Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Phân tích bối cảnh thể chế cho Đánh giá quản trị có tham gia (PGA) cho REDD+ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 85 trang )

Báo cáo
Phân tích bối cảnh và thể chế cho
Đánh giá quản trị có sự tham gia
(PGA) cho REDD+ ở Việt Nam
Tháng 8 năm 2013

1


Lời cảm ơn
Báo cáo này do nhóm nghiên cứu gồm các tư vấn Việt Nam soạn thảo. Thành viên của nhóm bao gồm
bà Lương Thị Trường, Trung tâm phát triển miền núi bền vững (CSDM), bà Vũ Thị Hiền, Trung tâm
nghiên cứu và phát triển vùng cao (CERDA), Ông Nguyễn Việt Dũng và ông Nguyễn Hữu Dũng,
Trung tâm con người và thiên nhiên (PanNature).
Các tác giả đánh giá cao sự chia sẻ rất nhiệt tình của TS. Abdul Situmorang về phương pháp luận và
quá trình xây dựng PGA cho REDD+ ở Indonesia. Đặc biệt các tác giả cũng xin cảm ơn TS.
BjoernSurborg, tư vấn độc lập từ Văn phòng khu vực của UNDP và là chuyên gia về phân tích thể chế
và bối cảnh vì sự chỉ dẫn có giá trị của ông, vì những thông tin phản hồi và sự hợp tác chặt chẽ với
nhóm trong đợt làm việc tại thực địa và trong quá trình soạn thảo báo cáo này.
Báo cáo này cũng nhận được rất nhiều những đóng góp rất to lớn, các ý kiến bình luận và hướng dẫn
của ông Tore Langhelle, bà Hoàng Vũ Lan Phương, bà Tina Hageberg và TS. Timothy Boyle từ
Chương trình UN-REDD của UNDP.
Nhóm nghiên cứu đánh giá cao tất cả các đại biểu ở tỉnh Lâm Đồng đã tham gia tích cực và có hiệu
quả vào hai cuộc hội thảo tham vấn ở Đà Lạt, tháng 12 năm 2012 và tháng 3 năm 2013, cũng như các
cuộc thảo luận nhóm ở huyện Di Linh và Lạc Dương và tại 4 xã Bảo Thuận và Gung Ré (huyện Di
Linh), Đạ Sar và Đạ Cháy (huyện Lạc Dương), tỉnh Lâm Đồng. Nhóm cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến
các cán bộ cấp tỉnh và các đại diện của các viện nghiên cứu, các công ty và các t chức đoàn thể, đã có
thiện chí cung cấp cho nhóm những ý kiến đóng góp những câu chuyện rất b ích chonghiên cứu. Nếu
không có sự tham gia của những người này và không có sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Lâm Đồng thì sẽ không thể có được báo cáo này.


2


c

c

Lời cảm ơn ................................................................................................................................................ 2
M c l c ..................................................................................................................................................... 3
Danh m c các chữ viết tắt ......................................................................................................................... 5
1. Giới thiệu .............................................................................................................................................. 7
2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................................... 8
2.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ................................................................................................... 8
2.2 Phương pháp ICA ........................................................................................................................... 8
a) Khảo sát các tài liệu ................................................................................................................... 8
b) Hội thảo tham vấn các bên liên quan cấp tỉnh ........................................................................... 9
c) Thảo luận nhóm trọng tâm ở cấp huyện và xã ........................................................................... 9
d) Phỏng vấn bán cấu trúc những người cung cấp thông tin (cấp tỉnh) ....................................... 10
3. T ng quan về ngành lâm nghiệp và quản lý rừng ở Lâm Đồng ......................................................... 11
4. Phân tích cấu trúc thể chế quản lý rừng ở Lâm Đồng......................................................................... 14
4.1 T ng quan về thể chế .................................................................................................................... 14
4.2 Các thể chế và vai trò của của thể chế........................................................................................... 17
a) Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ............................................................................................. 17
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó có Chi c c Kiểm lâm, Chi c c Lâm nghiệp
và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ................................................................................................ 19
c) Sở Tài nguyên - Môi trường .................................................................................................... 22
d) Các t chức lâm nghiệp nhà nước và các công ty tư nhân ...................................................... 23
e) Công an, quân sự và các cơ quan thực thi pháp luật khác của tỉnh ......................................... 25
) Các phòng ban khác, bao gồm Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công nghiệp và
Thương mại, Sở hoa học công nghệ, Sở Lao động thương binh và xã hội và Sở Khoa học và

Công nghệ .................................................................................................................................... 26
g) Truyền thông quốc gia và cấp tỉnh (báo chí, các cơ quan truyền hình, bao gồm cả truyền
thông xã hội) ................................................................................................................................ 26
h) Các hãng tư vấn, các nhà cung cấp dịch v và các t chức song phương và đa phương, gồm
có trường Đại học Đà Lạt và các t chức Phi chính phủ quốc tế. ................................................ 27
i)Các t chức quần chúng của tỉnh, bao gồm Hội liên hiệp Ph nũ, Đoàn thanh niên và Hội nông
dân 28
j) Các cơ quan chính quyền huyện, bao gồm UBND huyện, Hạt Kiểm lâm các huyện và các
đơn vị khác ................................................................................................................................... 29
3


k) Các cơ quan chính quyền xã, bao gồm Ủy ban nhân dân xã và các cộng đồng thôn bản ....... 30
4.3 Lập bản đồ các bên liên quan và ý ngh a của việc phân tích thể chế đối với REDD và PGA ở
Lâm Đồng. ........................................................................................................................................... 31
4.3.1.Mối quan hệ củ

ảnh hưởng và quyền ra quyết định trong phân tích REDD ................... 31

4.3.2 Mối quan hệ lợi íc h và quyền ra quyết định trong REDD+................................................... 33
5. Phân tích các vấn đề quản trị chính trong Lâm nghiệp ở Lâm Đồng ................................................. 34
5.1 Các vấn đề quản trị được xác định sau khi tham vấn ở Lâm Đồng .............................................. 35
5.1.1 Tóm tắt các vấn đề ph biến trong ngành lâm nghiệp ở Lâm Đồng ...................................... 42
5.2 Các nguyên tắc quản trị rộng lớn cần được xem xét trong PGA .................................................. 42
5.3 Nhóm tư vấn PGA ......................................................................................................................... 45
6. ết luận ............................................................................................................................................... 46
6.1 Các chủ thể trong ngành lâm nghiệp ............................................................................................. 46
6.2 Những vấn đề chính trong quản trị rừng ở Lâm Đồng .................................................................. 47

Ph


c

Ph l c 1: Danh sách các tài liệu đã nghiên cứu ..................................................................................... 48
Ph l c 2: Các câu hỏi phỏng vấn ........................................................................................................... 49
Ph l c 3. Lập bản đồ và Phân tích các bên liên quan ............................................................................ 51
Ph l c 4: Danh sách những người được phỏng vấn .............................................................................. 77
Ph l c 5: Danh sách những người tham gia .......................................................................................... 83

4


Danh m c các chữ viết tắt
BDS

Hệ thống chia sẻ lợi ích

CERDA

Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng cao

CFM

Quản lý rừng dựa vào cộng đồng

COP

Hội nghị các bên thuộc UNFCCC

CPC


Ủy ban nhân dân xã

CSDM

Trung tâm vì Sự phát triển bền vững miền núi

CSO

Các t chức xã hội dân sự

DARD

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DOF

Sở Tài chính

DONRE

Sở Tài nguyên và Môi trường

DPI

Sở Kế hoạch và Đầu tư

DPC

Ủy ban nhân dân Huyện


FPD

Chi c c Kiểm lâm

FPDF

Quỹ Bảo vệ và Phá triển rừng (tỉnh)

FPDP

Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng

FPIC

Đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, được tham vấn trước và được cung cấp
thông tin đầy đủ

ICA

Phân tích thể chế và bối cảnh

MARD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

MRV

Đo lường, Báo cáo và Thẩm định


NGO

T chức phi chính phủ

PanNature

Trung tâm Con người và Thiên nhiên

PFES

Chi trả dịch v hệ sinh thái rừng

PFMB

Ban quản lý rừng phòng hộ

PGA

Đánh giá quản trị có sự tham gia của các bên

REDD

Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng

REDD+

Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng, Quản lý rừng bền vững, Bảo tồn rừng và
Tăng cường dự trữ carbon
5



