329
B ộ K H O A iJO C CỒ N G N G H Ệ BỘ TÀI N G U Y Ê N V À MÔI TRƯỜ N G
0 Í - 7 ~ Ĩ T \ v i ệ n k h o a h ọ c
KẾ1Í TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜ NG
•‘ ■ÍS-Õ V I
—
-0V vi?' y . \. y
CHƯ ƠNG TRÌNH K C.08/06-10
Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các điều kiện tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đề xuất các giải pháp chiến lược phòng tránh,
giảm nhẹ và thích nghi, phục vụ phát triển bền vững kỉnh tế xã hội ở Việt Nam”
B á o c á o t ó m t ắ t đ ề t à i n h á n h
NGHIÊN c ử u X Â Y D ự N G CÁC GIẢ I PH Á P C HIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ
VỚI BIÉN Đ Ỏ I K HÍ H Ậ U TRONG CÁC L ĨN H v ự c NĂN G LƯ ỢNG,
C Ô N G N G H IỆP, XÂ Y DỰNG VÀ G IA O TH Ô N G VẬN TẢI
C hủ nhiệm đề tài nhánh: Trần Hồng Thái
B ộ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 330B0 T A I NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC
KHÍ TƯỢN G T HỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG
CH ƯƠNG TRÌNH K C.08/06-10
Đ ề tà i: “ N g h iê n c ứ u ả n h h ư ở n g của b iế n đ ổ i k h í h ậ u đến các đ iề u
k iệ n tự n h iê n , tà i n g u y ê n th iê n n h iê n v à đề x u ấ t các g iả i p h áp
c h iế n lư ợ c p h ò n g trá n h , g iảm nhẹ v à th íc h n g h ỉ, p h ụ c v ụ p h á t
tr iể n b ề n vữ n g k in h tế x ã h ộ i ở V iệ t N a m ”
B á o c á o t ó m t ắ t đ ề t à i n h á n h
N G H IÊN C Ứ U XÂY D ự N G C ÁC GIẢI PH Á P C H IẾ N LƯ ỢC Ứ NG PHÓ
VỚI B IẾN Đ Ố I K H Í H Ậ U TRONG CÁC L ĨNH v ự c N Ă N G LƯỢNG ,
CÔNG N G H IỆ P , X Â Y D ự N G VÀ G IA O TH Ô NG VẬN TẢI
Người thực hiện: 1. Trần H ồng Thái
2. N guyễn Thị Lan
3. Vũ Văn Thăng
CHỦ NHIỆM ĐÈ TÀI NHÁNH CHỦ NHIỆM ĐẺ TÀI
1 / w m M - — - 2 ^ ^
Trần H ồng Thái Nguyễn Văn Thắng
C ơ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
1. “Các giải pháp chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực năng
lượng, công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải” là một trong những sản
phẩm chính của đề tài KC08 -1 3/06 -10.
2. Nội dung chủ yêu của báo cáo gôm 3 phân:
- Nguyên tắc xây dựng giải pháp chiến lược cho các lĩnh vực kinh tế quốc dân
- Giải pháp giảm nhẹ BĐ KH trong lĩnh vực năng lượng
- Giải pháp thích ứng với BĐKH trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và
giao thông vận tải
2. Giải pháp giảm nhẹ BĐKH tập trung vào việc giảm phát thải KNK trong lĩnh
vực Năng lượng, các lĩnh vực khác trong quá trình thích ứng cũng góp phần
giảm nhẹ khí nhà kính.
3. Các giải pháp chiến lược thích ứng với BĐ KH được xây dựng dựa trên hiểu
biết về tác động tiềm tàng của BĐKH đến từng loại tài nguyên thiên nhiên
(TNN, TN đất, TNKH) và từng lĩnh vực (công nghiệp, năng lượng, xây dựng và
giao thông vận tải).
4. Các giải pháp thích ứng với BĐKH được nêu ra trong báo cáo này chỉ là các
giải pháp chiến lược, là các định hướng chung, để có các giải pháp có tính kỹ
thuật cần có các nghiên cứu cụ thể hơn cho từng lĩnh vực, địa phương.
H à Nội, thảng 5 năm 2010
Các tác giả
Báo cáo của N. Stern gồm các phần chính: Cách tiếp cận với BĐKH; ảnh
hưởng của BĐKH đến tăng trưởng và phát triển; các vấn đề kinh tế của ổn định
khí hậu; chính sách giảm nhẹ BĐKH; chính sách thích ứng với BĐKH; hoạt
động quốc tế.
