Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xây dựng 621 quân khu ix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (742.3 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QTKD

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG 621
QUÂN KHU IX

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S HUỲNH VIỆT KHẢI

Sinh viên thực hiện:
HỒ THI QUỲNH TRANG
MSSV: 4043175
Lớp: Kế Toán 01 Khóa 30

Cần Thơ – 2008


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu:
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại
và phát triển. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong cuộc cạnh tranh
đó, có nhiều doanh nghiệp trụ vững và phát triển sản xuất nhưng cũng không ít
doanh nghiệp đã thua lỗ, giải thể và phá sản. Để có thể trụ lại trong cơ chế thị


trường các doanh nghiệp phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí
sản xuất, nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Do đó kinh doanh có hiệu quả luôn
là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu và trở thành điều kiện sống
còn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, việc phân tích thường
xuyên hoạt động kinh doanh sẽ giúp nhà quản trị đánh giá đầy đủ, chính xác mọi
diễn biến và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, biết được những mặt
mạnh cần phát huy và những điểm yếu kém cần khắc phục trong mối quan hệ với
môi trường xung quanh. Đồng thời biết được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh
hưởng và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Từ đó, tìm ra những giải pháp thích hợp để không ngừng nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để hoà nhập vào xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, nước ta
cũng mở cửa nền kinh tế với mô hình nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong cơ chế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau
dẫn đến cuộc chạy đua về giá cả và chất lượng sản phẩm giữa các đơn vị kinh tế
ngày càng mang tích chất quyết liệt và để tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc
trên thương trường. Một trong những yếu tố để xác định được vị thế đó là hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh không những
là thước đo chất lượng, phản ánh thực trạng quản lý sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường. Bởi vậy chỉ có thể tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh mới giúp
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

-1-

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9

các nhà quản trị đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trong trạng thái
thực của công ty.
Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về việc hoàn thành các mục
tiêu, biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật – tài chính của doanh
nghiệp. Đồng thời phân tích sâu sắc việc các nguyên nhân hoàn thành hay không
hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó, đánh
giá được mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp để nhằm phát
huy hay khắc phục công tác quản lý. Mặt khác, nó còn giúp doanh nghiệp phát
huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh
nghiệp nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Tài liệu của phân tích
kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng, phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu
thế phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Thấy được tầm quan trọng cũng như lợi ích mà việc phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp, sau một thời gian tìm hiểu tình
hình hoạt động của Công ty XD 621, em đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh tại Công ty xây dựng 621 – Quân khu 9” làm nội dung
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung:
Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty XD 621 – Quân khu
9 qua 3 năm 2005 – 2007, từ đó đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích chung tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua 3 năm và
các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm thông
qua các chỉ số tài chính cơ bản.
- Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh.
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải


-2-

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Không gian:
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 –
Quân khu 9 nằm trên đường Lê Hồng Phong, Phường Trà An, Quận Bình Thủy,
Thành phố Cần Thơ.
1.3.2. Thời gian:
Luận văn này được thực hiện trong thời gian khoảng 2 tháng rưỡi và số
liệu được sử dụng chủ yếu lấy từ phòng kế toán trong 3 năm 2005, 2006 và 2007.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động kinh doanh của Công ty 621 – Quân khu 9 chủ yếu là nhận thầu
thi công các công trình xây dựng dân sự và Quốc phòng các tỉnh Đồng Bằng
Sông Cửu Long; sản xuất VLXD cung cấp chính cho các công trình do Công ty
thi công nên đề tài chủ yếu phân tích lãnh vực kinh doanh chính của công ty.
Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty trong 3 năm 2005, 2006 và 2007.
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
“ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ Phần Vật Liệu
Xây Dựng 720” của Trần Kim Cương, sinh viên Đại học Cần Thơ, MSSV
4031109, lớp Kế Toán K29. Đề tài đi sâu phân tích tình hình doanh thu và các
nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí và tỷ suất chi phí, lợi nhuận và các
nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, một số chỉ số tài chính cơ bản như ROA, ROE,
khả năng thanh toán, vòng quay hàng tồn kho… Sau khi phân tích, đề tài đã đưa
ra những nhận xét và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

doanh của Công ty khá phù hợp.

