Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.61 KB, 53 trang )

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
QUA 3 NĂM (2004 – 2006)

4.1 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CAFATEX TRONG 3 NĂM (2004 – 2006)
Báo cáo kết quả kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết
quả kinh doanh của đơn vị qua một kỳ kế toán. Nó phản ánh toàn bộ phần giá trị về sản phẩm,
lao động, dịch vụ đơn vị đã thực hiện được trong kỳ và phần chi phí tương xứng tạo ra để tạo
nên kết quả đó. Kết quả kinh doanh của đơn vị là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá
trình hoạt động kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Trong thực tế thì báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh được đánh giá cao hơn bảng cân đối tài sản nguồn vốn. Sau đây là
bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm (2004 - 2006).

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 1 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Bảng 4.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY (2004 - 2006)
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005
2004 2005 2006 Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.263.595,58 1.063.099,81 893.831,08 (200.495,77) (15,87) (169.268,73) (15,92)
Các khoản giảm trừ 2.534,89 12.303,05 9.827,10 9.768,16 385,35 (2.475,95) (20,12)
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
1.261.060,68 1.050.796,75 884.003,97 (210.263,93) (16,67) (166.792,78) (15,87)
Giá vốn hàng bán 1.106.368,38 939.762,67 811.121,54 (166.605,71) (15,06) (128.641,13) (13,69)
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ
154.692,30 111.034,08 72.882,43 (43.658,22) (28,22) (38.151,65) (34,36)
Doanh thu hoạt động tài chính 4.199,78 6.123,86 7.737,36 1.924,08 45,81 1.613,50 26,35


Chi phí tài chính 17.389,06 22.966,35 23.922,97 5.577,29 32,07 956,62 4,17
Chi phí bán hàng 39.672,67 72.581,08 38.359,47 32.908,41 82,95 (34.221,61) (47,15)
Chi phí quản lý doanh nghiệp 11.799,42 15.156,29 13.996,57 3.356,87 28,45 (1.159,72) (7,65)
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 90.030,92 6.454,21 4.340,78 (83.576,71) (92,83) (2.113,43) (32,74)
Thu nhập khác 2.527,66 3.743,13 5.865,13 1.215,47 48,09 2122,00 56,69
Chi phí khác 2.110,88 2.071,19 4.856,85 (39,69) (1,88) 2.785,66 134,50
Lợi nhuận khác 416,79 1.671,95 1.008,28 1.255,16 301,16 (663,67) (39,69)
Lợi nhuận trước thuế 90.447,71 8.126,16 5.349,06 (82.321,55) (91,02) (2.777,10) (34,17)
Thuế 0 0 37,46 0 - 37,46 -
Lợi nhuận sau thuế 90.447,71 8.126,16 5.311,60 (82.321,55) (91,02) (2.814,56) (34,64)
(Nguồn: Phòng kế toán)
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 2 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Từ bảng 4.1 cho ta thấy tổng doanh thu của công ty qua 3 năm biến động đều.
Doanh thu giảm từ 1.263.595,58 triệu đồng năm 2004 xuống 1.063.099,81 triệu đồng
năm 2005 và đến năm 2006 chỉ còn 893.831,08 triệu đồng trên tổng doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ. Tức là cứ mỗi năm doanh thu từ hoạt động bán hàng và
cung cấp dịch vụ của công ty giảm đều với tốc độ khoảng 15,9%. Như vậy trong
khoảng thời gian 2005, 2006 công ty hoạt động tương đối yếu trong công tác bán
hàng hóa và cung cấp dịch vụ.
Nguyên nhân chính dẫn đến doanh thu của 2005 và 2006 giảm đáng kể là do
thị trường xuất khẩu gặp nhiều biến động do ảnh hưởng của vụ kiện và tình trạng
thiếu nguồn nguyên liệu. Nhà máy chỉ hoạt động 50 – 60% công suất làm cho tốc độ
sản xuất chậm lại, trong đó tình trạng thả nuôi tôm sớm trước vụ vẫn còn, tại một số
khu vực nuôi tôm ở ĐBSCL nhiều hộ nuôi tôm đang lao đao trong việc quản lý bệnh
tôm và có hiện tượng nuôi bị chết do thời tiết thay đổi. Mặt khác nguyên liệu từ khai
thác cũng bị hạn chế, giá xăng dầu tăng trong khi giá thuỷ sản không tăng nên có tác
động xấu đến việc khai thác hải sản. Ngoài ra nhiều hộ nuôi tôm ở ĐBSCL đã không
thả nuôi tôm sú nghịch mùa bởi lo ngại tôm chết hàng loạt như những năm trước nên
dẫn đến thiếu nguyên liệu làm cho sản lượng tôm sú chế biến của nhà máy bị sụt giảm

mạnh. Bên cạnh đó giá các nguồn nguyên liệu khác như cá tra, cá basa cũng tăng
đáng kể và mặt hàng tôm thẻ chân trắng của Trung Quốc và Ấn Độ (đối thủ của tôm
sú nước ta) đã xuất hiện ở Nhật.
Khi giao dịch với các khách hàng khó tính ví dụ như Mỹ, EU, Nhật... thì các
khoản giảm trừ của doanh thu cần phải được quan tâm, vì nếu ta thực hiện hợp đồng
sai sót như chậm ngày giao hàng, hàng không đủ tiêu chuẩn như đã kí kết, sai quy
cách, … thì khách hàng sẽ trả lại hàng, phần thiệt hại là rất lớn nên công ty cần quan
tâm hơn trong vấn đề này. Do đó khi kinh doanh thì bất cứ công ty nào cũng cần phải
quan tâm đến các khoản này đăc biệt là đối với các công ty xuất khẩu. Nhìn vào các
khoản giảm trừ của công ty thì năm 2005 tăng 385,39% so với năm 2004 đến năm
2006 lại giảm 20,12% so với năm 2005. Vậy đâu là nguyên nhân?
Qua sự trao đổi với công ty thì sở dĩ có vấn đề như trên là do:
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 3 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
+ Khách hàng ngày càng khó tính hơn, họ đòi hỏi rất cao về chất lượng
sản phẩm, đặc biệt là các chỉ tiêu về malachite green phải đạt đúng tiêu chuẩn. Với
máy móc hiện đại như các nước EU thì việc đo lường chất này một cách rất nhanh,
còn việc này thì có phần khó khăn cho Việt Nam nói chung và ở công ty nói riêng
hàng hóa của các công ty đều bị trả lại một số.
+ Để bán được hàng hóa nhanh chóng và nhiều thì một yếu tố không
thể không áp dụng đó là chiết khấu thương mại và giảm giá bán hàng tuy nhiên đối
với công ty thì giảm gíá hàng bán có phần cũng do hàng bán bị trả lại. Đây cũng là 2
nhân tố làm cho khoản giảm trừ của công ty vào năm 2005 tăng cao, cho đến năm
2006 thì công ty đã khắc phục tương đối về chất lượng sản phẩm nên tỷ lệ giảm giá
hàng bán đã giảm xuống còn 20,12%.
Xem xét mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu cho thấy tốc độ
giảm của hai yếu tố này tương đối bằng nhau. Cụ thể năm 2005 so với năm 2004
doanh thu giảm 15,87% và giá vốn hàng bán cũng giảm 15,06%, năm 2006 so với
năm 2005 doanh thu giảm 15,92 % và giá vốn hàng bán giảm 13,69%. Điều đó cho
thấy, công ty tương đối kiểm soát được giá vốn.