1.1 Tác động của BĐKH
Theo N. Stem, BĐKH đe dọa cuộc sống của người dân trên thế giới, trong
nhiều lĩnh vực quan trọng: Thực phẩm, sức khỏe, đất đai, môi trường và mức độ
tổn hại đó tăng lên nhanh chóng khi trái đất nóng lên nhanh hơn. Báo cáo cho
rằng, tác động của BĐKH không chia đều cho các quốc gia, các quốc gia nghèo
nhất tổn thất trước nhất, nhiều nhất. Báo cáo lưu ý rằng tác động của BĐ KH đến
nền kinh tế thế giới có thể nhiều hơn các đánh giá trước đây.
1.2 Giảm nhẹ BĐKH
N. Stem đề cập đến các khía cạnh kinh tế trong giảm nhẹ BĐKH . Theo
tác giả, lượng phát thải KNK đang và sẽ chịu sự chi phối của tăng trưởng kinh tế
song sự ổn định nồng độ KNK trong khí quyển vẫn có thể thực hiện được và
điều đó không mâu thuẫn với quá trình tăng trưởng liên tục.
Báo cáo cho rằng để ổn định nồng độ KNK trong khí quyển ở mức 500 -
550 phần triệu, phải chi trả 1% GDP vào năm 2050 và quá trình chuyển đổi sang
một nền kinh tế các bon thấp sẽ là thử thách cho cạnh tranh kinh tế đồng thời là
cơ hội để tăng trưởng. Vì lẽ đó, giảm nhẹ BĐKH vừa là đòi hỏi cấp thiết vừa là
khả năng thực tế.
Theo tác giả, chính sách giảm nhẹ BĐKH cần phải dựa trên 3 yếu tố:
- Thiết lập giá cacbon thông qua chính sách thuế, chính sách thương mại.
- Có chính sách hỗ trợ phát triển công nghệ cacbon thấp và kỹ thuật cao theo
một lịch trình khẩn cấp.
- Dỡ bỏ các rào cản đối với chính sách nâng cao hiệu quả năng lượng.
Điều quan trọng là không thể giảm lượng phát thải KNK theo kịch bản
BAU (Business as usual) vì như vậy rủi ro do tác động tiêu cực của BĐK H chắc
chắn tăng lên.
332
1. Báo cáo củ a N . S te rn liên q u an đến ứ n g phó vó i B Đ K H
2
Báo cáo diền giải, nồng độ knk thời kỳ tiền công nghiệp là 280 phần triệu,
hiện tại là 430 phần triệu, và do đó nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên
0,5 °c và sẽ tăng thêm không dưới 0,5°c trong vài thập kỷ sắp tới. Nếu tốc độ
phát thải những năm sắp tới không cao hơn tốc độ hiện tại, lượng K NK trong
khí quyển năm 2050 sẽ gấp đôi thời kỳ tiền công nghiệp, tức khoảng 550 phần
triệu. Song nếu tốc độ phát thải nhanh hơn nữa, mức 550 phần triệu sẽ xảy ra
ngay từ năm 2035. Với cấp độ này, có đến 77 - 99% khả năng nhiệt độ trung
bình toàn cầu tăng lên 2 °c. V à như vậy, với kịch bản BA U, cuối thế kỷ này
nồng độ KNK tăng lên gấp ba và có tới 50% khả năng nhiệt độ trung bình toàn
cầu tăng lên 5°c.
1.3 Thích ứng với BĐKH
Theo tác giả thích ứng là chính sách đặc biệt quan trọng để ứng phó với
tác động không thể tránh khỏi của BĐKH
- Thích ứng là sự ứng phó với tác động sẽ xẩy ra trong vài thập kỷ sắp tới trước
khi các giải pháp giảm nhẹ có thể có hiệu lực.
- Khác với giảm nhẹ BĐKH, thích ứng trong hầu hết trường hợp mang lại lợi ích
cục bộ thực tế không phải mất nhiều thời gian. Vì vậy, một số giải pháp thích
ứng xuất hiện một cách tự phát riêng biệt, trong khi một số giải pháp khác đòi
hỏi phải có tầm nhìn xa hom và có kế hoạch. Cũng có một số giải pháp đòi hỏi
có những sản phẩm mang lại lợi ích cộng đồng.
- Cho đến nay, thông tin định lượng về chi phí và lợi ích của các giải pháp có ý
nghĩa kinh tế rộng lớn vẫn còn hạn chế. Các công trình nghiên cứu trong một số
lĩnh vực nhậy cảm với BĐKH chỉ ra nhiều phương án thích ứng cho lợi ích vượt
trội chi phí. Tuy nhiên, với nhiệt độ cao hơn, chi phi cho thích ứng tăng vọt lên
và tổn thất vẫn còn lớn. Chi phí bổ sung cho các cơ sở hạ tầng và các công trình
xây dựng mới chống chịu được bđkh ở các nước OECD có thể đến 15 - 150 tỷ
U SD mỗi năm (0,05 - 0,5% GDP).