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

-3-

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phương pháp luận:
2.1.1. Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh:
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn là
vấn đề được mọi doanh nghiệp cũng như xã hội quan tâm. Hiệu quả hoạt động
kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn
có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện được các mục tiêu đề ra.
Hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là hiệu quả khi lợi nhuận thu được
không ảnh hưởng đến lợi ích của nền kinh tế, của các đơn vị và của toàn xã hội.
Do đó, hiệu quả của đơn vị đạt được phải gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội.
2.1.1.1. Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh :
Phân tích hoạt động kinh doanh là sử dụng các phương pháp, các chỉ tiêu
định tính và định lượng nhằm mổ xẻ, đánh giá các hiện tượng kinh tế tài chính để
đưa các kết luận phục vụ cho các mục tiêu xác định.
2.1.1.2. Mục tiêu phân tích kinh doanh:
Đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, mục tiêu phân tích kinh
doanh nhằm:

• Đưa ra các nhận xét, đánh giá về các hiện tượng kinh tế tài chính
của doanh nghiệp: thị trường, vốn, chi phí, giá thành, nguồn nhân
lực..
• Nghiên cứu các nhân tố tác động khách quan, chủ quan đến các
hiện tượng kinh tế tài chính đối tượng của phân tích.
• Đề xuất các chiến lược hoặc kế hoạch hoặc các giải pháp thích hợp.

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

-4-

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
2.1.1.3. Nhiệm vụ của phân tích kinh doanh:
- Đánh giá một cách toàn diện tình hình thực hiện các kế hoạch về vật tư,
lao động, tiền vốn. Tình hình chấp hành các thể lệ và chế độ về quản lý kinh tế
của Nhà nước.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
đến chỉ tiêu phân tích.
- Khai thác và động viên mọi khả năng tiềm tàng, để phát huy ưu điểm,
khắc phục nhược điểm, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.1.2. Đối tượng sử dụng để đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh:
2.1.2.1. Doanh thu:
- Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ.
- Doanh thu bán hàng thuần: là khoản doanh thu bán hàng sau khi đã trừ
đi các khoản giảm doanh thu như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, khoản

chiết khấu thương mại, khoản giảm giá hàng bán và doanh thu bán hàng bị trả lại.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính: bao gồm các khoản tiền lãi cho vay,
lãi tiền gửi, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do
mua hàng hoá, dịch vụ.
- Thu nhập khác: là thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, tiền
phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu tiền các khoản nợ khó đòi đã xử lý
khoá sổ,…
Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu:
Ta có công thức như sau: IPQ = IP*IQ
Trong đó:
IPQ: chỉ số doanh thu
IP: chỉ số giá bán

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

-5-

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
IQ: chỉ số sản lượng bán
Đối tượng phân tích: ∆IPQ = IPQ1 – IPQ0
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
+ Nhân tố chỉ số giá: ∆IP = ∑( IP1i – IP0i ) IQ1i
+ Nhân tố chỉ số lượng tiêu thụ: ∆IQ = ∑( IQ1i – IQ0i ) IP0i
+ Tổng hợp các nhân tố: ∆IPQ = ∆IP + ∆IQ
2.1.2.2. Chi phí:
- Giá vốn hàng bán: là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm đã bán được
(hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá đã bán ra trong kỳ - đối

với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn
thành, đã được xác đinh là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để
xác điịnh kết quả kinh doanh trong kỳ.
- Chi phí bán hàng: là chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ, bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu, chi phí
dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố
định, chi phí dịch vụ mua ngoài, các chi phí khác bằng tiền…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là chi phí có liên quan đến hoạt động
quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn
doanh nghiệp, bao gồm: chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí vật liệu
phục vụ cho quản lý doanh nghiệp, chi phí đồ dùng văn phòng, thuế phí, lệ phí,

- Chi phí tài chính: bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên
quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp
vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán
chứng khoán….
- Chi phí khác: là chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị
còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (nếu có); tiền
phạt do vi phạm hợp đồng; bị phạt thuế, truy nộp thuế; các khoản chi phí do kế
toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi số kế toán; các khoản chi phí khác còn lại.
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

-6-

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
Tỷ suất chi phí trên doanh thu:
Tỷ suất chi phí là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp. Chỉ tiêu này xác định thông qua công thức sau:
∑ CPKD
Tsp

=
∑ DT

Trong đó,

Tsp: Tỷ suất chi phí
∑ CPKD: Tổng chi phí kinh doanh
∑ DT: Tổng doanh thu

Tỷ suất chi phí càng thấp thì tỷ suất lợi nhuận càng cao. Doanh nghiệp có
tỷ suất chi phí thấp thì sơ bộ có thể đánh giá doanh nghiệp đó kinh doanh có hiệu
quả và ngược lại.
Tình hình tiết kiệm chi phí:
Ta có công thức:
Mức tiết kiệm = Doanh thu thực hiện x (Tsp thực hiện – Tsp kế hoạch)
Chỉ tiêu này giúp đánh giá tình hình tiết kiệm hay bội chi trong việc quản
lý chi phí, từ đó giúp nhà quản trị có chiến lược để kiểm soát chi phí tốt hơn.
2.1.2.3. Lợi nhuận:
Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm:
- Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ: là khoản chênh
lệch giữa doanh thu thu được từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thương
mại trừ đi chi phí giá vốn và các chi phí có liên quan đến hoạt động bán hàng
cộng với thuế mà doanh nghiệp phải trả cho hoạt động bán hàng đó.
* Công thức thể hiện:
LN = DTGB – DTGV – (CPBH + CPQL + ∑ THUẾ)
LN: lợi nhuận thương mại