Vào năm 2004 và 2005 lợi nhuận sau thuế của công ty so với lợi nhuận trước
thuế của công ty không thay đổi do công ty chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang
công ty cổ phần nên được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, đến năm 2006 công ty
phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nên lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế
của công ty có phần thay đổi đi. Cụ thể là năm 2006 lợi nhuận trước thuế là 5.349,06
triệu đồng và lợi nhuận sau thuế là 5.311,6 triệu đồng (công ty phải đóng triệu đồng
cho thuế thu nhập doanh nghiệp là 37,46 triệu đồng).
Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng qua 3 năm, năm 2005 so với năm 2004
tăng 45,81%. Trong 2 năm 2004 và 2005 phần lớn doanh thu từ hoạt động tài chính
thu được từ lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, tiền thu lãi từ tiền gửi ngân hàng và lãi
trong thanh toán chậm chỉ chiếm phần nhỏ đến năm 2006 thì có phần thay đổi tiền
thu lãi thừ tiền gửi ngân hàng và lãi trong thanh toán chậm tăng lên vượt bậc nhưng
lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm nhẹ nên doanh thu từ hoạt động tài chính năm
2006 so với năm 2005 chỉ tăng 26,35%.
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 4 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Công ty vừa cổ phần hóa lại chuẩn bị xây dựng nhà máy chế biến cá nên đang
trong tình trạng thiếu vốn phải đi vay ngoài nhiều do đó chi phí lãi vay tăng, năm
2005 so với năm 2004 chi phí lãi vay tăng và công ty cũng bị lỗ do chênh lệch tỷ giá
hối đoái quá lớn nên chi phí tài chính tăng 32,07%, năm 2006 công ty bị lỗ ít do
chênh lệch tỷ giá hối đoái và chi phí lãi vay giảm nhẹ nên chi phí tài chính năm 2006
so với năm 2005 chỉ tăng 4,17%.
Chi phí bán hàng năm 2005 tăng đáng kể so với năm 2004, tăng 82,95% do
trong năm 2005 tình hình xuất khẩu gặp biến động quá lớn nên công ty phải phát sinh
thêm chi phí hàng gửi bán tại một số công ty ở Mỹ (do Mỹ ép giá hàng hóa bị ứ đọng
ở Mỹ), đến năm 2006 tỷ số này giảm xuống 47,15%.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2005 tăng 28,45% so với năm 2004 do
trong năm 2005 hàng hóa xuất sang Mỹ gặp một số vấn đề nên công ty tốn nhiều chi
phí cho điện thoại và Fax, bên cạnh đó chi phí sữa chữa tài sản và chi phí nhân viên
quản lý lại tăng lên. Đến năm 2006 giảm 7,65% so với năm 2005 do chí phí điện thoại

và Fax giảm và chi phí cho nhân viên quản lý cũng giảm.
Biểu đồ 4.1: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN SAU THUẾ CỦA CAFATEX
TRONG GIAI ĐOẠN (2004 – 2006)
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 5 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Qua bảng 4.1và biểu đồ 4.1 ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
qua 3 năm nhìn chung đều mang lại hiệu quả nhưng hiệu quả của năm 2005 và 2006
giảm đi nhiều so với năm 2004. Điều này được thể hiện ở chỗ là lợi nhuận của công
ty trong 2 năm 2005 và 2006 đã giảm đi nhiều so với năm 2004, nguyên nhân là do
tổng doanh thu của công ty cũng giảm so với năm 2004, mà nguyên nhân chính là vì
doanh thu hàng xuất khẩu giảm. Yếu tố làm cho doanh thu xuất khẩu giảm là do các
thị trường xuất khẩu lớn của công ty như thị trường Mỹ, Nhật Bản nhập khẩu các mặt
hàng thủy sản của công ty tương đối thấp hơn năm 2004. Mặt khác Mỹ lại áp dụng
đóng phí bảo lãnh (bond) đối với các nhà xuất khẩu thủy sản. Đó cũng chính là mặt
hạn chế của công ty trong thời điểm này.
Để thấy rõ hơn tình hình kinh doanh của công ty qua ba năm, ta phân tích từng
yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận đồng thời cũng phân tích sự ảnh hưởng của các
yếu tố này đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó cũng phải
phân tích các chỉ tiêu hiệu quả và các tỷ số tài chính của công ty.
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU
4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu kinh doanh theo tốc độ tăng trưởng các
thành phần
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 6 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Bảng 4.2: TỔNG DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ( 2004 – 2006)
Chỉ tiêu
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05
Giá trị
(triệu đồng)
Tỷ

trọng
(%)
Giá trị
(triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(triệu đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Mức % Mức %
Doanh thu thuần bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
1.261.060,68 99,47 1.050.796,75 99,07 884.003,97 98,49 (210.263,93) (16,67) (166.792,78) (15,87)
Doanh thu hoạt động
tài chính
4.199,78 0,33 6.123,86 0,58 7.737,36 0,86 1.924,08 45,81 1.613,50 26,35
Doanh thu khác 2.527,66 0,20 3.743,13 0,35 5.865,13 0,65 1.215,47 48,09 2.122,00 56,69
Tổng doanh thu 1.267.788,12 100,00 1.060.663,74 100,00 897.606,46 100,00 (207.124,38) (16,34) (163.057,28) (15,37)
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Cafatex)
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 7 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Từ bảng 4.2 cho ta thấy
Trong cơ cấu của tổng doanh thu qua 3 năm đều có điểm chung là doanh thu từ
bán hàng và cung cấp dịch vụ lúc nào cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tất cả các
năm, cụ thể:
+ Năm 2004 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 99,47%.