- Khó khăn về thích ứng sẽ rất gay gắt ở các nước dễ bị tổn thương và nghèo đói
vốn có rất ít khả năng hành động. Trong khi đó, ở các nước phát triển, chi phí
càng khó ước lượng, có thể lên đến hàng chục tỷ USD.
- Các chính phủ có nhiệm vụ đề xuất một khung chính sách trung hạn và dài hạn
chỉ ra các giải pháp thích ứng hữu hiệu cho các cá thể và tập thể trong các lĩnh
vực chủ yếu:
3
334
* Các thông tin khí hậu và công cụ quản lý rủi ro ,
* Quy hoạch đất đai
* Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ bờ biến
* Lập quỳ bảo trợ tài chính cho người nghèo.
1.4 Hợp tác quốc tế
Trong phần cuối, báo cáo nêu lên ràng để cho các giải pháp ứng phó với
BĐKH hữu hiệu, cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động quốc
r
- Tạo ra một giá cacbon đồng nhất trên thế giới và sử dụng nguồn tài chính
cacbon để thúc đẩy hành động ở các nước đang phát triển.
- Nâng cấp cơ chế tài chính cacbon trong các nước đang phát triển nhằm hồ trợ
các chính sách và chương trình hữu hiệu để giảm phát thải KNK, thúc đẩy quá
trình chuyển sang một nền kinh tế cacbon thấp.
- Hợp tác quốc tế rộng rãi hơn để thúc đẩy và phổ biến công nghệ làm giảm chi
phí giảm nhẹ BĐKH.
- Theo báo cáo, ngăn chặn nạn phá rừng là phương thức có lợi ích - chi phí hữu
hiệu để giảm phát thải KNK và các mô hình thích ứng với BĐKH ở các nước
đang phát triển cần phải được đẩy mạnh và hỗ trợ bằng viện trợ phát triển quốc
.í
Theo N. Stem vẫn còn thời gian để loại trừ tác động xấu nhất nếu bắt đầu
các hoạt động tập thể ngay từ bây giờ.
1.5 Hành động khẩn trương
Theo N. Stem, lợi ích của những hành động sớm sủa và mạnh mẽ ứng phó
với BĐKH, vượt xa chi phí cho những hành động đó. Tác giả cho rằng, hành
động hiện tại ảnh hưởng đến khí hậu trong vòng 40 - 50 năm tới và hành động
trong 10 hoặc 20 năm tới ảnh hưởng đến khí hậu của nửa sau thế kỷ này và cả
các thập kỷ sau đó.
2. Phương pháp xây dựng các giải pháp thích ứng với bđkh ở V iệt Nam
2.1 Mục đích của các giải pháp thích ứng
4
đây:
1) Giảm nhẹ tác động của bđkh, chủ yếu là giảm tổn thất do bđkh gây ra trên
phạm vi cả nước cũng như trên từng địa phương, trong giai đoạn hiện tại.
2) Góp phần tăng cường năng lực khắc phục ảnh hưởng của bđkh trong giai
đoạn hiện tại.
3) Giảm rủi ro, tăng cường khả năng chống chọi với bđkh trong tương lai lâu
dài.
2.2 Cách tiếp cận và phương pháp xây dựng giải pháp thích ứng
Căn cứ nội dung nghiên cứu của đề tài, đặc biệt là vai trò thử nghiệm của
đề tài trong chương trình nghiên cứu bđkh lâu dài của cả nước, lựa chọn cách
tiếp cận xây dựng phương pháp thích ứng của đề tài là từ trên xuống. Theo cách
tiếp cận này, nhiệm vụ xây dựng giải pháp thích ứng được thực hiện theo trình
tự sau đây:
1) Lựa chọn kịch bản bđkh cho cả nước và các vùng địa lý - khí hậu.
2) Đánh giá tác động của bđkh đến các điều kiện tự nhiên chủ yểu.
3) Diễn giải điều kiện tự nhiên trên cả nước và trên từng vùng khí hậu trong các
thời điểm hoặc giai đoạn trong tương lai.
4) Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên tương lai đến mọi hoạt động kinh tế
xã hội trên cả nước và trên từng vùng.
5) Đề xuất giải pháp chiến lược thích ứng với bđkh trên từng lĩnh vực, trên từng
vùng.