DTGB : doanh thu giá bán ( bán hàng và cung cấp dịch vụ)
DTGV : giá vốn hàng bán (giá thành sản xuất sản phẩm)
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

-7-

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
CPBH: chi phí bán hàng.
CPQL: chi phí quản lý doanh nghiệp thương mại
∑ THUẾ: các loại thuế có liên quan đến hoạt động kinh doanh bán hàng
của doanh nghiệp
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Ở nhiều doanh nghiệp thương mại,
ngoài chức năng thương mại, còn hoạt động kinh doanh tài chính; góp vốn để
thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh doanh; liên doanh; mua cổ phần ở các công
ty khác; thực hiện mua bán chứng khoán; trái phiếu; cho thuê tài sản…Lợi nhuận
thu được từ các hoạt động kinh doanh này người ta gọi là lợi nhuân từ hoạt động
tài chính.
* Công thức thể hiện:
LNTC = TNTC – CPTC
LNTC: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
TNTC: Thu nhập từ hoạt động tài chính
CPTC: Chi phí có liên quan đến hoạt động tài chính
- Lợi nhuận từ hoạt động khác: là những lợi nhuận mà doanh nghiệp
không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những
khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới. Lợi
nhuận từ hoạt động khác như hoạt động thanh lý tài sản cố định; thắng kiện trong
kinh doanh…

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất
kinh doanh:
Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh
kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phân tích mức độ ảnh hưởng các các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định
mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn
hàng bán, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận.
Ta có lợi nhuận được xác định bởi công thức:
L = ∑Qi (Pi - Zi - CBHi - CQLi - Ti)
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

-8-

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
Trong đó,
L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Qi: Khối lượng sản phẩm hàng hoá loại i
Pi : Giá bán sản phẩm hàng hoá loại i
Zi: Giá vốn hàng bán sản phẩm hàng hoá loại i
CBHi: Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm hàng hoá loại i
CQLi: Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm hàng hoá loại i
Ti: Thuế suất đơn vị sản phẩm hàng hoá loại i
• Xác định đối tượng phân tích: ∆L = L1 - Lk
Trong đó,
L1: Lợi nhuận năm nay (kỳ phân tích)
Lk : Lợi nhuận năm trước (kỳ gốc)
• Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận gộp :

- Ảnh hưởng bởi nhân tố khối lượng
∆P = Lk x % hoàn thành KH tiêu thụ - Lk
- Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm
∆K = ∑(Q1i - Qki) (Pki - Zki) - ∆Q
- Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm
∆P = ∑Q1i (P1i - Pki)
- Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn đơn vị sản phẩm
∆Z = ∑Q1i (Z1i - Zki)
• Tổng hợp tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận gộp:
∆L = ∆Q + ∆K + ∆P+ ∆Z
2.1.3. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
2.1.3.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
a. Hệ số khái quát tình hình công nợ:

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

-9-

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
Các khoản phải trả
Hệ số khái quát tình hình công nợ =

(lần)
Các khoản phải thu

Công nợ là những khoản phát sinh tất yếu trong quá trình kinh doanh. Duy
trì và điều khiển công nợ một cách có khoa học và trôi chảy là một nghệ thuật

trong kinh doanh.
b. Hệ số thanh toán hiện hành:
Tài sản lưu động
Hệ số thanh toán hiện hành =

(lần)
Nợ ngắn hạn

Hệ số này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh
nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có khả
năng thanh toán nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của doanh nghiệp khả quan.
c. Hệ số thanh toán nhanh:
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Hệ số thanh toán nhanh

=

(lần)
Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng
thanh toán. Nó phản ánh nếu không bán hết hàng tồn kho thì khả năng thanh toán
của doanh nghiệp ra sao? Bởi vì, hàng tồn kho không phải là nguồn tiền mặt tức
thời đáp ứng ngay cho việc thanh toán.
2.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu về quản trị tài sản:
a. Vòng quay hàng tồn kho:
Giá vốn hàng bán
Số vòng quay hàng tồn kho =

(lần )

Hàng tồn kho

Đây là một chỉ tiêu kinh doanh quan trọng, bởi vì dự trữ vật tư là để sản
xuất hàng hoá, mà sản xuất hàng hoá là để tiêu thụ nhằm đạt được mức doanh thu
lợi nhuận cao trên cơ sở đáp ứng thị trường.
Qui mô vật tư hàng hoá tồn kho cao hay thấp tuỳ thuộc vào loại hình kinh
doanh và thời gian trong năm, ví dụ doanh nghiệp ước lượng giai đoạn nào sản
xuất cần nhiều nguyên vật liệu thì doanh nghiệp nên dự trữ cho tiện việc sản
xuất.