SEDP

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

UNDP

Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc

UNFCCC

Công ước khung của Liên hiệp quốc về Biến đ i khí hậu

UN-REDD

Chương trình Giảm phát thải từ mất rừng và Suy thoái rừng của Liên hiệp quốc

VFF

Mặt trận T quốc Việt Nam

VNFOREST T ng c c Lâm nghiệp Việt Nam

6


1. Giới thiệu
Báo cáo này tài liệu hóa bước đi đầu tiên trong việc thực thi Đánh giá quản trị có sự tham gia của các
bên (PGA) cho REDD+ tại tỉnh Lâm Đồng của Việt Nam. Bước đi này nhằm gắn kết một Phân tích thể
chế và bối cảnh (ICA) vào trong quá trình thực thi PGA. Thứ nhất, công việc này được thực hiện để

cung cấp một phân tích về các bên liên quan chủ chốt và để tìm hiểu việc làm cách nào để thu hút các
đối tượng này tham gia thực thi thành công REDD+ trên địa bàn tỉnh. Thứ hai, ICA là một phương
pháp luận phù hợp để xác định các vấn đề lớn về quản trị trong l nh vực lâm nghiệp và là một khuôn
kh phát triển các chỉ số quản trị trong các bước tiếp theo của PGA.
PGA là một cách tiếp cận nhằm tạo ra các dữ liệu quản trị vững vàng và đáng tin cậy cho REDD+,
thông qua một quá trình bao hàm cả tham vấn với và đóng góp của các cơ quan chính phủ cũng như xã
hội dân sự trong đó các cơ quan này là các cơ quan đồng hợp tác phát triển và là các chủ sở hữu của cả
quá trình. Theo báo cáo hội thảo quốc gia khởi động PGA1 vào tháng 3 năm 2012, thí điểm PGA ở
Việt Nam cần được thực hiện tại một tỉnh. Dựa trên các tiêu chí2 để lựa chọn một tỉnh thí điểm, các
bên liên quan ở cấp quốc gia đã thống nhất rằng Lâm Đồng phù hợp để trở thành tỉnh thí điểm. Đề xuất
này được Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt vào cuối năm 2012. Để xây dựng PGA, cần có sự
hiểu biết cơ bản về ngành lâm nghiệp tỉnh nhằm xác định cấu trúc và các vấn đề quản trị rừng hiện tại,
cũng như các đối tượng tiềm năng và các quá trình ra quyết định có thể tác động đáng kể đến thực thi
REDD+ trong tương lai. Phân tích thể chế và bối cảnh (ICA) đã được áp d ng để tìm hiểu và tạo được
sự hiểu biết nói trên dựa trên Tài liệu hướng dẫn ICA của UNDP3.
ICA sẽ giúp PGA hiểu được rằng các đối tượng khác nhau trong xã hội có những động lực khác nhau,
có thể cho phép hoặc cản trở các can thiệp phát triển đối với REDD+. M c đích của ICA là để xem xét
các nguyên tắc, các quy định, các động lực và các rào cản chính thức và không chính thức sẽ tác động
tới việc thực thi PGA. ICA tập trung vào các yếu tố chính trị và thể chế, cũng như vai trò, trách nhiệm
và sự tương tác của các bên liên quan có khả năng tham gia vào REDD+ và ảnh hưởng của những yếu
tố này đến việc thực thi REDD+ trong tương lai gần như thế nào. Nghiên cứu này đánh giá những đối
tượng có quyền lực trong quản lý rừng và những đối tượng bị loại ra khỏi quá trình này ở cấp tỉnh,
huyện, xã và cấp cơ sở. Phân tích này cũng nhằm xác định các động lực gây mất rừng và các yếu tố thể
chế và chính trị thúc đẩy, hoặc cản trở việc bảo tồn rừng.
1

Báo cáo khởi động PGA quốc gia, Hà Nội ngày 6 tháng 3 năm 2012,
/>2
Cam kết và lợi ích của các bên liên quan địa phương, đặc biệt là chính quyền địa phương; nội dung của hội nghị và các hoạt động của
REDD+ thực sự diễn ra; diện tích rừng lớn trong đó những phần bộc lộ nguy cơ bị mất rừng cao; sự hiện diện của các cộng đồng dân tộc

và các nhóm bị t n thương; khả năng tiếp cận dễ dàng trong thời gian ngắn của giai đoạn thử nghiệm.
33
Hướng dẫn phân tích bối cảnh và thể chế: />
7


2. Phương pháp nghiên cứu
2.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã sử d ng phương pháp đánh giá chính trị, thể chế và xã hội trong việc quy hoạch
và giao đất lâm nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, mất rừng và suy thoái rừng, để xác định và phân tích
các quy tắc, quy định, động lực và những trở lực chính thức và không chính thức của REDD+. Quá
trình này hỗ trợ việc xây dựng các chỉ số quản trị có liên quan và có thể đo đếm được đối với PGA cho
REDD+ ở Lâm Đồng. Việc xác định và phân tích đã tuân theo quá trình được hướng dẫn trong khuôn
kh khái niệm quản trị chung, phản ánh qua 3 nhân tố cơ bản: 1) các khuôn kh chính sách, thể chế,
pháp lý và quy định; 2) quá trình lập kế hoạch và ra quyết định; và 3) tăng cường hiệu lực thực thi và
tuân thủ luật pháp. Dựa trên khuôn kh này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một phân tích nhằm xác
định các chức năng và mối liên hệ thể chế giữa các t chức và những người thực thi khác nhau ở Lâm
Đồng. Phân tích cũng bao gồm quyền lực trong việc ra quyết định trong l nh vực lâm nghiệp và ảnh
hưởng của các bên liên quan ở các cấp trong (cả các bên thuộc nhà nước và ngoài nhà nước, chính thức
và không chính thức tại cấp tỉnh, huyện, xã). Điều này đã giúp nhóm nghiên cứu xác định và nêu ra các
vấn đề quản trị chính và các đối tượng chủ chốt, những người mà các mối quan tâm, những động lực
hoặc hạn chế của họ sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi REDD+ ở Lâm Đồng trong tương lai. Đồng thời
cũng xác định các chốt khởi điểm và nút thắt trong việc thực thi PGA tại địa bàn tỉnh.
2.2 Phương pháp ICA
Việc thu thập dữ liệu và phân tích đối với ICA này chủ yếu dựa trên các phương pháp sau đây: (i)
Đánh giá sơ bộ các tài liệu về chính sách của tỉnh trong l nh vực lâm nghiệp, cũng như các báo cáo và
các nghiên cứu khác đã được thực hiện ở Lâm Đồng; (ii) hội thảo tham vấn có sự tham gia của các
bên liên quan kết hợp thảo luận nhóm tập trung tại tỉnh, huyện và xã; và (iii) phỏng vấn các đầu mối
thông tin ở tỉnh.
a) Tài liệu th m khảo

Nhóm nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá các chính sách của địa phương liên quan đến quy hoạch
và giao đất lâm nghiệp, bảo vệ và quản lý rừng cũng như sự tuân thủ các chính sách quốc gia liên quan
đến rừng và REDD . Một số văn bản pháp luật và báo cáo kỹ thuật liên quan đến Quy hoạch t ng thể
về bảo vệ và phát triển rừng ở Lâm Đồng (QHTT) giai đoạn 2011-2020, chiến lược trồng cao su và
việc thực thi Chương trình UN-REDD và các chính sách Chi trả dịch v môi trường rừng (PFES) đã
được đánh giá. Cơ sở dữ liệu chính thức và thông tin đề cập tới chất lượng của công tác bảo vệ và quản
lý rừng ở Lâm Đồng do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành cũng đã được sử d ng trong báo cáo này.
8


b) Hội thảo th m vấn các bên liên qu n cấp tỉnh
Với sự hỗ trợ của UNDP, nhóm tư vấn đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh
Lâm Đồng t chức hội thảo giới thiệu và tham vấn tại Đà Lạt vào ngày 18 tháng 12 năm 2012. Hội
thảo này nhằm m c đích giới thiệu sáng kiến PGA và tác động của PGA đối với việc xây dựng và thực
thi REDD+, và thảo luận với các bên liên quan cấp tỉnh để xác định các vấn đề quản trị quan trọng
trong thực thi REDD+, và việc quản lý và bảo vệ rừng bền vững. Có 31 đại biểu đại diện cho các cơ
quan cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở

ế hoạch và

Đầu tư, Sở Tài chính, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, và cơ quan báo chí), Hội nông dân tỉnh và khu
vực tư nhân (thủy điện và các công ty trồng cao su) đã tham dự. Các đại biểu đã được giới thiệu các
khái niệm về PGA và Quyết định 799/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành về Chương trình
hành động quốc gia REDD+. Sau đó nhóm tư vấn đã giới thiệu về ICA, tiếp theo là các cuộc thảo luận
nhóm để thảo luận và xác định các vấn đề quản trị quan trọng liên quan đến bảo vệ, quản lý và phát
triển rừng. Nhóm tư vấn đã hướng dẫn các nhóm thảo luận làm việc bằng cách chia thành ba chủ đề
riêng biệt (i) Quy hoạch đất lâm nghiệp, đầu tư và hỗ trợ tài chính cho ngành lâm nghiệp (Nhóm 1), (ii)
Bảo vệ rừng và thực thi pháp luật; Tryền thông, nhận thức và xây dựng năng lực; thông tin và báo cáo
(Nhóm 2); và (iii) Phân b đất lâm nghiệp và phát triển rừng; quyền của người dân đối với đất và rừng;
việc thành lập và vận hành Ban chỉ đạo REDD+ cấp tỉnh (Nhóm 3).