+ Năm 2005 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 99,07%
+ Năm 2006 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 98,49%
Như vậy ta dễ dàng nhận thấy có sự thay đổi nhẹ trong cơ cấu này, đó là phần
trăm của doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ có phần giảm nhẹ từ 99,47%
năm 2004 xuống còn 98,49% năm 2006, nhưng doanh thu từ hoạt động tài chính tăng
từ 0,33% đến 0,86% và doanh thu khác cũng tăng từ 0,2% đến 0,65% qua 3 năm.
Trong một công ty lúc nào cũng vậy doanh thu từ hoạt động bán hàng luôn luôn
chiếm tỷ trọng rất cao và có giá trị rất lớn vì nó là hoạt động chính đem lại thu nhập
cho doanh nghiệp và sẽ mang lại lợi nhuận cho công ty. Cafatex là một công ty lớn
cho nên chỉ cần thay đổi nhẹ trong cơ cấu này cũng là thay đổi giá trị lớn về số tiền.
Tổng doanh thu của công ty có sự biến động tương đối đều qua 3 năm nhưng
theo chiều hướng xấu, tổng doanh thu trong năm 2005 giảm 16,34% so với năm 2004
và đến năm 2006 lại giảm 15,37% so với năm 2005
- Tổng doanh thu năm 2005 giảm so với năm 2004 do:
+ Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 16,67% tương
đương với số tiền 210.263,93 là triệu đồng.
+ Doanh thu hoạt động tài chính tăng 45,81 % tương đương với số tiền
là 1.924,08 triệu đồng.
+ Doanh thu khác tăng 48,09% tương đương với số tiền 1.215,47 triệu
đồng.
- Tổng doanh thu năm 2006 giảm so với năm 2005 do:
+ Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm
15,87% tương đương với số tiền là 166.792,78 triệu đồng.
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 26,35% tương đương với số
tiền là 1.613,50 triệu đồng
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 8 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
+ Doanh thu khác tăng 56,69% tương đương với số tiền 2122 triệu
đồng.
Trong ba thành phần tạo nên tổng doanh thu của công ty vào năm 2005 và năm

2006 thì chỉ có doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là giảm còn doanh
thu từ hoạt động tài chính và doanh thu khác tăng nhưng doanh thu từ hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu nên đã tác động
cho toàn cục năm 2005 và năm 2006. Do đó chính nhân tố doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ giảm đã quyết định nên tổng doanh thu năm 2005 giảm so với năm
2004 và năm 2006 giảm so với năm 2005
4.2.1.1 Phân tích doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3
năm
Bảng 4.3: DOANH THU THUẦN BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ
QUA 3 NĂM (2004 – 2006)
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2005/2004
Chênh lệch
2006/2005
2004 2005 2006 Mức % Mức %
Doanh thu thuần
BH & CCDV
+ Doanh thu
bán thành phẩm
+ Doanh thu
cung cấp dịch vụ
+ Doanh thu
bán xe, cano
1.261.060,68
1.258.709,81
2.350,87
0
1.050.796,75
1.045.006,79

1.845,71
3.944,25
884.003,97
877.714,13
3.251,39
3.038,45
(210.263,93)
(213.703,02)
(505,16)
3944,25
(16,67))
(16,98))
(21,49))
0
(166.792,78)
(167.292,66)
1.405,68
(905,80)
(15,87)
(16,00)
76,16
29,97
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế toán)
Xem xét doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ qua từng năm. Năm 2005 so
với năm 2004 do doanh thu bán thành phẩm giảm 16,98% tức giảm 213.703,02 triệu
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 9 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
đồng và doanh thu cung cấp dịch vụ giảm 505,16 triệu đồng tức giảm 21,49% nên đã
làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 16,67% tức giảm 210.263,93

triệu đồng. Trong năm 2005 và 2006 doanh thu bán thành phẩm giảm 16% tức giảm
167.292,66 triệu đồng, trong 2 năm này công ty bán xe và cano nên bổ sung được
thêm một nguồn thu cho công ty nên làm cho doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
năm 2006 so với năm 2005 giảm nhẹ hơn (15,875) tương đương với số tiền là
166.792,78 triệu đồng.
4.2.1.2 Phân tích tình hình doanh thu từ hoạt động tài chính
Bảng 4.4: DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH GIAI ĐOẠN (04 – 06)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Lãi chênh lệch tỷ
giá hối đoái 4.140,54 4.183,02 3.229,35
Thu lãi tiền gửi
ngân hàng, lãi
trong thanh toán
chậm 59,24 1.940,84 4.508,01
Tổng 4.199,78 6.123,86 7.737,36
(Nguồn: Phòng kế toán)
Bảng 4.4 cho ta thấy doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng, lãi chênh
lệch tỷ giá hối đoái giảm và tiền thu lãi từ tiền gửi ngân hàng tăng. Cụ thể là:
+ Năm 2004 là 4.199,78 triệu đồng. Trong đó lãi chênh lệch tỷ giá hối
đoái chiếm tới 98,59%, tiền thu lãi từ tiền gửi ngân hàng chỉ chiếm 1,41% trong tổng
doanh thu từ hoạt động tài chính.
+ Năm 2005 là 6.123,86 triệu đồng tăng 1.924,08 triệu đồng so với năm
2004. Trong đó lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái chiếm 68,31%, tiền thu lãi từ tiền gửi
ngân hàng chiếm 31,69%
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 10 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
+ Đến năm 2006 đạt đến 7.737,36 triệu đồng, trong đó lãi chênh lệch tỷ
giá hối đoái chiếm 41,74% và thu lãi từ tiền gửi ngân hàng và lãi trong thanh toán
chậm tăng với tốc độ khá cao chiếm 58,26%.

4.2.2 Phân tích tình hình doanh thu theo cơ cấu sản phẩm của công ty
giai đoạn (2004 – 2006)
Do Cafatex xuất khẩu gần như 100% sản phẩm của mình, sản lượng bán ra ở
thị trường nội địa ít và không ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của công ty.
Để thuận tiện cho việc tính toán nên phần giá bán trong bảng 4.5 là giá bán
bình quân của thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 11 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Bảng 4.5: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN (2004 – 2006)
Mặt hàng
Sản lượng bán ra
(tấn)
Giá bán/sảnphẩm
(USD)
Doanh thu
(ngàn USD)
2004 2005 2006 2004 2005 2006 2004 2005 2006
Tôm đông block 1.539,19 1.726,62 2.379,12 13,8648 11,4580 7,9593 21.340,69 19.783,56 18.936,26
Cá đông block 626,05 811,66 1.156,08 3,0316 2,9167 2,4333 1.897,95 2.367,34 2.813,11
Tôm đông 4.766,11 3.074,36 3.868,15 11,8646 11,0504 6,2226 56.548,25 33.973,18 24.082,01
Cá đông 4.484,46 3.194,24 3.263,21 3,3206 3,5386 3,0668 14.891,03 11.303,39 10.012,13
Khác 46,32 42,68 45,03 1,6103 1,1206 1,2891 74,59 47,83 58,05
Tổng 11.462,13 8.849,56 10.711,59 94.752,51 67.475,30 55.901,56
(Nguồn: Phòng kế toán)
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 12 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Từ bảng 4.5 ta có thể nhận xét như sau: Qua 3 năm các loại sản phẩm tạo ra
thu nhập cho công ty đều có biến động. Mặt hàng tôm đông chiếm tỷ trọng cao nhất,
nó chiếm khoảng 1/2 doanh thu trong 3 năm: Sản lượng bán ra năm 2004 là 4.766,11
tấn với giá bán 11,8646 USD/Kg, năm 2005 bán được 3.074,25 tấn với giá 11,0504