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

- 10 -

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
b. Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân đo lường tốc độ luân chuyển những khoản nợ cần
phải thu.
Các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân

=

(ngày)
Doanh thu bình quân một ngày

Là khoảng thời gian bình quân mà doanh nghiệp phải chờ đợi sau khi bán

hàng để nhận được tiền, nghĩa là số ngày mà doanh số tiêu thụ bị tồn dưới hình
thức các khoản phải thu.
Về nguyên tắc thì chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, tuy nhiên, các khoản
phải thu trong nhiều trường hợp cao hay thấp còn phải xem xét lại mục đích các
chính sách của doanh nghiệp, phương thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong
từng thời điểm hay thời kỳ cụ thể.
c. Hiệu quả sử sụng tổng số vốn:
Để phân tích hiệu quả sử dụng tổng số vốn ta sử dụng chỉ tiêu:
Doanh thu thuần
Số vòng quay toàn bộ vốn

=

(lần)
Tổng số vốn

Số vòng quay toàn bộ vốn càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao, nghĩa là một năm vốn doanh nghiệp
quay bao nhiêu vòng hay một đồng vốn bỏ vào đầu tư sẽ mang lại bao nhiêu
vòng lợi nhuận.
d. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta sử dụng chỉ tiêu:
Doanh thu thuần
Số vòng quay vốn lưu động

=

(lần)
Vốn lưu động


Chỉ tiêu phản ánh về tình hình sử dụng vốn lưu động được đầu tư thì tạo ra
được bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng. Nếu số vòng tăng thì chứng tỏ hiệu
quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

- 11 -

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
e. Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Doanh thu thuần
Số vòng quay vốn cố định

=

(lần)
Vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân đem lại mấy đồng
doanh thu và cho biết số vốn cố định quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng
tăng thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng và ngược lại.
2.1.3.3. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi:
a. Tỉ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu: (ROS)
Lợi nhuận ròng
ROS

=


(%)
Doanh thu thuần

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo
ra trong kỳ. Nói một cách khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất
kinh doanh càng lớn.
b. Tỉ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản: (ROA)
Lợi nhuận ròng
ROA

=

(%)
Tổng tài sản bình quân

Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời của tài sản, nó cho biết trong kỳ
một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao thì
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn.
c. Tỉ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu:
Lợi nhuận ròng
ROE

=

(%)
Vốn chủ sở hữu bình quân

Đây là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó cho biết

cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra
bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì
nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ.

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

- 12 -

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
2.1.4. Tài liệu sử dụng trong phân tích:
2.1.4.1. Bảng cân đối kế toán:
a. Khái niệm:
Bảng cân đối kế toán là một phương pháp của kế toán, là một báo cáo tài
chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình
thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có
của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và nguồn hình thành tài sản đó. Căn cứ
vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét , đánh giá tình hình tài chính của doanh
nghiệp.
b.Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán:
Thông qua bảng cân đối kế toán giúp cho các nhà quản lý nắm được tình
hình tài chính trong doanh nghiệp ở thời kỳ đã qua. Qua đó, doanh nghiệp đánh
giá được một số chỉ tiêu về kinh tế, tài chính, cho thấy về việc chấp hành đường
lối, chính sách, chế độ về kinh tế tài chính của doanh nghiệp sau một thời kỳ hoạt
động.
Đứng dưới góc độ quản lý cho thấy bảng cân đối kế toán có ý nghĩa quan
trọng trong việc quản lý bởi các nhà quản lý có thể căn cứ vào các chỉ tiêu trong

bảng cân đối kế toán để có thể thấy được toàn bộ tài sản hiện có, hình thái vật
chất, cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu của nguồn vốn. Thông qua đó để đánh
giá khái quát tình hình về tài chính của doanh nghiệp.
Xét trên góc độ cơ cấu để có thể thấy tổng tài sản của doanh nghiệp là bao
nhiêu và mỗi loại tài sản chiếm tỷ lệ như thế nào, việc phân bổ của các loại tài
sản có hợp lý chưa.
Xét trên góc độ nguồn hình thành tài sản để thấy được các loại tài sản
trong doanh nghiệp được hình thành chủ yếu là loại nguồn nào, để từ đó có kế
hoạch chỉ đạo hợp lý.
c. Nội dung và tính cân đối của bảng cân đối kế toán:
Nội dung:
Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần: phần tài sản và phần nguồn
vốn.