c) Thảo luận nhóm theo chủ đề tại huyện và xã
Hai hội thảo tham vấn cấp huyện đã được t chức lần lượt tại huyện Di Linh (huyện thí điểm của
Chương trình UN-REDD) và Lạc Dương (không có các hoạt động thí điểm REDD+) vào ngày 20 và
21 tháng 12 năm 2012. Hai hội thảo này đã thu hút được sự tham gia của rất nhiều các bên liên quan
cấp huyện4. Tại mỗi hội thảo, các đại biểu được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm để lấy ý kiến và xác
định các bên liên quan và các chức năng của các bên này, quyền ra quyết định, các quan hệ thể chế
giữa các cơ quan cấp huyện và các cơ quan tương ứng của cấp xã và cấp tỉnh. Các cuộc thảo luận
nhóm này đã mô tả rõ ràng các nhân tố liên quan tới quá trình thực thi và tuân thủ luật lâm nghiệp tại
cấp huyện và những hạn chế mà họ đang phải đối mặt khi đảm nhiệm chức năng của mình. Có 25 cán
bộ từ Di Linh và 20 cán bộ từ Lạc Dương đã tham dự các cuộc thảo luận này.
Sau đó, bốn cuộc thảo luận nhóm đã được t chức độc lập tại các xã Đạ Sar và Đạ Chay của huyện Lạc
Dương, Bảo Thuận và Gung Ré của huyện Di Linh. Các đại biểu tham gia các cuộc họp này chủ yếu là
4

Uỷ ban nhân dân huyện và các ban ngành bảo vệ rừng, phát triển nông nghiệp và nông thôn, tài nguyên và môi trường ,
công an, quân đội, văn hoá và thông tin, tư pháp, công nghiệp và xây dựng, phát thanh và truyền hình, các đại diện đến từ
các t chức quần chúng (hội liên hiệp ph nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên) và các t chức quản lý rừng của nhà nước
(như là Công ty Lâm nghiệp Di Linh; các Ban quản lý rừng phòng hộ Hoà Bắc, Hoà Nam, Tân Thượng và Đa Nhim)

9


các lãnh đạo và cán bộ của Ủy ban nhân dân xã (UBND Xã), bao gồm Hội ph nữ, Đoàn thanh niên,
Hội nông dân và các trưởng thôn. Tại bu i thảo luận, đầu tiên, các đại biểu được giới thiệu về REDD+
và triển vọng của REDD . Họ được khuyến khích nói về tình hình giao đất lâm nghiệp và quyền của
họ đối với rừng trên địa bàn xã, cũng như các xung đột tài nguyên giữa người dân địa phương, các cơ
quan chính quyền địa phương, khu vực tư nhân và các t chức lâm nghiệp nhà nước 5. Các cuộc thảo
luận đã cho thấy những động cơ thực sự của mất rừng và nguyên nhân chính của suy thoái rừng, cũng
như vai trò của người dân địa phương và chính quyền trong quá trình ra quyết định và thực thi pháp
luật trong l nh vực lâm nghiệp và sinh kế tại Lâm Đồng, bao gồm cả việc tuân thủ PFES. Dựa trên

những nghiên cứu này, các bên có liên quan đến rừng ở cấp cơ sở đã được xác định và sơ đồ hoá.
Bảng 1. Những người th m gi hội thảo th m vấn cấp xã ở Lâm Đồng



Người tham gia

Số ượng

Số ượng

người tham

ph nữ tham

gia

gia

Đạ Sar

Cán bộ xã, trưởng thôn, người dân địa phương

14

3

Đạ Cháy

Cán bộ xã, trưởng thôn


16

4

Bảo Thuận

Cán bộ xã, trưởng thôn, người dân địa phương

28

2

Gung Ré

Cán bộ xã, trưởng thôn

11

0

d) Phỏng vấn bán cấu trúc với các thông tin đầu mối (cấp tỉnh)
Mặc dù không thể tiến hành tất cả các cuộc phỏng vấn như mong đợi, đặc biệt là với những đại diện
của các t chức đoàn thể xã hội của tỉnh như là Hội nông dân, Hiệp hội

hoa học và Công nghệ và

Ban Dân tộc, nhưng nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn sâu với 12 người6. Mỗi cuộc phỏng vấn kéo dài
khoảng hai giờ và tập trung vào phản ánh và phân tích về mối quan hệ thể chế và quá trình ra quyết
định liên quan đến giao đất lâm nghiệp và quản lý rừng. Bằng cách chỉ ra các vấn đề nhạy cảm, đặc

biệt là liên quan đến khai thác gỗ bất hợp pháp, giao và cho thuê rừng, và chuyển đ i rừng sang sản
xuất nông nghiệp, những người được phỏng vấn đã cung cấp nhiều phân tích sâu sắc về các yếu tố
5

Vườn quốc gia Núi Bà Bidoup (rừng đặc d ng), Ban quản lý rừng phòng hộ Da Nhim và t chức quản lý rừng nhà nước
của huyện Di Linh.
6
Các lãnh đạo và các cán bộ của DARD, Phát triển Lâm nghiệp, FPDF, DONRE, Vường quốc gia Núi Bà Bidoup, Công ty
Lâm nghiệp nhà nước huyện Đơn Dương, ban quản lý dự án FLITCH, Đại học Đà Lạt, Hội ph nữ, Bản quản lý rừng
phòng hộ Dran, Công ty Thuỷ điện Đại Ninh và Công ty tư nhân Trồng Cao sư Da Teh.

10


chính trị, pháp lý và kinh tế mà họ tin rằng có ảnh hưởng đến việc ra quyết định của các lãnh đạo cấp
tỉnh. Khu vực tư nhân ngày càng tham gia nhiều hơn vào sở hữu đất rừng, dẫn đến nhiều mâu thuẫn
với cộng đồng địa phương, trong một số trường hợp đã hủy hoại sinh kế của dân cư địa phương.
Những cuộc phỏng vấn này cũng giúp lấy ý kiến nhận xét về những can thiệp chính sách ở Lâm Đồng
như PFES, FPIC cho REDD+, hoặc chuyển đ i rừng tự nhiên nghèo sang các m c đích khác. Bảng câu
hỏi được sử d ng để phỏng vấn bán cấu trúc được đính kèm như là ph l c của báo cáo này.
3. Tổng quan về ngành âm nghiệp và quản ý rừng ở Lâm Đồng
Uỷ ban dân nhân tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng cho giai đoạn
2011-2020 vào tháng 12 năm 2012, cam kết duy trì độ che phủ rừng là 61%. Điều này sẽ giúp duy trì
bảo tồn tài nguyên rừng ở mức độ đáng kể trong

ế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh (SEDP), với

tỷ trọng được chấp thuận về rừng sản xuất, đặc d ng và phòng hộ. Điều này nhấn mạnh rằng Lâm
Đồng sẽ tiếp t c các nỗ lực của mình để xã hội hóa ngành lâm nghiệp bằng cách cải thiện rừng và giao
đất lâm nghiệp, hợp đồng với cộng đồng địa phương, đảm bảo lợi ích từ rừng, tăng cường khai thác các

nguồn lực tài chính từ dịch v rừng và thực thi PFES. Các biện pháp để thực hiện Quy hoạch bảo vệ và
phát triển rừng (QHBV&PTR) bao gồm nâng cao hệ thống quản lý rừng ở tất cả các cấp và thu hút đầu
tư để phát triển, sản xuất và kinh doanh trong ngành lâm nghiệp.
Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng có thể tạo ra những cơ hội mới cho cộng đồng và người dân địa
phương trên địa bàn tỉnh, đặc biệt đối với 300.000 người dân tộc thiểu số, bản địa (ước tính 25% dân
số của tỉnh), những người sống chủ yếu ph thuộc hoàn toàn vào rừng từ lâu đời, nhưng chưa được ưu
tiên giao đất lâm nghiệp. Theo số liệu thống kê do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp,
cho thấy năm 2010 gần 2000 hộ gia đình, trong đó có 400 hộ người dân tộc thiểu số và 10 cộng đồng
thôn bản đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử d ng đất. Có 12.000 ha đất rừng được giao tại các
huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh, Bảo Lâm và Đam Rông. Trong khi đó, 18.000 hộ gia đình đã được giao hợp
đồng khoán bảo vệ rừng từ năm 2000, nhận được các khoản chi trả hàng năm để bảo vệ khoảng
340.000 ha. Như thể hiện trong hình 3.1, khoảng 85% đất lâm nghiệp ở Lâm Đồng được quản lý bởi
các t chức lâm nghiệp nhà nước và gần 2% bởi các hộ gia đình. Con số này ít hơn nhiều so với gần
12% được giao cho hàng trăm công ty tư nhân và các cơ quan chính quyền địa phương.