USD/Kg, năm 2006 bán 3.868,15 tấn với giá 6,2226 USD/Kg. Qua đó ta có thể thấy
doanh thu của mặt hàng tôm đông giảm dần năm 2004 đạt 56.548,25 ngàn USD
nhưng đến năm 2006 chỉ còn 24.082,01 ngàn USD mặc dù trong năm này sản lượng
bán ra nhiều hơn năm 2005 nhưng doanh thu vẫn thấp hơn do công ty phải bán với giá
thấp để cạnh tranh với đối thủ. Những mặt hàng khác như là: Tôm đông block, cá
đông block, cá đông…. cũng vậy dù sản lượng bán ra như thế nào thì giá bán cũng
giảm hơn so với năm 2004 và giảm mạnh nhất vào năm 2006. Vì thế nó đã góp làm
cho tổng doanh thu của công ty giảm dần qua 3 năm, tuy nhiên ta cũng có thể thấy
rằng giá bán của mặt hàng cá giảm nhẹ hơn các lọai mặt hàng tôm nhưng tôm chính là
mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của doanh nghiệp
4.2.3 Phân tích tình hình dự trữ hàng hóa
Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng bởi vì sản xuất
dự trữ hàng hóa để tiêu thụ nhằm đạt mục đích doanh số và lợi nhuận như mong
muốn trên cơ sở đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Bảng 4.6: TÌNH HÌNH DỰ TRỮ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY
TRONG 3 NĂM (2004 – 2006)
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2004 2005 2006
1. Giá vốn hàng bán
Triệu đồng 1.106.368,38 939.762,67 811.121,54
2. Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 264.075,40 328.722,67 261.188,72
3. Vòng quay hàng tồn kho
(1)/(2)
vòng 4,19 2,86 3,11
(Nguồn:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Cafatex))
Theo kết quả phân tích trên ta thấy, vòng quay hàng tồn kho của công ty biến
động nhẹ và ở mức thấp. Năm 2004 hàng hóa của công ty bán được nhanh nhất trong
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 13 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX

3 năm là 4,19 vòng, cao hơn năm 2005 là 1,32 vòng và năm 2006 là 1,08 vòng. Vòng
quay hàng tồn kho của công ty có chiều hướng giảm xuống rồi tăng lên do đó ta thấy
rằng nó đang có chiều hướng tốt
Tốc độ quay vòng của hàng tồn kho càng cao cho thấy rằng:
- Công ty hoạt động đang có hiệu quả trong chừng mực có liên quan đến hàng
dự trữ.
- Giảm được lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ.
- Rút ngắn được chu kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn
kho thành tiền mặt.
- Giảm bớt được nguy cơ để hàng dự trữ trở thành hàng ứ động.
4.2.4 Phân tích doanh thu kinh doanh theo thị trường tiêu thụ
Doanh thu trong hoạt động kinh doanh của công ty được chia thành hai nguồn:
Doanh thu từ thị trường trong nước
Doanh thu từ xuất khẩu
Bảng 4.7: DOANH THU THEO THỊ TRƯỜNG
ĐVT: Ngàn USD
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Chênh lệch 05/04 Chênh lệch 06/05
Mức % Mức %
Doanh thu nội địa 9.326,18 2.843,68 4.368,65 (6.482,50) (69,50) 1.524,97 53,63
Doanh thu xuất
khẩu
85.426,33 64.631,62 51.532,91 (20.793,64) (24,34) (13.098,71) (20,27)
Tổng doanh thu 94.752,51 67.475,30 55.901,56(27.277,21) (28,79) (11.573,74) (17,15)
(Nguồn: Phòng kế toán)
4.2.4.1 Doanh thu từ thị trường nội địa
Theo nghiên cứu thì thấy rằng mức tiêu dùng của người Việt Nam hiện tại đối
với các loại thủy sản ước tính chiếm khoảng 50% về tiêu dùng thực phẩm chứa
prôtêin và các trung tâm đô thị lớn như là Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Hải
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 14 SVTH: Huỳnh Châu Yến