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

- 13 -

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại
thời điểm lập báo cáo, phần tài sản được phân thành hai loại:
+ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
+ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành giá trị tài sản hiện có tại thời
điểm lập báo cáo của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm
pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh
nghiệp. Phần nguồn vốn được chia thành hai loại:

+ Nợ phải trả
+ Nguồn vốn chủ sở hữu
Cơ sở số liệu để lập bảng cân đối kế toán là căn cứ vào các sổ kế toán tổng
hợp và chi tiết, và căn cứ vào bảng cân đối kế toán kỳ trước.
Tính cân đối:
Xuất phát từ các loại tài sản có trong doanh nghiệp đều có nguồn gốc hình
thành và tài sản đều có hình thái cụ thể còn nguồn hình thành tài sản lại có tính
chất trừu tượng. Do đó, tính cân đối của bảng cân đối kế toán được thể hiện như
sau:
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Tổng tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Nợ phải trả.
2.1.4.2. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh.
a. Khái niệm:
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp,
phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của
doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác,
tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
b. Tác dụng:
Doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh với mục đích thu
được lợi nhuận, vì vậy lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp
và các cá nhân, các tổ chức có liên quan đến doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh cung cấp các thông tin về lãi (lỗ), có tác dụng quan trọng trong

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

- 14 -

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang



Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
việc đề ra các quyết định quản trị để từ đó giúp cho nhà quản lý, các nhà đầu tư
có những quyết định thích hợp cho hoạt động tương lai.
c. Nội dung của bảng kết quả hoạt động kinh doanh:
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh được chia thành 3 phần:
+ Phần 1: Lãi (lỗ). Phần này phản ánh tình hình, kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm hoạt động kinh doanh và các hoạt động
khác.
+ Phần 2: Thể hiện tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và thuế,
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công đoàn.
+ Phần 3: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế
GTGT được giảm, thuế GTGT hàng nội địa: phản ánh số thuế GTGT được khấu
trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ cuối kỳ; thuế GTGT hàng bán nội địa còn
phải nộp đầu kỳ, thuế GTGT đầu ra phát sinh, thuế GTGT hàng nội địa đã nộp
vào NSNN và còn phải nộp cuối kỳ.
d. Cơ sở để lập báo cáo.
Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước. Căn cứ vào sổ kế toán
phản ánh kinh doanh trong kỳ với các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 và tài khoản
133 - thuế GTGT được khấu trừ, tài khoản 333 - thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu qua sổ sách kế toán, các báo cáo tài chính, các số liệu sử
dụng để phân tích trong bài chủ yếu lấy từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2005 - 2007. Tiếp xúc và trao đổi
với Cán bộ - Nhân viên phòng kế toán về tài liệu và nội dung liên quan đến đề
tài.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1. Phương pháp so sánh

Là phương pháp được áp dụng một cách rộng rãi trong tất cả các công
đoạn của quá trình phân tích. Được dùng để phân tích tình hình doanh thu, chi
phí và lợi nhuận.

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

- 15 -

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
a. Khái niệm và điều kiện:
• Khái niệm:
Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so
sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là một phương pháp đơn giản và
được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt đông kinh doanh cũng như trong
phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô.
• Điều kiện so sánh:
Muốn áp dụng phương pháp so sánh, đòi hỏi các chỉ tiêu phải cùng điều
kiện so sánh, được xem xét đánh giá để rút ra kết luận. Các điều kiện so sánh là:
+ Phải thống nhất về nội dụng phản ánh.
+ Phải thống nhất về phương pháp tính toán.
+ Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng thời gian tương
ứng.
+ Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một đại lượng đo lường.
b. Kỹ thuật so sánh:
• So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện khối
lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.

Tăng (+) Giảm (-) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch
• So sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện kết
cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
Chỉ tiêu thực tế
Mức độ hoàn thành kế hoạch =

x 100%
Chỉ tiêu kế hoạch

2.2.2.2. Phương pháp thay thế liên hoàn:
a. Khái niệm:
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình
tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần
phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. Được dùng
để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu vật liệu xây dựng, các nhân tố
ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng.
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

- 16 -

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
b. Kỹ thuật phân tích:
Gọi Q là chỉ tiêu phân tích
Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích
Ta có phương trình: Q = a x b x c
Quy ước:


Q1: Kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 x b1 x c1
Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 x b0 x c0

Q = Q1 – Q0 = a1 x b1 x c1 – a0 x b0 x c0 : Mức chênh lệch giữa thực
hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng:
-

