Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (975.99 KB, 102 trang )

Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

344 ha và không tăng đến năm 2020; diện tích nuôi cá QCCT – kết hợp ở Đập Đồng Hiệp
do Công ty khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai quản lý là 225 ha. Tăng diện tích nuôi
cá TC, BTC đến năm 2020 là 140 ha; tăng diện tích nuôi thủy đặc sản đến năm 2020 là
80 ha. Số lượng lồng bè nuôi cá đến năm 2015 là 40 cái và đến năm 2020 tăng lên 50 cái.
Sản lượng NTTS đến 2015 đạt 5.376 tấn, tăng lên 7.169 tấn vào năm 2020. Trong đó, sản
lượng cá nuôi TC, BTC chiếm 33,5%, sản lượng nuôi cá QCCT, kết hợp chiếm tỷ lệ
58,2%. Sản lượng nuôi cá mặt nước lớn, nuôi thủy đặc sản và nuôi lồng bè chiếm tỷ lệ
thấp.
Quy hoạch nuôi thủy sản bố trí ở các xã Phú Thanh, Phú Điền, Trà Cổ, Phú Lập, Đắc
Lua, Núi Tượng, Tà Lài, Phú Xuân. Đối tượng nuôi ao TC, BTC như: rô đồng, điêu
hồng, cá lóc, rô phi đơn tính; nuôi cá lồng bè như cá điêu hồng, lăng, bống tượng và thử
nghiệm nuôi cá tầm; nuôi thủy đặc sản như baba, cá sấu, lươn, ếch, TCX; nuôi cá mặt
nước lớn với các đối tượng nuôi: cá mè, chép, rô phi, trôi, trắm.
Huyện Xuân Lộc
Diện tích NTTS huyện Xuân Lộc đến năm 2015 là 950 ha tăng lên 1.360 ha (2020).
Trong đó, diện tích nuôi chuyên theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 là 430 ha tăng
lên 457 ha (2020); diện tích nuôi cá kết hợp trong hồ chứa (nuôi cá mặt nước lớn) đến
năm 2015 là 520 ha tăng lên 903 ha (2020). Tăng diện tích nuôi cá TC, BTC đến năm
2020 là 120 ha, giảm diện tích nuôi QCCT, kết hợp đến năm 2020 là 332 ha; tăng diện
tích nuôi thủy đặc sản đến năm 2020 là 5 ha.
Sản lượng NTTS đến 2015 đạt 2.714 tấn, tăng lên 4.118 tấn vào năm 2020. Trong đó, sản
lượng cá nuôi TC, BTC chiếm 59,2%, nuôi cá QCCT, kết hợp chiếm 28,1%, nuôi cá mặt
nước lớn chiếm 11,4%, sản lượng nuôi thủy đặc sản và chiếm tỷ lệ thấp.
Quy hoạch nuôi thủy sản ao hồ nhỏ bố trí ở các xã Xuân Hưng, Xuân Bắc, Xuân Phú,
Suối Cao; quy hoạch nuôi cá mặt nước lớn giai đoạn 2012 – 2015 ở hồ Gia Ui diện tích
470 ha, hồ Gia Măng diện tích 50 ha; giai đoạn 2016 – 2020 ở hồ Đa Công Hoi diện tích
300 ha, hồ Gia Lào 83 ha. Đối tượng nuôi ao TC, BTC như: rô đồng, cá lóc, rô phi đơn
tính; nuôi cá mặt nước lớn như cá mè hoa, mè trắng, trôi, chép, rô phi; nuôi thủy đặc sản


như baba, cá sấu.
TX. Long Khánh
Diện tích NTTS TX. Long Khánh đến năm 2015 là 46 ha và giảm còn 31 ha đến năm
2020 theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh. Trong đó, diện tích nuôi cá TC, BTC đến năm
2020 là 21 ha, diện tích nuôi QCCT, kết hợp đến năm 2020 giảm còn 10 ha.
Sản lượng NTTS đến 2015 đạt 205 tấn, tăng nhẹ lên 227 tấn vào năm 2020. Trong đó,
sản lượng cá nuôi TC, BTC chiếm 81,2%, sản lượng nuôi cá QCCT, kết hợp chiếm tỷ lệ
18,8%. Quy hoạch nuôi cá bố trí ở xã Hàng Gòn và Suối Tre. Đối tượng nuôi như: rô
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 201


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

đồng, cá lóc, rô phi đơn tính, chép, điêu hồng.
Huyện Cẩm Mỹ
Diện tích NTTS huyện Cẩm Mỹ đến năm 2015 là 1.031 ha giảm xuống còn 963 ha
(2020). Trong đó, diện tích nuôi chuyên theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 là 284
ha giảm xuống còn 216 ha (2020); diện tích nuôi cá kết hợp trong hồ chứa (nuôi cá mặt
nước lớn) đến năm 2015 là 747 ha và giữ nguyên đến năm 2020. Sau năm 2015 chuyển
một phần diện tích nuôi cá QCCT, kết hợp sang nuôi cá TC, BTC và đến năm 2020 diện
tích nuôi cá TC, BTC là 216 ha.
Sản lượng NTTS đến 2015 đạt 2.722 tấn tăng nhẹ lên 2.824 tấn vào năm 2020. Trong đó,
sản lượng cá nuôi TC, BTC chiếm 84,1% và sản lượng nuôi cá hồ chứa chiếm 15,9%.
Quy hoạch nuôi cá trong các hồ chứa (nuôi mặt nước lớn) ở các hồ Suối Vọng diện tích
52 ha, hồ Suối Đôi diện tích 27 ha, hồ Cầu Mới tuyến VI diện tích 350 ha, hồ Cầu Bưng
A diện tích 18 ha, hồ Sông Ray diện tích 300 ha. Nuôi cá ao bố trí ở các xã Sông Ray,
Lâm San, Thừa Đức. Đối tượng nuôi ao TC, BTC như rô đồng, điêu hồng, cá lóc, rô phi

đơn tính; nuôi cá mặt nước lớn như cá mè hoa, mè trắng, trôi, chép, rô phi.
Huyện Long Thành
Diện tích NTTS huyện Long Thành đến năm 2015 là 627 ha giảm xuống còn 577 ha
(2020), trong đó:
- Diện tích nuôi chuyên theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 là 301 ha giảm xuống
còn 251 ha (2020) bao gồm: diện tích nuôi TCT là 230 ha; diện tích nuôi cá nước lợ là 21
ha.
- Diện tích nuôi kết hợp bao gồm: diện tích nuôi cá kết hợp trong hồ chứa (nuôi cá mặt
nước lớn) ở hồ Cầu Mới tuyến V đến năm 2015 là 250 ha và giữ nguyên đến năm 2020
và diện tích nuôi tôm sú QCCT kết hợp bảo vệ rừng do Ban quản lý rừng phòng hộ quản
lý là 76 ha.
Sản lượng NTTS đến 2015 đạt 2.256 tấn tăng nhẹ lên 2.412 tấn vào năm 2020. Trong đó,
đến năm 2020 sản lượng TCT chiếm 86,4%, sản lượng tôm sú, cá mặn lợ và cá mặt nước
lớn chiếm tỷ lệ thấp.
Quy hoạch nuôi mặn lợ bố trí ở các xã Phước Thái, Long Phước. Đối tượng nuôi mặn lợ
phần lớn là tôm chân trắng, tôm sú, cá chẽm, cá kèo, mú; đối tượng nuôi cá mặt nước
lớn: cá mè, chép, rô phi, trôi, trắm.
Huyện Nhơn Trạch
Diện tích NTTS huyện Nhơn Trạch đến năm 2015 là 1.620 ha và không mở rộng diện
tích đến năm 2020, trong đó:
- Diện tích đất chuyên NTTS đến năm 2020 là 1.199 ha, bao gồm: nuôi thủy đặc sản
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 202


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

(TCX) đến năm 2020 là 147 ha, nuôi nuôi tôm sú TC, BTC là 100 ha, nuôi tôm sú QCCT

chuyên là 172 ha, nuôi TCT là 750 ha và nuôi cá nước lợ là 30 ha.
- Diện tích đất nuôi kết hợp đến năm 2020 là 421 ha, bao gồm: nuôi tôm sú QCCT kết
hợp bảo vệ rừng thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ quản lý là 330 ha và nuôi cá QCCT,
kết hợp là 91 ha.
Sản lượng NTTS đến 2015 đạt 6.803 tấn tăng lên 9.318 tấn vào năm 2020. Trong đó, sản
lượng TCT chiếm 78,8%, sản lượng tôm sú chiếm 11,1%. Sản lượng nuôi nước ngọt và
cá mặn lợ chiếm tỷ lệ thấp.
Quy hoạch nuôi mặn lợ bố trí ở các xã Long Thọ, Phước An, Vĩnh Thanh; nuôi nước
ngọt bố trí ở các xã Phú Đông, Vĩnh Thanh. Đối tượng nuôi mặn lợ phần lớn là tôm chân
trắng, tôm sú, cá chẽm, cá kèo; đối tượng nuôi nước ngọt như: lóc, trê, điêu hồng, rô phi,
trắm, TCX.
4.3.4.4. Giải pháp giảm ô nhiễm và dịch bệnh
Trong thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường do các chất xả thải từ hoạt động
của các khu công nghiệp, khu dân cư, cơ sở sản xuất, thuốc trừ sâu từ hoạt động nông
nghiệp có giảm song vẫn còn ở mức cao gây ảnh hưởng lớn đến môi trường vùng nuôi
trồng thủy sản, gây ra các bệnh thân đỏ, đốm trắng ở TCT và cá chết hàng loạt trên sông
La Ngà. Ngoài ra, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài cũng góp
phần gây ra các đợt bùng phát bệnh cho tôm, cá nuôi,…
Hiện tại vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề gây khó khăn và tổn thất cho người
nuôi, đặc biệt là vùng nuôi cá bè trên sông Đồng Nai, hồ Trị An, vùng nuôi tôm công
nghiệp ở huyện Long Thành và Nhơn Trạch. Chỉ tính riêng khu vực nuôi cá bè trên đoạn
sông Cái thuộc thành phố Biên Hòa từ năm 2002 đến năm 2010 đã có 07 lần xảy ra cá
chết hành loạt mà nguyên nhân chính được xác định là do môi trường bị ô nhiễm làm
thiệt hại khoảng 284,84 tấn cá nuôi trong bè. Đối với làng bè ở hồ Trị An trong năm 2011
do ô nhiễm môi trường từ nước thải của Công ty mía đường La Ngà (sự cố vỡ bồn rỉ
đường) đã làm thiệt hại 89.110 tấn cá nuôi trong bè, Công ty đã thỏa thuận đền bù
2.707,215 triệu đồng.
Ngành thủy sản đã khuyến cáo người nuôi cần thực hiện tốt việc phòng bệnh tổng hợp
như: cải tạo ao, cách lựa chọn con giống, phương pháp cho ăn, quản lý chất lượng nước
nuôi, bổ sung đầy đủ vitamin để tăng cường sức đề kháng cho đối tượng nuôi.