6) Đánh giá chi phí - hiệu quả của các giải pháp thích ứng với bđkh.
7) Lựa chọn và kiến nghị giải pháp thích ứng với bđkh.
2.3 Biện pháp thích ứng với bđkh
Trên từng vùng lãnh thổ hoặc từng lĩnh vực kinh tế - xã hội có thể lựa
chọn một số hoặc toàn bộ 4 nhóm biện pháp thích ứng phổ biến sau đây:
1) Ngăn chặn trực tiếp nguy cơ hoặc thảm họa do bđkh gây ra trên các địa bàn
xung yếu trong tương lai.
2) Giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực của bđkh trong sản xuất hoặc trong đời sống.
3 3 5
Các giải pháp thích ứng với bđkh được xây dựng nhằm các mục đích sau
5
3) Thay đôi quy hoạch cư dân, quy hoạch san xuât, phương thức và kỹ thuật
canh tác quy trình công nghệ trên các vùng và các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
4) Xây dựng và tăng cường năng lực phòng chống tác động của bđkh, khắc phục
hậu quả của bđkh thông qua các nghiên cứu, thực nghiệm khoa học và giai đoạn,
truyền thông, phổ biến kiến thức khoa học liên quan đến bđkh.
3. Giải pháp giảm nhẹ BĐKH trong lĩnh vực năng lượng
Do không thể dự tính được đầy đủ rủi ro do BĐKH song hành động giảm phát
thải KNK là hành động có hiệu quả nhất để làm giảm hậu quả nghiêm trọng của
BĐKH và là giải pháp chi phí thấp hom nhiều so với chi phí cho hoạt động khắc
phục các tổn hại do BĐKH gây ra.
4) Các định hướng giảm nhẹ BĐKH và thích ứng với BĐKH đã được ADB đề
xuất về cơ bản là tiền đề để xây dựng các giải pháp chiến lược ứng phó với bđkh
ở Việt Nam. Đó là các giải pháp có tính tổng thể xuyên suốt trong hoạt động của
mỗi một lĩnh vực kinh tế - xã hội và trên từng vùng lãnh thổ của nước ta.
Trong lĩnh vực năng lượng có thể áp dụng các giải pháp giảm nhẹ BĐKH sau
đây:
3.1 Giảm phát thải KNK trong lĩnh vực cung ứng năng lượng
a) Tác động chủ yếu:
Giảm phát thải KNK trong lĩnh vực cung ứng năng lượng sẽ cắt giảm
nhiên liệu hóa thạch trong cung ứng năng lượng, cụ thể là tăng cường đầu tư xây
dựng các nhà máy thủy điện, cắt giảm hoặc nâng cấp các nhà máy nhiệt điện để
tăng cường hiệu quả phát điện, thu hồi và sử dụng hiệu quả nhiệt trong các lò
đốt trong quá trình phát điện và sản xuất xim ăng
b) Đối tượng hưởng lợi
Khỉ giảm p h á t thải K N K trong lĩnh vực cung ứng năng lư ợng bàng việc thay thế
nhà máy nhiệt điện bằng các nhà máy thủy điện sẽ giảm chi phí cho mỗi đơn vị
điện năng và do đó bản thân ngành năng lượng sẽ giảm được chi phí. Nếu việc
thay thế này kết hợp với cơ chế phát triển sạch ngành năng lượng còn được
hưởng lợi theo nghị định thư Kyoto.
336
6
M ột đối tượng nữa được hướng lợi là cư dân trong khu vực nhà máy thủy điện
cũ, môi trường sẽ được cải thiện đáng kế khi dừng hay nâng cấp nhà máy nhiệt
điện.
c) Quy mô thực hiện: Có thế thực hiện ở bất cứ địa phương nào trên cả nước.
d) Nội dung chủ yếu của giải pháp giảm phát thái KN K trong lĩnh vực cung ứng
năng lượng
- Chuyển đổi nhiên liệu từ than sang khí đốt trong các nhà máy sản xuất điện tại
các nhà máy nhiệt điện sẽ làm giảm khí thải do đốt nhiên liệu hóa thạch, giảm
mất nhiệt do công nghệ lạc hậu đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả phát điện đối
với mỗi đơn vị nhiên liệu.