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Phòng, Huế, Đà Nẵng,… là những thành phố tiêu thụ lượng thủy sản tương đối cao
chủ yếu là tại các hệ thống nhà hàng, siêu thị. Với qui mô đô thị hóa hiện tại mỗi năm
hệ thống nhà hàng siêu thị sẽ tăng 12%, theo dự đoán ban đầu mới tiếp cận thị trường
thì sản lượng cung cấp cho khu vực này chiếm khoảng 1% sản lượng chế biến của
Cafatex. Bên cạnh đó cùng với sự giàu lên, hiện đại lên của đời sống kinh tế, dẫn đến
xu hướng ở mỗi người dân bắt đầu đề cao cái ngon và cái sang trong bữa ăn của mỗi
gia đình nên mức tiêu dùng thực phẩm sẽ ngày một tăng cao, đặc biệt là ngày nay
nhân dân đã có xu thế thiên về sử dụng thực phẩm ít béo nên sản phẩm cá, tôm, mực
và sản phẩm gốc là thủy sản trở thành loại thực phẩm chiếm phần quan trọng. Chính
vì vậy, thời gian qua công ty đã bỏ phí mất phần nào doanh thu và lợi nhuận của mình
khi không chú trọng và đẩy mạnh việc mở rộng thị trường nội địa.
Hiện nay, công ty đã và đang có nhiều kế hoạch nhằm quảng bá, giới thiệu để
đưa sản phẩm thủy sản của công ty đến tay người tiêu dùng trong nước một cách
nhanh nhất đồng thời công ty đã tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị chất lượng cao, bao
bì mẫu mã đẹp, cung cấp nguyên liệu tươi đóng gói nhỏ hoặc hộp cho các bếp ăn nhà
hàng, siêu thị nhằm cung cấp cho hộ gia đình ở nước ta.
Qua bảng 4.7 ta thấy phần doanh thu từ thị trường nội địa của công ty thấp hơn
nhiều so với doanh thu xuất khẩu. Vào năm 2005 khi tình hình nguyên liệu gặp khó
khăn (sản lượng sản xuất ra của công ty ít hơn những năm trước) mà công ty lại
không chú trọng nhiều đến thị trường trong nước nên sản lượng của công ty sản xuất
ra được hầu như đều tập trung vào thị trường xuất khẩu, vào năm này doanh thu từ thị
trường nội địa của công ty so với năm 2004 giảm 6.482,5 ngàn USD tức giảm 69,5%.
Đến năm 2006 công ty bắt đầu quan tâm đến thị trường trong nước, dù tình hình
nguyên liệu vẫn gặp khó khăn do đó giá trị thu về từ thị trường nội địa của công ty
tăng 1.524,97 ngàn USD tức tăng 53,63% so với năm 2005.
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 15 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Bảng 4.8: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM
Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005
Sản
lượng
(tấn)
Giá trị
(Ngàn
USD)
Sản
lượng
(tấn)
Giá trị
(Ngàn
USD)
Sản
lượng
(tấn)
Giá trị
(Ngàn USD)
Giá trị
(Ngàn USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(Ngàn USD)
Tỷ trọng
(%)
Sản phẩm thô 191,31 550,49 533,29 1.517,09 609,19 1.640,45 966,6 175,58 123,36 8,13
Tôm đông block 34,95 149,36 35,14 122,35 58,61 185,59 (27,01) (18,08) 63,24 51,69
Cá đông block 156,36 401,13 498,15 1.394,74 550,58 1.454,86 993,61 247,70 60,12 4,31
Sản phẩm cao cấp 2.991,49 8.775,69 496,94 1.326,59 1.147,37 2.728,20 (7.449,10) (84,88) 1.401,61 105,65

Tôm đông 3,31 11,97 15,52 67,00 28,56 112,03 55,03 459,73 45,03 67,21
Cồi điệp 17,67 20,14 42,68 47,83 45,03 58,05 27,69 137,49 10,22 21,37
Nghêu 21,46 40,06 0 0 0 0 (40,06) (100,00) 0,00 0,00
Cá đông 2.949,05 8.703,50 438,74 1.211,76 1.073,78 2.558,12 (7.491,74) (86,07) 1.346,36 111,11
Tổng 3.182,80 9.326,18 1.030,23 2.843,68 1.756,56 4.368,65 (6.482,50) (69,5) 1.524,97 53,63
(Nguồn: Báo cáo Thu mua – Sản xuất – Tiêu thụ của công ty Cafatex)
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 16 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Tình hình tiêu thụ thủy sản của công ty tại thị trường nội địa tương đối thấp, vì
thị trường xuất khẩu thủy sản đem đến cho công ty nhiều doanh thu lẫn lợi nhuận hơn
thị trường nội địa, nên công ty vẫn chưa tập trung nhiều đến thị trường trong nước.
Qua bảng tiêu thụ sản phẩm trên thì ta có thể nói rằng sản phẩm cao cấp tiêu thụ mạnh
hơn sản phẩm thô, cụ thể như sau:
- Sản phẩm thô:Trong 3 năm (2004 -2006) sản phẩm thô tại thị trường nội địa
luôn tăng. Cụ thể: Cá đông block luôn chiếm sản lượng cao hơn tôm đông block. Đối
với sản phẩm tôm thì sản lượng tôm năm 2005 so với năm 2004 không có gì thay đổi
vẫn là khoảng 35 tấn nhưng giá trị thu về năm 2005 lại thấp hơn năm 2004 (giảm
27,01 ngàn USD) đến năm 2006 thì sản lượng tôm tiêu thụ tại thị trường nội địa tăng
lên nên giá trị thu về của năm 2006 tăng 63,24 ngàn USD, tức tăng 51,69%. Còn đối
với mặt hàng cá đông block thì sản lượng cá tiêu thụ ngày một tăng, tiêu biểu như
năm 2004 thì sản lượng cá đông block tiêu thụ chỉ 156,36 tấn giá trị thu về đạt 401,13
ngàn USD đến năm 2005 sản lượng tiêu thụ đã tăng lên 498,15 tấn (tăng một sản
lượng rất lớn) và giá trị thu về đạt 1.394,74 ngàn USD, tăng 247,7% so với năm 2004.
Tuy nhiên, vào năm 2006 thì sản lượng tiêu thụ cá đông block tại thị trường nội địa
tăng chậm lại, chỉ tăng 4,31% về giá trị so với năm 2005.
- Sản phẩm cao cấp: Trong 3 năm (2004 – 2006) tuy sản phẩm cao cấp tiêu
thụ mạnh hơn sản phẩm thô nhưng lại có sự biến động liên tục. Vào năm 2004 tổng
sản lượng cao cấp tiêu thụ tại thị trường nội địa đạt 2.991,49 tấn nhưng đến năm 2005
giảm xuống đột ngột còn 496,94 tấn sang năm 2006 thì tình hình tiêu thụ khả quan
hơn đạt 1.147,37 tấn. Ngoài tôm đông và cá đông thì còn có sản phẩm nghêu và cồi

điệp cũng chiếm một sản lượng tiêu thụ tương đối. Từ năm 2004 đến 2006 thì sản
lượng tiêu thụ của tôm và cồi điệp tăng, còn sản lượng của sản phẩm nghêu thì mất
hẳn vào năm 2005 và cá tiêu thụ tương đối thấp năm 2005 chỉ tiêu thụ được 438,74
tấn đến năm 2006 thì tình hình tiêu thụ cá đông tăng trở lại đạt 1.073,78 tấn. Cá là
mặt hàng mang lại cho công ty khá nhiều lợi nhuận và ít vốn, giá bán lại thấp. Vì vậy,
công ty nên có những giải pháp đẩy mạnh việc tiêu thụ cá nhiều hơn nữa để doanh thu
của công ty ngày một tăng cao.
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 17 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Để thấy rõ hơn sự tăng giảm của sản phẩm thô và sản phẩm cao cấp tăng giảm
qua ba năm ta có biểu đồ về tình hình sản lượng tiêu thụ nội địa sau:
Tấn
Năm
Biểu đồ 4.2: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA (2004-2006)
Từ bảng 4.8 và biểu đồ 4.2 cho thấy về sản lượng tiêu thụ nội địa sản phẩm thô
và sản phẩm cao cấp của công ty thì ở thị trường nội địa hai loại sản phẩm này tăng
giảm không tương đồng nhau và sản phẩm cao cấp đóng vai trò quan trọng hơn sản
phẩm thô nhưng không vì thế mà công ty xem nhẹ sản phẩm thô. Năm 2005 thì sản
phẩm thô tăng trong khi đó thì sản phẩm cao cấp lại giảm mạnh, đến năm 2006 thì sản
phẩm thô tăng nhẹ hơn sản phẩm cao cấp. Vì vậy, công ty cần phải có những phương
pháp quảng cáo và phát triển sản phẩm để sao cho hai sản phẩm này tăng lên một cách
đều đặn nhằm phát triển thị trường nội địa ngày càng mạnh.
4.2.4.2 Doanh thu từ thị trường xuất khẩu
Do hạn chế số liệu về sản lượng xuất khẩu từng mặt hàng vào một nước cụ thể
nên ở đây tôi trình bày dưới 2 bảng: Sản lượng xuất khẩu chung của công ty qua 3
năm và tình hình xuất khẩu chung vào 1 số nước để phân tích.
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 18 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Bảng 4.9: SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THEO CƠ CẤU MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2004 – 2006)
Chỉ tiêu