a. Trong khai thác thủy sản
- Tăng cường đào tạo, tập huấn và nâng cao ý thức trách nhiệm của ngư dân trong bảo vệ
môi trường, nguồn lợi; trong đó phải thường xuyên nâng cấp, sửa chữa tàu thuyền đảm
bảo không gây rò rỉ xăng dầu ra môi trường nước; bố trí các dụng cụ thu gom rác thải
sinh hoạt trên tàu thuyền tránh xả thải xuống sông, hồ.
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 203


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

- Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó
xử lý nghiêm các vi phạm khi sử dụng các biện pháp khai thác mang tính huỷ diệt nguồn
lợi như xiệt điện, chất nổ, chất độc,…
- Cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường tại các bến cá, chợ cá,… như thường xuyên thu
gom và xử lý chất thải, khơi thông cống rãnh, phân khu chức năng hợp lý theo từng mặt
hàng, và tăng cường xử phạt hành chính.
- Nguồn lợi thủy sản tỉnh Đồng Nai ngày càng giảm sút dẫn đến sản lượng khai thác
giảm, tỉnh cần tăng cường kinh phí cho công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ nguồn lợi
thủy sản đến người dân như: Phát tờ rơi, gắn các áp phích, phổ cập biện pháp bảo vệ và
phát triển nguồn lợi thủy sản đến từng hộ…
- Cấm các hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản trên sông, hồ, kênh rạch trong mùa sinh
sản tập trung và mùa vụ xuất hiện cá con trên các thủy vực, thời gian cấm là từ tháng 6 –
8 hàng năm.
- Xây dựng cơ cấu nghề hợp lý, tăng cường chuyển đổi và sử dụng kỹ thuật khai thác
thân thiện với môi trường (các nghề có tính chọn lọc cao và ít gây ảnh hưởng đến nền
đáy).
b. Trong nuôi trồng thủy sản

- Tăng cường năng lực chuyên môn, đầu tư thiết bị và kinh phí cho công tác giám sát chất
lượng môi trường nước, thông tin kịp thời cho người nuôi có biện pháp khắc phục và xử
lý kịp thời. Xây dựng các Trung tâm quan trắc ở đầu nguồn nước để cảnh báo dịch bệnh
và môi trường, giúp giảm các nguy cơ và rủi ro trong sản xuất.
- Các vùng nuôi tập trung, các trại sản xuất giống đều phải bố trí hệ thống công trình ao
nuôi, bể lắng lọc trước khi đưa vào sản xuất và hệ thống xử lý nước thải trước khi xả
nước ra môi trường ngoài. Thực hiện nghiêm ngặt quy trình nuôi và sản xuất giống theo
Tiêu chuẩn ngành. Tất cả các nguồn nước thải ra môi trường bên ngoài phải đảm bảo tiêu
chuẩn nước tại cột B1, QCVN 08:2008/BTNMT (quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước mặt).
- Xây dựng quy chế vùng nuôi tập trung theo hướng áp dụng qui trình nuôi tiên tiến
(GAqP, CoC, BMP,…) để giảm các loại thuốc và hóa chất dùng trong quá trình sản xuất;
tăng cường công tác kiểm dịch con giống trước khi đưa vào ao nuôi; kiểm dịch các loại
thức ăn, thuốc, hóa chất ở các cơ sở kinh doanh thức ăn và vật tư thủy sản, đảm bảo truy
xuất nguồn gốc vùng nuôi.
- Trong các phương án quy hoạch, việc phát triển năng lực các hoạt động thủy sản đã chú
ý và hạn chế xả thải các chất thải trực tiếp ra môi trường.
- Xây dựng hệ thống kênh mương để đáp ứng đầy đủ nhu cầu cấp nước cho quá trình sản
xuất. Hệ thống các kênh cấp 3 phải được thiết kế cấp thoát riêng biệt.
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 204


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

- Thường xuyên theo dõi môi trường nước trong ao nuôi. Giảm loại hình nuôi sử dụng
thức ăn tự tạo, khuyến khích sử dụng thức ăn công nghiệp sẽ hạn chế được ô nhiễm môi
trường.

- Có các biện pháp mạnh để xử lý các hộ dân trong vùng quy hoạch không tuân theo các
quy định và hướng dẫn của các cán bộ chuyên môn và các ban ngành có chức năng. Các
dự án thủy sản đều phải được đánh giá tác động môi trường của các cơ quan chuyên
ngành, để đảm bảo tính khoa học, khách quan. Cần tiếp tục nghiên cứu, chuyển giao và
áp dụng thử nghiệm các biện pháp xử lý chất thải trong ao nuôi thủy sản của các nước có
nghề NTTS tiên tiến trên thế giới (Na uy, Thái Lan,…).
- Cần phải có sự phối hợp đồng bộ của các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Hạn chế sử
dụng thuốc trừ sâu, hóa chất trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tăng cường công tác
giám sát của cộng đồng để quản lý môi trường.
c. Trong chế biến và tiêu thụ thủy sản
- Trước hết cần phải nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng cơ sở các khu chế biến tập trung để
di dời toàn bộ các doanh nghiệp thuộc diện di dời vào các khu này, do đó sẽ ổn định được
sản xuất và dễ dàng kiểm soát môi trường. Khu chế biến phải có hệ thống xử lý chất thải
chung (ngoài hệ thống riêng của mỗi doanh nghiệp).
- Cần có các chính sách khuyến khích và bắt buộc các doanh nghiệp có các giải pháp
giảm thiểu và xử lý triệt để các chất gây ô nhiễm môi trường, xây dựng và vận hành có
hiệu quả hệ thống xử lý chất thải, đặc biệt là nước thải. Đồng thời phải có chế tài, các chế
độ thưởng phạt nghiêm minh.
- Tăng cường năng lực, trình độ công nghệ, trình độ quản lý sản xuất, đặc biệt tăng cường
quản lý nguồn nguyên liệu, tiếp tục hỗ trợ, đào tạo cán bộ cho các doanh nghiệp CBTS áp
dụng sâu rộng sản xuất sạch hơn, giảm thiểu chất thải, nước thải, tiết kiệm nguyên liệu,
năng lượng và xử lý có hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm.
- Nhà nước ưu tiên cho doanh nghiệp thuê mặt bằng để xây dựng hệ thống xử lý chất thải
riêng cho doanh nghiệp hoặc hỗ trợ di dời doanh nghiệp vào các khu chế biến tập trung
để kiểm soát tốt môi trường theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm
2003 về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng. Thời hạn hiệu lực của quyết định này nên kéo dài đến hết năm 2020.
4.3.4.5. Giải pháp cơ chế quản lý, lựa chọn công nghệ mới trong các khâu khai thác,
giống có khả năng thích ứng với các điều kiện khắc nghiệt
a. Công tác quản lý và tổ chức sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản

Về mặt quản lý ngành: Ngành thủy sản được sự quản lý trực tiếp của Sở NN&PTNT theo
Thông tư liên tịch số 61/2008//TTLT-BNN-BNV ngày 15/5/2008 V/v “Hướng dẫn chức
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 205


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp
tỉnh, cấp huyện”. Là một tỉnh không có biển, nhiệm vụ tham mưu cho
Giám đốc Sở NN&PTNT quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản ở Đồng Nai được
giao cho Chi cục Thủy sản.
Ở các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản được giao
cho các Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế. Song hầu như 100% địa phương đều không
có cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này. Đây là một khó khăn bất cập trong công tác quản
lý, điều hành các hoạt động thủy sản của tỉnh.
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong giai đoạn vừa qua, Chi cục Thủy sản đã
tham mưu cho Giám đốc Sở NN&PTNT quản lý các hoạt động nuôi trồng, khai thác,
dịch vụ thủy sản dựa trên các văn bản hướng dẫn của Bộ Thủy sản trước đây, cũng như
Bộ NN&PTNT hiện nay, các quy định của UBND tỉnh, Chi cục đã ban hành các văn bản
hướng dẫn công tác chuyên môn, nghiệp vụ cho các doanh nghiệp, địa phương; theo dõi
và quản lý tốt các hoạt động NTTS, KTTS, dịch vụ thủy sản, góp phần đưa ngành thủy
sản Đồng Nai phát triển theo đúng định hướng.
Hoạt động sản xuất trong ngành thủy sản Đồng Nai chủ yếu vẫn theo hình thức cá nhân,
hộ gia đình, điều này được thể hiện rõ nét nhất trong các hoạt động về khai thác và dịch
vụ thủy sản. Trong giai đoạn vừa qua thực hiện các Nghị quyết của Tỉnh ủy, chủ trương
của UBND tỉnh, đặc biệt là Nghị quyết về xây dựng nông nghiệp, nông thôn trong giai
đoạn mới, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong ngành thủy sản cũng đã và đang được

củng cố lại gắn kết chặt chẽ với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Về tổ chức sản xuất trong ngành thủy sản ở Đồng Nai có 3 loại hình là: Nhà nước, HTX,
hộ cá thể, đến năm 2010 toàn tỉnh có 3 đơn vị nhà nước. Có 6 HTX nằm trên địa bàn Tp.
Biên Hòa, Trảng Bom, Xuân Lộc, Tân Phú,Vĩnh Cửu. Trong thời gian qua các trang trại
NTTS, câu lạc bộ NTTS cũng được hình thành và hoạt động có hiệu quả. Toàn tỉnh có 25
trang trại NTTS, 60 câu lạc bộ NTTS; song hình thức HTX, tổ đội hoạt động thủy sản
chưa được hình thành trong khai thác thủy sản. Nguyên nhân là do khai thác thủy sản ở
Đồng Nai quá nhỏ và phân tán.
Trong NTTS đến nay 100% diện tích hồ chứa của tỉnh đều đã hình thành các HTX, tổ đội
nuôi trồng, khai thác thủy sản. Điều này ngoài việc giải quyết công ăn, việc làm cho một
bộ phận ngư dân nghèo sống ven hồ, nó còn góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
+ Nuôi trồng thủy sản:
- Phát triển NTTS với nhiều loại hình nuôi trên các vùng sinh thái, đa dạng hóa với các
đối tượng nuôi mặn lợ, ngọt có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao; góp phần tạo ra
nguồn nguyên liệu ngày càng chủ động hơn cho chế biến tiêu thụ.
- Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo chiều sâu. Chuyển một phần diện tích
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 206