- Tăng cường sử dụng năng lượng sạch hơn để thay thế nguồn năng lượng hiện
có. Có thể sử dụng một trong các giải pháp sau:
+ Phát triển sử dụng năng lượng mặt trời dưới các dạng khác nhau. Chẳng hạn
phơi sấy đơn giản trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời; sử dụng thiết bị chưng cất
nước, giàn đun nước bằng năng lượng mặt trời, các dàn pin mặt trời )
+ Phát triển điện gió: Tiềm năng năng lượng gió ven biển và hải đảo Việt Nam
được đánh giá là tương đối dồi dào và có thể thực hiện trong nhiều tháng trong
năm. Tuy thiết bị của ngành năng lượng gió tương đổi cao dẫn đến gió thành
điện gió cao hom thủy điện song xét về lâu dài và hiệu quả đối với môi trường và
giảm phát thải K NK thì đây là lĩnh vực càn được đầu tư ngay.
+ Phát triển thủy điện nhỏ một cách hợp lý, với tiềm lực thủy điện ở nhiều lun
vực sông trên toàn quốc, xây dựng thủy điện nhỏ theo đúng quy định và có quy
hoạch cũng góp phần đáng kể vào việc bổ sung nguồn năng lượng đang ngày
càng thiếu hụt, biệt cho các khu vực dân cư xa đường tải điện.
+ Phát triển ứng dụng khí sinh học mà cụ thể là nguồn năng lượng (điện thắp
sáng, khí gas nhiên liệu) từ các bể khí sinh học đã cải thiện đời sống dân cư ở
nhiều vùng nông thôn xa xôi. Đ ồng thời với hiệu quả tăng cường nguồn năng
lượng còn phải kể đến hiệu quả bảo vệ môi trường do thu gom được các chất
thải trong chăn nuôi.
+ Nghiên cứu và thử nghiệm sử dụng địa nhiệt: đây là hướng mới đang được
đầu tư nghiên cứu song chưa nhiều ở nước ta.
337
7
- Giảm tổn thất và tiêu hao trong truyền tải điện, tốn thất điện năng trên lưới
điện là lượng điện năng tiêu hao cho quá trình truyền tải và phân phối điện khi
tải điện từ ranh giới giao nhận với các nhà máy phát điện qua lưới điện truyền
tải, lưới điện phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Đe làm giảm tổn thất điện năng
trong quá trình truyền tải và phân phối điện cần có các thay đổi về dây dẫn, máy
biến áp, thiết bị trên lưới. Ngoài ra còn phải có quy hoạch nhằm làm giảm tiêu
hao điện năng do phát nóng máy biển áp, dây dẫn và các thiết bị điện; dòng điện
qua cáp ngầm, tụ điện đường dây điện đi song song với đường dây khác như dây
chống sét, dây thông tin
e) Phân tích sơ bộ lợi ích - chi phí
- Lợi ích chủ yếu của việc giảm ph át thải K N K trong lĩnh vực cung ứng năng
lượng là cắt giảm nhiên liệu hóa thạch sử dụng trực tiếp trong các đơn vị sản
xuất điện năng và cắt giảm lượng điện tiêu hao trong truyền tải điện, lượng điện
sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất, và do đó, cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa
thạch.
- Chi phí chủ yếu:
Quá trình giảm p h á t thải KN K trong lĩnh vực cung ứng năng lượng cần các chỉ
p h i và đầu tư mua sắm trang thiết bị, vật tư, phương tiện chuyên dụng. Đặc biệt
là chi phí cho xây lắp, nâng cấp nhà máy điện, hệ thống phân phối điện bao gồm
cả đường dây chuyền tải và các công trình kèm theo như biến áp, cột và chi
phí cho sửa chữa, vận hành,
- Nhận xét chung
Sau khi phân tích đánh giá về chi phí cho các biện pháp giảm p h á t thải K N K
trong lĩnh vực cung ứng năng lượng đã nêu có thể thấy rằng /rong thời gian đầu,
chi phí vượt trội lợi ích nhưng sau một thời gian nhất định, tùy thuộc đặc tính
quy mô, hiệu suất của công trình, lợi ích dần dần cân bằng với chi phí, tiến tới
lợi ích vượt chi phí.
Phân tích chi phí lợi ích cho thấy, về kinh tế hành động càng mạnh mẽ, đầu tư
càng lớn, càng tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng và phát triển trong tương lai.
Ngược lại, nếu hiện tại không quan tâm đúng mức đến vấn đề BĐKH chắc chắn
sẽ dẫn đến những tổn hại cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai.