11


08 Công ty Lâm nghiệp

08nhà
State-owned
nước
Forestry Company

1,6
11,6

Ban quản lý Forest
rừng

15 15
Protection
phòng
hộ
Mgt Boards

29,8

15,3

02 02
NPs
NPs (BD-NB,
(BD-NB, Cát Cat
Tien)
Tiên)
41,7

Households
Hộ gia đình
Private
company
Các công
ty tư nhân and

others
các đơn vị khác

Hình 3.1. Thực trạng giao rừng ở Lâm Đồng
Bất bình đẳng và chênh lệch trong tiếp cận tài nguyên rừng và yếu kém trong việc thực thi pháp luật đã

gây ra các xung đột khác nhau ở cấp cơ sở. ết quả dẫn đến là nạn khai thác gỗ bất hợp pháp, xâm lấn
rừng, phá rừng và làm suy thoái rừng. Theo số liệu thống kê đã báo cáo của C c
nghiệp và PTNT (trên trang web của C c

iểm lâm, Bộ Nông

iểm lâm)7, trên 2000 v vi phạm trung bình về lạm d ng

rừng đã được ghi nhận và giải quyết trong 5 năm qua (2008-2012) ở Lâm Đồng. Các v vi phạm chủ
yếu liên quan đến khai thác gỗ, chặt trắng để canh tác nông nghiệp, khai thác, vận chuyển và buôn bán
lâm sản trái phép. Điều này đã gây ra tình trạng mất rừng tự nhiên đáng kể từ 2002-2009 (Hình 3.2 và
3.3), mặc dù các t n thất có xu hướng giảm dần.
3000
2500
Tổng các
việc
Total
ofvụcases

2000

Mất rừng
Deforestation

1500

Canh tác nông nghiệp phi pháp

Illegal cultivation
Khai thác trái phép


Illegal exploitation

1000

Vận chuyển/buôn bán bất
Illegal trade/transport
hợp pháp

500
0
2008

7

2009

2010

2011

2012

/>
12


Hình 3.2: Số v vi phạm về rừng ở Lâm Đồng, 2008-2012 (C c iểm lâm, 2013)
30000


25000

24969

20000
15000

10000
7933
5000

4723

3661

2111

0
N2002

N2003

N2005

N2006

N2007

2569


N2008

1926

N2009

Hình 3.3. Tình trạng mất rừng tự nhiên ở Lâm Đồng 2002-2009 theo báo cáo của C c iểm lâm
(2013)8
Là một trong năm tỉnh giàu tài nguyên rừng nhất, Lâm Đồng đã phải đương đầu với nạn khai thác gỗ
bất hợp pháp và gặp những thách thức trong việc thúc đẩy bảo tồn và sử d ng rừng bền vững. Việc ban
hành các chính sách của tỉnh để tạo môi trường đầu tư tốt hơn và khích lệ tăng trưởng kinh tế đã
chuyển đ i hàng ngàn ha rừng tự nhiên thành vườn cà phê, cao su, các trang trại xuất khẩu hoa và rau.
Ví d , theo ông Trần Thanh Bình, Chi c c trưởng Chi c c

iểm lâm tỉnh Lâm Đồng, Lâm Đồng sẽ

phải chuyển đ i thêm rừng tự nhiên thành các đồn điền cao su để đạt được m c tiêu 150.000 ha vào
năm 20209. Trong năm 2005, gần 25.000 ha rừng đã bị chặt trắng để xây dựng các nhà máy thủy điện.
Tuy nhiên, từ 2010 Lâm Đồng là tỉnh đứng đầu trong việc thí điểm và thực thi PFES, tạo ra nguồn tài
chính đáng kể cho bảo vệ rừng. Đến cuối năm 2012, 12-14 nhà máy thủy điện (như Đa Nhim, Đại
Ninh, Hàm Thuận) và 4 công ty cung cấp nước sạch (như Sawaco Đồng Nai) đã ký hợp đồng và
chuyển giao 154 tỷ đồng10 cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (FPDF) Lâm Đồng (2011: 56 tỷ đồng).
Hơn 16.000 hộ gia đình được ký hợp đồng để bảo vệ hơn 330.000 ha rừng đầu nguồn đã được hưởng
lợi. Nguồn kinh phí này đã trợ giúp các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng tăng thu nhập của họ lên

8

Đường màu xanh: Mất rừng tự nhiên ở Lâm Đồng 2002-2009
Đường màu xám: Xu hướng mất rừng tự nhiên ở Lâm Đồng 2002-2009
9

Quyết định số 750/2009/QĐ-TTg ngày 3 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển cây
Cao su đến năm 2015, với tầm nhìn đến 2020 đã quy định “Tây nguyên: tiếp t c trồng mới cây Cao su từ 95.000-100.000
ha trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả, không sử d ng hoặc còn rừng tự nhiên nghèo có khả năng trồng
cây Cao su, để n định t ng diện tích cây Cao su ở mức 280.000 ha trong khu vực này.”
10
/>
13


300.000 - 400.000 đồng11 mỗi ha mỗi năm, sự gia tăng thu nhập bình quân đáng kể từ 10,5 - 12 triệu
đồng một năm. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, PFES đã bước đầu chứng minh được
hiệu quả của bảo vệ rừng tại Lâm Đồng. Người dân cũng mong muốn được thấy nhiều hơn nữa lợi ích
kinh tế từ các dịch v sinh thái như Đa dạng sinh học, nguồn dự trữ carbon trên địa bàn tỉnh trong
tương lai.
4. Phân tích cấu trúc thể chế quản ý rừng ở Lâm Đồng
4.1 Tổng quan về thể chế
Hình 4.1 trình bày cấu trúc thể chế trong quản lý lâm nghiệp ở Lâm Đồng, được thiết lập theo Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và các quy định khác12. Sơ đồ 4.1 giải thích mối quan hệ trong và
giữa các cơ quan ra quyết định và các t chức thể chế. Các t chức có trong sơ đồ này là (i) Các cơ
quan ra quyết định của Chính phủ, chẳng hạn như Ủy ban nhân dân; (ii) Các cơ quan lập kế hoạch và
thực thi, chẳng hạn như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, chịu trách nhiệm đối với việc giám sát tuân thủ chính sách và thực thi pháp luật và tư vấn
cho các Ủy ban nhân dân; và (iii) Các hợp tác xã, ban quản lý, các công ty và lực lượng đặc nhiệm
chung, giải quyết nhu cầu thường xuyên hoặc đột xuất về quản lý và bảo vệ rừng, chẳng hạn như các
ban quản lý lý rừng. Mối quan hệ theo chiều dọc trong hình trực quan cấp bậc giữa các cơ quan ra
quyết định từ cấp quốc gia đến cấp xã, chẳng hạn như giữa Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện và xã. Theo
chiều ngang, từ trái sang phải, sơ đồ này cho thấy mối liên hệ quyền lực giữa các t chức nghề nghiệp,
với các trách nhiệm do các quan hệ pháp chế cấp tỉnh và cấp quốc gia quy định.

11

12

/>Nghị định 119/2006/ND-CP và 117/2010/ND-CP

14


Chính phủ

HĐND và UBND
PPC Lâm Đồng

Ban chỉ đạo bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh 2011-2020

Khác

UBND huyện
Quỹ âm nghiệp

Dưới
DARD
Công an,
quân đội

Sở TM và Du lịch
Công an

Hạt kiểm
lâm


Quân đội

UBND xã
13 Công
ty Lâm
nghiệp;
tư nhân

Trạm bảo vệ rừng

Sở tài chính

Ban lâm
nghiệp xã

Truyền thông địa phương
Khung chính sách
pháp ý
Truyền thông
quốc gia

Đại học Đà
lạt

Tổ chức, lập kế hoạch và ra
quyết định
Khu vực tư nhân: chế biến cà phê, cao su, thuỷ
điện, khai thác mỏ, rau và hoa, du lịch và lâm
nghiệp


Lập kế hoạch, tuân thủ và thực
thi luật pháp
Các hãng tư
vấn

Tuân thủ và thực thi pháp luật

Các tổ chức xã hội- quần chúng (thanh
niên, phụ nữ, nông dân), NGO quốc tế,
NGO Việt Nam, dự án FLITCH

Hình 4.1 Cấu trúc thể chế quản lý lâm nghiệp ở Lâm Đồng

Những người khai thác và
thương mại gỗ bất hợp
pháp; các xưởng gỗ quy
mô nhỏ

13

Cấp tỉnh
Theo Hình 4.1, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh là cơ quan ra quyết định có quyền lực nhất trong l nh
vực lâm nghiệp, trực tiếp quản lý Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên - Môi
trường, UBND các huyện, Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà và 13 Công ty lâm nghiệp nhà nước. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối cho tất cả các kế hoạch và các hoạt động lâm
nghệp trên địa bàn tỉnh. Chi c c

iểm lâm, Sở Tài chính và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng hỗ trợ Sở

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm v này. Tất cả các t chức lâm nghiệp nhà

nước và các công ty lâm nghiệp phải hoạt động theo sự quản lý và chỉ đạo chuyên môn của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập một t chức đa phương được gọi là
Ban chỉ đạo cấp tỉnh để thực thi QHTT về Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2011-2020. Ban chỉ đạo
đứng đầu là Phó Chủ tịch UBND tỉnh và bao gồm các thành viên của các cơ quan thuộc thẩm quyền
của Ủy ban nhân dân tỉnh

14

. Ban chỉ đạo không bao gồm các đại diện của bất kỳ t chức đoàn thể,

13

Dựa trên các quy định chính thức nhưng với sự nghiên cứu của các nhà tư vấn để phát triển cấu trúc thể chế chi tiết của
việc quản lý rừng ở Lâm Đồng.
14
DARD, FPD, DoF, các cơ quan Phát thanh truyền hình , Sở Công an, Quân đội, DOF, DPI, Viện kiểm sát Nhân dân, Sở
y tế, Uỷ ban dân tộc, Sở văn hoá, thể thao và du lịch, DOIT, DONRE, Mặt trận t quốc và Cơ quan thanh tra.