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

nuôi thủy sản hình thức kỹ thuật thấp sang nuôi với hình thức bán thâm canh, thâm canh
quy mô công nghiệp ở những nơi có điều kiện thuận lợi; Áp dụng các công nghệ, mô
hình nuôi tiên tiến, tiêu chuẩn kỹ thuật mới (VietGAP, BMP, CoC) gắn với bảo vệ môi
trường sinh thái.
- Tổ chức NTTS nước ngọt theo hướng tập trung trên các diện tích ao hồ nhỏ, mặt nước
hồ chứa, eo ngách. Với các đối tượng nuôi chủ lực như: cá rô đồng, điêu hồng, lăng, rô

phi đơn tính, lóc, trê, mè hoa, mè trắng, trôi, trắm, chép.
- Phát triển nuôi lồng bè, vèo trên các sông, hồ theo hướng bảo vệ môi trường; các đối
tượng có giá trị kinh tế như: cá lăng, lóc, điêu hồng, bống tượng.
- Phát triển nuôi thuỷ sản nước lợ ở các huyện vùng ngập mặn với các đối tượng chính là
tôm sú và tôm thẻ chân trắng, bên cạnh đó đa dang hoá các loài nuôi trong ao ở các khu
vực có điều kiện theo nhu cầu thị trường như cá mú, cá chẽm, cá kèo…
- Đầu tư xây dựng hệ thống trại giống thủy sản nước ngọt quy mô cấp tỉnh nhằm chủ
động đáp ứng nhu cầu về số lượng và đảm bảo chất lượng con giống cho nuôi thương
phẩm của các địa phương.
- Đầu tư hệ thống hạ tầng cơ sở theo vùng, dứt điểm, sau đó mở rộng sang các vùng khác
(Ưu tiên đầu tư thủy lợi cho vùng nuôi tập trung TC, BTC trước).
+ Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Từng bước chuyển đổi, cơ cấu lại các nghề khai thác thủy sản ở các khu vực hợp lý,
hiệu quả; khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái bền vững
nhằm giảm áp lực cho nguồn lợi.
- Tăng cường công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi, nghiêm cấm những nghề gây xâm hại
nguồn lợi, ảnh hưởng đến đời sống sinh kế của ngư dân.
- Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong khai thác nhằm nâng cao
hiệu quả và bảo vệ tốt nguồn lợi.
- Tổ chức lại sản xuất, hình thành HTX, đề cao vai trò quản lý dựa vào cộng đồng trong
khai thác và bảo vệ nguồn lợi. Quy định về khu vực khai thác, ngư cụ và mùa vụ khai
thác.
- Các cơ sở dịch vụ hạ tầng phục vụ cho khai thác thủy sản từng bước hình thành hệ
thống mạnh, đủ sức đảm nhận các đòi hỏi phát triển của KTTS.
+ Chế biến và tiêu thụ thủy sản
- Hiện nay công suất chế biến được đánh giá là dư thừa so với nguồn nguyên liệu nên
hướng phát triển trong thời gian tới sẽ là tận dụng triệt để công suất hiện có, đồng thời
hiện đại hóa trang thiết bị kỹ thuật, đổi mới dây chuyền công nghệ nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng, chuyển dần từ chế biến thô sang chế
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi


Trang 207


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

biến tinh, tăng tỷ trọng sản phẩm làm sẵn, ăn liền để có thể đưa thẳng vào các siêu thị.
- Bên cạnh tiếp tục tận dụng công suất các nhà máy chế biến hiện có (hiện chủ yếu là chế
biến tôm), cần kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng từ 1-2 nhà máy chế biến các sản phẩm từ
cá nước ngọt nhằm giải quyết đầu ra cho nghề nuôi cá nước ngọt trong tỉnh.
- Tiếp tục duy trì những thị trường truyền thống (Mỹ, EU, Nhật Bản, Ôxtrâylia,…), tăng
cường tìm hướng mở rộng thị trường mới: Bắc Âu, Đông Âu, Châu Úc, Châu Phi,… và
đặc biệt là một số thị trường các nước trong khu vực đang có nhu cầu tiêu thụ lớn các sản
phẩm từ cá nước ngọt như: Trung Quốc, Singapore, Campuchia,…
- Quản lý chặt chẽ hệ thống nậu vựa, tiến tới hình thành chợ đầu mối thủy sản để quản lý
tốt thị trường nguyên liệu phục vụ cho chế biến thủy sản và tiêu thụ. Chú trọng công tác
vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là việc kiểm tra, kiểm soát sử dụng hoá chất độc hại,
kháng sinh cấm trong bảo quản, sơ chế thuỷ sản tại các cơ sở nuôi, ghe thuyền khai thác,
cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thuỷ sản.
b. Đề xuất cơ chế quản lý, lựa chọn công nghệ mới trong các khâu khai thác, giống có
khả năng thích ứng với các điều kiện khắc nghiệt, nuôi trồng và chế biến, bảo tồn các
loại thuỷ sinh quý hiếm
Nhóm giải pháp về công nghiệp chế biến và tiêu thụ thủy sản:
Khuyến khích doanh nghiệp trên địa bàn tận dụng triệt để công suất hiện có; hoặc cải tiến
một số dây chuyền để chuyển hướng sang chế biến các sản phẩm từ thủy sản nước ngọt
của tỉnh. Thu hút đầu tư thêm từ 1-2 nhà máy chế biến thủy sản nước ngọt với tổng công
suất thiết kế 2.000 tấn/năm, đưa tổng công suất chế biến toàn tỉnh đến năm 2015 đạt
16.000 tấn và năm 2020 là 18.000 tấn. Theo phương án chọn, đến năm 2020 sản lượng
thủy sản đạt 65.330 tấn; trong số các đối tượng nuôi thì cá rô đồng, rô phi, tôm nước lợ

nuôi dưới hình thức công nghiệp sẽ cho sản lượng lớn và đây sẽ là nguồn cung cấp
nguyên liệu cho chế biến công nghiệp xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2020 đạt sản lượng
chế biến là 14.500 tấn; trong đó, tôm vẫn sẽ là mặt hàng xuất khẩu chính, với sản lượng
tăng từ 4.770 tấn năm 2010 lên 8.000 tấn 2020; cá phấn đấu đạt 4.000 tấn và thủy sản chế
biến khác từ 500-1.000 tấn. Về mặt hàng tiêu thụ, cần giảm tỷ trọng sản phẩm chế biến
thô, tăng tỷ trọng sản phẩm giá trị gia tăng để tăng giá trị xuất khẩu.
Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nghề cá:
Tập trung nguồn vốn để nâng cấp, xây dựng hiện đại hệ thống bến cá. Đầu tư hệ thống
kênh cấp thoát nước riêng biệt, giao thông bộ và điện 3 pha tới vùng nuôi tập trung tại dự
án quy hoạch nuôi tôm công nghiệp xã Phước An huyện Nhơn Trạch.
Nhóm giải pháp về nhu cầu giống thủy sản và thức ăn chăn nuôi:
đến năm 2015 cần 1.944 triệu con và đến năm 2020 cần khoảng 2.027 triệu con. Trong
đó, nhu cầu giống cá nước ngọt đến năm 2015 là 1.005 triệu con và đến năm 2020 cần
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 208


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

1.114 triệu con, chiếm 55,0% nhu cầu giống nuôi. Nhu cầu giống tôm mặn lợ đến năm
2015 cần 887 triệu con và đến 2020 cần 855 triệu con, chiếm 42,2% nhu cầu giống nuôi.
Nhu cầu giống cá mặn lợ và giống thủy đặc sản đến năm 2015 lần lượt là 6 triệu con và
46 triệu con đến năm 2020 lần lượt là 6 triệu con và 51 triệu con, các loại giống này
chiếm 2,8% nhu cầu giống nuôi. Như vậy, ngoài việc đầu tư xây dựng trại sản xuất giống
trong giai đoạn 2012 - 2015 thì cần phải có kế hoạch nhập giống ngoài tỉnh phục vụ nghề
nuôi trong tỉnh; tuy nhiên, khi nhập giống cần có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức
năng để tránh lây lan dịch bệnh và các rủi ro khác. Sang giai đoạn 2016 - 2020, sẽ đầu tư
tăng số lượng và công suất trại giống trong tỉnh, về cơ bản sẽ đáp ứng đủ nhu cầu con