338
8
3.2 Giảm phải thải KNK trong lĩnh vực nhu cầu năng lượng
2) Tác động chủ yếu
Giàm lượng điện năng tiêu thụ trong nhu cầu năng lượng đồng nghĩa với giảm
lượng điện phải sản xuất ra hay giảm phát thải khí nhà kính do sản xuất điện
b) Đối tượng hưởng lợi
Bất cứ lĩnh vực sản xuất nào nếu giảm lượng được điện năng tiêu thụ trong nhu
cầu năng lượng sẽ làm giảm chi phí cho năng lượng trong sản xuất và do đó
ngoài hiệu quả về kinh tế còn bảo vệ tốt hơn thiết bị và đường dây truyền tải
điện. Như vậy cả lĩnh vực Công nghiệp, Năng lượng, xây dựng và Giao thông
vận tải đều được hưởng lợi.
c) Quy mô: Có thể thực hiện ở bất cứ địa phương nào trên cả nước.
d) Nội dung chủ yếu:
Ciảm p hát thải K N K trong lĩnh vực nhu cầu năng lượng được thực hiện đồng bộ
từ hộ gia đình đến các cơ quan, xí nghiệp, công sở và nơi công cộng, cụ thể là sử
dạng điện tiết kiệm trong sinh hoạt đời sống thường ngày của các gia đình. Sử
dạng thiết bị chiếu sáng và thiết bị điện hiệu quả hom và tiết kiệm ở cơ quan,
còng sở , (thay các thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện, bật tắt các thiết bị chiếu
sang, đèn quảng cáo hợp lý). Quy định sử dụng điện hợp lý hơn trong các tòa
nhà ở và tòa nhà thương mại.
Trong Công nghiệp cần xem xét đánh giá để xây dựng quy trình sử dụng nồi
hoi, động cơ, lò nung sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, cải tiến hoạt động quản
1) năng lượng, thực hiện kiểm toán năng lượng.
Trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng (sắt, thép, xi măng, giấy, hóa
chất, ) cần có biện pháp thu hồi nhiệt dư, chuyển đổi nhiên liệu, tái chế và thay
thế nguyên liệu
Trong giao thông vận tải, sử dụng phương tiện có hiệu quả nhiên liệu cao hơn,
cằuyển đổi sử dụng nhiên liệu sạch hơn trong ngành giao thông, sử dụng động
cơ điện trong giao thông đường bộ, và từng bước chuyển đổi phương thức đi
lại, từ đường bộ sang đường sắt, từ phương tiện cá nhân sang công cộng, Q uy
hoạch giao thông hợp lý hơn. Quy hoạch chiếu sáng công cộng hợp lý hơn.
e) Phân tích sơ bộ lợi ích - chi phí
339
9
Lợi ích chủ yêu của việc giảm tiêu thụ năng lượng là Nâng cao hiệu suất năng
lượng, tận dụng nhiệt dư trong sản xuất công nghiệp trực tiếp làm giảm tiêu thụ
nhiên liệu hóa thạch do đó làm giảm phát KNK.
Ngoài ra, sử dụng phương tiện có hiệu quá năng lượng cao hơn, quy hoạch giao
thông, quy hoạch chiếu sáng công cộng hợp lý hơn đều góp phần giảm tiêu thụ
nhiên liệu hóa thạch.
Chi phí chủ yếu cho các giải pháp trên bao gồm: Mua sắm trang thiết bị, vật tư,
xây lắp tu sửa công trình; đầu tư khảo sát, nghiên cứu đánh giá quy hoạch cũ và
xây dựng quy hoạch mới; điều hành, vận hành các công trình hoặc các quy
hoạch.
- Nhận xét
Sau khi phân tích đánh giá về chi phí cho các biện pháp giảm p h á t thải K N K
trong việc giảm tiêu thụ năng lượng đã nêu có thể thấy rằng /rong thời gian đầu,
chi phí vượt trội lợi ích nhưng sau một thời gian nhất định, tùy thuộc đặc tính
quy mô, hiệu suất của công trình, lợi ích dần dần cân bằng với chi phí, tiến tới
lợi ích vượt chi phí.
4. G iải pháp chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực năng
lượng, công nghiệp , xây dựng và giao thông vận tải ở V iệt Nam
Có thể áp dụng các giải pháp thích ứng sau đây:
4.1 Điều chỉnh kế hoạch phát triển năng lượng, công nghiệp, xây dựng và
giao thông vận tải phù hợp với tình hình BĐKH
a) Tác động tiêu cực được cắt giảm khi điều chỉnh kế hoạch phát triển năng
lượng, công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải phù hợp với tình hình
BĐKH
Theo các đánh giá về mức độ tổn thương của BĐKH đến các lĩnh vực năng
lượng, công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải, các thiên tai ảnh hưởng
nhiều nhất là bão tố, lốc xoáy, nước biển dâng và xói lở bờ biển, ngập úng, lũ lụt
b) Đ ối tượng hưởng lợi khi điều chỉnh kế hoạch phát triển năng lượng, công
nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải phù hợp với tình hình BĐKH ngoài
bản thân 4 lĩnh vực được điều chỉnh môi trường sống và toàn dân cũng được
thụ hưởng các thành quả của hoạt động này.