15


hoặc xã hội dân sự nào. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã phát triển một chương trình
hợp tác liên ngành với công an tỉnh và quân đội để tuần tra rừng, chống khai thác trái phép, phòng
chống cháy rừng và xâm hại rừng. Ban chỉ đạo này chịu trách nhiệm báo cáo với UBND tỉnh, Bộ Nông
nghiệp và PTNT và Ban chỉ đạo Trung Ương.
Cấp huyện
Ở cấp huyện, Hạt iểm lâm là đầu mối tham mưu cho UBND huyện trong việc lập kế hoạch, vận hành
và thực thi giao đất lâm nghiệp và bảo vệ rừng. Điều này có sự khác biệt so với các tỉnh khác, nơi mà
những công việc này thuộc về các cơ quan trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các
Hạt


iểm lâm có thẩm quyền quản lý, kiểm tra và giám sát việc thực thi luật lâm nghiệp đối với cả

chủ rừng, các hộ gia đình, cộng đồng, các t chức lâm nghiệp nhà nước và các công ty tư nhân. Mỗi
huyện có một cơ quan phối hợp liên ngành được thành lập bởi UBND huyện tập trung vào công tác
tuần tra rừng và phòng chống khai thác trái phép, cháy rừng và xâm hại rừng. Cơ quan này gồm có Hạt
iểm lâm, công an, quân đội, các Ban quản lý rừng đặc d ng và rừng phòng hộ trên địa bàn huyện.
Các đại diện của các t chức đoàn thể, phát thanh và truyền hình cũng được mời tham gia vào t chức
này.
Cấp xã
Ủy ban nhân dân xã là cơ quan có quyền lực chính thức tại cấp cơ sở, được ủy quyền và chịu trách
nhiệm pháp lý đối với việc quản lý rừng tự nhiên trên địa bàn xã. Tuy nhiên, các UBND xã không thể
can thiệp và không có quyền lực thực sự để tạo bất cứ ảnh hưởng nào đến các quy hoạch sử d ng đất
lâm nghiệp và sử d ng rừng ở những khu vực đang được quản lý bởi các vườn quốc gia, các công ty
lâm nghiệp nhà nước, hoặc tư nhân. Để hỗ trợ những chủ rừng này trong việc ký kết hợp đồng giao
khoán rừng đến các hộ gia đình ở địa phương, UBND xã đã thành lập Ban lâm nghiệp xã, do một vị
lãnh đạo uỷ ban xã làm trưởng ban15. Ban đa bên này tập trung vào việc trao đ i thông tin, thảo luận
thường xuyên và hợp tác hành động (để đối phó với các trường hợp c thể), chứ không hoạt động như
một cơ quan ra quyết định. Tham gia vào hoạt động quản lý rừng tại cấp xã, như tại huyện Di Linh và
Lạc Dương, còn có nhóm các hộ gia đình địa phương, những người đã ký hợp đồng với các Công ty
lâm nghiệp nhà nước, Ban Quản lý rừng phòng hộ, hoặc vườn quốc gia để bảo vệ rừng, góp phần vào
việc quản lý rừng ở cấp thôn bản. Đây là một loại hình t chức cộng đồng không chính thức (trung
bình 15-20 hộ gia đình một nhóm) và gần đây đã được nhân rộng đến các thôn bản tham gia PFES.

15

Các thành viên của ban này bao gồm nhân viên lâm nghiệp xã, công an viên, quân đội, trưởng thôn, kiểm lâm địa phương
của Hạt Kiểm lâm huyện ph trách xã đó và các đại diện của các t chức quản lý rừng có liên quan đặt trên địa bàn xã đó

16



Nhiệm v của ba cấp đã đề cập ở trên chịu sự tác động của các bên liên quan khác, cả chính thức và
không chính thức. Nhóm nghiên cứu đã nhận thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước và các nhà đầu tư
tư nhân có ảnh hưởng nhất, trong khi các t chức đoàn thể thì có ảnh hưởng ít nhất:
-

Trong những năm gần đây các công ty thuỷ điện nhà nước và tư nhân và các đồn điền cao su đã
n i lên như là những tác nhân chính gây mất rừng tự nhiên ở Lâm Đồng, canh tác quá mức cà
phê, hoa và trồng rau, chế biến gỗ, khai thác mỏ và du lịch;

-

Tin tức và chỉ trích liên quan đến các v vi phạm trong bảo vệ và quản lý rừng ở tỉnh Lâm
Đồng thường được công bố công khai trên báo chí quốc gia như Báo Lao động, Báo Thanh
niên, Tiền phong hoặc Báo Tu i trẻ, nhưng lại không được công khai trên báo đài địa phương;

-

Đại học Đà Lạt và các t chức phi chính phủ quốc tế đã hướng dẫn và cung cấp các đầu vào về
mặt kỹ thuật cho quá trình ra quyết định của tỉnh, đã tiến hành xây dựng năng lực và cung cấp
các dịch v tư vấn khác cho các cơ quan cấp xã, huyện và tỉnh về lâm nghiệp cộng đồng, PFES
và REDD+;

-

Hàng trăm công ty chế biến gỗ quy mô nhỏ (hộ gia đình) có giấy phép hoạt động hợp pháp
được cấp bởi chính quyền cấp huyện được coi là mối đe doạ đối với rừng tự nhiên vì nguy cơ
tiềm tàng của họ trong việc thúc đẩy nạn khai thác và buôn bán gỗ bất hợp pháp do người dân
địa phương thực hiện.;


-

Nhóm nghiên cứu nhận thấy không có bằng chứng rõ ràng cho thấy các t chức đoàn thể địa
phương đã có những đóng góp thực sự vào việc quản lý và bảo vệ rừng tốt ở cấp cơ sở, mặc dù
các t chức này khẳng định đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao nhận thức và huy động
cộng đồng địa phương.

4.2 Các thể chế và vai trò của của thể chế
a) Uỷ b n nhân dân tỉnh Lâm Đồng
Theo quy định của Luật về Rừng (2004), UBND tỉnh Lâm Đồng có trách nhiệm quản lý tất cả các khu
rừng và các hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh dưới sự giám sát của Tỉnh uỷ và Hội đồng nhân dân
(HĐND) tỉnh Lâm Đồng. UBND tỉnh phải bảo đảm rằng tất cả các m c tiêu về phát triển lâm nghiệp
của tỉnh sẽ được thực hiện và đạt được theo quy định trong các nghị quyết và cam kết chính trị. Các t
chức này có quyền hạn và trách nhiệm đối với việc xây dựng các chính sách và chiến lược quản lý, đầu
tư và phát triển rừng của tỉnh, các kế hoạch giao và sử d ng đất lâm nghiệp. Những nhiệm v khác bao
gồm thể chế hoá các chính sách và chương trình lâm nghiệp quốc gia do Bộ Nông nghiệp và PTNT và
các bộ ngành dọc khác ban hành, thiết lập cấu trúc thể chế của tỉnh cho hoạt động lâm nghiệp và bảo
đảm thực thi lâm luật.
17


Nhằm thực thi Quyết định số 57/QD-TTg16 do Thủ tướng Chính phủ ban hành, UBND tỉnh đã xây
dựng

ế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh cho giai đoạn 2011-2020, đã được HĐND tỉnh phê

duyệt trong tháng 12 năm 2012. ế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng thừa nhận việc áp d ng các cơ chế
tài chính các-bon rừng như REDD+ trên địa bàn tỉnh. Sự phê chuẩn Chương trình Hành động REDD
Quốc gia bởi Quyết định số 799/QD-TTg (2012) cũng yêu cầu UBND tỉnh xây dựng một kế hoạch

hành động REDD+ cho Lâm Đồng tới năm 2020.
Trách nhiệm của UBND tỉnh trong quản lý nhà nước về rừng và đất rừng được thực thi thông qua Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên - Môi trường, thông qua sự phối hợp với
UBND các huyện và các sở ban ngành của tỉnh như Sở Tài chính, quân đội và công an. UBND tỉnh có
thẩm quyền ra quyết định về ngân sách hoạt động hàng năm và các kế hoạch thay đ i sử d ng đất được
soạn thảo bởi các t chức quản lý rừng. Các quyết định thường được ký bởi Chủ tịch UBND tỉnh hoặc
Phó chủ tịch ph trách l nh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng trong năm 2009. Quỹ này
là một thể chế tài chính nhiều bên liên quan tham gia thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
kiểm soát nguồn thu hàng năm tới hàng trăm tỷ đồng. Quỹ đã được đề xuất như là một trong những lựa
chọn để quản lý và chuyển nguồn thu từ chi trả của REDD cho các chủ rừng, nhưng quyết định chưa
được thông qua.
Các chính sách và quyết định gần đây của UBND tỉnh đã đặt ra một số vấn đề, chẳng hạn như việc ưu
tiên giao rừng cho khu vực tư nhân thay vì các hộ gia đình và cộng đồng địa phương, hoặc việc hỗ trợ
chuyển đ i đất rừng sang trồng cà phê, cao su và hoa xuất khẩu, việc khai thác mỏ và xây dựng thủy
điện. Những quyết định này làm cho tình trạng phá rừng và suy thoái rừng vẫn tồn tại dai dẳng trên địa
bàn tỉnh. Hơn nữa, những quyết định này sẽ kìm hãm các lỗ lực xoá đói - giảm nghèo do người dân địa
phương bị ngăn cấm tham gia và hưởng lợi từ ngành lâm nghiệp một cách bền vững, tạo ra các xung
đột về rừng và sử d ng đất giữa người dân, các công ty và các cơ quan chính quyền địa phương.
Người dân địa phương ở Đạ Cháy, Đạ Sar, Gung Ré và Bảo Thuận nói rằng họ đã không được thông
báo hoặc tham khảo ý kiến khi UBND tỉnh ra quyết định giao rừng ở các xã của họ cho các công ty.
Những quyết định này đã cản trở họ tiếp cận với những khu vực đã sử d ng từ lâu đời. Thực tế này đã
đặt ra một vấn đề quan trọng là người dân địa phương, hay thậm chí là các cán bộ chính quyền của
huyện và xã không tin tưởng vào quá trình ra quyết định của UBND tỉnh do tính chất không minh

16

Quyết định số 57/2012/QD-TTg ngày 9 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng giai đoạn 2011-2020.