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005
Sản
lượng
(tấn)
Giá trị
(Ngàn
USD)
Sản
lượng
(tấn)
Giá trị
(Ngàn
USD)
Sản
lượng
(tấn)
Giá trị
(Ngàn
USD)
Giá trị
(Ngàn
USD)
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
(Ngàn USD)
Tỷ trọng
(%)
Sản phẩm thô 1.973,93 22.688,15 2.004,99 20.633,81 2.926,01 20.108,92 (2.054,34) (9,05) (524,89) (2,54)
Tôm đông block 1.504,24 21.191,33 1.691,48 19.661,21 2.320,51 18.750,67 (1.530,12) (7,22) (910,54) (4,63)

Cá đông block 469,69 1.496,82 313,51 972,60 605,5 1.358,25 (524,22) (35,02) 385,65 39,65
Sản phẩm cao cấp 6.305,40 62.738,20 5.814,34 43.997,81 6.029,02 31.423,99 (18.740,39) (29,87) (12.573,82) (28,58)
Tôm đông 4.762,80 56.536,28 3.058,84 33.906,18 3.839,59 23.969,98 (22.630,10) (40,03) (9.936,20) (29,30)
Cồi điệp 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Nghêu 7,19 14,39 0,00 0,00 0,00 0,00 (14,39) (100,00) 0,00 0,00
Cá đông 1.535,41 6.187,53 2.755,5 10.091,63 2.189,43 7.454,01 3.904,10 63,10 (2.637,62) (26,14)
Tổng 8.279,33 85.426,35 7.819,33 64.631,62 8.955,03 51.532,91 (20.794,73) (24,34) (13.098,71) (20,27)
(Nguồn: Báo cáo Thu mua – Sản xuất – Tiêu thụ của công ty Cafatex)
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 19 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Qua số liệu sản lượng tiêu thụ xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của bảng 4.9 ta
thấy: Tổng sản lượng năm 2004 là 8.279,33 tấn đến năm 2005 đạt 7.819,33 tấn giảm
460 tấn nhưng so về giá trị thì giá trị thu về của năm 2005 so với năm 2004 lại giảm
đến 20.794,73 ngàn USD tức giảm 24,34% bên cạnh đó cũng có môt số mặt hàng vẫn
tăng như tôm đông block và cá đông cao cấp. Đến năm 2006 tổng sản lượng đạt đến
8.955,03 tấn nhưng giá trị thu về lại giảm 13.098,71 ngàn USD tức giảm 20,27% so
với năm 2005. Để có cái nhìn tổng quát hơn ta đi sâu nghiên cứu riêng từng mặt hàng
thô và mặt hàng cao cấp.
- Mặt hàng tôm đông block và cá đông block của công ty chủ yếu xuất khẩu ở
thị trường Nhật Bản và thị trường Mỹ, tại hai thị trường này sản lượng tôm và cá
đông block tiêu thụ rất mạnh chiếm khoảng hơn 1/2 số sản lượng đông block xuất
khẩu. Mặt hàng tôm đông block có sản lượng tiêu thụ luôn cao hơn mặt hàng cá đông
block nhưng giá bán của mặt hàng này giảm mạnh, chính điều này cũng đã góp phần
làm giảm đi phần nào lợi nhuận của công ty. Ca da trơn của Việt Nam đangc ó lợi thế
trên thị trường, do đó trong những năm sắp tới công ty sẽ ký những hợp đồng với các
loại sản phẩm cá đông truyền thống nhiều hơn để gia tăng doanh thu lẫn lợi nhuận
cho công ty.
- Đối với sản phẩm cao cấp thì trong đó mặt hàng tôm đông và cá đông giữ vai
trò trung phong trong các mặt hàng xuất khẩu của công ty. Từ năm 2004 đến năm
2006 thì sản lượng xuất khẩu tôm đông và cá đông luôn biến động khi sản phẩm này

xuất khẩu tăng thì sản phẩm kia giảm. Sản phẩm cá tra, cá ba sa đông lạnh là mặt
hàng mới của công ty, công ty bắt đầu đi vào hoạt động chế biến và xuất khẩu sản
phẩm này vào năm 2000 và tới năm 2006 sản phẩm cá đông block đã có mặt tại 16
nước trên thế giới, thị trường chủ lực của Cafatex ở thị trường quen thuộc như Mỹ và
EU,… trong đó Mỹ là thị trường quan trọng nhất.

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 20 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Biểu đồ 4.3: SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ XUẤT KHẨU (2004-2006)
Nhìn chung, qua biểu đồ 4.3 về sản lượng tiêu thụ xuất khẩu của sản phẩm thô
và sản phẩm cao cấp thì các mặt hàng thủy sản cao cấp luôn tăng cao hơn các mặt
hàng thô. Mặt hàng tôm đông và cá đông cao cấp có thể đáp ứng được những thị
trường khó tính như thị trường Nhật, Mỹ và EU, tuy nhiên trình độ tay nghề của công
nhân phải cao thì mới có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước. Do
đó, công ty cũng đang cố gắng đào tạo để nâng cao trình độ tay nghề của công nhân
ngày càng tốt hơn nhằm tạo ra những sản phẩm thủy sản đông lạnh đạt giá trị tốt nhất
để những mặt hàng thủy sản này đến được các thị trường hiện tại và thị trường tiềm
năng của công ty.
Hiện nay Cafatex xuất khẩu gần như 100% sản phẩm của mình do thị trường
xuất khẩu khả quan. Nhìn chung, qua 3 năm (2004 - 2006) thì sản phẩm của Cafatex
đều có mặt ở hầu hết các thị trường lớn và quan trọng trên thế giới, trong đó thị
trường Nhật Bản và Mỹ chiếm thị phần lớn nhất. Năm 2004 doanh thu tiêu thụ ở thị
trường xuất khẩu đạt 85.426,35 ngàn USD với sản lượng là 8.279,33 tấn, trong năm
này do công ty xuất ủy thác cho công ty DVKTNN An Giang với số lượng lớn nên
làm cho doanh thu xuất khẩu của năm này đạt cao hơn so với năm 2005 và năm 2006,
do vậy doanh thu thu về ở năm 2005 giảm 24,34% so với năm 2004 đến năm 2006
sản lượng tiêu thụ lên tới 8.955,03 tấn nhưng doanh thu thu từ việc xuất khẩu chỉ còn
51.532,91 ngàn USD tức giảm 20,27% so với năm 2005. Trong 3 năm (2004 – 2006)
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 21 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX

thị trường Nhật tương đối tốt, công ty xuất được sản lượng lớn và thu về ngoại tệ cao
trong thị trường này. Đối với thị trường Mỹ năm 2004 và năm 2005 kim ngạch xuất
khẩu của Cafatex sang thị trường này luôn dẫn đầu nhưng đến năm 2006 kim ngạch
xuất khẩu sang thị trường này giảm. Tuy vậy với tình hình bấy giờ công ty có thể tiêu
thụ ở nước ngoài một lượng như thế là đã thành công so với các công ty xuất khẩu
thủy sản khác trong nước.
Trong các thị trường xuất khẩu lớn của công ty ngoài thị trường Nhật Bản và
Mỹ thì thị trường EU là ổn định nhất, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng đều ở mỗi năm.
Do đó, công ty đang đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh và tăng cường nghiên cứu
thị trường để xuất khẩu thủy sản sang EU ngày càng nhiều càng tốt. Từ năm 2005,
thủy sản xuất khẩu của Cafatex bắt đầu xuất sang thị trường Đức, Hàn Quốc, Úc và
Bồ Đào Nha, đây là những thị trường đang rất phát triển, những thị trường này sẽ đem
lại cho công ty khá nhiều lợi nhuận. Đồng thời, sau một thời gian nghiên cứu thị
trường Thái Lan thì công ty đã quyết định xuất khẩu sản phẩm sang thị trường Thái
Lan trở lại và qua bảng báo cáo xuất khẩu năm 2005 của Cafatex thấy rằng công ty đã
xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này một lượng đáng kể đem lại một phần lợi
nhuận cho công ty (trước đây công ty đã từng xuất khẩu sang thị trường này nhưng do
cạnh tranh không lại nên đã không xuất khẩu vào thị trường này nữa).
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 22 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
Bảng 4.10: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU VÀO 1 SỐ NƯỚC CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN (2004 – 2006)
Nước
2004 2005 2006
Khối
lượng
(tấn)
Giá trị
(Ngàn
USD)

Tỷ
trọng
( %)
Khối
lượng
(tấn)
Giá trị
(Ngàn
USD)
Tỷ
trọng
( %)
Khối
lượng
(tấn)
Giá trị
(Ngàn
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Xuất trực tiếp 6.237,82 67.317,99 78,8 7.818,28 64.626,62 99,99 8.955,03 51.532,91 100,00
Đan Mạch 44,56 151,52 0,18 143,54 440,79 0,68 111,61 273,30 0,53
Canada 36,13 130,75 0,15 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Đức 0,00 0,00 0,00 225,34 1.104,27 1,71 395,60 1.933,96 3,66
Anh 161,20 1.371,51 1,60 14,04 116,07 0,18 50,02 382,79 0,74
Bồ Đào Nha 0,00 0,00 0,00 22,00 147,24 0,23 18,00 48,79 0,09
Ba Lan 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 88,42 281,82 0,55
Bỉ 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 161,24 533,11 1,03
Hà Lan 438,67 2.237,32 2,62 1.021,67 4.781,28 7,40 3.839,97 14.274,92 27,70

Hàn Quốc 0,00 0,00 0,00 6,11 40,00 0,06 21,60 173,37 0,34
Hồng Kông 18,10 170,10 0,19 64,48 233,79 0,36 90,16 280,33 0,54
Li Băng 4,60 35,07 0,04 12,04 119,75 0,19 195,11 869,49 1,69
Mỹ 2.887,65 33.734,50 39,50 3.019,65 26.784,25 41,44 284,03 2.285,37 4,43
Nhật 2.112,03 26.269,66 30,75 2.188,24 25.137,91 38,89 1.712,43 20.806,70 40,4
Úc 0,00 0,00 0,00 23,48 58,10 0,09 128,48 812,85 1,58
Pháp 33,39 180,92 0,21 16,50 132,09 0,21 15,00 50,25 0,09
Singapore 67,13 161,36 0,19 89,74 289,48 0,45 267,46 950,13 1,84
Tây Ban Nha 33,79 120,62 0,14 135,46 443,19 0,68 487,17 1.560,72 3,03
Thái Lan 0,00 0,00 0,00 89,27 437,30 0,67 70,47 632,33 1,23
Thụy Điển 65,10 229,60 0,27 326,27 1.493,50 2,31 338,07 1.217,31 2,36
Thụy Sỹ 335,47 2.525,06 2,96 420,45 2.867,61 4,44 663,19 4.165,20 8,08
Ý 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 17,00 50,42 0,09
Xuất ủy thác 2.041,51 18.108,36 21,20 1,05 5,00 0,01 0,00 0,00 0,00
Tổng 8.279,33 85.426,35 100,00 7.819,33 64.631,62 100,00 8.955,03 51.532,91 100,00
(Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu của Công ty Cafatex)
Qua bảng 4.10 ta thấy các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Cafatex hiện nay là thị
trường Nhật Bản và thị trường Mỹ.
Thị trường Nhật Bản: Đây là thị trường xuất khẩu quan trọng của công ty, năm 2004
công ty xuất sang thị trường này 2.112,03 tấn với tổng giá trị xuất khẩu là 26.269,66 ngàn
USD đạt tỷ trọng là 30,75% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, năm 2005 công ty
xuất với số lượng là 2.188,24 tấn và thu về 25.137,91 ngàn USD, đạt tỷ trọng là 38,89%. Đến
năm 2006 sản lượng xuất khẩu của công ty sang thị trường này giảm mạnh, trong năm công ty
chỉ xuất được 1.712,43 tấn và giá trị thu về đạt 20.806,7 ngàn USD và đạt 40,4%. Qua đó ta có
thể thấy tình hình xuất khẩu của công ty ở thị trường này không được ổn định, tốc độ tăng kim
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 23 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX
ngạch xuất khẩu ở thị trường này bị chậm lại là do sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
và ngoài nước.
Tuy nhiên, so với các thị trường khác thì thị trường Nhật Bản chiếm một vị trí quan