giống cho phát triển NTTS. Nhu cầu thức ăn đến năm 2015 là 111.460 tấn và đến năm
2020 là 128.320 tấn. Nhu cầu thức ăn tập trung chủ yếu cho cá nuôi TC, BTC chiếm
khoảng 67%, so với tổng lượng thức ăn nuôi thủy sản. Các địa phương trong tỉnh có nhu
cầu thức ăn công nghiệp cho NTTS cao như: Vĩnh Cửu, Định Quán, Trảng Bom, Tân
Phú.
Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách:
Triển khai kịp thời các cơ chế chính sách của Trung ương ban hành, đồng thời cụ thể hoá
các chính sách cho ngành thuỷ sản để giải quyết các vấn đề bức xúc nghề cá của tỉnh;
thực hiện việc giao đất, mặt nước, cho các thành phần kinh tế sử dụng vào NTTS ổn định,
lâu dài; xây dựng chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông
thôn; áp dụng mức ưu đãi cao nhất trong khung ưu đãi đầu tư của Nhà nước đối với các
dự án đầu tư nuôi sản xuất giống thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, mặn lợ tập
trung; có cơ chế chính sách để các tổ chức nông, ngư dân (chi hội nghề cá, tổ hợp tác,
hợp tác xã ) vay tín chấp thực hiện dự án đầu tư NTTS; hỗ trợ đầu tư công nghệ thiết bị
hiện đại phục vụ xuất khẩu, chế biến sản phẩm có giá trị cao cao (đồ hộp thuỷ sản,
Sashimi, Surimi, thức ăn nhanh,…); có chính sách ưu đãi, thu hút lao động có trình độ
chuyên môn cao tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và sản xuất cho ngành thủy sản.
Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản:
Tăng cường đào tạo, tập huấn và nâng cao ý thức trách nhiệm của ngư dân trong bảo vệ
môi trường, nguồn lợi; Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ
môi trường; Cấm các hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản trên sông, hồ, kênh rạch
trong mùa sinh sản tập trung và mùa vụ xuất hiện cá con trên các thủy vực, thời gian cấm
là từ tháng 6 - 8 hàng năm; xây dựng các Trung tâm quan trắc ở đầu nguồn nước để cảnh
báo dịch bệnh và môi trường, giúp giảm các nguy cơ và rủi ro trong sản xuất; các vùng
nuôi tập trung, các trại sản xuất giống đều phải bố trí hệ thống công trình ao nuôi, bể lắng
lọc trước khi đưa vào sản xuất và hệ thống xử lý nước thải trước khi xả nước ra môi
trường ngoài; Xây dựng quy chế vùng nuôi tập trung theo hướng áp dụng qui trình nuôi
tiên tiến (GAqP, CoC, BMP,…); nhanh chóng hoàn thiện hạ tầng cơ sở các khu chế biến
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi


Trang 209


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

tập trung để di dời toàn bộ các doanh nghiệp thuộc diện di dời vào các khu này; có các
chính sách khuyến khích và bắt buộc các doanh nghiệp có các giải pháp giảm thiểu và xử
lý triệt để các chất gây ô nhiễm môi trường, xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống
xử lý chất thải, đặc biệt là nước thải; đồng thời phải có chế tài, các chế độ thưởng phạt
nghiêm minh.
Nhóm giải pháp về khoa học - công nghệ:
Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học công nghệ trong tất cả
các lĩnh vực để hướng tới hiện đại hóa ngành thủy sản của tỉnh trong thời gian đến; ưu
tiên thực hiện các đề tài ứng dụng gắn với sản xuất, phục vụ sản xuất nhằm thúc đẩy sản
xuất nguyên liệu, nâng dần hàm lượng khoa học - công nghệ trong các sản phẩm chủ yếu
của ngành.
Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực:
Tập trung đào tạo cán bộ quản lý ngành thủy sản giỏi kiến thức chuyên môn, xã hội để có
thể quản lý ngành phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập; mở rộng phạm vi đào tạo
cán bộ có trình độ đại học và sau đại học cho các chuyên ngành: công nghệ NTTS, Ngư
y, khuyến ngư và phát triển nông thôn; đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ
thuật trong khai thác thủy sản (thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên), bảo vệ, bảo tồn
nguồn lợi thủy sản; có khả năng tiếp cận và sử dụng tốt các công nghệ khoa học kỹ thuật,
máy móc trang thiết bị tiên tiến vào sản xuất; tăng cường tư vấn, hướng nghiệp cho
những hộ ngư dân chuyển đổi nghề, hỗ trợ vốn, được vay vốn ưu đãi và đào tạo nghề
giúp ngư dân nhanh chóng thích ứng với nghề mới, sớm ổn định cuộc sống, gia tăng sản
xuất.
5.3.4.6. Giải pháp quy trình quản lý chất lượng nuôi trồng, sản xuất và chế biến theo
hướng giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường, thích ứng với BĐKH

a. Đề xuất cụm công nghiệp dịch vụ hậu cần nghề cá
Cụm công nghiệp dịch vụ hậu cần phục vụ nghề khai thác thủy sản bao gồm các công
trình như: bến cá, nậu vựa, khu vực neo đậu tránh trú bão. Hiện tại, trên các vùng đánh
bắt thủy sản đều có các bến cá, đặc biệt là ở vùng lòng hồ Trị An với 5 bến cá; vùng ngập
mặn lợ có 2 bến cá.
Căn cứ vào tình hình cơ cấu lại ngành nghề khai thác và số lượng ghe thuyền thì không
cần phải tăng lượng bến cá tại các ngư trường thêm nữa.
Cần tập trung nguồn vốn để nâng cấp, xây dựng hiện đại hơn, bê tông hóa sân bến nhằm
đảm bảo nơi đậu ghe thuyền và bán sản phẩm được sạch sẽ, thuận lợi giao thông.
b. Đề xuất các quy trình quản lý chất lượng nuôi trồng, sản xuất và chế biến theo hướng
giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường, thích ứng với BĐKH
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 210


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

Cơ sở hạ tầng
- Khu vực hồ Trị An: Khu vực này hoàn toàn thuận lợi nhờ mặt nước của hồ Trị An
quanh năm có nước, giao thông đi lại thuận tiện, điện từ nhà máy thủy điện Trị An đáp
ứng nhu cầu NTTS. Do vậy, hạ tầng vùng này hoàn toàn đáp ứng nhu cầu phát triển thủy
sản.
- Khu vực nuôi lồng bè trên sông La Ngà: Do nhu cầu nuôi lồng bè không cần nhiều đến
hạ tầng, chỉ cần nguồn nước không ô nhiễm là phát triển tốt lồng bè. Khu vực này không
cần dự án hạ tầng phục vụ nuôi thủy sản.
- Vùng nuôi trên các hồ thủy lợi và hồ tự nhiên: Vùng này chủ yếu tận dụng mặt nước các
hồ chứa nước để kết hợp nuôi thủy sản. Do vậy phát triển thủy sản vùng này chủ yếu phụ
thuộc vào nguồn nước tồn tại trên hồ. Các tuyến giao thông và điện hoàn toàn thuận lợi

nhờ các dự án giao thông và điện phục vụ công trình thủy lợi trong lúc thi công và vận
hành.
- Vùng nuôi thủy sản nước lợ: Hiện tại vùng này chủ yếu sử dụng kênh rạch tự nhiên để
cấp thoát nước, giao thông chủ yếu là giao thông thủy, chưa có điện phục vụ. Giải pháp là
đầu tư hệ thống kênh cấp thoát nước riêng biệt, giao thông bộ và điện 3 pha tới vùng nuôi
tập trung. Hiện tại có dự án quy hoạch nuôi tôm công nghiệp xã Phước An huyện Nhơn
Trạch đang triển khai. Dự án hoàn thành thì hạ tầng vùng này đáp ứng nhu cầu nuôi tôm
sú tập trung.
Cơ khí thủy sản
Cơ khí thủy sản phục vụ khai thác trên địa bàn huyện chủ yếu nhỏ lẻ, là các hộ gia đình
tự thành lập và có khả năng đóng các loại ghe thuyền từ 2 đến 4 tấn là chủ yếu. Các cơ sở
đóng sửa tàu thuyền còn tập trung rải rác ở hầu hết các huyện phát triển mạnh về thủy sản
như: Vĩnh Cửu, Định Quán, Long Thành, Nhơn Trạch,…
Nhằm phát triển theo hướng tập trung, để đảm bảo vừa mang tính chuyên nghiệp, tránh ô
nhiễm từ hoạt động sản xuất đóng tàu, thuận tiện cho ngư dân thì cần xây dựng các cụm
cơ khí trên địa bàn các huyện. Theo đó, các huyện như Vĩnh Cửu, Định Quán, Nhơn
Trạch cần thành lập mỗi huyện một cụm cơ khí đóng sửa tàu thuyền. Đối với các ghe
thuyền nhỏ (< 10 Cv) và ghe thuyền không gắn động cơ vẫn đóng và sửa chữa trên các cơ
sở của hộ dân.
Nhu cầu con giống và quy hoạch cơ sở sản xuất giống thủy sản
Căn cứ vào mật độ thả theo từng loại hình và hình thức nuôi, mùa vụ nuôi trong năm để
tính toán nhu cầu con giống phục vụ sản xuất trong tỉnh đến năm 2015 và 2020.
Theo đó, nhu cầu giống thủy sản đến năm 2015 cần 1.944 triệu con và đến năm 2020 cần
khoảng 2.027 triệu con. Trong đó, nhu cầu giống cá nước ngọt đến năm 2015 là 1.005
triệu con và đến năm 2020 cần 1.114 triệu con, chiếm 55,0% nhu cầu giống nuôi. Nhu
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 211



Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

cầu giống tôm mặn lợ đến năm 2015 cần 887 triệu con và đến 2020 cần 855 triệu con,
chiếm 42,2% nhu cầu giống nuôi. Nhu cầu giống cá mặn lợ và giống thủy đặc sản đến
năm 2015 lần lượt là 6 triệu con và 46 triệu con và đến năm 2020 lần lượt là 6 triệu
con và 51 triệu con, các loại giống này chiếm 2,8% nhu cầu giống nuôi.
Đối với một số giống loài thủy sản như: cá nước ngọt (rô đồng, điêu hồng, cá lăng, cá
lóc) và thủy đặc sản cần nhu cầu giống rất lớn so với khả năng đáp ứng của các cơ sở sản
xuất giống hiện tại trong tỉnh. Đồng thời trên địa bàn của tỉnh không có lợi thế về sản
xuất giống tôm, cá mặn lợ (TCT, tôm sú, cá chẽm, mú, bớp…). Như vậy, ngoài việc đầu
tư xây dựng trại sản xuất giống trong giai đoạn 2012 - 1025 thì cần phải có kế hoạch
nhập giống ngoài tỉnh phục vụ nghề nuôi trong tỉnh. Tuy nhiên, khi nhập giống cần có sự
kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng để tránh lây lan dịch bệnh và các rủi ro khác.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, sẽ đầu tư tăng số lượng và công suất trại giống trong tỉnh,
về cơ bản sẽ đáp ứng đủ nhu cầu con giống cho phát triển NTTS.
Bảng 4.6 Nhu cầu giống phục vụ NTTS (tính theo năm) đến 2020 (Đvt: triệu con)
STT
*
1
1.1
*
+
+
+
*
*
1.2
2
2.1

