đỉnh, máy phát điện. Hiện nay hòn đảo Khe Gà và ngọn Hải
Ðăng đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn với du khách. Bởi Hải Ðăng Khe Gà
vừa là thắng cảnh vừa là di tích kiến trúc độc đáo.
I.3.4. Hòn Bà
Hòn Bà là một hòn đảo nhô cao lên giữa biển, cách bờ biển Lagi huyện Hàm Tân
gần 2 cây số về hướng Ðông. Cách Phan Thiết khoảng 70 km về phía Ðông Nam.
Nhóm 8 _DH08DL

22


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
Hòn Bà là ngọn núi trẻ, trên núi có nhiều cây cổ thụ
lớn. Nửa đầu thế kỷ XVII người Chăm đã dựng lên một
ngôi đền để thờ nữ Thần Thiên Y Ana vị Thần thiêng
liêng của vương quốc Chămpa cổ. Cũng từ đây hòn đảo
có tên là Hòn Bà. Ngôi đền thờ có kết cấu kiến trúc và
trang trí nghệ thuật giống như ngôi miếu của người Việt
cùng thời. Trong ngôi đền thờ, tượng nữ Thần Thiên Y
Ana bằng đá, được các nghệ nhân Chăm tạc từ một khối
đá nguyên tại chỗ. Việc thờ tượng Bà ở trên đỉnh Hòn Bà

thể hiện sự tôn vinh của người Chăm với nữ Thần. Mặt
khác ở những thế kỷ trước đây, nghề biển là nghề chính
thu hút đông đảo ngư dân Chăm ven bờ mà dấu vết của
những làng ngư cỏ vẫn còn. Do vậy, việc thờ tượng Nữ thần ở đây cũng là sự cầu
mong cho Nữ thần phù hộ, cứu nạn cho họ trên biển. Hàng năm người Chăm ở các nơi
thường đến đây làm lễ cầu mưa và các nghi lễ tôn giáo khác.
Trong kháng chiến chống Pháp do chiến tranh ngày càng các liệt, quân Pháp
ngăn cấm không cho dân làng đến đảo thờ cúng và việc đi lại khó khăn hơn cũng làm
cho người Chăm dần dần lãng quên đi ngôi đền. Chính sự lãng quên này đã tạo điều
kiện cho kẻ gian đánh cắp pho tượng Thần và những vật thờ linh thiêng trong ngôi đền
cổ cùng sự xuống cấp đổ nát của nó.
Mãi đến năm 1969 ngư dân ở Hàm Tân đã đóng góp tiền của xây dựng lại ngôi
đền mới trên nền ngôi đền cổ. Người Việt xây đền thờ Nữ Thần Thiên Y Ana của
người Chăm nhưng thực hiện các nghi lễ trong đền lại theo phương thức riêng và
phong tục truyền thống của người Việt. Ở đây luôn có một số người bảo vệ và chăm
sóc ngôi đền. Lễ hội ở đây là ngày giỗ Nữ Thần Thiên Y Ana mà nhân dân địa phương
ở đây gọi là ngày Vía Bà. Nghi lễ được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng
năm. Vào ngày này nhân dân ở khắp nơi ra đảo rất đông bằng phương tiện ghe thuyền,
trong số đó có rất đông người Chăm ở Hàm Tân và các nơi khác đến viếng Bà.
Hòn Bà người ta biết đến và ngưỡng mộ không phải chỉ bằng ngôi đền cổ mà ở
đây là hòn đảo cheo leo giữa biển hấp dẫn mọi người bằng chính cảnh đẹp của nó cộng
với sự hùng vĩ mênh mông của biển cả và đồi duơng bên trong bờ càng làm cho phong
cảnh ở đây đẹp thêm.
II. Ninh Thuận
Diện tích: 3.363,1 km²
Dân số: 567,9 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thành phố Phan Rang -Tháp Chàm
Các huyện: Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Bác Ái, Thuận Bắc
Dân tộc: Việt (Kinh), Chăm, Ra Glai, Cơ Ho, Hoa


Nhóm 8 _DH08DL

23


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
II.1. Điều kiện tự nhiên
Ninh Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, phía bắc giáp Khánh
Hoà, phía tây giáp Lâm Đồng, phía nam giáp Bình Thuận và phía đông giáp biển
Đông.
II.1.1. Địa hình
Ninh Thuận được bao bọc 3 mặt là núi: phía bắc và phía nam tỉnh là 2 dãy núi
cao nhô ra sát biển, phía tây là vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng. Địa hình có 3 dạng:
miền núi, đồng bằng, vùng ven biển. Tỉnh có 2 hệ thống sông chính: hệ thống sông
Cái, bao gồm các sông nhánh như sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông La, sông
Quao... và hệ thống các sông suối nhỏ phân bố ở phía bắc và nam tỉnh như sông Trâu,
sông Bà Râu.
II.1.2. Khí hậu
Ninh Thuận nằm trong khu vực có vùng khô hạn nhất nước, khí hậu nhiệt đới gió
mùa với các đặc trưng là khô nóng, gió nhiều và bốc hơi mạnh, không có mùa đông.
Nhiệt độ trung bình năm 27ºC, lượng mưa trung bình 705mm và tăng dần theo độ cao
lên đến 1.100mm ở vùng miền núi. Một năm ở đây có 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
II.2. Tiềm năng phát triển kinh tế và du lịch
Ninh Thuận đang hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như: nho, thuốc lá,
mía, đường, bông, hành, tỏi và nuôi trồng thủy sản. Ninh Thuận là một trong số các
ngư trường lớn của nước ta.
Ninh Thuận là một bức tranh hài hoà giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả. Nằm
trong cụm du lịch quốc gia thuộc tam giác Đà Lạt - Nha Trang - Phan Rang, Ninh
Thuận có vườn quốc gia Núi Chúa và nhiều thắng cảnh đẹp như: bãi biển Ninh Chữ,