3 4 0
10
c) Quy mô: Có thể thực hiện ở bất cứ địa phương nào trên cả nước.
d) Nội dung chủ yếu
1/ Trước khi điều chỉnh kế hoạch phát triển của bất kỳ lĩnh vực hay hoạt động
nào, việc đầu tiên là đánh giá tác động cúa BĐKH đến các lĩnh vực.
Có thể tóm lược các tác động của BĐKH đến các lĩnh vực trên như sau:
Nhóm công nghiệp - năng lượng - giao thông vận tải chịu sự tác động của hầu
hết sự kiện chủ yếu có tác động tiêu cực đến các hoạt động của nhóm này. Tuy
vậy, vẫn có thể chỉ ra một số sự kiện chủ yếu không ảnh hưởng nhiều đến m ột
trong ba lĩnh vực nói trên. Chẳng hạn, lượng mưa gia tăng không ảnh hưởng
nhiều đến hoạt động công nghiệp, nhiệt độ cao không gây ra hậu quả đáng kể
đối với hoạt động của ngành năng lượn g ,
2/ Xây dựng các phương án điều chỉnh chỉ tiêu thiết kế và nâng cấp cơ sở hạ
tầng và hoạt động của các lĩnh vực: năng lượng, công nghiệp, xây dựng và giao
thông vận tải. Nhiệm vụ chủ yếu thực hiện nội dung này là tính toán lợi ích, chi
phí của các phương án điều chỉnh nói trên và lập kế hoạch điều chỉnh từng phần
trong các thời kỳ hay giai đoạn.
e) Phân tích sơ bộ lợi ích - chi phí
- Điều chỉnh kế hoạch hợp lý sẽ mạng lại lợi ích chủ yếu sau
Kế hoạch đã diều chỉnh sẽ tạo điều kiện quan trọng, bảo đảm an ninh của các
công trình trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng: Năng lượng,
công nghiêp, xây dụng và giao thông vận tải.
Ngoài ra kế hoạch điều chỉnh còn góp phần quan trọng cho việc bảo đảm an
ninh trong nhiều hoạt động quan trọng: Sản xuất năng lượng, sản xuất công
nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải.
- Các chi phí chủ yếu của hoạt động điều chỉnh kế hoạch trong các lĩnh vực:
+ Chi phí cho nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến các ngành: Năng
lượng, công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải. Đây là chi phí không lớn
nhưng đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và kinh nghiệm, cần được đầu tư đúng
mức, đúng thời điểm và tập trung đầu tư hiệu cho đội ngũ thực hiện.
+ Chi phí cho quá trình nghiên cứu xây dựng mới và điều chỉnh chỉ tiêu thiết kế
cho cơ sở năng lượng, công nghiệp và giao thông vận tải. Đây là chi phí khá lớn
341
11
và đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và kinh nghiệm , cần được đầu tư đúng mức,
đúng thời điểm v à tập trung đầu tư hiệu quả cho đội ngũ thực hiện, c ầ n tận dụng
các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong từng lĩnh vực và các chuyên gia quốc
tế.
- Nhận xét chung
+ Chi phí cho các nhiệm vụ trong giải pháp tương đối cao song không thể so
sánh với những thiệt hại vật chất và sinh mạng có thể xảy ra trước nguy cơ thiên
tai gia tăng, nước biển dâng cao.
+ Lợi ích của giải pháp phụ thuộc rất nhiều vào kết quả nghiên cứu và thực hiện
giải pháp quan trọng này. Do dó, cần thực hiện có tính toán khoa học và thận
trọng để không vì lý do tiết kiệm chi phí của một khâu công tác nào đó dẫn đến
thiệt hại hoặc lãng phí to lớn trong tương lai.