*
*
2.2

HT
Quy hoạch
2010
2015
2020
Nhu cầu giống NTTS
1.808 1.944 2.027
Nuôi nước ngọt
923 1.052 1.166

881 1.005 1.114
Cá ao, hồ (< 5 ha)
843
973 1.076
Cá TC, BTC
388
505
619
Cá rô đồng
211
273
336
Cá điêu hồng
76
97
118

Cá khác (rô phi, lóc...)
102
135
165
Cá QCCT, kết hợp
455
468
458
Cá mặt nước lớn (> 5 ha)
21
22
28
Nuôi lồng bè, vèo
17
10
10
Thủy đặc sản
42
46
51
Nuôi nước lợ mặn
885
893
861
Tôm nước lợ
882
887
855
Tôm Sú
58

63
71
Tôm Chân trắng (TC)
824
824
784
Cá mặn lợ
4
6
6
Nguồn: Quy hoạch nuôi trồng thủy sản – Sở NN&PTNT
Danh mục

Đến năm 2015, số lượng trại sản xuất giống (bao gồm sản xuất cá bột và cá giống) là 38
trại. Trong đó, sản xuất giống cá nước ngọt là 35 trại, sản xuất giống thủy đặc sản là 3
trại. Sản lượng giống cá nước ngọt là 700 triệu con, khả năng đáp ứng 70,4%, sản lượng
giống thủy đặc sản là 27 triệu, khả năng đáp ứng 58,4%. Diện tích dành cho các trại sản
xuất giống là 45 ha.
Đến năm 2020, số lượng trại sản xuất giống là 56 trại. Trong đó, sản xuất giống cá nước
ngọt là 50 trại, sản xuất giống thủy đặc sản là 6 trại. Sản lượng giống cá nước ngọt là
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 212


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

1.150 triệu con, khả năng đáp ứng trên 100%, sản lượng giống thủy đặc sản là 54 triệu
con, khả năng đáp ứng trên 100%. Diện tích dành cho các trại sản xuất giống là 66 ha.

Số lượng từng loại con giống sản xuất từ các trại giống trong tỉnh cung cấp cho các hộ
nuôi được căn cứ vào số lượng từng loại nhu cầu giống phục vụ NTTS theo các năm mốc
quy hoạch (Bảng 4.30).
Đầu tư xây dựng Trại giống thủy sản cấp I của tỉnh, mục đích là tiếp nhận chuyển giao
công nghệ sản xuất giống mới từ các Viện, Trường,… Quản lý thuần và lai tạo giống
mới, cung cấp nguồn cá bố mẹ hậu bị có chất lượng tốt cho các cơ sở sản xuất. Ngoài ra,
kêu gọi các nhà đầu tư tham gia sản xuất giống và xã hội hóa sản xuất giống trong dân.
Bố trí xây dựng trại sản xuất giống ở nơi có điều kiện thuận lợi: khu vực hồ Trị An (Vĩnh
Cửu, Định Quán, Trảng Bom), khu vực sông Đồng Nai (TP. Biên Hòa) và trên địa bàn
các huyện có nhu cầu giống lớn như Tân Phú, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ.
Bảng 4.7 Quy hoạch cơ sở trại sản xuất giống đến năm 2020
STT Danh mục
1
2
2.1
2.2
3
-

Quy hoạch
2015
2020
Trại sản xuất giống
Trại
38
56
Cá nước ngọt
35
50
Thủy đặc sản

3
6
Sản lượng giống
Triệu con
727
1.204
Cá nước ngọt
Triệu con
700
1.150
Khả năng đáp ứng
%
70,4
104,2
Thủy đặc sản
Triệu con
27
54
Khả năng đáp ứng
%
58,4
105,1
Diện tích sản xuất giống
Ha
45
66
Cá nước ngọt
42,0
60,0
Thủy đặc sản

3,0
6,0
Nguồn: Quy hoạch nuôi trồng thủy sản – Sở NN&PTNT
Đvt

Nhu cầu thức ăn
Thức ăn được tính toán trong Quy hoạch là thức ăn công nghiệp dạng viên, hệ số chuyển
đổi (FCR) tùy thuộc vào loại hình và đối tượng nuôi. Đối với nuôi cá TC, BTC hệ số này
dao động từ 1,7 - 2; đối với nuôi tôm TC và BTC FCR dao động tư 1,1 - 1,4. Nhu cầu
thức ăn được tính cho 1 năm. Theo đó, nhu cầu thức ăn tăng theo sản lượng nuôi ở các
năm 2015 và 2020. Nhu cầu thức ăn đến năm 2015 là 111.460 tấn và đến năm 2020 là
128.320 tấn.
- Nhu cầu thức ăn tập trung chủ yếu cho cá nuôi TC, BTC chiếm khoảng 67%, so với
tổng lượng thức ăn nuôi thủy sản. Các địa phương trong tỉnh có nhu cầu thức ăn công
nghiệp cho NTTS cao như: Vĩnh Cửu, Định Quán, Trảng Bom, Tân Phú.
Bảng 4.8 Nhu cầu thức ăn phục vụ NTTS của tỉnh đến năm 2020 (Đvt: tấn)
STT

Danh mục

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

HT
2010

Quy hoạch
2015

2020
Trang 213



Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050
1
*
+
+
+
*
2
*
*

Nhu cầu thức ăn NTTS
92.680
111.460
128.320
Cá nước ngọt
87.120
102.280
116.390
Cá nuôi ao hồ nhỏ
77.970
93.880
108.820
Cá TC, BTC
57.850
72.400
86.180

Cá rô đồng
49.590
59.850
70.200
Cá điêu hồng
3.470
4.840
6.410
Cá khác (rô phi, lóc...)
4.790
7.710
9.570
Cá QCCT, kết hợp
20.120
21.480
22.640
Nuôi lồng bè, vèo
9.150
8.400
7.570
Tôm nước lợ
5.560
9.180
11.930
Tôm Sú
180
980
1.860
Tôm TC, BTC
0

700
1.540
Tôm QCCT
180
280
320
Tôm Chân trắng (TC)
5.380
8.200
10.070
Nguồn: Quy hoạch nuôi trồng thủy sản – Sở NN&PTNT

4.4. CÁC GIẢI PHÁP CHO LĨNH VỰC THỦY LỢI
Về năng lực hoạt động của các công trình thủy lợi, sau khi loại ra khỏi danh mục những
công trình không còn phục vụ, tổng số công trình còn lại là 112 công trình, gồm 15 hồ
chứa, 51 đập dâng, 33 trạm bơm, 13 công trình tạo nguồn, ngăn mặn, tiêu thoát lũ, hiệu
quả phục vụ đạt bình quân 92 % (so sánh giữa phục vụ thực tế và năng lực tối đa của
công trình). Trong đó:
- Số công trình đạt hiệu quả từ 90% trở lên: 83 công trình.

Nguyên nhân đạt cao là do các công trình này đều có nguồn nước ổn định, hệ thống kênh
mương tương đối hòan chỉnh (kênh nội đồng bằng đất hoặc đã được bê tông hóa một
phần), công trình được đơn vị quản lý bố trí kế hoạch tu bổ, sửa chữa thường xuyên, khu
tưới được người dân gieo trồng theo năng lực công trình. Với nguồn nước ổn định, một
số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng màu, công trình đạt hiệu quả cao như: Hồ
Gia Ui (huyện Xuân Lộc), đập Cù Nhí 1+2 (huyện Cẩm Mỹ), đập ấp 5 – Phú Tân (huyện
Định Quán). Một số công trình chuyển đổi mục đích phục vụ như: đập Phước Thái
(huyện Long Thành) từ mục tiêu ban đầu là cấp nước trồng lúa nay chuyển sang cấp nước
phục vụ công nghiệp (24.000m3/ngày).
- Số công trình đạt hiệu quả từ 70% đến dưới 90%: 12 công trình.


Các công trình đạt hiệu quả chưa cao là do một số nguyên nhân chính như: một số hạng
mục của công trình bị hư hỏng, xuống cấp chưa được sửa chữa nâng cấp kịp thời (trạm
bơm Lợi Hòa, Vĩnh Cửu; máy móc thiết bị đã cũ, hiệu suất phục vụ thấp (trạm bơm ấp 11
Đắc Lua, Tân Phú); kênh mương bị hư hỏng chưa được sửa chữa (đập Suối Chồn, Long
Khánh).
- Số công trình đạt hiệu quả từ 50% đến dưới 70%: 7 công trình.
Nguyên nhân chính dẫn đến năng lực phục vụ của công trình đạt hiệu quả thấp là do: Hệ thống
kênh chưa được xây dựng hoàn chỉnh, thiếu kênh nội đồng (trạm bơm ấp 2 Nam Cát Tiên, Tân
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 214


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050
Phú); lòng hồ bị bồi lắng (hồ Thanh Niên, Trảng Bom); công trình đầu mối hư hỏng, xuống cấp
(trạm bơm Long Chiến, Vĩnh Cửu).
- Số công trình đạt hiệu quả dưới 50%: 10 công trình.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến công trình không đạt hiệu quả, cụ thể như sau:
- Nguồn nước về đập trong mùa khô bị suy giảm do các yếu tố tự nhiên và xã hội như: Lớp phủ
thực vật, lượng mưa, rừng đầu nguồn, khu dân cư, công trình công cộng, … đã có nhiều thay đổi,
dẫn đến hiệu quả phục vụ không đạt mục tiêu ban đầu như: đập Cây Da, xã Xuân Thiện (Thống
Nhất); trạm bơm ấp 6, xã Phú An (Tân Phú).
- Công trình chưa phát huy năng lực thiết kế do chưa phát huy hết năng lực cung cấp nước phục
vụ sản xuất công nghiệp, như: hồ Cầu Mới (tuyến V + VI) huyện Long Thành