18


bạch, không có sự tham gia và không có tính bao trùm, đặc biệt là sự thiếu chú trọng đến tiếng nói của
cộng đồng địa phương.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó có Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Lâm nghiệp và
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thông qua sự hỗ trợ của các cơ quan như Chi c c

iểm lâm,

Sở Tài chính và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, được coi là những cơ quan chủ chốt trong việc quản lý,
bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh, gồm cả những sáng kiến REDD được thực hiện
trong thời gian gần đây và chính sách PFES. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng là đơn vị tư
vấn quan trọng cho UBND tỉnh. Những kế hoạch và đề xuất hàng năm về giao đất lâm nghiệp, cũng
như các hợp đồng giao khoán rừng, phải được soạn thảo hoặc đánh giá bởi Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trước khi trình cho UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên, trong mười năm qua, việc giao
đất - giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng địa phương đã không được ưu tiên. Do đó, sự phối hợp
giữa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài nguyên - Môi trường về giao đất lâm nghiệp
chưa được tối ưu. hông có cơ chế hợp tác chính thức c thể, thay vào đó chỉ dựa trên những quan hệ
cá nhân giữa các cán bộ.
Trong năm 2011, phòng Lâm nghiệp tỉnh phối hợp với Chi c c

iểm lâm, đã được giao làm việc với

17 t chức lâm nghiệp nhà nước ở địa phương để soạn thảo QH Bảo vệ và Phát triển rừng cho giai
đoạn 2011- 2020. Ý kiến từ phỏng vấn sâu có phản ánh rằng quy hoạch này là do Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc xây dựng, mà không có sự tham vấn rộng rãi với các
phòng ban và các cơ quan cấp huyện, bao gồm cả Sở Tài nguyên - Môi trường. Những bài học từ một
phương pháp tiếp cận lập kế hoạch có sự tham gia và từ dưới lên để quản lý và phát triển rừng, đã được

thử nghiệm một cách hiệu quả bởi dự án FLITCH, có sự phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ở Lâm Đồng, đã không được Sở xem xét áp d ng. Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng
được coi là để đáp ứng yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và PTNT về thể chế hóa quyết định số 57/QDTTg của Thủ tướng Chính phủ, chứ không phải là một công c chính sách thiết thực của tỉnh. Điều này
được giải thích bằng việc đề cập đến thực tế là tỉnh sẽ không thể tài trợ một cách thích đáng cho việc
thực thi và đạt được các kết quả của Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng.
Chi c c

iểm lâm chịu trách nhiệm về quản lý nhà nước và thực thi bảo vệ rừng, chống khai thác trái

phép và xâm lấn rừng và kiểm soát lâm sản có nguồn gốc từ rừng phòng hộ và đặc d ng. Bên cạnh tr
sở chính tại Đà Lạt, Chi c c iểm lâm quản lý 13 hạt kiểm lâm huyện chịu trách nhiệm quản lý và bảo
vệ rừng ở cấp huyện, trong đó có một chi nhánh thuộc Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà. Các kiểm lâm
viên đóng ở tỉnh, huyện và tất cả các xã (còn gọi là kiểm lâm viên địa bàn), cho phép họ tiếp cận và
19


giám sát các hoạt động lâm nghiệp của các đơn vị quản lý rừng ở địa phương (cá nhân, hộ gia đình,
cộng đồng và các t chức).
Sự hợp tác giữa Chi c c

iểm lâm, quân đội và công an đã được thiết lập ở cấp huyện thông qua việc

tuần tra chung về rừng để ngăn chặn khai thác gỗ bất hợp pháp và xâm lấn đất rừng tại các điểm nóng
được xác định. Những điểm nóng thường nằm dưới sự quản lý của Ban quản lý rừng đặc d ng và
phòng hộ và các công ty lâm nghiệp, đặc biệt là ở các vùng giáp ranh xa xôi, hẻo lánh giữa Lâm Đồng,
Ninh Thuận và

hánh Hòa. Để khuyến khích sự phối hợp đó, quân đội và công an được ký hợp đồng

và được trả tiền để bảo vệ hàng ngàn ha rừng. Tuy nhiên, loại hợp đồng này đã đặt ra câu hỏi về tính

hợp pháp về mặt chính trị và tài chính của các mối quan hệ thể chế giữa kiểm lâm địa phương, quân
đội và công an. Những hợp đồng bảo vệ rừng như thế này không được công khai tiết lộ và được Chi
c c iểm lâm địa phương nhìn nhận một cách không chính thức như là một v việc nội bộ và áp d ng
tại địa phương để tạo ra thu nhập, hoặc chi trả cho các chi phí tuần tra. Nhưng không có bằng chứng
được cung cấp cho thấy rừng đã được bảo vệ tốt bởi các cơ quan công an và quân đội địa phương đến
mức độ nào.
Những thông tin qua phỏng vấn từ huyện, xã thể hiện nghi ngờ rằng đôi khi các Hạt kiểm lâm huyện
và các kiểm lâm viên địa phương đã tham gia vào việc khai thác, vận chuyển và thương mại gỗ trái
phép cùng với các công ty tư nhân ở địa phương, người buôn bán gỗ và thậm chí với một số lãnh đạo
của địa phương. Trong khi đó, một kiểm lâm viên địa phương phát biểu không chính thức rằng họ
thường không có sức mạnh và quyền lực để thực thi pháp luật một cách đúng đắn và hiệu quả. Ví d ,
họ phải thả gỗ bị tịch thu và giải phóng những người khai thác gỗ trái phép bị bắt sau khi nhận được
các cuộc gọi điện không chính thức từ lãnh đạo tỉnh và huyện. Hơn nữa, các kiểm lâm viên ít có quyền
để tiến hành truy tố những người buôn bán và khai thác gỗ bất hợp phápvì đó là vai trò của các cơ quan
công an. Với nhiều bên liên quan và các cơ quan liên quan đến các nhiệm v bảo vệ rừng, các Hạt
kiểm lâm cố gắng thoái thác trách nhiệm bằng cách đ lỗi phá rừng và suy thoái rừng cho các chủ
rừng, đặc biệt là người dân địa phương.
Chi c c Lâm nghiệp có trách nhiệm hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy hoạch và giao
đất lâm nghiệp, trồng rừng và kỹ thuật lâm sinh, tập trung vào rừng xản xuất và làm giàu rừng phòng
hộ. Họ thường làm việc với Sở Tài nguyên - Môi trường, Ủy ban các huyện, các công ty lâm nghiệp
nhà nước và các ban quản lý khu bảo tồn. Với t ng cộng chỉ có 14 cán bộ, Chi c c Lâm nghiệp gặp
khó khăn lớn để thực hiện tốt nhiệm v .