trọng đối với công ty, thị trường nay đứng ở vị trí thứ hai sau thị trường Mỹ trong năm 2004 và
2005 nhưng đến năm 2006 đã vươn lên vị trí đứng đầu. Qua phân tích trên ta thấy rằng mặc dù
Nhật Bản là thị trường rộng lớn và kim ngạch xuất khẩu thủy sản vào thị trường này chiếm tỷ
trọng tương đối lớn nhưng công ty vẫn chưa phải là bạn hàng lớn của thị trường này. Bởi vì,
hiện nay một số thị trường khác cũng đang tìm mọi cách để xuất khẩu hàng sang Nhật như
Thái Lan, Trung Quốc,…và đó cũng là những đối thủ cạnh tranh lớn mà công ty cần phải quan
tâm. Từ đó, ta thấy rằng thị trường Nhật Bản là thị trường có tiềm năng lớn trong việc nhập
khẩu thủy sản và mặt hàng thủy sản đông lạnh của công ty có thể nói là đã tạo dựng được uy
tín ở thị truờng này.
Thị trường Mỹ: Tuy là thị trường đầy tiềm năng đối với tình hình xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam thế nhưng thị trường này luôn có sóng gió và biến động. Năm 2004 công ty xuất
khẩu 2.887,65 tấn sang thị trường này đạt 33.734,5 ngàn USD chiếm 39,5% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu của công ty (đứng đầu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Cafatex). Đến
năm 2005 với sản lượng xuất khẩu là 3.019,65 tấn nhưng công ty chỉ thu về được 26.784,25
ngàn USD (giá bán trên 1Kg bị giảm), tuy vậy tính trong năm thì thị trường này vẫn chiếm tỷ
trọng xuất khẩu lớn nhất của công ty (chiếm 41,44%). Sang đến năm 2006 sản lượng xuất
khẩu của công ty sang thị trường này giảm hẳn, chỉ xuất được 284,03 tấn và thu về 2.285,37
ngàn USD chiếm 4,43% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Nguyên nhân giá trị thu
về ở thị trường này giảm do ảnh hưởng của vụ kiện, Mỹ ép giá bán của Việt Nam.
Các thị trường khác: Ta thấy trong 3 năm (2004 – 2006) tình hình xuất khẩu của công
ty sang các thị trường Canada, Đức, Bồ Đào Nha, Hàn Quốc... có nhiều sự thay đổi, có những
thị trường công ty đã bị thất bại khi đưa sản phẩm vào, tuy nhiên cũng có những thị trường
công ty đã thành công trong việc thâm nhập thị trường mới. Năm 2004 công ty xuất khẩu được
36,13 tấn vào thị trường Canada nhưng đến 2005 và 2006 thì công ty bị mất thị phần ở thị
trường này. Tuy nhiên công ty cũng thấy được để phát triển mạnh hơn nữa thì công ty phải ra
sức tập trung và nỗ lực để tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu nhằm chủ động về thị trường
khi các thị trường chủ yếu như Nhật và Mỹ bị biến động. Do đó công ty đã quan tâm đến các
thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Bồ Đào Nha, Đức, Tây Ban Nha..... Và năm 2005 công ty
GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 24 SVTH: Huỳnh Châu Yến
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản CAFATEX

bắt đầu đưa sản phẩm của mình vào thị trường Hàn Quốc tuy chỉ xuất khẩu sang thị trường
này 6,11 tấn và chiếm 0,06% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty nhưng cũng có thể gọi là
thành công vì sang năm 2006 sản lượng xuất khẩu của công ty sang thị trường này lên tới 21,6
tấn và chiếm 0,34% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Thị trường Úc cũng vậy công
ty cũng đã nghiên cứu thành công trong thị trường này, trong năm 2005 công ty chỉ xuất sang
thị trường này được 23,48 tấn đạt 58,1 ngàn USD và chiếm 0,09% trong tổng giá trị xuất khẩu
của công ty nhưng đến năm 2006 sản lượng của công ty xuất sang thị trường này lên tới
128,48 tấn và thu về 812,85 ngàn USD chiếm 1,58% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công
ty. Sau thời gian thất bại ở thị trường Thái Lan công ty cũng ra sức nghiên cứu về thị trường
đến năm 2005 công ty cũng đã xuất sang thị trường này trở lại với sản lượng 89,27 tấn và đạt
437,3 ngàn USD chiếm 0,67% trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty. Sang năm 2006 công ty
đã tìm thêm được thị phần ở các nước như: Ba Lan, Bỉ và Ý. Bên cạnh 6 thị trường này thì
công ty cũng đã nâng cao được sản lượng xuất khẩu vào thị trường Hà Lan, Hồng Kông, Thụy
Điển, Thụy Sĩ..... Do đó công ty cũng phần nào bù đắp được sự mất mát ở thị trường Mỹ.
4.2.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
Từ 18 doanh nghiệp năm 1999, đến nay có hơn 100 doanh nghiệp Việt Nam được đưa
vào danh sách xuất khẩu vào EU, 197 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào Hàn Quốc. Bên
cạnh các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản của tư nhân
cũng phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư
nhân đã có giá trị xuất khẩu thủy sản đạt kim ngạch hơn 100 triệu USD. Tuy nhiên sự phát
triển trên vẫn chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Dẫn chứng là vừa
qua Bộ Thủy Sản tiến hành điều tra 61( trên tổng số 170) doanh nghiệp chế biến thủy sản đăng
kí xuất hàng sang EU, kết quả là không có đơn vị nào trong số đó đạt lọai A (đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu về điều kiện sản xuất theo quy định của EU), chỉ có 34 doanh nghiệp xếp lọai B, C
(có sai phạm vào mức độ nhẹ và vừa), số doanh nghiệp lọai D (không đạt) chiếm tới gần một
nữa. Như vậy, khả năng mở rộng thị trường của thủy sản Việt Nam vẫn còn trong tình trạng
khá nan giải, nguyên nhân chính là hầu hết các đơn vị đều rơi vào tình trạng khó khăn về vốn,
chẳng những thiếu vốn để đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cấp nhà xưởng, thiếu cả
vốn lưu động để kinh doanh. Do đó các doanh nghiệp rất khó có thể thay đổi cơ cấu sản phẩm
xuất khẩu, chuyển dần sang xuất khẩu mặt hàng tinh chế, có giá trị gia tăng cao. Qua đó ta có

GVHD: ThS Huỳnh Việt Khải 25 SVTH: Huỳnh Châu Yến

×