Bảng 4.9 Tổng hợp đánh giá hiệu quả của các công trình thủy lợi
TT


Tên công trình

1
I
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
II
1
2
3
4
5
III
1
2
3
4
5
6

7
8
IV

2
TOÀN TỈNH
Huyện Long Thành
Hồ Cầu Mới tuyến V
Hồ Cầu Mới tuyến VI
Đập Suối Cả
Đập Long An
Đập Phước Thái
Đập Bàu Tre
Đập ngăn mặn Bà Ký
Đập Cây Chanh
Đập ấp 3-4 Phước Bình
Đập Sa Cá
Đê ngăn mặn Long Phú
Kênh thoát lũ Suối Trầu
Kênh tiêu Bàu Cá
Huyện Nhơn Trạch
HT thủy lợi Ông Kèo
Đê Hiệp Phước-Long Thọ
Đập Vũng Gấm
Kênh tiêu Hiệp Phước
Kênh mả vôi
Huyện Trảng Bom
Hồ Sông Mây
Hồ Bà Long
Hồ Thanh Niên

Hồ Suối Đầm
Đập Bàu Hàm
Đập Gia Tôn
Đập Suối Dâu
Đập Hưng Long
Huyện Vĩnh Cửu

1

Hồ Bà Hào

2
3
4

Hồ Mo Nang
TB Bình Hoà 1
TB Bình Hoà 2

Năng lực phục vụ tối đa
Ngăn
Tưới
Cấp nước mặn,
(ha)
(m3/ngày) lũ, tiêu
(ha)
3
4
5
3163


172.000

1200

136.000

800
400
21
75

1.250

36.000
700

7
10
100
50
400
100
4949
4609

0

50
400

100
6.377
5.277
700

90
50
400
200
1644
1100
45
78
150
111
50
45
65
969
Nuôi trồng thủy sản kết hợp
dịch vụ
46
95
50

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Năng lực phục vụ thực tế
Tưới
(ha)


Cấp nước
(m3/ngày)

Ngăn
mặn, lũ,
tiêu (ha)

6
16.832,5
1.239,7
350,0

7
46.455
42.000

8
9.788
1.211

330,2
361,5
21
80
7
10
80
2.886
2.546


18.000

24.000
661

-

50
400
100
6.377
5277
700

90
50
400
200
1.303
803
45
45
150
155
45
20
40
900,6
Nuôi trồng thủy sản kết hợp dịch

vụ
46
95
60

Hiệu
quả
phục vụ
(%)
9
91%
87%
29%
41%
90%
100%
107%
94%
100%
100%
80%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%

79%
73%
100%
58%
100%
140%
90%
44%
62%
93%
100%
100%
100%
120%

Trang 215


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

TT

Tên công trình

1
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
V
1
2
3
4
5
VI
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
VII

2
TB Bình Hoà 3
TB Bình Phước
TB Bình Lục
TB Tân Triều
TB Lợi Hoà
TB Long Chiến
TB Thiện Tân 1
TB Thiện Tân 2
TB Thiện Tân 3
TB Tân An
TB Đại An
TB Trị An
TB Trị An 2
Đập Suối Sâu
TP. Biên Hòa
TB Phước Tân
TB Hiệp Hoà 1
TB Hiệp Hoà 2
Kªnh Böu Hßa
Kªnh Böu Long
Huyện Thống Nhất
Đập Bỉnh
Đập Cây Da
Đập Ông Sinh
Đập Ông Nhì

Đập Cầu Quay
Đập Tân Yên
Đập Ông Công
Đập Cầu Máng
Đập Tín Nghĩa 1
Đập Tín Nghĩa 2
Đập Cầu Cường
Đập Ông Thọ
Đập Suối Bí
Đập Suối Mủ
Đập Ba Cao
Huyện Xuân Lộc
Hồ Gia Ui (bao gồm TB
Xuân Tâm 2)
Hồ Núi Le
Đập Lang Minh
Đập Gia Liêu 1
Đập Gia Liêu 2
Đập Sóc Ba Buông
Đập Bưng Cần
Thị xã Long Khánh
Hồ Suối Tre
Đập Lát Chiếu
§Ëp Suèi Chån
Đập Bàu Tra
§Ëp §ång H¸p
§Ëp Hoµ B×nh
§Ëp Bµu §ôc
§Ëp CÇu DÇu


1
2
3
4
5
6
7
VIII
1
2
3
4
5
6
7
8

Năng lực phục vụ tối đa
Ngăn
Tưới
Cấp nước mặn,
(ha)
(m3/ngày) lũ, tiêu
(ha)
3
4
5
15
78
40

50
130
100
85
42
20
86
47
45
30
10
50
15
35
40
40
953
45
119
45
20
30
80
45
42
103
120
94
70
15

45
80
1522

2400

680,2
400
200
40
61,9
40
100
664
50
80
120
20
138
41
30
60

2.400

Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

0

Năng lực phục vụ thực tế


Hiệu
quả
phục vụ
(%)

Tưới
(ha)

Cấp nước
(m3/ngày)

Ngăn
mặn, lũ,
tiêu (ha)

6
15
78
40
50
106
60
85
42
20
86
47
50
10,6

10
180,2
50,2
15
35
40
40
789,5
20
15,5
45
20
30
63
45
42
103
120
94
59
15
40
78
1.419,6

7

8

-


-

-

-

4.455

-

728,7

2.055

107%

309
2.400
200
20
61,9
Không phục vụ
100,0
558,8
50
39,8
84
20
138

41
30
31

77%
100%
50%
100%

-

9
100%
100%
100%
100%
82%
60%
100%
100%
100%
100%
100%
111%
35%
100%
100%
100%
100%
100%

100%
100%
83%
44%
13%
100%
100%
100%
79%
100%
100%
100%
100%
100%
84%
100%
89%
98%
89%

100%
87%
100%
50%
70%
100%
100%
100%
100%
52%


Trang 216


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

TT

Tên công trình

1
9
10
IX
1
2
3
4
5
6
X
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
XI
1
2
3
4
5
6

2
§Ëp S©n Bay
Kªnh ruéng lín
Huyện Cẩm Mỹ
Đập Cù Nhí 1+2
Hồ Suối Vọng
Đập Suối Sấu
Hồ Suối Đôi 3
Hồ Giao thông
Đập Suối Nước Trong
Huyện Tân Phú
Hồ Đa Tôn

Đập Năm Sao
Đập Đồng Hiệp
Đập Vàm Hô
TB Nam Cát Tiên
TB ấp 11 Đắc Lua
TB ấp 5 Đắc Lua
TB Núi Tượng
Cèng tiêu Êp 9
§ª bao ng¨n lò §ắc Lua
Đập dâng Trà Cổ
Kênh tiêu Núi Tượng
TB. Ấp 4 Đắc Lua
TB. Ấp 9,10 Đắc Lua
TB. Ấp 6 Phú An
TB. Tà Lài
TB. Ấp 1,2 Phú Thịnh
TB. Ấp 2 Nam Cát Tiên
Huyện Định Quán
TB Ngọc Định
TB. Ba Giọt
TB. Ấp 1, 2 Thanh Sơn
TB. Ấp 6, 8
Đập Cần Đu
Đập ấp 5

Năng lực phục vụ tối đa
Ngăn
Tưới
Cấp nước mặn,
(ha)

(m3/ngày) lũ, tiêu
(ha)
3
4
5
46
79
1.747
436,4
300
165,7
440
20
385
4268
2.200
1403
200
1100
50
160
120
100
150
600
800
20
800
198
186

60
410
41
70
1287
240
500
230
187
20
110

Năng lực phục vụ thực tế
Tưới
(ha)

Cấp nước
(m3/ngày)

Ngăn
mặn, lũ,
tiêu (ha)

6
46
79
1.747,1
436,4
300,0
165,7

440
20
385
4.648,4
1.413
250
1.622
50
120
88
108
140
20
192,7
169,3
20,8
384,5
35,3
34,8
1.159,6
100
588,3
209,2
141,8
10,0
110,4

7

8


-

-

-

2.200

600
800
800

-

-

Hiệu
quả
phục vụ
(%)
9
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%
100%

100%
109%
101%
125%
147%
100%
75%
73%
108%
93%
100%
100%
100%
100%
97%
91%
35%
94%
86%
50%
79%
42%
118%
91%
76%
50%
100%

Nguồn: Sở NN&PTNT


4.4.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh trong
điều kiện BĐKH
4.4.1.1. Các biện pháp công trình
a. Nâng mức đảm bảo của các hệ thống công trình cấp thoát nước, công trình phòng
chống lũ lụt.
Các công trình tưới, cấp nước của chúng ta được xây dựng trong mấy chục năm qua hầu
hết được tính toán với mức đảm bảo với tần suất 75%. Hiện nay, yêu cầu phát triển sản
xuất, điều kiện kinh tế xã hội đất nước ta được nâng lên, đặc biệt trong điều kiện BĐKH
đòi hỏi mức đảm bảo phải được nâng cao hơn theo kịp sự phát triển và đòi hỏi của sản
xuất và đời sống. Tần suất đảm bảo cấp nước sinh hoạt phải là 99%, nước công nghiệp
và dịch vụ 90%, nước nông nghiệp phải từ 85-90%.
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 217