4.2 Nâng cẩp và cải tạo các công trình năng lượng, công nghiệp, xây dựng và
giao thông vận tải trên các địa bàn xung yểu
a) Tác động tiêu cực được cắt giảm khi nâng cấp và cải tạo các công trình năng
lượng, công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải trên các địa bàn xung yếu là
làm giảm tác động tiêu cực của bão tố, nước biển dâng, xói lở bờ biển và ngập
úng, lũ lụt
b) Đối tượng hưởng lợi khi nâng cấp và cải tạo các công trình năng lượng,
công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải trên các địa bàn xung yếu
ngoài bản thân 4 lĩnh vực được điều chỉnh môi trường sống và toàn dân
cũng được thụ hưởng các thành quả của hoạt động này. - Năng lượng
c) Quy mô: Có thể thực hiện ở bất cứ địa phương nào trên cả nước.
d) N ội dung chủ yếu
Nâng cấp và cải tạo các công trình năng lượng, công nghiệp, xây dựng và giao
thông vận tải trên các địa bàn xung yếu gồm các hoạt động:
- Đánh giá tác động của BĐKH đến điều kiện tự nhiên trên các địa bàn xung
yếu: Trên cơ sở tác động của BĐKH đến các điều kiện tự nhiên (bao gồm điều
kiện khí hậu, tài nguyên đất, tài nguyên nước) trong thời gian đã qua, dự kiến
điều kiện tư nhiên trong thời gian tới theo các kịch bản BĐKH.
342
12
- Đánh giá tác động của BĐK H đến hoạt động của các cơ sờ năng lượng, công
nghiệp và giao thông vận tải trên các địa bàn nói trên: Xu thế biến đoi của điều
kiện tự nhiên trong quá khứ được giả thiết sè duy trì đến tương lai và cách thức
tác động của các điều kiện tự nhiên lên các hoạt động kinh tế trên trong quá khứ
sẽ duy trì cách thúc tác động này trong tương lai.
- Thực hiện nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ tầng và điều chỉnh hoạt động của các
lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải trên các địa bàn nói trên
theo hướng giảm thiểu rủi ro hay hạn chế tác động tiêu cực cho các hoạt động
này trong tương lai.
e) Phân tích sơ bộ lợi ích - chi phí
- Lợi ích chủ yếu của việc nâng cấp và cải tạo các công trình năng lượng, công
nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải trên các địa bàn xung yếu là bảo đảm an
toàn cho các cơ sở hạ tầng của các lĩnh vực kinh tế xã hội quan trọng: Năng
lượng, công nghiệp và giao thông vận tải và tạo điều kiện quan trọng bảo đảm
an ninh trong các hoạt động sản xuất năng lượng, sản xuất công nghiệp và hoạt
động giao thông vận tải.
- Chi phí chủ yếu
+ Chi phí cho cho nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH trên các địa bàn
xung yếu trong các lĩnh vực: Năng lượng, công nghiệp và giao thông vận tải chi
phí không lớn nhung đòi hỏi đầu tư nhiều, đồng bộ cần được đầu tư đúng mức,
đúng thời điểm và tập trung đầu tư hiệu quả. cần tận dụng các chuyên gia nhiều
kinh nghiệm trong từng lĩnh vực và các chuyên gia quốc tế.
+ Chi phí cho quá trình nghiên cứu xây dựng mới và điều chinh chỉ tiêu thiết kế
cho cơ sở năng lượng, công nghiệp và giao thông vận tải. Đây là chi phí khá lớn
và đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và kinh nghiệm,
+ Vật tư, trang thiết bị, lao động trong quá trình thực hiện từng bước nâng cấp
cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực nói trên là chi phí rất lớn, cần có kế hoạch lâu
dài, tận dụng các nguồn kinh phí của cả trong nước lẫn quốc tế, đầu tư có trọng
tâm, đúng thời điểm và hiệu quả.
- Nhận xét chung
343
13
+ Chi phí cho giải pháp đặc biệt to lớn và do đó, cần thiết phải thực hiện các
nghiên cứu, tính toán, thận trọng trong các phương án điều chỉnh chỉ tiêu kỳ
thuật và nâng cấp công trình.
+ Do chi phí to lớn, giải pháp này cần được thực hiện theo một lộ trình khoa
học, thực hiện sự cân bằng tương đối giữa lợi ích và chi phí của giải pháp trong
từng giai đoạn.
344
14
L45
Tài liêu tham khảo chính
1. IUNEI Sô tay phương pháp đánh giá tác động của bđkh và chiến lược thích
ứng với bđkh, 1998
2. IPCC Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động của bđkh và thích ứng với bđkh,
1 9 9 4
3. N guyễn Đăng Tiến Đặc điểm khí hậu vùng ven biển Việt Nam và ảnh hưởng
của nó đến hoạt động du lịch biển - Luận văn Thạc sỹ địa lý, Đại học Sư phạm
Hà N ội, 2008
4. Đe tài KC 08.13/ 0 6 - 10 chuyên đề 1, nội dung 3
5. Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường Khái quát về bđkh ở
Việt Nam - Hà Nội -2 00 8 .
15