Thay thế bước 1:(cho nhân tố a)

a0 x b0 x c0 được thay thế bằng a1 x b0 x c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là:
-

a = a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0

Thay thế bước 2:(cho nhân tố b)

a1 x b0 x c0 được thay thế bằng a1 x b1 x c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là:
-

b = a1 x b1 x c0 – a1 x b0 x c0

Thay thế bước 3:(cho nhân tố c)

a1 x b1 x c0 được thay thế bằng a1 x b1 x c1
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là:


c = a1 x b1 x c1 – a1 x b1 x c0

Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có:
a+

b + c = (a1 x b0 x c0 – a0 x b0 x c0) + (a1 x b1 x c0 – a1 x b0 x c0) +
(a1 x b1 x c1 – a1 x b1 x c0)
= a1 x b1 x c1 – a0 x b0 x c0
=

Q : đối tượng phân tích

Trong đó, nhân tố đã thay ở bước trước được giữ nguyên cho các bước
thay thế sau.
2.2.2.3. Phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu:
Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành.
Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu
phân tích. Được dùng để phân tích các lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty,
các chi phí gián tiếp.

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

- 17 -

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
CHƯƠNG 3


GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY XÂY DỰNG 621 –
QUÂN KHU 9

3.1. Giới thiệu khái quát về Công Ty XD 621 – QK9
- Tên công ty: Công ty Xây Dựng 621 – Quân Khu 9
- Địa chỉ: đường Lê Hồng Phong, phường Trà An, quận Bình Thuỷ, Thành
phố Cần Thơ.
- Tel: 0710 841867, 0710 842302
Công ty Xây Dựng 621 – Quân Khu 9 nguyên là Đoàn Công Binh Quân
Khu 9. Năm 1986 được chuyển qua làm kinh tế, năm 1989 được Bộ Quốc Phòng
ra quyết định thành lập Xí nghiệp khai thác đá – cát 621. Năm 1993 được đăng
ký lại theo Nghị định 388/HĐBT lấy tên là Xí Nghiệp Cầu - Đường 621. Ngày
19 tháng 6 năm 1996, Công ty Xây Dựng 621 được thành lập theo Quyết định
494/QĐ-BQP của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: Xí
nghiệp Cầu đường 621, Xí nghiệp Xây dựng 110 và Xí nghiệp 624.
Nhiệm vụ chính của Công ty là:
- Khai thác và chế biến đá
- Sản xuất vật liệu xây dựng
- Thi công các công trình giao thông.
- Xây dựng nhà dân dụng và công nghiệp
- Rà phá bom mìn vật cản nổ
- Khai thác và chế biến lâm sản
- Thiết kế và tư vấn xây dựng
3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

- 18 -


SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9

Ban giám đốc công ty

Phòng kế hoạch
kinh doanh

Phòng tài chính kế
toán

Phòng kỹ thuật vật


Xí nghiệp Khảo Sát Thiết Kế
và tư vấn xây dựng

Xí nghiệp Xây
Lắp 1,2,3

Xí nghiệp Vật
Cản 7

Xí nghiệp đá Cô


Xí nghiệp đá
Bình An


Xí nghiệp TCCG 6

Xí nghiệp Cầu
Đường 1,2

Xí nghiệp 406

Hình 1: MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

- 19 -

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang

Phòng hành
chính

Xí nghiệp 624

Cửa hàng vật liệu
xây dựng

Xí nghiệp 630

Xí nghiệp 412


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9

3.2.2. Chức năng của các phòng, ban
3.2.2.1. Ban giám đốc:
Chịu trách nhiệm trước Đảng ủy và Bộ Tư Lệnh Quân khu thực hiện công
việc lãnh đạo, quản lý đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty, quyết định các chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như ngắn hạn, thực hiện
mục tiêu doanh thu và lợi nhuận được Quân khu giao cho hàng năm, bảo toàn và
phát triển vốn, bảo đảm đời sống cho Cán bộ - Công nhân viên trong Công ty.
3.2.2.2. Phòng hành chính:
Quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Tham mưu cho Ban giám đốc trong
việc bố trí , sắp xếp đội ngũ Cán bộ - Công nhân viên (cán bộ quản lý, cán bộ
khoa học kỹ thuật, thợ lành nghề, nhân viên…) trong từng đơn vị sản xuất cũng
như các phòng ban trong Công ty, theo dõi, đào tạo, tuyển chọn bổ sung đội ngũ
cán bộ kế cận để duy trì và ổn định cũng như phát triển nguồn nhân lực phục vụ
cho chiến lược kinh doanh của Công ty.
Là cơ quan giúp cho Ban giám đốc trong việc thực hiện đúng và kịp thời
các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách cán bộ như: xét
nâng lương, đề bạt bổ nhiệm, khen thưởng - kỷ luật và các chính sách xã hội
khác. Chịu trách nhiệm tổ chức các hoạt động của Đảng và các tổ chức quần
chúng trong Công ty, đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động
khi quyền lợi của công nhân bị xâm phạm.
3.2.2.3. Phòng kế hoạch kinh doanh:
Là cơ quan tham mưu cho Giám đốc cho việc lập chiến lược kinh doanh,
kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm cũng như trong từng giai đoạn, từng
ngành nghề…một cách có hiệu quả nhất.
Kiểm tra theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh đối với các đơn vị sản
xuất, các xí nghiệp, các đội. Nắm cụ thể tình hình thực hiện kế hoạch hàng thàng,
hàng quý, chất lượng sản phẩm, chất lượng công trình. định mức sản xuất… của
các đơn vị, đề xuất kịp thời, tháo gỡ các khó khăn nảy sinh trong quá trình sản
xuất.
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải


- 20 -

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
Tham mưu kịp thời cho Giám đốc về kế hoạch đầu tư phát triển, mở rộng
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giữ vững thị trường mục tiêu và phát triển tăng thị
phần kinh doanh trong từng năm. Thực hiện các chế độ báo cáo định kỳ về
nghiệp vụ cho Đảng ủy, Ban giám đốc và phòng Kinh tế Quân khu.
3.2.2.4. Phòng tài chính kế toán:
Là cơ quan giúp Ban giám đốc trong quản lý tài chính doanh nghiệp theo
đúng các chế độ chính sách tài chính của Nhà nước quy định. Khai thác và sử
dụng nguồn vốn từng công trình, cân đối kịp thời các nguồn thu – chi, đảm bảo
đạt doanh thu và lợi nhuận.
Thực hiện kịp thời việc cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh
doanh định kỳ trong toàn Công ty, chấn chỉnh, giúp các đơn vị trong công tác ghi
chép sổ sách kế toán đúng quy định, khoa học. Đề xuất kịp thời, tháo gỡ các khó
khăn cho các đơn vị sản xuất về công tác tài chính. Duyệt quyết toán hàng tháng
cho các Xí nghiệp, các đội sản xuất theo quy định. Thực hiện chế độ báo cáo tài
chính định kỳ theo quy định cũng như các báo cáo nhanh để giúp Giám đốc ra
các quyết định kịp thời chỉ đạo điều hành sản xuất một cách có hiệu quả. Thực
hiện đúng các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước đảm bảo công tác tài chính lành
mạnh.
3.2.2.5. Phòng kỹ thuật vật tư:
Tham mưu và giúp Giám đốc điều hành chỉ đạo về công tác kỹ thuật, chất
lượng kỹ thuật các công trình xây dựng, chất lượng các sản phẩm vật liệu xây
dựng. Duyệt các giải pháp thi công cụ thể cho từng đội xây dựng, từng công
trình. Kiểm tra theo dõi chất lượng công trình, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các sự

cố kỹ thuật trong xây dựng. Thực hiện công tác bảo hành công trình theo Nghị
định 52/CP của Chính phủ về quy chế và đầu tư trong xây dựng cơ bản.
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác kỹ thuật hàng tháng, quý,
năm. Nắm chắc số lượng , lý lịch trang thiết bị kỹ thuật. Theo dõi quản lý, bảo trì
sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật để đảm bảo sự hoạt động bình thường các
phương tiện trang thiết bị.

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

- 21 -

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
Nghiên cứu các đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật để áp dụng trong sản
xuất. Lập kế hoạch đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để nâng cao chất lượng sản
phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh ngoài thị trường.
3.2.2.6. Mạng lưới kinh doanh của Công ty
a) Xí nghiệp đá Cô Tô:
Nằm tại xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, sản phẩm của xí
nghiệp gồm có: đá hộc, đá 4x6, đá 20x30 và đá xay các loại. Cung cấp cho các
cửa hàng vật liệu xây dựng các nơi, cửa hàng nội bộ Công ty và đổ cho các công
trình xây dựng các tỉnh. Xí nghiệp thực hiện doanh thu - lợi nhuận theo chỉ tiêu
của Công ty giao.
b) Xí nghiệp khảo sát thiết kế và xây dựng:
Khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng cho mọi đối tượng nhưng nhiệm vụ
chủ yếu là phục vụ cho các công trình xây dựng của Quân khu. Xí nghiệp được
thành lập năm 2001.
c) Xí nghiệp 624:

Sản xuất gạch bông, đinh, dây kẽm buộc, cửa sắt, cửa nhôm. Xí nghiệp có
một cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Lộ tẻ - phường An Thới – TP Cần Thơ, và
một cửa hàng thuộc quận Ô Môn - Cần Thơ. Sản phẩm của xí nghiệp được tiêu
thụ chủ yếu cho các công trình do Công ty thi công. Đến năm 2007 được sáp
nhập vào xí nghiệp Xây lắp 2.
d) Cửa hàng vật liệu xây dựng:
Công ty có một cửa hàng nằm trên đường Lê Hồng Phong – TP Cần Thơ.
Vị trí cửa hàng thuận lợi cho việc vận chuyển đường thuỷ và đường bộ. Cửa
hàng vừa bán lẻ vừa giao cho các chủ thầu công trình xây dựng.
e) Các xí nghiệp Xây lắp 1,2,3, xí nghiệp Cầu đường1,2 và 630, đội
Vật cản 7 :
Thi công các công trình dân sự và Quốc phòng các tỉnh Đồng Bằng Sông
Cửu Long cả thành thị và nông thôn. Trong đó các công trình Quốc phòng gồm:
Nhà cửa, trụ sở, nhà làm việc, nhà ở, hội trường và các công trình dân sự gồm:
Nhà cửa, đường xá, cầu cống. Riêng đội Vật cản 7 được thành lập vào cuối năm

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

- 22 -

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
2002 với nhiệm vụ chính là rà soát bom, mìn cho các dự án của Chính phủ và của
Bộ Quốc Phòng, ngoài ra, còn tham gia các công trình giao thông cầu đường.
f) Xí nghiệp 412 và xí nghiệp 406:
Xí nghiệp 412 sản xuất chính là gạch nung và gạch các loại, xí nghiệp 406
sản xuất xi măng. Cung cấp cho các cửa hàng vật liệu xây dựng các nơi, cửa
hàng nội bộ Công ty và đổ cho các công trình xây dựng các tỉnh.

3.3. Tổ chức công tác kế toán
3.3.1. Mô hình tổ chức công tác kế toán

Kế toán thanh
toán

Thủ quỹ

Kế toán trưởng

Kế toán tổng
hợp

Kế toán TSCĐ
– Công nợ

Hình 2: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY

3.3.2. Nhiệm vụ của từng cán bộ trong phòng kế toán:
3.3.2.1. Kế toán trưởng:
- Là người giúp Giám đốc làm công việc chung về tài chính, ngoài ra kế
toán trưởng còn có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thông tin
kinh tế của công ty.
- Phân tích kết quả sản xuất, tình hình sản xuất.
- Tính toán, quyết toán các khoản ngân sách.
- Phản ánh chính xác, kịp thời các kết quả, các khó khăn trong sản xuất để
nộp báo cáo cho Giám đốc.
- Tổ chức kiểm tra kế toán thường xuyên và định kỳ.
- Bảo quản, lưu trữ tài liệu kế toán.
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải


- 23 -

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Xây Dựng 621 – QK9
3.3.2.2. Kế toán thanh toán:
- Có nhiệm vụ thực hiện chấm công, tính lương và các khoản trích theo
lương của Cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Lập các chứng từ thu, chi qua các tài khoản ở ngân hàng.
3.3.2.3. Kế toán tổng hợp:
- Có nhiệm vụ thu nhận các số liệu, các thông tin kế toán để tiến hành đối
chiếu, kiểm tra các số liệu kế toán.
3.3.2.4. Kế toán tài sản cố định và công nợ:
- Có nhiệm vụ theo dõi công nợ, phải thu và phải trả công ty.
- Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định trong công ty, tình hình
khấu hao cho tài sản cố định chịu sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng.
3.3.2.5. Thủ quỹ:
- Có nhiệm vụ theo dõi thu, chi tiền mặt ở công ty.
- Thưòng xuyên tổ chức kiểm kê quỹ tiền mặt trong công ty.
3.3.2.6. Kế toán các xí nghiệp - cửa hàng:
- Có trách nhiệm theo dõi tình hình nhập - xuất, tồn vật tư, nguyên vật liệu
hàng hoá tại các xí nghiệp, cửa hàng.
- Lập các chứng từ gốc về việc thu, chi tại các xí nghiệp, cửa hàng theo
đúng chế độ của Nhà nước quy định.
3.4. Thuận lợi và khó khăn
3.4.1 Thuận lợi:
- Vị trí của Công ty nằm trên đường Lê Hồng Phong - Phường Trà An –
Thành phố Cần Thơ. Công ty có mặt bằng – nhà xưởng – kho bãi rộng thuận lợi

cho cả đường bộ và đường sông, đáp ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất trong
những năm tới.

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải

- 24 -

SVTH: Hồ Thị Quỳnh Trang


×