hông giống như Chi c c

iểm lâm, Chi c c Lâm nghiệp

không có các chi nhánh ở cấp huyện và cấp xã. Họ thường phải thực hiện nhiệm v của mình qua các
Hạt kiểm lâm, những người có nhiều chuyên môn bảo vệ rừng và quản lý lâm sản hơn là trồng cây và
20



trồng rừng mới. Theo một nhân viên của Chi c c Lâm nghiệp, tỉnh không muốn giao giấy chứng nhận
quyền sử d ng đất ("s đỏ") cho các hộ gia đình và các cộng đồng thôn bản do họ sợ rừng sẽ bị xóa
giống như ở tỉnh Đắk Lắk. Vì vậy, thông qua các chương trình 661 và 30A, từ năm 2000 Lâm Đồng đã
tập trung chủ yếu vào các hộ gia đình ký hợp đồng để bảo vệ rừng, ước tính khoảng 18.000 hộ gia đình
đã ký hợp đồng. Tránh việc giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình có thể trở thành một thách thức sau
này khi chủ sở hữu rừng, quyền các-bon và hệ thống chia sẻ lợi ích phải được xác định để chuẩn bị cho
thương mại carbon quốc tế.
Những ý kiến phỏng vấn từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi c c

iểm lâm và Chi c c

Lâm nghiệp đã thấy họ xem REDD+ như là một cơ hội tạo ra nguồn tài chính b sung trong tương lai
cho việc bảo vệ rừng ở Lâm Đồng. Tuy nhiên, họ cũng bày tỏ những quan ngại của họ liên quan đến sự
chắc chắn và tính khả thi của hoạt động và sự chi trả của REDD+, khi mà các hướng dẫn và khung
pháp lý quốc gia vẫn chưa có. Họ băn khoăn là tỉnh sẽ mất đi thẩm quyền quản lý và sử d ng rừng một
khi rừng nằm trong các hợp đồng thương mại carbon dài hạn với các nhà đầu tư nước ngoài bị ràng
buộc bởi các quy định quốc tế. Rõ ràng là các bên liên quan ở địa phương chưa được thông tin đẩy đủ
về REDD+, điều đó có thể ảnh hưởng đến thái độ và sự quan tâm của họ đến REDD+.
Qua kinh nghiệm thí điểm các hoạt động của UN-REDD tại Lâm Đồng đã làm rấy lên tranh luận cơ
quan nào ở địa phương sẽ được chọn làm đầu mối cho REDD+. Phòng ế hoạch của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn cuối cùng đã được giao làm đầu mối năm 2009, và Chi c c Lâm nghiệp đành
phải nhường chỗ và đứng ngoài. Sự đồng thuận là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dưới sự
quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, sẽ hoạt động như là một t chức đầu mối cho REDD+ trên địa bàn
tỉnh, với Chi c c

iểm lâm và Chi c c Lâm nghiệp là các cơ quan thực thi. Chi c c

iểm lâm sẽ ph


trách hai m c tiêu đầu tiên của REDD+ (giảm thiểu mất rừng và suy thoái rừng), và Chi c c Lâm
nghiệp ph trách ba nhiệm v mở rộng (quản lý rừng bền vững, lưu trữ và tăng cường carbon).
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, được thiết lập bởi UBND tỉnh và được quản lý trực tiếp của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, là một quỹ có trách nhiệm huy động các nguồn lực tài chính để bảo vệ
và quản lý rừng. Hiện nay, phần lớn các khoản thu của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng ở Lâm Đồng đến
từ các công ty cung cấp nước và thủy điện thông qua các quy định của PFES. Phối hợp chặt chẽ với
các công ty lâm nghiệp nhà nước, các Hạt kiểm lâm và các cơ quan chính quyền xã, Quỹ Bảo vệ và
Phát triển rừng chuyển giao trực tiếp tiền mặt cho các chủ rừng trên cơ sở hàng quý. Những người
nhận chủ yếu là hộ gia đình, những người đã ký hợp đồng với các công ty lâm nghiệp nhà nướcđể bảo
vệ rừng. Cán bộ địa phương tự hào rằng Lâm Đồng là tỉnh dẫn đầu về PFES ở Việt Nam, và tin rằng
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng có thể được sử d ng để quản lý và chia sẻ các khoản chi trả của
21


REDD+ trong tương lai cho các chủ rừng ở địa phương. Tuy nhiên, một số t chức lâm nghiệp nhà
nước, chẳng hạn như Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, các công ty lâm nghiệp và Ban Quản lý rừng
phòng hộ, muốn UBND tỉnh xem xét đến quyền ra quyết định chi trả. Họ lập luận rằng các t chức này
phải đóng một vai trò mạnh mẽ hơn như là những nhà cung cấp và quản lý dịch v . Mặc dù các t chức
lâm nghiệp nhà nước quản lý hầu hết các khu rừng tự nhiên ở Lâm Đồng, nhưng không có t chức nào
trong số họ ph c v trong Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng17.
c) Sở Tài nguyên - Môi trường
Tương tự như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên - Môi trường được coi là một
cơ quan tư vấn cho UBND tỉnh về quản lý nhà nước về tài nguyên thiên nhiên và môi trường của tỉnh.
Trong l nh vực lâm nghiệp, Sở Tài nguyên - Môi trường là đơn vị thực thi quan trọng, chịu trách nhiệm
trong các quá trình ra quyết định liên quan đến quy hoạch sử d ng đất của tỉnh, giao đất lâm nghiệp
cho các công ty lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng phòng hộ, vườn quốc gia và các công ty tư nhân thông
qua việc cho thuê rừng. Sở Tài nguyên - Môi trường không trực tiếp tham gia trong việc giao đất lâm
nghiệp cho các hộ gia đình và cộng đồng địa phương, bởi vì điều này chủ yếu được thực hiện bởi
UBND các huyện. Theo quy định của pháp luật, Sở Tài nguyên - Môi trường chịu trách nhiệm quản lý

nhà nước về đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên khác, gồm nước, đất và khoáng sản. Bảo vệ đa
dạng sinh học cũng thuộc trách nhiệm của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, Vườn quốc gia Cát Tiên và
Ban Quản lý rừng phòng hộ, mặc dù các t chức lâm nghiệp nhà nước được quản lý bởi Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo Luật Đa dạng sinh học (2008), Sở Tài nguyên - Môi trường phải
được cập nhật bởi các cơ quan bảo tồn địa phương hàng năm về tình trạng đa dạng sinh học trên địa
bàn tỉnh. Ngoài ra, như là một t chức quan trọng có trách nhiệm quản lý, sàng lọc và bảo vệ chất
lượng về đánh giá tác động môi trường, Sở Tài nguyên - Môi trường ở một vị trí giúp làm giảm thiểu
và kiểm soát các tác động của mất rừng và suy thoái rừng từ việc xây dựng thủy điện, khai thác mỏ,
xây dựng đường và trồng cây công nghiệp.
Có các cơ quan thực thi khác nhau trong Sở Tài nguyên - Môi trường để hỗ trợ các lãnh đạo thừa hành
trách nhiệm18. Ở cấp huyện, mỗi UBND huyện có một Phòng Tài nguyên và Môi trường, chuyên hoạt
động dưới sự giám sát của Sở Tài nguyên - Môi trường.
Sự phối hợp giữa Sở Tài nguyên - Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng
được cho là kém hiệu quả vì thiếu quy định hướng dẫn địa phương ban hành. Sự kém hiệu quả được

17

Các thành viên bao gồm DARD (chủ tịch), D F, D NRE, DPI, D IT, D ST, Chi c c thuế và kho bạc tỉnh.
Phòng bảo vệ môi trường, Phòng quản lý sử d ng đất, Trung tâm thông tin về đăng ký sử d ng đất và Trung tâm giám sát
môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
18

22


dẫn chứng bởi một thực tế là số liệu thống kê địa phương về đất lâm nghiệp nắm giữ bởi Sở Tài
nguyên - Môi trường và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường khác nhau, do đó làm tăng
những ý kiến khác nhau trong quá trình lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Chưa có
bằng chứng là điều này đã được cải thiện từ khi một hướng dẫn mới về sự phối hợp giữa Sở Tài
nguyên - Môi trường và Chi c c


iểm lâm trong việc giao đất lâm nghiệp, đã được ban hành chung

giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Tài nguyên - Môi trường vào đầu năm 201119.
Sở Tài nguyên - Môi trường là thành viên của Ban chỉ đạo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh và cũng
của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong tháng 12 năm 2012, Sở Tài
nguyên - Môi trường đã hoàn thành dự thảo

ế hoạch hành động cấp tỉnh về ứng phó với biến đ i khí

hậu, trong đó có bao gồm những nội dung ban đầu của REDD+.
d) Các tổ chức lâm nghiệp nhà nước và các công ty tư nhân
Hơn 85% đất lâm nghiệp của Lâm Đồng được quản lý bởi các t chức lâm nghiệp nhà nước, bao gồm
các Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà và Cát Tiên (thuộc khu vực Cát Lộc), 15 Ban Quản lý rừng phòng
hộ và 8 công ty lâm nghiệp một thành viên. Điều này không bao gồm một số khu vực rừng khác, chẳng
hạn như rừng sản xuất được quản lý bởi UBND huyện và UBND xã. Hầu hết rừng được giao cho các
t chức lâm nghiệp nhà nước được phân loại là tự nhiên và giàu, chứa ước tính khoảng 80%20 trữ
lượng gỗ và tre trúc. Điều này nêu bật giá trị kinh tế tiềm năng đáng kể ở rừng của địa phương và có
thể giúp giải thích tại sao Lâm Đồng hạn chế giao đất rừng cho các hộ gia đình và cộng đồng địa
phương.
Các t chức lâm nghiệp nhà nước dưới sự giám sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phải
nộp các kế hoạch hành động hàng năm cho Sở. Tuy nhiên, UBND tỉnh là đơn vị quản lý thực tế các
vườn quốc gia và các công ty lâm nghiệp và UBND huyện là ng đơn vị quản lý Ban Quản lý rừng
phòng hộ. Điều này có ngh a là quyền ra quyết định về quản lý rừng còn hạn chế, do bất kỳ thay đ i
nào cần phải được đánh giá bởi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được phê duyệt bởi UBND
tỉnh.
Như đã được nêu trong các văn bản pháp luật, Ban Quản lý rừng phòng hộ và các vườn quốc gia không
được coi là các chủ rừng, mặc dù UBND tỉnh được cấp quyết định sử d ng đất hợp pháp từ ngày thành
lập. Quyền sở hữu rừng phòng hộ và đặc d ng vẫn thuộc UBND tỉnh và hàng năm họ cung cấp ngân
sách nhà nước cho Ban Quản lý rừng phòng hộ và các vường quốc gia để thực hiện các hoạt động bảo

19

Thông tư số 07/2011/TTLN-BNNPTNT-BTNMT ngày 29 tháng 1 năm 2011 ban hành chung bởi MARD và M NRE về
việc hướng dẫn giao và cho thuê rừng và cùng với giao và cho thuê đất lâm nghiệp.
20
PFMB có trữ lượng lớn nhất với 42,3 %, tiếp theo là các công ty lâm nghiệp với 21,3 % và NP với 16,4%.