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

Các hệ thống tiêu, thoát nước hiện nay hầu hết được thiết kế với mức đảm bảo 10% cần
được xem xét tính toán lại với các khu vực tiêu khác nhau như các khu đô thị, khu dân
cư, khu công nghiệp, khu vực nuôi trồng thuỷ sản, khu vực sản xuất nông nghiệp công
nghệ cao
b. Tiếp tục xây dựng và nâng cấp các công trình ngăn sông, cống đảm bảo thoát lũ, ngăn
mặn, chống nước biển dâng.
Phương án xây dựng hệ thống đê biển nối dài từ Gò Công tới Vũng Tàu kết hợp với hệ
thống cống nhằm kiểm soát mực nước triều và độ mặn trong lưu vực nghiên cứu
c. Tiếp tục xây dựng, nâng cấp các hồ chứa khai thác tổng hợp để điều tiết dòng chảy
mùa mưa, mùa khô
Nâng cấp các hồ chứa đã có đảm bảo yêu cầu sử dụng tổng hợp phục vụ cấp nước, chống

lũ, phát điện, duy trì môi trường sinh thái hạ du nhằm đáp ứng nhu cầu nước ngày càng
tăng cho phát triển dân sinh và các ngành kinh tế và thích nghi với biến đổi khí hậu.
Việc tiếp tục xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng các hồ chứa có quy mô khác nhau ở các
khu vực trong cả nước là hết sức cơ bản để thích ứng với BĐKH toàn cầu.
d. Bổ sung nâng cấp các hệ thống thuỷ lợi hiện có.
Tập trung nâng cấp, hiện đại hoá các hệ thống thuỷ lợi hiện có để phát huy tối đa năng
lực thiết kế như đầu tư xây dựng thêm các công trình bổ sung nguồn nước cho một số
vùng bị thiếu nước. Nâng cấp, sửa chữa các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ ở miền núi
phục vụ cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, sinh hoạt, khai thác thuỷ điện, góp phần
hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; bổ xung, nâng cấp các công trình thuỷ lợi cấp nước,
ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ phát triển dân sinh và sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, diêm
nghiệp ở vùng ven biển;
Áp dụng mạnh mẽ các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng cạn,
cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị hàng hoá và kinh tế cao.
Đối với các hệ thống thoát nước tại các khu đô thị, các khu công nghiệp tập trung phải
xây dựng lại theo nguyên tắc tách riêng hệ thống tiêu nước thải và hệ thống tiêu nước
mưa. Hệ thống tiêu thoát nước mưa không cần hệ thống xử lý và trên cơ sở sử dụng và
cải tạo hệ thống tiêu hiện có. Hệ thống tiêu thoát nước thải nhất thiết phải được quy
hoạch, thiết kế xây dựng lại theo nguyên tắc phải được tập trung thu gom trong hệ thống
đường ống kín đưa đến nhà máy xử lý trước khi xả ra môi trường.
e. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương
Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi
nội đồng. Theo đánh giá ở các hệ thống đã được kiên cố hoá, năng lực khai thác được
nâng cao rõ rệt. Trước tiên là tính đồng bộ, thông suốt của hệ thống thủy lợi được đảm
bảo, lượng nước thất thoát giảm từ 20-25%. Bảo đảm đủ độ cao mực nước trên các cấp
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 218



Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

kênh, tăng diện tích được tưới tự chảy, rút ngắn thời gian tưới nước nên công tác quản lý
nước trên hệ thống chủ động hơn; chi phí sửa chữa, tu sửa thường xuyên giảm trên 60%
so với kênh đất trước đây. Cũng nhờ kiên cố hoá nguồn nước trong kênh sạch sẽ hơn góp
phần đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn, các kênh đi ven trục đường giao thông sau
khi kiên cố được mở rộng và vững chắc hơn. Diện tích canh tác do kênh mương chiếm
chỗ được trả lại đáng kể, kênh loại 1 sau kiên cố dôi ra khoảng 2000 m2 cho 1km chiều
dài, kênh loại 2 khoảng 1000 m2 kênh loại 3 khoảng 500 m2.
Trong điều kiện BĐKH nguồn nước bị suy thoái, nhu cầu nước còn tiếp tục tăng thì giải
pháp kiên cố hoá hệ thống kênh mương, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng là giải
pháp công trình mang lại hiệu quả thiết thực.
Xây dựng hệ thống quan trắc, điều hành các hệ thống thuỷ lợi hiện đại.
4.4.1.2. Các biện pháp phi công trình
a. Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thông tin, nâng cao nhận thức.
Phổ biến, tuyên truyền và quán triệt các chủ trương, quan điểm của Chính phủ và của
ngành cho cán bộ, công chức, viên chức trong ngành và cộng đồng về hoạt động nhằm
giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu;
Xây dựng kế hoạch phổ biến các cam kết của Chính phủ, của ngành đối với quốc tế về
hoạt động nhằm giảm thiểu và thích ứng liên quan đến biến đổi khí hậu;
Thiết lập hệ thống thông tin, trang Web của Ban chỉ đạo biến đổi khí hậu của ngành từ
Bộ đến các địa phương, doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin, dự báo, giải đáp các vấn
đề về biến đổi khí hậu và định hướng thực hiện các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng;
Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề, các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức
về biến đổi khí hậu, tác động và các giải pháp giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí
hậu cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành từ Trung ương đến địa phương.
b. Đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường công tác nghiên cứu.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập lưu trữ, xử lý thông tin; Xây dựng hệ thống
lưu trữ và cơ sở dữ liệu phục vụ việc xây dựng và thực hiện các biện pháp giảm thiểu và

thích ứng với biến đổi khí hậu;
Xây dựng và thực hiện chương trình nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu đến
ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu và thích
ứng với biến đổi khí hậu;
Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học,
đề xuất các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu;
c. Xây dựng hệ thống chính sách, lồng ghép biến đổi khí hậu với chương trình của ngành.
Xây dựng tầm nhìn chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành;
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 219


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

Xây dựng cơ chế chính sách lồng ghép biến đổi khí hậu trong quy hoạch và các chương
trình phát triển ngành;
Rà soát, đối chiếu hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách của ngành,
kiến nghị sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản còn thiếu về vấn đề giảm thiểu
và thích ứng với biến đổi khí hậu;
Xây dựng cơ chế phối kết hợp giữa các Bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương và cơ
chế quản lý các chương trình, dự án trong thực hiện chương trình hành động thích ứng
với biến đổi khí hậu;
d. Hợp tác quốc tế trong công tác giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành
Xây dựng và đề xuất các đề tài, dự án, tìm nguồn tài trợ của cộng đồng quốc tế cho hoạt
động giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành;
Tăng cường hợp tác, kết nối với các chương trình quốc tế và khu vực, trao đổi thông tin,
thiết lập mạng lưới đối tác song phương và đa phương về biến đổi khí hậu liên quan đến
ngành;

Tổ chức hoạt động đào tạo nhân lực, chuyển giao kinh nghiệm và công nghệ về giảm
thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu ngành;
Nghiên cứu xây dựng cơ chế huy động, sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ hiệu quả và thiết
lập quỹ thực hiện chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành;
Tăng cường phối kết hợp, lồng ghép với các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện
các cam kết đa phương về môi trường.
4.4.2. Giải pháp an toàn, nâng cấp cho các công trình thuỷ lợi trong các điều kiện
biến đổi cực đoan của khí hậu
4.4.2.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả công
trình
a. Cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả công trình:
- Căn cứ vào kết quả đánh giá hiện trạng công trình;
- Căn cứ với các kịch bản biến đổi khí hậu được Bộ tài nguyên và môi trường đề xuất;
- Căn cứ vào kết quả đánh giá khả năng phục vụ và hiệu quả sử dụng của công trình;
- Căn cứ vào kết quả đánh giá tình hình quản lý, vận hành công trình;
- Căn cứ vào kết quả đánh giá nguồn nước và sử dụng nước của công trình;
- Căn cứ vào một số yếu tố khác như chuyển đổi mục đích phục vụ, các hoạt động khác
có liên quan...
b. Một số nguyên tắc khi lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực và hiệu quả công trình:
- Các giải pháp đưa ra bao gồm cả giải pháp công trình và giải pháp phi công trình;
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 220


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

- Giải pháp đưa ra phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng công trình, hệ thống;
- Giải pháp đưa ra phải mang tính khả thi về mặt kỹ thuật, kinh tế và xã hội, dễ thực hiện,

đơn giản và không gây ảnh hưởng đến các công trình khác, khu tưới và môi trường chung
của khu vực;
- Giải pháp đưa ra không nhất thiết là một loại nhóm giải pháp, có thể sử dụng đồng thời
nhiều giải pháp khác nhau nhằm đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả tốt nhất.
- Trong trường hợp có nhiều giải pháp có thể áp dụng thì cần phải ưu tiên các giải có tính
ưu việt nhất về kinh tế, kỹ thuật và hiệu quả của giải pháp cao;
- Trong các trường hợp công trình có hiệu quả sử dụng hiện tại khá cao thì nên ưu tiên
các giải pháp phi công trình trước nhằm tiết kiệm kinh phí (ngoại trừ những giải pháp
công trình bắt buộc như sửa chữa một số hạng mục hay thay đổi thiết bị không còn khả
năng sử dụng...).
- Khi đề xuất và lựa chọn giải pháp cần có sự khảo sát kỹ lưỡng các yếu tố liên quan để
các giải pháp có tính phù hợp cao.
- Tỉnh Đồng Nai đang trong giai đoạn phát triển kinh tế mạnh mẽ, có nhiều sự biến động
về mục đích sử dụng đất và nhiệm vụ của công trình, những biến động trên luôn kéo theo
sự thay đổi của hệ thống công trình thủy lợi. Từ nhận thức này mà khi đề xuất các giải
pháp công trình có đầu tư tốn kém cần xét đến yếu tố phục vụ tạm thời hay lâu dài của
công trình.
- Những công trình đã được xây dựng nhiều năm, ít khả năng phục vụ lâu dài cần ưu tiên
nhóm giải pháp công trình như duy tu, sửa chữa và các giải pháp phi công trình.
- Đối với các khu tưới có diện tích lớn, có khả năng sử dụng lâu dài nên ưu tiên giải pháp
công trình kiên cố hóa kênh mương đồng bộ từ cấp kênh chính đến kênh nhánh, kênh nội
đồng nếu điều kiện kinh tế kỹ thuật bảo đảm vì đây là hướng phát triển phù hợp với xu
hướng của các khu tưới hiện đại trong tương lai.
- Một số nguyên tắc khác...
4.4.2.2. Các giải pháp chung đối với hệ thống công trình
Do đây là một đề án rà soát các công trình, hệ thống thủy lợi tưới, tiêu, ngăn mặn đã và
đang vận hành vì thế hầu hết các giải pháp phi công trình luôn đem lại hiệu quả thiết
thực. Ngoài ra, các giải pháp duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa, thay thế thiết bị đồng thời
cũng là điều kiện bắt buộc theo chu kỳ bảo dưỡng công trình.
4.4.2.3. Các giải pháp cụ thể cho các công trình