bãi biển Cà Ná, đèo Ngoạn Mục, thủy điện Đa Nhim và di tích lịch sử quí giá là các
tháp Chàm: Pôklông Garai, Pôrômê, Hoà Lai,... hầu như còn nguyên vẹn.
Đến thăm nơi đây du khách có thể tham gia nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ
dưỡng, du thuyền, leo núi, săn bắn, tham quan các di tích lịch sử, hoặc tham dự các lễ
hội của người Chăm.
Là tỉnh có đông người Chăm sinh sống, Ninh Thuận mang đậm màu sắc văn hóa
của dân tộc Chăm. Nền văn hóa ấy được thể hiện qua chữ viết, trang phục dân tộc,
nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, nghề gốm, dệt thổ cẩm. Nghệ thuật dân ca và múa
Chăm đã trở thành di sản quí giá của nền văn hóa Việt Nam. Phong tục tập quán theo
chế độ mẫu hệ của người Chăm vẫn được đồng bào địa phương gìn giữ và lưu truyền
đến ngày nay.
Đến nay, người Chăm vẫn giữ các nghi lễ như: lễ khai mương, đắp đê, lễ chặn
đầu nguồn sông, lễ mừng lúa non, lễ xuống gặt, lễ mừng cơm mới... Đặc biệt một bộ
phận người Chăm vẫn sống bằng nghề đánh cá, mà tục thờ cá voi ở tất cả các tỉnh ven
biển ngày nay, chính là bắt nguồn từ tín ngưỡng của người Chăm.
Thành phố Phan Rang nằm trên giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là
đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, đường số 27 lên Đà Lạt (Lâm Đồng), Đắk Lắk (Buôn
Nhóm 8 _DH08DL

24


Tiểu vùng du lịch duyên hải Nam Trung Bộ
Ma Thuột). Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm cách Nha Trang 105km, Đà Lạt
110km, Tp. Hồ Chí Minh 350km và Hà Nội 1.382km.
II.3. Các di tích lịch sử
II.3.1. Tháp Hòa Lai
Vị trí: Tháp Hoà Lai thuộc địa phận thôn Ba Tháp, xã Tân Hải,
huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
Đặc điểm: Tháp được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ 9,

trước đây gồm có 3 tháp, nhưng còn lại 2 tháp là tháp Bắc và
tháp Nam.
Tháp Bắc có 4 trụ bổ tường, mỗi trụ được trang trí rất
đẹp, phía dưới các trụ còn thể hiện những mảng điêu khắc đẹp
và hình tượng chim Garuda giang rộng cánh. Trên mỗi đầu các
trụ bổ của các mái chìa có các diềm mũ để trang hoàng. Các
cửa giả được trang trí với những vòng cung và những hình người được thể hiện trong
tư thế ngồi. Hình thức trang trí ở tháp Nam đơn giản hơn, cũng có 4 trụ bổ tường với
những đường nét bên dưới và những diềm mũ với các hoa văn trang trí ở mái chìa, các
cửa giả được trang trí vòng cung lớn nhưng không tỉ mỉ như tháp Bắc. Tháp có 3 tầng
mái, mỗi tầng có một hốc giả trang trí bởi các vòng cung. Các tháp này sau một thời
gian dài bỏ phế, người Chăm đã không cúng bái. Nay tháp đang được trùng tu và bảo
quản.
II.3.2. Tháp Pôrômê
Vị trí: Tháp Pôrômê thuộc thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh
Ninh Thuận.
Đặc điểm: Tháp Pôrômê được coi là một bản sao không hoàn hảo của tháp Pôklông
Garai. Công trình là một tổng thể hai tháp: tháp chính thờ vua Pôrômê và tháp phụ thờ
Hoàng Hậu.
Tháp Pôrômê toạ lạc trên một ngọn đồi cao, cách thành phố Phan Rang – Tháp
Chàm 15km về phía Nam. Tháp được xây dựng ở đất Champa vào cuối thế kỷ 16 đầu
thế kỷ 17. Mặt chính của tháp quay về hướng đông, trên cửa chính có các tầng hình
vòng cung, dưới các hình vòng cung được trang trí
bởi hình tượng thánh Siva và hình ngọn lửa, ở các
cửa giả có hình các vị thần bằng đá trong tư thế
ngồi, khuôn mặt các vị thần mang đậm nét bản địa.
Tháp có ba tầng mái tuân theo mẫu cổ, mỗi tầng có
4 tháp góc, trên đỉnh mỗi tháp góc có trang trí búp
sen bằng đá và hình ngọn lửa trang trí ở 4 góc.
Trong mỗi hốc giả là hình ảnh một vị thần đang ngồi

chắp tay trong tư thế cầu nguyện. Bên trong tháp
chính có thờ hình tượng vua Pôrômê được tạo từ một Linga có 8 tay. Bên góc lối đi
vào tháp có tượng thần bò Nadin được tạc từ một phiến đá xanh đen. Công trình ở phía
sau tháp là nơi thờ hoàng hậu. Khu mộ táng của vua Pôrômê rất gần với công trình phụ
này. Ðây là nơi chôn cất do chính vua Pôrômê chọn. Năm 1992, tháp Pôrômê đã được
công nhận di tích.
Nhóm 8 _DH08DL

25


×