23


vệ, quản lý và phát triển rừng theo kế hoạch. Như vậy, Ban Quản lý rừng phòng hộ và vườn quốc gia
không phải là những chủ nhân thực sự đối với tài sản liên quan đến rừng trong các khu vực mà họ
được giao quản lý. Điều này khiến cho họ trở nên miễn cưỡng và do vậy ảnh hưởng đến thẩm quyền
đối với việc thực thi luật pháp và áp d ng các giải pháp thay thế để tăng cường hiệu quả trong quản lý
và bảo vệ rừng. Trên một khía cạnh khác, bằng cách công nhận mình là nhà cung cấp và quản lý chính
các dịch v hệ sinh thái rừng, cả Ban Quản lý rừng phòng hộ và vườn quốc gia đòi hỏi một vai trò
mạnh mẽ hơn và tăng thêm quyền ra quyết định để quản lý và chia sẻ nguồn thu PFES ở Lâm Đồng.
Hiện giờ doanh thu của PFES được quản lý trực tiếp bởi Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh.
Tương tự như vườn quốc gia Bidoup Núi Bà và Ban Quản lý rừng phòng hộ, các công ty lâm nghiệp
không có nhiều quyền đối với các khu rừng và đất lâm nghiệp mà họ được giao quản lý, mặc dù đã
được cấp quyền sử d ng đất. Tất cả các quyết định giao rừng hoặc đất lâm nghiệp cho các công ty tư
nhân trồng cao su đã được thực hiện bởi UBND tỉnh. Sau khi rừng tự nhiên tạm thời bị đóng cửa dừng
khai thác, hầu hết các công ty lâm nghiệp ở Lâm Đồng tập trung vào rừng trồng. Họ thường tập trung
vào chế biến đơn giản và quy mô nhỏ. Tương tự như các vườn quốc gia và Ban Quản lý rừng phòng
hộ, các công ty lâm nghiệp này cũng nhận được sự hỗ trợ tài chính từ UBND tỉnh để quản lý rừng tự
nhiên, ví d là việc ký kết các hợp đồng cho các hộ gia đình địa phương để bảo vệ rừng. t quyền ra
quyết định về quản lý rừng và nguồn tài chính hạn h p đã và đang ảnh hưởng đến năng lực bảo vệ rừng
của họ. Họ phải lãnh các xung đột với người dân địa phương trong nỗ lực để ngăn chặn khai thác gỗ
bất hợp pháp và xâm lấn rừng.
Được sự hỗ trợ bởi các chính sách của tỉnh để thúc đẩy quan hệ đối tác công-tư trong quản lý và phát

triển rừng, UBND tỉnh đã tiếp cận các công ty tư nhân bằng những đề nghị cho thuê rừng, khuyến
khích họ đầu tư vào các hoạt động để chuyển đ i rừng nghèo sang trồng cà phê và cao su hoặc các dịch
v du lịch. Nhiều người cung cấp thông tin từ các công ty lâm nghiệp mất rừng cảm nhận là họ đã bị
phớt lờ bởi UBND tỉnh hoặc bị áp lực bởi các công ty tư nhân ở Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh hoặc Hà
Nội. Tại thời điểm này, các công ty lâm nghiệp ở Lâm Đồng đang chờ đợi một cuộc cải cách quốc gia
để tái cấu trúc các công ty lâm nghiệp, mà họ hy vọng việc cấp phép khai thác sẽ được tiếp t c.
Trong thập kỷ qua, các công ty tư nhân đã trở thành động lực chính của những thay đ i đáng kể về
rừng. Dựa vào các chính sách quốc gia về cho thuê rừng và các ưu đãi của tỉnh để đầu tư tư nhân vào
l nh vực lâm nghiệp, hơn 15% đất lâm nghiệp tỉnh đã giao cho các công ty tư nhân.
Nhiều người cung cấp thông tin từ các cơ quan cấp tỉnh và huyện khẳng định rằng các công ty tư nhân
đang đầu tư vào các công trình xây dựng thủy điện nhỏ, các đồn điền cao su và các dịch v khác ở Lâm
Đồng, đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới lãnh đạo tỉnh và UBND tỉnh. ết quả là, các quyết định liên quan
24


đến giao đất giao rừng, cho thuê và chuyển đ i rừng đã xuất phát từ lợi ích của họ. Các cơ quan chính
quyền của huyện, xã và cộng đồng địa phương đã không được tính đến nhiều.
Theo những thông tin thu nhận được từ hai xã Đạ Cháy and Đạ Sar, sự thiếu minh bạch và ít được
tham gia trong việc ra quyết định đã đặt ra nhiều quan ngại trong các cơ quan chính quyền địa phương.
Điều này đã gây ra những va chạm giữa những công ty tư nhân và người dân địa phương do thiếu đất
canh tác, tiếp cận rừng, đền bù và việc làm. Mặt khác, khoảng 100 hợp đồng cho thuê rừng với các
công ty tư nhân gần đây đã bị UBND tỉnh đình chỉ do họ không tuân thủ đúng các thỏa thuận đầu tư.
e) Công n, quân

và các cơ qu n th c thi pháp luật khác củ tỉnh

Chính phủ đã ban hành Thông tư21 hướng dẫn thiết lập sự phối hợp liên ngành giữa kiểm lâm, công an
và các lực lượng quân đội về bảo vệ, phòng chống cháy rừng và các hoạt động bất hợp pháp, đã được
ban hành. Điều đó cho thấy và không giống như các tỉnh khác ở Việt Nam, Lâm Đồng đã không soạn
thảo bất kỳ công c pháp lý nào để thể chế hóa thông tư đối với việc tuân thủ lâu dài.

Thay vào đó, UBND tỉnh thường ban hành và đưa ra các thông báo khẩn22 và hướng dẫn23 yêu cầu các
cơ quan liên quan24 đáp ứng ngay lập tức việc ngăn chặn cháy rừng trong mùa hè, khai thác gỗ bất hợp
pháp và xâm lấn rừng tại các điểm nóng. Ở huyện Di Linh sự phối hợp chặt chẽ giữa Chi c c

iểm

lâm huyện, các công ty lâm nghiệp, công an và quân đội địa phương đã được thiết lập thông qua một
lực lượng làm nhiệm v chung, hướng trọng tâm chủ yếu vào việc giữ cho người dân địa phương khỏi
việc mở rộng trồng cây cà phê trên các khu đất mới.
Ở huyện Lạc Dương, sự phối hợp giữa các chủ rừng, chẳng hạn như Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà và
Ban Quản lý rừng phòng hộ Đa Nhim và công an và quân đội, đang vật lộn để ngăn chặn khai thác gỗ
bất hợp pháp trong khu vực đường biên giáp với

hánh Hòa hoặc Ninh Thuận. Tuy nhiên, Nhóm

nghiên cứu đã không tìm thấy bằng chứng nào về tính hiệu quả của lực lượng làm nhiệm v chung này.
Nói cách khác, sự đóng góp vào việc bảo vệ rừng có vấn đề vì khai thác gỗ bất hợp pháp và xâm lấn
rừng vẫn tiếp diễn. Chi c c

iểm lâm các huyện đ lỗi cho nguồn lực và ngân sách hạn h p cho công

việc của họ. Nguyên nhân tương tự cũng được đưa ra để giải thích việc giao hàng nghìn ha rừng đang
tạo ra thu nhập v.v., ở huyện Di Linh cho công an và quân đội của huyện. Tuy nhiên, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tuyên bố rằng việc phân b này là hoàn toàn cho m c đích an ninh. Rất nhiều

21

Số 144/2002/TTLT-BNNPTNT-BCA-NQP ngày 13 tháng 12 năm 2002
Ví d , một thông báo khẩn số 777/CD-UBND được ban hành bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, ngày 21
tháng 2 năm 2013 về việc yêu cầu tăng cường các hoạt động phòng chống và ngăn chặn cháy rừng ở tỉnh Lâm Đồng.

23
Ví d , một hướng dẫn số 01/CT-UBND ngày 8 tháng 1 năm 2013 ký bởi Chỉ tịch Ủy ban dân dân tỉnh Lâm Đồng về việc
tăng cường phòng chống cháy rừng mùa khô 2012-2013.
24
Chẳng hạn như DARD, FPD, Các ban quản lý rừng nhà nước, DPC hoặc Công an và Quân đội của tỉnh.
22

25


×