Huyện Tân Phú:
- Lập kế hoạch sửa chữa tràn xả lũ đập Vàm Hô; sửa chữa nâng cấp tràn xả lũ hồ Đa Tôn;
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 221


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

kiên cố hóa các trạm bơm dã chiến: ấp 5, ấp 11 xã Đắc Lua; ấp 8 Nam Cát Tiên; Núi
Tượng ấp 6a, 6b.
- Hàng năm thực hiện công tác sửa chữa thường xuyên các hạng mục công trình bị hư
hỏng để đảm bảo công trình vận hành bình thường.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng ở các công trình trạm bơm trên địa
bàn huyện.
- Hoàn thành quy hoạch nuôi trồng thủy sản ở vùng bán ngập đập Đồng Hiệp.
- Sớm hoàn thành các dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận: Nạo vét suối Đa Tôn; nâng
cấp hệ thống máy đóng mở bằng điện đập Năm Sao.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến về tưới tiết kiệm nước , đặc
biệt đối với những công trình thiếu nước thường xuyên.
Huyện Định Quán:
- Thực hiện công tác tu sửa thường xuyên các hạng mục công trình, bảo dưỡng các máy
móc thiết bị ở các đập dâng, trạm bơm.
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng ở các công trình: đập Cần Đu, trạm
bơm ấp 2, trạm bơm ấp 6-8 Thanh Sơn; tiếp tục xây dựng kênh mương để mở rộng diện
tích phục vụ ở công trình trạm bơm Ba Giọt.
- Trang bị máy bơm dự phòng ở trạm bơm Ba Giọt để phục vụ cấp nước sinh hoạt, tránh
lãng phí điện năng.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến về tưới tiết kiệm nước , đặc

biệt đối với những công trình thiếu nước thường xuyên.
Huyện Thống Nhất
- Lập kế hoạch sửa chữa những hư hỏng, nạo vét bồi lắng ở các công trình như: đập Cây
Da, đập Bỉnh, đập Cầu Quay...
- Thường xuyên tu sửa, bảo dưỡng các máy đóng mở, cửa van các công trình.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến về tưới tiết kiệm nước , đặc
biệt đối với những công trình thiếu nước thường xuyên.
Huyện Trảng Bom
- Lập kế hoạch sửa chữa những hư hỏng, kiểm định an toàn đập, nạo vét bồi lắng ở các
hồ chứa: Bà Long, Thanh Niên, Suối Đầm.
- Thực hiện công tác tu sửa thường xuyên các hạng mục công trình, bảo dưỡng các máy
đóng mở, cửa van ở các đập dâng: Gia Tôn, Hưng Long, Suối Dâu, Bàu Hàm.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến về tưới tiết kiệm nước , đặc
biệt đối với những công trình thiếu nước thường xuyên.
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 222


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

Huyện Vĩnh Cửu
- Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng ở công trình, để đảm bảo
công trình vận hành bình thường.
- Thay mới các máy bơm đã cũ để nâng cao hiệu suất phục vụ, tránh hao phí, thất thoát
điện năng tiêu thụ.
- Lập dự án sửa chữa, nâng cấp một số trạm bơm đã hư hỏng xuống cấp như: trạm bơm
Long Chiến, trạm bơm Trị An 2, Lợi Hòa ...
- Gia cố bờ sông để đảm bảo ổn định một số công trình trạm bơm có nguy cơ sạt lở như:

Thiện Tân 3 ...
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến về tưới tiết kiệm nước , đặc
biệt đối với những công trình thiếu nước thường xuyên.
Huyện Cẩm Mỹ
- Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng ở công trình, để đảm bảo
công trình vận hành bình thường.
- Sửa chữa, thay mới các máy đóng mở, cửa phai đã cũ để nâng cao hiệu quả phục vụ.
- Sửa chữa, nâng cấp tràn xả lũ các hồ: Suối Vọng, Giao thông.
- Xử lý rò rỉ tại cống lấy nước hồ Suối Đôi 3.
- Sửa chữa hư hỏng ở bờ phải hạ lưu cống lấy nước, nhà quản lý đập Cù Nhí 1.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến về tưới tiết kiệm nước , đặc
biệt đối với những công trình thiếu nước thường xuyên.
Huyện Xuân Lộc
- Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng ở công trình, để đảm bảo
công trình vận hành bình thường.
- Khẩn trương triển khai thực hiện các dự án sửa chữa, nâng cấp trạm bơm Xuân Tâm.
- Đề xuất xin chủ trương lập dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình: đập sóc Ba
Buông, đập Gia Liêu 2.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến về tưới tiết kiệm nước , đặc
biệt đối với những công trình thiếu nước thường xuyên.
Huyện Long Thành
- Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng ở công trình, để đảm bảo
công trình vận hành bình thường.
- Thay mới các thiết bị máy móc đã cũ để nâng cao hiệu suất phục vụ, tránh hao phí, thất
thoát điện năng tiêu thụ.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án sửa chữa, nâng cấp đập Long An; triển khai dự án
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 223



Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

xây dựng hệ thống kênh hồ Cầu Mới; sửa chữa hư hỏng ở đập Xa Cá; nạo vét kênh tiêu
Bàu Cá; kiên cố hóa đập Cây Chanh, đập ấp 3+4.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến về tưới tiết kiệm nước , đặc
biệt đối với những công trình thiếu nước thường xuyên.
Huyện Nhơn Trạch
- Có kế hoạch sửa chữa những hư hỏng ở các công trình: Đê Hiệp Phước - Long Thọ, đập
Vũng Gấm, kênh tiêu Hiệp Phước, để đảm bảo các công trình vận hành bình thường.
- Khẩn trương hoàn thành dự án nạo vét tuyến kênh Ông Kèo.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến về tưới tiết kiệm nước , đặc
biệt đối với những công trình thiếu nước thường xuyên.
Thị xã Long Khánh
- Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng ở công trình, để đảm bảo
công trình vận hành bình thường.
- Khẩn trương hoàn thành dự án sửa chữa, nâng cấp đập Lát Chiếu; dự án xây dựng hồ
Cầu Dầu.
- Sửa chữa hư hỏng ở đáy kênh (đã kiên cố) các công trình: Đồng Háp, Hòa Bình, Suối
Chồn; sửa chữa hư hỏng ở cửa van, cầu giao thông đập Sân Bay.
- Lập kế hoạch kiên cố hóa đập tạm Bàu Tra.
- Hoàn thiện hệ thống kênh mương nội đồng ở các công trình thủy lợi trên địa bàn.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến về tưới tiết kiệm nước , đặc
biệt đối với những công trình thiếu nước thường xuyên.
TP.Biên Hòa
- Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng ở công trình, để đảm bảo
công trình vận hành bình thường.
- Thay mới các thiết bị máy móc đã cũ để nâng cao hiệu suất phục vụ, tránh hao phí, thất
thoát điện năng tiêu thụ.

- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ tiên tiến về tưới tiết kiệm nước , đặc
biệt đối với những công trình thiếu nước thường xuyên
4.4.3. Nâng cao năng lực quản lý, vận hành khai thác, cảnh báo, dự báo nguy cơ
mất an toàn cho các công trình
Huyện Tân Phú:
- Tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động của Ban quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi
huyện Tân Phú.
- Rà soát, xây dựng Quy trình vận hành, phương án bảo vệ của các công trình thủy lợi
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 224


Đề án: Nghiên cứu xây dựng chương trình hành động ứng phó với biến đổi khí hậu Ngành Nông
nghiệp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2050

trên địa bàn.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ
công nhân ở Ban quản lý khai thác công trình thủy lợi, đáp ứng yêu cầu quản lý, khai
thác, vận hành công trình.
- Tích cực chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu ở khu tưới của các công trình thủy lợi
để tiết kiệm nước và tăng hiệu quả kinh tế.
- Hoàn thiện các tổ hợp tác dùng nước để quản lý kênh mương nội đồng; huy động sự
tham gia đóng góp công sức, kinh phí của người dân trong việc quản lý, bảo vệ công
trình thủy lợi.
- Các xã có công trình thủy lợi phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý công trình trong
công tác bảo vệ công trình, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp phá hoại
công trình hoặc lấn chiếm trong phạm vi bảo vệ công trình.
Huyện Định Quán:
- Tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động của Ban quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi

huyện Định Quán.
- Rà soát, xây dựng Quy trình vận hành, phương án bảo vệ của các công trình thủy lợi
trên địa bàn.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ
công nhân ở Ban quản lý khai thác công trình thủy lợi, đáp ứng yêu cầu quản lý, khai
thác, vận hành công trình.
- Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng màu ở khu tưới của các công trình thủy lợi để tiết
kiệm nước và tăng hiệu quả kinh tế.
- Hoàn thiện các tổ hợp tác dùng nước để quản lý kênh mương nội đồng; huy động sự
tham gia đóng góp công sức, kinh phí của người dân trong việc quản lý, bảo vệ công
trình thủy lợi.
- Tiếp tục vận động nhân dân lắp đặt đồng hồ nước và sử dụng nước sạch từ Xí nghiệp
nước Tân Định, để nâng cao hiệu quả cấp nước của công trình trạm bơm Ba Giọt.
- Các xã có công trình thủy lợi phối hợp chặt chẽ với đơn vị quản lý công trình trong
công tác bảo vệ công trình, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp phá hoại
công trình hoặc lấn chiếm trong phạm vi bảo vệ công trình.
Huyện Thống Nhất
- Nâng cao năng lực hoạt động của Ban quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi huyện
Thống Nhất.
- Lập quy hoạch chi tiết thủy lợi huyện Thống Nhất.
- Rà soát, xây dựng Quy trình vận hành, phương án bảo vệ của các công trình thủy lợi
Đơn vị thực hiện: Cơ sở 2 – Đại học Thủy lợi

Trang 225


×